Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

skkn một số GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG của BAN CHẤP HÀNH CÔNG đoàn TRƯỜNG THPT TRẦN KHÁT CHÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1015.23 KB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT TRẦN KHÁT CHÂN
----------  ---------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG THPT TRẦN KHÁT CHÂN

Người thực hiện: Trịnh Huy Ngọc
Chức vụ: Chủ tịch công đoàn
Đơn vị công tác: Trường THPT Trần Khát chân
Sáng kiến kinh nghiệm thuộc lĩnh vực: Công đoàn

THANH HOÁ NĂM 2017


Mục lục
Nội dung
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1.5. Những điểm mới của SKKN
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để
giải quyết vấn đề.


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường các chế độ chính
sách của cán bộ giáo viên và nhân viên trong trường
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị

Trang
1
1
1
2
2
2
2
2
3
5

14

15
15
16


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Cùng với nhà trường, công đoàn trường THPT Trần Khát Chân được
thành lập năm 2001, là một trong những công đoàn cơ sở non trẻ. Chính vì vậy

kinh nghiệm hoạt động chưa nhiều, lại gặp nhiều khó khăn do vốn là trường bán
công, có nhiều đề án sát nhập hay thay đổi nên mọi hoạt động từ chuyên môn
đến phong trào đều bị ảnh hưởng không nhỏ. Trong đó công tác công đoàn nhiều
năm trước đây không được chú ý, thậm chí có những thời gian gần như không
hoạt động. Nhà trường thiếu sự hỗ trợ, phối hợp giúp đỡ, các công đoàn viên thì
chán nản không quan tâm đến hoạt động công đoàn. Ban chấp hành công đoàn
hoạt động cầm chừng, thiếu hiệu quả, ai cũng muốn xin nghỉ, do đã không có
quyền lợi gì lại thiếu sự quan tâm của các tổ chức cá nhân trong đơn vị. Công
đoàn hoạt động chủ yếu chỉ dừng lại ở việc thăm hỏi khi có ốm đau, hiếu hỷ.
Mặc dù vậy, việc thăm hỏi diễn ra nhiều lúc không kịp thời thậm chí bỏ quên vì
không nắm bắt được kịp thời hoàn cảnh cán bộ giáo viên, người lao động trong
cơ quan.
Bất kì tổ chức nào những người đứng đầu có vai trò quyết định để đưa
hoạt động của tổ chức đó có hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đề ra hay
không. Công đoàn trường THPT Trần Khát Chân cũng không nằm ngoài ngại lệ
đó. Trong những năm trước 2015 Ban chấp hành công đoàn nhà trường vì nhiều
lí do trong đó khách quan có, chủ quan có nên hoạt động chưa thật hiệu quả. Nên
vai trò của công đoàn trong nhà trường khá mờ nhạt. Từ thực tế nói trên sau khi
được bầu làm chủ tịch công đoàn năm 2015 tôi đã mạnh dạn đưa ra “một số giải
pháp để nâng cao hiệu quả công tác của Ban chấp hành Công đoàn trường
THPT Trần Khát Chân”, đến nay cũng đã phát huy hiệu rất tốt.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Tìm ra những hạn chế yếu kém và nguyên nhân của những hạn chế trong công
tác công đoàn của trường THPT Trần Khát Chân giai đoạn trước năm 2015. Từ
đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chấp hành công
đoàn trong thời gian sắp tới.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1



- Tìm hiểu thực trạng hoạt động công đoàn trường THPT Trần Khát Chân. Tìm
các nguyên nhân của các hạn chế yếu kém để đưa ra biện pháp nâng cao hiệu
quả hoạt động của Ban chấp hành công đoàn. Đúc rút những kinh nghiệm bổ ích
để tiếp tục triển khai và phát huy trong thời gian tiếp theo.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu tài liệu về công tác công đoàn.
- Khảo sát đối chiếu số liệu kết quả trước và trong khi áp dụng giải pháp, phân
tích đánh giá số liệu.
1.5. Những điểm mới của SKKN
- Đổi mới công tác tham mưu và phối kết hợp cấp ủy chính quyền.
- Đưa ra qui chế thi đua khen thưởng, lượng hóa được thành tích, đóng góp của
công đoàn viên bằng việc chấm điểm.
- Lựa chọn Ban chấp hành công đoàn – tổ trưởng công đoàn giỏi về chuyên môn,
nhiệt tình trong công tác công đoàn. Tạo điều kiện để BCH công đoàn phát huy
sự chủ động sáng tạo trong công việc.
- Phân công nhiệm vụ cụ thể trong Ban chấp hành công đoàn từ đó có cơ sở
đánh giá chính xác mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân
và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người
lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao
động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra,
thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh
nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động;
tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề
nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Công đoàn đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng
của người lao động; có trách nhiệm tham gia với Nhà nước phát triển sản xuất,
giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người lao động.

2


Công đoàn đại diện và tổ chức người lao động tham gia quản lý cơ quan,
đơn vị, tổ chức, quản lý kinh tế xã hội, quản lý Nhà nước trong phạm vị chức
năng của mình, thực hiện quyền kiểm tra giám sát hoạt động của cơ quan đơn
vị, tổ chức theo quy định của pháp luật.
Công đoàn có trách nhiệm tổ chức, giáo dục động viên người lao động
phát huy vai trò làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và
phát triển bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Cùng với nhà trường, công đoàn trường THPT Trần Khát Chân được
thành lập từ năm 2001. Do tuổi đời non trẻ, công tác công đoàn chưa được quan
tâm đúng mức, nên trước năm 2015 hoạt động công đoàn chỉ dừng lại ở việc có
công đoàn viên hay người thân ốm, đau… thì BCH công đoàn thay mặt các công
đoàn đi thăm, còn các đồng chí khác coi như không phải việc của mình.
Đội ngũ Ban chấp hành công đoàn người thì con nhỏ - chồng ở xa, người
thì thiếu nhiệt tình nên rất hạn chế trong việc tham gia các hoạt động của công
đoàn. Trước năm 2016 trong Ban chấp hành công đoàn mở rộng khá nhiều người
(năm đồng chí thuộc Ban chấp hành, ba đồng chí tổ trưởng công đoàn nhưng
không trong Ban chấp hành công đoàn) chỉ có một đồng chí là giáo viên giỏi tỉnh
nên uy tín và tầm ảnh hưởng trong tập thể không lớn (sau đại hội công đoàn
nhiệm kì 2017 – 2022, năm đồng chí trong BCH kiêm tổ trưởng công đoàn của 5
tổ công đoàn trong đó có 4/5 đồng chí là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh). Trong Ban
chấp hành phân công nhiệm vụ không rõ ràng, khi giao việc chủ tịch công đoàn
như đi nhờ. Sự phối kết hợp- hỗ trợ từ cấp ủy – Ban giám hiệu rất hạn chế. Quy
chế chi tiêu nội bộ, qui chế thi đua khen thưởng chưa cụ thể nên mặc dù kinh phí
công đoàn rất ít nhưng vẫn xảy ra tình trạng thắc mắc về việc chi tiêu, việc khen
thưởng không kích thích được sự cống hiến của những người năng lực và nhiệt
tình. Các thành viên trong ban chấp hành mở rộng nhiều nhưng không chủ động

được trong công việc. Nhiều nghị quyết công đoàn đặt ra nhưng không thực hiện
được. Khi phát động các hoạt động công đoàn gặp rất nhiều khó khăn vì công
đoàn viên không hưởng ứng. Cụ Thể:
3


Nhà trường được thành lập từ năm 2001 nhưng đến năm 2014 nhà
trường mới tổ chức đi du lịch được hai lần đó là đi Hạ Long năm 2006 và Quảng
Ninh năm 2014, gắn với hai sự kiện hiệu trưởng nhà trường về hưu. Trong hai
lần đó nhà trường chỉ hỗ trợ tiền xe còn lại kinh phí do các cá nhân tự đóng góp,
nên số lượng người tham gia đi du lịch rất ít, chỉ dưới 20 đồng chí trong tổng số
45 cán bộ giáo viên – nhân viên trong trường.
Các hoạt động giao lưu văn nghệ - thể dục thể thao hay các cuộc thi do
công đoàn cấp trên phát động đều không tham gia. Đóng góp của công đoàn vào
việc xây dựng các qui chế, tham mưu cho chính quyền, tham gia quản lý đơn vị
không đáng kể. Vai trò của công đoàn trong việc giám sát đảm bảo việc chi trả
các chế độ một cách đúng đủ kịp thời rất hạn chế, nên việc chi trả các chế độ
như tiền thừa giờ các năm trước đây, tiền nghỉ sinh – thai sản, dạy thêm học
thêm… thường chi trả rất chậm, thậm chí có lúc còn thiếu.
Hoạt động của công đoàn không liên tục, không tạo ra phong trào rộng
khắp. Các hoạt động chỉ mang tính thời vụ. Trong ban chấp hành không có sự
phân công công việc cụ thể. Các hoạt động do công đoàn tổ chức chưa thật sự
thiết thực, không có kế hoạch dài hơi và nhất quán. Nên mỗi khi công đoàn nhà
trường phát động các hoạt động không được cán bộ giáo viên – người lao động
hưởng ứng tham gia. Từ thực trạng trên dẫn tới tâm lí bức xúc trong cán bộ giáo
viên - công nhân viên, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động dạy học trong
nhà trường.
Qua quá trình làm chủ tịch công đoàn tới năm nay là năm thứ 3,
mặc dù kinh nghiệm chưa nhiều nhưng tôi cũng đã mạnh dạn đưa ra một số “giải
pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chấp hành công đoàn trường

THPT Trần Khát Chân” mà thực tế đơn vị đã thực hiện mà tới thời điểm hiện tại
đang phát huy tốt tác dụng, thúc đẩy hoạt động công đoàn của đơn vị

2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp đã sử dụng để nâng cao hiệu quả
hoạt động của Ban chấp hành công đoàn trường THPT Trần Khát Chân
4


Thứ nhất, Coi trọng công tác phối kết hợp, tham mưu với cấp ủy chính
quyền. Chú ý đến việc chăm lo đời sống của các công đoàn viên.
Đây là công tác vô cùng quan trọng đối với hoạt động công đoàn. Với
tính chất hoạt động dựa vào sự tuyên truyền, vận động, thuyết phục, động viên.
Nên sự tham gia của cấp ủy chính - quyền nhà trường, đảm bảo cho những hoạt
động khó động viên thuyết phục của công đoàn đối với công đoàn viên được
thực hiện dễ dàng hơn. Cụ thể trong các hoạt động công đoàn từ thao giảng, thảo
luận, tọa đàm, văn nghệ thể dục thể thao Ban chấp hành công đoàn đều mời Ban
giám hiệu đóng vai trò cố vấn hay tham gia ở một khâu nào đó chẳng hạn các
hoạt động của công đoàn liên quan đến chuyên môn như thao giảng hay hội thảo
chuyên môn thì có một đồng chí là hiệu phó phụ trách chuyên môn đảm nhận,
hay hoạt động tập văn nghệ cũng có mặt của Ban giám hiệu cổ vũ động viên, đến
hoạt động đi thăm hỏi động viên đều có ít nhất một đồng chí hiệu trưởng hay
hiệu phó tham gia. Sự có mặt đó trước hết tranh thủ được những ý kiến đóng góp
của những người kinh nghiệm trong trường, bởi vì thông thường các đồng chí
trong BGH thường đã kinh qua các hoạt động phong trào và có nhiều kinh
nghiệm về mọi hoạt động trong trường. Không những thế sự có mặt của cấp ủy
BGH cũng là nguồn động viên to lớn cho các công đoàn viên nói chung, BCH
CĐ nói riêng, điều đó tạo sự lan tỏa lớn trong hoạt động công đoàn. Với tổng
kinh phí hoạt động của công đoàn trường THPT Trần Khát Chân hàng năm
khoảng 40.000.000 chi cho hơn mười đầu chi, rõ ràng đây là một khó khăn
không nhỏ. Nếu chuyên môn nhà trường không tham gia cùng, không thấy được

khó khăn để có hỗ trợ nhất định rõ ràng nhiều hoạt động của công đoạn phải cắt
bỏ vì không có kinh phí. Nhận thức được khó khăn đó bản thân tôi là chủ tịch
công đoàn, trong hội nghị công nhân viên chức và công đoàn đầu năm học – một
diễn đàn, dân chủ và các ý kiến được coi là có sức nặng. Tôi đã mạnh dạn đề
xuất chuyên môn nhà trường hỗ trợ công đoàn trong một số hoạt động hàng năm
Kết quả nhà trường đã hỗ trợ kinh phí các hoạt động như: quà cho chị em các
Một số hình ảnh về hoạt đông của công đoàn trường THPT Trần Khát Chân từ năm
2015 đến nay
5


Ra mắt câu lạc bộ nữ công các trường
THPT trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc

Công đoàn tham gia giải TDTT do
Công đoàn nghành tổ chức

6


Gặp mặt dâu – rể nhân ngày 8/3/2017

ngày 8/3, 20/10, quà cho các cháu vào trung thu, cho các hoạt động văn nghệ thể
dục thể thao…Năm học 2016 – 2017 nhà trường đã hỗ trợ cho công đoàn với số
tiền gần 60.000.000 trong đó có các hoạt động lớn như ra mắt câu lạc bộ nữ công
các trường THPT trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc với số tiền 21.000.000; gặp mặt
dâu rể nhân ngày 08/3: 25.000.000; quà 20/10 cho nữ cán bộ giáo viên
4.200.000; quà cho các cháu tết trung thu: 7.900.000…
Công đoàn là nơi tham mưu cho cấp ủy chính quyền xây dựng các qui
chế, qui định trong chuyên môn, đặc biệt là trong vấn đề chăm lo đời sống cho

cán bộ giáo viên nhân viên trong trường. Bắt đầu từ năm học 2015 -2016 BCH
công đoàn đã tham mưu cho nhà trường như xây dựng quĩ phúc lợi phục vụ cho
việc đi du lịch hàng năm hàng trăm triệu đồng. Nhà trường hỗ may đồng phục
cho toàn bộ cán bộ nhân viên trong trường nhân dịp 20/11 năm học 2016 – 2017.
Đề xuất với nhà trường xây dựng quĩ thăm hỏi của nhà trường (công đoàn có quĩ
thăm hỏi riêng) đối với cán bộ giáo viên trong trường. Đề xuất mua chè cho cho
hội đồng nhà trường (trước đây giáo viên phải tự đóng góp) kể từ năm học 2016
-2017. Trong việc chi trả công đoàn cũng cử một đồng chí giám sát tiến độ, mức
độ chi trả các chế độ đối với công đoàn viên. Nếu nghe có ý kiến chưa kịp thời,
7


hay chưa chính xác sẽ đề xuất với hiệu trưởng nhà trường xem xét và yêu cầu kế
toán điều chỉnh. Vì vậy ba năm trở lại đây tình trạng trả chậm, thiếu chế độ cho
cán bộ giáo viên, nhân viên đã được chấm rứt.
Công đoàn là nơi gần gũi với cán bộ giáo viên – người lao động nên
những ý kiến tham mưu cho chuyên môn nhà trường hết sức hiệu quả và thết
thực. Như việc đề xuất việc tính tiền dạy thêm theo đúng qui chế nhưng chú ý
đến chế độ cho giáo viên chủ nhiệm, những người có vai trò quan trọng trong
việc duy trì nề nếp học. Hay việc lượng hóa thành tích để bình xét thi đua khen
thưởng, xét tăng lương trước thời hạn, đảm bảo công khai, khách quan. Việc tôn
tạo, sửa chữa khuôn viên nhà trường hay cơ sở vât chất đáp ứng nhu cầu dạy
học…
Sự tham mưu thiết thực đó giúp cấp ủy, Ban giám hiệu tăng thêm uy tín,
thúc đẩy hoạt động chung trong trường được thực hiện một cách trơn chu, đồng
thời có sự tham gia của cấp ủy chính quyền vào hoạt động công đoàn cũng giúp
cho hoạt động công đoàn được diễn ra hết sức thuận lợi.
Thứ hai, Xây dựng qui chế khen thưởng, theo dõi thi đua lượng hóa được
thành tích, đóng góp của công đoàn viên:
Một trong những điều kiện thuận lợi là giấy khen bên công đoàn được

tính vào việc nâng lương trước thời hạn vì vậy ít nhiều nó cũng kích thích được sự
cống hiến của các công đoàn viên đối với các hoạt động công đoàn. Nắm bắt được
điều đó tôi đã xây dựng qui chế thi đua khen thưởng nhằm lượng hóa được các
đóng góp của thành viên cho phong trào của công đoàn, đảm bảo công khai –
minh bạch – khách quan – công bằng. Chính vì vậy mỗi khi xét thi đua khen
thưởng diễn ra dễ dàng và được sự nhất trí cao từ đông đảo người lao động. Cụ
thể:
TT

1
2

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

KẾT QUẢ

ĐIỂM SỐ

Thao giảng cấp trường do CĐ tổ

Giải nhất
Giải nhì
Giải ba
Giờ giỏi
Giải nhất
Giải nhì
Giải ba

10
7

5
2
10
7
5

chức đạt
Đạt giải các cuộc thi (vận động,
VN, TDTT…) do CĐ tổ chức hay
8

GHI CHÚ


phát động cấp trường, cấp huyện.
Đạt giải các cuộc thi (vận động,
3

VN, TDTT…) do CĐ tổ chức hay
phát động cấp tỉnh.
Đạt giải các cuộc thi (vận động,

4

VN, TDTT…) do CĐ tổ chức hay
phát động cấp trung ương
Thăm ốm, đau, hiếu hỷ

5


Tham ra các hoạt động tập thể do
6

CĐ tổ chức/buổi ( tọa đàm, giao

Khuyến khích
Giải nhất
Giải nhì
Giải ba
Khuyến khích
Giải nhất
Giải nhì
Giải ba
Khuyến khích
Trong huyện
Ngoài huyện
Trong huyện
Ngoài huyện

3
20
16
12
11
40
30
25
22
3
6

3
5

lưu, cổ vũ, tập VNTDTT …
Giao cho một đồng chí trong BCH CĐ chấm công theo mẫu và tổng hợp điểm
hàng tháng (theo mẫu)
Tháng…
NGÀY

TT

ĐIỂM/ NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG

Tập

Thăm

Đi

VN

ốm

chúc

HỌ VÀ TÊN

1
2



`

NGUYỄN VĂN A
NGUYỄN VĂN B

tết
3
3

5

Tổng


điểm
tháng

3
3

Có bảng chấm điểm trên vừa đánh giá chính xác, khách quan, thông báo

công khai nên tạo sự nỗ lực tham gia các hoạt động của các công đoàn viên,
đồng thời là nguồn thông tin rộng dãi đến những cá nhân không tham gia hoạt
công đoàn tổ chức để mọi người biết để tự điều chỉnh.
Thứ ba: Xây dựng đội ngũ BCH công đoàn – tổ trưởng công đoàn có năng
lực - uy tín - lòng nhiệt tình, tạo điều kiện để các thành viên BCH phát huy
sự chủ động sáng tạo trong hoạt động công đoàn.

Xây dựng đội ngũ Ban chấp hành công đoàn có năng lực chuyên môn
tốt, nhiệt tình trong công tác công đoàn. Tạo điều kiện cho BCH CĐ thể hiện
năng lực, để có thành tích tốt cuối năm. Sau đại hội công đoàn nhiệm kỳ 2017 –
9


2022 đã bầu ra 5 đồng chí trong ban chấp hành nằm ở 5 tổ công đoàn đồng thời
kiêm tổ trưởng công đoàn, trong đó có 4 đồng chí là giáo viên giỏi tỉnh – cũng là
4/5 giáo viên giỏi tỉnh trong trường, đồng chí còn lại là kế toán. Tất cả đều có
tinh thần trách nhiệm cao trong mọi hoạt động được giao, nên rất có uy tín trong
trường. Chính vì vậy khi triển khai công việc hết sức thuận lợi vì đây là những
đồng chí có năng lực cũng như uy tín nên tập trung được công đoàn viên trong
tổ.
Thực tế các chức danh trong Ban chấp hành công đoàn không có hoặc
phụ cấp kiêm nhiệm không đáng kể vì vậy việc tạo điều kiện để các đồng chí
cống hiến, phát huy tài năng, từ đó được tập thể ghi nhận bằng giấy khen, giấy
chứng nhận động viên về tinh thần, đồng thời cũng là điều kiện để xét tăng
lương trước thời hạn cũng là một cách kích thích sự cống hiến của các thành
viên ban chấp hành cho tập thể. Trong quá trình hoạt động BCH CĐ có sự phân
công cụ thể tạo điều kiện để các đồng chí trong ban chấp hành chủ động – sáng
tạo với công việc được giao. Chính vì vậy các thành viên trong ban chấp hành
công đoàn luôn là những người đi đầu và có đóng góp nổi bật trong mọi hoạt
động công đoàn. Nên khi xét khen thưởng hàng năm đây cũng là những đồng chí
thường xuyên được công đoàn cấp trên khen thưởng.
Năm đồng chí trong BCH công đoàn nằm ở năm tổ công đoàn, kiêm
luôn tổ trưởng công đoàn của 5 tổ, nên hết sức thuận lợi cho việc triển khai công
việc. Các đồng chí tiếp thu, truyền tải trực tiếp các nội dung hoạt động của ban
chấp hành công đoàn về các tổ. Đồng thời nắm sát và kịp thời tâm tư tình cảm
cũng như tình hình đời sống của công đoàn viên trong tổ để phản ánh lại cho
Chủ tịch công đoàn. Trong việc thăm hỏi các tổ trưởng công đoàn lên lịch, thông

báo lên vn.edu. Với thuận lợi tổ trưởng công đoàn sinh hoạt chung với các thành
viên trong tổ nên nắm bắt hết sức kịp thời tình hình về từng công đoàn viên
trong tổ, vì vậy tránh được tình trạng đi thăm hỏi chậm hay bỏ sót. Cùng với
việc chấm điểm theo dõi nên phong trào thăm hỏi động viên trong nhà trường
hết sức sôi nổi, có những lần đi thăm có tới 100 % các đồng chí tham gia. Vì lẽ
đó việc động viên thăm hỏi đã trở thành một phong trào rộng khắp trong trường.
10


Nên mỗi khi các công đoàn viên có việc, thì gia đình thấy hết sức ấm áp tình
đồng nghiệp.
Có sự phân công nhiệm vụ cụ thể trong Ban chấp công đoàn. Cụ thể
khác công việc đều được phân công cụ thể và thông báo công khai, tránh hiện
tượng chồng chéo, làm tốt thì ai cũng nhận, không tốt thì ai cũng chối, tạo điều
kiện thuận lợi cho quá trình kiểm tra, đánh giá; cụ thể:
Trong Ban chấp hành:
Stt

Họ và tên

Nhiệm vụ
- Chủ tịch: Phụ trách chung; công tác tài chính, chăm
lo đời sống CĐV, tham gia quản lí đơn vị, xây dựng tổ
chức công đoàn vững mạnh, công tác kiểm tra, đối

1 Trịnh Huy Ngọc

ngoại, xây dựng Đảng, bảo vệ quyền lợi người lao
động, phong trào thể dục thể thao.
- Các hồ sơ, báo cáo thường xuyên, theo chuyên đề.

- Phụ trách công tác CĐ các tổ: Lý – tin – CN
- Phó chủ tịch, trưởng ban Nữ công. UV BCH: Phụ
trách hoạt động Nữ công, công tác tuyên truyền giáo

2 Trịnh Thị Lệ Thu

dục, phụ trách các phong trào thi đua – cuộc vận động
– các cuộc thi - văn nghệ do CĐ tổ chức, quản lí quĩ
du lịch, ghi biên bản các cuộc họp.
- Phụ trách công tác CĐ các tổ : Hóa – Sinh – Địa,
- Phó bí thư chi bộ - P. Hiệu trưởng -Ủy viên Ban chấp
hành công đoàn

3 Lê Thị Thúy Nga

- Phụ trách các vấn đề liên quan đến chuyên môn, cố
vấn cho hoạt động CĐ.
- Phụ trách công tác CĐ tổ: Văn – Sử - GDCD
- Ủy viên BCH, TTCĐ: - Phụ trách công tác CĐ tổ :

4 Vũ Thị Huyền

5 Hà Ngọc Long

Ngoại ngữ - TD – GDCD – HCTH; theo dõi, kiểm tra,
giải đáp việc thực hiện các chế độ chính sách đối với
công đoàn viên; chấm điểm hoạt động.
- Ủy viên BCH; TTCĐ: - Phụ trách công tác công đoàn
tổ Toán; phụ trách loa đài, băng zôn – khẩu hiệu, trang
11



trí các chương trình do công đoàn tổ chức.
Hay hoạt động cụ thể cũng đều họp thành thống nhất phân công nhiệm
vụ sau đó in, đóng dấu và dán lên bảng tin thông báo công khai.
Thứ tư, xây dựng được môi trường làm việc công khai, minh bạch, dân chủ
công bằng trong BCH CĐ.
Chính sự phân công trách nhiệm cụ thể, cùng với qui chế chi tiêu nội bộ,
qui chế thi đua khen thưởng của công đoàn đưa ra công khai, mọi công việc
được bàn bạc dân chủ nên tạo được sự đồng thuận trong BCH công đoàn nói
riêng và tập thể công đoàn viên nói chung. Chẳng hạn khi tổ chức đi du xuân
chùa hương, trước khi đi BCH bàn bạc phân công. Đồng chí Chủ tịch công đoàn
phụ trách chung, dẫn đoàn đi; đồng chí phó chủ tịch công đoàn và thủ qũi công
đoàn lo mua nước, hoa quả, đồ ăn…; một đồng chí công đoàn viên thuê xe; đồng
chí tổ trưởng tổ công đoàn tổ toán lo việc mua vé…. Mỗi người một việc, sau
khi về tổng hợp lại trên giấy, dán lên bảng thông báo cho toàn bộ công đoàn viên
biết. Bất kì một công việc nào cũng được tiến hành công khai minh bạch như
vậy. Nên tổ chức xong được sự đông thuận cao của toàn bộ cán bộ giáo viên
trong trường.
Thứ năm, Việc lập kế hoạch hoạt động sát với tình hình thực tiễn và
mang tính khả thi.
Trước đây nhiều kế hoạch công đoàn lập ra nhưng không thể thực hiện
được: như kế hoạch tổ chức đi du lịch từ 1 -2 năm đi một lần, nhưng gần mười
lăm năm thành lập trường chỉ đi được hai lần ở gần mà kinh phí chủ yếu do công
đoàn viên đóng góp nên mỗi lần đi chỉ dưới 20 người tham gia. Còn các hoạt
động thăm hỏi, quà 20/11, quà tết, các hoạt động chuyên môn chào mừng các
ngày lễ thường không được hiện như kế hoạch. Lúc thì thiếu kinh phí, lúc thì
không có thời gian, có khi thì không được công đoàn viên ủng hộ. Thấy được
thực trạng đó từ khi nhận quyết định làm chủ tịch công đoàn năm 2015 tôi đã
cùng ban chấp hành công đoàn xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ của công đoàn.

Phân bổ kinh phí cho các hoạt động cần ưu tiên trong mỗi năm học. Công việc gì
cần kinh phí bao nhiêu, công việc nào lấy kinh phí từ công đoàn, công việc nào
xin kinh phí bên chuyên môn để hội nghị công nhân viên chức đề xuất hỗ trợ
12


chính vì vậy trong 3 năm trở lại đây công đoàn không còn tình trạng kinh phí
liên tục âm như mười mấy năm trước đây và cũng không phải cứ mỗi khi hoạt
động lại đi xin kinh phí, xin được thì hoạt động, không xin được thì thôi vì đã có
qui chế phối hợp giữa công đoàn và chuyên môn được thống nhất trong hội nghị
công nhân viên chức đầu mỗi năm học. Ban chấp hành cũng họp để đưa ra kế
hoạch toàn khóa, kế hoạch trong từng năm học các kế hoạch này lại được cụ thể
hóa trong mỗi học kì. Việc xây dựng kế hoạch luôn cụ thể chi tiết từ kinh phí
hoạt động, thời gian tiến hành, người thực hiện, cân nhắc tới thuận lợi khó khăn
để xem có khả thi hay không mới lên kế hoạch. Chính vì vậy tránh được tình
trạng lên kế hoạch rồi để đó, từ năm 2015 tới nay mọi kế hoạch của BCH công
đoàn đưa ra đều được thực hiện thành công. Năm 2015 đi du lịch Tràng An – Bái
Đính – Hải Phòng – Quảng Ninh; năm 2016 đi du xuân tại Chùa Hương; hè năm
2017 đi Nha trang – Đà Lạt – Thành phố Hồ Chí Minh với kinh phí hỗ trợ từ
nhà trường mỗi lần từ 60.000.000 – 70.000.000, riêng du lịch hè năm 2017 là
130.000.000. Các kế hoạch trọng điểm khác như ra mắt câu lạc bộ nữ công các
trường THPT trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc ngày 20/10/2016, Gặp mặt dâu - rể
nhân ngày 8/3/2017 đều được thực hiện hết sức thành công. Các hoạt động thăm
hỏi, động viên hay dự giờ thao giảng đều được các công đoàn viên hưởng ứng
tham gia một các sôi nổi.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường các chế độ chính sách của cán bộ giáo
viên và nhân viên trong trường
- Từ năm học 2015 -2016 không còn tình trạng chi trả các chế độ chậm, sai như
những năm trước. Nên tình trạng bất mãn của cán bộ giáo viên đối với nhà

trường được giảm thiểu.
- Việc thăm hỏi động viên khi các công đoàn viên ốm đau hay gia đình có việc
vui buồn đã trở thành phong trào rộng khắp, gần như 100% công đoàn viên
hưởng ứng tham gia.

Một số hình ảnh về hoạt động của công đoàn trường THPT Trần Khát Chân từ năm 2015 đến nay

13


Công đoàn tổ chức đi chúc tết
gia đình các công đoàn viên

Công đoàn tổ chức đi du xuân
tại Chùa Hương

14


Công đoàn tổ chứa chia khó tại trường
Nhân dịp tết nguyên đán năm 2017

Công đoàn tổ chức đi thăm người nhà
công đoàn viên tại bệnh viện Vĩnh Lộc

- Chính sự nỗ lực tham mưu của công đoàn nhà trường với chuyên môn mà
trong hai năm 2016, 2017 đời sống vật chất tinh thần của cán bộ giáo viên nhân
viên được cải thiện rõ dệt. Thu nhập thêm của cán bộ giáo viên qua dạy thêm tại
trường tăng lên. Thông qua các hoạt động hết sức có ý nghĩa như giao lưu câu
lạc bộ nữ công các trường THPT trong huyện Vĩnh Lộc, gặp mặt dâu rể nhân

ngày 8/3, đi chúc tết đầu xuân các gia đình trong trường, đi du xuân đầu năm,
15


hay đi du lịch hè tại T.P Hồ Chí Minh - Đà Lạt- Nha Trang. Những việc làm có ý
nghĩa trên đã tạo sự phấn khởi trong đông đảo cán bộ giáo viên và nhân viên
trong trường, tạo sự thoải mái trong tư tưởng, niềm tin đối với đội ngũ lãnh đạo,
góp phần hoàn thành tốt các nhiệm vụ chuyên môn được giao.
- Từng thành viên trong Ban chấp hành công đoàn chủ động, sáng tạo trong công
việc. Từ việc lên lịch thăm hỏi động viên, tập văn nghệ - thể dục thể thao, xây
dựng các hoạt động riêng cho tổ công đoàn. Như tổ Lý – tin – công nghệ hàng
năm tự tổ chức cả gia đình đi biển vào dịp hè, hay các tổ tổ chức thăm hỏi động
viên ngoài đối tượng qui định của công đoàn nhà trường. Khi tổ chức các hoạt
động lớn như gặp mặt dâu – rể, giao lưu câu lạc bộ nữ công hay thảo giảng chào
mừng các đồng chí trong Ban chấp hành công đoàn đều tự giác với nhiệm vụ
được phân công, nên công việc diễn ra hết sức thuận lợi, kết quả đề hết sức
thành công.
Việc xét thi đua khen thưởng diễn ra dễ dàng và công bằng vì đã có bảng
theo dõi điểm của từng cá nhân được thông báo công khai trong cả năm, nên sau
khi xét không xảy ra tình trạng thắc mắc như những năm trước đây. Đây chính là
động lực để mọi người nỗ lực đóng góp công sức cho hoạt động công đoàn.
Đồng thời là nền tảng tạo nên sự đoàn kết trong đơn vị.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Mặc dù kinh nghiệm làm công tác công đoàn chưa nhiều. Nhưng trên
đây tôi cũng đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt
động của Ban chấp hành công đoàn trường THPT Trần Khát Chân. Sau khi áp
dụng đã mang lại nhiều chuyển biến tích cực trong hoạt động công đoàn ở
trường THPT Trần Khát Chân. Chính sự hiệu quả đó đã được cấp ủy nhà trường
– Ban giám hiệu, các công đoàn viên ghi nhận, đánh giá rất cao trong thời gian

gần ba năm trở lại đây. Vì vậy trong mọi hoạt động của công đoàn khởi sướng
đều được sự ủng hộ và nhiệt tình tham gia của các tổ chức, cá nhân trong nhà
trường. Đây cũng là một trong những nhân tố quan trọng giúp nhà trường hoàn
thành tốt nhiệm vụ giáo dục học sinh mà Đảng và Nhà nước giao cho.
3.2. Kiến nghị
16


Với tổng liên đoàn lao động Việt Nam: Cần đề xuất với các bộ ban
nghành có chế độ thỏa đáng cho cán bộ làm công tác công đoàn.
Với công đoàn nghành giáo dục: Cần tổ chức việc tham quan học tập
thực tế các công đoàn cơ sở làm việc có hiệu quả để các đơn vị khác học hỏi.
Với nhà trường: Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa công đoàn với
nhà trường, giữa công đoàn với đoàn thanh niên để xác định rõ các nhiệm vụ
trong năm học, như tổ chức nào phụ trách tổ chức chào mừng – kỉ niệm những
ngày lễ nào, trong việc phối kết hợp tổ chức các công việc chung… Có qui chế
hỗ trợ kinh phí hoạt động theo năm học theo các chủ điểm để công đoàn chủ
động hơn nữa trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch một cách dài hơi.

Danh mục các đề tài SKKN đã được Hội đồng Cấp phòng GD&ĐT, Cấp Sở
GD&ĐT và các cấp cao hơn đánh giá đạt từ loại C trở lên.
Họ và tên tác giả: Trịnh Huy Ngọc
Chức vụ và đơn vị công tác: Chi ủy viên – Chủ tịch công đoàn

TT

Tên sáng kiến kinh nghiệm
17

Cấp đánh giá


Xếp

Xếp loại

loại

Năm học


Sử dụng nguyên lí thuận
1

2

3

nghich để giải bài toán quang
hình
Giải bài bài toán điện xoay
chiều bằng giản đồ véc tơ
Một vài kinh nghiệm về
phương pháp giải bài bài toán
mạch xoay chiều RLC mắc

Sở GD&ĐT

C

2006 - 2007


Sở GD&ĐT

C

2009 - 2010

Sở GD&ĐT

C

2011-2012

Sở GD&ĐT

C

2014-2015

nối tiếp
Nâng cao hiệu quả dạy học
4

các tiết ôn tập chương lớp 12
môn vật lí (ban cơ bản) bằng
sơ đồ tư duy

18




×