Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

skkn xây dựng bộ câu hỏi so sánh ở môn công nghệ 12 theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.63 KB, 17 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm

Lê Thị Vân Khánh

MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG
PHẦN MỞ ĐẦU
2
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
2
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
2
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2
PHẦN NỘI DUNG
3
1.1. XÂY DỰNG BỘ CÂU HỎI SO SÁNH THEO ĐỊNH
3
HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH.
1.2. MỘT SỐ CÂU HỎI ĐÃ XÂY DỰNG
3
1.3. KIỂM NGHIỆM ĐÁNH GIÁ
15
PHẦN KẾT LUẬN
16

PHẦN MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài.

1

Năm học 2015-2016


Sáng kiến kinh nghiệm

Lê Thị Vân Khánh

Đổi mới dạy học nói chung đang diễn ra theo nhiều quan điểm, xu hướng
hay cách tiếp cận khác nhau. Định hướng chung cho việc đổi mới phương pháp
dạy học ở THPT hiện nay là: Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy
tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc học tập, chống
lại thói quen học tập thụ động đang tồn tại phổ biến hiện nay. Để đảm bảo được
điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy
học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức,
rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển
cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh
giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng cả kiểm tra đánh
giá kết quả học tập với kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập để có thể tác
động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục.
Công nghệ là môn học có tính thực tiễn cao. Do đó trong mỗi giờ học,
giáo viên không nên chỉ trình bày lý thuyết một chiều mà cần nêu các vấn đề,
đặt ra những câu hỏi để học sinh vận dụng những hiểu biết, kinh nghiệm của bản
thân đã tiếp thu được để giải quyết các vấn đề được đặt ra. Là một giáo viên trẻ,
để nhanh chóng hoà nhập vào xu hướng đổi mới hiện nay và để trang bị thêm
kiến thức cũng như kinh nghiệm cho mình, tôi chọn đề tài sáng kiến kinh
nghiệm '' Xây dựng bộ câu hỏi so sánh ở môn Công nghệ 12 theo định hướng

phát triển năng lực học sinh" nhằm tập hợp các nội dung, câu hỏi theo một
trình tự logic giúp học sinh dễ dàng tiếp nhận kiến thức và ứng dụng thực tiễn
khi học xong một chuyên đề.
2. Mục đích nghiên cứu.
Sau khi đề tài hoàn thành sẽ có được một tài liệu tham khảo phục vụ cho
việc dạy học môn Công nghệ 12. Đề tài là kết quả của quá trình đầu tư tìm hiểu
với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Công nghệ ở trường
THPT.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
* Đối tượng nghiên cứu.
- Quá trình dạy học môn Công nghệ lớp 12 THPT.
- Tình huống có vấn đề và phương pháp dạy học đàm thoại theo hướng
tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh.
* Phạm vi nghiên cứu.
Xây dựng các câu hỏi so sánh bằng phương pháp lôgíc kết hợp với đàm
thoại nêu vấn đề trong nội dung môn công nghệ 12.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích lý luận.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.

PHẦN NỘI DUNG
2

Năm học 2015-2016


Sáng kiến kinh nghiệm


Lê Thị Vân Khánh

1.1 XÂY DỰNG BỘ CÂU HỎI SO SÁNH THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH.
1.1.1 Nguồn để xây dựng bộ câu hỏi so sánh:
- Nghiên cứu chương trình môn công nghệ 12, giáo trình kĩ thuật điện tử
và các tài liệu có liên quan.
- Các tình huống diễn ra thực tế trong quá trình dạy học bộ môn ở
trường.
- Những thắc mắc băn khoăn của học sinh về các nội dung dạy học môn
công nghệ 12.
1.1.2 Các nguyên tắc bộ câu hỏi so sánh.
Xây dựng bộ câu hỏi so sánh phải đảm bảo theo nguyên tắc sau:
- Khi đặt câu hỏi giáo viên xuất phát từ kiến thức học sinh đã có. Câu
hỏi phải sát với từng đối tượng học sinh.
- Học sinh phải ý thức được mục đích cuộc đàm thoại và sẵn sàng tham
gia đàm thoại.
- Yếu tố quyết định sự thành công của đàm thoại là nội dung và tính chất
của các câu hỏi do giáo viên nêu ra, sự dự kiến trả lời của học sinh cũng như
nghệ thuật gợi ý khi gặp khó khăn.
- Sau khi giải quyết mỗi câu hỏi. Giáo viên tổng kết lại và chỉ ra kiến
thức mới cần lĩnh hội.
- Trong quá trình tổ chức đàm thoại giáo viên cần chú ý tới toàn lớp,
tránh tình trạng chỉ làm việc với học sinh khá giỏi.
1.1.3. Yêu cầu đối với giáo viên
Giáo viên phải thiết kế một hệ thống câu hỏi gợi mở sao cho phù hợp với
nội dung từng chuyên đề, từng bài học và từng đối tượng học sinh. Đồng thời
biết linh động tổ chức các hoạt động của học sinh theo các tình huống khác
nhau. Giáo viên phải đầu tư vào việc thiết kế bài dạy, tổ chức và điều khiển quá
trình hoạt động diễn ra trên lớp phải phù hợp và linh hoạt.

Khi làm các câu hỏi kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng
lực thì giáo viên thu về dưới nhiều hình thức như: tổ chức trao đổi kết quả chéo
nhau giữa các học sinh với nhau, hoặc tự học sinh, tự nhóm học tập sửa chữa,
cho điểm dưới sự điều khiển, gợi mở của giáo viên. Học sinh tự đánh giá, cho
điểm vào phiếu rồi thông tin lại cho giáo viên
1.1.4 Yêu cầu đối với học sinh.
- Có sự tập trung chú ý vào nhiệm vụ học tập.
- Hăng hái tham gia trao đổi, thảo luận, chủ động nên vấn đề, câu hỏi và
sẵn sàng bày tỏ suy nghĩ, quan điểm của mình.
- Cần phải rèn luyện một số kĩ năng: quan sát hình vẽ, nhận xét, so sánh
kết luận, suy nghĩ và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.
1.2 Một số câu hỏi đã xây dựng.
1.2.1 Sau khi học xong bài 4: Linh kiện bán dẫn và IC. Giáo viên đặt ra các
câu hỏi so sánh để tổng kết và mở rộng.
Câu 1: Nêu sự giống và khác nhau của Điốt tiếp mặt và Tirixto?

3

Năm học 2015-2016


Sáng kiến kinh nghiệm

Lê Thị Vân Khánh

Hướng dẫn:
- Giống nhau: + Cấu tạo: Đều được chế tạo từ các chất bán dẫn loại P và loại N.
+ Công dụng: Điốt tiếp mặt và Tirixto đều cho dòng điện chạy
qua theo một chiều nhất định từ A sang K nên chúng dùng để chỉnh lưu biến
dòng xoay chiều thành dòng 1 chiều.

- Khác nhau:
+ Cấu tạo: Điốt có 1 tiếp giáp P- N, có hai dây dẫn ra là 2 điện cực: anôt
(A)và catôt (K).
Cực anốt

P

N

Cực katốt

Tirixto có 3 tiếp giáp P- N, có ba dây dẫn ra là 3 điện cực: anôt (A), catôt
(K), điều khiển (G)

+ Nguyên lý làm việc:
Điốt tiếp mặt
A

Tirixto

K

G
- Mắc điốt vào mạch có U thuận (phân
cực thuận) Đ cho dòng điện đi qua.
- Nếu mắc điốt vào mạch có U ngược
(phân cực ngược) thì Đ không cho
dòng điện ngược đi qua.

- Khi mắc Tirixto vào mạch có U

thuận (phân cực thuận) Tirixto vẫn
không dẫn điện.
- Khi đồng thời Tirixto mắc vào mạch
có U thuận và cực điều khiển có điện
áp dương Uđk >0 thì Tirixto cho phép
dòng đi qua.

Câu 2: So sánh Triac và Điac?
Hướng dẫn:
- Giống nhau: + Cấu tạo: Điac có cấu tạo giống Triac
+ Công dụng: Triac và điac dùng để điều khiển các thiết bị điện
trong các mạch điện xoay chiều.
Ví dụ: * Kiểm tra và điều khiển vận tốc của mô tơ điện.
* Kiểm tra và điều khiển nhiệt độ.

4

Năm học 2015-2016


Sáng kiến kinh nghiệm

Lê Thị Vân Khánh

* Kiểm tra và điều khiển cường độ chiếu sáng.
* Làm các mạch quét trong màn hình tivi.
- Khác nhau:
+ Cấu tạo: Triac có ba dây dẫn ra là A1, A2, G. Điac có hai dây dẫn ra là
A1, A2.
+ Nguyên lý làm việc:

* Điều kiện để triac dẫn điện là: Triac có khả năng dẫn điện theo cả hai
chiều và được cực G điều khiển lúc mở.
* Điều kiện để điac dẫn điện là: Điac được kích mở bằng cách nâng cao
điện áp đặt vào hai cực.
Câu 3: Tương tự so sánh sự giống và khác nhau giữa triac và tirixto?
Hướng dẫn: Điều kiện dẫn thông và tắt của tirixto và triac là giống nhau. Nhưng
tirixto dẫn điện một chiều từ A sang K, còn triac dẫn điện theo cả hai chiều từ
A1 sang A2 và ngược lại.
Câu 4: Từ hai tirixto, hãy nêu cách mắc để tạo ra triac?
Hướng dẫn:

1.2.2 Sau khi học xong bài 6: Thực hành Tranzito. Giáo viên đặt câu hỏi.
Câu 1: Làm thế nào để phân biệt được tranzito PNP và NPN ?
Hướng dẫn:
Do cấu tạo của tranzito ta thấy:
- Giữa cực B với cực E là một tiếp giáp P- N, tương đương 1 điốt.
- Giữa cực B với cực C là một tiếp giáp P- N, tương đương 1 điốt.
Vậy cần lần lượt đo kiểm tra điện trở thuận, điện trở ngược của 2 điốt đó
là có thể tìm ra kết quả:
E
C
P
N
P
Que đen
(+)
B
5
Que đỏ (-)


Năm học 2015-2016


Sáng kiến kinh nghiệm

Lê Thị Vân Khánh

* Khi que đỏ đặt vào cực nào mà que đen đặt vào 2 cực còn lại, thấy điện
trở đều nhỏ. Đó chính là cực B và loại tranzito đó là loại PNP.

E
Que đỏ
(-)

N

P

C

N

B

Que đen (+)
* Khi que đen đặt vào cực nào mà que đỏ đặt vào 2 cực còn lại, thấy điện
trở đều nhỏ. Đó chính là cực B và loại tranzito đó là loại NPN.
Câu 2: Trên thực tế có thể mắc hai điôt đối nhau để tạo ra tranzito được không?
Tại sao?
Hướng dẫn:

+ Mặt ghép P-N là một cấu trúc bán dẫn cơ bản được hình thành khi cho
chất bán dẫn loại N và loại P ghép với nhau bằng các biện pháp công nghệ khác
nhau (phương pháp hợp kim, phương pháp khuếch tán, phương pháp epitaxi).
+ Trong chất bán dẫn loại N điện tử là hạt đa số, trong chất bán dẫn loại
P lỗ trống là hạt đa số. Các điện tử tự do trong miền N di chuyển ngẫu nhiên
theo mọi hướng. Ngay khi cho mặt ghép P-N, các điện tử tự do trong miền N bắt
đầu khuếch tán sang P, và ở đây chúng kết hợp với các lỗ trống gần lớp tiếp xúc.
Khi lớp mặt ghép được hình thành, miền N mất các điện tử tự do tạo ra một lớp
điện tích dương gần lớp tiếp xúc, miền P mất các lỗ trống do các điện tử kết hợp
với lỗ trống tạo ra một lớp điện tích âm gần lớp tiếp xúc.

6

Năm học 2015-2016


Sáng kiến kinh nghiệm

Lê Thị Vân Khánh

+ Do vậy mà khi ghép hai điôt đối nhau sẽ không tạo ra tranzito vì không
có tác dụng tương hỗ giữa hai tiếp giáp P-N.
Câu 3: Có hai tranzito loại NPN và PNP, hãy mắc hai tranzito này thành một
tirixto?
Hướng dẫn:
Sơ đồ cách mắc như sau:

Tirixto có cấu tạo gồm 4 lớp bán dẫn ghép lại tạo thành hai transistor
mắc nối tiếp, một transistor thuận và một transistor ngược. Tirixto có 3 cực là
Anot, Katot và Gate gọi là A- K-G. Tirixto là điôt có điều khiển, bình thường khi

được phân cực thuận, tirixto chưa dẫn điện, khi có một điện áp kích vào chân G
thì tirixto dẫn cho đến khi điện áp đảo chiều hoặc cắt điện áp nguồn tirixto mới
ngưng dẫn.
1.2.3 Sau khi học xong bài 7: Khái niệm về mạch điện tử - Chỉnh lưu- Nguồn
một chiều. Giáo viên đặt ra câu hỏi so sánh.
Câu 1: So sánh ưu nhược điểm của các loại mạch chỉnh lưu.
Hướng dẫn:
a) Mạch chỉnh lưu nửa chu kì.

7

Năm học 2015-2016


Sáng kiến kinh nghiệm

Lê Thị Vân Khánh

- Ưu điểm: + Mạch đơn giản, chỉ dùng 1 điôt.
- Nhược điểm: + Hiệu suất sử dụng biến áp nguồn thấp.
+ Dạng sóng ra có độ gợn lớn nên việc lọc san bằng độ gợn khó
khăn
⇒ hiệu quả kém, thực tế ít sử dụng
b) Mạch chỉnh lưu hai nửa chu kì: Có hai loại
* Mạch chỉnh lưu 2 điôt:
Đ1
+
Rt

U2a~


U_

U~
U2b~
Đ2

U~

t
Ut
π

2 π 3π 4π

5π 6π 7π 8π

- Ưu điểm: Dạng sóng ra U0 có độ gợn nhỏ nên dễ lọc
- Nhược điểm:
- Cuộn thứ cấp MBA phải quấn thành hai phần có điện áp bằng nhau.
- Điốt phải chịu điện áp ngược cao.
⇒ hiệu quả tốt, nhưng không dùng nhiều như mạch chỉnh lưu cầu.
* Mạch chỉnh lưu cầu (dùng 4 điôt).

8

Năm học 2015-2016


Sáng kiến kinh nghiệm


Lê Thị Vân Khánh

U2

U~

+

Đ1

Đ4

Rt

U-

Đ2

Đ3

_

U~
t


2 π 3π 4π

5π 6π 7π 8π


t

+ Ưu điểm: - Biến áp nguồn không yêu cầu đặc biệt.
- Điốt không phải chịu điện áp ngược cao.
- Dạng sóng ra có độ gợn sóng nhỏ nên dễ lọc.
+ Nhược điểm: - Mạch mắc phức tạp dùng nhiều điôt.
⇒ Mạch có nhiều ưu điểm hiệu quả tốt, thực tế dùng phổ biến.
1.2.4 Sau khi học xong bài 17: Khái niệm về hệ thống thông tin và viễn
thông. Giáo viên đặt ra các câu hỏi so sánh.
Câu 1: Thông tin và viễn thông có điểm gì giống và khác nhau?
Hướng dẫn:
Hệ thống thông tin là hệ thống dùng các biện pháp để thông báo cho
nhau những thông tin cần thiết.
Hệ thống viễn thông là hệ thống truyền những thông tin đi xa bằng sóng
vô tuyến điện.
+ Giống nhau: - Đều truyền thông tin
+ Khác nhau: - Hệ thống viễn thông là một phần của hệ thống thông tin.
- Hệ thống viễn thông truyền thông tin đi bằng vô tuyến còn hệ
thống thông tin truyền thông tin đi bằng vô tuyến và đường truyền.
Câu 2: Điện thoại cố định và di động giống và khác nhau ở điểm nào?
Hướng dẫn:
- Giống nhau: Cùng có chức năng phát và thu nhận thông tin.
- Khác nhau: Phương thức truyền tin: Điện thoại cố định thì truyền bằng dây
dẫn, còn điện thoại di động thì truyền bằng sóng điện từ, do đó cách xử lý và mã
hóa khác nhau.
Câu 3: Vô tuyến truyền hình, truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số giống và
khác nhau ở điểm nào ?
- Giống nhau: Đều có chức năng phát thông tin
9


Năm học 2015-2016


Sáng kiến kinh nghiệm

Lê Thị Vân Khánh

- Khác nhau:
+ Vô tuyến truyền hình: dùng sóng điện từ để phát thông tin.
+ Truyền hình cáp: dùng dây dẫn để phát thông tin.
+ Truyền hình kỹ thuật số : truyền số hóa và phải có đầu thu kỹ thuật số.
1.2.5 Sau khi học xong bài 19: Máy thu thanh. Giáo viên đặt ra các câu hỏi
so sánh.
Câu 1: Máy thu thanh và máy tăng âm khác nhau như thế nào?
Hướng dẫn:
Máy thu thanh là thiết bị điện tử thu sóng điện từ trong không gian, sau
đó chọn lọc, xử lí, khuếch đại và phát ra âm thanh. Nó khác máy tăng âm ở chỗ:
Máy tăng âm thu tiến hiệu trực tiếp có tần số thấp rồi khuếch đại và biến thành
âm thanh. Còn máy thu thanh thu tiến hiệu ở xa trong không gian có tần số cao,
do đó phải chọn tách sóng rồi mới khuếch đại để tạo thành âm thanh.
Câu 2: So sánh máy thu thanh AM và máy thu thanh FM?
Hướng dẫn:
Trước khi so sánh về máy thu thanh AM và máy thu thanh FM ta cần tìm
hiểu thế nào là máy thu thanh AM và máy thu thanh FM.
Âm thanh muốn truyền thông đi xa phải được biến thành tín hiệu điện.
Tín hiệu điện này có tần số rất thấp (tín hiệu âm tần), muốn đi xa được phải gửi
vào sóng mang có tần số cao, để sóng mang đem nó đi xa. Quá trình gửi sóng
gọi là điều biến (điều chỉnh và biến đổi). Có 2 cách điều biến:
- Khi đem tín hiệu âm tần điều biến tín hiệu cao tần làm cho biên độ tiến

hiệu cao tần bị biến đổi theo qui luật của tín hiệu âm tần, còn tần số không đổi,
ta được sóng điều biên.
- Khi đem tín hiệu âm tần điều biến làm cho tín hiệu cao tần bị biến đổi
tần số còn biên độ không đổi, ta được sóng điều tần.
Do có 2 cách điều biến nên có 2 loại máy thu thanh: máy thu thanh điều
biên AM và máy thu thanh điều tần FM.
- Sóng điều biên AM có tần số thấp, gần với tần số các nhiễu công
nghiệp, nhiễu nguồn điện, nhiễu đánh lửu ô tô, xe máy... nên âm thanh có nhiều
tạp âm.
- Sóng điều tần có tần số cao, cao hơn hẳn tần số các nguồn nhiễu dải tần
lại rộng nên âm thanh nghe rõ, tiếng trung thực và ít tạp âm.
- Trung tần máy thu thanh AM là 455 kHz hoặc 465kHz, còn trung tần
của máy FM là 10,7 MHz.
- Mạch tách sóng AM chỉ dùng 1 điốt mắc chỉnh lưu nửa chu kỳ, còn
mạch tách sóng FM dùng 2 điốt.
- Còn các phần khuếch đai cao tần, trung tần, âm tần, loa tương tự nhau
về nguyên lý. Tất nhiên các linh kiện lắp ở máy FM phải có tần số cao nên
thường nhỏ gọn và chống nhiễu tốt hơn.
1.2.6 Sau khi học xong bài 20: Máy thu hình. Giáo viên đặt ra các câu hỏi so
sánh.

10

Năm học 2015-2016


Sáng kiến kinh nghiệm

Lê Thị Vân Khánh


Câu 1: Máy thu hình đen trắng và máy thu hình màu có đặc điểm gì giống và
khác nhau?
Hướng dẫn:
- Giống nhau: Đều là thiết bị dùng để tái tạo lại âm thanh và hình ảnh .
- Khác nhau: + Máy thu hình đen trắng luôn thu được chương trình đen trắng
(hai màu đen và trắng) ngay cả khi chương trình phát là màu.
+ Máy thu hình màu: Thu màu khi chương trình phát là màu (màu
sắc trong tự nhiên) và thu được chương trình đen trắng khi chương trình phát là
đen trắng.
Truyền hình màu ra đời khi truyền hình đen trắng đã trưởng thành và vẫn
còn đang được sử dụng rộng rãi, vì vậy khi xây dựng truyền hình màu thì toàn
bộ hệ thống truyền hình đen trắng vẫn được giữ nguyên và người ta chỉ truyền
thêm các tín hiệu màu. Các tín hiệu FM tiếng, tín hiệu đồng bộ dòng và đồng bộ
mành không thay đổi, riêng tín hiệu Video được đổi thành hai tín hiệu là Y và C,
Y là tín hiệu chói mang thông tin về hình ảnh đen trắng và C là sóng mang phụ
mang thông tin về tín hiệu màu.
Như vậy trong tín hiệu truyền hình màu thì tín hiệu Video tổng hợp bao
gồm: Tín hiệu chói ký hiệu là Y - mang thông tin về hình ảnh đen trắng, đây
chính là tín hiệu Video được giữ lại khi phát triển truyền hình màu, nhằm tương
thích với các máy thu hình đen trắng.
* Tín hiệu C là sóng mang phụ, mang thông tin về màu sắc
* Tín hiệu FM là sóng mang điều tần của tín hiệu tiếng
* Xung H.syn là xung đồng bộ dòng
* Xung V.syn là xung đồng bộ mành.
So với truyền hình đen trắng thì tín hiệu Y là tín hiệu thị tần, xung H.syn,
xung V.syn, và tín hiệu FM là không thay đổi, như vậy truyền hình màu thực
chất là truyền hình đen trắng có thêm tín hiệu sóng mang màu C, điều này có
nghĩa là tất cả các kiến thức về truyền hình đen trắng đều được tận dụng lại, vì
vậy hiểu được truyền hình đen trắng sẽ giúp bạn hiểu truyền hình màu dễ dàng
hơn.


11

Năm học 2015-2016


Sáng kiến kinh nghiệm

Lê Thị Vân Khánh

Tổng quan về kỹ thuật truyền hình màu
1.2.8 Sau khi học xong bài 23: Mạch điện xoay chiều ba pha. Giáo viên đặt
ra các câu hỏi :
Câu 1: Dòng điện 3 pha so với dòng điện 1 pha có ưu điểm gì? Thông thường
người ta nối 3 pha của nguồn điện, ba pha của tải thành hình sao hoặc tam giác.
So sánh 2 cách nối này?
Hướng dẫn:
a) Ưu điểm của dòng điện ba pha:
- Việc truyền tải điện năng bằng mạch điện ba pha tiết kiệm được dây
dẫn hơn là dùng dòng điện một pha.
- Động cơ ba pha có cấu tạo dơn giản và đặc tính tốt hơn động cơ một
pha.
b) Mạch điện ba pha gồm:
Nguồn điện
3 pha

Đường dây
3 pha

Tải 3 pha


Thông thường người ta nối 3 pha của nguồn điện, ba pha của tải thành
hình sao(Y), hoặc tam giác
- Nối hình sao: 3 điểm cuối X, Y, Z nối với nhau tạo thành điểm trung
tính O
- Nối hình tam giác: đầu pha này nối với pha kia
+ Cách nối nguồn điện ba pha:
Nối hình sao
Nối tam giác

12

Năm học 2015-2016


Sáng kiến kinh nghiệm

Lê Thị Vân Khánh

+ Cách nối tải ba pha:
Nối hình sao

Nối hình tam giác

+ Quan hệ giữa đại lượng dây và đại lượng pha:
Khi nối hình sao
Khi nối tam giác
Id = I p

Ud = U p


U d = 3U p

I d = 3I p

+ Ứng dụng của 2 cách mắc này:
- Nguồn điện thường được nối hình sao.
- Tải thường được nối hình tam giác.
1.2.8 Sau khi học xong bài 25: Máy điện xoay chiều ba pha - Máy biến áp ba
pha. Giáo viên đặt ra các câu hỏi :
Câu 1: So sánh máy điện tĩnh và máy điện quay?
Hướng dẫn:
- Giống nhau: Đều làm việc với dòng điện xoay chiều 3 pha. Sự làm việc của
máy dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ và lực điện từ.
- Khác nhau:

13

Năm học 2015-2016


Sáng kiến kinh nghiệm

Lê Thị Vân Khánh

+Máy điện tĩnh: Máy làm việc dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ do sự biến
thiên từ thông giữa các cuộn dây không có sự chuyển động tương đối với nhau.
+ Máy điện quay: Máy làm việc dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ, lực điện
từ do từ trường và dòng điện của các cuộn dây có chuyển động tương đối với
nhau gây ra.

Câu 2: So sánh máy biến áp 3 pha và máy biến áp 1 pha?
Hướng dẫn:
- Giống nhau: + Công dụng: Đều dùng để biến đổi điện áp của dòng điện xoay
chiều (tăng hoặc giảm) nhưng không làm thay đổi tần số của nó.
+ Nguyên lý làm việc: Đều là thiết bị điện từ tĩnh, làm việc theo
nguyên lý cảm ứng điện từ.
+ Cấu tạo: Đều gồm có 2 phần chính là lõi thép và cuộn dây.
- Khác nhau: + Cấu tạo:
- Máy biến áp 1 pha: Lõi thép gồm các lá thép kỹ thuật điện
ghép lại thành 1 khối. Cuộn dây gồm 2 cuộn dây là sơ cấp nối với nguồn điện và
thứ cấp nối với tải.

- Máy biến áp 3 pha: Lõi thép có 3 trụ để quấn dây và gông
từ để khép kín mạch. Cuộn dây gồm có 3 dây quấn nhận điện vào kí hiệu AX,
BY, CZ và 3 dây quấn đưa điện ra kí hiệu ax, by, cz.
C

A

B

X

Y

Z

x

y


z

a

b
14

c
Năm học 2015-2016


Sáng kiến kinh nghiệm

Lê Thị Vân Khánh

- Máy biến áp 3 pha làm việc với dòng điện xoay chiều 3 pha. Máy biến áp 1
pha làm việc với dòng điện xoay chiều 1 pha.
Câu 3: Vì sao máy biến áp tự ngẫu thường ít sự dụng trong đời sống hơn so với
máy biến áp tự cảm?
Hướng dẫn:
Sơ đồ máy biến áp tự ngẫu.

Máy biến áp tự ngẫu gồm có một cuộn dây sơ cấp với số vòng dây W1
và một phần của nó với số vòng dây W2 được lấy ra là thứ cấp. Do mạch cao áp
và mạch hạ áp có liên hệ về điện với nhau vì thế chỉ nên sử dụng khi máy biến
áp có k<2, k càng gần 1 thì hiệu suất càng cao và giải quyết cách điện hợp lí. Do
đó, máy biến áp tự ngẫu thường chỉ dùng trong phòng thí nghiệm.
1.3 KIỂM NGHIỆM ĐÁNH GIÁ
Dựa vào sự phân công giảng dạy môn công nghệ 12 trong năm học 2015

– 2016 ở trường THPT Lê Hoàn, tôi phụ trách giảng dạy 4 lớp công nghệ 12.
Qua khảo sát bằng so sánh kết quả học tập trung bình giữa các lớp, tôi tiến hành
dạy học thực nghiệm trên hai lớp: 12A1 và 12A3 .
Thông qua việc giảng dạy trực tiếp trên lớp, quan sát hoạt động của học
sinh, cùng kết quả học tập của học sinh hai lớp đạt được trong năm học 2015 2016 như sau:
 Lớp 12A1: Sĩ số 50 học sinh.
- Số học sinh học lực giỏi: 15 HS. Đạt 30 %.
- Số học sinh học lực khá 30 HS. Đạt 60%.
- Số học sinh học lực trung bình 5 HS. Đạt 10%.
- Số học sinh học lực yếu: 0 HS.
 Lớp 12 A3: Sĩ số 44 học sinh
- Số học sinh học lực giỏi 8 HS. Đạt 18,18%.
- Số học sinh học lực khá 31 HS. Đạt 70,45 %.
- Số học sinh học lực trung bình 5 HS. Đạt 11,37 %.
- Số học sinh học lực yếu: 0 HS.
Như vậy từ quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài cho thấy:
+ Tỉ lệ học sinh đạt học lực khá giỏi chiếm tỉ lệ cao. Gây được hứng thú
học tập, kích thích học sinh hoạt động và phát triển năng lực trí tuệ của học sinh.

15

Năm học 2015-2016


Sáng kiến kinh nghiệm

Lê Thị Vân Khánh

Tạo không khí lớp học sôi nổi, giờ dạy sinh động, nhiều học sinh học tập khá
tích cực, hăng hái phát biểu xây dựng bài, tạo điều kiện cho hoạt động đồng bộ

giữa thầy và trò.
+ Việc tổ chức đưa các câu hỏi so sánh vào bài giảng giúp học sinh nắm
vững kiến thức bài học. Ngoài ra huy động thao tác về tư duy, khả năng phân
tích, lập luận logic, diễn đạt vấn đề.
+ Giáo viên trở thành một người tổ chức giám sát toàn bộ quá trình học
tập của học sinh. Giáo viên có thể đánh giá ngay được khả năng nhận thức của
học sinh. Đây cũng chính là xu hướng học tập hiện nay.

KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu và thực tiễn, đề tài đã đạt được một số kết luận
sau:
1. Tìm hiểu thực tế môn Công nghệ ở phổ thông nói chung Công nghệ lớp
12 nói riêng và ảnh hưởng của nó trong việc vận dụng phương pháp dạy học tích
cực trong dạy học nhằm phát triển tư duy học sinh.
2. Nắm được nguyên tắc khi xây dựng bộ câu hói so sánh trên cơ sở đó
vận dụng vào trong quá trình dạy học.
3.Tổ chức kiểm nghiệm đánh giá hiệu quả, chất lượng các bài giảng biên
soạn theo hướng dạy học tích cực, đưa ra các câu hỏi so sánh vào từng bài dạy
cụ thể trong quá trình dạy học. Sau khi đề tài hoàn thành sẽ có được một tài liệu
tham khảo phục vụ cho việc dạy học môn Công nghệ 12. Đề tài là kết quả của
quá trình đầu tư tìm hiểu với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy học
môn Công nghệ ở trường THPT.
Sau một thời gian thực hiện đề tài, dù tôi đã thực sự cố gắng xong sáng
kiến kinh nghiệm của tôi chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót.Tôi rất
mong được sự góp ý của các thầy, các cô, cùng các đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ


Thanh Hóa ngày 20 tháng 05 năm
2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.

Lê Thị Vân Khánh
16

Năm học 2015-2016


Sáng kiến kinh nghiệm

Lê Thị Vân Khánh

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Công nghệ lớp 12 - NXB GD.
2. Sách giáo viên môn Công nghệ lớp 12- NXB GD.
3. Giáo trình kỹ thuật điện tử - Lê Thế Quang
4. Giáo trình kỹ thuật điện - Trần Minh Sơ
5. Giáo trình sửa chữa tivi - Trần Văn Đích

17

Năm học 2015-2016




×