Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

skkn một số biện pháp tổ chức trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi ở trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 14 trang )

MỤC LỤC

NỘI DUNG

TRANG

I. MỞ ĐẦU

2

1. Lý do chọn đề tài

3

2. Mục đích nghiên cứu

3

3. Đối tượng nghiên cứu

3

4. Phương pháp thực hiện

3

II. NỘI DUNG

4

1. Cơ sở lý luận



4

2. Thực trạng việc tổ chức trò chơi vận động ở trường MN hiện nay

5

3. Một số biện pháp tổ chức trò chơi vận động cho trẻ MG 5-6 tuổi

6

4. Hiệu quả của quá trình tổ chức trò chơi vận động cho trẻ

11

III. KẾT LUẬN

13

1


I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trò chơi vận động có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển thể
chất, vận động cho trẻ mầm non góp phần tích cực trong việc hình thành và phát
triển nhân cách toàn diện cho trẻ, đặc biệt là trẻ 5 - 6 tuổi. Tổ chức tốt các trò
chơi vận động giúp trẻ rèn luyện hệ thống cơ bắp, biết phối hợp các vận động cơ
thể, rèn luyện giác quan, sự khéo léo và linh hoạt săn chắc, dẻo dai….
Trò chơi vận động tác động tích cực đến sự phát triển thể chất của bé giúp

các bé có cơ hội tốt nhất để tiếp thu, lĩnh hội những kiến thức về thế giới xung
quanh. Sự tinh nhạy của các giác quan giúp bé nhìn nhận các sự vật hiện tượng
xung quanh một cách đầy đủ hơn, chính xác hơn, tinh tế hơn từ đó phát triển
khả năng nhận thức của trẻ.
Trẻ khỏe mạnh,hồn nhiên khi được tham trò chơi vận động. Khi tham gia
các trò chơi vận động trẻ hoạt động hết mình, chơi hết mình qua đó trải nghiệm
những kiến thức lĩnh hội được từ cuộc sống, biết rung cảm, xúc động trước vẻ
đẹp kỳ diệu của sự vật, sự việc xung quanh từ đó phát triển óc thẩm mỹ của trẻ.
Những cảm nhận ban đầu ấy là cơ sở để hình thành những nét tính cách đặc
trưng phù hợp độ tuổi mang đậm tình yêu thương và lòng nhân ái.
Trò chơi vận động được tổ chức tốt sẽ giúp trẻ chủ động, tích cực tham
gia các hoạt động cùng cô, cùng bạn bè và những người xung quanh: qua đó trẻ
nắm được cách thức thực hiện các hành động, thao tác, kỹ năng từ cuộc sống ,
giúp trẻ hiểu biết hơn về cuộc sống, khao khát được thực hiện những gì mà mình
mong muốn hình thành ở trẻ tình yêu lao động, phẩm chất tốt đẹp của con người
Việt Nam xã hội chủ nghĩa được hình thành ngay từ tuổi mầm non nhờ tác động
tích cực của trò chơi vận động.
Đối với trẻ 5 - 6 tuổi nhu cầu được hoạt động ngày càng tăng, trò chơi
vận động làm thỏa mãn nhu cầu đó của trẻ.
Tuy nhiên không phải lúc nào trò chơi vận động cũng được quan tâm, lưu
ý để có thể thỏa mãn tốt nhất nhu cầu học bằng chơi, chơi mà học của trẻ. Thực
tế ở trường Mầm non hiện nay việc đầu tư khai thác tác dụng giáo dục của trò
chơi vận động còn nhiều hạn chế. Nhiều khi giáo viên chưa dành thời gian để
đầu tư, tìm hiểu, tận dụng, khai thác mặt tích cực của trò chơi vận động vì vậy
việc tổ chức cho trẻ chơi còn chiếu lệ, đưa vào cho có nội dung, chưa chú ý sử
dụng các biện pháp gây hứng thú cho trẻ. Nội dung trò chơi nhàm chán, lặp đi
lặp lại, thiếu sự đa dạng về nội dung, hình thức và phương thức thực hiện. Với
những lý do đó mà chất lượng, hiệu quả chưa đáp ứng được yêu cầu thực tại.
Sau hai năm thực hiện chuyên đề về phát triển vận động cho trẻ đã giúp
tôi nhận thức đầy đủ hơn về vai trò của trò chơi vận động đối với sự phát triển

của trẻ. Từ nhận thức đó tôi mạnh dạn lựa chọn các biện pháp tác động trong tổ

2


chức trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi nhằm cải thiện tình hình thực
tiễn góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục ở trường mầm non.
2. Mục đích nghiên cứu:
Nhằm tìm ra một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi vận
động cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non.
3. Đối tượng nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên tôi đã thực hành các biện pháp tổ chức trò chơi
vận động trên đối tượng trẻ 5 - 6 tuổi lớp hoa hồng 1.Trường mầm non thị trấn
Quán Lào năm học: 2015 - 2016 nhằm kích thích hứng thú thu hút sự chú ý lôi
cuốn trẻ tham gia tự giác, tích cực vào hoạt động chơi, tạo đồ dùng đồ chơi vừa
sức, tiện sử dụng khuyến khích trẻ hoạt động, khai thác đa dạng các loại trò chơi
vận động, coi trọng việc phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của trò chơi
dân gian.
4. Phương pháp thực hiện
Để tổ chức tốt có hiệu quả trò chơi vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi tôi đã sử
dụng các phương pháp cụ thể sau đây:
Nghiên cứu kỹ nội dung chương trình, xác định mục tiêu, yêu cầu cần đạt,
xây dựng kế hoạch tổ chức trò chơi vận động cho trẻ phù hợp độ tuổi, phù hợp
chủ đề, chủ điểm, nắm vững các phương pháp và biện pháp thực hiện.
Quan sát phân tích kết quả quan sát, đánh giá thực trạng một cách chính
xác, thu thập những thông tin cần thiết làm cơ sở để đánh giá kết quả sau thực
nghiệm.
Thống kê đầy đủ số liệu cần thiết, xử lý chính xác các số liệu để đánh giá
đầy đủ, xác thực, khách quan những vấn đề nêu ra.


3


II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Trò chơi vận động là phương tiện của giáo dục thể chất (GDTC) là hoạt
động có ý thức, nhằm đạt được những kết quả, những mục đích có điều kiện đã
được đặt ra. Trong khi thực hiện các nhiệm vụ của trò chơi, mỗi người trong
từng “vai trò” của mình phải sử dụng các hoạt động như: nói, hát, trả lời, đi,
chạy, nhảy, ném , vỗ, đập, leo, mang, vác, bò, trườn, vượt qua chướng ngại vật,
tự bảo vệ mình hoặc bảo vệ đồng đội…vv.
Việc tổ chức trò chơi vận động cho trẻ đòi hỏi giáo viên phải dành thời
gian, công sức, tâm huyết của mình mới có thể khai thác đầy đủ những nội dung
giáo dục, hầu hết chúng ta chỉ quan tâm tới cho trẻ ăn mà ít quan tâm tới việc
vận động cho trẻ, nếu không vận động cả trí não và thể chất của trẻ ảnh hưởng
nghiêm trọng. Vì vậy vận động là cách khích thích trí thông minh, khi vận động
trẻ phải kết hợp rất nhiều kĩ năng: mắt nhìn, tai nghe, chân tay phối hợp. Đó là
cách để các tế bào thần kinh kết nối với nhau càng nhiều sự kết nối trẻ càng
thông minh. Ngoài ra vận động còn giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch và tất cả
các hoạt động của nội tạng trong cơ thể. Việc luyện tập đều đặn và thường xuyên
giúp cơ thể trở nên lạc quan và yêu cuộc sống, nếu vận động càng tốt cơ thể
càng nhanh đói, càng ăn ngon miệng hơn và do đó càng khỏe mạnh hơn. Vận
động là cơ hội để giao tiếp hiệu quả với người khác, nhất là khi vận động ngoài
trời đặc biệt là vận động trong không gian xanh. Nó giúp trẻ quan tâm nhiều tới
thiên nhiên, tới thế giới bên ngoài, kích thích sự tò mò, cải thiện sự nhạy cảm
của trẻ. Những tác dụng đa chiều của trò chơi đối với sự phát triển thể chất, nhận
thức, tình cảm - quan hệ xã hội và thẩm mỹ của trẻ góp phần thiết thực trong quá
trình hình thành và phát triển nhân cách phù hợp độ tuổi. Ẩn chứa trong trò chơi
vận động không chỉ là yếu tố thể chất, vận động mà còn bao hàm cả kiến thức
sinh động của thế giới xung quanh. Những kiến thức đa dạng này là tiền đề cho

sự phát triển nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, mối quan hệ xã hội và thẩm mỹ ở
trẻ nhỏ. Những vấn đề trên góp phần không nhỏ đến nâng cao chất lượng giáo
dục ở trường mầm non.
Phát triển khả năng vận động của trẻ 5 - 6 tuổi, trở nên cứng cáp hơn, tỷ lệ
cơ thể đã cân đối tạo ra tư thế vững chắc ở trẻ, trẻ tự lực, tự tin trong vận động,
thường rất hiếu động và vận động không biết mệt mỏi. Trẻ có kinh nghiệm vận
động, thói quen vận động đã được hình thành, sự phối hợp vận động tốt hơn
(nhờ cảm giác thăng bằng được hoàn thiện). Nhìn chung trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
có khả năng thực hiện tốt các vận động cơ bản, các vận động khó, vận động tinh
với các yêu cầu cao hơn và sự phối hợp vận động trở nên chính xác hơn như:
vận động đi trẻ đã phối hợp tay, chân nhịp nhàng thân vững vàng, vận động chạy
trẻ có phản xạ nhanh hơn, phối hợp chân tay tốt, vận động nhảy được hoàn thiện
hơn, trẻ tự tin khi thực hiện vận động như nhảy nhẹ nhàng, biết chạm đất bằng 2
đầu bàn chân, vận động bò, ném được hoàn thiện rõ nét thực hiện chính xác yêu
4


cầu kỹ thuật động tác. Ở trẻ phát triển khả năng ước lượng bằng mắt, biết khéo
léo phối hợp vận động như: Vừa đi vừa đập, vừa bắt bóng, nhảy lò cò được 5m...
2. Thực trạng việc tổ chức trò chơi vận động ở trường mầm non hiện
nay
Thực trạng tổ chức trò chơi vận động ở trường mầm non hiện nay đã được
quan tâm nhiều hơn đến việc lựa chọn, hướng dẫn trò chơi mới, lồng ghép sử
dụng trò chơi trong các thời điểm giáo dục hàng ngày, chú trọng đến tác dụng
phát triển vận động của các trò chơi song điều đáng nói ở đây là biện pháp và
hình thức tổ chức trò chơi còn dập khuôn, máy móc thiếu tính sáng tạo, giáo
viên chỉ quan tâm đến tác dụng phát triển vận động của trò chơi mà xem nhẹ
những kiến thức, kỹ năng cuộc sống tiềm ẩn trong đó cho nên chất lượng tổ
chức hướng dẫn cho trẻ còn kém hiệu quả, chưa cuốn hút được trẻ tự nguyện, tự
giác, tích cực tham gia các trò chơi. Máy móc, dập khuôn trong chuyển tải nội

dung hơn thế chưa chú ý sưu tầm, tìm kiếm thậm chí nghĩ ra những trò chơi đáp
ứng nhu cầu hoạt động thực tiễn của trẻ phù hợp theo từng chủ đề, chủ điểm,
phù hợp tình huống cụ thể ở lớp, ở trường.
Để có cơ sở đánh giá thực trạng việc tổ chức trò chơi vận động cho trẻ tôi
đã tiến hành khảo sát trên đối tượng trẻ 5 - 6 tuổi với các nội dung cụ thể sau
đây:
Đối
Số
tượng trẻ
trẻ
được
đánh
giá

Nội dung đánh giá
Tự nguyện, hứng
thú khi tham gia
trò chơi
Đạt

Trẻ
5-6
tuổi

Biết phối hợp các
vận động khi chơi
một cách khéo léo

31


* Tỷ lệ(%)

Ý thức chấp hành
kỹ luật trong khi
chơi

Đạt

Xếp loại chung

Đạt

TK

TB

16

11

4

15

11

5

15


13

3

15

12

4

12,9

48,4

35,5

16,1

48,4

41,9

9,7

48,4

38,7

12,9


51,6% 35,5

TK

TB

Chưa
đạt

TK

Đạt

Chưa
đạt

TB

Chưa
đạt

TK

TB

Chưa
đạt

Kết quả trên cho thấy chất lượng tổ chức các trò chơi vận động cho trẻ
còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ trẻ tự nguyện, hứng thú khi tham gia trò chơi đạt mức

độ tốt khá 51,6%, trung bình 35,5% trong khi đó mức độ chưa đạt còn tới
12,9%. Tỷ lệ trẻ biết phối hợp các vận động một cách khéo léo khi chơi ở mức
độ tốt khá 48,4%, trung bình 35,5% chưa đạt là 16,1%. Tỷ lệ trẻ có ý thức chấp
hành kỹ luật trong khi chơi đạt ở mức độ tốt khá là 48,4%, trung bình 41,9% còn
5


chưa đạt 9,7%. Kết quả chung cho thấy trẻ đạt mức độ tốt khá là 48,4%; trung
bình 38,7% còn chưa đạt 12,9%.
Để hạn chế đến mức tối đa tỷ lệ trẻ chưa đạt, nâng tỷ lệ tốt khá của trẻ khi
chơi vận động nhằm góp phần tích cực vào phát triển thể chất, nhận thức, ngôn
ngữ, tình cảm - Quan hệ xã hội và thẩm mỹ cho trẻ, năm học 2015 - 2016 tôi đã
tiến hành thực hiện một số biện pháp cụ thể, thiết thực nhằm cải thiện tình hình
trên, nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức trò chơi vận động cho trẻ.
3. Một số biện pháp tổ chức trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo 5 - 6
tuổi
Biện pháp 1. Tạo hứng thú cho trẻ trước trong và sau khi chơi.
Để đạt được mục đích, yêu cầu trong tổ chức trò chơi cho trẻ, việc tạo
hứng thú cho trẻ khiến trẻ hào hứng cùng bạn bè tham gia tích cực vào trò chơi
là vấn đề quan trọng. Kết quả của bất kỳ một hoạt động nào thu được đều bắt
đầu từ tính tích cực mà điều này có cội nguồn từ niềm hứng khởi, say mê thực
hiện.
Đối với trò chơi vận động, khơi nguồn hứng thú của trẻ khi tham gia trò
chơi làm thỏa mãn tối đa nhu cầu hoạt động của trẻ sẽ giúp giáo viên đạt kết quả
như mong muốn. Trong thực tế giảng dạy ở trường mầm non, trò chơi vận động
được sử dụng như là một phương tiện giáo dục có hiệu quả nên nó được đan xen
trong các hoạt động giáo dục hàng ngày, vào các môn học, các hoạt động khác.
Có nhiều biện pháp kích thích hứng thú cho trẻ, một trong những biện pháp kích
thích hứng thú của trẻ có hiệu quả là :
Sử dụng tranh ảnh, đồ chơi khuyến khích ham muốn của trẻ tham gia vào

trò chơi.
Thao tác, hành động, trực tiếp tham gia hoạt động với đồ dùng, đồ chơi là
đặc trưng hoạt động của trẻ Mầm non, chính vì vậy đồ dùng đồ chơi đẹp mắt,
hấp dẫn và được sử dụng đúng lúc đúng chỗ giúp trẻ lĩnh hội những kiến thức,
kỹ năng một cách tích cực. Với trò chơi tạo dáng, hình ảnh, dáng vẻ của các con
vật với những nét đặc trưng giúp trẻ nhận biết, bắt chước thao tác, dáng vẻ, vận
động của chúng một cách thích thú theo hướng dẫn và yêu cầu thực hiện của cô.
Cũng bằng những thao tác đó, hành động đó mà trẻ nhận biết đầy đủ hơn về con
vật, thực hiện vận động một cách hứng khởi qua đó hình thành và phát triển kỹ
năng vận động đúng. Những quả bóng bay nhiều màu sắc sặc sở cuốn hút trẻ sẽ
cuốn hút trẻ tham gia chơi bóng bay với các thao tác, hành động mô phỏng cùng
lời ca cụ thể nhằm giúp trẻ hiểu được tác dụng trang trí lễ hội của bóng bay,
được đặc điểm nhẹ, bay, dễ vỡ. Hành động mô phỏng đó giúp trẻ phát triển kỹ
năng đi, chạy, biết phối hợp vận động với bạn bè để tạo hình bóng nhỏ, to, bóng
vỡ. Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ chơi.
Trò chơi Cáo và Thỏ sẽ trở nên sinh động hơn khi cô trò chuyện ngắn gọn
với trẻ về đặc tính của Cáo và Thỏ (Thỏ ăn cỏ non, Cáo thích ăn thịt các con vật)
6


xem tranh tranh cáo rình bắt thỏ sau đó hướng dẫn trẻ chơi với thao tác nhảy của
thỏ, vồ của cáo.
Quan sát tranh ảnh, đồ dùng đồ chơi theo chủ ý của cô, hướng trẻ đến đối
tượng, đưa trò chơi vào các thời điểm thích hợp giúp trẻ hào hứng tham gia trò
chơi qua đó mà phát triển vận động cho trẻ, cung cấp kiến thức phù hợp, rèn
luyện các kỹ năng cần thiết trong hoạt động, trong vui chơi, hình thành thái độ
hành vi đúng đắn cho trẻ đối với sự vật sự việc xung quanh mà trò chơi vận
động là một trong những nội dung gần gũi.
Bắt chước thao tác, hành động, âm thanh của sự vật hiện tượng lôi cuốn
trẻ vào trò chơi

Mỗi sự vật hiện tượng đều có đặc điểm riêng biệt về âm thanh, vận động,
các con vật có tiếng kêu riêng biệt, tiếng gà gáy ó o. tiếng vịt kêu cạp cạp, tiếng
chó sủa gâu gâu, tiếng mèo kêu meo meo... Chim bay, cá nhảy, bướm lượn
quanh, lá hoa đung đưa theo gió
Các phương tiện phục vụ cuộc sống sinh hoạt của con người cũng vậy, ô
tô chạy trên đường còi kêu bim bim, máy bay bay trên không trung tiếng kêu ù ù
tàu chạy trên đường ray kéo còi tu tu tiếng tàu chạy xình xịch. Vận động đi,
chạy, nhảy, bò, trườn, trèo hay những vận động của đầu, mình, tay, chân, eo
bụng tiềm ẩn trong các trò chơi vận động góp phần tích cực rèn luyện sức khỏe
cho trẻ hàng ngày.
Để phát huy tác dụng ấy, kích thích trẻ tham gia trò chơi, cùng với trò
chơi là âm thanh, tiếng động bắt chước, lời đồng dao tạo cho trẻ niềm vui tươi,
hồn nhiên khi tham gia trò chơi. Như vậy trẻ không chỉ khỏe về thể chất mà
khỏe cả về tinh thần, giàu ngôn ngữ và hiểu biết về thế giới xung quanh, cảm
nhận, rung động, yêu mến và ham muốn thực hiện.
Biện pháp 2. Tổ chức, hướng dẫn trò chơi bằng các hình thức linh hoạt.
Không phải lúc nào trò chơi vận động cũng phải được tổ chức ngoài sân
chơi, bãi tập hoặc trong lớp. Tùy vào nội dung hoạt động và các tình huống cụ
thể mà trò chơi vận động được tổ chức như thế nào.
Giờ đón trẻ, nhu cầu chơi của trẻ được thực hiện bằng các trò chơi nhẹ
nhàng ngay trong nhóm VD: trò chơi ném còn,hay trò chơi cướp cờ, để tiện cho
cô đón trẻ và quan sát hoạt động chơi của trẻ, trẻ có thể chơi theo nhóm bạn đã
đến lớp. Những trò chơi luyện phản ứng nhanh như chi chi chành chành, luyện
kỹ năng phối hợp hành động theo nhịp lời ca như kéo cưa lừa xẻ, luyện phản
ứng nhanh, chính xác và phát triển cơ chân như nhảy vào nhảy ra sẽ phù hợp với
thời điểm này.
Hoạt động thể dục sáng thì trò chơi vận động nhẹ nhàng thường sử dụng
cho phần hồi tĩnh của bài tập thể dục sáng vì vậy trẻ chơi ngay ở sân trường tại
vị trí trẻ thực hiện bài tập thể dục sáng như trò chơi chim bay, cò bay, gà gáy, vịt
kêu, máy bay, tàu hỏa...

7


Ở các giờ hoạt động chung sử dụng trò chơi vận động, tùy nội dung từng
hoạt động cụ thể mà tổ chức cho trẻ ở đâu, nếu sử dụng trong hoạt động khám
phá môi trường xung quanh thì góc thiên nhiên sẽ là nơi hấp dẫn, trong hoạt
động làm quen với toán hay văn học thì trò chơi vận động như là một hình thức
giải tỏa mệt mỏi có thể thực hiện ngay trong lớp nếu hoạt động đó được tổ chức
trong lớp.
Hoạt động ngoài trời thì ở sân trường, dưới tán cây, khu vực vườn trường
nếu có khoảng không gian phù hợp. Trò chơi đàn ong, bắt bướm, ếch nhảy
xuống hồ, chim sẻ tìm mồi...Môi trường ngoài thiên nhiên sẽ tạo hứng thú và
niềm say mê cho trẻ tốt nhất.
Hoạt động chiều, giờ trả trẻ cũng vậy, sự linh hoạt trong tổ chức các hình
thức chơi phù hợp, nội dung chơi vừa sức giúp trẻ tham gia một cách hứng thú,
tự giác và tích cự để tiếp thu, lĩnh hội các kiến thức, kỹ năng cần thiết một cách
thuận lợi hơn.
Tổ chức trò chơi vận động chỉ thực sự có hiệu quả khi giáo viên biết tạo
niềm say mê của trẻ bằng các hình thức thi đua giữa tổ, nhóm, cá nhân trẻ.
VD: Trò chơi kéo co có thể cho trẻ chơi theo nhóm hoặc thi giữa lớp hoa hồng 1
với lớp hoa hồng 2 và trò chơi vây lưới bắt cá, trò chơi cướp cờ….vv.
Đối với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, lứa tuổi có nhu cầu được khẳng định,
được đánh giá công bằng, tính hiếu thắng của trẻ được bộc lộ rõ nhất vì vậy giáo
viên cần biết tận dụng cơ hội ấy. Một mặt thỏa mãn nhu của trẻ, một mặt tạo
được tình huống cụ thể để giáo dục ý thức thi đua lành mạnh cho trẻ, khéo léo
chuyển sự hiếu thắng thành niềm vui khi đạt thành tích được mọi người công
nhận.
Trò chơi được thực hiện với phần thưởng nho nhỏ như một bông hoa, một
hạt dẻ hay phần thưởng chỉ là yếu tố tinh thần như một tràng pháo tay cũng đủ
khích lệ trẻ. Trò chơi thi xem tổ nào nhanh, ai về đích trước, người tài xế

giỏi...bản thân các trò chơi này đã mang sắc thái thi đua. Ở đây giáo viên khéo
léo tạo không khí thi đua sôi nổi: Trao giải, nhận xét, khích lệ giúp trẻ hào hứng
chơi hết mình cũng từ đó các kỹ năng vận động được rèn luyện một cách tự
nhiên mà hiệu quả bất ngờ.
Biện pháp 3. Coi trọng việc hướng dẫn các trò chơi dân gian, cung cấp
cho trẻ những hiểu biết về truyền thống văn hóa dân tộc phù hợp với độ tuổi.
Trò chơi dân gian là những trò chơi được nhân dân sáng tác, lưu truyền tự
nhiên rộng rãi trong dân gian. Trò chơi dân gian của người lớn thường gắn với
hội làng, tập trung vào mùa xuân, mùa thu theo chu kỳ sản xuất nông nghiệp,
phản ánh đời sống sinh hoạt của nhân dân. Trò chơi dân gian trong hoạt động
vui chơi của trẻ mang nhiều chức năng và mục đích giáo dục. Chức năng cơ bản
nhất là làm thỏa mãn nhu cầu và năng lực sáng tạo của trẻ. Một chức năng vô
cùng quan trọng nữa của trò chơi dân gian là làm thỏa mãn nhu cầu vận động,
8


nhu cầu tìm hiểu thế giới của trẻ xung quanh, nhu cầu giao tiếp giữa con người
với con người, giữa con người với thiên nhiên. Bởi vậy trò chơi dân gian có tác
dụng to lớn trong việc hình thành và phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ,
tình cảm - quan hệ xã hội và thẩm mỹ cho trẻ.
Hướng dẫn trò chơi dân gian cho trẻ, giáo viên cần chú ý đến các kỹ năng
vận động cho trẻ, khai thác ý nghĩa giáo dục truyền thông văn hóa dân tộc làm
phong phú nhận thức của trẻ về đất nước, con người Việt Nam, giáo dục sức
khỏe, đạo đức, trí tuệ, khơi gợi khả năng sáng tạo cho trẻ trong khi chơi, giáo
dục lao động, trân trọng truyền thống lao động cần cù, sáng tạo của cha ông.
Để làm được điều đó, tôi luôn quan tâm đến việc sưu tầm, tìm kiếm,
nghiên cứu nội dung các trò chơi dân gian đặc thù mang sắc màu văn hóa Việt
có nội dung vận động để cùng với phát huy tác dụng giáo dục của trò chơi là rèn
luện các kỹ năng vận động cho trẻ.
Trò chơi kéo co đòi hỏi sự phối hợp ăn ý của nhóm bạn bè cùng với sức

mạnh tập thể để giành chiến thắng, trong lễ hội mùa xuân người lớn thường chơi
trò chơi này. Ở đây thể hiện rõ ràng rằng chỉ có sự đoàn kết, nhất trí cao, biết
phối hợp hành động một cách ăn ý mới giành chiến thắng. Khi hướng dẫn trẻ
chơi giáo viên chú ý đến tư thế, động tác đúng cho trẻ.
Cùng với lễ hội mùa xuân của người Kinh, trò chơi ném còn gắn liền với
hội xuân trên miền núi, rẻo cao của tổ quốc, các dân tộc miền núi hứng khởi
trong trò chơi bắn cung, ném còn, phản ánh đời sống săn bắt, hái lượm của
người Việt cổ. Khi cho trẻ chơi giáo viên tạo không khí náo nhiệt mang sắc thái
lễ hội bằng những lời giới tươi vui, hóm hỉnh hướng làm cho trẻ phấn chấn thực
hiện yêu cầu của cô qua đó mà tiếp thu lĩnh hội những kiến thức, kỹ năng cần
thiết.
Trò chơi dệt vải với những thao tác vận động của tay, chân theo nhịp lời
ca phản ánh cuộc sống lao động của con người, tổ chức cho trẻ chơi dưới hình
thức thi đua “Ai dệt nhanh, dệt khéo” khích lệ tinh thần của trẻ làm cho không
khí cuộc chơi sôi động.
Trò chơi đua ngựa, đua thuyền, bắn cung,chèo thuyền, cướp cờ, vây lấy
bắt cá, ném còn…. săn bắt gắn với lễ hội của mỗi vùng miền khác nhau, lễ hội
cầu ngư của người miền biển, lễ hội săn bắt của người miền núi, hội Gióng của
miền Sóc Sơn, lễ hội phản ánh sinh động các vương triều cổ trong các cuộc săn
bắt thú rừng hay đánh đuổi giặc ngoại xâm bằng cung tên, gậy gộc. Những câu
chuyện thật ngắn gọn cùng với việc hướng dẫn trẻ chơi bằng các thao tác, động
tác cụ thể, sắc màu lễ hội, truyền thống dân tộc được hiện lên giúp trẻ không chỉ
hào hứng tham gia hoạt động mà còn biết trân trọng truyền thống văn hóa dân
tộc từ đó mà biết yêu quí, bảo vệ truyền thống quí báu đó.
Coi trọng việc tổ chức trò chơi dân gian trong phát triển vận động cho trẻ
là phương tiện giáo dục hiệu quả. Giáo viên tận dụng được các tình huống có
9


vấn đề để thỏa mãn nhu cầu vui chơi, nhu cầu hoạt động của trẻ giúp trẻ phát

triển tốt nhất những khả năng cần thiết về đức, trí, thể, mỹ và lao động tuổi Mầm
tạo nền móng phát triển nhân cách con người mới XHCN mai sau.

Trò chơi: Ném vòng cổ chai
Biện pháp 4. Chú trọng việc làm đồ dùng đồ chơi phục vụ trò chơi vận
động.
Đồ dùng đồ chơi là phương tiện thiết yếu để tổ chức hướng dẫn các hoạt
động cho trẻ ở trường mầm non. Đặc điểm nhận thức của trẻ là bằng trực quan,
trẻ nhận thức, lĩnh hội kiến thức thông qua những hình ảnh, đồ vật mà trẻ trực
tiếp được quan sát, trực tiếp thao tác, hành động với nó. Đối với trẻ 5 - 6 tuổi
những gì trừu tượng chỉ mới hé mở chưa đủ để trẻ tiếp thu, lĩnh hội một cách
trọn vẹn. Trong hoạt động vui chơi đặc biệt là những trò chơi vận động trẻ cần
có đồ dùng, phương tiện đi kèm ví như trò chơi đua ngựa, còn gì là hứng thú khi
chỉ giả vờ thực hiện động tác phi ngựa mà không có ngựa, có roi, làm tài xế mà
không có xe, không có lái, đua thuyền mà không có mái chèo... Chính vì điều đó
trong quá trình tổ chức trò chơi vận động cho trẻ, cô cần nghiên cứu kỹ nội dung
yêu cầu của trò chơi để chuẩn bị chu đáo những đồ dùng, dụng cụ, đồ chơi phù
hợp.
Từ những lý do trên mà tôi đã giành nhiều thời gian, công sức cho việc
tìm kiếm phế liệu, vật liệu có sẵn để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ.
Những quả bóng xinh xắn nhiều màu được khâu từ vải vụn nhồi mùn cưa
để trẻ chơi trò chơi với bóng, những bé búp bê ngộ nghĩnh đáng yêu được làm từ
vải, rơm, mút, len để trẻ chơi đến thăm nhà bạn búp bê; những chiếc gậy tre sơn
10


màu tươi tắn, những chiếc vòng hấp dẫn, những biển báo tín hiệu giao thông, túi
cát, các con vật ngộ ngĩnh... Những đồ dùng đồ chơi ấy được làm từ bàn tay
khéo léo của cô để trẻ có đồ dùng đồ chơi khi tham gia hoạt động làm tăng hiệu
quả hoạt động chơi.


Đồ dùng phát triển vận động tự làm
4. Hiệu quả của quá trình tổ chức trò chơi vận động cho trẻ
Bằng các biện pháp mà tôi đã thực hiện ở lớp Mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi
năm học 2015 - 2016 như đã nêu trên, chất lượng tổ chức trò chơi vận động cho
trẻ có những chuyển biến rõ nét.
Để thấy được chất lượng hiệu quả trong việc tổ chức trò chơi vận động
cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tôi đã tiến hành khảo sát đánh giá trẻ kết quả cụ thể
qua bảng sau:

11


Đối
tượng
trẻ

Số
trẻ
được
đánh
giá

Nội dung đánh giá
Tự nguyện, hứng
thú khi tham gia
trò chơi

Trẻ
5-6

tuổi

Đạt

Đạt

Ý thức chấp hành
kỹ luật trong khi
chơi
Đạt

TB

TK

Đạt

TK

TB

25

6

0

23

7


1

24

6

1

24

6

1

80,6

19,4

0

74,2

22,6

3,2

77,4

19,4


3,2

77,4

19,4

3,2

TK

Chưa
đạt

Xếp loại chung

Chưa
đạt

31

* Tỷ lệ(%)

Biết phối hợp
các vận động khi
chơi một cách
khéo léo

TB


Chưa
đạt

TK

Chưa
đạt
TB

Kết quả trên cho thấy tỷ lệ trẻ đạt ở mức độ khá tốt từng nội dung tăng lên
rõ rệt, mức độ chưa đạt giảm đến mức tối đa. Trẻ tự nguyện hứng tham gia trò
chơi vận động đạt mức độ tốt khá 80,6% (tăng 29%). Mức độ chưa đạt giảm từ
12,9% xuống còn 0% (giảm đáng kể). Trẻ biết phối hợp các vận động khi chơi
và biết phối hợp với bạn bè một cách ăn ý mức độ đạt tốt khá đạt 74,2% (tăng
25,8%), mức độ chưa đạt 3,2% (giảm 12,9%). Ý thức chấp hành kỷ luật của trẻ
trong khi chơi chuyển biến tích cực, mức độ đạt tốt khá đạt 77,4% (tăng 29%),
mức độ chưa đạt 3,2% (giảm 6,5%).
Kết quả chung cho thấy: Tỷ lệ trẻ đạt ở mức độ tốt khá là 77,4% (tăng
29%), mức độ trẻ chưa đạt giảm xuống còn 3,2% (giảm 9,7%). Sở dĩ còn 1 trẻ
chưa đạt được các yêu cầu của trò chơi là do khuyết tật về mắt nên khả năng
tham gia vào trò chơi vận động còn khó khăn. Các cháu khác mạnh dạn, tự tin,
hào hứng hơn trong khi chơi, có kỹ năng, thao tác ngày càng thuần thục, chính
xác, có thái độ hành vi và ý thức tốt trong vui chơi. Hứng thú, tự nguyện, tự
giác, tích cực tiếp thu kiến thức, rèn luyện kỹ năng trong hoạt động nói chung,
trong trò chơi vận động nói riêng. Trẻ ngoan ngoãn, khỏe mạnh, hồn nhiên, vui
vẻ và thông minh trong mọi hoạt động.

12



III. KẾT LUẬN
Tổ chức tốt trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi không chỉ làm
thỏa mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu vui chơi mà còn góp phần tích cực vào
việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Bằng các biện pháp linh hoạt
trong tổ chức trò chơi vận động mà tôi đã sử dụng trong quá trình tổ chức cho
trẻ vui chơi tôi đã gặt hái được những thành công nhất định trong việc nâng cao
chất lượng, hiệu quả tác động làm cho trẻ hứng thú, say mê, tích cực tham gia,
biết phối hợp với bạn bè, đoàn kết tuân thủ luật chơi cũng từ đó những kiến
thức, kỹ năng vận động được hình thành vững chắc góp phần nâng cao thể lực,
sức khỏe của bé và một điều quan trọng ở đây là trẻ mạnh dạn, tự tin, nhanh
nhẹn, hoạt bát, có ý thức tổ chức kỹ luật tốt khi tham gia mọi hoạt động ở lớp, ở
trường, đây là những mầm mống tốt ban đầu của nhân cách trẻ.
Kết quả những thành công của các biện pháp tác động trong việc tổ chức
trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tuổi ở trường Mầm non, tôi đã rút
ra được những bài học cụ thể sau đây:
Coi trọng việc tạo môi trường giáo dục phù hợp độ tuổi, ở đó chứa đựng
cả yếu tố vật chất và tinh thần. Đó là quan tâm đến việc đầu tư trang bị thiết bị,
đồ dùng, đồ chơi, bố trí, sắp xếp sử dụng một cách khoa học, thẩm mỹ, kích
thích hứng thú để lôi cuốn trẻ tích cực, tự nguyện tham gia hoạt động hết mình
để cung cấp kiến thức, hình thành kỹ năng và thái độ hành vi đúng đắn cho trẻ.
Linh hoạt trong việc sử dụng các hình thức tổ chức thực hiện các nội
dung giáo dục, chủ động tìm ra cách thức khác nhau phù hợp tình hình thực tiễn
để tổ chức trò chơi vận động cho trẻ một cách tốt nhất.
Tận dụng mọi cơ hội tốt nhất để cung cấp kiến thức, rèn luyện các kỹ
năng, hình thành thái độ hành vi cho trẻ trong hoạt động. Biết khai thác triệt để
các tình huống có vấn đề ở mọi lúc, mọi nơi ở các thời điểm giáo dục hàng ngày
từ giờ đón trẻ cho đến lúc trả trẻ giúp trẻ tiếp cận kiến kỹ năng đó một cách tự
nhiên dần dần hình thành thói quen và lòng ham muốn được tham gia hoạt động.
Coi trọng việc sưu tầm, hướng dẫn, tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân
gian, qua đó cung cấp kiến thức, rèn luyện những kỹ năng cần thiết trong vận

động, trong cuộc sống, giáo dục truyền thống lịch sử dân tộc, truyền thống lao
động cần cù, sáng tạo, ý thức bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN ngay từ tuổi Mầm
non.
Trên đây là những kinh nghiệp mà tôi đã áp dụng trong tổ chức trò chơi
vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi năm học 2015 - 2016 nhằm góp phần thiết thực vào
việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non.

13


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ
........................................................

Yên Định, ngày 25 tháng 03 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.

........................................................
........................................................
........................................................

Người viết sáng kiến kinh nghiệm

........................................................

Ngô Thị Liên

14




×