Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh kĩ năng sử dụng atlat khi làm bài thi trắc nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.31 KB, 21 trang )

Mục lục
1. Lời nói đầu
2.Nội dung
2.1 Cơ sở lí luận
2.2 Thực trạng
2.3 Nội dung và biện pháp
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3. Kết luận
Tài liệu tham khảo

Trang 1
2
2
2
3
3
18
19
21

1


1. LỜI NÓI ĐẦU.
1.1. Lí do chọn đề tài
Ngày nay trước sự phát triển nhanh như vũ bão của khoa học kỹ thuật
và công nghệ hiện đại được sử dụng trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của
con người. Môn địa lí cũng không bỏ qua cơ hội sử dụng những thành tựu ấy
vào trong quá trình dạy học,kiểm tra đánh giá,cũng như áp dụng vào kì thi
.Trong ki thi THPTQG năm 2017,môn Địa Lí lần đầu tiên được đưa vào thi
dưới hình thức trắc nghiệm .Trong thời gian 50 phút thí sinh phải hoàn thành


40 câu trắc nghiệm Địa Lí ,sự khác biệt này đòi hỏi thí sinh phải có sự thay
đổi phù hợp trong việc học tập và ôn luyện Địa Lí trong kì thi THPQG.Chính
vì vậy tôi chọn đề tài: Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh kĩ năng sử
dụng atlat khi làm bài thi trắc nghiệm.
1.2 Mục đích nghiên cứu
- Tìn hiểu nghiên cứu nhưng nội dung cốt lõi của Atlat Địa Lí Việt Nam
- Vận dụng để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trong bài thi THPTQG
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài này , như tên gọi của nó , tôi tập trung nghiên cứu
về việc hướng dẫn học sinh các kĩ năng sử dụng Atlat .Xác định được nội
dung chính và nội dng phụ trong từng trang ,từ đó vận dụng để trả lời các câu
hỏi trắc nghiệm trong bài thi THPTQG
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Phương pháp phân tích tổng kết rút kinh nghiện
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp thực nghiệm khoa học
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Trong khuôn khổ của đề tài này tôi muốn đi sâu thêm vào việc làm sao
để học sinh có học lực trung bình, yếu mà vẫn có điểm cao trong kỳ thi định
kì, HK, THPTQG
2. NỘI DUNG.
2.1. Cơ sở lí luận:
Mục đích của việc sử dụng Atlat trong dạy học môn địa lí lớp 12: Giúp
giáo viên thuận lợi trong việc thực hiện phương pháp giáo dục theo hướng
phát huy tính tích cực của người học và tạo điều kiện cho học sinh tích cực,
chủ động, sáng tạo trong học tập, góp phần phát triển tư duy nhận thức và rèn
luyện kĩ năng cho học sinh. Điều đó cũng nhằm đáp ứng được mục tiêu giáo
dục đề ra trong giai đoạn hiện nay, đã được nghị quyết TW2 khoá VIII khẳng
định: “Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một

chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của học sinh. Từng bước áp dụng
các phương pháp tiên tiến và hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều
kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”[1]. Định hướng trên đã
được pháp chế hoá trong luật giáo dục, tại điều 24.2 “Phương pháp giáo dục
phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học
sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương
2


pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động
đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.[2]
Atlat địa lí Việt Nam có thể xem là cuốn sách giáo khoa thứ hai đối với
học sinh trong học tập môn địa lí. Vậy làm sao để khai thác kiến thức có hiệu
quả thì đòi hỏi học sinh cần phải có những kỹ năng địa lí nhất định.
Hiện nay trong cấu trúc đề thi HK, THPTQG riêng phần kỹ năng Atlat
chiếm 5 câu. Như vậy nếu các em học sinh có được kỹ năng khai thác kiến
thức từ Atlat là một lợi thế trong quá trình thi môn địa lí và có điểm cao.
2.2. Thực trạng vấn đế
Hiện nay một vấn đề mà ta không thể ,không thể không bàn tới mặt trái
của nền kinh tế thị trường. Nhiều em học sinh xem nhẹ các môn khoa học xã
hội trong đó có môn địa lí, các em có suy nghĩ môn địa lí là môn học khô
khan, là môn phụ, vì thế học sinh chỉ học đối phó cốt chỉ để đủ điểm và tới
lớp 12 khi thi tốt nghiệp THPTQG thì các em mới chịu học, từ đó các em
thiếu kỹ năng khai thác kiến thức từ Atlat dẫn tới kết quả điểm thi không cao
Trong khuôn khổ của đề tài này tôi muốn đi sâu thêm vào việc làm sao
để học sinh có học lực trung bình, yếu mà vẫn có điểm cao trong kỳ thi định
kì, HK, tốt nghiệp THPTQG
2.3. Nội dung, biện pháp thực hiện
2.3.1. Nội dung:
Atlat địa lí Việt Nam là một dạng bản đồ giáo khoa, có tính thống nhất

cao về cơ sở toán học, nội dung và bố cục bản đồ khá phù hợp với chương
trình địa lí 12. Nó diễn giải vấn đề địa lí tự nhiên, kinh tế xã hội, đi từ cái
chung đến cái riêng, từ tự nhiên đến kinh tế - xã hội, từ toàn thể đến khu vực,
các bộ phận. Hệ thống các bản đồ địa lí được sắp xếp một cách khoa học,
phục vụ cho mục đích dạy học. Nội dung Atlat địa lí gồm 4 phần chính:
- Bản đồ địa lí tự nhiên
- Bản đồ địa lí dân cư
- Bản đồ địa lí các ngành kinh tế
- Bản đồ các vùng kinh tế Việt Nam.
Trong chương trình địa lí 12 hầu hết các bài học đều có thể sử dụng
Atlat để phục vụ cho nội dung bài học.
2.3.2. Biện pháp thực hiện:
Trên cơ sở các vấn đề đã nêu trên. Vậy làm sao giáo viên có thể tổ chức
cho HS làm việc tích cực, tự học trong học tập và làm bài thi có hiệu quả cao
thông qua sử dụng Atlat thì đòi hỏi giáo viên và học sinh phải nắm vững các
kỹ năng sau:
2.3.2.1 Đối với giáo viên:
- Tìm hiểu kĩ danh mục, hiểu rõ nội dung, công dụng của từng bản đồ để phục
vụ cho từng bài cụ thể.
- Trong quá trình chuẩn bị bài lên lớp, GV cần chú ý dự kiến những kiến thức
sẽ được khai thác từ Atlat, cách thức khai thác những kiến thức đó; dự kiến cả
những kĩ năng HS cần sử dụng.
3


- Đưa ra những yêu cầu, hướng dẫn phù hợp thông qua việc thiết kế những
hoạt động với các câu hỏi, bài tập chi tiết cho từng nội dung bài học; chú ý
việc khai thác kĩ năng địa lý của HS để các em được rèn luyện, đồng thời phát
triển phương pháp tự học địa lý.
- Chọn cách trình chiếu trên powerpoint hoặc vị trí treo bản đồ (có sẵn hay

phóng to một số trang) dễ theo dõi, kết hợp giữa các bản đồ trong Atlat với
bản đồ treo tường, giữa các trang trong Atlat hoặc với lược đồ trong SGK hay
với các tranh ảnh...
- Atlat cần được khai thác cho cả khâu HS tìm hiểu, tiếp thu kiến thức mới,
rèn kĩ năng địa lí, kể cả kĩ năng trình bày, báo cáo trước tập thể và đánh giá,
ôn tập, khái quát hóa kiến thức cũng như khi làm bài thi.
2.3.2.2 Đối với HS:
- Nắm vững bảng ký hiệu nằm ở trang bìa.
- Nắm vững cấu trúc Atlat Địa lí Việt Nam bao gồm 4 phần;
+ Bản đồ địa lí tự nhiên
+ Bản đồ địa lí dân cư
+ Bản đồ địa lí các ngành kinh tế
+ Bản đồ các vùng kinh tế
- Nắm vững nội dung từng trang Atlat.
- Đọc kĩ đề xem đề thi yêu cầu những gì?
3.2.3 Một số VD cụ thể hướng dẫn HS sử dụng Atlats và áp dụng vào
làm bài thi trắc nghiệm
3.2.3.1 Bản đồ hành chính Việt Nam [3]
Bước 1: Cho HS đọc tên bản đồ
+ Tên bản đồ: Bản đồ hành chính trang 4,5 - Atlát địa lý Việt Nam
Bước 2: Xác định danh giới:Địa giới, màu sắc, tên tỉnh lị (trung tâm), đảo ,
quần đảo, thuộc tỉnh nào màu sắc của tỉnh đó
Bước 3: Xác định nội dung chính , nội dung phụ của bản đồ
- Nội dung chính
+ Thể hiện toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam gồm 63 tỉnh thành, vùng lãnh thổ, hải
đảo, vùng trời
+ Giáp với các nước Trung Quốc; Lào; Campuchia
+ Diện tích biển: > 1 triệu km2
+ Diện tích đất liền
+ Diện tích đảo; quần đảo thuộc tỉnh nào thì sẽ mang màu nền của tỉnh đó. Có

ranh giới các tỉnh trong đó thể hiện tên tỉnh, thành phố, tên thủ đô, các thành
phố trực thuộc trung ương, các đường quốc lộ, tên các đảo, quần đảo, hệ
thống sông.
- Nội dung phụ
+ Vị trí Việt Nam trên thế giới, khu vực Đông Nam Á
+ Diện tích, tên, dân số các tỉnh thành phố
Bước 4:Giáo viên rèn luyện cho HS sử dụng trang Atlats bằng cách trả lời
các câu hỏi trắc nghiệm, thông qua hệ thống câu hỏi
4


Câu 1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết điểm cực
Bắc của nước ta thuộc tỉnh nào?
A. Điện Biên.
B. Hà Giang.
C. Cao Bằng.
D. Lào Cai
Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết nước ta tiếp
giáp với những quốc gia nào trên đất liền?
A. Trung Quốc, Lào, Campuchia.
B. Trung Quốc, Lào.
C. Trung Quốc, Campuchia, Mianma.
D. Lào, Campuchia, Thái Lan
(Đối với những câu hỏi ở mức độ nhận biết đa phần là học sinh làm được kể
cả học snh yếu)
Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết biển Đông
nằm ở đâu?
A. Phía đông nam Việt Nam và phía tây Philippines.
B. Phía đông, tây nam, đông nam Việt Nam và phía tây philippines.
Phía đông nam Trung Quốc và phía tây philippines.

Phía bắc Inđônêxia và phía đông nam philippines.
5


(Đối với những câu hỏi ở mức độ thông hiểu đa phần học sinh yếu không làm
được chính vì vậy GV hướng dẫn lại cho Hs các hướng của bản đồ, giúp các
em trả lời câu hỏi này ,đồng thời ôn tập lại kiến thức cơ bản về bản đồ)
3.2.3.2 Bản đồ khí hậu [4]
Bước 1;cho HS xác đinh tên bản đồ: Bản đồ khí hậu Việt Nam
Bước 2:GV hướng dẫn HS đọc bảng chú giải
- Mũi tên màu đỏ thể hiện chế độ gió mùa mùa Hạ
- Mũi tên màu xanh thể hiện chế độ gió mùa mùa Đông
- Màu mũi tên thể hiện bản chất gió (nóng, lạnh)
- Hướng mũi tên chỉ hướng gió
- Độ lớn, chiều dài mũi tên chỉ cường độ, hiện tượng gió mạnh, yếu khác
nhau, loại gió khác nhau
- Hướng gió và tần suất gió biểu hiện: Biểu đồ gió, lượng mưa, nhiệt độ:
Phương pháp biểu đồ định vị
Bước 4: Đọc các miền khí hậu nước ta về: Nhiệt độ. Lượng mưa. Hướng gió.
Mối quan hệ giữa chúng
Bước 2 : Phân tích từng yếu tố khí tượng có sự phân hoá: Theo mùa. Theo vĩ
độ. Theo độ cao
Bước 5: Nhận xét hoạt động của các loại gió(Hướng, thời gian, phạm vi hoạt
động); So sánh và giải thích đặc điểm thời tiết, khí hậu ở một số địa điểm.
Bước 6 :Giáo viên rèn luyện cho HS sử dụng trang Atlats bằng cách trả lời
các câu hỏi trắc nghiệm, thông qua hệ thống câu hỏi
Câu 1 Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết gió mùa mùa
đông thổi vào nước ta theo hướng nào?
A. Đông Bắc.
B. Tây Bắc. C. Tây Nam.

D. Đông Nam.
Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết vùng khí hậu
nào chịu ảnh hưởng nhiều nhất của gió Tây khô nóng?
A. Bắc Trung Bộ. B. Nam Trung Bộ. C. Nam Bộ. D. Tây Bắc Bộ.
Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết biểu đồ khí hậu
nào dưới đây có nhiệt độ trung bình các tháng luôn dưới 20°C?
A. Biểu đồ khí hậu Lạng Sơn.
B .Biểu đồ khí hậu Sa Pa.
C. Biểu đồ khí hậu Điện Biên Phủ.
D.Biểu đồ khí hậu Hà Nội.
Câu 4. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết căp ̣biểu đồ khí
hậu nào dưới đây thể hiện rõ sự đối lập nhau về mùa mưa – mùa khô?
A. Biểu đồ khí hậu Đà Lạt với biểu đồ khí hậu TP. Hồ Chí Minh.
B. Biểu đồ khí hậu Đồng Hới với biểu đồ khí hậu Đà Nẵng.
C. Biểu đồ khí hậu Hà Nội với biểu đồ khí hậu TP. Hồ Chí Minh.
Biểu đồ khí hậu Đà Lạt với biểu đồ khí hậu Nha Trang.

6


Câu 5. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, thời kì có bão đổ bộ trực
tiếp từ biển Đông vào vùng khí hậu Bắc Trung Bô ̣là
A. tháng XI.
B. tháng X.
C. tháng IX.
D. tháng VIII.
Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết vùng khí hậu
nào dưới đây nằm trong miền khí hậu phía Bắc?
A. Vùng khí hậu Tây Nguyên.
B. Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ.

C. Vùng khí hậu Nam Bộ.
D. Vùng khí hậu Nam Trung Bộ.
Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết nhiệt độ trung
binh năm của TP. Hồ Chí Minh ở mức là bao nhiêu?
A. Dưới 18°C.
B. Trên 20°C.
C. Trên 24°C.
D. Từ 20°C đến
24°C.
Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết Sa Pa thuôc
̣vung khi hâụ nào dưới đây?
A. Vùng khí hậu Nam Trung Bộ.
B. Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ.
C. Vùng khí hậu Đông Bắc Bộ.
D. Vùng khí hậu Tây Bắc Bộ.
Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết biểu đồ khí hậu
nào dưới đây có biên độ nhiệt trong năm cao nhất?
A. Biểu đồ khí hậu Nha Trang.
B. Biểu đồ khí hậu Hà Nội.
C. Biểu đồ khí hậu Cà Mau.
D. Biểu đồ khí hậu TP. Hồ Chí Minh.
Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết tổng lượng
mưa của nước ta thấp nhất vào thời gian nào sau đây?
A. Từ tháng XI đến tháng IV.
B. Từ tháng IX đến tháng XII.
3.2.3.3 Bản đồ dân số Việt Nam [5]
Bước 1: Xác định tên bản đồ: Bản đồ dân số Việt Nam
7



Bước 2: Đọc bảng chú giải
Bước 3: Xác định nội dung chính và nội dung phụ
- Nội dung chính: Thể hiện đặc điểm dân số Việt Nam
+ Mật độ dân số chia làm 7 cấp
+ Các điểm dân cư đô thị và phân cấp đô thị chia làm 5 cấp
- Nội dung phụ :
+ Số dân Việt nam qua các thời kì ( số dân nông thôn và thành thị)
+ Cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi năm 1999 và 2007
+ Cơ cấu dân số hoạt động theo các ngành kinh tế
Bước 4: GV hướng dẫn HS
- Nhận xét màu sắc mật độ giữa các khu vực trong cả nước
- Nhận xét mật độ dân số giữa các vùng
- So sánh mật độ dân số giữa các vùng đồng bằng và trung du miền núi,
vùng ven biển
- Từ đó rút ra qui luật phân bố dân cư nước ta
- Nhận xét số dân nước ta qua các thời kì dựa theo biểu đồ thể hiện số dân
Việt Nam từ năm 1960 đến năm 2007 )
- So sánh 2 tháp dân số năm 1999 và năm 2007 với các nội dung
+ Hình dạng tháp tuổi nói lên điều gì
+ Cơ cấu dân số theo độ tuổi, giới tính
+ Tỉ lệ dân số theo nhóm tuổi
+ Xu hướng phát triển dân số trong tương lai
+ Từ đó rút ra những thuận lợi, khó khăn, biện pháp giải quyết
- Phân tích biểu đồ cơ cấu dân số hoạt động theo ngành năm 2000-Từ đó rút
ra xu hướng chuyển dịch dân số theo ngành
Bước 5:Giáo viên rèn luyện cho HS sử dụng trang Atlats bằng cách trả lời
các câu hỏi trắc nghiệm, thông qua hệ thống câu hỏi
Câu 1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết vùng nào có
mật dân số cao nhất nước ta ?
A. Đồng bằng sông Cửu Long.

B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Đồng bằng sông Hồng.
D. Tây Nguyên.
Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thị có quy
mô dân số từ 200 001 – 500 000 người ở vùng Tây Nguyên là đô thị nào?
A. Đà lạt. B. Buôn Ma Thuột.
C. Pleiku.
D. Kon Tum.

8


Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết các đô thị có
quy mô dân số từ 200 001 – 500 000 người ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
là đô thị nào?
A. Đà Nẵng, Quy Nhơn.
B. Quy Nhơn, Nha Trang.
C. Nha Trang, Phan Thiết.
D. Phan Thiết, Đà Nẵng.
Câu 4. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thị nào ở
Đồng bằng sông Cửu Long có số dân từ 500 000 – 1 000 000 người?
A. Long Xuyên. B. Cà Mau.
C. Cần Thơ.
D. Mỹ Tho.
Câu 5. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thị nào ở
vùng Đông Nam Bộ có số dân dưới 100 000 người?
A. Bà Rịa.
B. Thủ Dầu Một.
C. Tây Ninh.
D. Biên Hòa.

Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết cơ cấu lao
động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế công nghiệp từ năm 1995 –
2007 có sự chuyển dịch theo hướng nào?
Giảm liên tục.
B. Tăng liên tuc.
C. Không ổn định. D. Biến động.
Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thị nào có
quy mô dân số lớn nhất trong các đô thị dưới đây?
A. Thanh Hóa.
B. Quy Nhơn.
C. Nha Trang.
D. Đà Nẵng
3.2.3.4 Bản đồ nông nghiệp [6]
Bước 1 ; Xác định :Tên bản đồ: Bản đồ nông nghiệp trang 19 Atlát địa lý Việt
Nam
9


Bước 2 : Xác định nội dung chính, nội dung phụ
- Nội dung chính:
+ Thể hiện diện tích lúa, hoa màu, cây công nghiệp và sản lượng lúa các tỉnh;
diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực
+ Số lượng gia súc; gia cầm các tỉnh
+ Tỷ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng
đã được sử dụng
+ Sự phân bố một số loại cây, con chủ yếu ở nước ta
- Nội dung phụ:
+ Diện tích và sản lượng lúa cả nước qua các năm
+ Cơ cấu giá trị sản lượng ngành chăn nuôi qua các năm
+ Số lượng gia súc bình quân

Bước 3 :Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng bản đồ qua các gợi ý:
- Nhận xét về diện tích và sản lượng lúa các tỉnh; cho học sinh đo, tính trên
bản đồ
- Số lượng gia súc và gia cầm các tỉnh
- Sự phân bố lúa; chăn nuôi; hoa màu; các cây công nghiệp chính ở nước ta
- Nhận xét về diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực
- Tỷ lệ diện tích trồng cây hoa màu so với tổng diện tích trồng cây lương thực
từ đó rút ra nhận xét?
- Nhận xét diện tích trồng hoa màu và tổng sản lượng hoa màu?
- Cơ cấu giá trị sản lượng ngành chăn nuôi qua các năm?
- Tỷ lệ diện tích trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng đã sử
dụng
- Diện tích gieo trồng cây công nghiệp qua các năm (cây lâu năm, hàng năm)

10


Trang 19
Bước 4 : Giáo viên rèn luyện cho HS sử dụng trang Atlats để trả lời các câu
hỏi trắc nghiệm thông qua hệ thống câu hỏi
Câu 1. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 19, hãy cho biết tỉnh có diện
tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực dưới 60 % ?
A. Tây Ninh.
B. Bình Phước.
C. Ninh Thuận. D. Bình Thuận.
Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 19, hãy cho biết tỉnh có diện
tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực trên 90 % ?
A. Thái Bình.
B. Thanh Hóa.
C. Hòa Bình.

D. Nghệ An.
Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 19, hãy cho biết cây chè phân
bố ở các tỉnh nào sau đây ?
A.Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ, Thái Nguyên, Lâm Đồng.
B.Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lâm Đồng.
C.Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ, Sơn La, Điện Biên, Lâm Đồng.
D.Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lâm Đồng.
Câu 4. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 19, hãy cho biết tỉnh có sản
lượng lúa cao nhất ?
A. Cần Thơ.
B. Sóc Trăng.
C. An Giang.
D. Trà Vinh.
11


Câu 5. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 19, hãy cho biết tỉnh có diện
tích trồng cây công nghiệp lâu năm cao nhất ?
A.Đắc Nông.
B. Lâm Đồng.
C. Bình Thuận.
D.
Ninh
Thuận.
Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 19, hãy cho biết tỉnh nào sau
đây có số lượng gia cầm trên 9 triệu con?
A. Quảng Bình. B. Quảng Trị.
C. Nghệ An.
D. Hà Tĩnh.
Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 19, hãy cho biết tỉnh nào

không có diện tích trồng cây lúa so với diện tích trồng cây lương thực từ 6070% ?
A. Lạng Sơn.
B. Thái Nguyên.
C. Bắc Cạn.
D. Tuyên
Quang.
Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 19, hãy cho biết nhận định
nào sau đây là đúng về diện tích trồng cây công nghiệp trong năm 2000 và
năm 2005?
A.Cây công nghiệp lâu năm tăng, cây công nghiệp hàng năm tăng.
B.Cây công lâu năm tăng, cây công nghiệp hằng năm giảm.
C.Cây công nghiệp hằng năm lớn hơn cây lâu năm.
D.Cây công nghiệp lâu năm giảm, cây hằng năm tăng.
Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 19, hãy cho biết nhận định
nào sau đây là đúng về diện tích và sản lượng lúa cả nước qua các năm ?
A.Diện tích tăng, sản lượng tăng.
B. Diện tích tăng, sản lượng giảm.
C. Diện tích giảm, sản lượng tăng.
D. Diện tích giảm, sản lượng giảm.
Câu 10. Căn cứ vào Atlas Địa lý Việt Nam trang 19, hãy cho biết nhận định
nào sau đây không đúng về cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi từ năm
2000 đến 2007?
A Gia súc tăng, gia cầm giảm.
B .Gia cầm giảm, sản phẩm không qua giết thịt giảm.
C.Gia súc tăng, sản phẩm không qua giết thịt giảm.
D .Gia súc tăng, gia cầm tăng.
3.2.3.5 Bản đồ giao thông [7]
Bước 1: Cho học sinh đọc tên bản đồ, bản chú giải
Bước 2: Xác định nội dung chính, nội dung phụ
- Nội dung chính

+ Thể hiện các tuyến đường giao thông chính ở nước ta
+ Các đầu mối giao thông
- Nội dung phụ
+ Ranh giới các tỉnh, thành
+ Tên các tỉnh; tỉnh lỵ; cửa khẩu
+ Hình ảnh đoàn tàu thống nhất Bắc Nam, sự toàn vẹn lãnh thổ ở bản đồ phụ
Bước 3: GV gợi ý cho học sinh tìm hiểu theo các bước:
Đọc tên các tuyến đường chính:
- Quốc lộ 1A - Nơi xuất phát
- Tuyến đường sắt thống nhất - Kết thúc
12


- Đi qua vùng
- Các tuyến giao thông Đông – Tây
- Các tuyến đường biển, đường hàng không chính
- Các bến cảng, sân bay lớn…
Bước 4 : Giáo viên rèn luyện cho HS sử dụng trang Atlats để trả lời các câu
hỏi trắc nghiệm thông qua hệ thống câu hỏi
Câu 1. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 23, hãy cho biết 2 cửa khẩu
quốc tế nào sau đây nằm trên đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc?
A.Lào Cai, Hữu Nghị.
B. Lào Cai, Na Mèo.
C. Móng Cái, Tây Trang.
D. Hữu Nghị, Na Mèo.
Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 23, hãy cho biết 2 cửa khẩu
quốc tế nào sau đây nằm trên đường biên giới giữa Việt Nam và Lào?
A. Tây Trang, Lệ Thanh.
B. Cha Lo, Lao Bảo.
C. Nậm Cắn, Hoa Lư.

D. Nậm Cắn, Lệ Thanh.
Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 23, hãy cho biết 2 cửa khẩu
quốc tế nào sau đây nằm trên đường biên giới giữa Việt Nam và Campuchia?
A. Lao Bảo, Hoa Lư.
B. Cha Lo, Xa Mát.
C. Vĩnh Xương, Mộc Bài.
D. Mộc Bài, Lao Bảo.
Câu 4. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 23, hãy cho biết tuyến đường
biển nào sau đây quan trọng nhất của nước ta?
A. Hải Phòng – Đà Nẵng.
B. Đà Nẵng – TP. Hồ Chí Minh.
C. Đà Nẵng – Quy Nhơn.
D. TP. Hồ Chí Minh – Hải Phòng.
Câu 5. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 23, hãy cho biết điểm đầu và
điểm cuối của quốc lộ 1A đi từ Bắc vào Nam ?
A. Hữu Nghị đến Năm Căn.
B. Hữu Nghị đến TP. Hồ Chí Minh.
C. Hữu Nghị đến Cần Thơ.
D. Hữu Nghị đến Mỹ Tho.

13


Trang 23
3.2.3.6 Bản đồ thương mại [8]
Bước 1: Cho học sinh đọc tên bản đồ, bản chú giải
Bước 2: Xác định nội dung chính, nội dung phụ
- Nội dung chính
+ Thể hiện tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ các tỉnh tính theo
đầu người

+ Tổng số người kinh doanh thương nghiệp và dịch vụ của các tỉnh
+ Xuất nhập khẩu của các tỉnh
+ Thể hiện kim ngạch buôn bán giữa các nước
- Nội dung phụ
+ Thể hiện cơ cấu giá trị hàng xuất nhập khẩu
+ Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ qua một số năm
+ Xuất nhập khẩu hàng hoá qua các năm (tỷ USD)
GV gợi ý cho học sinh tìm hiểu theo các bước:
14


- Đọc và ghi tên các tỉnh có số lượng bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ các
tỉnh theo đầu người cao nhất và thấp nhất
- Số người hoạt động kinh doanh thương nghiệp và dịch vụ của tỉnh cao nhất và
thấp nhất
- Giải thích biểu đồ cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu nước ta
- Nhận xét tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ của nước ta qua các năm
Bản đồ ngoại thương
- Nhận xét kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam với các nước và lãnh thổ xếp
theo thứ tự từ lớn đến bé
- Nhận xét sự xuất nhập khẩu hàng hoá nước ta qua các năm và giải thích
- Xác định thị trường xuất nhập khẩu chính của nước ta trên bản đồ phụ cuối
trang
- Rút ra những thế mạnh và hạn chế của ngành ngoại thương nước ta.

Bước 4 : Giáo viên rèn luyện cho HS sử dụng trang Atlats bằng cách trả lời các
câu hỏi trắc nghiệm, thông qua hệ thống câu hỏi
Câu 1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết tỉnh, thành phố
nào có giá trị xuất khẩu cao nhất nước ta?
15



A. TP. Hồ Chí Minh.
B. Bình Dương. C. Hà Nội.
D. Bà Rịa - Vũng
Tàu.
Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết tỉnh, thành phố
nào có giá trị nhập khẩu cao nhất nước ta?
A. Hà Nội.
B. TP. Hồ Chí Minh.
C. Bình Dương.
D. Bà Rịa – Vũng Tàu.
Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết nhóm hàng nào
có giá trị xuất khẩu chiếm tỉ trọng cao nhất nước ta?
A.Công nghiệp nặng và khoáng sản.
B.Nông, lâm sản.
C.Thủy sản.
D.Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp.
Câu 5. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết nhóm hàng nào
có giá trị nhập khẩu chiếm tỉ trọng cao nhất nước ta?
A.Nguyên, nhiên, vật liệu.
B. Máy móc, thiết bị, phụ tùng.
C. Hàng tiêu dùng.
D. Thủy sản.
Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết quốc gia nào sau
đây Việt Nam nhập siêu?
A. Hoa Kỳ.
B. Trung Quốc.
C. Ô-xtray-lia.
D. Anh.

Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết quốc gia nào sau
đây Việt Nam xuất siêu?
A. Xingapo.
B. Đài Loan.
C. Hoa Kỳ.
D. Hàn Quốc.
3.2.2.7 Bản đồ vùng kinh tế TDMN Bắc Bộ; Đồng bằng sông Hồng; Bắc
Trung Bộ; DH Nam Trung Bộ; Tây Nguyên; Đông Nam Bộ; Đồng bằng sông
Cửu Long.
- Tên bản đồ: Bản đồ các vùng (trang 26, 27, 28, 29 Atlát địa lý Việt Nam) [9]
- Nội dung chính
Bản đồ tự nhiên
+ Thể hiện tự nhiên chung vùng Bắc Bộ; Bắc Trung Bộ; Nam Trung Bộ; Nam
Bộ
+ Địa hình; Đất; Sông ngòi; Khoáng sản
Bản đồ kinh tế
+ Thể hiện các trung tâm kinh tế lớn và các ngành kinh tế chủ chốt (gồm công
nghiệp; nông nghiệp; lâm nghiệp; dịch vụ…)
- Nội dung phụ
+ Thể hiện GDP của vùng so với GDP cả nước
+ Cơ cấu GDP của vùng phân theo ngành
Giáo viên cho học sinh sử dụng bản đồ theo gới ý sau:
- Bản đồ tự nhiên:
+ Xác định vị trí địa lý của mỗi vùng
+ Vùng núi Đông Bắc: Đọc tên các cánh cung, hướng, ảnh hưởng đến khí hậu
+ Vùng núi Tây Bắc: Nhận xét độ cao vùng Tây Bắc, ảnh hưởng đến khí hậu
+ Vùng núi Trường Sơn Bắc: Nhận xét hướng núi, độ cao, ảnh hưởng đến khí
hậu
16



+ Vùng núi Trường Sơn Nam: Nhận xét hướng núi, độ cao, ảnh hưởng đến khí
hậu
+ Liệt kê các loại tài nguyên của mỗi vùng (khoáng sản, rừng…)
- Bản đồ kinh tế:
+ Kể tên các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của mỗi vùng
+ Nhận xét GDP vùng so với cả nước
+ Nhận xét cơ cấu GDP vùng phân theo ngành
+ Các trung tâm kinh tế từ lớn đến nhỏ
+ Các ngành kinh tế chủ chốt ở các trung tâm này
+ Mối quan hệ giữa các ngành kinh tế
+ Nêu sự phân bố một số đối tượng nông nghiệp, công nghiệp
Giáo viên rèn luyện cho HS sử dụng trang Atlats bằng cách trả lời các câu hỏi
trắc nghiệm, thông qua hệ thống câu hỏi

Trang 26

Trang 27

Trang 28

Trang 29

Câu 1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết khu kinh tế cửa
khẩu Thanh Thủy thuộc tỉnh nào của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ?
A.Hà Giang.
B. Cao Bằng.
C. Lạng Sơn.
D. Quảng Ninh.
Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết vùng Trung du

miền núi Bắc Bộ có các trung tâm công nghiệp nào?
A. Thái Nguyên, Hạ Long, Cẩm Phả.
B. Hải Phòng, Hạ Long, Cẩm Phả.
C. Hải Phòng, Hạ Long, Thái Nguyên.
D. Hạ Long, Cẩm Phả, Việt
Trì.
Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết trung tâm công
nghiệp Cẩm Phả gồm những ngành công nghiệp nào?
A. Khai thác than đá và cơ khí.
B. Khai thác than đá và than nâu.
C. Khai thác than đá và luyện kim màu.
D. Cơ khí và chế biến nông sản
Câu 4. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết nhận định nào
sau đây không đúng về phân bố cây công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ?
A.Chè được trồng nhiều ở vùng núi Tây Nghệ An.
B.Cà phê trồng nhiều ơ vùng Tây Nghệ An.
C.Cao su được trồng ở Quảng Bình.
Dừa trồng nhiều ở Tây Nghệ An.

17


Câu 5. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết nhận định nào
sau đây là đúng với sự phân bố cây công nghiệp vùng Bắc Trung Bộ?
A. Chè được trồng nhiều ở vùng núi Tây Nghệ An.
B. Cao su trồng nhiều ở vùng núi Tây Nghệ An.
C. Hồ tiêu được trồng ở vùng núi Tây Nghệ An.
D. Dừa trồng nhiều ở vùng núi Tây Nghệ An.
Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết nhận định nào
không đúng

với vị trí địa lí của vùng Tây Nguyên?
A. Liền kề vùng Đông Nam Bộ.
B. Giáp miền Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia.
C. Nằm sát vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
D.Giáp với Biển Đông.
Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết cao nguyên nào
sau đây
không thuộc vùng Tây Nguyên?
A. Đăk Lăk.
B. Mơ Nông.
C. Lâm Viên.
D. Mộc Châu
Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết tuyến đường ô tô
nào nối liền vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên?
A.Quốc lộ 14 và 20.
B. Quốc lộ 13 và 14.
C. Quốc lộ 1 và 14.
D. Quốc lộ 1 và 13.
Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, nhận xét nào sau đây chính
xác về qui mô các trung tâm công nghiệp của Đông Nam Bộ và đồng bằng sông
Cửu Long?
A. Các trung tâm công nghiệp của Đông Nam Bộ đều có qui mô trên 120 nghìn
tỉ đồng.
B. Các trung tâm công nghiệp của đồng bằng sông Cửu Long đều có qui mô lớn
hơn 120 nghìn tỉ đồng.
C. Qui mô các trung tâm công nghiệp của đồng bằng sông Cửu Long lớn hơn
các trung tâm công nghiệp của Đông Nam Bộ.
D. Các trung tâm công nghiệp của Đông Nam bộ có qui mô lớn hơn các trung
tâm công nghiệp của đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết năm 2007

vùng kinh tế trọng điểm nào sau đây có GDP bình quân đầu người cao nhất?
Vùng kinh tết trọng điểm miền Trung.
B. Vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam.
C. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
D. Cả nước.
Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết trong các trung
tâm công nghiệp sau đây, trung tâm công nghiệp nào nằm ở vùng kinh tế trọng
điểm miền Trung?
A. Hải Dương.
B. Biên Hòa.
C. Quảng Ngãi.
D.

Nội.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
18


Bằng tất cả sự nổ lực bản thân và những kinh nghiệm tích lũy được trong
quá trình giảng dạy môn địa lí, đặc biệt là khai thác kiến thức từ Atlat địa lí Việt
Nam dựa vào phương pháp đã nêu trên. Học sinh của trường đã đạt kết quả cao
môn địa lí trong các kỳ thi: thi định kì, thi HKII năm học 2016- 2017hơn 85%
học sinh có điểm trung bình trở lên góp phần nâng cao tỉ lệ học sinh đậu tốt
nghiệptrong kì thi THPTQG tới đây.
Kết quả
STT Lớp SS
Giỏi
%
Khá

%
TB
%
Y- K %
1 12A6 42 1
2.38 32
76.16 7
16.7 2
4.76
2 12A7 41 9
21.95 23
56.18 8
19.44 1
2.43
3 12A8 43 5
11.62 18
41.86 20
46.52 0
0
4 12A9 46 2
4.35 28
60.87 13
28.26 3
6.52
Qua quá trình giảng dạy môn địa lí trong nhiều năm qua và đạt được kết
quả như ngày nay, tôi rút được bài học kinh nghiệm sau: Ngày nay do ảnh
hưởng của nền kinh tế thị trường dẫn tới nhiều học sinh xem nhẹ việc học các
môn khoa học xã hội từ đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lí dạy học của
giáo viên.Vì vậy trong quá trình giảng dạy môn địa lí giáo viên phải tạo được sự
hứng thú lôi cuốn học sinh, phải sử dụng kết hợp bản đồ và tranh ảnh mà tiêu

biểu là cuốn Atlat địa lí Việt Nam xuyên suốt trong năm học từ đó hạn chế được
việc học thuộc lòng và cách nhớ máy móc (đặc biệt những học sinh lười học
bài, học yếu, trung bình) có nghĩa là hướng dẫn các em biết cách vận dụng linh
hoạt và khai thác kiến thức địa lí từ Atlat, rèn luyện cho các em kỹ năng địa lí
vững vàng thì sẽ có kết quả cao trong kì thi THPTQG
3. KẾT LUẬN
Trong việc hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức qua Atlat tôi đã rút ra một
quy trình chung đi từ những vấn đề đơn giản, đến phức tạp; từ tự nhiên đến kinh
tế - xã hội. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần hướng dẫn cụ thể cho học
sinh các bước khai thác kiến thức. Khi khai thác các kiến thức địa lý trong Atlát
địa lý Việt Nam thì cần chú ý đến mối quan hệ giữa các đối tượng được thể hiện
trong bản đồ, kết hợp các trang bản đồ trong Atlát địa lý Việt Nam. Nội dung
địa lý trong Atlát rất phong phú, phù hợp với chương trình học tập của một số
khối lớp học cụ thể, phù hợp đối tượng và tiến trình giảng dạy địa lý trong nhà
trường.
Các bản đồ trong Atlát có màu sắc đẹp, kích thước lớn hơn các bản đồ trong
sách giáo khoa, chi tiết hơn, sử dụng nhiều màu sắc và thể hiện nội dung địa lý
phong phú cùng với bộ tranh ảnh minh họa, biểu đồ và các số liệu tra cứu. Do
vậy nó đã được giáo viên và học sinh và các tầng lớp xã hội đón nhận.
Atlát địa lý Việt Nam đã kết hợp với các bản đồ trong sách giáo khoa; bản đồ
treo tường và lược đồ nhằm giúp giáo viên truyền đạt theo kiến thức mới, ôn tập
và kiểm tra đánh giá học sinh một cách hiệu quả hơn.

19


Nếu giáo viên rèn luyện kỹ phần kỹ năng cho học sinh ngay từ đầu thì khi
học sinh học tập và thi kì thi THPTQG kết quả của các em học sinh chắc chắn
sẽ được tốt hơn và góp phần phát triển tư duy nhận thức của học sinh. Đồng thời
đáp ứng được mục tiêu giáo dục mà nghị quyết TW 2 đã đề ra.

Trên đây là những hướng dẫn ngắn gọn cho việc sử dụng các trang bản đồ
khác nhau trong Atlat và một số kinh nghiệm hướng dẫn HS kĩ năng sử dụng
Atlat khi làn bài thi trắc nghiệm .Tuy nhiên môn Địa Lí lần đầu tiên được thi
dưới hình thức thi trắc nghiệm nên bản thân tôi cùng với những hiểu biết chủ
quan của cá nhân , kết hợp với kinh nghiệm của bản thân tôi mạnh dạn đưa ra đề
tài này. Vì thế đề tài của tôi không tránh được sự sai sót và những hạn chế nhất
định. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của hội đồng giáo dục, quí thầy
cô nhằm tìm ra những phương cách hữu hiệu nhất trong việc giảng dạy môn địa
lí nói chung
Tôi chân thành cảm ơn .

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Thanh Hóa,ngày 20 tháng 5 năm 2017
ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến
kinh nghiệm của mình viết, không sao
chép nội dung của người khác .
Kí Tên

Lê Thị Giang

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Atlat địa lí Việt Nam-Ngô Đạt Tam,Nguyễn Quý Thao-Nhà xuất bản giáo
dục năm 2007
2. Sách giáo khoa và sách giáo viên lớp 12- Nhà xuất bản giáo dục năm 2006
3. Hướng dẫn khai thác và sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa –
Lê Thông - Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
4. Tuyển tập bài tập trắc nghiệm địa lí 12-Bùi Minh Tuấn- Nhà xuất bản Đại

học Quốc gia Hà Nội
5.Luyện thi Trung học phổ thông quốc gia-Lê Thông-Nhà xuất bản giáo dục
Việt Nam năm 2017
6.[1] Trích nghị quyết TW2 khóa VIII
7.[2] Trích luật giáo dục điều 24.2
8.[3],[4],[5],[6],[7],[8],[9] Bản đồ được chụp từ Atlats

21



×