Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Một số kỹ năng giúp học sinh khai thác có hiệu quả kênh hình trong sách giáo khoa địa lý 10 ở trường THPT bá thước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT BÁ THƯỚC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ KỸ NĂNG GIÚP HỌC SINH KHAI THÁC CÓ HIỆU QUẢ KÊNH HÌNH
TRONG SÁCH GIÁO KHOA ĐỊA LÝ 10

Người thực hiện: Lê Thị Hằng
Chức vụ:
giáo viên
Đơn vị công tác: Tổ: Sử- Địa- GDCD
SKKN Thuộc lĩnh vực( môn): Địa lý

BÁ THƯỚC: 05/ 2016


PHẦN

1

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiêm cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu

NỘI DUNG
2.1 .Cơ sở lí luận
2



3

TRANG

1

2

2.2 Thực trạng của vấn đề
2.3. Một số kỹ năng khai thác có hiệu quả kênh hình

3

trong sách giáo khoa địa lý 10
2.4. Kết quả kiểm nghiệm
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
3.1. Kết luận
3.2. Đề xuất

4
17

4

18

20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. MỞ ĐẦU


1.1. Lí do chọn đề tài
Kênh hình trong sách giáo khoa địa lí nói chung và sách giáo khoa địa lí 10
nói riêng chứa đựng một lượng kiến thức rất lớn của từng bài học. Chương trình và
nội dung sách giáo khoa địa lí 10 cung cấp cho học sinh những kiến thức khái quát
về tự nhiên, địa lí dân cư và kinh tế- xã hội. Đây là những không gian địa lí mà học
sinh rất khó có cơ hội tiếp cận và tìm hiểu trực tiếp. Vì vậy, việc khai thác, phát
hiện các kiến thức từ kênh hình (đặc biệt là các bản đồ, ảnh chụp…) có ý nghĩa rất
quan trọng đối với việc học tập môn địa lí 10 của học sinh. Tuy nhiên, từ thực tế
dạy học nhiều năm cho thấy, việc học sinh biết cách khai thác và sử dụng kênh hình
trong sách giáo khoa địa lí 10 còn nhiều hạn chế và đạt hiệu quả chưa cao. Từ thực
tế đó, bản thân đã viết sáng kiến kinh nghiệm “Một số kỹ năng giúp học sinh khai


thác có hiệu quả kênh hình trong sách giáo khoa địa lí 10 ở trường THPT Bá
Thước ” nhằm góp một phần nhỏ của mình trong việc “bồi dưỡng cho các em
phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn” như điều
24 Luật Giáo dục đã trình bày khi nói về phương pháp giáo dục ở phổ thông.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trên cở sở thực tiễn nhiều năm dạy học địa lí 10, bản thân nhận thấy việc
học sinh biết cách khai thác và sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa địa lí còn
nhiều hạn chế và đạt hiệu quả chưa cao, đề tài cung cấp một số kinh nghiệm hướng
dẫn học sinh khai thác và sử dụng có hiệu quả kênh hình trong sách giáo khoa địa lí
10.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Học sinh lớp 10 trường THPT Bá Thước
- Chương trình sách giáo khoa địa lý 10 ban cơ bản
- Thời gian nghiên cứu trong khoảng thời gian hai năm học: 2014- 2015 và
2015- 2016.
1.4. Phương pháp nghiên cứu

Sưu tầm, tổng hợp các tư liệu có liên quan đến một số kinh nghiệm sử dụng
kênh hình trong sách giáo khoa địa lí nói chung và sách giáo khoa địa lí 10 nói
riêng. Từ những tư liệu sưu tầm được, bản thân tiến hành phân loại và chọn lọc một
số kinh nghiệm kết hợp với những kinh nghiệm bản thân để viết sáng kiến kinh
nghiệm này.
2. NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Quan niệm chung về kênh hình trong sách giáo khoa địa lí
Nội dung của sách giáo khoa địa lí nói chung và sách giáo khoa địa lí 10 nói
riêng thường được trình bày bằng kênh chữ và kênh hình. Kênh hình trong sách
giáo khoa địa lí là bao gồm các sơ đồ, lược đồ, bản đồ, ảnh chụp, biểu đồ, tranh vẽ
và các bảng số liệu... Chúng có tính trực quan cao và tính diễn giải lôgic trong dạy
học địa lí.
2. 1.2. Các loại kênh hình trong sách giáo khoa địa lí 10


Kênh hình trong sách giáo khoa địa lí 10 khá phong phú với nhiều loại khác
nhau, chủ yếu là các sơ đồ, lược đồ, ảnh chụp, bảng số liệu, biểu đồ, bảng kiến
thức.
Cụ thể, sách giáo khoa địa lí 10 gồm có:
- Hệ thống bản đồ, lược đồ: 31 cái, chủ yếu là bản đồ tự nhiên, dân cư, kinh
tế- xã hội nói chung trên thế giới.
- Biểu đồ có một số loại, như biểu đồ tròn, biểu đồ cột thể hiện các đối tượng
nhiệt độ một số địa điểm, dân số, cơ cấu lao động, cơ cấu ngành kinh tế, bao gồm
có 9 biểu đồ.
- Hệ thống tranh ảnh nhiều hơn cả với 39 tranh ảnh; đây là những hình ảnh
rất sinh động, thể hiện được những đặc trưng cả về tự nhiên, dân cư, kinh tế- xã hội
Ngoài ra, sách giáo khoa địa lí 10 gồm có rất nhiều sơ đồ, bảng số liệu thống
kê và các bảng kiến thức. Bảng số liệu thống kê, bảng kiến thức bản thân nó vừa là
kênh chữ, vừa là kênh hình chứa đựng nhiều kiến thức địa lí, đặc biệt là các bảng số

liệu thống kê, nó cũng là một dạng kiến thức tương tự các biểu đồ địa lí.
2.1.3. Ý nghĩa của việc hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình trong sách
giáo khoa địa lí 10
Kênh hình trong sách giáo khoa địa lí nói chung và sách giáo khoa địa lí 10
nói riêng là một bộ phận quan trọng với chức năng vừa minh họa cho kiến thức
được trình bày bằng kênh chữ vừa tự nó chứa đựng một lượng kiến thức lớn và
quan trọng trong từng bài học. Như đã trình bày ở phần trên, chương trình và nội
dung sách giáo khoa địa lí 10 cung cấp cho học sinh những kiến thức chung nhất về
vấn đề tự nhiên, dân cư, xã hội đại cương. Đây là những không gian địa lí mà học
sinh rất khó có cơ hội tiếp cận và tìm hiểu trực tiếp. Vì vậy, việc hướng dẫn học
sinh khai thác kênh hình (đặc biệt là các bản đồ, ảnh chụp…) trong sách giáo khoa
địa lí 10 có nhiều ý nghĩa:
- Kích thích tính tích cực, chủ động trong học tập của học sinh. Nhờ đó học
sinh hiểu và nắm kiến thức, kĩ năng của bài học một cách đầy đủ, vững chắc hơn.
- Phát triển ở học sinh khả năng tư duy địa lí, tư duy liên hệ tổng hợp.
- Góp phần hình thành kĩ năng tìm, xử lý và thông báo thông tin trên cơ sở
đó mà có phương pháp học tập địa lí, phát triển năng lực tự học, một năng lực quan
trọng cần thiết của con người trong thời đại công nghiệp hoá, thời đại thông tin, nền
kinh tế tri thức…


Ngoài ra việc hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình trong sách giáo khoa
địa lí 10 còn có tác dụng giúp học sinh có thêm phương tiện trong học tập môn địa
lí (khi không có đủ bản đồ treo tường, tập bản đồ thế giới hoặc học sinh ngồi ở vị
trí quá xa so với bảng…), giúp học sinh tự đánh giá kết quả học tập của mình về
các mặt kĩ năng, tư duy địa lí.
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ

2.2.1. Đối với giáo viên
Trong thực tế mặc dù đã rất thấm nhuần tư tưởng dạy học theo hướng đổi

mới toàn diện, nhưng có những lúc giáo viên bỏ qua các bước hình thành các kỹ
năng khai thác kênh hình cho học sinh làm bài giảng trở nên khó hiểu, khó nhớ,
khó vận dụng vào cuộc sống và những bài giảng đó có thể coi là những bài giảng
chưa thành công. Đối với nội dung chương trình địa lý lớp 10 đòi hỏi người học
cần phải đạt được các yêu cầu: ghi nhớ, phân tích, giải thích, đánh giá, nêu được
giải pháp đối với các vấn đề, thì người giáo viên phải hình thành được cho học
sinh các kỹ năng khai thác kênh hình một cách hiệu quả.
2.2.2. Đối với học sinh
Trường THPT Bá Thước là trường miền núi thuộc một trong 62 huyện nghèo
của cả nước, điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, mặt bằng dân trí chưa cao,
chất lượng đầu vào của học sinh rất thấp. Nên Trong quá trình tiếp nhận những kiến
thức ở trên lớp, có nhiều học sinh cảm thấy chán môn học, đặc biệt là những học
sinh có ý thức học tập chưa cao. Hay có một bộ phận học sinh học chỉ mang tính
chất đối phó với giáo viên, hoặc chỉ với mục đích hoàn thành các bài kiểm tra điều
kiện. Điều đó đồng nghĩa học sinh chưa được hình thành các kỹ năng khai thác
kênh hình mà chỉ quan tâm đến kênh chữ. Đối với môn địa lý ở trường THPT nếu
như giáo viên chỉ quan tâm đến việc truyền đạt sao cho đủ kiến thức mà quên hình
thành các kỹ năng địa lý thì môn học trở nên khô khan học sinh khó tiếp thu. Vì
vậy hơn lúc nào hết với tôi việc hướng dẫn học sinh khai thác các kênh hình luôn là
vấn đề quan trọng.
2.3. MỘT SỐ KỸ NĂNG KHAI THÁC CÓ HIỆU QUẢ KÊNH HÌNH
TRONG SÁCH GIÁO KHOA ĐỊA LÍ 10
2.3.1. Một số lưu ý khi hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình trong sách
giáo khoa địa lí 10


2.3.1.1. Đối với giáo viên
Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình trong sách giáo khoa địa lí 10 phải
có hiệu quả cao, đáp ứng các yêu cầu về nội dung và phương pháp dạy học được
quy định trong chương trình giáo dục. Tập trung vào việc sử dụng kênh hình như

một nguồn kiến thức, hạn chế dùng theo cách minh họa kiến thức. Vì vậy, giáo viên
cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Có kế hoạch chuẩn bị trước các kênh hình, nghiên cứu kĩ để hiểu rõ nội
dung, tác dụng của từng loại, tránh tình trạng khi lên lớp mới cùng học sinh tiếp
xúc với kênh hình.
- Cần lựa chọn nội dung mang tính thiết thực đối với nội dung bài học, đồng
thời sử dụng tối đa các nội dung đã được thể hiện trên mỗi kênh hình.
- Khi soạn bài, giáo viên cần phải xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập tương
đối chính xác, rõ ràng để học sinh làm việc với các loại kênh hình nhằm lĩnh hội
kiến thức, rèn luyện kĩ năng địa lí có hiệu quả cao.
- Khi lên lớp, với những nội dung đã có trong kênh hình giáo viên không
giảng hoặc làm thay học sinh trong việc khai thác chúng mà nêu thành các vấn đề
hoặc đặt câu hỏi cho học sinh làm, giáo viên chỉ là người gợi ý, hướng dẫn giúp đỡ
học sinh. Ngoài ra, không bỏ sót một kênh hình nào của sách giáo khoa, đồng thời
phải biết hướng dẫn học sinh sử dụng chúng đúng lúc.
- Giáo viên cần giúp học sinh nắm được trình tự các bước làm việc với từng
loại kênh hình để tìm kiến thức, rèn luyện kĩ năng, phát triển tư duy.
2.3.1.2. Đối với học sinh
- Cần nhận thức đúng đắn về vai trò quan trọng của kênh hình trong sách
giáo khoa địa lí nói chung và sách giáo khoa địa lí 10 nói riêng đối với từng bài học
địa lí.
- Thường xuyên rèn luyện kĩ năng sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa
địa lí để khai thác các kiến thức địa lí chứ không chỉ dừng lại ở việc là để minh họa
thêm cho kiến thức được trình bày bằng kênh chữ trong sách giáo khoa địa lí.
+ Học tập ở nhà:
Khi chuẩn bị bài mới: bên cạnh đọc kênh chữ trong sách giáo khoa, các tài
liệu tham khảo liên quan, xem bản đồ treo tường. Học sinh cần nghiên cứu kênh
hình của bài trong sách giáo khoa để xem những kênh hình liên quan đến những nội
dung nào trong bài học được trình bày bằng kênh chữ. Cần quan sát kĩ các kênh



hình, xem chúng thuộc loại kênh hình nào? Nội dung chủ yếu của mỗi kênh hình là
gì? nội dung nào chỉ có trong kênh hình mà không có trong kênh chữ, những hình
nào có nội dung trùng với kênh chữ? Từ đó vận dụng các kĩ năng khai thác các
kênh hình đó để tìm hiểu trước các kiến thức của bài mới một cách tốt nhất trước
khi lên lớp.
Học bài cũ: Sau khi đọc lại vở ghi bài học trên lớp, đọc kênh chữ trong sách
giáo khoa và nhớ lại bài giảng của giáo viên. Học sinh nên sử dụng mỗi kênh hình
trong sách giáo khoa địa lí vừa để mô tả một số kiến thức vừa nhận xét, phân tích,
giải thích một số kiến thức của bài học đã học trên lớp bằng cách ghi ra giấy nháp.
Sau đó đối chiếu với phần kiến thức bài học được trình bày bằng kênh chữ trong
sách giáo khoa, được ghi trong vở và lời giảng của giáo viên trên lớp. Nhờ đó giúp
học sinh nhớ và hiểu kiến thức nhanh và lâu quên hơn.
+ Học tập trên lớp: Ngoài đọc kênh chữ trong sách giáo khoa và nghe lời
giảng của giáo viên thì học sinh cần sử dụng tối đa các kênh hình có trong bài học.
Như đã trình bày trong phần chuẩn bị bài mới thì học sinh cần quan sát kĩ các kênh
hình, xem chúng thuộc loại kênh hình nào? Nội dung chủ yếu của mỗi kênh hình là
gì? Nội dung nào chỉ có trong kênh hình mà không có trong kênh chữ, những hình
nào có nội dung trùng với kênh chữ? Từ đó vận dụng các kĩ năng khai thác kiến
thức từ các kênh hình đó vừa để trả lời các câu hỏi (nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở,
thảo luận nhóm…) của giáo viên đưa ra vừa để hiểu sâu hơn các kiến thức của bài
học.
2.3.2. Một số kỹ năng khai thác có hiệu quả kênh hình trong sách giáo khoa
địa lí 10
Do kênh hình trong sách giáo khoa địa lí 10 khá phong phú với nhiều loại
khác nhau, số lượng mỗi loại cũng khá nhiều. Vì vậy, tôi chỉ trình bày mỗi loại 01
ví dụ về kinh nghiệm bản thân trong việc hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình
sao cho có hiệu quả nhất.
2.3.2.1.Kỹ năng khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ trong sách giáo
khoa địa lí 10

Sách giáo khoa địa lí 10 gồm có 31 bản đồ, lược đồ, trong đó có 12 bản đồ
thể hiện các vấn đề tự nhiên, 4 bản đồ dân cư, 15 bản đồ kinh tế- xã hội. Đây là hệ
thống thông tin rất quan trọng giúp học sinh khai thác được nội dung bài học một
cách dễ dàng, đồng thời rèn luyện các kỹ năng địa lý cho học sinh.


Nói về kênh hình trong sách giáo khoa địa lí thì bản đồ như một người “anh
cả” có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong dạy và học địa lí. Trước hết vì nó là kiến
thức được “lý giải” bằng đường nét cụ thể nhất và được ví như cuốn sách giáo khoa
địa lí thứ hai. Các bản đồ, lược đồ trong sách giáo khoa giúp học sinh bồi dưỡng
năng lực tự học, tự tìm tòi nghiên cứu.
Trước khi hướng dẫn học sinh khai thác bất kì một bản đồ, lược đồ nào trong
sách giáo khoa địa lí 10 thì giáo viên cần yêu cầu học sinh nhắc lại một số kiến
thức về bản đồ (hệ thống kinh vĩ tuyến, phương hướng,…) và các bước đọc một
bản đồ (những kiến thức này đã được học ở địa lí lớp 6 và lớp 9). Tuy nhiên cũng
tuỳ theo nội dung trên bản đồ, lược đồ mà các yêu cầu này có thể khác nhau. Sau
đó lưu ý học sinh là bản đồ, lược đồ này sử dụng để tìm hiểu nội dung kiến thức
nào bằng hệ thống câu hỏi liên quan (có thể do giáo viên tự đặt ra hoặc sử dụng câu
hỏi kèm theo trong sách giáo khoa).
- Với bản đồ, lược đồ trình bày các nội dung về tự nhiên trong sách giáo
khoa địa lý 10: Giáo viên cho học sinh trả lời các câu hỏi: Xác định các đối tượng
trên bản đồ, giới hạn và phạm vi ảnh hưởng của các đối tượng đó đối với vấn đề
của khu vực đó như thế nào. Các đối tượng địa lý trên bản đồ trong chương trình
địa lý lớp 10 chủ yếu là các dòng sông, hướng gió, dòng biển, các mảng kiến tạo,
các dãy núi, phân bố dân cư, gia tăng dân số...vì vậy học sinh cần phải nắm rõ các
ký hiệu, các ước hiệu trên bản đồ, để có thể dễ xác định các đối tượng, trên cơ sở
đó đánh giá những thuận lợi và khó khăn đối với vấn đề tự nhiên, kinh tế - xã hội
mà đối tượng đó tạo ra.
Ví dụ: trong bài 14 thực hành đọc bản đồ sự phân hóa các đới khí hậu trên
Trái Đất( chương trình sách giáo khoa địa lý 10 chương trình cơ bản)



Hình 14.1 Bản đồ các đới khí hậu trên Trái Đất
Để hướng dẫn học sinh khai thác có hiệu quả kênh hình trong các nội dung
trên, giáo viên nên xây dựng các phiếu học tập (bảng kiến thức trống) để học sinh
nắm được đặc điểm các đới khí hậu trên Trái Đất theo mẫu:
Các đới khí hậu
Các kiểu khí hậu
Giới hạn Tính chất
Cực
Cận cực
Ôn đới
Cận nhiệt
Nhiệt đới
Cận xích đạo
Xính đạo
- Với các bản đồ, lược đồ trình bày nội dung về dân cư: chủ yếu trình bày
về sự phân bố dân cư của thế giới, mỗi khu vực. Khai thác hiệu quả các bản đồ này
theo hướng như sau: Cho học sinh quan sát các mức phân chia mật độ dân số của
thế giới, khu vực. Sau đó yêu cầu học sinh xác định các vùng có mật độ dân số
đông, mật độ dân số thưa, vì sao dân số lại phân bố như vậy? Giáo viên có thể gợi ý
dựa vào điều kiện tự nhiên, lịch sử, điều kiện kinh tế - xã hội để giải thích. Từ đó
rút ra thuận lợi, khó khăn gì đối với phát triển kinh tế.


Ví dụ: Khi dạy đến nội dung phân bố dân cư trong bài 25 thực hành( phân
tích bản đồ phân bố dân cư trên thế giới( chương trình cơ bản sách giáo khoa địa lý
10). theo các bước sau:
+ Giáo viên hỏi học sinh: Mật độ dân số (người/km 2) được chia làm mấy
cấp? Đó là những cấp nào?

+ Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát phần nội dung chính của hình 25.1,
hãy nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư và các đô thị lớn trên thế gới. Về phần
nhận xét yêu cầu học sinh phải dựa vào hình 25.1 và làm rõ các vấn đề (Dân cư tập
trung chủ yếu ở các khu vực: Nam Á, Đông Nam Á, Tây Âu, khu vực Cariber…các
khu vực có mật độ dân cư phân bố thưa thớt: Bắc Phi, Bắc Á, Bắc Mỹ, Ôxtraylia).
Còn về phần giải thích, theo phản xạ thì nhiều học sinh sẽ dựa vào phần nội dung
kênh chữ trong sách giáo khoa và ghi vở cùng với lời giảng của giáo viên ở phần
kiến thức vừa học

Hình 25. Phân bố dân cư thế giới năm 2000 (trang 98 – SGK Địa lí 10)
- Với các bản đồ, lược đồ trình bày nội dung về kinh tế: Thể hiện sự phân bố theo
không gian các ngành nông nghiệp, công nghiệp. Để khai thác các bản đồ này, giáo
viên hướng dẫn học sinh quan sát các kí hiệu (tượng hình) và màu sắc trên bản đồ
nông nghiệp và các vòng tròn thể hiện các trung tâm công nghiệp để xác định được
cơ cấu ngành nông nghiệp, công nghiệp của mỗi quốc gia, sự phân bố sản xuất của
các ngành. Dựa vào kiến thức đã học (về tự nhiên, dân cư) để giải thích nguyên
nhân sự phân bố đó.


Ví dụ: Hình 28.2 về sự phân bố các cây lương thực chính trên thế giới: giáo
viên yêu cầu học sinh trả lời một số câu hỏi sau:

+ Hãy xác định sự phân bố các loại cây lương thực trên bản đồ?
+ Hãy nhận xét sự phân bố các loại cây lương thực trên?
+ Chỉ ra nguyên nhân tại sao lại có sự phân bố đó?
+ Sự phân bố trên ảnh hưởng như thế nào đối với kinh tế và xã hội của thế
giới và khu vực.
Ví dụ hình 32.3 trong bài 32 địa lý các ngành công nghiệp( sách giáo khoa địa lý
10 chương trình cơ bản) về nội dung trữ lượng dầu mỏ và sản lượng khai thác dầu
mỏ trên thế giới, thời kỳ 2000- 2003. Để hướng dẫn học sinh khai thác thông tin

trên bản đồ này, giáo viên cần phải yêu cầu học sinh trả lời một số câu hỏi sau:
+ Trình bày những khu vực có dầu mỏ trên thế giới?
+ Nhận xét trữ lượng dầu mỏ các khu vực trên thế giới?
+ Tài nguyên dầu mỏ ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã
hội của các khu vực này?


2.3.2.2. Một số kỹ năng khai thác kiến thức từ các biểu đồ trong sách giáo
khoa địa lí 10
Sách giáo khoa địa lí 10 chỉ có 7 biểu đồ, trong đó nhiều nhất là biều đồ cột
gồm các dạng ( cột gộp nhóm, thanh ngang dạng tháp tuổi...), biểu đồ tròn. Đây là
các dạng biểu đồ quen thuộc của chương trình địa lí THPT.
- Để khai thác tốt các kiến thức từ các biểu đồ, giáo viên cần hướng dẫn học
sinh thực hiện theo các bước sau:
+ Xác định nội dung biểu hiện của biểu đồ (thông qua tên biểu đồ) gắn liền
với nội dung kiến thức nào trong bài học.
+ Nhận xét biểu đồ từ tổng quát đến cụ thể: Trước hết so sánh giá trị năm đầu
và năm cuối hoặc giá trị cao nhất và thấp nhất, tiếp đến nhận xét từng giai đoạn nhỏ
với những mốc mà số liệu có sự tăng giảm.
+ Nhận xét phải có số liệu chứng minh (kèm theo năm).
+ Có thể tính số lần tăng (số liệu năm sau chia số liệu năm trước) hoặc số lần
giảm (số liệu năm trước chia số liệu năm sau) hoặc giá trị tăng (số liệu năm sau trừ
số liệu năm trước) hoặc giá trị giảm (số liệu năm trước trừ số liệu năm sau) để đưa
ra nhận xét được rõ ràng.
+ Cần chú ý đến các giá trị tăng hay giảm đột ngột và dựa vào các mốc thời
gian để giải thích sự thay đổi đó.


+ Nhận xét thường đi kèm với giải thích nguyên nhân, do đó học sinh cần
dựa vào những kiến thức, những hiểu biết của bản thân có liên quan để giải thích.

Ví dụ: Dựa vào hình 21.1 (sách giáo khoa địa lí 10 chương trình cơ bản trang
83), hãy nhận xét và so sánh tỷ suất sinh thô của thế giơi, các nước phát triển và
đang phát triển, thời kỳ 1950- 2005. Nêu những nguyên nhân của sự thay đổi đó

Đây là biểu đồ cột nên giáo viên cho học sinh quan sát hình với giá trị trên
trục tung, so sánh độ cao các cột để nhận xét tỷ suất sinh thô giai đoạn 1950 - 2005
của thế giới, các nước phát triển và đang phát triển?
Học sinh làm việc và rút ra được tỷ suất sinh thô của thế gới, các nước phát
triển, đang phát triển không đồng đều và đang có xu hướng giảm. Các nước phát
triển có tỷ suất sinh thô cao nhất và giảm nhanh nhất, giảm từ 42‰- 24‰, tuy nhên
vẫn còn hơn mức trung bình của thế giới 2‰ và cao hơn các nước đang phát triển
13‰. Các nước phát triển có tỷ suất sinh thô thấp và giảm khá nhanh, giảm từ
23‰- 11‰, thấp hơn mức trung bình của thế giới là 12‰.


Về phần giải thích nguyên nhân thì giáo viên cần hướng dẫn học sinh dựa
vào phần kiến thức của bài học được trình bày bằng kênh chữ và hiểu biết bản thân
để làm rõ vì sao tỷ suất sinh thô lại giảm, ở các nước phát triển tại sao lại có tỷ suất
sinh thô thấp hơn các nước đang phát triển, ảnh hưởng của tỷ suất sinh thô như thế
naod đối với phát triển kinh tế và xã hội.
Như vậy, biểu đồ trong sách giáo khoa địa lí 10 tuy không nhiều nhưng nó có
vai trò bổ sung thêm cho phần kiến thức kênh chữ được đầy đủ hơn. Ngoài các ví
dụ trên còn có những biểu đồ khác, giáo viên ngoài việc hướng dẫn học sinh khai
thác kiến thức còn phải hướng dẫn học sinh cách chuyển hóa các biểu đồ thành các
bảng số liệu, cách vẽ biểu đồ từ các bảng số liệu trong sách giáo khoa địa lí.
2.3.2.3. Một số kỹ năng khai thác kiến thức từ ảnh chụp, tranh vẽ trong
sách giáo khoa địa lí 10
Ảnh chụp, tranh vẽ (sau đây gọi chung là hình ảnh) trong sách giáo khoa địa
lí 10 gồm có 30 ảnh chụp và 11 tranh vẽ với nội dung khá phong phú về tự nhiên,
con người, các đối tượng kinh tế, xã hội của các khu vực, quốc gia trên thế giới. Nó

có một vai trò quan trọng là hình thành cho học sinh những biểu tượng địa lí cụ thể.
Thông qua hình ảnh đó học sinh dễ dàng hiểu được những biểu tượng khái niệm và
khắc sâu nội dung bài học. Tuy nhiên, từ thực tế dạy học trong nhiều năm, bản thân
tôi nhận thấy còn nhiều giáo viên chưa chú trọng hướng dẫn học sinh khai thác các
kiến thức từ hình ảnh trong sách giáo khoa địa lí 10. Và để hướng dẫn học sinh khai
thác kiến thức từ hình ảnh trong sách giáo khoa địa lí 10 có hiệu quả cao, giáo viên
cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Chuẩn bị bài dạy: Giáo viên cần nghiên cứu kĩ hình ảnh có liên quan đến
nội dung kiến thức trong bài học. Với hình ảnh đó thì sử dụng vào lúc nào là đạt kết
quả tốt nhất, gây hứng thú nhất; với hình ảnh đó giáo viên nên dùng phương pháp
nào là thích hợp nhất. Để hướng dẫn học sinh có hiệu quả trong việc khai thác kiến
thức từ hệ thống hình ảnh trong sách giáo khoa địa lí 10, giáo viên nên dùng
phương pháp nêu vấn đề, đàm thoại để hướng dẫn học sinh quan sát, tập trung vào
các chi tiết quan trọng. Giáo viên nêu các câu hỏi để học sinh vừa quan sát, suy
nghĩ, trả lời các câu hỏi của giáo viên từ đó lĩnh hội kiến thức.
- Khi giảng bài trên lớp: Khi dạy đến phần kiến thức có hình ảnh, giáo viên
yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh đó trong sách giáo khoa địa lí 10 và tìm hiểu nội
dung của nó thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở như sau: Hình ảnh chụp gì (chủ đề


ảnh)? Ảnh chụp ở đâu? Có những gì trong ảnh? Thông qua việc trả lời các câu hỏi
liên quan đến hình ảnh, kết hợp phần kiến thức được trình bày bằng kênh chữ trong
sách giáo khoa địa lí sẽ giúp học sinh hiểu đầy đủ và sâu kiến thức của bài học.
Ví dụ: Nhìn vào bức ảnh (hình 11.1 sách giáo khoa địa lý lớp 10 chương
trình cơ bản) chúng ta thấy chủ thể một bức ảnh đơn thuần chỉ là một phiến đá bị
nứt vỡ. Giáo viên nêu câu hỏi: Quang cảnh của bức ảnh này như thế nào? Tại sao
không chụp một phiến đá nguyên ven mà lại chụp hình ảnh phiến đá bị nứt vỡ?

Từ những câu hỏi đó, không yêu cầu học sinh trả lời hết tất cả mà đó chỉ là
sự gợi ý, Học sinh sẽ tò mò tìm hiểu vì sao lại như vậy. Học sinh có thể liên tưởng

được những hình ảnh các phiến đá ngoài tự nhiên nơi mình sinh sống cũng có
những hiện tượng như vậy và từ đó cá em sẽ đi tìm hiểu và trả lời những câu hỏi
sâu hơn như; nguyên nhân tại sao lại như vậy, sự nút vỡ đó có liên quan đến một
loại phong hóa gì trong tự nhiên, loại phong hóa đó tác động như thế nào đến sự
hình thành bề mặt Trái Đất và loại phong hóa này diễn ra chủ yếu ở những nơi nào
trên Trái Đất.


2.3.2.4. Một số kỹ năng khai thác kiến thức từ các sơ đồ trong sách giáo
khoa địa lí 10
Với 22 sơ đồ trong sách giáo khoa địa lí 10, nên để dạy học hiệu quả, phát
huy tính tích cực của học sinh góp phần đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao
hiệu quả dạy học, chúng ta cần xây dựng thêm các sơ đồ để giảng dạy. Trong nội
dung đề tài này tôi không đề cập đến vấn đề xây dựng các sơ đồ mới mà chỉ nêu
các cách sử dụng hiệu quả các sơ đồ có trong sách giáo khoa.
Sơ đồ địa lí là hình vẽ sơ lược biểu hiện vị trí, cấu trúc, sự phân bố hoặc các
mối quan hệ giữa các sự vật và hiện tượng địa lí. Giáo viên dựa vào chính sơ đồ để
soạn ra các tình huống dạy học cũng như các thao tác, phương pháp dạy học; lúc
này sơ đồ chính là mục đích, phương tiện truyền đạt của giáo viên và lĩnh hội kiến
thức của học sinh.
Sơ đồ trong quá trình dạy học được coi là một công cụ, phương tiện, và cũng
là cách thức, phương pháp dạy học. Nó có thể được sử dụng cho người dạy và cả
người học ở tất cả các khâu của quá trình dạy học. Đó chính là quan điểm dạy học
mới mà người học đóng vai trò trung tâm. Đối với địa lí thì sơ đồ chính là công cụ
đắc lực để dạy học các mối quan hệ, đặc biệt mối quan hệ nhân quả.
Với các sơ đồ trong sách giáo khoa giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào
đó, kết hợp các phương tiện khác (bản đồ, hình ảnh…) mà phân tích, so sánh, rút ra
các kết luận. Để khai thác tốt các sơ đồ giáo viên phải hướng dẫn học sinh xem
đỉnh của sơ đồ, cạnh của sơ đồ, mối quan hệ của các yếu tố được trình bày trong sơ
đồ, sơ đồ này thuộc dạng sơ đồ nào...?

Ví dụ: Hình 19.11 là một sơ đồ các vành đai thực vật và đất ở sườn tây giải
cap- ca( sách giáo khoa địa lý 10 chương trình cơ bản). Giáo viên hướng dẫn học
sinh trả lời câu hỏi sách giáo khoa: Dựa vào hình 19.11 hãy xác định độ cao của
dãy núi, nêu sự phân bố các loại đất và các thảm thực vật theo độ cao tương ứng, từ
sơ đồ trên hãy giải thích tại sao lại có sự phân hóa như vậy. Trên cơ sở sơ đồ hãy
lấy ví dụ sự thay đổi của đất và sinh vật theo độ cao nơi địa phương mình sinh sống


Hình19.11 sơ đồ các vành đai thực vật và đất ở sườn tây giải cap- ca( sách giáo
khoa địa lý 10 chương trình cơ bản)
Có thể nói việc khai thác các sơ đồ trong dạy học địa lý ở chương trình lớp 10
Trung học phổ thông, góp phần giúp học sinh khai thác tốt hơn nội dung kiến thức
cần thiết, đồng thời giúp học sinh hình dung rõ hơn đối tượng cần tìm hiểu.
2.3.2.5. Một số kỹ năng khai thác kiến thức từ bảng số liệu, bảng kiến thức trong
sách giáo khoa địa lí 10
- Đối với bảng số liệu
+ Nếu có yêu cầu vẽ biểu đồ thì giáo viên hướng dẫn học sinh lựa chọn biểu
đồ thích hợp nhất và các bước thực hiện.
+ Nhận xét và giải thích bảng số liệu: Tiến hành như đã trình bày ở phần khai
thác kiến thức từ biểu đồ .
+ Giải thích là căn cứ vào các dữ kiên phần nhận xét để giải thích.
Ví dụ: Bảng 11. Sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt theo vĩ độ ở
Bắc Bán Cầu ( Bài 11 sách giáo khoa địa lý 10 ban cơ bản, trang 41)
Vĩ độ
Nhiệt độ trung bình năm(0C)
Biên độ nhiệt năm (0C)
00
24.5
1.8
0

20
25.5
7.4
0
30
20.4
13.3
0
40
14.0
17.7
0
50
5.4
23.8
0
60
-0.6
29.0
0
70
-10.4
32.2
....
........
........


Câu hỏi yêu cầu kèm theo: Dựa vào bảng 11, vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi nhiệt
độ và biên độ nhiệt độ năm theo vĩ độ ở Bán Cầu Bắc

* Về phần vẽ biểu đồ:
Giáo viên bắt đầu hướng dẫn học sinh xác định biểu đồ thích hợp nhất để vẽ.
Trong trường hợp này, bảng số liệu cho mỗi vĩ độ 0c và hai đối tượng đều có cùng
đơn vị nên cách tốt nhất trong trường hợp này là vẽ biểu đồ cột
Trong trường hợp này có xuất hiện ở các vĩ độ 600, 700 có nhiệt độ trung bình
là âm nên trục tung sẽ có cả trục âm và dương( trục dương thể hiện nhiệt độ trung
bình và biên độ nhiệt dương, trục âm thể hiên cho nhiệt độ trung bình âm)
Tiếp theo giáo viên lưu ý học sinh để vẽ chính xác các số liệu trong biểu đồ
cột, biểu đồ cần phải ghi đầy đủ các thông tin như: tên biểu đồ, giá trị trên đỉnh các
cột, chú giải biểu đồ.
* Về phần nhận xét: Tiến hành như đã trình bày ở phần khai thác kiến thức từ
biểu đồ. Trong trường hợp này, giáo viên cần hướng dẫn học sinh nhận xét sự tăng,
giảm của nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt ở các vĩ độ thuộc Bắc Bán Cầu.
Đồng thời, hướng dẫn học sinh nhận xét tương quan giữa nhiệt độ trung bình năm
và biên độ nhiệt năm tại các vĩ độ.
* Về phần giải thích: giáo viên hướng dẫn học sinh căn cứ vào phần nhận xét
để giải thích, làm rõ các vấn đề: Tại sao càng lên vĩ độ cao nhiệt độ trung bình năm
càng giảm và biên độ nhiệt năm lại càng tăng. Giáo viên có thể gợi ý cho học sinh
ngoài nội dung lý thuyết trong bài 11( sách giáo khoa địa lý 10, ban cơ bản) thì học
sinh tham khảo thêm nội dung kiến thức bài 6( sách giáo khoa địa lý 10, ban cơ
bản), để thấy được lý do sự thay đổi nhiệt độ theo vĩ độ từ Xích Đạo lên đến Cực.
2.2.6. Một số kỹ năng kết hợp khai thác kênh hình trong sách giáo khoa
địa lí 10 với các phương tiện dạy học khác
Nội dung chính của sách giáo khoa địa lí 10 dạy về các đối tượng là địa lí tự
nhiên và dân cư, kinh tế - xã hội mang tính chất đại cương, đây là nền tảng và là cơ
sỏ lý thuyết quan trọng để học sinh tiếp tục tìm hiểu kiến thức ở lớp 11 và lớp 12.
Hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa địa lí 10 sẽ góp phần quan trọng để nâng
cao hiệu quả giảng dạy nếu giáo viên hướng dẫn học sinh biết khai thác tốt những
kênh hình đó. Tuy nhiên để nâng cao hiệu quả khai thác kênh hình trong sách giáo
khoa địa lí 10(cả lớp cùng quan sát), giáo viên có thể soạn các hình đó rồi chuyển

sang trình chiếu trên máy chiếu Projector hoặc tivi, máy chiếu hình. Ngoài ra, với


sự phát triển của công nghệ thông tin, giáo viên có thể sưu tầm thêm các tư liệu
kênh hình làm cho bài giảng thêm sinh động hơn, hoặc giáo viên yêu cầu học sinh
tự sưu tầm các tư liệu kênh hình có liên quan kiến thức các bài học giúp các em
hiểu sâu hơn kiến thức và rèn luyện các kĩ năng học tập cần thiết. Bên cạnh đó giáo
viên cũng phải hướng dẫn học sinh biết khai thác tập bản đồ thế giới và châu lục
(thường gọi là Atlat thế giới) như một “cẩm nang” khi học tập địa lí lớp 10. Tuy
nhiên, cần lưu ý một nguyên tắc cơ bản là cho dù sử dụng kênh hình nào cũng phải
đảm bảo tính chính xác, tính sư phạm và tính khoa học, thẩm mỹ. Tránh tình trạng
đưa ra nhiều kênh hình ngoài sách giáo khoa mà không khai thác hết các kênh hình
đã có. Do đó, cần phải đảm bảo nội dung cần truyền đạt cho học sinh theo chuẩn
kiến thức, kỹ năng và theo chương trình giảm tải của Bộ GD-ĐT ban hành.
2 .4 . KẾT QUẢ KIỂM NGHIỆM

Bản thân tôi cũng đã áp dụng vấn đề này trong quá trình dạy học của mình,
lúc đầu tôi cũng cảm nhận được sự khó khăn do sức ép về thời gian và sự mới lạ của
học sinh… nhưng sau một thời gian kiên trì tôi đã thấy được sự tò mò và tiến bộ của
học sinh. Các em đã làm quen, chấp nhận, hiểu và thích thú với vấn đề và kết quả cụ
thể:
- Năm học 2014- 2015
Lớp

Tổng số
học sinh

Số lượng

Tỷ lệ %


Số lượng Tỷ lệ %

40

35

87.5

5

12.5

Lớp đối chứng: 10A2 38

25

62.5

13

37.5

Lớp thực nghiệm:
10A1

Hiểu bài

Chưa hiểu bài


- Năm học : 2015- 2016
Lớp

Lớp thực nghiệm:

Tổng số
học sinh

Hiểu bài

Chưa hiểu bài

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng Tỷ lệ %

39

37

94.8

2

5.2


10A7

Lớp đối chứng: 10A8 38

24

63.2

14

26.4

3. KẾT LUẬN
3.1. Kết luận
Nhìn chung, cách hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình trong sách giáo
khoa địa lí nói chung và sách giáo khoa địa lí 10 nói riêng là rất đa dạng. Nó tuỳ
thuộc vào kinh nghiệm và sự sáng tạo của mỗi giáo viên địa lí. Tuy nhiên, điều cần
chú ý là, để học sinh khai thác có hiệu quả kênh hình trong sách giáo khoa nói riêng
và kênh hình nói chung, học sinh cần phải có kĩ năng làm việc với các loại phương
tiện học tập địa lí như: bản đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh, bảng số liệu... Các kĩ
năng đó đã được hình thành từ các lớp dưới, sau đó phải được rèn luyện thường
xuyên và dần hoàn thiện trong quá trình học tập. Để học sinh có những kĩ năng đó
đòi hỏi giáo viên phải luôn tạo ra cơ hội và điều kiện để học sinh được làm việc với
kênh hình. Từ đó, học sinh có được những kiến thức và kĩ năng địa lí cần thiết.
Từ thực tế dạy học, với sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, tôi đã tích cực
hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình trong sách giáo khoa địa lí nói chung và
sách giáo khoa địa lí 10 nói riêng trong từng tiết dạy. Kết quả là, học sinh hứng thú
học tập hơn, hiểu và nhớ kiến thức bài học lâu hơn. Mặc dù bản thân đã cố gắng
nhiều, tuy nhiên đây chỉ là những kinh nghiệm của bản thân. Vì vậy, tôi rất mong
nhận được sự đánh giá và đóng góp ý kiến từ các đồng nghiệp để việc giảng dạy và
nghiên cứu chuyên môn của bản thân ngày càng tốt hơn./.
3.2. Đề xuất

Trong nội dung chuyên đề “Một số kỹ năng giúp học sinh khai thác có
hiệu quả kênh hình trong sách giáo khoa địa lí 10 ở trường THPT Bá Thước ”,
có nhiều vấn đề liên quan đến quá trình dạy và học của nhà trường . Nên để học
sinh phát huy được nội dung chuyên đề này trong điều kiện thực tế của nhà trường
tôi có một số đề xuất sau:
+ Cần một khoản kinh phí nhất định phục vụ cho mua sắm thêm các tài liệu: tranh
ảnh, bản đồ, các tài liệu tham khảo phục vụ cho quá trình dạy và học của giáo viên
và học sinh .
+ Tổ chức các cuộc thi làm đồ dùng dạy học trong nhà trường, nhằm tạo ra nhiều
tài liệu về kênh hình phục vụ cho quá trình dạy và học của nhà trường.


XÁC NHẬN

Bá Thước, ngày 5 tháng 5 năm 2016

CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Cam kết không sao chép
Người viết SKKN

Lê Thị Hằng

4. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hải Châu, Phạm Thị Sen, Nguyễn Đức Vũ (2007), Những vấn đề
chung về đổi mới giáo dục trung học phổ thông môn Địa lí, NXB Giáo dục, Hà
Nội.


2. Trịnh Thị Huyền (2013), Sáng kiến kinh nghiệm “Khai thác kiến thức từ

tranh ảnh trong sách giáo khoa vận dụng vào dạy học môn Địa lí lớp 11 ở trường
THPT Quan Sơn 2”, Thanh Hoá.
3. Nguyễn Thị Minh Phương (Chủ biên) năm 2007, Tài liệu bồi dưỡng giáo
viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10 môn Địa lí, NXB Giáo dục, Hà
Nội.
4. Lê Thông (Tổng chủ biên) năm 2007, Sách giáo khoa Địa lí 10, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
5. Lê Thông (Tổng chủ biên) năm 2007, Sách giáo viên Địa lí 10, NXB Giáo
dục, Hà Nội.



×