Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giờ sinh hoạt lớp cuối tuần tại lớp 11b5, trường THPT lê lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (899.22 KB, 29 trang )

1. Phần mở đầu
- Lí do chọn đề tài .
Là một giáo viên tham gia giảng dạy tại các trường phổ thông, ngoài công
tác chuyên môn có lẽ công tác chủ nhiệm cũng gắn bó với đại đa số thầy, cô
giáo. Công tác mà chưa thấy một trường đại học nào đào tạo hay một lớp học
nào đó đào tạo. Công tác ấy chỉ thực hiện trên tinh thần trách nhiệm, lòng yêu
trẻ...nói chung là "kỷ cương, tình thương, trách nhiệm", thực hiện với mục tiêu
là hoàn thiện nhân cách cho các em học sinh và phát huy hiệu quả học tập của
mỗi học sinh. Công tác chủ nhiệm lớp thành công hay không là dựa trên kinh
nghiệm của mỗi thầy cô. Chính vì thế, đây là công việc khiến mỗi thầy, cô giáo
chủ nhiệm suy tư, trăn trở. Một trong những trăn trở của GVCN là tổ chức tiết
sinh hoạt lớp cuối tuần cho học sinh sao cho hiệu quả, có tác dụng giáo dục cao.
Tiết sinh hoạt cuối tuần là một hình thức tổ chức hoạt động tập thể học sinh
sau một tuần do các em tự tổ chức và điều khiển.Trong tiết này, giáo viên chủ
nhiệm lớp giữ vai trò cố vấn giúp học sinh, cùng các em tham gia vào những
hoạt động cụ thể.
Tiết sinh hoạt lớp cuối tuần có ý nghĩa trực tiếp trong việc góp phần xây
dựng tập thể học sinh đoàn kết, kỉ luật, phát huy được tác dụng đối với từng
thành viên, có ý nghĩa giáo dục kĩ năng sống, giáo dục đạo đức, lối sống cho các
em.
Tiết sinh hoạt lớp cuối tuần nhằm đánh giá các hoạt động của lớp diễn ra
trong tuần, định hướng cho các hoạt động sẽ phải thực hiện ở tuần tới. Tiết sinh
hoạt lớp cuối tuần còn đưa các yêu cầu của nhà trường thành nhiệm vụ mà lớp
phải thực hiện. Tiết học sẽ hiển thị toàn bộ những hoạt động, những kết quả,
những thành tích mà các em đã đạt được để được bạn bè, thầy cô tuyên dương,
khích lệ; giúp các em nhận ra những thiếu sót mà các em mắc phải trong một
tuần học tập và rèn luyện để được bạn bè, thầy cô sẻ chia, giúp đỡ tìm ra biện
pháp để các em sửa chữa, tiến bộ hơn. Tiết sinh hoạt còn tạo điều kiện để các em
thể hiện tài năng của mình thông qua những tiết mục văn nghệ, bộc lộ những suy
nghĩ... bạn bè thầy cô tán thưởng, hoan nghênh. Thông qua tiết sinh hoạt lớp
cuối tuần, các em được rèn luyện các kĩ năng sống của mình để các em vững tin


bước vào cuộc sống.
Với những lý do trên, tôi trăn trở và tìm tòi “Một số biện pháp nâng cao
hiệu quả giờ sinh hoạt lớp cuối tuần tại lớp 11B5, trường THPT Lê Lai.”
Bản thân tôi đã và đang thực hiện công tác chủ nhiệm nay xin đưa ra một
số biện pháp nâng cao hiệu quả giờ sinh hoạt lớp để cùng trao đổi với mong
muốn công tác chủ nhiệm góp phần tích cực trong việc giáo dục học sinh thành
một con người hoàn thiện.

1


- Mục đích nghiên cứu.
Mục đích của đề tài này là tìm ra cách thức tổ chức một tiết sinh hoạt lớp
cuối tuần nhẹ nhàng, thoải mái nhưng đạt hiệu quả cao trong việc giáo dục học
sinh.Trên cơ sở những theo dõi, đánh giá của đội ngũ cán bộ lớp, học sinh có
những hiểu biết cần thiết về tập thể, về vai trò, nhiệm vụ của bản thân trong việc
đóng góp xây dựng tập thể. Nâng cao tính tích cực, tự giác trong các hoạt động
tập thể, có ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần trách nhiệm trước tập thể, có ý thức
hợp tác, phê bình và tự phê bình.
Mặt khác, mục đích của đề tài này còn tạo ra một sân chơi gần gũi, thiết
thực và hữu ích để cho các em thể hiện năng khiếu của mình.Qua đó, giúp các
em thẩm thấu sâu hơn về cái hay, cái đẹp trong cuộc sống hàng ngày thông qua
biểu diễn các tiết mục văn nghệ, đọc thơ, các câu chuyện kể...Cũng từ đó, giúp
cho tâm hồn các em hồn nhiên hơn, có niềm tin vào cuộc sống nói chung và
trong học tập nói riêng. Song hành với sự phát triển về tâm hồn, các kỹ năng
sống về xây dựng tập thể, về tự quản, kỹ năng tổ chức, kỹ năng điều khiển và
tham gia các hoạt động tập thể, kỹ năng đánh giá và tự đánh giá của các em cũng
được hình thành và phát triển một cách tự nhiên, phong phú và bền vững hơn.
- Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 11B5- Trường THPT Lê Lai- Năm học

2015- 2016.
- Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này được nghiên cứu trên một số phương pháp như sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp giao tiếp.
- Phương pháp nêu gương
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp thực hành, vận dụng.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Trong chương trình giáo dục phổ thông, tiết sinh hoạt lớp được quy định
như một tiết học bắt buộc không thể thiếu ở mỗi cấp học. Đối với bậc trung học
đây là tiết tự quản được các nhà trường xếp ở tiết học cuối của mỗi tuần học,
thời điểm để mỗi học sinh thực hiện phê và tự phê, tự đánh giá và đánh giá hoạt
động học tập, rèn luyện của cá nhân và tập thể lớp sau mỗi tuần học đồng thời
xây dựng kế hoạch hoạt động cho tuần học tiếp theo nhằm mục tiêu hoàn thành
tốt kế hoạch năm học của mỗi lớp đã đề ra.Tiết sinh hoạt lớp đặt dưới sự quản
lý, giám sát và tác động giáo dục của giáo viên chủ nhiệm.
Đây là dạng hoạt động giáo dục tập thể, là một hình thức tổ chức tự quản
cho học sinh và là một trong những biện pháp cơ bản góp phần xây dựng tập thể
học sinh đoàn kết. Thông qua các giờ sinh hoạt lớp, các em bày tỏ, chia sẻ tâm
tư, tình cảm và tự đánh giá, nhận xét nhau thẳng thắn, tích cực. Các học sinh
trong lớp được liên kết với nhau, giáo viên gắn bó với học sinh trong một cộng
2


đồng chung để giải quyết những vấn đề của cuộc sống thực hàng ngày ở nhà
trường, ở lớp học. Học sinh được mở rộng các mối liên hệ, tăng cường sự hiểu
biết, giúp đỡ lẫn nhau, khắc phục xu hướng hẹp hòi, cục bộ, bè phái trong đời

sống tập thể hàng ngày của lớp học.
Thông qua tiết sinh hoạt lớp cuối tuần, học sinh được làm quen với nhiều
loại hình hoạt động khác nhau, giúp các em phát triển các kỹ năng cơ bản và cần
thiết cho bản thân như kỹ năng độc lập, kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong các mối
quan hệ tập thể lớp và ngoài xã hội.Từ đây các em sẽ lĩnh hội được rất nhiều tri
thức, góp phần phát triển nhân cách toàn diện của học sinh, tức là phát triển mọi
mặt cả trí tuệ, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ và sức khỏe...của học sinh.
2.2. Thực trạng tiết sinh hoạt lớp cuối tuần tại trường THPT Lê Lai.
2.2.1. Thực trạng chung của tiết sinh hoạt lớp cuối tuần tại trường THPT Lê Lai.
- Theo thói quen lâu nay, thông thường tâm trạng và ý nghĩ của thầy và trò,
coi tiết sinh hoạt cuối tuần là tiết không quan trọng, tiết học không có trong phân
phối chương trình, nội dung không rõ ràng, khô cứng, lặp đi, lặp lại, không thực
sự gắn với nhu cầu của học sinh.
-Thông thường giáo viên chủ nhiệm dùng tiết sinh hoạt lớp để nhận xét,
kiểm điểm, nhắc nhở những sai phạm của học sinh trong tuần và phổ biến kế
hoạch, công việc tuần tới.
- Nội dung sinh hoạt chỉ 10- 15 phút, thời gian còn lại là học sinh ngồi nói
chuyện, lớp học ồn ào...
- Giáo viên quá nghiêm khắc, không gần gũi, thân thiện, không đặt mình vào
vị trí của học sinh để hiểu các em.
- Tiết sinh hoạt lớp, giáo viên chủ nhiệm còn dùng để la mắng học sinh vi
phạm với những lời lẽ nặng nề, phản giáo dục.
2.2.2. Thực trạng tiết sinh hoạt lớp cuối tuần lớp 10B5, năm học 2014 – 2015 tại
trường THPT Lê Lai.
Cùng với thực trạng trên của nhà trường, đôi lúc tôi chưa coi trọng tiết sinh
hoạt lớp cuối tuần ở lớp tôi chủ nhiệm nên tổ chức tiết sinh hoạt lớp cuối tuần
qua loa, đại khái, hiệu quả không cao.
2.2.3. Nguyên nhân.
- Giáo viên chủ nhiệm chưa tích cực để xây dựng nội dung các tiết sinh hoạt
lớp nhằm nâng cao chất lượng giờ sinh hoạt cho học sinh của lớp mình.

- Tiết sinh hoạt lớp đặt ở cuối mỗi tuần học, tiết học không có nội dung, yêu cầu
cụ thể lại đi đôi với tâm lí mỏi mệt muốn xả hơi cuối tuần nên dễ bị thực hiện
qua loa đại khái, do đó dễ bị đánh mất mục tiêu, ý nghĩa và nhiệm vụ quan trọng
của tiết học. Làm mất tác dụng vốn có của tiết học.
- Học sinh còn thụ động nên chưa tích cực chủ động tham gia các hoạt động vui
chơi, văn nghệ... ngại thể hiện quan điểm trước tập thể. Nhiều học sinh muốn thể
hiện mình nhưng còn e ngại, không tự tin vào bản thân, chưa nhận được sự động
viên, cỗ vũ của thầy cô cũng như bạn bè trong lớp.
2.2.4. Hậu quả.

3


- Tiết học nhàm chán, đơn điệu, chỉ mang tính chất thông báo, sơ kết.
- Học sinh vi phạm lo sợ cô la mắng tìm cách trốn tiết, học sinh ngoan cũng chịu
những áp lực.
- Học sinh không hứng thú với tiết học.
- Giáo viên làm việc không hết thời gian, lúc đó cả thầy và trò ngồi chờ tiếng
trống.
- Tình cảm giáo viên và học sinh xa cách, thiếu thân thiện.
- Không đạt được hiệu quả giáo dục.
Để khắc phục một số tồn tại trong tiết sinh hoạt, làm cho tiết sinh hoạt lớp
có ý nghĩa và tác dụng thiết thực, sinh động và phong phú hơn, tôi đưa một số
biện pháp nâng cao hiệu quả tiết sinh hoạt lớp chủ nhiệm.
2.3. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tiết sinh hoạt lớp cuối tuần.
Để tiết sinh hoạt lớp cuối tuần đạt hiệu quả tốt đó là xây dựng tiết học thân
thiện, học sinh tích cực, giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò vừa là nhà viết kịch
bản, vừa là đạo diễn và cũng là cá nhân tác động tích cực trong giáo dục hoàn
thiện nhân cách cho học sinh và hoàn thành nhiệm vụ tiết học. Để hoàn thành tốt
tiết sinh hoạt, theo tôi cần có những biện pháp sau:

2.3.1. Xây dựng nội quy lớp học.
- Thời gian xây dựng
Ngay từ đầu năm, giáo viên soạn thảo nội quy lớp.
- Quy trình xây dựng.
+ Giáo viên chủ nhiệm căn cứ vào nội quy nhà trường và các tổ chức đoàn
thể để xây dựng nội quy do lớp mình phụ trách. Để xây dựng nội quy này, giáo
viên chủ nhiệm căn cứ vào tình hình, đặc điểm lớp học do mình phụ trách.Nội
quy được đưa ra tập thể lớp đóng góp ý kiến xây dựng và đi đến thống nhất để
thực hiện.
Ví dụ:
TRƯỜNG THPT LÊ LAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
LỚP 11B5
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
NỘI QUY LỚP .
NĂM HỌC 2015- 2016
1. Học sinh phải đi học đúng giờ, trên đường đi phải thực hiện đúng luật giao
thông.
2. Thực sự ngoan ngoãn, lễ phép, kính trọng người trên, thương yêu giúp đỡ bạn
bè, đoàn kết xây dựng tập thể lớp, tập thể Đoàn vững mạnh.
3. Phải chăm chỉ học tập, trong lớp chăm chú nghe giảng, tích cực xây dựng bài,
tìm hiểu bài, làm bài, học bài trước khi đến lớp. Phải tự giác học tập, không
gian lận trong học tập, kiểm tra và thi.
4. Phải có đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập, có ý thức bảo vệ tài sản, thiết bị
trường học. Trong giờ học không được sử dụng điện thoại, máy phát nhạc…

4


5. Học sinh đến trường trang phục đúng quy định. Không uống rượu, bia, hút
thuốc lá, không mang vũ khí, văn hóa phẩm đồi trụy, không nói tục, gây gỗ đánh

nhau, tránh xa ma túy và các tệ nạn xã hội.
6. Giữ gìn vệ sinh lớp học sạch sẽ, không xả rác bừa bãi trong lớp học.
Ngọc Lặc, ngày 22 tháng 08 năm 2015
GVCN
Lê Thị Thúy
Sau khi xây dựng xong nội quy lớp, GVCN phổ biến trước lớp cho tất cả
học sinh đều biết và thống nhất thực hiện. Bên cạnh đó, GVCN xây dựng thang
điểm thi đua của lớp hàng tuần ứng với nội quy.
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI HẠNH KIỂM
LỚP 11B5
(Áp dụng từ ngày 22 tháng 08 năm 2015)
1.Phần trừ điểm.
TT Lỗi vi phạm
Điểm TT Lỗi vi phạm
trừ
1
Nghỉ học không phép
20
11 Tự ý đổi chỗ ngồi
2
Nghỉ học có phép
5
12 Không thuộc bài cũ
3
Đi học chậm
5
13 Không sinh hoạt 15 phút
4
Vào lớp chậm
5

14 Bỏ tiết
5
Không sơ vin
20
15 Không có ghế ngồi chào
cờ
6
Sơ vin chậm
15
16 Xếp hàng chào cờ chậm
7
Không đồng phục
20
17 Không đeo thẻ
8
Không ghi bài
20
18 Đeo thẻ chậm
9
Sử dụng điện thoại, gây 30
19 Trống vào lớp học vẫn
gỗ đánh nhau
chưa vào
10 Nói chuyện trong giờ học 20
20 Vứt rác trong lớp làm bẩn
lớp học và môi trường
xung quanh
11 Trực tiếp làm cho lớp bị 20
21 Ngủ trong giờ học
hạ bậc đánh giá trong sổ

đầu bài.
2.Phần cộng điểm.
STT Điểmđạt được Điểm cộng
1
7 điểm miệng 5
2
8 điểm miệng 5
3
9 điểm miệng 10
4
10 điểm miệng 10

Điểm
trừ
10
10
10
20
10
5
15
10
10
10/
lần
10/
lần

5



3. Cách xếp loại hạnh kiểm.
a. Hạnh kiểm theo tuần.
STT
Mức điểm trừ
Xếp loại
1
Điểm nhỏ hơn hoặc bằng 5 A
2
Điểm lớn hơn 5-15
B
3
Điểm lớn hơn 15 -30
C
4
Điểm lớn hơn 30- 40
D
5
Điểm lớn hơn 40 -50
Không xếp loại
b. Hạnh kiểm theo tháng.
- Điểm thi đua theo tháng = (tổng điểm 4 tuần):4
- Hạnh kiểm theo tháng cũng được xếp loại theo khung trên
c. Hạnh kiểm học kì.
Điểm thi đua theo tuần = (tổng điểm các tháng trong học kì):số tháng ở học kì
đó, hạnh kiểm cũng được xếp theo khung trên.
d. Hạnh kiểm cả năm.
HKCN = trung bình hạnh kiểm hai học kì: 2
4. Các hình thức kỷ luật đối với học sinh vi phạm.
Các hình thức kỷ luật theo tuần.

- Nếu học sinh xếp loại hạnh kiểm loại B: Vệ sinh phòng học theo yêu cầu của
GVCN.
- Nếu học sinh xếp loại hạnh kiểm loại C: Lao động 1 buổi
- Nếu học sinh xếp loại hạnh kiểm loại D: Lao động 2 buổi .
- Nếu học sinh không xếp loại hạnh kiểm: Hình thức phạt lao động 3 buổi, giáo
viên chủ nhiệm mời phụ huynh trao đổi.
5. Các hình thức khen thưởng
a. Phần thưởng tuần
+ Cuối mỗi tuần ai được xếp loại A, không bị phạt sẽ nhận phần thưởng một
chiếc bút ( trị giá khoảng 5000đ).
+ Có số lần xây dựng bài nhiều nhất lớp trong tuần sẽ nhận phần thưởng một
chiếc bút( gọi là phần thưởng vua giơ tay tuần)
b. Phần thưởng cuối mỗi kỳ.
- Ai có nhiều “phần thưởng tuần” nhất lớp sẽ nhận phần thưởng một cuốn sổ( trị
giá khoảng 20.000đ), gọi là phần thưởng kỳ.
- Ai có nhiều phần thưởng” vua giơ tay tuần” nhất lớp sẽ nhận phần thưởng là
một cuốn sổ ( trị giá khoảng 20.000đ). gọi là phần thưởng “ vua giơ tay kỳ”.
c. Phần thưởng cuối mỗi năm học.
Ai được cả hai” phần thưởng kỳ” hoặc phần thưởng “vua giơ tay kỳ” nhiều nhất
lớp sẽ được nhận phần thưởng năm trị giá khoảng 40.000đ và giấy khen của
GVCN hoặc của đoàn trường.
Lưu ý: Yêu cầu tất cả học sinh trong lớp đọc kỷ, nghiên cứu và nghiêm túc thực
hiện. Hãy thể hiện tinh thần trách nhiệm và ý thức với tập thể lớp. Hãy cùng
chung tay vì một tập thể lớp 11B5 đoàn kết, tiến bộ.
6


- Mục đích xây dựng nội quy lớp học.
- Là cơ sở để giáo viên giáo dục, quản lý học sinh.
- Là cơ sở để ban cán sự lớp như: Lớp trưởng, bí thư, lớp phó học tập…và tổ

trưởng các tổ đánh giá xếp loại thành viên trong tổ theo tuần, tháng, kỳ và năm.
- Là cơ sở để mỗi học sinh tự giác rèn luyện bản thân, hoàn thiên nhân cách.
2.3.2. Xây dựng hệ thống hồ sơ, biểu mẫu.
2.3.2.1. Sổ theo dõi tổ trưởng
- Sổ theo dõi của tổ trưởng dùng để tổ trưởng theo dõi và ghi chép tình hình học
tập và rèn luyện của các thành viên trong tổ hàng ngày.
- Mục đích: Là cơ sở để đánh giá, xếp loại các thành viên trong tổ một cách
chính xác, khoa học.
THEO DÕI NỀ NẾP TỔ 1
(tuần …... từ ngày …../….. /201.... đến ngày …...../…. /201…)
TT Họvà tên
Điểm
Lỗi vi phạm trong tuần
trừ
Thứ Thứ Thứ
Thứ Thứ Thứ
2
3
4
5
6
7

Điểm
cộng

XL

1
Lê Lai, ngày…….tháng…..năm 201…

Tổ trưởng
2.3.2.2. Biên bản sinh hoạt lớp.
+ Biên bản sinh hoạt lớp là dùng để tổng kết, đánh giá, kiểm điểm tình hình học
tập của học sinh và thực hiện nội quy lớp học.
+ Mục đích:
- Biên bản sinh hoạt lớp giúp thầy, cô giáo chủ nhiệm quản lý học sinh một cách
dễ dàng và khoa học hơn, đỡ phải ghi chép nhiều trong giờ sinh hoạt.
- Giúp cho ban cán sự lớp và tổ trưởng các tổ làm việc khoa học, chính xác,
không tốn thời gian nhiều để dành thời gian cho các hoạt động khác.
- Là cơ sở cho việc đánh giá, xếp loại học sinh trong trường hợp học sinh có ý
kiến trái chiều về kết quả xếp loại của mình.
TRƯỜNG THPT LÊ LAI
LỚP 11B5

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN SINH HOẠT LỚP
Sinh hoạt lớp tuần …... từ ngày …../….. /201.... đến ngày …...../…. /201
Hôm nay, vào lúc ….. giờ …. phút, ngày …../…../……. tại phòng học lớp
11B5 tổ chức sinh hoạt lớp:
Chủ trì: …………………………………………..
Lớp trưởng
Thư ký: …………………………………………..
Giáo viên chủ nhiệm: Lê Thị Thúy
Số HScó mặt …………... Số HS vắng mặt có lý do …………… Số HS
vắng mặt không có lý do ………………
7



Lớp trưởng đánh giá tình hình hoạt động của tuần qua:
Ưu điểm:
……………………………………………………………………………………
Những tồn tại cần khắc phục:
……………………………………………………………………………………
Ý kiến của các thành viên trong lớp:
……………………………………………………………………………………
Kiến nghị đề xuất:
……………………………………………………………………………………
Giáo viên chủ nhiệm triển khai kế hoạch tuần tới
……………………………………………………………………………………
Số người vi phạm nội quy, quy chế: (Nêu tên những HS vi phạm)
TT Họ và tên
Nội dung vi phạm
Hình thức xử lý
1
GVCN LỚP

Lớp trưởng

Thư ký

Lê Thị Thúy
Bùi Thị Yến
Lê Thị Trà My
2.3.2.3. Bảng thông báo
+ Bảng thông báo được đặt ở giữa, vị trí cuối lớp học.
- Bảng thông báo dùng để ghi chép kế hoạch, hoạt động của lớp trong tuần hoặc
là ghi chép những thông báo đột xuất của nhà trường và đoàn trường.
- Ghi chép những học sinh được tuyên dương và những học sinh vi phạm trong

tuần, lịch trực nhật của lớp trong tuần hoặc lịch trực tuần của lớp.
+ Mục đích:
- Đôi lúc trong giờ sinh hoạt lớp, giáo viên triển khai kế hoạch nhưng học sinh
không tập trung cho nên không nhớ tuần tới mình phải làm gì. Vì vậy bảng
thông báo giúp học sinh nắm rõ hơn kế hoạch tuần. Mỗi lần nhìn lên bảng thông
báo nhắc nhở các em phải thực hiện nhiệm vụ mình phải làm.
- Thông qua bảng thông báo, giúp học sinh yếu kém trong rèn luyện sẽ tích cực
hơn vì xấu hổ bị nhắc nhở trên bảng thông báo, học sinh được tuyên dương thì
tích cực hơn.

8


2.3.3. Tổ chức sinh hoạt lớp thông qua một số chủ đề, tổ chức các hoạt động
văn nghệ và tìm hiểu về các tấm gương vượt khó, học giỏi.
2.3.3.1.Sinh hoạt theo chủ đề .
* Thời gian sinh hoạt: Khoảng 20 phút
* Nội dung sinh hoạt: Gắn với các hoạt động chủ điểm tháng, gắn với các sự
kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội diễn ra ở địa phương, trong nước và trên
thế giới,…
* Hình thức sinh hoạt: Đa dạng, phong phú liên quan đến kiến thức cuộc sống
hàng ngày của các em như: Thi văn nghệ giữa các tổ, đố vui khoa học, tìm hiểu
về luật an toàn giao thông, tìm hiểu về những nhân vật lịch sử (ở trường mình
mang tên người anh hùng dân tộc Lê Lai, giáo viên cho học sinh tìm hiểu về
người anh hùng dân tộc Lê Lai, Lê Lợi…), có thể là chủ đề về sức khỏe sinh sản
vị thành niên, hạn chế bạo lực học đường…
9


+ Căn cứ vào đặc điểm của từng lớp, giáo viên chủ nhiệm có thể lựa chọn những

chủ đề phù hợp với các em.
+ Một số chủ để chúng ta có thể lựa chọn:
- Chủ đề: Sức khỏe sinh sản ở tuổi vị thành niên
- Chủ đề: Làm thế nào để hạn chế bạo lực học đường
- Chủ đề: Làm thế nào để học tốt môn ngoại ngữ, các môn học tự nhiên.
- Chủ đề: Thanh niên với chủ quyền đất nước
- Chủ đề: Tìm hiểu về ngày quốc tế phụ nữ.
- Chủ đề: Thanh niên với tình bạn, tình yêu, hôn nhân và gia đình.
* Mục đích:
- Sinh hoạt theo chủ đề giúp học sinh tích lĩnh hội kiến thức phong phú và đa
dạng về các lĩnh vực của đời sống xã hội, qua đó giúp các em tự tin hơn trong
cuộc sống.
- Sinh hoạt theo chủ đề giúp các em rèn luyện các kĩ năng sống cơ bản như: Kỹ
năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tự tin trước tập thể…
- Thông qua sinh hoạt theo chủ đề, các em hiểu nhau nhiều hơn, đoàn kết hơn và
thông cảm, thương nhau hơn. Đây chính là điều kiện cơ bản để tập thể lớp ngày
càng vững mạnh. Bên cạnh sinh hoạt lớp theo chủ đề, để giờ sinh hoạt lớp tạo
được hứng thú và đạt được hiệu quả cao, giáo viên chủ nhiệm linh hoạt trong giờ
sinh hoạt có thể giáo viên chủ nhiệm tổ chức các hoạt động khác như: Tổ chức
các hoạt động văn nghệ, tổ chức các trò chơi, tìm hiểu về các tấm gương vượt
khó, học giỏi hoặc là giáo viên chiếu những câu trâm ngôn hay về tình bạn, tình
yêu hoặc những câu trâm ngôn về cuộc sống để các em thảo luận và rút ra bài
học đối với bản thân.
+ Ví dụ 1: Thảo luận những câu danh ngôn hay về tình bạn.
- Giáo viên khuyến khích học sinh sưu tầm những câu chuyện cảm động về
tình bạn hoặc những câu trâm ngôn hay về tình ban.
- Giáo viên có thể đưa ra một số câu trâm ngôn hoặc câu chuyện cảm động
về tình bạn, hướng dẫn học sinh thảo luận.

10



DANH NGÔN HAY VỀ TÌNH BẠN

2
»Khen ngợi tôi, và tôi có thể sẽ không tin bạn.
Chỉ trích tôi, và tôi có thể sẽ không thích bạn.
Tảng lờ tôi, và tôi có thể sẽ không tha thứ cho bạn.
Khuyến khích tôi, và tôi có thể sẽ không quên bạn.
Yêu mến tôi, và tôi có thể sẽ bị buộc phải yêu mến bạn.
Câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về các câu trâm ngôn trên? Chúng ta phải làm
gì để có một tình bạn đẹp?
- Giáo viên nêu câu chuyện cảm động về tình bạn, học sinh suy nghĩ và thảo
luận.
Tóm tắt câu chuyện: Tình bạn Lưu Bình- Dương Lễ.
Lưu Bình và Dương Lễ là bạn kết nghĩa với nhau. Cả hai cùng đi học và
chơi chung với nhau rất thân. Lưu Bình con nhà giàu sang nhưng lại lười biếng
không chịu học hành mà chỉ thích ăn chơi. Thi kỳ nào hỏng kỳ thi đó. Trái lại
Dương Lễ rất nghèo nhưng biết phận nên chịu khó học hành đêm ngày. Lưu
Bình lại rất tử tế với bạn. Anh ta cho Dương Lễ tiền để mua giấy mực, áo quần,
cơm gạo để ăn học.
Đến kỳ thi, Dương Lễ thi đậu, được làm quan, ở trong dinh có lính hầu
canh gác. Trong khi đó Lưu Bình cờ bạc hết tiền, trở nên nghèo khó. Không tiền,
không việc, Lưu Bình tìm đến Dương Lễ. Anh nghĩ là lúc xưa đã giúp bạn tiền
để ăn học nên Dương Lễ chắc không bao giờ quên ơn. Hơn nữa anh ta là một
người bạn rất tốt.
Thế rồi Lưu Bình tìm đến nhà Dương Lễ. Nhưng khi anh ta đến nơi thì
không được phép vào gặp ngay mà phải chờ đợi ở ngoài rất lâu. Sau cùng một
lính hầu đưa anh ta đến một căn phòng đặc biệt. Khi ra tiếp đón bạn, Dương Lễ
trông rất thờ ơ lạnh nhạt như người xa lạ. Dương Lễ không cho anh ta tiền bạc

gì. Đến khi Lưu Bình than đói bụng thì Dương Lễ mới sai lính hầu cho người
11


bạn một bát cơm nguội đựng trong cái bát mẻ cùng mấy quả cà thiu, và bắt bạn
ngồi ăn dưới đất. Lưu Bình tức giận thâm gan tím ruột. Khi trở về căn nhà nghèo
nàn của mình, anh ta buồn tủi cho số phận mình nên không sao ngủ được. Rồi
anh ta quyết chí học hành để thi đỗ làm quan cho bằng Dương Lễ. Nhưng than
ôi lấy tiền đâu mà mua giấy mực để học bây giờ. Còn áo quần và thức ăn nữa
chứ. Anh ta buồn rầu lắm vì không biết giải quyết ra sao.
Một vài ngày sau có một thiếu phụ trẻ đẹp dọn đến ở căn nhà bên cạnh.
Nàng buôn bán tơ lụa. Lưu Bình làm quen với nàng và hai người trở nên bạn
thân thiết. Nàng bán lụa để giúp chàng ăn học. Lưu Bình học hành ngày đêm.
Sau cùng thi đỗ làm quan và Lưu Bình mong muốn xin cưới nàng. Khi ở
trường thi về nhà thì Lưu Bình không thấy ân nhân của mình đâu cả. Anh ta
buồn lắm. Nhưng nghĩ tới Dương Lễ, anh ta muốn cho bạn mình thấy là bây giờ
anh ta không kém ai. Nên ânh ta đến tìm Dương Lễ. Lần gặp gỡ này Dương Lễ
lại đón tiếp bạn rất nồng hậu, mời bạn dự yến tiệc thịnh soạn, có đàn ca múa hát
để mừng bạn. Khi Lưu Bình còn đang trở lại chuyện cũ với ý định mỉa mai, bấy
giờ Dương Lễ mới gọi vợ ra để tiếp rượu bạn. Lưu Bình sửng sốt khi trông thấy
Châu Long, người xưa nuôi mình. Thì ra chính vợ của Dương Lễ đã giúp đỡ
Lưu Bình ăn học thành tài như ngày hôm nay. Bây giờ Lưu Bình mới hiểu hành
động của Dương Lễ ngày trước khi tiếp chàng một cách lạnh nhạt để cho Lưu
Bình thấy là anh ta không thể ỷ vào tiền bạc mà sống mãi được. Cho nên Dương
Lễ đã không cho bạn một xu, nhưng lại gởi vợ mình đến giúp bạn ăn học. Lưu
Bình hiểu rằng mình có được người bạn chí thiết nên mãn nguyện lắm. Từ đó
hai gia đình lại càng thân thiết hơn.
- Thông qua câu chuyện, giáo viên đặt câu hỏi:
Câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về tình bạn của Lưu Bình và Dương Lễ? Vì sao
Dương Lễ lại đối xử với Lưu Bình như vậy?

Thông qua tìm hiểu những câu trâm ngôn hay về tình bạn và những câu
chuyện cảm động về tình bạn, các em tự rút ra được bài học làm thế nào để
có tình bạn chân chính, tình bạn lâu bền và những điều cần tránh để có tình
bạn chân chính.
+ Ví dụ 2: Chủ đề “ sức khỏe sinh sản vị thành niên”
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu những kiến thức cơ bản liên quan đến
sức khỏe sinh sản vị thành niên như: Tuổi vị thành niên là gì? Độ tuổi vị thành
niên? Sức khỏe sinh sản vị thành niên? Những thay đổi ở tuổi vị thành niên? Các
biện pháp phòng tránh thai để không mang thai ngoài ý muốn.
- Giáo viên nêu các bài tập tình huống, học sinh thảo luận và tự rút ra bài học
cho bản thân.
+ Ví dụ: Giáo viên đưa ra tình huống sau.
Em quen một bạn trai cách đây 6 tháng, thực sự em rất thích anh ấy, có
một lần anh ấy yêu cầu em có quan hệ tình dục. Em không muốn điều đó vì
chúng em còn quá trẻ và mới quen biết nhau một thời gian ngắn. Nhưng anh ấy
cứ khăng khăng và nói rằng điều này là rất bình thường với những người yêu
nhau, anh ấy muốn em thể hiện tình yêu của em đối với anh áy như thế nào, em
12


có nên đồng ý có quan hệ tình dục hay nên nghe theo cảm nhận của chính mình?
Em sợ rằng em sẽ mất người bạn trai nếu em không đồng ý?
Câu hỏi: Là người bạn thân em có lời khuyên gì đối với người bạn gái trên?
Đáp án:
- Em nên khuyên bạn gái dứt khoát không đồng ý.
- Nếu bạn trai thực sự yêu mình thì phải tôn trọng nhau.
- Hai bạn còn quá trẻ nếu quan hệ thì sẽ mang thai ngoài ý muốn sẽ nghỉ học ảnh
hưởng tới tương lai sau này.
Thông qua chủ đề này để các em hiểu biết về giới tính và bảo vệ bản thân
mình, không để những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Đây là chủ đề hết sức tế nhị, học sinh không mạnh dạn thảo luận, đặc biệt
là học sinh miền núi, các em thường rụt rè và nhút nhát cho nên trong quá trình
thảo luận, giáo viên cởi mở, đưa những ví dụ thực tế xung quanh để các em biết
hậu quả của việc không hiểu biết về sức khỏe sinh sản và thông qua đó các em
biết cách chăm sóc bản thân.

2.3.3.2 Tổ chức các hoạt động văn nghệ.
Lớp tôi chủ nhiệm được trang bị đầy đủ máy chiếu, máy tính, mạng internet,
loa… vì thế, rất thuận lợi để lớp chúng tôi thực hiện hoạt động này.
Căn cứ vào hoạt động của nhà trường, đoàn trường, lớp chúng tôi có thể
triển khai hoạt động này như sau:
- Tập và hát những bài hát theo chủ đề, chủ điểm theo tháng.
- Tập hát các bài hát truyền thống của đoàn trường như: Mùa hè xanh, cô gái mở
đường, thanh niên làm theo lời Bác, khát vọng tuổi trẻ, Đoàn ca…
- Tập hát Quốc ca cho đều, rõ, mạnh mẽ, đúng nhịp điệu.
- Giao lưu văn nghệ thi hát giữa các tổ với nhau, thi hát giữa các cá nhân với
nhau.

13


- Tổ chức trò chơi, Đóng kịch… phù hợp với lứa tuổi học sinh và có tính giáo
dục giúp hoàn thiện nhân cách học sinh.
Thông qua những hoạt động này, giúp các em trong tập thể lớp đoàn kết, hiểu
nhau và thương yêu nhau hơn, đồng thời rèn luyện các kĩ năng như tự tin trước
đám đông, kĩ năng hợp tác, kĩ năng làm việc theo nhóm…
2.3.3.3.Tìm hiểu về các tấm gương vượt khó, học giỏi.
- Giáo viên phân công các cá nhân, các tổ sưu tầm về tấm gương vượt khó, học
giỏi để giới thiệu cho lớp, từ đó rút ra bài học cho bản thân.
- Giáo viên nêu gương cụ thể về những tấm gương vượt khó học giỏi trong lớp,

trong trường và ngoài xã hội.
+ Ví dụ: Những tấm gương vượt khó, học giỏi ở ngay trong lớp học của chúng
ta đó là bạn Lê Thị Thắm. Bạn Thắm là học sinh mồ côi cả cha và mẹ. Em bước
vào lớp 6 và em gái của em bước vào lớp 5 thì bố em bị cảm đột ngột mất, sau
đó khoảng 5 tháng mẹ mất do tai nạn giao thông.
Sau khi bố mẹ mất, Thắm và em gái về sống cùng với ông, bà ngoại. Ông bà
năm nay khoảng trên 70 tuổi và sức khỏe yếu. Ngoài giờ học trên lớp, hai chị em
làm rất nhiều việc giúp đỡ ông bà: Chăn dắt trâu, làm các công việc đồng áng,
đồi…Đang trong độ tuổi ăn chưa no, lo chưa tới nhưng Thắm là lực lượng lao
động chính trong nhà.
Cuộc sống của Thắm thiếu thốn cả về tinh thần và vật chất nhưng bạn ấy luôn
cố gắng vươn lên trong học tập và rèn luyện, điều đó được thể hiện thông qua
kết quả học tập và rèn luyện của bạn trong 2 năm học vừa qua bạn đạt danh hiệu
học sinh tiên tiến với điểm tổng kết trên 7,4 và bạn luôn đứng đầu trong lớp.
Bên cạnh đó, Thắm ngoan ngoãn, lễ phép nên thầy cô và bạn bè ai cũng thương
yêu và tạo điều kiện giúp đỡ.
Những khóa học trước, cô đã từng chủ nhiệm có anh Nguyễn Văn Đồng (khóa
học 2001- 2004), anh Lê Hồng Đông đều mồ côi cả cha và mẹ, Đồng là lớp
trưởng lớp 11A3. Nhờ sự nỗ lực của bản thân, anh Đồng trở thành ông chủ của
nhà hàng ăn lớn ở Minh Sơn- Ngọc Lặc (Quán Đồng Thủy) và bây giờ anh rất
thành công trong lĩnh vực kinh doanh và có gia đình hạnh phúc. Anh Lê Hồng
Đông ( khóa học 2011- 2014), là Bí thư lớp 11B4, không mặc cảm về hoàn cảnh,
anh luôn cố gắng vươn lên trong học tập và rèn luyện, anh được đoàn trường tín
nhiệm giữ chức vụ ủy viên BCH, và anh thi đậu vào trường Đại học quốc gia Hà
Nội.
Thông qua những câu chuyện thực tế, học sinh tự cố gắng học tập và rèn
luyện bản thân mình, đồng thời biết chia sẻ, thông cảm với bạn. Điều đó cũng
được minh chứng ngay trong lớp học đó là: Trong lớp có em Thắm mồ côi cả
cha và mẹ, cuộc sống của em rất khó khăn nên hằng năm vào đầu năm học cùng
với sự kêu gọi của giáo viên chủ nhiệm, học sinh trong lớp quyên góp để giúp

đỡ Thắm mua sắm thêm đồ dùng học tập, tết cổ truyền dân tộc ngoài sự quan
tâm của nhà trường, tập thể lớp luôn có quà tặng em, nhân ngày sinh nhật của
Thắm, tập thể lớp luôn nhớ và tổ chức sinh nhật cho em, mọi đóng góp quỹ lớp
em đều được các bạn đồng ý miễn, lớp tổ chức may đồng phục áo lớp, các em
14


tặng Thắm. Trong lớp ai cũng hào hứng thực hiện lời kêu gọi của cô giáo chủ
nhiệm, mà không so đo, tính toán gì, các em rất vui khi làm việc tốt. Điều đó là
niềm hạnh phúc của tôi khi học trò biết chia sẻ, thông cảm với bạn.
Giáo viên nêu tấm gương về nghị lực vượt lên số phận, thông qua những
câu chuyện này học sinh tự rút ra bài học.
Ví dụ :Thầy Nguyễn Ngọc Ký - Tấm gương sáng ngời về nghị lực vượt
lên số phận.
Sinh năm 1947, quê ở Hải Hậu, Nam Định, đến nay thầy giáo ưu tú
Nguyễn Ngọc Ký đã ngoài 60 tuổi, sức khỏe đã có phần giảm sút song tình
yêu và niềm đam mê đối với nghề giáo vẫn luôn vẹn nguyên trong con người
đầy nghị lực này.
Năm lên 4 tuổi, cậu bé Nguyễn Ngọc Ký gặp cơn bạo bệnh và bị liệt cả hai
tay. Bản thân ông và gia đình đều rất buồn và xót xa. Tuy vậy, Nguyễn Ngọc Ký
vẫn nuôi ước mơ được đi học như chúng bạn cùng trang lứa.

Năm lên 7 tuổi, cậu bé Ký lân la đến trường, đứng ngoài nghe cô giáo
giảng bài, xem các bạn học. Về nhà, cậu bắt đầu hì hụi tập viết bằng ... chân.
Thời gian đầu việc tập viết với Ký quả như cực hình. Dần dần Ký viết được chữ
O, chữ V... Không những thế, Ký còn vẽ được hình bằng thước và com-pa, làm
được lồng chim để chơi... Nhờ sự cố gắng tuyệt vời đó, cậu đã được đi học và
học rất giỏi. Năm 1962, Nguyễn Ngọc Ký được Bác Hồ tặng Huy hiệu cao quý
của Người. Năm 1963, Ký tham dự kì thi chọn học sinh giỏi Toán toàn quốc và
xuất sắc đứng thứ 5. Cậu lại được Bác Hồ tặng Huy hiệu cao quý lần thứ 2.

Lên cấp III, theo lời động viên của bạn bè khắp nơi trên cả nước, Nguyễn
Ngọc Ký đã chọn ngành Văn. Năm 1966, ông nhận được giấy báo nhập học
ngành Ngữ Văn của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Trong 4 năm học Đại
học, dù bệnh tật luôn đe dọa tính mạng, song Nguyễn Ngọc Ký vẫn miệt mài
đèn sách.
Ông quan niệm: “Xa trường, xa lớp nhưng không xa sách vở”. Năm 1970,
ông bảo vệ thành công Luận văn Tốt nghiệp và cho ra đời tập truyện ký viết
15


bằng chân đầu tiên với nhan đề : “Những năm tháng không quên” (sau đó là
“Tôi đi học”, “Tôi học đại học” tái bản nhiều lần).
Tốt nghiệp Đại học ngành Ngữ Văn, Nguyễn Ngọc Ký đã nghe theo lời
khuyên của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng về Hải Hậu, Nam Định (quê ông)
làm thầy giáo để “dạy các em phấn đấu vượt mọi trở ngại, khó khăn, góp phần
thống nhất nước nhà”.

Để có thể giảng bài với đôi tay tật nguyền, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký đã
suy nghĩ, tìm tòi nhiều phương pháp, cách thức dạy học. Ông đã nghĩ ra phương
pháp dạy học rất sáng tạo, hiệu quả. Ông tự thiết kế các mô hình, dàn bài trên
bìa một tờ giấy cứng, bên ngoài có một tờ giấy trắng che lại. Giảng đến đâu, ông
dùng chân kéo tờ giấy che ở bên ngoài xuống, thế là những con chữ xuất hiện.
Cùng với đó là giọng giảng sinh động, truyền cảm, ông đã thuyết phục được học
sinh. Không những thế, trong bất cứ bài học nào ông cũng nghĩ ra những câu đố
bằng thơ rất độc đáo. Chẳng hạn, khi dạy tác phẩm của Nguyễn Trãi, ông vào
bài bằng mấy câu đố:
Đức tài rực sáng sao Khuê
Bút là gươm sắc phò Lê cứu đời
Lấy dân làm đạo, làm vui,
Hùng văn thuở ấy đất trời còn vang


16


Cứ thế, người thầy tật nguyền nhưng
sáng ngời ý chí và nghị lực ấy đã truyền lửa cho biết bao thế hệ học sinh. Trong
lần về thăm huyện Hải Hậu, Nam Định, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã
nói: “Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký là đại diện cho sự phấn đấu phi thường và kỳ
diệu, là tấm gương sáng cho các bạn trẻ hôm nay, nhất là những người khuyết
tật noi theo”. Ngày 20/11/1992, ông được vinh dự nhận danh hiệu Nhà giáo ưu
tú.
Năm 1993, sau khi vào Thành phố Hồ Chí Minh chữa bệnh, sức khỏe của
ông suy giảm nghiêm trọng. Năm 1994, ông chuyển công tác từ Nam Định vào
làm việc tại Phòng giáo dục quận Gò Vấp để vừa công tác vừa chữa bệnh.
Thầy còn đi giao lưu khắp nơi, khắp các vùng, miền trong cả nước. Từ
trường tiểu học đến trường đại học, các bạn đều rất thích được thầy tiếp xúc, trò
chuyện, trao đổi về nhân sinh và cuộc sống. 1500 buổi nói chuyện tại các nhà
trường THCS, THPT, THCN là một con số đáng nể phục! Chẳng thế mà một
thầy giáo trẻ từng bày tỏ “Thầy Ký giao lưu một tiết bằng chúng em dạy giáo
dục công dân cả năm… Thầy đã thực sự truyền lửa và lòng nhiệt huyết đến các
bạn trẻ”.
Ngoài 60 tuổi nhưng ông vẫn làm công tác tư vấn tâm lý và giáo dục cho
giới trẻ qua tổng đài 1080, vẫn miệt mài ngồi bên máy vi tính gõ những câu đố,
những vần thơ... Ông đã được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam.
Tâm sự về nghề nghiệp, thầy nói: “Nhờ nghề giáo mà tôi thực hiện được những
ước mơ, hoài bão của mình, tham gia đóng góp được nhiều cho xã hội."
Nguyễn Ngọc Ký quả là một tấm gương sáng ngời về nghị lực vượt lên số
phận. Ông đã chứng minh cho mọi người thấy một người tật nguyền như ông
vẫn có thể trở thành người có ích cho xã hội. Tên tuổi Nguyễn Ngọc Ký đã được
mọi người biết đến với lòng trân trọng, ngưỡng mộ, cảm phục. Mãi mãi, cái tên

Nguyễn Ngọc Ký sẽ còn in sâu trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam hôm nay
và cả mai sau.
Sau khi giáo viên cho học sinh tìm hiểu câu chuyện về tấm gương nghị lực
vượt qua số phận về thầy Nguyễn Ngọc Ký, giáo viên đặt câu hỏi học sinh thảo
luận.
Câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về tấm gương nghị lực vượt lên số phận của
thầy Nguyễn Ngọc Ký? Rút ra bài học.
Trên đây là một số chủ đề và các hoạt động được áp dụng vào việc sinh hoạt
lớp cuối tuần ở lớp tôi chủ nhiệm. Tùy vào đặc điểm lớp học, tùy điều kiện cơ sở

17


vật chất của nhà trường… giáo viên có thể lựa chọn những nội dung thích hợp
mang lại hiệu quả cao trong giờ sinh hoạt.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Sau khi thực hiện đề tài này tôi đã đạt được những kết quả sau:
+ Đã tận dụng hiệu quả hết thời gian của tiết sinh hoạt
+ Các tiết sinh hoạt lớp không còn tẻ nhạt, hời hợt, nặng nề mà diễn ra rất
sôi nổi, học sinh tham gia rất nhiệt tình, làm tăng sự hứng thú của học sinh đối
với tiết sinh hoạt.Hầu hết các em đều chờ đợi đến tiết sinh hoạt cuối tuần để
được bình bầu hạnh kiểm, được tham gia các trò chơi và được nghe những câu
chuyện bổ ích, thú vị.
+ Ý thức chấp hành nội quy của các em nâng cao rõ rệt, tình cảm cô trò
ngày càng thắm thiết, tình bạn giữa các thành viên trong lớp cũng xích lại gần
nhau hơn nhờ việc chia sẻ kinh nghiệm trong học tập cũng như trong cuộc
sống..., đặc biệt, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các chủ đề thảo
luận.Vì thế, kỹ năng sống của các bạn lớp tôi được nâng lên đáng kể: kỹ năng
hợp tác, lắng nghe tích cực, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, kỹ
năng xác định giá trị, kỹ năng nhận thức, kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, kỹ năng

thể hiện sự tự tin, xây dựng tập thể, về tự quản, kỹ năng tổ chức, kỹ năng điều
khiển và tham gia các hoạt động tập thể, kỹ năng đánh giá và tự đánh giá của các
em cũng được hình thành và phát triển một cách tự nhiên, phong phú và bền
vững hơn.
Sau đây là một số kết quả cụ thể đã đạt được:
+ Đặc điểm, tình hình lớp 10B5 năm học 2014- 2015: trước khi thực hiện
đề tài.
- Lớp thiếu đoàn kết, chia thành nhiều nhóm.
- Có một số học sinh chưa ngoan như: Nguyễn Tiến Quỳnh, Lê Sỹ Bính, Lê
Thị Diệu Linh, Lê Thị Trà My.
- Lớp chưa tích cực tham gia các hoạt động, phong trào do đoàn trường và
nhà trường phát động.
+ Đặc điểm, tình hình lớp 11B5 cuối năm 2015- 2016.
- Không có học sinh vi phạm an toàn giao thông, đánh nhau, vô lễ với thầy
cô giáo...
- Ý thức rèn luyện đạo đức của các học sinh chưa ngoan đã được cải thiện
nên không có học sinh bị xếp loại hạnh kiểm yếu, trung bình.
- Các em đã biết quan tâm, giúp đỡ và chia sẽ lẫn nhau trong học tập cũng
như trong cuộc sống. Lớp đã ủng hộ được 2 phần quà tết cho các bạn trong lớp
có hoàn cảnh khó khăn đó là em Lê Thị Thắm và em Bùi Thị Huyền Trang.
- Kết quả là năm học 2015- 2016 lớp đạt danh hiệu thi đua lớp tiên tiến
xuất sắc.
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH LỚP 11B5 VỀ TIẾT
SINH HOẠT LỚP CUỐI TUẦN
18


Sĩ số
44


Rất Hứng thú
SL
30

%
68,2

Hứng thú
SL
12

%
27,3

Bình Thường
SL
2

%
4,5

Không hứng thú
SL
0

%
0

3. Kết luận, kiến nghị.
3.1. Kết luận.

Sau khi xây dựng thành công tiết sinh hoạt lớp, tôi nhận thấy các tiết sinh
hoạt lớp của lớp tôi không còn nặng nề, tẻ nhạt...mà học sinh rất hào hứng, chờ
đón.
Qua trải nghiệm thực tế, tôi nhận thấy rằng muốn xây dựng thành công tiết
sinh hoạt lớp thì trước hết giáo viên chủ nhiệm phải là người hướng dẫn, chỉ đạo
học sinh, chọn lựa đội ngũ Ban cán sự lớp có năng lực và uy tín, học sinh phải
có học lực từ trung bình trở lên, mạnh dạn và có khiếu giao tiếp, phát biểu. Giáo
viên chủ nhiệm thống nhất nội dung sinh hoạt cuối tuần trong tập thể học sinh,
xem tiết sinh hoạt như một tiết học bình thường. Sau đó, giáo viên chủ nhiệm
họp ban cán sự phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, hướng dẫn cách
thức làm việc, theo dõi chặt chẽ, có ghi chép và khi đánh giá, nhận xét phải rõ
ràng, công bằng và thẳng thắn. Nói chung, giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò chủ
đạo trong suốt quá trình hướng dẫn đó.
Để đạt được điều đó, người giáo viên chủ nhiệm phải luôn luôn đổi mới
phương pháp, học hỏi đồng nghiệp và không ngừng nghiên cứu tài liệu, theo dõi
phương tiện thông tin, tích lũy kiến thức để nâng cao chất lượng về nội dung và
hình thức tiết sinh hoạt. Để có sự thành công trong công tác chủ nhiệm lớp, một
nhân tố quan trọng mà chúng ta nên cân nhắc và lựa chọn đó là lớp trưởng, Ban
cán sự lớp và đặc biệt là người dẫn chương trình. Đây chính là nhân tố quan
trọng quyết định sự thành công của công tác chủ nhiệm của người giáo viên.
Muốn duy trì tốt các tiết sinh hoạt lớp, cần phối hợp chặt chẽ với nhà
trường, Đoàn thanh niên, tổ chủ nhiệm và Ban cha mẹ phụ huynh học sinh để
tạo nên sức mạnh đồng bộ, toàn xã hội cùng giáo dục thế hệ trẻ đồng thời giữ
vững được hướng đi đúng.
Muốn làm tốt được những điều trên đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải
là người có uy tín, sống có trách nhiệm và tình thương, luôn gương mẫu về mọi
mặt, có năng lực thực sự để chỉ đạo, dám nghĩ, dám làm...Với vai trò là người
dẫn đầu, người giáo viên chủ nhiệm quyết định đến sự thành công hay thất bại
cho mỗi học sinh, mỗi lớp học.
Qua thời gian nghiên cứu, áp dụng những giải pháp của đề tài này, tôi thấy

bước đầu mang lại hiệu quả tốt đẹp. Tuy có nhiều cố gắng trong việc tìm ra các
giải pháp thiết thực nhằm tăng tính thiết thực của đề tài song khó tránh khỏi
những sai sót. Rất mong các bạn đồng nghiệp góp ý chân thành để bản sáng kiến
kinh nghiệm của tôi được hoàn chỉnh hơn.

19


3.2. Kiến nghị
Giáo dục là sự nghiệp chung của toàn xã hội. Mỗi một cá nhân đều có trách
nhiệm tham gia xây dựng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho toàn nghành.
Nhưng muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì cần xây dựng nề nếp học tập. Mà
muốn xây dựng nề nếp học tập thì cần tổ chức tốt các tiết sinh hoạt lớp cuối
tuần. Là một giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi rất mong muốn nhà trường và ngành
tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng về tiết sinh hoạt lớp cũng như kinh nghiệm tổ
chức về tiết học này của các giáo viên giỏi để tôi cũng như các bạn đồng nghiệp
có nhiều kinh nghiệm bổ ích giúp nâng cao hiệu quả giáo dục.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 26 tháng 05 năm 2016
Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm
này của cá nhân tôi, không sao chép nội
dung của người khác.
Người viết

Lê Thị Thúy

20



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp - Tác giả: Hà Nhật Thăng - NXBGD2004
2. Giao tiếp sư phạm- Tác giả: Nguyễn Văn Lê - NXBGD - 2000
3. Kỹ năng sống dành cho học sinh- Biết lựa chọn: Ngọc Linh( biên soạn)NXB văn học- 2015.
4. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm – Tác giả: Lê Văn Hồng –
Lê Ngọc Lan – Nguyễn Văn Thàng- NXB ĐHQGHN 1999.
5. Thông tư số 58/2011/TT- BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo Ban hành quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ
sở và học sinh trung học phổ thông.
6. Báo điện tử

21


PHẦN PHỤ LỤC
GIÁO ÁN SINH HOẠT LỚP CHỦ NHIỆM LỚP 11B5- TUẦN 37
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Có kế hoạch, phương pháp học tập đúng đắn, có hiệu quả.
- Hiểu được vai trò và tầm quan trọng của việc học.
- Nắm được lịch…
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện tính kiên trì, tự giác, chăm chỉ học tập.
- Biết điều khiến, tổ chức sinh hoạt tập thể, sinh hoạt ngoại khóa.
3.Thái độ:
- Có tinh thần tự giác, có ý thức kỉ luật cao.
- Có thái độ tích cực, nghiêm túc trong học tập, rèn luyện, cố gắng vươn
lên, tích cực xây dựng bài.
II.CHUẨN BỊ LÊN LỚP:

1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án sinh hoạt
- Nội dung và kế hoạch tuần tới.
- Các trò chơi, bài hát sinh hoạt
- Sinh hoạt theo chủ đề: Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên.
2. Chuẩn bị của học sinh.
- Báo cáo tình hình hoạt động của lớp trong tuần.
- Chuẩn bị các phương hướng, kế hoạch cho tuần tới.
III.TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY
1.Ổn định tổ chức lớp.(3 phút)
- Giáo viên điểm danh sĩ số lớp
- Lớp phó văn thể bắt bài hát tập thể “ lớp chúng mình” của nhạc sĩ
2.Các hoạt động.
*Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn cán sự lớp báo cáo tình hình học tập
trong tuần qua (12 phút).
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
*Bước 1: GV mời ban cán sự lớp 1.Lớp trưởng báo cáo chung về tình
báo cáo hoạt động của lớp trong hình hoạt động của lớp.
tuần qua.
- Số học sinh nghỉ học ( có phép, không
+ GV:Yêu cầu lớp trưởng báo cáo phé trong tuần).
chung về tình hình hoạt động của …………………………………………
lớp.
……..
+ HS: Lớp trưởng báo cáo về tình …………………………………………
hình hoạt độngcủa lớp.
………
- Số học sinh nghỉ học ( có phép,
- Số học sinh bỏ tiết:

không phép trong tuần.)
……………………………………
22


- Số học sinh đi muộn, bỏ tiết.
- Việc thực hiện nề nếp, tác phong
của lớp.
- Điểm trừ thi đua của lớp trong
tuần qua ( cụ thể từng buổi học, số
điểm trừ, lý do bị trừ điểm).
- Các hoạt động ngoại khóa khác
( những việc làm được, những việc
chưa làm được).
+ Gv: Mời lớp phó học tập báo
cáo tình hình học tập của lớp.
- Thống kê, đánh giá giờ học của
giáo viên (số giờ tốt, khá, trung
bình, yếu.)
- Nhận xét chung về tình hình học
tập của lớp (ưu điểm, hạn chế).
- Nguyên nhân dẫn đến giờ học
khá. Trung bình, yếu.
+ Học sinh: Lớp phó học tập báo
cáo tình hình học tập của lớp.
+ Gv: Mời lớp phó lao độn báo
cáo tình hình trực tuần.
- Tình hình trực tuần của tổ( nêu
rõ buổi trực nhật chưa tốt.
+ Học sinh: Lớp phó lao động báo

cáo tình hình trực tuần.
+ Gv mời các tổ trưởng báo cáo
hoạt động cụ thể của tổ.
-Nêu cụ thể tên các bạn trong tổ vi
phạm, hành vi vi phạm.
-Nêu cụ thể tên các bạn trong tổ
đạt thành tích tốt, thành tích đạt
được.
+ Giáo viên nhận xét, đánh giá
tình hình hoạt động của lớp trong
tuần qua, đánh giá tình hình hoạt
động của từng tổ, xếp loại thi đua
tổ.
+ Giáo viên tuyên dương tổ xuất
sắc, tuyên dương học sinh có
thành tích xuất sắc.
+ Giáo viên nhắc nhở, phê bình,

……….
Số học sinh đi học chậm:
……………………………………
………..
+ Điểm trừ thi đua của lớp trong
tuần qua (cụ thể từng buổi học, số
điểm trừ, lý do bị điểm trừ…).
- Trừ
vắng

phép…………………..
- Trừ

vắng
không
phép………………
- Trừ vắng đi học chậm, bỏ
tiết………
+ Các hoạt động ngoại khóa khác
( những việc làm được, những việc
chưa làm được).
…………………………………………
……….
2. Lớp phó học tập báo cáo tình hình
học tập của lớp.
- Thống kê, đánh giá giờ dạy của giáo
viên( số giờ tốt, khá, trung bình, yếu).
..........................................................
.
- Nhận xét chung về tình hình học
tập của lớp( ưu điểm, hạn chế,
nguyên nhân dẫn đến các giờ
khá, trung bình, yếu.
……………………………………
3.Lớp phó lao động báo cáo tình hình
trực tuần.
- Tình hình trực tuần của tổ
trực( nêu rõ buổi trực nhật chưa
tốt).
- Các bạn không trực nhật tốt làm
ảnh hưởng thi đua của lớp.
4. Các tổ trưởng báo cáo hoạt động
cụ thể của tổ.

- Nêu cụ thể tên các bạn trong tổ vi
phạm, hành vi vi phạm.
…………………………………………
………..
- Nêu cụ thể tên các bạn trong tổ đạt
23


đưa ra biện pháp xử lý tổ yếu, kém thành tích tốt, thành tích đạt được.
và học sinh vi phạm nội quy của …………………………………………
trường, lớp.
……….
* Hoạt động 2: Triển khai kế hoạch tuần 37( 7 phút)
Hoạt động của GV và HS
+ GV: Mời các nhóm thảo luận
+ HS: Chú ý theo dõi:
- Lắng nghe và ghi kế hoạch.
- Lớp phó văn thể bắt bài hát tập
thể bài hát “ Mùa hè xanh” của
nhạc sĩ ( Vũ Hoàng).

Nội dung
Phương hướng, kế hoạch hoạt

động.
+ Nề nếp: Không vi phạm về nề nếp
như : Không được nghỉ học vô lý do,
đi học chậm, không được sử dụng điện
thoại trong giờ học, không được tháo
sơ vin trong giờ học...

+ Học tập: Khắc phục tình trạng không
học thuộc bài, học bài cũ, làm bài tập ở
nhà và phát biểu xây dựng bài.
+ Lao động: Làm tốt công việc trực
nhật của tổ đã được phân công, nhắc
nhở học tốt chuẩn bị kiểm tra học kỳ +
Văn nghệ: Tập hát các bài hát mới do
Đoàn trường phát động.
* Hoạt động 3: Sinh hoạt lớp theo chủ đề, chủ điểm.( 20 phút)
Chủ đề tuần 37: " Sức khỏe sinh sản ở tuổi vị thành niên"
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
*Bước 1: Khởi động
1.Một số khái niệm.
Cả lớp hát bài "Tuổi mộng mơ" của nhạc sĩ - Vị thành niên là" giai đoạn
Nguyễn Văn Hiên.
chuyển tiếp từ trẻ con sang
* Bước 2: Tìm hiểu kiến thức liên quan đến người lớn".
sức khỏe sinh sản vị thành niên.
- Độ tuổi vị thành niên: từ 10
+ Gv: Chia lớp thành 4 nhóm ( vị trí ngồi đến 19 tuổi.
theo tổ), thời gian thảo luận 10 phút.
-Sức khỏe sinh sản vị thành niên
+ Gv: Nêu nội dung thảo luận của từng là những nội dung về sức khỏe
nhóm.
sinh sản liên quan đến lứa tuổi
- Nhóm 1: Theo em, tuổi vị thành niên là vị thành niên bao gồm sức khỏe
gì? độ tuổi vị thành niên? em hiểu thế nào là và dinh dưỡng, những biến đổi
sức khỏe sinh sản vị thành niên?
của cơ thể; có kiến thức về sức

khỏe tình dục...là những nội
dung quan trọng của sức khỏe
sinh sản trong suốt đời
người.Ngoài ra, những vấn đề
khác của tuổi vị thành niên như
tình yêu, quan hệ tình dục,
24


phòng tránh thai, nạo hút thai,
sinh đẻ ở tuổi vị thành niên,
viêm nhiễm đường sinh dục bao
-Nhóm 2: Trình bày những thay đổi ở gồm cả HIV/AIDS,...
2.Những thay đổi ở độ tuổi vị
độ tuổi vị thành niên?
thành niên.
a.Thay đổi về thể chất ở nam
giới
- Phát triển về chiều cao.
- Phát triển về cân nặng
- Thay đổi giọng nói
- Lông trên cơ thể và mặt
phát triển
- Sụn giáp phát triển
- Dương vật và tinh hoàn
phát triển
- Bắt đầu xuất tinh.
- Tuyến mồ hôi phát triển
- Ngực và hai vai phát triển
- Các cơ của cơ thể rắn

chắc.
b.Thay đổi về thể chất ở nữ
giới.
- Phát triển về chiều cao
- Phát triển về cân nặng
- Tuyến vú phát triển
- Khung chậu phát
triển( mông to ra)
- Bộ phận sinh dục phát
triển
- Phát triển lông mu
- Có kinh nguyệt
=> Những thay đổi ở nam
và nữ trong gia đoạn này còn
gọi là tuổi dậy thì và có thể có
thai và sinh con.
c. Thay đổi về tâm sinh lý.
* Nhân cách:
- Cố gắng làm điều mong
muốn để thể hiện cái tôi của bản
thân.
- Thường đặt ra những câu
hỏi: Tôi là ai? Tôi có thể làm
25


×