Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển ngành công nghiệp ô tô tại thái lan và gợi ý cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.69 MB, 105 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-o0o-

TRƯƠNG MINH THẮNG

THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO
PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ
TẠI THÁI LAN VÀ GỢI Ý CHO VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

Hà Nội, 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

-o0o-

TRƯƠNG MINH THẮNG

THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
VÀO PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ
TẠI THÁI LAN VÀ GỢI Ý CHO VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế
Mã số: 60 31 01 06

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
XÁC NHẬN CỦA

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội - 2017


MỤC LỤC
CAM KẾT ........................................................................................................................
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...............................................................................i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... iii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài. ......................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu. .................................................................................... 2
3. Câu hỏi nghiên cứu. ...................................................................................... 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ................................................................ 2
4.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 2
4.2. Phạm vi nghiên cứu. .................................................................................. 2
5. Những đóng góp mới của Luận văn. ............................................................. 2
6. Kết cấu của Luận văn. ................................................................................... 3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI (FDI) VÀO NGÀNH

CÔNG NGHIỆP Ô TÔ ................................................................................................. 4
1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu....................................................................... 4
1.1.1. Liên quan đến FDI. ................................................................................ 4
1.1.2. Liên quan đến FDI vào ngành công nghiệp ô tô. .................................... 4
1.1.3. Liên quan đến FDI vào ngành công nghiệp ô tô của Thái Lan. ............... 5
1.1.4. Liên quan đến FDI vào ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam. .............. 5
1.1.5. Khoảng trống từ các nghiên cứu trên. .................................................... 6
1.2. Cơ sở lý luận về thu hút FDI vào ngành công nghiệp ô tô............................. 7
1.2.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về FDI. ..................................................... 7


1.2.2. Một số vấn đề lý luận về ngành công nghiệp ô tô.................................. 14
1.2.3. Cơ sở lý luận về thu hút FDI vào ngành Công nghiệp ô tô. .................. 19
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................26
2.1. Phương pháp luận và hướng tiếp cận nghiên cứu. ....................................... 26
2.2. Quy trính nghiên cứu. ................................................................................. 27
2.3. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể. .......................................................... 28
2.3.1. Phương pháp thống kê. ......................................................................... 28
2.3.2.Phương pháp phân tích tổng hợp........................................................... 28
2.3.3. Phương pháp phân tích so sánh. ........................................................... 30
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình.................................... 30
2.3.5. Phương pháp chuyên gia. ..................................................................... 30
CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO NGÀNH
CÔNG NGHIỆP Ô TÔ TẠI THÁI LAN ..................................................................31
3.1. Khái quát về ngành công nghiệp ô tô Thái Lan. .......................................... 31
3.1.1. Sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô Thái Lan.............................. 31
3.1.2. Đặc điểm ngành công nghiệp ô tô Thái Lan. ........................................... 35
3.2. Thực trạng FDI vào ngành công nghiệp ô tô Thái Lan. ............................... 41
3.2.1. Quy mô và xu hướng dòng vốn FDI vào ngành công nghiệp ô tô Thái Lan. 41
3.2.2. Cơ cấu các đối tác FDI vào ngành công nghiệp ô tô Thái Lan. ............ 44

3.2.3. Các hình thức FDI vào ngành công nghiệp ô tô Thái Lan. ................... 52
3.3. Các chình sách thu hút FDI vào ngành công nghiệp ô tô tại Thái Lan. ........ 54
3.3.1. Sự chuẩn bị cho tiến bộ công nghệ. ...................................................... 57
3.3.2. Tạo ra giá trị trong nước qua ngành công nghiệp hỗ trợ. ..................... 57
3.3.3. Chuẩn bị nguồn nhân lực cho sự mở rộng và phát triển trong tương lai
của ngành công nghiệp ô tô Thái Lan. ........................................................... 59
3.3.4. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng...................................................................... 61


3.4. Nhận xét về thu hút FDI vào ngành công nghiệp ô tô Thái Lan. ................. 62
3.4.1. Những điểm mạnh về thu hút FDI vào ngành công nghiệp ô tô Thái Lan. .. 62
3.4.2. Những điểm hạn chế về thu hút FDI vào ngành công nghiệp ô tô Thái Lan.63
CHƢƠNG 4: GỢI Ý GIẢI PHÁP THU HÚT FDI VÀO NGÀNH CÔNG
NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM .......................................................................................65
4.1. Xu hướng đầu tư và tính hính FDI vào ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. . 65
4.1.1. Xu hướng đầu tư FDI vào ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. ............... 65
4.1.2. Tình hình thu hút FDI vào phát triển ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam. 65
4..1.3. Thực trạng thị trường ô tô Việt Nam. ................................................... 69
4.2. So sánh thực trạng thu hút FDI vào ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam và
Thái Lan giai đoạn 2010 đến nay....................................................................... 73
4.3. Một số gợi ý cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. .................................. 75
4.3.1. Chính sách thu hút FDI vào ngành công nghiệp ô tô Việt Nam............. 75
4.3.2. Ngành công nghiệp hỗ trợ . .................................................................. 77
4.3.3. Phát triển nguồn nhân lực. ................................................................... 77
4.3.4. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng...................................................................... 81
KẾT LUẬN ..................................................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................85
PHỤ LỤC SỐ 01 ..............................................................................................................
PHỤ LỤC SỐ 02 ..............................................................................................................



CAM KẾT
Tác giả xin cam đoan: Luận văn này là công trính nghiên cứu thực sự của cá nhân,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Xuân Thiên.
Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng
tải trên các tác phẩm, tạp chì và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của
luận văn. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trính bày trong luận văn này
trung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hính thức nào. Tác giả xin chịu
trách nhiệm về nghiên cứu của mính.
Học viên

Trƣơng Minh Thắng


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng kình trọng và cảm ơn chân thành tới toàn thể
các Thầy cô giáo trong Ban Giám hiệu, Khoa sau đại học, khoa Kinh tế và kinh
doanh quốc tế trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội cùng các Thầy cô
đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt cho Học viên chúng tôi những kiến thức và rất
nhiều thông tin bổ ìch trong suốt thời gian học tập tại trường.
Với lòng kình trọng và biết ơn, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới
PGS.TS. Nguyễn Xuân Thiên đã tận tính hướng dẫn cho tôi trong suốt thời gian
thực hiện nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Do thời gian có hạn, nên luận văn không thể tránh khỏi những sai sót. Rất
mong nhận được những ý kiến góp ý, chỉ bảo, bổ sung của các Thầy/Cô và các anh
chị học viên.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Học viên


Trƣơng Minh Thắng


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Nguyên nghĩa Tiếng Anh

Nguyên nghĩa Tiếng Việt

1

AEC

ASEAN Economic
Community

Cộng đồng kinh tế ASEAN

2

AICO

Asean Industrial Cooperation

Hợp tác công nghiệp ASEAN

3

ASEAN


Association of Southeast
Asian Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á

4

AFTA

ASEAN Free Trade Area

Khu vực Mậu dịch Tự do
ASEAN

5

BOI

The Board of Investment of
Thailand

Ủy ban Đầu tư Thái Lan

6

CBU

Complete Built-up


Xe nguyên chiếc

7

CEPT

Common Effective
Preferential Tariff

Chương trính ưu đãi thuế quan
có hiệu lực chung

8

CKD

Completely Knocked –Down

Xe lắp ráp trong nước với toàn
bộ linh kiện nhập khẩu

9

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

10


FTA

Free trade agreement

Hiệp định thương mại tự do

11

ODA

Official Development
Assistance

Hỗ trợ phát triển chình thức

12

TNCs

Transnational Corporations

Các tập đoàn Xuyên quốc gia

13

VAMA

Việt Nam Automobile
Manufacturer Association


Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô
Việt Nam

14

UNCTAD

United Nations Conference
on Trade and Development

Diễn đàn Thương mại và Phát
triển Liên Hiệp quốc

15

WTO

World Trade Organisation

Tổ chức Thương mại thế giới

i


DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT

Bảng


Nội dung

1

Bảng 4.1

2

Bảng PL.01

FDI phân theo quốc gia, đơn vị: triệu USD

Phu lục 01

3

Bảng PL.02

FDI phân theo khu vực kinh doanh

Phu lục 02

Vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp FDI

ii

Trang

68



DANH MỤC HÌNH
STT

Hình

Nội dung

1

Hính 2.1

Quy trính nghiên cứu luận văn

27

2

Hính 3.1

Sản lượng ô tô Thái Lan (1993 – 2015)

32

3

Hính 3.2

Lượng xe tiêu thụ trong nước và xuất khẩu (1993 – 2015)


33

4

Hính 3.3.

Cơ sở sản xuất ô tô thế giới

34

5

Hính 3.4

Cấu trúc ngành công nghiệp ô tô Thái Lan

36

6

Hính 3.5.

Thị phần sản xuất của các nhà sản xuất ô tô Thái Lan,
2010

37

7

Hính 3.6


Thị phần bán ra của các nhà sản xuất ô tô Thái Lan, 2010

37

8

Hính 3.7

Thị phần xuất khẩu của các nhà sản xuất ô tô Thái, 2010

38

9

Hính 3.8.

Lượng xe bán trong nước của Thái Lan

39

10

Hính 3.9

Tỷ trọng xuất khẩu các loại xe của Thái Lan 2010

39

11


Hính 3.10.

Điểm đến xuất khẩu chình của xe và phụ tùng ô tô Thái
Lan 2010

40

12

Hính 3.11.

FDI trong ngành công nghiệp ô tô Thái Lan

43

13

Hính 3.12

Công suất nhà máy Isuzu 2015 – 2019

47

14

Hính 3.13

Công suất và Lượng bán Mercedes - Benz năm 2014


48

15

Hính 3.14

Công suất dự kiến MG - Thái Lan năm 2014 – 2015

49

16

Hính 3.15

Công suất và lượng bán Nissan 2013 – 2015

50

17

Hính 3.16

Công suất Nhà máy Toyota 2014

51

18

Hính 3.17


Cấu trúc dân số Thái Lan trong 2000, 2005, 2015 và 2025

60

19

Hính 4.1

FDI đăng ký vào Việt Nam 2007-2014

66

20

Hính 4.2

FDI vào Việt Nam theo quốc gia chủ đầu tư, năm 2016

69

21

Hính 4.3

Lượng sản xuất và tiêu thụ xe ô tô tại Việt Nam

70

22


Hính 4.4

Nhập khẩu xe ô tô chở khách và xe tải lớn tại Việt Nam

71

23

Hính 4.5

Lượng ô tô sản xuất và tiêu thụ 2015

72

iii

Trang


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa như hiện nay, việc phát triển kinh
tế của từng quốc gia đặc biệt là quốc gia đang phát triển như Việt Nam có thêm
nhiều cơ hội và cả thách thức khi tham gia vào sân chơi toàn cầu. Để tận dụng các
cơ hội của hội nhập, đồng thời nhận thức được vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) với sự phát triển kinh tế, Việt Nam đã và đang quan tâm thu hút nguồn
vốn này. Mặc dù vốn đăng ký và giải ngân FDI hàng năm có sự thay đổi tùy thuộc
vào tính hính kinh tế thế giới hoặc chiến lược đầu tư của các nhà đầu tư nhưng nhín
chung Việt Nam vẫn là một trong những thị trường tiềm năng của nguồn vốn đầu tư
nước ngoài. Tuy nhiên, tỷ lệ vốn giải ngân/vốn đăng ký vẫn tương đối thấp, đặt ra

yêu cầu cho các nhà hoạch định chình sách cũng như các doanh nghiệp cần cải
thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút FDI.
Ngành công nghiệp ô tô không chỉ giữ một vị trì quan trọng trong việc thúc
đẩy nền kinh tế quốc dân phát triển thông qua đáp ứng nhu cầu giao thông vận tải,
góp phần phát triển sản xuất và kinh doanh thương mại mà còn là một ngành kinh
tế mang lại lợi nhuận rất cao nhờ sản xuất ra những sản phẩm có giá trị vượt trội.
Ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam tuy được hính thành từ năm 1991 và đã bước
đầu thu hút FDI nhưng vẫn dưới hính thức lắp ráp, tỷ lệ nội địa hóa thấp, thiếu
ngành công nghiệp hỗ trợ, ìt được chuyển giao công nghệ. Trong khi đó, Thái Lan
là một quốc gia có ngành công nghiệp ô tô phát triển trước Việt Nam khoảng 30
năm nhưng đến nay đã trở thành một trong những nước xuất khẩu ô tô lớn nhất thế
giới. Đầu tư vào ngành công nghiệp ô tô Thái Lan có các hãng lớn của các quốc gia
phát triển, trong đó nhiều nhất là các liên doanh của Nhật Bản như Honda, Toyota,
Nissan… Đặc biệt, Thái Lan đã thu hút FDI và trải qua các bước phát triển rất đầy
đủ để phát triển ngành công nghiệp ô tô, từ việc sửa chữa đến giai đoạn lắp ráp
thành phẩm, sang sản xuất phụ tùng, nội địa hóa khâu sản xuất phụ tùng cho đến
tập trung vào hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D).
Do đó, học hỏi kinh nghiệm thu hút FDI vào ngành công nghiệp ô tô Thái Lan
có nhiều ý nghĩa đối với Việt Nam nhằm hướng đến phát triển ngành này theo
hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Do đó, tác giả luận văn lựa chọn đề tài:
1


“Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển ngành công nghiệp ô tô tại
Thái Lan và gợi ý cho Việt Nam” làm Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
- Đề tài nhằm phân tìch thực trạng thu hút FDI vào ngành công nghiệp ô tô
Thái Lan và Việt Nam
- Đưa ra một số giải pháp phù hợp để tăng cường thu hút FDI vào ngành công
nghiệp ô Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.

3. Câu hỏi nghiên cứu.
- Thái Lan đã thu hút FDI vào ngành công nghiệp ô tô nhưng thế nào?
- Tại sao Việt Nam phải thu hút FDI vào ngành công nghiệp ô tô?
- Việt Nam có thể học hỏi gí từ Thái Lan khi thu hút FDI vào ngành công
nghiệp ô tô?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: FDI vào phát triển ngành công nghiệp ô tô Thái Lan
và Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu.
- Nội dung: Thực trạng thu hút FDI vào ngành công nghiệp ô tô Thái Lan và
một số vấn đề liên quan đến FDI vào phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.
- Thời gian: Ngành công nghiệp ô tô Thái Lan đã phát triển trước Việt Nam
rất nhiều năm. Tại Thái Lan, ngành công nghiệp ô tô đã bắt đầu và phát triển từ
năm 1970 còn tại Việt Nam được bắt đầu từ năm 1991. Do vậy, để có những số liệu
rõ nét phân tìch ngành công nghiệp ô tô Thái Lan, luận văn nghiên cứu trong
khoảng thời gian từ năm 1970 đến nay.
5. Những đóng góp mới của Luận văn.
- Luận văn đưa ra các xu hướng và xu thế mới của kinh tế thế giới đang tác
động như thế nào tới sự phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam.
- Trên cơ sở phân tìch và đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp FDI vào ngành
công nghiệp ô tô ở Thái Lan và Việt Nam, chỉ ra những thành tựu và rút ra được
nguyên nhân của những hạn chế.

2


- Phân tìch kinh nghiệm của Thái Lan trong việc thu hút FDI để xây dựng và
phát triển ngành công nghiệp ô tô trong xu thế chung của thế giới, từ đó rút ra các
kinh nghiệm cần học hỏi để thu hút FDI vào phát triển ngành ô tô tại Việt Nam.

- Đưa ra các quan điểm, định hướng và giải pháp để nâng cao hiệu quả đầu
tư FDI vào phát triển ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam trong xu thế hội nhập
kinh tế Quốc tế.
6. Kết cấu của Luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 4
Chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và cơ sở lý luận về thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành công nghiệp ô tô
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Phân tích thực trạng thu hút FDI vào ngành Công nghiệp ô tô tại
Thái Lan
Chương 4: Gợi ý giải pháp thu hút FDI vào ngành Công nghiệp ô tô Việt Nam

3


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI (FDI)
VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ
1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu.
1.1.1. Liên quan đến FDI.
CIEM (2006) đã đánh giá tác động của FDI đến tăng trưởng của nền kinh tế
Việt Nam trong đó tập trung vào chình sách thu hút FDI của Việt Nam giai đoạn
2003-2010. Đặc biệt, các tác giả chỉ ra các kênh tác động thông qua kênh đầu tư và
các tác động tràn của FDI theo cả hai hướng tiếp cận. Trên cơ sở đó, các tác giả
tổng hợp số liệu và tiến hành phân tìch định lượng nhằm chỉ ra và đánh giá các biểu
hiện của các tác động tràn của FDI trong 3 nhóm ngành: dệt may, cơ khì điện tử và
chế biến thực phẩm. Các tác giả cũng đưa ra các phân tìch các mẫu điều tra điển
hính để nhận dạng tác động và đưa ra các kiến nghị chình sách với Nhà nước và với
cấp doanh nghiệp.

Bộ Công Thƣơng (2013) đã tổng kết và đánh giá khái quát tổng quan về thực
trạng tính hính đầu tư nước ngoài trong phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt
Nam đồng thời đưa ra những định hướng đổi mới chình sách nhằm thúc đẩy ngành
này phát triển. Các tác giả đã phân tìch dựa trên cơ cấu và hiện trạng ngành công
nghiệp hỗ trợ Việt Nam đề hướng đến phục vụ nhu cầu nội địa, phục vụ công
nghiệp chế tạo và từ đó định hướng thu hút các tập đoàn đầu tư nước ngoài có công
nghệ tiên tiến. Đồng thời, các tác giả cũng chỉ ra những hạn chế hiện tại của môi
trường đầu tư tại Việt Nam để đề xuất những vấn đề cần cải thiện, thu hút FDI của
các nhà đầu tư nước ngoài.
1.1.2. Liên quan đến FDI vào ngành công nghiệp ô tô.
Biswajit Nag và cộng sự (2007) đã nghiên cứu so sánh các yêu tố sản xuất,
thương mại và thị trường của ngành công nghiệp ô tô tại các nước được lựa chọn,
từ đó đưa ra giải pháp thay đổi tình năng của ngành công nghiệp ô tô Châu Á. Các
tác giả đã đánh giá sự tăng trưởng của ngành công nghiệp ô tô trong các nước lựa
trọn trong đó có Thái Lan. Với việc phân tìch khả năng sản xuất và cấu trúc thị
trường, tình năng động và thương mại trong ngành công nghiệp ô tô, các tác giả đã
4


chỉ ra yếu tố đã giúp Thái Lan thành trung tâm lớn trong lĩnh vực sản xuất ô tô tại
Châu Á.
1.1.3. Liên quan đến FDI vào ngành công nghiệp ô tô của Thái Lan.
Hiroaki Karibe và cộng sự (2008) đã nghiên cứu về vai trò của các doanh
nghiệp Nhật Bản đối với sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô tại Thái Lan.
Trong đó, các tác giả đã đưa ra thảo luận các định nghĩa về các cụm công nghiệp và
thực trạng của ngành công nghiệp ô tô ở Thái Lan. Quá trính xâm nhập của các
hãng ô tô Nhật Bản vào Thái Lan là vấn đề được quan tâm và phân tìch, đặc biệt
nêu ra những lợi thế của công nghiệp ô tô Thái Lan khi thu hút đầu tư của các nhà
đầu tư Nhật. Thêm vào đó, các tác giả cũng đánh giá những đóng góp của các
doanh nghiệp Nhật Bản cho sự hính thành và phát triển của ngành công nghiệp ô

tô ở Thái Lan.
Tổng kết và nghiên cứu định hướng ngành công nghiệp ô tô Thái Lan giai
đoạn 2012-2016, Bộ Công nghiệp Thái Lan (2012) đã tổng quan một cách chi tiết
về thực trạng và xu hướng ngành công nghiệp ô tô trên thế giới, khu vực Châu Á và
ngành ô tô Thái Lan dựa trên cung, cầu và xu hướng công nghệ trong ngành này
trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Đặc biệt, các tác giả đã tập
trung đánh giá lợi thế cạnh tranh của ngành ô tô Thái Lan trong bối cảnh hội nhập
toàn cầu và ASEAN thông qua phân tìch kế hoạch giai đoạn 2007-2011 của ngành
công nghiệp Thái Lan từ đó đề xuất xây dựng định hướng giai đoạn 2012-2016 dựa
trên các thách thức mà ngành cần đối mặt trong thời gian tới cũng như tầm nhín
chiến lược của Thái Lan đối với sự phát triển của ngành công nghiệp có ý nghĩa
quan trọng đối với sự phát triển kinh tế Thái Lan.
1.1.4. Liên quan đến FDI vào ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam.
Trần Anh Phƣơng (2004), Luận án Tiến sĩ “Một số giải pháp tăng cường thu
hút vốn đầu tư trực tiếp của các nước trong nhóm G7 vào phát triển công nghiệp ô
tô của Việt Nam”. Nghiên cứu này đề cập đến thực trạng thu hút FDI của các nước
G7 vào ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, đặc điểm FDI của G7 tại Việt Nam và
nguyên nhân hạn chế FDI từ G7 vào ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, từ đó đề
xuất các giải pháp cấp bách (gia tăng FDI từ Nhật Bản, từ Mỹ, Anh và Pháp), giải
5


pháp lâu dài, (thay đổi cách nhín nhận về FDI và đổi mới phong cách làm việc của
đội ngũ cán bộ, đẩy nhanh tiến độ gia nhập WTO, đẩy mạnh công tác quảng bá,
xúc tiến đầu tư, kêu gọi các công ty xuyên quốc gia (TNCs) từ G7 để nắm công
nghệ nguồn), điều kiện bảo đảm thực hiện có hiệu quả những giải pháp tăng cường
thu hút FDI từ G7 vào ngành công nghiệp ô tô thời gian tới.
Ở Việt Nam cũng có nhiều tác giả quan tâm tím hiểu thu hút FDI vào ngành
công nghiệp ô tô trong ngành công nghiệp ô tô như “Luận văn ngành công nghiệp ô
tô Việt Nam, thực trạng và giải pháp đẩy mạnh sự phát triển” (Trần Thị Bìch

Hường, 2010) hay “Xây dựng chình sách bảo hộ ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập quốc tế” (Nguyễn Thị Nhung, Vũ Thị Ngọc Mai, Đặng Thị
Phượng, Đại học Ngoại thương, 2010),.
1.1.5. Khoảng trống từ các nghiên cứu trên.
Như đã nêu trên, các công trính nghiên cứu đều có giá trị tham khảo cao, có
nhiều cách tiếp cận khác nhau về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Tuy
nhiên, do mục đìch nghiên cứu khác nhau cũng như nhiều ràng buộc khác nên
những hạn chế ở mức độ nhiều ìt khác nhau là không thể tránh khỏi. Hơn nữa, các
công trính nghiên cứu được thực hiện trong những thời điểm khác nhau và lại
thường có những nhận định và hàm ý khác nhau. Có thể thấy, phần lớn các công
trính là nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển nền kinh tế,
hoặc đối với một lĩnh vực công nghiệp cụ thể như công nghiệp ô tô. Mặc dù ở Việt
Nam có nhiều tác giả quan tâm tím hiểu vấn đề thu hút FDI vào ngành công nghiệp
ô tô, các bài nghiên cứu có điểm mạnh phân tìch thực tiễn và liên hệ với các nước
tiêu biểu nhưng chưa đi sâu vào phân tìch kinh nghiệm của một nước cụ thể, điển
hính là Thái Lan hiện đang là nước có ngành công nghiệp ô tô phát triển hàng đầu
trong khu vực và trên thế giới.
Bởi vậy, đề tài này sẽ đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện đầu tư trực tiếp
nước ngoài FDI cho phát triển ngành công nghiệp ô tô ở Thái Lan bên cạnh những
xu thế mới. Qua đó rút ra được những kinh nghiệm thu hút FDI, tăng cường hiệu
quả đầu tư trực tiếp FDI của Thái Lan vào ngành Công nghiệp ô tô, từ đó đưa ra
những giải pháp góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam phát triển
6


cho xứng với tiềm năng và vai trò của nó trong quá trính công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, để ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam vượt qua những khó khăn
trước mắt và phát triển trong quá trính hội nhập quốc tế.
1.2. Cơ sở lý luận về thu hút FDI vào ngành công nghiệp ô tô.
1.2.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về FDI.

a, Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài .
FDI là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Foreign Direct Investment” và được
dịch sang tiếng Việt là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thực tế, có nhiều quan điểm và
định nghĩa khác nhau về FDI tiêu biểu như:
Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF): FDI là một hoạt động đầu tư được thực hiện
nhằm đạt được những lợi ìch lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh
thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đìch của chủ đầu tư
là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp.
Theo Tổ chức Thương Mại Thế giới (WTO): Đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy
ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một
nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện
quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chình khác. Phương diện quản
lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chình khác. Trong phần lớn các
trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ
sở kinh doanh. Trong trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay gọi là “công ty mẹ” và
các tài sản gọi là “công ty con” hay “chi nhánh công ty.
Theo Luật đầu tư nước ngoài của Liên bang Nga ngày 04/07/1991 : “Đầu tư
trực tiếp nước ngoài là tất cả các hính thức giá trị tài sản và những giá trị tinh thần
mà người đầu tư nước ngoài đầu tư vào các đối tượng của sản xuất kinh doanh và
các hoạt động khác nhằm mục đìch thu lợi nhuận ở các nước sở tại”
Theo Luật Đầu tư Việt Nam (2014): Trong Luật Đầu tư 2014 của nước cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không đưa ra định nghĩa về đầu tư trực tiếp nước
ngoài, tuy nhiên có nhưng quy định: “Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn
đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế;
đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hính
7


thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư” và “Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân
có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện

hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam”. Như vậy, theo Luật Đầu tư 2014 thí
FDI có thể được hiểu là: “ Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước
ngoài đưa vào Việt Nam vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua
việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ
chức kinh tế; đầu tư theo hính thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư”.
Tóm lại, FDI có bản chất như đầu tư nói chung là việc nhà đầu tư nước ngoài
đưa vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào đầu tư vào một quốc gia để có được
quyền sở hữu và quản lý hoặc kiểm soát một thực thể kinh tế tại quốc gia đó, với
mục tiêu tối đa hóa lợi ìch của mính. Tuy nhiên, FDI nhấn mạnh vào địa điểm thực
hiện hoạt động này là ở quốc gia khác với quốc gia của nhà đầu tư.
b, Các đặc điểm của FDI.
Về mục tiêu, do chủ thể là tư nhân nên FDI có mục đìch ưu tiên hàng đầu là
lợi nhuận. Các nhà đầu tư tự đưa ra quyết định đầu tư và kinh doanh và tự chịu
trách nhiệm về kết quả đầu tư của mính. Do đó họ phải tím hiểu các điều kiện môi
trường và dự kiến lỗ lãi trước khi tiến hành, chỉ khi chắc chắn hoạt động kinh
doanh tại nước nhận đầu tư sẽ cho kết quả tốt nhà đầu tư nước ngoài mới thực hiện.
Ví vậy, FDI thường mang tình khả thi và hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, tình khả
thi và hiệu quả kinh tế nghiêng về bên nào hơn, nhà đầu tư hay nước nhận đầu tư,
phụ thuộc vào lĩnh vực đầu tư.
Tùy vào hính thức chủ thể được thành lập theo giấy phép đầu tư, nhà đầu tư
phìa nước ngoài có thể trực tiếp điều hành toàn bộ hoặc tham gia điều hành các
hoạt động của doanh nghiệp FDI. Đặc điểm này cho thấy rõ sự khác nhau giữa đầu
trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp nước ngoài. Bởi trong hính thức đầu tư
gián tiếp nước ngoài, phìa nước ngoài đầu tư bằng cách mua cổ phần của các công
ty tại nước nhận đầu tư với tỷ lệ nhất định nhằm mục đìch thu lợi nhuận mà không
tham gia trực tiếp điều hành quản lý doanh nghiệp.
Về vốn góp, các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu
trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của luật pháp từng nước để
8



giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư. Luật các
nước thường quy định không giống nhau về vấn đề này. Nguồn vốn đầu tư của nhà
đầu tư nước ngoài bao gồm vốn đầu tư ban đầu hay vốn pháp định, vốn vay của
doanh nghiệp trong quá trính hoạt động và vốn tái đầu tư từ lợi nhuận để mở rộng
quy mô sản xuất kinh doanh.
Về tỷ lệ phân chia lợi nhuận, tỷ lệ đóng góp của các bên trong vốn điều lệ
hoặc vốn pháp định sẽ quy định quyền và nghĩa vụ mỗi bên, đồng thời lợi nhuận và
rủi ro cũng được phân chia dựa theo tỷ lệ này. Thu nhập mà chủ đầu tư thu được
phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư, nó mang
tình chất thu nhập kinh doanh chứ không phải lợi tức.
Về quyền kiểm soát, chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh
doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Nhà đầu tư nước ngoài được quyền tự lựa
chọn lĩnh vực đầu tư, hính thức đầu tư, quy mô đầu tư cũng như công nghệ cho
mính. Ví thế hính thức này mang tình khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có
những ràng buộc về chình trị, không có gánh nặng về nợ nần cho nền kinh tế nước
nhận đầu tư..
FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư.
Thông qua hoạt động FDI, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ, kĩ thuật
tiên tiến, học hỏi kinh ngiệm quản lý.
c, Vai trò của FDI.
- Với các nước đi đầu tư:
+ Thông qua FDI, các nước đi đầu tư vận dụng được các lợi thế về chi phì sản
xuất thấp của các nước được đầu tư để hạ giá thành sản phẩm, giảm chi phì vận
chuyển, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư.
+ Cho phép công ty kéo dài chu kí sống của các sản phẩm được sản xuất ra.
+ Giúp các công ty chình quốc tạo dựng thị trường cung cấp nguyên nhiên vật
liệu dồi dào, ổn định với giá rẻ.
+ Cho phép chủ đầu tư bành trướng về mặt kinh tế, tăng khả năng ảnh hưởng
của mính trên thị trường thế giới

 Với các nước nhận đầu tư (Các nước sở tại):
9


+ FDI giải quyết tính trạng thiếu vốn cho phát triển kinh tế, xã hội.
+ Chuyển giao công nghệ từ nước đầu tư sang nước tiếp nhận đầu tư.
+ FDI làm cho hoạt động đầu tư nước ngoài vào trong nước ngày càng phát
triển, thúc đẩy tình năng động và khả năng cạnh tranh trogn nước, tạo khả năng
khai thác tiềm năng của đất nước.
+ Không đẩy các nước tiếp nhận vào tính trạng nợ nần, không chịu những
ràng buộc về kinh tế, chình trị, xã hội.
+ Với các nước đi đầu tư thi nếu môi trường đầu tư bất ổn về kinh tế, chình trị
thí nhà đầu tư đễ bị mất vốn. Còn đối với các nước sở tại thí nếu không quy hoạch
sử dụng vốn cho hiệu quả thí dễ dẫn đến tính trạng tài chuyên bị khai thác cạn kiệt
và ô nhiễm môi trường
d, Các hình thức của FDI.
Các hình thức FDI phân theo mục đích đầu tư: Xét theo mục đìch đầu tư, FDI
được phân loại thành đầu tư theo chiều ngang và đầu tư theo chiều dọc.
Đầu tư theo chiều ngang được thực hiện khi chủ đầu tư có lợi thế cạnh tranh
về sản xuất một sản phẩm nào đó như công nghệ, kỹ năng quản lý… và được thực
hiện chủ yếu giữa các nước phát triển. Nhà đầu tư thu được lợi nhuận cao khi
chuyên sản xuất sản phẩm đó ra nước ngoài, trực tiếp quản lý hoạt động sản xuất và
phân phối. Mặt khác, đầu tư theo chiều ngang giúp kéo dài vòng đời sản phẩm thực
hiện mở rộng, thôn tình thị trường nước ngoài và khai thác được lợi thế độc quyền.
Đầu tư theo chiều dọc được thực hiện phổ biến ở các nước đang phát triển
nhằm khai thác lợi thế cạnh tranh của các yếu tố đầu vào giữa các khâu sản xuất ra
một loại sản phẩm trong phân công lao động quốc tế như nguồn nguyên nhiên liệu
tự nhiên sẵn có , các yếu tố lao động, đất đai giá rẻ. Sản phẩm sau khi được lắp ráp
hoàn thiện tại các nước nhận đầu tư sẽ được nhập khẩu trở lại nước đầu tư hoặc
xuất khẩu sang các nước khác.

Các hình thức FDI phân theo kiểu đầu tư: Xét theo kiểu đầu tư, FDI được
chia thành: đầu tư mới và mua lại, sáp nhập (M&A).
Đầu tư mới là hính thức đầu tư truyền thống để thực hiện đầu tư vào các nước
đang phát triển, trong đó nhà đầu tư nước ngoài sẽ thành lập chủ thể kinh doanh
10


mới như doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, hay tiến
hành hợp tác trên cơ sở hợp đồng. Kiểu đầu tư này có vai trò rất quan trọng đối với
các nước đang phát triển, tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết để công nghiệp hóa
và hiện đại hóa đất nước.
Khác với đầu tư mới, mua lại và sáp nhập (M&A) chủ yếu được thực hiện ở
các nước phát triển và các nước công nghiệp hóa. Việc đầu tư được thực hiện thông
qua mua lại và sáp nhập các doanh nghiệp hiện đại có tại nước chủ nhà ví thế
không lập nên chủ thể mới. Tại thời điểm hợp đồng M&A được ký kết, hính thức
này không bổ sung ngay lập tức nguồn vốn cho nước chủ nhà nhưng về lâu dài
nguồn vốn sẽ được cấp thông qua mở rộng quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Có
thể thấy xu hướng đầu tư trực tiếp của dòng đầu tư quốc tế hiện nay là M&A.
Hính thức này được thực hiện bởi các tập đoàn đa quốc gia nhằm củng cố, mở
rộng năng lực sản xuất kinh doanh, tận dụng triệt để lợi thế sẵn có của công ty được
sáp nhập và mua lại. Những tập đoàn được thực hiện, mua lại và sáp nhập sau đó sẽ
có lượng vốn khổng lồ và có thể cải thiện được thứ bậc xếp hạng của mính trong
ngành kinh doanh một cách đáng kể. Theo thống kê của UNCTAD, năm 2005, trên
thế giới có 141 vụ sáp nhập và mua lại có trị giá trên 1 tỷ USD. Trong đó, lớn nhất
là vụ sáp nhập giữa 2 công ty Royal Dutch Petroleum của Hà Lan và Shell
Transport and Trading của Anh trong ngành dầu khì với giá trị hợp đồng lên tới
74,3 tỷ USD.
FDI theo luật Việt Nam
+ Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Hính thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là hính thức truyền thống và

phổ biến của FDI. Với hính thức này, các nhà đầu tư, cùng với việc chú trọng khai
thác những lợi thế của địa điểm đầu tư mới, đã nỗ lực tím cách áp dụng các tiến bộ
khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý trong hoạt động kinh doanh để đạt hiệu
quả cao nhất. Hiện nay, pháp luật Việt Nam không quy định cụ thể về doanh
nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài, tuy nhiên dựa theo Luật đầu tư 2014 và các
văn bản hướng dẫn thí có thể định nghĩa như sau : “Doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập hoặc là doanh nghiệp
11


Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, sát nhập hoặc mua lại
100% vốn để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam; Các hính thức
của doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên, công ty cổ phần
hoặc công ty hợp danh theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014”.
Xu hướng thành lập doanh nghiệp FDI 100% vốn nước ngoài cũng như
chuyển đổi hính thức khác sang doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ngày càng
tăng. Trước sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin và xu hướng toàn cầu
hóa nền kinh tế, các nhà đầu tư nước ngoài hiện nay có khá nhiều kênh thông tin về
môi trường và điều kiện đầu tư tại Việt Nam. Nhiều công ty tư vấn đầu tư cũng đã
cung cấp dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp và phong phú cho các nhà đầu tư. Mặt
khác, nếu không đầu tư 100% vốn, phìa nước ngoài sẽ phải chia sẻ quyền quản lý
hoạt động kinh doanh với phìa Việt Nam, trong khi phìa Việt Nam thường còn yếu
về trính độ quản lý và theo đuổi những mục tiêu kinh doanh khác. Ví vậy, để hoàn
toàn chủ động trong việc kinh doanh, các nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng thành
lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Tình đến 31 tháng 12 năm 2013, doanh
nghiệp 100% vốn nước ngoài là 7543 doanh nghiệp (chiếm 83% toàn bộ doanh
nghiệp FDI) gấp 8,8 lần năm 2000.
+ Doanh nghiệp liên doanh.
Một hính thức FDI khác khá phổ biến ở Việt Nam là doanh nghiệp liên doanh.

Nhà đầu tư nước ngoài liên doanh với nhà đầu tư trong nước để thành lập nên công
ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh có
tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Trước đây, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam còn quy định một trường hợp
đặc biệt của hính thức này, đó là doanh nghiệp liên doanh được thành lập trên cơ sở
Hiệp định ký giữa Chình phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chình
phủ nước ngoài. Tiêu biểu cho trường hợp này là liên doanh dầu khì Việt Xô Petro.
Ngoài ra, doanh nghiệp liên doanh cũng chỉ được thành lập dưới hính thức công ty
trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên, trong đó, phần vốn góp của nhà đầu tư
nước ngoài tối thiểu bằng 30% vốn pháp định, trừ những trường hợp Chình phủ
12


quy định khác. Cho đến nay, Luật đầu tư 2014 và các văn bản hướng dẫn không
quy định chi tiết tỷ lệ vốn góp của phìa nước ngoài.
Tình đến 31 tháng 12 năm 2013, doanh nghiệp liên doanh là 1550 doanh
nghiệp (chiếm 17% toàn bộ doanh nghiệp FDI) gấp 2,3 lần năm 2000.
+ Hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng BTO, BOT, BT.
Trong lĩnh vực khai thác, thăm dò tài nguyên thiên nhiên như dầu khì, than đá,
khoáng sản,… hính thức hợp đồng hợp tác kinh doanh được áp dụng phổ biến.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh hay hợp đồng BCC ký giữa một hoặc nhiều nhà
đầu tư nước ngoài với một hoặc nhiều nhà đầu tư trong nước để hợp tác sản xuất
phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm, trong đó các bên thỏa thuận quy định về
đối tượng, nội dung hợp tác, thời hạn kinh doanh, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm
của mỗi bên, quan hệ hợp tác và tổ chức quản lý giữa các bên.
Hính thức này không thành lập nên pháp nhân. Trong quá trính đầu tư, các
bên hợp doanh có thể thỏa thuận lập ban điều hành để thực hiện hợp đồng. Đối với
bên nước ngoài có thể thành lập văn phòng điều hành làm đại diện tại Việt Nam,
với con dấu riêng, có quyền mở tài khoản, tuyển dụng lao động, tiến hành kinh
doanh theo quy định về quyền và nghĩa vụ trong Giấy chứng nhận đầu tư và hợp

đồng BCC.
Trong lĩnh vực đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nhà đầu tư nước ngoài có thể ký kết
hợp đồng BTO, BOT, BT với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để thực hiện các
dự án xây dựng mới, mở rộng, hiện đại hóa và vận hành kết cấu hạ tầng giao thông,
điện, nước, xử lý chất thải và các lĩnh vực khác do Chình phủ quy định.
Với mỗi loại hợp đồng, trính tự công việc cũng như quyền lợi mà nhà đầu tư
nước ngoài được hưởng có khác nhau. Đối với hợp đồng BOT sau khi xây dựng, nhà
đầu tư được phép kinh doanh công trính trong một thời hạn nhất định. Hết thời hạn,
nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn công trính đó cho Nhà nước Việt
Nam. Nếu đầu tư dưới hính thức BTO, nhà đầu tư nước ngoài là một bên trong hợp
đồng, khi xây dựng xong sẽ tiến hành chuyển giao công trính cho Nhà nước Việt
Nam. Sau đó nhà đầu tư sẽ được Chình phủ Việt Nam dành cho quyền kinh doanh
công trính đó trong một thời gian nhất định để thu hồi vốn và lợi nhuận. Đối với hính
13


thức hợp đồng BT, sau khi xây dựng và chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam, nhà
đầu tư nước ngoài sẽ được thanh toán theo thỏa thuận trong hợp đồng hoặc được tạo
điều kiện thực hiện dự án đầu tư khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận.
+ Các hính thức đầu tư trực tiếp khác.
Cho đến này, các hính thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp
liên doanh và đầu tư theo hợp đồng BCC, BOT vẫn là những hính thức phổ biến,
được các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ưa chuộng.
Đầu tư phát triển kinh doanh: Những nhà đầu tư nước ngoài đang thực hiện đầu
tư tại Việt Nam được cấp phép đầu tư để phát triển hoạt động kinh doanh đó như mở
rộng quy mô, nâng cao năng suất, năng lực kinh doanh hoặc đầu tư để đổi mới công
nghệ, nâng cao chất lượng và giảm ô nhiễm môi trường.
Góp vốn, mua cổ phần để tham gia quản lý hoạt động đầu tư: Nhà đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam có quyền góp vốn, mua cổ phần của các công ty chi nhánh tại
Việt Nam. Tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư được Chình phủ Việt Nam

quy định cụ thể đối với một số ngành, lĩnh vực. Khi đó, nhà đầu tư sẽ có quyền tham
gia quản lý hoạt động của công ty mà mính góp vốn và mua cổ phần , đồng thời phải
thực hiện đúng những quy đinh về tỷ lệ, góp vốn, hính thức đầu tư và lộ trính mở cửa
thị trường của các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.
Sáp nhập, mua lại: Tại Việt Nam, hính thức mua lại và sáp nhập đã được quy
định trong Luật đầu tư năm 2014. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài phải tuân thủ các
quy định của Luật doanh nghiệp, điều kiện tập trung kinh tế và pháp luật về cạnh
tranh. Đây là một điểm mới trong nỗ lực cải thiện môi trường luật pháp để thu hút tối
đa dòng vốn FDI từ TNCs, đồng thời để có thể nắm bắt xu hướng tất yếu của dòng
đầu tư quốc tế.
1.2.2. Một số vấn đề lý luận về ngành công nghiệp ô tô.
a, Khái niệm về công nghiệp ô tô.
Khái niệm công nghiệp theo nghĩa là một ngành kinh tế: Một nghĩa rất phổ
thông của công nghiệp là “hoạt động kinh tế quy mô lớn, sản phẩm (có thể là phi vật
thể) tạo ra trở thành hàng hóa”. Theo định nghĩa này, những hoạt động kinh tế
chuyên sâu khi đạt được một quy mô nhất định sẽ trở thành một ngành công nghiệp,
14


ngành kinh tế như: công nghiệp phần mềm máy tình, công nghiệp điện ảnh, công
nghiệp giải trì, công nghiệp thời trang, công nghiệp ô tô, công nghiệp báo chì…
Ô tô là loại phương tiện giao thông chạy bằng bánh có chở theo động cơ của
chình nó. Tên gọi ô tô được nhập từ tiếng Pháp (automobile), tên tiếng Pháp xuất
phát từ từ auto (tiếng Hy Lạp, nghĩa là tự thân) và từ mobilis (tiếng La Tinh, nghĩa
là vận động). Từ automobile ban đầu chỉ những loại xe tự di chuyển được gồm 'xe
không ngựa' và 'xe có động cơ'. Còn từ ô tô trong tiếng Việt chỉ dùng để chỉ các
loại có 4 bánh. Các kiểu khác nhau của ô tô gồm các loại xe, xe buýt, xe tải. Tới
năm 2005 có khoảng 600 triệu ô tô trên khăp thế giới (0,074 trên đầu người).
Công nghiệp ô tô là ngành sản xuất, chế tạo, lắp ráp để tạo ra sản phẩm là ô tô
hoàn chỉnh. Ngành công nghiệp ô tô bao gồm cả công nghiệp hỗ trợ (sản xuất linh

phụ kiện, chi tiết máy…phục vụ cho ô tô); nghiên cứu cải tiến, chế tạo, phát minh
ra kiểu dáng các loại xe mới; lắp ráp xe ô tô; các dịch vụ chăm sóc;… Công nghiệp
ô tô bị thống trị bởi một số lượng khá nhỏ các nhà sản xuất, những nhà sản xuất lớn
nhất (theo con số xe sản xuất ra) hiện là General Motors, Toyota và Ford Motor
Company. Ngành công nghiệp ô tô thiết kế, phát triển, sản xuất, tiếp thị và bán tất
cả các loại xe. Trong năm 2007, hơn 73 triệu ô tô các loại gồm xe du lịch và xe
thương mại được sản xuất ra trên toàn thế giới. Trong tổng số 71,9 triệu ô tô mới
được bán ra trên toàn thế giới có 22,9 triệu ờ Châu Âu, 21,4 triệu ở Châu Á Thái
Bính Dương, 19,4 triệu ở Mỹ và Canada, 4,4 triệu ở Châu Mỹ La tinh, 2,4 triệu ở
Trung Đông và 1,4 triệu ở Châu Phi. Các thị trường ở Bắc Mỹ và Nhật Bản đã
chững lại, trong khi đó, thị trường ở Nam Mỹ và Châu Á phát triển rất mạnh. Trong
các thị trường chình, Nga, Braxin, Ấn Độ và Trung Quốc cho thấy sự phát triển
nhanh nhất. Một số tên hiệu ô tô nổi tiếng: Volkswagen, Mercedes, Opel, BMW,
Audi, Ford, Renault, Toyota, Skoda, Peugeot, Citroen, Fiat, Mazda, Seat, Nissan,
Hyundai, Honda, Kia, Volvo, Mitsubishi, Suzuki, Smart, Mini (BMW), Chevrolet,
Porsche, Alfa Romeo, Daihatsu, Chrysler, Subaru, Land Rover, Dacia, Jeep, Saab,
Lexus, Jaguar, Ssangyong, Lancia, GM, Sonstige, Gesamt.

15


×