Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Chính sách tỷ giá hối đoái trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2000 2016 kinh nghiệm trung quốc và một số hàm ý cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (887.02 KB, 85 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG THẢO

CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG BỐI CẢNH
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN 2000-2016:
KINH NGHIỆM TRUNG QUỐC VÀ MỘT SỐ HÀM Ý
CHO VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG THẢO

CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG BỐI CẢNH
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN 2000-2016:
KINH NGHIỆM TRUNG QUỐC VÀ MỘT SỐ HÀM Ý
CHO VIỆT NAM
Chuyên ngành: KINH TẾ QUỐC TẾ
Mã số: 60 31 01 06

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ


CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
XÁC NHẬN CỦA

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội – 2017


LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ Kinh tế chuyên ngành Kinh tế quốc tế với đề tài
“Chính sách tỷ giá hối đoái trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế giai
đoạn 2000-2016: Kinh nghiệm Trung Quốc và một số hàm ý cho Việt Nam”
là kết quả của quá trình cố gắng không ngừng của bản thân và được sự giúp
đỡ, động viên khích lệ của các thầy, bạn bè đồng nghiệp và người thân. Qua
trang viết này tác giả xin gửi lời cảm ơn tới những người đã giúp đỡ tôi trong
thời gian học tập - nghiên cứu khoa học vừa qua.
Tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với cô giáo TS.
Nguyễn Cẩm Nhung đã trực tiếp tận tình hướng dẫn cũng như cung cấp tài
liệu thông tin khoa học cần thiết cho luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo trường Đại học Kinh tế - Đại Học
Quốc Gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt công việc nghiên
cứu khoa học của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

i



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i
MỤC LỤC ................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... vi
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài: ..................................................................................1
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................3
4. Các đóng góp mới của đề tài .............................................................................3
5. Cấu trúc luận văn ..............................................................................................4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI .....................................................5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ...................................................................5
1.2. Cơ sở lý luận về tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái ..................11
1.2.1. Tỷ giá hối đoái .........................................................................................11
1.2.2. Chính sách tỷ giá hối đoái .......................................................................20
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................36
2.1. Phƣơng pháp thu thập, tổng hợp dữ liệu thứ cấp .....................................36
2.2. Phƣơng pháp xử lý dữ liệu, phân tích và so sánh ......................................37
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI
ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ
QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN 2000 - 2016 .....................................................................39
3.1 Trung Quốc trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2000 2016 .......................................................................................................................39
3.2 Biến động tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc
giai đoạn 2000-2016 .............................................................................................41
3.3 Lựa chọn tỷ giá hối đoái của Trung Quốc...................................................45

ii



3.4 Các tác động của chính sách tỷ giá hối đoái tới nền kinh tế của Trung
Quốc ......................................................................................................................50
3.4.1 Tác động tới tăng trưởng kinh tế ..............................................................50
3.4.2 Tác động tới lãi suất..................................................................................52
3.4.3 Tác động tới lạm phát ...............................................................................53
3.4.4 Tác động tới cán cân thanh toán ...............................................................55
3.4.5 Tác động tới cung cầu ngoại hối ...............................................................61
CHƢƠNG 4: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ HÀM Ý CHO VIỆT NAM ..........................64
4.1 Tỷ giá và chính sách tỷ giá của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2016 ......64
4.2 Một số hàm ý cho Việt Nam .........................................................................67
4.3 Kết luận ..........................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................74

iii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu

STT

Nguyên nghĩa

1

CCTM


Cán cân thương mại

2

CPI

Chỉ số giá tiêu dùng

3

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

4

EU

Liên minh Châu Âu

5

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

6

IMF


Quỹ tiền tệ quốc tế

7

NHNN

Ngân hàng nhà nước

8

NHTM

Ngân hàng thương mại

9

NHTW

Ngân hàng trung ương

10

TGHĐ

Tỷ giá hối đoái

11

NDT


Nhân dân tệ

12

PBoC

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc

13

OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế

14

QFII

Nhà đầu tư tổ chức ngoại đủ tiêu chuẩn

15

CSRC

Uỷ ban luật chứng khoán Trung Quốc

16

TLDTBB


Tỷ lệ dự trữ bắt buộc

17

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG

STT

Bảng

01

Bảng 1.1

02

Bảng 4.1

Nội dung
Phân loại cơ chế tỷ giá hối đoái của IMF
Cơ chế tỷ giá của Việt Nam giai đoạn 20002016

v


Trang
13
66


DANH MỤC CÁC HÌNH

STT

Hình

Nội dung

Trang

1.

Hình 2.1

Sơ đồ phương pháp nghiên cứu

37

2.

Hình 3.1

Biến động tỷ giá CNY/USD 2000-2016


41

3.

Hình 3.2

GDP Trung Quốc giai đoạn 2000-2016

50

4.

Hình 3.3

Biến động lãi suấtTrung Quốc 2000-2016

53

5.

Hình 3.4

Lạm phát Trung Quốc 2000-2016

54

6.

Hình 3.5


Cán cân thanh toán Trung Quốc 2000-2016

56

7.

Hình 3.6

8.

Hình 3.7

9.

Hình 3.8

10.

Hình 4.1

Xuất khẩu của Trung Quốc giai đoạn 20002016
Nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 20002016
Dự trữ ngoại hối Trung Quốc 2000-2016
Tình hình tỷ giá Việt Nam trong giai đoạn
2000-2016

vi

58


59
62
65


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế quan trọng trong đời sống kinh
tế, xã hội của mỗi nước, là công cụ để đo lường giá trị giữa các đồng tiền và
do vậy có tác động như một công cụ cạnh tranh trong thương mại quốc tế,
một công cụ quản lý kinh tế có ảnh hưởng mạnh mẽ tới giá cả, tới mọi hoạt
động kinh tế – xã hội của nước đó. Tỷ giá hối đoái vì thế cũng được coi là
một công cụ kinh tế vĩ mô chủ yếu để điều tiết cán cân thương mại quốc tế
theo mục tiêu đã định trước của một quốc gia. Tỷ giá hối đoái có lịch sử phát
triển gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của thương mại quốc tế và
quan hệ kinh tế quốc tế. Nó có thể làm thay đổi vị thế và lợi ích của các nước
trong quan hệ kinh tế quốc tế trong bối cảnh thế giới hiện nay.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã vươn lên vị trí thứ hai trong
các cường quốc kinh tế thế giới, sự ảnh hưởng của nền kinh tế Trung Quốc
đang lan tỏa đến từng bộ phận kinh tế toàn cầu.
Năm 2001, Trung Quốc trở thành thành viên chính thức của Tổ chức
thương mại thế giới (WTO), nền kinh tế Trung Quốc nói chung và hoạt động
kinh tế đối ngoại nói riêng đón nhận nhiều cơ hội cũng như đối mặt với không
ít thách thức. Chính sách tỷ giá của Trung Quốc trong suốt những năm sau đó
có xu hướng duy trì tỷ giá ấn định ở mức thấp nhằm làm tăng cầu hàng hóa
của các quốc gia khác và chiếm được ưu thế trong hoạt động xuất khẩu. Năm
2012, Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) quan niệm rằng: “Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)
hiện chỉ xem đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc bị định giá thấp hơn đôi chút
so với giá trị thực”. Sự thay đổi trong quan điểm của IMF về vấn đề tỷ giá
đồng Nhân dân tệ đã làm cho vấn đề mâu thuẫn của Trung Quốc đối với một

số quốc gia trở nên căng thẳng.

1


Năm 2015, Ban giám đốc điều hành của IMF đã ban hành nghị quyết
đưa đồng nhân dân tệ Trung Quốc vào rổ tiền tệ quốc tế hay còn gọi là quyền
rút vốn đặc biệt (SDR), có hiệu lực từ 10/2016. Đây được xem là dấu mốc
quan trọng cho nỗ lực của Trung Quốc để gây ảnh hưởng lên đời sống kinh tế
thế giới. Tuy nhiên theo báo cáo cuối năm 2016 của Ngân hàng Trung ương
Trung Quốc (PBoC), đồng nhân dân tệ giảm giá mạnh, cán mốc giảm mạnh
nhất trong 2 thập kỷ vừa qua. Bên cạnh đó, tính đến đầu năm 2017, lượng dự
trữ ngoại hối của Trung Quốc cũng giảm dưới ngưỡng 3000 tỷ USD, xuống
mức thấp nhất trong vòng sáu năm trở lại đây. Những sự kiện này này có ảnh
hưởng lớn đến nền kinh tế Trung Quốc trong hiện tại và là khởi đầu cho
những chuyển biến lớn trong tương lai.
Như vậy khoảng thời gian từ 2000 - 2016 đã đánh dấu rất nhiều mốc
quan trọng trong lịch sử kinh tế Trung Quốc. Việc nghiên cứu về tỷ giá và các
chính sách tỷ giá của quốc gia trong các năm gần đây là mối quan tâm của
nhiều chuyên gia trên thế giới.
Hơn nữa, trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, việc nghiên cứu tỷ giá
mang ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc điều hành chính sách của một nền
kinh tế. Việc nghiên cứu kinh nghiệm quản lý chính sách tỷ giá của Trung
Quốc sẽ giúp cho Việt Nam có được một số bài học để tăng cường hiệu quả
điều hành chính sách tỷ giá nước nhà.
Xuất phát từ nhu cầu đó, đề tài “Chính sách tỷ giá hối đoái trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2000-2016: Kinh nghiệm Trung
Quốc và một số hàm ý cho Việt Nam” đã được lựa chọn cho nghiên cứu
trong luận văn này.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:

a. Mục tiêu nghiên cứu

2


Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề cơ bản về
hoạt động điều hành chính sách tỷ giá của Trung Quốc trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế nhằm sáng tỏ các mục tiêu: Thấy rõ được bức tranh tổng
thể về việc điều hành chính sách tỷ giá hối đoái (TGHĐ) hiện nay của Trung
Quốc trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2000 - 2016, để từ đó
phân tích, đánh giá được chính sách điều hành chính sách của Trung Quốc
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã đạt được những kết quả như thế
nào, còn gặp những khó khăn, hạn chế ra sao. Qua đó, chỉ ra được một số hàm
ý cho Chính sách tỷ giá của Việt Nam để tăng cường hiệu quả việc điều hành
chính sách tỷ giá trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa lý luận về tỷ giá hối đoái và chính sách điều hành tỷ giá hối
đoái.
Đánh giá việc điều hành chính sách tỷ giá của Trung Quốc trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế.
Đưa ra một số hàm ý chính sách giúp nâng cao hiệu quả điều hành chính
sách tỷ giá của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Kinh tế quốc tế mới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu:
Hoạt động điều hành chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế .
b. Phạm vi nghiên cứu:
Quá trình thực hiện điều hành chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2000 - 2016.
4. Các đóng góp mới của đề tài

- Đánh giá được việc điều hành chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc
trong thời gian gần đây, 2000-2016

3


- Đưa ra được một số hàm ý cho chính sách tỷ giá hối doái của Việt Nam
để tăng cường hiệu quả việc điều hành chính sách tỷ giá trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế.
5. Cấu trúc luận văn
Chương I: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về chính sách
tỷ giá hối đoái
Chương II: Phương pháp nghiên cứu
Chương III: Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá hối đoái của Trung
Quốc trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2000-2016
Chương IV: Một số hàm ý cho Việt Nam

4


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Tỷ giá và những chính sách liên quan là vấn đề khó khăn, phức tạp, và
phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của các quốc gia trong từng thời kỳ nhất định.
Nghiên cứu về tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái
Nhiều nghiên cứu về chính sách tỷ giá, trong đó, Paul R. Krugman và Maurice
Obstfeld (1996) đã cung cấp nền tảng lý thuyết cơ bản cho việc hình thành phương
pháp luận nghiên cứu về tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái.
Các giáo trình được giảng dạy ở các trường đại học trong và ngoài

nước của nhiều tác giả nước điển hình như Dominick Salvatore (1998), Lucio
Sarno And Mark P. Taylor (2003), Ronald MacDonald (2007), Lê Văn Tư và
Nguyễn Quốc Khanh (2004), Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Ngọc Định (2005),
Nguyễn Thị Phương Liên (2010), Nguyễn Văn Tiến (2011), các nghiên cứu
khoa học như đề tài nghiên cứu các cấp, bài báo khoa học của các trường đại
học trên toàn thế giới với các bằng chứng thực nghiệm rõ ràng, đề cập sâu đến
các nội dung lý thuyết liên quan đến tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối
đoái.
Nghiên cứu về cơ chế tỷ giá và lựa chọn chính sách tỷ giá hối đoái
Nghiên cứu của IMF(1997), World Economic Outlook, chỉ ra thực tế
kể từ cuối những năm 1970 có một sự sụt giảm đáng kể số lượng các nước
đang phát triển duy trì một số dạng nào đó của cơ chế tỷ giá neo giữ và gia
tăng số lượng lớn các nước theo đuổi cơ chế tỷ giá linh hoạt hơn.
Caramazza và Aziz (1998) cho thấy 87% các nước đang phát triển có
cơ chế tỷ giá cố định vào năm 1975 nhưng tỷ lệ đó giảm xuống còn dưới 50%
vào năm 1996; trong những năm 1990 và từ đó, nhiều quốc gia lựa chọn cơ

5


chế tỷ giá linh hoạt hơn là cơ chế tỷ giá hối đoái cố định. Các nghiên cứu này
nhấn mạnh xu hướng tiến tới cơ chế tỷ giá linh hoạt của các nước đang phát
triển.
Nhấn mạnh được mối quan hệ liên quan giữa cơ chế tỷ giá hối đoái liên
quan đến các biến số kinh tế, Rizzo (1998) khẳng định quy mô, mức độ phát
triển nền kinh tế, mức độ mở cửa, sự đa dạng hóa địa lý của hoạt động ngoại
thương có ý nghĩa trong việc giải thích sự lựa chọn cơ chế tỷ giá, cụ
thểnghiên cứu các nước đang phát triển trong giai đoạn 1977-1995.
Theo Frankel (1999), không có một chính sách tỷ giá duy nhất cho tất
cả các quốc gia cũng như không thể chỉ áp dụng một cơ chế tỷ giá cho mọi

thời kỳ của một nền kinh tế. Việc lựa chọn cơ chế tỷ giá còn phụ thuộc vào
điều kiện kinh tế trong nước và vào khả năng quản trị hệ thống tài chính ngân
hàng của quốc gia đó. Ngoài ra, việc lựa chọn chính sách tỷ giá của một quốc
gia còn cần phải quan tâm xem liệu quốc gia đó có thể duy trì được các mục
tiêu đề ra khi tuyên bố áp dụng chính sách tỷ giá đó như đã hứa hay không.
Ilker và Maria (2000) của Ngân hàng Thế giới, dựa trên thực nghiệm
cũng đã tìm ra mối liên hệ giữa khủng hoảng ngân hàng và tỷ giá hối đoái, họ
đã sử dụng dữ liệu toàn diện gồm cả các nước đã và đang phát triển trong 2
thập kỷ gần đây. Họ cho rằng áp dụng tỷ giá hối đoái cố định sẽ làm giảm
nguy cơ khủng hoảng ngân hàng ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, một
khi khủng hoảng xảy ra các quốc gia có tỷ giá hối đoái cố định chịu tổn thất
lớn hơn các quốc gia có tỷ giá hối đoái linh hoạt. Những phát hiện gần đây
cho thấy một quốc gia càng trưởng thành theo nghĩa hội nhập vào thị trường
vốn quốc tế và phát triển hệ thống tài chính lành mạnh, càng nên lựa chọn tỷ
giá hối đoái linh hoạt hơn.
Levy-Yeyati và Federico Sturzenegger (2003): “Chúng ta nghiên cứu
mối liên hệ giữa tỷ giá hối đoái và phát triển kinh tế qua thí dụ của 183 nước

6


giai đoạn hậu Bretton Woods, sử dụng cách phân loại tỷ giá hối đoái mới phân loại theo thực tế (de facto) dựa trên các hành vi thực tế của các biến số
kinh tế vĩ mô có liên quan. Ngược lại với các nghiên cứu trước đây, chúng ta
phát hiện ra rằng, đối với các quốc gia đang phát triển, tỷ giá hối đoái kém
linh hoạt hơn đi đôi với phát triển thấp hơn, với sản lượng đầu ra biến động
lớn hơn. Đối với các quốc gia công nghiệp hóa, tỷ giá không có ảnh hưởng
đáng kể đến sự phát triển”.
Von Hagen và Zhou (2005) tập trung vào 25 nền kinh tế chuyển đổi với
dữ liệu trong giai đoạn 1990-1999, nghiên cứu tiếp cận vấn đề dưới góc độ lý
thuyết khu vực tiền tệ tối ưu truyền thống, ổn định kinh tế vĩ mô, khủng

hoảng tiền tệ, tính khả thi của chính sách tỷ giá; ngoài ra cũng chỉ ra rằnglạm
phát, chênh lệch lạm phát tích lũy, dự trữ ngoại hối, ổn định kinh tế vĩ mô và
khả năng cam kết neo giữ tỷ giá hay thâm hụt ngân sách tác động lớn đến việc
lựa chọn cơ chế tỷ giá hối đoái. Tất cả các nghiên cứu này đều sử dụng số liệu
của nhiều quốc gia khác nhau để chạy hồi quy các cơ chế tỷ giá hối đoái theo
các biến số kinh tế khác, có tính thực nghiệm cao.
Bleaney và cộng sự (2016) cho rằng khả năng luân chuyển vốn là một
trong những tiêu chí đánh giá mức độ hội nhập tài chính của một quốc gia và
tác động đến khả năng lựa chọn chính sách tỷ giá.
Ở các nước đang phát triển, tiếp cận thấp với thị trường vốn quốc tế
nên áp dụng tỷ giá cố định tương đối như neo tỷ giá. Vì nó giúp đạt được lạm
phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn và khả năng xảy ra khủng hoảng thấp hơn.
Ở các nước có nền kinh tế thị trường đang chuyển đổi, tiếp cận cao hơn với
dòng vốn quốc tế, thì nên áp dụng tỷ giá trung gian. Bởi vì, tỷ giá cố định nếu
áp dụng ở các nước này sẽ là mầm mống gây ra khủng hoảng, mặt khác nó
không giúp đạt được mức lạm phát thấp hoặc tăng trưởng cao một cách rõ
ràng. Trong khi đó, tỷ giá linh hoạt hoàn toàn cũng không thể áp dụng ở các

7


nước này, do lo ngại rằng dao động lớn trong tỷ giá hối đoái có thể gây ra
thiệt hại cho nền kinh tế.
Ở các nước phát triển, thả nổi hoàn toàn sẽ cho mức phát triển nhanh
hơn các loại tỷ giá khác mà không phải chịu lạm phát cao. Mặc dù, giá trị của
tỷ giá hối đoái linh hoạt gia tăng với sự trưởng thành về tài chính, thì ưu thế
của bất kỳ loại tỷ giá nào cũng sẽ được tăng cường bởi quản lý kinh tế vĩ mô
nhất quán của các quốc gia.
Giữa hệ thống các nước phát triển và đang phát triển, tiêu chí lựa chọn
cơ chế tỷ giá hối đoái là khác nhau, quyết định lựa chọn chính sách tỷ giá

cũng có sự khác biệt. Đối với một nền kinh tế hiện đang được nhìn nhận phát
triển năng động nhất thế giới như Trung Quốc, thì nghiên cứu về tỷ giá hối
đoái, các mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái với các biến kinh tế vĩ mô khác và
tác động của tỷ giá hối đoái tới cán cân thương mại (CCTM), tới tăng trưởng
kinh tế đã thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu.
Nghiên cứu về tỷ giá và chính sách tỷ giá Trung Quốc
Những nghiên cứu về nền kinh tế Trung Quốc nói chung và tỷ giá của
Trung Quốc nói riêng thu hút không chỉ những giới học thuật Trung Quốc mà
còn thu hút cả những nhà nghiên cứu trên toàn thế giới.
Bénassy-Quéré và Lahrèche-Révil (2003) đã nghiên cứu dựa trên việc
giả sử tác động của việc giảm 10% giá thực của Đồng Nhân dân tệ và kết
quả xuất khẩu Trung Quốc đến các nước OECD tăng và nhập khẩu từ các
nước kinh tế mới nổi Châu Á giảm nếu tỷ giá của họ không thay đổi. Kamada
và Takagawa (2005) đã làm một số mô hình mô phỏng để tính toán những
tác động của thay đổi tỷ giá hối đoái của Trung Quốc; họ đã chỉ ra rằng, việc
nâng giá 10% sẽ tác động mạnh mẽ đến CCTM và các lĩnh vực khác. Tất cả
các nghiên cứu này sử dụng dữ liệu trước khi Trung Quốc là thành viên của

8


WTO, nêu rõ được sự tác động của chính sách tỷ giá tác động đến hoạt động
thương mại của Trung Quốc.
Jin (2003) ước tính các mối quan hệ giữa lãi suất, tỷ giá hối đoái thực
và cán cân thanh toán của Trung Quốc và kết luận rằng việc tăng tỷ giá sẽ
làm tăng thặng dư của cán cân thanh toán.
Nguyễn Hồng Sơn (2009), Chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc
trước và sau khi gia nhập WTO, đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về tỷ
giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái cũng như những tác động của nó tới
nền kinh tế. Nghiên cứu về chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc trước

và sau khi gia nhập WTO. Tác giả cũng phân tích, đánh giá quá trình điều
chỉnh chính sách tỷ giá hối đoái ở Trung Quốc, chủ yếu từ năm 1981 - 2008,
đồng thời khái quát chung được về chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam từ
năm 1989 - 2008, và những vấn đề còn tồn tại của chính sách cải cách và điều
chỉnh chính sách tỷ giá hối đoái ở Trung Quốc, và một số giải pháp nhằm
hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam trong thời gian tới. Đề tài
trên cũng xác định được quan điểm lựa chọn chế độ tỷ giá, xác định quan
điểm điều chỉnh, đánh giá tình hình kinh tế trước và sau khi điều chỉnh tỷ giá.
Một số đề tài khác đã nghiên cứu về chính sách tỷ giá Trung Quốc:
Morris Goldstein (2004), Adjusting china's exchange; Ủy ban tổng hợp an
ninh và kinh tế Trung Mỹ (2005), The China Currency Exchange Rate
Problem; Đỗ Tuyết Khanh (2005), Trung Quốc sau bốn năm gia nhập WTO Đánh giá sơ khởi vài nét chính. Các đề tài đều đưa ra những cái nhìn tổng
quan đến chi tiết các chính sách tỷ giá mà Trung Quốc đã áp dụng, đưa ra
được các dẫn chứng bằng con số cụ thể về tác động của nó đến tổng thể nền
kinh tế.
Ngoài ra, có rất nhiều nghiên cứu về tỷ giá và chính sách điều hành tỷ
giá của Trung Quốc, qua đó nêu được một số giải pháp điều hành chính sách

9


tỷ giá tại Việt Nam hiện nay như: Lê Thị Diệu Thảo (2011), đề tài nghiên cứu
khoa học cấp cơ sở; tác giả này đã nghiên cứu những vấn đề chung về tỷ giá
hối đoái; đồng thời, đề tài cũng rút ra được bài học về điều hành tỷ giá thông
qua việc nghiên cứu kinh nghiệm của Thái Lan, Trung Quốc từ đó rút ra
những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Thái Thị Kim Ngân (2012), luận
văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả hoạt động điều hành chính sách tỷ giá ở Việt
Nam hiện nay; luận văn này đã làm rõ được một số lý luận về tỷ giá hối đoái
và chính sách điều hành tỷ giá hối đoái nói chung, đánh giá ngắn gọn về chính
sách điều hành tỷ giá của Trung Quốc và Thái Lan, tiếp đó đi sâu vào đánh

giá hoạt động điều hành chính sách tỷ giá của Việt Nam qua các giai đoạn từ
1989 - 2012, để qua đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hoạt
động điều hành chính sách tỷ giá của Việt Nam. Nguyễn Thị Thu Hằng, Đinh
Tuấn Minh, Tô Trung Thành, Lê Hồng Giang, Phạm Văn Hà (2010), Lựa
chọn chính sách tỷ giá trong bối cảnh phục hồi kinh tế, đã nghiên cứu và
khuyến nghị việc nhanh chóng chuyển sang cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý là
lựa chọn khôn ngoan cho Việt Nam, đồng thời nêu lên một số đóng góp để
chính sách thả nổi có kiểm soát thực sự được phát huy tác dụng.
Nhìn chung nghiên cứu về tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái
nói chung, tình hình tỷ giá hối đoái của Trung Quốc nói riêng và bài học điều
hành chính sách tỷ giá cho Việt Nam không phải là vấn đề mới, đã có nhiều
tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu kỹ lưỡng về vấn đề này. Các nghiên
cứu đều chỉ ra được cơ sở lý luận chung về tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ
giá hối đoái, cũng như tác động của nó. Tuy nhiên vấn đề làm rõ hiệu quả và
đánh giá hiệu quả của hoạt động điều hành chính sách tỷ giá của Trung Quốc
cũng như Việt Nam đã cũ và chưa được cập nhật. Ở đây tác giả chủ yếu tập
trung vào đánh giá tác động của chính sách tỷ giá tới nền kinh tế Trung Quốc

10


trong thời gian gần đây và từ những kinh nghiệm đó để nêu được một số hàm
ý cho Việt Nam trong thời gian sắp tới.
1.2. Cơ sở lý luận về tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái
1.2.1. Tỷ giá hối đoái
1.2.1.1. Khái niệm
Karl Mark (1818-1883) là người đầu tiên nêu ra khái niệm tỷ giá hối
đoái. Trong “Tư bản”(1858) ông viết: “Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh
tế lịch sử, gắn với giai đoạn phát triển sản xuất của xã hội, tính chất,cường
độ tác động của nó phụ thuộc vào trình độ phát triển thị trường và các giai

đoạn cụ thể trong lưu thông tiền tệ thế giới”. Đây là một khái niệm thể hiện
được phần nào tính lịch sử cũng như sự vận động của tỷ giá, tuy nhiên khái
niệm trên còn khá phức tạp, mang nặng tính lý luận hơn nghiên cứu thực tế.
Hiện nay có hai khái niệm về tỷ giá hối đoái được sử dụng rộng rãi và
dễ hiểu:
Thứ nhất: Các phương tiện thanh toán quốc tế được mua và bán trên thị
trường hối đoái bằng tiền tệ quốc gia của một nước theo một giá cả nhất định.
Vì vậy, giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này thể hiện bằng một số đơn vị
tiền tệ nước kia được gọi là tỷ giá hối đoái.
Thứ hai: Tỷ giá hối đoái còn được định nghĩa ở khía cạnh khác, đó là
quan hệ so sánh về giá trị giữa hai đồng tiền của hai nước với nhau.
Tỷ giá hối đoái đóng vai trò chính trong thương mại quốc tế, nó cho
phép so sánh giá cả của các hàng hóa và dịch vụ sản xuất trên các nước khác
nhau. Giá hàng xuất khẩu của một nước sẽ được tính theo giá của nước nhập
khẩu nếu biết tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền của hai nước. Các yếu tố chủ yếu
ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái:
- Mức chênh lệch lạm phát giữa các quốc gia.
- Mức độ tăng hay giảm thu nhập quốc dân giữa các nước

11


- Mức chênh lệch lãi suất giữa các nước.
- Những dự đoán về tỷ giá hối đoái.
- Tình trạng cán cân thanh toán quốc tế.
- Sự can thiệp của chính phủ.
+ Can thiệp vào thương mại quốc tế.
+ Can thiệp vào đầu tư quốc tế.
+ Can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại hối.
- Các nhân tố khác:Khủng hoảng kinh tế, xã hội, đình công,thiên tai...

1.2.1.2. Các chế độ tỷ giá
Trong quá trình phát triển, các chế độ tỷ giá là đa dạng, được áp dụng
thay đổi theo thời gian, phù hợp với bối cảnh xã hội và sự phát triển của nền
kinh tế hiện thời.
Chế độ tỷ giá hối đoái đồng giá vàng: Theo chế độ bản vị vàng, tỷ giá
hối đoái được qui định căn cứ vào hàm lượng vàng của các đồng tiền. Chế độ
bản vị vàng là chế độ ở đó, vàng đóng vai trò là vật ngang giá chung, chỉ có
tiền đúc bằng vàng hoặc dấu hiệu của nó mới có thể đổi lấy nó. Theo đó, đồng
tiền của các nước được đổi trực tiếp ra vàng, tỷ giá hối đoái được hình thành
trên cơ sở so sánh hàm lượng vàng của các đồng tiền, sự so sánh đó được gọi
là ngang giá vàng (gold parity). Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện đại,
khi thương mại quốc tế tăng lên cùng với hoạt động đầu cơ, chế độ bản vị
vàng này không đáp ứng được nhu cầu phát triển và các nước thôi áp dụng từ
năm 1914.
Chế độ tỷ giá cố định theo thoả ước Bretton Woods (Bản vị hối đoái
vàng) công nhận đôla Mỹ (USD) là phương tiện dự trữ và thanh toán quốc tế
và có thể đổi ra vàng không hạn chế với tỷ giá 35 đôla một ounce
(31,010gram). Tỷ giá giữa đồng tiền các nước thành viên được hình thành
trên cơ sở so sánh đồng giá vàng giữa tiền các nước và chỉ được phép dao

12


động trong biên độ 1% như đã được cam kết với Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).
Nếu vượt quá biên độ này thì ngân hàng trung ương các nước phải can thiệp
vào thị trường tiền tệ bằng cách mua vào hoặc bán ra một lượng USD nhất
định để ổn định lại tỷ giá. Như vậy, Hiệp ước Bredtton Woods là thỏa thuận
hướng tới xác lập một chế độ tỷ giá cố định. Trong chế độ này, vàng vẫn đóng
vai trò trung tâm để so sánh sức mua giữa các đồng tiền với nhau thông qua
chiếc cầu nối là đồng USD, cho nên người ta còn gọi đây là chế độ tỷ giá

ngoại hối vàng (tức là bản vị vàng- ngoại tệ). Chế độ bản vị Đôla Mỹ sụp đổ
và chế độ tỷ giá cố định Bretton Woods cũng bị chấm dứt từ tháng 8 năm
1971.
Theo phân loại cơ chế tỷ giá hối đoái của quỹ tiền tệ IMF công bố năm
2008, có 8 cơ chế cụ thể đang được áp dụng tại các quốc gia khác nhau, phù
hợp với tình hình điều hành quản trị, điều hành chính sách tỷ giá của mỗi
nước đó.
Bảng 1.1: Phân loại cơ chế tỷ giá hối đoái của IMF
Các nƣớc tiêu
STT

Cơ chế tỷ giá

Nội dung định nghĩa theo IMF biểu đã/đang áp
dụng

01

Không dùng đồng

Không sử dụng đồng tiền bản tệ Equador,

bản địa

riêng. Sử dụng đồng tiền của El Savaldor
quốc gia khác.

02

03


Neo cứng theo

Cam kết bằng luậy đối với việc Hồng Kông,

một đồng tiền

neo vào một đồng tiền khác Brunei, Bulgaria

mạnh

theo một tỷ lệ cố định.

Neo cố định

Neo tỷ giá trung tâm với đồng Nga, Quatar,

-Với một đồng

tiền khác theo một tỷ lệ cố định; Jordan

tiền

giao động trong biên độ hẹp +/-

13


-Với một rổ đồng


1% ít nhất trong 03 tháng;

tiền

NHTW sẵn sàng can thiệp để
duy trì tỷ giá này; NHTW có thể
điều chỉnh tỷ giá trung tâm,
nhưng không thường xuyên.

04

Neo trong biên độ

Neo tỷ giá trung tâm với đồng Seria
tiền khác theo một tỷ lệ cố định,
biên độ giao động lớn hơn +/1%

05

Neo tỷ giá có điều Tỷ giá trung tâm được điều Trung Quốc, Việt
chỉnh

chỉnh thường xuyên với các Nam, Iraq.
bước nhỏ theo các chỉ số định (Sau 2008, Trung
lượng như lạm phát.

Quốc




Việt

Nam được đánh
giá đang dùng
chế độ Neo tỷ giá
với biên độ điều
chỉnh)
06

Neo tỷ giá với Cho phép biên độ được thay đổi Costa Rica,
biên độ điều chỉnh trên +/-1%; đồng thời tỷ giá Azerbajan
trung tâm được điều chỉnh
thường xuyên theo các chỉ số
định lượng như lạm phát.

07

Thả nổi có quản lý Tỷ giá được xác định bởi thị Ân Độ,
trường, nghĩa là không có tỷ giá Campuchia,
chính thức đượcc công bố; Indonesia, Lào,
NHTW chủ động can thiệp để Malaysia,

14


làm nền sự biến động của tỷ giá. Philippines,
Chính phủ có một mức tỷ giá Singapore, Thái
mục tiêu ngầm đối với tỷ giá.
08


Thả nổi hoàn toàn

Lan

Tỷ giá được xác định hoàn toàn Anh, EU, Hàn
bởi thị trường, NHTW can thiệp Quốc, Mỹ Nhật,
ít và không có mức tỷ giá mục Úc, New
tiêu.

Zealand.

Nguồn: />Chế độ tỷ giá cố định: là chế độ tỷ giá hối đoái, trong đó NHTW buộc
phải can thiệp trên thị trường ngoại hối để duy trì tỷ giá biến động xung
quanh một mức tỷ giá cố định (gọi là tỷ giá trung tâm) trong một biên độ hẹp
đã được định trước. Như vậy, trong chế độ tỷ giá cố định, NHTW buộc phải
mua vào hay bán ra đồng nội tệ nhằm giới hạn sự biến động của tỷ giá trong
biên độ đã định. Chế độ tỷ giá này giảm bớt rủi ro của việc chuyển đổi từ
đồng tiền này sang đồng tiền khác do tỷ giá được cố định. Tuy nhiên ngày nay
nó ít được các nước sử dụng do gây ra vấn đề phụ thuộc của CSTT vào các
biến động của bên ngoài và cán cân thanh toán không thể tự động cân bằng.
Hơn nữa, để tiến hành can thiệp trên thị trường ngoại hối đòi hỏi NHTW phải
có sẵn nguồn dự trữ ngoại hối dồi dào.
Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn: là chế độ tỷ giá hối đoái, trong đó tỷ
giá được xác định hoàn toàn tự do theo quy luật cung cầu trên thị trường
ngoại hối mà không có bất cứ sự can thiệp nào của NHTW. Chế độ tỷ giá này
được đánh giá là giúp cho CSTT quốc gia được độc lập, ít chịu ảnh hưởng của
những biến động từ bên ngoài và cán cân thanh toán quốc tế được tự động
điều chỉnh để cân bằng. Tuy vậy, chế độ tỷ giá này lại gây ra sự biến động
thường xuyên của tỷ giá hối đoái, khiến cho các hoạt động chuyển đổi từ đồng
tiền này sang đồng tiền khác luôn hàm chứa rủi ro.


15


Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết: là chế độ tỷ giá hối đoái, trong đó
NHTW tiến hành can thiệp trên thị trường ngoại hối nhằm ảnh hưởng lên tỷ
giá, nhưng NHTW không cam kết duy trì một tỷ giá cố định hay biên độ dao
động nào xung quanh tỷ giá trung tâm. Nói cách khác, NHTW thực hiện các
nghiệp vụ mua bán ngoại tệ để điều tiết thị trường ngoại hối, song can thiệp
của NHTW không nhằm mục đích để cố định tỷ giá như đối với chế độ tỷ giá
cố định.
Sự lựa chọn cơ chế tỷ giá tại các nước là khá đa dạng, và nhiều nghiên
cứu ủng hộ quan điểm cho rằng có xu hướng tiến tới cơ chế tỷ giá ngày càng
linh hoạt khi các quốc gia có khả năng thích nghi tốt với những cơ hội nổi lên
từ việc hội nhập kinh tế toàn cầu ngày càng sâu rộng hơn và có những thay
đổi tích cực nhất định về điều kiện kinh tế trong nước.
1.2.1.3 Phân loại tỷ giá hối đoái:
Trong giao dịch ngoại hối, tín dụng và thanh toán thương mại quốc tế,
các loại tỷ giá hối đoái khác nhau được hình thành và phục vụ mục đích khác
nhau. Một số loại tỷ giá sau đây thường được sử dụng và có mối quan hệ gắn
bó với nhau.
Căn cứ vào phương tiện chuyển ngoại hối:
+ Tỷ giá điện hối (T/T Rate): là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng điện. Tỷ
giá này được yết tại các điểm giao dịch ngoại hối, trên các bảng điện và là tỷ
giá cơ sở để xác định các loại tỷ giá khác.
+ Tỷ giá thư hối (M/T Rate): là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư.Tỷ giá
thư hối bằng tỷ giá điện hối trừ đi lại phát sinh trong thời gian chuyển thư hối.
Căn cứ vào phương tiện thanh toán quốc tế:
+ Tỷ giá Séc (Cheque Rate): là tỷ giá áp dụng cho việc mua bán các
loại séc ngoại tệ. Tỷ giá séc thấp hơn tỷ giá điện hối. Tùy thuộc vào loại séc,

có tỷ giá séc trả ngay và tỷ giá séc có kỳ hạn.

16


+ Tỷ giá hối phiếu trả ngay (Draft Rate): là tỷ giá áp dụng cho việc mua
bán các loại hối phiếu có kỳ hạn bằng ngoại tệ. Tỷ giá hối cổ phiếu có kỳ hạn
bằng tỷ giá điện hối trừ đi lãi phát sinh từ khi hối phiếu được phát hành đến
khi hối phiếu được trả tiền. Khoảng thời gian này bao gồm thời gian chuyển
hối phiếu và kỳ hạn của hối phiếu.
+ Tỷ giá chuyển khoản (Transfer Rate): là tỷ giá áp dụng cho việc mua
bán ngoại hối mà việc chuyển trả ngoại hối được thực hiện bằng cách chuyển
khoản qua ngân hàng. Trong nhiều trường hợp, tỷ giá chuyển khoản có thể
lớn hơn tỷ giá điện hối (nhưng thường chỉ với tỷ giá mua)
+ Tỷ giá tiền mặt (Cash Rate): là tỷ giá áp dụng cho việc mua bán
ngoại hối mà việc chuyển trả ngoại hối là bằng tiền mặt.
Căn cứ vào thời điểm giao dịch:
+ Tỷ giá mở cửa (Opening Rate): là tỷ giá vào đầu giờ giao dịch hay tỷ
giá mua bán ngoại hối của hợp đồng giao dịch đầu tiên trong ngày. Tỷ giá mở
cửa của một trung tâm giao dịch cụ thể có thể là tỷ giá hợp đồng giao dịch
cuối cùng của ngày giao dịch trước(tỷ giá đóng cửa của ngày giao dịch trước)
hoặc tỷ giá giao dịch của trung tâm giao dịch gần nhất về địa lý đang giao
dịch.
+ Tỷ giá đóng cửa (Closing Rate): tỷ giá của hợp đồng giao dịch cuối
cùng của ngày giao dịch.
Căn cứ vào phương thức giao dịch trên thị trường:
+ Tỷ giá giao ngay (Spot Rate): Tỷ giá áp dụng cho việc mua bán ngoại
hối mà việc giao nhận ngoại hối được thực hiện trong vòng 2 ngày làm việc
kể từ ngày giao dịch.
+ Tỷ giá có kỳ hạn ( Forward Rate): là tỷ giá mua bán ngoại hối mà

việc giao nhận ngoại hối sẽ được thực hiện sau một kỳ hạn theo thỏa thuận

17


×