Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

skkn một số biện pháp giúp trẻ 5 6 tuổi phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua kể chuyện sáng tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.04 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
PHẦN I : MỞ ĐẦU...................................................................................................2
1.1. Lý do chọn đề tài………………………..……………….……...............2
1.2. Mục đích nghiên cứu……………………………………………. ..........3
1.3. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………...…........3
1.4. Phương pháp nghiên cứu………………………………………..............3
PHẦN II : NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM...………............................3
I.Cơ sở lí luận của SKKN……………………………......…..........................3
1.
Khái
niệm
ngữ.....................................................................................4

ngôn

2. Tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi....................4
3. Vai trò của HĐKCST đối với việc phát triển ngôn ngữ..............................5
II.Thực trạng....................................................................................................6
1. Thuận lợi ..................................................................................................6
2. Khó khăn ..................................................................................................6
3. Kết quả khảo sát thực tế............................................................................7
III.
Một
số
pháp ......................................................................................7

biện

-BIỆN PHÁP 1: Làm giàu vốn biểu tượng về thế giới xung quanh...............7
-BIỆN PHÁP 2: Tạo MT gần gũi với ND và bối cảnh tác phẩm....................9
-BIỆN PHÁP 3: Sử dụng biện pháp ‘vết dầu loang”....................….…........11


-BIỆN PHÁP 4: Sử dụng trò chơi ‘chiếc ghế kể chuyện”.............................13
2.4.Hiệu quả của SKKN……………………………………........................14
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................17

1


Phần I. MỞ ĐẦU
I : Lí do chọn đề tài.
Việc chăm sóc- giáo dục trẻ phát triển toàn diện là một vần đề quan trọng
trong chiến lược phát huy nhân tố con người của Đảng và Nhà nước ta. Nhiệm vụ
quan trọng đầu tiên của bậc học mầm non là phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ
bởi ngôn ngữ là công cụ của tư duy. Ngôn ngữ là kho tàng trí tuệ của loài người, nó
chứa đựng và làm sống lại những thành tựu do xã hội loài người xây dựng nên, là
tượng đài về giá trị của nền văn minh nhân loại.
Ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong cuộc sống của con người, nhờ ngôn ngữ mà
con người có thể trao đổi với nhau những hiểu biết, truyền cho nhau những kinh
nghiệm sống... Như K.Đ.Usinxki- Nhà giáo dục Nga vĩ đại đã nhận định rằng:
“Tiếng mẹ đẻ là cơ sở của mọi sự phát triển, là vốn quý của mọi tri thức”
Trẻ từ 5 đến 6 tuổi có thể sử dụng thông thạo tiếng mẹ đẻ để giao tiếp. Khả
năng ngôn ngữ liên quan chặt chẽ đến sự phát triển trí tuệ và những trãi nghiệm của
trẻ. Trẻ có thể dùng ngôn ngữ để thể hiện các mối quan hệ qua lại nhiều mặt của
các sự vật hiện tượng trong cuộc sống mà trẻ nhận thức được, bước dầu có sự khái
quát và đưa ra kết luận như: “chuối xanh thì chát còn chuối chín thì ngọt”, “bạn trai
thì tóc ngắn, bạn gái thì tóc dài hơn”... vốn từ của trẻ ở giai đoạn này cũng khá
phong phú, trẻ đã hiểu được một số từ khái quát, biết sử dụng một số từ ghép gợi
cảm và từ có nghĩa đối lập: bé xíu- to đùng, béo mẫm- gầy nhom, chua chua- ngọt
ngọt... lời nói của trẻ đã có sự biểu cảm, trẻ biết sử dụng ngữ điệu, cách nói so sánh
để diễn đạt, thu hút sự chú ý của mọi người “con không những thích ăn táo mà còn
thích ăn lê”. Ở lứa tuổi này, trẻ rất thích sử dụng những từ mới được biết hoặc

những từ do trẻ tự nghĩ ra. Trẻ đưa chúng vào các hoạt động ngôn ngữ sáng tạo như
khi kể chuyện, đóng kịch... Tuy nhiên, khả năng ngôn ngữ của từng cá nhân trẻ ở
lứa tuổi này vẫn còn có sự khác biệt lớn về mức độ phong phú của vốn từ, về cách
diễn đạt mạch lạc, cách nói đúng nhữ pháp và cách thể hiện lời nói sáng tạo. Để san
bằng sự khác biệt này theo tôi một trong những biện pháp giáo dục hiệu quả nhất
chính là dạy trẻ biết kể chuyện sáng tạo.
Hoạt động “Làm quen với tác phẩm văn học” có vai trò rất quan trọng trong
việc giúp trẻ phát triển vốn từ và dạy cách nói đúng ngữ pháp, không nói què, nói
cụt câu …nhưng một thực tế nói chung ở trường mầm non hiện nay là giáo viên
chưa giúp trẻ 5-6 tuổi phát huy được ý nghĩa của vốn từ mà trẻ đã tích lũy được.
Khi tiếp xúc với trẻ, ta thường được nghe trẻ nói lễ phép, ngoan ngoãn nhưng chưa
có sự sáng tạo cho “tình huống có vấn đề” mà trẻ gặp phải ngoài hiện thực cuộc
2


sống, ta thường được nghe trẻ kể lại những câu chuyện dập khuôn quen thuộc như
một con đường mòn mà chưa xen lẫn được những chi tiết mang giọng điệu ngộ
nghĩnh của bản thân trẻ. Tại sao vậy? Tại vì trong quá trình tổ chức các hoạt động
giáo dục, đặc biệt là trong hoạt động “Làm quen với tác phẩm truyện” giáo viên
mới chăm chú vào tính nguyên bản của nội dung câu chuyện, coi việc trẻ trả lời
đúng câu hỏi ở phần “đàm thoại” là một thành công rực rỡ. Mặt khác, ngoài giờ học
giáo viên mới tập chung vào việc bao quát lớp mà quên đi nhiệm vụ trò chuyện
cùng trẻ, dẫn dắt trẻ, khơi gợi những “tình huống có vấn đề” để trẻ hứng thú say mê
giải quyết bằng vốn ngôn ngữ và lối tư duy của trẻ.
Với lí do trên và bằng sự hiểu biết của mình đồng thời dựa trên sự tiếp thu
thành tựu của công trình nghiên cứu khác, tôi đã lựa chọn đề tài: “Một biện pháp
giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua hoạt động kể chuyện sáng
tạo”
II : Mục đích nghiên cứu
Nhằm tìm ra một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi phát triển ngôn ngữ mạch

lạc thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo
III : Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài áp dụng đối với trẻ 5 -6 tuổi lớp Lá 1, Trường Mầm non Định Tăng
- Áp dụng đối với lĩnh vực phát triển ngôn ngữ thông qua hình thức kể
chuyện sáng tạo.
1.4: Phương pháp nhiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Nghiên cứu tài liệu, sách báo, có liên quan đến cơ sở lí luận của vấn đề
nghiên cứu và các tài liệu có liên quan đến cơ sở hình thành nên kỹ năng kể chuyện
sáng tạo của trẻ.
* Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Dùng phiếu điều tra kết hợp phỏng vấn giáo viên về nội dung nghiên cứu
- Trò chuyện cùng trẻ: Tìm hiểu vốn từ của trẻ thông qua khả năng kể chuyện
sáng tạo
* Phương pháp thực nghiệm:
Tiến hành thử nghiệm các biệp pháp đề xuất

3


Phần II : NỘI DUNG
I .Cơ sở lý luận.
1. Khái niệm ngôn ngữ.
Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu đặc biệt, là phương tiện giao tiếp cơ bản và
quan trọng nhất của các thành viên trong một cộng đồng người. Ngôn ngữ đồng
thời cũng là phương tiện phát triển tư duy, truyền đạt truyền thống văn hóa lịch sử
từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Tuổi mẫu giáo lớn đã biết dùng lời nói làm phương tiện để bày tỏ cảm xúc,
nhu cầu nguyện vọng của bản thân một cách logic thuyết phục người nghe. Đặc
biệt trẻ rất thích nghe kể chuyện và kể cho người khác nghe những câu chuyện mà

trẻ thấy hấp dẫn. Câu chuyện đó có thể là trong văn học cũng có thể là những tình
huống có vấn đề ngoài cuộc sống. Trẻ mẫu giáo lớn đã đạt đến trình độ phân tích,
tổng hợp, suy luận nhất định nên hay lặng lẽ suy nghĩ, có khi lẩm bẩm một mình.
Đó là biểu hiện của sự phối hợp hoạt động cảm giác, tri giác, xúc giác và ngôn ngữ
để tạo ra một thế giới riêng cho mình.
Ngôn ngữ chính là một trong những phương tiện thúc đẩy trẻ trở thành một
thành viên của xã hội loài người.Ngôn ngữ là một công cụ hữu hiệu để trẻ có thể
bày tỏ những nguyện vọng của mình từ khi còn rất nhỏ, để người lớn có thể quan
tâm chăm sóc trẻ, là một điều kiện quan trọng để trẻ tham gia vào mọi hoạt động
của xã hội loài người. Ngôn ngữ càng phong phú thì việc nhận thức và hòa nhập
với cuộc sống xã hội ngày càng được mở rộng.
2. Tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5- 6 tuổi
Ngôn ngữ rất quan trọng trong cuộc sống của con người, để tồn tại được con
người phải tiến hành các hoạt động như: hoạt động sản xuất, hoạt động nhận thức,
hoạt động giao tiếp. Trong các hoạt động đó đều phải sử dụng ngôn ngữ- một hình
thức quan trọng nhất. Đó là một điều không ai có thể phủ nhận được bởi con người
có thể giao tiếp dưới nhiều hình thức khác nhau như dùng cử chỉ, điệu bộ, kí hiệu...
nhưng sử dụng ngôn ngữ vẫn là hiệu quả nhất. Bác Hồ của chúng ta đã dạy: “Tiếng
nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải
giữ gìn nó, tôn trọng nó”
Một đứa trẻ 5-6 tuổi mà nói năng ấp úng, phát âm ngọng, vốn từ nghèo nàn...
thì đó là đứa trẻ chậm phát triển. Mặt khác một đứa trẻ thông minh sẽ có ngôn ngữ
phát triển đầy đủ, lượng từ vựng đáng kể, nắm vững danh từ, tính từ, động từ, số từ
4


và bắt đầu nắm bắt một số phó từ và liên từ. Như vậy có thể nói ngôn ngữ vô cùng
quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ.
Theo những nhà sinh lí học và giải phẩu học cho biết bộ não của trẻ 5-6 tuổi
không khác với bộ não người trưởng thành là bao nhiêu. Với một tỉ rưỡi tế bào thần

kinh và hàng vạn tế bào phụ trợ khác trong đại não, trẻ đã biểu hiện năng lực trí tuệ
qua hoạt động tổng hợp của lời nói, qua suy nghĩ, qua quan sát tập trung chú ý, khả
năng ghi nhớ, liên tưởng, tưởng tượng và khả năng giải quyết nhiệm vụ chơi, học,
sinh hoạt của mình một cách sáng tạo. Người ta phát hiện ra cách thức tổ chức hoạt
động của hệ thần kinh của trẻ mẫu giáo rất kỳ diệu. chúng phát triển theo lối cạnh
tranh: nếu ở thời kỳ này trẻ được hoạt động thường xuyên tích cực thì một số dây
thần kinh yếu và vô ích sẽ bị loại trừ. Theo óc quan sát của các nhà khoa học như
I.Blamxki và Buloman (Mỹ) cho rằng nếu trí lực bình thường của con người đạt ở
lứa tuổi thanh niên là 100% thì ở lứa tuổi từ 4- 7 tuổi trẻ đạt khoảng 80% khối
lượng kiến thức ấy. Như vậy đủ để thấy tuổi mẫu giáo lớn là độ tuổi vô cùng quan
trọng giữ vai trò then chốt để phát triển toàn diện về nhân cách cho trẻ.
Theo quan điểm ngôn ngữ học: ở lứa tuổi 5- 6 tuổi trẻ rất nhạy cảm với việc
hình thành ngôn ngữ. Trẻ thường xuyên sử dụng khoảng 3500 từ, trẻ biết mở rộng
câu theo hướng số từ, từ trong câu tăng dần và số câu trong khi diễn đạt giảm đi.
Trẻ đã phân biệt và bắt chước được ngôn ngữ của người kể và người nghe. Như vậy
cảm xúc và ngôn ngữ cùng với năng lực biểu cảm bằng ngôn ngữ của trẻ đã phát
triển rõ nét và nổi bật. Đây chính là những cơ sở lí luận vô cùng hữu ích, là nền
tảng và là kim chỉ nam giúp tôi tìm ra những biện pháp giáo dục cho đề tài nghiên
cứu của mình.
3. Vai trò của hoạt động kể chuyện sáng tạo đối với việc phát triển ngôn
ngữ.
Có thể nói hoạt động kể chuyện sáng tạo là thước đo về tốc độ phát triển
ngôn ngữ của trẻ. Trẻ kể được nhiều câu chuyện sáng tạo phù hợp với ngữ cảnh thì
chứng tỏ đó là một đứa trẻ thông minh. Để trẻ kể được câu chuyện sáng tạo đòi hỏi
giáo viên phải có óc sáng tạo và sự linh hoạt mềm dẻo trong mỗi câu chuyện, mỗi
tình huống thì mới tạo ra cho trẻ hứng thú kể chuyện sáng tạo. Đây là một lĩnh vực
theo tôi là khó nhưng vô cùng thú vị và cần thiết cho bản thân trẻ. Trong giao tiếp
hàng ngày, để đạt được mục đích giao tiếp thì cuộc giao tiếp đó không chỉ sử dụng
các câu từ đơn thuần. Như vậy cuộc đối thoại sẽ rất khô khan và thiếu thú vị. Vì
vậy cần phải sử dụng vốn từ phong phú hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. Tôi xin lấy

một ví dụ điển hình như sau: Có một đứa trẻ đang cầm quả trứng trên tay. Khi thấy
mẹ về bé vội chạy ra đón mẹ mà quên mất quả trứng nên quả trứng đã bị rơi vỡ
tung tóe. Ngay lập tức bé tưởng tượng ra một câu chuyện vô cùng sáng tạo để lí
giải cho việc làm vỡ trứng của mình: “em trứng” thấy mẹ về mừng quá chạy ra đón
5


mẹ chẳng may bị ngã nên “em ấy” mới bị vỡ. Một câu chuyện vô cùng sáng tạo và
thông minh dí dỏm vì vậy theo tôi việc dạy trẻ kể chuyện sáng tạo đóng vai trò rất
quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
II :Thực trạng việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt
động kể chuyện sáng tạo.
Trường Mầm non Định Tăng là một xã thuần nông, dân số đông, mức sống
chưa cao, nhiều phụ huynh phải đi làm ăn xa. Từ thực trạng chung này khi đi vào
nghiên cứu đề tài tôi thấy bản thân sẽ có được những thuận lợi cơ bản xong cũng
gặp không ít khó khăn thử thách cụ thể như sau:
a: Thuận lợi
- 100% trẻ 5- 6 tuổi đã học qua lớp mẫu giáo nhỡ nên trẻ đã có nề nếp, thói
quen trong học tập cũng như trong sinh hoạt hàng ngày tại lớp học.
- Bản thân có kinh nghiệm về việc dạy trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua
hình thức dạy trẻ kể chuyện sáng tạo. Khi còn ngồi trên giảng đường Đại học tôi đã
tiến hành một số đề tài nghiên cứu khoa học: “Một số phương pháp giúp trẻ mẫu
giáo hình thành hành vi đạo đức thông qua kể chuyện sáng tạo” (Sinh viên năm thứ
2). Luận văn tốt nghiệp “ Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi kể chuyện sáng tạo”.
Cả hai đề tài này đều có quan hệ mật thiết với lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và được
Hội đồng khoa học của trường đánh giá cao.
- Năm học 2015- 2016, được sự quan tâm tạo điều kiện của ban giám hiệu
nhà trường, đầu tư về cơ sở vật chất tương đối đầy đủ trang bị cho mỗi nhóm lớp
một ti vi màn hình rộng có cài đặt internet tạo điều kiện cho giáo viên truyền thụ
kiến thức hàng ngày cho trẻ bằng giáo án điện tử đặc biệt mang lại hiệu quả tối đa

cho việc kể chuyện sáng tạo của trẻ.
- Ban giám hiệu đã thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và các đợt
lên chuyên đề văn học, hội thi đồ dùng, đồ chơi cho chị em đồng nghiệp học tập và
rút kinh nghiệm.
- Được sự tín nhiệm và tin cậy của phụ huynh.
b : Khó khăn.
- Một số giáo viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển
ngô ngữ cho trẻ. Phần lớn giáo viên chưa tổ chức được các hoạt động kể chuyện
sáng tạo cho trẻ ở trường Mầm non
- Là một trường thuộc địa bàn nông thôn, việc cho trẻ tham quan dạo chơi để
được khám phá trải nghiệm còn rất hạn chế. Hơn nữa trẻ còn nhút nhát nói tiếng địa
phương nên đã phần nào ảnh hưởng tới việc kể chuyện sáng tạo của trẻ.
6


- Về phụ huynh: Do tính cách trẻ con hiếu động tinh nghịch và do công việc
còn bề bộn nên khi trẻ về nhà phụ huynh đa phần cho trẻ xem ti vi, chơi các trò
chơi trên điện thoại, trẻ ngồi im lặng hàng giờ đồng hồ say mê một cách tĩnh lặng
để rồi ngôn ngữ của trẻ phát ra lúc này chỉ toàn là động từ “bùm”, “chát”, “hực”,
“bịc” của những siêu nhân, kiếm hiệp nên vốn từ của trẻ không phong phú. Mặt
khác trong lớp tôi có rất nhiều phụ huynh đi làm ăn xa nên không có nhiều cơ hội
trò chuyện làm bầu bạn với con cái điều này cũng làm ảnh hưởng tới sự phát triển
ngôn ngữ của trẻ.
3 : Kết quả khảo sát.
Năm học 2015-2016 tôi được BGH nhà trường phân công chủ nhiệm lớp MG
lớn 5- 6 tuổi. Tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng tại lớp Lá 1 với tổng số 45 trẻ.
Kết quả như sau:
Bảng A
ĐẠT


CHƯA ĐẠT

STT

NỘI DUNG KHẢO SÁT

SỐ TRẺ

TỈ LỆ

SỐ TRẺ

TỈ LỆ

1

Kể lại một số đoạn hội
thoại truyện văn học theo
nguyên bản (thuộc lòng)

22/45

49 %

23/45

51%

2


Khả năng diễn đạt một
đoạn truyện văn học theo
trí nhớ bằng ngôn ngữ của
bản thân

7/45

16%

38/45

84%

3

Khả năng sử dụng vốn từ
vào việc kể lại tình huống
có vấn đề bằng hình thức
kể chuyện sáng tạo

5/45

11%

40/45

89%

Thực tế này cho thấy số trẻ ở độ tuổi mẫu giáo 5- 6 tuổi đã có thể kể lại
những đoạn truyện ngắn theo yêu cầu của cô một cách thuộc lòng tương đối cao

(49%) nhưng số trẻ kể lại một đoạn truyện theo trí nhớ của trẻ và bằng chính ngôn
ngữ diễn đạt của trẻ thì rất thấp (16%). Đặc biệt số trẻ có khả năng sử dụng vốn từ
vào việc kể lại tình huống có vấn đề bằng hình thức kể chuyện sáng tạo thấp hơn
(11%).
Thực trạng này đã thôi thúc tôi tìm ra những biệp pháp giáo dục mang lại
hiệu quả cao trong việc giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua kể
chuyện sáng tạo.
III. Một số biện pháp giải quyết vấn đề:
7


* Biện pháp 1: Làm giàu vốn biểu tượng về thế giới xung quanh cho trẻ.
Người lớn chúng ta khi đi chợ, muốn mua được nhiều đồ thì phải mang theo
nhiều tiền. Đối với việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ cũng vậy: muốn trẻ kể được
những câu chuyện sáng tạo thì trước hết trẻ phải có vốn biểu tượng về thế giới xung
quanh. Vì vậy để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua hoạt động kể
chuyện sáng tạo thì trước hết giáo viên phải làm giàu vốn biểu tượng về thế giới
xung quanh cho trẻ. Ví dụ khi cô yêu cầu trẻ kể về một con vật trong gia đình của
bé, muốn kể được một câu chuyện theo yêu cầu của cô thì trong vốn từ của trẻ phải
có những biểu tượng về tên gọi, màu sắc, hình dáng…của con vật đó. Vấn đề đặt ra
cho giáo viên ở đây là làm sao để có thể làm giàu vốn biểu tượng về thế giới xung
quanh cho trẻ một cách hiệu quả nhất. Sau đây tôi sẽ chia sẻ với các bạn về một số
kinh nghiệm của bản thân.
Thứ nhất giáo viên có thể làm giàu vốn biểu tượng về thế giới xung quanh
cho trẻ bằng cách cho trẻ xem tranh, xem vidio và trò chuyện cùng trẻ. Trẻ nhỏ rất
thích xem tranh, những tranh ảnh đẹp hay những đoạn vidio có nội dung hấp dẫn
sinh động. Thoạt đầu, khi xem tranh hay vidio trẻ sẽ nói một cách tự nhiên những
gì trẻ thấy, những gì mà trẻ biết rõ và hấp dẫn. Nhiệm vụ của giáo viên là dạy trẻ
hiểu được ý nghĩa của bức tranh hay của đoạn vidio để trẻ có những biểu tượng cho
riêng mình. Đối với xem tranh, giáo viên phải chuyển từ việc trẻ quan sát tự do

sang quan sát có thứ tự và có chủ định. Trước hết giáo viên cho trẻ thấy toàn cảnh
bức tranh để trẻ hiểu được bức tranh vẽ về cái gì? Vẽ về ai? Sau đó cho trẻ nhận xét
từng hình ảnh, từng phần của bức tranh. Giáo viên có thể sử dụng nhiều dạng câu
hỏi khác nhau với mục đích mỗi một câu hỏi sẽ cung cấp cho trẻ một biểu tượng về
sự vật- hiện tượng trong bức tranh. Ví dụ khi cô cho trẻ xem tranh về con mèo. Cô
sẽ hỏi “Bức tranh vẽ gì” Câu trả lời “con mèo” sẽ giúp trẻ ghi nhớ biểu tượng về
tên gọi- câu hỏi “con mèo như thế nào” qua câu trả lời con mèo màu vàng, nhỏ
nhắn…sẽ giúp trẻ ghi nhớ về biểu tượng hình dáng và kích thước. Sau đó để ghi
nhớ được những tập tính khác của con mèo cô cho trẻ xem vidio về hình ảnh động
của con mèo như vậy sẽ cung cấp cho trẻ những biểu tượng phong phú hơn như:
chạy nhanh thoăn thoắt, ,vồ chuột nhanh như chớp…Như vậy khi thực hiện yêu cầu
của cô “hãy trẻ kể về một con vật trong gia đình của bé” thì với những biểu tượng
mà trẻ đã lĩnh hội được sẽ dễ dàng kể nên một câu chuyện sáng tạo về con mèo nhà
bé.
Thứ hai giáo viên làm giàu vốn biểu tượng về thế giới xung quanh cho trẻ
bằng cách đưa trẻ dạo chơi ngoài trời. với hình thức này, trẻ vừa được tận hưởng
không khí trong lành thoáng mát, vừa được trãi nghiệm vui chơi để khắc nghi
những biểu tượng về thế giới xung quanh. Ví dụ khi cô cho trẻ dạo chơi trên sân
trường và hỏi trẻ “các con thấy thời tiết hôm nay thế nào” qua câu trả lời là mát mẻ
hay nóng bức…trẻ sẽ ghi nhớ biểu tượng về tính chất của thời tiết, khi cô hỏi “cảnh
8


vật trên sân trường như thế nào?”(vườn hoa rực rỡ sắc màu, hàng cây xanh nghiêng
nghiêng theo gió…) trẻ sẽ nghi nhớ được những biểu tượng về sự hài hòa tương
đồng đẹp mắt trong cách bố cục của bức tranh ngoài cuộc sống. Tôi nghĩ với cách
làm này, hàng giờ, hàng ngày giáo viên sẽ làm giàu vốn biểu tượng về thế giới xung
quanh cho trẻ một cách nhanh chóng và hiệu quả.
* Biện pháp2: Tạo môi trường gần gũi với nội dung và bối cảnh tác phẩm
Tạo môi trường gần gũi với nội dung và bối cảnh tác phẩm cho trẻ hoạt động

là rất cần thiết. Nếu cô tạo được môi trường cho trẻ hoạt động tốt thì sẽ kích thích
trẻ phát triển ngôn ngữ, tham gia vào các hoạt động và kết quả đạt được rất cao. Vì
thế ngay từ đầu năm học tôi đã đi sâu vào tạo môi trường bằng cách đưa hình ảnh
nhân vật của các câu chuyện nổi bật vào góc văn học và một số góc trong và ngoài
lớp học thể hiện trên các mảng tường. Vẽ và sưu tầm một số bộ truyện tranh ngoài
chương trình để đưa vào giảng dạy, vận động phụ huynh đóng góp truyện tranh đưa
vào góc văn học cho trẻ hoạt động thường ngày. Những câu chuyện được thể hiện
trên các mảng tường trong không gian to đã giúp trẻ dễ tri giác, trẻ được thảo luận,
bàn bạc về câu chuyện đó. Từ đó trẻ biết vận dụng những kiến thức đó vào kể
chuyện sáng tạo một cách dễ dàng. Ngoài việc tạo những bức tranh trên mảng
tường, những tập truyện tranh chữ to tôi còn đi sâu làm một số đồ dung trực quan
cho trẻ hoạt động như: một số con rối dẹt có bánh xe, có cử động tay chân và tận
dụng những truyện tranh cũ, những sản phẩm vẽ của trẻ, cắt dán bồi bìa cứng cho
trẻ ghép tranh kể chuyện sáng tạo hoặc cắt dời các con vật cho trẻ tự chọn các con
vật đó để kể chuyện sáng tạo theo ý tưởng của mình.
Điều đặc biệt hơn nữa tôi đầu tư suy nghĩ và làm ra các loại rối tay cho trẻ
hoạt động. Thực tế tôi nhận thấy đồ dung làm bằng rối tay hầu như ở các lớp không
có cho trẻ hoạt động, qua nghiên cứu tìm tòi tôi đã vận dụng làm từ các quả bong,
chổi rơm, đĩa nhựa đồ chơi…để làm mặt con rối sau đó dùng vải hoặc len móc làm
váy, thân tay để khi trẻ sử dụng không bị thô và cứng. Các khuôn mặt có thể thay
đổi tuỳ theo nội dung, nhân vật của câu chuyện trẻ kể.
Qua cách nghĩ và làm như vậy tôi đã tạo ra một góc văn học với đầy đủ
chủng loại về đồ dung trực quan đa dạng phong phú, đã giúp trẻ hứng thú tham gia
vào hoạt động và nhiều ý tưởng hay khi trẻ kể chuyện sáng tạo.
Bên cạnh đó trong giờ hoạt động ngoài trời tôi còn tận dụng những bức tranh
tường ở trong trường bằng cách gợi mở cho trẻ cùng nhau kể chuyện về những bức
tranh đó hoặc có các con vật trong sân trường tôi cũng gợi mở cho trẻ thi nhau kể
chuyện về các con vật đó…hình thức này đã giúp trẻ em có nhiều ý tưởng sáng tạo
hay và có ý thức thi đua để đạt kết quả tốt.
Tạo môi trường cho trẻ kể chuyện sáng tạo là một việc làm vô cùng quan

trọng bởi nó là chỗ dựa, là cơ sở vững chắc cho trẻ kể chuyện sáng tạo. Đòi hỏi cô
9


giáo phải biết tạo cảm xúc cho trẻ bằng các con vật ngộ nghĩnh, đáng yêu, đồng
thời cũng phải biết hướng lái, gợi mở cho trẻ có cảm xúc tích cực khi tham gia hoạt
động kể chuyện sáng tạo. Qua nội dung các bức tranh, các nhân vật, các con rối trẻ
được xem và nói lên nhận xét của mình về các đồ dung đó. Như vậy ngôn ngữ cuả
trẻ được phát triển một cách phong phú và đa dạng.
Tôi tiến hành biện pháp này dựa trên mức độ trẻ kể lại một số đoạn hội thoại
truyện văn học theo nguyên bản tương đối cao(49%) trong khi đó khả năng diễn đạt
một đoạn truyện văn học theo trí nhớ bằng ngôn ngữ của bản thân lại rất thấp. Hơn
nữa thực hiện biện pháp này tôi muốn làm thay đổi về nhận thức của giáo viên coi
kể chuyện sáng tạo là do yếu tố năng khiếu. Đó không phải là năng khiếu bẩm sinh
mà là sự rèn luyện sáng tạo không ngừng của giáo viên. Vì vậy biện pháp này
không chỉ nhằm mục đích nâng cao khả năng kể chuyện sáng tạo của trẻ mà còn
giúp giáo viên tạo ra “năng khiếu” kể chuyện sáng tạo cho bản thân để phát huy
khả năng kể chuyện sáng tạo.
Thực hiện thành công biện pháp này nghĩa là giáo viên đó đã thể hiện được
sự khéo léo của mình bằng cách đưa trẻ vào thế giới huyền ảo của tác phẩm văn
học giữa dòng thời đại mà trẻ không hay biết, không run sợ và lạc lõng, vẫn hồn
nhiên và sống cùng với các nhân vật trong câu truyện, vật lộn với cái ảo tưởng
hoang đường để đi đến một kết cục có hậu. Rồi sau đó cũng dùng biện pháp này
giáo viên lại từ từ đưa trẻ từ thế giới huyền ảo về với hiện thực cuộc sống mà
không cảm thấy mơ màng trước cuộc sống. Trẻ lại tiếp tục vui chơi hồn nhiên và
trong bộ óc trẻ thơ lúc này đã đong đầy những đoạn truyện sáng tạo do chính ngôn
ngữ và cảm xúc của trẻ tạo nên.
Tôi tiến hành biện pháp tạo môi trường gần gũi với bối cảnh tác phẩm bằng
nhiều cách khác nhau. Nếu là truyện cổ tích tôi sẽ trang trí lớp với mầu sắc cổ tích
trước khi vào giờ kể chuyện: màu sắc trong truyện cổ tích thường là rất cũ, rất trầm

“ngày xửa ngày xưa”, tôi trang trí lớp sao cho giờ dạy im ắng, cánh cửa khép hờ
vừa đủ cho ánh sáng lọt qua thể hiện sự huyền ảo hư hư thực thực của truyện cổ
tích, cảnh vật trang trí trong giờ dạy là những mảng trang trí được lấy từ tình huống
truyện, hành động hay những chi tiết tưởng chừng như hết sức nhỏ nhặt nhưng lại
vô cùng thu hút trẻ. Ví dụ: Khi bắt đầu truyện “Cóc kiện trời” là hình ảnh Ngọc
hoàng (cô giáo) cầm con cóc trên tay và gọi bằng cậu và nhờ cô giáo kể cho các
bạn nhỏ nghe vì sao mình lại gọi con cóc là “cậu”. Hay trong truyện Tấm Cám có
thể lấy hình ảnh “ướm hài” để vào truyện hoặc mở đầu truyện tích Chu là hình ảnh
bà (cô giáo) đang ru cháu (học sinh) ngủ trên chiếc chõng trẻ cùng chiếc quạt nan
phe phẩy... bằng việc tạo môi trường gần gũi với bối cảnh tác phẩm cổ tích trẻ sẽ
được giải cơn khát huyền diệu, được ngao du thám hiểm trong thế giới cổ tích
nguyên xưa và từ đó cảm thấy hứng thú lạc quan đầy bất ngờ tạo ra sự nghi nhớ có
10


chủ định làm nền tảng cho việc kể lại chuyện một cách sáng tạo theo trí nhớ của
trẻ.
Để tạo được môi trường gần gũi với bối cảnh tác phẩm không chỉ như vậy là
đủ. Điều quan trọng hơn giáo viên phải nắm bắt được cái hay của truyện tức là phải
nắm bắt được chủ đề cốt truyện. Mọi sự ngập ngừng lúng túng do nhớ sai, bỏ sót
hay do lẫn lộn trình tự …mọi sự trùng lặp trùng lặp ý hay lời ngoài ý muốn đều
gây băn khoăn, mất hứng thú, làm giảm bớt sự chú ý của người nghe đối với người
kể. Như vậy việc tạo môi trường gần gũi với bối cảnh tác phẩm không còn hiệu quả
đối với trẻ.
Muốn vậy khi chuẩn bị lên lớp giáo viên phải đọc kỹ truyện rồi tập kể đôi ba
lần để biết đoạn truyện nào chưa thông suốt, hình ảnh nào còn mờ nhạt, lời kể nào
còn khô khan thiếu cảm xúc…để tìm cách sửa chữa cho câu truyện được hấp dẫn
đối với trẻ. Khi giáo viên kể chuyện không nên kể to, chỉ cần kể rõ, giữ cho giọng
kể êm nhẹ vừa đủ nghe, nét mặt,cử chỉ điệu bộ có tác dụng bổ trợ cho lời kể thêm
diễn cảm, nhưng cần xử lí vừa phải, tự nhiên. Nên nhớ rằng mọi sự cường điệu, giả

tạo đều không đạt được hiệu quả mong muốn và nó cũng sẽ phá vỡ sự thành công
của bối cảnh gần gũi ban đầu của tác phẩm. Trong biện pháp này giáo viên nên
khéo léo tạo ra không khí chờ đợi sự chú ý ban đầu, tuyệt đối tránh lập trật tự bằng
những lời nhận xét, những cử chỉ chưa thân thiện. Trong quá trình kể không nên
dừng lại dể nhắc nhở em này, phê bình em kia thiếu tập trung chú ý gây ra sự
vướng mắc trong mối giao cảm giữa người kể và người nghe. Giáo viên nên nhớ
rằng: trẻ thờ ơ, không thích nghe chưa chắc phải là lỗi của trẻ mà có thể là do cách
kể thiếu hấp dẫn của cô. Vì vậy khi kể chuyện cô nên nghiên cứu để xây dựng giáo
án sao cho cùng một nội dung câu chuyện nhưng lại có nhiều cách kể khác nhau.
Cách bố trí chỗ ngồi cũng đáng quan tâm, nên để các em ngồi thành hàng ngang tốt
nhất là hình vòng cung trong tư thế thoải mái, cô giáo đứng ở vị trí trung tâm đảm
bảo cho em nào cũng nhìn thấy và nghe rõ. Phải có sự gần gũi trong không gian
mới tạo ra được sự gần gũi về tình cảm. Cứ quan sát các cháu nhỏ sà vào lòng bà,
xúm xít quanh bà khi nghe bà kể chuyện thì thấy rõ. Cô giáo không chỉ cần bao
quat lớp mà phải có sự giao lưu tình cảm với trẻ qua ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, chất
giọng cùng các em chia sẻ những vui buồn, lo lắng cho số phận các nhân vật qua
từng bước diễn biến của câu chuyện.
Tóm lại sự thành công của biện pháp này là sự dung hòa của tất cả các yếu
trên. Sử dụng thành công biện pháp này có nghĩa là giáo viên đó đã tạo ra cho mình
“năng khiếu” kể chuyện làm thay đổi nhận thức ban đầu của giáo viên. Biện pháp
này chứng tỏ một điều năng khiếu kể chuyện không phải do bẩm sinh mà là do rèn
luyện để có được kỹ năng, kỹ xảo trong cách kể chuyện tạo ra cho trẻ năng lực kể
chuyện sáng tạo.
11


* Biện pháp 3: Phát huy vai trò của những trẻ có khả năng kể chuyện
sáng tạo như một “vết dầu loang”
Sử dụng biện pháp “vết dầu loang” nghĩa là từ một nhóm trẻ biết kể chuyện
sáng tạo tôi sẽ nhân rộng thành nhiều nhóm trẻ biết kể chuyện sáng tạo. Nhưng làm

cách nào để nhân rộng được đây? Trong biện pháp này tôi sẽ chia sẻ với tất cả các
bạn bằng những ví dụ minh hoạ cụ thể:
Ví dụ khi thực hiện tốt biện pháp tạo môi trường gần gũi với bối cảnh tác
phẩm ở câu chuyện “Bác sĩ chim” tôi không dừng lại ở việc trẻ hứng thú trả lời tốt
các câu hỏi của tôi trong phần đàm thoại mà quan trọng hơn tôi sẽ “nhặt” ra một
nhóm trẻ khá lên đóng kịch( theo quy định của chương trình giáo dục hiện nay là
dạy theo hứng thú của trẻ nên giáo viên không lo sợ rằng như vậy sẽ “cháy giáo
án”). Có thể nhóm trẻ đầu tiên này đang còn “vụng về” về khả năng đóng kịch
nhưng tôi chưa vội nhận xét khả năng đóng kịch mà sẽ tuyên dương tán thưởng các
em vì đã có những câu thoại của nhân vật bằng chính ngôn ngữ của mình như: Tiến
Đạt trong vai bệnh nhân Trâu trong khi đóng kịch đã nói “Ôi tôi đau răng lắm bác
sĩ ơi! Làm thế nào bây giờ”- Bác sỹ Cò do Thu Huyền diễn xuất nói: “Cứ từ từ,
ngồi xuống đây há miệng tôi xem nào”… trong khi nguyên bản của câu chuyện có
nội dung như thế nhưng không phải là những lời như thế. Chính việc trẻ thu hút vào
câu truyện, hiểu bản chất của câu chuyện thì mới có thể nói được bằng chính ngôn
ngữ của mình. Hay như khi kể xong truyện Tấm Cám tôi cho trẻ đóng kịch ở chi
tiêt “ướm hài”. Lời thoại của Hoàng Ngân (vai Cám): “hài ơi là hài! vừa chân đi để
ta còn được lấy vua”còn khi Tấm (Thanh Loan) thử hài khi vừa thì thốt lên: “Ôi!
Tại mình xinh đẹp lại hiền lành nên hài vừa chân rồi” (Trích từ nhật kí cuối ngày).
Các bạn ấy chính là những “vết dầu” có sức “loang” vô cùng nhanh chóng tới các
bạn trong lớp.
Khi được cô giáo hết lời khen ngợi những bạn đóng kịch này và yêu cầu các
bạn hãy lên thể hiện tài năng như các bạn ấy thì có rất nhiều trẻ trong lớp xung
phong. Vấn đề ở chỗ những trẻ xung phong này thuộc hai tốp:Tốp thứ nhất là có
khả năng nên tự tin xung phong. Tốp thứ hai chưa có khả năng nhưng do thích
được cô khen như các bạn nên xung phong. Tốp trẻ thứ hai có tinh thần xung phong
như vậy là rất tốt xong cô phải tinh ý nhận ra các bạn trong tốp thứ nhất để gọi lên
còn tốp thứ hai sẽ cho trẻ thể hiện vào thời điểm khác trong ngày để cô có thêm
thời gian dạy trẻ tập kể chuyện sáng tạo. Vậy làm thế nào để cô phát hiện ra bạn
nào thuộc tốp đầu, rất đơn giản bạn chỉ cần để ý khi trẻ trả lời ở phần đàm thoại là

biết khả năng của trẻ. Cứ như vậy cô sẽ nhân lên từ một tốp kể chuyện tốt thành
nhiều tốp khác trong lớp có khả năng kể chuyện sáng tạo và dần dần những “vết
dầu loang” ấy sẽ loang thành một phong trào thi đua về kể chuyện sáng tạo trong
lớp khiến thành viên nào cũng có khả năng kể chuyện sáng tạo tuy ở các mức độ
12


khác nhau nhưng về bản chất thì đó chính là nhưng lời thoại sáng tạo, những câu
chuyện ngắn sáng tạo vô cùng dí dỏm dễ thương mang đậm chất ngôn ngữ của trẻ.
Trên đây là những thủ thuật để tìm ra “vết dầu loang” trong hoạt động học.
Vậy còn ngoài hoạt động học có chủ định thì sao? Làm cách nào để trẻ không chỉ
biết kể chuyện sáng tạo trong tác phẩm văn học mà còn có khả năng kể chuyện
sáng tạo cho mọi tình huống có vấn đề ngoài cuộc sống. Biện pháp mà tôi tiến hành
nghiên cứu tiếp theo sẽ giải quyết thắc mắc này.
* Biện pháp 4: Tổ chức hoạt động kể chuyện sáng tạo dưới hình thức trò
chơii “Chiếc ghế kể chuyện”
Trò chơi “chiếc ghế kể chuyện” được diễn ra dưới hình thức trẻ ngồi trò
chuyện cùng cô giáo hoặc các trẻ ngồi nói chuyện tự do với nhau. Nhiệm vụ của
giáo viên là phải nắm bắt được câu chuyện nào trong số các trẻ ngồi đây kể ra mà
thu hút các bạn nhiều nhất. sau đó cô sẽ hướng trẻ vào chủ đề câu chuyện để mở
rộng, khơi gợi ý tưởng sáng tạo sâu hơn cho trẻ (chủ đề của trẻ có thể là tình huống
trẻ tự nghĩ ra, có thể là trẻ đã trải nghiệm hoặc được chứng kiến…). Điều đặc biệt
trong biện pháp này chính là “chiếc ghế kể chuyện”. Khi trẻ xung phong lên kể
chuyện cho cô và các bạn nghe thì sẽ được ngồi vào chiếc ghế để kể chuyện.Chiếc
ghế này sẽ làm tăng hưng phấn cho trẻ bởi vì tôi đã trang trí chiếc ghế đó như một
ngai vàng nguy nga lộng lẫy khiến cho thành viên nào ngồi trên đó cũng có chung
một cảm giác rằng: :A! Mình là “vua” kể chuyện.
Trong quá trình tiến hành thực nghiệm biện pháp này đã có không ít câu
chuyện sáng tạo ngoài đời thường của trẻ được sinh ra từ “chiếc ghế kể chuyện”.
Sau đây tôi xin nêu ra một số câu chuyện để chứng minh tính khả thi của biện pháp

này.(trích từ file ghi âm trong điện thoại)
Câu chuyện 1: của bé Lưu Việt Anh
“Hôm trước mình bị đau bụng, bố mình đưa đến bệnh viện. Mình khóc to
lăm vì mình sợ bác sĩ tiêm vào bụng. Bác sĩ bảo: nếu cháu khóc thì con giun trong
bụng cháu sẽ cười nhưng nếu cháu cười thì con giun trong bụng cháu sẽ khóc. Vậy
là mình không khóc nữa. sau đó bác sĩ khen mình ngoan và đặt ống nghe vào bụng
cho mình nghe tiếng khóc của con giun. Khi về nhà, mình kể với mẹ là hôm nay
bác sĩ cho con nghe tiếng con giun khóc. Mẹ bảo đó là tiếng sôi bụng của mình.
Bác sĩ thấy mình khóc nên bảo vậy. Hi hi hi… Sau này lớn lên mình cũng sẽ làm
bác sĩ.”
Câu chuyện 2: của bé Lưu Thị Thu Huyền
“Cô ơi! Anh Hải nhà cháu bị bố đánh hôm trước. Bố cháu cầm roi và quát to
lắm: Bây giờ mày thích gì hả Hải? Nói nhanh không tao đánh cho nhừ đòn. Vậy mà
anh Hải cháu cứ khóc không nói cho bố biết là mình thích gì. Cháu biết thừa là anh
13


Hải nhà cháu thích ăn bim bim cay nên cháu chạy lại nói với bố là anh Hải thích ăn
bim bim cay. Tự nhiên bố cháu cười nhiều lắm, cả mẹ cháu nữa. Cháu thấy chưa
lần nào cháu nói với bố mẹ về những cái mình thích mà bố mẹ cháu lại cười như
thế cả”.
Nghe xong câu chuyện của Huyền tôi cũng buồn cười lắm nhưng cố kìm
nén để giải thích cho Huyền hiểu tại sao bố mẹ lại cười nhiều đến vậy.
Nếu như ở biện pháp sử dụng “vết dầu loang” tôi cố ý gọi những bạn khá
giỏi lên tham gia hoạt động kể chuyện sáng tạo mục đích để nhân rộng thêm nhiều
bạn hơn nữa thì ở biện pháp sử dụng “chiếc ghế kể chuyện” này tôi đã mạnh dạn áp
dụng đối với cả những em có tâm lí đặc biệt:
Bé Lê Thu Trang ( có hồ sơ bệnh án bệnh tự kỉ và thuộc diện Hộ nghèo của
xã Định Tăng)
Hôm ấy sắp đến ngày 20-11. Cô và trò cùng đem “chiếc ghế kể chuyện” ra

tán cây mát ngồi trò chuyện về ngày tết của cô giáo. Lần đầu tiên trong năm học tôi
bắt gặp nụ cười của Trang và đôi mắt sáng ngời nhìn vào “chiếc ghế kể chuyện”.
linh cảm nhà giáo cho tôi thấy em rất muốn ngồi trên đó dù không nói ra. Tôi liền
mời em ngồi lên chiếc ghế để “chơi”. Mặt em tái đi, chân tay co lại và run sợ. Vô
cùng xót xa trước thái độ của em, bản năng của người mẹ đã làm tôi cất lên tiếng
hát “Mẹ thương con có hay chăng. Thương từ khi thai nghén trong lòng. Mấy nắng
sớm chiều mưa dầm. a ru hời, ơi hời ru….vừa hát tôi vừa từ từ tiến về phía Trang
và dìu dắt em cùng tôi ngồi trên chiếc ghế kể chuyện. Tiếng hát và sự ân cần thân
thiện đã giúp tôi đưa em hòa nhập cùng các bạn, thay vì run sợ khi ngồi trên ghế
em đã nở nụ cười hồn nhiên vòng tay em ôm chặt lấy tôi. Sau đó tôi dạy em tập nói
theo những đoạn hội thoại ngắn nguyên bản trong truyện mà cả lớp đã thuộc lòng
như: Bà ơi! Sao tai bà to thế…. Hoặc Dê kia! Mày đi đâu…. Hay Ò! Ó! O! ta vác
hái trên vai. Đi tìm cáo gian ác. Cáo ở đâu ra ngay ra ngay ra ngay…Cùng với sự
trợ giúp đọc đồng thanh của các bạn trong lớp tôi thấy Trang lúc đầu mấp máy môi
theo sau đó thì đọc rõ lời hơn. Ở mức độ này đối với Trang là cả một thành công
rực rỡ mà theo tôi nếu như không có chiếc ghế làm nguồn cảm hứng thì có lẽ tôi
không bắt gặp được phút giây biểu lộ cảm xúc của Trang. Điều này chứng tỏ biện
pháp “chiếc ghế kể chuyện” không chỉ có sức cuốn hút của các bạn tự tin biết kể
chuyện mà còn làm rung động cả trái tim bạn nhỏ có tâm lí trắc trở. Đây chính là
thành công ngoài dự kiến của bản thân tôi khi thực hiện đề tài này.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã tiến hành thực nghiệm để giúp trẻ 5-6
tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua việc dạy trẻ biết kể chuyện sáng tạo. Khi thực
14


hiện những biện pháp này tôi đã thấy hiệu quả của vần đề nghiên cứu được nâng
lên rõ rệt, cụ thể như sau:
Đối với hoạt động giáo dục: Khi thực hiện những biện pháp này tôi đã thu

được kết quả cao hơn rất nhiều so với kết quả thực trạng ban đầu của trẻ về việc kể
chuyện sáng tạo:
Bảng B
ĐẠT

CHƯA ĐẠT

STT

NỘI DUNG KHẢO SÁT

SỐ TRẺ

TỈ LỆ

SỐ TRẺ

TỈ LỆ

1

Kể lại một số đoạn hội
thoại truyện văn học theo
nguyên bản (thuộc lòng)

40/45

89 %

5/45


11%

2

Khả năng diễn đạt một
đoạn truyện văn học theo
trí nhớ bằng ngôn ngữ của
bản thân

30/45

67%

15/45

33%

3

Khả năng sử dụng vốn từ
vào việc kể lại tình huống
có vấn đề bằng hình thức
kể chuyện sáng tạo

28/45

62%

17/45


38%

Kết quả trên cho thấy: Số trẻ kể lại một số đoạn hội thoại truyện văn học theo
nguyên bản (thuộc lòng) tăng từ 49% lên 89%( tăng gấp gần 2 lần). Đặc biệt tỉ lệ
trẻ có khả năng diễn đạt một đoạn truyện văn học theo trí nhớ bằng gôn ngữ của
bản thân tăng gấp hơn 4 lần so với kết quả thực trạng ban đầu. Số trẻ có khả năng
sử dụng vốn từ vào việc kể lại tình huống có vấn đề bằng hình thức kể chuyện sáng
tạo tăng từ 11% lên đến 62 % gấp gần 6 lần so với thực trạng ban đầu. Kết quả này
có được là là do trong hoạt động giáo dục tôi đã áp dụng các biện pháp nghiên cứu
trên.
*Đối với bản thân:
- Đề tài này giúp tôi có nhiều kinh nghiện hơn trong lĩnh vực nghiên cứu
thực trạng cũng như nghiên cứu tài liệu làm cơ sở lí luận cho nội dung sáng kiến
kinh nghiệm. Đề tài đã mang lại cho tôi thêm một số biện pháp mới trong công tác
giáo dục trẻ. Kỹ năng khơi gợi trẻ kể chuyện sáng tạo của tôi thuần thục, linh hoạt
thu hút trẻ nhiều hơn so với trước khi tôi tiến hành đề tài nghiên cứu này.
- Về nhà trẻ kể được những câu chuyện sáng tạo khiến phụ huynh rất vui đôi
khi còn thấy “bất ngờ” về khả năng kể chuyện sáng tạo của con mình. Qua đó tôi
15


tạo được lòng tin yêu của phụ huynh rất lớn. 100% phụ huynh hưởng ứng nhiệt tình
và nhanh chóng với yêu cầu mà cô giáo đề ra trong việc giáo dục trẻ.
*Đối với đồng nghiệp và nhà trường : Đề tài giúp cho giáo viên trong
trường học hỏi thêm những biện pháp hay trong việc chăm sóc giáo dục trẻ đồng
thời đề tài cũng đã bổ xung vào thư viện của trường mầm non Định tăng tư liệu bổ
ích khi triển khai chuyên đề cấp trường.

16



Phần 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Từ việc áp dụng các biện pháp trên vào giảng dạy đạt kết quả tôi rút ra một
số bài học kết luận sau:
- Kể chuyện sáng tạo là một lĩnh vực nghiên cứu hết sức mới mẻ ở trường
mẫu giáo.Vì vậy khi thực hiện đề tài này giáo viên phải quan sát, ghi chép, ghi
âm…từ đó mới có thể đưa ra được những biện pháp giáo dục hiệu quả.
- Khi dạy trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua kể chuyện sáng tạo
giáo viên không nên dừng lại ở duy nhất một biện pháp mà phải sử dụng liên hoàn
các biện pháp nêu trên để đánh giá được toàn diện mức độ sử dụng vồn từ của trẻ
thông qua kể chuyện sáng tạo.
- Để làm tốt công tác giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thì khi dụng áp dụng các
biện pháp nêu trên giáo viên cần tổ chức hoạt động kể chuyện sáng tạo dựa trên
nhu cầu và hứng thú và mức độ của trẻ, nên chủ động vạch rõ ra trong từng biện
pháp sẽ quan tâm đến tốp trẻ nào nhiều hơn để đảm bảo việc trẻ nào cũng được
quan tâm đồng đều như nhau.
- Phối kết hợp với phụ huynh và nhà trường để có sự giáo dục đồng bộ.
2. Kiến nghị
Để nâng cao việc kể chuyện sáng tạo cho trẻ, với vai trò là tổ trưởng tổ
chuyên môn, tôi đề nghị Ban giám hiệu nhà trường quan tâm hơn nữa tới nội dung
này bằng cách bổ xung thêm trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tổ chức Hội thi liên
quan đến nội dung kể chuyện sáng tạo thông qua đó các em sẽ tự tin phát huy hơn
nữa khả năng kể chuyện sáng tạo của mình.
Trên đây là một số kinh nghiệm được rút ra trong quá trình học tập và công
tác của bản thân tôi nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động
kể chuyện sáng tạo. Trong quá trình thực hiện đề tài này không tránh khỏi những
hạn chế. Tôi rất mong được sự quan tâm đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp và
của các cấp lãnh đạo. Để từ đó bản thân tôi rút ra được các kinh nghiệm và bản

SKKN được hoàn thiện hơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐV Định Tăng, ngày 09 tháng 04 năm 2016
Người Viết
17


Lê Thị Tố Tư
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
PHIẾU ĐIỀU TRA
(Dành cho giáo viên)
Để giúp cho việc nghiên cứu giáo dục mầm non, đồng chí vui lòng trả lời
một số câu hỏi sau:
I.

Theo đồng chí thế nào là kể chuyện sáng tạo?

100% GV trả lời kể chuyện sáng tạo là dùng ngôn ngữ của mình để kể về một
câu chuyện mà không làm thay đổi nội dung cốt truyện.
II.

Theo đồng chí thế nào là kể chuyện sáng tạo?

- Năng khiếu bẩm sinh
- Trí thông minh
- Nổ lực rèn luyện
III.

Trong quá trình dạy học, đồng chí đã chú ý đến việc dạy trẻ kể chuyện
sáng tạo chưa?


I.

Chưa

II.

Thỉnh thoảng

III.

Thường xuyên

IV.

Đồng chí đã dùng những biện pháp nào để giúp trẻ phát huy được khả
năng kể chuyện sáng tạo?

100% GV đưa ra những biện pháp đang tiến hành thường ngày: Xem tranh,
dùng mô hình, đàm thoại
V.

Trong thực tế, đồng chí đã gặp phải những khó khăn nào khi dạy trẻ 5-6
tuổi kể chuyện sáng tạo?

2 Hạn chế về năng lực kể chuyện sáng tạo
3 Do lớp quá đông
c. Do chưa có cơ hội được dự giờ dạy mẫu về kể chuyện sáng tạo

18



Phụ lục 2
PHIẾU TRẮC NGHIỆM
(Dành cho phụ huynh)
Để giúp giáo viên dạy trẻ tốt hơn, xin phụ huynh vui lòng trả lời một số câu hỏi
sau: (đánh dấu x vào phương án đồng ý)
I.

Khi trẻ ở nhà phụ huynh thường cho con (cháu) mình làm gì?

1. Xem ti vi, chơi điện thoại
2. Chơi tụ do
3. Trò chuyện, vui chơi cùng con
II.

Phụ huynh cảm như thấy thế nào khi nghe con (cháu) mình kể về
một câu chuyện ?

- Bình thường
- Vui, chăm chú lắng nghe
- Hưởng ứng câu chuyện cùng trẻ
III.

Có khi nào phụ huynh kể chuyện cho con (cháu) trước khi đi ngủ
chưa?

- Chưa
- Thỉnh thoảng (nếu con (cháu) yêu cầu thì kể)
- Thường xuyên


19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT

TÊN TÀI LIỆU

TÊN TÁC GIẢ

NHÀ XUẤT BẢN

1

Phương pháp kể chuyện sáng
Hà Nguyễn Kim
tạo truyện cổ tích thần kì cho trẻ Giang
mẫu giáo

NXB Đại học quốc
gia Hà Nội

2

Giáo dục trẻ mẫu giáo qua
truyện thơ

NXB Đại học quốc
gia Hà Nội


3

Tổ chức hoạt động phát triển
ngôn ngữ cho trẻ mầm non theo
hướng tích hợp

Viện chiến lược và
chương trình giáo
dục

NXB giáo dục

4

Đại cương ngôn ngữ- ngữ dụng
học( tập 2)

Đỗ Hữu Châu

NXB giáo dục

5

Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm
non (tập 3)

Đào Thanh ÂnTrịnh Dân- Nguyễn
Thị Hà


NXB Đại học quốc
gia Hà Nội

6

Giáo dục mầm non- Những vấn
đề lí luận và thực tiễn

NXB Đại học Sư
phạm Hà Nội

7

Hướng dẫn thực hiện đổi mới
hình thức tổ chức hoạt động cho
trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi

NXB giáo dục

Nguyễn Thu Thủy

20



×