Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

skkn một số kinh nghiệm triển khai và chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng đồ chơi ở trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 22 trang )

1. MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài :
Như chúng ta đã biết, đối với trẻ Mầm Non, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho
các hoạt động giáo dục chúng vô cùng quan trọng không thể thiếu trong công tác
chăm sóc giáo dục trẻ. Bởi vì! ở trường mầm non hoạt động vui chơi là hoạt
động chủ đạo của trẻ và đồ dùng, đồ chơi là phương tiện để trẻ hoạt động, trẻ
phản ánh lại, tái tạo lại những kỷ năng xã hội trong cuộc sống hàng ngày xung
quanh trẻ, chính vì vậy mà đồ chơi không thể thiếu đối với bất kỳ đứa trẻ nào.
Đồ chơi hết sức cần thiết đối với trẻ, nó có tác dụng và ý nghĩa thật to lớn,
sâu sắc đối với trẻ trong độ tuổi mầm non, vì bất kể một trẻ em nào đều có nhu
cầu chơi và rất yêu thích đồ chơi, chúng sống và hành động cùng với đồ chơi.
Đồ chơi giúp trẻ em tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh, nó giúp trẻ làm
quen với những đặc điểm, tính chất của nhiều đồ vật, biết được công dụng của
chúng trong sinh hoạt và trong lao động của con người. Đồ chơi còn là phương
tiện giúp trẻ phát hiện ra những mối quan hệ của người với người trong xã hội
dần dần biết gia nhập vào các mối quan hệ đó. Hoạt động với đồ chơi vừa làm
thỏa mãn nhu cầu vui chơi, vừa làm cho đôi bàn tay khéo léo, đôi chân dẻo dai
cơ thể mềm mại, phát huy tính sáng tạo, trí tưởng tượng, đồng thời giúp trẻ phát
triển toàn diện về: Thể chất- Ngôn ngữ- nhận thức- Thẩm mỹ- và kỹ năng xã hội
một cách hài hòa, vừa chuẩn bị cho trẻ vào học Tiểu học vừa có thể tham gia tốt
vào cuộc sống xã hội sau này.
Việc giáo viên mầm non tự làm đồ chơi và dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi từ
những nguyên vật liệu thiên nhiên, hay phế thải, mục đích trước hết để cung cấp
thêm đồ chơi cho lớp, bù đắp sự thiếu thốn, giảm chi phí mua sắm, làm tăng
thêm phần giao lưu tình cảm giữa cô và trẻ, đồng thời góp phần bảo vệ môi
trường và đáp ứng nhu cầu chơi và học tập của trẻ.
Thực tế cho thấy việc thiếu thốn đồ dùng đồ chơi tự làm, phụ thuộc rất
nhiều vào tính tự giác, tính tích cực của mỗi một giáo viên, những thiếu thốn đó
là nguyên nhân dẫn đến trẻ kém phần hứng thú với các hoạt động vui chơi và
học tập ở trường mầm non.
Năm học 2015 – 2016 đơn vị tôi công tác có 9 nhóm lớp, các nhóm lớp có


chủ yếu là đồ chơi mua bằng nhựa, và đồ chơi tự làm còn nhiều hạn chế.
Vì vậy để phát huy tính tự giác và tích cực của giáo viên nhằm cải thiện
tình trạng thiếu thốn đồ chơi tự làm tại trường cần phải có nhiều hình thức và
phương pháp khác nhau như: Thường xuyên phát động phong trào làm đồ dùng
đồ chơi, cũng như tổ chức cho trẻ làm đồ dùng đồ chơi vào các hoạt động trong
ngày. Đồng thời triển khai đến toàn thể cán bộ giáo viên sự cần thiết của việc
làm đồ dùng đồ chơi, hướng dẫn đến giáo viên cách làm, cách sử dụng những
loại đồ chơi đó nhằm phục vụ cho hoạt động vui chơi cũng như học tập của trẻ.
Việc làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ và tổ chức cho trẻ tự làm đồ dùng đồ
chơi bằng những nguyên vật liệu tự nhiên và phế thải là một vấn đề thiết thực

1


nhằm bổ sung thêm đồ dùng đồ chơi cho lớp, cho trường mà còn đáp ứng được
nhu cầu vui chơi và học tập của trẻ.
Nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết không thể thiếu của việc
làm đồ dùng đồ chơi phục vụ các hoạt động giáo dục cho trẻ. Tôi đã lựa chọn đề
tài: “Một số kinh nghiệm chỉ đạo làm đồ dùng, đồ chơi ở trường Mầm Non”.
- Mục đích của đề tài.
khai thác sử dụng hiệu quả các thiết bị dạy học đã được trang bị theo danh
mục tối thiểu, kết hợp với việc tự làm đồ dùng dạy học, đồ chơi mầm non để
góp phần nâng cao hiệu quả trong việc đổi mới phương pháp dạy học, và chất
lượng giáo dục.
Tạo động lực khuyến khích sự sáng tạo của đội ngũ cán bộ, giáo viên và
trẻ trong việc bồi dưỡng khả năng tự học và thực hành.
Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm
của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, các bậc phụ huynh trong phong trào làm
đố dùng đồ chơi tự tạo.
Đưa việc làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo bằng nguồn nguyên vật liệu sẵn có

ở địa phương trở thành hoạt động thường xuyên của nhà trường, góp phần nâng
cao hiệu quả thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới và tạo môi trường
giáo dục thân thiện, an toàn.
- Đối tượng nghiên cứu.
Kinh nghiệm chỉ đạo làm đồ dùng, đồ chơi ở trường mầm non.
- Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
- Phương pháp thực hành.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích.
- Phương pháp khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
Đồ chơi có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển tâm – sinh lý, trí tuệ, thể lực,
tình cảm thẩm mỹ và góp phần vào sự hình thành nhân cách trẻ nhỏ. Quá trình
trẻ chơi với đồ chơi giúp trẻ khám phá các đặc điểm, thuộc tính của đồ chơi, qua
đó giúp trẻ hình thành sự chú ý và ghi nhớ có chủ định, góp phần vào sự phát
triển trí tuệ, tích lũy các biểu tượng là cơ sở cho hoạt động tư duy, tưởng tượng,
sáng tạo. Thông qua các trò chơi với đồ chơi, giáo viên có thể lồng ghép giáo
dục đạo đức… và ứng xử phù hợp, giúp trẻ học cách giao tiếp, ứng xử một cách
tự nhiên, nhẹ nhàng. Ngoài ra, đồ chơi còn giúp phát triển thể lực, sức khỏe cho
trẻ. Vì trong những giờ phút được chơi vơi đồ chơi yêu thích trẻ được vận động,
trẻ có được trạng thái vui vẻ, sảng khoái, từ đó thúc đẩy hoạt động của các cơ
quan trong cơ thể, trong một số trường hợp, đồ chơi còn có tác dụng trị liệu tâm
lý hay chữa bệnh chẳng hạn đối với những trẻ đã mắc bệnh tự kỷ, hay có tính
nhút nhát e rè, qua được chơi đồ chơi trẻ được trao đổi với nhóm bạn, trẻ được
2


giao tiếp,được trao đổi với nhau... sẽ giúp trẻ mạnh dạn tự tin lên trong các hoạt

động .Việc tự làm đồ chơi cũng góp phần quan trọng đối với sự phát triển toàn
diện nhân cách của trẻ mầm non. Đó là một trong những phương tiện để phát
triển trí tuệ ở trẻ, cũng như giáo dục tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ. Tự làm đồ
chơi vừa là nội dung, vừa là phương tiện giáo dục thẩm mỹ, phát triển thẩm mỹ
có hiệu quả cho trẻ mẫu giáo . Ngoài ra, quá trình làm đồ chơi còn giúp trẻ phát
triển ngôn ngữ, đồng thời tích lũy kiến thức, đặc biệt là tiền đề cho trẻ học tốt
các môn học ở cấp tiểu học.
Đồ chơi là đồ vật, là phương tiện để trẻ khám phá thế giới xung quanh,
qua đó phát triển chức năng tâm lý và hình thành nhân cách cho trẻ. Nhưng đồ
chơi cho trẻ cần phải có màu sắc tươi sáng, có kích thước hợp lý, có tính giáo
dục, an toàn,đảm bảo vệ sinh... và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ thì
đồ chơi đó mới tạo được hiệu quả giáo dục cao.
Tự làm đồ chơi cho trẻ sẽ góp phần giao lưu tình cảm giữa cô và trẻ. Nó
thể hiện tình cảm của giáo viên với trẻ, với nghề. Nếu không yêu trẻ cô giáo khó
lòng có thể tự nguyện dành thời gian để làm một món đồ chơi nào đấy cho
chúng. Trẻ em cũng dể dàng nhận thấy điều đó, trẻ rất vui sướng đón nhận khi
được món đồ chơi do bàn tay cô giáo làm ra. Với trẻ chúng chưa có những khái
niệm đánh giá khắt khe về tính thẩm mỹ, tính bền vững. Quan trọng với trẻ là
niềm vui và sự hào hứng với món đồ chơi đó. Vì vậy, các cô giáo cũng không
nên quá lo lắng về các tính năng, chất lượng hoàn thiện của những món đồ chơi
tự tạo, không nên làm các món đồ chơi quá cầu kỳ đến nỗi trẻ không được chơi
vì cô sợ chúng làm hỏng. Làm một món đồ chơi tốn ít thời gian tuy trông không
được cầu kỳ đẹp mắt mà trẻ được chơi thì sẽ có giá trị hơn một thứ đồ chơi làm
công phu tốn kém mà chỉ để ngắm. Đồ chơi cô làm ra nếu tạo cho trẻ hứng thú
chơi và học, cho trẻ thêm những niềm vui khi tới trường đã là một món đồ chơi
hữu ích.
2.2. Tình hình thực tiễn.
- Thuận lợi
Nhà trường đã được sự quan tâm của phòng giáo dục huyện Thọ Xuân,
sự quan tâm của các cấp ủy đảng ,chính quyền, các đoàn thể ở địa phương về

việc hổ trợ mua sắm đồ dùng đồ chơi phục vụ công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và
giáo dục trẻ trong nhà trường.
Nhà trường luôn quan tâm, góp ý, chỉ đạo và tạo điều kiện cho 100% giáo
viên tham gia làm đồ dùng đồ chơi qua các đợt thao giảng, dự giờ và qua hội thi
đồ dùng đồ chơi cấp trường, cấp huyện .
100% cán bộ, giáo viên có tâm huyết với nghề, yêu nghề mến trẻ.
100% cán bộ, giáo viên trong trường được tập huấn chuyên đề làm đồ
dùng đồ chơi.
Nhà trường đã huy động nhiều nguồn vốn: Ngân sách nhà nước, ở phụ
huynh, xã hội hóa giáo dục v..v... để mua sắm trang thiết bị đồ dùng đồ chơi,
thiết bị dạy học thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới.

3


Bản thân tôi đã được tham gia các đợt tập huấn làm đồ dùng đồ chơi của
huyện và qua việc chỉ đạo và hướng dẫn hội thi, tự làm đồ dùng đồ chơi cấp
trường, hội thi cấp huyện, và đạt giải nhì hội thi: “Đồ dùng đò chơi cấp huyện”.
- Khó khăn
+ Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu, do nguồn kinh phí
còn hạn hẹp, nên đồ dùng đồ chơi, thiết bị dạy học trong nhà trường còn hạn chế
về số lượng và kém về chất lượng. Nhiều sản phẩm mua không rõ nguồn gốc,
không đảm bảo an toàn cho trẻ khi sử dụng, đôi chỗ còn phản tác dụng với giáo
dục.
+ Năng khiếu làm đồ dùng, đồ chơi của giáo viên chưa đồng đều.
+Tính sáng tạo và tính thẩm mỹ trong việc làm đồ dùng, đồ chơi của giáo
viên chưa cao, đặc biệt là việc tận dụng nguyên vật liệu thiên nhiên và phế liệu
để làm đồ dùng, đồ chơi cũng còn hạn chế.
Xã Xuân Tân là một xã thuần nông nên đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó
khăn, phần đa các bậc phụ huynh làm nông nghiệp, nên việc xây dựng kế hoạch

mua sắm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ còn gặp không ít khó khăn.
- Kết quả thực trạng
Trường Mầm non nơi tôi công tác năm học 2015 – 2016 có tổng cộng 9
nhóm lớp, nhưng chủ yếu đồ dùng đồ chơi của trẻ là đồ chơi mua sẵn, còn lại số
ít là đồ chơi do giáo viên tự làm nhưng chủ yếu để trang trí, chưa có tác dụng
kích thích trẻ tham gia trải nghiệm, trẻ không có cơ hội tạo ra sản phẩm để chơi.
Đồ chơi do trẻ tự làm hầu như vắng bóng. Qua trao đổi giáo viên cho biết do số
trẻ quá đông, mà chỉ có một cô một lớp, hơn nữa đồ chơi trẻ tự làm có độ bền
không cao, chóng hỏng. Để tổ chức cho trẻ tự làm đồ chơi, giáo viên phải đầu tư
thời gian để sưu tầm mẫu, tìm hiểu cách làm và chuẩn bị nguyên vật liệu, do vậy
giáo viên ngại, không muốn tổ chức.
Trên thực tế cho thấy thời gian của giáo viên rất eo hẹp, cùng với ý thức
tự giác của mỗi một giáo viên là chưa cao. Nên việc làm đồ dùng đồ chơi và dạy
trẻ làm đồ dùng đồ chơi còn hạn chế, giáo viên chưa biết sưu tầm, tận dụng
những nguyên vật liệu sẵn có phong phú của địa phương để làm đồ chơi, đồ
dùng dạy học. Do đó hầu hết trên giá góc của các lớp ít có đồ dùng đồ chơi tự cô
và trẻ làm, đồ dùng đồ chơi chưa phong phú.
Một phần nhỏ đồ dùng đồ chơi do cô và trẻ làm thì đồ chơi đó chưa chú ý
đến độ bền, màu sắc của đồ dùng đồ chơi chưa đẹp, chưa gần gũi thu hút trẻ. Đồ
dùng đồ chơi chưa phát huy trí tưởng tượng và tạo cơ hội cho trẻ sáng tạo, chưa
tạo điều kiện cho trẻ tham gia tự làm đồ chơi. Đặc biệt là đồ chơi được làm từ
những nguyên vật liệu thiên nhiên mới chỉ được áp dụng mang tính chất hình
thức, qua loa.
Trong khi thực hiện làm đồ chơi giáo viên chưa chú ý những điểm như:
Lựa chọn nguyện vật liệu, làm đồ chơi mang tính trưng bày, trang trí, độ bền
chưa cao...

4



Đội ngũ giáo viên trong trường năng khiếu làm đồ dùng đồ chơi cũng còn
nhiều hạn chế nên việc tổ chức làm đồ dùng đồ chơi và hướng dẫn trẻ làm đồ
dùng đồ chơi còn gặp nhiều khó khăn.
Phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập và sự vui chơi của trẻ, có phụ
huynh chưa hiểu được tầm quan trọng của đồ chơi đối với trẻ, chưa quan tâm
đến việc trẻ học những gì, chơi trò chơi, đồ chơi gì? Và như thế nào? Chưa thỏa
mãn nhu cầu giải trí, vui chơi, nhu cầu nhận thức, giao tiếp và thỏa mãn nhu cầu
tưởng tượng của trẻ.
Kết quả khảo sát thực trạng đầu năm cho thấy:
STT

Khốilớp

Chất lượng đồ dùng đồ chơi
Mua sẵn

1
2

Mẫu
giáo
Nhà trẻ

60%
60%

Tự làm
Giáo viên Trẻ
10%
0%

5%

0%

Còn
thiếu

Kết quả thực
hiện

30%

khá

35%

Trung bình

Ghi chú

2.3. Một số biện pháp.
Từ những thuận lợi và khó khăn của thực trạng vấn đề, qua thời gian công
tác ứng dụng đề tài vào việc triển khai và chỉ đạo, tôi đã rút ra được một số kinh
nghiệm nhằm khắc phục những hạn chế như sau:
* Biện pháp 1: Nghiên cứu tài liệu, học hỏi nâng cao trình độ, khả năng
về công tác chỉ đạo làm đồ dùng đồ chơi.
Để triển khai, chỉ đạo tốt cho giáo viên và trẻ làm đồ dùng đồ chơi từ những
nguyên vật liệu thiên nhiên và phế thải, bản thân tôi đã tham gia các lớp tập
huấn về làm đồ dùng đồ chơi. Đồng thời tìm hiểu qua sách báo, truyền hình,
mạng intenet, tập san, qua thăm quan các trường bạn, cũng như sưu tầm những

loại đồ dùng đồ chơi cần thiết, phù hợp với trẻ ở lứa tuổi mầm non. Đặc biệt qua
các lần giao lưu ,thi đồ dùng đồ chơi các cấp. Để triển khai đến toàn thể cán bộ
giáo viên và học sinh tôi đã làm như sau:
- Đọc và nghiên cứu kỹ chương trình giáo dục trẻ mầm non xem trẻ cần
những đồ dùng đồ chơi gì, nhằm mục đích gì. Đối chiếu với thông tư số
02/2010/TT-BGD ĐT ngày 11 tháng 02 năm 2010 ban hành danh mục đồ dùng,
đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu, từ đó có cơ sở để xây dựng kế hoạch chỉ đạo
giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi: Ngay từ tháng 8, tôi đã thống nhất với BGH
- BCH Công đoàn- Tổ trưởng tổ chuyên môn của các khối, nhóm, lớp về kế
hoạch làm ĐDĐC trong năm học và triển khai kế hoạch đó trong hội nghị
CB- CNVC ngay từ tháng 9 đầu năm học. Yêu cầu các đồng chí trong BGH,
tổ trưởng chuyên môn, các đồng chí giáo viên bám sát vào kế hoạch chung
của nhà trường để xây dựng kế hoạch của tổ, của cá nhân sao cho sát thực
với nhóm, lớp của mình và có hiệu quả cao. Sau đó tôi phối kết hợp với các

5


đồng chí trong BGH trực tiếp duyệt kế hoạch làm đồ dùng, đồ chơi cả năm
học của các tổ và cá nhân trong tháng 9.
- Tuyên truyền đến tập thể CBGV nhận thức được sự cần thiết, tầm quan
trọng của việc làm đồ dùng đồ chơi. Làm đồ dùng đồ chơi không những bù đắp
cho việc thiếu thốn đồ dùng đồ chơi của lớp, của trường, mà làm đồ chơi còn
phục vụ việc vui chơi và học tập của trẻ. Làm đồ chơi không những để trưng bày
cho đẹp, để trang trí mà làm đồ chơi còn là để cho trẻ có được những đồ dùng
cần thiết tham gia vào các hoạt động học tập, cũng như vui chơi của trẻ, để phát
huy tối đa sự tư duy sáng tạo ở trẻ. Từ đó nêu cao tinh thần, ý thức tự giác của
tập thể CBGV trong việc lựa chọn và làm các loại đồ dùng đồ chơi bằng nguyên
vật liệu thiên nhiên và phế thải cho trẻ.
* Biện pháp 2: Tăng cường, tổ chức các phong trào làm đồ dùng đồ chơi.

- Đối với nhà trường: Phát động phong trào thi đồ dùng đồ chơi đến tất cả
các tổ, khối, nhóm lớp trong trường như: Khối nhà trẻ, khối bé, khối nhỡ, khối
lớn. Tổ hành chính, tổ nhà bếp vào dịp lễ như: 20/10 ; 20/11; 8/03, Trong đó tôi
tổ chức thành 2 đợt thi, đợi 1 vào ngày 20/10 với tên gọi “Ai khéo tay hơn.” tổ
chức thi làm đồ dùng của cô và trẻ trực tiếp trên sân khấu mỗi đội gồm 1cô và 1
trẻ, đợt 2 tổ chức vào ngày 20/11, tổ chức trưng bày các sản phẩm của cô và trẻ
đã làm trước khi tổ chức hội thi. Mỗi tổ, khối, nhóm trẻ dự thi có từ 5 – 6 loại đồ
dùng đồ chơi tự làm từ nguyên vật liệu thiên nhiên và phế thải. Có chấm và trao
giải để từ đó nhằm khích lệ trẻ, động viên chị em, tạo nên sự cạnh tranh trong
các khối, các tổ. Từ đó nâng cao ý thức tự giác trong việc làm đồ dùng đồ chơi
cho trẻ và tổ chức dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi.
- Đối với các nhóm lớp: Chỉ đạo giáo viên lên kế hoạch giảng dạy có lồng
ghép hoạt động dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi vào các hoạt động trong ngày như:
Hoạt động chung, Hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, hoạt động chiều. Nhằm
phát huy tính sáng tạo, năng khiếu và sự khéo léo của trẻ.
- Tạo điều kiện về thời gian, kinh phí, nguyên vật liệu để giáo viên tổ
chức hoạt động làm đồ dùng đồ chơi và dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi một cách
hiệu quả như: Phân công giáo viên đứng lớp hợp lý, lên kế hoạch giảng dạy có
lồng ghép hoạt động làm đồ dùng đồ chơi vào các hoạt động trong ngày. Động
viên giáo viên tham gia làm đồ dùng đồ chơi vào một số buổi sáng thứ 7 trong
tuần, cũng như tranh thủ làm đồ dùng vào những lúc rảnh rổi như buổi trưa, buổi
tối để bổ sung thêm đồ dùng đồ chơi cho lớp.
- Tổ chức cho giáo viên giao lưu, tham quan, chia sẻ kinh nghiệm với các
trường bạn trong huyện, trong tỉnh.
- Tổ chức chuyên đề hướng dẫn giáo viên làm đồ dùng đồ chơi tại trường,
bản thân tôi là người triển khai, hướng dẫn cách làm một số đồ dùng đồ chơi cho
trẻ như: Làm con chuột bằng quả dừa điếc, làm con cá bằng vỏ hến, làm con
chuồn chuồn bằng thìa sữa chua, bộ ấm chén bằng hộp váng sữa, bàn ghế bằng
vỏ lon bia..v..v…. Trong buổi học chuyên đề đó tôi cung cấp sách báo, tài liệu,
tập san, cho giáo viên xem một số chương trình qua mạng intenet như chương

trình: “Thi tài cùng họa sĩ đốm ”; “Hướng dẫn cách làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ
6


mầm non” ;xem các vi deo,tranh ảnh đồ dùng, đồ chơi mẫu ..vv.. để giáo viên
biết cách làm nhiều loại đồ dùng đồ chơi khác nhau, từ đó sẽ dễ dàng hơn cho
giáo viên trong việc tổ chức cho trẻ tự làm đồ dùng đồ chơi tại lớp.
- Phát động phong trào thu gom các nguyên vật liệu phế thải đến tập thể
cán bộ giáo viên, học sinh toàn trường và các bậc phụ huynh bằng cách thông
báo trên bảng tin của nhà trường, góc trao đổi phụ huynh của lớp, trao đổi trực
tiếp với phụ huynh để thu gom các nguyên vật liệu phế thải và vật liệu thiên
nhiên phục vụ cho việc tổ chức và triển khai làm đồ dùng đồ chơi.
* Biện pháp 3: Cách tiến hành triển khai cho giáo viên làm đồ dùng đồ
chơi.
a. Lựa chọn đồ chơi cần làm
Để lên kế hoạch làm đồ chơi, đồ dùng dạy học, giáo viên cần căn cứ theo
Chương trình giáo dục mầm non mới của bộ giáo dục và Đào tạo như thông tư
02/2010/TT-BGD ĐT ngày 11 tháng 02 năm 2010 ban hành danh mục đồ dùng,
đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu đối chiếu với danh mục trên với thực tế hiện
trạng cơ sở vật chất và độ tuổi của lớp học, bản thân tôi và chỉ đạo giáo viên lựa
chọn nội dung, chủ đề tổ chức hoạt động giáo dục cho phù hợp từ đó lập kế
hoạch sưu tầm, tận dụng những nguồn vật liệu sẵn có, phong phú của địa
phương để phát huy khả năng sáng tạo của mình trong việc làm đồ chơi, đồ dùng
dạy học cho phù hợp với nội dung đã lựa chọn. Đồ chơi phải có cấu trúc đơn
giản, màu sắc đẹp để cuốn hút trẻ, thể hiện tính hồn nhiên, ngộ nghĩnh và có nét
hài hước phù hợp với tâm sinh lý độ tuổi trẻ.
Khi thực hiện làm đồ chơi cần lưu ý như: Lựa chọn nguyên vật liệu đảm
bảo an toàn, lường trước để loại trừ mọi rủi ro mà trẻ sẽ gặp phải khi chơi, hạn
chế những đồ chơi mang tính trưng bày, trang trí có độ bền không cao.
b. Chuẩn bị nguyên vật liệu

Vật liệu làm đồ chơi cho trẻ vô cùng phong phú và đa dạng, bên cạnh
những gì nhà trường đã trang bị, ngay từ đầu năm học các lớp nên huy động các
phụ huynh học sinh cùng nhau đóng góp cho “Quỹ vật liệu” của lớp. Nguồn vật
liệu được lấy từ thiên nhiên và các vật liệu tái chế tìm thấy trong gia đình, ngoài
của hàng, trên đường làng ...
Nguyên vật liệu để làm đồ chơi có thể sưu tầm dễ dàng như: Từ động vật
(Vỏ ngao, vỏ hến, vỏ trai...), Từ thực vật (Gỗ, thân tre, cây củi khô, quả dừa khô,
hột hạt gấc, đậu, rơm,...), Từ nguồn vô cơ như (Đá, sỏi, đất sét, cát,..) Từ đồ
nhựa như: (vỏ hộp sữa chua, hộp váng sữa, thìa nhựa, vỏ chai nước khoáng,
nước rửa bát, vỏ nước ngọt,vỏ lon bia, đĩa nhạc..v..v…
Khi sử dụng các nguyên vật liệu tái chế cần chú ý lựa chọn vật liệu sạch sẽ và an
toàn , hộp, vỏ nhựa...phải được tẩy rửa sạch, phơi khô. Không dùng các nguyên
vật liệu sắc nhọn dễ vỡ có thể gây thương tích cho trẻ.
c. Chuẩn bị dụng cụ
Mỗi giáo viên trước khi làm đồ chơi cần có một bộ đồ dùng để làm như:
Thước đo,Kéo, dao, súng bắn keo, keo nến, kéo cắt đường diềm, dập gim, dập
lỗ, ghim và kẹp, hồ và keo dán, bút lông và màu vẽ, băng keo các loại, ...
7


d. Phương pháp tiến hành.
Bước 1: Cần nghiên cứu và lựa chọn đối tượng
- Đồ dùng phục vụ hoạt động, vệ sinh, lao động: Tận dụng những can
nước rửa bát, cắt làm gàu hót rác,ô tô xe kéo, làm những chiếc chổi lúa từ rơm
nếp, làm bình tưới từ những hộp sữa bột to, …

- Làm nhiều đồ dùng phục vụ hoạt động có chủ đích như:
+ Hoạt động âm nhạc: Tận dụng những vỏ lon bia làm thành những
chiếc lục lạc, hay những hộp bánh to, nhỏ các loại chất liệu bằng tôn, sắt,
hộp đựng chè để làm nên những chiếc trống tròn, trống cơm, những chiếc

vợt muỗi hỏng làm thành chiếc đàn, đạo cụ như cánh Ong, cánh Bướm làm
bằng giấy li nông cũ, giấy bóng kính…trang trí màu sắc hài hòa hấp dẫn cho
trẻ biểu diễn trong tiết tổng hợp,các trò chơi âm nhạc…

+ Hoạt động LQV Toán, LQV chữ viết: Có thể tận dụng những đĩa CD
hỏng, hình ảnh, các con số, chữ cái, gỗ, vỏ hộp sữa bột, giấy đề can, xốp màu,

8


gai dính, ốc vít, xi măng, sắt… để làm nên đồ dùng mang tên “vòng quay kỳ
diệu”. (sử dụng vào chủ đề thực vật).

+ Hoạt động, LQ Văn học…: Từ những miếng xốp ép, vỏ lọ hồ dán đã
hết, đĩa CD hỏng, bát, đĩa nhựa, xốp ép, vải vụn, len, làm con Thỏ, Rối, vỏ
chai, làm con cá, vỏ vỏ sò, vỏ nghêu làm con gà, con vịt, con mèo, gấu, con
bướm, vỏ dừa làm con rùa….Những phế liệu này Cô và trẻ sử dụng “Làm
những con vật” trong Hoạt động tạo hình, LQV Toán, Hoạt động góc, và sử
dụng những con vật này làm các nhân vật truyện trong Hoạt động LQ Văn học,
Hoạt động NB phân biệt, NB tập nói: con Gà trống- con vịt, con rùa...

+ Hoạt động khám phá - MTXQ, PT thể chất: Tận dụng xốp ép, xốp
màu, bột màu, thùng cát tông to, lõi vệ sinh, bóng nhựa cũ hộp sữa,…để tạo
thành “Mô hình động vật sống trong rừng” có nhiều nấm, cà rốt hay những
con voi, hươu được tạo bằng những vỏ nước rửa bát, vỏ compho, nước giặt,
thùng cát tông, cành cây khô…cho trẻ tìm hiểu, khám phá, chơi trò chơi…

9



Các ĐDĐC phục vụ Hoạt động vui chơi, Hoạt động góc:
+ Góc tạo hình: Tôi chỉ đạo giáo viên cho trẻ sử dụng các hộp lon bia...,
hộp giấy các loại gắn lại với nhau tạo thành ô tô, tàu hoả, dây điện cũ, ống
hút, uốn làm xe đạp, thuyền buồm từ hộp giấy ăn và xốp màu, ống nước rửa
bát, xốp màu thành máy bay để phục vụ chủ đề giao thông.

10


+ Góc Bé tập làm nội trợ: Các loại bánh, củ cải, súp lơ, củ cà rốt, rau
,củ,quả các loại. Được làm từ miếng xốp ép, đĩa, cốc nhựa dùng 1lần, giấy
bóng, xốp màu.

+ Góc Bán hàng: Các loại can rửa bát, hộp sữa chua, lon bia, vỏ váng
sữa, dầu ủ tóc, làm nên những bộ đồ dùng gia đình cho trẻ chơi như ấm
chén, phích nước,làn giỏ, những đôi dép…

- Bên cạnh đó tôi còn chỉ đạo giáo viên cần quan tâm đến môi trường trong
và ngoài lớp học, trang trí phù hợp, tạo góc mở khoa học và sáng tạo theo
từng chủ đề bằng những nguyên vật liệu thiên nhiên và phế liệu. Để môi
trường lớp học phong phú, sáng tạo giúp trẻ hoạt động tốt thì đòi hỏi cô giáo
phải có sự quan sát tinh tế, chịu khó nghiên cứu, học hỏi và tìm ra những
chất liệu phù hợp với những hình ảnh, đồ vật, con vật…phù hợp với chủ đề.
+ Tạo các góc mở: Như góc toán, góc LQ chữ viết, bé chơi với hình và
màu… tôi chỉ đạo giáo viên tận dụng những tờ lịch, tranh ảnh cũ…để trang
trí và làm đồ dùng cho trẻ hoạt động ở góc.
- Đồ dùng, đồ chơi trang trí: Những vật liệu phế thải như giỏ cắm hoa,
gáo dừa, xốp biển, giấy bọc hoa, dây đồng, chai nước ngọt cô ca, xốp màu,
keo nến…làm nên những lọ hoa, lẵng hoa rất đep, dùng để trang trí lớp hoặc
các hoạt động khác.


11


Ngoài ra, tôi còn phát huy tính sáng tạo, chịu khó của giáo viên để làm
rất nhiều các đồ dùng đồ chơi khác phục vụ cho các hoạt động của trẻ như
làm các bộ trang phục, bằng giấy gói hoa, giấy màu vụn, mành nhựa hỏng,
để trẻ hoạt động trong giờ giáo dục Âm nhạc hay biểu diễn thời trang và
biểu diễn văn nghệ của lớp, của trường trông rất đẹp và hấp dẫn.
Bước 2: Vẽ mẫu và tạo hình các bộ phận:
Sau khi đã lựa chọn vật liệu, cần tiến hành vẽ hình và nghiên cứu các chi tiết
cấu trúc đồ chơi sao cho phù hợp, khoa học và phải đảm bảo yếu tố thẩm mỹ: Vẽ
phác hình tổng quát, sau đó vẽ chi tiết các bộ phận, tiếp đến là điểm màu và can
hình.
Ví dụ: Làm con thỏ.

Bước 3: Thực hiện và Lắp ráp:
- Tạo hình các bộ phận chính, tạo hình các chi tiết nhỏ, tô màu và sau đó
rắp ráp đến từng bộ phận chính với các chi tiết nhỏ riêng lẻ.
12


Bước 4: Trang trí: Trang trí thêm các chi tiết, màu sắc cho đối tượng
thêm sinh động.
* Biện pháp 4: Tổ chức cho trẻ làm đồ dùng đồ chơi từ những nguyên
vật liệu đơn giản dễ tìm.
Có thể nói: “ Đồ chơi là một phương tiện không thể thiếu đối với bất kỳ
đứa trẻ nào đặc biệt là trong sự phát triển trí tuệ, nhân cách, thể chất cho trẻ. Đồ
chơi mang lại cho trẻ nhiều niềm vui!
Trẻ mầm non rất thích được tự mình tìm tòi khám phá, thích tự tay mình

làm ra một cái gì đó, và việc tự tay mình làm ra một đồ chơi là điều mà theo tôi
nghĩ trẻ sẽ rất hứng thú và tích cực. Chính vì vậy giáo viên cần tổ chức cho trẻ
tự làm đồ dùng đồ chơi mọi lúc mọi nơi như: Trong giờ hoạt động chung, hoạt
động góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều. Trẻ sẽ thật sự thích thú hơn nếu
những đồ chơi đó lại được trẻ làm ra từ chính những nguyên vật liệu đơn giản dễ
tìm ngay trong gia đình trẻ. Trong cuộc sống sinh hoạt hành ngày của mỗi gia
đình thường có rất nhiều những nguyên vật liệu bị loại bỏ sau khi sử dụng như:
Lõi giấy vệ sinh, đĩa CD, chai nhựa, lon bia, giấy báo, vỏ hộp sữa, hộp và thìa
sữa chua.....đó là những nguyên vật liệu rất phong phú và đa dạng có thể làm
được những việc hữu ích, nếu chúng ta có ý thức thu gom chọn lọc từ nguồn phế
thải đó và có ý tưởng làm đồ dùng đồ chơi thì có thể biến những chiếc hộp to
nhỏ thành những ô tô, tàu hoả, con chuồn chuồn .v..v....và một số đồ chơi khác
có thể để trang trí để học và để trong các góc chơi của trẻ trong Trường mầm
non. Làm như vậy chúng ta sẽ tiết kiệm được tiền mua sắm vật liệu, tạo ra nhiều
đồ chơi mang tính sáng tạo phong phú cho lớp học của mình. Những đồ chơi
này vừa dễ làm vừa dễ sử dụng trong các giờ học và trong các hoạt động khác.
* Tổ chức cho trẻ làm đồ chơi ở mọi lúc, mọi nơi.
Với chiếc thìa nhựa ăn sữa chua cô giáo có thể hỏi trẻ: với chiếc thìa này con sẽ
làm gì? Để trẻ nói lên ý tưởng của trẻ về đồ chơi mà trẻ muốn làm từ đó giáo
viên hướng dẫn giúp đỡ trẻ, chuẩn bị nguyên vật liệu cũng như hướng dẫn trẻ
làm món đồ chơi mà trẻ đã nên lên ý tưởng. Tạo hình con bướm, chuồn chuồn từ
chiếc thìa ăn sữa chua.

13


Với việc hướng dẫn trẻ cách làm con bướm, chuồn chuồn này chúng ta có thể tổ
chức cho trẻ làm vào giờ hoạt động tạo hình nhằm phát huy khả năng sáng tạo,
trí tưởng tượng , đồng thời giáo dục trẻ ý thức tiết kiệm, cũng như ý thức bảo vệ
môi trường.

* Tổ chức cho trẻ làm đồ dùng đồ chơi trên tiết học.
Đây là hình thức học đóng vai trò chủ chốt, ở đó trẻ có thể tìm hiểu cuộc
sống xùng quanh, trẻ tiếp thu các tri thức, kỹ năng kỹ xảo theo một chương trình
có tính hệ thống.
Trên tiết học, cô giáo vai trò là người hướng dẫn, củng cố kỹ năng cũ và
cung cấp cho trẻ những kỹ năng tạo hình mới. Đồ chơi của cô làm và sự dẫn dắt
bằng tình huống có vấn đề sẽ kích thích trẻ hứng thú tham gia vào quá trình hoạt
động.
Với hoạt động này tôi hướng dẫn giáo viên tổ chức như một tiết học bình
thường, cô và trẻ được học thông qua việc chơi.
Ví dụ: Với chủ đề “ Thực vật”
Đề tài: Dạy trẻ làm bông hoa
Chuẩn bị: Lõi giấy vệ sinh, keo, kéo, xốp màu.
Tiến hành:
- Cho trẻ kể về một số loài hoa quen thuộc.
- Sau đó cho trẻ quan sát một số loài hoa và đàm thoại với trẻ về các bộ
phận của hoa.
- Hướng dẫn trẻ làm bông hoa :
+ Đầu tiên cho trẻ bóp bẹp những lõi giấy vệ sinh rồi dùng kéo cắt ra
thành từng đoạn khoảng 1cm.
+ Tiếp theo cho trẻ xếp những miếng cắt đó sao cho một đầu chụm vào
nhau tạo thành những cánh hoa, sau đó dùng keo dính chúng lại với nhau.
+ Sau đó cho trẻ vẽ một hình tròn nhỏ lên miếng xốp màu rồi dán vào
giữa bông hoa làm nhuỵ hoa.
+ Cuối cùng cho trẻ mang bông hoa của mình lên bàn trưng bày sản phẩm
cho các bạn nhận xét :
+ Bông hoa này như thế nào? Vì sao đẹp?
+ Bạn cắt cánh hoa có thẳng không?
+ Xếp dán có đều không?
+ Con thích nhất bài của bạn nào? Vì sao con thích?

- Sau đó cô nhận xét chung bài của cả lớp.
- Sản phẩm của trẻ:

14


- Với hoạt động này trẻ tỏ ra rất hăng say, thích thú với đồ chơi mà chính tay
mình làm ra mặc dù có lúc trẻ gặp khó khăn.
Tuy nhiên trong quá trình trẻ thực hiện giáo viên luôn quan sát giúp đỡ trẻ
yếu, kịp thời khích lệ động viên trẻ khá.
* Tổ chức cho trẻ làm đồ dùng đồ chơi qua hoạt động ngoài trời.
Trẻ em rất thích được gần gũi với thiên nhiên, hoà mình vào với thiên
nhiên. Chính vì vậy tôi đã hướng cho giáo viên chú trọng dạy cho trẻ chơi các
trò chơi dân gian, truyền thống từ những đồ chơi đồ chơi sẵn có trong thiên
nhiên hoặc làm các đồ chơi truyền thống như: làm kèn, làm con châu chấu bằng
lá dừa, bẹ chuối,con trâu bằng lá đa..Các hoạt động này không mất nhiều thời
gian, công sức mà trẻ cũng hứng thú tham gia thực hiện cùng cô. Sau đó, từ
những nguyên vật liệu thiên thiên dễ tìm đó như: Lá đa, lá mít, lá dừa, lá các loại
cây hoang dại, rơm..v..v.tôi tạo ra những đồ chơi khác nhau, làm những đồ chơi
đơn giản, trẻ có thể thực hiện cùng với cô trong hoạt động vui chơi, tạo hình
ngoài tiết học như làm con râu từ lá mít.
Ví dụ: với chủ đề động vật.

15


* Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh, tuyên truyền về hiệu quả đồ
dùng đồ chơi .
Việc tuyên truyền, phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường là
rất cần thiết. Chính vì vậy ngay từ đầu năm học BGH nhà trường đã chỉ đạo

giáo viên làm tốt những việc sau:
+ Tổ chức họp phụ huynh đầu năm học, thông báo kế hoạch chung của
nhà trường, kế hoạch của nhóm, lớp về việc thực hiện kế hoạch làm đồ
dùng, đồ chơi tự tạo để phục vụ cho các hoạt động của Cô và trẻ.
+ Đồng thời nêu lên tầm quan trọng của việc làm đồ dùng, đồ chơi từ
nguyên vật liệu thiên nhiên và phế liệu để cùng đưa ra, thống nhất biện pháp
phối kết hợp.
+ Vận động phụ huynh cùng với giáo viên sưu tầm, đóng góp nguyên vật
liệu phế thải, đồ vật sẵn có trong cuộc sống hàng ngày để Cô và trẻ làm đồ dùng,
đồ chơi phục vụ cho các hoạt động.
Cũng có những ý kiến của phụ huynh cho rằng những đồ dùng, đồ chơi
được làm từ nguyên vật liệu phế thải đó có an toàn đối với trẻ không? Chúng
tôi đã giải tỏa những băn khoăn đó bằng cách mời phụ huynh đến dự một số
hoạt động có sử dụng đồ dùng, đồ chơi tự tạo, để họ được tận mắt nhìn thấy
trẻ học tập và vui chơi rất an toàn, vệ sinh, rẻ tiền, có tác dụng giáo dục trẻ
mang tính tích cực hơn, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường, phát triển tính
sáng tạo của trẻ khi trẻ được tham gia.
.
Đồng thời tôi cũng đã mời phụ huynh dự Hội thi “Ai khéo tay hơn” vào
ngày 20/10. Phụ huynh rất hào hứng, thích thú và không ngờ rằng các cô và trẻ
lại khéo tay đến vậy, nhiều phụ huynh đã nói với cô giáo “Tôi không tin được
con tôi lại có thể tự tay làm ra những món đồ dùng đồ chơi đẹp, ngộ nghĩnh đến
như vậy, nếu như nhà trường lúc nào cũng tổ chức được như thế này thì chúng
tôi không phải mua những loại đồ chơi đắt tiền,mà lại còn độc hại nguy hiểm
không mang tính giáo dục cao mấy.”. Từ đó họ sẵn sàng ủng hộ nhà trường
100.000đ đến 150.000đ để các cô mua dụng cụ và sẵn sàng sưu tầm nguyên vật
liệu cho cô và trẻ làm đồ dùng.
Từ những hoạt động phối hợp với phụ huynh, đa số trẻ ở các lớp không đòi
bố mẹ mua đồ chơi nữa, còn phụ huynh thì quan tâm hơn đến việc học của trẻ và
dành nhiều thời gian làm đồ chơi và chơi cùng con hơn, đặc biệt có nhiều phụ

huynh khéo tay còn mang đến cho cô giáo chủ nhiệm những món đồ chơi mà tự
tay phụ huynh cùng trẻ ở nhà làm được.
2.4. kết quả đạt được
Mặc dù vốn kinh nghiệm còn ít trong thời gian qua với sự nỗ lực của bản
thân, cán bộ, giáo viên, phụ huynh, trẻ trong nhà trường cũng như tất cả lòng
tâm huyết, qua áp dụng thực tiễn trong công tác, qua các đợt thi đồ dùng cấp
trường, tôi đã thu được những kết quả như sau:

16


- 100% giáo viên trong trường đã hưởng ứng cao với phong trào làm đồ
dùng đồ chơi do tôi phát động, số lượng ĐDĐC trong toàn trường tăng lên
rõ rệt.
- Trong năm học, toàn trường đã làm được 70 thể loại ĐDĐC phục vụ
cho hoạt động của các chủ đề của cả cô và trẻ. Với số lượng là khoảng 600
ĐDĐC các loại, Tiết kiệm được khoảng 4.500.000 đồng so với đồ dùng đồ
chơi mua sẵn.
- 100% các nhóm lớp trang trí lớp phong phú, nổi bật các chủ đề. Chất
lượng các hoạt động của giáo viên và của trẻ cao hơn so với đầu năm học.
Đặc biệt là hoạt động tạo sản phẩm của trẻ.
- 100% Các lớp có nhiều đồ dùng đồ chơi của cô và trẻ tự làm đảm bảo các
tiêu chí của đồ dùng đồ chơi, sử dụng hiệu quả, chất lượng cũng như trao đổi
cùng đồng nghiệp để rút kinh nghiệm.
- Đối với trên trẻ: Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào hội thi và các hoạt
động làm đồ dùng đồ chơi cùng cô và các bạn, tạo ra được nhiều sản phẩm. Trẻ
biết bảo vệ môi trường hơn, biết yêu quý cảnh vật thiên nhiên ở xung quanh trẻ.
Có ý thức cùng bạn giữ gìn, yêu quý đồ dùng, đồ chơi ở trong lớp và trong
trường.
- Đối với giáo viên: Đã có ý thức tự giác trong việc làm đồ dùng đồ chơi và

dạy trẻ làm đồ chơi. Biết Lựa chọn đồ chơi cần làm, sưu tầm nguyện vật liệu,
chú ý đến độ bền, biết tận dụng thời gian như buổi trưa, thời gian nghỉ hè, ngày
nghỉ cuối tuần... hoặc các gìơ hoạt động vui chơi trên lớp cùng với trẻ làm thêm
đồ chơi, không tốn công sức mà lại tiết kiệm và thu hút được sự chú ý của trẻ.
Giáo viên và trẻ có ý thức trách nhiệm hơn trong việc giữ gìn đồ dùng, đồ
chơi của nhà trường và nhóm lớp.
Cuối năm rà soát lại các đồ dùng đồ chơi của nhóm lớp hầu hết các lớp có
đủ đồ dùng phục vụ cho cô và trẻ, nhất là đồ dùng theo thông tư 02 tương đối
đầy đủ.
- Nhà trường được phòng giáo dục, bạn bè đồng nghiệp đánh giá cao
trong hội thi làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên và đạt kết quả
cao.
+ Kết quả hội thi “Ai khéo tay hơn.” như sau: Khối mẫu giáo lớn đạt giải nhất
với trị giá 150.000đ. Khối bé đạt giải nhì với trị giá giải thưởng và 100.000 đ.
Khối nhà trẻ đạt giải 3 với trị giá giải thưởng là 70.000 đ. Khối nhỡ, tổ hành
chính, tổ nhà bếp đều đạt giải khuyến khích với giá trị giải thưởng là 50.000đ.
- Phụ huynh đã đóng góp các nguyên ,phế liệu cho cô giáo chủ nhiệm để
làm thêm đồ chơi cho trẻ. Và cũng đã quan tâm hơn đến việc học của trẻ, dành
nhiều thời gian làm đồ chơi và chơi cùng con hơn, đặc biệt có nhiều phụ huynh
còn mang đến cho cô giáo chủ nhiệm những món đồ chơi mà tự tay phụ huynh
cùng trẻ ở nhà làm được.

17


Sau khi áp dụng một số biện pháp chỉ đạo trên, kết quả cho thấy:
STT KhốiChất lượng đồ dùng đồ chơi
Còn Kết quả thực
lớp
thiếu

hiện
Mua sẵn
Tự làm
Giáo viên Trẻ
1
Mẫu
60%
30%
10%
0%
Tốt
giáo
2 Nhà trẻ
60%
35%
0%
5%
Tốt

Ghi chú

3. KẾT LUẬN, VÀ KIẾN NGHỊ
- Kết luận.
Từ những kết quả đạt được, tôi đã rút ra được những kinh nghiệm như sau:
+ Phải xây dựng kế hoạch chỉ đạo làm đồ dùng đồ chơi một cách cụ thể,
chi tiết, giao chỉ tiêu tới từng giáo viên và thường xuyên đôn đốc, kiểm tra,
đánh giá kết quả của giáo viên. Có động viên khen thưởng kịp thời.
+ Cần phải chịu khó nghiên cứu, học hỏi, sưu tầm và làm một số
ĐDĐC mẫu để phổ biến cho giáo viên, chỉ đạo giáo viên biết phối kết hợp
chặt chẽ với phụ huynh để tạo nguồn nguyên vật liệu.

+ Tổ chức các buổi học chuyên đề tại trường về cách làm một số đồ dùng
đồ chơi theo chủ điểm, từ nguyên vật liệu thiên nhiên và phế liệu
+ Tổ chức tốt hội thi “Đồ dùng đồ chơi tự làm” nhằm phát huy tính tích
cực, khả năng sáng tạo của giáo viên.
+ Tham mưu huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị
phục vụ cho việc chăm sóc và giáo dục trẻ trong nhà trường.
+ Vận động cán bộ, giáo viên, sưu tầm và làm thêm đồ dùng, đồ chơi từ
nguyên vật liệu thiên nhiên. Và hàng tháng thường xuyên tổ chức cho giáo viên
làm đồ dùng, đồ chơi ít nhất là một bộ mới có chất lượng và hiệu quả, thường
xuyên thay đổi, bổ sung đồ dùng đồ chơi theo các chủ đề cho trẻ tránh sự nhàm
chán...
+ Giáo viên phải có sự lựa chọn và chuẩn bị chu đáo như: Lựa chọn đồ chơi
cần làm, chuẩn bị nguyên vật liệu và dụng cụ đầy đủ, chu đáo trước khi thực
hiện.
Như vậy, sau một năm triển khai và áp dụng, đồ dùng đồ chơi tự làm ở 9
nhóm lớp đã tăng đáng kể về số lượng đồ dùng, đồ chơi, đa dạng, phong
phú, hiệu quả sử dụng cao.
- Ý kiến đề xuất
+ Phòng GD&ĐT cần tổ chức các cuộc thi đồ dùng đồ chơi tự làm để giáo
viên được nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ.

18


+ Mở các lớp tập huấn, chuyên đề có nội dung về làm đồ dùng đồ chơi từ
những nguyên vật liệu thiên nhiên.
+ Đăng ký với các nhà xuất bản mua các loại sách ,tập san về cách làm đồ
dùng, đồ chơi cho trẻ mầm non.
Trên đây là "Một số kinh nghiệm chỉ đạo làm đồ dùng, đồ chơi ở trường
Mầm Non". Tôi rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của hội đồng

chấm SKKN các cấp, để bản sáng kiến được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG Thọ Xuân, ngày 28 tháng 05 năm 2016.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội
dung của người khác.
Người viết:

PHẠM THỊ HUỆ

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Thông tư số : 02/2010/TT- BGD & ĐT.
- Tập san GDMN số: 13 năm 2012.
- Tài liệu hướng dẫn cách làm đồ chơi cho trẻ Mầm non

20


MỤC LỤC
Mục

NỘI DUNG

Trang

1


1.MỞ ĐẦU

1

Lý do chọn đề tài

1

Mục đích đề tài

2

Đối tượng nghiên cứu

2

Phương pháp nghiên cứu

2

2

2. NỘI DUNG

2

2.1

Cơ sở lý luận


2

2.2

Tình hình thực tiễn

3

2.3

Một số biện pháp
Biện pháp 1: Nghiên cứu tài liệu, học hỏi nâng cao
trình độ, khả năng về công tác chỉ đạo làm đồ dùng đồ
chơi.
Biện pháp 2: Tăng cường, tổ chức các phong trào làm
đồ dùng đồ chơi.
Biện pháp 3: Cách tiến hành triển khai cho giáo viên
làm đồ dùng đồ chơi.

5

Biện pháp 4: Tổ chức cho trẻ làm đồ dùng đồ chơi từ
những nguyên vật liệu đơn giản dễ tìm
Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh, tuyên truyền
về hiệu quả đồ dùng đồ chơi .

13

Kết quả đạt được


16

2.4

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

5
6
7

16

18

21


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GD&ĐT THỌ XUÂN

Phụ lục
MẪU Bìa SKKN của Sở GD&ĐT Thanh Hóa

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHỈ ĐẠO LÀM ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI Ở
TRƯỜNG MẦM NON

Người thực hiện: Phạm Thị Huệ

Chức vụ: Phó Hiệu Trưởng
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Xuân Tân-Thọ Xuân
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Quản lý

THANH HOÁ NĂM 2016

22



×