Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

skkn biện pháp giáo dục học sinh cá biệt thông qua các hoạt động đoàn TNCS hồ chí minh tại trường THPT quảng xương 4 để góp phần xây dựng nề nếp học đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.91 KB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HỐ
Trêng THPT Qu¶ng X¬ng IV

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT THƠNG QUA
CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỒN TNCS HỒ CHÍ MINH TẠI
TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG 4 ĐỂ GÓP PHẦN XÂY
DỰNG NỀ NẾP HỌC ĐƯỜNG
 

Người thực hiện : Ngô Tiến Hà
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực Đoàn thanh niên

THANH HÓA NĂM 2016

1


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………...........1
1.2. Mục đích nghiên cứu………………………………………………….........2
1.3. Đối tượng nghiên cứu……………………………………............................4
1.4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................4

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận…………………………………………………………..........4
2.2. Thưc trạng vấn đề……………………………………………………..........5
2.3. Một số giải pháp cụ thể..................................................................................7
2.3.1. Vai trị của Đồn thanh niên đối với cơng tác tổ chức chi đoàn................7


2.3.2. Tiếp xúc với cha mẹ ĐVTN………………………………………………........11
2.3.3. Tìm hiểu mối quan hệ bè bạn của ĐVTN………………………………........11
2.3.4. Tạo sự gần gũi, quan tâm với ĐVTN…………………………………….......12
2.3.5. Công tác phối hợp……………………………………………………........…..12
2.3.6. Giao nhiệm vụ cho ĐVTN:………………………………………………........13
2.3.7. Rèn luyện học sinh tính trung thực………………………………………......13
2.3.8.

Sinh

hoạt

chi

đồn………………………………………………………….......13
2.4. Kết quả, kiểm chứng……………………………………………….............15

3. KẾT LUẬN,KIẾN NGHỊ

2


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong tất cả các lĩnh vực, nhân tố con người sẽ quyết định cho thành công
hay thất bại. Trong xu thế hội nhập quốc tế, giao lưu văn hóa ngày nay mỗi con
người chúng ta cần ra sức phấn đấu học tập để trở thành chủ nhân tương lai của
đất nước, như Đảng ta đã xác định con người là tài sản quý giá và quan trọng
nhất, là nguồn lực lớn và cần thiết đối với quốc gia dân tộc. Trên cơ sở đó ngành
giáo dục – đào tạo đóng vai trị then chốt trong mọi hoạt động và tổ chức Đoàn

Thanh niên đóng vai trị quan trọng trong sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ cho tương
lai.
Ngày nay trong công cuộc đổi mới đất nước, tiếp cận với những tiến bộ
về khoa học – cơng nghệ địi hỏi những người phục vụ trong cơng tác giáo dục
phải xác định rõ vai trị, trách nhiệm của mình là sự nghiệp trồng người. Những
sản phẩm của mình tạo ra nó sẽ quyết định cho cả một thế hệ. Do đó vai trị của
người thầy là nhân tố quan trọng để quyết định cho những sản phẩm mà mình
tạo ra. Người thầy là những người phục vụ trực tiếp trong lĩnh vực giáo dục để
đào tạo, rèn luyện cho thế hệ trẻ, bên cạnh đó các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là
đoàn thanh niên đóng vai trị quan trọng đối với các cấp học nhất là cấp học phổ
thông.
Trường học là nơi đào tạo về kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn đồng thời
cũng là nơi trang bị đầy đủ kỹ năng trong việc giáo dục hồn thiện nhân cách
học sinh nhất là thơng qua cơng tác Đồn thanh niên nhằm giúp học sinh phát
triển một cách toàn diện. Mặt dù đã được đào tạo kỹ lưỡng, nhưng mỗi giáo viên
có năng khiếu, sở trường riêng, về chuyên môn phần lớn đáp ứng nhu cầu giảng
dạy, nhưng về kỹ năng quản lý, giáo dục học sinh trong cơng tác nề nếp thì
khơng phải ai cũng làm tốt.

3


Thực tế nhà trường trong những năm qua, công tác quản lý nề nếp của
Đồn thanh niên cịn gặp nhiều khó khăn. Do đặc thù của xã hội nói chung, địa
phương nói riêng, số lượng học sinh bậc trung học phổ thông đang giảm dần,
nên học sinh thi tuyển đầu vào với chất lượng thấp, lượng học sinh vào học tại
trường THPT không ngang bằng nhau về học lực cũng như hạnh kiểm.
Việc xếp lớp, với hình thức đại trà, ở mỗi lớp đều có học sinh giỏi; khá;
trung bình, yếu. Đặc biệt là đối với học sinh khối lớp 10 ngay sau khi vào học đã
bộc lộ lên những học sinh yếu, kém về học lực. Từ đó, những học sinh này ngày

càng có những biểu hiện sa sút về học lực lẫn hạnh kiểm do nhiều nguyên nhân
tác động đã dẫn đến tình trạng như: thường xun khơng học bài cũ, không làm
bài tập, nghĩ học vô lý do , bỏ tiết, không chấp hành nội quy nề nếp trường lớp,
thường xuyên gây gỗ đánh nhau làm mất trật tự anh ninh trường học... gọi
chung là học sinh cá biệt.
Những đối tượng học sinh nêu trên mặt dù số lượng khơng nhiều, trung
bình chỉ chiếm khoảng 5% trong tổng số học sinh nhà trường. Nhưng đối với vai
trò của Đồn thanh niên đây là vấn đề khó khăn trong công tác quản lý nề nếp
học sinh, giải quyết không khéo sẽ làm ảnh hưởng đến những học sinh khác. Từ
đó đối với giáo viên nói chung, các đồng chí trong ban Chấp hành đồn trường
nói riêng, ngồi kiến thức chun mơn giỏi địi hỏi phải có kỹ năng nghiệp vụ
cơng tác đồn nhằm kịp thời giáo dục những học sinh cá biệt trở thành những
học sinh ngoan. Giúp các em có được nhận thức đúng đắn về vai trò, trách
nhiệm của một người học sinh, đồng thời giúp cho người thầy có được niềm tin
đam mê nghề nghiệp, tạo một mơi trường giáo dục thân thiện, tích cực đầy ý
nghĩa. Đây là vấn đề quan trọng trong công tác quản lý nề nếp học sinh ở trường
THPT hiện nay.
Từ thực tiễn của nhà trường, trong những năm qua bản thân tơi với cương
vị Bí thư đồn trường, hàng năm đã tiếp xúc với nhiều đối tượng học sinh nêu
trên nên ít nhiều cũng đã tích lũy được kinh nghiệm cho bản thân. Trong năm
học qua, nhà trường có một số học sinh rơi vào trường hợp “học sinh cá biệt”,
4


trong đó đáng nói nhất là có cả học sinh bị đưa ra Hội đồng kỷ luật nhà trường,
có học sinh phải đình chỉ học tập một tuần, một năm do hình thức vi phạm nặng.
Đứng trước tình hình đó, bản thân là một trong những cán bộ quản lý
công tác đoàn cần phát huy tinh thần trách nhiệm của mình nhiều hơn đối với
cơng tác quản lí nề nếp học sinh. Bên cạnh đó vai trị của Đồn thanh niên
không thể xem nhẹ, nhất là trong việc giáo dục học sinh cá biệt. Mỗi thầy cô

giáo với tinh thần trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp của mình bằng mọi
cách phải giúp các em có được nhận thức đúng đắn trong lao động, học tập, phải
uốn nắn các em từ người “xấu” trở thành người “tốt”. Nếu không khéo sẽ làm
hỏng các em, tạo nên một gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Với những lý do trên, bằng những kinh nghiệm tích lũy của bản thân, tơi
viết sáng kiến kinh nghiệm với đề tài



Biện pháp giáo dục học sinh cá biệt

thơng qua các hoạt động Đồn TNCS Hồ Chí Minh tại trường THPT Quảng
Xương 4 để góp phần xây dựng nề nếp học đường”, với đề tài này hy vọng ít
nhiều sẽ góp phần thêm cho cơng tác quản lý nề nếp học sinh trong những năm
học tới.
1.2. Mục đích của đề tài
Với đề tài nêu trên, bản thân tôi muốn làm thế nào để giúp cho những học
sinh cá biệt từng bước thay đổi thái độ của mình trong học tập theo hướng tích
cực. Giúp các em biết tự tơn trọng bản thân mình và xác định được việc học sẽ
phục vụ chính bản thân các em và tạo điều kiện để giúp đỡ gia đình, góp phần
xây dựng quê hương, đất nước. Giúp các em thấy được công lao to lớn của các
bậc làm cha, làm mẹ nuôi con ăn học; sự vất vả của các thầy cô trong việc
truyền đạt tri thức và giáo dục nhân cách, kỹ năng sống cho các em. Từ đó các
em biết mình sẽ làm gì để thay những lời tri ân đầy ý nghĩa.
Bên cạnh phần nào giúp cho các thầy cơ quan tâm hơn về vai trị, trách
nhiệm của mình đối với nghề nghiệp, đặc biệt là trong công tác quản lý nề nếp
học sinh. Nghề dạy học là một nghề thiêng liêng cao cả, không phải ai cũng làm
được như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói “Nghề dạy học là nghề cao cả
5



nhất trong những nghề cao cả”. Đồng thời giúp cho một số ít thầy cơ xóa đi tư
tưởng kỳ thị, phân biệt đối với những học sinh không ngoan mà phải xác định
“tất cả vì học sinh thân yêu” để góp phần xây dựng mơi trường học tập
“Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Trong đề tài này tôi chỉ nghiên cứu về thực trạng học sinh cá biệt của trường
THPT Quảng Xương 4 trong những năm qua, đặc biệt là năm học 2015 – 2016.
1.4. Phương pháp nghiên cứu: áp dụng phương pháp: tổng hợp, phân tích,
so sánh, đối chiếu....

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Đối với học sinh THPT, hầu hết các em bước sang giai đoạn phát triển
toàn diện về thể chất, nên đặc điểm tâm lý của các em rất dễ bị kích động do
những yếu tố xã hội bên ngoài, các em có nhu cầu tự khẳng định mình là người
lớn, cho nên các em cho rằng mình có quyền giải quyết các vấn đề theo kiểu
người lớn, tự quyết định cho bản thân mà không nghe theo lời khuyên của người
khác kể cả gia đình. Một số em nghĩ rằng thầy cơ sẽ khơng làm gì được mình
ngồi việc nhắc nhở, hăm dọa… từ đó mà các biểu hiện cá biệt dần dần xuất
hiện.
Đối với thầy cô làm công tác quản lý nề nếp học sinh trước hết phải hiểu
biết về tâm lý lứa tuổi của các em để có các giải pháp xử lý tình huống sao cho
thích hợp. Trong lớp học có rất nhiều đối tượng học sinh: học sinh giỏi, học sinh
khá, học sinh yếu kém. Đối với học sinh khá, giỏi thường các em rất có ý thức,
nghe lời thầy cô, các em sẽ thấy hối hận khi mình lỡ vi phạm và các em sẽ sửa
đổi những khuyết điểm của mình một cách tự giác rất nhanh. Nhưng đối với học
sinh yếu, kém (học sinh chậm tiến) khi vi phạm các em sửa đổi rất chậm, thậm
chí khơng hề sửa đổi mà vi phạm ngày càng tăng lên dẫn đến học lực ngày càng


6


sa sút và kết quả phải lưu ban hoặc bỏ học giữa chừng. Do đó, giáo viên khi làm
cơng tác công tác quản lý nề nếp học sinh phải nắm rõ các đối tượng của mình
để có hướng giáo dục cho phù hợp. Làm thay đổi thái độ học tập của học sinh từ
“xấu” chuyển sang “tốt” góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà
trường .
2.2. Thưc trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Từ thực tiễn ở các nhà trường, hiện nay học sinh cá biệt, chưa ngoan
không phải là phổ biến nhưng ở trường nào cũng chịu ảnh hưởng bởi đối tượng
học sinh này đối với phong trào chung của lớp, gây ảnh hưởng thường xuyên
đến kết quả thi đua của toàn lớp, tồn trường. Trường THPT Quảng xương 4
đóng trên địa bàn xã Quảng Lợi – thuộc vùng bãi ngang ven biển, điều kiện kinh
tế khó khăn, nhận thức của người dân cịn giới hạn, cơng tác tuyển sinh cịn gặp
nhiều trở ngại thì việc đối diện với những trường học sinh cá biệt không thể
tránh khỏi. Điều quan trọng là phải tìm ra những giải pháp phù hợp để thích ứng
với tình hình.
Nhìn chung những biểu hiện của học sinh cá biệt là chưa có sự kết hợp
chặt chẽ giữa gia đình – nhà trường – xã hội. Bên cạnh đó cịn có nhiều ngun
nhân khác gây ra:
*Ngun nhân dẫn đến học sinh cá biệt:
- Các em đi học do gia đình ép buộc.
- Do tác động của xã hội, bị bè bạn khơng tốt lơi kéo.
- Sự kích động của phim ảnh, các trò trơi bạo lực từ game.
- Chưa có sự quan tâm của cha mẹ đến việc học của con cái.
- Do hồn cảnh gia đình khó khăn, phải làm thêm giúp gia đình nên thường
xuyên bỏ học, học lực sa sút.
- Do cho mẹ ly hôn, dẫn đến buồn chán.
- Do lớp học có quá nhiều học sinh yếu, kém…

* Một số nguyên nhân xuất phát từ giáo viên như:
Đối với giáo viên bộ môn:
7


- Do học yếu kém nên giáo viên bộ môn phân biệt trong cư xử.
- Thường xuyên gọi trả bài.
- Cho nhiều điểm kém.
- So sánh giữa học sinh này với học sinh khác.
- Hăm dọa sẽ ở lại lớp … làm cho học sinh mất đi niềm tin dẫn đến bị oan, chán
chường, khơng muốn học những mơn đó…
Đối với giáo viên làm công tác quản lý nề nếp học sinh:
- Trong quá trình giáo dục học sinh cá biệt cịn sử dụng tùy tiện các phương
pháp khơng phù hợp và chưa khoa học.
- Xử lý học sinh không công bằng
- Không xây dựng được quy định riêng.
- Xử lý không đến nơi, đến chốn.
- Chưa kết hợp với phụ huynh.
- Có thái độ kỳ thị đối với học sinh cá biệt.
- Không thường xuyên theo dõi các học sinh cá biệt.
- Bầu Ban cán sự Đồn cịn yếu về năng lực quản lý học sinh.
- Phạt học sinh vi phạm quá nặng.
*Đối với học sinh cá biệt thường có các biểu hiện sau:
- Bỏ học, cúp tiết, thường đi học trễ.
- Khơng đồng phục, phù hiệu.
- Đầu tóc, tác phong không gọn gàng.
- Mất trật tự trong giờ học.
- Không chú ý nghe thầy cô giảng dạy.
- Thiếu văn hóa (nói tục, chưỡi thề).
- Đùa giỡn, chọc gẹo người khác quá mức.

- Sách vỡ không đầy đủ, thường xuyên không chép bài.
- Mê chơi game, lôi kéo, rủ rê bè bạn.
- xích mích, gây gỗ đánh nhau...

8


2.3. Một số giải pháp cụ thể đ giải quyết vấn đề
2.3.1. Vai trị của Đồn thanh niên đối với cơng tác tổ chức chi đồn.
Trong cơng tác quản lý nề nếp học sinh, nếu làm đúng vai trò trách nhiệm
thì người thầy phải bỏ ra nhiều thời gian, rất vất cả trong việc theo dõi, quản lý
lớp. Nếu rơi vào những chi đoàn đa số là học sinh khá giỏi (như lớp cơ bản A,
cơ bản C) thì các em có ý thức học tập rất tốt, hạn chế tối thiểu học sinh cá biệt
giúp cho người làm công tác quản lý nề nếp học sinh bớt đi phần gánh nặng.
Nhưng đối với những chi đoàn phần lớn là học sinh trung bình, học sinh lưu ban
thì địi hỏi người làm công tác quản lý nề nếp học sinh phải tốn nhiều thời gian
công sức mới làm tốt nhiệm vụ được giao, vì đa phần học sinh cá biệt xuất phát
từ những lớp đó. Do đó Đồn thanh niên muốn làm tốt công tác quản lý nề nếp
học sinh của mình trước hết phải làm tốt cơng tác tổ chức chi đồn, thực hiện
một số cơng việc sau:
*phân bổ đoàn viên:
Đoàn thanh niên phải xem trước học bạ của từng học sinh trong năm học
trước để nắm được học lực, hạnh kiểm của từng học sinh. Góp ý cùng BGH nhà
trường khi phân bổ đoàn viên nên chia đều những học sinh có học lực khá, giỏi
vào xen lẫn với những học sinh có học lực trung bình. Nếu thấy trong chi đồn
có những học sinh bị ghi trong học bạ là hạnh kiểm chưa tốt hoặc học sinh lưu
ban nên phân bổ cho các em ở những chi đoàn đầu để tiện quan sát, theo dõi.
Sau khi phân bổ đoàn viên xong, BCH đoàn trường lập sơ đồ chi đồn và để tại
văn phịng đồn trường để tiện theo dõi.
Lưu ý: Nếu trong chi đồn đã có học sinh cá biệt thì khơng nên cho các em ngồi

gần nhau. Không nên cho các em tùy tiện chọn chỗ ngồi, vì những học sinh ham
chơi, hay đùa giỡn thường thích ngồi gần nhau.
*Bầu Ban chấp hành chi đồn:
Khi Đồn trường đã nắm được học lực, hạnh kiểm của học sinh sẽ lựa
chọn những học sinh có đủ phẩm chất đạo đức để giới thiệu bầu làm bí thư, lớp
trưởng, các lớp phó và các tổ trưởng, tổ phó. Đây là vấn đề rất cần thiết để giao
9


trách nhiệm cho BCS lớp thay mặt Đoàn trường điều hành, quản lý chi đồn.
Trong q trình giao nhiệm vụ, nếu thấy trong BCS những học sinh nào không
làm tốt sẽ thay bằng học sinh khác để tiếp tục quản lý chi đồn.
Lưu ý: Tránh trường hợp học sinh khơng đủ năng lực nhưng Đoàn trường vẫn
bắt buộc phải làm bí thư hoặc phó bí thư, từ đó làm ảnh hưởng đến tinh thần học
tập của các em và tạo điều kiện cho những mầm móng học sinh cá biệt xuất
hiện.
*BCH Đoàn trường xây dựng nội quy đoàn trường:
Ngoài việc BCH Đoàn trường phổ biến cho học sinh biết về Nội quy nhà
trường bắt buộc học sinh phải thực hiện bên cạnh BCH Đoàn trường cần xây
dựng Nội quy riêng cho đồn trường để các chi đồn thực hiện. Có thể ở mỗi
chi đoàn, BCH chi đoàn xây dựng nội quy lớp khác nhau tùy thuộc vào đặc
điểm, tình hình của chi đồn.
VD:
TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG 4

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Chi đoàn 10 A

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NỘI QUY CHI ĐOÀN

1. Đến lớp phải đúng giờ quy định.
2. Phải học bài, làm bài đầy đủ trước khi đến lớp
3. Tổ trực phải vệ sinh phòng học sạch sẽ trước khi vào học.
4.Tác phong: quần, áo, đầu tócgiày dép, phù hiệu đúng qui định.
5. Giữ gìn vệ sinh phịng học. Khơng được nhả kẹo cao su xuống nền gạch.
6. Không được viết, vẽ trên tường, bàn ghế.
7. Không được đùa giỡn, chọc ghẹo, làm mất trật tự trong giờ học.
8. Nếu nghỉ học, phải báo cáo với GVCN (bất cứ lý do gì).
9. Đi học phải mang theo nội quy lớp.
Bí thư chi đồn
Trần Văn B

10


Sau khi xây dựng xong nội quy lớp, BCH chi đoàn phổ biến trước lớp cho
tất cả học sinh đều biết và kí cam kết thống nhất thực hiện. Sau đó BCH chi
đồn phát cho mỗi học sinh một bảng Nội quy và bắt buộc các bạn phải giữ bảng
Nội quy này và thường xuyên mang theo trong suốt năm học. Bên cạnh đó, ở
mỗi chi đồn phải có một bản Nội quy dán trong phòng học để làm cơ sở xử lý
học sinh vi phạm.
Nội quy lớp là một cơng cụ hỗ trợ BCH chi đồn xử lý ĐVTN vi phạm.
Bên cạnh BCH chi đoàn phải xây dựng thang điểm thi đua của lớp hàng tuần
ứng với nội quy của lớp, trong đó có hình thức biểu dương, khen thưởng và kỹ
luật cụ thể từng trường hợp và được công khai vào buổi sinh hoạt chủ nhiệm
cuối tuần.
Lưu ý: BCH chi đồn đóng vai trị hết sức quan trong trọng việc rèn luyện, giáo
dục học sinh. Bên cạnh tác phong của các đ/c trong BCH chi đoàn cũng rất cần

thiết như: đầu tóc, trang phục, đến lớp đúng giờ, những gì nói với ĐVTN thì
phải thực hiện bằng được tránh tình trạng dễ dãi qua loa, phải xử lý đúng quy
định đã đặt ra dù cho học sinh đó vơ tình hay cố ý vi phạm. Từ đó giúp học sinh
học hỏi được phong cách, tác phong trước tiên từ các đ/c trong BCH chi đoàn,
làm các bạn càng kính trọng hơn.
*Đồn trường khảo sát đồn viên:
Sau khi làm xong cơng tác tổ chức chi đồn, Đồn trường tiến hành khảo
sát để nắm được những thơng tin có liên quan đến hồn cảnh, đời sống gia đình
của các em. Qua đó giúp Đồn trường biết được hồn cảnh từng đối tượng học
sinh, trong số đó dễ dàng nhận ra được những học sinh sẽ rơi vào trường hợp
học sinh cá biệt để kịp thời ngăn chặn, uốn nắn, biết được những học sinh nào có
hồn cảnh khó khăn dẫn đến nguy cơ bỏ học cao để báo lên Hội khuyến học nhà
trường kịp thời giúp đỡ.
PHIẾU KHẢO SÁT
1. Họ và tên học sinh: …………………………………………
2. Chổ ở hiện nay: …………………………………………….
11


3. Họ tên cha: …………………….., tuổi…………., nghề nghiệp: …………..
4. Họ tên mẹ: ……………………..., tuổi…………., nghề nghiệp: ………….
5. Gia đình có bao nhiêu anh, chị em; nghề nghiệp của anh, chị ……………..
6. Hồn cảnh sống hiện tại của gia đình em thế nào, ………………………..
7. Ước mơ của em sau này làm gì: ……………………………………………
8. Ngồi giờ học em thường làm gì để giúp đỡ gia đình: ……………………
9. Trong học tập và trong cuộc sống em gặp phải khó khăn gì: ……………….
10. Những người bạn thân của em tên gì, học lớp nào: ………………………..
Sau khi nắm được những thông tin của học sinh, Đoàn trường sẽ phân
luồng đối tượng, xem những học sinh nào có thể dẫn đến sa sút về học tập và sẽ
trở thành học sinh cá biệt sau đó lập sổ để theo dõi dành riêng cho những đối

tượng học sinh này.
Mẫu: SỔ THEO DÕI ĐVTN CÁ BIỆT

Ảnh học sinh
-Họ và tên học sinh: ……………………………., lớp ……..
-Học lực, hạnh kiểm năm học trước: ……………………….
-Hồn cảnh gia đình: ………………………………………
-Những biểu hiện của học sinh: …………………………….
PHẦN THEO DÕI
Các hành vi vi phạm
Tuần

(Đối chiếu với nội quy
lớp)

Hình thức

Thái độ sửa chữa

xử lý

(Có chấp hành kỹ luật hay

(Ghi hình thức khơng, khắc phục khuyết điểm
xử lý)

không)

1
2

3

12


4
5

Tổng hợp của bí thư chi đồn
2.3.2. Tiếp xúc với cha mẹ ĐVTN
Trong cuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm Đoàn thanh niên phải phối hợp
với giáo viên chủ nhiệm cố gắng nắm được số điện thoại liên lạc của gia đình,
đây là điều kiện thuận lợi giúp Đồn thanh niên trao đổi trực tiếp với cha mẹ học
sinh khi cần thiết. Ngoài ra Đoàn thanh niên cần phải tiếp xúc riêng để trao đổi
thông tin với cha mẹ của những học sinh cá biệt, đây là điều rất cần thiết, không
thể thiếu đối với những người làm công tác quản lý nề nếp. Thông qua công việc
này giúp Đồn thanh niên biết được các thói quen, sở thích, thái độ của học sinh
thường biểu hiện ở gia đình. Qua đó giúp cha mẹ học sinh biết được tình hình
học tập, những dấu hiệu sa sút của các em đồng thời giúp cha mẹ học sinh thấy
được sự quan tâm của nhà trường đối với gia đình từ đó tạo được niềm tin đối
với phụ huynh trong việc giáo dục con cái của họ. Mối quan hệ có tác động hai
chiều này nhằm hạn chế bớt mặc cảm, tự ti ở các em, giúp các em giảm bớt tâm
lý lo sợ khi tiếp xúc với cán bộ đồn.
2.3.3. Tìm hiểu mối quan hệ bè bạn của ĐVTN
Ngồi những thơng tin mà Đồn thanh niên tìm hiểu về học sinh cá biệt,
bên cạnh cần phải tìm hiểu mối quan hệ bè bạn của học sinh đó để biết những
đối tượng mà học sinh này đang chơi chung họ như thế nào. Có thể Đồn thanh
niên tìm hiểu thơng qua giáo viên chủ nhiệm, bí thư các chi đồn, lớp trưởng,
các học sinh khác trong lớp, thông qua phiếu khảo sát… Có những học sinh ít
giao tiếp với bạn bè chỉ thích chơi game mà học tập giảm sút, nên khuyến khích

các học sinh khác trong lớp thường xuyên tiếp xúc để có biện pháp giúp đỡ bạn,
giúp các em sống trong mơi trường đồn kết, gắn bó giúp đỡ lẫn nhau trong bất
kỳ trường hợp nào. Phối hợp với GVCN có thể giáo dục các em bằng cách nêu
gương, điểm hình giúp các em tự nhận thấy những khuyết điểm của mình để

13


từng bước sửa chữa. BCH Đoàn nên gặp riêng từng học sinh để trao đổi, giải
thích cho các em hiểu những sai trái của mình để các em có hướng khắc phục,
không nên làm các em cảm thấy mặc cảm trước lớp.
2.3.4. Tạo sự gần gũi, quan tâm với ĐVTN
Tạo mối quan hệ gần gũi là thể hiện sự quan tâm đối với các em, nhưng
người thầy vẫn luôn giữ chuẩn mực, nghiêm khắc. Tiếp xúc tìm hiểu tâm tư
nguyện vọng của các em, nhằm để động viên, khích lệ tạo cho các em có được
chỗ dựa tinh thần vững chắc. Để các em thấy sự quan tâm của các thầy cơ bên
đồn trường như người cha, người mẹ, người anh, người chị của các em ln dìu
dắt, nâng đỡ các em khi vấp phải những khó khăn trong học tập cũng như trong
cuộc sống.
Khi học sinh nghỉ học, dù có phép hay khơng phép, dù bất cứ lý do gì
những buổi học sau phải tiếp xúc để thăm hỏi các em, đơi khi cũng có những lý
do khá đặc biệt người thầy có thể chia sẽ với các em, làm cho các em cảm thấy
vui hơn khi được thầy cơ quan tâm đến mình, từ đó những biểu hiện cá biệt dần
dần biến mất.
2.3.5. Công tác phối hợp.
Để giáo dục được những học sinh cá biệt, bản thân của mỗi đ/c trong
BCH Đoàn trường cần phải biết phối hợp kịp thời, linh hoạt với các bộ phận
trong nhà trường. Như phối hợp với giáo viên chủ nhiệm cung cấp cho giáo viên
chủ nhiệm danh sách những học sinh cá biệt để kịp thời hỗ trợ trong việc theo
dõi, nhắc nhỡ và xử lý những vi phạm của các em. Phối hợp với giáo viên bộ

mơn, thơng qua đó giáo viên có thể theo dõi thái độ học tập của các em ở từng
mơn học để có hướng bồi dưỡng, rèn luyện thêm cho các em về kiến thức.
Phối hợp cùng hội Phụ huynh và công an xã thuộc địa bàn nhà trường
tuyển sinh để cùng tham gia quản lý và xử lý kịp thời những trường hợp học
sinh cá biệt.
2.3.6. Giao nhiệm vụ cho ĐVTN:

14


Thường BCH đồn trường khơng giao nhiệm vụ cho những học sinh cá biệt,
vì cho rằng những học sinh này sẽ khơng làm được gì. Điều đó khơng khéo dễ
làm hỏng các em hơn.
Cho nên đối với những đối tượng này, BCH đoàn trường nên tạo cho các
em một cơ hội để các em thấy được vai trị của mình trong tập thể, đồng thời
phát huy tính làm chủ của các em và nhận thấy rằng mình khơng bị lạc lỏng,
không bị bỏ rơi. Như tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ, tham gia các trị
chơi dân gian, các hoạt động thể thao, tham gia làm báo tường, cắm trại nhân
các ngày lễ hội của trường tổ chức…Khi hoàn thành nhiệm vụ BCH đoàn trường
phải đánh giá kết quả bằng cách nêu gương trước cờ.
2.3.7. Rèn luyện học sinh tính trung thực
Phải rèn luyện cho học sinh tính trung thực, tự lập, vượt qua mọi khó
khăn thử thách, khơng nên ỷ lại. Có được tính trung thực điều đó khẳng định là
các em đã trưởng thành, phải chịu trách nhiệm trước cơng việc của mình làm,
nếu có sai phạm phải tự nhận lấy, không đổ lỗi cho người khác. Từ đó giúp các
em tự khẳng định được mình và các em sẽ đắn đo trước những công việc mà
mình sắp làm nhằm hạn chế bớt những sai phạm.
2.3.8. Sinh hoạt chi đoàn
Trong buổi sinh hoạt hàng tháng, đ/c bí thư chi đồn đóng vai trị cố vấn,
hướng dẫn các đ/c ĐVTN từng bước tiến hành. Sau đó bí thư chi đoàn sẽ là

người kết luận cuối cùng. Đối với những trường hợp vi phạm cho các bạn tự báo
cáo về mình dựa theo nội quy của lớp. (từng học sinh báo báo)
Nội dung báo cáo

Ngày

Số lần

vi phạm

vi phạm

1. Đến lớp phải đúng giờ quy định.
2. Phải học bài, làm bài đầy đủ trước khi đến lớp
3. Tổ trực phải vệ sinh phòng học sạch sẽ trước khi vào
học.
4.Tác phong: quần, áo, đầu tóc, giày dép, phù hiệu.
5. Giữ gìn vệ sinh phịng học. Khơng được nhả kẹo cao
15


su xuống nền gạch.
6. Không được viết, vẽ trên tường, bàn ghế.
7. Không được đùa giỡn, chọc ghẹo, làm mất trật tự
trong giờ học.
8. Nếu nghỉ học phải báo cáo với GVCN…
9. Đi học phải mang theo nội quy lớp.
Sau đó bí thư, lớp trưởng nhận xét xem cịn ai chưa báo cáo, hoặc báo cáo
khơng chính xác để GVCN hướng dẫn cách xử lý. Trong việc xử lý những học
sinh vi phạm phải đúng người, đúng tội theo Nội quy đã đề ra. Tránh trường hợp

vị nễ, xử bạn này nặng, xử bạn kia nhẹ làm mất đi tính nghiêm khắc, cơng minh
của Đồn thanh niên. Những học sinh vi phạm phải chấp nhận hành vi vi phạm
của mình. Điều này thông qua sự báo cáo của BCS lớp phải thật sự chính xác
cơng bằng. Những hình thức kỹ luật đã đưa ra bắt buộc học sinh đó phải thực
hiện, bí thư chi đồn khơng bỏ qua với bất cứ trường hợp nào. Làm được điều
đó sẽ giúp cho nề nếp lớp học đi vào khuôn khổ nhất định, rèn luyện cho các bạn
chấp hành tốt Nội quy trường, chi đoàn như vậy sẽ hạn chế tối đa trường hợp
học sinh có biểu hiện cá biệt tái phạm.
Ngồi việc xử lý học sinh vi phạm, bí thư chi đồn cần phải có hình thức
biểu dương, khen thưởng, báo cáo lên BTV đồn trường. Đây là hình thức rất có
ý nghĩa, học sinh cá biệt thơng thường vốn khó tính, khó dạy nếu bí thư chi đồn
thiên vị lập tức sẽ có sự phản ứng ngược lại. Mỗi khi học sinh cá biệt làm được
một việc tốt, đạt điểm tốt thì phải động viên khuyến khích các bạn nên tiếp tục
phát huy. Nếu các ĐVTN sai phạm thì cứ nhẹ nhàng xử lý như những bạn khác,
tránh nóng vội, kỳ thị để các bạn tự nhận lỗi và sửa chữa.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Sau khi thực hiện các giải pháp nêu trên, BCH Đồn trường có thể kiểm
chứng kết quả xem các giải pháp có thể làm thay đổi ý thức, thái độ học tập
cũng như tu dưỡng đạo đức của học sinh cá biệt hay không. Có thể tổng hợp kết
quả theo học kỳ và cuối năm học:
Họ tên HS

Các biểu hiệnSố lần vi phạm từng tháng

Số

lần

khắcKết


quả

đầu năm

phục sửa chữa cuối năm
16


Học sinh A
Học sinh B
Học sinh C
Trên thực tế, những biện pháp giáo dục học sinh cá biệt nói trên đã được
Đoàn thanh niên trường THPT Quảng Xương 4 triển khai và thực hiện đạt hiệu
quả cao.
Trong năm học 2015 – 2016, ngay đầu năm học BCH Đoàn trường đã
điều tra và lập danh sách những học sinh thuộc diện học sinh cá biệt để theo dõi
và uốn nắn. Với 30 học sinh cá biệt trên tổng số 1067 ĐVTN, những trường hợp
học sinh cá biết này vào đầu năm học thường xuyên gây gỗ đánh nhau, bỏ giờ,
nghĩ học vô lý do, làm ảnh hưởng tới nề nếp học đường. Trong học kì một, Đồn
thanh niên đã thống kê có 15 vụ gây xích mích đánh nhau, 1 trường hợp vô lễ
với giáo viên, 96 lượt nghĩ học vô lý do, những trường hợp vi phạm này đã được
xử lý nghiêm minh, trong đó có 2 học sinh đã phải áp dụng hình thức kỉ luật
đình chỉ học 1 tuần. Trong học kì 2 năm học 2015 - 2016, theo thống kê có 8 vụ
xích mích đánh nhau, 72 lượt nghĩ học vô lý do, những trường hợp vi phạm này
đã được giải quyết và xử lý kịp thời. Đồn thanh niên trường Quảng Xương 4 đã
tham gia tích cực vào việc quản lý nề nếp, với những biện pháp phù hợp của
mình đã giúp nề nếp nhà trường đi vào ổn định. Theo báo cáo tổng kết cuối năm,
khơng cịn trường hợp vi phạm nào phải đưa ra hội đồng kĩ luật nhà trường. Đặc
biệt, những học sinh cá biệt nay đã có sự chuyển biến tích cực trong nhận thức,
cố gắng vươn lên trong học tập.


3. KẾT LUẬN,KIẾN NGHỊ
Đồn thanh niên nhận nhiệm vụ làm cơng tác quản lý nề nếp học sinh, với
1067 ĐVTN quả là khơng dễ dàng, muốn số học sinh đó đều trở thành học sinh
ngoan, kết quả học tập tốt lại càng không dễ. Năm học nào cũng vậy, thầy cô
giáo làm công tác quản lý nề nếp là những người luôn đối mặt với biết bao khó
khăn, thử thách và mong muốn duy nhất là làm thế nào cho học sinh mình thành
đạt, sự nghiệp trồng người là tiếng vang suốt cuộc đời đối với các thầy giáo, cô
17


giáo…Hạn chế tối đa những trường hợp học sinh phải đưa ra Hội đồng kỷ luật,
vì nếu học sinh bị đình chỉ học tập hay bị ghi vào học bạ hạnh kiểm xấu nó sẽ
đeo đuổi suốt đời đối với các em mà bản thân những người làm công tác quản lý
nề nếp cũng thấy đau lòng trước những trường hợp như thế.
Chính vì những điều đó mà những người thầy, người cô đang phục vụ
trong ngành giáo dục, nhất là những người thầy, người đang ở độ tuổi Đoàn phải
ra sức nghiêm cứu học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ cơng tác đồn hơn nữa, làm thế
nào để sản phẩm của mình tạo ra sẽ có ích cho xã hội. Thầy cơ làm cơng tác
đồn quản lý nề nếp học sinh, xem tổ chức Đoàn trường như là một mái ấm gia
đình thì sẽ cảm thấy có được niềm vui trong công tác. Tuy nhiên, thầy cô không
nên tập trung nhiều vào các đối tượng học sinh cá biệt mà hãy nghĩ đến cả một
tập thể với tình yêu thương thì nhất định sẽ gặt hái được nhiều thành cơng.
Giáo dục thế hệ trẻ để trở thành chủ nhân tương lai của đất nước là nhiệm
vụ hàng đầu. Để giáo dục học sinh nói chung, học sinh cá biệt nói riêng đòi hỏi
các ngành, các cấp cùng tuyên truyền cho cả xã hội quan tâm hơn đối với thế hệ
trẻ. Đặc biệt, quan tâm nhiều hơn đối với những học sinh được coi là cá biệt
nhằm xây dựng môi trường sống có văn hóa và lành mạnh.
Với những kinh nghiêm tích lũy được, qua đề tài này tơi hy vọng sẽ đóng
góp phần nào cho cơng tác quản lý nề nếp học sinh của đoàn trường trong những

năm học tới.
* Đề xuất, kiến nghị
Đối với nhà trường:
Cần tổ chức nhiều hơn các hoạt động vui chơi, giải trí cho học sinh để các
em có được sân chơi lành mạnh, bổ ích.
Cần tăng cường công tác giáo dục kỹ năng sống cho các em, để các em
hiểu thêm về vai trò, trách nhiệm của lứa tuổi học đường.
Chỉ đạo cho Đoàn thanh niên tăng cường công tác phối hợp với giáo viên
chủ nhiệm, cha mẹ học sinh, các tổ chức đoàn thể khác để kịp thời giáo dục, uốn
nắn những học sinh cá biệt có hiệu quả.
18


Đối với Sở GD&ĐT:
Cần mở những lớp tập huấn kỹ năng nghiệp vụ cơng tác đồn cho các đ/ c
phụ trách cơng tác đồn cấp THPT.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tơi, trong q trình thực
hiện vẫn cịn nhiều thiếu sót và một số nội dung chưa phù hợp. Rất mong được
sự đóng góp của đồng nghiệp để nội dung đề tài hoàn thiện hơn./.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 04/04/2016
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người

khác.

Người thực hiện:
Ngô Tiến Hà


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Quốc Bảo. “Quản lí nhà nước về GD và ĐT”. Tài liệu bài giảng
cao học QLGD.
2. Nguyễn Đức Chính. “Chất lượng và QL chất lượng trong GD”. Tài liệu
bài giảng cao học QLGD.
3. Nguyễn Minh Đường. “Bồi dưỡng và ĐT đội ngũ nhân lực trong điều
kiện mới”. Chương trình khoa học cơng nghệ cấp nhà nước KX07-14, Hà
Nội 1996.
4. .Đỗ Ngọc Đạt. “Tiếp cận hiện đại hoạt động DH ở trường THPT”.
NXB ĐH QG Hà Nội, 1997.

19


5. Trần Kiều (chủ biên). “Đổi mới PPDH ở trường THPT”. Tài liệu tham
khảo cho GV. Viện KHGD, Hà Nội 1997.
6. Jean Marc Dénommé et Madeleine Roy. “Tiến tới một PP sư phạm
tương tác”. NXB Thanh niên, Hà Nội 2000.
7. Khalamop. “Phát huy tính tích cực của HS như thế nào?”. NXB GD,
Hà Nội 2006.

20



×