Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tao bau KK vui và hung thu cho hs su 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.09 MB, 18 trang )

SKKN: “Một số biện pháp tạo bầu không khí vui vẻ và hứng thú trong giờ học lịch sử 6”

ĐỀ TÀI
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO BẦU KHÔNG KHÍ VUI
VẺ VÀ HỨNG THÚ CHO HỌC SINH
TRONG GIỜ HỌC LỊCH SỬ 6
PHẦN THỨ NHẤT:

ĐẶT VẤN ĐỀ

I. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI:
Bộ môn Lịch sử là một bộ môn khoa học xã hội rất quan trọng trong nhà trường. Nó
giúp cho thế hệ trẻ hiểu được cội nguồn dân tộc, biết được quá khứ của tổ tiên và của nhân
loại. Từ những hiện vật cụ thể, những sự kiện lịch sử, học sinh tự hào về truyền thống dân
tộc, biết kế thừa và phát huy những tinh hoa của tổ tiên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ Quốc ngày nay. Muốn làm sống dậy quá khứ của lịch sử, mỗi bài dạy ở trường lớp ngoài
việc cung cấp đầy đủ những kiến thức cơ bản theo chuẩn kiến thức kĩ năng mà còn phải khai
thác có hiệu quả kênh hình trong sách giáo khoa, tổ chức trò chơi trong các tiết dạy đồng thời
phải đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông vào soạn giáo án để tạo bầu không khí vui vẻ
và sự hứng thú trong giờ học lịch sử cho học sinh lớp 6.
Đối với học sinh lớp 6, là lớp đầu cấp, các em vừa lạ trường lớp, bạn bè, lại lạ với
cách dạy của các thầy cô, bởi vì các em được học nhiều thầy cô hơn ở trường tiểu học. Vì thế
khi lên lớp 6 các em rất khó khăn trong việc tự rèn, tự học để nâng cao tư duy của mình,
chưa thích thú học bộ môn lịch sử. Vì thế bản thân tôi là một giáo viên lịch sử, tôi thấy
muốn học sinh lớp 6 không nhàm chán và thích thú khi học môn lịch sử, cũng như giúp các
em nắm vững kiến thúc, tái hiện lịch sử, bộ máy nhà nước một cách hệ thống và thành thạo,
… Đòi hỏi người giáo viên ngoài việc khai thác kênh chữ còn phải khai thác tốt tranh ảnh,
lược đồ trong sách giáo khoa đồng thời phải biết ứng dụng thành thạo công nghệ thông tin
vào việc khai thác kênh hình như tạo thêm màu sắc, hiệu ứng, chiếu phim tư liệu,…tạo niềm
hăng say cho học sinh trong tiết dạy lịch sử là rất cần thiết và có ý nghĩa rất lớn trong việc
hình thành biểu tượng lịch sử cho học sinh đầu cấp.


Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học lịch sử núi
riêng, Tôi xin trình bày một số vấn đề về “Một số biện pháp tạo bầu không khí vui vẻ
và hứng thú trong giờ học lịch sử 6”

Giáo viên: Lê Thị Duyên

1

Trường THCS TT Ba Chúc


SKKN: “Một số biện pháp tạo bầu không khí vui vẻ và hứng thú trong giờ học lịch sử 6”

II. LÝ DO VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Xuất phát từ thực tiễn chung của ngành cũng như từ thực tiễn ở địa phương. Hiện
nay, đa phần học sinh rất chán học các môn xã hội trong đó có môn lịch sử, một bộ phận
không nhỏ học sinh trình bày diễn biến trận đánh này gắn với những nhân vật khác kiểu “râu
ông này gắn càm bà kia” đây là tình trạng đang báo động . Tri Tôn là một huyện miền núi,
trình độ học sinh còn hạn chế, tỉ lệ học sinh dân tộc khmer chiếm tỉ lệ cao. Vậy vấn đề đặt ra
là làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Lịch sử 6 nói riêng Lịch sử cấp
trung học cơ sở nói chung là rất cần thiết. Muốn nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử
Phải làm gì để học sinh không nhàm chán và có hứng thú học môn Lịch sử? Phải làm gì và
làm như thế nào để khai thác có hiệu hiệu quả kênh hình ? phải ứng dụng công nghệ thông
tin vào tiết dạy nào? Mục nào? để có hiệu quả cao trong các giờ học Lịch sử 6. Đây không
đơn thuần chỉ là những câu hỏi mà đó là cả một vấn đề giáo viên cần phải giải quyết . Và đó
cũng chính là nội dung và phạm vi nghiên cứu của đề tài này.

III. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Trong quá trình đổi mới giáo dục hiện nay, việc phát huy tính tích cực học tập của học
sinh nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn đang là mối quan tâm hàng đầu của các

ngành, các cấp và toàn xã hội. Riêng với bộ môn lịch sử 6, ngoài việc “bám sát theo chuẩn
kiến thức kĩ năng, khai thác tốt kênh chữ trong sách giáo khoa; người giáo viên còn khải khai
thác có hiệu quả kênh hình; tổ chức một số trò chơi trong các tiết dạy đồng thời đẩy mạnh
việc ứng dụng công nghệ thông tin trong bài dạy, tiết dạy để tạo bầu không khí vui vẻ, bớt
căng thẳng đồng thời giúp học sinh hứng thú trong giờ lịch sử, rèn luyện kĩ năng sử dụng
lược đồ, trình bày diễn biến trận đánh, đặc biệt là phải tập dần cho học sinh biết vẽ sơ đồ tư
duy,… Có như thế mới phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, góp phần nâng cao
chất lượng môn lịch sử 6 nói riêng và bộ môn lịch sử cấp THCS nói chung.

PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Hiện nay, vấn đề học tập của các em học sinh lớp 6 về bộ môn lịch sử còn rất nhiều
hạn chế, nhiều vấn đề cần để đưa ra bàn luận. Như việc giảng dạy của giáo viên đối với học
sinh và ngược lại việc học tập của các em đối với bộ môn lịch sử thì như thế nào? Chúng ta
thấy có một thực trạng phổ biến nhất đối với các em học sinh là việc học bài cũ một cách thụ
động, ghi nhớ máy móc, khi ngồi học trên lớp với một tình trạng gò bó dẫn đến tình trạng
các em không nắm được kiến thức lịch sử, khi giáo viên kiểm tra bài cũ thì đa số các em
không nhớ, hay quên mất một từ đầu câu thì sẽ quyên hết nội dung kiến thức đã học. Vậy
làm thế nào các em học sinh lớp 6 không thụ động, có say mê hứng thú học, nắm được kiến
thức lịch sử một cách khoa học ?
Giáo viên: Lê Thị Duyên

2

Trường THCS TT Ba Chúc


SKKN: “Một số biện pháp tạo bầu không khí vui vẻ và hứng thú trong giờ học lịch sử 6”

Qua quá trình giảng dạy môn lịch sử ở trường THCS TT Ba Chúc, Tôi nhận thấy đây

là một vấn đề bổ ích về lí luận cũng như thực tiễn. Nó có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao
chất lượng bộ môn, bởi vì học sinh lớp 6 đầu cấp THCS nhận thức và khả năng tư duy còn
nhiều hạn chế.Vì vậy buộc giáo viên trong tiết dạy của mình phải khai hiệu quả nội dung
trong hình ảnh, sơ đồ, lược đồ trong sách giáo khoa đồng thời phải biết thiết kế các hình ảnh,
lược đồ diễn biến trận đánh đó từ hình “tĩnh trở thành động” nghĩa phải tạo được hiệu ứng
thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc soạn giảng. Bên cạnh đó người giáo
viên còn phải biết sưu tầm những đoạn phim tư liệu về những trận đánh lớn để minh hoạt cho
phần diễn biến, tổ chức các trò chơi ở phần củng cố như đoán ô chữ, giải mật mã,..Thông qua
những hình ảnh, sơ đồ, lược đồ, phim tư liệu sẽ tác động vào trực quan của học sinh từ đó
hình thành biểu tượng lịch sử cho các em giúp tiết học bớt căng thẳng và hứng thú hơn.
Về mặt lý luận cũng như trong thực tiễn dạy học không ai có thể phủ nhận tác dụng to
lớn cuả đồ dùng trực quan trong việc hình thành tri thức cho học sinh. Đặc biệt với môn lịch
sử thì trực quan sinh động là điều kiện kiên định, là “Con bài chiến lược” để người giáo viên
“khôi phục” lịch sử đúng như nó đã tồn tại.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:

Lịch sử là một môn khoa học xã hội, nó đóng một vai trò quan trọng trong suốt quá
trình học tập của học sinh đặc biệt là ở cấp THCS. Trong thực tế, hầu hết học sinh chưa ham
học, chưa thực sự yêu thích bộ môn lịch sử, chỉ đối phó để lấy điểm thậm chí nội dung của
bài này các em gắn ở bài kia ”râu ông này căm càm bà kia” ví như cuộc nghĩa hai Bà Trưng
các em nhằm với bà Triệu hay Khởi nghĩa Lí Bí chống quân Lương mà lại nhằm tưởng là
quân Nam Hán,...
Cần phải thẳng thắng nhìn nhận rằng trong thực tế việc sử dụng và khai thác kênh hình
trong tiết dạy lịch sử hiệu quả chưa cao một phần là do khả năng khai thác tranh ảnh của giáo
viên hạn chế, tình trạng sử dụng đồ dùng dạy học mang tính hình thức, hời hợt còn khá phổ
biến. Mặt khác khâu tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi như giải ô chữ, giải mật
mã,..chưa sinh động đây cũng chính là những nguyên nhân cơ bản góp phần làm cho chất
lượng bộ môn lịch sử bị giảm sút..
Xuất phát từ thực tế trên, Tôi mạnh dạng góp phần bàn về vấn đề này rất mong nhận
được sự góp ý của đồng nghiệp, đặc biệt với các đồng nghiệp có cùng chuyên môn.

Dưới đây là bảng thống kê chất lượng năm học trước khi chưa áp dụng đề tài này vào
giảng dạy:
Khối/Lớp
6A1
6A2
6A4
6A5

Tổng Số
35
37
35
36

Giỏi
8
9
7
10

Khá
15
14
14
12

Trung bình
10
11
11

13

Yếu
2
3
2
1

Kém

III. NGUYÊN NHÂN.
Theo tôi, những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng trên là:
Giáo viên: Lê Thị Duyên

3

Trường THCS TT Ba Chúc


SKKN: “Một số biện pháp tạo bầu không khí vui vẻ và hứng thú trong giờ học lịch sử 6”

- Các em chưa thấy được tầm quan trọng của bộ môn, chưa yêu thích bộ môn lịch
sử.
- Các em chưa tìm thấy hứng thú trong các giờ học lịch sử từ đó sinh ra chán nản.
- Trong lớp chiếm tỉ lệ lớn học sinh là người dân tộc khmer khả năng đọc - viết
tiếng Việt của các em còn rất hạn chế không theo kịp bài học. Nếu dừng lại hướng dẫn,
giúp đỡ từng em thì thời gian không đủ để truyền tải hết nội dung bài học.
- Bên cạnh đó còn do khả năng khai thác và truyền tải thông tin từ tranh ảnh, lược
đồ diễn biến trận đánh,… của giáo viên còn hạn chế.
Tất cả những nguyên nhân trên góp phần làm cho chất lượng, hiệu quả của giờ dạy,

môn học đặc biệt là môn lịch sử chưa cao.
IV. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT:
Xuất phát từ thực trạng trên, trong quá trình dạy học của mình Tôi thấy cần tạo ra
không khí học tập sôi nổi, thân thiện giữa thầy và trò, tạo sự hứng thú cho người học, kịp
thời nắm bắt được tâm sinh lí của học sinh. Có như vậy, học sinh mới yêu thích và có
hứng thú học bộ môn Lịch sử, hiệu quả giờ dạy thu được sẽ cao hơn.
Qua một năm thực tế áp dụng những kinh nghiệm của bản thân trong nhiều năm
giảng dạy, tôi xin trình bày những kinh nghiệm mà tôi đã tiến hành trong năm học qua:
1. Đẩy mạnh hoạt động nhóm trong tiết dạy:
Với bộ môn lịch sử việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm là một trong những
hình thức thực hiện tốt nhất việc dạy học phát huy tính tích cực và tương tác của học sinh.
Dưới hình thức học tập này học sinh được khuyến khích thảo luận và hợp tác với nhau, được
trao đổi chia sẻ và có cơ hội để sử dụng kiến thức và các kỹ năng mà các em được lĩnh hội và
rèn luyện. Cùng với đó học sinh được lôi cuốn vào các hoạt động học tập, tiếp thu kiến thức
bằng chính khả năng của mình với sự hướng dẫn của giáo viên.
Để nhóm hoạt động có hiệu quả, các thành viên phải biết rõ nhiệm vụ của mình, vì
vậy phải phân công nhiệm vụ cụ thể cho các em:
- Trưởng nhóm: Điều khiển thảo luận trong nhóm và báo cáo kết quả sau thảo luận.
- Thư ký: Ghi chép kết quả hoạt động của nhóm sau khi đã thống nhất.
- Thành viên khác: Có nhiệm vụ tham gia tích cực vào các hoạt động thảo luận của
nhóm.
* Qua nhiều năm giảng dạy bản thân đã đúc kết được một số vấn đề cần lưu ý khi tổ
chức thảo luận nhóm :
Bước 1. Giáo viên nên chuẩn bị kỹ vấn đề cần thảo luận và dự kiến các tình huống
xảy ra cùng các phương án xử lý .

Giáo viên: Lê Thị Duyên

4


Trường THCS TT Ba Chúc


SKKN: “Một số biện pháp tạo bầu không khí vui vẻ và hứng thú trong giờ học lịch sử 6”

Bước 2. Khi chia nhóm thảo luận nên cơ cấu có đủ thành phần (giỏi – khá – trung
bình - yếu - kém, hiếu động - trầm lặng…). Nên để học sinh luân phiên nhau làm nhóm
trưởng, thư kí . Quy mô nhóm không nên quá đông.
Bước 3. Giáo viên giao nhiệm vụ phải rõ ràng, cụ thể, đảm bảo mỗi học sinh đều hiểu
nhiệm vụ
Trong mỗi nhóm cần có sự phân công rõ ràng nhiệm vụ cụ thể trong đó đề cao vai trò
hợp tác tất cả các đối tượng học sinh đều tham gia bàn bạc và đóng góp ý kiến
- Đại diện nhóm ghi nội dung đã thống nhất vào bảng phụ
- Các đối tượng còn lại trong nhóm ghi nội dung đã thống nhất vào phiếu học tập
( hoặc vở ghi)
Bước 4. Trong quá trình học sinh làm việc, giáo viên phải theo dõi từng nhóm, có sự
giúp đỡ, hướng dẫn kịp thời, đảm bảo tất cả học sinh đều làm việc.
Bước 5. Giáo viên nên cho các nhóm nhận xét chéo lẫn nhau sau đó giáo viên mới
nhận xét tổng hợp về tình hình làm việc của các nhóm để kịp thời động viên, khuyến khích
các nhóm thảo luận tốt hơn và rút kinh nghiệm các nhóm làm việc chưa tốt

Ví dụ 1 : Bài 20. TỪ SAU TRƯNG VƯƠNG ĐẾN TRƯỚC LÝ NAM ĐẾ
(Giữa thế kỉ I – Giữa thế kỉ VI)
Mục 3 : Những chuyển biến về xã hội và văn hóa nước ta ở các thế kỉ I – VI
Gv chia nhóm thảo luận 5 phút ( 4 đến 6 học sinh 1 nhóm)
Nhóm 1,3,5 Câu 1: Quan sát sơ đồ phân hóa xã hội trang 55 , em có nhận xét gì về sự
chuyển biến xã hội ở nước ta ?
Nhóm 2,4,6 Câu 2 Theo em, các chính sách văn hóa của phong kiến phương bắc nhằm mục
đích gì ? Vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục tâp quán và tiếng nói của tổ tiên ?


Ví dụ 2 : Bài 2.NGÔ QUYỀN VÀ CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG NĂM 938
Mục 2 : chiến thắng Bạch Đằng năm 938
Sau khi trình bày diễn biến cuộc chiến trên sông Bạch Đằng xong
Gv chia nhóm thảo luận 3 phút (4 học sinh 1 nhóm)
Câu hỏi thảo luận:

Giáo viên: Lê Thị Duyên

5

Trường THCS TT Ba Chúc


SKKN: “Một số biện pháp tạo bầu không khí vui vẻ và hứng thú trong giờ học lịch sử 6”

Nhóm 1,3,5,7 Câu 1: Vì sao nói trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến
thắng vĩ đại của dân tộc ta ?
Nhóm 2,4,6,8 Câu 2: Ngô Quyền đã có công như thế nào trong cuộc kháng chiến
chống quân Nam Hán xâm lược?
Việc nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy học ở bộ môn lịch sử 6 là
vấn đề rất cần thiết trong hoạt động dạy và học. Với các phương pháp dạy học tích cực nhằm
gíúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả
năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào tình huống khác nhau trong
học tập và trong cuộc sống. Tự hình thành tri thức, có năng lực và phẩm chất năng động,
sáng tạo trong cuộc sống. Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua
tiết dạy học ở bộ môn lịch sử 6 có vai trò cực kỳ quan trọng để tiết học đạt hiệu quả cao.
2.Tăng cường khai thác, sử sụng đồ dùng dạy học sẵn có và làm mới:
Tranh ảnh, lược đồ, sơ đồ (gọi chung là kênh hình) là phương tiện không thể thiếu được
cho việc hình thành biểu tượng cho học sinh . Kênh hình trong sách giáo khoa được sử dụng
tốt sẽ huy động được sự tham gia của nhiều giác quan: Mắt thấy, tai nghe tạo điều kiện cho

học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, nhớ lâu. Phát triển năng lực chú ý, quan sát, tạo hứng thú học tập
cho học sinh. Ngược lại nếu sử dụng không đúng cách, lạm dụng sẽ làm cho học sinh phân
tán sự chú ý tập trung, phản tác dụng, mục tiêu bài học sẽ không đạt được.
Chúng ta thấy rằng hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử 6 thông thường có
thể phân làm 3 dạng:
- Dạng thứ nhất là tranh ảnh, các hình vẽ (công cụ lao động, các công trình kiến trúc,
điêu khắc, các loại vũ khí, đồ gốm...)
- Dạng thứ 2 là tranh ảnh chân dung các nhân vật lịch sử.
- Dạng thứ 3 là các loại bản đồ, lược đồ, sơ đồ trong những tiết dạy có nội dung các
cuộc khởi
nghĩa.
Các bước tiến hành khai thác kênh hình:
Bước 1: Cho học sinh quan sát tranh ảnh, lược đồ,… trong đó chú ý quan sát cả nội
dung, ranh giới và các kí hiệu bản đồ ở bảng chú giải.
Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi nêu vấn đề và gợi ý để học sinh tìm hiểu nội dung kênh
hình.
Bước 3: Học sinh trả lời bằng việc trình bày kết quả tìm hiểu nội dung trong kênh
hình.
Bước 4: Giáo viên nhận xét bổ sung ý kiến trả lời của học sinh
2.1 Đối với dạng lược đồ dạng nhiều đối tượng thể hiện như công cụ, trang sức, nhiều cuộc
khởi nghĩa nổ ra ở các địa danh khác nhau,…giáo viên có thể gọi nhiều học sinh lên dán trên
lược đồ.

Giáo viên: Lê Thị Duyên

6

Trường THCS TT Ba Chúc



SKKN: “Một số biện pháp tạo bầu không khí vui vẻ và hứng thú trong giờ học lịch sử 6”

Ví dụ1 :

Bài 8 : THỜI NGUYÊN THỦY TRÊN ĐẤT NƯỚC TA

Để khắc sâu tiết dạy, làm cho học sinh hứng thú, say mê trong tiết học, để tránh sự
nhàm chán của các em đòi hỏi :
Giáo viên: Phóng lớn lược đồ trống hình 24: Lược đồ một số di chỉ khảo cổ ở Việt Nam.
Đây là lược đồ trống: Chỉ có tên các địa danh của nước Việt Nam và giáo viên photo những
hình 18,19,20,21,22,23 và cắt thu gọn theo hình mẫu.

Ở núi Đọ ( Thanh hóa): HS dán rìu đá

Ở Nậm Tum ( Lai Châu): HS dán công cụ chặt

Hình 24: Lược đồ: Một số di chỉ khảo cổ ở Việt Nam
Ở phần

1. Những dấu vết của Người tối cổ được tìm thấy ở đâu?
2. Ở giai đoạn đầu, Người tinh khôn sống như thế nào?
3.Giai đọan phát triển Người tinh khôn có gì mới?
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên treo lược đồ trống lên và hướng dẫn học sinh lên
bảng thực hiện các thao tác dán những công cụ đã tìm thấy vào những địa danh mà các em
đã nắm ở nội dung sách giáo khoa.
HS : Tự đọc nội dung sgk và tìm dịa danh trên lược đồ và các em lần lượt tìm những hình
phù hợp với địa danh để dán

Ví dụ2:
Giáo viên: Lê Thị Duyên


Bài 3- XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
7

Trường THCS TT Ba Chúc


SKKN: “Một số biện pháp tạo bầu không khí vui vẻ và hứng thú trong giờ học lịch sử 6”

Mục 1- Con người đã xuất hiện như thế nào?

Sănthủy
ngựa rừng
Cuộc sống của người nguyên
Giáo viên cần phải sử dụng hai bức tranh “Cuộc sống của người nguyên thủy’’ và
“Săn ngựa rừng” ở sách giáo khoa. Để khai thác hiệu quả nội dung hai kênh hình này, trước
hết giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hai bức tranh kết hợp với đọc phần kênh chữ trong
sách giáo khoa. Sau đó đặt câu hỏi gợi mở, định hướng để học sinh trả lời:
+ Con người thời nguyên thủy thường sống ở đâu? Vì sao họ lại phải sống trong
những điều kiện như vậy?
+ Cảnh săn ngựa rừng nói lên điều gì?( về phương tiện săn bắn, số lượng người đi săn
và hiệu quả của việc săn ngựa…)
+ Qua hai bức tranh trên, các em hãy nêu nhận xét của mình về đời sống của người
nguyên thủy?
Sau khi học sinh trả lời và nêu nhận xét, giáo viên tiến hành miêu tả kết hợp với phân tích
khái quát, ngắn gọn để làm rõ cuộc sống bấp bênh của người nguyên thủy

2.2 Đối với tranh ảnh là những nhân vật lịch sử muốn cho học sinh nhận xét được,
giáo viên cần phải chuẩn bị sẵn một số cầu hỏi nhỏ mang tính miêu tả, gợi mở để học
sinh nhận xét nội dung bức ảnh.

Ví dụ :

Giáo viên: Lê Thị Duyên

BÀI 6: VĂN HOÁ CỔ ĐẠI

8

Trường THCS TT Ba Chúc


SKKN: “Một số biện pháp tạo bầu không khí vui vẻ và hứng thú trong giờ học lịch sử 6”

Để giúp học sinh thấy được những thành tựu rực rỡ về văn hoá cộng với tài năng
mà người Hy Lạp và Rô Ma đã đạt được. Giáo viên có thể giới thiệu các em quan sát
hình 17 SGK, tượng lực sỹ ném đĩa. Sau đó đặt câu hỏi:

Hỏi: Quan sát hình 17 SGK chúng ta thấy
tượng lực sỹ ném đĩa trông như thế nào ?
Gv gợi mở: quan sát kĩ hình dáng, cơ bắp, thớ
thịt,...
Học sinh nhận xét: Bức tượng trông sinh động
Hỏi: Vậy bức tượng thể hiện điều gì ?
Học sinh trả lời: Tài năng sáng tạo, trí tưởng
tượng, bàn tay tài hoa của những người thợ điêu
khắc đương thời.

Tượng lực sĩ ném đĩa

2.3 Đối với những lược đồ diễn biến các cuộc khởi nghĩa lớn như khởi nghĩa Hai Bà

Trưng, KN Lí Bí, …là những lược đồ câm đơn thuần chỉ có địa danh, phạm vi lãnh
thổ, mũi tên hướng tấn công và rút lui của địch, ít màu sắc, …. Muốn cuốn hút được
sự chú ý của học sinh giáo viên phải chế biến từ lược đồ câm đó. Chẳng hạn tô màu
những địa danh, cắt giấy màu hướng tấn công và rút lui của địch là màu xanh, của ta
là màu đỏ,…Từ đó mới tác động trực tiếp vào mắt học sinh được, rồi hình thành biểu
tượng, giúp học sinh ghi nhớ diễn biến trận đánh một cách khoa học.

Ví dụ:

Bài 17. CUỘC KHỞI NGHÃ HAI BÀ TRƯNG (40)

Mục 2. Cuộc khởi nghĩa hai Bà Trưng bùng nổ
Phần diễn biến giáo viên có thể sự tô màu địa danh, mũi tến hướng tấn công,…
Giáo viên: Lê Thị Duyên

9

Trường THCS TT Ba Chúc


SKKN: “Một số biện pháp tạo bầu không khí vui vẻ và hứng thú trong giờ học lịch sử 6”

Lược đồ khởi nghĩa hai Bà Trưng

Cùng với kênh chữ, hệ thống câu hỏi, kênh hình trong SGK lịch sử 6 là điều kiện tiên
quyết, là yếu tố quan trọng giúp người giáo viên hình thành tri thức lịch sử cho học sinh. đặc
biệt với học sinh khối 6 khả nhận thức của các em còn hạn chế. Hơn nữa nội dung Lịch sử 6
có nhiều sự kiện, có nhiều thuật ngữ khái niệm mới.
Khai thác tranh ảnh, hình vẽ trong SGK lịch sử 6 theo một số cách như trên vừa giúp học
sinh tìm thấy những tín hiệu lịch sử nội dung kiến thức lịch sử, vừa phát huy năng lực quan

sát, khả năng diễn đạt, kích thích thao tác tư duy lôgíc, tư duy phán đoán, sáng tạo, trí tưởng
tượng, tạo nên sự say mê, hứng thú học tập ở học sinh.
3.3.Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy:
Nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin, trong đó máy tính không chỉ là công cụ
giúp tính toán thuần túy mà còn có thể hỗ trợ con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau của
cuộc sống. Đây là một phương tiện hiện đại phục vụ, hỗ trợ rất đắc lực cho giáo viên và học
sinh trong quá trình dạy-học. Trong xu thế hiện nay, đa số giáo viên đều có máy vi tính, máy
Giáo viên: Lê Thị Duyên

10

Trường THCS TT Ba Chúc


SKKN: “Một số biện pháp tạo bầu không khí vui vẻ và hứng thú trong giờ học lịch sử 6”

vi tính cá nhân nối mạng Internet phục vụ cho công tác giảng dạy và sử dụng khá thường
xuyên. Máy tính giúp giáo viên khai thác phong phú hơn tư liệu, dữ liệu, hình ảnh và xây
dựng các slide để trình chiếu trong các tiết dạy. Đối với bộ môn lịch sử việc dạy ứng dụng
công nghệ thông tin sẽ giúp chúng ta khắc phục một số hạn chế của bộ môn như sau:
Thứ nhất là, tranh ảnh để giáo viên giảng dạy, dẫn dắt học sinh rút ra các khái niệm
lịch sử còn thiếu rất nhiều.
Thứ hai là, khi giảng dạy một trận đánh lịch sử hay một hoạt động văn hoá nào đó
trong lịch sử cần phải có hình động hoặc một đoạn phim minh họa để học sinh dễ hiểu và
nắm bắt kiến thức nhanh hơn thì tranh vẽ không thể đáp ứng được yêu cầu này.
Thứ ba là, do tính đặc thù của bộ môn lịch sử, hầu như bài học nào, tiết học nào giáo
viên đều có thể dạy lồng ghép thực tế, giáo dục học sinh về ý thức bảo vệ các di sản văn hoá,
giáo dục tinh thần, ý thức lao động sáng tạo của nhân dân ta trong xây dựng kinh tế, văn hoá,

Xuất phải từ những khó khăn trên tôi chủ động soạn giảng những bài có các trận đánh

lớn, những lễ hội, hoạt động văn hóa,…bằng giáo án điện tử.
Ví dụ1:
Bài 6. VĂN HÓA CỔ ĐẠI
Nếu dạy bài này theo phương pháp truyền thống
hoặc những giáo viên không rành vi tính thì tiết dạy
này đối với người giáo viên là rất vất vả vì phải pho
to phóng to rất nhiều hình ảnh trong sách giáo khoa
cho học sinh xem, phải tốn nhiều thời gian treo lên
lấy xuống các tranh ảnh đó. Hơn nữa những hình này
do pho to không có màu sắc, không kích thích sự tò

Vườn treo Ba-bi-lon

mò của học sinh từ đó học sinh sẽ nhàm chán. Qua

thực tế nhiều năm giảng dạy bản thân tôi cũng nhận thức được vấn đề đó và mạnh dạng
ứng dụng công nghệ thông tin vào việc soạn giảng
đưa những hình ảnh đầy đủ màu sắc, tạo hiệu ứng,
đưa thêm một số hình ảnh khác ngoài sách giáo khoa
giúp học sinh mở rộng thêm kiến thức đồng thời
giúp tiết học đỡ nhàm chán hơn.

Đấu trường Cô-li-dê
Giáo viên: Lê Thị Duyên

11

Trường THCS TT Ba Chúc



SKKN: “Một số biện pháp tạo bầu không khí vui vẻ và hứng thú trong giờ học lịch sử 6”

Ví dụ2:

Bài 27. NGÔ QUYỀN VÀ CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG 938

Trận đại chiến trên sông Bạch Đằng là một biến cố lịch sử rất lớn bởi nó kết thúc
ngàn năm bị phương bắc đô hộ.Thế nhưng đối với trận đánh này nếu giáo viên không đưa
thêm một số hình ảnh, phim tư liệu vào tiết dạy thì học sinh sẽ mau quên và ghi nhớ diễn
biến trận đánh một cách máy móc.

Đặc biệt đối với tường thuật diễn biến trận đánh giáo viên có thể đưa một phim tư liệu
(khoảng 3 đến 5 phút) liên kết vào slide rồi trình chiếu cho học sinh xem để minh họa thêm.
Phương pháp này giúp người giáo viên giảm bớt phương pháp thuyết trình đơn điệu đồng
thời tăng thêm sức hấp dẫn cho học sinh khi xem và khắc sâu được kiến thức.

Hoằng Tháo bị giết trên sông Bạch Đằng (xem phim)

Giáo viên: Lê Thị Duyên

12

Trường THCS TT Ba Chúc


SKKN: “Một số biện pháp tạo bầu không khí vui vẻ và hứng thú trong giờ học lịch sử 6”

Việc “Ứng dụng công nghệ thông tin” trong giảng dạy là rất quan trọng và khắc phục
được vấn đề thời gian, giáo viên không mất nhiều thời gian trong việc vẽ tranh, không mất
thời gian để ngồi viết nhiều câu hỏi trắc nghiệm lên bảng phụ mà giành được nhiều thời gian

để đầu tư kiến thức cho tiết dạy. Đặc biệt là học sinh tiếp thu được kiến thức nhanh hơn, hiểu
sâu vấn đề hơn, giáo viên cung cấp được nhiều kiến thức thực tiễn hơn cho học sinh .
4.4. Sử dụng trò chơi để tạo hứng thú cho HS trong những tiết dạy:
Để đạt được hiệu quả cao trong các giờ dạy lịch sử mỗi giáo viên, mỗi đơn vị trường
học có nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào điều kiện của từng trường, từng địa phương, từng
đối tượng học sinh.Trong khuôn khổ của đề tài này, tôi chỉ trình bày một số “Trò chơi” mà tôi
đã thường lồng ghép trong quá trình soạn giảng của mình và đã đạt hiệu quả cao trong các giờ
dạy, được Ban giám hiệu Nhà trường, tổ chuyên môn, bạn bè đồng nghiệp đánh giá cao về
tính hiệu quả của nó mang lại.
Trò chơi: “ Giải ô chữ lịch sử”.
Đây là một trong những trò chơi tương đối phổ biến trong dạy học lịch sử. khi soạn
bài, tôi thiết kế hệ thống ô chữ lịch sử dưới dạng các ô chữ hàng ngang và một ô chữ hàng
dọc. Mỗi ô chữ hàng ngang là một đơn vị kiến thức trong bài học, còn ô chữ hàng dọc là một
từ chìa khóa liên quan đến nội dung trong các chữ hàng ngang.Sau khi giải hết các ô chữ hàng
ngang với các chữ cái xuất hiện, học sinh sẽ tìm được ô chữ hàng dọc (từ chìa khóa).Từ chìa
khóa sẽ là nội dung kiến thức cơ bản nhất của bài học. Trong quá trình giảng dạy của mình,
tôi thường áp dụng trò chơi này vào mục củng cố -luyện tập, ôn tập chương, các tiết làm bài
tập lịch sử,...Có thể cho học sinh chơi cá nhân hoặc theo nhóm.
Bước một: Giáo viên phải soạn trước các ô hàng ngang, hàng dọc với các câu hỏi tương ứng
và có thời gian quy định cụ thể là bao nhiêu giây cho mỗi câu.
Bước hai: Giáo viên giới thiệu về luật chơi cho học sinh nắm.
Bước ba: Giáo viên cho học sinh tự lựa chọn ô chữ hàng ngang tùy thích, sau đó giáo viên
đọc câu hỏi và học sinh trả lời.
Bước bốn: Sau khi học sinh lần lượt tìm ra các ô chữ hàng ngang,các chữ cái ở ô hàng dọc
sẽ xuất hiện; giáo viên cho học sinh đọc chính xác từ chìa khóa của ô hàng dọc và yêu cầu
học sinh trình bày hiểu biết của mình về từ chìa khóa đó.
Bước năm: Giáo viên nhận xét mức độ tham gia của lớp đồng thời tuyên dương những học
sinh tham gia nhiệt tình và làm tốt phần thi. Giáo viên có thể khuyến khích bằng lời khen,
tràng pháo tay của lớp hoặc cho điểm học sinh làm tốt.
Ví dụ:


Bài 12. NHÀ NƯỚC VĂN LANG

Giáo viên: Lê Thị Duyên

13

Trường THCS TT Ba Chúc


SKKN: “Một số biện pháp tạo bầu không khí vui vẻ và hứng thú trong giờ học lịch sử 6”

Trò chơi giải ô chữ
Đối với dạng trò chơi này, giáo viên phải chuẩn bị kỉ câu hỏi theo thứ tự rồi tạo hiệu
ứng, đưa ra kết quả, quan trọng hơn nữa là phải tạo được hiệu ứng thời gian báo giờ cho từng
câu hỏi

V. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Với những mong muốn sáng tạo trong giảng dạy là tạo được bầu không khí khí vui
vẻ, hứng thú học tập đồng thời giúp học sinh dễ nhớ và khắc sâu kiến thức.Sau khi áp
dụng đề tài này vào giảng dạy tôi thấy đa số các em học sinh rất hứng thú trong giờ học,
thảo luận sôi nổi, mạnh dạng trình bày ý kiến. Từ đó chất lượng dạy tăng lên đáng kể
được thể hiện qua bảng thông kê sau:
Bảng thống kê chất lượng giảng dạy được nâng cao nhờ dụng đề tài:
Khối/Lớp
6A1
6A2
6A4
6A5


Tổng Số
35
37
35
36

Giỏi
10
11
9
11

Khá
17
18
16
12

Trung bình
8
7
10
13

Yếu
0
1
0
0


Kém

1. Đối với bản thân:
- Giúp Tôi tự tin hơn trong giảng dạy, đặc biệt là những tiết có sử dụng tranh ảnh, ứng
dụng công nghệ thông tin đồng thời bầu không khí lớp học nhẹ nhàng và sôi động hơn thông
qua việc tổ chức các trò chơi ở phần củng cố,…
- Thông qua việc đầu tư sưu tầm tài liệu nâng cao được trình đồ hiểu biết và bổ sung
những kiến thức chuyên môn.
- Thông qua các tiết sử dụng đồ dùng trực quan, qua cách tổ chức hỏi đáp, xem ảnh
nhận xét, phim tư liệu,…tạo được tình cảm thân thiện giữa thầy và trò.
Giáo viên: Lê Thị Duyên

14

Trường THCS TT Ba Chúc


SKKN: “Một số biện pháp tạo bầu không khí vui vẻ và hứng thú trong giờ học lịch sử 6”

2. Đối với học sinh:
- Khi sử dụng đồ dung trực quan, tranh ảnh, xem phim tư liệu học sinh sẽ hứng thú
hơn trong suốt quá trình học tập của mình.
- Học sinh tăng cường tìm tòi tranh ảnh, hình vẽ từ thư viện, báo chí,internet,…từ đó
học hăng say làm việc, tự tìm tòi kiến thức. Đây cũng chính là nguyên nhân góp phần làm
giảm tỉ lệ học sinh bỏ học.

VI. NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG VÀ TỒN TẠI:
1. Nguyên nhân:
a. Nguyên nhân khánh quan:
- Nhờ chủ trương, đường lối của Bộ GD & ĐT, Sở GD &ĐT An Giang, Phòng

GD & ĐT Tri Tôn về “đổi mới phương pháp dạy học gắn liền với việc tăng cường sử
dụng đồ dùng trực quan, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.”
- Sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của Ban Giám Hiệu trong việc kiểm tra, đôn đốc
đổi mới phương pháp dạy học.
- Được sự giúp đỡ của tổ trưởng hội đồi bộ môn sử, tổ trưởng chuyên môn, các bạn
đồng nghiệp.
- Đa số học sinh đã có thức tự giác hơn trong quá trình học tập của mình, các em
luôn tự tìm tòi, sưu tầm tranh ảnh từ thư viện, báo đài,… từ đó xây dựng tiết học ngày
càng tốt hơn.
b. Nguyên nhân chủ quan:
- Sự phấn đấu không ngừng của bản thân, luôn trăn trở về phương pháp, chất
lượng giảng dạy của mình.
- Bản thân thường xuyên rút kinh nghiệm từ các đồng nghiệp và tự rút nghiệm sau
mỗi tiết dạy.
- Nhờ khâu dặn dò bài sau kĩ (sưu tầm tranh ảnh, truyện kể về nhân vật lịch sử,
nhưng bài thơ của các nhân vật nổi tiếng,…)
- Nhờ những thông tin mới từ sách, báo, đài và đặc biệt là Internet. Những thông
tin này hỗ trợ đắc lực trong việc giảng dạy.
2. Tồn tại:
- Một số tranh ảnh dùng để giảng dạy lịch sử 6 thường thiếu hoặc những tranh ảnh
không có màu, hay những mũi tên, màu mũi tên cũng khác so với lược đồ trong sách giáo
khoa nên việc giảng dạy cũng gặp nhiều khó khăn.
- Hầu hết các tranh ảnh hỗ trợ cho các tiết dạy lịch sử địa phương đều không có
nên việc học sinh tiếp thu bài cũng bị hạn chế.
- Còn một số học sinh là dân tộc khmer chưa rành tiếng việt, ít đọc sách ở thư
viện, việc xem báo đài cũng bị hạn chế từ đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình
giảng dạy.
PHẦN THỨ BA:

Giáo viên: Lê Thị Duyên


15

KẾT LUẬN

Trường THCS TT Ba Chúc


SKKN: “Một số biện pháp tạo bầu không khí vui vẻ và hứng thú trong giờ học lịch sử 6”

I. NHỮNG BÀY HỌC KINH NGHIỆM:
- Về bản thân sẽ tự học, tìm tòi kiến thức, học hỏi từ các anh chị đồng nghiệp để nâng
cao hơn nữa các tiết dạy, bài dạy của mình thông qua các tiết dự thảo giảng, chuyên đề của tổ
chuyên môn tại đơn vị,…
- Cần ghi nhận những vấn đề nảy sinh trong tiết dạy của mình để kịp thời bổ sung,
chỉnh sửa nhằm hoàn thiện hơn cho tiết dạy sau đặc biệt là các tiết ứng dụng công nghệ
thông tin trong giảng dạy thường phát sinh một số vấn đề trong trình chiếu các slide buộc
giáo viên phải chỉnh sửa ngay.
- Đẩy mạnh hơn nữa việc phân tích các tiết dự giờ để rút ra các ưu - khuyết điểm từ
đó phát huy ưu điểm và khắc phục những khuyết diểm, thiếu sót.
- Tạo được không khí vui vẻ trong tiết dạy, gây được thiện cảm, tình cảm với học
sinh đặc biệt là những học sinh yếu kém để có biện pháp giúp đỡ kịp thời.
- Cần bám sát theo chuẩn kiến thức kĩ năng, giảm tải của bộ ban hành để xác định
mục tiêu, kiến thức trọng tâm của từng bài ; xác định phương pháp giảng dạy từng phần của
bài và phân phối thời gian cho hợp lý ; Sưu tầm tranh ảnh, hình ảnh động hoặc đoạn phim
minh hoạ cho kiến thức và các nguồn tài liệu liên quan, kể cả các bộ môn như văn, địa, giáo
dục công dân, lí, hoá, sinh ....
- Giáo viên làm sao phải tạo được bầu không khí “học mà chơi – chơi mà học” dần
dần học sinh sẽ ham thích học môn lịch sử từ đó chất lượng môn lịch sử sẽ được cải thiện
và nâng cao.


II. Ý NGHĨA CỦA SKKN:
Với xu hướng chung hiện nay xã hội ngày càng phát triển, đổi mới và nâng cao chất
lượng giảng dạy, nâng cao chất lượng học tập của học sinh là nhiệm vụ hàng đầu và xuyên
suốt trong quá trình dạy - học. Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp tạo bầu không khí
vui vẻ, hứng thú cho sinh trong giời học lịch sử 6” đã giải quyết được câu hỏi lớn đó tạo
được bầu không khí vui vẻ, gây hứng thú cho học sinh bằng cách để các em làm việc nhiều
trên lớp như thảo luận nhóm, trình bày diễn biến trận đánh trên lược đồ kết hợp với việc cho
học sinh xem phim tư lệu và cho các em tham gia chơi trò chơi để tất cả các em học sinh đặc
biệt là học yếu kém đều được tham gia xây dựng bài. Vì vậy chất lượng bộ môn lịch sử ở
Trường THCS TT Ba Chúc năm học vừa qua được cải thiện và nâng lên đáng kể.

III. PHẠM VI ÁP DỤNG:
- Nhờ áp dụng sang kiến này mà chất lượng, hiệu quả giáo dụng tăng lên rõ rệt,
nếu được nhân rộng ra các khối sử 6,7,8,9 trong toàn trường Tôi tin rằng chất lượng
chung của trường sẽ tăng lên đáng kể.
- Nếu sáng kiến này thông qua hội đông bộ môn sử phòng GD & ĐT Tri Tôn được
áp dụng cho cả huyện đặc biệt là những trường có tỉ lệ học sinh yếu kém sẽ giúp các
trường giảm bớt gánh nặng về bầu không khí và chất lượng bộ môn lịch sử của huyện nhà
cũng được cải thiện.
IV.NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT:
Qua hai năm áp dụng sáng này và thực tế giảng dạy nhiều năm, bản thân tôi thấy còn
một số vấn đề cần bổ sung, hoàn thiện thêm nhằm nâng cao chất lượng bộ môn lịch sử nói
riêng và các môn học khác nói chung:

Giáo viên: Lê Thị Duyên

16

Trường THCS TT Ba Chúc



SKKN: “Một số biện pháp tạo bầu không khí vui vẻ và hứng thú trong giờ học lịch sử 6”

- Các thiết bị, tranh ảnh, tư liệu trường học thường thiếu rất nhiều đặc biệt là những
tranh ảnh về lịch sử địa phương An Giang.
- Để có được kết quả cao trong việc dạy và học, ngành giáo dục cần đầu tư và cung
cấp nhiều hơn nữa về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học như: tranh ảnh, lược đồ, máy
chiếu,…
- Khuyến khích việc tổ chức các cuộc thi sáng tạo và cải tiến đồ dùng dạy học ở tất cả
các môn trong đó có môn lịch sử để giúp bài dạy phong phú thêm và thu hút học sinh nhiều
hơn.
- Cần có một số nguồn kinh phí để tổ chức các trò chơi trong một số tiết dạy, thực
hiện tham quan ngoại khoá, tham quan thực tế tại các di tích, bảo tàng để giúp các em có vốn
kiến thức thực tế ở địa phương mình.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong quá trình giảng dạy môn lịch sử, hiểu
biết và kinh nghiệm chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự góp ý chân
thành của các bạn đồng nghiệp!
Ba Chú ,ngày 03 tháng 12 năm 2012.
Người viết

Lê Thị Duyên

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách giáo khoa lịch sử 6 của Bộ GD & ĐT- nhà xuất bản giáo dục.
2. Sách giáo viên lịch sử 6 do Phan Ngọc Liên (tổng chủ biên)– nhà xuất bản
giáo dục.
3. Nguyễn Thị Côi, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Mạnh Cường, Hướng dẫn sử
dụng kênh hình trong sách giáo khoa khoa Lịch sử THCS. NXB GD, năm 2009.

4. Bộ GD và ĐT, Hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN môn Lịch sử, NXBGDVN,
năm 2009.

Giáo viên: Lê Thị Duyên

17

Trường THCS TT Ba Chúc


SKKN: “Một số biện pháp tạo bầu không khí vui vẻ và hứng thú trong giờ học lịch sử 6”

5. Đĩa VCD tài liệu hỗ trợ dạy và học lịch sử THCS lớp 6 do TS. Trần Thuận và
ThS. Nguyễn Thị Huệ sưu tầm và giới thiệu – nhà xuất bản giáo dục do sở GD & ĐT
An Giang cấp.
6. Bộ GD và ĐT, Vụ Giáo dục Trung học, Tài liệu tập huấn giáo viên dạy
học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn KTKN trong chương trình Giáo dục phổ thông môn
Lịch sử cấp THCS, năm 2010.
7. Internet.

Giáo viên: Lê Thị Duyên

18

Trường THCS TT Ba Chúc



×