Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN lồng ghép biển đảo sử 7 2016 2017 (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.32 MB, 22 trang )

Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ trong chương trình Lịch sử 7

PHÒNG GD&ĐT TRI TÔN
TRƯỜNG THCS LÊ TRÌ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do - Hạnh phúc.
Lê Trì, ngày 19 tháng 01 năm 2017

BÁO CÁO
Kết quả thực hiện sáng kiến
I. SƠ YẾU LÍ LỊCH TÁC GIẢ:
- Họ và tên: CAO MINH THƯỜNG

Nam.

- Ngày, tháng, năm sinh: 1985
- Nơi thường trú: Kiến Thành- Chợ Mới - An Giang.
- Đơn vị công tác: Trường THCS Lê Trì.
- Chức vụ hiện nay: Giáo viên
- Lĩnh vực công tác: chuyên môn

II. TÊN ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO VÀ TOÀN VẸN
LÃNH THỔ TRONG CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ 7
III. LĨNH VỰC: CHUYÊN MÔN
IV. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA SÁNG KIẾN:
1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến:
Hiện nay vấn đề bảo vệ chủ quyền biên giới, biển đảo luôn là vấn đề thời sự
nóng thu hút sự quan tâm của mọi người. Đặc biệt là tình hình biển Đông rất phức tạp,
nguyên nhân chính là do từ phía Trung Quốc đang cố áp đặt chủ quyền, tham vọng của


mình ở khu vực này (từ khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng
đặc quyền kinh tế của Việt Nam). Chính vì vậy, chúng ta cần phải có những định
hướng đúng đắn về cách tư duy, nhìn nhận, đánh giá vấn đề một cách hết sức cụ thể,
thuyết phục; cần phải tăng cường mở rộng giáo dục về hải phận, chủ quyền biển đảo
cho học sinh trong các trường học. Hơn ai hết, các thầy cô giáo là những người trực

Trường THCS Lê Trì

1

Cao Minh Thường


Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ trong chương trình Lịch sử 7

tiếp giáo dục các em, chúng ta không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn hình thành cho
các em tình yêu Tổ quốc, yêu chuộng hòa bình, tự do và quan trọng nhất là các em phải
có đủ tri thức và bản lĩnh để bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Trường THCS Lê Trì có nhiều học sinh là người khmer (trên 50%), khả năng tiếp
thu kiến thức của một số em còn chậm, việc nắm bắt những thông tin thời sự, tình hình
biển đông còn hạn chế.
Ngày 1 tháng 5 năm 2014 Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào khu
vực biển Đông gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Người phát ngôn Bộ ngoại
(Nguyễn Hải Bình) của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra tuyên bố
phản đối hành vi vi phạm của Trung Quốc theo Công ước luật biển Quốc tế (DOC).
Đầu năm học 2015-2016 tôi đã tiến hành một cuộc khảo sát về sự hiểu biết của
học sinh về tình hình biển Đông. Cuộc khảo sát được tiến hành trên tất cả các học sinh
của khối 7. Câu hỏi: Em biết gì về việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương
981? Hành động đó của Trung Quốc có phù hợp với luật pháp quốc tế không? Em
biết gì về Công ước liên hợp quốc về luật biển quốc tế?

Kết quả thu được hết sức bất ngờ:
- 70 % học sinh không biết về sự tranh chấp chủ quền trên biển Đông hiện nay.
- 95 % học sinh không biết Công ước luật biển quốc tế DOC.
Vì vậy giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo là rất cần thiết,
giúp các em có những hiểu biết cơ bản về chủ quyền biển đảo từ đó các em sẽ tuyên
truyền cho những người thân trong gia đình hiểu thêm chủ quyền biên giới quốc gia
cũng như chủ quyền trên biển Đông một cách sâu sắc.
Theo tôi, những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng trên là:
- Nội dung sách giáo khoa môn Lịch sử còn chú trọng về nội dung, chưa chú ý
nhiều đến việc xác lập chủ quyền trên biển qua các triều đại phong kiến Việt Nam.
- Hầu như các em chưa có thói quen tìm hiểu kiến thức trên sách báo ở thư viện,
ít xem báo đài, thời sự nên khi hỏi về tình hình biển Đông các gặp lúng túng.
- Học sinh còn chịu nhiều tác động xấu từ bên ngoài như: bạn bè lôi kéo, tụ tập
hàng quán, chơi game,… ảnh hưởng đến giờ giấc, chất lượng học tập của bộ môn.

Trường THCS Lê Trì

2

Cao Minh Thường


Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ trong chương trình Lịch sử 7

- Đời sống kinh tế gia đình học sinh còn khó khăn nên phần lớn các em học sinh
phải lao động sớm để giúp đỡ gia đình hoặc cha mẹ đi làm thuê xa ở các khu công
nghiệp, khu chế xuất nên không quản lí được giờ giấc học tập của con em mình,…
Tất cả những nguyên nhân trên góp phần làm cho chất lượng, hiệu quả của giờ dạy
lịch sử chưa cao.


2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến:
Vừa qua khi Trung Quốc đặt dàn khoan 981 vào hải phận Việt Nam thì có hàng
loạt các hoạt động phản đối hành động trên của phía Trung Quốc, trên các mặt báo liên
tục đưa tin về diễn biến của sự việc này. Trong khi theo dõi sự việc trên các trang báo
tôi vô tình đọc được 1 bài báo trên trang Dantri.com.vn chuyên trang giáo dục viết về
chuyện một du học sinh Việt Nam tranh luận về Hoàng Sa, Trường Sa với du học sinh
Trung Quốc trên đất Mỹ. Trong lúc tranh luận em học sinh Việt Nam luôn cho thấy
nhiệt quyết tranh luận, khẳng định luận điểm “ Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”
trong sự cổ vũ và ủng hộ của bạn bè du học sinh các nước. Nhưng đến khi đưa ra các
minh chứng thì em lại tỏ ra lúng túng, thiếu các căn cứ lịch sử cũng như căn cứ pháp lí
cho luận điểm của mình vì em không nắm chắc hay được học rất ít các minh chứng
trong Lịch sử mình được học khi còn ở Việt Nam. Kết quả em du học sinh Trung Quốc
mặc dù không có được những dẫn chứng sát đáng nhưng vì em học sinh Việt Nam lúng
túng trong chỉ ra minh chứng mà làm bản thân rơi vào thế yếu.
Bên cạnh đó cũng có một sự việc mới diễn ra trong thời gian gần đây được đưa
tin trên các trang Vnexpress.net hay trang Dantri.com.vn và trang Baomoi.com về việc
gần 100 học sinh trường THPT Thanh Khê (Đà Nẵng) được cô giáo dẫn đến Bảo tàng
Đà Nẵng tham gia giờ ngoại khóa. Khi nghe thông báo chủ đề tiết học là "Biển đảo
Việt Nam", các cô cậu học trò đều háo hức, tự tin vì cho rằng quá quen thuộc và mình
đã có được học rất nhiều chủ đề này trong các tiết học trên lớp. Nhưng khi người
hướng dẫn tại bảo tàng đặt câu hỏi: “Hiện nay trên quần đảo Hoàng Sa có quân đội
của Việt Nam hay không?", phía dưới im lặng “ Trung Quốc đã cưỡng chiếm Hoàng
Sa bao nhiêu năm ?” một số em rụt rè trả lời nhưng đều không nhắc được đến sự kiện
hải chiến Hoàng Sa ngày 19/01/1974.
Qua hai sự việc trên mới thấy việc đưa kiến thức về Hoàng Sa, Trường Sa vào quá
trình dạy học đặc biệt là dạy học ở các trường THCS là cần thiết.

Trường THCS Lê Trì

3


Cao Minh Thường


Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ trong chương trình Lịch sử 7

Trường THCS Lê Trì nằm trên địa bàn xã Lê Trì thuộc diện khó khăn, có nhiều
đồng bào dân tộc khơmer sinh sống. Học sinh khơmer chiếm trên 50% tổng số học
sinh của trường, vốn hiểu biết Tiếng Việt còn hạn chế, khả năng tiếp thu còn chậm. Vì
vậy đối với việc tuyên truyền ý thức bảo vệ chủ quyền trên biển Đông là hết sức quan
trọng. Với tư cách là một giáo viên dạy Lịch sử hơn ai hết chúng ta cần lồng ghép, tích
hợp những nội có liên quan đến tình hình biển Đông và các bài giảng thực tế nhằm
giúp các em học sinh có những kiến thức cơ bản về biển Đông, thấy được quá trình
thiết lập và bảo vệ chủ quyền trên biển từ thời Lý→ Trần→ Lê Sơ→ TrịnhNguyễn→Triều Nguyễn cho đến ngày nay. Hiện nay lợi dụng về vấn đề đó, các thế lực
thù địch trong và ngoài nước đã tiến hành xuyên tạc, kích động nhằm chống đối cách
mạng nước ta, làm mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Vì vậy việc
lồng ghép kiến thức biển đảo, giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới và toàn vẹn
lãnh thổ vào chương trình bộ môn Lịch sử 7 là hết sức cần thiết.

3. Nội dung của sáng kiến:
3.1 Nhận thức về biển đảo và chủ quyền quốc gia:
Lãnh thổ quốc gia, dân cư và Nhà nước có chủ quyền là 3 yếu tố cơ bản cấu
thành một quốc gia, trong đó lãnh thổ là vấn đề quan trọng hàng đầu. Lãnh thổ quốc
gia xuất hiện cùng với sự ra đời của Nhà nước và được xác định bởi đường biên giới rõ
ràng. Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là vấn đề thiêng liêng đối với mỗi quốc gia dân
tộc, đặc biệt là Việt Nam - Dựng nước đi đôi với giữ nước. Mỗi người dân Việt Nam
đều ghi nhớ lời dặn của Bác Hồ kính yêu:
“ Các vua Hùng đã có công dựng nước,
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”
Chính vì thế, việc xây dựng, quản lí, bảo vệ chủ quyền biên giới, lãnh thổ Quốc gia

là mối quan tâm hàng đầu, là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta.
Việt Nam là 1 quốc gia có đường bờ biển dài 3200 km – có chủ quyền lãnh thổ
lớn nhất ở biển Đông. Do đó vấn đề Chủ quyền lãnh thổ quốc gia luôn gắn liền với chủ
quyền biên giới biển, đảo. Trong các thời kì lịch sử hình thành và phát triển quốc gia
dân tộc, nhân dân Việt Nam đã sớm biết bám biển để khai thác nguồn lợi từ biển. Ngay
từ đầu thời kì phong kiến độc lập, Nhà nước phong kiến đã khai thác lợi thế giao thông
đường biển từ vị trí địa lý của mình, cũng từ đó mở mang lãnh thổ trên biển và xác lập

Trường THCS Lê Trì

4

Cao Minh Thường


Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ trong chương trình Lịch sử 7

chủ quyền biển đảo trên biển Đông. Đặc biệt đến thời kì Chúa Nguyễn đã đẩy mạnh
mở mang lãnh thổ, khai thác biển, xác lập chủ quyền các quần đảo Hoàng sa và
Trường sa…, thực thi pháp luật trên biển, đảo và hoàn thiện việc xác lập chủ quyền
lãnh thổ dân tộc Việt Nam cho đến ngày nay.
Hiến pháp 2013 đã khẳng định Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là 1
nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải
đảo, vùng biển và vùng trời thuộc chủ quyền đất nước. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là
thiêng liêng bất khả xâm phạm. Trên lãnh thổ của mình, nhân dân có quyền và nghĩa
vụ bảo vệ, cải tạo lãnh thổ theo những nguyên tắc chung của Pháp luật. Cùng với việc
hình thành và phát triển lãnh thổ, biên giới quốc gia Việt Nam dần dần được hoàn thiện
gồm biên giới đất liền và biên giới biển đảo. Tuyến biên giới biển đảo Việt Nam đã xác
định 12 điểm để xác định đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải theo tuyên bố
12/11/1982 của Chính phủ CHXHCH Việt Nam, hoàn toàn dựa trên lịch sử hình thành

lãnh thổ quốc gia dân tộc và phù hợp với các quy định trong Công ước Liên hợp quốc
về Luật biển năm 1982.
3.2. Một số địa chỉ về lồng ghép biển đảo và bảo vệ chủ quyền quốc gia trong
chương trình lịch sử lớp 7:
Theo Từ điển thuật ngữ Lịch sử phổ thông: “chủ quyền quốc gia” là quyền cao
nhất của một dân tộc, một quốc gia độc lập, tự mình làm chủ đất đai, tài sản, tự mình
quyết định vận mệnh của mình. Những nội dung này được khẳng định trong pháp luật
mỗi nước, trong văn bản pháp lý quốc tế, là nguyên tắc cơ bản cần tuân theo”. Vì vậy,
“Chủ quyền lãnh thổ quốc gia” là quyền tối cao tuyệt đối, hoàn toàn và riêng biệt của
quốc gia đối với lãnh thổ và trên lãnh thổ của mình. Quyền tối cao của quốc gia đối với
lãnh thổ là quyền quyết định mọi vấn đề của quốc gia đối với lãnh thổ, đó là quyền
thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Quốc gia có quyền đặt ra quy chế pháp lí đối với lãnh
thổ. Với tư cách là chủ sở hữu, Nhà nước có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt
đối với lãnh thổ thông qua hoạt động của các cơ quan nhà nước như các hoạt động lập
pháp, hành pháp và tư pháp.Theo Hiến pháp 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam : “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập có chủ
quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và
vùng trời”.

Trường THCS Lê Trì

5

Cao Minh Thường


Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ trong chương trình Lịch sử 7

Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ chủ quyền biển đảo, biên giới
quốc gia nên bản thân là một giáo viên giảng dạy môn Lịch sử, tôi đã mạnh dạn lồng

ghép biển đảo trong giảng dạy lịch sử Việt Nam lớp 7. Trong bài viết này tôi xin giới
thiệu một số địa chỉ mà bản thân đã đúc kết được sau nhiều năm giảng dạy thực tế:
S
T
T
1
2
3
4

5

6
7
8

Tên bài

Địa chỉ lồng ghép biển đảo Nội dung lồng ghép
và chủ quyền biên giới
quốc gia
Bài 9. Nước Đại Cồ
Mục 3. Cuộc kháng chiến Lê Hoàn dựa vào thủy triều
Việt thời Đinh-Tiền Lê chống Tông của Lê Hoàn lên xuống cho quân cắm
cọc trên sông Bạch Đằng
Bài 11. Cuộc kháng
II. Mục 2. Cuộc chiến đấu Bài thơ thần- bản tuyên
chiến chống xâm lược trên phòng tuyến Như
ngôn độc lập của Lý
Tống (1075-1077)

Nguyệt
Thường Kiệt
Bài 12.Đời sống kinh I. Mục 2. Thủ công nghiệp Thương cảng Vân Đồn
tế, văn hóa
và thương nghiệp
Bài 13. Nhà Trần thành II. Mục 2. Phục hồi và phát Các cảng biển Vân Đồn
lập
triển kinh tế
và Hội Thống, Hội Triều
Bài 14. Ba lần
III. Mục 3. Chiến thắng
Nhà Trần dựa vào thủy
kNguyênháng chiến Bạch Đằng
triều lên xuống cho quân
chống Mông cắm cọc trên sông Bạch
Đằng.
IV. Nguyên nhân thắng lợi Di chúc của vua Trần Nhân
và ý nghĩa lịch sử
Tông về việc bảo vệ chủ
quyền quốc gia.
Bài 20. Nước Đại Việt I. Mục 2. Tổ chức quân đội Lời căn dặn của vua Lê
thời Lê Sơ
Thánh Tông
II. Tình hình kinh tế- xã hội Bản đồ Hồng Đức 1490
Bài 23. Kinh tế, văn I. Mục 2. Sự phát triển các Thương cảng Hội An
hóa thế ki XVI- XVIII nghề thủ công và buôn bán (Đàng trong)
Bài 27. Chế độ phong I. Mục 1. Nhà Nguyễn thiết - Lược đồ hành chính 1832
kiến nhà Nguyễn
lập chế độ phong kiến tập (có Hoàng sa, Trường sa)
quyền

- Châu bản triều Nguyễn
- Hải đội Hoàng Sa.

3.3. Lồng ghép biển đảo thông qua các trận đánh lớn trong bài học lịch sử:
Một trong những hình thức dạy học hiệu quả là sử dụng phương pháp lồng ghép
vấn đề biển đảo trong chương trình học nội khóa ở phổ thông. Việc đưa vấn đề biển
đảo vào bài học lịch sử là một việc làm hết sức cần thiết, vừa tăng thêm nhận thức, tình
yêu biển đảo cho các em, đồng thời cũng góp phần đổi mới trong phương pháp dạy học
hiện tại theo hướng tích hợp liên môn- một xu thế được bộ GD & ĐT khuyến khích áp
dụng.

Trường THCS Lê Trì

6

Cao Minh Thường


Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ trong chương trình Lịch sử 7

Để giáo dục ý thức về chủ quyền biển đảo Tổ quốc, có thể lồng ghép trong rất
nhiều bài học. Để thấy được quá trình dựa vào địa thế của biển để đấu tranh để bảo chủ
quyền biển, đảo Tổ quốc được thể hiện qua: chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền
938, cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn 981, chiến thắng Bạch Đằng của nhà
Trần năm 1288. Trong khuôn khổ của đề tài này (Lịch sử 7) xin đề cập đến hai trận
đánh oanh liệt được ghi vào sử sách là trận đánh năm 981 và năm 1288.
Khi dạy bài 9. NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT THỜI ĐINH- TIỀN LÊ
I. Mục 3. Cuộc kháng chiến chống của Lê Hoàn (981)
Giáo viên chiếu lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn (981)
sau đó gọi học sinh khá giỏi lên trình bày diễn biến


Lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống 981

Giáo viên có thể mở rộng: Sách Đại Nam nhất thống chí và nhiều thần tích ở vùng
Thủy Nguyên (Hải Phòng) đều phản ánh trận Bạch Đằng năm 981 là một chiến công
vang dội, lẫy lừng của quân dân ta trong kháng chiến chống Tống. Bởi vì Lê Hoàn đã
biết dựa vào địa thế của cửa sông Bạch Đằng (thủy triều lên xuống để cắm cọc và bố

Trường THCS Lê Trì

7

Cao Minh Thường


Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ trong chương trình Lịch sử 7

trí quân mai phục). Tại đền thờ vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn) ở Phủ Diễn, Thanh Trì có
câu đối ca ngợi chiến công của ông:
Đế Đô tích tại Hoa Lư Động
Thánh vũ kim tồn Bạch Đằng Giang.
Dịch là:
Động Hoa Lư tráng lệ đế đô,
Sông Bạch Đằng lưu truyền chiến tích.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống đã làm nức lòng
nhân dân cả nước, củng cố vững chắc lòng tin vào khả năng bảo vệ độc lập của dân tộc
Việt Nam. Về đối ngoại, nhà Tiền Lê đã thi hành một chính sách tích cực, bình đẳng,
kiên quyết bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, kể cả vùng biên cương. Tên tuổi Lê
Hoàn và tướng quân nhà Tiền Lê mãi khắc sâu vào lịch sử kháng chiến chống ngoại
xâm của dân tộc ta.

Và khi dạy bài 14. BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG MÔNG-NGUYÊN
I. Mục 3. Chiến thắng Bạch Đằng (1288)
Trước khi trình bày diễn biến giáo viên có thể hỏi: Vua Trần và Trần Hưng Đạo đã
dựa vào đâu để bố trí trận địa mai phục trên sông Bạch Đằng?
Học sinh trả lời : “Bạch Đằng là một sông lớn do sông Đá Bạc, sông Giá và nhiều
sông khác đổ vào. Dòng sông rộng khoảng 1km (khi thủy triều lên), chảy qua địa phận
huyện Yên Hưng (Quảng Ninh) và Thủy Nguyên (Hải Phòng), rồi đổ ra biển. Trần
Quốc Tuấn cho tìm hiểu con nước triều lên xuống hằng ngày và cắm cọc trên sông, bố
trí các đạo quân mai phục”.
Giáo viên treo lược đồ H33. Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 và yêu cầu học sinh
trình bày diễn biến

Trường THCS Lê Trì

Lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến
chống
8 Tống 981 Cao Minh Thường


Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ trong chương trình Lịch sử 7

Sau đó giáo viên khẳng định: Đây là một trận đánh rất lớn của quân và dân nhà Trần.
Chỉ trong vòng một ngày (8-3 âm lịch, tức 9- 4 -1288) toàn bộ đạo binh thuyền của
quân xâm lược Nguyên-Mông, trên đường rút ra khỏi Đại Việt qua đường sông Bạch
Đằng gồm 600 chiến thuyền, khoảng 4 vạn quân, đã bị tiêu diệt và bị bắt sống toàn bộ.
Giáo viên hỏi: Theo em, chúng ta rút ra được bài học gì từ chiến thắng Bạch Đằng năm
1288?
Học sinh trả lời: Từ lâu ông cha ta đã biết dựa vào địa thế hiểm yếu của biển, cửa biển
(thủy triều lên xuống tại cửa sông Bạch Đằng) để bố trí lực lượng, xem con nước,…
tiêu điệt giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập.

3.4. Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ:
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát biểu : “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng,
thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt
qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.
Lịch sử Việt Nam đã chứng minh và khẳng định truyền thống yêu nước và lòng quật
cường đó. Bảo vệ chủ quyền biển, đảo và toàn vẹn lãnh thổ đất nước là trách nhiệm
chung của bất cứ công dân Việt Nam nào, trong đó có học sinh, sinh viên, thế hệ tương
lai của đất nước. Hiểu rõ và thông suốt chủ trương, quan điểm của Đảng về việc giải
quyết vấn đề biển, đảo và am hiểu luật pháp quốc tế, cần tuyên truyền đến những
người xung quanh để có chung nhận thức. Mỗi công dân nếu hiểu biết và ứng xử hợp
lẽ thì quyền lợi tổ quốc sẽ được đảm bảo. Chính vì lý do đó, lòng yêu nước không nên
đặt trên cơ sở tự phát mà phải cần được tuyên truyền, giáo dục và bồi dưỡng thường
xuyên. Nếu xem nhẹ điều này thế hệ chúng ta và nhất là thế hệ trẻ sẽ phai nhạt lí tưởng
hoặc cực đoan, lệch lạc. Tình hình biên cương của Tổ Quốc đặc biệt là chủ quyền biển
đảo đang nóng lên theo tham vọng của các thế lực thù địch đòi hỏi trách nhiệm nặng nề
cả hệ thống chính trị và vai trò của ngành giáo dục, đặc biệt là giáo viên dạy Lịch sử.
3.4.1 Phát triển kinh tế biển:
* Thời Lý- Trần:
Từ sớm, các thuyền buôn Trung Quốc và các nước phương Nam đã qua lại buôn
bán ở các vùng biển phía Bắc và bắc miền Trung nước ta. Năm 1149 nhà Lý cho xây
dựng cảng Vân Đồn (Quảng Ninh) làm bến cảng để thuyền buôn nước ngoài vào trao

Trường THCS Lê Trì

9

Cao Minh Thường



Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ trong chương trình Lịch sử 7

đổi hàng hoá. Đến thời nhà Trần ngoài Vân Đồn (Quảng Ninh) nhiều cửa biển như Hội
Thống (Hà Tĩnh), Hội Triều (Thanh Hóa) đều là những vùng cảng quan trọng.“Thuyền
bè các nước ngoài đến họp ở đây Hội Thống, Vân Đồn mở chợ ngay trên thuyền. Cảnh
buôn bán thật là thịnh vượng”

( An

Nam tức sự)
Ví dụ Khi dạy bài 12. ĐỜI SỐNG KINH TẾ, VĂN HÓA
I. Đời sống Kinh tế
Mục 2. Thủ công nghiệp và thương nghiệp
Khi giảng về thương nghiệp giáo viên có thể hỏi: Việc thuyền buôn nhiều nước vào
Đại Việt đã phản ánh tình hình thương nghiệp của nước ta hồi đó như thế nào?
Học sinh: Buôn bán trong và ngoài diễn ra tấp nập, nhà Lý cho lập nhiều chợ. Vân
Đồn là nơi buôn bán tấp nập, sầm uất.
Giáo viên: Chiếu lược đồ Việt Nam gọi học sinh lên xác định thương cảng Vân Đồn và
liên hệ cảng Vân Đồn ngày nay.
Vân Đồn

Cảng vân Đồn ngày nay
Giáo viên hỏi tiếp: Tại sao nhà Lý chỉ cho thuyền buôn nước ngoài mua bán ở biên
giới, hải đảo (Vân Đồn) mà không cho mua bán trong đất liền?
Học sinh: Nhà Lý cảnh giác cao độ, đề phòng các nước ngoài, đặc biệt là nhà Tống
(Trung Quốc) thăm dò nội tình nước ta để xâm lược.
Giáo viên khẳng định: nhà Lý biết khai thác lợi thế từ các cửa biển, cảng biển để phát
triển kinh tế. Đồng thời cũng luôn đề cao cảnh giác và bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Trường THCS Lê Trì


10

Cao Minh Thường


Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ trong chương trình Lịch sử 7

* Thời Lê Sơ:
Đến thời nhà Lê Sơ việc buôn bán với nước ngoài vẫn duy trì. Thuyền bè nước
ngoài chỉ được cập một số cảng và bị khám xét nghiêm ngặt như cảng
Vân Đồn (Quảng Ninh), Hội Thống (Hà Tĩnh).
* Thời Trịnh -Nguyễn phân tranh:
Kinh tế Đàng trong phát triển hơn ở Đàng ngoài. Chúa Nguyễn cho đặt các
thương điếm ở Thanh Hà (Thừa Thiên-Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (TP
HCM) để mở rộng thông thương buôn bán với nước ngoài, nhất là các nước phương
Tây, bước đầu đưa nước ta tiếp xúc với luồng thương mại quốc tế đang phát triển, góp
phần mở rộng thị trường trong nước và thúc đẩy sự hưng thịnh của một số đô thị.
Ví dụ khi dạy Bài 23. KINH TẾ, VĂN HÓA THẾ KỈ XVI-XVIII

I. Kinh tế
Mục 2. Sự phát triển của nghề thủ công và buôn bán
Khi giảng về ngoại thương
Giáo viên hỏi: ở thế kỉ XVII, tình buôn bán với nước ngoài diễn ra như thế nào?
Học sinh: Nhiều thương nhân châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Đông Nam Á)
và châu Âu (Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp) đến Phố Hiến, Hội An
buôn bán tấp nập. Họ mở cửa hàng bán len dạ, đồ pha lê,...và mua tơ tằm, đường, trầm
hương, ngà voi,...
Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào lược hãy xác định phố Hiến (Đàng ngoài) thương
cảng Hội An (Đàng trong).


Phố
Hiến

Hội
An

Trường THCS Lê Trì

11

Cao Minh Thường


Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ trong chương trình Lịch sử 7

Giáo viên cho học sinh xem ảnh và hỏi: tại sao Hội An trở thành phố cảng lớn nhất ở
Đàng trong?

Thương cảng Hội An (tranh vẽ)

Phố cổ Hội An (Thế kỉ XVIII)

Học sinh: Cảng biển Hội An rộng lớn, nước sâu thuận tiện cho tàu bè đi lại, chúa
Nguyễn (Đàng trong) khuyến khích việc mua bán hơn Đàng ngoài.
* Thời Nguyễn:
Triều nguyễn chính thức được thành lập từ năm 1802. Các vua triều Nguyễn
đều ý thức sâu sắc về tầm quan trọng của biển, đảo đối với việc bảo vệ đất nước, mở
mang giao thông, phát triển kinh tế và khai thác các nguồn lợi từ biển, đảo. Dưới thời
Nguyễn, khu vực biển, đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam đã được xác lập từ bắc chí

nam, tương đương với khu vực biển, đảo của chúng ta hiện nay, đó là vùng biển từ
Quảng Yên (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang) với các đảo ven bờ và hai quần
đảo

xa

bờ



Hoàng

Sa,

Trường

Sa.

Chính quyền Việt Nam thời Gia Long đã thiết lập một trại quân nhỏ để thu thuế và bảo
trợ người đánh cá Việt Nam tiến hành đo đạc thủy trình, cắm cột mốc, dựng bia chủ
quyền, xây dựng hệ thống kho tàng, đồn lũy, đặt trạm thu thuế, quan trắc thiên văn và
dự báo thời tiết.
3.4.2 Thiết lập chủ quyền trên biển :
* Thời Lý - Trần:

Trường THCS Lê Trì

12

Cao Minh Thường



Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ trong chương trình Lịch sử 7

Các thư tịch cổ Việt Nam còn lại đến nay cho thấy các triều đại phong kiến Việt
Nam đã đặc biệt chú trọng tới vùng biển. Các hoạt động của triều đình Việt Nam không
chỉ đơn giản là nhằm khai thác hải sản, các nguồn lợi kinh tế khác từ biển mà còn từng
bước xác lập chủ quyền quốc gia trên biển. Các vua thời Lý - Trần đã ý thức được vai
trò của biển nên ra sức bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông và luôn dặn dò các thế hệ sau
phải cố gắng giữ gìn và mở rộng vùng biển của nước ta.
Ví dụ khi dạy Bài 14. BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHÓNG MÔNG NGUYÊN
IV. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử
Mục 2. Ý nghĩa lịch sử
Khi trình bày đến phần ý nghĩa lịch sử
Giáo viên hỏi: Em hãy trình ý nghĩa lịch sử của ba lần lần kháng chiến chống Mông –
Nguyên
Học sinh trình bày ý nghĩa (có 4 ý ) thứ nhất “Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược
Đại Việt của Mông- Nguyên, bảo vệ nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc”.
Giáo viên mở rộng: giới thiệu di chúc của vua Trần Nhân Tông

Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông

Nguồn(Tài liệu tập huấn Sở GD&ĐT An Giang)

Sau đó giáo viên hỏi: Qua lời di chúc trên em có nhận xét gì ?

Trường THCS Lê Trì

13


Cao Minh Thường


Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ trong chương trình Lịch sử 7

Học sinh trả lời: Không chỉ là đế chế Nguyên, các triều đại phong kiến Trung Quốc từ
xưa đến nay lúc nào cũng luôn tìm cách thôn tính nước ta. Vì vậy, chúng ta cần hết sức
cảnh giác trước âm mưu bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc.
* Thời Lê Sơ:
Việc xác lập chủ quyền trên biển được thể hiện với tác phẩm “Hồng Đức bản
đồ”. Hồng Đức bản đồ là một bộ bản đồ địa lý của Đại Việt được ban hành vào đời
vua Lê Thánh Tông (1490). Đây được coi là bộ bản đồ địa lí đầu tiên do nhà
nước phong kiến của Việt Nam thực hiện. Bản đồ Hồng Đức được thực hiện vào năm
Quang Thuận thứ 8 (1467) khi vua Lê Thánh Tông ra lệnh các thừa tuyên vẽ bản đồ
từng thừa tuyên gửi về Bộ Hộ. Bộ bản đồ gồm: bản đồ nước Đại Việt, bản đồ kinh
thành Thăng Long, bản đồ 13 đơn vị hành chính cấp tỉnh thời đó gọi là thừa tuyên. Đây
là tập bản đồ quốc gia sớm nhất còn lại đến nay, trong đó vẽ rõ Hoàng Sa và Trường
Sa. Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa xưa đã được các đời trước coi là một dải đảo
dài, được gọi bằng các tên khác nhau như Bãi Cát vàng, Cồn vàng, Vạn lý Hoàng Sa,
Vạn lý Trường Sa, Đại Trường Sa… Sách và các sử liệu từ triều nhà Hồ trở về trước đã
bị mất nhiều trong cuộc xâm lược của quân Minh nhưng trong Hồng Đức bản đồ thể
hiện rõ Hoàng Sa và Trường Sa cho thấy từ trước đó hai quần đảo này đã thuộc chủ
quyền Đại Việt.
Khi dạy bài 20. NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428-1527)
I. Tình hình chính, quân sự và pháp luật (tiết 1)
Mục 2. Tổ chức quân đội
Sau khi trình bày tình hình quân đội, Gv cho học sinh tìm hiểu đoạn in nghiêng
trang 96 lời căn dặn của Vua Lê Thánh Tông với các quan trong triều: “Một thước núi,
một tấc sông của ta lẽ nào lại vứt bỏ? Phải cương quyết tranh biện chớ cho họ lấn
dần. Nếu họ không nghe, có thể sai sứ sang tận triều đình của họ, trình bày rõ điều

ngay lẽ gian. Nếu người nào dám đem một thước, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi
giặc, thì phải tru di”
(Đại Việt sử kí toàn thư)
Giáo viên hỏi: Em có nhận xét gì về chủ trương của nhà Lê đối với lãnh thổ của đất
nước quan đoạn trích trên?

Trường THCS Lê Trì

14

Cao Minh Thường


Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ trong chương trình Lịch sử 7

Học sinh trả lời: Qua đoạn trích trên, ta có thể thấy được thái độ kiên quyết bảo vệ chủ
quyền biên giới lãnh thổ của tổ quốc, dù một tấc đất của tổ quốc mất đi phải đòi cho
bằng được, không để cho kẻ thù xâm phạm. Kẻ nào phản bội tổ quốc hoặc mang một
tấc đất của tổ tiên dâng cho giặc sẽ bị trừng trị thích đáng. Đây cũng là lời răn đe, bài
học cho bao thế hệ trong việc giữ gìn biên cương của tổ quốc, nhất là trong giai đoạn
đất nước trên con đường đổi mới ngày nay.
Và phần III. Tình hình văn hóa, giáo dục (tiết 3)
Mục 2. Văn học, khoa học, nghệ thuật
Giáo viên hỏi: Khoa học kĩ thuật thời Lê sơ đã đạt được những thành tựu gì ?
Học sinh trả lời:
- Sử học: Đại Việt sử kí , Đại việt sử kí toàn thư), Lam Sơn thực lục,...
- Y học có bản thảo thực vật toát yếu
- Toán học: Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp
- Địa Lí: Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.
Giáo viên mở rộng: cho học sinh xem 2 lược đồ, sau đó khẳng định các vua thời Lê sơ

đã chú ý đến việc bảo vệ chủ quyền biến giới Quốc gia. Đặc biệt là chủ quyền biển
đảo nên đã cho vẽ lại bản đồ “Bản đồ Hồng Đức” có hai quần đảo Hoàng sa và Trường
sa để tiện theo dõi cũng như răn đe, xử phạt những kẻ không biết bảo vệ từng tất đất,
từng hòn đảo của Tổ Quốc.

Bản đồ Hoàng thành Thăng Long
Hồng Đức (1490)

Trường THCS Lê Trì

Hồng Đức Bản đồ có Hoàng
sa,Trường sa bằng chữ Hán
(1490)

15

Cao Minh Thường


Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ trong chương trình Lịch sử 7

* Thời Trịnh - Nguyễn phân tranh:
Nhà nước Việt Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và thực thi
chủ quyền của mình trên quần đảo Hoàng Sa, ít nhất là từ thế kỷ XVII (thời Chúa
Nguyễn) đã xác lập và thực thi chủ quyền tại Hoàng Sa từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ
XIX; một tổ chức của Nhà nước Việt Nam: Đội Hoàng Sa, là bằng chứng hùng hồn về
xác lập và thực thi chủ quyền của Đại Việt ở Đàng Trong đối với Hoàng Sa. Đội Hoàng
Sa ra đời ở Cửa biển Sa Kỳ và Cù Lao Ré thuộc tỉnh Quảng Ngãi).
Ví dụ khi dạy Bài 23. KINH TẾ, VĂN HÓA THẾ KỈ XVI-XVIII


I. Kinh tế
Mục 2. Sự phát triển của nghề thủ công và buôn bán
Khi trình bày xong phần buôn bán với nước ngoài giáo viên mở rộng thêm bằng cách
cho học sinh xem về “Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư”

Bản đồ Việt Nam do Đỗ Bá soạn vẽ vào thế kỷ XVII. Lời chú giải trên bản đồ khu vực phủ
Quảng Ngãi ghi rõ: “Giữa biển có một dãi cát vàng, gọi là Bãi Cát Vàng”, do Họ Nguyễn
mỗi năm vào tháng cuối mùa đông đưa 18 chiếc thuyền đến lấy hóa vật.

Để tăng tính thiết phục và thu hút sự theo dõi của học sinh, giáo viên có thể nêu sơ

Trường THCS Lê Trì

16

Cao Minh Thường


Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ trong chương trình Lịch sử 7

lược về Bộ sách Phủ Biên tạp lục, viết năm 1776, của Lê Quý Đôn ghi rõ: “Trước họ
Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào, cắt phiên mỗi năm
cứ tháng ba nhận giấy sai đi, mang lương đủ ăn 6 tháng, đi bằng 5 chiếc thuyền tiểu
câu ra biển 3 ngày 3 đêm thì đến các đảo ấy rồi ở lại đó. Tha hồ kiếm lượm, bắt chim
bắt cá mà ăn. Lấy được hóa vật của tàu, như là gươm ngựa, hoa bạc, tiền bạc, vòng
bạc, đồ đồng, thiếc khối, chì đen, súng, ngà voi, sáp ong, đồ sứ, đồ chiên cùng là kiếm
lượm mai đồi mồi, mai hải ba, hải sâm, hột ốc hoa, rất nhiều. Đến kỳ tháng 8 về, vào
cửa Eo, đến thành Phú Xuân để nộp. Cân và định hạng xong mới cho đem bán riêng
các thứ ốc hoa, hải ba, hải sâm, rỗi lĩnh bằng trở về".
Nhiệm vụ của đội “Hoàng Sa”, “Bắc Hải” rất nặng nề, không thuần túy về mặt kinh

tế, khai thác tài nguyên, mà còn đảm trách việc xem xét, đo đạc thủy trình và do thám,
bảo vệ quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Đứng đầu đội “Hoàng Sa” là một “cai đội”
cùng những thành viên được gọi là “dân binh”. Đây là những quân nhân được Nhà
nước cử làm nhiệm vụ đặc biệt ở biên ải của đất nước. Do đó, các đội “Hoàng Sa”,
“Bắc Hải” là hiện thân của một tổ chức nhà nước, vừa mang tính dân sự và quân sự,
vừa có chức năng kinh tế - quốc phòng ở Biển Đông thời các chúa Nguyễn.
Như vậy, với sự có mặt của các đội “Hoàng Sa”, “Bắc Hải” do Nhà nước thành
lập, duy trì hoạt động có thể khẳng định, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ lâu đã là
lãnh thổ của Việt Nam.
* Thời Nguyễn :
Đến thời Nhà Nguyễn công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo được đẩy mạnh bao
giờ hết. Năm 1815, 1816, vua Gia Long cử Đội Hoàng Sa ra Hoàng Sa xem xét và đo
đạc thuỷ trình.
Khi dạy bài 27. CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN NHÀ NGUYỄN

I. Tình hình chính trị – kinh tế
Mục 1. Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền
Sau khi tìm hiểu xong bộ máy nhà nước, giáo viên chiếu lược đồ hành chính Việt
Nam thời Nguyễn (1832) có quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và yêu cầu học sinh lên
xác định 30 tỉnh, 1 phủ trực thuộc và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Trường THCS Lê Trì

17

Cao Minh Thường


Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ trong chương trình Lịch sử 7


Lược đồ hành chính Việt Nam thời
Nguyễn 1832
Giáo viên thông tin thêm: Chính Vua Minh Mạng đã nhiều lần ra chỉ dụ thưởng phạt.
Thường thì dân binh Đội Hoàng Sa luôn được thưởng 1 hay 2 quan tiền và miễn thuế
vì sự vất vả và nguy hiểm. Ngày còn chỉ thị cho Bộ Công phái người ra Hoàng Sa
dựng bia chủ quyền và từ năm Minh Mạng thứ 17 (1836), cứ hàng năm, cử người ra
Hoàng Sa ngoài việc đo đạc thuỷ trình, vẽ bản đồ còn cắm cột mốc, dựng bia. Đại Nam
thực lục chính biên, đệ nhị kỷ, ghi rõ: “Vua Minh Mạng đã y theo lời tâu của Bộ Công
sai suất đội thuỷ quân Phạm Hữu Nhật đưa binh thuyền đi, đem theo 10 cái bài gỗ
dựng làm mốc dấu. Mỗi bài gỗ dài 5 thước, rộng 6 tấc và dày 1 tấc, mặt bia khắc
những chữ: “Năm Minh Mạng thứ 17, năm Bính hân, thuỷ quân chánh đội trưởng suất
đội Phạm Hữu Nhật, vâng mệnh ra Hoàng Sa xem xét, đo đạc, đến đây lưu dấu để ghi
nhớ”.
Sau đó giáo viên có thể cho học sinh xem một số minh chứng chứng tỏ chủ quyền
trên hai quân đảo Hoàng sa, Trường sa đã được nhà Nguyễn thực thi. Đay là bằng
chứng không thể chối cãi được.

Châu bản Triều Nguyễn- bằng chứng khẳng định chủ quyền biển đảo Việt
Nam
Trường THCS Lê Trì

18

Cao Minh Thường


Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ trong chương trình Lịch sử 7

Như vậy, từ đầu thế kỷ XVII thời các chúa Nguyễn đến nửa đầu thế kỷ XIX thời
nhà Nguyễn, Đội Hoàng Sa đã làm nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với quần đảo

Hoàng Sa. Điều này cho phép khẳng định, Việt Nam đã thụ đắc chủ quyền đối với
quần đảo Hoàng Sa theo đúng các quy tắc của luật pháp quốc tế áp dụng vào thời điểm
đó.
Chứng tỏ rất sớm, ngay buổi đầu độc lập xây dựng và phát triển các triều đại
phong kiến Việt Nam đã xác lập chủ quyền lãnh thổ về Biển, Đảo và tiến hành khai
thác các nguồn lợi của biển cả về măt tài nguyên thuỷ hải sản và lợi thế về giao thông
để phát triển kinh tế ngoại thương, mở rộng sự giao lưu với thế giới. Đồng thời thực thi
pháp luật trên biển thể hiện chủ quyền lãnh thổ và bảo vệ độc lập.

V. HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Trước tiên tôi nhận thấy được sự hứng thú, chủ động tìm tòi kiến thức biển đảo,
chủ quyền quốc gia. Giúp học sinh có ý thức trách nhiệm với tài nguyên, môi trường
biển; có những hành động thích hợp để giúp mọi người xung quanh hiểu biết thêm về
biển, và có ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, phát triển kinh tế gắn với
việc bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo, kĩ năng ứng phó với thiên tai.
Sau khi thực hiện đề tài này, bản thân nhận thấy kĩ năng sư phạm của mình ngày
càng vững vàng. Với những tiết dạy cụ thể, bản thân đã tuyên truyền về biển đảo, giáo
dục lòng yêu quê hương đất nước sẽ giúp các em học sinh định hướng và mang trong
mình ngọn lửa nhiệt huyết, sẵn sàng thể hiện tình yêu với đất nước, với Tổ Quốc
thiêng liêng. Qua đó giúp các em sẽ tập trung hơn nữa cho việc học tập, bởi chỉ có học
mới cho tri thức, tri thức sẽ ta sức mạnh. Sức mạnh đó sẽ góp phần xây dựng các vùng
biển đảo thành vùng kinh tế giàu, mạnh, vùng quân sự vững chắc trong phòng tuyến an
ninh giữ gìn và bảo vệ sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc linh thiêng.

Trường THCS Lê Trì

19

Cao Minh Thường



Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ trong chương trình Lịch sử 7

VI. MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG:
Từ những nghiên cứu trên có thể khẳng định đóng góp của đề tài là ở chỗ: từ
quan điểm tích hợp và thực tế từng bài trong chương trình Lịch sử 7 bản thân tôi đã
vận dụng giáo dục về biển đảo Việt Nam với nội dung, liều lượng phù hợp và linh hoạt
vào từng bài học cụ thể. Tích hợp giáo dục về biển đảo Việt Nam cho học sinh lớp 7
trong giờ dạy học Lịch sử rất phù hợp và có tính thực tiễn cao. Việc tích hợp này
không chỉ góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho học sinh về biển đảo quê
hương. Mà thông qua các nội dung được tích hợp vào bài dạy học, giáo viên sẽ phát
huy được tính chủ động, tích cực của học sinh, làm cho tiết học lịch sử bớt khô khan và
gắn bó với cuộc sống thực tiễn đời thường, từ đó giúp các em yêu thích môn Lịch sử
hơn.
Việc tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền Biển - Đảo không chỉ đơn
thuần là giảng dạy trên lớp. Bản thân là giáo viên dạy Lịch sử tôi đã chủ động phối hợp
với tổng phụ trách, giáo viên GDCD và giáo viên Mĩ thuật tổ chức hội thi vẽ tranh
nhân ngày tết nhà giáo Việt Nam 20-11 hàng năm với chủ đề “ Em yêu biển đảo” đã
Vẽ tranh năm học 2016-2017
Xé, dán tranh năm học 2015-2016
được nhiều học sinh tham gia một cách nhiệt tình.

Trường THCS Lê TrìNhững sản phẩm đầu20tay của học sinh
Cao Minh Thường


Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ trong chương trình Lịch sử 7

Tôi thiết nghĩ rằng đề tài này nếu nhanh chóng được áp dụng và nhân rộng
không chỉ dừng lại ở một đơn vị một trường mà đề tài này có thể nhân rộng và áp dụng

đối với tất cả giáo viên dạy Lịch sử 7 bởi tính thiết thực của nó. Và hơn lúc nào hết,
không chỉ riêng bản thân tôi mà tất cả giáo viên dạy sử luôn mong muốn rằng trong
mỗi giờ lên lớp học sinh đều tích cực học tập và quan trọng hơn là những kiến thức mà
giáo viên truyền đạt sẽ được các em tiếp thu trọn vẹn, ghi nhớ. Theo tôi, đề tài này sẽ
phần nào đáp ứng được khát vọng của giáo viên dạy sử hiện nay.

VII. KẾT LUẬN:
Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của tài nguyên môi trường biển đảo
cũng như việc bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia. Trong các năm học vừa qua (20142015, 2015-216) bản thân cũng đã tích góp được một số hình ảnh, đoạn phim tư liệu
mang tính pháp lí về chủ quyền hai quần đảo Hoàng sa, Trường sa và mạnh dạn lồng
ghép một số bài giảng. Từ đó giúp học sinh thấy được các triều đại phong kiến Việt
Nam (Lê Sơ, Lý, Trần, Trịnh - Nguyễn, Tây sơn và nhà Nguyễn) đã khai thác tiềm
năng kinh tế từ biển thông qua việc xây dựng các thương cảng, việc xác lập chủ quyền
trên biển đã có từ rất sớm. Và đặc biệt là học sinh có những chuyển biến tích cực về

Trường THCS Lê Trì

21

Cao Minh Thường


Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ trong chương trình Lịch sử 7

nhận thức và hành động đúng đắn trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo và biên giới
quốc gia.
Như vậy, giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo và biên giới quốc gia là
nhiệm vụ lớn lao và xuyên suốt mà người giáo viên Lịch sử phải làm trong quá trình
giảng dạy của mình. Vì thế đòi hỏi chúng ta phải tích cực, chủ động tìm tòi các biện
pháp, giải pháp tốt, có tính khả thi để tổ chức thực hiện nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Đồng thời xây dựng được một môi trường sư phạm thân thiện giữa giáo viên và học
sinh nhằm thu hút các em đến trường. Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng đó,
năm học vừa qua và hiện tại, tôi đã áp dụng sáng kiến này ở trường trung học cơ sở Lê
Trì bản thân thấy có kết quả tốt. Nay tôi viết lại một số việc làm bản thân để cùng trao
đổi, chia sẽ với các đồng nghiệp nhằm nâng cao chất lượng bộ môn Lịch sử.
Xin trân trọng kính chào!
Lê Trì, ngày 19 tháng 01 năm 2017
Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Trường THCS Lê Trì

Người viết

Cao Minh Thường

22

Cao Minh Thường



×