Tải bản đầy đủ (.pdf) (163 trang)

Nguyên tắc, phương pháp đại đoàn kết trong tư tưởng hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 163 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------***-----------

LÊ THỊ HÀ

NGUYÊN TẮC, PHƢƠNG PHÁP ĐẠI ĐOÀN
KẾT TRONG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------***-----------

LÊ THỊ HÀ

NGUYÊN TẮC, PHƢƠNG PHÁP ĐẠI ĐOÀN
KẾT TRONG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành:

Chủ nghĩa duy vật biện chứng
& Chủ nghĩa duy vật lịch sử
Mã số: 62 22 80 05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS.TS HOÀNG CHÍ BẢO
2. GS. TS ĐOÀN THỊ MINH OANH

HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu trong luận án là trung thực; các luận điểm và kết quả
nghiên cứu của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Hà Nội, ngày 03 tháng 06 năm 2016
Tác giả

Lê Thị Hà

i


LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận án xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn tập thể lãnh đạo Trường
Đại học Hồng Đức, đã luôn động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn GS.TS Hoàng Chí Bảo và PGS.TS Đoàn
Thị Minh Oanh là người đã hướng dẫn, góp ý trao đổi về phương pháp luận, nội
dung nghiên cứu và các hướng dẫn khoa học khác, đảm bảo cho luận án hoàn thành
có chất lượng.
Xin chân thành cảm ơn tất cả các nhà khoa học đã góp ý và tạo điều kiện cho

việc hoàn thiện luận án.
Xin chân thành cảm ơn các thầy giáo cô giáo trong khoa Triết học, Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN đã tạo mọi điều kiện cho việc
học tập nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã luôn động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt
quá trình thực hiện luận án.
Tác giả luận án

ii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ v
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN................................................................................. 6
1.1. Những nghiên cứu về đại đoàn kết trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh.. 6
1.2. Những nghiên cứu về nguyên tắc, phương pháp đại đoàn kết trong tư
tưởng Hồ Chí Minh ...................................................................................... 21
1.3. Những nghiên cứu về giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết nói
chung và nguyên tắc, phương pháp đại đoàn kết nói riêng ......................... 28
1.4. Một số vấn đề đặt ra, luận án cần tiếp tục nghiên cứu và giải quyết.... 30
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 32
Chƣơng 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGUYÊN
TẮC, PHƢƠNG PHÁP ĐẠI ĐOÀN KẾT .................................................. 33

2.1. Các khái niệm cơ bản ........................................................................... 33
2.2. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc, phương pháp
đại đoàn kết .................................................................................................. 42
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 60
Chƣơng 3. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ
MINH VỀ NGUYÊN TẮC, PHƢƠNG PHÁP ĐẠI ĐOÀN KẾT ............ 62
3.1. Khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết ................................ 62
3.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc đại đoàn kết ............................. 71
3.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phương pháp đại đoàn kết ......................... 84

iii


3.4. Mối quan hệ giữa nguyên tắc, phương pháp đại đoàn kết trong tư tưởng
Hồ Chí Minh ................................................................................................ 98
Tiểu kết chương 3.......................................................................................... 101
Chƣơng 4. GIÁ TRỊ CỦA TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NGUYÊN TẮC,
PHƢƠNG PHÁP ĐẠI ĐOÀN KẾT TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ... 103
4.1. Bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin........................................ 103
4.2. Cơ sở cho Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết vấn đề dân tộc và quốc
tế trong điều kiện mới, hoàn cảnh mới ...................................................... 108
4.3. Cơ sở cho Đảng Cộng sản Việt Nam xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phát
huy dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân ............................................ 124
4.4. Cơ sở để đẩy mạnh hội nhập quốc tế, cùng với các quốc gia - dân tộc
tham gia giải quyết những vấn đề toàn cầu ............................................... 134
Tiểu kết chương 4.......................................................................................... 141
KẾT LUẬN .................................................................................................. 143
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................... 147
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 148


iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCHTW

:

Ban Chấp hành Trung ương

CNXH

:

Chủ nghĩa xã hội

CNCS

:

Chủ nghĩa Cộng sản

CNMLN

:

Chủ nghĩa Mác-Lênin


CNTB

:

Chủ nghĩa tư bản

CNĐQ

:

Chủ nghĩa đế quốc

CNH, HĐH

:

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá

CB, ĐV

:

Cán bộ, đảng viên

ĐĐK

:

Đại đoàn kết


ĐĐKDT

:

Đại đoàn kết dân tộc

ĐKQT

:

Đoàn kết quốc tế

GCVS

:

Giai cấp vô sản

GCCN

:

Giai cấp công nhân

GCTS

:

Giai cấp tư sản


TBCN

:

Tư bản chủ nghĩa

XHCN

:

Xã hội chủ nghĩa

MTDTTN

:

Mặt trận dân tộc thống nhất

MTTQVN

:

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

v


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hồ Chí Minh được thế giới tôn vinh là anh hùng giải phóng dân tộc, danh

nhân văn hoá thế giới. Người là nhà tư tưởng mácxít sáng tạo của cách mạng
Việt Nam trong thế kỷ XX. Người đã đề ra đường lối chiến lược cho cách mạng
Việt Nam đi tới thắng lợi. Trong hệ thống quan điểm, đường lối chiến lược của
cách mạng Việt Nam nổi bật là tư tưởng của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết.
Đại đoàn kết có vai trò rất quan trọng, là nhân tố chủ yếu quyết định thắng
lợi của cách mạng. Hồ Chí Minh khẳng định: “Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là
thắng lợi” [84, tr.22]. Tư tưởng đó của Người như một chân lý, nói lên sức mạnh
của đại đoàn kết. Song, để có được sự đoàn kết, điều cốt yếu là phải có nguyên tắc
và phương pháp đại đoàn kết đúng đắn.
Với sự nhanh nhạy, nắm bắt cái mới, chắt lọc tinh hoa dân tộc và thời đại,
với sự tiếp thu và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã xây
dựng nên hệ thống nguyên tắc, phương pháp đại đoàn kết thực sự khoa học, cách
mạng. Ở Hồ Chí Minh, phương pháp đại đoàn kết luôn mềm dẻo, uyển chuyển phù
hợp với từng thời kỳ của cách mạng, nhưng nhất quán với nguyên tắc đại đoàn kết.
Nguyên tắc đại đoàn kết vì nước, vì dân, vì nhân loại tiến bộ là bất biến; phương
pháp đại đoàn kết luôn ứng biến, linh hoạt với nhiều hình thức cũng là để huy động,
tập hợp lực lượng nhằm phát huy sức mạnh dân tộc và sức mạnh quốc tế thực hiện
mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Nguyên tắc đại đoàn
kết là cơ sở, định hướng cho phương pháp ĐĐK đi đến mục tiêu. Phương pháp
ĐĐK không dựa trên nguyên tắc ĐĐK thì không có cơ sở để thực hiện. Cách mạng
Việt Nam giành được những thành tựu to lớn trong kháng chiến chống Pháp, kháng
chiến chống Mỹ và trong công cuộc đổi mới là do có sự vận dụng đúng đắn tư
tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc, phương pháp đại đoàn kết trong suốt tiến trình
cách mạng Việt Nam.
Hiện nay, trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước, chúng ta có
nhiều thuận lợi, song cũng không ít khó khăn, thử thách, đang tác động đến khối
1


đại đoàn kết dân tộc. Sự chuyển đổi nền kinh tế nước ta từ mô hình kinh tế kế

hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp sang kinh tế thị trường dẫn đến sự thay
đổi về cơ cấu xã hội - giai cấp. Sự thay đổi đó làm cho việc liên minh, liên kết,
tập hợp các giai tầng xã hội gặp khó khăn, trở ngại cần phải vượt qua. Hơn nữa,
do hệ lụy của nền kinh thị trường dẫn đến: tinh thần tương thân tương ái, đoàn
kết cộng đồng suy giảm; thêm vào đó là sự tha hóa, biến chất, chạy theo lợi ích
cá nhân, lợi ích nhóm, tham ô, sách nhiễu nhân dân của một số cán bộ, đảng viên
đã gây tổn hại đến uy tín của Đảng, tác động không tốt đến khối ĐĐK dân tộc.
Mặt khác, các thế lực thù địch, phản động đang tiến hành chiến lược “diễn biến
hòa bình”, âm mưu chia rẽ Đảng với dân tộc, Đảng với nhân dân, nhằm chống
phá cách mạng nước ta, chống phá CNXH, những vấn đề đó làm cho việc cho
việc thực hiện đoàn kết toàn dân gặp nhiều khó khăn, thách thức.
Đoàn kết luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và chú trọng
thực hiện. Song về mặt phương pháp, cũng có những lúc chúng ta vận dụng chưa
tốt, chưa thể hiện đúng đắn và sáng tạo theo chỉ dẫn của Hồ Chí Minh nên dẫn đến
một số vấn đề nảy sinh, ảnh hưởng không tốt đến khối đại đoàn kết dân tộc. Tình
hình đó, đòi hỏi chúng ta càng phải quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc,
phương pháp đại đoàn kết trong tình hình mới, để tuyên truyền, vận động nhân dân
đoàn kết, xây dựng đất nước và làm thất bại âm mưu của kẻ địch. Tư tưởng Hồ Chí
Minh về nguyên tắc, phương pháp đại đoàn kết đã trở thành đường lối chiến lược
cách mạng của Đảng ta, soi đường chỉ lối cho cách mạng nước ta đi đến thắng lợi.
Đồng thời nó cũng là phương châm để giải quyết những vấn đề cấp thiết của cách
mạng Việt Nam trong thời kỳ phát triển mới.
Trên thế giới, hiện nay sự giao lưu kinh tế, thương mại, khoa học, công
nghệ... có tính chất toàn cầu. Toàn cầu hóa làm cho các quốc gia xích lại gần
nhau, thực hiện liên minh, đoàn kết, hợp tác để phát triển. Đây là xu thế chủ đạo
trong cộng đồng thế giới. Song bên cạnh đó, vẫn còn những nguy cơ tiềm ẩn, vẫn
còn có những bất ổn, mà một quốc gia không thể tự giải quyết được, như: ô
nhiễm môi trường, thay đổi khí hậu, sự nóng lên của trái đất, bệnh dịch, đói

2



nghèo, xung đột dân tộc, sắc tộc, vấn nạn khủng bố, nguy cơ chiến tranh hạt
nhân... hậu quả và tác hại của nó thật khó lường và đang đe dọa sự sống của
nhân loại. Tình hình đó, đòi hỏi các quốc gia phải cùng nhau bàn bạc, giải quyết,
nhằm tạo sự ổn định và phát triển chung. Để giải quyết vấn đề trên một cách hiệu
quả, chúng ta cần quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc và phương
pháp đoàn kết quốc tế.
Thực tiễn đang đòi hỏi các quốc gia dân tộc cũng như các giai cấp, tầng lớp, dân
tộc trong mỗi quốc gia phải tìm ra cách thức để liên minh, hợp tác, đoàn kết; đoàn kết
trong nước, đoàn kết quốc tế, nhằm ổn định và phát triển vì tương lai tươi sáng của loài
người và của chính mình. Chính vì vậy, vấn đề đoàn kết dân tộc, đoàn kết hợp tác quốc
tế đang đặt ra cấp thiết. Do đó, tác giả chọn vấn đề “Nguyên tắc, phương pháp đại
đoàn kết trong tư tưởng Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sỹ triết học,
chuyên ngành Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích
Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn chủ yếu trong tư tưởng Hồ Chí
Minh về nguyên tắc, phương pháp đại đoàn kết. Trên cơ sở đó, góp phần khẳng định giá
trị di sản của Người về nguyên tắc, phương pháp đại đoàn kết trong giai đoạn hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ chủ
yếu sau:
Một là: Trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh về nguyên tắc, phương pháp đại đoàn kết.
Hai là: Phân tích và hệ thống hóa nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên
tắc và phương pháp đại đoàn kết.
Ba là: Làm rõ giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về
nguyên tắc, phương pháp đại đoàn kết trong giai đoạn hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu
3


Nghiên cứu nội dung nguyên tắc, phương pháp đại đoàn kết trong tư tưởng
Hồ Chí Minh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về mặt nội dung: Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên
tắc, phương pháp đại đoàn kết qua các tác phẩm của Hồ Chí Minh.
- Phạm vi về mặt tư liệu: Nghiên cứu các tác phẩm Hồ Chí Minh trong bộ Hồ
Chí Minh toàn tập.
4. Cơ sở và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
- Cơ sở lý luận của luận án là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
và những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đoàn kết và đại đoàn kết.
- Cơ sở thực tiễn: Thực tiễn cách mạng Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh
và hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh và của Đảng ta trong thực hiện đường lối
chiến lược đại đoàn kết.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Luận án vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
của triết học Mác - Lênin.
- Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học xã
hội nhân văn, của khoa học triết học. Trong đó chú trọng phương pháp lô gíc và lịch
sử; phân tích và tổng hợp; khái quát hóa và trừu tượng hóa; phân tích văn bản; phân
hóa so sánh; hệ thống cấu trúc v.v..
5. Đ ng g p m i về m t hoa học của luận án
- Phân tích, hệ thống hóa, làm nổi bật những nội dung chủ yếu của tư tưởng
Hồ Chí Minh về nguyên tắc, phương pháp đại đoàn kết.
- Góp phần nâng cao hiểu biết tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc, phương
pháp đại đoàn kết.

- Góp phần khẳng định giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh
về nguyên tắc, phương pháp đại đoàn kết trong giai đoạn hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Ý nghĩa lý luận
4


Làm sáng tỏ giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên
tắc, phương pháp đại đoàn kết trong cách mạng Việt Nam trước kia cũng như hiện
nay, nhất là trong thực tiễn đổi mới, hội nhập để phát triển.
- Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho
việc nghiên cứu giảng dạy và học tập tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư
tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết nói riêng.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận án gồm 4 chương, 14 tiết và danh mục tài
liệu tham khảo.

5


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Những nghiên cứu về đại đoàn ết trong hệ thống tƣ tƣởng Hồ Chí Minh
Đã có nhiều học giả trong và ngoài nước nghiên cứu về Hồ Chí Minh trên
nhiều phương diện khác nhau. Những bài viết của các tác giả nước ngoài “theo
thống kê chưa đầy đủ đã có trên 200 tác phẩm và các công trình nghiên cứu, hàng
trăm tạp chí, hàng ngàn bài báo của các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, triết học,
tâm lý học, nhân chủng học, văn hóa học, các nhà thơ, các phóng viên của các tờ

báo lớn trên thế giới... viết về Hồ Chí Minh” [127, tr.1].
Trước hết, Nghị quyết của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp
Quốc (UNESCO) về kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh có viết:
“Chủ tịch Hồ Chí Minh là một biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân tộc,
đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam,
góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân
chủ và tiến bộ xã hội” [89, tr.9]. Đây là sự tôn vinh đối với Hồ Chí Minh, đồng thời
là sự ghi nhận của tổ chức quốc tế về công lao của Hồ Chí Minh đối với dân tộc
Việt Nam và nhân loại.
Tờ World daily (Mỹ), số ra ngày 20-9-1969 đã viết: “Hồ Chí Minh không
những tìm ra con đường đi tới tự do mà còn sáng lập và xây dựng công cụ lãnh đạo
là chính đảng Mác-Lênin. …Người đã trở thành biểu tượng Anh hùng và cách mạng
trên toàn thế giới. Hồ Chí Minh là một trong những nhân vật vĩ đại nhất trong thời
đại. Cuộc đời và các tác phẩm của Người sống mãi để thôi thúc những thế hệ tiếp
nối và những thế hệ chưa chào đời. Nhà lãnh đạo Việt Nam vĩ đại này đã để lại một
di sản tinh thần thôi thúc ý chí mọi người và thúc đẩy những hành động lớn lao
trong sự nghiệp tự do và chủ nghĩa cộng sản trong các nhà cách mạng trên toàn thế
giới!” [127, tr.2].
TS. John Callow Giám đốc thư viện Mác (Vương quốc Anh) trong bài “Tiếng
sấm mùa xuân”: Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác và nghệ thuật thực tiễn”, đăng trên báo

6


Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 8/6/2012. John Callow nhận định về những
công lao của Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh “Con người làm hồi sinh một dân tộc”, là
người đem lại sự cộng hưởng giữa những trào lưu tiên tiến nhất ở phương Tây và
những truyền thống bản địa về tính cộng đồng, tinh thần tự cường, lòng trung thành với
đất nước và sự vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn, để tổ chức nên mọi
thắng lợi cho cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh đã học hỏi, rút kinh nghiệm những

bài học lịch sử, “Người hiểu rõ về thất bại của những cuộc khởi nghĩa nông dân khi đối
chọi với súng đạn của người châu Âu. Người nhận ra rằng, chỉ có lòng can đảm không
thôi là chưa đủ để giải phóng nhân dân mình, để xây dựng một quốc gia độc lập.
CNĐQ và chế độ tư bản, với tư cách là bệ đỡ cho sự phát triển của nó, cần được nhận
thức một cách đầy đủ thì mới có thể đương đầu với chúng một cách hiệu quả, mới có
thể vượt qua chúng bằng sự đoàn kết thống nhất giữa công nhân và nông dân - sự đoàn
kết được hun đúc qua cuộc đấu tranh và theo đuổi những lý tưởng chung” [17, tr.2].
John Callow muốn nói rằng, Hồ Chí Minh đã kết hợp tinh thần yêu nước và sự đoàn
kết của nhân dân Việt Nam để tạo nên sức mạnh. Đó là một yếu tố cần thiết để giải
phóng dân tộc. Thiên tài của Hồ Chí Minh là biết thâu tóm những vấn đề thực tiễn đặt
ra để xác định quyết sách đúng đắn và giành thắng lợi cho cách mạng Việt Nam.
Trong cuốn “Thế giới ca ngợi và thương tiếc Hồ Chủ tịch”, nhiều nước đã
bày tỏ lòng kính phục và tiếc thương vô hạn đối với Hồ Chủ tịch - bậc “đại trí, đại
nhân, đại dũng”:
Đảng Cộng sản Liên-xô đã viết: Hồ-Chí-Minh là nhà hoạt động lỗi lạc của
phong trào cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc. “Những người cộng
sản Liên-xô, toàn thể nhân dân Liên-xô đánh giá cao những cố gắng không mệt mỏi
của Đồng chí Hồ-Chí-Minh nhằm phát triển tình hữu nghị anh em giữa Đảng Lao
động Việt-nam và Đảng Cộng sản Liên-xô, giữa nhân dân Liên-xô và nhân dân
Việt-nam. Nhân dân Liên-xô sẽ mãi mãi ghi nhớ hình ảnh trong sáng của Đồng chí,
người mác-xít–Lê-nin-nít kiên cường, người bạn trung thành của Đảng và đất nước
chúng tôi” [113, tr.10]. Đảng Cộng sản và nhân dân Liên-xô, khâm phục nghị lực
lớn lao, ý chí sắt đá, lòng dũng cảm và kiên cường, đức tính giản dị và nhân đạo,
tình đoàn kết hữu nghị quốc tế chân thành, trong sáng của Hồ Chí Minh.
7


Đảng Cộng sản Trung Quốc xem Hồ Chí Minh như người bạn chiến đấu thân
thiết của nhân dân Trung Quốc, “Người đã từng tham gia cuộc đấu tranh cách mạng
của Trung-quốc, kề vai sát cánh chiến đấu với nhân dân Trung-quốc, trong quá trình

chiến đấu đã xây đắp nên mối tình hữu nghị chiến đấu thắm thiết giữa nhân dân hai
nước Trung – Việt” [113, tr.16-17]. Thực tế Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp tình
hữu nghị Việt – Trung, từ những năm tháng nhân dân Trung Quốc tiến hành cuộc
cách mạng dân tộc dân chủ, cũng như trong công cuộc xây dựng CNXH. Đảng
Cộng sản và nhân dân Trung Quốc trước sau như một, luôn gìn giữ tình đoàn kết
hữu nghị giữa hai nước Trung – Việt.
Giôn Gô-Lan Tổng bí thư Đảng Cộng sản Anh đã viết: Nếu cuộc đấu tranh
của nhân dân Việt Nam được thừa nhận là phong trào dân tộc giải phóng vĩ đại nhất
từ trước đến nay, thì chính đồng chí Hồ Chí Minh đã tạo ra phong trào đó. “Người
đã thành công trong việc đoàn kết nhân dân đấu tranh cho độc lập, giành lấy chính
quyền để có thể vượt qua được tình trạng nghèo nàn và những tai họa xã hội do chế
độ thực dân để lại” [115, tr.161]. Giôn Gô-Lan nhận thấy sự lãnh đạo tài tình của
Hồ Chí Minh với việc thực hiện đoàn kết nhân dân sẽ tạo nên sức mạnh không
những giành được độc lập mà còn là sức mạnh để chiến thắng nghèo nàn, chiến
thắng những tàn dư của chế độ thực dân để xây dựng chế độ mới. Giôn Gô-Lan cho
rằng “Hồ Chí Minh là một trong những người đã làm ra lịch sử hiện đại. Sự lãnh
đạo của Người đối với nhân dân Việt Nam không những ảnh hưởng đến lịch sử của
dân tộc Việt Nam mà còn ảnh hưởng đến cả chiều hướng phát triển của những sự
kiện trên toàn thế giới” [115, tr.162].
Đảng Cộng sản Nhật Bản đánh giá cao những thành tựu cách mạng do công
lao của Hồ Chí Minh, người con ưu tú nhất của giai cấp công nhân và nhân dân Việt
Nam, người chiến sỹ lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế. Đồng chí Hồ Chí Minh
không chỉ chiến đấu cho độc lập dân tộc mình mà còn chiến đấu cho độc lập, tự do
của các dân tộc bị áp bức trên thế giới. “Đồng chí HỒ-CHÍ-MINH đã từng mong
mỏi sự đoàn kết quốc tế của tất cả các lực lượng chống đế quốc, nhất là sự đoàn kết
của phong trào cộng sản quốc tế dựa trên những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác8


Lênin [113, tr.70]. Hồ Chí Minh luôn chú trọng đến sự đoàn kết giữa các đảng cộng
sản anh em trên thế giới. Từ cuối những năm 60, phong trào cộng sản quốc tế đã

nảy sinh những rạn nứt, những bất đồng quan điểm, chính kiến về những vấn đề
quốc tế, và đường lối chiến lược, sách lược của các Đảng Cộng sản. Sự bất đồng,
chia rẽ trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế làm suy giảm sức mạnh
cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng con người và chia rẽ khối đoàn kết
thống nhất của các lực lượng dân chủ, yêu chuộng hòa bình, tiến bộ trên thế giới.
Xô-xa-ca Xan-dô (Trưởng đoàn đại biểu Đảng cộng sản Nhật Bản sang
Việt Nam dự lễ tang Hồ Chủ tịch) có viết: “Đến Việt Nam một cảm tưởng nữa
của tôi là sự đoàn kết của Đảng”. “Đoàn kết là tư tưởng quán triệt từ trước đến
nay của Hồ Chí Minh, cái căn bản đào luyện nên những người cán bộ là sự đoàn
kết” [115, tr.206]. Điều mà Xan-dô cảm nhận là các cán bộ do Đảng Việt Nam –
Đảng do Đồng chí Hồ Chí Minh lãnh đạo – đào luyện nên thật là xuất sắc. Trong
Đảng luôn thẳng thắn, không có chút nghi kỵ lẫn nhau; đối với bạn bè quốc tế luôn
là tình cảm chân thành, thân thiết. “Tôi chắc là cho đến phút cuối cùng, đồng chí Hồ
Chí Minh vẫn coi đoàn kết là quan trọng và nghĩ đến không phải chỉ là đoàn kết của
nhân dân Việt Nam, đoàn kết của Đảng Việt Nam, mà cả sự đoàn kết của nhân dân
thế giới, của các Đảng Cộng sản trên thế giới, đặc biệt là đồng chí đã quan tâm nhất
đến sự đoàn kết của các Đảng Cộng sản trên thế giới” [115, tr.206-207]. Hồ Chí
Minh, người chiến sỹ quốc tế vô sản, Người đã cống hiến trọn đời mình cho cách
mạng Việt Nam và sự nghiệp cộng sản chủ nghĩa. Người đấu tranh không chỉ cho
dân tộc Việt Nam mà còn đấu tranh cho cách mạng của giai cấp vô sản của tất cả
các nước, của toàn thể nhân dân trên toàn thế giới.
Trong cuốn “Hội thảo quốc tế về Chủ tịch Hồ Chí Minh” (1990), Nay Pe-na,
Uỷ viên Bộ Chính trị, bí thư Ban Chấp hành trung ương Đảng cách mạng Căm-puchia, đã bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng do Hồ Chí
Minh đứng đầu đã hết lòng vì nhân dân Căm-Pu-Chia. Pe-na viết: “…Chủ tịch Hồ
Chí Minh là người quan tâm đến công tác xây dựng và vun đắp tình đoàn kết quốc
tế. Trong quan điểm của Người, nhân dân yêu chuộng hòa bình và công lý, nhân
9


dân tiến bộ trên thế giới là anh em của nhau. Nhân dân Căm-Pu-Chia đã nhận được

sự giúp đỡ theo tinh thần của chính sách đoàn kết này từ các chiến sĩ cách mạng
Việt Nam - những chiến sĩ quân đội Việt Nam anh em, những người giúp giải
phóng nhân dân Căm-Pu-Chia, khỏi ách các loại thực dân, đế quốc và sau cùng là
khỏi chế độ diệt chủng Pôn Pốt - Iêng Xa Ri” [89, tr.49-50]. Pe-na nêu rõ thực hiện
ĐKQT theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Việt Nam đã giúp Căm-Pu-Chia giải phóng đất
nước, giành độc lập tự do. Điểm nổi bật ở Hồ Chí Minh là không chỉ đưa ra quan
điểm, đường lối, phương hướng mà người còn quan tâm đến phương diện tổ chức
và chỉ đạo thực tiễn cách mạng.
Xi-xa-na Xi-xan với bài “Chủ tịch Hồ Chí Minh với cách mạng Lào” (trong
hội thảo quốc tế về Chủ tịch Hồ Chí Minh, 1990), viết: Đồng chí Hồ Chí Minh hết
sức quan tâm xây đắp cho mối quan hệ đặc biệt Việt – Lào. “Điểm nổi bật ở đồng
chí Hồ Chí Minh là không chỉ đóng góp về mặt lý luận, về đường lối, phương
hướng mà đồng chí còn quan tâm đến phương diện tổ chức và chỉ đạo thực tiễn
cách mạng. Đồng chí đã trực tiếp giúp những ý kiến rất quan trọng về chiến lược,
sách lược, về phương hướng hoạt động. Nhờ đó mà trong tình thế vô cùng gay go
gian khổ, Đảng bộ Đảng Cộng sản Đông Dương tại Lào đã ra sức vận động quần
chúng, tổ chức và lãnh đạo nhân dân Lào đứng lên làm cách mạng tháng Tám
thành công, giành chính quyền về tay mình, tuyên bố nền độc lập của Lào ngày
12-10-1945” [108, tr.83]. Hồ Chí Minh đã nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế, ủng
hộ cuộc đấu tranh cứu nước của nhân dân Lào, chăm lo vun đắp cho mối tình đoàn
kết bền chặt giữa nhân dân hai nước Việt - Lào, góp phần làm cho sự nghiệp cứu
nước của nhân dân Lào giành được thắng lợi to lớn.
Trong luận văn thạc sỹ Triết học “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc
và bài học lịch sử đối với Hàn Quốc” của Kim Suk Soon, tác giả đã trình bày nội
dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc là sự đoàn kết toàn dân tộc. Đoàn kết
tất cả các giai cấp, tầng lớp, các lực lượng, những người Việt Nam yêu nước dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Hồ Chí Minh đứng đầu tạo thành khối
thống nhất, làm ra sức mạnh để chiến thắng kẻ thù và thống nhất đất nước. Tác giả
10



khẳng định, tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc không chỉ là sự đóng góp sâu
sắc đối với tiến trình cách mạng Việt Nam mà còn có ý nghĩa đối với các dân tộc
khác trên thế giới. Đặc biệt có ý nghĩa đối với Triều Tiên, “Hiện nay trên thế giới đã
hoàn toàn xóa bỏ chiến tranh lạnh, nhưng vẫn còn một quốc gia duy nhất bị chia cắt
là bán đảo Triều Tiên… Việt Nam và Triều Tiên đã phải trải qua một cuộc chiến
tranh kéo dài. Nhưng đến năm 1975, dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh với tư tưởng
đại doàn kết dân tộc, Việt Nam đã giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước. Đó là
bài học lớn đối với mỗi dân tộc. Vấn đề thống nhất được đất nước là vấn đề hiện hữu
sống còn của hai miền Nam Bắc Triều Tiên. Để theo đuổi mục đích hòa bình, thịnh
vượng của Triều Tiên thì điều trước hết là phải hoàn thành công cuộc thống nhất
Triều Tiên” [53, tr.2-3], và bài học thống nhất trong hòa bình được rút ra từ sự thống
nhất đất nước ở Việt Nam. Tác giả rút ra bốn bài học kinh nghiệm đối với Hàn Quốc
trong việc đi đến thống nhất Nam, Bắc Triều Tiên. Tác giả nhấn mạnh: “Điểm mấu
chốt và bài học lịch sử bổ ích nhất cho sự nghiệp thống nhất đất nước ở bán đảo Triều
Tiên là sự nghiệp đoàn kết dân tộc, thống nhất Tổ quốc phải xuất phát từ lợi ích của
nhân dân hai miền Nam-Bắc Triều Tiên, trên tinh thần độc lập tự chủ và dân tộc tự
quyết” [53, tr.89]. Do hai miền có hai chế độ chính trị khác nhau nên con đường
thống nhất cũng thật gian nan, mọi việc xét đến cùng là sự đối lập về lợi ích giai cấp.
Điều cốt yếu để có thể thực hiện được sự thống nhất đất nước ở bán đảo Triều Tiên
như tác giả đã đưa ra là sự đoàn kết dân tộc, thống nhất Tổ quốc phải xuất phát từ lợi
ích của nhân dân hai miền Nam-Bắc Triều Tiên, phải vì sự phát triển của dân tộc,
không vì một lý do chính trị nào.
Ở trong nước, đã có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh
về ĐĐK. Năm 1992 các nhà khoa học được giao nghiên cứu đề tài khoa học cấp nhà
nước (KX. 02-07) mang tên: “Chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh”, do GS. Phùng
Hữu Phú làm chủ nhiệm. Kết quả nghiên cứu đề tài được xuất bản thành sách (năm
1995). Các tác giả đã đi sâu nghiên cứu 5 vấn đề: 1).Những cơ sở và quá trình hình
thành chiến lược ĐĐK Hồ Chí Minh. 2).Chiến lược ĐĐK Hồ Chí Minh trong cách
mạng giải phóng dân tộc. 3).ĐĐK Hồ Chí Minh trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ

11


CNXH. 4).Chiến lược ĐĐK Hồ Chí Minh – những nội dung cơ bản. 5).Kế thừa phát
triển chiến lược ĐĐK Hồ Chí Minh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong công trình này, các tác giả đã làm rõ cơ sở hình thành chiến lược ĐĐK
Hồ Chí Minh, về mặt lý luận “chiến lược ĐĐK của Hồ Chí Minh được xây dựng
trên cơ sở kế thừa, phát triển những giá trị nhân bản của truyền thống dân tộc và văn
hóa nhân loại. Đặc biệt là những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa
Lênin” [97, 15-16]”. Về mặt thực tiễn, “được hình thành trên cơ sở tổng kết những
kinh nghiệm và nắm bắt những đòi hỏi khách quan của phong trào cách mạng Việt
Nam, phong trào cách mạng thế giới – đặc biệt là phong trào cách mạng ở các nước
thuộc địa” [97,tr.32]. Các tác giả đã trình bày chiến lược ĐĐK Hồ Chí Minh qua 2
giai đoạn: Giai đoạn trước 1930 và giai đoạn từ 1930 đến 1969.
Trong công trình này, các tác giả chủ yếu đề cập đến chiến lược đại đoàn kết
của Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng dân tộc, đó là đoàn kết tất cả các giai
tầng trong cuộc đấu tranh cách mạng “Giương cao ngọn cờ độc lập, tự do lấy liên
minh công, nông làm gốc, khắc phục khuynh hướng phân biệt giai cấp hẹp hòi,
động viên và tập hợp tiểu tư sản trí thức, tư sản dân tộc và tất cả những địa chủ yêu
nước chống Pháp để hình thành Mặt trận thống nhất rộng rãi là bài học đầu tiên về
thực hiện chiến lược đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh” [97, tr.49-50]. Trong công
trình này, các tác giả tiếp cận chiến lược ĐĐK của Hồ Chí Minh theo từng giai đoạn
lịch sử: Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chiến lược đại đoàn kết của Hồ Chí
Minh “...đã động viên và tổ chức toàn dân đứng lên kháng chiến chống thực dân
Pháp với một ý chí “kháng chiến nhất định thắng lợi”, quân đội thực dân Pháp và
can thiệp Mỹ không chỉ đương đầu với quân đội nhân dân Việt Nam còn non trẻ,
mà vấp phải cuộc chiến đấu của cả dân tộc Việt Nam đoàn kết triệu người như một,
quyết chiến và quyết thắng vì độc lập tự do” [97, tr.77]. Trong thời kỳ đấu tranh
chống Mỹ, chiến lược ĐĐK Hồ Chí Minh là “toàn dân từ Bắc đến Nam, đoàn kết
rộng rãi và chặt chẽ trong MTTQVN, ra sức củng cố miền Bắc thành nền tảng vững

mạnh cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà” [97, tr.78-79]. Các tác giả cho rằng:
“Độc lập dân tộc là điểm xuất phát và cũng là mục tiêu cơ bản trong những hoạt
12


động quốc tế của Hồ Chí Minh” [97, tr.87], phân tích những hoạt động ĐKDT có
liên quan đến quốc tế của Hồ Chí Minh, các tác giả đã bước đầu đề cập đến quan
điểm, đường lối ĐKQT của Người. “Trước và sau khi cuộc kháng chiến bùng nổ
trong cả nước, Người đã hoạt động không mệt mỏi trong các mối quan hệ quốc tế
nhằm đạt được sự công nhận độc lập và tự do của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa,
nhằm duy trì hòa bình trên đất nước. Người gửi nhiều thông điệp cho những người
lãnh đạo chính phủ Pháp, những đại diện Pháp tại Đông Dương, cùng nhiều chính
khách và nhân sĩ tiến bộ trên thế giới bày tỏ nguyện vọng hòa bình và đề nghị
những biện pháp hòa bình” [97, tr.90-91]. Các tác giả khẳng định: “…quan điểm
hòa bình, kết hợp với quan điểm độc lập dân tộc trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí
Minh đã tạo nên một nhân tố cho sự đoàn kết các lực lượng tiến bộ trên thế giới và
trở thành một nội dung tư tưởng đoàn kết quốc tế” [97, tr.92].
Nhìn chung, nghiên cứu Chiến lược đại đoàn kết của Hồ Chí Minh, các tác
giả đã làm rõ chiến lược ĐĐK Hồ Chí Minh hình thành và phát triển gắn với cuộc
đời hoạt động và đấu tranh không mệt mỏi của Người; Hồ Chí Minh là con người
mà tư tưởng, tình cảm, đạo đức hòa quyện làm một, bản thân con người và cuộc
sống của Hồ Chí Minh để lại những dấu ấn sâu đậm, “Sự thống nhất hài hòa giữa tư
tưởng - hành động, đạo đức, nhân cách Hồ Chí Minh đã làm cho ĐĐK không chỉ là,
không còn là khẩu hiệu, tư tưởng mà thật sự đã trở thành động lực, sức mạnh quy tụ
toàn dân tộc, sức mạnh đoàn kết quốc tế vào sự nghiệp cách mạng” [97, tr.38].
Song công trình này, phần lớn là phân tích về chiến lược ĐĐKDT Hồ Chí Minh,
chưa đưa ra nội dung, hệ thống quan điểm ĐKQT của Hồ Chí Minh. Nói đến chiến
lược ĐĐK Hồ Chí Minh là bao hàm cả ĐĐKDT và ĐKQT.
Trong công trình “Một số nội dung cơ bản trong tư tưởng ĐĐK Hồ Chí
Minh”, PGS. TS. Nguyễn Khánh Bật, PGS. TS. Bùi Đình Phong, PGS. TS. Hoàng

Trang đã trình bày hoàn cảnh, điều kiện hình thành và nội dung tư tưởng ĐĐK Hồ
Chí Minh, đã làm rõ: Tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐĐK được hình thành từ truyền
thống văn hóa tốt đẹp của quê hương, gia đình, dân tộc. “Ngọn cờ ĐĐK mà Hồ Chí
Minh giương cao xuất phát từ tình cảm tương thân, tương ái, độ lượng, bao dung mà
13


Người đã hấp thụ được từ trong truyền thống văn hóa gia đình, quê hương, dân tộc,
được nuôi dưỡng, bồi đắp và phát triển suốt cả thời kỳ tuổi trẻ. Từ dân tộc đến quốc
tế, từ truyền thống đến hiện đại, mà sự kiện tác động, ảnh hưởng có vị trí quan trọng
nhất là chủ nghĩa Mác - Lênin, đã đem đến cho Hồ Chí Minh một phương pháp tư
duy mới, cách mạng và khoa học về vấn đề đoàn kết lực lượng trong cuộc chiến đấu
chống kẻ thù của dân tộc và nhân loại vì sự nghiệp giải phóng con người và mưu
cầu hạnh phúc cho mọi người” [10, tr.33-34]. Các tác giả khẳng định, ĐĐKDT là
một nội dung lớn trong tư tưởng Hồ Chí Minh “...tư tưởng ĐĐK của Hồ Chí Minh
đã trở thành chiến lược đoàn kết của Đảng ta. Tư tưởng đó luôn luôn xuất phát từ
thực tế khách quan, bám sát mục tiêu chiến lược của cách mạng được cụ thể hóa
sinh động ở mỗi thời kỳ cách mạng. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết là ngọn cờ
đoàn kết dân tộc, đoàn kết lâu dài toàn dân, trở thành một trong những nhân tố
quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam” [10, tr.63]. Các tác giả cũng đã
làm rõ: Tư tưởng ĐĐK của Hồ Chí Minh là một nhân tố cực kỳ quan trọng, góp
phần tạo nên thắng lợi của sự nghiệp giành độc lập, tự do, kháng chiến kiến quốc và
xây dựng đất nước. Tư tưởng đó không chỉ có giá trị đối với dân tộc mà “đang được
nhân loại tiến bộ khai thác, vận dụng và phát triển như là một vũ khí tinh thần sắc
bén trong cuộc đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng loài người trên hành tinh chúng
ta” [10, tr.132]. Các tác giả cho rằng: Hồ Chí Minh là một trong những lãnh tụ cộng
sản và lãnh tụ cách mạng của dân tộc Việt Nam. “Thực tế cho thấy, Hồ Chí Minh là
người đầu tiên mở cửa nước ta với bên ngoài, thiết lập sự hiểu biết giữa nhân dân ta
với các lực lượng cách mạng, hòa bình và dân chủ trên thế giới” [10, tr.67]. Các tác
giả đã đi sâu phân tích điều kiện hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐKQT và

đưa ra những quan điểm về ĐKQT của Hồ Chí Minh, đó là: Xây dựng khối liên
minh chiến đấu giữa nhân dân chính quốc và nhân dân thuộc địa. Kêu gọi lao động
tất cả các nước đoàn kết lại. Đoàn kết với các nước láng giềng ở châu Á, Đông Nam
Á. Đoàn kết với các nước XHCN anh em. Làm bạn với tất cả các nước dân chủ.
Trong cuốn “Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng Hồ Chí Minh”, GS.
Đinh Xuân Lâm tìm hiểu chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh. Con đường cứu nước của
14


Hồ Chí Minh. Việc truyền bá CNMLN vào Nghệ Tĩnh. Tư tưởng Hồ Chí Minh về
giáo dục. Đoàn kết dân tộc, tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh... Công trình của GS đi
nghiên cứu theo những lát cắt khác nhau, giúp ta hiểu sâu rộng hơn về cuộc đời và
tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong công trình này, GS đã nêu lên: Đoàn kết dân tộc là
một tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam, “chính
nghĩa sống còn của các quốc gia dân tộc trên thế giới, đó chính là tư tưởng của hội
tụ thắng lợi của chiến lược đại đoàn kết của Hồ Chí Minh” [55, tr.151]; tác giả
khẳng định: “Kinh nghiệm lịch sử cho thấy rằng, lúc nào thực hiện đúng chiến lược
ĐĐK của Hồ Chí Minh là lúc đó dân tộc thống nhất về một mối” [55, tr.151].
Trong cuốn “Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh với việc giáo dục đội ngũ cán
bộ, đảng viên hiện nay” PGS. TS. Hoàng Trang và PGS. TS. Phạm Ngọc Anh cho
rằng: Sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân được Hồ Chí Minh sử dụng vào mục đích
nhân văn cao cả: Chống giặc ngoại xâm, giặc đói, giặc dốt, chống thù trong, giặc
ngoài đem lại độc lập tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân và nhân phẩm cho
mỗi người. Các tác giả khẳng định: “...tư tưởng và chiến lược ĐĐK Hồ Chí Minh đã
đạt tới sự hoàn chỉnh. Đó là sự kết hợp chặt chẽ nhân văn truyền thống với nhân văn
hiện đại, cách mạng và khoa học, dân tộc và quốc tế... Nếu đoàn kết là nhân tố chi
phối tư duy lý luận và hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh thì chủ nghĩa nhân văn
lại là nhân tố xuyên suốt và xâm nhập toàn bộ tư tưởng, chiến lược ĐĐK Hồ Chí
Minh” [120, tr.64]. Các tác giả đề cập đến tinh thần khoan dung Hồ Chí Minh, từ sự
khoan dung mà Hồ Chí Minh luôn biết mềm dẻo, ôn hòa trong việc tìm ra cái

chung, cái thống nhất từ những cái khác biệt với mục đích phục vụ lợi ích quốc gia
dân tộc. “Chính sách ĐĐKDT và tấm lòng khoan dung, độ lượng của Hồ Chí Minh
đã làm thất bại mọi âm mưu chia rẽ của kẻ thù, đã cảm hóa được nhiều nhân sĩ, trí
thức có tên tuổi, kể cả các quan lại cao cấp của chế độ cũ, một lòng một dạ đi theo
cách mạng đến cùng,...” [120, tr.153].
Trong công trình này, các tác giả chủ yếu đề cập đến: 1).Cơ sở hình thành và
vị trí tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh; 2).Nội dung tư tưởng nhân văn Hồ Chí
Minh; 3).Giáo dục đội ngũ cán bộ, đảng viên theo tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh.
15


Đây không phải là công trình nghiên cứu trực tiếp tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐĐK,
song qua toàn bộ công trình ta cảm nhận được giá trị nhân văn trong tư tưởng Hồ
Chí Minh ảnh hưởng chi phối của tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh đến đời sống
hoạt động của con người. Điều liên quan đến đề tài mà người viết luận án tiếp nhận
được trong “Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh” là sự khoan dung. Đối với Hồ Chí
Minh, khoan dung cũng chính là một biểu hiện sức mạnh của cách mạng. Như vậy,
“khoan dung, độ lượng là để cảm hóa lòng người, để thực hiện đại đoàn kết dân tộc,
tạo thành sức mạnh chiến thắng kẻ thù và xây dựng đất nước” [120, tr.157].
PGS.TS. Trần Hậu trong cuốn “Góp phần nghiên cứu về đại đoàn kết dân tộc”,
đã đi sâu nghiên cứu một số vấn đề: Bối cảnh đất nước và những vấn đề đặt ra cho việc
khơi dậy động lực đại đoàn kết dân tộc, phát huy mạnh mẽ động lực đại đoàn kết dân
tộc. Nghiên cứu thực trạng khối liên minh công, nông, trí thức và việc củng cố khối
ĐĐKDT, tác giả khẳng định: “Chiến lược ĐĐK Hồ Chí Minh là kết tinh những tinh
hoa của dân tộc và thế giới, là cơ sở vững chắc bảo đảm thắng lợi cho sự nghiệp cách
mạng nước ta, trong cách mạng dân tộc dân chủ và cả trong cách mạng XHCN” [43,
tr.25]. Tác giả nhấn mạnh: ĐĐKDT là một đường lối đúng đắn không thể nào phủ
nhận và xuyên tạc được, “Nhờ có đoàn kết đồng lòng mà 54 dân tộc anh em cùng
chung sống trên mảnh đất của Tổ quốc Việt Nam đã vượt qua bao gian lao thử thách,
chống chọi được với thiên tai địch họa, bảo vệ được giang sơn, bờ cõi, thống nhất trọn

vẹn...” [43, tr.26]. Tác giả đã lý giải ĐĐKDT là một đường lối đúng đắn và là động lực
phát triển trong tiến trình đổi mới ở Việt Nam. ĐĐK đã khơi dậy, nuôi dưỡng và phát
huy được tính tích cực của con người, hướng tính tích cực của con người hành động
theo quỹ đạo của quy luật phát triển khách quan của công cuộc đổi mới.
Trong cuốn “Tìm hiểu phương pháp Hồ Chí Minh”, GS.TS. Hoàng Chí Bảo cho
rằng: ĐĐKDT không chỉ là tư tưởng chiến lược của Hồ Chí Minh mà Hồ Chí Minh còn
là hiện thân của sự đoàn kết. GS khẳng định: “Đoàn kết và ĐĐK là một tư tưởng
chính trị đặc sắc của Hồ Chí Minh. Người đã thực hành tư tưởng đó một cách mẫu
mực và công phu gây dựng chăm lo, phát triển sức mạnh đoàn kết từ trong Đảng,
trong Nhà nước, nhân dân và xã hội” [9, tr.260].
16


Trong cuốn “Toàn dân đoàn kết chống Mỹ cứu nước dưới ngọn cờ tư tưởng
Hồ Chí Minh (1954 - 1975)”, PGS. TS. Hoàng Trang đã trình bày cơ sở hình thành
tư tưởng ĐĐK Hồ Chí Minh; tác giả đề cập đến vấn đề tăng cường ĐKDT, mở rộng
ĐKQT để đánh bại đế quốc Mỹ xâm lược. Trong công trình này, PGS. TS. Hoàng
Trang đi sâu phân tích vấn đề: Thực hiện đoàn kết dân tộc, mở rộng ĐKQT, đánh bại
chiến tranh xâm lược của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. “Tư tưởng ĐĐK Hồ Chí Minh
soi sáng chiến lược đại đoàn kết của Đảng ta trong mọi thời kỳ cách mạng, trong đó
thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là một điểm sáng chói lọi, đã đưa cuộc
kháng chiến đến thắng lợi và để lại nhiều kinh nghiệm quý báu cho ngày nay” [119,
tr.214]. Tác giả đã dùng thực tiễn kháng chiến chống Mỹ của dân tộc (1954-1975)
với sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh cách
mạng nước ta đã đi đến thắng lợi hoàn toàn. Chính vì vậy, tác giả khẳng định: “Tư
tưởng ĐĐK Hồ Chí Minh đã đáp ứng được đòi hỏi khách quan của dân tộc và nhân
loại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc đi lên CNXH” [119, tr.213].
Tham gia Hội thảo quốc tế về “Công bằng xã hội, trách nhiệm xã hội và
đoàn kết xã hội”, PGS.TS. Phạm Văn Đức với bài viết “Vai trò và cơ sở của đoàn
kết xã hội ở Việt Nam hiện nay” đã nêu lên quan điểm của Hồ Chí Minh về

ĐĐKDT: Đó là một chính sách dân tộc, đó là sự đoàn kết rộng rãi, là sức mạnh của
nhân dân không phân biệt lương, giáo hay Mường Mán. Đoàn kết trong tư tưởng Hồ
Chí Minh là sự đồng thuận xã hội để xây dựng đất nước [123, tr.412-413]. GS.TS.
Hoàng Chí Bảo có bài viết “Dân chủ, đoàn kết và đồng thuận xã hội” đã nhấn
mạnh vai trò của dân chủ đối với việc thực hiện đoàn kết. GS nhận định: Dân chủ
gắn liền với đoàn kết, đồng thuận nó hợp thành hệ giá trị của phát triển, văn hóa của
phát triển; “Dân chủ là cơ sở, là điều kiện và tiền đề của đoàn kết và đồng thuận xã
hội. Chỉ khi nào dân chủ là thực chất (chứ không phải hình thức, giả hiệu, mị dân mà những biểu hiện này vẫn thường thấy xuất hiện trong đời sống, nó đi liền với sự
vi phạm dân chủ, những đối lập với dân chủ) thì khi đó mới có đoàn kết thực sự,
thực chất, mới tăng cường được đồng thuận” [123, tr.442].

17


Trong cuốn “Tư tưởng Hồ Chí Minh về hợp tác quốc tế và vận dụng trong
công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay” do TS. Đặng Văn Thái chủ biên, các tác giả
phân tích rõ vấn đề: Đoàn kết, hợp tác quốc tế được Hồ Chí Minh quan tâm chỉ đạo
và trực tiếp thực hiện từ trước Cách mạng Tháng Tám 1945, nhằm mục tiêu phục vụ
cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Hồ Chí Minh là người đã gắn phong trào cách
mạng Việt Nam với phong trào cộng sản và công nhân thế giới. Các tác giả đi đến
kết luận “Tư tưởng hợp tác, đoàn kết các lực lượng của dân tộc với lực lượng cách
mạng thế giới đã từng bước được Người hiện thực hóa” [98, tr.30], “Có thể nói, Hồ
Chí Minh là một trong những người Việt Nam sớm nhận biết lợi ích của việc mở
rộng giao lưu quốc tế” [109, tr.68].
PGS.TS. Lê Văn Yên trong cuốn “Hồ Chí Minh với chiến lược ĐKQT trong
cách mạng giải phóng dân tộc”, tác giả đã làm rõ quá trình hoạt động của Hồ Chí Minh
trong việc xây dựng mối quan hệ ĐKQT. Tác giả khẳng định: “Người đầu tiên đưa
khẩu hiệu chiến lược của chủ nghĩa Mác - Lênin vào đời sống quốc tế, biến nó thành
hiện thực sinh động là Hồ Chí Minh. Đây là một cống hiến lớn lao đối với cách mạng
thế giới làm giàu chủ nghĩa Mác - Lênin và đoàn kết quốc tế” [126, tr.256].

Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (Dành cho sinh viên các trường Đại học,
Cao đẳng khối chuyên ngành Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), đã dành một
chương riêng “Tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐĐKDT và ĐKQT” trong môn học:
Về ĐĐKDT, Giáo trình đã nêu những nét cơ bản của “Tư tưởng Hồ Chí
Minh về ĐĐKDT” như: ĐĐKDT có vai trò quan trọng trong sự nghiệp cách mạng,
quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng. ĐĐKDT là đại đoàn kết toàn dân,
không phân biệt giàu nghèo, dân tộc, tôn giáo. Hình thức của ĐĐKDT là Mặt trận
dân tộc thống nhất, nơi hội tụ mọi tổ chức, cá nhân yêu nước hoạt động theo nguyên
tắc hiệp thương dân chủ vì lợi ích của quốc gia, dân tộc.
Về ĐKQT, Giáo trình nêu: Vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐKQT. Lực
lượng và hình thức ĐKQT. Nguyên tắc ĐKQT.
PGS.TS. Đinh Xuân Lý trong bài viết “Quan điểm Hồ Chí Minh về độc lập
tự chủ trong đoàn kết, hợp tác quốc tế và sự vận dụng của Đảng”, đi sâu phân tích
18


×