Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh trường THPT thọ xuân 5 khai thác kiến thức địa lí dân cư việt nam qua atlat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.62 KB, 17 trang )

1.Mở đầu
- Lí do chọn đề tài.
Trong việc dạy và học Địa lí ở trường phổ thơng, Atlat Địa lí Việt Nam có
ý nghĩa hết sức quan trọng, có thể coi đó là “Cuốn sách giáo khoa Địa lí đặc
biệt” mà nội dung của nó được thể hiện bằng ngơn ngữ Bản đồ. Atlat Địa lí Việt
Nam giúp các em học sinh học tập mơn Địa lí được thuận lợi hơn, tiếp thu bài
nhanh hơn, khả năng tư duy và liên hệ với thực tế tốt hơn. Khi trả lời các câu hỏi
Địa lí trong kiểm tra đánh giá như (kiểm tra 1 tiết, học kì, thi học sinh giỏi, thi
THPT Quốc gia...) Atlat là một cuốn cẩm nang quý giá giúp học sinh giảm thiểu
sự ghi nhớ máy móc, học sinh linh hoạt, chủ động trong tư duy lôgic và khoa
học hơn trong quá trình làm bài.
Nhưng cho đến nay, việc khai thác và vận dụng kiến thức từ Atlat vào học
tập của học sinh cịn ít, nhiều em học sinh lớp 12 hiện nay chưa biết khai thác
hoặc còn rất lúng túng khi sử dụng Atlat trong học tập, trong trả lời câu hỏi Địa
lí hoặc sử dụng trong đời sống.
Là một giáo viên giảng dạy môn Địa lí, tơi ln suy nghĩ làm sao để giúp
các em học sinh của mình khơng chỉ biết sử dụng mà cịn phải sử dụng thật tốt
Atlat Địa lí Việt Nam. Vì vậy, tơi đã chọn đề tài “Kinh nghiệm hướng dẫn học
sinh Trường THPT Thọ Xuân 5 khai thác kiến thức Địa lí dân cư Việt Nam
qua Atlat” là một đề tài nối tiếp đề tài “Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh
Trường THPT Thọ Xuân 5 khai thác kiến thức Địa lí tự nhiên Việt Nam qua
Atlat – Phần địa hình, sơng ngịi, đất và sinh vật” tơi đã thực hiện trong năm
học 2014 – 2015 và đề tài “Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh khai thác kiến
thức Địa lí tự nhiên Việt Nam qua Atlat – Phần khí hậu” mà tôi đã thực hiện
trong năm học 2012 – 2013. Những đề tài trên đây kết hợp với những đề tài sắp
tới tôi sẽ thực hiện để hợp thành một bộ đề tài hoàn chỉnh “Kinh nghiệm hướng
dẫn học sinh khai thác kiến thức Địa lí Việt Nam”
- Mục đích của đề tài: Giúp cho học sinh tự rèn luyện kĩ năng khai thác kiến
thức dân cư Việt Nam từ Atlat trong giờ học trên lớp, ở nhà và tự trả lời các câu
hỏi về Địa lí, từ đó đáp ứng được yêu cầu của các kỳ thi và kiểm tra, đánh giá
mơn Địa lí.


Nhận thức được vai trị quan trọng của bản đồ, Atlat đã có một số đề tài
hướng dẫn học sinh khai thác bản đồ, Atlat nhưng mỗi đề tài đề cập tới một
mảng riêng và chưa có đề tài nào đi sâu vào một phần cụ thể. Với đề tài của tôi
sẽ hướng dẫn học sinh khai thác Atlat phần Địa lí dân cư Việt Nam mà chưa có
đề tài nào đề cập đến một cách rõ ràng, trước đây khi sử dụng Atlat để khai thác
kiến thức phần Địa lí dân cư học sinh cịn gặp nhiều khó khăn và lúng túng.

1


- Đối tượng và phạm vi áp dụng: Đề tài này áp dụng cho đối tượng là học sinh
Lớp 12C1, 12C3 và 12C5 Trường THPT Thọ Xuân 5 trong học tập mơn Địa lí
và dùng cho các bài học thuộc phần Địa lí dân cư Việt Nam.
Qua đề tài là tài liệu tham khảo bổ ích và thiết thực cho các em học sinh
trong học tập mơn Địa lí. Bản thân tơi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy
cơ, đồng nghiệp để đề tài được hồn thiện hơn.
- Phương pháp nghiên cứu:
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
2.1.1. Cơ sở lý luận
Để góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo học sinh thành những
con người tích cực, năng động và sáng tạo có khả năng tiếp thu những tri thức
hiện đại và biết vận dụng những tri thức đó vào cuộc sống thì việc rèn luyện các
kĩ năng tư duy cho học sinh đóng vai trị rất quan trọng.
Việc rèn luyện tư duy cho học sinh trong thực tế học tập là dựa vào việc
tự trả lời các câu hỏi và thực hiện các bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập
và từ thực tế môi trường xung quanh đặt ra. Và khi đã có các kĩ năng tư duy tốt
thì học sinh sẽ có khả năng vận dụng chúng một cách linh hoạt để trả lời các câu
hỏi.
Để rèn luyện kĩ năng tư duy cho học sinh thì Atlat Địa lí Việt nam là tài

liệu học tập hữu ích khơng chỉ đối với học sinh mà cịn cả đối với giáo viên, do
vậy việc rèn kĩ năng sử dụng Atlat Địa lí cho học sinh là khơng thể thể thiếu
trong học Địa lí đặc biệt là Địa lí 12.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
2.1.2.a. Khái quát về Atlat
- Atlat là tên chung chỉ các tập bản đồ Địa lí, lịch sử, thiên văn …vì trên bìa của
tập bản đồ xuất bản đầu tiên có vẽ tượng thần Atlat vác quả địa cầu trên vai. Tất
cả các tập bản đồ in sau này tuy bìa khơng vẽ tượng thần Atlat nữa nhưng theo
thói quen người ta vẫn gọi là Atlat.
- Atlat là một tập gồm nhiều bản đồ có một cơ cấu chặt chẽ, bố cục theo những
mục tiêu định trước có thể nói atlat là một bộ sưu tập có hệ thống.
- Atlat là tài liệu chủ yếu để giáo viên và học sinh tra cứu và giải quyết những
vấn đề bổ sung cho bài giảng ở lớp.
- Atlat là cuốn sách Địa lí phản ánh tồn bộ hay từng phần của trái đất với nội
dung được trình bày bằng ngôn ngữ bản đồ.
2.1.2.b. Một số phương pháp thường sử dụng trong quá trình rèn luyện kĩ
năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam

2


Kĩ năng khai thác Bản đồ nói chung và khai thác Atlat Địa lí Việt Nam nói
riêng là kĩ năng cơ bản của mơn Địa lí. Nếu khơng nắm vững được kĩ năng này
thì rất khó có thể hiểu và giải thích được các sự vật và hiện tượng Địa lí đồng
thời cũng rất khó có thể tự mình tìm được các kiến thức Địa lí khác.
* Đối với học sinh: Để cuốn Atlat Địa lí Việt Nam trở thành trợ thủ đắc lực
trong học tập, học sinh cần phải nắm chắc các vấn đề sau:
+ Biết rõ câu hỏi như thế nào thì có thể dùng Atlat
+ Nắm, hiểu và sử dụng tốt các kí hiệu, ước hiệu được trình bày trong Atlat:
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách nhớ các kí hiệu chung theo từng mục

như: Hành chính (thủ đơ, các thành phố…), các kí hiệu về tự nhiên như thang
màu (độ cao, độ sâu, nhiệt độ, lượng mưa, núi, đồng bằng, biển, ranh giới, hồ
đầm….) ở trang bìa đầu của cuốn Atlat.
+ Nhận biết, chỉ và đọc được tên các đối tượng Địa lí trên Bản đồ.
+ Đọc, hiểu và khai thác tốt các loại biểu đồ trong Atlat để bổ sung kiến thức về
Địa lí cho bài học: Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa… các bảng số liệu: Diện tích,
số dân.
+ Biết tìm ra mối quan hệ giữa các trang của Atlat để khai thác có hiệu quả
nhất.
+ Biết cách đọc và hiểu một trang Atlat để vận dụng tốt vào bài làm (nắm được
các vấn đề chung nhất của Atlat, tìm ra các nội dung chủ yếu của trang, tìm ra
mối liên hệ giữa các trang để khai thác tốt nội dung chủ yếu trên, phân tích và
giải thích được nội dung chủ yếu của Atlat).
+ Biết cách trả lời bài thi có hiệu quả nhất (đọc kĩ đề và tìm ra các câu trả lời,
tìm ra mối liên quan của các yêu cầu trên đối với các trang Atlat, sử dụng các dữ
kiện nào để trả lời tốt yêu cầu của bài).
* Đối với giáo viên:
- Giáo viên cần nhiều thời gian để chuẩn bị và sử dụng Atlat như thế nào cho có
hiệu quả và sử dụng câu hỏi làm sao để học sinh có thể dựa vào Atlat để có thể
trả lời.
- Trong quá trình rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat cho học sinh nên đi từ thấp
đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, nhằm dẫn dắt học sinh từ biết sử dụng đến sử
dụng thành thạo và nhanh chóng.
- Để khai thác Atlat được tốt giáo viên nên yêu cầu học sinh có bước chuẩn bị
trước ở nhà những câu hỏi có liên quan đến Atlat bằng cách gợi ý một số câu
hỏi để học sinh tập trả lời trước rồi lên lớp thảo luận trình bày và khi kiểm tra
bài cũ cũng yêu cầu học sinh dựa vào Atlat để trình bày.

3



- Giáo viên nên chú ý đến việc vận dụng Atlat trong các lần kiểm tra, đánh giá
nhằm kích thích sự hứng thú học tập Địa lí của học sinh thông qua việc khai
thác Atlat.
2.2. Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài.
*. Thuận lợi
Nhà trường có nhiều điều kiện thuận lợi để hỗ trợ cho giáo viên trong
giảng dạy như trang bị phòng máy chiếu, phòng bản đồ, sách tham khảo. Trong
thực tế giảng dạy, hầu như bài nào cũng có yêu cầu sử dụng bản đồ, Atlat. Các
em học sinh lớp 12 phần lớn đều có trang bị cho bản thân Atlat Địa lí Việt Nam.
Trong giảng dạy phần Địa lí dân cư tất cả học sinh các lơp 12C1, 12C3 và
12C5 tất cả các em điều chuẩn bị tốt Atlat và những dụng cụ học tập khác (Sách
giáo khoa, máy tính bỏ túi, bút chì thước kẽ…)
*. Khó khăn
Một số bản đồ phục vụ cho giáo viên trong quá trình giảng dạy chưa
nhiều, máy chiếu còn thiếu ở các lớp 12C3 và 12C5.
Học sinh chưa thấy được tầm quan trọng của Atlat nên chưa quan tâm
đúng mức đến việc học và khai thác Atlat khi học mơn Địa lí. Một số em hiện
nay vẫn chưa có Atlat, máy tính bỏ túi, bút chì, compa, thước kẽ…
Trong quá trình học tập phần lớp học sinh còn chưa biết sử dụng Atlat để
khai thác, lĩnh hội kiến thức.
*. Số liệu thống kê
Số liệu thống kê ở 2 lớp 12C4; 12C5 trước khi hướng dẫn học sinh cách
khai thác Atlat được thực hiện theo 3 mức (năm học 2012 - 2013):
Lớp
Sĩ số
Chưa biết khai thác Biết khai thác
Khai thác tốt
12C4
36

34
2
0
12C5
35
33
2
0
Tổng
71
67
4
0
Tỉ lệ (%)
100
94,3
5,7
0
Qua số liệu nhận thấy nhìn chung số em học sinh biết khai thác và khai
thác tốt Atlat rất ít chỉ có 04 học sinh chiếm 5,7%, còn lại 67 học sinh chiếm
94,3% là số học sinh chưa biết khai thác
Số liệu thống kê ở 2 lớp 12C5, 12C6 trước khi hướng dẫn học sinh cách
khai thác Atlat được thực hiện theo 3 mức (năm học 2013 - 2014):
Lớp
Sĩ số
Chưa biết khai thác Biết khai thác
Khai thác tốt
12C5
36
34

2
0
12C6
33
30
3
0
Tổng
69
64
5
0
Tỉ lệ (%)
100
92,7
7,3
0
4


Qua số liệu nhận thấy nhìn chung số em học sinh biết khai thác và khai
thác tốt Atlat rất ít chỉ có 05 học sinh chiếm 7,3%, cịn lại 64 học sinh chiếm
92,7% là số học sinh chưa biết khai thác
Số liệu thống kê ở 2 lớp 12C1; 12C2 và 12C5 trước khi hướng dẫn học
sinh cách khai thác Atlat được thực hiện theo 3 mức (năm học 2014 - 2015):
Chưa biết khai
Lớp
Sĩ số
Biết khai thác
Khai thác tốt

thác
12C1
37
34
3
0
12C2
36
18
14
4
12C5
30
30
0
0
Tổng
103
82
17
4
Tỉ lệ
100
79,6
16,5
3,9
(%)
Qua số liệu nhận thấy nhìn chung số em học sinh biết khai thác và khai
thác tốt Atlat rất ít chỉ có 21 học sinh chiếm 20,4%, còn lại 82 học sinh chiếm
79,6% là số học sinh chưa biết khai thác.

Số liệu thống kê ở 2 lớp 12C1; 12C3 và 12C5 trước khi hướng dẫn học
sinh cách khai thác Atlat được thực hiện theo 3 mức (năm học 2015 - 2016):
Chưa biết khai
Lớp
Sĩ số
Biết khai thác
Khai thác tốt
thác
12C1
37
34
3
0
12C3
30
30
0
0
12C5
35
35
0
0
Tổng
102
99
3
0
Tỉ lệ
100

97,05
2,95
0.00
(%)
Qua số liệu nhận thấy nhìn chung số em học sinh biết khai thác và khai
thác tốt Atlat rất ít chỉ có 3 học sinh chiếm 2,95%, còn lại 99 học sinh chiếm
97,05% là số học sinh chưa biết khai thác.
2.3. Nội dung và kinh nghiệm hướng dẫn học sinh Trường THPT Thọ Xuân
5 khai thác kiến thức Địa lí dân cư Việt Nam qua Atlat.
2.3.1. Khai thác yếu tố dân số: (Vận dụng cho mục 1,2 và 3 bài 16 đặc điểm
dân số và phân bố dân cư “sách giáo khoa Địa lí 12 từ trang 67 đến 72”. Với bài
này học sinh sử dụng bản đồ dân số và dân tộc Việt Nam Atlat trang 15, 16 và
bản đồ trong sách giáo khoa).
2.3.1. a. Nội dung khai thác yếu tố dân số.
Qua bản đồ dân số, dân tộc và biểu đồ học sinh sẽ khai thác được các yếu
tố sau:
5


* Đặc điểm dân số.
- Đông dân, nhiều thành phần dân tộc: Số dân, xếp hạng trong khu vực và thế
giới. Số dân tộc, tỉ lệ các dân tộc và phân bố dân tộc. Ý nghĩa của dân số và
dân tộc
- Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ: Tỉ lệ gia tăng dân số.Dân số tăng
thêm hàng năm, ý nghĩa lao động và sức ép đến phát triển KT – XH. Tỉ lệ cơ
cấu dân số theo nhóm tuổi, theo giới => Cơ cấu dân số trẻ.
* Phân bố dân cư chưa hợp lí.
- MĐ DS: Số dân/Diện tích (254 người/Km2)
- Tổng số dân, số dân nơng thôn, số dân thành thị, tỉ lệ dân nông thôn, tỉ lệ dân
thành thị.

- Phân bố dân cư giữa khu vực đồi núi và đồng bằng.
+ Khu vực đồi núi: Các mức MĐ DS; khu vực đồng bằng: các mức MĐ DS.
Quy mô dân số đô thị và mức độ tập trung đô thị. Sức ép của phân bố dân cư
chưa hợp lí, biện pháp giải quyết.
2.3.1.b. Hướng dẫn học sinh khai thác yếu tố dân số.
2.3.1.b.1. Hướng dẫn khai thác đặc điểm dân số.
Bước 1. Học sinh dựa vào bản đồ dân số, bản đồ dân tộc và các biểu đồ (biểu đồ
dân số Việt Nam giai đoạn 1960 – 2007; Hình 16.1 SGK Địa lí 12 và tháp dân số
) khai thác các đặc điểm chung của dân số Việt Nam.
Bước 2.
- Dựa vào biểu đồ dân số Việt Nam giai đoạn 1960 – 2007 nhận xét dân số Việt
Nam => kết luận số dân năm 2007.
- Quan sát bản đồ dân tộc và bảng thống kê các dân tộc: Nhận định nước ta có
bao nhiêu dân tộc, những dân tộc nào đông dân chiểm bao nhiêu %, nhận xét sự
phân bố các dân tộc.
- Quan sát biểu đồ tỉ lệ gia tăng dân số trung binh năm qua các giai đoạn (Hình
16.1) và biểu đồ tháp dân số: Nhận xét về tỉ lệ gia tăng dân số và cơ cấu dân số
theo nhóm tuổi.
Bước 3. Rút ra kết luận về đặc điểm dân số. Từ đặc điểm đánh giá ý nghĩa của
dân số và dân tộc đối với sự phát triển KT – XH nước ta.
Bước 4. Trình bày nội dung khái quát được vào bài làm
Đặc điểm dân số
- Đông dân, nhiều thành phần dân tộc.
+ Năm 2007 dân số nước ta là 85,17 triệu người, về dân số nước ta đứng thứ
ba trong khu vực và thứ 13 trên thế giới. Ngồi ra cịn trên 3 triệu người Việt
đang sinh sống ở nước ngoài (Hoa Kì, Ơxtrâylia, Châu Âu…).
6


+ Nước ta có 54 dân tộc: dân tộc Việt (Kinh) chiếm 86,2%, 13,8% còn lại là

các dân tộc khác.
* Ý nghĩa:
+ Nguồn lao đông dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Tuy nhiên gây trở
ngại lớn cho phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.
+ Các dân tộc đoàn kết, phát huy truyền thống sản xuất, văn hóa, phong tục
tập quán => thúc đẩy phát triển kinh tế và xây dựng đất nước. Tuy nhiên trình
độ phát triển giữa các vùng cịn chênh lệch, mức sống thấp.
- Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ.
+ Hiện nay tỉ lệ gia tăng dân số là trên 1,3%, số dân tăng thêm hàng năm là
trên 1 triệu người.
+ Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi năm 2005: Tỉ lệ dân số trong tuổi lao động
(15 – 59 tuổi) và dưới tuổi lao động chiếm 91% cịn tỉ lệ dân số tuổi ngồi lao
động chỉ chiếm 9%.
* Ý nghĩa:
+ Tạo ra nguồn lao động bổ sung đông đảo. Tuy nhiên gây sức ép đến phát
triển KT – XH, tài nguyên và môi trường.
2.3.1.b.2. Hướng dẫn khai thác đặc điểm phân bố dân cư.
Bước 1. Học sinh dựa biểu dân số và diện tích nước ta: Tính MĐ DS (số dân
năm 2007 là 85,17 triệu người, diện tích là 331212 Km 2 - MĐ DS = Số dân/Diện
tích : Đơn vị: người/Km2)
Bước 2. Quan sát bản đồ dân số và tìm hiểu phần chú giải (mật độ dân số, các
đô thị). Nhận xét phân bố dân cư nước ta giữa các khu vực địa hình (mức mật độ
dân số cao tập trung ở khu vực nào, chiểm khoảng bao nhiêu %; mật độ dân số
thấp phân bố ở khu vực địa hình nào? Các đơ thị có quy mơ dân số lớn phân bố
ở đâu và ngược lại? VD?). Đánh giá quan hệ với điều kiện tự nhiên và tài
nguyên thiên nhiên.
- Tìm hiểu biểu đồ dân số Việt Nam: Nhận xét dân số thành thị và dân số nơng
thơn; Tính tỉ lệ dân thành thị, tỉ lệ dân nông thôn, kết hợp Bảng 16.3 cơ cấu dân
số phân theo thành thị và nông thôn. Kết luận sự phân bố dân cư nông thôn và
thành thị.

Bước 3. Kết luận về đặc điểm phân bố dân cư nước ta.
Bước 4. Trình bày nội dung kiến thức khái quát được vào bài làm
Phân bố dân cư chưa hợp lí

7


- Mật độ dân số trung bình nước ta là 257 người/Km2 (năm 2007)
- Giữa đồng băng với trung du, miền núi: Đồng bằng chiểm 75% dân số, mật
độ dân số cao. Ở vùng trung du, đồi núi chiếm 25% dân số, mật độ dân số thấp
trong khi tập trung nhiều tài nguyên thiên nhiên quan trọng của đất nước.
- Giữa thành thị và nông thôn: Năm 2007 dân số thành thị 23,37 triệu người
chiếm 27,4%, nông thôn là 61,80 triệu người chiếm 72,6%.
=> Sự phân bố dân cư chưa hợp lí làm ảnh hưởng đến việc sử dụng lao động,
khai thác tài nguyên. Vì vậy việc phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi
cả nước là rất cần thiết.
2.3.2. Khai thác yếu tố lao động và việc làm: (Vận dụng cho mục 1: nguồn lao
động và muc 2: cơ cấu lao động bài 17 lao động và việc làm “sách giáo khoa
Địa lí 12 từ trang 73 đến 76”. Với bài này học sinh sử dụng bản đồ dân số Việt
Nam Atlat trang 15 và bản đồ trong sách giáo khoa).
2.3.2. a. Nội dung khai thác yếu tố lao động và việc làm.
Qua bản đồ dân số và biểu đồ học sinh sẽ khai thác được các yếu tố sau:
* Nguồn lao động.
-Thế mạnh
+ Quy mô nguồn lao động: Số lượng, số lượng bổ sung.
+ Chất lượng nguồn lao động.
- Hạn chế
* Cơ cấu lao động.
- Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế.
- Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế.

- Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn.
=> Nguyên nhân chuyển biến.
2.3.2.b. Hướng dẫn học sinh khai thác yếu tố lao động và việc làm.
2.3.2.b.1. Hướng dẫn khai thác đặc điểm nguồn lao động.
Bước 1. Học sinh dựa vào bản đồ dân số và các biểu đồ (biểu đồ dân số Việt
Nam giai đoạn 1960 – 2007; bảng 16.1 SGK Địa lí 12 và tháp dân số ) khai thác
các đặc điểm chung của dân số Việt Nam.
Bước 2.
- Thông qua những kiến thức dân số đưa ra những nhận định và tính tốn, sử lí
số liệu đưa ra kết luận về quy mô nguồn lao động Việt Nam.
- Qua số liệu về quy mơ nguồn lao động và tìm hiểu bảng 17.1, kết hợp, vân
dụng những kiến thức đã biết tìm ra đặc điểm nguồn lao động Việt Nam: Về số
lượng và chất lượng.
Bước 3. Rút ra kết luận về đặc điểm nguồn lao động.
8


Bước 4. Trình bày nội dung khái quát được vào bài làm.
Đặc điểm nguồn lao động
* Thế mạnh:
- Nguồn lao động dồi dào: Năm 2005 là 42,53 triệu lao động, chiểm 51,2% tổng
số dân. Mỗi năm tăng thêm trên 1 triệu lao động.
- Người lao động cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm trong sản xuất phong phú gắn
liền với truyền thống dân tộc.
- Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao.
* Hạn chế:
- Lực lượng lao động có trình độ cao cịn ít, đặc biệt là đội ngũ các nhà quản lí,
cơng nhân kỹ thuật lành nghề cịn thiếu nhiều.
2.3.2 .b. 2. Hướng dẫn khai thác yếu tố cơ cấu lao động.
Bước 1. Dựa vào biểu đồ cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh

tế (Trang 15: Dân Số); Bảng 17.2; 17.3 và 17.4 trang 74,75 SGK Địa lí 12 và
những kiến thức đã biết: Tìm hiểu về sự chuyển biến cơ cấu lao động.
- Chuyển biến cơ cấu lao động theo ngành kinh tế.
- Chuyển biến cơ cấu lao động theo thành phầ kinh tế.
- Chuyển biến cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn.
Bước 2. Tổng hợp những kiến thức đã biết, đã tìm hiểu nêu lên những nguyên
nhân của sự chuyển biến cơ cấu lao đông.
Bước 3. Kết luận về chuyển biến cơ cấu lao động và nguyên nhân.
Bước 4. Trình bày kiến thức khái quát đươc vào bài làm.
Chuyển biến cơ cấu lao động
- Chuyển biến cơ cấu lao động theo ngành kinh tế: Tăng tỉ trọng lao động khu
vực II (CN - XD), khu vực III (Dịch vụ) và giảm tỉ trọng lao động khu vực I
(Nông – Lâm – Ngư nghiệp)
- Chuyển biến cơ cấu lao động theo thành phầ kinh tế: Tăng nhẹ tỉ trọng lao
động thành phần kinh tế nhà nước, thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi
và giảm tỉ trọng thành phần kinh tế ngoài nhà nước.
- Chuyển biến cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn: Tăng tỉ trọng lao
động thành thị và giảm tỉ trong lao động nông thôn.
* Nguyên nhân:
- Công cuộc đổi mới, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, quá trình CNH – HĐH,
Chính sách dân số.
2.3.3. Khai thác yếu tố đơ thị hóa: (Vận dụng cho mục 1: Đặc điểm và mục
2:Mạng lươi đơ thị bài 18 đơ thị hóa “sách giáo khoa Địa lí 12 từ trang 77 đến

9


79”. Với bài này học sinh sử dụng bản đồ dân số Việt Nam Atlat trang 15 và bản
đồ trong sách giáo khoa).
2.3.3.a. Nội dung khai thác yếu tố đô thị hóa.

Qua bản đồ dân số và biểu đồ học sinh sẽ khai thác được các yếu tố sau:
* Đặc điểm
- Q trình đơ thị hóa ở nước ta diễn ra chậm chạp, trình độ đơ thị thấp.
- Tỉ lệ dân thành thị tăng.
- Phân bố đô thị không đều giữa các vùng.
* Mạng lưới đô thị
6 loại đô thị (Loại đặc biệt,1,2,3,4,5)
2.3.3.b. Hường dẫn khai thác yếu tố đô thị hóa.
2.3.3.b.1. Hướng dẫn khai thác yếu tố đặc điểm đơ thị hóa.
Bước 1. Học sinh quan sát bản đồ dân số tìm hiểu chú giải và biểu đồ dân số, kết
hợp tìm hiểu bảng 18.1 và 18.2 SGK Địa lí 12.
Bước 2. - Nhận xét số dân thành thị nước ta giai đoạn 1960 – 2007, dùng kỹ
năng xử lí số liệu tính tỉ lệ dân thành thị từ đó đưa ra những nhận định q trình
đơ thị hóa.
- Quan sát bản đồ dân số và chú giải các đô thị nhận xét sự phân bố mạng lưới
đô thị nước ta.
Bước 3. Kết luận tìm ra đặc điểm đơ thị hóa.
Bước 4. Trình bày kết quả khái qt được vào bài làm.
Đặc điểm đơ thị hóa
- Q trình đơ thị hóa ở nước ta diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị thấp.
- Tỉ lệ dân thành thị tăng: Năm 1960 số dân thàn thị là 4,73 triệu người chiếm
15,6% đến năm 2007 là 23,37 triệu người chiếm 27,4%.
- Phân bố đô thị không đều giữa các vùng:
+ Vùng đồng bằng mức độ tập trung đô thị cao và ngược lại với vùng đồi núi.
+ Số lượng đô thị các vùng kinh tế: Trung du và miền núi Bắc Bộ 167 đô thị, ĐB
sông Cửu long 133 đô thị, ĐB sông Hồng 118 đô thị, Bắc Trung Bộ 98 đô thị,
DH Nam Trung Bộ 69 đô thị, Tây Nguyên 54 đô thị và Đông Nam Bộ 50 đô thị.
2.3.3.b.2. Hướng dẫn khai thác yếu tố mạng lưới đô thị hóa.
Bước 1. Quan sát tìm hiểu chú giải bản đồ phần các đơ thị trang dân số và kí
hiệu bản đồ phần cấp độ hành chính:

Bước 2. Nhận định cách thức kí hiệu đơ thị trên bản đồ: Cách ghi tên đơ thị?
hHình dạng kí hiệu của đơ thị, quy mô dân số tương ứng các đô thị.
Bước 3. Kết luận về phân loại cấp độ đơ thị
Bước 4. Trình bày kết quả khái quát được vào bài làm.
Mạng lưới đô thị

10


- Nước ta có 6 loại đơ thị: Đặc biệt (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh),1,2,3,4,5
- 5 thành phố trực thuộc trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẳng, TP. Hồ Chí
Minh và Cần Thơ.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Trong quá trình hướng dẫn học sinh khai thác kiên thức Địa lí Việt Nam
qua Atlat nói chung, đăc biệt qua các đề tài “Hướng dẫn học sinh khai thác
kiến thức Địa lí tự nhiên Việt Nam qua Atlat – Phần khí hậu” đã thực hiện
trong năm học 2012 – 2013; đề tài “Hướng dẫn học sinh TrườngTHPT Thọ
Xuân 5 khai thác kiến thức Địa lí tự nhiên Việt Nam – Phần địa hình, sơng
ngịi, đất và sinh vật” và đề tài “Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh Trường
THPT Thọ Xuân 5 khai thác kiến thức Địa lí dân cư Việt Nam qua Atlat” là
ba đề tài thuộc phần Địa lí tự nhiên và Địa lí dân cư Viêt Nam tại trường THPT
Thọ Xuân 5 bản thân tôi nhận thấy khi hướng dẫn học sinh khai thác Atlat một
cách cụ thể thì học sinh khơng chỉ biết sử dụng Atlat mà con biết khai thác tốt
kiến thức từ Atlat, qua đó tâm lí học sinh cũng cảm thấy thoải mái, tự tin hơn khi
học mơn Địa lí và khơng khí giờ dạy trở nên sơi nổi hào hứng, đã đáp ứng được
các yêu cầu về kiểm tra đánh giá hiện nay, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục.
Học sinh Trường THPT Thọ Xuân 5 với những kiến thức đã học kết hợp
kỹ năng sử dụng Atlat thành thạo các em đã tự tin ôn luyện kiến thức và trong kì
thi THPT quốc gia ở các năm phần lớn các em đã làm bài tốt và đạt được điểm
cao góp phần nâng cao tỉ lệ đậu tốt nghiệp, đại học của mơn Địa lí nói riêng và

tồn thể nói chung. Đặc biệt qua “ hướng dẫn học sinh Trường THPT Thọ
Xuân 5 khai thác kiến thức Địa lí dân cư Việt Nam qua Atlat” khi học sinh tôi
làm bài thi THPT quốc gia tất cả những câu hỏi phần địa lí dân cư các em đều
làm rất tốt và gần như đạt điểm tối đa cho những câu hỏi phần Địa lí dân cư.
Đối với tơi là giáo viên giảng dạy mơn Địa lí nhiều năm qua tại Trường
THPT Thọ Xuân 5 thông qua hướng dẫn học sinh dung Atlat để học tập Địa lí
nói chung và phần Địa lí dân cư nói riêng những kiến thức mà tơi hướng dẫn học
sinh tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức rất thuận lợi, nhẹ nhàng công tác dạy học của
tôi cũng từ đó mà cũng đem lại hiệu quả cao. Từ nhừng hiệu quả đạt được của
mơn Địa lí khi học sinh sử dụng Atlat trong học tập từ đó các đồng nghiệp tơi
cũng đã tìm tịi, sáng tạo và manh dạn áp dụng những phương pháp mới, dụng
cụ học tập mới trong giảng dạy.
Trong các năm học qua tại trường THPT Thọ Xn 5 bộ mơn Địa lí là mơn
học đạt được nhiều kết quả cao, trong đó việc yêu cầu học sinh phải sử dụng
Atlat trong học tập Địa lí 12 củng là một bước đột phá trong dạy và học mơn Địa
lí góp phần vào nâng cao thành tích chung của nhà trường.

11


* Số liệu thống kê ở 2 lớp 12C4-12C5 sau khi hướng dẫn học sinh cách
khai thác Atlat được thực hiện theo 3 mức (năm học 2012 – 2013)
Lớp
Sĩ số Chưa biết khai thác Biết khai thác
Khai thác tốt
12C4
36
2
29
5

12C5
35
4
28
3
Tổng
71
6
57
8
Tỉ lệ (%) 100
8,4
80,2
11,4
Qua số liệu trên thì nhìn chung số em học sinh biết khai thác và khai thác
tốt Atlat ngày càng tăng chiếm 65 học sinh chiếm 91,6% so với 4 học sinh chiếm
5,7% lúc chưa được hướng dẫn tăng 61 học sinh, tăng 85,9%.
Còn số học sinh chưa biết khai thác giảm mạnh chỉ còn lại khoảng 6 học
sinh chiếm 8,4% so với trước đây là 67 học sinh chiếm 94,3%.
* Số liệu thống kê ở 2 lớp 12C5; 12C6 sau khi hướng dẫn học sinh cách
khai thác Atlat được thực hiện theo 3 mức (năm học 2013 - 2014):
Lớp
Sĩ số
Chưa biết khai
Biết khai
Khai thác tốt
thác
thác
12C5
36

4
30
2
12C6
33
2
28
3
Tổng
69
6
58
5
Tỉ lệ
100
8,3
84,5
7,2
(%)
Qua số liệu trên thì nhìn chung số em học sinh biết khai thác và khai thác
tốt Atlat ngày càng tăng chiếm 63 học sinh chiếm 91,7% so với 5 học sinh chiếm
7,2% lúc chưa được hướng dẫn tăng 58 học sinh, tăng 84,6%.
Còn số học sinh chưa biết khai thác giảm mạnh chỉ còn lại khoảng 6 học
sinh chiếm 8,3% so với trước đây là 64 học sinh chiếm 92,7%.
* Số liệu thống kê ở 2 lớp 12C1; 12C2 và 12 C5 sau khi hướng dẫn học
sinh cách khai thác Atlat được thực hiện theo 3 mức (năm học 2014 - 2015):
Chưa biết khai
Lớp
Sĩ số
Biết khai thác

Khai thác tốt
thác
12C1
37
4
28
5
12C2
36
0
24
12
12C5
30
6
24
0
Tổng
103
10
76
17
Tỉ lệ
100
9,8
73,7
16,5
(%)

12



Qua số liệu trên thì nhìn chung số em học sinh biết khai thác và khai thác
tốt Atlat ngày càng tăng chiếm 93 học sinh chiếm 90,2% so với 5 học sinh chiếm
4,8% lúc chưa được hướng dẫn tăng 72 học sinh, tăng 69,9%.
Còn số học sinh chưa biết khai thác giảm mạnh chỉ còn lại khoảng 10 học
sinh chiếm 9,7% so với trước đây là 82 học sinh chiếm 79,6%.
Số liệu thống kê ở 2 lớp 12C1; 12C3 và 12C5 trước khi hướng dẫn học
sinh cách khai thác Atlat được thực hiện theo 3 mức (năm học 2015 - 2016):
Chưa biết khai
Lớp
Sĩ số
Biết khai thác
Khai thác tốt
thác
12C1
37
0
37
0
12C3
30
1
29
0
12C5
35
2
33
0

Tổng
102
3
99
0
Tỉ lệ
100
2,94
97,06
0.00
(%)
Qua số liệu trên thì nhìn chung số em học sinh biết khai thác và khai thác
tốt Atlat ngày càng tăng chiếm 99 học sinh chiếm 97,06% so với 3 học sinh
chiếm 2,94%, lúc chưa được hướng dẫn tăng 96 học sinh, tăng 96,96%.
Còn số học sinh chưa biết khai thác giảm mạnh chỉ còn lại khoảng 3 học
sinh chiếm 2,94% so với trước đây là 99 học sinh chiếm 97,06%.
Kết quả học tập mơn Địa lí trong bốn năm học:
Năm học 2012 – 2013: Có 71 học sinh ( Loại giỏi 1 học sinh chiếm 1,4 %,
loại khá 35 học sinh chiếm 49,2% loại trung bình 29 học sinh chiếm 42,2%, loại
yếu 6 học sinh chiếm 7,2%); Tỷ lệ đậu tốt nghiệp mơn Địa lí là 87,5% , đạt hai
giải học sinh giỏi cấp tỉnh (1 giải ba, 1 giải khuyến khích) đậu đại học là 12 học
sinh chiếm 16,9%.
Năm học 2013 – 2014 : Có 69 học sinh ( Loại giỏi 4 học sinh chiếm 5,7%,
Loại khá 38 học sinh chiếm 55,07%, loại trung bình 24 học sinh chiếm 34,93%,
loại yếu 3 học sinh chiếm 4,3%); tỷ lệ đâu tốt nghiệp mơn Địa lí là 97,4%, đạt
ba giải học sinh giỏi tỉnh (1 giải nhất, 1 giải ba và 1 giải khuyến khích) và có 14
học sinh đậu đại học chiếm 20,2%.
Năm học 2014 – 2015: Có 103 học sinh (Loại giỏi 25 học sinh chiếm
24,2%, loại khá 52 học sinh chiếm 50,4%, loại trung bình 24 học sinh chiếm
23,3 %, loại yếu 2 học sinh chiếm 2,1%); Tỷ lệ đậu tốt nghiệp lần 1: là 98,6%;,

đạt ba giải học sinh giỏi cấp tỉnh (1 giải nhì, 2 giải khuyến khích), tồn Trường
có 68 học sinh điểm thi THPT quốc gia đạt 8 điểm trở lên, cao nhất là 9,75 điểm.
Trong năm học có 17 học sinh đậu đại học khối C (tiêu biểu là học sinh Ngô Thị
Như Quỳnh tổng điểm: 27,5 điểm, mơn Địa lí 9,75 điểm; Trương Văn Đạt tổng
13


điểm 27 điểm, mơn Địa lí 9,5 điểm; Trần Văn Thái tổng điểm 25,5 điểm, mơn
Địa lí 9,0 điểm, Nguyễn Văn Quang tổng điểm thi 24,5 điểm, môn Địa 8,78
điểm và nhiều học sinh đạt điểm cao khác.)
Năm học 2015 – 2016: Có 102 học sinh (Loại giỏi 27 học sinh chiếm
24,2%, loại khá 52 học sinh chiếm 50,4%, loại trung bình 23 học sinh chiếm
23,3 %, loại yếu 0 học sinh); Tỷ lệ đậu tốt nghiệp thi thử lần 1: là 96,1%; Tỷ lệ
đậu tốt nghiệp thi thử lần 2: là 98,3%; đạt 1 giải học sinh giỏi cấp tỉnh (1 giải
khuyến khích).
3. Kết luận, kiến nghị.
Việc dạy và học địa lý khơng thể tách rời bản đồ nói chung và Atlat nói
riêng, bởi vì khai thác Atlat khơng chỉ hiểu được kiến thức mà cịn là hình ảnh
trực quan giúp giáo viên và học sinh trong giảng dạy và học tập rất có hiệu quả
Theo tơi đây là một đề tài rất quan trọng và thiết thực trong q trình dạy
học mơn địa lý ở trường phổ thơng. Tuy đề tài của tôi mới chỉ đề cập một khía
cạnh nhỏ trong vơ số những kĩ năng khai thác và sử dụng bản đồ nhưng tôi tin
rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích và thiết thực cho đông đảo các em học
sinh Trường THPT Thọ Xuân 5.
Qua đề tài này tơi xin có một số đề xuất sau:
Đối với cấp trên cần quan tâm đến hệ thống cơ sở vật chất của Trường
THPT Thọ Xuân 5 hơn nữa để học sinh và giáo viên có nơi học tập và làm việc
tốt hơn, chắc chắn hiệu quả sẽ cao.
Đối với nhà trường cần cung cấp thêm một số bản đồ cho giáo viên trong
quá trình dạy học đặc biệt là bản đồ tự nhiên, dân cư Việt Nam. Lắp đặt thêm

máy chiếu ở phòng học lớp 12C3, 12C4 và 12C5.
Đối với bộ phận thiết bị cần sắp xếp lại các loại bản đồ một cách có hệ
thống và khoa học để tạo thuận lợi cho giáo viên và học sinh tham khảo và học
tập.
Đối với bộ môn Địa lý khi giáo viên giảng dạy cần đồng bộ sử dụng Atlat
để học sinh học tập, ra đề kiểm tra nên có câu hỏi cụ thể liên quan đến Atlat để
học sinh khai thác nhằm đáp ứng với yêu cầu chung của các đề thi hiện nay.

14


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 5 năm 2016
Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm
này là của tơi viết. Nếu sai tơi hồn tồn
chịu trách nhiệm
Tác giả

Nguyễn Văn Giang

15


Tài liệu tham khảo
1. Atlat địa lý Việt Nam, PGS –TS Ngô Đạt Tam và TS Nguyễn Quý Thảo, Nhà
xuất bản giáo dục Việt Nam, 2010.
2. Bản đồ học: Ngô Đạt Tam, Nhà xuất bản giáo dục, 1986
3. Bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lý trung học phổ thông, Lê Thông, Nhà xuất bản
giáo dục, 2006.

3. Địa lý tự nhiên Việt Nam tập 1, 2, Vũ Tự Lập, Nhà xuất bản giáo dục, 1978
4. Địa lý tự nhiên tập các lục địa, Nguyễn Phi Hạnh, Nhà xuất bản giáo dục,
1989
5. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn địa lý, Phạm Thị Sen,
Nhà xuất bản giáo dục và đào tạo Việt Nam năm 2009.
6. Những vấn đề địa lý tự nhiên: “Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên Giáo viên
trung học phổ thơng chu kì III năm 2004-2007”, Ths GVC Trần Văn Thành –
Trường Đại Học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh, 2005.
7. Phương pháp sử dụng bản đồ giáo khoa trong dạy học địa lý ở trường trung
học phổ thơng, “Tài liệu bồi dưỡng thường xun chu kì III năm 2004 -2007”
TS Nguyễn Văn Luyên và GV Kiều Tiến Bình - Trường Đại Học Sư Phạm TP.
Hồ Chí Minh, 2006.
8. Sách giáo khoa địa lý 12, Lê Thông, Nhà xuất bản giáo dục và đào tạo Việt
Nam, 2008.
9. Sách giáo viên địa lý 12, Nhà xuất bản giáo dục và đào tạo Việt Nam, 2008.
10. Hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi mơn Địa lí (Dùng cho lun thi học sinh giỏi
quốc gia và đại học) NXB giáo dục Viêt Nam – Chủ biên Lê Thông
11. Hướng dẫn cách làm bài thi tuyển sinh vào đại học và cao đẳng mơn Địa lí –
NXB giáo dục – Biên soạn TS Lê Thông
12. Chuyên đề ôn tập và luyện thi Địa lí 12 – NXB Đại học quốc gia Hà Nội –
Đỗ Ngọc Tiến
13. Hướng dẫn ơn tập kì thi THPT quốc gia năm 2015 – 2016 môn Địa lí – Đỗ
Anh Dũng chủ biên.

16


PHỤ LỤC

1. Mở đầu


Trang 1

2. Nội dung

Trang 2

2.1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn
2.1.1 Cơ sở lí luận
2.1.2 Cơ sở thực tiễn
2.1.2.a. Khái quát về Atlat
2.1.3.b. Phương pháp
2.2.Thực trạng khi thực hiện các giải pháp của đề tài

Trang 4

2.3. Nội dung và kinh nghiệm hướng dẫn học sinh

Trang 5

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

Trang 11

3. Kết luận, kiến nghị

Trang 14

Tài liệu tham khảo


Trang 16

17



×