Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Một số biện pháp lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ 4 5 tuổi ở trường mầm non nga yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.62 KB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP LỒNG GHÉP TÍCH HỢP
NỘI DUNG GIÁO DỤC DINH DƯỠNG VÀ VỆ SINH
AN TOÀN THỰC PHẨM CHO TRẺ 4 - 5 TUỔI
TRƯỜNG MẦM NON NGA YÊN

Người thực hiện: Phạm Thị Phương
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Nga Yên
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

THANH HÓA, NĂM 2017
1


MỤC LỤC
Tên đề mục
Mục lục
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3.Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm


2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Tuyên truyền, phối hợp phụ huynh chuẩn bị cơ sỏ vật chất,
phục vụ chăm sóc giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
2.3.2. Xây dựng môi trường giáo dục dinh dưỡng và an toàn thực
phẩm phong phú phù hợp vói chủ đề.
2.3.3. Giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ
thông qua hoạt động trong ngày ở mọi lúc mọi nơi.
2.3.3.1. Giờ đón trẻ.
2.3.3.2. Lồng ghép nội dung GDDD và VSATTP thông qua các
hoạt động có chủ định.
2.3.3.3.Hoạt động ngoài trời.
2.3.3.4. Với hoạt động góc.
2.3.3.5. Thời điểm cho trẻ ăn.
2.3.3.6. Hoạt động chiều.
2.3.4. Làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ giáo dục dinh dưỡng và
vệ sinh an toàn thực phẩm.
2.3.5. Phối hợp với Trạm y tế Xã khám sức khỏe và cân đo theo
định kỳ, kiểm tra thường xuyên VSATTP.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
3. Kết luận, kiến nghị
*Kết luận
*Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Danh mục các đề tài sáng kiến đã được xếp loại

Trang
1
1
1

2
2
2
2
3
6
6
6
9
9
9
11
12
14
15
15
16
17
19
19
19

2


1. MỞ ĐẦU
1.1.Lý do chọn đề tài .
Giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay đang là vấn đề
nóng bỏng, là mối quan tâm của toàn xã hội. Trong những năm gần đây, đã có
nhiều vụ xảy ra ngộ độc thực phẩm ở các địa phương các bếp ăn tập thể trong cả

nước làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của con người.
“Các cơ sở giáo dục mầm non là nơi tập trung đông trẻ, bản thân trẻ còn
yếu ớt, chưa chủ động, ý thức được đầy đủ về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn
thực phẩm”. Vì vậy ngành học mầm non đã đưa nội dung “Giáo dục dinh dưỡng
và vệ sinh an toàn thực phẩm” vào chương trình chăm sóc nuôi dưỡng và giáo
dục trẻ ở lứa tuổi này.[1]
Thực hiện nhiệm vụ của bộ giáo dục và đào tạo ngành học mầm non đã đưa
nội dung chuyên đề giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm vào chương
trình chăm sóc giáo dục trẻ. Đây là việc làm vô cùng cần thiết, nó tạo được sự
liên thông chăm sóc nuôi dưỡng từ độ tuổi mầm non cho đến lứa tuổi học
đường. Chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ là một quá trình tác động có mục
đích, có kế hoạch lên tình cảm, lý trí của trẻ nhằm thay đổi nhận thức, thái độ,
hành động để trẻ tự giác chăm lo đến vấn đề ăn uống, vệ sinh sức khỏe, cá nhân,
tập thể và cộng đồng.
Như vậy giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường mầm
non là việc làm cần thiết, đối với trẻ mầm non nói chung, trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi
nói riêng. Trẻ lứa tuổi này rất dễ nhạy cảm và mau chóng tiếp thu những điều
học được ở trường, hình thành dấu ấn lâu dài, giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an
toàn thực phẩm cho trẻ mẫu giáo sẽ góp phần quan trọng tạo ra lớp người mới
có sự hiểu biết đầy đủ về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, biết lựa
chọn ăn, uống hợp lý, đúng cách, đảm bảo sức khoẻ tốt, thân thể hài hòa, cân
đối....
Với tầm quan trọng của việc giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực
phẩm cho trẻ mầm non, bản thân tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi những biện pháp, thủ
thuật trong quá trình giáo dục trẻ, lôi cuốn trẻ tham gia vào các hoạt động dinh
dưỡng, sức khoẻ và vệ sinh an toàn thực phẩm mọi lúc, mọi nơi một cách tích
cực, đạt hiệu quả cao nhất. Vì vậy năm học này tôi đã chọn nghiên cứu đề tài
“Một số biện pháp lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng và vệ
sinh an toàn thực phẩm cho trẻ 4-5 tuổi Trường Mầm Non Nga Yên”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.

- Nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm
cho trẻ trong trường mầm non Nga Yên, trên thực tế để phân tích tìm hiểu biện

1


pháp khắc phục hạn chế nhằm giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực
phẩm cho trẻ trong trường.
- Thu hút sự quan tâm của các cấp các nghành, các bậc phụ huynh quan tâm
đến việc giáo dục dinh dưỡng và VSATTP cho trẻ tại trường mầm non, để từng
bước chuẩn hóa, đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng, dụng cụ,… nhằm tạo cho trẻ
môi trường tốt phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục dinh dưỡng và
VSATTP cho trẻ. Từ đó giúp trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động một cách
tốt hơn.
- Tìm hiểu cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý của việc giáo dục dinh dưỡng và
VSATTP trong trường để phân tích thực trạng một số biện pháp giáo dục dinh
dưỡng và VSATTP ở đơn vị.
- Rút ra các bài học về giáo dục dinh dưỡng và VSATTP cho trẻ.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Học sinh 4-5 tuổi tại Trường Mầm Non Nga Yên - Nga Sơn – Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong đề tài này tôi đã chọn và sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp đàm thoại: Phương pháp này được sử dụng để phụ huynh
và giáo viên trong trường thảo luận về các ý tưởng để phục vụ chăm sóc giáo
dục dinh dưỡng và VSATTP.
- Phương pháp nghiên cứu: Bản thân tôi đã tiến hành đọc tham khảo tài
liệu liên quan để tìm ra một số biện pháp lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục
và VSATTP cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày của trẻ ở mọi lúc mọi
nơi. Phân tích tổng hợp hệ thống hóa để xây dựng cơ sở khoa học của đề tài.
- Phương pháp thực hành:Từ những kiến thức, những kinh nghiệm đã

nghiên cứu ,thu thập được, thực hành làm ra được nhiều đồ dùng đồ chơi phục
vụ giáo dục dinh dưỡng và VSATTP, phục vụ giáo dục phát triển cho trẻ.
- Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phương pháp này để sử lý số
liệu đã khảo sát giúp ứng dụng trên trẻ, giúp cho việc đánh giá kết quả thực
trạng được chính xác.
- Phương pháp tuyên truyền: Sử dụng tuyên truyền để phụ huynh tham
gia phối kết hợp chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ chăm sóc giáo dục dinh dưỡng
và VSATTP cho trẻ.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận.
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống quốc dân, sự phát
triển của trẻ thời kỳ này có một vị trí đặc biệt quan trọng trong giáo dục thế hệ
2


trẻ, có vai trò quyết định, tạo tiền đề vững chắc cho phát triển về sau, xuyên suốt
cả một đời người. Ở lứa tuổi này, cơ thể trẻ đang trong giai đoạn phát triển mạnh
mẽ và hoàn thiện dần. Vì thế cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển lệch lạc và
mất cân đối. Do vậy trẻ chỉ có thể phát triển tốt nếu như được chăm sóc một
cách hợp lý. Bên cạnh đó sức khỏe của trẻ em phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
Chế độ dinh dưỡng, phòng bệnh, di truyền, môi trường... Trong đó dinh dưỡng
và vệ sinh an toàn thực phẩm có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự
phát triển của trẻ em.
Trong thời đại của nền văn minh trí tuệ giáo dục mầm non đang có những
chuyển biến mới về chất lượng, đổi mới chung của ngành giáo dục. Dưới ánh
sáng của nghị quyết về công tác cải cách giáo dục điều lệ trường mầm non cũng
đã nêu lên nhiệm vụ hàng đầu trong 4 nhiệm vụ của trường mầm non, vì vậy
việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhằm phát triển cân đối hài hòa, nhằm chống đỡ
bệnh tật. Vì thế nếu chúng ta chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh không tốt về cá nhân
trẻ, môi trường trong và ngoài lớp đều gây cho trẻ ốm đau, bệnh tật, dẫn đến sự

phát triển về thể chất bị kìm hãm, các quá trình tâm sinh lý đang trên đà hình
thành và phát triển cũng không thể nào phát triển trên một cơ thể gầy còm, ốm
yếu.
Mặt khác, năm học 2016 – 2017 là năm thứ tư thực hiện chuyên đề phát
triển vận động nên việc lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an
toàn thực phẩm cho trẻ trong các hoạt động hàng ngày là việc làm vô cùng quan
trọng vì sức khỏe vốn là quý, qua đây tạo điều kiện cho trẻ phát triển tốt cả về
thể lực và trí tuệ sau này. Vì vậy nếu trẻ được chăm sóc, ăn uống đầy đủ, ngủ đủ
giấc, được tham gia các hoạt động học tập, vui chơi phù hợp thì trẻ sẽ phát triển
toàn diện nhân cách trẻ.
2.2. Thực trạng.
* Trường mầm non Nga Yên là trường chuẩn quốc gia, tổ chức nuôi bán trú
100% tại trường nên có đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình chăm sóc
nuôi dưỡng, giáo dục trẻ và thực hiện chuyên đề giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh
an toàn thực phẩm đạt hiệu quả.
- Được sự quan tâm của Đảng Ủy, UBND Xã Nga Yên, trường mầm non
Nga Yên được xây dựng bếp ăn một chiều đảm bảo theo đúng yêu cầu của
ngành giáo dục. Với sự quản lý tham mưu, chỉ đạo chặt chẽ của BGH nhà
trường đã vận động được sự ủng hộ của các ban ngành đoàn thể, hội cha mẹ học
sinh trong việc đầu tư về cơ sở vật chất, trong thiết bị phục vụ cho công tác
chăm sóc giáo dục trẻ tương đối đầy đủ.

3


- Trường có khuôn viên thoáng mát, sạch sẽ có hệ thống cống rãnh hợp vệ
sinh, có nguồn nước sạch phục cho quá trình chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
- Năm học 2016 - 2017 tôi được phân công đứng lớp mẫu giáo 4- 5 tuổi.
Với 3 năm kinh nghiệm chủ nhiệm cùng một độ tuổi và trực tiếp chăm sóc nuôi
dạy trẻ, đây là điều kiện tốt để tôi tìm tòi ra những giải pháp hay dạy trẻ một

cách phù hợp và hiệu quả hơn. Đặc biệt là những kinh nghiệm để lồng ghép nội
dung dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ.
- Trẻ cùng độ tuổi, đa số các cháu đều nhận biết và gọi tên các loại thực
phẩm sẵn có ở địa phương. Các cháu có một số kỹ năng tự phục vụ trong ăn
uống và vệ sinh cá nhân.
- Luôn sát cánh cùng nhà trường cho nên công tác phối kết hợp giữa gia
đình trẻ và cô giáo đạt hiệu quả cao.
* Tuy nhiên, trong thực tế trường vẫn đang còn gặp nhiều khó khăn:
- Còn thiếu một số trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác nuôi dưỡng,
chăm sóc, giáo dục trẻ như xe đẩy thức ăn lên các nhóm lớp, tủ kính kín đựng
bát…
- Giá cả thị trường không ổn định, tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm
tăng. Do đó nguồn thực phẩm tươi ngon phục vụ cho trẻ trở nên khan hiếm và
đắt đỏ hơn, gây nhiều khó khăn cho công tác nuôi dưỡng trẻ.
- Bản thân chưa chú trọng đến khả năng gây hứng thú cho trẻ vào các hoạt
động, nhất là hoạt động giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm còn
nhiều hạn chế.
- Trẻ lớp tôi đa số là con em nông thôn nên sự hiểu biết về dinh dưỡng và
vệ sinh an toàn thực phẩm còn hạn chế. Những món ăn trẻ được tiếp xúc còn ít,
nhiều trẻ còn chưa biết mình thích ăn món gì nhất.
- Sự hiểu biết về ăn uống đúng cách để có lợi cho sức khoẻ và phòng tránh
bệnh tật còn nhiều hạn chế.
- Một số bậc phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến sức khoẻ của trẻ để trẻ
ăn, ngủ, vệ sinh tuỳ thích, mất vệ sinh. Từ đó dẫn đến số trẻ suy dinh dưỡng còn
nhiều và mắc một số bệnh tật như: Sâu răng, còi xương, đau mắt, tiêu chảy,....
* Xuất phát từ thực tế đó tôi nhận thấy và đã tiến hành tổng hợp kết quả
cân đo, khám sức khỏe trẻ lần 1 và khảo sát về nhận biết dinh dưỡng giúp con
người khỏe mạnh, chống đỡ được các loại bệnh tật cũng như hiểu biết về vệ sinh
của trẻ trong lớp. Kết quả cho thấy: Tổng số có 35 cháu trong đó 16 trẻ gái và 19
trẻ trai. Trong đó:


4


* Kết quả cân đo, chấm biểu đồ:
T. Số
Trẻ

Kết quả cân nặng

35

Kết quả chiều cao

Kênh
BT

TL %

Kênh SDD
Dưới -2 Và
-3

TL %

K cao hơn
tuổi trên
+2 và +3

TL %


Kênh
BT

TL %

Kênh
TC

TL %

31

88,6

4

11,4

0

0

30

86

5

14


Bệnh
khác

TL%

* Kết quả khám sức khỏe:
T.
Số
Tr

35

Kết quả Khám bệnh

hấp

TL
%

0

0

Ỉa
chảy

TL
%


Đau
mắt

TL
%

Sâu
răng

TL
%

N/
giun

TL
%

Ngoài
Da

TL%

2

5,7

2

5,7


3

8,6

4

11,4

0

0

Còi
xương

3

TL%

8,6

0

0

* Kết quả khảo sát trên trẻ về nhận thức,thói quen dinh dưỡng và vệ sinh
ATTP.
TT


ND khảo sát

Tổng
số

Kết quả trên trẻ
Đạt

Chưa đạt

Số trẻ

TL
%

Số trẻ

TL
%

1

Trẻ biết gọi tên các loại thực phẩm đơn giản

35

28

80


7

20

2

Phân loại nhận biết phân biệt được 4 nhóm
thực phẩm thông thường

35

26

74

9

26

3

Trẻ biết ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau

35

27

77

8


23

4

Biết hoạt động chế biến các món ăn đơn giản

35

25

71

10

29

5

Trẻ biết sử dụng dụng cụ ăn uống đơn giản, có
thói quen vệ sinh

35

29

83

6


17

6

Có thói quen vệ sinh văn minh trong ăn uống,
có thói quen vệ sinh cá nhân

35

28

80

7

20

(Kết quả khảo sát từng trẻ: Xem phụ lục 1)
Qua bảng khảo sát cho thấy kết quả chung trên trẻ còn thấp:
- Tỷ lệ trẻ đạt chưa caovà tỷ lệ trẻ chưa đạt còn nhiều.
Từ thực trạng trên để nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh
an toàn thực phẩm cho trẻ tôi đã nghiên cứu tìm tòi sáng tạo và áp dụng các hình
thức giáo dục phù hợp giúp trẻ tiếp thu một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Từ đó
giúp trẻ phát triển một cách toàn diện hơn.

5


2.3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.
Thông qua thực trạng trên tôi đã đưa ra các biện pháp hữu hiệu nhất phù

hợp với thực tế của trường, của lớp và của địa phương.
2.3.1. Tuyên truyền, phối hợp phụ huynh chuẩn bị cơ sở vật chất phục
vụ chăm sóc giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh ao toàn thực phẩm.
Hàng năm vào dịp đầu năm học trường tôi tổ chức buổi họp phụ huynh
riêng của mỗi lớp tận dụng cơ hội này tôi đã tuyên truyền tầm quan trọng của
dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với trẻ để phụ huynh cùng nghe và
hiểu được như: Muốn có một cơ thể khỏe mạnh cần ăn uống hợp lý
và được chăm sóc sức khỏe đầy đủ. Trẻ em ở lứa tuổi này cơ thể
đang phát triển mạnh nhu cầu dinh dưỡng rất lớn, nếu thiếu ăn
trẻ em sẽ là đối tượng đầu tiên chịu hậu quả về các bệnh về
dinh dưỡng … Dinh dưỡng là cơ sở của sức khỏe, ăn uống theo
đúng yêu cầu dinh dưỡng thì thể lực và trí tuệ phát triển tốt, trẻ
em mạnh khỏe học giỏi thông minh phát triển toàn diện theo 5
lĩnh vực: Đức, Trí, Lao, Thể, Mỹ.
Từ việc hiểu được tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với
con em mình tôi đã cho phụ huynh biết được thực trạng thiếu
thốn cơ sở vật chất phục vụ cho chăm sóc giáo dục dinh dưỡng
của trường để phụ huynh biết và phối hợp cùng nhà trường đầu
tư mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác nuôi dưỡng chăm sóc
giáo dục dinh dưỡng cho trẻ đảm bảo về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ý kiến đóng góp của tôi đã được Ban giám hiệu và toàn trường thống nhất
cao và đưa vào nội dung hội nghị phụ huynh toàn trường đầu năm học. Được
phụ huynh nhất trí 100% và tham gia hưởng ứng rất cao.
* Kết quả: Phụ huynh đã đồng tình hưởng ứng chăm lo cho sức khỏe cũng
như sự an toàn cho con em khi ở trường. Đã đóng góp mua 3 nồi cơm điện, lắp
toàn bộ hệ thống bếp ga công nghiệp, đóng tủ kính đựng bát thìa chống bụi cho
mỗi lớp 1 ngăn, mua mới toàn bộ xoong, nồi, ấm nhôm, xô chậu, bát , thìa, cốc
inox, khăn mặt…. Mua các loại đồ dùng tranh ảnh lô tô về 4 nhóm thực phẩm,
đồ chơi hoa quả, con vật nuôi trong gia đình, dưới nước, trong rừng, rau củ,
….xây dựng tạo góc chơi cho trẻ được trải nghiệm với các đồ chơi gia đình bán

hàng bằng nhựa.
2.3.2. Xây dựng môi trường giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn
thực phẩm phong phú phù hợp với chủ đề.
* Xây dựng môi trường trong lớp:
Môi trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với trẻ, nó thúc đẩy và có
tác động mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển đến tất cả các mặt của trẻ. Với
đặc điểm của trẻ mầm non là “Học mà chơi, chơi mà học” chính vì vậy môi

6


trường trong lớp là nơi để trẻ trải nghiệm, khám phá thế giới xung quanh thông
qua các góc chơi của môi trường giáo dục.
Ngay từ đầu năm học tôi đã vận động phụ huynh cùng tham gia làm đồ
dùng đồ chơi trang trí lớp, nhằm giúp trẻ tích cực khám phá tìm tòi phục vụ
trong quá trình học tập của trẻ thông qua 6 góc chơi trong lớp.
Trong lớp tôi đã trang trí làm nổi bật góc “Bé tập làm nội trợ” đây là góc
hoạt động xuyên suốt cả năm và hoạt động mọi lúc mọi nơi cho trẻ. Với nhiều
nội dung phong phú gắn liền với từng chủ đề thực hiện. Ở góc này, tôi đã cùng
phụ huynh mua sắm những đồ chơi bằng nhựa và đồ chơi tự làm như bộ nấu ăn:
Xoong, nồi, bát thìa, bộ đồ chơi những loại rau, quả, các nhóm thực phẩm phục
vụ cho việc chơi cũng như việc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ. Bên cạnh đó trẻ
còn được thực hiện các quy trình thông qua các góc mở.
Ở góc xây dựng: Tôi đã chuẩn bị những đồ dùng đồ chơi cho trẻ xây dựng
những trang trại, những vườn rau sạch phù hợp với từng chủ đề trong năm học.
Ở góc thiên nhiên: Tôi cho trẻ quan sát sự nảy mầm của hạt. Đồng thời giáo
dục trẻ biết gieo hạt, hạt nảy mầm thành cây và cây được lớn lên như thế nào?
Từ đó trẻ được quan sát, khám phá trải nghiệm và hiểu được lợi ích của cây.
Tại góc bác sĩ: Tôi đã chuẩn bị cho trẻ bộ đồ khám sức khỏe để trẻ hoạt
động, qua đó tuyên truyền giáo dục cho trẻ cách phòng tránh bệnh tật, bảo vệ

sức khỏe cho mình cũng như mọi người xung quanh.
Ở góc sách: Cùng với phụ huynh tôi đã sưu tầm được những tranh ảnh, họa
báo về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ xem, quan sát, để từ đó
giúp trẻ tiếp thu kiến thức về dinh dưỡng được tốt hơn.
Trong góc bán hàng: Tôi cũng đã chuẩn bị những đồ dùng đồ chơi như: Các
loại thực phẩm, các loại rau quả, để trẻ được thực hành vai chơi của mình.
Tất cả những đồ dùng, đồ chơi chế biến dinh dưỡng tôi đều sắp xếp ở các
góc chơi một cách khoa học để giúp trẻ dễ thấy, dễ lấy, và dễ cất.
* Xây dựng môi trường ngoài lớp:
- Góc tuyên truyền với phụ huynh: Ở góc này tôi đã xây dựng góc trao đổi
phụ huynh để phụ huynh biết về sức khỏe phát triển của trẻ theo giai đoạn có kế
hoạch chăm sóc dinh dưỡng phù hợp: Với các nội dung sau:
+ Biết nội dung chương trình hoạt động trong ngày của trẻ, biết nhu cầu
dinh dưỡng của trẻ 4 tuổi. Biết khẩu phần ăn như thế nào là đầy đủ và hợp lý…
+ Biết được những điều cơ bản về vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Biết giá trị dinh dưỡng của các loại thực phẩm thông thường có ở địa
phương. Biết được 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý mới của Bộ Y tế vừa ban
hành.
Ví dụ: Khi thực hiện chủ đề “Thế giới thực vật” và chủ đề “Thế giới động
vật” tôi tuyên truyền với các bậc phụ huynh cho trẻ được làm quen với các loại
rau củ quả tại gia đình. Hay còn phô tô sưu tầm các bài thơ, bài hát, câu chuyện
có nội dung về dinh dưỡng và sức khỏe để các bậc phụ huynh cho trẻ học tại nhà
như: Câu chuyện hai anh em, cây khế, sự tích quả dưa hấu, sự tích bánh chưng,
bánh giày.Thơ: Bắp cải, đồng giao bác bầu, bác bí...; Bài thơ nàng tiên ốc, tìm ổ,

7


rong và cá...; Bài hát tôm, cá, cua thi tài, năm ngón tay ngoan, tập đếm, tập rửa
mặt, mời bạn ăn...Cứ như vậy sẽ giúp trẻ khắc sâu kiến thức nhanh nhất.


Hình ảnh: Góc tuyên truyền của lớp.
Kết quả: Qua việc tuyên truyền đến các bậc phụ huynh giúp phụ huynh
hiểu rõ về vai trò quan trọng của giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực
phẩm cho trẻ, đồng thời phối kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình quan
tâm đến vấn đề dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ.
- Môi trường bên ngoài giáo dục trẻ: Ở đây nếu tháng nào thực hiện chuyên
đề giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm thì tôi chuyển lô tô, tranh
ảnh sách báo những hình ảnh về nội dung chuyên đề này. Bên cạnh đó tôi đã lên
kế hoạch 1 tháng/1 lần tổ chức các hoạt động học có lồng ghép nội dung giáo
dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm dưới nhiều hình thức câu đố, trò
chơi, thơ truyện, …giúp trẻ hứng thú tham gia học tập tốt. Mời phụ huynh đến
tham gia, từ đó phụ huynh nắm được kiến thức cũng như kỹ năng cùng phối hợp
với cô giáo để giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an toàn phẩm cho trẻ đạt kết quả tốt.
Trong năm học với khu vực vườn rau của bé: Được nhà trường đã phân
công mỗi nhóm lớp một luống. Tôi đã cùng với các bác phụ huynh của lớp trồng
mùa nào rau đấy, gồm các loại rau: Muống, đay, mồng tơi, cải bắp, cải thìa, cà
rốt….. Để trẻ cùng cô hàng ngày tưới, chăm sóc. Đặc biệt là trẻ biết được đây là
nguồn rau sạch, an toàn, biết được phải lao động vất vả mới có rau ăn, được tìm
hiểu về tác dụng của các loại rau đối với cơ thể con người….
Việc xây dựng môi trường trong lớp và ngoài lớp theo các chủ đề, xuyên
suốt cả năm học trong đó có kế thừa đồ dùng đồ chơi của chủ đề trước sang chủ
đề sau. Đặc biệt là xây dựng môi trường giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an toàn
8


thực phẩm, giúp cho 100% phụ huynh hiểu để cùng với cô giáo dạy trẻ nhận biết
giá trị của các chất dinh dưỡng và giữ được vệ sinh an toàn thực phẩm. Hơn nữa
trong các đợt nhà trường tổ chức chấm điểm trang trí lớp và xây dựng môi
trường giáo dục lớp tôi đều xếp loại tốt.

2.3.3. Giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ thông qua
các hoạt động trong ngày ở mọi lúc mọi nơi.
3.3.3.1. Giờ đón trả trẻ.
- Tôi trò chuyện với trẻ về các loại thực phẩm mà trẻ biết tác dụng của thực
phẩm đó đối với sức khoẻ con người phù hợp với chủ đề, giáo dục trẻ giữ gìn vệ
sinh cá nhân, vệ sinh chung.
Ví dụ: Ở chủ đề “Thế giới thực vật ” tôi trò chuyện với trẻ về các loại rau,
quả như tên gọi, đặc điểm, là thực phẩm chứa nhiều chất vitamin, chất khoáng,
ăn các loại rau quả giúp cho cơ thể tăng sức đề kháng, phòng chống bệnh tật.
Trước khi ăn phải làm sạch, gọt vỏ… các loại thực phẩm, rửa tay, rửa các dụng
cụ chế biến.
- Tôi cho trẻ làm quen với đồ dùng, đồ chơi mới, từ đó giới thiệu thêm một
số thực phẩm mới cho trẻ biết về tên gọi các chất có trong các loại thực phẩm đó
giúp trẻ có thêm kiến thức về các loại thực phẩm mà địa phương không có.
Ví dụ: Ở chủ đề “Thế giới động vật” tôi cho trẻ làm quen với đồ chơi mới
do bản thân tôi tự làm về các loại cá nước lợ, nước mặn mà ở địa phương tôi
không có như cá chim, cá thu, cá hồi,.... Sau đó tôi giới thiệu về tên gọi của từng
loại cá và cho trẻ biết các loại cá này sống ở biển và vùng gần biển nên ở địa
phương không có, các loại cá này là thực phẩm chứa nhiều chất đạm....
Ngoài ra tôi còn cho trẻ kể tên các món ăn mà trẻ biết và để trẻ tự kể mình
thích ăn món gì nhất, qua đó tôi cũng tranh thủ giới thiệu thêm các món ăn khác
để góp phần làm tăng vốn hiểu biết phong phú về các món ăn cho trẻ.
3.3.3.2. Lồng ghép nội dung GDDD và VSATTP thông qua các HĐ có
chủ định.
Tổ chức các giờ hoạt động có chủ định là hoạt động chủ đạo để giúp tôi
lồng ghép, tích hợp giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ
một cách tốt nhất. Bởi vậy, căn cứ vào nội dung cụ thể của từng hoạt động mà
tôi tiến hành lồng ghép phù hợp như sau:
* Với hoạt động khám phá khoa học, khám phá xã hội :
Đây là hoạt động chính giúp trẻ tiếp thu những kiến thức cơ bản về các loại

thực phẩm, các chất dinh dưỡng - sức khoẻ và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thông qua các hoạt động cho trẻ khám phá về các loại rau, củ, quả các loại,
các con vật nuôi trong gia đình. Tôi dạy trẻ biết gọi tên các loại thực phẩm, tên
gọi các món ăn chế biến từ các loại thực phẩm ấy và giúp trẻ biết được nguồn
gốc các loại thực phẩm các chất có trong các thực phẩm ấy.
Ví dụ: Khi cho trẻ khám phá về các con vật nuôi trong gia đình cụ thể là
con gà mái trẻ biết được gà mái đẻ ra trứng, trứng là thực phẩm có nhiều chất
đạm ăn trứng giúp cơ thể trẻ nhanh lớn. Qua đó động viên những trẻ chưa thích
ăn trứng để trẻ tự giác ăn, đồng thời giáo dục những trẻ thích ăn trứng gà ăn ở

9


mức độ vừa phải nếu ăn trứng gà hàng ngày sẽ bị mắc bệnh không tốt cho sức
khoẻ. Trứng có thể chế biến thành các món ăn: Trứng rán, trứng luộc, trứng đúc
thịt,trứng làm chả rán, trứng có thể dùng nấu canh cà chua…
Tôi cũng cho trẻ biết một số loại thực phẩm giàu các chất dinh dưỡng như:
Chất đạm,chất béo,chất bột đường,chất vitamin và muối khoáng tôi củng cố
kiến thức dưới dạng trò chơi .
Ví dụ: Trò chơi vận chuyển lương thực về kho.
Tôi chia các cháu ra thành 4 nhóm, mỗi nhóm sẽ vận chuyển thực phẩm về kho theo
yêu cầu của cô. Các nhóm chất này đã được trộn lộn nhau, rổ của tổ nào cũng đủ 4
nhóm nhưng trẻ chỉ được chọn 1 nhóm chất qui định của tổ mình.
+ Nhóm 1: Vận chuyển thực phẩm giàu chất bột đường.
+ Nhóm 2: Vận chuyển thực phẩm giàu chất béo.
+ Nhóm 3: Vận chuyển thực phẩm giàu chất đạm.
+ Nhóm 4: Vận chuyển thực phẩm giàu vitamin và muối khoáng .
* Với hoạt động làm quen với tác phẩm văn học:
Như chúng ta đã biết văn học là tác phẩm nghệ thuật, ngôn ngữ của văn
học là ngôn ngữ biểu cảm lôi cuốn người nghe, các tác phẩm văn học có các tình

huống hấp dẫn thu hút sự chú ý của trẻ. Chính vì vậy những hoạt động làm quen
nội dung giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm một cách nhẹ nhàng
và thoải mái từ đó trẻ lĩnh hội nhanh những kiến thức mà cô truyền thụ.
Ví dụ: Khi dạy bài thơ “Hạt gạo làng ta” nếu lồng dinh dưỡng bằng cách:
Sau khi đọc bài thơ cô hỏi: Gạo dùng để làm gì? Gạo được chế biến thành những
món ăn gì? Gạo cung cấp chất gì? Tôi thiết nghĩ giáo dục dinh dưỡng lúc này là
không hợp lí, tuy nói lồng ghép ở mọi lúc mọi nơi nhưng phải lồng ghép ở từng
hoàn cảnh sao cho ý nghĩa của nó không sai lệch.
Để lồng ghép phù hợp tôi đã đưa giáo dục dinh dưỡng vào phần giới thiệu
bài hát: “Hạt gạo làng ta” sau khi cho trẻ nghe xong tôi hỏi bằng câu hỏi mở.
+ Bài hát nói về gì?
+ Các con có nhận xét gì về hạt gạo?
Từ đó hướng lái để trẻ biết gạo giàu chất bột đường cung cấp năng lượng
giúp cơ thể khỏe mạnh, gạo còn được chế biến ra nhiều món ăn khác nhau. Giáo
dục trẻ biết nông dân làm một nắng hai sương vất vả mới làm nên hạt gạo nên
phải biết ơn bác nông dân và quí trọng hạt gạo. Rồi sau đó tôi cho trẻ quan sát
một số loại gạo như: Gạo nếp, gạo tẻ,… rồi sau đó dẫn trẻ vào bài.
Ví dụ: Khi cho trẻ học bài thơ “Bắp cải xanh”. Đến phần củng cố tôi cho
trẻ đóng các vai về rau, củ, quả để tự giới thiệu về mình như:
Tôi là “Bắp cải ” tôi mang trong mình rất nhiều vitamin và muối khoáng,
các bạn có thể chế biến tôi thành nhiều loại thức ăn khác nhau như: Xào, luộc,
nấu lẩu cũng rất ngon và tôi luôn hết mình phục vụ các bạn.
Hay “Tôi là cà rốt ” da dẻ hồng hào dáng hình nhỏ nhắn nhưng tôi lại cung
cấp rất nhiều vitamin A giúp cho mắt các bạn sáng hơn, sau đó tôi mới dẫn dắt
đến với bài mới, làm như vậy các hoạt động học sẻ trở nên sinh động hơn và hấp
dẫn hơn nhiều.

10



* Với hoạt động tạo hình:
Thông qua hoạt động tạo hình tôi cũng khéo léo lồng ghép giáo dục dinh
dưỡng: Giúp trẻ biết thêm về các thực phẩm, tên thực phẩm, đặc điểm thực
phẩm các chất có trong thực phẩm đó. Trẻ được trực tiếp tham gia hoạt động
như vẽ, nặn, cắt, xé dán từ đó giúp trẻ nhớ lâu các loại thực phẩm đó.
Ví dụ: Với hoạt động nặn “Quả Cam”. Tôi cho trẻ gọi tên các loại quả,
màu sắc của các loại quả, giáo dục trẻ ăn quả cung cấp cho ta nhiều vitamin,
giáo dục vệ sinh cho trẻ trước khi ăn quả phải rửa sạch gọt vỏ bỏ hạt, sau khi
ăn phải bỏ vỏ hạt vào thùng rác khi rửa quả phải biết tiết kiệm nước để tiết
kiệm năng lượng.
* Thông qua hoạt động làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng:
Ví dụ: Làm quen với Toán: Cho trẻ nhận biết số 5 chủ đề thế giới động vật
tôi sử dụng các nhóm đồ vật gồm 5 con thỏ và 5 củ cà rốt để trẻ nhận biết và lập
số 5 sau đó tôi lồng ghép giáo dục dinh dưỡng bằng cách: Trò chuyện với trẻ thỏ
rất thích ăn cà rốt vì ăn cà rốt cung cấp chất VTM giúp gia dẻ hồng hào, khỏe
mạnh ... Các con có thích ăn cà rốt không? Ăn cà rốt cung cấp chất gì?..
Cứ như vậy tôi nhẹ nhàng lồng ghép tích hợp giáo dục dinh dưỡng vào các
hoạt động trẻ đạt hiệu quả rất cao, trẻ nhận biết tốt và thích khám phá.

Hình Ảnh: Giờ hoạt động LQVBT Toán sơ đẳng
* Thông qua hoạt động Âm nhạc:
Ví dụ: Dạy hát bài “Quả gì ” tôi khéo léo lồng ghép giáo dục trẻ để trẻ được
biết có rất nhiều loại quả khác nhau, trẻ kể tên các loại quả có trong bài hát và
giáo dục cho trẻ biết trong các loại quả chứa nhiều vitamin và chất khoáng khi
ăn thì phải rửa sạch gọt vỏ, bỏ hạt.
3.3.3.3. Hoạt động ngoài trời.
Tổ chức cho trẻ hoạt động ngoài trời cũng có ý nghĩa rất quan trọng trẻ
được trực tiếp thăm quan, dạo chơi ngoài trời, cho trẻ quan sát thực tế là rất cần
thiết giúp trẻ ghi nhớ có chủ định.
11



Ví dụ1: Trong giờ hoạt động ngoài trời tôi tổ chức cho trẻ đi quan sát trang
trại chăn nuôi của bác nông dân gần trường. Đưa ra các tình huống cũng như câu
hỏi mở như:
- Các con có nhận xét gì về trang trại của bác nông dân: Rất sạch đẹp, nuôi
rất nhiều các con vật: Gà, Vịt, Ngan, Bò, Lợn….
- Ích lợi của các con vật này như thế nào? Các con vật lớn lên sẽ đẻ con, đẻ
trứng, cung cấp nhiều chất đạm bổ dưỡng cho cơ thể.
Ví dụ 2: Quan sát vườn rau trẻ được gọi tên các loại rau, quan sát đặc điểm
của các loại rau,… biết rau là loại thực phẩm cung cấp chất vitamin và muối
khoáng cho cơ thể.
Ví dụ 3: Cho trẻ quan sát vườn ngô của bác nông dân. Tôi cùng trẻ quan sát
và nhẹ nhàng hỏi trẻ những câu hỏi gợi mở như:
- Các con có biết đây là vườn cây gì? Cây ngô .
- Lợi ích của bắp ngô là gì? Cung cấp chất bột đường cho cơ thể con người.
Qua việc cho trẻ quan sát ngoài trời tôi đã giúp trẻ biết được công việc của
các bác nông dân là vất vả, một nắng hai sương mới có thể làm ra những sản
phẩm lương thực, thực phẩm cho chúng ta ăn hàng ngày, từ đó giúp trẻ yêu quý
bác nông dân và những sản phẩm làm ra của các bác.
Việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi, tạo điều kiện để trẻ tiếp thu và phản
ánh những hiểu biết của mình về dinh dưỡng là hoạt động hết sức quan trọng.
Trẻ được tiếp xúc với các đồ vật đồ chơi, qua trò chơi tạo điều kiện để trẻ tự học
hỏi nhau, thể hiện sự hiểu biết của mình về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực
phẩm. Qua các trò chơi tôi tạo điều kiện để trẻ vui chơi với đồ chơi, khi trẻ gọi
tên các thực phẩm, trẻ học cách chế biến món ăn và trẻ được thực hiện các thao
tác chế biến món ăn, cách chế biến thực phẩm và vệ sinh thực phẩm, vệ sinh cá
nhân và vệ sinh chung.
2.3.3.4. Với hoạt động góc.
* Tạo điều kiện để trẻ được trải nghiệm thực tế giúp trẻ có cơ hội thực

hành rèn luyện kỹ năng vệ sinh cá nhân và vệ sinh chung.
Để trẻ thực hành trên sản phẩm thực tế được tốt trước hết phải hướng dẫn
trẻ cụ thể, cách đong đếm, cách vệ sinh, sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ nấu
ăn và pha chế thức uống như dao, thìa, cốc, chén….
Ví dụ: Trước và sau khi cho trẻ chế biến các món ăn tôi thường tập cho trẻ
thói quen vệ sinh dụng cụ nấu, dao thớt, bát thìa, bát thìa được lau rửa sạch sẽ.
Tôi đặt ra câu hỏi mở:
- Trước và sau khi chế biến chúng ta cần làm những công việc gì? Lau rửa
sạch dụng cụ nấu, dụng cụ sơ chế, chế biến.
- Vì sao phải làm như vậy? Để đảm bảo vệ sinh, tránh vi khuẩn xâm nhập
vào thức ăn, đồ uống sẽ rất mất vệ sinh và gây đau bụng.
Sau đó, hướng dẫn trẻ thực hành từng bước trên sản phẩm. Dạy trẻ biết sử
dụng đồ dùng phục vụ việc ăn uống, tạo ra một số món ăn, nước uống đơn giản:
Như pha nước chanh, vắt nước cam….

12


Sau mỗi món ăn được hình thành tôi hỏi trẻ món ăn này cung cấp chất gì?
Cung cấp chất vitamin và muối khoáng.
Hình thành ở trẻ thói quen ăn uống tốt, thích thú với các món ăn do mình
tạo ra và giúp trẻ có thói quen vệ sinh, hành vi văn minh, lao động tự phục vụ ở
trẻ, hình thành kĩ năng sống cơ bản của trẻ.
* Thường xuyên tổ chức cho trẻ “Tập làm nội trợ” ở góc đóng vai.
Qua hoạt động “Tập làm đầu bếp” trẻ được thực hành, học tập một cách tích
cực các bài học về dinh dưỡng như cách ăn, cách chọn thức ăn giàu dinh dưỡng.
Động viên khuyến khích, huy động sự tham gia của các bậc cha mẹ trong
việc tổ chức cho trẻ thực hiện các nội dung “Tập làm nội trợ” như: Đóng góp
các thực phẩm để trẻ thực hành (Rau, củ, quả, tiền…) thu thập các tài liệu, tranh
ảnh có liên quan, tham gia “Triển lãm” tranh “Bé tập làm nội trợ”, tham gia tổ

chức liên hoan sinh nhật, lễ, tết với trẻ, trò chuyện hướng dẫn trẻ thực hành
“Tập làm nội trợ” qua các trò chơi.
Ví dụ: Trẻ chơi đóng vai ở chủ đề:”Gia đình”. Tổ chức bữa tiệc mừng sinh
nhật con gái. Trẻ đóng vai mẹ và con đi chợ. Trẻ biết tạo tình hình chơi như
người mẹ nói chuyện với con: Để nấu món canh rau ngót chúng ta phải lựa chọn
rau tươi, lá to và không bị sâu, mua thêm ít xương ống cho ngọt nước….rồi trẻ
nói lên món canh rau ngót cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng đặc biệt là vitami
A và muối khoáng…

Hình ảnh: Bé tập làm nội trợ ở góc đóng vai
Đối với những trẻ không thích món ăn các món ăn khác nhau mà chỉ nhất
nhất một món ăn, qua chơi sẽ kích thích trẻ muốn ăn và ăn hết xuất và muốn ăn.
Như vậy vấn đề khẩu phần ăn của trẻ sẽ được cải thiện, tình trạng trẻ suy dinh
dưỡng sẽ giảm hơn.

13


* Việc tổ chức cho trẻ hoạt động góc với tất cả các góc mở giúp trẻ được
trải nghiệm hoạt động của người lớn, trẻ được làm thí nghiệm, từ đó giúp trẻ
hiểu biết thêm về dinh dưỡng.
- Qua hoạt động góc: Trẻ gọi tên các thực phẩm, biết đặc điểm của các loại
thực phẩm, trẻ tự học cách chế biến những thực phẩm thành những món ăn. Biết
cách tạo ra những thực phẩm trong cuộc sống, biết vệ sinh cá nhân và hành vi
văn minh.
Ví dụ: Ở góc phân vai, trẻ mua hàng, muốn mua loại thực phẩm gì thì hỏi
người bán hàng “Bác ơi, bác có bán trứng không?”. Người bán hàng nhớ đặc
điểm của trứng mà lấy bán cho người mua hàng. Từ đó giúp trẻ biết tên và nhớ
loại thực phẩm.
Ví dụ: Ở góc phân vai, trẻ đóng vai con hỏi trẻ đóng vai mẹ “Mẹ ơi, mẹ nấu

món gì đấy?” Mẹ trả lời “Mẹ nấu món trứng rán”. Từ đó giúp trẻ biết trứng được
chế biến thành nhiều các món ăn khác nhau.
Cũng ở góc phân vai trẻ được trực tiếp chơi với những dụng cụ nấu ăn bằng
đồ chơi và biết cách thao tác các dụng cụ khi chế biến thực phẩm.
Ví dụ: Muốn nấu món cá kho thì phải làm thịt cá, đánh vẩy, bỏ ruột, cho gia
vị vào kho...
Ở góc xây dựng giúp trẻ biết cách tạo ra thực phẩm tự trồng rau quả, nuôi
các con vật qua trò chơi xây dựng vườn rau, quả, khu chuồng trại...Ở góc thiên
nhiên trẻ lại được trực tiếp trồng và chăm sóc rau quả, chăm sóc các con vật
nuôi, ở góc học tập, góc nghệ thuật trẻ được chơi lô tô, được ra những bức tranh,
được đọc thơ, ca dao, đồng dao, vè... về các loại thực phẩm.
Từ đó giúp trẻ nhớ thêm về các loại thực phẩm, biết các loại thực phẩm
được làm ra từ 4 nhóm, trẻ biết thêm được tầm quan trọng của các chất đối với
sự phát triển của trẻ. Việc giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm ở
hoạt động góc có hiệu quả vô cùng to lớn để lại ấn tượng cho trẻ rất tốt.
3.3.3.5. Thời điểm cho trẻ ăn.
Ngoài việc lồng ghép giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm
vào các hoạt động trên việc giáo dục dinh dưỡng ở giờ ăn cũng rất quan trọng và
rất thiết thực đối với trẻ.
Ở giờ ăn: Tôi đã trò chuyện trao đổi với trẻ về bữa ăn hàng ngày như: Hàng
ngày trước khi ăn chúng ta phải làm gì? (Phải rửa tay) vì sao phải rửa tay?....Trẻ
học cách tự phục vụ bản thân, lấy ghế, bát, thìa...trẻ còn giúp nhau kê bàn ghế,
biết vệ sinh cá nhân trước khi ăn, biết chào mời người khác trước khi ăn, khi ăn
trẻ biết giữ vệ sinh chung và những hành vi văn hóa khác....
Vào giờ chia ăn tôi tranh thủ giới thiệu các món ăn cho trẻ và thành phần
các món ăn chứa nhiều chất gì? Tác dụng của chất đó đối với cơ thể của trẻ,
động viên trẻ ăn món đó tập ăn dần, lúc đầu ăn ít sau đó ăn đủ....

14



Hình ảnh: Giờ ăn trưa của lớp
Ví dụ: Tôi giới thiệu: Các con ơi! Hôm nay, các cô dinh dưỡng nấu cho các
con ăn món “Cá súp cà chua” ăn cá chứa nhiều chất đạm giúp cơ thể các con
nhanh lớn, thông minh, học giỏi vì vậy các con nên ăn cá nhé.
3.3.3.6.. Hoạt động chiều.
Trong hoạt động chiều, khi trò chuyện với trẻ ở giờ trả trẻ tôi hỏi trẻ hôm
nay các con được ăn những món gì? Cung cấp chất gì? Để trẻ nhớ được tên món
ăn và chất dinh dưỡng mà món ăn đó cung cấp. Đồng thời tôi cho trẻ quan sát
tranh các loại rau củ quả, các con vật, chơi các trò chơi phân loại các chất dinh
dưỡng theo 4 nhóm bằng lô tô, đồ chơi bằng nhựa...
Khi chiều mát tôi cùng trẻ ra nhổ cỏ, tưới cho luống rau của lớp đã được
trường phân công. Vừa làm cô vừa cùng trẻ đàm thoại để trẻ hiểu được rau tự
trồng sẽ cung cấp thực phẩm sạch, an toàn phục vụ cho bữa ăn của các con
trong trường. Và hỏi trẻ vì sao phải ăn rau? (Vì rau cung cấp chất Vitamin và
muối khoáng, giúp da dẻ hồng hào thân hình khỏe mạnh, chóng lớn....)
Kết quả: Trẻ lớp tôi thể lực được nâng lên, nhận biết, phân biệt thành thạo 4
nhóm chất dinh dưỡng và biết được lợi ích của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể
con người. Biết sử dụng thành thạo, và vệ sinh các dụng cụ ăn uống trước và sau
khi chế biến. Thực hành được các thao tác, quy trình chế biến một số món ăn đơn
giản, có thói quen vệ sinh tốt trong ăn uống cũng như vệ sinh cá nhân…
2.3.4. Làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an
toàn thực phẩm.
Ngoài việc lồng ghép giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm
cho trẻ vào các hoạt động trên tôi luôn tìm tòi sáng tạo ra những đồ dùng đồ chơi
đẹp, hấp dẫn, có tính thẩm mỹ cao có đầy đủ số lượng và có nhiều chủng loại để
trẻ được học, được trực tiếp hoạt động với đồ dùng đồ chơi giúp trẻ nhớ lâu và
hiểu thêm về những thực phẩm có trong cuộc sống của chúng ta.

15



Ví dụ 1: Ở chủ đề “Thế giới động vật” tôi dùng lá xoài khô, bẹ ngô, đĩa
CD, làm những con cá sống ngoài biển, như cá thu, cá chim, làm những con vật,
ở địa phương không có để cho trẻ được làm quen. Từ đó tôi củng cố kiến thức
cho trẻ bằng sự luyến lái gợi ý như: Thịt lợn, thịt gà, cá, tôm thì cung cấp chất
gì? Có tác dụng gì đối với cơ thể chúng ta? Để đảm bảo vệ sinh thì chúng ta phải
làm gì? (Cung cấp chất đạm, chất béo, giúp cho cơ thể chúng ta nguồn năng
lượng để phát triển khỏe mạnh cân đối, trước khi ăn phải làm sạch nấu chín và
không ăn thực phẩm ôi thiu…).
Ví dụ 2: Tôi đã dùng xốp màu vàng, màu xanh và hộp nhựa để làm quả dứa
và trẻ được chơi, được trực tiếp hoạt động.
Ví dụ 3: Làm vườn rau bắp cải từ xốp màu xanh và vỏ thạch
- Tôi dùng các loại giấy màu phù hợp để bồi thành hình các loại quả cho trẻ
học và chơi như quả xoài, quả cam, quả na, quả đu đủ, quả khế…
- Ngoài ra tôi cũng đã dùng các loại phế liệu sẵn có ở địa phương để cắt tạo
ra những con vật, những loại quả… phục vụ cho các hoạt động học tập, hoạt
động chơi và trưng bày tại môi trường xung quanh lớp đẹp, hấp dẫn, phù hợp
với chủ đề như: Vườn rau, bộ ấm chén, lợn con, đàn vịt… Tôi còn cắt tỉa các
hộp nước rửa bát, ống luồng tạo thành hình thư một đàn lợn 10 con có kích
thước khác nhau, dùng để trồng và gieo các loại hạt cho trẻ quan sát khám phá
sự nảy mầm và lớn lên của cây.
Kết quả: Trong năm học qua tôi đã làm được 10 bộ đồ chơi về chất đạm, 10
bộ đồ chơi chất béo, 10 bộ đồ chơi về chất vi ta min và muối khoáng…. Tôi
cũng đã làm được 15 bộ đồ chơi nấu ăn để phục vụ cho việc học và chơi của trẻ.
(Ảnh về đồ chơi tự tạo-Xem phụ lục 2)
2.3.5. Phối hợp với trạm y tế xã khám sức khỏe và cân đo theo định kỳ,
kiểm tra thường xuyên VSATTP.
Phối hợp tốt với cơ sở y tế trong công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ là một
trong những biện pháp quan trọng trong công tác phòng chống duy dinh dưỡng

và vệ sinh phòng bệnh.
Theo quy định của phòng giáo dục là tổ chức cân đo, khám sức khỏe cho
trẻ theo giai đoạn có 4 lần / năm học. Ngoài quy định trên, vào những thời điểm
chuyển giao mùa nên trẻ hay mắc các bệnh như thủy đậu, quai bị, đau mắt
đỏ….Tôi tham mưu với nhân viên y tế khám thêm để phát hiện kịp thời và có
biện pháp can thiệp nhằm tránh những triệu chứng xấu, ảnh hưởng đến sức khỏe
và có chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ.
Phối hợp với trạm y tế cho trẻ uống thuốc giun theo quy định:Nhà trường
chuẩn bị đầy đủ nước cho trẻ uống, trạm y tế sắp xếp đầy đủ bác sĩ ,y tá lần lượt
đến từng lớp gọi trẻ theo danh sách nhà trường đã lập gọi tên cháu nào cháu đó
lên khám và uống thuốc sau đó về chỗ ngồi rất khoa học. Y tá và giáo viên động
viên, khuyến khích các cháu. Không có cháu nào sợ sệt hay nôn ra ngoài, các
cháu rất hào hứng tham gia.

16


Hình ảnh: Bé được nhân viên y tế khám sức khỏe
Luôn chú trọng khâu lựa chọn thực phẩm, khâu sơ chế, chế biến thức ăn,
khâu bảo quản và chia thức ăn một cách khoa học nhất, đảm bảo VSATTP, tránh
lãng phí đặc biệt là đảm bảo giá trị dinh dưỡng. Hàng ngày công khai tài chính
cho các bậc phụ huynh biết và giám sát. Phối hợp với phụ huynh mua thực phẩm
do chính phụ huynh trồng và chăn nuôi, chế biến ra để phụ huynh yên tâm về
chất lượng.
Việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ phải đảm bảo đúng 10 nguyên tắc vàng trong
ăn uống.
Kết quả: Trong năm học 2016- 2017, lớp tôi có 35 cháu được cân, đo, khám
sức khỏe theo định kỳ. Ngoài ra còn được tiêm các mũi như: Sởi, rubenla vào
tháng 12 trong chiến dịch tiêm chủng ở các trường học. Trẻ bị mắc các bệnh
như: Ỉa chảy, đau mắt không còn. Trẻ mắc các bệnh như: Sâu răng, thấp còi giảm

hơn nhiều so với đầu năm học.
2.4. Hiệu quả.
* Về phía trẻ:
Bằng những biện pháp và hình thức trên, kết quả giáo dục dinh dưỡng và an
toàn thực phẩm cho trẻ lớp tôi có những chuyển biến đáng kể, sức khỏe của trẻ
tăng lên rõ rệt. Tôi tiến hành cân, đo chấm biểu đồ lần 4:
Tổng
số trẻ

Kết quả cân đo
Kết quả cân
K BT

35

33

TL
%
94

Kênh SDD
Dưới -2 Và -3
2

TL
%
5,7

Kết quả đo

K cao hơn tuổi
trên +2 và +3
0

TL
%
0

Kênh
BT
32

TL %
91,4

Kênh
TC
3

TL %
8,6

17


* Kết quả khám sức khỏe:
T.
Số
Trẻ


35

Kết quả Khám bệnh

hấp

TL
%

0

0

Ỉa
chảy

0

TL
%

0

Đau
mắt

TL
%

Sâu

răng

TL
%

N/
giun

TL
%

Ngoài
da

TL%

0

3

8,
6

0

0

0

0


0

Còi
xương

TL%

1

Bệnh
khác

29

0

* Kết quả khảo sát lần 2 ( tháng 4/ 2016) trên trẻ kết quả như sau:
* Kết quả khảo sát trên trẻ về nhận thức,thói quen dinh dưỡng và vệ sinh
ATTP.
Kết quả trên trẻ
TT

ND khảo sát

Tổng
số

Đạt


Chưa đạt

Số
trẻ

TL%

Số
trẻ

TL%

1

Trẻ biết gọi tên các loại thực phẩm đơn giản

35

35

100

0

0

2

Phân loại nhận biết phân biệt được 4 nhóm
thực phẩm thông thường


35

35

100

0

0

3

Trẻ biết ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau

35

35

100

0

0

4

Biết hoạt động chế biến các món ăn đơn giản

35


35

100

0

0

5

Trẻ biết sử dụng dụng cụ ăn uống đơn giản, có
thói quen vệ sinh

35

35

100

0

0

6

Có thói quen vệ sinh văn minh trong ăn uống,
có thói quen vệ sinh cá nhân

35


35

100

0

0

(Kết quả khảo sát từng trẻ -Xem phụ lục 3).
Qua bảng khảo sát cuối năm học cho thấy sau khi áp dụng các biện pháp
giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ, kết quả chung trên
trẻ tăng lên rõ rệt: Khá - Tốt: Tăng rất cao; Trung bình: Giảm và chiếm tỷ lệ ít;
Đặc biệt không còn trẻ chưa đạt. Điều này cho thấy kết quả rất khả quan trong
công tác giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ sau khi áp
dụng đề tài nghiên cứu ở các tỷ lệ đạt khá cao. Cho thấy việc cô giáo và phụ
huynh đóng vai trò rất quan trọng giúp trẻ lĩnh hội được nhiều hiểu biết của
mình về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
* Về phía giáo viên:
- Tích lũy thêm được nhiều kinh nghiệm để tổ chức các hoạt động lồng
ghép giáo dục trẻ kiến thức về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ
đạt kết quả cao.
- Tạo được hứng thú cho trẻ khi tham gia các hoạt động giáo dục trẻ kiến
thức về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm .
* Về phía phụ huynh:
- Phụ huynh thường xuyên kết hợp với giáo viên cùng giáo dục trẻ kiến
thức về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Sưu tầm nhiều nguyên liệu cũ

18


TL%

0


hỏng cùng cô và trẻ làm nhiều đồ dùng đồ chơi tự tạo phục vụ cho các hoạt
động.
- Góp công lao động cùng cô giáo cải tạo, trồng rau sạch trong trường. Góp
kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ cho bán trú cũng như mua các đồ dùng,
đồ chơi phục vụ cho giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm nói
riêng và các hoạt động chăm sóc - nuôi dưỡng - giáo dục trẻ nói chung.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
* Kết luận.
Trong một năm học nghiên cứu và tìm tòi sau đó áp dụng các biện pháp
vào việc chăm sóc giáo dục trong trẻ 4 - 5 tuổi về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn
thực phẩm, để đạt được kết quả tốt không phải là dễ. Chính vì vậy trong các hoạt
động ngoài việc truyền thụ kiến thức cơ bản của từng môn tôi khéo léo lồng
ghép, kết hợp giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm sao cho phù
hợp, nhẹ nhàng, thoải mái. Ngoài các hoạt động có chủ định ra tôi cũng khéo léo
lồng ghép giáo dục dinh dưỡng cho trẻ vào các hoạt động khác, từ đó trẻ sẽ lĩnh
hội một cách nhanh chóng và thoải mái, không gò ép.
- Để giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ 4-5 tuổi
người giáo viên cần phải có năng lực và trình độ chuyên môn, có kiến thức về
dinh dưỡng để làm tốt nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục trẻ, ngoài ra cần phải có
lòng yêu nghề mến trẻ.
- Bản thân tôi luôn tự học hỏi đồng nghiệp, tìm tòi những biện pháp hay
trong tài liệu sau đó áp dụng vào việc chăm sóc giáo dục trẻ.
- Thường xuyên tạo cơ hội cho trẻ được trực tiếp quan sát những thực phẩm thật.
- Luôn tìm tòi tranh có liên quan về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực
phẩm đẹp, hấp dẫn. Giới thiệu góc học tập và trao đổi với phụ huynh.

- Tôi luôn kết hợp giữa gia đình và nhà trường để giúp trẻ tiếp cận và lĩnh
hội những kiến thức cơ bản về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm một
cách tốt hơn.
- Học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước, nghiên cứu tài liệu để từ
đó rút cho mình những bài học hay nhất góp phần vào việc chăm sóc và giáo dục
trẻ đạt kết quả cao.
*Kiến nghị .
- Đối với nhà trường ban giám hiệu cần tham mưu với lãnh đạo địa phương
cũng như tuyên truyền vận động sự ủng hộ của phụ huynh để bổ sung thêm vào
cơ sở vật chất và các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác nuôi dưỡng,
chăm sóc, giáo dục trẻ.
Cần tổ chức hội nghị phụ huynh toàn trường tuyên truyền với các bậc phụ
huynh tăng thêm khẩu phần ăn cho các cháu để đảm bảo năng lượng hơn nữa
cho các cháu.
- Phòng giáo dục: Tổ chức buổi tập huấn về chuyên đề dinh dưỡng và vệ
sinh an toàn thực phẩm cho toàn bộ giáo viên được tham dự.

19


Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ được rút ra trong quá trình tôi giảng
dạy nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ. Những kinh nghiệm trên của tôi không tránh
khỏi phần thiếu sót và hạn chế. Những vấn đề đó nếu được cấp trên đóng góp ý
kiến xây dựng, tôi sẽ khắc phục trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ nói
chung và giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm nói riêng trong
những năm học tiếp theo đạt kết quả tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nga Sơn, ngày 10 tháng 04 năm 2017
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ


Mai Thị Liên

Tôi xin cam đoan SKKN này là do tôi
tự nghiên cứu và tìm tòi, không sao chép
của người khác.
Người viết SKKN
Phạm Thị Phương

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng dẫn vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục Mầm
Non, trung tâm nghiên cứa giáo dục Mầm Non-Vụ giáo dục Mầm Non, nhà xuất
bản giáo dục do Phạm Thị Mai Chi –Lê Minh Hà chủ biên. Vũ Yên Khanh, Lê
Khánh Hòa, Tào Thị Hồng Vân, Nguyễn Tố Mai, Nguyễn Thị Quyên – Nhà xuất
bản Giáo dục năm 2003.
2.Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non mẫu giáo
nhỡ (4 – 5 tuổi) Tác giả: Ts. Trần Thị Ngọc Trâm; TS. Lê Thu Hương – PGS. Lê
Thị Ánh Tuyết đồng chủ biên – Xuất bản năm 2015.
3.Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố, theo chủ đề trẻ 4-5
tuổi nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. – Lê Thu Hương Chủ biên – Xuất bản năm
2015.

21


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SKKN ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG

ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT
VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ LOẠI C TRỞ LÊN.

Họ và tên tác giả: Phạm Thị Phương
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường mầm non Nga Yên.
Cấp đánh
giá
TT

Tên đề tài SKKN

xếp loại
(Phòng,
Sở, Tỉnh...)

Kết quả
đánh
giá xếp
loại
(A,B
hoặc C)

Năm học đánh
giá xếp loại

1

Một số kinh nghiệm nâng cao chất
lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4
tuổi.


Phòng
GD&ĐT

C

2007-2008

2

Một số kinh nghiệm nâng cao chất
lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5
tuổi.

Phòng
GD&ĐT

C

2010-2011

3

Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ
cho trẻ 3-4 tuổi

Phòng
GD&ĐT

C


2011-2012

4

Một số biện pháp phối kết hợp giữa
gia đình và trường trong việc chăm
sóc giáo dục trẻ trong trường mầm
non.

Phòng
GD&ĐT

C

2012-2013

5

Giải pháp mang dân ca gần hơn đến
với trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong
trường MN Nga Yên.

Phòng
GD&ĐT
Sở
GD&ĐT

A
2013-2014

C

22



×