Tải bản đầy đủ (.pptx) (16 trang)

Phân biệt các đm vùng tam giác cảnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.71 KB, 16 trang )

CHÀO MỪNG CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BUỔI
THUYẾT TRÌNH
NHÓM 1


1.
CHỦ ĐỀ 2

2.

Phân biệt các động mạch vùng tam giác cảnh và vị trí
thắt mạch.
Vùng vai khí quản : Vị trí mở khí quản ,bao tạng ,liên
quan các thanh phần trong bao tạng và áp dụng


Phân Biệt Các ĐM Vùng Tam Giác Cảnh


• Tam giác cảnh: Là phần vào các mạch cảnh, được giới hạn bởi trên bởi bụng sau cơ 2 bụng, ở
dưới bởi bụng trên cơ vai móng, ở sau bởi bờ trước cơ ức đòn chũm .

• Để tìm các mạch: thường dựa vào tam giác nhỏ hơn trong tam giác cảnh là tam giác
Farabeuff- được giới hạn:

 Thành sau là TM cảnh trong.
 Thành trước trên là quai dây TK lưỡi.
 Thành dưới là thân TM giáp lưỡi mặt.




1.bụng sau cơ 2 bụng
2.dây TK XII
3.cơ trâm móng
4.ĐM lưỡi
5.Cơ ức đòn chũm
6.Thân TM giáp lưỡi
mặt
7.Ngành xuống TK XII
8.TM cảnh trong
9.Dây TK X


1, ĐM cảnh chung

Chứa đoạn cuối của đm cảnh chung, hơi phình ra thành xoang cảnh, cho 2 nhánh tận:ĐM cảnh ngoài và
ĐM cảnh trong

2, ĐM cảnh ngoài

Trong tam giác, đm cảnh ngoài nằm trước hơn và trong hơn so với đm cảnh trong, cho một số nhánh
bên- đây là đặc điểm phân biệt với đm cảnh chung và trong

Phân biệt các đm vùng tam giác cảnh
Vì động mạch cảnh ngoài có nhiều vòng nối và cấp máu cho các cơ quan ngoai hộp sọ nên thắt không
nguy hiểm, thắt ở trên đm giáp trạng trên để tránh nhầm với đm cảnh trong.




3: ĐM cảnh trong


Trong tam giác cảnh, đm cảnh trong đi lên ở trước trong TM cảnh trong và không cho ngành
bên nào.

=> Động mạch cảnh trong là động mạch cấp máu cho não ,cho mắt ,đường đi của động mạch
không thẳng chạy uốn minh,có nhiều khúc ,có khẩu kinh không đều nhau -> thắt đm cảnh trong
rất nguy hiểm.


VÙNG VAI
KHÍ QUẢN

Tam giác vai khí quản được giới hạn ở phía ngoài bởi
bờ trước cơ ức đòn chũm, và ở trong bởi đường giữa
trước của cổ. Trong tam giác có các cơ dưới móng, các
tạng quan trọng của cổ như thanh quản, khí quán,
thực quản, tuyến giáp- cận giáp.


1, Vị trí mở khí quản

• - Các cơ dưới dưới móng có tác dụng kéo thanh quản và sụn giáp xuống dưới, các cơ vùng dưới móng giới hạn nên trám
mở khí quản do 2 ức móng ở nông, ức giáp ở sâu, ở đó khí quản nằm nông ngay dưới da

• => có thể rạch ở phần dưới trám này để vào khí quản mà không làm tổn thương các cơ, các tạng, mạch và TK.
• Có 2 loại mở khí quản:
• - Mở khí quản cao: ở các vòng sụn khí quản 1 và 2, tức là mở khí quản trên eo tuyến giáp. Kỹ thuật này làm tương đối
nhanh, thường áp dụng ở những bệnh nhân mở cấp cứu.

• - Mở khí quản thấp: ở các vòng sụn dưới eo tuyến giáp (4, 5, 6). Thường chỉ áp dụng trong những trường hợp khó thở

nhẹ, không có đe doạ nghạt thở, có sự chuẩn bị chu đáo. Kỹ thuật làm tương đối khó hơn và chậm hơn (mở khí quản
chậm).



2, Bao tạng

• Lá trước khi quản (lamina pretrachealis) hay bao tạng: là một bao mạc cho tuyến giáp, ở
trên bám vào xương móng và đường chéo sụn giáp, ở dưới đi xuống trung thất trên rồi
hoà vào lớp xơ của ngoại tâm mạc. Ở hai bên hoà lẫn vào mạc miệng hầu nên cùng với
mạc này tạo thành ống mạc bao quanh hầu, thanh quản, khí quản, thực quản, tuyến giáp
- cận giáp trạng nên được gọi là bao tạng.


-Áp dụng:

• + Lách dưới cân cổ nông và cơ ức đòn chũm, có thể tới tĩnh mạch cảnh trong và các hạch
bạch huyết.

• + Lách dưới cân cổ giữa và lớp cơ nông dưới móng, có thể vào khoang giữa bao mạch và
bao tạng, để tới ĐM giáp dưới.

• + Lách dưới cơ ức giáp sẽ vào tới bao tạng và lách giữa bao tạng và vỏ xơ tuyến giáp sẽ
vào tuyến cận giáp.




×