SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN TÍCH HỢP
GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ CÁCH ỨNG PHÓ
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở
TRƯỜNG MẦM NON NGA TRUNG
Người thực hiện: Trần Thị Hiền
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Nga Trung
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý
NGA SƠN, NĂM 2017
1
MỤC LỤC
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
16
17
18
NỘI DUNG
A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
II. Mục đích nghiên cứu
III. Đối tượng nghiên cứu
IV. Phương pháp nghiên cứu
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm
III. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
1. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo viên dạy trẻ ứng phó
với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai:
2. Chỉ đạo giáo viên Tích hợp, lồng ghép nội dung biến
đổi khí hậu trong một số hoạt động học
3. Chỉ đạo giáo viên Dạy trẻ Mẫu giáo hình thành những
kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu , phòng chống thiên
tai theo chủ đề
4. Chỉ đạo giáo viên sưu tầm , sáng tác trò chơi, bài thơ ,
hò vè, câu đố về biến đổi khí hậu và cách ứng phó
5. Chỉ đạo giáo viên Tích hợp nội dung giáo dục giúp trẻ
hình thành những kỹ năng cần thiết để ứng phó với biến
đổi khí hậu và cách ứng phó ở mọi lúc, mọi nơi:
IV Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động
giáo dục ,với bản thân ,đồng nghiệp và nhà trường
C. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
* Tài liệu tham khảo
Phụ lục
SỐ
TRANG
1
1
2
2
2
2
2
3
5
5
6
10
13
15
17
19
21
22
2
A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
Biến đổi khí hậu hiện nay đang là vấn đề cấp bách của toàn cầu. Mặc dù
con người có công lao to lớn trong việc cải tạo thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục
vụ cho lợi ích của mình, nhưng đồng thời con người cũng là thủ phạm chính gây
nên biến đổi khí hậu.
Việt Nam cũng như nhiều nước khác chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
và các hệ sinh thái bị suy thoái nghiêm trọng do sự gia tăng dân số, do quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá…
Giáo dục mầm non đặt nền tảng cho sự phát triển nhân cách, do đó Giáo
dục mầm non có vị trí quan trọng đặc biệt trong chiến lược giáo dục bảo vệ môi
trường, phòng ngừa và giảm nhẹ thảm hoạ của Biến đổi khí hậu.
Trẻ lứa tuổi mầm non nói chung và trẻ ở lứa tuổi Mẫu giáo nói riêng rất
thích tiếp xúc với thiên nhiên và cuộc sống xung quanh, dễ tiếp thu và hình
thành những nền nếp, thói quen, những giá trị tốt đẹp, tạo cơ sở ban đầu cho
việc hình thành nhân cách sau này.
Trẻ ở lứa tuổi Mẫu giáo rất nhạy cảm với những tác động và ảnh hưởng của
môi trường xung quanh, dễ bị tổn thương bởi những tác động của biến đổi khí
hậu
Môi trường sống của trẻ ngày mai phụ thuộc vào chính những hành động
của trẻ từ ngày hôm nay. Vì vậy việc giáo dục hình thành ý thức, thái độ, đặc
biệt là hành vi đúng đắn bảo vệ môi trường sống, cách ứng phó và giảm nhẹ hậu
quả của Biến đổi khí hậu phải bắt đầu từ lứa tuổi mầm non.
Nội dung giáo dục trẻ về Biến đổi khí hậu, cách ứng phó và giảm nhẹ hậu
quả của Biến đổi khí hậu trong trường mầm non cần phù hợp với mức độ phát
triển của trẻ, phù hợp với những hiểu biết gắn với hành động thực tiễn và những
quan sát hằng ngày của trẻ .
Theo Mark Richmond – Giám đốc điều phối về Giáo dục của Liên Hợp
Quốc. UNESCO cũng đã làm nổi bật vai trò then chốt của giáo dục tại hội nghị
thượng đỉnh về biến đổi khí hậu lần thứ 19 do Liên Hợp Quốc tổ chức vào tháng
11 năm 2013 tại Warsaw (Ba Lan). Biến đổi khí hậu là một trong những thách
thức toàn cầu và là chủ đề quan trọng của thập kỷ giáo dục bền vững 2005 –
2014/Liên Hợp Quốc – UNESCO (UN DESD 2005 – 2014)
Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước ,để trẻ em được phát triển toàn
diện về mọi mặt thì chúng ta cần phải chăm sóc và bảo vệ trẻ vì ở lứa tuổi này
trẻ rất dễ bị tổn thương bởi môi trường sống và sức đề kháng của trẻ đối với
bệnh dịch do sự thay đổi của thời hoạt động còn yếu chính vì vậy việc giáo dục
về biến đổi khí hậu cần bắt đầu ngay từ lứa tuổi Mầm non.
Đây là vấn đề quan trọng trong quá trình phát triển và hình thành nhân cách
của trẻ. Ngày nay dưới sự tác động trực tiếp của con người vào môi trường đã
dẫn đến hiện tượng hệ sinh thái tự nhiên dần dần bị tác động chuyển thành hệ
sinh thái nhân tạo, thậm chí dẫn tới mất cân bằng suy thái gây ra biến đổi khí
hậu.
1
Việc hình thành cho trẻ từ khi còn nhỏ tình yêu thiên nhiên, sống hòa đồng
với thiên nhiên quan tâm tới thế giới xung quanh, có lối sống vệ sinh ngăn nắp
phụ thuộc vào rất nhiều nội dung và cách thức giáo dục của chúng ta. Do đó việc
giáo dục biến đổi khí hậu và cách ứng phó với biến đổi khí hậu vào chương trình
giáo dục mầm non là hoàn toàn đúng và phù hợp. Để trẻ có tình yêu thiên nhiên,
bảo vệ môi trường sống xung quanh trong mỗi con người, hình thành thói quen,
kỹ năng để bảo vệ chính mình.Nhận thức được tầm quan trọng đó tôi đã chọn đề
tài “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu và
cách ứng phó biến đổi khí hậu cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non Nga Trung”
II. Mục đích nghiên cứu:
- Đánh giá thực trạng giáo dục biến đổi khí hậu tại lớp các mẫu giáo 3-4
tuổi,4-5 tuổi, 5-6 tuổi Trường Mầm non Nga Trung
- Tìm ra biện pháp hữu hiệu nhất để tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu và
cách ứng phó với biến đổi khí hậu ở các lớp mẫu giáo 3-4 tuổi, 4-5 tuổi. và 5-6
tuổi
- Góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo và ý thức giữ gìn môi
trường cho trẻ.
- Giúp trẻ có 1 số kiến thức về biến đổi khí hậu và cách ứng phó với biến
đổi khí hậu trong trường Mầm non
III. Đối tượng nghiên cứu:
Trẻ mẫu giáo ở các độ tuổi 3-4 tuổi, 4-5 tuổi, 5-6 tuổi tại trường Mầm non
Nga Trung
IV. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
Phương pháp thống kê toán học
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I . Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Biến đổi khí hậu là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học
gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hổi hoặc
sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và ảnh hưởng đến hoạt động của các hệ
thống kinh tế – xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người.
Các biểu hiện của biến đổi khí hậu:
Sự nóng lên của khí quyển và Trái đất nói chung.
Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường
sống của con người và các sinh vật trên Trái đất.
Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng
đất thấp, các đảo nhỏ trên biển.
2
Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng
khác nhau của Trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các
hệ sinh thái và hoạt động của con người.
Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình
tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác.
Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành
phần của thủy quyển, sinh quyển, các địa quyển.
Một số hiện tượng của biến đổi khí hậu:
- Hiệu ứng nhà kính.
- Mưa axit.
- Thủng tầng ôzôn.
- Cháy rừng.
- Lũ lụt.
- Hạn hán.
- Sa mạc hóa.
- Hiện tượng sương khói.
Giáo dục biến đổi khí hậu có vai trò đặc biệt quan trọng vì sự phát triển bền
vững của đất nước ta nói riêng và toàn thế giới nói chung
Mục tiêu và định hướng cơ bản của giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu
là giúp người học quan tâm về vấn đề khí hậu, hiểu rõ nguyên nhân và hiệu quả
của biến đổi khí hậu, giúp cá nhân và cộng đồng tiếp cận với những giải pháp
bảo vệ và ứng phó với biến đổi khí hậu chứ không đơn giản là kiến thức, kỹ
năng liên quan đến biến đổi khí hậu và cách ứng phó.
Nâng cao ý thức về biến đổi khí hậu cần phải được bắt đầu càng sớm càng
tốt, từ khi trẻ còn nhỏ và bắt đầu bằng những việc nhỏ, gần gũi, giúp các em biết
bảo vệ môi trường, tôn trọng môi trường thiên nhiên, các nguồn thiên nhiên để
bảo vệ khí hậu. Đơn giản như việc tắt đèn khi không cần thiết, hoạt động kiệm
nước, bảo vệ cây xanh, không vứt rác ra đường,…, tất cả những điều thể hiện sự
tôn trọng thiên nhiên và các nguồn lực có hạn mà chúng ra có, điều đó sẽ giúp
giảm thải các tác nhân có hại cho khí hậu. Những kiến thức đó sẽ ăn sâu và tạo
thành ý thức cho trẻ trong suốt cuộc đời.
Với trẻ mẫu giáo 3 -4 tuổi, 4 – 5 tuổi, 5-6 tuổi khả năng chú ý, ghi nhớ
đang ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ thích tìm tòi khám phá và luôn tò mò. Đặc
biệt là thích được trải nghiệm trực tiếp. Điều đó cũng có nghĩa là chỉ cần giáo
viên biết tích hợp nội dung một cách phù hợp về ứng phó với biến đổi khí hậu
trong các hoạt động hàng ngày của trẻ thì chắc chắn sẽ đạt được kết quả như
mong muốn.
II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Việc xây dựng ứng dụng những biện pháp tích hợp giáo dục và cách ứng
phó với biến đổi khí hậu sao cho phù hợp với nội dung trong Chương trình giáo
dục mầm non và khả năng nhận thức của trẻ ở độ tuổi Mẫu giáo để có kết quả
cao trên lý thuyết thì đơn giản, nhưng khi vào thực hiện thì đó là cả một vấn đề
3
không hề dễ dàng. Xét thực tế tại trường, lớp và năng lực của Giáo viên dạy
khối Mẫu giáo, tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
1. Thuận lợi:
Trường mầm non Nga Trung đã đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.
+ Nhà trường có cơ sở vật chất khang trang phòng học rộng rãi, môi trường
lớp học được trang trí sạch đẹp.
+ Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện để giáo viên thực hiện tốt công việc
của mình.
+ Nhà trường trang bị đầy đủ tài liệu, học liệu về biến đổi khí hậu cho giáo viên.
+ Nhà trường đã trang bị đầu đủ các trang thiết bị hiện đại như: ti vi, máy
vi tính, đầu đĩa, loa phục vụ cho việc giảng dạy.
+ Nhà trường đã nối mạng internet, mạng nội bộ cho 10/10 máy vi tính
phục vụ cho công tác dạy và học.
+ 9/9 giáo viên trên lớp có trình độ trên chuẩn.
+ Được sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh học sinh
2. Khó khăn:
Một số giáo viên còn hạn chế kiến thức về biến đổi khí hậu, hiểu về biến
đổi khí hậu chưa đầy đủ.
Giáo viên còn hạn chế về phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ
về ứng phó với biến đổi khí hậu và cách ứng phó.
Tài liệu về giáo dục biến đổi khí hậu còn ít.
Một số gia đình phụ huynh chưa quan tâm đến vấn đề biến đổi khí hậu vì
vậy chưa chú trọng đến việc giáo dục biến đổi khí hậu cho con em mình.
3. Kết quả của thực trạng:
ĐỘ TUỔI
3-4 tuổi
68 cháu
4-5 tuổi
90 cháu
5-6 tuổi
56 cháu
Tổng số:
NỘI DUNG
Trẻ thể hiện tình
Trẻ thể hiện ý
cảm, sự quan tâm,
Trẻ có ý thức tuân thức hoạt động
chia sẻ với các
thủ sự chỉ dẫn của kiệm, và biết
bạn và những
người lớn khi
bảo vệ bản
người xung quanh
thiên tai xảy ra
thân khi có
khi thiên tai xảy
thiên tai xảy ra
ra
Chưa
Chưa
Chưa
Đạt
Đạt
Đạt
đạt
đạt
đạt
42
cháu
26
cháu
62%
38%
59
31
44
cháu
24
cháu
64,7% 35,3%
Trẻ yêu thiên
nhiên và ứng xử
thân thiện với
môi trường xung
quanh
Đạt
45
cháu
23
cháu
46
cháu
66%
34%
67,6%
62
28
63
27
66
65,5% 34,5%
69%
31%
70%
30%
73,3%
35
21
62,5% 37,5%
136
78
39
70%
145
17
30%
69
41
73%
149
15
27%
65
43
77%
155
Chưa
đạt
22
cháu
32,4
%
24
26,7
%
13
23%
59
4
214 cháu
Tỷ lệ %
63,5
36.5
68
32
70
30
72
28
Từ những kết quả khảo sát như trên tôi luôn suy nghĩ xem mình phải làm gì
và làm thế nào để nâng cao kết quả giáo dục biến đổi khí hậu cho trẻ đồng thời
chỉ đạo giáo viên day khối Mẫu giáo có kiến thức để dạy trẻ , đồng thời nhắc
nhở phụ huynh, đánh thức ở họ ý thức về khí hậu xung quanh, hãy sống cho
mình và cả tương lai của con em mình sau này. Tôi xin mạnh dạn đưa ra một số
biện pháp sau đây để các đồng nghiệp cùng tham khảo
III. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
1. Biện Pháp 1: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo viên dạy trẻ ứng phó
với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai:
Việc đưa Giáo dục Biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai vào trường
lớp mầm non là cần thiết ,do đó người giáo viên mầm non để làm được việc này,
mỗi CBGV,NV trong nhà trường cần phải nắm vững nội dung và phương pháp
giáo dục biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai cho trẻ mẫu giáo của nhà
trường. Ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch triển khai đến giáo viên
dạy mẫu giáo để thực hiện.
* Đối với Ban giám hiệu.
Nghiêm túc thực hiện sự chỉ đạo của ngành đưa chương trình Giáo dục,
ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thảm họa thiên tai vào trong hoạt
động của trường mầm non.
Nghiên cứu kỹ mục đích, yêu cầu, nội dung của chuyên đề Giáo dục ứng
phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thảm họa thiên tai. Chỉ đạo tốt cho
CBGV, NV thực hiện.
* Đối với Giáo viên, nhân viên.
Tham gia các lớp bồi dưỡng về nội dung, phương pháp, hình thức Giáo dục
ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí
hậu và phòng, chống thảm họa thiên tai vào trong các hoạt động của trẻ.
Tổ chức nội dung Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống
thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thảm họa thiên tai thông
qua các chủ đề, chuyên đề để giáo dục trẻ, tuyên truyền cho các bậc phụ huynh
có ý thức trong việc ứng phó và phòng chống.
Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể để tổ chức tốt chuyên đề này dưới
nhiều hình thức.
Nội dung cụ thể:
* Đối với Ban giám hiệu.
Tham gia các lớp bồi dưỡng do Phòng Giáo dục - Đào tạo tổ chức.
Nghiên cứu kỹ nội dung chuyên đề.
Xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung, kế hoạch thực hiện chuyên đề cho
CBGV, NV trong nhà trường.
Tổ chức và bồi dưỡng thường xuyên chuyên đề cho đội ngũ CBGV,NV
trước khi triển khai thực hiện.
5
Xây dựng các hoạt động dạy có tích hợp nội dung giáo dục ứng phó với
biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai cho giáo viên dự.
Chỉ đạo cho CBGV, NV làm tốt công tác tuyên truyền về Giáo dục ứng phó
với biến đổi khí hậu và phòng, chống thảm họa thiên tai đến phụ huynh học sinh
lồng vào các nội dung cuộc họp trong năm học.
Đưa tiêu chí thực hiện chuyên đề vào nội dung thi đua của CBGV,NV.
* Đối với Giáo viên, nhân viên.
Không đưa vào từng đề tài riêng mà chỉ lồng ghép vào trong các hoạt động
sao cho phù hợp, tránh gượng ép, nên tập trung lồng ghép vào các hoạt động vui
chơi, múa hát, vẽ, kể chuyện,… ngoài hoạt động học.
Việc lồng ghép phải nhẹ nhàng, đơn giản, hấp dẫn, không gượng ép và thật
gần gũi với đời sống xung quanh trẻ, bảo đảm tính vừa sức, phù hợp từng độ
tuổi.
Giúp trẻ nhận biết được vai trò của môi trường, biến đổi khí hậu, thảm họa
thiên tai đối với đời sống con người và những tác động của con người đối với
môi trường. Thúc đẩy được tính tò mò, lòng ham thích được tiếp xúc với môi
trường xung quanh, khám phá thiên nhiên của trẻ.
Hình thức thực hiện chuyên đề Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và
phòng chống thiên tai
- Nội dung Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai
được tích hợp thông qua các chủ đề lớn.
- Nội dung Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai
,ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thảm họa thiên tai được tích hợp
vào nội dung các thời điểm trong một ngày ở trường mầm non như: (giờ đón, vệ
sinh, hoạt động có chủ đích, hoạt động ngoài trời, nêu gương, hoạt động chiều,
giờ trả trẻ).
- Tổ chức giao lưu Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống
thiên tai phòng ngừa, ứng phó giảm nhẹ thiên tai.
* Công tác chỉ đạo thực hiện.
- Ban giám hiệu luôn nhắc nhở, kiểm tra đưa nội dung Giáo dục ứng phó
với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai phòng ngừa, ứng phó giảm nhẹ
thiên tai trong trường học.
- Mỗi nhóm, lớp xây dựng nội dung tuyên truyền ở góc phụ huynh.
- Trang trí, lồng ghép tuyên truyền như: hình ảnh, thơ, ca, hò,vè.
- Trường xây dựng nội dung Hội thi phù hợp, mang tính chất giáo dục.
- Giáo viên chủ động xây dựng kế hoạch, lồng ghép nội dung thực hiện
trong mỗi nhóm, lớp mình về chuyên đề này.
- Đánh giá thực chất kết quả thực hiện chuyên đề qua những lần dự giờ,
kiểm tra của Ban giám hiệu, Ban thanh tra nhân dân.
Kết quả: 100% cán bộ giáo viên thực hiện tốt kế hoạch chỉ đạo đề ra và đạt
kết quả tốt.
2. Biện pháp 2: Chỉ đạo giáo viên Tích hợp, lồng ghép nội dung biến
đổi khí hậu trong một số hoạt động học:
6
Trẻ được tham gia nhiều vào các hoạt động khác nhau: Như Khám phá
khoa học, Âm nhạc, làm quen tác phẩm Văn học, Tạo hình... mỗi hoạt động trên
đều có những đặc trưng riêng và có ưu thế khác nhau như: trẻ quan sát, đàm
thoại, thực hành trải nghiệm, thí nghiệm, chơi các trò chơi..... với trẻ để trẻ nhận
ra được những việc làm tốt, không tốt, những hành động đúng – hành động
không đúng kích thích trẻ suy nghĩ, bộc lộ tình cảm, có thái độ phù hợp với
thiên nhiên, với môi trường sống..
*Thông qua hoạt động giáo dục Âm nhạc:
Tôi luôn chỉ đạo giáo viên ở khối mẫu giáo chú trọng trong việc chọn bài
hát dạy trẻ ở từng độ tuổi, những bài hát có nội dung về biến đổi khí hậu và bảo
vệ môi trường.Tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu về biến đổi khí hậu thông qua báo,
đài, qua các trang web chuyên biệt về môi trường, về biến đổi khí hậu.
- Chỉ đạo giáo viên lựa chọn nội dung sưu tầm bài hát về Biến đổi khí hậu
bao gồm nhiều nội dung khác, cung cấp cho trẻ mầm non nói chung và trẻ Mẫu
giáo nói riêng. Chính vì vậy, biện pháp này giúp giáo viên sàng lọc, lựa chọn nội
dung giáo dục biến đổi khí hậu sao cho phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của trẻ.
Ví dụ: Khi dạy hoạt động Âm nhạc ở chủ đề “Bản thân” cho trẻ Mẫu giáo
3-4 tuổi chỉ đạo giáo viên dạy trẻ nghe hát, hát, vận động minh họa các bài hát
liên quan đến thời tiết, biến đổi khí hậu như bài hát “Trời nắng, trời mưa”, “Cho
tôi đi làm mưa với”, “Âm thanh của tôi”…
Ví dụ: Khi dạy hoạt động Âm nhạc ở chủ đề “Bản thân” cho trẻ mẫu giáo
4-5 tuổi chỉ đạo giáo viên dạy trẻ nghe hát, hát, vận động theo nhạc các bài hát
có nội dung về thời tiết , trái đất, môi trường, biến đổi khí hậu như bài hát “Bốn
mùa của bé”, “Giai điệu của mưa”, “Đêm và ngày”…
Ví dụ : Khi dạy hoạt động Âm nhạc ở chủ đề “Nước và các hiện tượng tự
nhiên” cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi, giáo viên cần dạy trẻ hát, nghe hát, vận động
theo nhạc các bài hát có nội dung về Trái đất, Biến đổi khí hậu và cách ứng phó
như bài hát “Trái đất này là của chúng mình”, “Em yêu cây xanh”..
*Thông qua hoạt động Tạo hình: Tôi luôn chỉ đạo giáo viên khối mẫu
giáo lồng ghép tích hợp vào hoạt động học như ngoài những yêu cầu trong sách
tôi chỉ đạo giáo viên yêu cầu trẻ vẽ, cắt, dán, nối tranh ảnh về trái đất, các nguồn
nước, sử dụng năng lượng tiết kiệm, lựa chọn trang phục, đồ ăn thức uống phù
hợp với thời tiết. Tô màu tranh vẽ bạn có hành vi đúng trong tiết kiệm năng
lượng, bảo vệ môi trường, biết cách ứng phó với biến đổi khí hậu.
Ví dụ: Khi hướng dẫn hoạt động học Tạo hình ở chủ đề Bản thân cho trẻ
mẫu giáo ở độ tuổi 3-4 tuổi > Tôi chỉ đạo giáo viên hướng dẫn trẻ tô màu và nối
những hành vi đúng trong tranh vẽ có nội dung về bảo vệ môi trường (Bỏ rác
đúng nơi quy định, chăm sóc cây….).
Ví dụ: Khi hướng dẫn hoạt động Tạo hình ở chủ đề “Trường Mầm non”
cho trẻ mẫu giáo độ tuổi 4-5 tuổi, chỉ đạo giáo viên hướng dẫn trẻ Vẽ, tô màu,
cắt dán tranh ảnh về trái đất, vệ sinh cá nhân trẻ, bảo vệ môi trường, sử dụng
năng lượng tiết kiệm….
7
Ví dụ: Khi hướng dẫn hoạt động Tạo hình ở chủ đề “Nước và các hiện
tượng tự nhiên” cho trẻ mẫu giáo đội tuổi 5-6 tuổi, chỉ đạo giáo viên hướng dẫn
trẻ vẽ các vật chứa nước, vẽ mưa, giếng, ao, hồ, sông, suối. Vẽ mặt trời, vẽ
những vật dụng cần dùng khi ra ngoài trời (Ô, mũ, nón, ủng..)
Hướng dẫn trẻ sưu tầm tranh ảnh có nội dung về hậu quả của bão, lốc xoáy,
hạn hán, sạt lở đất… làm an bum. Làm sách tranh về biến đổi khí hậu , cách ứng
phó và giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu.
*Thông qua hoạt động Khám phá khoa học:
Thông qua hoạt động này cho trẻ tìm hiểu về trái đất, trẻ được xem tranh,
thảo luận về trái đất, trái đất có nước, không khí, trên trái đất có con người, động
vật và cây cối sinh sống. Cho trẻ tìm hiểu về đất, nước, không khí trẻ thảo luận
về lợi ích của đất nước, cách bảo vệ nguồn nước sạch như Sử dụng tiết kiệm ,
không xả rác, thả xuống nguồn nước... Cách giữ không khí trong lành như trồng
cây, biết thu gom, phân loại và đổ rác đúng nơi quy định, không đốt củi, rơm, rạ,
đi vệ sinh đúng nơi quy định.. Cho trẻ xem tranh ảnh, băng hình và thảo luận tìm
hiểu về thời tiết, khí hậu, biểu hiện của biến đổi khí hậu. tham quan thực tế, thảo
luận để tìm hiểu về một số nguyên nhân, hậu quả của biến đổi khí hậu. Tìm hiểu
về các hiện tượng thời tiết bất thường do biến đổi khí hậu gây ra bão lốc, lũ lụt,
sạt lở đất, hạn hán, cháy rừng.. Cho trẻ quan sát môi trường sống xung quang
trẻ, tìm hiểu nơi nào an toàn, không an toàn để trú ẩn hoặc tránh xa nơi nguy
hiểm khi có thiên tai xảy ra.
Ví dụ: Khi hướng dẫn hoạt động Khám phá khoa học ở chủ đề “Bản thân”
cho trẻ ở độ tuổi mẫu giáo 3-4 tuổi .Tôi đã chỉ đạo giáo viên hướng dẫn trẻ nhận
biết đặc điểm an toàn, không an toàn và cách đi đến nơi an toàn nhanh nhất để
phòng chống tai nạn thương tích khi có thiên tai xảy ra (Bão, lũ, lụt, sạt lở đất,
cháy…). Nhận biết một số tác nhân gây nguy hiểm cho cơ thể khi thời tiết thay
đổi, nắng nóng kéo dài làm cho người mệt mỏi.. khát nước, mất nước, dễ bị say
nắng ốm đau… Rét kéo dài làm trẻ dễ bị cảm lạnh, ho, viêm phổi. Lũ lụt làm ô
nhiễm môi trường, trẻ dễ bị tiêu chảy, đau mắt.. bị đuối nước và một số bệnh
khác. Dạy trẻ biết khi trời nắng nóng trẻ cần uống đủ nước, không đi ra ngoài
trời nắng to khi không cần thiết, nếu đi cần phải đội mũ, nón, đeo khẩu trang.
Trời rét đậm trẻ phải mặc đủ ấm, quàng khăn, đội mũ, đi tất, ăn uống đủ chất
dinh dưỡng để chống rét, trời mưa, bão trẻ phải ở trong nhà, tuyệt đối không
được ra ngoài trời, không đứng dưới cây to, tránh xa các cột điện và dây điện.
Nếu có lũ lụt, triều cường, trẻ phải tuân thủ sự hướng dẫn của người lớn di
chuyển lên cao, tránh xa các vùng, hố nước sâu có dấu hiệu, cảnh báo nguy
hiểm.
Ví dụ: Khi hướng dẫn hoạt động Khám phá khoa học ở chủ đề ‘Trường
Mầm non’ cho trẻ mẫu giáo độ tuổi 4-5 tuổi. Tôi đã chỉ đạo giáo viên hướng dẫn
trẻ nhận biết hiện tượng thời tiết đang diễn ra tại trường như nắng, mưa, mây,
gió, nóng, lạnh ở các thời điểm khác nhau trong ngày, trong tuần, trẻ nhận biết
các mùa trong năm mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông đối với miền Bắc, mùa mưa, mùa
khô đối với Miền Nam. Trẻ biết một số biểu hiện của biến đổi khí hậu như nắng
8
nóng kéo dài, mưa bão bất thường và hay xảy ra, dông tố, lốc xoáy, lũ lụt kéo
dài , rét đậm, rét hại, trẻ biết được hậu quả của biến đổi khí hậu gây ra nhiều hậu
quả nghiêm trọng đối với việc học tập và sức khỏe của trẻ, mưa nhiều gây lũ lụt,
nắng nóng kéo dài gây hạn hán, rét đậm , rét hại kéo dài trẻ phải nghỉ học, ảnh
hưởng đến sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng..
Ví dụ: Khi hướng dẫn hoạt động khám phá khoa học ở chủ đề “Nước và
các hiện tượng tự nhiên” cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi . Tôi đã chỉ đạo giáo viên
hướng dẫn trẻ xem tranh, băng hình, trao đổi, trò chuyện về nước, biết nước có
từ đâu? Nước giúp gì cho chúng ta? Vì sao ô nhiễm nước. Do con người vứt rác
thải bừa bãi, nhà máy thải nước bẩn. Trẻ tìm hiểu về các trạng thái và ích lợi của
nước, nước bốc hơi, nước nóng và nước lạnh, nước đá.. Cho trẻ xem tranh ảnh,
băng hình, trao đổi, trò chuyện về mưa. Mưa có từ đâu? Nếu mưa nhiều, mưa to
điều gì sẽ xảy ra? Trẻ cần làm gì? Không nên làm gì khi trời mưa? Trẻ xem
tranh, băng hình, trao đổi, trò chuyện về gió, gió có từ đâu? Chúng ta có thể nhìn
thấy gió không? Làm thế nào để biết có gió hay không?
*Thông qua hoạt động làm quen Văn học: Văn học Việt Nam rất phong
phú và đa dạng, trong đó kho tàng văn học thiếu nhi là bất tận do đó mỗi khi
chọn đề tài tôi luôn chú ý đến nội dung của bài thơ, câu chuyện, các câu tục ngữ,
ca dao như chỉ đạo giáo viên hướng dẫn trẻ nghe, kể chuyện, tự kể chuyện, đọc
thơ, ca dao, tục ngữ về thời tiết, biến đổi khí hậu, cách ứng phó và giảm nhẹ hậu
quả của biến đổi khí hậu
Ví dụ: Khi hướng dẫn hoạt động Làm quen Văn học ở chủ đề “Bản Thân”
cho trẻ Mẫu giáo 3-4 tuổi , tôi chỉ đạo giáo viên dạy trẻ nghe kể chuyện, đọc thơ
có nội dung về giáo dục bảo vệ sức khỏe và an toàn khi có hiện tượng thời tiết
bất thường như câu chuyện “Chuyện của Chép con”, “Biết đi đâu”, các bài thơ
như “Thỏ Bông bị ốm”, “Kiến con học nhảy dù”, “Con heo”..
Ví dụ : Khi hướng dẫn hoạt động Làm quen với Văn học ở chủ đề “Trường
Mầm non” cho trẻ Mẫu giáo ở độ tuổi 4-5 tuổi, tôi đã chỉ đạo giáo viên dạy trẻ
nghe, kể chuyện, đọc thơ, ca dao về biến đổi khí hậu, cách ứng phó và giảm nhẹ
hậu quả của biến đổi khí hậu như câu chuyện “Nỗi đau của lá”, “Ước mơ của
Hươu Sao”, “Gấu trắng và Vẹt con biết lặn”…, những bài thơ “Cầu vồng”,
“Dông chiều”, “Có mưa”…Hướng dẫn trẻ làm sách tranh về biến đổi khí hậu,
cách ứng phó và giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu.
Ví dụ : Khi hướng dẫn hoạt động Làm quen Văn học ở chủ đề “Nước và
các hiện tượng Tự nhiên” cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, Giáo viên dạy trẻ nghe, kể
chuyện, kể chuyện sáng tạo, đọc thơ, ca dao, tục ngữ về thời tiết, về biến đổi khí
hậu, cách ứng phó và giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu như câu chuyện
“Cóc kiện trời”, “Tiếng kêu cứu của rừng xanh”, “Thần gió và mặt trời”,. Các
bài thơ “Bão”, “Cả nhà chống bão”, “Rét về”.
Như vậy việc lồng ghép giáo dục biến đổi khí hậu cho trẻ thông qua các
hoạt động quả thật rất phong phú, đa dạng khi chúng ta biết lồng ghép tích hợp
để giúp trẻ có những kiến thức hiểu biết về môi trường ảnh hưởng như thế nào
9
đến cuộc sống đến thiên tai, bệnh tật của con người, động vật và cây cỏ, hoa
lá…
Kết quả: Việc lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục về biến đổi khí hậu
cách ứng phó và giảm nhẹ thiên tai vào hoạt động học đã đạt hiệu quả cao khi
thực hiện. Cụ thể:
Trẻ rất hứng thú tham gia vào hoạt động học trẻ hiểu về biến đổi khí hậu,
thiên tai từ đó trẻ có ý thức về phòng tránh thiên tai là bảo vệ môi trường xung
quanh trẻ. Có ý thức được việc bỏ rác đúng nơi đúng loại, biết bảo vệ thiên
nhiên cây hoa lá.
Có hành vi đúng sai khi chăm sóc bản thân và môi trường, cách xử lý khi
thời tiết thay đổi. có một số kiến thức, hành vi, thái độ của mình về tác hại của
thiên tai (biết giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp, biết bỏ rác và phân loại rác).
3. Biện pháp 3: Chỉ đạo giáo viên Dạy trẻ Mẫu giáo hình thành những
kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu , phòng chống thiên tai theo chủ đề:
Như chúng ta đã biết trẻ ở lứa tuổi Mầm non nói chung và trẻ Mẫu giáo nói
riêng rất thích tiếp xúc với thiên nhiên và cuộc sống xung quanh dễ tiếp thu và
hình thành những nề nếp, thói quen, những giá trị tốt đẹp, tạo cơ sở ban đầu cho
việc hình thành phát triển nhân cách sau này. Đồng thời trẻ cũng rất nhạy cảm
với những tác động và ảnh hưởng của môi trường xung quanh, dễ bị tổn thương
bởi những tác động của biến đổi khí hậu.
Tôi đã chỉ đạo giáo viên hiểu rõ nội dung giáo dục trẻ Mẫu giáo về biến đổi
khí hậu, cách ứng phó và giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu trong trường
mầm non cần phù hợp với mức độ phát triển của trẻ. Được tích hợp trong tất cả
các lĩnh vực giáo dục trong các chủ đề., đó là giáo dục phát triển thể chất, giáo
dục phát triển nhận thức, giáo dục phát triển ngôn ngữ, giáo dục phát triển tình
cảm và kỹ năng xã hội, giáo dục phát triển thẩm mỹ.Được đưa vào các hoạt
động từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của
trẻ, không gây quá tải.
+ VD: Ở chủ đề “Trường Mầm non” Với các cháu độ tuổi 3-4 tuổi .Tôi chỉ
đạo giáo viên trò chuyện với trẻ về trường Mầm non, nơi trường học được xây
dựng, hãy cho trẻ liên hệ, xác định những vị trí khu vực, địa điểm an toàn mà trẻ
có thể di chuyển đến đó khi có thiên tai. Xác định những vật dụng có sẵn ở
trường cần thiết phải sử dụng khi có thiên tai. Khi có thảm họa thiên tai nhắc trẻ
không được sợ hãi, không hoảng loạn, bình tĩnh thực hiện những yêu cầu, hướng
dẫn của cô giáo, giúp cô giáo đóng cửa nếu cần thiết, không tự ý ra khỏi lớp,
hoặc ra khỏi nơi sơ tán khi không có người lớn bên cạnh, cần biết tìm nơi trú ẩn
an toàn, biết gọi người lớn khi gặp nguy hiểm.
+ VD: Với chủ đề “Bản thân” Với các cháu mẫu giáo độ tuổi 4-5 tuổi Tôi
chỉ đạo giáo viên giúp trẻ nhận biết một số hiện tượng.
*Bé cần làm gì khi trời mưa , giông, sấm, sét:
Khi có hiện tượng gió mạnh kèm theo mưa, giông, sấm, sét… Trẻ phải
chạy ngay vào nhà, lớp học, không được chơi đùa ngoài trời. Nếu ở trong nhà trẻ
phải tắt ti vi, máy tính, quạt điện… và tránh xa các thiết bị điện. Đồng thời tránh
10
những chỗ ẩm ướt như buồng tắm, bể nước, vòi nước. Nếu đang ở ngoài trời trẻ
hãy nhanh chóng tìm nơi trú ẩn an toàn để ẩn nấp, tuyệt đói không được nấp
dưới những cây to, cột điện và những vật dụng bằng kim loại để đề phòng sét
đánh và biết gọi cho người lớn khi gặp nguy hiểm.
Hình ảnh mưa giông, sấm sét
* Bé cần làm gì khi có bão, lốc xoáy:
Khi có hiện tượng này nếu ở trong nhà trẻ cần tìm nơi trú ẩn an toàn có vị
trí sát mặt đất nhất. Nếu ở ngoài trời hãy chạy về nhà ngay đóng cửa lại hoặc tìm
bãi đất trống hay rãnh, mương, hố không có nước nằm xuống thật sát mặt đất,
che kín đầu để khỏi bị thương do đất đá, cành cây rơi xuống. Không núp dưới
bóng cây to dưới những ngôi nhà không chắc chắn hoặc quá lớn vì đó là những
nơi rất dễ bị sụp đổ. Dạy trẻ tuyệt đối không được trú ẩn trong ô tô, tránh bị lốc
xoáy cuốn đi, không chơi ngoài trời, không tắm mưa, tránh xa các hố ga, đoạn
dây điện bị đứt.
11
Hình ảnh lốc xoáy
* Bé cần làm gì khi có lũ, sạt lở đất, triều cường:
Khi xảy mưa lũ, để đảm bảo an toàn trẻ tuyệt đối không được tùy ý đi chơi
khi không có người lớn đi kèm. Dạy trẻ không chơi ở triền đồi, triền núi sau các
đợt mưa lũ kéo dài vì rất dễ bị sạt lở đất, không được tự bơi lội hoặc chơi đùa ở
bờ sông, bờ ao tránh đuối nước và sạt lở đất, tránh xa dây điện, miệng cống , trẻ
biết kêu cứu khi gặp nguy hiểm. Trẻ biết giữ vệ sinh cá nhân, không sử dụng
nước nhiễm bẩn trong mưa lũ để tránh dịch bệnh.
Hình ảnh khi có lũ, sạt lở đất
* Bé cần làm gì khi có cháy:
Dạy trẻ khi có cháy phải hét thật to để báo cho người lớn và mọi người
xung quanh biết. Nếu cháy ở trong phòng hãy dùng khăn ướt bịt mũi để hạn chế
hít phải khói độc, bò bằng đầu gối dưới đám khói và thoát ra ngoài càng nhanh,
càng tốt, nếu quần áo bị cháy hãy nằm ngay xuống đất che mặt và lăn qua, lăn
lại cho đến khi lửa tắt, không được chạy vì lửa sẽ càng cháy nhanh hơn, không
được nấp dưới gầm giường, tủ hãy luôn tạo ra tiếng động để mọi người biết nơi
ẩn nấp.
12
Hình ảnh khi cháy
+ VD: Chủ đề: “Nước và một số hiện tượng tự nhiên” ở độ tuổi 5-6 tuổi tôi
chỉ đạo giáo viên dạy trẻ nhận biết một số dấu hiệu và tận dụng các cơ hội để trẻ
được quan sát các hiện tượng tự nhiên đang hoặc sắp xảy ra, quan sát sự thay đổi
của cảnh vật, sự thay đổi của các hoạt động của con người, con vật, trước những
thay đổi của hiện tượng tự nhiên. Đối với chủ đề này giáo viên cần dạy trẻ biết
sự cần thiết của nước đối với đời sống của con người và động thực vật trên trái
đất, các loại nguồn nước (Nước biển, sông, suối, hố, giếng, thác nước). Các dấu
hiệu để nhận biết thế nào là nước sạch, nước bẩn. Nguyên nhân gây ô nhiễm
nguồn nước. Vì sao phải bảo vệ nguồn nước? cần làm gì để bảo vệ nguồn nước.
Tìm hiểu về ích lợi và tác hại của mưa biết trong mùa mưa hay xảy ra hiện
tượng các cơn giông, sấm sét. Trẻ biết hiện tượng sét và cách phòng chống bị sét
đánh không nên trú ẩn dưới các gốc cây to, trẻ biết được một số đồ dùng có thể
sử dụng khi trời mưa, bão như ô, áo mưa, ủng…
Trẻ biết được thời tiết là các hiện tượng nắng, mưa, gió, bão, nóng, lạnh, độ
ẩm.. diễn ra trong một thời gian rất ngắn như sáng, trưa, chiều, tối, ở một
khoảng không gian hẹp như xã, huyện, tỉnh, vùng.
Đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi giáo viên cần giải thích và phân biệt thời tiết
và khí hậu. Khí hậu cũng là nắng ,mưa, gió bão, lạnh, nóng, độ ẩm nhưng xảy ra
trong một thời gian dài, mang tính lặp lại. Biết các mùa trong năm ở hai miền
Bắc và miền Nam, sự thay đổi thời tiết. Các dấu hiệu để nhận biết lũ, lụt, dông
tố, lốc, sấm sét, hạn hán, hỏa hoạn. Trẻ biết được hậu quả của biến đổi khí hậu
nắng kéo dài sẽ xảy ra hạn hán, hỏa hoạn, dịch bệnh. Rét hậu quả của rét kéo dài
sẽ ảnh hưởng đến đời sống con người và động thực vật.
Kết quả: Thông qua các chủ đề thực hiện trong chương trình giáo dục
mầm non, có 96% trẻ mẫu giáo Trẻ thể hiện tình cảm, sự quan tâm, chia sẻ với
các bạn và những người xung quanh khi thiên tai xảy ra. Có ý thức tuân thủ sự
chỉ dẫn của người lớn khi thiên tai xảy ra.
4. Biện pháp 4: Chỉ đạo giáo viên sưu tầm, sáng tác trò chơi, bài thơ,
hò vè, câu đố về biến đổi khí hậu và cách ứng phó:
Ở lứa tuổi mẫu giáo, hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo, bởi vui chơi
đã gây ra những biến đổi về chất, có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành
nhân cách trẻ và là tiền đề cho hoạt động học tập ở lứa tuổi tiếp theo. Phương
châm “Học mà chơi, chơi mà học” luôn được quán triệt trong công tác chăm
sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường mầm non. Trong hoạt động vui chơi, bên
cạnh đó các bài thơ, ca dao, hò vè, tục ngữ cũng là nguồn giá trị để trẻ được
nghe, được đọc cùng với sự giảng giải của cô, trẻ sẽ thấm dần ý nghĩa của lời ca,
từ đó tích luỹ cho mình những bài học kinh nghiệm trong cuộc sống, ngoài ra
thông qua những nội dung những câu ca dao, hò vè, tục ngữ trẻ biết về thời hoạt
động của ông cha ta để lại.
13
Trong các hoạt động của trẻ mầm non nói chung và trẻ Mẫu giáo nói riêng
tôi đã chỉ đạo giáo viên lồng ghép các trò chơi theo hướng tích hợp nhằm giúp
trẻ rèn luyện kiến thức và vận động cơ bắp, giác quan, tạo sự thoải mái trong
hoạt động nhận thức từ đó giúp hoạt động học thêm sinh động.
Tôi đã sưu tầm và sáng tác một số trò chơi có nội dung về biến đổi khí hậu
và cách ứng phó để triển khai cho giáo viên hướng dẫn trẻ thực hiện.
*Trò chơi sưu tầm:
Trò chơi 1: Đô Mi no về biến đổi khí hậu
Giúp trẻ ghi nhớ, nhận biết các hình ảnh về biến đổi khí hậu và các hành
động để giảm nhẹ biến đổi khí hậu. (Hướng dẫn cách chơi ở phần phụ lục).
Trò chơi 2: Ai đúng, ai sai
Giúp trẻ củng cố hiểu biết của trẻ về những nguyên nhân tác hại của hạn
hán và cách ứng phó có lợi nhất(Hướng dẫn cách chơi ở phần phụ lục).
Trò chơi 3: Phản ứng dây chuyền
Giúp trẻ ghi nhớ cách sử lý tình huống khi đi ngoài đường gặp mưa dông,
sấm sét (Hướng dẫn cách chơi ở phần phụ lục).
Trò chơi 4: Bé cần làm gì khi có cháy
Giúp trẻ nhận biết kí hiệu của cửa thoát hiểm, cầu thang thoát hiểm, trẻ biết
cách xử lí khi xảy ra hỏa hoạn, trẻ biết tuân thủ sự hướng dẫn của người lớn khi
xảy ra hỏa hoạn (Hướng dẫn cách chơi ở phần phụ lục).
*Trò chơi sáng tác:
Trò chơi 1: Thời tiết và khí hậu:
Giúp trẻ nhận biết đặc điểm của một số hiện tượng thời tiết. (Hướng dẫn
cách chơi ở phần phụ lục).
Trò chơi 2: Nước biển dâng
Cung cấp cho trẻ biết biến đổi khí hậu làm băng tan, nước biển dâng lên
làm ngập, mất nơi sinh sống của con người và các loài vật. (Hướng dẫn cách
chơi ở phần phụ lục).
Trò chơi 3: Phân loại:
Giúp trẻ nhận biết và phân biệt các hành động góp phần gây ra biến đổi khí
hậu và các hành động có tác dụng ứng phó với biến đổi khí hậu. Trẻ biết được
đâu là hành động nên hay không nên. (Hướng dẫn cách chơi ở phần phụ lục).
Trò chơi 4: Mưa to, mưa nhỏ: Luyện phản xạ nhanh cho trẻ (Hướng dẫn
cách chơi ở phần phụ lục)
*Sưu tầm, sáng tác thơ ,hò vè, tục ngữ, ca dao, câu đố có nội dung về
biến đổi khí hậu và cách ứng phó giúp trẻ dễ nhớ, dễ thuộc.
Tôi đã sưu tầm một số bài thơ có nội dung biến đổi hí hậu và cách ứng phó
giúp trẻ dễ nhớ chóng thuộc như “Cả nhà chống bão”, “Khi cơn bão đến”, “Rét
về không sợ”, “Mưa rào”.(Nội dung các bài thơ ở phần phụ lục).
Sáng tác một số bài thơ “Lời cô bé nhớ”, “Bé tự bảo vệ sức khỏe” (Nội
dung các bài thơ ở phần phụ lục).
Bên cạnh đó các bài ca dao, tục ngữ cũng là nguồn giá trị để trẻ nghe
thường xuyên.
14
Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.
Tháng bảy kiến đàn, đại hàn hồng thủy
Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước.
Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão.
Nhiều sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa.
Cơn đằng đông, vừa trông vừa chạy
Cơn đằng nam, vừa làm vừa chơi.
Gió bắc hiu hiu, sếu kêu trời rét.
Ráng mỡ gà, ai có nhà phải chống.
Sấm động gió tan
Cầu vồng móng cụt, không lụt thì mưa.
Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.
Tháng ba mưa đám, tháng tám mưa cơn.
Gió heo may, chẳng mưa dầm thì bão giật.
Đêm trời tối, trăng sao không tỏ
Ấy là điềm mưa gió tới nơi
Đêm nào sao sáng xanh trời
Ấy là nắng ráo yên vui suốt ngày
Những ai chăm việc cấy cày
Điềm trời trông đó, liệu xoay việc làm.
Kết quả: Với những bài thơ, câu chuyện, ca dao, tục ngữ, các trò chơi có
nội dung về biến đổi khí hậu, cách ứng phó do tôi sưu tầm và sáng tác đã giúp
trẻ tích cực tham gia vào hoạt động, dễ nhớ, nhanh thuộc và khắc sâu được kiến
thức về biến đổi khí hậu, có kỹ năng tốt khi ứng phó với biến đổi khí hậu , có
nhận thức về các hiện tượng tự nhiên, biết cách phòng và chống khí có thiên tai
xảy ra. Bản thân đã sáng tác được 4 trò chơi và 2 bài thơ có nội dung về biến đổi
khí hậu và cách ứng phó.
5. Biện pháp 5: Chỉ đạo giáo viên Tích hợp nội dung giáo dục giúp trẻ
hình thành những kỹ năng cần thiết để ứng phó với biến đổi khí hậu và
cách ứng phó ở mọi lúc, mọi nơi:
Trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ mầm non nói chung và
trẻ mẫu giáo nói riêng, tôi đã chỉ đạo giáo viên tích hợp các nội dung giáo dục
về biến đổi khí hậu, cần chú ý tận dụng cơ hội để trẻ được quan sát các hiện
tượng tự nhiên đang hoặc sắp xảy ra, quan sát sự thay đổi của cảnh vật, sự thay
đổi của con người, con vật, sự thay đổi bất thường của thời tiết. Các hoạt động
này được đưa vào kế hoạch giáo dục trẻ mầm non nói chung, trẻ mẫu giáo nói
15
riêng và tổ chức thực hiện tích hợp các nội dung giáo dục về biến đổi khí hậu
trong các tình huống, thời điểm sinh hoạt một ngày của trẻ một cách phù hợp:
*Đón trẻ:
Ví dụ: Ở chủ đề Bản thân đối với trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi.
Giáo viên trò chuyện hoặc cho trẻ xem tranh ảnh, băng hình về thời tiết, khí
hậu, ứng phó với biến đổi khí hậu, cho trẻ tự liên hệ thực tế về thời tiết và trang
phục của trẻ, hướng dẫn trẻ chăm sóc góc thiên nhiên.
Ví dụ: Ở chủ đề Trường Mầm non đối với trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi.
Giáo viên trò chuyện với trẻ về thời tiết hôm nay (Nắng,gió, mưa..), hôm
nay trẻ mặc trang phục có phù hợp với thời tiết không? Nhắc nhở trẻ cách chọn
trang phục phù hợp với thời tiết và cách sắp xếp giày, dép, đồ dùng, ba lô gọn
gàng, ngăn nắp, đúng nơi quy định.
Ví dụ: Ở chủ đề Nước và các hiện tượng tự nhiên đối với trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi.
Giáo viên cùng trẻ trò chuyện về thời tiết hiện tại Nắng, gió, mưa. Quan sát
xem trẻ mặc có phù hợp với thời tiết không? Thảo luận với trẻ nên mặc quần áo
như thế nào cho phù hợp với thời tiết hiện tại. Trẻ cần phải sử dụng đồ dùng,
phương tiện gì để hạn chế những tác động, ảnh hưởng không mong muốn của
thời tiết. Trẻ biết đội mũ, mặc áo chống nắng, đeo kính khi trời nắng, biết mặc
áo mưa, đội mũ khi trời mưa.
*Hoạt động góc:
Ví dụ: Ở chủ đề Bản thân đối với trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi.
Giáo viên hướng dẫn trẻ tô màu tranh trái đất, làm đồ chơi bằng vật liệu tái
sử dụng, chơi trò chơi nghe dự báo thời tiết, chọn trang phục, đồ ăn, thức uống
có lợi cho sức khỏe, phù hợp với thời tiết.
Ví dụ: Ở chủ đề Trường mầm non đối với trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi.
Giáo viên hướng dẫn trẻ tô màu tranh về các hiện tượng biến đổi khí hậu,
những hoạt động bảo vệ môi trường ở trường mầm non. Hướng dẫn trẻ làm sách
tranh, truyện tranh liên quan đến trái đất, các hiện tượng biến đổi khí hậu, các
hoạt động bảo vệ môi trường., cho trẻ xem tranh, quan sát thực tế và thảo luận
về cách đi đến trường an toàn trong mùa mưa lũ.
Ví dụ: Ở chủ đề Nước và các hiện tượng tự nhiên đối với trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi.
Giáo viên hướng dẫn trẻ vẽ tranh, làm đồ dùng, dụng cụ thí nghiệm về
nước và gió. Làm sách tranh về mặt trời, mặt trăng, mưa, bão, các hiện tượng
thời tiết , kể chuyện, xem sách truyện tranh liên quan đến hiện tượng tự nhiên và
tác động của chúng tới môi trường. hướng dẫn trẻ làm chong chóng, quạt, kính
dâm..
*Hoạt động ngoài trời:
Ví dụ: Ở chủ đề Bản thân đối với trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi.
16
Giáo viên hướng dẫn trẻ quan sát, trò chuyện, thảo luận về sự thay đổi của
thời tiết, biểu hiện của biến đổi khí hậu. Hướng dẫn trẻ chơi các trò chơi thực
hành kỹ năng tự bảo vệ khi có hiện tượng bất thường do biến đổi khí hậu.
Ví dụ: Ở chủ đề Trường mầm non đối với trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi.
Giáo viên hướng dẫn trẻ khi cho trẻ dạo chơi nên kết hợp cho trẻ quan sát
thời tiết, cây cối. Nếu có thể cho trẻ quan sát, vườn cây, đồng ruộng, quan sát
quang cảnh xung quanh trường, lớp, xác định nơi có thể di chuyển đến nơi an
toàn khi có bão lũ. Hướng dẫn trẻ chơi các trò chơi rèn luyện kỹ năng, xử lí tình
huống xảy ra khi có thiên tai. Hướng dẫn trẻ gom và phân loại rác, trồng cây,
chăm sóc, tưới cây.
Ví dụ: Ở chủ đề Nước và các hiện tượng tự nhiên đối với trẻ 5-6 tuổi.
Giáo viên tổ chức cho trẻ làm các thí nghiệm về nước: Nước sạch, nước
bẩn, nước chảy từ trên cao xuống, tạo các thác nước làm nước chảy mạnh, chảy
yếu và hướng dẫn trẻ quan sát xem điều gì xảy ra? Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi
“Bé chọn đồ dùng và trang phục nào”. Hướng dẫn trẻ gom rác và phân loại,
chăm sóc góc thiên nhiên.
* Hoạt động chiều:
Ví dụ: Ở chủ đề Bản thân đối với trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi:
Giáo viên hướng dẫn trẻ thực hành các tình huống, các trò chơi rèn luyện
kỹ năng tự bảo vệ bản thân, kỹ năng xử lí tình huống khi có mưa, bão, cháy, lũ,
lụt. Trẻ nghe cô giáo kể chuyện, đọc thơ có nội dung giáo dục liên quan đến biến
đổi khí hậu.
Ví dụ: Ở chủ đề Trường Mầm non đối với trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi.
Giáo viên tổ chức các hoạt động: đọc thơ, kể chuyện, vẽ, làm an bum có
nội dung liên quan đến biến đổi khí hậu, hướng dẫn trẻ chơi nhiều trò chơi khác
nhau như trò chơi vận động, trò chơi học tập thể hiện sự hiểu biết có phản ứng
phù hợp với những trường hợp cụ thể như trò chơi “Bé đi lối nào”, “Ai nhanh
nhất”, “Tự hành động đúng”..
Ví dụ: Ở chủ đề Nước và các hiện tượng tự nhiên đối với trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi.
Giáo viên tổ chức cho trẻ hoạt động đọc thơ, kể chuyện, vẽ , làm an bum có
nội dung liên quan đến biến đổi khí hậu, tổ chức cho trẻ chơi nhiều trò chơi khác
nhau. Việc thay đổi các trò chơi là cần thiết để tăng sự hấp dẫn của trò chơi cũng
như tăng hứng thú và tính tích cực tham gia của trẻ. Hướng dẫn trẻ chơi các trò
chơi vận động, học tập thể hiện sự hiểu biết, sự nhanh nhạy của trẻ để thích ứng
với các tình huống: Mưa to, mưa nhỏ, bão, giông, nắng to, lũ, lụt, cháy..Thể hiện
qua việc trẻ có hành động và những phản ứng thích hợp khi có tình huống cụ
thể:
Kết quả: 97% trẻ mẫu giáo có kiến thức và kỹ năng về biến đổi khí hậu,
cách ứng phó, và có những hành vi đúng về bảo vệ môi trường và bảo sức khỏe
cho bản thân trẻ.
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường:
17
Trên đây là một số biện pháp tôi đã mạnh dạn thực hiện trong năm học tuy
rằng thời gian chưa nhiều, nhưng trong quá trình thực hiện tôi đã thu được kết
quả sau:
Đối với hoạt động giáo dục:
ĐỘ TUỔI
NỘI DUNG
Trẻ thể hiện tình
cảm, sự quan tâm,
chia sẻ với các
bạn và những
người xung quanh
khi thiên tai xảy
ra
Chưa
Đạt
đạt
3-4 tuổi
68 cháu
4-5 tuổi
90 cháu
5-6 tuổi
56 cháu
65
cháu
3 cháu
95,5%
4,5%
87
cháu
96%
54
cháu
96%
3 cháu
4%
2 cháu
4%
Trẻ có ý thức
tuân thủ sự chỉ
dẫn của người
lớn khi thiên
tai xảy ra
Đạt
65
cháu
95,5
%
89
cháu
99%
55
cháu
98%
Trẻ thể hiện ý
Trẻ yêu thiên
thức hoạt động
nhiên và ứng xử
tiết kiệm, và biết
thân thiện với
bảo vệ bản thân
môi trường xung
khi thiên tai xảy
quanh
ra
Chưa
đạt
Đạt
Chưa
đạt
Đạt
Chưa
đạt
3
cháu
63
cháu
5
cháu
66
cháu
2
cháu
4,5%
92%
8%
97%
3%
89
cháu
99%
56
cháu
100%
1
cháu
1%
0
cháu
1
cháu
1%
1
cháu
2%
86
4
cháu cháu
95,5% 4,5%
54
2
cháu cháu
96%
4%
Tổng số
206 8 cháu 209
5
203
11
211
3
214 cháu
Tỷ lệ
96
4
97,6
2,4
95
5
98,5
1,5
Đối với bản thân và đồng nghiệp:
- Nhận thức được tầm quan trọng trong công tác giáo dục giúp trẻ hình
thành những kỹ năng cần thiết để ứng phó với biến đổi khí hậu và cách ứng phó,
nên bản thân tôi và giáo viên luôn cố gắng trao dồi kiến thức, lấy tình thương
yêu trẻ làm tiêu trí phấn đấu và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Việc lồng ghép tích hợp kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu và cách
ứng phó vào hoạt động học và các hoạt động trong ngày của trẻ linh hoạt và
sáng tạo hơn.
- Thường xuyên trao đổi, kết hợp giáo dục trẻ với các bậc phụ huynh về
qua từng tháng.
Với nhà trường:
Tổ chức tuyên truyền về Giáo dục bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi
khí hậu và phòng - chống thiên tai cho cán bộ, giáo viên, phụ huynh học sinh;
hiểu và có kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu,...
Tổ chức triển khai quán triệt các hoạt động tuyên truyền về ứng phó với
biến đổi khí hậu và phòng - chống thiên tai cho học sinh với các hình thức
18
phong phú: viết, vẽ, tổ chức cho học sinh mẫu giáo tham gia lao động vệ sinh
quét dọn, nhặt rác ,…vào những ngày quy định thường xuyên theo lịch vào thứ 6
của tuần.
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
I.Kết luận:
Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lại của đất nước.
Chăm sóc giáo dục trẻ là chăm sóc đến tương lai của cả một dân tộc. Bởi vậy
các nhà nghiên cứu khoa học đều thống nhất rằng: Giáo dục biến đổi khí hậu cần
được quan tâm đúng mức ngay từ lứa tuổi mầm non vì trẻ ở lứa tuổi này rất
thích tiếp xúc với thế giới tự nhiên và cuộc sống xung quanh. Để giúp trẻ có
những kiến thức và kỹ năng thực hành về biến đổi khí hậu phù hợp với khả năng
của trẻ, điều quan trọng giáo viên phải luôn gương mẫu cho trẻ làm theo, luôn có
ý thức hướng dẫn trẻ kiên trì không được đốt cháy giai đoạn. Trên cơ sở đó giáo
dục trẻ biết yêu quý, gần gũi môi trường và đánh giá các hành vi tốt, xấu của con
người trong việc chăm sóc bảo vệ môi trường. Vì vậy giáo dục biến đổi khí hậu
cho trẻ là vấn đề quan trọng và vô cùng cần thiết.
Bản thân và Giáo viên phải nhận thức đầy đủ đúng đắn về nội dung giáo
biến đổi khí hậu.Vì thể đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu và hiểu đặc điểm tâm
sinh lý của trẻ để từ đó có những biện pháp tích hợp giáo dục mọi lúc mọi nơi
không ngại khó, khổ, ngại bẩn...
Tích cực tìm tòi, sáng tạo áp dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy để
áp dụng nội dung chuyên đề một cách phù hợp với khả năng của trẻ và tình hình
thực tế ở trường, lớp.
Luôn phối kết hợp chặt chẽ cùng phụ huynh học sinh gia đình và nhà
trường để giáo dục biến đổi khí hậu cho trẻ.
Tích cực sưu tầm tranh đẹp, phim ảnh hấp dẫn đảm bảo tính thẩm mỹ có
nội dung giáo dục biến đổi khí hậu.
Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, bài giảng điện tử sưu tầm băng
hình chất lượng cao để lưu giữ và sử dụng trên tiết học và các hoạt động.
Lập kế hoạch chỉ đạo tổ chuyên môn dự giờ đóng góp xây dựng ý kiến.
II. Kiến nghị:
*Đối với giáo viên:
Phải có trách nhiệm tuyên truyền và phối kết hợp cùng các bậc phụ huynh
cũng như nhân dân về biến đổi khí hậu. Phát động phong trào trồng cây xanh,
tạo môi trường xanh – sạch- đẹp cho trường lớp. Giáo viên cần tăng cường sưu
tầm tranh ảnh, tài liệu để trẻ được trải nghiệm và khám phá.
*Đối với nhà trường.
Nhà trường cũng nên đầu tư và nâng cấp các loại trang thiết bị cơ sở vật
chất, thùng đựng rác ...Xử lý tốt các nguồn nước thải, nhà vệ sinh.
Trồng vườn rau sạch giúp bé tìm hiểu các loại rau, củ, quả, đồng thời còn
cung cấp thực phẩm tươi, sạch cho nhà bếp.
*Đối với địa phương:
19
Quan tâm sâu sắc hơn nữa đến ngành học mầm non. Tuyên truyền trên các
thông tin đại chúng, các buổi họp giao ban với trưởng các ban ngành đoàn thể và
tìm ra những giải pháp tốt nhất tránh tình trạng gây ô nhiễm đồng thời có biện
pháp xử lý và phân loại rác thải kịp thời.
*Đối với ngành giáo dục:
Mở các lớp tập huấn, chuyên đề cho giáo viên rèn luyện thêm các kỹ năng
về giáo dục biến đổi khí hậu.
Trên đây là những biện pháp mà thực tế tôi đã thực hiện và thành công.
Nhưng không thể tránh khỏi những thiếu xót nên rất mong sự đóng góp ý kiến
của hội đồng khoa học, các bạn bè đồng nghiệp để đề tài của tôi hoàn thiện và
đạt kết quả cao hơn.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Nga Sơn, ngày 10 tháng 4 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người làm sáng kiến
Trần Thị Hiền
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Biến đổi khí hậu và giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong trường
mầm non của nhà xuất bản Giáo dục Việt nam.
Cùng bé tìm hiểu và ứng phó với biến đổi khí hậu; (Vụ giáo dục Mầm non,Nhà xuất bản Giáo dục)
- Giáo dục trẻ Mầm non ứng phó với biến đổi khí hậu qua trò chơi, thơ ca,
truyện kể, câu đố (Tác giả Nguyễn Hồng Thu, Nguyễn Thị Hiếu, Trần Thu
Trang- Nhà xuất bản Giáo dục)
21
CÁC ĐỀ TÀI SKKN
ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG CẤP SỞ GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO ĐÁNH GIÁ
XẾP LOẠI.
1. Một số kinh nghiệm dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen với Toán
Năm học 1993-1994. Đạt loại C cấp Tỉnh
2. Một số biện pháp dạy kỹ năng Âm Nhạc cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi.
Năm học 2000-2001. Đạt loại C cấp Tỉnh
3. Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mẫu
giáo 5 tuổi.
Năm học 2004-2005. Đạt loại A cấp Tỉnh
4. Một số biện pháp nâng cao chất lương tổ chức trò chơi học tập đối với sự
phát triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi
Năm học 2005-2006. Đạt loại C cấp Tỉnh
5. Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện chuên đề giáo dục dinh dưỡng và vệ
sinh an toàn thực phẩm
Năm học 2007-2008. Đạt loại C cấp Tỉnh.
6. Một số biện pháp chỉ đạo kích thích phát triển ngôn ngữ của trẻ Mẫu giáo
Năm học 2008-2009. Đạt loại C cấp Tỉnh
7. Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng làm đồ dùng, đồ chơi tự
tạo và từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương.
Năm học 2010-2011. Đạt loại B cấp Tỉnh
8. Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên giáo dục Đạo đức cho trẻ lứa tuổi Mẫu
giáo ở trường Mầm non Nga Bạch
Năm học 2013-2014. Đạt loại B cấp Tỉnh.
22
PHỤ LỤC:
I.
CÁC BÀI THƠ, TRÒ CHƠI
• Thơ sưu tầm
Cả nhà chống bão
Ông bà đan rỗ say mê
Cha mẹ xe đất đắp đê cả ngày
Anh chị chôn cọc đỡ cây
Mái nhà đè nặng, ken dày làn tre
Mở đài báo bão em nghe
Lấy bao bịt kín cả khe cửa lùa
Nhốt chuồng con gà mới mua
Bão tan em mới vui đùa trên sân
Mẹ khen em đến mấy lần
Con biết tránh bão giữ thân an toàn
Con mẹ đã giỏi lại ngoan
Chống bão thắng lợi, kết đoàn phải tăng
Học hành phải cố siêng năng
Giỏi tài, thì bão cứ rằng cũng thua!
Khi cơn bão đến
Ông trời thổi gió đùng đùng
Thành cơn bão nổi khắp vùng gần xa
Làm tốc cả hai mái nhà
Cuốn gãy mất mấy cành đa, cành đào…
Tránh bão, em đóng cửa vào
Cài then thật chặt, gió nào cũng lui
Bão tan, cùng bạn đùa vui
Quét sân sạch sẽ, lau chùi hè hiên.
Rét về không sợ
Gió khô lạnh buốt tay chân
Mẹ bảo cái rét nó “lần” về đây
Gió lạnh táp cả lá cây
Giá buốt làm tấm thân gầy tái tê
Em chống gió rét nó về
Lấy mũ len đội, chân vê tất giày
Tất len xỏ kín hai tay
Mặc thêm cái áo len dày có tay
Thế là cái rét lùi ngay
23