Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Dạy học tích hợp liên môn trong chuyên đề “ địa lí các tỉnh, thành phố” ( lớp 12 chương trình cơ bản)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (696.41 KB, 27 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT
CHUYÊN
LAMCHUYÊN
SƠN
TRƯỜNG
THPT
LAM SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG CHUYÊN ĐỀ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“ĐỊA LÍ CÁC TỈNH,
THÀNH PHỐ” (LỚP 12 CHƯƠNG
TRÌNH CƠ BẢN)
DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG CHUYÊN
ĐỀ “ĐỊA LÍ CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ” (LỚP 12
Người thực hiện: ĐỗCHƯƠNG
Thị Hằng TRÌNH CƠ BẢN)
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Địa lí

THANH HOÁ NĂM 2016
Người thực hiện: Đỗ Thị Hằng
MỤC LỤC
Chức vụ: Giáo viên
Phần một. Mở đầu…………………………………………………….
1. Lí do chọn đề tài……………………………………………………..


SKKN thuộc môn: Địa lí
2. Mục đích nghiên cứu………………………………………………...
3. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………..
4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………….
Phần hai. Nội dung……………………………………………………
1. Cơ sở lí luận…………………………………………………………
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu…………………………………..
3. Các giải pháp thực hiện……………………………………………...
Phần ba. Kết luận.................................................................................

3
3
3
3
3
4
4
4
4
25

THANH HOÁ NĂM 2016

MỤC LỤC

1


Phần một. Mở đầu…………………………………………………….


3

1. Lí do chọn đề tài……………………………………………………..

3

2. Mục đích nghiên cứu………………………………………………...

3

3. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………..

3

4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………….

3

Phần hai. Nội dung……………………………………………………

4

1. Cơ sở lí luận…………………………………………………………

4

2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu…………………………………..

4


3. Các giải pháp thực hiện……………………………………………...

4

Phần ba. Kết luận.................................................................................

27

PHẦN MỘT. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2


- Trong xu thế đổi mới toàn diện, căn bản giáo dục và đào tạo, việc dạy học
theo chủ đề tích hợp, liên môn rất được quan tâm, nhằm đổi mới đồng bộ nội dung,
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng
phát triển năng lực học sinh.
- Dạy học các chủ đề tích hợp, liên môn có tính thực tiễn nên sinh động, hấp
dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học
sinh. Học các chủ đề tích hợp liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng các
kiến thức tổng hợp vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức
một cách máy móc, nhờ đó năng lực và phẩm chất của học sinh được hình thành và
phát triển. Ngoài ra, dạy học các chủ đề tích hợp liên môn giúp học sinh không phải
học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây
quá tải, nhàm chán, vừa không có sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng
dụng kiến thức tổng hợp vào thực tiễn.
- Trong chương trình lớp 12, nội dung Địa phương xuất hiện cả ở môn Địa lí
và Lịch sử. Đây là nội dung rất quan trọng giúp học sinh có hiểu biết cơ bản về địa
lí, lịch sử nơi mình sinh sống, nhưng trong thực tế dạy học, giáo viên và học sinh
chưa có sự quan tâm thích đáng. Do đó, ở phần Địa lí các tỉnh, thành phố trong

chương trình Địa lí 12 (chương trình cơ bản) tác giả lựa chọn chủ đề “Hàm Rồng –
điểm du lịch hấp dẫn” để xây dựng chủ đề tích hợp liên môn nhằm tạo hứng thú
cho học sinh, giúp các em tiếp cận với các phương pháp học mới và phát huy được
những năng lực của bản thân.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nhằm đổi mới phương pháp dạy học, tiếp cận với việc dạy học tích hợp
liên môn.
- Gây hứng thú học tập, phát triển năng lực tư duy học sinh và biết vận dụng
vào thực tiễn cuộc sống.
- Tăng cường vốn hiểu biết của học sinh về địa lí địa phương, từ đó bồi đắp
cho các em lòng yêu quê hương đất nước.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Vấn đề dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn trong môn Địa lí.
- Áp dụng việc dạy học tích hợp liên môn vào giải quyết một chủ đề cụ thể
trong môn Địa lí, thuộc phần Địa lí địa phương.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu sách giáo khoa, nghiên cứu các tài liệu có liên quan.
- Trao đổi kinh nghiệm, học hỏi các đồng nghiệp
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm,....
PHẦN HAI. NỘI DUNG
1.Cơ sở lí luận
3


- Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn là định hướng quan trọng trong việc
đổi mới giáo dục. Theo công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08 tháng 10 năm
2014 về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và
kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung
học/ trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng; các công văn hướng dẫn thực

hiện nhiệm vụ giáo dục trung học hàng năm. Theo đó, thay cho việc dạy học đang
được thực hiện theo từng bài/ tiết trong sách giáo khoa như hiện nay, các tổ/ nhóm
chuyên môn căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội
dung để xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi môn học và các chủ đề tích hợp
liên môn phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện
thực tế của nhà trường. Trên cơ sở rà soát chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo
chương trình hiện hành và các hoạt động dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo
phương pháp dạy học tích cực, xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình
thành cho học sinh trong mỗi chuyên đề đã xây dựng.
- Phần Địa lí địa phương là nội dung rất quan trọng trong chương trình Địa lí
và Lịch sử 12. Áp dụng hình thức dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn đối với
nội dung này có tính thiết thực rất cao, từ đó có thể mở rộng ra các chủ đề khác
trong chương trình.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
- Trong nhà trường, giáo viên đã áp dụng dạy học liên môn trong quá trình
giảng dạy, nhưng với quy mô nhỏ, chủ yếu tiến hành ở các bài học cụ thể.
- Việc dạy học theo chuyên đề chưa được tiến hành rộng rãi.
- Vấn đề Địa lí địa phương chưa được chú ý thích đáng trong chương trình.
3. Giải pháp thực hiện
Giáo viên xây dựng đề tài Dạy học tích hợp liên môn trong chuyên đề “Địa lí
các tỉnh, thành phố” (lớp 12 chương trình cơ bản) thông qua một nội dung cụ thể là
“Hàm Rồng – điểm du lịch hấp dẫn”.
CHỦ ĐỀ
HÀM RỒNG - ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Nội dung các môn học được tích hợp trong chủ đề
a. Cơ sở xây dựng chủ đề
- Nội dung địa phương là một trong những nội dung được phân bố ở nhiều
bộ môn, trong đó bộ môn Địa lí và Lịch sử là hai trong số các bộ môn nội dung địa
phương được nhắc đến nhiều nhất.

- Thực tế trong phân phối chương trình, mặc dù chủ đề địa phương đã phân
bố thành các tiết dạy cụ thể: Địa lí - 2 tiết, Lịch sử - 2 tiết nhưng một bộ phận giáo
viên còn xem nhẹ, hơn nữa các tiết dạy này lại phân bố ở cuối năm nên nhiều giáo
viên để học sinh tự học hoặc dạy sơ sài.
4


- Chương trình Địa lí lớp 12 được phân bố ở các tiết 49,50. Lịch sử được
phân bố ở các tiết 46,47. Việc cấu trúc lại nội dung chủ đề địa phương trong môn
Địa lí, Lịch sử bao gồm cả kiến thức Lịch sử, Địa lí là cần thiết. Các vấn đề của địa
phương rất đa dạng, trong đó tôi tập trung vào vấn đề phát triển du lịch ở địa
phương để xây dựng chủ đề: "Hàm Rồng – điểm du lịch hấp dẫn" nhằm kích thích
tính tích cực và sáng tạo của học sinh.
b. Nội dung chủ đề
Nội dung chính của chủ đề tập trung vào giải quyết các vấn đề sau:
+ Vị trí địa lí và khái quát đặc điểm của Khu di tích lịch sử văn hoá Hàm
Rồng
+ Các di tích, danh thắng tiêu biểu ở Khu di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng
+ Ý nghĩa du lịch và định hướng quy hoạch Khu di tích lịch sử văn hoá Hàm
Rồng
c. Phương án, kế hoạch dạy học chủ đề: Hàm Rồng – điểm du lịch hấp dẫn
+ Thời lượng dạy học chủ đề này là 2 tiết được lấy từ quỹ thời gian của môn
Địa lí lớp 12 (2 tiết), môn Lịch sử lớp 12 (2 tiết).
+ Thời điểm thực hiện chủ đề: Học kì II lớp 12- Dạy vào tiết " Tìm hiểu địa
lí tỉnh, thành phố " của môn Địa lí 12.
d. Ý nghĩa xây dựng chủ đề
- Việc xây dựng chủ đề liên môn Địa lí - Lịch sử: "Hàm Rồng – điểm du lịch
hấp dẫn" góp phần tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện tốt phần địa phương trong
chương trình, giúp giáo viên đa dạng hóa các hoạt động dạy học, học sinh được tự
học, tự nghiên cứu, thông qua đó góp phần hình thành năng lực, phẩm chất cho học

sinh.
- Khắc phục được tình trạng thiếu sự liên kết giữa kiến thức Lịch sử - Địa lí, học
sinh ngoài việc sử dụng kiến thức Địa lí còn sử dụng kiến thức Lịch sử để giải quyết các
vấn đề liên quan đến chủ đề địa phương.
- Nội dung học tập của bài được sử dụng, xây dựng thành chủ đề với các hoạt
động học được xây dựng nối tiếp nhau thành một chuỗi các hoạt động liên tục có
gắn kết với nhau, học sinh được nghiên cứu trên lớp, ở nhà từ đó góp phần làm tăng
thời gian học tập của học sinh.
2. Mục tiêu của chủ đề
Sau khi học xong chủ đề này học sinh cần đạt được:
a. Kiến thức:
- Trình bày được vị trí địa lí, khái quát đặc điểm của Khu di tích lịch sử văn
hoá Hàm Rồng
- Trình bày được các di tích, danh thắng tiêu biểu của Khu di tích lịch sử văn
hoá Hàm Rồng
- Nêu được ý nghĩa du lịch và các định hướng phát triển du lịch Hàm Rồng.
b. Kĩ năng:
5


- Rèn luyện kĩ năng thuyết trình.
- Có khả năng tìm kiếm, xử lí, sử dụng thông tin từ các nguồn: các website
trên Internet, báo chí, bản đồ....
c. Thái độ:
- Giúp học sinh đánh giá đúng vai trò, ý nghĩa du lịch của Khu di tích
lịch sử văn hoá Hàm Rồng.
- Học sinh có ý thức trong việc bảo vệ, giữ gìn, quảng bá Khu di tích lịch sử
văn hoá Hàm Rồng đến với bạn bè khắp nơi.
d. Các năng lực chính hướng tới
- Năng lực chung: năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực tự học...

- Năng lực chuyên biệt: Phát triển các năng lực làm việc theo nhóm, cá nhân,
giao tiếp, sử dụng bản đồ tranh ảnh, thu thập thông tin, giải quyết vấn đề, khảo sát thực
tế.
3. Sản phẩm cuối cùng
- Bản thuyết trình về chủ đề: Hàm Rồng – điểm du lịch hấp dẫn
- Các tranh ảnh, bản đồ, tư liệu có liên quan đến chủ đề.
4. Phương pháp dạy học
- Dạy học nêu vấn đề, trao đổi, đàm thoại....
- Thảo luận nhóm.
- Sử dụng tranh ảnh, lược đồ.
II. BẢNG MÔ TẢ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC
CHÍNH ĐƯỢC HÌNH THÀNH THÔNG QUA CHỦ ĐỀ
1. Bảng mô tả
Vận dụng ở Vận dụng ở
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
mức độ thấp
mức độ cao
Vị trí địa lí, Trình
bày Hiểu được ý Phân tích được Đề ra các giải
đặc điểm khái được
đặc nghĩa vị trí những thuận lợi pháp để phát
quát Khu di điểm vị trí địa địa lí của và khó khăn triển Khu di
tích lịch sử lí của Khu di Khu di tích của Khu di tích tích lịch sử
văn hoá Hàm tích lịch sử lịch sử văn lịch sử
văn văn hoá Hàm
Rồng
văn hoá Hàm hoá
Hàm hoá Hàm Rồng Rồng

Rồng
Rồng đối với trong
định
hoạt động du hướng
phát
lịch.
triển du lịch địa
phương.
Các di tích, Kể tên được Xác
định Phân tích được Vận dụng kiến
danh
thắng các di tích, được vị trí, quá trình hình thức đã học
tiêu biểu ở danh
thắng đặc điểm nổi thành,
phát đóng vai trò là
Khu di tích tiêu biểu ở bật của các di triển của các di một
hướng
lịch sử văn Khu di tích tích,
danh tích,
danh dẫn viên giới
6


hoá
Rồng

Hàm lịch sử văn thắng
tiêu thắng tiêu biểu thiệu với du
hoá
Hàm biểu ở Khu di ở Khu di tích khách về Khu

Rồng
tích lịch sử lịch sử
văn di tích lịch sử
văn hoá Hàm hoá Hàm Rồng văn hoá Hàm
Rồng
Rồng.
Ý nghĩa và Nêu được ý Trình
bày Xác
định Kiến nghị các
các
định nghĩa du lịch được
định hướng trọng giải pháp để
hướng
phát của Khu di hướng phát tâm trong phát nâng cao hiệu
triển du lịch tích lịch sử triển du lịch triển
quả hoạt động
Hàm Rồng
văn hoá Hàm ở Khu di tích
của Khu di
Rồng
lịch sử văn
tích lịch sử
hoá
Hàm
văn hoá Hàm
Rồng
Rồng
2. Một số câu hỏi, bài tập.
Câu hỏi nhận biết
Chọn một đáp án đúng trong các đáp án sau:

Câu 1: Khu di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng thuộc địa phận phường nào
của TP. Thanh Hoá?
a. Nam Ngạn
b. Hàm Rồng
c. Đông Thọ
d. Trường Thi
Trả lời: Đáp án đúng: b
Câu 2: Nêu vị trí địa lí của Khu di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng
Gợi ý trả lời
Khu di tích lịch sử - văn hoá Hàm Rồng thuộc phường Hàm Rồng, thành phố
Thanh Hoá, cách thành phố 3km về phía bắc, trên trục quốc lộ 1A.
Câu hỏi thông hiểu
Xác định được vị trí, đặc điểm nổi bật của các di tích, danh thắng tiêu biểu ở
Khu di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng.
Gợi ý trả lời:
- Cầu Hàm Rồng: Là huyết mạch giao thông nối liền hai miền Nam Bắc Trung
cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Đế quốc Mĩ đã mang đủ các loại vũ khí tối
tân đánh phá cầu Hàm Rồng, nhằm ngăn cách sự chi viện từ miền Bắc vào chiến
trường miền Nam. Nhưng bằng sự dũng cảm kiên cường, sự phối hợp đồng điệu
của cả tập thể Công- Nông- Binh đặc biệt là đường lối chỉ đạo của Đảng quân và
dân Hàm Rồng đã bắn rơi 117 máy bay của giặc Mỹ và đã bắt sống nhiều tên giặc
lái… Cầu Hàm Rồng trở thành di tích lịch sử - cách mạng quan trọng của tỉnh
Thanh.
- Trận địa đồi C4: Trận địa đồi C4 nằm trên dãy núi Rồng, đã lập nên nhiều chiến
công hiển hách cùng với quân và dân Thanh Hoá bảo vệ cầu Hàm Rồng trong
7


những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đồi C4 được xếp hạng di tích cấp
quốc gia.

- Đồi Quyết Thắng: Để trả lời kẻ thù: “ Đây là sức mạnh Việt Nam- sức mạnh của
4000 năm dựng nước và giữ nước” quân và dân Hàm Rồng đã lấy đá trắng xếp trên
sườn núi cao của ngọn Cách Tiên thành 2 chữ “Quyết Thắng”. Đây là sự động viên
cổ vũ khích lệ kịp thời của cán bộ chiến sỹ, học sinh, sinh viên và các tầng lớp nhân
dân hăng hái lên đường ra trận.
- Tượng đài thanh niên xung phong: Tượng đài thanh niên xung phong nằm ở
cửa ngõ phía Bắc vào thành phố Thanh Hoá và được xây dựng với diện tích hơn
3000m2 của thế hệ trẻ Thanh Hoá thể hiện đạo lý “ Uống nước nhớ nguồn” tôn
vinh sự hy sinh anh dũng của các anh chị trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp
và chống Mỹ.
- Thiền viện Trúc lâm Hàm Rồng: Thiền viện Trúc lâm Hàm Rồng được xây
dựng với diện tích 9 ha tại núi Rồng, phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hoá đây
là nơi khôi phục lại dòng thiền của dân tộc do Phật hoàng Trần Nhân Tông khai
sáng.
- Làng cổ Đông Sơn: Đây là ngôi làng vào thời Hùng Vương đã có cư dân sinh
sống cách ngày nay khoảng hai, ba nghìn năm. Làng cổ Đông Sơn hiện tại được lập
vào khoảng thế kỷ 17 sau lưng núi Cánh Tiên khuỳnh ra như tay ngai, trước mặt là
sông Mã cuồn cuộn chảy.
- Di chỉ khảo cổ học Đông Sơn: Di chỉ khảo cổ học Đông Sơn nằm trong làng cổ
Đông Sơn phường Hàm Rồng thành phố Thanh Hoá được phát hiện năm 1924 từ
đó đến nay được khai quật nhiều lần và tìm thấy được nhiều di vật nhưng di vật tiêu
biểu và độc đáo nhất là trống đồng.
- Ngoài ra còn có Đền thờ đức thánh cả Lê Uy- Trần Khát Trân, Đền thờ Bà mẹ
Việt Nam anh hùng, các anh hùng liệt sỹ tỉnh Thanh Hoá, động Long Quang, động
Tiên Sơn,…
Câu hỏi vận dụng thấp
Nêu những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển du lịch ở Khu di tích
lịch sử văn hoá Hàm Rồng.
Gợi ý trả lời
- Thuận lợi:

+ Quần thể danh thắng đa dạng, có giá trị về nhiều mặt: cách mạng, lịch sử, tâm
linh, văn hoá, sinh thái,…
+ Kết cấu hạ tầng, đặc biệt hệ thống giao thông vận tải khá hoàn thiện.
+ Được quan tâm đầu tư phát triển.
- Khó khăn:
+ Hạn chế về nguồn vốn đầu tư.
+ Chưa có nhiều chương trình quảng bá du lịch nhằm thu hút du khách thập
phương
8


Câu hỏi vận dụng cao
Câu 1: Dựa vào những kiến thức đã tìm hiểu về Khu di tích lịch sử văn hoá Hàm
Rồng, em hãy thử nêu ra các biện pháp để thu hút khách du lịch đến với Khu di tích
lịch sử văn hoá Hàm Rồng.
Gợi ý trả lời
+ Tăng cường công tác tuyên truyền về Khu di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng trên
các phương tiện truyền thông.
+ Nâng cấp cơ sở vật chất như đường giao thông, các nhà hàng…..
+ Tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh để tăng thêm tình yêu quê hương,
đất nước cũng như hiểu biết của bản thân về Khu di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng
Câu 2: Vai trò của bản thân trong việc phát huy hơn nữa tiềm năng du lịch của Khu di
tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng.
Đây là câu hỏi mở, học sinh có thể tự trả lời theo ý kiến của các em sao cho
đảm bảo với đặc điểm lứa tuổi và trình độ học vấn.
III. KẾ HOẠCH DẠY HỌC
1.Hoạt động học tập
Kết
quả/sản
Tiến trình Hoạt động của Hỗ trợ của

Thời gian
phẩm của từng
dạy học
học sinh
giáo viên
nhóm
Tiếp nhận nhiệm Giáo viên nêu Học sinh nêu
vụ của giáo viên tính cấp thiết được những hiểu
giao về tìm hiểu của chủ đề và biết ban đầu, có
những vấn đề:
chuyển giao thể chưa đầy đủ
+ Vị trí Địa lí của nhiệm vụ cho về Vị trí địa lí
Tuần 1
Hoạt động 1: Khu di tích lịch học sinh bằng của Khu di tích
Khởi động sử văn hoá Hàm các câu hỏi. lịch sử văn hoá

giao Rồng
Cung cấp tư Hàm Rồng.
nhiệm vụ
+ Các di tích, liệu, hình ảnh + Các di tích,
danh thắng tiêu mang
tính danh thắng tiêu
biểu ở khu vực chất
định biển ở Khu di
này
hướng hỗ trợ tích lịch sử văn
+ Ý nghĩa du lịch học sinh
hoá Hàm Rồng.
của Khu di tích
+ Ý nghĩa du

lịch sử văn hoá
lịch của Khu di
Hàm Rồng
tích lịch sử văn
+ Định hướng
hoá Hàm Rồng.
phát triển du lịch
trong thời gian tới
Thực hiện chủ đề Chuẩn bị kế Kế hoạch thực
theo kế hoạch và hoạch thực hiện hiện chủ đề của
9


Hoạt động 2: những
định chủ đề, phiếu nhóm.
Tuần 2
Thực hiện hướng của giáo đánh giá sản Phân
công
chủ đề
viên nêu ra
phẩm và những nhiệm vụ, thống
hỗ trợ khác cho nhất địa điểm và
việc thực hiện cách thức thực
chủ đề của học hiện
sinh.
Hỗ trợ học sinh
khi cần thiết.
Báo cáo kết quả Lắng nghe các Bản thuyết trình
Báo cáo và làm việc của nhóm trình bày. báo cáo, poster
đánh

giá nhóm.
Nêu câu hỏi.
kết quả tìm hiểu.
Tuần 3
nhiệm
vụ Lắng nghe và Tiến hành đánh Bảng đánh giá
thực hiện.
đánh giá sản giá sản phẩm hoạt động của cá
phẩm của nhóm của các nhóm. nhân trong nhóm.
khác.
Nhận xét và Kết quả đánh giá
Thảo luận, tổng tổng kết hoạt sản phẩm của
kết vấn đề nghiên động nhóm.
nhóm.
cứu.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
2.1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bảng kế hoạch phân công, tổ chức nhiệm vụ cho học sinh.
- Các câu hỏi và bảng đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Các tài liệu, website cần thiết giới thiệu cho học sinh.
- Giấy A0, bút dạ..để học sinh thảo luận nhóm.
2.2 Chuẩn bị của học sinh
- Sổ tay ghi chép.
- Sưu tầm các tài liệu, tranh ảnh có liên quan tới chủ đề Hàm Rồng.
3. Hoạt động học tập
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG VÀ GIAO NHIỆM VỤ
1. Mục tiêu.
Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh:
- Xác định được các tiểu chủ đề trong chủ đề: Hàm Rồng - điểm du lịch hấp
dẫn.

- Hình thành được các nhóm có cùng sở thích tìm hiểu các tiểu chủ đề.
2. Tiến trình hoạt động
- Giáo viên giới thiệu cho học sinh: Là một người yêu thích lịch sử đất nước,
thích khám phá tự nhiên, các em có nhiệm vụ tìm hiểu các vấn đề liên quan đến
Khu di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng ngay tại địa phương của các em và dựa trên
10


cơ sở đó liên hệ với bản thân bằng những việc làm thiết thực để phát triển, giới
thiệu Khu di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng với bạn bè.
- Giáo viên và học sinh cùng thảo luận để xây dựng các tiểu chủ đề nhất là
những vấn đề học sinh hứng thú. Với chủ đề này có thể xây dựng thành cá tiểu chủ
đề sau:
+ Tiểu chủ đề 1: Vị trí địa lí và đặc điểm nổi bật của Khu di tích lịch sử văn
hoá Hàm Rồng.
+ Tiểu chủ đề 2: Các di tích, danh thắng tiêu biểu của Khu di tích lịch sử văn
hoá Hàm Rồng.
+ Tiểu chủ đề 3 :Ý nghĩa du lịch của Khu di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng
và định hướng phát triển trong thời gian tới.
Sau khi xác định các tiểu chủ đề, các học sinh cùng sở thích có thể tập trung
vào một chủ đề nếu có sự đồng đều giữa các nhóm.
HOẠT ĐỘNG 2: CÁC NHÓM XÂY DỰNG KẾ HOẠCH LÀM VIỆC
1.Mục tiêu:
- Các nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên, sẽ thảo luận về chủ đề được giao, xây
dựng đề cương nghiên cứu cũng như kế hoạch làm việc cho dự án.
- Học sinh cần xác định được các vấn đề cần giải quyết trong tiểu chủ đề của nhóm.
- Các nhóm tự phân công tìm hiểu, nghiên cứu, sưu tầm tranh ảnh, lược đồ, các
video về các nội dung được phân công.
Giáo viên phát phiếu thăm dò sở thích nhóm:
Hãy trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu X vào ô trống trong bảng có

câu trả lời phú hợp với em.
1. Em quan tâm đến ( hoặc hứng thú) đến nội dung nào của chủ đề
Nội dung

Không
1. Vị trí địa lí, đặc điểm nổi bật của Khu di tích lịch sử
văn hoá Hàm Rồng.
2. Các di tích, danh thắng tiêu biểu ở Khu di tích lịch sử
văn hoá Hàm Rồng.
3. Ý nghĩa du lịch của Khu di tích lịch sử văn hoá Hàm
Rồng và định hướng phát triển

2. Khả năng của học sinh
Trả lời
TT Nội dung điều tra
1
2



Không

Khả năng thiết kế bản trình chiếu trên Powerpoint
Khả năng hội họa.
11


3
4
6


Khả năng tìm kiếm thông tin trên mạng Internet
Khả năng thiết kế bản thuyết trình trên các ứng dụng
phần mềm CNTT
Khả năng phân tích và tổng hợp thông tin

7
8

Khả năng vẽ biểu đồ trên Excel
Khả năng thuyết trình

3. Mức độ quan tâm đến các sản phẩm dự kiến sẽ thực hiện
Học sinh đánh số x vào ô “ Mức độ quan tâm”
Số
Sản phẩm mong muốn thực hiện
Mức độ quan tâm
TT
1
Trình bày bản word
2
Poster trên giấy A0
3
Bài trình bày bằng Powerpoint
4
Bài trình bày bằng các ứng dụng khác như:
Proshow, Fezi….
4. Mong muốn của học sinh khi tham gia vào dự án. (đánh dấu x vào ô trả lời)
TT
Mong muốn của học sinh

Trả lời
1
Phát triển năng lực hợp tác
2
Phát triển năng lực sử dụng CNTT
3
Phát triển năng lực giao tiếp
4
Phát triển năng lực thu thập, xử lí thông tin
5
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề
6
Phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu
7
Các năng lực khác
Trên cơ sở phát phiếu thăm dò, giáo viên giao công việc cụ thể cho từng học sinh
trong nhóm.
2. Tiến trình hoạt động.
- Phác thảo đề cương: Các nhóm dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ của giáo viên
sẽ thảo luận về các vấn đề cần giải quyết của các tiểu chủ đề, từ đó phác thảo đề
cương nghiên cứu.
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho từng nhóm, hướng dẫn lập kế hoạch nhóm
Nhóm 1,2: Tiểu chủ đề 1: "Vị trí địa lí, đặc điểm nổi bật của Khu di tích lịch sử
văn hoá Hàm Rồng" giải quyết các vấn đề sau:
+ Vị trí địa lí của Khu di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng.
+ Những thuận lợi, khó khăn của vị trí địa lí đối với Khu di tích lịch sử văn
hoá Hàm Rồng trong phát triển du lịch.
+ Đặc điểm nổi bật của Khu di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng
12



Nhóm 3,4: Tiểu chủ đề 2: "Các di tích, danh thắng tiêu biểu của Khu di tích lịch sử
văn hoá Hàm Rồng” cần giới thiệu đặc điểm của các di tích, danh thắng sau:
+ Cầu Hàm Rồng
+ Trận địa đồi C4
+ Đồi Quyết Thắng
+ Tượng đài thanh niên xung phong
+ Thiền viện Trúc lâm Hàm Rồng
+ Làng cổ Đông Sơn
+ Di chỉ khảo cổ học Đông Sơn
+ Đền thờ đức thánh cả Lê Uy- Trần Khát Trân
+ Đền thờ Bà mẹ Việt Nam anh hùng, các anh hùng liệt sỹ tỉnh Thanh Hoá
+ Động Long Quang
+ Động Tiên Sơn,…
Nhóm 5,6: Tiểu chủ đề 3: “Ý nghĩa du lịch của Khu di tích lịch sử văn hoá Hàm
Rồng và định hướng phát triển trong thời gian tới” tập trung vào các nội dung:
+ Giá trị du lịch của Khu di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng
+ Định hướng phát triển trong thời gian tới
- Giáo viên và học sinh các nhóm cùng xác định các nguồn tài nguyên cần
khai thác, và là nơi để tìm kiếm các nguồn tài liệu thực hiện chủ đề như : Bảo tàng
tỉnh Thanh Hoá, Ban quản lí Khu di tích lịch sử văn hoá Hàm Rồng, thư viện,
Internet... Nguồn tài liệu sẽ được bổ sung trong quá trình thực hiện chủ đề. Giáo
viên hướng dẫn học sinh khai thác các nguồn tài liệu, sử dụng các nguồn tài liệu.
- Phân công công việc cho các thành viên trong nhóm.
HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HIỆN DỰ ÁN
1.Mục tiêu
Học sinh làm việc cá nhân và nhóm theo kế hoạch đề ra :
+ Thu thập thông tin : Học sinh có thể kiếm thông tin từ : bản đồ, tranh ảnh,
Internet, đi thực địa,....
+ Xử lí thông tin, tổng hợp kết quả nghiên cứu của các thành viên trong

nhóm. Trong quá trình xử lí thông tin, các nhóm phải hướng tới việc làm rõ các vấn
đề dặt ra trong đề cương nghiên cứu.
+ Hoàn thành báo cáo tổng kết, kết quả nghiên cứu của từng tiểu thành phần
để chuẩn bị trình bày trước lớp.
2.Tiến trình hoạt động
- Giáo viên yêu cầu các nhóm trưởng báo cáo về tiến trình hoạt động công
việc của nhóm mình, đồng thời nêu các thuận lợi khó khăn của nhóm trong quá
trình tìm hiểu các tiểu chủ đề.
- Giáo viên giúp đỡ các nhóm thông qua việc đưa ra các câu hỏi gợi ý để học
sinh có thể giải quyết tốt các vướng mắc của mình.
13


- Các thành viên thông qua báo cáo của nhóm mình, góp ý, chỉnh sửa bài báo
cáo của nhóm một cách hoàn thiện nhất.
- Nhóm trưởng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của các thành viên, hoàn thiện
báo cáo của nhóm để chuẩn bị trình bày trước lớp.
Lưu ý : Trong khi thực hiện tiến trình hoạt động, mỗi tuần có họp nhóm và ghi biên
bản theo mẫu sau:
BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM
1. Thời gian và địa điểm, thành phần.
- Địa điểm:...........................
-Thời gian: từ.................giờ.................đến.................giờ.........ngày……
tháng….. năm.........
Nhóm....................................Số thành viên:................................................
2. Nội dung công việc: (Ghi rõ tên chủ đề thảo luận hoặc nội dung thực
hành)
.................................................................................................................................
Công
việc Thời

gian
Số TT
Họ và tên
Ghi chú
được giao
hoàn thành
1
2
3
4
4. Kết quả làm việc
5. Thái độ, tinh thần làm việc
6. Đánh giá chung
7. Ý kiến đề xuất
Thư kí

Nhóm trưởng

HOẠT ĐỘNG 4: GIỚI THIỆU SẢN PHẨM TRƯỚC LỚP
1.Mục tiêu.
- Học sinh báo cáo được kết quả làm việc của nhóm: trình bày bản báo cáo thông
qua thuyết trình, thảo luận.
- Biết tự đánh giá sản phẩm của nhóm và đánh giá sản phẩm của các nhóm khác.
- Hình thành được kỹ năng lắng nghe, thảo luận, nêu vấn đề và thương thuyết.
- Có ý thức học tập, tình yêu với quê hương đất nước.
2.Tiến trình hoạt động
- Sản phẩm gồm có : Báo cáo bằng văn bản, poster và bài thuyết trình của nhóm.
- Mỗi nhóm cử đại diện lên thuyết trình về sản phẩm của nhóm mình.
- Các nhóm cùng thảo luận để xây dựng thành một chủ đề : Hàm Rồng- điểm
du lịch hấp dẫn.

14


- Các poster sẽ được treo lên thư viện nhà trường, nếu được sẽ xin Ban giám
hiệu giới thiệu ý nghĩa của các poster trước học sinh toàn trường trong giờ chào cờ,
hoặc hoạt động ngoài giờ lên lớp.
HOẠT ĐỘNG 5: ĐÁNH GIÁ
Giáo viên tổ chức cho học sinh các nhóm tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau về
quá trình, kết quả làm việc của các thành viên trong nhóm theo mẫu sau:
PHIẾU ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN SAU KHI LÀM VIỆC NHÓM
Họ và tên:.......................................................................................................
Thuộc nhóm: .................................................................................................
Thang điểm: 1=Kém, 2=Yếu, 3= Khá, 4=Tốt, 5=Xuất sắc (Khoanh tròn điểm cho
từng mục).
Tiêu
chí
Yêu cầu
Điểm
1
Tuân thủ theo sự điều hành của người điều 1
2
3
4
5
Thái
hành
độ học 2
Thể hiện sự hứng thú đối với nhiệm vụ
tập
được giao

3
Tích cực, tự giác trong học tập
4
Thể hiện sự ham hiểu biết, nếu có câu
hỏi với Gv phải là cau hỏi liên quan
đến nội dung các chủ đề
5
Thể hiện vai trò cá nhân trong làm việc
nhóm
Tổ
6
Cá nhân có đóng góp ý kiến trong nhóm
chức,
7
Có sự sáng tạo trong hoạt động
tương 8
Cá nhân tham gia vào tất cả các giai
tác
đoạn làm việc nhóm
9
Sản phẩm có những điểm mới để nhóm
Kết
khác học tập
quả
10 Sản phẩm đạt yêu cầu, có chất lượng
Giáo viên tổng kết, đánh giá về phương pháp tiến hành, thái độ làm việc, nội dung
và kết quả của các nhóm và trình bày của từng nhóm theo mẫu sau:
PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM
Tên nhóm.....................Số lượng thành viên trong nhóm:.......................................
Nội dung nhóm trình bày:.......................................................................................

Thang điểm: 1=Kém, 2=Yếu, 3= Khá, 4=Tốt, 5=Xuất sắc (Khoanh tròn điểm cho
từng mục).
Tiêu chí Yêu cầu
Điểm
Bố cục 1
Tiêu đề rõ ràng, hấp dẫn người xem
1 2 3 4 5
15


2
3
4
5
6
7
8
9

Cấu trúc mạch lạc, lô gic
Nội dung phù hợp với tiêu đề
Nội dung chinhs xác, rõ ràng khoa học
Các ý chính có sự liên kết
Nội
Có liên hệ với thực tiễn
dung
Có sự kết nối với kiến thức đã học
Sử dụng kiến thức của nhiều môn học
Giọng nói rõ ràng, khúc chiết, âm lượng vừa
phải, đủ nghe

10 Tốc độ trình bày vừa phải, hợp lí
Trình
11 Ngôn ngữ diến đạt dễ hiểu, phù hợp lứa tuổi.
bày
12 Thể hiện được cảm hứng, sự tự tin, nhiệt tình
khi trình bày
13 Có giao tiếp bằng ánh mắt với người tham dự
14 Thiết kế sáng tạo, màu sắc hài hòa, thẩm mỹ
Sử dụng
cao
công
15 Phông chữ, cỡ chữ hợp lí
nghệ
16 Hiệu ứng ảnh dễ nhìn, dễ đọc
17 Cách dẫn dắt vấn đề thu hút người dự, không
bị lệ thuộc vào phương tiện.
Tổ
18 Có nhiều học sinh trong nhóm tham gia trình
chức,
bày
tương
tác
19 Trả lời các câu hỏi thêm tự người dự
20 Phân bố thời gian hợp lí
Tổng số mục đạt điểm

1
1
1
1

1
1
1
1

2
2
2
2
2
2
2
2

3
3
3
3
3
3
3
3

4
4
4
4
4
4
4

4

5
5
5
5
5
5
5
5

1 2 3 4 5
1 2 3 4 5
1 2 3 4 5
1 2 3 4 5
1 2 3 4 5
1 2 3 4 5
1 2 3 4 5
1 2 3 4 5
1 2 3 4 5
1 2 3 4 5
1 2 3 4 5

Giáo viên thu các phiếu đánh giá của các nhóm học sinh và học sinh. Thống kê, xử
lý các phiếu đánh giá, kết hợp với đánh giá của giáo viên và công bố kết quả đánh
giá ở tiết học sau.
Sản phẩm của các nhóm sẽ được tập hợp, xin phép Ban giám hiệu trưng bày
tại thư viện nhà trường. Nếu được sẽ tổ chức ngoại khóa trong giờ chào cờ, hoặc
hoạt động ngoài giờ lên lớp.
IV. TÓM TẮT SẢN PHẨM CỦA TỪNG NHÓM

Nhóm 1,2: Tiểu chủ đề 1: Vị trí địa lí và đặc điểm của Khu di tích lịch sử - văn
hoá Hàm Rồng
Vị trí: Khu di tích lịch sử - văn hoá Hàm Rồng thuộc phường Hàm Rồng, thành phố
Thanh Hoá, cách thành phố 3km về phía bắc, trên trục quốc lộ 1A. Với vị trí địa lí
này, du khách có thể đến Khu di tích lịch sử - văn hoá Hàm Rồng rất thuận lợi bằng
các loại hình giao thông vận tải như: đường bộ, đường sắt, đường hàng không.
16


Nhắc đến vùng đất xứ Thanh “địa linh nhân kiệt” là đến địa danh: Hàm Rồng –
Sông Mã. Ai đã từng vào Nam ra Bắc, qua niềm “đất lửa” năm xưa, nơi sơn thủy
hữu tình, khí thiêng hội tụ, phát tích nền văn hóa Đông Sơn hẳn còn lưu giữa hình
ảnh cầu Hàm Rồng nối đôi bờ Sông Mã, gối đầu lên núi Ngọc, núi Rồng; dòng
sông xanh lặng lờ uốn khúc chở nặng phù sa, mang theo điệu hò neo đậu lòng
người ngược xuôi của những chàng trai cô gái xứ Thanh…
Nằm sát bờ nam sông Mã với 99 núi, đồi hình thân rồng uốn lượn từ làng Vồm
(Thiệu Khánh) tới tận chân cầu Hàm Rồng đã làm nên một vùng “sơn kỳ, thủy tú”
dọc lộ trình xuyên Việt. Đây còn là nơi phát hiện di chỉ khảo cổ học Đông Sơn biểu
tượng văn hóa, văn minh thời đồ đồng thuở các vua Hùng, làm rạng danh non sông
nước Việt. Hàm Rồng còn là bản tráng ca hào hùng của thời đánh Mỹ và thắng Mỹ
làm nhân loại phải khâm phục, tự hào.
Dọc lộ trình xuyên Việt từ Bắc vào Nam vùng danh thắng Hàm Rồng, một vùng
“sơn kỳ, thủy tú” được xem là có một không hai. Những dãy núi đất xen lẫn đá
nhấp nhô uốn lượn dọc bờ nam sông Mã ở vùng đồng bằng hạ lưu là “báu vật” của
tạo hóa ban tặng cho xứ Thanh vùng đất “phên dậu” của đất nước suốt mấy nghìn
năm văn hiến. Động Long Quang (hang Mắt Rồng) còn lưu giữ nhiều bài thơ khắc
trên vách đá của các vị vua, chúa cùng nhiều tao nhân, mặc khách. Động Tiên Sơn
mới được phát hiện trong vài thập kỷ gần đây với nhiều hình thù kỳ vĩ, độc đáo của
cô Tiên, ông Bụt… đã hút hồn nhiều du khách đến tham quan, vãn cảnh. Làng cổ
17



Đông Sơn, đền thờ Lê Uy, Trần Khát Chân, Chu Văn Lương, chùa Mật Đa… lưu
giữ nhiều di vật cùng những hoa văn chạm khắc tinh xảo thể hiện bàn tay tài hoa,
khéo léo của người thợ xứ Thanh.
Quyết định số 396/QĐ-TTg ngày 5/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ V/v phê
duyệt Qui hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử,
văn hóa Hàm Rồng tỉnh Thanh Hóa là thời cơ, vận hội để Hàm Rồng “cất cánh”
trong công cuộc CNH, HĐH quê hương, đất nước. Tuy nhiên, vẫn còn khó khăn về
nguồn vốn đầu tư và công tác quảng bá du lịch chưa thật sự hiệu quả, do đó còn
hạn chế trong việc giới thiệu Hàm Rồng đến với du khách thập phương.
Nhóm 3,4: Tiểu chủ đề 2: Các danh thắng tiêu biểu ở Khu di tích lịch sử - văn
hoá Hàm Rồng
-Cầu Hàm Rồng
Cầu Hàm Rồng cũ do Pháp xây dựng năm 1904 là cầu vòm thép không có trụ ở
giữa. Cầu này bị Việt Minh phá hủy năm 1946 trong chiến dịch tiêu thổ kháng
chiến. Năm 1962 cầu Hàm Rồng mới được khởi công xây dựng. Khánh thành ngày
19 tháng 5 năm 1964, cầu gồm 2 nhịp dầm thép, ở giữa là đường sắt, hai bên là
đường ô tô và đường dành cho người đi bộ.

Cầu Hàm Rồng cũ
Cầu Hàm Rồng có vị trí giao thông rất quan trọng là cầu đường sắt duy nhất
đi qua sông Mã. Đây là cây cầu rất nổi tiếng trong chiến tranh Việt Nam là trọng
điểm của cuộc đấu tranh đánh phá và bảo vệ giao thông. Không lực Hoa Kì liên tục
đánh phá với cường độ rất cao và với các chiến thuật khác nhau. Các đơn vị bảo vệ
cầu đã chiến đấu hàng trăm trận, bắn rơi hơn 100 máy bay các loại. Không quân
18


Việt Nam tại đây bắn rơi 4 máy bay Mỹ. Trung đoàn pháo phòng không 228 bảo

vệ cầu Hàm Rồng đã bắn rơi 90 máy bay, được phong danh hiệu Anh hùng lực
lượng vũ trang Nhân dân và được mang tên Đoàn Hàm Rồng.
Vị thế của cầu rất đặc biệt làm cho cầu rất khó bị bom đánh trúng: tại hai đầu Bắc
và Nam của cầu có hai hòn núi (núi Rồng và núi Ngọc) đã chắn hết các bom định
ném xuống cầu và là nơi các lực lượng phòng không bảo vệ cầu bắn đón đầu các
máy bay oanh tạc phải bay theo một hướng bắt buộc. Do vậy nên trong cuộc chiến
tranh không quân lần thứ nhất của Mỹ chống miền Bắc Việt Nam từ năm 19641968 tuy bị đánh phá rất ác liệt nhưng Không quân Mỹ không thể ném bom trúng
cầu. Chỉ đến năm 1972 ngay đợt đầu của chiến tranh không quân lần hai (bắt đầu từ
ngày 16 tháng 4 năm 1972) Hoa Kỳ áp dụng bom thông minh (bom điều khiển
bằng laser) đã đánh trúng cây cầu này và đã làm tê liệt hoàn toàn cầu Hàm Rồng.
Năm 1973 cầu được khôi phục lại, trụ giữa vẫn dùng lại làm móng cột ống, tháo dỡ
dầm thép cũ, thay bằng 2 nhịp 80m đơn giản.

Cầu Hàm Rồng - một di tích lịch sử vô giá
Cầu Hàm Rồng ngày nay trở thành một di tích lịch sử vô giá, là một địa điểm thăm
quan thu hút khách du lịch mỗi khi tới thành phố Thanh Hóa. Học sinh, sinh viên
thường hay lên cầu để nô đùa, ngắm cảnh hoàng hôn. Hoạt động giao thông qua lại
ít, chủ yếu là phương tiện thô sơ, mỗi khi có ô tô trọng tải lớn, tàu hỏa đi qua, cầu
rung lắc rất mạnh.
Đứng từ phía cầu Hàm Rồng, người ta có thể nhìn thấy dòng sông Mã cuồn cuộn
chảy hùng vĩ, cầu Hoàng Long huyết mạch nối 2 miền Nam - Bắc và nhìn về một
thời hoa lửa. Từ năm 2009, khởi công dự án cải tạo Cầu Hàm Rồng và cảnh quan
chung quanh thành Công viên Hàm Rồng trong "Dự án Xử lý sạt lở khẩn cấp đê
19


hữu sông Mã, đoạn từ K39+350 – K40+742 – Thanh Hoá" (gọi tắt là Dự án Hàm
Rồng).
- Trận địa đồi C4
Trận địa đồi C4 nằm trên dãy núi Rồng, đã lập nên nhiều chiến công hiển

hách cùng với quân và dân Thanh Hoá bảo vệ cầu Hàm Rồng trong những năm
kháng chiến chống Mỹ cứu nước.Năm 1969 đại đội 4 thuộc trung đoàn 228 được
tặng anh hùng vũ trang nhân dân.
Đồi C4 được xếp hạng di tích cấp quốc gia.
-Đồi Quyết Thắng

Để trả lời kẻ thù: “ Đây là sức mạnh Việt Nam- sức mạnh của 4000 năm
dựng nước và giữ nước” quân và dân Hàm Rồng đã lấy đá trắng xếp trên sườn núi
cao của ngọn Cách Tiên thành 2 chữ “Quyết Thắng” tỏ rõ sự quyết tâm tiêu diệt
hàng trăm thần sấm, con ma, pháo đài bay B52 của đế quốc Mỹ tạ nơi đây. Đây là
sự động viên cổ vũ khích lệ kịp thời của cán bộ chiến sỹ, học sinh, sinh viên và các
tầng lớp nhân dân hăng hái lên đường ra trận.
-Tượng đài thanh niên xung phong:

20


Tượng đài thanh niên xung phong nằm ở cửa ngõ phía Bắc vào thành phố Thanh
Hoá và được xây dựng với diện tích hơn 3000m2 của thế hệ trẻ Thanh Hoá thể hiện
đạo lý “ Uống nước nhớ nguồn” tôn vinh sự hy sinh anh dũng của các anh chị trong
hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ
-Thiền viện Trúc lâm Hàm Rồng

Thiền viện Trúc lâm Hàm Rồng được xây dựng với diện tích 9ha tại núi
Rồng, phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hoá đây là nơi khôi phục lại dòng
thiền của dân tộc do Phật hoàng Trần Nhân Tông khai sáng. Tôn vinh giá trị văn
hoá phi vật thể của thiền phái Trúc Lâm để phát triển du lịch văn hoá tâm linh tại
khu du lịch văn hoá Hàm Rồng.
-Làng cổ Đông Sơn
21



Đây là ngôi làng vào thời Hùng Vương đã có cư dân sinh sống cách ngày nay
khoảng hai, ba nghìn năm. Làng cổ Đông Sơn hiện tại được lập vào khoảng thế kỷ
17 sau lưng núi Cánh Tiên khuỳnh ra như tay ngai, trước mặt là sông Mã cuồn cuộn
chảy. Thời chống Mỹ là ngôi làng nổi tiếng kiên cường.
Nơi đây, năm 1924 một người đánh cá vô danh đã nhặt được những di vật cổ ven
sông Mã, từ một vài di vật lạ ấy, nhà khảo cổ học người Pháp L.Paijot đã tiến hành
khai quật khảo cổ và ông đã phát hiện ra dấu vết đầu tiên của người Việt cổ cách
đây khoảng 3000 năm như công cụ sản xuất, vũ khí, đồ đựng, đồ trang sức…trong
đó trống đồng là di vật độc đáo nhất của nền văn hóa Đông Sơn. Tên của ngôi làng
nhỏ nhắc tới ở trên đã trở thành tên của cả một nền văn hóa rực rỡ thuộc thời đại
kim khí cách đây 2000-3000 năm.
-Di chỉ khảo cổ học Đông Sơn

22


Trống đồng Đông Sơn
Di chỉ khảo cổ học Đông Sơn nằm trong làng cổ Đông Sơn phường Hàm Rồng
thành phố Thanh Hoá được phát hiện năm 1924 từ đó đến nay được khai quật nhiều
lần và tìm thấy được nhiều di vật nhưng di vật tiêu biểu và độc đáo nhất là trống
đồng với những văn hoá trang trí trên trống đồng đã phản ánh được nhiều mặt sinh
hoạt của xã hội xưa và đây chính là vùng đất trung tâm của văn minh lưu vực sông
Mã thời kỳ Hùng Vương.
-Ngoài ra còn có Đền thờ đức thánh cả Lê Uy- Trần Khát Trân, Đền thờ Bà mẹ Việt
Nam anh hùng, các anh hùng liệt sỹ tỉnh Thanh Hoá, động Long Quang, động Tiên
Sơn,… cũng là những danh thắng có giá trị lớn về du lịch.
Nhóm 5,6: Tiểu chủ đề 3: Ý nghĩa du lịch và đình hướng phát triển du lịch
Hàm Rồng

*Ý nghĩa du lịch: du lịch tâm linh, văn hoá, nghiên cứu, sinh thái,…
* Định hướng phát triển:
Trong thời gian tới, tại tỉnh Thanh Hóa nói chung và tại Hàm Rồng nói riêng sẽ
diễn ra nhiều sự kiện quan trọng mang tầm cỡ quốc gia. Đây là những điều kiện rất
thuận lợi để Hàm Rồng hấp dẫn, thu hút khách du lịch và các nhà đầu tư
Tập trung khai thác các nhóm thị trường với mục đích tham quan, nghiên cứu văn
hóa – tâm linh. Đây là nhóm thị trường sẽ chiếm ưu thế ở Hàm Rồng hiện tại và
trong tương lai
Định hướng phát triển sản phẩm du lịch
Phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng của Hàm Rồng phải phù hợp với những
định hướng cơ bản trong chiến lược phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm
23


2020 tầm nhìn 2030, đồng thời phát triển các sản phẩm du lịch phải có tính đặc thù
hấp dẫn, có chất lượng cao, mang hình ảnh của Hàm Rồng mà điểm nhấn là Hàm
Rồng anh hùng ….. để cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế cần đảm
bảo các nguyên tắc cơ bản sau:
Tập trung đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng dựa trên cơ sở khai thác
các giá trị tài nguyên du lịch độc đáo, có thế mạnh đặc biệt.
Đầu tư xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch phải đảm bảo tính bền vững, ổn
định và lâu dài và phù hợp với nhu cầu thị hiếu của các thị trường.
Các sản phẩm du lịch phải mang tính đặc thù, có chất lượng cao, có khả năng cạnh
tranh trên thị trường trong nước và quốc tế .
Đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch hấp dẫn đặc biệt, mang thương hiệu hình ảnh
của Hàm Rồng anh hùng được khách du lịch trong và ngoài nước biết đến.
Nhóm sản phẩm du lịch văn hóa - tín ngưỡng – tâm linh
Hàm Rồng có thế mạnh nổi trội về tài nguyên du lịch văn hóa- tâm linh, có thể khai
thác xây dựng các sản phẩm du lịch, với hệ thống các giá trị tài nguyên như Thiền
Viện Trúc Lâm Hàm Rồng, Đền Thờ Các Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng và các Anh

Hùng Liệt Sỹ, Tượng đài thanh niên xung phong, đền thờ Lê Uy …… có thể tổ
chức xây dựng các tour du lịch,các chương trình du lịch tâm linh, các tuyến tham
quan, tham gia các tour du lịch tâm linh, du khách tỏ lòng thành kính đến tổ tiên,
đến những người có công dựng nước
Nhóm sản phẩm du lịch tham quan, nghiên cứu văn hóa – lễ hội- làng nghề
Hàm Rồng có nhiều di tích văn hóa, lịch sử cách mạng có giá trị, có thể tổ chức
khai thác và xây dựng các sản phẩm du lịch tham quan nghiên cứu cụ thể: du lịch
nghiên cứu nền văn hóa Đông Sơn gắn với trống đồng Ngọc Lũ, du lịch nghiên cứu
di chỉ khảo cổ Núi Đọ, du lịch tham quan nghiên cứu di chỉ khảo cổ núi đọ, du lịch
tham quan nghiên cứu làng cổ Đông Sơn, du lịch tham quan cầu Hàm Rồng anh
hùng gắn với trận địa pháo Đồi C4, đồi Quyết Thắng, du lịch tham quan bảo tàng
gắn với nghiên cứu lịch sử Xứ Thanh, du lịch hoài niệm chiến trường xưa gắn với
chiến thắng Hàm Rồng – Nam Ngạn,…
Nhóm sản phẩm du lịch vui chơi giải trí, nghỉ cuối tuần, kết hợp chữa bệnh và
chăm sóc sức khỏe, mua sắm
Với nhóm này cần đầu tư nâng cấp, mở rộng các khu tham quan, vui chơi giải trí
hiện nay như Động Long Quang, Động Tiên Sơn, Hồ Kim Quy, khu vực công viên
chiến thắng Hàm Rồng, núi ngọc, khu danh thắng mất sơn, khu vực núi an
hoạch….. bổ sung thêm các loại hình vui chơi giải chí cho trẻ em như vườn thú,
công viên trẻ thơ, khu đánh trận giả tái hiện lại cuộc chiến chống Mỹ cứu nước tại
Đồi C4, gắn kết việc khai thác với khu nghỉ dưỡng sinh thái……
Nhóm sản phẩm du lịch thể thao mạo hiểm
24


Các sản phẩm du lịch gắn với du lịch thể thao mạo hiểm chưa phát triển, tuy nhiên
với xu thế đang được nhiều đối tượng khách du lịch ( đặc biệt là thanh niên sinh
viên ..) quan tâm và ưu thích là du lịch phượt gắn với thể thao mạo hiểm ….., thì
đây sẽ là cơ hội, là thị trường tiềm năng cho du lịch trong những năm tới nếu được
quan tâm đầu tư phát triển .

Các dự án ưu tiên đầu tư phát triển du lịch Hàm Rồng đến năm 2020
Số Têndự án
Tính chất nội dung sản phẩm du lịch
Quy mô Kinh phí
TT
điển hình
( ha)
(triệu
USD)
1
Dự án xây - Đầu mối cung cấp thông tin cho khách du 1
10
dựng
TT lịch
thông
tin, - Xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch
xúc tiên đầu - Giáo dục về môi trường văn hóa, xã hội và
tư và quảng môi trường sinh thái
bá du lịch - Đầu mối liên kết giữa các đối tượng tham
Hàm Rồng
gia hoạt động du lịch
2
Dự án xây - khu vực mô phỏng các công trình kiến trúc 560
700
dựng Công nghệ thuật, các di sản, các kỳ quan nổi tiếng
viên
văn trong nước và thế giới
hóa,
sinh - Khu bảo tàng sống về chiến thắng Hàm
thái,

vui Rồng anh hùng
chơi, giải trí - Khu biểu diễn nghệ thuật
đa năng Hàm -Khu vườn sinh vật cảnh, vườn thú bán
Rồng
hoang dã ( tham quan nghiên cứu)
- Khu bãi tắm nhân tạo, máng trượt nước, bể
bơi nước nóng nhà kính
- Khu thể dục thẩm mỹ, chăm sóc sắc đẹp
- Khu hội nghị dịch vụ lưu trú, ăn uống hàng
lưu niệm …
3
Dự án bảo - Bảo tồn, tôn tạo các nhà cổ
40
20
tồn và xây - Tham quan, nghiên cứu mô hình về du lịch
dựng
mô sinh thái cộng đồng
hình
phát - Hướng dẫn cộng đồng và các bên tham gia
triển du lịch trong mô hình
sinh
thái - Tổ chức dịch vụ homestay cho khách du
cộng đồng lịch ( ăn, ngủ, sinh hoạt, làm việc cùng cộng
Làng
cổ đồng)
Đông Sơn
- Nhân rộng mô hình, hỗ trợ và tạo cuộc
sống ổn định cho cộng đồng, góp phần bảo
vệ môi trường và phát triển bền vững ở
25



×