Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 thực hành tốt phần so sánh phân số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.79 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN THỌ XUÂN
------ššš-------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 4
THỰC HÀNH TỐT PHẦN SO SÁNH PHÂN SỐ

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hoa
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Xuân Lam
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Toán

THANH HÓA NĂM 2016

1


I.MỞ ĐẦU:
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Bậc học Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Chất lượng giáo dục đào tạo phụ thuộc rất nhiều vào kết quả giáo dục Tiểu học.
Đất nước ta đang trên con đường đổi mới để sánh vai với các cường quốc
năm châu trong thế kỉ 21.Đảng ta đã vạch rõ nhân tố quyết định để đạt mục tiêu
chính là yếu tố con người. Chiến lược phát triển sự nghiệp giáo dục được Đảng
ta coi trọng và đặt lên hàng đầu. Đó là đào tạo ra những con người nhanh nhạy,
năng động sáng tạo có đầy đủ kiến thức, năng lực có nhân cách Việt Nam để đáp
ứng với sự phát triển của xã hội.
Mỗi môn học ở Tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển
những cơ sở ban đầu rất quan trọng của nhân cách con người Việt Nam. Trong


Chương trình giáo dục Tiểu học hiện nay, môn Toán cùng với các môn học khác
trong nhà trường Tiểu học có những vai trò góp phần quan trọng đào tạo nên
những con người phát triển toàn diện.
Toán học là môn khoa học tự nhiên có tính lôgic và tính chính xác cao, nó
là chìa khoá mở ra sự phát triển của các bộ môn khoa học khác.
Muốn học sinh Tiểu học học tốt được môn Toán thì mỗi người Giáo viên
không phải chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu đã có sẵn trong Sách giáo
khoa trong các sách hướng dẫn và thiết kế bài giảng một cách dập khuôn, máy
móc làm cho học sinh học tập một cách thụ động. Nếu chỉ dạy học như vậy thì
việc học tập của học sinh sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập sẽ
không cao. Nó là một trong những nguyên nhân gây ra cản trở việc đào tạo các
em thành những con người năng động, tự tin, sáng tạo sẵn sàng thích ứng với
những đổi mới diễn ra hàng ngày.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để khắc phục được tâm lý, sai lầm hay mắc
phải của học sinh và từng bước nâng cao chất lượng, hình thành kỹ năng, kỹ xảo
khi thực hành so sánh phân số cho chính xác. Trên cơ sở đó hình thành và phát
triển cho học sinh phương pháp tư duy so sánh phân số , giúp các em so sánh
một cách nhanh nhất và dựa trên nền tảng cơ bản để giúp các em giải các bài
toán phức tạp hơn.
Qua quá trình giảng dạy, dự giờ đồng nghiệp và khảo sát chất lượng học
sinh, tôi nhận thấy việc dạy và học môn Toán nói chung và phần phân số nói
riêng đặc biệt là phần so sánh phân số còn gặp một số vướng mắc:
- Về phía giáo viên còn lúng túng trong cách truyền đạt kiến thức, chưa hệ
thống được các phương pháp so sánh phân số.
- Về phía học sinh chưa hiểu rõ bản chất vấn đề, chưa biết lựa chọn phương
pháp học phù hợp.
Từ những băn khoăn, trăn trở trên tôi quyết định phải tìm tòi, học hỏi để
chọn ra phương án tối ưu để giúp học sinh thực hành tốt phần so sánh phân số.
Đến năm học này, một lần nữa tôi áp dụng phương pháp này vào việc dạy học
sinh lớp 4 và đã thu được kết quả theo mong muốn của mình nên tôi xin mạnh

2


dạn viết lên sáng kiến “ Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 thực hành tốt
phần so sánh phân số” để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn toán ở tiểu
học.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
- Đưa ra một số bài học kinh nghiệm về nội dung, phương pháp dạy học
phần so sánh phân số ở lớp 4 mà tôi đã thực hiện góp phần vào việc không
ngừng nâng cao chất lượng dạy học môn Toán lớp 4 ở bậc Tiểu học nói chung và
công tác bồi dưỡng học sinh nói riêng.
- Giúp GV dạy lớp 4 hệ thống được các phương pháp so sánh phân số.
- Giải quyết những khó khăn ,những lỗi cơ bản trong việc tiếp thu kiến
thức về so sánh phân số của học sinh.
- Rèn cho học sinh kĩ năng giải toán, tư duy lô gíc, khái quát hóa.
- Rèn cho học sinh các năng lực hoạt động trí tuệ, rèn tính cẩn thận, sáng
tạo.
- Rèn cho học sinh khả năng phân tích xem xét bài toán. Mặt khác,
khuyến khích học sinh tìm ra nhiều cách giải cho một bài tập để tập cho các em
nhìn nhận một vấn đề theo nhiều khía cạnh khác nhau.
- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở Tiểu học theo
phương hướng phát huy tính tích cực , tính chủ động và sáng tạo của học sinh.
Hình thành và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Góp phần gây hứng thú học tập môn Toán cho học sinh, một môn học
được coi là khô khan, hóc búa , giúp các em lĩnh hội ,củng cố và khắc sâu các tri
thức về so sánh phân số từ đó các em có căn bản để học tốt phần so sánh phân số
ở lớp 5.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Đây là những kinh nghiệm giúp học sinh lớp 4 học tốt phần so sánh phân
số đã thực hiện thành công trong quá trình dạy học cũng như bồi dưỡng học sinh

lớp 4 ở Trường Tiểu học Xuân Lam nơi tôi công tác nhiều năm qua. Đặc biệt là
trong năm học 2014 – 2015.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau :
1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết :
- Đọc các tài liệu sách, báo, tạp chí giáo dục .... có liên quan đến nội dung
đề tài.
- Đọc SGK, sách giáo viên, các loại sách tham khảo : Toán tuổi thơ, giúp
em vui học toán.
2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin:
- Dự giờ, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp về nội dung so sánh phân số.
- Tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học.
- Tổ chức và tiến hành thực nghiệm sư phạm (Soạn giáo án đã thông qua
các tiết dạy) để kiểm tra tính khả thi của đề tài.
3. Phương pháp thống kê, xử lí số liệu .
3


II.NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
1.CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Căn cứ vào nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục, căn cứ vào thực trạng dạy và
học toán hiện nay, cần có hướng đổi mới phương pháp dạy toán ở Tiểu học là
tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh , tập trung vào việc rèn luyện khả
năng tự học, tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề, nhằm hình thành ở các em tư
duy tích cực, độc lập, sáng tạo . Để đạt được điều đó, trong giảng dạy bộ môn
Toán, người thầy phải giúp học sinh nắm vững tri thức, phát triển tư duy, hình
thành kĩ năng, kĩ xảo.
Chương trình toán ở tiểu học được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: Lớp
1, 2, 3; Giai đoạn 2: Lớp 4, 5 và được cấu trúc đồng tâm hình xoáy ốc. Với đặc
điểm tâm sinh lí của HS tiểu học, ở đầu cấp tư duy, khả năng quan sát của các

em đang ở mức độ đơn giản phải có biểu tượng, trực quan cụ thể thì các em mới
lĩnh hội được tri thức. Bắt đầu vào giai đoạn 2 là lúc khả năng tư duy trừu tượng
của các em phát triển cao hơn thì đây cũng là lớp mà mọi kiến thức trọng tâm
của cấp học như được dồn vào, kiến thức được mở rộng hơn, nâng cao hơn, khó
hơn đối với các em.
Trong môn Toán lớp 4, mảng kiến thức về phân số chiếm một vị trí hết sức
quan trọng. Toán về phân số là một dạng toán khó đối với các em. Song nó cũng
được áp dụng nhiều vào thực tế, là cơ sở để học số thập phân sau này. Nếu các
em học tốt về phân số thì các em sẽ dễ dàng tính toán, áp dụng vào thực tế một
cách khá đơn giản. Mặt khác tư duy của các em cũng phát triển.Ở mảng kiến
thức này có một số vấn đề học sinh sẽ mắc phải khó khăn trong đó có vấn đề
"So sánh phân số". Vậy để khắc phục khó khăn phần nào cho học sinh ,trong quá
trình giảng dạy tôi luôn thực hiện một số biện pháp giảng dạy nói chung và rèn
cho học sinh khả năng định hướng và tìm tòi, phát hiện cách giải bài toán, đồng
thời giúp các em nhận dạng , phân loại bài tập. Trong mỗi dạng, mỗi bài toán,
giáo viên cố gắng cung cấp cho học sinh một số phương pháp, cách thức nhất
định để giải .
2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:
Năm học 2014 – 2015, tôi trực tiếp giảng dạy, bồi dưỡng học sinh lớp 4.
Qua kết quả bài thi cho thấy khả năng tư duy toán học của các em chưa phát
triển ở mức kĩ năng. Đa số các em chỉ học tốt những dạng so sánh phân số đơn
giản, các bài toán trong sách giáo khoa. Khi gặp những bài có yếu tố nâng cao,
mặc dù đã được làm quen nhưng các em vẫn rất lúng túng, có phần né tránh và
cảm giác thiếu tự tin khi làm bài nên kết quả làm bài chưa cao.
Trong thực tế giảng dạy nhiều năm ở khối lớp 4. Tôi nhận thấy đây là mảng
kiến thức quan trọng cần tập trung giảng dạy cho học sinh vì thế qua tìm hiểu,
tôi nắm được những thiếu hụt về kiến thức của học sinh.Để khẳng định những
băn khoăn và những suy nghĩ của bản thân , tôi đã tiến hành kiểm tra chất lượng
của học sinh về phần so sánh phân số như sau:
4



Tổng số học sinh được khảo sát: 21 em

LỚP

4A

SĨ SỐ

21

ĐIỂM

9 – 10
7-8
5–6
< 5

Thời điểm khảo sát
10 / 2014

Số lượng

Tỉ lệ

0
7
10
4


0%
33,3 %
47,7%
19,0%

Qua kết quả khảo sát cho thấy kĩ năng làm các bài tập dạng so sánh phân số
của học sinh còn rất nhiều hạn chế. Từ thực trạng trên, tôi rất băn khoăn,trăn trở
và mạnh dạn áp dụng những kinh nghiệm của bản thân đúc rút được để hướng
dẫn học sinh lớp 4 học dạng Toán so sánh phân số nhằm giúp các em vận dụng
vào tính toán có hiệu quả.
a.Về phía học sinh:
Qua những năm tôi đã trực tiếp giảng dạy lớp 4 nhìn chung việc học của
các học sinh còn có nhiều vướng mắc trong cách nhận dạng bài tập, cách lựa
chọn phương pháp so sánh phân số, cách trình bày bài làm. Nhất là đối với học
sinh lớp 4 mới tiếp xúc, làm quen với kiến thức phần phân số các em còn bỡ
ngỡ. Qua khảo sát những năm trước các em chỉ biết so sánh các phân số cùng
mẫu số và so sánh phân số khác mẫu số bằng cách đơn giản, đôi khi chưa hiểu
thế nào là “phần bù, phần hơn” ; khi gặp những bài toán về so sánh phân số
phức tạp hơn thì các em còn lúng túng, không biết tìm phương pháp để giải
quyết vấn đề. Từ đó tôi nhận thấy khả năng tư duy, lập luận của học sinh chưa
cao, chưa nắm được một số kiến thức liên quan, trình bày bài còn dài dòng khó
hiểu, chưa thực sự biết phân tích, khái quát, tổng hợp bài toán. Nguyên nhân dẫn
đến tình trạng trên là học sinh chưa biết phương pháp vận dụng kiến thức cơ bản
áp dụng vào để làm những bài toán đặc biệt là toán nâng cao, phân tích, tổng
hợp, phát hiện các em còn hạn chế.
• Một số dạng bài tập mà học sinh thường vướng mắc:
- Một số bài toán so sánh phân số không được quy đồng.
- Một số bài toán so sánh phân số phức tạp mà việc so sánh bằng cách quy
đồng mẫu số sẽ gặp khó khăn.

- Một số bài toán yêu cầu học sinh so sánh bằng nhiều cách.
- Một số bài toán cần so sánh nhiều phân số.
- Một số bài tập yêu cầu lựa chọn cách làm hợp lí nhất.
- Việc lựa chọn phương pháp nào để giải học sinh còn rất lúng túng.
b. Về phía giáo viên
Đội ngũ giáo viên còn trẻ, kinh nghiệm còn ít, một số giáo viên còn hạn chế
trong việc tổ chức dạy học, chưa nắm được đối tượng học sinh và chưa linh hoạt
trong việc đổi mới phương pháp dạy học đặc biệt là chưa nghiên cứu tìm tòi ra
5


những cách thức dạy học, khái quát nội dung kiến thức cần ghi nhớ cho học
sinh...
Từ thực trạng trên, tôi rất băn khoăn và trăn trở, làm thế nào để dạy-học tốt
hơn phần so sánh phân số. Tôi đã nghiên cứu, tìm tòi và áp dụng một số phương
pháp hướng dẫn việc dạy học phần so sánh phân số trong năm học 2014-2015 ở
nhà trường.
3. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
A. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHUNG

Hết bậc tiểu học, việc học sinh nắm vững kiến thức và kĩ năng để thực hiện
các dạng toán về phân số nói chung và so sánh các phân số nói riêng là rất quan
trọng, nó giúp cho các em có nền tảng vững chắc để học tốt các dạng toán khác
có liên quan của cấp học cũng như các bậc học tiếp theo. Hiểu rõ tầm quan trọng
đó, tôi luôn mong muốn dạy cho học trò của mình thành thạo trong giải toán về
phân số đặc biệt là phần so sánh phân số, giúp các em có niềm tin khi đến lớp
học tập nói chung và học môn Toán nói riêng.
Kế thừa những biện pháp mà trong những năm trực tiếp giảng dạy vừa qua,
tôi đã nghiên cứu , vận dụng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc dạy
phần so sánh phân số cho học sinh lớp 4 như sau:

1.Thiết lập tổ chức lớp học:
Sau khi nhận lớp công việc đầu tiên của giáo viên là củng cố nề nếp học tập
cho các em. Giáo viên tiến hành kiểm tra chất lượng để phân loại trình độ học
tập và chia lớp thành các nhóm học tập, bầu ra các nhóm trưởng có trình độ có
học lực tốt nhất để kiểm tra việc thực hiện các bài tập thực hành rèn “So sánh
các phân số” do giáo viên ra đề. Các bài tập đưa ra theo quy luật từ dễ đến khó,
từ đơn giản đến phức tạp, từ so sánh hai phân số cùng mẫu số, khác mẫu số rồi
đến so sánh nhiều phân số, .... Các em được nhận bài vào cuối buổi học ngày
hôm trước và được chữa bài vào sáng ngày hôm sau.
2. Tạo dựng niềm tin môn học:
Trong nhà trường , trò chơi Toán học có thể tưởng tượng như một hoạt
động dạy Toán. Cơ sở tâm lí và sinh lí khẳng định hoạt động dạy học Toán dưới
dạng trò chơi là rất phù hợp với lứa tuổi Tiểu học. Thực tế cũng cho thấy hình
thức tổ chức trò chơi dễ được học sinh hưởng ứng và tích cực tham gia vì thế
GV nên dành ra năm đến mười phút đầu buổi học hoặc thời gian chuyển giữa
các tiết hoặc vào cuối tiết học nhằm củng cố kiến thức và luyện tập kĩ năng cho
học sinh. Khi được tham gia trò chơi, các em sẽ hứng thú và tích cực trong học
tập, giờ học sẽ trở nên sinh động và đạt kết quả cao. Trò chơi còn giúp các em
rèn luyện kĩ năng tư duy linh hoạt và tác phong nhanh nhẹn.
Khi tổ chức trò chơi GV nên căn cứ vào nội dung kiến thức bài dạy, trình
độ học sinh của lớp và điều kiện hiện có. Trò chơi được thể hiện như một hình
thức thi đua. Nếu như sử dụng trò chơi học tập đúng nội dung và mục đích đã
nêu sẽ góp phần dạy học theo định hướng hoạt động lấy học sinh làm trung tâm,
làm cho giờ học nhẹ nhàng mà còn đạt hiệu quả cao.
6


Ví dụ: tổ chức trò chơi “ Chia quà” để giúp học sinh nắm được khái niệm
về phân số ( kiến thức liên quan để so sánh phân số), giáo viên chuẩn bị đồ dùng
là hai cái bánh bằng nhau, cho hai nhóm học sinh lên cắt bánh để chia cho các

bạn trong nhóm, mỗi bạn được


1
1
2
1
hoặc
hoặc ... sau đó yêu cầu so sánh
5
6
6
5

2
từ đó học sinh hiểu bài hơn.
6

Giáo dục học sinh qua các gương hiếu học (các gương người xưa; bạn
cùng lớp, cùng trường, bạn nghèo vượt khó …) Tạo cho các em niềm tin khi đến
lớp, đến trường.
Từ những việc làm trên sẽ giúp các em thay đổi không khí lớp học, kích
thích học sinh thi đua nhau tìm ra cách làm hợp lý nhất.
3. Sử dụng linh hoạt nhiều hình thức và phương pháp dạy học:
- Trong giờ học giáo viên cần tránh nói nhiều và làm việc thay học sinh. Nhất
là lúc chữa bài tập, cần để học sinh tham gia tự đánh giá kết quả học tập của bạn
và của bản thân.
- Trong các giờ dạy giáo viên cần sử dụng nhiều phương pháp một cách hợp
lí và có hiệu quả.
- Giáo viên nêu vấn đề cho học sinh cùng suy nghĩ, giải quyết.

- Giáo viên sử dụng nhiều hình thức chia nhóm khác nhau phù hợp với từng
tiết dạy, từng bài tập. Ví dụ: Chia nhóm đủ trình độ để học sinh khá giúp đỡ học
sinh yếu. Những bài tập có mức độ khó cho nhóm học sinh khá, và bài tập có
mức độ trung bình cho nhóm học sinh còn lại.
- Cho học sinh làm bài tập theo nhóm đối với bài tập có số lượng nhiều còn
lại những bài tập ít học sinh hoạt động cá nhân. Giáo viên theo dõi giúp đỡ học
sinh yếu.
4. Nắm chắc đối tượng bồi dưỡng, phụ đạo:
Để nắm chắc đối tượng bồi dưỡng và phụ đạo, bước đầu tìm hiểu kết quả
học tập theo nhận xét của giáo viên chủ nhiệm ở lớp dưới, trên cơ sở khảo sát
nắm chắc các đối tượng, từ đó bồi dưỡng những kiến thức bị hổng, đứt quãng ở
lớp dưới, đặc biệt là rèn kĩ năng so sánh phân số, thường xuyên kiểm tra khả
năng vận dụng của các em nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các em học tốt
chương trình toán lớp 4. Vì tôi nghĩ rằng nếu học sinh mất căn bản thì các em rất
khó tiếp tục thành công trong công việc học toán. Để rèn luyện cho học sinh so
sánh phân số tốt đầu tiên giáo viên phải cung cấp cho học sinh hiểu kỹ về bản
chất của phân số, các tính chất của phân số, những kiến thức liên quan. Để lựa
chọn được cách so sánh hợp lý nhất thì học sinh phải nắm chắc các cách so sánh
và giáo viên phải lựa chọn nội dung kiến thức phù hợp với từng đối tượng học
sinh để giao bài tập cho các em.
5.Rèn tính cẩn thận trong tính toán:
Để khắc phục những sai lầm này đòi hỏi giáo viên trong khi dạy phải hết
sức tỉ mỉ, hướng dẫn cho học sinh cách viết phân số đến việc lập luận phải cẩn
thận thì mới tập được cho các em kĩ năng so sánh thành thạo, chính xác. Những
chi tiết dù rất nhỏ nhưng nếu giáo viên chú ý sửa sai thường xuyên, uốn nắn kịp
thời thì dần dần trở thành thói quen, tạo ý thức tốt cho các em. Khi so sánh phải
7


nhận dạng được bài toán cần so sánh bằng cách nào thuận tiện nhất, đặc biệt là

chú ý đến Dấu <, > hoặc sắp xếp các phân số theo thứ tự như thế nào..., nhắc
nhở nhiều lần sẽ giúp học sinh hình thành kỹ năng so sánh. Nếu học sinh làm
sai, giáo viên yêu cầu học sinh chỉ ra nguyên nhân sai và tìm cách sửa lại cho
đúng.
Giáo dục học sinh tính cẩn thận. Trong lúc học sinh làm bài giáo viên quan
sát và nhắc nhở, giúp đỡ những em còn lúng túng, những em thường hay làm bài
sai.
Kiểm tra lại bài trước khi nộp cho giáo viên chấm .
Tự chữa những bài đã làm sai thành bài đúng (giáo viên kiểm tra lại).
6. Uốn nắn những sai sót, lệch lạc khi so sánh:
Sau một thời gian học sinh làm khá hơn, so sánh các phân số đơn giản tốt
hơn thì tôi động viên các em làm theo cách khác khó hơn.
Song song với việc ra nhiều bài tập dạng trên tôi cũng ra những bài trắc
nghiệm, cho các em xác định đúng, sai. Nếu sai thì phải giải thích, chỉ ra nguyên
nhân sai và nêu cách sửa. khi các em đã làm được điều này nghĩa là các em
không mắc sai lầm nữa.
Để khắc sâu kiến thức tôi cho học sinh làm đi làm lại nhiều lần. Bên cạnh
đó, trong quá trình giảng dạy, cung cấp kiến thức, nếu liên quan đến kiến thức cũ
hoặc công thức quy tắc tôi đều dừng lại 5 phút đến 10 phút để củng cố ôn tập.
Khi dạy giáo viên cố gắng đưa ra câu hỏi phù hợp với trình độ học sinh lớp
mình làm sao cho tất cả các em được yêu cầu cơ bản của bài học. Trong từng
tiết học, tôi chịu khó chấm bài để kiểm tra trình độ học sinh, phát hiện những sai
lầm của các em để kịp thời uốn nắn sửa chữa.
Lưu ý học sinh không bắt buộc phải nhớ một cách máy móc mà giúp các em
nhớ bằng cách ra nhiều bài toán để các em làm thường xuyên trong các giờ học
chính khóa hoặc tự học, từ đó các em sẽ nhớ và áp dụng vào bài học thành
thạo.
B. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CỤ THỂ KHI DẠY DẠNG TOÁN SO SÁNH PHÂN SỐ .

Từ những biện pháp trên trong quá trình giảng dạy giáo viên cần chú ý lựa

chọn cách dạy phù hợp.
1. Giúp học sinh hệ thống, bổ sung những kiến thức liên quan:
Trước khi bắt tay vào việc dạy học sinh các phương pháp so sánh phân số,
giáo viên cần hệ thống, bổ sung cho các em các kiến thức có liên quan đến việc
so sánh phân số:
+ Khái niệm về phân số.
Phân số là số chỉ một hoặc một số nguyên phần đơn vị thường được viết
dưới dạng

a
1
; a gọi là tử số, b gọi là mẫu số trong đó b # 0. Ví dụ:
b
2

+ Quy đồng mẫu số.
Ví dụ: Quy đồng mẫu số các cặp phân số sau:
8


a.

1
2

3
5

b.


2
5

3
6

Bài giải
a. Ta có

b. Vì 6 : 3 = 2

1
1× 5
5
=
=
;
3
3× 5
15

2 2×3 6
=
=
5 5 × 3 15

2
2× 2
4
=

=
3
3× 2
6

nên

Kết luận: Quy đồng mẫu số là quá trình ta đưa 2 phân số khác mẫu số về
hai phân số có cùng mẫu số.
a
c
và (b, d # 0)
b
d

a
a×d
=
b
b×d

c
c×b
=
d
d ×b

+ Quy đồng tử số.
Ví dụ: Quy đồng tử số các cặp phân số sau:
a.


3
2

7
9

Bài giải: a. Ta có:

b.
3
3× 2
6
=
=
7
7 × 2 14

3
6

7
8

b. Vì 6 : 3 = 2
Nên

2
2×3
6

=
=
9
9×3
27

3
3× 2
6
=
=
7
7×2
14

Kết luận: Quy đồng tử số là quá trình ta đưa hai phân số khác tử số về
hai phân số có cùng tử số.
a
c
và (b, d # 0)
b
d

a
a×c
=
;
b
b×c


c
c×a
=
d
d ×a

+ Tính chất của phân số.
Ví dụ: Viết phân số bằng phân số

6
bằng cách.
14

a - Nhân cả tử và mẫu với 3
b - Chia cả tử và mẫu cho 2
a.

6
6×3
18
=
=
14
14 × 3
42

b.

6
6:2

3
=
=
14
14 : 2
7

Tính chất: Nếu ta nhân hay chia tử số và mẫu số của một phân số với
cùng một số tự nhiên khác 0 thì ta được một phân số mới bằng phân số đã cho.
a
a×c
=
(b, c # 0)
b
b×c

a
a:c
=
(b, c # 0; cả a và b đều chia hết cho c)
b
b:c

+ Rút gọn phân số:
Rút gọn phân số là gì?
9


Rút gọn phân số là đưa phân số đó về một phân số mới có tử số và mẫu số
bé đi mà phân số mới ấy vẫn bằng phân số đã cho.

1313
2525
1313
1313 : 101
13
Bài làm:
=
=
2525
2525 : 101
25

Ví dụ: Rút gọn phân số :

Cách làm:
- Xét xem tử số và mẫu số cùng chia hết cho số tự nhiên nào lớn hơn 1.
- Chia tử số và mẫu số cho số đó.
Cứ làm như thế cho đến khi nhận được phân số tối giản.
2. Giúp học sinh hiểu và biết lựa chọn một số cách so sánh phân số hợp
lý.
Sau khi đã hệ thống các kiến thức liên quan giáo viên cần bắt tay vào
việc dạy từng phương pháp phù hợp với các đối tượng học sinh.
2.1. So sánh phân số bằng cách quy đồng mẫu số:
a - So sánh hai phân số cùng mẫu số.
Ví dụ 1: So sánh hai phân số
Bài giải: Ta thấy 2 < 3 nên

2

7


3
7

2
3
<
7
7

Quy tắc: Hai phân số có cùng mẫu số, phân số nào có tử số lớn hơn thì
phân số đó lớn hơn và ngược lại.
b- So sánh hai phân số khác mẫu số. (thường dùng cho bài toán có mẫu
số nhỏ).
Ví dụ 2: So sánh các cặp phân số sau: a,
Bài giải: a, Ta có:


21
>
28

3
3× 7
21
=
=
4
4 × 7 28
20

28

nên

b, Vì 12: 6 = 2 nên

;

3
5
và ;
4
7

b,

5
4

12
6

5
5× 4
20
=
=
7
7×4
28


3
5
>
4
7

4
4× 2
8
8
5
4
5
=
=
; ta thấy
>
nên >
6
6 × 2 12
12
12
6
12

* Chốt kiến thức: Nếu hai phân số không cùng mẫu số, ta quy đồng mẫu
số hai phân số đó rồi so sánh tử số của chúng với nhau.
2.2. So sánh hai phân số bằng cách quy đồng tử số:
a - So sánh 2 phân số cùng tử số.

Ví dụ 3: So sánh 2 phân số

3
3

8
11

10


Bài giải: 8 < 11 nên

3
3
> .
8 11

Quy tắc: Hai phân số cùng tử số, phân số nào có mẫu số bé hơn thì phân
số đó lớn hơn và ngược lại.
b - So sánh hai phân số khác tử số. (Thường dùng cho các bài toán có tử số nhỏ)
Ví dụ 4: So sánh các cặp phân số a,
Bài giải :a,

3
3× 5
15
=
=
;

7
7×5
35


b,

3
5
và ;
7
8

b,

3
9

7
8

5
5× 3
15
=
=
8
8× 3
24


15
15
3
5
<
nên <
35
24
7
8

3
3× 3
9
9
3
9
9
=
=

< nên <
7
7×3
21
21
8
7
8


Chốt kiến thức: Muốn so sánh hai phân số không cùng tử số ta có thể
quy đồng tử số hai phân số đó rồi so sánh mẫu số của chúng với nhau.
2.3.So sánh phân số với đơn vị.
Ví dụ 5: So sánh phân số sau với 1.
a,

3
;
5

b,

7
2

c,

4
4

Bài giải:
a, Ta thấy

3
5
<

5
5


5
3
= 1 nên
<1
5
5

b, Ta có:

7
2
2
7
>

= 1 nên
>1
2
2
2
2

c, Ta có

4
=1
4

Kết luận:
- Nếu phân số có tử số bé hơn mẫu số thì phân số bé hơn 1 và ngược lại ;

nếu phân số nào có tử số bằng mẫu số thì phân số đó bằng 1.
2.4. So sánh các phân số dựa vào các tính chất cơ bản của phân số.
Ví dụ 6: Trong các phân số sau, phân số nào lớn nhất, phân số nào nhỏ nhất:
307
;
507

Bài giải: Ta thấy

307307
;
507507

307307307
507507507

307307
307 ×1001
307
307307 :1001
307
=
=
( hoặc
=
)
507507
507 ×1001
507
507507 :1001

507

307307307
307 ×1001001
307
307
307307
307307307
=
=
Vậy
=
=
507507507
507 ×1001001
507
507
507507
507507507

11


*Kết luận: Gặp bài toán so sánh phân số, học sinh thường nghĩ xem phân số
nào lớn hơn, phân số nào nhỏ hơn nên tìm mọi cách để so sánh. Nhưng điều bất
ngờ là các phân số đó lại bằng nhau. Như vậy để so sánh phân số thì trước hết
ta nên đưa các phân số đó về phân số tối giản (nếu có thể). Sau đó sẽ so sánh.
2.5. So sánh phân số qua trung gian.
Ví dụ 7: So sánh các cặp phân số sau mà không quy đồng.
a)


44
45

92
91

b,

2
5

9
12

c,

4
13

5
10

Bài giải:
44
45
hoÆc
91
92
44

44
45
44
45
+ C¸ch 1:V×
<
<
nªn
<
92
91
91
92
91
44
45
45
44
45
+C¸ch 2: V×
<
<
nªn
<
92
92
91
92
91


a) Chän ph©n sè trung gian

b) Chọn

1 1
; làm phân số trung gian
3 4

+ Cách 1:
Vậy

;

5
4
3
4
1
>
mà =
=
12
12
9
12
3

2
1
5

2
5
< <
nên <
9
3
12
9
12

+ Cách 2:
c, Ta có:

2
3
<
9
9

2
2
2
3
1
< mà = =
4
9
8
8
12


;

3
5
2
5
<
nên
<
12
12
9
12

4
13
4
13
4
13
< 1 và
> 1 Vậy < 1 <
hay <
5
10
5
10
5
10


*Kiến thức cần nhớ:
So sánh qua phân số trung gian là ta tìm một phân số trung gian sao cho
phân số trung gian lớn hơn phân số này nhưng lại nhỏ hơn phân số kia hoặc so
sánh với 1.
Lưu ý: Có 3 loại phân số trung gian
Loại 1: (như ví dụ 7a). Phân số trung gian có tử số bằng tử số của một trong
hai phân số đã cho, mẫu trùng với mẫu của phân số còn lại. Loại phânsố trung
gian này có hai cách chọn.
Cách 1: Phân số trung gian có tử số là tử của phân số thứ nhất, mẫu số là
mẫu của phân số thứ hai.
Cách 2: Phân số trung gian có mẫu số là mẫu của phân số thứ nhất, tử là tử
của phân số thứ 2.
Loại phân số trung gian này chỉ áp dụng với những bài toán so sánh hai
phân số mà tử của phân số thứ nhất bé hơn tử của phân số thứ hai và mẫu của
phân số thứ nhất lớn hơn mẫu của phân số thứ hai và ngược lại.
Loại 2:(Ví dụ 7 phần b).Phân số trung gian thể hiện mối quan hệ giữa tử và
12


mẫu của hai phân số, tức là chọn phân số trung gian có mẫu số gấp hoặc kém tử
số của phân số ban đầu 2 hoặc 3, 4, ... lần còn tử số giữ nguyên ( chọn

1 1 1
; ; ;...
2 3 4

làm phân số trung gian )
Loại 3: (Ví dụ 7 phần c) Phân số trung gian là đơn vị áp dụng với các bài
toán so sánh hai phân số mà trong đó một phân số lớn hơn đơn vị, phân số còn

lại nhỏ hơn đơn vị.
2.6. So sánh hai phân số dựa vào so sánh phần bù đến 1 của mỗi phân
số.
Ví dụ 8: So sánh hai phân số:
Bài giải: Ta thấy: 1mà

1998
1999

1999
2000

1998
1
=
;
1999
1999

1-

1999
1
=
2000
2000

1
1
1998

1999
>
nên
<
1999
2000
1999
2000

* Kết luận: Trong hai phân số nếu phân số nào có phần bù đến 1 lớn
hơn thì phân số đó bé hơn và ngược lại.
1-

a
c
a
c
< 1 - thì
> ;
b
d
b
d

1-

a
c
a
c

> 1 - thì
<
b
d
b
d

Nhận xét: Cách này thường áp dụng với những bài toán so sánh các phân
số đều bé hơn 1 mà hiệu giữa mẫu số và tử số của các phân số đó bằng nhau.
2.7 So sánh hai phân số dựa vào so sánh phần hơn so với 1 của mỗi phân
số.
Ví dụ 9:
a)

2002
2006

1997
2001

b)

2013
2012



2016
2015


Bµi gi¶i:
2002
5
2006
5
2002
5
2006
=1+
;
=1+
(hoặc
- 1=
;
-1
1997
1997
2001
2001
1997
1997 2001
5
5
5
2002
2006
=
) V×
>
nªn

>
2001
1997
2001
1997
2001
2013
2016
b) T¬ng tù ta cã:
>
2012
2015

a)

* Kết luận: Trong hai phân số nếu phân số nào có phần hơn so với 1 lớn
hơn thì phân số đó lớn hơn và ngược lại.
Nhận xét: Cách này thường áp dụng với những bài toán so sánh các phân
số đều lớn hơn 1 mà hiệu giữa tử số và mẫu số của các phân số đó bằng nhau.
2.8 So sánh hai phân số bằng cách đổi ra hỗn số để so sánh ( dạng này
chỉ dạy cho học sinh lớp 5).
Ví dụ 10 : a)

45
94

22
31

;


b)

49
91

24
45

13


Bài giải:
45
1
94
1
1
1
45
94
=2
;
=3
Vì 2 < 3
nên
<
22
22
31

31
22
31
22
31
49
1
91
1
1
1
49 91
b)Ta cú:
=2 ;
=2
Vì 2
>2
nên
>
24
24 45
45
24
45
24 45

a) Ta cú

* Kt lun: Trong hai phõn s nu phõn s no cú phn nguyờn ln
hn thỡ phõn s ú ln hn ; nu phn nguyờn bng nhau thỡ so sỏnh phn phõn

s.
Nhn xột
- Thơng giữa tử số và mẫu số của 2 phân số khác nhau.
- Hoặc :Thơng giữa tử số và mẫu số của 2 phân số bằng
nhau và cùng số d.
2.9. So sỏnh bng phng phỏp dựng s on thng.
Vớ d 11: So sỏnh hai phõn s

1
2
v
4
5

Bi gii: Ta cú s :

T s trờn ta thy

1
2
<
4
5

Kt lun: Ta cú th so sỏnh hai phõn s bng vic biu din tng phõn
s trờn cỏc n v di nh nhau ri so sỏnh di biu th tng phõn s vi
nhau.Phõn s no cú di biu th ln hn thỡ phõn s ú ln hn.
Nhn xột : Cỏch ny ch dựng so sỏnh cỏc cp phõn s cú t v mu
ca mi phõn s u nh cú th biu th trờn s .
2.10. So sỏnh phõn s bng cỏch s dng kt qu ca phộp chia.

Vớ d 12: So sỏnh hai phõn s

9
5
v
17 9

9 5 81
9 5
: = < 1 nờn <
17 9 85
17 9
* Kt lun:Thng ca hai phõn s ln hn 1 thỡ s b chia ln hn s
chia v ngc li.
2.11. So sỏnh phõn s bng cỏch phi hp mt s cỏch so sỏnh nờu trờn.
Cú nhng bi toỏn khụng ch so sỏnh 2 phõn s m yờu cu so sỏnh 3; 4;
5 ... phõn s hoc so sỏnh hai phõn s nhng khụng th ỏp dng cỏc cỏch nờu
trờn.
Khi ú ta s phi hp nhiu phng phỏp gii.

Bi gii:

Ví dụ 13: So sánh hai phân số:

11
45

23
91


14


Bµi gi¶i:Nh©n c¶ tö sè vµ mÉu sè cña ph©n sè

11
víi 4 ta cã:
23

11 11× 4
44
=
=
23 23 × 4 92
44
45
So s¸nh

b»ng c¸ch chän ph©n sè trung gian ( c¸ch 4).
92
91

Trên đây là một số phương pháp so sánh phân số có thể dùng cho học sinh
lớp 4 mà tôi đã nghiên cứu đưa vào thực nghiệm giảng dạy cho học sinh. Tổng
quát lại tôi dưa về các dạng điển hình sau:

BÀI TẬP ÁP DỤNG
Dạng 1: Giải bài toán so sánh bằng nhiều cách
2
4


9
10

Bài toán 1: So sánh 2 phân số sau:
Bài giải:
Cách 1: Quy đồng mẫu số
2
2 ×10
20
=
=
9
9 ×10
90

Ta có :


4
4×9
36
=
=
10
10 × 9
90

;


20
36
2
4
<
nên <
90
90
9
10

Cách 2: Quy đồng tử số:
Ta thấy

2
2× 4
8
=
=
;
9
9× 4
36



4
4× 2
8
=

=
10
10 × 2
20
8
8
2
4
<
nên <
36
20
9
10

Cách 3: Dùng tính chất cơ bản của phân số:
Ta có:

4
4:2
2
2
2
2
4
=
= mà < nên
<
10
10 : 2

5
9
5
9
10

Cách 4: Dùng so sánh "phần bù" tới đơn vị.
Ta có 1mà

2
7
4
6
= và 1=
9
9
10
10

7
7
7
6
7
7
6
>

>
nên >

>
9
10
10
10
9
10
10

Vậy

2
4
<
9
10

Học sinh làm thêm các cách:
Cách 5: Phân số trung gian:
15


1
2
3
3
1
2
Ta có: < mà = nên < 3
9

9
9
3
9
1
1
1
4
12
12
10
10
12
4
=

>

= 3 nên
> 3 hay
> 3
10
30
30
30
30
30
10
2
Vậy <

9

1
3 <

4
2
4
nên
<
.
10
9
10

Cách 6: Dùng sơ đồ đoạn thẳng.
Ta có sơ đồ:

Từ sơ đồ trên ta thấy:

2
4
<
9
10

Nhận xét : Như vậy một bài toán có thể có nhiều cách giải nên yêu cầu
học sinh phải nhìn bài toán với nhiều góc độ để tìm được các cách giải nhanh
và hợp lí nhất.
Dạng 2: So sánh bằng cách hợp lí nhất.

Bài toán : Hãy so sánh các cặp phân số sau bằng phương pháp hợp lí nhất.
a.

200
1000



2
;
5

b.

7772
88881

;
7778
88889

c.

1000
2222

9999
8000

Bài giải:

a. Ta có:

200
2 × 100
2
2
200
2
2
=
=

< nên
<
5
5
1000
10 ×100
10
10
1000

(Dùng tính chất phân số)
7772
6
88881
8
6
60
=

;
1 =

=
7778
7778
88889
88889
7778 77780
60
8
8
6
8
7772
88881
nhưng
>
>
Vậy
>
nên
<
77780
77780
88889
7778
88889
7778
88889


b. Ta thấy: 1 -

(Phương pháp so sánh phần bù tới đơn vị)
c. Vì

1000
1000
1000
2222
1000
2222
<

<
nên
<
9999
8000
8000
8000
9999
8000

(Phương pháp dùng phân số trung gian)
Nhận xét: Như vậy một bài toán có thể có nhiều cách giải song ta cần
phải biết quan sát, phân tích để chọn cách giải dễ dàng, hợp lí nhất.
Dạng 3: Phối hợp các phương pháp. ( Học sinh khá - giỏi)
16



Có những bài toán không chỉ sử dụng một phương pháp để giải mà cần biết
phối hợp , lựa chọn các phương pháp để giải. Ví dụ:
Bài toán 1: Viết các phân số sau theo thứ tự từ lớn đến bé.
a.

1
;
2

2
;
5

4
;
7

9
;
8

5
9

b.

12
7
;

;
26
13

8
;
25

5
;
3

2005
2006

Bài giải:
a. Nhìn bao quát ta thấy có

9
> 1 ( lớn hơn tất cả các phân số khác vì các
8

phân số này đều nhỏ hơn 1).
Ta so sánh 4 phân số còn lại.

1
2
2
= >
5

2
4

1
4
4
1
5
5
= < ;
=
< (so sánh tử số)
2
8
7
2
10
9
4
5
36 35
> (quy đồng mẫu số
> )
7
9
63 63

Vậy ta xếp như sau:
b.


8
4
5
1
2
;
;
;
;
9
7
9
2
5

5
5
> 1, các phân số khác đều nhỏ hơn 1, nên là lớn nhất.
3
3

Ta so sánh các phân số còn lại:
12
6
7
6
8
150
104
=

<
;
>
(Quy đồng mẫu số:
>
)
26
13
13 13
25
325
325
2005
7
>
(Nhân mẫu số của phân số này với tử số của phân số kia)
2006
13

Vậy ta viết như sau:

5 2005 7 12 8
;
; ;
;
3 2006 13 26 25

Nhận xét: ở bài toán trên ta đã sử dụng các phương pháp như : so sánh
phân số với 1; so sánh bằng cách quy đồng tử số; so sánh bằng quy đồng mẫu
số; so sánh bằng cách nhân mẫu số của phân số này với tử số của phân số kia...

Vậy những bài toán tổng hợp các phương pháp giải đòi hỏi học sinh
không chỉ nắm kiến thức một cách đơn lẻ mà phải biết tổng hợp các kiến thức
đó để lựa chọn và kết hợp các phương pháp đó vào giải toán.
ĐỀ BÀI LUYỆN TẬP.

17


Sau khi dạy xong các phương pháp, tôi cho các em làm một số bài tập
tương tự hoặc dựa vào các phương pháp để giải nhằm cho các em luyện tập và
củng cố lại các phương pháp.
Bài 1: Khoanh vào phân số lớn nhất.
3
;
9

5
;
9

9 7 4
; ;
8 9 9

Bài 2: Viết các phân số sau theo thứ tự từ bé đến lớn.
a.

1 3 4
9
; ; và ;

5 5 5
7

b.
2
5

Bài 3: Tìm 10 phân số khác nhau nằm giữa



3 28 294 5
;
;
;
7 49 343 4

3
5

Bài 4: So sánh các phân số sau bằng cách thuận tiện nhất.
a.

14
5

25
7

b.


13
27

60
100

c.

3
17

8
49

d.

1993
997

1995
998

e.

47
7

15
2


g.

43
29

47
25

4.KẾT QUẢ:
Từ việc rèn kĩ năng cơ bản như trên tôi nhận thấy rằng: Các em nắm được
cách làm và có kĩ năng làm các bài tập dạng này. Tiếp đó để nâng dần và phát
triển khả năng tư duy của các em , tôi giao thêm các bài tập ở mức độ cao hơn.
Với cách làm như trên, tôi thấy các em học sinh nắm bắt nhanh và làm thành
thạo dạng bài tập này.
Sau khi áp dụng các phương pháp và biện pháp nêu trên, tôi đã tiến hành
kiểm tra chất lượng và thu được kết quả như sau:

( Tổng số học sinh được khảo sát: 21 em)
Thời điểm khảo sát
CUỐI NĂM HỌC
LỚP

4A

SĨ SỐ

21

ĐIỂM


9 – 10
7-8
5–6
< 5

Số lượng

Tỉ lệ

8
9
4
0

38,0%
43,0%
19,0%
0%

Năm học 2014 - 2015, qua việc ứng dụng kinh nghiệm cách hướng dẫn
so sánh các phân số trên vào việc dạy học sinh khối 4. Tôi thấy kết quả học tập
18


của học sinh trong dạng toán so sánh phân số trên có hiệu quả hơn, học sinh biết
cách phân tích bài toán, biết suy luận, lập luận chặt chẽ hơn. Đặc biệt qua việc
hướng dẫn học sinh giải các dạng toán trên đã giúp học sinh có nhiều hứng thú
hơn trong học toán, thích học toán hơn. Các em không thấy bỡ ngỡ khi gặp
những bài toán nâng cao… Điều này là nguồn động lực thúc đẩy tôi trong quá

trình bồi dưỡng học sinh . Những biện pháp mà tôi đưa ra được đồng nghiệp và
ban giám hiệu hết sức trân trọng và phổ biến cho giáo viên trong tổ học tập.
Đây là kinh nghiệm về dạy so sánh phân số của môn toán ở lớp 4 tôi đã
nghiên cứu và áp dụng vào việc giảng dạy ở lớp 4 tôi thấy chuyên đề này có thể
áp dụng vào việc dạy so sánh phân số lớp 4 nhất là với các lớp học 10 buổi /tuần
như hiện nay và có thể áp dụng cho các lớp tiếp theo ở cấp học tiếp theo.

III. KẾT LUẬN , KIẾN NGHỊ
1. Bài học kinh nghiệm.
Qua quá trình áp dụng SKKN này, tôi thấy để có thể đạt được kết quả cao,
GV cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tuyệt đối không nóng vội, dồn ép học sinh mà trên cơ sở nền tảng phải dạy
tốt những kiến thức cơ bản về so sánh phân số ngay trong tiết học trên lớp, từ đó
chuẩn bị loại bài tập phù hợp cho các đối tượng học sinh và chấm chữa bài trực
tiếp cho từng em.
- Dành thời gian để nghiên cứu tài liệu, sách tham khảo, phân loại bài tập.
- Tổ chức lớp học, vận dụng linh hoạt các hình thức dạy học....
- Giáo viên phải chuẩn bị kĩ lưỡng kế hoạch dạy học trước khi lên lớp, đưa
ra phương án giải quyết tốt nhất cho từng bài. Đặc biệt nên khai thác vấn đề theo
nhiều khía cạnh khác nhau để củng cố và rèn khả năng tư duy sáng tạo cho HS.
- Dạy cho học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản và nâng cao dần cho học sinh.
- Hướng dẫn học sinh nhận dạng được đề toán và lựa chọn cách so sánh cho
nhanh nhất
- Sau mỗi bài toán, dạng toán giáo viên nên chốt lại các cách so sánh học sinh
nhớ lâu hơn.
- Mỗi dạng toán cần đưa ra nhiều bài tương tự để giúp học sinh hình thành
thói quen và khắc sâu kiến thức cần nhớ.
- Các bài tập đưa ra phải có hệ thống và nâng cao dần, từ dễ đến khó, từ đơn
giản đến phức tạp để học sinh nâng cao kiến thức dần dần, vì học sinh tiểu học
tư duy còn hạn chế.

2. Những kiến nghị.
a.Về phía giáo viên:
- Khi dạy phần so sánh phân số cần phân thành từng dạng bài để hướng dẫn
giúp HS dễ nắm bắt, dễ nhớ, dễ vận dụng vào thực hành.
- Cần phối hợp nhiều phương pháp để HS nắm vững kiến thức hiểu rõ trọng
tâm của bài với quan điểm “ Lấy HS làm trung tâm” trong quá trình dạy học.
Trong đó giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn, định hướng các hoạt động .Học
19


sinh t huy ng vn kin thc v kinh nghim ca bn thõn t chim lnh tri
thc mi, vn dng cỏc tri thc mi ú vo thc hnh.
b. V phớa nh trng:
Trang b y ti liu, trang thit b phc v cho vic bi dng, nõng cao
cht lng hc sinh.
c. V phớa Phũng Giỏo dc & o to:
Tip tc t chc cỏc cuc hi tho chuyờn v dy Toỏn theo tng mng
nh giỏo viờn c tham d, hc hi kinh nghim nõng cao trỡnh chuyờn
mụn nghip v.
3. Li kt:
ti v Mt s bin phỏp giỳp hc sinh lp 4 thc hnh tt phn so
sỏnh phõn s l mt s kinh nghim nh trong quỏ trỡnh ging dy m tụi ó
thc hnh i vi hc sinh lp 4 v thu c nhng kt qu nht nh ti lp tụi
ch nhim .
Vi thi gian ngn do ú trong quỏ trỡnh vit khụng trỏnh khi sai sút v
ni dung , cõu ch . Rt mong hi ng khoa hc úng gúp ý kin ti liu ny
thờm phong phỳ v c ỏp dng vo ging dy cú hiu qu hn.
Tôi xin cam đoan sỏng kin v Mt s bin phỏp giỳp hc sinh
lp 4 thc hnh tt phn so sỏnh phõn s là do bản thân tôi viết ra
không sao chép của ai. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách

nhiệm.
Tụi xin chõn thnh cm n!
Ngi thc hin

Nguyn Th Hoa
Xỏc nhn ca Hiu trng nh trng

Nguyn Th Thanh

20


Mục lục

I. Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu.
3. Đối tượng nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu.

II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
1. Cơ sở lý luận.
2. Thực trạng vấn đề.
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
A.Một số giải pháp chung.
B.Một số biện pháp cụ thể khi dạy dạng toán so sánh phân số.
4. Kết quả.

III. Kết luận, kiến nghị.
1. Bài học kinh nghiệm.

2. Những kiến nghị.
3. Lời kết.

Trang
1
1
2
2
2
3
3
3
5
5
7
17
18
18
18
19

21



×