Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Một số biện pháp rèn luyện thói quen văn hóa vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ MG 4 5 tuổi tại trường MN thị trấn triệu sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.83 KB, 16 trang )

1. Mở đầu.
1.1. Lý do chọn đề tài:
Thế kỷ XXI là thế kỷ mà nền khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ
do đó con người phải năng động, biết cải tạo thế giới cho phù hợp với sự phát
triển của thời đại. Trang bị vốn kiến thức cho con người để phù hợp với thời đại
là chiến lược của giáo dục hiện đại. Để đạt được mục đích đó địi hỏi giáo dục
nói chung và giáo dục mầm non nói riêng phải đào tạo thế hệ trẻ phát triển về
mọi mặt: Đức, trí, thể, mỹ, lao động. Góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài. Muốn vậy nghành giáo dục nói chung và giáo dục mầm
non nói riêng phải nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục, đổi mới nội dung
cũng như phương pháp, biện pháp dạy học cho khoa học hợp lý. Các nội dung,
phương pháp, biện pháp cần phải được đổi mới ở tất cả các hoạt động chứ không
chỉ ở hoạt động có chủ định. Giáo dục tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ mầm
non là việc làm rất cần thiết, trong đó việc rèn cho trẻ những nề nếp thói quen vệ
sinh và những hành vi văn minh. Những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh
là nền tảng đạo đức của mỗi con người, là hành vi văn hoá. Vệ sinh là biểu hiện
của nếp sống văn minh, một biện pháp khoa học nhằm mục đích bảo vệ, nâng
cao sức khỏe của con người. Giáo dục thói quen văn hóa vệ sinh cho trẻ ngay từ
lứa tuổi mầm non là một trong những nhiệm vụ giáo dục tồn diện có ý nghĩa
lớn đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ sau này. Ngay từ khi
còn bé trẻ cần được uốn nắn, giáo dục từ cử chỉ lời nói, hành động văn minh lịch
sự thì lớn lên trẻ mới trở thành người có ích cho bản thân, cho gia đình, cho xã
hội, trẻ phải biết tu dưỡng rèn luyện bản thân trong ngày, trong giờ học theo
hướng tốt, nói lời hay, ý đẹp, đi đứng nhẹ nhàng, cư xử với mọi người niềm nở,
lịch sự.
Đồng thời cung cấp cho trẻ những kiến thức cơ bản, khoa học về vệ sinh
cá nhân. Hiện nay trong sự nghiệp đổi mới, với sự tăng trưởng nhanh của nền
kinh tế truyền thống đạo đức của dân tộc đang bị xói mịn một cách nghiêm
trọng, tác động khơng nhỏ đến việc hình thành nhân cách của trẻ thơ. Cho nên
cần phải lấy việc giáo tình cảm và kĩ năng xã hội, đây là nhiệm vụ quan trọng
trong việc thực hiện chủ trương, pháp luật của giáo dục hiện nay để tăng cường


giáo dục truyền thống đạo đức của dân tộc, từ đó hình thành cho trẻ thói quen
thực hiện hành vi văn hóa vệ sinh, để trẻ có thể tự bảo vệ mình, được sống thoải
mái về thể chất và tinh thần- sống khỏe mạnh. Muốn có được những thói quen
tốt ấy cần phải có sự hướng dẫn của người lớn, cha mẹ trẻ... và cần phải được
hướng dẫn càng sớm càng tốt đặc biệt là trẻ ở độ tuổi mầm non. Ở độ tuổi này
tâm hồn trẻ trong sáng như những trang giấy trắng. Có ai đó đã từng nói trẻ em
như những trang giấy trắng tinh mà nhà sư phạm muốn vẽ gì lên đó cũng được,
là một giáo viên mầm non tôi càng nhận thức rõ vấn đề này. Ở độ tuổi mẫu giáo
nhỡ khi trẻ đã dần nhận thức được các hành vi đúng sai, những thói quen lịch sự
dần được hình thành thì sự uốn nắn kịp thời từ phía người lớn có tác dụng rất
lớn đến việc hình thành nhân cách trẻ. Vào đầu năm học tôi đã bắt gặp vẫn cịn
một số trẻ chưa có ý thức bảo vệ mơi trường, có những hành vi thói quen chưa
tốt như: khi đến lớp một số trẻ vẫn chưa tự giác chào cô, chào ông bà [4], bố mẹ;
1


khi ăn cịn nói chuyện cười đùa, chơi xong khơng cất gọn đồ chơi, chưa biết
cách ứng xử phù hợp với người lớn và bạn bè, đi vệ sinh không đúng nơi quy
định... Chính vì vậy mà nhiều đêm suy nghĩ, hình ảnh trẻ thơ trong sáng ngây
thơ làm tơi băn khoăn và khó nghĩ. Vì thế ln thơi thúc tơi cần phải tìm tịi,
tham khảo các bạn bè đồng nghiệp những phương pháp, biện pháp với mục đích
giáo dục những thói quen, hành vi tốt cho trẻ để tơ điểm vào tâm hồn trẻ thơ
những cái hay, cái đẹp để các cháu trở thành những người có hành vi văn minh,
lịch sự, do đó ngay từ đầu năm học tôi đã quyết định chọn đề tài: “ Một số biện
pháp rèn luyện thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo 4-5
tuổi” để viết sáng kiến kinh nghiệm trong năm học 2016 – 2017.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở kinh nghiệm xã hội của trẻ trong độ tuổi hiện nay ảnh hưởng
lớn đến việc phát triển toàn diện nhân cách của trẻ sau này, bản thân tơi đã tìm
và đưa ra một số biện pháp rèn luyện những thói quen vệ sinh và những hành vi

văn minh cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi nhằm hình thành cho trẻ những thói quen vệ
sinh và những hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi nói riêng và góp
phần phát triển thế hệ trẻ lứa tuổi mầm non nói chung trở thành con người phát
triển toàn diện.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu một số thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ
mẫu giáo 4 - 5 tuổi lớp B4 tại trường mầm non Thị Trấn triệu Sơn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp này nhằm sưu tầm, thu thập các tài liệu, sách báo có liên
quan đến vấn đề dạy trẻ 4 – 5 tuổi hình thành các kỹ năng về thói quen vệ sinh
và hành vi văn minh.
* Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết từ sách vở, tài liệu
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế
- Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp thống kê xử lý số liệu thu thập được.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
+ Sáng kiến kinh nghiệm này có điểm mới về cấu trúc
+ Nội dung khảo sát trong bảng khảo sát.
+ Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện tôi đã đưa thêm một số biện
pháp mới như chú ý đến rèn kĩ năng vệ sinh cá nhân; hình thành cho trẻ thói
quen vệ sinh sạch sẽ ở mọi lúc, mọi nơi; lồng ghép thơ ca, câu truyện, bài hát,
trị chơi, dựa vào tình huống cụ thể để rèn thói quen vệ sinh và hành vi văn minh
để thu hút sự hứng thú tích cực hoạt động ở trẻ... Những biện pháp này được áp
dụng tại lớp B4 (Mẫu giáo 4 – 5 tuổi) và có hiệu quả cao.
+ Kiến nghị

2



2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lý luận về việc rèn luyện những thói quen vệ sinh và hành
vi văn minh cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi:
- Giáo dục mầm non là một bộ phận của giáo dục quốc dân Việt Nam có
lịch sử phát triển hơn nửa thế kỷ nay và là mắt xích quan trọng đầu tiên trong hệ
thống giáo dục, giáo dục mầm non thể hiện ở việc giáo dục trẻ phát triển về mọi
mặt, nét tính cách, phẩm chất cần thiết phù hợp với lứa tuổi như: mạnh dạn, tự
tin, chủ động, và đặc biệt là hành vi văn hoá, nề nếp thói quen văn minh lịch sự
là một vấn đề quan trọng và cấp thiết trong quá trình giáo dục trẻ. Việc rèn cho
trẻ có những thói quen vệ sinh và những hành vi văn minh không chỉ vào một
thời gian nào đó mà cần phải rèn luyện hàng ngày một cách thường xun. Vì
vậy việc rèn các thói quen cho trẻ chính là yếu tố cơ bản để quyết định đến sự
phát triển toàn diện của trẻ [7]
- Đối với trẻ nhỏ tư duy của trẻ chủ yếu là trực quan hình tượng, trẻ ln
bắt chước những hành vi hành động của người lớn. Chính vì vậy những hành vi
của người lớn đều ảnh hưởng rất lớn đến trẻ. Trong q trình phát triển, những
hành vi thói quen được hình thành từ khi trẻ có khả năng lĩnh hội, chính vì thế
những hành vi của người thân trong gia đình sẽ được trẻ học tập, bắt chước và
tạo nền tảng ban đầu về hành vi thói quen của trẻ trước khi bước vào môi trường
học tập trong trường mầm non.
- Nhà tâm lý W.MThackeray đã nói:
“ Gieo hành vi gặt thói quen
Gieo thói quen gặt nhân cách ”
Tại sao từ “ gieo” lại luôn đi trước từ “ gặt ”. Nói cách khác nếu ta khơng
gieo bất cứ cái gì ta cũng chẳng gặt được cái gì. “ Gieo ” là nguyên nhân, là diều
kiện, nó quan trọng hơn kết quả, sẽ khơng có gì để gặt nếu khơng có nhân. Vì
thế “ quả ” ln phụ thuộc vào “ nhân ”, nhưng “ nhân ” không phụ thuộc vào “
quả ”.
Cũng chính vì thế những hành vi, thói quen thường ngày của trẻ ngày hơm nay

có thể tạo nên được nhân cách của trẻ sau này. Do đó ta càng thấy được sự quan
trọng trong quá trình rèn luyện những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho
trẻ khi trẻ còn ở nhà trẻ.
Thực tế ở trường mầm non Thị Trấn chúng tơi, cũng có một số cháu là
con một trong gia đình, được cưng chiều nên chưa có thói quen mẫu mực trong
giao tiếp như: Chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi..., chưa trả lời lễ phép: Vâng, dạ ...;
chưa thể hiện được tình thân ái với các em nhỏ, bạn bè ... Mặt khác trẻ lứa tuổi
mấu giáo dễ tiếp nhận những hành vi, những thói quen sẵn có từ các thành viên
trong gia đình và mơi trường xung quanh trẻ. Do đó trẻ dễ có hành vi bắt chước
những việc tốt và xấu của người lớn [1]
Thời gian trẻ ở trường nhiều hơn ở nhà, nên trường mầm non là cái nôi để
giáo dục trẻ tốt nhất. Vì vậy là giáo viên đang dạy lớp 4 – 5 tuổi tơi ln trăn trở
tìm những biện pháp giáo dục nhẹ nhàng, phù hợp với lứa tuổi để giúp trẻ có
những hành vi ứng xử, thói quen giao tiếp văn minh trong cuộc sống [1]
2.2. Thực trạng về việc rèn luyện những thói quen vệ sinh và những
hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 -5 tuổi:
3


2.2.1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm chỉ đạo của phòng giáo dục, ban giám hiệu nhà
trường thường xuyên kiểm tra đơn đốc việc rèn luyện thói quen vệ sinh và
những hành vi văn minh cho trẻ, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, đầu tư
trang thiết bị, dụng cụ đồ dùng phục vụ cho việc rèn luyện các thói quen vệ sinh
hàng ngày cho trẻ như: khăn mặt cho từng cháu, có bình nước, có đủ cốc uống
nước, xà phịng, có vịi, chậu rửa tay, tranh truyện về vệ sinh môi trường và vệ
sinh cá nhân khá đầy đủ.
- Bản thân luôn yêu nghề, mến trẻ, ham học hỏi nâng cao chun mơn,
nhiệt tình trong giảng dạy, ln tìm tịi, sáng tạo tìm ra các biện pháp giáo dục
trẻ tốt nhất.

- Ở năm học này trẻ ở lớp tôi phụ trách 100% trẻ đều cùng độ tuổi, phòng
học rộng rãi thoáng mát, bàn ghế phù hợp với trẻ. Trẻ được đi học bán trú ( thời
gian sinh hoạt của trẻ ở lớp là chủ yếu ). Trẻ mạnh dạn, tự tin khi tham gia các
hoạt động ở lớp.
- Được sự ủng hộ, phối hợp giúp đỡ và tạo điều kiện của phụ huynh.
Sự gương mẫu và giúp đỡ nhiệt tình của các giáo viên, nhân viên trong trường.
- Đồ dùng học tập cho cô và trẻ đầy đủ về số lượng ( tranh ảnh, lơ tơ mơi
trường ), phịng nhóm lớp ln được bố trí sắp xếp khoa học, gọn gàng sạch sẽ.
- Từng giai đoạn, từng học kỳ ln có sổ theo dõi và đánh giá kết quả
thực hiện của trẻ [1]
2.2.2. Khó khăn:
- Bên cạnh những thuận lợi khơng tránh khỏi những khó khăn là: các điều
kiện về cơ sở vật chất để phục vụ cho các hoạt động tại các nhóm góc, các hoạt
động ngồi trời còn thiếu, tranh ảnh tuyên truyền về vệ sinh còn ít, gây trở ngại
cho việc truyền thụ kiến thức của cô và tiếp thu bài của cháu.
- Mặc dù là trẻ ở nhóm lớp cùng độ tuổi nhưng khả năng hiểu biết của trẻ
không đồng đều, một số trẻ suy dinh dưỡng, thấp cịi, cịn một số trẻ khơng qua
các lớp học trước mà mới ra lớp năm học đầu tiên. Từ trước đó trẻ đã được cung
cấp những kiến thức từ đơn giản dần dần mới đến cái phức tạp vì vậy đối với
những trẻ đó cơ cần hướng dẫn các kỹ năng từ đầu [1]
- Một số phụ huynh vẫn bận rộn chưa quan tâm việc vệ sinh cá nhân của
con em mình.
- Một số cháu được cha mẹ cưng chiều quá mức, khi hành động sai vẫn
không được sự nhắc nhở từ cha mẹ, những công việc cá nhân vẫn luôn phụ
thuộc.
Từ việc khảo sát chất lượng học sinh đầu năm học cho thấy sự hiểu biết
của trẻ về những thói quen vệ sinh và những hành vi văn minh được thể hiện qua
bảng sau [1]

4



+ Bảng khảo sát chất lượng lần 1: ( tháng 9/2016 )

STT

Nội dung khảo sát

Tổng
số trẻ

KẾT QUẢ
Đạt
Chưa đạt
Số
lượng

Tỷ lệ
%

Số
lượng

Tỷ lệ
%

1

1. Trẻ có thói quen rửa
tay, rửa mặt hàng ngày


33

16

48,5%

17

51,5%

2

2. Có thói quen đi vệ sinh
đúng nơi quy định

33

18

54,6%

15

45,4%

33

15


45,4%

18

54,6%

33

14

42,4%

19

57,6%

60,6%

13

39,4%

3
4

5

3. Trẻ có thói quen nề nếp
rửa tay trước khi ăn và
sau khi đi vệ sinh

4. Trẻ biết rửa tay, mặt
theo đúng quy trình
5. Biết giữ gìn vệ sinh
trường, lớp, nơi cơng
cộng ( không khạc nhổ
bừa bãi, khi ho, hắt hơi
biết dùng tay, khăn che
miệng )

33

20

Từ thực trạng tôi luôn suy nghĩ làm gì và làm như thế nào để giúp trẻ có
thói quen vệ sinh và những hành vi văn minh hàng ngày một cách nhẹ nhàng và
khơng gị bó. Qua thực tế dạy trẻ cùng kết hợp nghiên cứu sách báo, học hỏi bạn
bè đồng nghiệp tơi đã tìm ra một số biện pháp rèn luyện những thói quen vệ sinh
và những hành vi văn minh cho trẻ 4-5 tuổi .
2.3. Các biện pháp thực hiện để rèn luyện những thói quen vệ sinh và
những hành vi văn minh cho trẻ 4-5 tuổi:
Để đề tài đạt kết quả tốt giáo viên cần phải nắm được đặc điểm tâm sinh
lý của từng trẻ, thường xuyên cho trẻ được trải nghiệm thực hành để trẻ có
những thói quen tốt, vận dụng linh hoạt các biện pháp đối với từng cá nhân trẻ,
trao đổi gợi mở vói trẻ bằng hệ thống câu hỏi gắn với từng nội dung cụ thể. Cơ
phải là người có năng lực sư phạm, vói mỗi việc trẻ làm đúng cơ dùng lời động
viên khuyến khích trước tập thể lớp để trẻ khác noi theo, với những trẻ có những
thói quen chưa tốt, hành vi chưa đúng cô phải nhẳc nhở kịp thời nhưng khơng
phải bằng các hình thức trách phạt mà cơ có thể kể chuyện, đọc thơ cho trẻ nghe
những bài thơ, mẫu chuyện có nội dung giáo dục lễ giáo liên quan sau đó đàm
5



thoại với trẻ về nội dung chuyện, thơ, bài học rút ra từ mẫu chuyện thơ đó. Có
rất nhiều biện pháp để giáo dục thói quen vệ sinh và những hành vi văn minh
cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi, nhưng với kinh nghiệm của bản thân ở đề tài này tôi
xin đưa ra một số biện pháp sau [1]
2.3.1 Biện pháp 1: Rèn kĩ năng vệ sinh cá nhân
* Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Để vệ sinh trở thành thói quen văn hóa mỗi
người cần phải có một quá trình luyện tập, rèn luyện.Việc rèn các thói quen vệ
sinh hàng ngày cho trẻ cần được thực hiện theo đúng quy trình nhất định để tạo
cho trẻ có nề nếp, thói quen vệ sinh cá nhân sạch sẽ. tơi hướng dẫn trẻ các thao
tác rửa tay, rửa mặt nhiều lần và về nhà phải tự biết rửa, nhờ vậy đa số trẻ lớp tơi
có được thói quen và cách rửa tay, rửa mặt đúng thao tác, biết khi nào thì rửa
tay, rửa mặt, biết tự sửa sang lại quần áo khi xộc xệch…
Tôi thường xuyên hướng dẫn trẻ các bước rửa tay, rửa mặt đúng quy trình,
cho trẻ xem tranh ảnh rồi cho trẻ thực hành
- Các bước rửa tay:
Bước 1: Làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch, thoa xà phòng vào lòng bàn
tay. Chà xát hai bàn tay với nhau.
Bước 2: Dùng ngón tay và lịng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng
ngón của bàn tay kia và ngược lại.
Bước 3: Dùng lòng bàn tay này chà xát chéo lên mu bàn tay kia và ngược
lại
Bước 4: Dùng đầu ngón tay của lịng bàn tay này miết vào kẽ giữa các
ngón tay của bàn tay và ngược lại
Bước 5: Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng
cách xoay đi xoay lại [2]
Bước 6: Xả cho tay sạch hết xà phịng dưới nguồn nước sạch. Lau khơ tay
bằng khăn hoặc giấy sạch.
- Các bước rửa mặt: 4 bước

Bước 1: Rửa mắt
Bước 2: Lau mũi
Bước 3: Lau miệng
Bước 4: Lau trán, má, cằm, cổ [2]
- Hàng ngày tơi ln trị chuyện, động viên, nhắc nhở trẻ ln phải giữ gìn
vệ sinh sạch sẽ để không bị ốm và mắc các bệnh do kí sinh trùng truyền bệnh.
Tơi thường đưa ra cho trẻ những câu hỏi để trẻ tự suy nghĩ trả lời:
VD: Trước khi ăn các con phải làm gì? Tại sao phải rửa tay?
Trong khi ăn vì sao chúng ta khơng được nói chuyện cười đùa?
Sau khi ăn xong các con phải làm gì?
Sau khi đi vệ sinh phải làm gì? Vì sao?
Khi trời nóng bức mồ hơi ra nhiều, chiều tối chúng mình phải làm
gì? Tại sao phải làm việc đó?
Để khơng bị sâu răng chúng ta phải như thế nào? Nên đánh răng vào
lúc nào trong ngày?
Vì sao chúng ta phải ăn chin, uống sơi…?
Những việc làm đó được lập đi lập lại trong chế độ sinh hoạt hàng ngày
6


của trẻ kể cả mọi lúc mọi nơi đã hình thành ở trẻ thói quen nề nếp về vệ sinh cá
nhân, vì vậy trẻ đã có nếp vệ sinh rất tốt, cơ ít phải nhắc hơn, trẻ tự vệ sinh khi
cần thiết, sạch sẽ, gọn gàng từ lúc đến trường cho đến khi ra về.
* Đi vệ sinh đúng nơi quy định
Vệ sinh là nhu cầu thiết yếu của trẻ. Song để trẻ có thói quen đi vệ sinh
đúng nơi quy định, biết gọi cô hay ra ký hiệu là cả một q trình. Việc tập cho
trẻ thói quen đi vệ sinh đúng nơi quy định không chỉ rèn cho trẻ có khả năng tự
lập, làm chủ hành vi của mình để đảm bảo đủ thời gian vào nhà vệ sinh. Hãy để
trẻ tự phục vụ bản thân và có nếp sống văn minh ngay từ khi còn nhỏ. Để cho trẻ
có được thói quen đó khơng phải dễ, địi hỏi giáo viên cần có tính kiên trì, hiểu

được đặc điểm tâm lí của trẻ và phải có nhiều thời gian để hướng dẫn rèn luyện
kiên trì, liên tục thì mới giúp trẻ có được thói quen nề nếp đi vệ sinh đúng nơi
quy định. Đầu năm học nhiều trẻ mới ra lớp năm học đầu tiên nên trẻ còn đi tự
do ra đầu hồi lớp, ở vườn trường, hoặc tại lớp, khi đó tơi đã hướng dẫn và nhắc
cho trẻ khi có nhu cầu muốn đi vệ sinh các con khơng được nhịn, nếu nhịn đi
tiểu có thể gây ra bệnh về đường tiết niệu, bệnh về thận … nhưng khơng phải để
khơng mắc các bệnh đó mà các con có thể đi tùy tiện ở đâu cũng được, nếu đi vệ
sinh tùy tiện sẽ gây ô nhiễm môi trường, gây mùi khó chịu cho bạn bè ở lớp, cơ
thể của các con cũng bị ảnh hưởng trực tiếp nếu nước tiểu ngấm vào quần áo rồi
ngấm ngược trở lại sẽ gây ngứa ngáy khó chịu, nếu trời lạnh đi tiểu tiện ra quần
cịn rất dễ bị ốm vì bị nhiễm lạnh…
Vì vậy mà khi có nhu cầu muốn đi vệ sinh các con phải đi vệ sinh đúng
nơi quy định, mà nơi quy định đó là nhà vệ sinh. Nếu ở lớp là khu nhà vệ sinh
của lớp, cịn nếu ở những nơi khác như cơng viên, khu vực trường… thì ở đó
đều có nhà vệ sinh cơng cộng, nếu các con khơng biết chỗ thì bố, mẹ, cơ giáo sẽ
chỉ dẫn cho các con. Vì vậy trong những giờ trị chuyện tơi ln ln giáo dục
trẻ ý thức đi vệ sinh đúng nơi quy định, sau một thời gian rèn luyện thói quen đó
tơi đề ra biện pháp nếu ai đó cịn đi vệ sinh khơng đúng nơi quy định nếu bị cơ,
hoặc bạn phát hiện thì cuối tuần cô không thưởng bé ngoan, không được lên cắm
cờ thi đua nữa…[2]
Sau một thời gian áp dụng biện pháp và nhắc nhở nên giờ đa số trẻ đã biết
đi vệ sinh đúng nơi quy định, khơng có trường hợp nào đi vệ sinh bừa bãi.
2.3.2 Biện pháp 2: Hình thành cho trẻ thói quen vệ sinh sạch sẽ ở mọi
lúc mọi nơi.
Thói quen vệ sinh của trẻ khơng phải ngày một ngày hai là có thể hình
thành. Một trong những điều quan trọng nhất trong việc hình thành thói quen vệ
sinh là hình thành cho trẻ có thói quen sạch sẽ ở mọi lúc mọi nơi. Để hình thành
cho trẻ một thói quen ln giữ gìn vệ sinh môi trường lớp, cũng như vệ sinh cá
nhân sạch sẽ, tôi luôn nhắc nhở động viên trẻ ở mọi lúc, mọi nơi lồng ghép vào
các tiết học để trẻ có được thói quen biết giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ ở

trường cũng như ở nhà.
Chẳng hạn khi ở lớp, nhắc nhở trẻ không khạc nhổ bừa bãi ra lớp, không
vứt đồ chơi lung tung, không xô đẩy bàn ghế, khi ở nhà không vứt giấy bừa
bãi… để trẻ có được những thói quen đó thì thơng qua các hoạt động trong ngày,
mọi lúc mọi nơi cô phải hướng dẫn cụ thể cho trẻ.
7


VD: Trong giờ tạo hình “ Xé dán thuyền trên biển”, trước khi cho trẻ nhận
xét sản phẩm giáo viên nhắc trẻ nhặt giấy vụn cho vào rổ, cuối giờ cho trẻ bỏ
vào thùng rác rồi cho trẻ rửa tay bằng xà phịng.
VD: Trong giờ hoạt động góc tơi lồng ghép hỏi trẻ: để cho các đồ chơi
được sạch sẽ, bền đẹp thì khi chơi các con phải như thế nào? Sau khi chơi xong
con cần phải làm gì?...
VD: Khi cho trẻ tham gia hoạt động ngoài trời “ quan sát cây ở sân
trường”, giáo viên cho trẻ quan sát nhận xét về từng cây cụ thể, sau đó hỏi trẻ về
ích lợi của cây đó, cách chăm sóc, bảo vệ cây ( không ngắt lá, bẻ cành…), đến
cuối giờ lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường giáo viên gợi ý cho trẻ nhặt lá
rụng bỏ vào đâu? Vì sao chúng ta phải bỏ rác vào thùng rác và phải đậy kín nắp?
Với việc rèn cho trẻ thói quen vệ sinh ở mọi lúc, mọi nơi dần dần tôi thấy
trẻ đã tự ý thức giữ gìn vệ sinh chung như: khi nhìn thấy lá rụng, vỏ hộp sữa của
các em nhà trẻ vứt chạy ra nhặt bỏ vào thùng rác, hoặc nhiều trẻ do bố mẹ không
kịp cho ăn sáng ở nhà mà mua sẵn cho trẻ để đến trường ăn, khi trẻ ăn xong như
vỏ hộp xôi, xúc xích… trẻ đã biết bỏ vào thùng rác cơng cộng ở sân trường mà
không cần cô hay bố mẹ phải nhắc nhở [4]
2.3.3 Biện pháp 3: Lồng ghép vào các hoạt động chung
- Khi lồng ghép, tích hợp giáo dục vệ sinh vào hoạt động học tập cần chú
ý đảm bảo tính tự nhiên hợp lý, khách quan của tri thức mơn học, đảm bảo tính
hệ thống, trọn vẹn của nội dung hoạt động học tập, đảm bảo tính vừa sức cho
trẻ. Để lồng ghép giáo dục những thói quen văn hóa vệ sinh và những hành vi

văn minh cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua các hoạt động học tập có hiệu quả,
khi tiến hành tích hợp giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung bài học, lựa chọn
phương pháp, phương tiện dạy học phù hợp, từ đó giáo dục những thói quen văn
hóa vệ sinh và những hành vi văn minh cụ thể cần lồng ghép, thời điểm cần lồng
ghép và các yêu cầu cần đạt được.
Có thể sữ dụng các phương pháp như: kể chuyện, trình bày trực quan,
giảng giải, nêu gương, xử lý các tình huống, khen thưởng, giao nhiệm vụ.
Các bước tiến hành:
+ Bước 1: Nghiên cứu nội dung, phương pháp tổ chức, phương tiện hoạt
động học tập.
+ Bước 2: Xác định nội dung giáo dục vệ sinh cần lồng ghép vào các hoạt
động học tập.
+ Bước 3: Khai thác cấu trúc của tiết học để xác định thời điểm lồng ghép
có hiệu quả [4]
VD: Qua hoạt động có chủ đích: Khám phá khoa học “ Tìm hiểu về cơ thể
của bé” tơi lồng ghép giáo dục vệ sinh vào vừa nhẹ nhàng vừa lơi cuốn trẻ giúp
trẻ nhớ lâu và trẻ rất thích thú qua câu chuyện “ Tại ai”. Câu chuyện có nội
dung:
“ Bạn Mũi tâm sự: Mấy hôm nay tôi bị ngứa như có con gì nằm trong đấy.
Cịn Mắt thì vừa buồn vừa than: Tơi đỏ tấy lại cịn nhức nữa chứ. Khơng biết vì
sao khi ra đường cơ chủ đeo khẩu trang và kính che tụi mình rồi mà! Mũi và Mắt
tìm chưa ra nguyên nhân thì Miệng lên tiếng: “ Tôi nghe tâm sự của hai bạn rồi,
các bạn biết không? Chỉ tại cô chủ, mấy hôm nay cô chủ cho tay làm việc nhiều
8


quá, nào là vẽgiữa sân, xếp hình, chơi đùa với các bạn mà khơng chịu rửa tay
cịn ngốy vào bạn Mũi, nhụi vào bạn Mắt làm các bạn đau và ngứa đó thơi. Để
Miệng nói với cơ chủ phải thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và
sau khi đi vệ sinh, khi chơi xong… kẻo còn ảnh hưởng đến bạn Tai, bạn Bụng và

cả tôi nữa đấy”. Mắt cịn nói thêm: Nhờ Miệng nói với cơ chủ là: Khi nào dùng
khăn lau chúng tôi phải nhớ rửa tay thật sạch với xà phòng mới lấy khăn lau nhé,
kẻo chúng tôi sợ lắm rồi [3]
Hoặc qua giờ học: Phát triển ngôn ngữ: Thơ “ Đôi mắt của em”. Tôi lồng
giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ theo cách khác tránh sự lặp lại và nhàm chán
cho trẻ, tơi cùng trẻ trị chuyện về đơi mắt:
+ Đơi mắt giúp chúng ta những gì?
+ Nếu mắt bị bệnh, đau khơng nhìn thấy thì điều gì xảy ra?
+ Muốn cho đôi mắt sáng trong veo, không bị đau các con phải làm gì?
Từ nội dung câu chuyện và bài thơ đó khơng những giúp trẻ nắm được tri
thức của mơn học đó là giúp trẻ hiểu nội dung bài thơ, câu chuyện mà cịn giúp
cho trẻ biết cách giữ gìn vệ sinh cơ thể như không dụi tay bẩn lên mắt, rửa mặt
thường xuyên bằng khăn sạch, đi ra đường phải có kính đeo mắt…
2.3.4 Biện pháp 4: Lồng ghép thơ ca, câu truyện, bài hát, trị chơi,
dựa vào tình huống cụ thể để giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ.
Do đặc điểm tâm lí của trẻ là chóng nhớ nhưng cũng rất mau quên vì vậy
giáo viên cần có biện pháp phải làm sao giúp trẻ nhớ lâu và nhớ chính xác. Do
vậy địi hỏi người giáo viên không những phải thực hiện đầy đủ các thao tác vệ
sinh cho trẻ trong chương trình mà cịn kết hợp các hoạt động để trẻ nhớ lâu, cụ
thể căn cứ vào kế hoạch tôi đã lựa chọn những bài thơ, câu truyện có nội dung
phù hợp để dạy cho trẻ đọc [6]. Lúc đầu rất khó khăn do lớp có nhiều trẻ tiếp thu
chậm, lúng túng trong khi thực hiện khi thì rửa lịng bàn tay trước, khi thì rửa
mu bàn tay, khi thì cổ tay. Ban đầu tơi cho trẻ học đọc các bước rửa tay theo cơ,
sau đó mô phỏng lại cách rửa tay khi trẻ tương đối nhớ tơi mới cho trẻ thực hiện
dưới vịi nước, những lúc đó tơi thường cho trẻ đọc bài thơ “ Rửa tay” đồng thời
kết hợp quy trình rửa tay đúng cách.
Rửa tay
“ Miếng xà phịng nho nhỏ
Em lau khơ bàn tay
Em xát lên bàn tay

Đôi bàn tay be bé
Nước mát đây trong vắt
Nay rửa sạch xinh xinh
Em rửa đôi bàn tay
Tất cả lớp chúng mình
Khăn mặt đây thơm phức
Cùng giơ tay vỗ vỗ”
Để trẻ dễ nhớ cách “ rửa mặt” tôi dạy trẻ đọc bài thơ:
“ Một tay làm chẳng được
Cô cất giọng nhỏ nhẹ
Bé phải lau hai tay
Làm thế nào nữa đây
Bắt đầu từ mắt này
Bé gấp đôi khăn ngay
Lau từ ngồi vào nhé
Lau hai bên má đỏ
Nhích khăn lên các bé
Gấp đôi một lần nữa
Lau sống mũi xuống đi
Lau cái cổ cái cằm
Sau đó đến cái gì
Mắt bé nhìn chăm chăm
Cái miệng xinh của bé
Kìa cơ khen bé giỏi” [3]
9


Chính vì trẻ được đọc thơ xong giúp trẻ nhớ lâu các thao tác và thành
thạo, khi trẻ rửa mặt xong tơi ngâm khăn vào xà phịng và giặt phơi khô để ngày
hôm sau trẻ thực hiện

* Khi giáo dục trẻ chăm sóc răng và biết đánh răng đúng cách tơi đã
chuẩn bị mơ hình răng mẫu, bàn chải, kem đánh răng, sau đó cơ giáo phải thao
tác đánh răng và giảng giải: khi đánh răng hàm trên phải chải từ trên chải xuống,
khi đánh răng hàm dưới phải chải từ dưới chải lên, chải mặt trong, mặt ngoài,
sau khi thao tác xong tơi cho từng nhóm trẻ lên thực hành trên mẫu, trẻ ở lớp
quan sát cách làm và nhận xét xem bạn thực hiện đã đúng chưa, nếu bạn thực
hiện cịn sai cơ gọi trẻ khác hoặc cơ hướng dẫn lại để giúp trẻ nhớ.
- Trong các tiết học, các hoạt động ngồi trời hay ngoại khố có thể lồng
ghép các hành vi thói quen văn minh để giáo dục trẻ.
- Thông qua tranh ảnh để giúp trẻ phân biệt được những hành vi đúng,
sai, những thói quen tốt xấu có văn minh hay khơng.
- Giáo viên có thể dựa vào các tình huống cụ thể để giải thích nhẹ nhàng
cho trẻ hiểu vấn đề [5]
VD: Trong giờ ăn trưa có cháu Phạm Quốc Tuấn hắt hơi làm bắn cơm ra
ngồi. Tơi đã nhắc nhở cháu và giải thích cho trẻ trong lớp hiểu “ vì sao khi ho
hay hắt hơi phải che miệng”
* Giáo viên giải thích cho trẻ: Khi các con ho hay hắt hơi cơm sẽ bắn ra
ngoài hoặc bắn vào bát của người khác sẽ mất vệ sinh và là một hành vi không
văn minh lịch sự. Để tránh bắn cơm ra ngoài, bắn vào bát mọi người xung quanh
thì khi ho hay hắt hơi các con phải che miệng bằng giấy ăn hoặc 2 tay. Nhưng
khi dùng tay thì cần rửa sạch bằng nước và xà phòng sau khi che miệng, che mũi
để loại bỏ hết vi khuẩn.
hoặc dựa vào nội dung các bài thơ để rèn thói quen vệ sinh cho trẻ:
Gấu con đau răng
Sao đau răng thế
Miệng sưng to quá
Gấu con nói rằng
Nên phải nghỉ học
Vì ăn kẹo tối
Đã ba hơm rồi

Không chịu đánh răng
Thỏ Nâu ân cần
Sâu chui vào cắn”
Trước giờ ăn cho trẻ đọc bài thơ:
“Giờ ăn đến rồi
Bé ơi nhớ nhé
Bé ơi nhớ nhé
Quay ra đằng sau
Rửa tay sạch nhé
Tay che miệng mũi
Trước khi ăn cơm
Nếu không như thế
Bé ngồi ngay ngắn
Làm mất vệ sinh
Mời cô mời bạn
Bạn bè cười chê
Cùng bé xới cơm
Chẳng đẹp tí nào
Nhớ có hắt hơi
Bé ơi nhớ nhé!” [3]
Để giữ cho đôi chân ln sạch sẽ tơi cho trẻ đọc bài thơ:
“Giữ gìn vệ sinh”
“ Con heo không đi dép
Lúc nào cũng đi dép
Chân nó bẩn q thơi
Chân bé ln sạch tinh
10


Vừa mới rửa xong rồi

Nhớ lời cô giáo dạy
Lại dẫm ngay xuống đất
Bé giữ gìn vệ sinh” [3]
Ngồi các bài thơ, câu chuyện có lồng ghép giáo dục thói quen vệ sinh tơi
cịn sưu tầm các các bài hát cho trẻ hát mang tính giáo dục vệ sinh như bài “ Tay
thơm tay ngoan”; “ Khám tay”… Tổ chức các hoạt động vui chơi chứa đựng nội
dung giáo dục thói quen văn hóa vệ sinh. Chơi là q trình trẻ học làm người,
trải nghiệm những xúc cảm, tình cảm, hành vi của con người qua các vai khác
nhau. Với các chủ đề chơi về “gia đình”, “ cửa hàng bách hóa”, “ bệnh viện”…
Khi trẻ tham gia vào các trị chơi cũng chính là q trình trẻ tiếp nhận tri thức, kĩ
năng, hình thành xúc cảm, tình cảm một cách tự nhiên không ép buộc…[4]
VD: Trong chủ đề “ gia đình” tơi có thể tiến hành cho trẻ chơi các trò chơi
với búp bê, kết hợp với các dụng cụ vệ sinh, hoặc sữ dụng các trị chơi đóng
kịch ( bằng các vở kịch có nội dung ngắn gọn, có thể do giáo viên soạn thảo dựa
trên những hành vi của trẻ đã quan sát được) để rèn luyện cho trẻ các thói quen
văn hóa vệ sinh thơng qua các bước tổ chức trò chơi. Đối với trẻ ở lứa tuổi này
“trẻ học mà chơi, chơi mà học”. Trong giờ vui chơi đóng vai các thành viên
trong gia đình, kết hợp với một số đồ chơi như búp bê…, trẻ được thực hành
trải nghiệm nhiều vai chơi khác nhau từ các thành viên. Tôi tiến hành lồng ghép
lễ giáo vào hoạt động vui chơi; qua đó, trẻ được đối thoại những câu chào hỏi lễ
phép, câu cảm ơn, xin lỗi, trao nhận bằng hai tay, tôi luôn theo dõi quan sát trẻ
trong các vai chơi để kịp thời uốn nắn sửa sai cho trẻ.
Bằng cách dạy trên tôi thấy trẻ có thói quen và nề nếp rõ rệt, trẻ có ý thức tự
phục vụ khi thấy tay bẩn trẻ tự đi rửa tay theo đúng quy trình mà khơng cần cô
phải nhắc nhở.
2.3.5 Biện pháp 5: Cô giáo là tấm gương cho trẻ noi theo.
- Luôn trau dồi kiến thức, học hỏi bạn bè đồng nghiệp để đưa ra những
biện pháp hợp lý, phù hợp với trẻ và có hiệu quả cao.
- Bản thân và các đồng nghiệp giáo viên phải ln gương mẫu trước trẻ từ
cách đi, đứng, nói năng, ăn mặc…vì trẻ có đặc điểm bắt chước rất nhanh, có thể

bắt chước cái đúng cái tốt nhưng cũng có thể bắt chước cái xấu, cái sai.
- Thường xuyên nắm bắt những thông tin, những biện pháp hay của bạn
bè đồng nghiệp để có những biện pháp giáo dục trẻ hình thành được nề nếp thói
quen văn minh nhanh nhất và hiệu quả nhất [1]
2.3.6 Biện pháp 6: Tạo điều kiện vật chất tối thiểu cần thiết để trẻ
thường xuyên thực hiện được những quy định về vệ sinh, hành vi văn minh.
- Muốn trẻ thực hiện được những quy định về những thói quen văn hóa
vệ sinh và những hành vi văn minh thì phải có phương tiện, đồ dùng, dụng cụ để
trẻ được thực hiện.
VD: Cô dạy các cháu bỏ rác vào thùng rác thì lớp phải có thùng rác cho
các cháu bỏ, như vậy ở lớp có phương tiện mà trẻ lại được thực hiện thường
xuyên ở lớp cũng như ở nhà, cháu sẽ nhanh chóng hình thành được thói quen vệ
sinh đó. Cơ cùng gia đình kết hợp dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi, nếu có điều kiện để
rèn luyện những kỹ năng thực hành vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ.
11


VD: Lúc đón trẻ vào lớp trẻ phải chào cơ, chào ông, bà, bố, mẹ, cô
hướng dẫn trẻ xếp mũ nón, cất ba lơ vào nơi quy định thì ở lớp phải có tủ, giá
treo đồ và phải có ngăn, ký hiệu riêng của từng trẻ để trẻ không để lẫn lộn [1]
2.3.7 Biện pháp 7: Tuyên truyền phối hợp với các bậc phụ huynh
Sự phối hợp, trao đổi thường xuyên giữa giáo viên, và cha mẹ trẻ đóng
một vai trị quan trọng trong q trình hình thành những thói quen vệ sinh, hành
vi văn minh của trẻ. Tuyên truyền thơng qua góc tun truyền của lớp, giờ đón
và trả trẻ. Nội dung tuyên truyền phải phong phú và phải thay đổi thường xuyên,
lựa chọn nội dung tuyên truyền phải hấp dẫn, đẹp…mới tạo được sự chú ý cho
phụ huynh.
VD: Những bài thơ, câu chuyện phải ngắn gọn, phù hợp: “ Vì sao bé phải
rửa tay”, hoặc những bệnh tật lây từ mắt, tay…
Qua các buổi đón, trả trẻ tơi tuyên truyến với phụ huynh bằng nhiều hình

thức, trao đổi với phụ huynh những vấn đề trẻ hay mắc phải: Trẻ khơng có thói
quen rửa tay sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn, rửa mặt khơng đúng quy trình, rửa
tay không đúng cách…
Tôi trao đổi với phụ huynh những thói quen của trẻ khơng chỉ được thực
hiện và lặp đi lặp lại ở trên lớp mà còn diễn ra cả ở trong gia đình chính vì thế
mà nếu có sự quan tâm chỉ bảo, nhắc nhở gương mẫu của người lớn khi trẻ ở
nhà thì sẽ thúc đẩy sự hình thành thói quen tốt của trẻ. Cịn nếu chỉ giáo dục trẻ
ở trên lớp mà không giáo dục trẻ ở nhà thì sẽ có hướng đi lệch lạc, trẻ sẽ khơng
nhận thức được thói quen tốt xấu của mình. Do đó sự giáo dục phải được kết
hợp 2 chiều giữa gia đình và nhà trường.
Thường xun trao đổi vói phụ huynh để đưa ra biện pháp giáo dục tốt
nhất. Trong q trình giáo dục trẻ phải có sự đồng nhất giữa các biện pháp giáo
dục mới mang lại hiệu quả cao. Tôi thường xuyên trao đổi với các bậc phụ
huynh cần quan tâm đến các cháu vì các cháu cịn bé, việc đầu tiên là khơng cho
trẻ mang q đến lớp, tập cho trẻ đánh răng 2 lần mỗi ngày, trước khi đi ngủ và
sau khi ngủ dậy. Trao đổi gặp riêng với bậc phụ huynh nào có cháu thường
xuyên ăn mặc chưa gọn gàng, chân tay bẩn…[1]
Tôi đưa ra một vài minh chứng về tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh
cá nhân đối với sức khỏe của con người đặc biệt là với trẻ. Trẻ còn non nớt, sức
đề kháng chưa cao. Tôi đưa ra một số hình ảnh về trẻ bị chân, tay, miệng và cho
phụ huynh biết bệnh đó ngun nhân chính là do vệ sinh cá nhân chưa sạch sẽ.
Vì vậy nếu giữ vệ sinh sạch sẽ thì có thể tránh được 90% nguy cơ mắc bệnh.
Đối với cháu chưa có ý thức tốt tôi gặp riêng phụ huynh trao đổi để phụ
huynh và cơ giáo cùng tìm ra biện pháp giáo dục trẻ một cách tốt nhất.
Tuyên truyền cho các bậc phụ huynh cho trẻ đi khám bệnh định kì, tiêm
chủng đầy đủ để kịp thời phòng và điều trị, như ở lớp có một số cháu bị sâu răng
như cháu: Phan Bảo, Tuấn Anh, Bảo Châu… tôi gặp riêng các phụ huynh đó
động viên cho trẻ đi khám và chữa sâu răng.
Trong giờ trả trẻ: Cô nhắc nhở phụ huynh cùng với cô giáo giáo dục các
cháu theo chủ điểm yêu cầu của lớp học.

- Ngoài ra cần phải tuyên truyền với phụ huynh để phụ huynh hiểu được
vấn đề quan trọng của việc giáo dục thói quen, hành vi văn minh văn hoá cho
12


trẻ. Thói quen văn hóa vệ sinh cũng chính là thể hiện trình độ văn hóa của con
người, có thói quen văn hóa vệ sinh mỗi cá nhân sẽ tự bảo vệ, nâng cao sức khỏe
cho bản thân, có lối sống văn minh, lịch sự. Chính vì vậy cần thiết phải giáo dục
cho trẻ những thói quen văn hóa ngay từ khi còn nhỏ.
Từ việc kết hợp với các bậc phụ huynh tơi nhận thấy trẻ đã có nhiều thay
đổi hơn trong việc vệ sinh hàng ngày. Đã biết ăn mặc sạch sẽ, đến lớp quần áo
gọn gàng, biết đi vệ sinh đúng nơi quy định và khơng cịn tình trạng trẻ đến lớp
mà đầu tóc rối bù mặt mũi nhem nhuốc nữa. Điều đó cho thấy phụ huynh đã thật
sự quan tâm đến vấn đề vệ sinh cá nhân cho con em mình [1]
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường:
Sau khi thực hiện các biện pháp tôi đã thu được một số kết quả như sau:
* Đối với hoạt động giáo dục:
Sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã áp dụng tại lớp B4 mẫu giáo 4 – 5 tuổi
trong năm học 2016 – 2017. Sau khi áp dụng các biện pháp trên, tôi đã tiếp tục
khảo sát trên trẻ vào ngày 24 tháng 3 năm 2017. Kết quả khảo sát lần 2 như sau:

STT

Nội dung khảo sát

Tổng
số trẻ

KẾT QUẢ

Đạt
Chưa đạt
Số
lượng

Tỷ lệ
%

Số
lượng

Tỷ lệ
%

1

1. Trẻ có thói quen rửa
tay, rửa mặt hàng ngày

33

33

100%

0

0

2


2. Có thói quen đi vệ
sinh đúng nơi quy định

33

33

100%

0

0

33

33

100%

0

0

33

30

90,9%


3

9,1%

93,9%

2

6,1%

3

4

5

3. Trẻ có thói quen nề
nếp rửa tay trước khi
ăn và sau khi đi vệ
sinh
4. Trẻ biết rửa tay, mặt
theo đúng quy trình
5. Biết giữ gìn vệ sinh
trường, lớp, nơi công
cộng ( không khạc nhổ
bừa bãi, khi ho, hắt hơi
biết dùng tay, khăn che
miệng )

33


31

13


Sau gần một năm học nhìn vào bảng khảo sát ta thấy kết quả được nâng
lên rõ rệt, trẻ đã tiến bộ hơn, đã có thói quen rửa tay, rửa mặt hàng ngày, thói
quen đi vệ sinh đúng nơi quy định, thói quen nề nếp rửa tay trước khi ăn và sau
khi đi vệ sinh, biết rửa tay, rửa mặt đúng quy trình, biết giữ gìn vệ sinh trường
lớp… đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho trẻ, phịng chống ngăn ngừa được
nhiều bệnh tật.
- 90-95% trẻ có kỹ năng thao tác vệ sinh cá nhân, có hành vi văn minh và
hiểu rõ được lợi ích của việc vệ sinh cá nhân..
- 100% trẻ tích cực, chủ động tham gia hoạt động thực hành trải nghiệm.
- Tỉ lệ trẻ mắc các bệnh về mắt, răng miệng, bệnh về da đã giảm rõ rệt
- Trẻ đọc thuộc được nhiều các bài thơ, bài hát…có nội dung giáo dục vệ
sinh và hành vi văn minh.
- Trẻ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, linh hoạt.
* Đối với bản thân:
+ Bản thân là một tổ trưởng chuyên môn khối mẫu giáo 4-5 tuổi nên tơi
càng xác định rõ trách nhiệm của mình, không ngừng phấn đấu, học hỏi ở bạn bè
đồng nghiệp, qua mạng Internet… để nâng cao năng lực chuyên môn, học hỏi
những phương pháp, biện pháp giảng dạy hay, gương mẫu trong việc rèn luyện
thói quen vệ sinh và hành vi văn minh trước trẻ với mong muốn đạt kết quả tốt
nhất trong cơng tác chăm sóc và giáo dục trẻ.
+ Đã xác định được nội dung giáo dục thói quen vệ sinh và hành vi văn
minh cần cung cấp cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi.
+ Đã biết kết hợp các biện pháp trong q trình rèn luyện thói quen vệ
sinh và hành vi văn minh cho trẻ.

+ Đã sưu tầm thêm nhiều tranh ảnh về quá trình giáo dục thói quen vệ
sinh và hành vi văn minh cho trẻ
+ Được đồng nghiệp và Ban giám hiệu đánh giá cao về các biện pháp đã
sữ dụng trong sáng kiến kinh nghiệm.
+ Sau một thời gian vận dụng các biện pháp trên vào giảng dạy tôi nhận
thấy ý thức của trẻ về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường được nâng lên rõ rệt.
Việc truyền thụ kiến thức cho trẻ diễn ra một cách nhẹ hàng, linh hoạt sáng tạo.
* Đối với đồng nghệp và nhà trường:
Sau khi nghiên cứu về vai trị của việc rèn luyện thói quen vệ sinh và hành
vi văn minh cho trẻ, tôi đã trao đổi cùng bạn bè đồng nghệp trong trường thông
qua các buổi sinh hoạt chuyên môn của nhà trường, của tổ chun mơn, qua đó
100% đồng nghiệp trong tổ chun mơn và nhà trường đã hiểu được bản chất
của vấn đề, vì vậy thống nhất và phối hợp chặt chẽ với nhau để có biện pháp
giáo dục phù hợp, từ đó góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ,
hình thành cho trẻ những kỹ năng cần thiết về thói quen vệ sinh và hành vi văn
minh.

14


3. Kết luận, kiến nghị.
3.1. Kết luận:
- Một số biện pháp giáo dục thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ
mẫu giáo 4-5 tuổi được xây dựng trên cơ sở khoa học. Tuy nhiên việc sữ dụng
các biện pháp này phải áp dụng với từng đối tượng trẻ mà đòi hỏi giáo viên phải
kết hợp cho linh hoạt, hợp lý, tức là tất cả các biện pháp ấy không bao giờ dừng
lại ở trạng thái tĩnh mà luôn luôn vận động biến đổi và phát triển không ngừng.
- Từ khi sinh ra cho đến khi đi học mầm non, từ khi trẻ có sự nhận thức
thì cũng là lúc ban đầu trẻ hình thành những thói quen và những hành vi văn
minh. Đó là sự hình thành đầu tiên của nhân cách trẻ sau này. Chính vì vậy việc

giáo dục và hình thành những thói quen tốt cho trẻ từ khi còn bé là rất quan
trọng. Nhưng để rèn được trẻ là vấn đề không hề đơn giản. Trình độ nhận thức,
tiếp thu của các cháu rất khác nhau, điều kiện sống cũng khác nhau, do đó để
thực hiện tốt trong quá trình thực hiện bản thân mỗi giáo viên cần:
+ Không ngừng học hỏi nghiên cứu tài liệu thực nghiệm để lồng ghép
tích hợp các hành vi và thói quen vệ sinh vào các hoạt động một cách nhẹ nhàng
linh hoạt giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách toàn diện.
+ Giáo viên phải trau dồi kiến thức về vệ sinh và hành vi văn minh cần
thiết.
+ Giáo viên phải luôn gương mẫu, phải học hỏi kinh nghiệm của các đồng
nghiệp [1]
+ Giáo viên phải giành thời gian, chú ý nhiều hơn đến những cháu cá biệt
để có biện pháp giáo dục phù hợp. Giáo viên cần hướng dẫn cho trẻ hiểu mỗi
hành động gồm thao tác nào? Các thao tác đó diễn ra theo trình tự như thế nào?
Cách tiến hành mỗi thao tác cụ thể. Hướng dẫn trẻ vận dụng những tri thức đã
biết để tiến hành một hành động cụ thể nào đó. Việc tiến hành các hành động ở
giai đoạn này đòi hỏi sự tập trung chú ý, có nỗ lực về ý chí và biết vượt qua khó
khăn. Hướng dẫn trẻ biến các hành động ý chí thành các hành động tự động hóa
bằng cách luyện tập nhiều lần để giảm bớt tới mức tối thiểu sự tham gia của ý
thức vào hành động. Cuối cùng cao hơn kĩ xảo, khi hành động đã tự động hóa sẽ
trở thành thói quen.
+ Tổ chức tiết học giáo dục vệ sinh chuyên biệt là cách thức tác động trực
tiếp đến nhận thức và hành vi của trẻ. Mục đích là trang bị cho trẻ những tri thức
chủ yếu về vệ sinh, giúp trẻ nắm được các thao tác thực hiện trong từng hành
động vệ sinh một cách chính xác, đúng đắn làm cơ sở để luyện tập trong sinh
hoạt hàng ngày. Các tiết vệ sinh có thể tổ chức theo từng nhóm nhỏ từ 8-10 ttẻ
vào các thời điểm làm vệ sinh cá nhân, trước khi ăn cơm, trước khi ngủ trưa…
Trong quá trình tổ chức tiết học vệ sinh cá nhân, giáo viên có thể sữ dụng các
dụng cụ trực quan như tranh ảnh hoặc các dụng cụ vệ sinh cá nhân ( vật thật)…
để giúp trẻ dễ dàng nắm được cách thực hiện, có hứng tú với việc thực hiện hành

vi văn hóa vệ sinh [4]
+ Cơ giáo phải hết lịng thương yêu các cháu, với tinh thần là người mẹ
thứ 2 của các cháu, cô giáo phải nhạy bén trước những diễn biến của các cháu,
hiểu được hoàn cảnh sống của từng gia đình.
+ Gia đình phải thật sự là mái ấm tình thương của trẻ, bố mẹ phải là tấm
15


gương sáng để trẻ noi theo, phải quan tâm, yêu thương trẻ, có trách nhiệm giáo
dục trẻ ngay từ khi mới chào đời.
+ Đặc biệt là sự phối hợp và tuyên truyền với phụ huynh về công tác giáo
dục rèn luyện vệ sinh văn minh cho trẻ. Do đó muốn giáo dục chăm sóc trẻ đạt
kết quả tốt thì phải có sự thống nhất phương pháp giáo dục của cả 2 giáo viên ở
nhóm lớp cũng như phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã
hội [1]
3.2. Kiến nghị:
Để giáo dục những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ đạt hiệu
quả cao hơn nữa, tôi xin đưa ra một số kiến nghị với ban ban giám hiệu, kính
mong ban giám hiệu nhà trường xem xét. Cụ thể:
+ Nhà trường tiếp tục tham mưu với lãnh đạo cấp trên hỗ trợ kinh phí để
xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm, lắp đặt thêm một số trang thiết bị vệ sinh
hiện đại tại nhóm lớp để trẻ tiện sữ dụng.
+ Nhà trường mua thêm tranh, ảnh mang tính chất giáo dục vệ sinh môi
trường và vệ sinh cá nhân để lồng ghép giáo dục trẻ mọi lúc, mọi nơi
+ Tăng cường cho giáo viên đi dự giờ, thăm lớp ở các trường bạn để học
hỏi thêm kinh nghiệm.
Trên đây là một vài kinh nghiệm trong việc dạy trẻ có những “thói quen
vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi”. Vì thời gian và trình
độ năng lực có hạn nên chắc chắn bản sáng kiến này không tránh khỏi thiếu sót,
rất mong được sự góp ý bổ sung của hội đồng khoa học để bản sáng kiến này

hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2017
Tơi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không sao chép
của người khác. Nếu sai tôi xin chịu
trách nhiệm trước Hội đồng khoa học
các cấp.
Người thực hiện

Hà Thị Thanh

16



×