Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

skkn một số biện pháp ứng dụng CNTT trong việc thiết kế bài giảng điện tử môn KPKH cho trẻ MG 5 6 tuổi ở trường MN t cẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 23 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẠCH THÀNH
TRƯỜNG MẦM NON THẠCH CẨM

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP ỨNG DỤNG CNTT TRONG VIỆC
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ MÔN KHÁM PHÁ KHOA
HỌC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI

Người thực hiện: Nguyễn Thị Thoa
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường mầm non Thạch Cẩm
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

THẠCH THÀNH, NĂM 2016

1


MỤC LỤC
NỘI DUNG
I. MỞ ĐẦU

TRANG
Trang: 3

1. 1. Lý do chọn đề tài

Trang: 3


2. 2. Mục đích nghiên cứu

Trang : 4

3. 3. Đối tượng nghiên cứu

Trang : 4

4. 4. Phương pháp nghiên cứu

Trang: 4

II NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Trang: 5

1. 1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

Trang: 5

2. 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng

Trang: 7

3. 3. Biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

Trang: 10

4. 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo Trang : 19


dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

Trang: 21

1. 1. Kết luận.

Trang: 21

2. 2. Kiến nghị

Trang: 21

Tài liệu tham khảo

Trang: 23

Phụ lục

Trang: 23

2


I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bước sang thế kỉ XXI, sự phát triển mạnh mẽ không ngừng của khoa học
công nghệ, kinh tế và xã hội trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước đòi hỏi con người phải phát triển toàn diện về mọi mặt, có khả năng xử lý
những phát sinh trong cuộc sống một cách có hiệu quả. Xuất phát từ nhu cầu

thực tế ấy, Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra mục tiêu phấn đấu cho nghành giáo
dục nói chung là: Giáo dục ‘‘đức dục, trí dục, Thể dục và mĩ dục” ( Theo Nghị
Quyết Trung Ương 02).
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Mục tiêu của giáo dục mầm non là xây dựng nền tảng ban đầu cho sự phát triển
toàn diện nhân cách con người và phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại.
Để thực hiện nhiệm vụ đó, nghành giáo dục mầm non đã và đang có những thay
đổi tích cực, đặc biệt là thay đổi trong cách tiếp cận nội dung, phương pháp,
hình thức nuôi dạy trẻ, một trong những đổi mới trên là đổi mới trong quá trình
tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ, chúng ta đã hướng vào đứa trẻ. Lấy trẻ
em làm trung tâm của quá trình dạy học, phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ
trong hoạt động. Giáo viên là điểm tựa, là thang đỡ giúp cho sự phát triển mọi
mặt của trẻ, trẻ em có năng lực giải quyết các vấn đề, các tình huống có ý nghĩa
đối với cuộc sống của chúng và dễ dàng hòa nhập với xã hội.
Phát triển nhận thức, đặc biệt là hình thành thái độ nhận thức và kĩ năng
nhận thức cho trẻ Mẫu giáo là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá
trình giáo dục ở trường mầm non. Đối với trẻ lứa tuổi mầm non, hoạt động khám
phá khoa học có vai trò vô cùng quan trọng, là quá trình trẻ tham gia hoạt động
khám phá, tìm hiểu thế giới tự nhiên, xã hội. Thông qua đó giúp trẻ mở rộng vốn
hiểu biết, trí tò mò và trau dồi các kỹ năng: Quan sát, so sánh, phân loại, suy
luận chia sẻ thông tin, giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định. Có thể coi khám phá
khoa học là bộ môn không thể thiếu, không thể xem nhẹ với công tác chăm sóc
giáo dục trẻ ở trường mầm non.
Trong thực tiễn giáo dục hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin
(CNTT) trong quá trình dạy trẻ nói chung và thiết kế giáo án điện tử môn khám
phá khoa học nói riêng được giáo viên đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên cách thức
tiến hành và hiệu quả của việc xây dựng một giáo án điện tử môn khám phá
khoa học còn rất hạn chế, dẫn đến trẻ tiếp thu kiến thức một cách máy móc,
không biết vận dụng chúng vào thực tế cuộc sống, trẻ chưa thực sự hứng thú với
giờ học, phần lớn trẻ còn lúng túng khi tiếp xúc với cái mới, còn nhiều trẻ lười

suy nghĩ không muốn tìm hiểu, suy đoán, ngại lập luận và không dám đưa ra
quyết định của bản thân...và thường đầu hàng trước những câu trả lời khó,
những tình huống suy luận và chờ bạn khác trả lời. Điều này ảnh hưởng rất lớn
tới việc hình thành nhân cách độc lập, tự tin và tính tích cực sáng tạo ở trẻ.
Trên thực tế ở các trường mầm non nói chung, trường mầm non Thạch
Cẩm nói riêng, khi tổ chức các hoạt động khám phá khoa học cho trẻ, nhà
trường, giáo viên chưa có điều kiện cho trẻ đi tham quan thực tế,vì vậy khi sử
3


dụng CNTT giáo viên có thể khai thác các thông tin trên mạngmột cách hiệu
quả. Thông qua những giờ học có sử dụng các giáo án điện tử, những hình ảnh
đẹp, quen thuộc gần gũi, được chuyển tới trẻ một cách linh hoạt và nhẹ nhàng,
góp phần hình thành cho trẻ nhận thức về cái đẹp và thế giới xung quanh qua đó
trẻ biết yêu cái đẹp, mong muốn tạo ra cái đẹp trong cuộc sống và những kỹ
năng sống cần thiết đối với lứa tuổi mầm non nói chung trẻ Mẫu giáo lớn 5-6
tuổi nói riêng.
Có thể nói việc biết sử dụng và ứng dụng CNTT vào dạy học sẽ giúp cho
người học dễ hiểu và người dạy truyền tải được kiến thức mong muốn.Tuy nhiên
khả năng sử dụng phần mềm microsoft powerpoint trong việc thiết kế bài giảng
điện tử của giáo viên trường tôi và cả bản thân tôi còn rất hạn chế, phần lớn giáo
viên chỉ biết dạy các giáo án có sẵn hay copy từ trên mạng, chưa biết chèn âm
thanh không biết cắt, ghép hay lồng ghép tranh này với tranh khác theo mong
muốn vào bài giảng vì vậy mà bài giảng chưa gây được sự chú ý với trẻ. Để trẻ
em tham gia vào hoạt động học tập có hiệu quả cao, quá trình học tập phải được
thực hiện thông qua những bài giảng có nội dung phong phú, hình ảnh trực quan
sinh động và chính xác và phù hợp với độ tuổi.
Trẻ Mẫu giáo lớn là độ tuổi cuối bậc học ở trường mầm non, vì vậy cần
trang bị không những về kiến thức mà còn rèn luyện cho trẻ các kỹ năng sống,
đểtrẻ có vốn kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng cơ bản để bắt đầu cho các cấp học

tiếp theo. Để đạt được điều đó, đòi hỏi mỗi giáo viên mầm non cần tích cực sáng
tạo trong việc thay đổi các hình thức học tập, không ngừng nâng cao kiến thức
dành thời gian nghiên cứu các phần mềm ứng dụng để từ đó tìm ra các giải
pháp, cách thức, phương thức giảng dạy làm cho giờ học trở nên nhẹ nhàng. Trẻ
được trau dồi tiếp cận kiến thức một cách nhẹ nhàng lại nhớ lâu, khắc sâu và
hình thành tốt trí nhớ có chủ định, tạo nên những lớp chủ nhân tương lai của đất
nước vừa có đức vừa có tài.
Xuất phát từ những lý do trên mà tôi chọn đề tài:“Một số biện phápứng
dụng công nghệ thông tin trong việc thiết kế bài giảng điện tử môn khám
phá khoa học cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi”,ở trường Mầm non Thạch Cẩmđể
làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Qua việc ứng dụng CNTT giúp trẻ lĩnh hội trọn vẹn kiến thức môn khám
phá khoa học,nhằm kích thích hứng thú, giúp cho trẻ nhanh nhẹn, khéo léo.
Thông qua đó phát triển các giác quan, rèn luyện khả năng ghi nhớ có chủ định
và kỹ năng giao tiếp của trẻ, đồng thời các bạn bè đồng nghiệp có thể tham khảo
và sử dụng, qua đó nâng cao khả năng sử dụng tin học cho bản thân.
3. Đối tượng nghiên cứu
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thiết kế bài giảng điện tử môn
khám phá khoa học cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non Thạch Cẩm.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
4


Sử dụng các phương pháp đọc, ghi chép, phân tích hệ thống và khái quát
hóa những nguồn tài liệu có liên quan tới đề tài nghiên cứu nhằm xây dựng cơ
sở lý luận của đề tài.
4.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
4.2.1 Phương pháp quan sát

Phương pháp này được sử dụng để thu thập thông tin về việc tổ chức các bài
giảng điện tử nhằm kích thích hứng thú và mức độ nhận thức của trẻ trong
trường mầm non Thạch Cẩm.
4.2.2 Phương pháp đàm thoại
Phương pháp này được tiến hành thông qua các cuộc trò chuyện, và những
buổi rút kinh nghiệm về các giờ dạy ở trường để biết được thực trạng sử dụng
CNTT trong việc thiết kế bài giảng điện tử môn khám phá khoa học của giáo
viên.
4.2.3 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm của hoạt động là phân tích sự phát
triển tâm sinh lý và nhận thức của trẻ thông qua những giờ tổ chức hoạt động
khám phá khoa học của trẻ Mẫu giáo 5 – 6 tuổi, phương pháp này được sử dụng
để nhận ra được trẻ đã có khả năng đến đâu những gì đạt được và chưa đạt được
có liên quan đến đề tài từ đó tìm ra cách thức để giải quyết và khích lệ qua đó
giúp trẻ phát triển một cách toàn diện cả về: Đức – Trí – Thể - Mỹ.
4.2.4 Phương pháp thống kê
Phương pháp này được sử dụng để thống kê và đưa ra các số liệu cụ thể
về những tiêu chí đạt hay chưa đạt của trẻ để từ đó tìm kiếm, đưa ra những biện
pháp thích hợp nhằm khắc phục tình trạng và nâng cao chất lượng dạy và học.
II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận:
Đối với trẻ lứa tuổi mầm non, khám phá khoa học với trẻ nhỏ là quá trình
trẻ tích cực tham gia hoạt động thăm dò, tìm hiểu thế giới tự nhiên, thế giới xã
hội. Đó là quá trình quan sát so sánh, phân loại thử nghiệm, dự đoán, suy luận
thảo luận, giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định. Mục tiêu của khám phá khoa học
dành cho trẻ mầm non là nuôi dưỡng, phát triển trí tò mò tự nhiên của trẻ về thế
giới, để qua đó mở rộng, nâng cao hiểu biết và trau dồi các kĩ năng cần thiết trên
trẻ.
Bước sang độ tuổi Mẫu giáo, nhu cầu giao tiếp của trẻ lớn hơn, trẻ vẫn
đang trong thời kỳ “phát cảm” ngôn ngữ. Vốn từ tiếp tục tăng nhanh không chỉ

về danh từ mà cả động từ, tính từ, liên từ. Theo nghiên cứu của Carrey (1977) và
Dolaghan (1985) thì trẻ 18 tháng tuổi mới biết khoảng 50 từ nhưng đến 5-6 tuổi
có thể tích lũy được 8.000 đến 14.000 từ, trung bình mỗi ngày trẻ có khoảng từ 5
đến 8 từ mới. Tư duy của trẻ có bước ngặt cơ bản, bên cạnh tư duy trực quan
hành động thì tư duy trực quan hình tượng được phát triển và chiếm ưu thế, thế
giới biểu tượng trở nên chính xác hơn, kiểu tư duy trực quan sơ đồ đã xuất hiện.
Vì vậy mà trẻ thích tìm hiểu và khám phá, trẻ độ tuổi này thường đưa ra những
5


câu hỏi như: Đây là cái gì? Nó dùng để làm gì? Tại sao lại có màu này mà không
phải màu kia?…hay những câu như: Điều gì sẽ xảy ra? Vì sao điều đó xảy ra?...
Do đó việc tổ chức các hoạt động khám phá khoa học càng trở nên quan trọng
và cần thiết đối với trẻ mầm non đặc biệt là trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi .
Xuất phát từ văn bản chỉ đạo của nhà nướccông văn số 4987/BGĐT –
CNTT ngày 2/08/ 2012 của Bộ giáo dục và đào tạo về hướng dẫn thực hiện
nhiệm vụ CNTT năm 2012- 2013 có nội dung như sau: “Đẩy mạnh ứng dụng
CNTT trong điều hành và quản lý giáo dục chỉ đạo ứng dụng CNTT trong học
tập và giảng dạy theo hướng người học có thể học qua nhiều nguồn liệu, hướng
dẫn cho người học biết tự khai thác và ứng dụng CNTT vào quá trình học tập
của bản thân, thay vào việc chỉ đạo giáo viên ứng dụng CNTT trong giảng dạy
trong tiết giảng”. Việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy ở trường mầm nonmà đặc
biệt là dạy môn khám phá khoa học cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi hoàn toàn có ích
và mang lại những kết quả tốt cho việc phát triển ngôn ngữ,nhận thức, thẩm mỹ,
kỹ năng sống cũng như nhiều mặt có lợi khác ở trẻ mầm non.
Tuy nhiên, soạn một giáo án điện tử cũng đòi hỏi những quy tắc nhất định
nhằm tạo nên hiệu quả khi soạn giáo án điện tử. Nên lưu ý trong việc sử dụng
các hiệu ứng (Effect oftions), vì nếu dùng không hợp lý sẽ không mang lại hiệu
quả tốt cho bài dạy mà còn gây phản tác dụng. Nên dùng hiệu ứng vừa phải, phù
hợp, làm nổi bật nội dung cần chuyển tải. Nếu dùng nhiều hiệu ứng không cần

thiết sẽ gây mất tập trung, trẻ sẽ không quan tâm tới nội dung mà cô cần tryển
tải nữa. Các phông nền cũng nên chọn đơn giảnphù hợp nội dung bài giảng và
làm nổi bật được nội dung chính.
Hiện nay một số quốc gia phát triển như: Anh, Mỹ, Nhật Bản hay Trung
Quốc việc ứng dụng CNTT vào trong việc dạy học cho trẻ mầm non đang được
quan tâm hàng đầu. Các phần mềm powerpoint, kidsmart hay pixkid trong dạy
học đã được sử dụng từ năm 2000 và mang lại những kết quả tốt. Trong nước,
việc ứng dụng các phần mềm tin học vào dạy trẻ mầm non đã và đang được sử
dụng rông rãi đặc biệt là ở các thành phố lớn từ năm 2008 và ngày càng được
mở rộng đến các vùng nông thôn.Thực tế ở trường mầm non Thạch Cẩm việc sử
dụng CNTT mà đặc biệt là ứng dụng các phần mềm tin học vào dạy trẻ nói
chung và khám phá khoa học nói riêng cũng được ban giám hiệu và giáo viên
quan tâm, một số giáo viên đã chủ động dạy trên powerpoint tuy nhiên kết quả
đạt được chưa cao. Nguyên nhân là do giáo viên chưa tự mình thiết kế được bài
giảng, chưa biết cách chèn hình ảnh hay âm thanh thích hợp vào trong giáo án.
Ví dụ: Khi cho trẻ trò chuyện về một số con vật nuôi trong gia đình giáo
viên muốn chèn hình ảnh con gà để nó gần gũi với trẻ và tiếng gáy của nó nhưng
bản thân giáo viên và các bạn đồng nghiệp không làm được, trong khi đó giáo án
copy thường không chạy được nhạc, lỗi font chữ. Vì vậy nên việc tìm hiểu và
thiết kế một giáo án điện tử mà đặc biệt là giáo án điện tử môn khám phá khoa
học cho trẻ 5 – 6 tuổi là cần thiết, thông qua đó trẻ dễ dàng tiếp nhận các thông
tin bài học.
6


Cho trẻ tiếp cận với CNTT và ứng dụng CNTTvào trong giảng dạy ở trường
mầm non được diễn ra rất linh hoạt thông qua các hoạt động của trẻ ở trường.
Việc lựa chọn hình thức cho trẻ làm quen và tiếp cận dựa trên đặc điểm tình hình
và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, dựa trên nguyên tắc “ Lấy trẻ làm trung tâm”
giáo viên là thang đỡ, do đó buộc người giáo viên phải lựa chọn hình thức cho

phù hợp với trẻ làm sao để trẻ dễ dàng tiếp thu qua đó kích thích hứng thú và
nhận thức của trẻ làm cho trẻ yêu thích giờ học. Vì vậy mà ứng dụng CNTT vào
trong giảng dạy là cần thiết và là yếu tố tạo tiền đề cho sự thành công của đứa
trẻ sau này.Qua giảng dạy giờ khám phá khoa học của trẻ 5 -6 tuổi, tôi nhận thấy
ở độ tuổi này, trẻ rất thích học hỏi khám phá và nói lên suy nghĩ của bản thân
nên việc ứng dụng CNTT vào giờ khám phá khoa học của trẻ 5 -6 tuổi sẽ giúp
cho đứa trẻ phát triển các giác quan khả năng phán đoán, tư duy, kỹ năng ghi
nhớ có chủ định. Một số giáo án kết hợp CNTT (sử dụng máy chiếu, các chương
trình photoshop, flash, power point)… sẽ giúp trẻ có cái nhìn sinh động hơn,
hứng thúhơn , tò mò hơn.
2. Thực trạng vấn đề:
Năm học 2015-2016, tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo lớn
3với tổng số trẻ là 43. Lớp học được nhà trường đầu tư đầy đủ đồ dùng, đồ chơi,
đầu đĩa, màn ti vi, đàn, vi tính…phục vụ trẻ hoạt động. Tuy nhiên trong quá
trình thực tiễn tôi gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
2.1 Thuận lợi
Đối với địa phương và nhà trường: Lãnh đạo địa phương cùng với ban
giám hiệu nhà trường rất quan tâm đến việc đầu tư mua sắm cơ sở vật chất, đến
nay các lớp đã tương đối đầy đủ đồ dùng: Trường đã có 1 máy chiếu và mỗi lớp
đều được trang bị ti vi, đàn oocgan, có mạng Wifi …để giáo viên thuận lợi cho
việc tìm kiếm các tư liệu hình ảnh phục vụ cho bài dạy . Cảnh quan nhà trường
thoáng mát, có cây che bóng mát, cây cảnh góp phần rất lớn cho trẻ quan sát,
nhặt lá rụng, để chơi các trò chơi và thực hiện một số yêu cầu của bài
giảng.Trường lớp khang trang sạch sẽ, thoáng mát nằm ở trung tâm địa bàn của
các thôn nên tiện lợi cho việc giao thông đi lại, bàn ghế đầy đủ cho trẻ ngồi học,
có giá để đồ dùng đồ chơi.Nhà trường thường xuyên tổ chức chuyên đề, thao
giảng, hội giảng, dự giờ thăm lớp bồi dưỡng cho giáo viên về chuyên môn.
Đối với bản thân và giáo viên trong trường: Bản thân tôi và các giáo viên
trong trường đều trang bị máy tinh riêng cho cá nhân để thuận lợi cho việc soạn
giáo án. Tôi đã từng sử dụng giáo án điện tử khi còn là sinh viên và đã thiết kế

một số giáo án điện tử vì vậy tôi đã có một số kinh nghiệm thiết kế giáo án mà
đặc biệt giáo án môn khám phá khoa học.100% giáo viên có trình độ trung cấp
trở lên, luôn giúp đỡ lẫn nhau tạo điều kiện cho việc học hỏi kinh nghiệm.
Đối với phụ huynh: Cùng với nhà trường đầu tư mua sắm cơ sở vật chất
phục vụ cho quá trình học tập của trẻ ở trường , thường xuyên trao đổi tình hình
con em mình với giáo viên.

7


Đối với trẻ: Đa số trẻ đã học qua lớp 3-4 tuổi và lớp 4-5 tuổi. Trẻ ngoan,
có nề nếp, nhiều cháu hứng thú, tích cực trong giờ hoạt động khám phá khoa
học.
2.2 Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi cũng có không ít khó khăn gặp phải.
Đối với địa phương và nhà trường: Bước vào đầu năm học ban giám hiệu
và tổ chuyên môn nhà trường đã tổ chức các buổi thăm lớp dự giờ cho giáo viên
trong trường, khi đến dự ở các lớp tôi thấy ở một số lớp giáo viên đã sử dụng
giáo án điện tử môn khám phá khoa học để dạy trẻ tuy nhiên kết quả đạt được
chưa cao, giáo viên chưa tự mình thiết kế được giáo án, chưa biết cách chèn hình
ảnh hay lồng ghép một đoạn nhạc. Khi trẻ trả lời giáo viên chưa biết cách chèn
các âm thanh “khen” “chê”, để thu hút sự chú ý của trẻ và để bài dạy sinh động.
Đồ dùng học tập trong lớp mà đặc biệt là đồ dùng cho môn khám phá khoa học
chưa được đổi mới thường xuyên đôi lúc trẻ nhàm chán không hứng thú khi sử
dụng, mặc dù trong những năm gần đây giáo viên cũng rất chủ trọng đến việc
làm đồ dùng dạy học nhưng hiệu quả chưa cao, thời gian sử dụng ngắn…
Ví dụ : Chủ đề: Nghề nghiệp- Nghề: giúp đỡ cộng đồng
Khi cho trẻ trò chuyện về công việc, đồ dùng của các chú bộ đội với một
giáo án thông thường trẻ chỉ nghe cô nói mà không biết được các chú đi những
đâu? làm những công việc gì? cuộc sống của các chú như thế nào? …Nhưng khi

giáo viên sử dụng giáo án điện tử giáo viên có thể chèn video, hình ảnh công
việc của các chú cũng như đồ dùng phục vụ luyện tập vào trong các slide cho trẻ
quan sát như vậy giúp trẻ khắc sâu hơn, nhớ được nội dung bài học một cách dễ
dàng hơn.
Đối với bản thân và giáo viên: Bản thân tôi và các bạn đồng nghiệp khi
thiết kế giáo án điện tử mỗi người chưa qua trường, lớp điện tử, viễn thông,
CNTT nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng máy tính cũng như
thiết kế giáo án điện tử.
Đối với phụ huynh: Còn một số phụ huynh chưa nắm bắt được nội dung
cụ thể môn học nên chưa nhiệt tình cùng cô sưu tầm vật liệu liên quan đến môn
học, chủ đề vì thế nên chưathực sự quan tâm đến việc học môn khám phá khoa
học của trẻ, học cho rằng môn học này không cần thiết họ chi mong sao con em
mình đến trường ngày nào, giờ nào cũng được, cô cho học chữ cái với chữ số là
được.
Đối với trẻ: Số trẻ trong lớp vẫn chưa đồng đều về chất lượng, trẻ em là
người dân tộc thiểu số chiếm 80%, số đông trẻ còn nhút nhát trong khi thể hiện
suy nghĩ, tư duy của mình.Khi trả lời các câu hỏi của cô thường không tự tin.
Ví dụ: tay thì gãi đầu, tay gãi cổ, có nhiều trẻ còn khóc khi phải đứng lên
trả lời vv...nhận thức của trẻ không đồng đều.
Tất cả những khó khăn trên còn ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập của
trẻ, các tiết dạy sử dụng giáo án thông thường chưa gây được sự chú ý của trẻ,
nhiều trẻ chưa tiếp nhận được nội dung mà giáo viên muốn truyền tải, kết quả
8


hoạt động chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của môn học, của chương trình
đề ra.
Từ thực trạng trên cho thấy trẻ vẫn chưa chú ý trong giờ học, nhiều trẻ
còn nói chuyện và làm việc riêng không quan sát cô đang làm gì và nói những
gì, do đó khi cô hỏi trẻ về đặc điểm các con vật hay các đồ vật… trẻ không trả

lời được. Dẫn đến trẻ không biết so sánh, không biết phân loạivà không yêu
thích hoạt động.Trẻ không muốn được thao tác, thực hành với các đồ vật, vì vậy
giờ học chưa đạt được kết quả như mong muốn. Kết quả được thể hiện rõ qua
bảng khảo sát đầu năm trên trẻ như sau:
Nội dung khảo sát

Kết
quả
Đạt

58,1

Số
lượng
18

41,8

10

23,2

33

76,7

Kỹ năng phân loại

20


46,5

23

53,4

Kỹ năng thao tác, thử nghiệm

5

11,6

38

88,3

Kỹ năng suy luận

5

11,6

38

88,3

Kỹ năng ghi nhớ có chủ định

22


51,1

21

48,8

87

202,1

171

397,3

33,7

33,7

66,3

66,3

Tổng số Kỹ năng quan sát
trẻ được
khảo sát
( 43 trẻ) Kỹ năng so sánh

Tổng
hợp
%


6

Số
lượng
25

Chưa
đạt
%

%

Là một giáo viên chủ nhiệm lớp 5-6 tuổi, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài
để tìm ra một số giải pháp, biện pháp tốt nhất phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý
của trẻ 5-6 tuổi và đạt được kết quả mong đợi ở lứa tuổi này. Giúp trẻ hứng thú,
tích cực, sáng tạo và đạt hiệu quả cao góp phần vào mục tiêu giáo dục và đáp
ứng các yêu cầu giáo dục của chương trình chăm sóc giáo dục trong thời kì hiện
nay, thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Dựa vào vốn kiến thức đã
học và được bồi dưỡng chuyên môn,tôi đã tìm ra một số biện pháp sau:
9


3. Các biện pháp:
Biện pháp 1: Nâng cao trình độ, kỹ năng sử dụng tin học bằng cách tham
khảo các nguồn tài liệu về tin học.
Bước chân đầu tiên khi bước vào trường mầm non Thạch cẩm với cương
vị là giáo viên nhà trường, bản thân tôi rất lo lắng làm thế nào để dìu dắt lớp trẻ
thơ là chủ nhân tương lai của đất nước vừa có tài lại vừa có đức, nhanh nhẹn,
khéo léo, linh hoạt mà năng động sáng tạo. Chính vì những mong ước đó mà dậy

lên trong tôi câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh “ Muốn có trò giỏi, phải có thầy
giỏi” cho đến bây giờ câu nói đó vẫn luôn canh cánh trong tôi. Để đạt được điều
đó mà nhất là đáp ứng các yêu cầu giáo dục đang đặt ra trong thời kì mới này,
thời kỳ của việc cần ứng dụng CNTT vào trong giảng dạy từ cấp cao nhất cho
đến cấp thấp nhất, chính vì vậy tôi đã bắt đầu đi tìm hiểu nghiên cứu tài liệu.
Bản thân tôi khi còn ngồi trên giảng đường của trường Đại Học Sư Phạm Hà
Nội cũng đã được học và thực hành các phần mềm tin học như: Microsoft
powerpoint, kidsmart hay pixkid, ngoài ra tôi còn đọc và tham khảo thêm các tài
liệu về tin học và kỹ năng sử dụng tin. Ví dụ: Tài liệu thực hành tin học, Tài liệu
bồi dưỡng tin học (chương trình 100 tiết).
Để nâng cao trình độ tin học bản thân tôi, mỗi giáo viên phải thường
xuyên làm việc và thực hành với các phần mềm Microsoft powerpoint cũng như
một số tài liệu có liên quan đến tin học và xây dựng giáo án điện tử để qua đó
rút ra đươc những bài học kinh nghiệm cho bản thân.
Ví dụ : Khi tham khảo về phần mềm microsoft powerpoint trong tài liệu
tôi sẽ tiến hành mở phần mềm microsoft powerpoint trên máy tính ban đầu vừa
đọc tài liệu vừa thực hành và ghi nhớ các biểu tượng và ý nghĩa của các dòng
chữ trên các thanh công cụ như insert picture, video, audio (chèn các hình ảnh,
âm thanh, phim) hay textbook (viết nội dung), new slide (trang mới), hay
wordArt (chữ nghệ thuật), slide desigs, annimations, trantions (hiệu ứng), hay
hyperlinhk (liên kết)…
Mỗi giáo viên phải không ngừng tìm hiểu và học hỏi, khai thác thông tin.
Ngoài ra cũng có thể khai thác và tìm hiểu các thông tin: Về cách tạo một slide
hay chèn các hình ảnh âm thanh cần thiết cũng như hướng dẫn thiết kế giáo án
điện tử mà đặc biệt là giáo án điện tử cho trẻ mầm non trên các trang mang như:
hoặc trên you tobe.com
Sau khi áp dụng giải pháp này vào thực tế bây giờ tôi có thể tự mình sử
dụng máy tính để thiết kế các bài giảng điện tử, khi được thực hành nhiều sẽ
giúp tôi nhớ được và dần dần trở nên quen với phần mềm, biết soạn thành thạo
giáo án trên phần mềm và hình thành kỹ năng sử dụng tin học.

Biện pháp 2:Khai thác, xử lý và sử dụng tư liệu trên mạng internet một
cách hiệu quả và phù hợp với nội dung bài dạy.
Khi thiết kế một giáo án điện tử môn khám phá khoa học,cần có những
hình ảnh, đoạn phim, trực quan gần gũi, sinh động phù hợp với chủ đề và nội
dung của bài học.
10


Mạng internet cho phép chúng ta truy cập để tìm kiếm nguồn tư liệu
phong phú, sinh động, hấp dẫn phù hợp với từng chủ đề và từng nội dung của
bài dạy. Nếu trước đây giáo viên mầm non phải vất vả để có thể tìm kiếm những
hình ảnh, biểu tượng, tự làm đồ dùng phục vụ bài giảng thì hiện nay với ứng
dụng CNTT giáo viên có thể sử dụng Internet để chủ động khai thác tài nguyên
giáo dục phong phú, chọn những con vật đáng yêu ngộ nghĩnh, những bông hoa
đủ màu sắc…xuất hiện với hiệu ứng của những âm thanh sống động ngay lập
tức thu hút được sự chú ý và kích thích hứng thú của trẻ, thông qua đó giúp trẻ
chủ động hoạt động nhiều hơn để khám phá nội dung bài giảng và là tư liệu quý
giá.
Ví dụ:Chủ đề: Thế giới thực vật- Tết nguyên đán
Chủ đề đề nhánh : Cây xanh ( Trò chuyện về cây xanh )
Để có được những hình ảnh phù hợp với chủ đề và nội dung, đầu tiên tôi
vào trang để tìm hình ảnh một số cây xanh: Cây xoài,
cây nhãn, cây mít, cây vải, cây bàng.

Hình 1: Cây xoài
Sau khi có đầy đủ hình ảnh tôi bắt đầu chèn hình ảnh cây xoài hoặc cây
nhãn… vào trong bài giảng, để gây sự chú ý với trẻ cô cho bức tranh từ từ xuất
hiện và mở ra, muốn làm được như vậy tôi mở slide -> insert-> picture (đến ổ có
chứa hình ảnh cần chèn)-> insert là được, khi đã có hỉnh ảnh trên slide tôi sẽ làm
các hiệu ứng để cho các bức tranh di chuyển: vào animation-> add animation->

effectOptions -> chọn on click nếu muốn bấm chuột hay automatic nếu muốn
chạy tự động-> ok để trẻ quan sát, qua đó trẻ biết được lá cây có màu gì? Hình
dạng của lá như thế nào (lá tròn hay dài?), cây xoài gồm có những bộ phận nào?
Môi trường sống của loại cây xoài ở đâu là thích hợp ?cây xoài mang lại những
11


lợi ích gì cho con người? nhờ bộ phận nào mà cây có thể hút nước? Từ đấy khắc
sâu thêm biểu tượng về cây xanh và vai trò của cây xanh với con người với đời
sống.Qua đó giúp trẻ phát huy được trí tưởng tượng về thế giới xung quanh.
Ví dụ: Chủ đề Thế Giới Động Vật- Động vật sống trong rừng
Tôi sưu tầm hình ảnh về các con vật sống trong rừng bằng cách vào trang
,tìm hình ảnh của các con vật (5 – 6 con)sau đó tôi bắt
đầu đưa các hình ảnh vào trong giáo án.

Hình 2: Một số hình ảnh các con vật sống trong rừng
Để chèn hình ảnh tôi mở powerpoint -> slide -> insert -> picture (đến ổ có
chứa hình ảnh cần chèn) -> insert là được. Khi đã có hình ảnh trên slide tôi sẽ
làm các hiệu ứng để cho các con vật di chuyển: vào animation-> add animation> effectOptions -> chọn on click nếu muốn bấm chuột hay automatic nếu muốn
chạy tự động-> ok. Muốn lồng các tiếng như “ Bạn thông minh quá”, “ Bạn cừ
12


thật”, “Bạn đúng rồi”, “Bạn làm sai rồi”… để cho giờ học sinh động bằng cách
vào insert-> audio-> audio from file-> chọn tiếngthích hợp là được.
Khi soạn giáo án điện tử tôi luôn cân nhắc việc đưa CNTT vào bài giảng
vì không phải bài nào cũng áp dụng được mà cần lựa chọn 1 cách hợp lý dựa
vào nội dung mục đích yêu cầu cần tích hợp trong bài dạy. Muốn làm được như
vậy thì giáo viên phải nắm vững phương pháp của môn học, từng loại tiết,theo
từng độ tuổi, từng chủ đề.

Ví dụ: Chủ đề : Bản thân - Chủ đề nhánh: Cơ thể tôi
Tôi không sử dụng giáo án điện tử, khi cho trẻ trò chuyện về các bộ phân
trên cơ thể tôi sẽ mời 1 bạn lên hoặc chính bản thân trẻ và cho các bạn nhận xét
về bạn ấy hoặc bản thân. Như vậy trẻ sẽ có cái nhìn trực quan và có thể sờ lên
các bộ phận tay, chân, mũi, mắt…của bạn hay chính bản thân mình và giờ học sẽ
nhẹ nhàng hơn. Nhưng có những đề tài nên sử dụng giáo án điện tử
Ví dụ: Chủ đề: Thế giới động vật - Chủ đề nhánh: Một số loài chim
Khi trò chuyện về một số loài chim, cô không có con chim thật, không
cho trẻ đi tham quan thực tế, không vẽ được đủ tranh về các con vật đó thì việc
sử dụng giáo án điện tử là rất cần thiết. Trong giáo án điện tử trẻ được nhìn thấy
các con vật mà chưa bao giờ nhìn thấy ở ngoài như : Chim bồ câu, chim công,
chim sáo, con vẹt.. . Để làm được như vây, đầu tiên tôi thiết kế chương trình “
Bé vui khám phá”, sau đó giới thiệu các đội tham gia và các phần có những
dòng chữ xuất hiện, kèm theo nhạc hiệu để gây sự chú ý với trẻ. Sau đó cho trẻ
hát bài “ Con chim non” , khi giới thiệu về các con vật cô sẽ cho lần lượt từng
con chim xuất hiện, (để làm được tôi mở slide -> insert -> picture đến ổ có chứa
hình ảnh cần chèn -> insert là được), khi đã có hình ảnh trên slide tôi sẽ làm các
hiệu ứng để cho các con vật di chuyển (vào animation-> add animation->
effectOptions -> chọn on click nếu muốn bấm chuột hay automatic nếu muốn
chạy tự động-> ok). Sau khi cho trẻ quan sát giáo viên sẽ đặt các câu hỏi: Đố các
con biết đây là con gì? Nó có mấy chân? Thức ăn của nó là gì? Con vật sống đó
ở đâu ? ..Để cho giờ học sinh động tôi có thể lồng các tiếng như“ Bạn thông
minh quá”, “ Bạn cừ thật”, “Bạn đúng rồi”, “Bạn làm sai rồi”… bằng cách vào
insert-> audio-> audio from file-> chọn tiếng thích hợp ->ok, trẻ sẽ thấy thích
thú và tích cực tham gia vào giờ học hơn, qua đoạn phim mà cô cài trong giáo án
trẻ dễ dàng trả lời được các câu hỏi.
Để có thể thiết kế được một giáo án điện tử hay cần phải dựa trên các tiêu chí
sau:
Một là dựa vào nhu cầu học tập của trẻ và mong muốn của giáo viên tổ
chức hoạt động, bằng cách vận dụng hình ảnh và ngôn từ cô đọng trên các slide

PowerPoint để gây sự chú ý, kích thích trí tưởng tượng và tư duy của trẻ .
Hai là nội dung chính của bài dạy đòi hỏi phải được làm nổi bật và có thể
mở rộng, chứa đựng một số ý tưởng có thể khai thác thành các tình huống có
vấn đề dựa trên nhận thức của trẻ và phù hợp với từng độ tuổi

13


Ba lànguồn tư liệu hình ảnh phong phú liên quan đến nội dung bài dạy sẵn
có (có thể truy cập từ Internet hay các nguồn tài nguyên khác như băng đĩa ghi
âm, ghi hình, phim ảnh…
Bốnlà phải dựa vào vốn kinh nghiệm của bản thân giáo viên.
Khi áp dụng giải pháp này vào thực tế, tôi không phải vất vả để tìm kiếm
tư liệu cho bài giảng, với việc ứng dụng CNTT tôi có thể dễ dàng tìm kiếm, khai
thác, xử lý và sử dụng tư liệu trên mạng internet một cách hiệu quả và phù hợp
với nội dung bài dạy, đáp ứng được yêu cầu học tập của trẻ và của môn học.
Qua đó trẻ lĩnh hội được một cách trọn vẹn kiến thức của giờ học.
Biện pháp 3: Kết hợp sử dụng các phần mềm để thiết kế bài giảng
Để có thể thiết kế được giáo án điện tử thì phải biết sử dụng phần mềm
powerpoint (ppt) ngoài ra có thể kết hợp sử dụng các phần mềm khác để tiết học
đa dạng và sinh độnghơn.
Ví dụ: sử dụng phần mềm paint có sẵn trên máy tính để vẽ tranh:

Hình 3: Bức tranh được vẽ để đưa vào trong các slide
Đầu tiên click chuột trái vào start -> All programs -> Accessories ->paint
-> phần mềm hiện ra ta có thể dùng bút để vẽ (pencil) hay vào fiil with color( để
đổ màu mà mình muốn) -> và biểu tương chữ A trên thanh công cụ để viết chữ,
hoặc text để viết chữ vào tranh. Nút Select: để cắt và dán một góc tranh…Khi
hoàn thành chọn File -> save hoặc click đồng thời phím ctr+S và chọn ổ để lưu.
Ví dụ: . Với phần mềm photoshop CS3:

Bạn kích đúp vào biểu tượng (Icon) của photoshop trên mà hình hoặc vào
Start\ All program\ Photoshop để khởi động
Mở ảnh vào photoshop:
14


Cách 1: chọn file -> open-> tìm đến ảnh cần sửa
Cách 2: tìm đến bức ảnh trong máy tính của bạn và nhấn chuột phải và
chọn Open with -> Photoshop
Cách 3: Kéo bức ảnh từ My computer vào biểu tượng phần mềm
photoshop trên máy tính
Phần mềm photoshop rất có ích cho chúng ta. Có thể chỉnh ảnh theo ý
muốn. Cho màu sắc, đối tượng phù hợp với loại tiết đề tài mình muốn dạy.
* VD:Cắt 1 bông hoa mai trên 1 cành mai để mình làm trò chơi cho trẻ. Bông
hoa màu sắc sặc sỡ, bông hoa thật sẽ làm trẻ thêm sự tò mò hứng thú .
Như vậy việc kết hợp sử dụng các phần mềm để thiết kế bài giảng đã giúp
tôicó thể chỉnh sửa hình ảnh theo ý muốn hay vẽ được những bức tranh phù hợp
với từng đề tài khác nhau, chọn được những màu sắc, đối tượng phù hợp với
từng loại tiết đề tài mình muốn dạy. Qua đó tôi có được những giáo án hay, các nội
dung trong bài học chân thât, gần gũi, đa dạng và sinh độnghơn. Từ đó giúp trẻ dễ
dàng tiếp nhận và lĩnh hội tri thức của giờ học.
Ngoài hai phần mềm nêu trên để có được một giáo án đẹp, sinh động ta
cũng có thể cài đặt thêm các phần mềm khác hoặc tự tải phần mềm trên mạng
về, ví dụ phần mềm photoshop (phần mềm chỉnh sủa ảnh) hay phần mềm cắt
nhạc. Ngoài ra giáo viên cũng có thể chụp lại các hình ảnh bằng điện thoại hay
máy ảnh và đưa vào máy tính bằng cách sử dụng các dây cắm chuyền.
Biện pháp 4: Minh họa thiết kế giáo án điện tử cho một tiết dạy hoàn chỉnh
Ứng dụng CNTT vào thiết kế các bài giảng điện tử cho trẻ mầm non đã
mang lai hiệu quả cao, thông qua các bài giảng trẻ có thể dễ dàng tiếp nhận các
thông tin đồng thời kích thích hứng thú và tư duy sáng tạo ở trẻ. Trẻ không

những được nghe, nhìn mà còn được thực hành, điều đó giúp cho trẻ dễ nhớ hơn
kích thích sự phát triển các giác quan và khả năng ghi nhớ có chủ định trên trẻ.
Cách sử dụng phần mềm Microsoftpowerpoint như sau:
+ Đầu tiên mở phần mềm Microsof powerpoint trên màn hình hoặc kích chuột
trái vào Start -> All programs ->Microsoft Office ->Microsoft Power Point
+ Vào Design và chọn các kiểu trình bày (slide design) , chọn phông nền, cỡ
chữ
+ Đặt các hình ảnh, âm thanh trên các chương trình, khi mở bài giảng ta có
thể mở đồng thời các chương trình này, hoặc để ở chế độ when click khi cần
dùng ta sẽ click.
+ Lưu ý:Trong khi thiết kế, xây dựng giáo án điện tửkhông nên chọn và
sử dụng những Font chữ nghệ thuật quá nhiều, Slide với nền màu vàng mà màu
chữ là xanh lá cây, sử dụng nhiều hiệu ứng trong đó các hình ảnh hay chữ viết
nhảy múa điều đó sẽ không gây được chú ý của trẻ vào nội dung bài học.
Ngoài ra, tôi sử dụng phần mềm paint để có thể vẽ những bức tranh cần
thiết mà không tìm thấy trên mạng hoặc phần mềm Photohop để xử lý những
ảnh (Ảnh vẽ hay sưu tầm) cho phù hợp với từng bài, và sử dụng phầm mềm
Powerpoint (ppt) để thiết kế các slide theo trình tự tiết học và có chú thích minh
họa ở dýới mỗi hình ảnh. Sau khi đã thiết kế xong các slide, tôi đặt các hiệu ứng
15


làm xuất hiên hay mất đi các hình ảnh (Phụ thuộc vào từng bài) bằng cách bấm
chuột hay đặt chế độ tự động. Nhưng trong quá trình dạy trẻ tôi để chuột ở chế
đô bấm (when click) mà không để chế độ tự động(Automatic) các slide khi
chiếu giúp cho tôi hoàn toàn chủ động trong tiết dạy dễ dàng xử lý các tình
huống phát sinh ngoài ý muốn..
VD: Chủ đề ; Thế giới động vật – Chủ đề nhánh Một số con vật sống dưới
nước (Trò chuyện về một số con vật sống dưới nước)
* Mục đích :

Tôi xác định cụ thể, rõ ràng kiến thức, kỹ năng, thái độ trong giáo án
* Chuẩn bị:
- Máy tính, ti vi, loa. Hình ảnh các con vật sống dưới nước
* Ổn định tổ chức- Gây hứng thú:
Xin chào mừng các bé lớp lá 3 đến với chương trình “khám phá đại dương”,
Cô cho trẻ xem một đoạn video về sự sống dưới lòng đại dương và sau đó đàm
thoại với trẻ về đoạn phim, (để chèn video vào giáo án tôi vào insert-> video->
video from file-> chọn đoạn phim ->ok hoặc có thể bôi đen sau đó vào hyperlink
để liên kết tới video là được).
* Nội dung chính:
 Quan sát con vậtsống dưới nước:
* Trò chuyện với trẻ về con cá chim :
Để mở đầu cho chương trình này, xin mời các đội hãy hướng mắt lên màn
hình và thể hiện tài năng của mình nào? Tôi cho trẻ quan sát hình ảnh về các
con vật sống dưới nước(Để có hình ảnh tôi vào trang:
sưu tầm những hình ảnh về các con vật sống dưới nước:
“Cá chim’, “Cua biển”, “Tôm hùm”, một số con vật khác như con Lươn, con
Mực… )
+ Đàm thoại với trẻ:
- Các bé có nhận xét gì về hình này? Đây là con gì? (Tôi mở hình
ảnh con cá chim cho trẻ quan sát)
- Con cá chim này có màu gì?
- Cá chim sống ở đâu? Thức ăn của cá chim gồm có những loại nào?
- Cá có vai trò gì đối với con người và với môi trường sống.
-> Cô chốt lại và giáo dục trẻ.
* Trò chuyện với trẻ về “Cua biển”, “Tôm hùm”, một số con vật khác
như con Lươn, con Mực: Tôi cũng thực hiện tương tự như với con Cá
Chim.
Để cho hình ảnh “Cá chim”, “Cua biển”, “Tôm hùm”“Con Lươn”, “Con
Mực”… xuất hiện, lúc đầu tôi mở slide -> insert -> picture (đến ổ có chứa hình

ảnh cần chèn)-> insert là được, khi đã có hỉnh ảnh trên slide tôi sẽ làm các hiệu
ứng để cho các con vật di chuyển: vào animation-> add animation
->effectOptions -> chọn on click nếu muốn bấm chuột hay automatic nếu muốn
chạy tự động-> ok.
16


Ngoài ra có thể tích hợp môn chữ cái bằng cách tôi để chữ “Cá chim”,
“Cua biển”, “Tôm hùm” đổi màu cho trẻ tìm chữ đã học, trước tiên tôi để chữ
“Cá chim”,chữ lúc đầu tôi để màu đỏ, nhưng khi cho trẻ đọc từ tôi để chữ “Cá
chim’’đổi từ mầu đỏ sang màu xanh nên chọn font chữ Times New
Roman,size : khoảng 60 – 80 -> để hiệu ứng Animations -> Add Animation
->Emphasis hộp thoai xuết hiên -> Chọn Font Color (Đổi màu chữ theo ý
muốn của mình) -> Effect Options chọn màu cần đổi là ok.
Bên cạnh đó, tôi giới thiệu thêm các con vật khác cũng sống dưới nước để
giúp trẻ mở rộng vốn hiểu biết, như vậy bài học sẽ trở nên đa dạng và sinh động
hơn, làm phong phú trí tưởng tượng của trẻ. Khi chèn các hình ảnh “Cua biển”,
“Tôm hùm”“con Lươn”, “con Mực”…tôi cũng thực hiện tương tự như với con
cá chim, ngoài tích hợp môn chữ cái tôi cũng có thể cho trẻ đếm số lượng các
con vật, kích thích sự phát triển các giác quan và khả năng ghi nhớ có chủ đích
trên trẻ.
Hình 4: Một số hình ảnh được sử dụng trong giáo án



So sánh sự
giống và
khác nhaucủa

17



các con vật “Cá chim’, “Cuabiển”,“Tôm hùm”, “con Lươn, con
Mực”.
Khi so sánh tôi để hiệu ứng xuất hiện để trẻ dễ dàng nhìn thấy được điểm giống
và khác nhau của những con vật đó (để hiểu ứng xuất hiện tôi vào: Animations
-> Add annimations -> Entrance-> hộp thoại xuất hiên -> chọn các hiệu ứng xất
hiện theo ý thích của mình->ok ).
 Khi thiết kế trò chơi :VD: Con gì biến mất .
Tôi kẻ 6 ô vuông mỗi ô vuông tôi để 1 hình ảnh con, muốn con gì biến
mất thì ta kích chuột trái vào con vật đó để làm được như vậy tôi cũng vào;
Animations -> Add annimations -> Exit -> hộp thoại xuất hiên thì ta chọn hiệu
ứng biến mất theo ý thích của mình.... và ta có thể lồng các tiếng như “ Bạn
thông minh quá”, “ Bạn cừ thật”, “Bạn làm sai rồi”… để cho giờ học sinh động
bằng cách vào insert-> audio-> audio from file -> chọn tiếng thích hợp -> ok
(với ppt 2010).
Với Powerpoint (ppt) 2007 hay 2003 Cách lồng tiếng vào Slides: Ta kích chuột
trái vào hình ảnh, hay chữ cần có tiếng sau đó -> vào Insert -> Movies and Soud
-> Souds from file ->chọn tiếng theo ý của mình -> ok -> hộp thoại Microsoft
office Power Point xuất hiện -> Nếu chọn Automaticcally (tiếng ra cùng một
lúc), còn chọn When clieked (Kích chuột thì mới lên tiếng) là được. Sau khi
thiết kế xong các slider tôi cho chạy thử (previwev) .
• Kết thúc giờ học
 Củng cố nhận xét cho trẻ ra chơi: Tôi bật nhạc cho trẻ hát bài “ Tôm cua
cá thi tài” cho trẻ hát và nhẹ nhàng đi ra ngoài để chuyển sang hoạt động
ngoài trời .
Ví dụ : Chủ đề: Phương Tiện Giao Thông- Chủ đề nhánh: Một số phương tiện
giao thông (Quan sát và phân loại các phương tiện giao thông).
* Mục đích :
Tôi xác định cụ thể kiến thức, kỹ năng, thái độ trong giáo án

* Chuẩn bị:
- Đồ dùng dạy học của cô: Cô có hình ảnh các phương tiện giao thông
như xe đạp, xe máy, tàu hoả, máy bay,thuyền buồm, ca nô…Thước của cô,
chiếu cho trẻ ngồi. Bài hát bạn ơi có biết, em đi chơi thuyền.
- Đồ dùng học tập của trẻ: Mỗi trẻ có lô tô xê đạp, xe máy, tàu hoả, máy
bay…
* Tiến hành:
• Ổn định tổ chức- Gây hứng thú:
Xin chào đón các bé đến với ngày hội “ Bé với an toàn giao thông”. Để
không khí ngày hội thêm sôi động, xin mời các bé cùng hát vang bài hát “ Bạn
ơi có biết”Nhạc và lời: Hoàng Văn Yến, (để chèn nhạc bài hát tôi vào insert->
audio-> audio from file-> chọn bài hát Bạn ơi có biết ->ok).
• Nội dung chính:
 Quan sát và phân loại các phương tiện giao thông: “xe đạp, xe máy,
tàu hoả, máy bay, thuyền buồm ”.
18


* Trò chuyện với trẻ về phương tiện giao thông đường bộ :
Đến với ngày hội hôm nay cô có món quà dành tặng cho các bé, xin mời
các bé cùng mở quà nào?
- Ai có nhận xét gì về bức tranh của cô?
- Đây là xe gì? xe đạp có những bộ phận nào?
- Xe đạp mang lại lợi ích gì cho chúng ta?
- Cô cho các tổ trả lời và tổ khác bổ sung những ý còn thiếu.
-> Cô chốt lại và giáo dục trẻ
Cô cho lần lượt từng hình ảnh xuất hiện (muốn có được những hình ảnh
đó, tôi vào trang để sưu tầm hình ảnh.Để cho hình ảnh
“xe đạp” từ từ mở ra, tôi vào Animations -> Add annimations -> Entrance->
hộp thoại xuất hiên -> chọn các hiệu ứng xất hiện theo ý thích của mình-> ok).

Các hình ảnh , xe máy, tàu hoả, máy bay, thuyền buồm” cũng làm tương tự như
đối với xe đạp.
* Trò chuyện với trẻ về phương tiện giao thông đường thủy, đường hàng
không tôi cũng thực hiện tương tự như với phương tiện giao thông đường bộ.
Để có những dòng chữ “xe đạp, xe máy, tàu hoả, máy bay, thuyền buồm”ở
dưới các bức tranh vào insert -> textbook (viết nội dung) và chọn màu hoặc
WordArt (Chữ nghệ thuật).-> Chọn Font Color (Đổi màu chữ theo ý muốn của
mình) -> Effect options chọn màu cần đổi là ok.
Để cho bài học sinh động khi trẻ trả lời đúng tôi thường có những câu nhận
xét như: Bạn giỏi quá, bạn thật thông minh … muốn chèn những âm thanh đó tôi
vào vào insert-> audio-> audio from file -> chọn âm thanh mình thích ->ok.
 So sánh, phân loại, các phương tiện giao thông.
Sau khi trẻ đã được quan sát các bức tranh về các loại phương tiện giao thông,
cô mời 3 tổ đứng thành 3 hàng dọc phân loại các phương tiện giao thông. Cô
giới thiệu tên trò chơi, luật chơi, hướng dẫn và giải thích cách chơi sau đó cho
trẻ chơi trong thời gian 1 bản nhạc của bài hát “Anh phi công ơi”(Để chèn bản
nhạc tôi vào vào insert-> audio-> audio from file -> chọn bài hát ->ok).
• Kết thúc giờ học:
 Củng cố nhận xét cho trẻ ra chơi: “Hôm nay các bé rất ngoan và học rất
giỏi cô sẽ thưởng cho các bé một chuyến tham quan, xin mời các bé cùng
lên thuyền nào”. Tôi bật nhạc bài hát“ Em đi chơithuyền” cho trẻ hát và
nhẹ nhàng đi ra ngoài chuyển sang hoạt động ngoài trời .
Sau khi áp dụng giải pháp này tôi nhận thấy trẻ rất thích thú, chăm chú nghe
và theo dõi những đồ vật, con vật hay các hiện tượng tự nhiên. Với phần mở đầu
là những bài hát hay, những đoạn phim chân thật gần gũi, sinh động, trẻ dễ dàng
quan sát: Các con vật sống dưới nước tung tăng bơi lội đến những phương tiện
giao thông từ từ chạy vào cùng với nhiều tình tiết hấp dẫn khác đã thu hút, lôi
cuốn những cặp mắt chú ý, quan sát của trẻ .Từ đó cho thấy kết quả học tập của
trẻ đạt rất cao, giúp trẻ khắc sâu thêm kiến thức giờ học.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

Đối với trẻ:
19


Với việc ứng dụng phầm mềm tin học vào các hoạt độnggiảng dạy trẻ, tôi
thấy đã thu hút được trẻ chăm chú vào tiết học, trẻ chú ý nghe, quan sát và dõi
theo những đồ vật con vật, các loại phương tiện giao thông hay các hiện tượng
thiên nhiên nên kết quả đạt rất cao, hầu hết các trẻ nhớ được đồ dùng, dụng cụ
các nghề, đặc điểm của con vật, môi trường sống của nó…. Từ đó giáo viên có
thể định hướng giáo dục trẻ theo nội dung bài học, trẻ dễ tiếp thu hơn so với
phương pháp dạy theo truyền thống. Kết quả được thể hiện trên bảng khảo sát
cuối năm học trên trẻ sau:
Nội dung khảo sát

Kết
quả
Đạt

%

100

Số
lượng
0

42

97,6


1

2,3

41

95,3

2

4,6

Kỹ năng thao tác, thử nghiệm

42

97,6

1

2,3

Kỹ năng suy luận

40

93

3


7

Kỹ năng ghi nhớ có chủ định

41

95,3

2

4,6

249

578,8

9

20,8

96,5

96,5

3,5

3,5

Tổng số Kỹ năng quan sát
trẻ được

khảo sát
Kỹ năng so sánh
(43 trẻ)
Kỹ năng phân loại

Tổng
hợp
%

6

Số
lượng
43

Chưa
đạt
%

0

Như vậy so với trước khi sử dụng giáo án điện tử chất lượng giờ học đã
có sự thay đổi rõ rệt, ban đầu chỉ có 25/43trẻ chú ý quan sát trong giờ học nhưng
sau khi sử dụng giáo án điện tử, trẻ đã tập trung, chú ý vào tiết học đạt 100 % ,
trẻ biết so sánh các đặc điểm, sự giống và khác nhau của một số con vật, của
một vấn đề. Trẻ biết phân loại đồ vật và thao tác thực hành trải nghiệm với đồ
vật, đồ chơi theo yêu cầu của cô. Chất lượng giảng dạy trong trường đã được
nâng cao bởi những hình ảnh, âm thanh sống động, mô phỏng các hoạt động
tương đối chính xác, tạo cho trẻ hứng thú tham gia các hoạt động. Các trò chơi
sử dụng hình ảnh đẹp, có sự chuyển động, các âm thanh phát ra nhằm gây sự

20


chú ý, hứng thú của trẻ, qua đó giúp trẻ phát huy được tính tích cực chủ động,
trẻ biết suy luận và ghi nhớ một cách có chủ định về một vấn đề nào đó, chất
lượng, kiến thức ở mỗi tiết học truyền đạt đến trẻ kết quả đạt hết sức khả quan.
Đối với bản thân đồng nghiệp và nhà trường:
Đối với bản thân:Việc sử dụng công nghệ thông tin giúp cho tôi sưu tầm
tất cả các loại tranh ảnh một cách phong phú và không bị lệ thuộc, việc tìm kiếm
các tư liệu rất nhanh tiết kiệm được thời gian và kinh phí.
Đối vớiđồng nghiệp: Để thiết kế các bài giảng ứng dụng phần mềm CNTT vào
các hoạt động dạy trẻ đòi hỏi mỗi giáo viên không ngừng nâng cao kiến thức về
tin học (Phần mềm Micorosoft Office Powerpoint, paint, phầm mềm photoshop)
để có thể sáng tạo ra tiết học sinh động hiểu quả phù hợp với từng môn học,
cùng trao đổi bàn với các đồng nghiệpđể đưa ra được nhiều tròchơi vào các môn
học dạy trẻ.
Đối với nhà trường: Khi thiết kế các giáo án điện tử tôi đã tham khảo ý
kiến của ban giám hiệu. Các giáo án điện tử được ban giám hiệu nhà trường,
cùng với các chị em trong tổ chuyên môn đánh giá cao.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Ứng dụng CNTT trong việc thiết kế các bài giảng điện tử môn khám phá
khoa học cho trẻ 5-6 tuổi là một nội dung giáo dục quan trọng giúp kích thích
hứng thú, góp phần hình thành nhận thức toàn diện về bản thân và thế giới xung
quanh cho trẻ. Với đặc điểm độc đáo của mình, CNTT là con đường thuận lợi để
kích thích hứng thú cho trẻ , khi chúng ta biết tổ chức và khai thác CNTT để trẻ
mẫu giáo học tập vui chơi một cách thích hợp, phù hợp với độ tuổi và nhận thức
của trẻ, đặc biệt là gắn liền theo từng chủ đề.
Qua đó tôi rút ra được một số bài học cho bản thân:
Giáo viên phải nắm vững phương pháp dạy của môn Khám phá khoa học

nói riêng và tất cả các bộ môn khác nói chung.
Khi thiết kế các bài dạy phải căn cứ vào nhận thức thực tế của trẻ để đưa
ra những trò chơi phù hợp với từng độ tuổi .
Luôn bồi dưỡng, không ngừng học tập kỹ năng thực hành vi tính để xử lý
kỹ thuậttốt hơn. Tham khảo các tài liệu, phầm mềm ứng dụng CNTT để nâng
cao trình độ chuyên môn.
Luôn tìm tòi ý tưởng từ trẻ để đề ra các hoạt động thiết thực và ứng dụng
được ở nhiều hoạt động khác nhau, phù hợp với từng lứa tuổi
Việc sử dụng các phần mềm Power point trong việc giảng dạy các môn
học thu hút được sự chú ý của trẻ trong giờ học, vì vậy kết quả thu được sau
buổi học khả quan hơn.
2. Kiến nghị
Thông qua quá trình nghiên cứu này, tôi xin đưa ra một số ý kiến đề xuất
như sau:
21


Đây là những những biện pháp ứng dụng CNTT tôi mới bước đầu nghiên
cứu và thử nghiệm nên tôi mong muốn được tiếp tục nghiên cứu, phát triển thêm
các biện pháp mới và thực nghiệm sử dụng các biện pháp này trong thực tiễn
giáo dục mầm non nhằm giúp trẻ em lứa tuổi mẫu giáo có những bài giảng môn
khám phá khoa học phong phú đa dạng và sinh động hơn, đáp ứng nhu cầu học
tập cũng như vui chơi của trẻ. Đây cũng có thể là những biện pháp giúp giáo
viên tham khảo và điều chỉnh khi thiết kế các bài giảng điện tử cho trẻ em.
Ngoài ra, các cơ quan quản lý giáo dục mầm non cũng cần bồi dưỡng cho
đội ngũ giáo viên mầm non những kiến thức và kỹ năng sử dụng CNTT nói
chung, Kỹ năng thiết kế và sử dụng các phần mềm tin học nói riêng vào việc
thiết kế các bài giảng điện tử nhằm kích thích hứng thú,giúp trẻ khám phá bản
thân môi trường và xã hội thông qua các cuộc hội thảo, các chuyên đề, bồi
dưỡng chuyên môn. Trên cơ sở đó giúp giáo viên mầm non không ngừng sáng

tạo các bài giảng mới để tổ chức tốt hoạt động giáo dục cho trẻ ở trường mầm
non.
Trên đây là toàn bộ nội dung bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi, trong quá
trình thực hiện không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự giúp đỡ và đóng
góp của hội đồng khoa học các cấp để bản sáng kiến của tôi được hoàn thiện
hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thạch Thành, ngày 01 tháng 06 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thị Thoa

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu bồi dưỡng tin học ( chương trình 100 tiết)
2. Đào Thanh Âm, Nguyễn Thị Hòa, Đinh Văn Vang, Trịnh Dân “Giáo dục học
mầm non- tập 3”. Nhà xuất bản ĐHSP, 1995.
3. Lê Thu Hương “ Hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong
trường mầm non theo chủ đề Trẻ 5-6”. NXB giáo dục, Hà Nội, 2005.
4. Lê Thu Hương, Tổ chức hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ theo hướng
tích hợp, NXB ĐHSP.
5. Trần Thị Ngọc Trâm, Nguyễn Thị Nga “Các hoạt động khám phá khoa học
cho trẻ mầm non( theo chương trình giáo dục mầm non mới). Nhà xuất bản giáo

dục Việt Nam
6. Đinh Hồng Thái “ Phát triển ngôn ngữ cho trẻ tuổi mầm non”. Nhà xuất bản
ĐHSP
7. Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Như Mai, Đinh Kim Thoa “ Tâm lý học trẻ em
lứa tuổi mầm non”. Nhà xuất bản ĐHSP
Ngoài ra khi thiết kế bài giảng tôi thường khai thác thông tin trên trang
hay nguồn You tobe: về hướng dẫn sử dụngphần mềm
Micorosoft Office Powerpoint (để thiết kế giáo án)
Những quyển truyện tranh của nhà xuất bản kim đồng, Bộ giáo dục và đào tạo
Sử dụng paint ( vẽ tranh), phầm mềm Photoshop( sủa
ảnh),MicorosoftPowerpoint
Một số trang Web phục vụ cho dạy và học
Trang Web bài giảng điện tử http:// thư viện violet
Trang Web dạy học trực tuyến:
Mạng giáo dục edunet:
PHỤ LỤC
Chữ viết tắt
CNTT: Công nghệ thông tin
Các hình ảnh
Hình 1: Cây xoài
Hình 2: Một số hình ảnh các con vật sống trong rừng
Hình 3: Bức tranh được vẽ để đưa vào trong các slide
Hình 4,5,6: Một số hình ảnh được sử dụng trong giáo án

Trang
11
12
14
17


23



×