Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Kinh nghiệm rèn kĩ năng thực hành tiếng việt cho học sinh bằng trò chơi học tập lí thú trong dạy học tiếng việt lớp 2 VNEN trường tiểu học nga vịnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (501.32 KB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GD&ĐT NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

KINH NGHIỆM RÈN KĨ NĂNG THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
CHO HỌC SINH BẰNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP LÍ THÚ
TRONG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT LỚP 2 VNEN

Người thực hiện: Mai Thị Thu
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường TH Nga Vịnh
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Tiếng Việt

THANH HOÁ NĂM 2017

1


MỤC LỤC
MỤC
1
1.1
1.2
1.3
1.4
2
2.1
2.2
2.3


2.3.1
2.3.2
2.3.3
2.3.4

2.3.5

2.4
3

NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm
Các giải pháp đã sử dụng để rèn kĩ năng sử thực hành
tiếng Việt bằng trò chơi học tập lí thú cho học sinh lớp 2
VNEN trường Tiểu học Nga Vịnh
Nghiên cứu nội dung, lựa chọn kiến thức, tìm hiểu và tổ
chức trò chơi học tập tiếng Việt nhằm tạo hứng thú, nâng
cao hiệu quả dạy học tiếng việt Lớp 2 VNEN
Giúp học sinh tìm hiểu vốn từ thông qua việc chuẩn bị bài
và kiểm tra hoạt động ứng dụng bằng khéo léo tổ chức trò
chơi “Giỏ cua ốc” từ câu chuyện cổ tích Việt Nam
Rèn kĩ năng mở rộng vốn từ và sử dụng từ ngữ cho học

sinh thông qua hợp tác nhóm bằng trò chơi “ Khắc nhập”,
“Túi ba gang” dựa vào các câu chuyện cổ tích
Nâng cao kĩ năng sử dụng từ ngữ có sẵn để đặt các kiểu
câu đã học cho học sinh thông qua việc xây dựng trò chơi
“Cầu hôn công chúa”, “Món quà kì diệu” dựa vào bài tập
đọc trong chương trình
Sáng tạo trong sử dụng trò chơi học tập “Trạm dừng xe
buýt”, “lá thư tay” nhằm nâng cao khả năng sử dụng vốn
từ cho học sinh dựa vào những công cụ hỗ trợ học tập
trong lớp học
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động
giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kiến nghị

TRANG
1
1
1
2
2
3
3
4
5
5
7
9
13


16

18
19
19
20

2


TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT
1

TÊN TÀI LIỆU THAM KHẢO

2
3

Hướng dẫn học Tiếng Việt 2 (Tập 1A,1B,
2A, 2B)
Sách giáo viên Tiếng Việt 2 (Tập 1,2)
Từ vựng tiếng Việt

4

Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt Tiểu học

5


Chuyên đề Giáo dục Tiểu học (Tập 21,
37,41)
Cách tổ chức trò chơi học tập môn Tiếng
Việt
Vở Bài tập Tiếng Việt 2 (Tập 1, 2)

6
7
8
9

Vở Bài tập Bổ trợ và nâng cao Tiếng Việt 2
(Tập 1, 2)
Luyện tập Tiếng Việt 2 (Tập 1, 2)

TÁC GIẢ
Bộ GD&ĐT
(sách dự án VNEN)
Bộ GD&ĐT
GS.TS Lê Phương
Nga
GS.TS Lê Phương
Nga
Vụ Giáo dục Tiểu
học
Tài liệu Text
Nhà xuất bản
Giáo dục Việt Nam
Nhà xuất bản

Đại học Sư phạm
Nhà xuất bản
Đại học Sư phạm

DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG

3


ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Mai Thị Thu
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường Tiểu học Nga Vịnh
TT

1
2
3

4
5

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh Kết quả đánh
Năm học
giá xếp loại
giá xếp loại đánh giá xếp
( Phòng, sở, ( A, B, hoặc

loại
tỉnh)
C)
Rèn kĩ năng làm văn miêu
Phòng
C
tả ở lớp 4
GD&ĐT
2007- 2008
Rèn kĩ năng giải toán bằng
Phòng
B
sơ đồ đoạn thẳng ở lớp 4
GD&ĐT
2009- 2010
Tích cực hóa hoạt động
Phòng
C
học tập của học sinh trong
GD&ĐT
dạy giải toán có lời văn
2010- 2011
cho học sinh lớp 3
Một số lưu ý khi dạy học
Phòng
B
đại lượng và đo đại lượng
GD&ĐT
2012- 2013
Toán 3

Ứng dụng công nghệ
Phòng
A
thông tin tạo bài giảng
GD&ĐT
điện tử giáo dục học sinh
thân thiện với môi trường
2013- 2014
trong dạy học môn Tự
Sở
nhiên và xã hội lớp 3
GD&ĐT
C

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài

4


Môn Tiếng Việt ở lớp 2 nói riêng và ở Tiểu học nói chung có nhiệm vụ
hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt để học tập
và giao tiếp trong môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học
Tiếng Việt, các em được rèn luyện các thao tác tư duy, có những hiểu biết sơ
giản về tự nhiên, xã hội và con người; về văn hóa, văn học của Việt Nam và
nước ngoài. Từ đó bồi dưỡng cho các em tình yêu tiếng Việt và hình thành thói
quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân
cách con người mới Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong thực tiễn dạy học hiện nay, việc dạy và học những kiến thức về mở
rộng vốn từ theo chủ đề học tập, nhất là việc sử dụng vốn từ ngữ đó trong viết

câu, viết đoạn văn ở lớp 2 nói riêng và ở Tiểu học nói chung còn gặp không ít
khó khăn. Nhất là chưa thực sự chú trọng đến việc giúp học sinh sử dụng tiếng
Việt một cách thành thạo, có kĩ năng nói - viết đúng tiếng Việt để từ đó phát
triển lên mức độ nói - viết hay. Đồng thời, việc dạy học bộ môn này chưa tạo
được niềm đam mê học tập thực sự cho trẻ. Dẫn đến các em còn thụ động trong
học tập, chưa tích cực và tự giác học tập tiến bộ. Điều đó đồng nghĩa với việc
không ít giáo viên còn gặp khó khăn trong việc tìm ra những phương pháp dạy
học hiệu quả để giải quyết những vấn đề còn tồn đọng trong dạy học bộ môn
này.
Ngoài ra, việc sử dụng “trò chơi học tập” trong dạy học Tiếng Việt của
phần đa giáo viên chưa nhiều, vẫn còn đơn điệu về hình thức và cách tổ chức,
chưa tạo được hưng phấn cho học sinh trong mỗi tiết học. Điều này dẫn đến kĩ
năng sử dụng từ để nói, viết thành câu, đoạn văn của học sinh còn gặp nhiều khó
khăn, mang nhiều cảm tính.
Đổi mới triệt để phương pháp dạy học nhằm tạo cho học sinh tích cực,
chủ động và sáng tạo trong học tập là vấn đề đang được nhiều người quan tâm.
Chính vì lẽ đó, trong quá trình dạy học, tôi luôn chủ động, tìm tòi và học hỏi
đồng nghiệp, lãnh đạo nhà trường trong việc đổi mới phương pháp dạy học để
mỗi tiết học của các em thực sự cuốn hút và hiệu quả bằng việc mạnh dạn áp
dụng: “Kinh nghiệm rèn kĩ năng thực hành tiếng Việt cho học sinh bằng trò
chơi học tập lí thú trong dạy học Tiếng Việt lớp 2 VNEN”. Từ đó có thể giải
quyết phần nào những vấn đề còn vướng mắc và tồn đọng trong dạy học thực
hành tiếng Việt lớp 2 nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Khi lựa chọn việc áp dụng “Kinh nghiệm rèn kĩ năng thực hành Tiếng
Việt bằng trò chơi học tập lí thú trong dạy học tiếng Việt lớp 2 VNEN” thì mục
đích chính là tháo gỡ những khó khăn về kĩ năng sử dụng vốn từ để nói, viết
thành câu, đoạn văn. Qua đó, tạo sự tự tin, tích cực, chủ động và hứng thú học
tập cho các em để mỗi tiết học thực sự lí thú và hiệu quả. Từ đó, giúp học sinh
lớp tôi phụ trách nói riêng và học sinh lớp 2 VNEN trường tiểu học Nga Vịnh

nói chung phát triển toàn diện các kĩ năng, năng lực, phẩm chất và tư duy trong

5


học tập.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Việc lựa chọn kiến thức, nội dung của phần thực hành tiếng Việt trong
chương trình Tiếng Việt lớp 2 để xây dựng những “trò chơi học tập tiếng Việt”
mới mẻ, lí thú nhưng không xa lạ mà gần gũi với tâm sinh lí và trình độ nhận
thức của học sinh lớp 2A VNEN trường Tiểu học Nga Vịnh, Nga Sơn, Thanh
Hóa chính là đối tượng nghiên cứu của đề tài mà tôi áp dụng.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Khi thực hiện áp dụng “Kinh nghiệm rèn kĩ năng tực hành tiếng Việt
bằng trò chơi học tập lí thú trong dạy học Tiếng Việt lớp 2 VNEN”, tôi đã sử
dụng một số phương pháp chính như: phương pháp nghiên cứu, xây dựng cơ sở
lí thuyết; phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin; phương pháp
thống kê, xử lí số liệu, cụ thể như sau:
a. Phương pháp nghiên cứu, xây dựng cơ sở lí thuyết
Là phương pháp nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến vốn từ ngữ, cách
cung cấp vốn từ để nói, viết câu, đoạn văn và các trò chơi, cách tổ chức trò chơi
học tập gần gũi, phù hợp với nội dung kiến thức tiếp nhận của học sinh.
b. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
Đây là phương pháp điều tra nghiên cứu thực tế việc tổ chức dạy và học
về sử dụng vốn từ, câu bằng trò chơi học tập trong môn Tiếng Việt cho học sinh
lớp 2 ở trường Tiểu học Nga Vịnh nói riêng (dạy học theo mô hình trường học
mới Việt Nam - VNEN) và một số trường tiểu học nói chung trên địa bàn huyện
Nga Sơn, Thanh Hóa.
c. Phương pháp thống kê, xử lí số liệu
Sau khi áp dụng giải pháp này vào thực tiễn dạy học tại lớp 2A, trường

tiểu học Nga Vịnh kết hợp thu thập các tài liệu, dữ liệu phục vụ cho đề tài, tôi đã
tiến hành phân tích, tổng hợp các số liệu minh chứng cụ thể qua các thời điểm
kiểm tra của giáo viên, tổ chuyên môn và Nhà trường từng thời điểm cụ thể. Từ
đó rút ra kết luận và hiệu quả về việc áp dụng “Kinh nghiệm rèn kĩ năng thực
hành Tiếng Việt bằng trò chơi học tập lí thú trong dạy học Tiếng Việt lớp 2
VNEN”.

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

6


2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Như chúng ta đã biết, định hướng đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục,
đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ XII (ngày 26/1/2016) đã nêu rõ: “Phương pháp dạy và học mới không chỉ
làm cho người học phát triển tư duy độc lập, sáng tạo mà còn giúp người thầy
thêm tiến bộ, trưởng thành….Giáo dục cần phải tập trung phát triển mạnh năng
lực và phẩm chất người học, đảm bảo hài hòa đức, trí, thể, mỹ, thực hiện tốt
phương châm mới: Dạy người, dạy chữ và dạy nghề (trước đây là dạy chữ, dạy
người, dạy nghề).” Vì vậy, việc đổi mới phương pháp dạy và học tập trung rèn kĩ
năng, bồi dưỡng năng lực và phẩm chất người học là nhiệm vụ cần được chú
trọng trong giáo dục đào tạo. Các Nhà trường trên địa bàn huyện Nga Sơn đã
triển khai và chỉ đạo tới toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên trong mỗi nhà
trường, đặc biệt là các trường đang thực hiện dạy học theo mô hình Trường học
mới Việt Nam (VNEN)- trong đó có trường Tiểu học Nga Vịnh, Nga Sơn, Thanh
Hóa.
Việc giúp học sinh lớp 2 rèn kĩ năng sử dụng vốn từ để nói, viết câu, đoạn
văn có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ vì nó chính là bước
đầu đang giúp cho các em nắm vững ngôn ngữ tiếng Việt làm phương tiện giao

tiếp phù hợp với từng đối tượng và hoàn cảnh cụ thể trong các tình huống phức
tạp và đa dạng của cuộc sống. Giúp các em hiểu về thế giới xung quanh việc học
tập ở trường, ở nhà cũng như tình cảm gia đình và vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước,
con người một cách chủ động, tích cực và sáng tạo. Từ đó gắn với việc giáo dục
học sinh tình yêu gia đình, nhà trường, yêu tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động.
Khi dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học nói chung và dạy học thực hành
tiếng Việt ở lớp 2 nói riêng thì cần phải chú ý đến trình độ, đến tâm sinh lí lứa
tuổi của từng đối tượng học sinh tiểu học là thích khám phá, sáng tạo, thích
chinh phục, làm chủ bản thân và hứng thú với những điều mới mẻ. Đồng thời,
người giáo viên phải nắm được năng lực sử dụng tiếng Việt của các em. Từ đó
để điều chỉnh nội dung, lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp làm sao cho
trong mỗi tiết học, học sinh ở các trình độ khác nhau đều được quan tâm, được
làm việc và được phát triển. Như vậy, người giáo viên phải không ngừng học
hỏi, đổi mới phương pháp dạy học một cách triệt để trong mỗi giờ học giúp các
em chủ động hoạt động và tự học một cách sáng tạo như đánh giá của Thứ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Đặng Huỳnh Mai: “Phải biến quá trình dạy học
thành quá trình hoạt động và tự học của học sinh… Giáo viên phải tiếp xúc với
trẻ, giúp trẻ hoạt động và đạt kết quả học tập tốt hơn.”
Những điều nói trên đồng nghĩa với việc người giáo viên cần mạnh dạn
nghiên cứu, xây dựng và thực hiện các trò chơi học tập mới mẻ, lí thú trong dạy
học Tiếng Việt nhằm rèn kĩ năng thực hành tiếng Việt cho học sinh lớp 2. Qua
đó giúp các em phát triển những kĩ năng, năng lực và phẩm chất cần thiết. Muốn
tổ chức trò chơi học tập tiếng Việt có hiệu quả trước hết phải hiểu về trò chơi

7


học tập tiếng Việt là những trò chơi được sử dụng trong giờ Tiếng Việt, giúp học
sinh nắm bắt tri thức ngôn ngữ và rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt thêm hứng thú,
hiệu quả. Thông qua việc thiết kế một số trò chơi mới lạ và lí thú (dựa trên

những câu chuyện cổ tích đã ngấm trong những lời kể của bà, của mẹ hay những
câu chuyện là những bài tập đọc trong chương trình hoặc là những công cụ hỗ
trợ dạy học trong lớp) khi dạy học mở rộng vốn từ cho học sinh qua việc “chuẩn
bị bài và kiểm tra hoạt động ứng dụng” như trò chơi “Túi ba gang” (từ câu
chuyện cổ tích Cây Khế), “Giỏ cua, ốc” (từ câu chuyện cổ tích Tấm Cám), “Lá
thư tay” (Thư viết tay được học sinh gửi trong Hộp thư vui của lớp); trong tiết
rèn kĩ năng như trò chơi “Trạm dừng xe buýt”, “Đi tìm kho báu” (trong câu
chuyện cổ tích Thạch Sanh), “Cầu hôn Công chúa”( từ bài tập đọc: Sơn Tinh,
Thuỷ Tinh), “Món quà kì diệu” (từ bài tập đọc: Quà của bố), “Trạm dừng xe
buýt”…. Tôi giúp các em có khả năng ghi nhớ từ nhanh, có vốn từ phong phú,
có kĩ năng sử dụng vốn từ đó để đặt câu, viết đoạn văn một cách chủ động và
tích cực trong mỗi giờ học Tiếng Việt. Từ đó sẽ nâng cao hứng thú học tập, sự
sáng tạo cho học sinh. Nó không những giúp các em hình thành và phát triển kĩ
năng sử dụng vốn từ và câu tiếng Việt mà còn giúp giáo viên không ngừng tìm
tòi, sáng tạo trong đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học có hiệu
quả.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Thực tế việc dạy và học ở các trường tiểu học nói chung và ở các trường
đang dạy học theo Mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) nói riêng cho
thấy, việc đổi mới phương pháp dạy học trong môn Tiếng Việt lớp 2 đâu đó ở
một bộ phận không nhỏ giáo viên chưa thực sự triệt để. Việc sử dụng trò chơi
học tập tiếng Việt trong dạy học Tiếng Việt lớp 2 còn hạn chế đơn điệu và chưa
hiệu quả. Dẫn đến học sinh còn lúng túng trong tìm và ghi nhớ từ ngữ, các kiểu
câu và kĩ năng sử dụng vốn từ đó để đặt câu, viết đoạn văn chưa hợp lí, chưa
hay. Vì thế mà trong mỗi giờ học, các em chưa hứng thú, chưa tích cực học tập
và việc hoạt động hợp tác nhóm của học sinh chưa cao.
Đối với học sinh trường Tiểu học Nga Vịnh dạy học theo mô hình Trường
học mới Việt Nam, nhất là học sinh lớp 2A tôi được chủ nhiệm trong năm học
2016-2017, là giai đoạn đầu cấp học nên vốn từ vựng rất nghèo nàn, kĩ năng sử
dụng vốn từ còn hạn chế, chưa nắm vững mẫu câu,…Do đó, khi sử dụng từ để

nói, viết thành câu, các em còn sử dụng còn tuỳ tiện, dựa theo cảm tính mà
không biết dùng đúng ngữ cảnh. Các em hay bắt chước người khác, không đủ
khả năng để chọn lọc hay suy nghĩ xem từ nào đúng, từ nào sai, câu này nên nói
lúc nào, nên viết ra sao và dùng trong ngữ cảnh nào,…Vì vậy, các câu, bài cứ na
ná như nhau. Học sinh dùng câu chưa đúng ngữ điệu, không có sự biểu cảm, mà
đơn thuần chỉ là những câu liệt kê, thông báo đơn giản. Các em dùng từ sai, làm
cho người khác không hiểu ý diễn đạt,… Cụ thể, đầu năm kết quả làm bài khảo
sát môn Tiếng Việt phần sử dụng vốn từ và câu của 30 học sinh lớp 2A tôi phụ

8


trách như sau:
Kết quả
Sĩ số
30

Hoàn thành tốt
SL
TL
4
13,3

Hoàn thành
SL
TL
20
66,7

Chưa hoàn thành

SL
TL
6
20

Từ kết quả thực trạng trên cho thấy kĩ năng sử dụng Tiếng Việt của học
sinh lớp tôi nói riêng và học sinh trường Tiểu học Nga Vịnh nói chung còn nhiều
hạn chế. Dẫn đến mỗi tiết học về sử dụng vốn từ để nói, viết câu hiệu quả chưa
cao; học sinh còn rụt rè, chưa thực sự tích cực và chủ động trong học tập, hoạt
động nhóm. Vì vậy mà ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của môn Tiếng
Việt nói riêng và các môn học khác trong nhà trường nói chung. Như thế là chưa
đáp ứng được yêu cầu đổi mới của nền giáo dục Tiểu học ở Việt Nam hiện nay.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để rèn kĩ năng thực hành tiếng Việt bằng trò
chơi học tập lí thú cho học sinh lớp 2 VNEN trường Tiểu học Nga Vịnh
Từ thực trạng trong dạy học Tiếng Việt lớp 2 như đã nói, tôi mạnh dạn
đưa ra những giải pháp trong thực tiễn giảng dạy và công tác để giải quyết
những băn khoăn, vướng mắc và những vấn đề còn tồn đọng trong dạy học và
giáo dục học sinh với mong muốn góp phần giúp cho học sinh lớp tôi phụ trách
có kĩ năng sử dụng vốn từ và câu thật tốt; được chủ động, tích cực và sáng tạo
trong học tập, để mỗi giờ học nặng nề trước đây trở thành những giờ học lí thú
và hiệu quả. Từ đó sẽ tạo được môi trường học tập có ích, giúp học sinh phát
triển toàn diện; giúp giáo viên tiến bộ, trưởng thành, không ngừng trau dồi, nâng
cao tay nghề. Để thực hiện điều đó, tôi đã tiến hành một số giải pháp sau:
2.3.1. Nghiên cứu nội dung, lựa chọn kiến thức, tìm hiểu và tổ chức trò chơi
học tập tiếng Việt nhằm tạo hứng thú, nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Việt
lớp 2 VNEN
Chương trình môn Tiếng Việt lớp 2 phần kiến thức tiếng Việt
sẽ giúp học sinh mở rộng vốn từ và cung cấp cho các em một số hiểu biết sơ
giản về từ loại (từ chỉ người, con vật, cây cối; từ chỉ hoạt động, trạng thái; từ chỉ
đặc điểm, tính chất). Đồng thời rèn luyện cho học sinh các kĩ năng dùng từ đạt

câu và sử dụng các mẫu câu như: các kiểu câu Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào?
Và những bộ phận chính của các kiểu câu ấy; Những bộ phận trả lời cho các câu
hỏi Khi nào?, Ở đâu?, Như thế nào?, Vì sao?, Để làm gì?; Dấu câu như dấu
chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than. Ngoài ra còn bồi dưỡng cho các
em thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu và thích học tiếng Việt.
Để thực hiện được mục tiêu “Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ
năng sử dụng tiếng Việt” nhất là rèn kĩ năng thực hành tiếng Việt cho các em
hiệu quả thì cần chú trọng việc dạy học tích cực hóa cá thể học sinh, phát huy và
tăng cường năng lực hoạt động nhóm cho học sinh trên quan điểm lấy nguyên
tắc dạy giao tiếp làm định hướng cơ bản. Vì hoạt động giao tiếp sẽ giúp các em
chủ động trao đổi tư tưởng, tình cảm, cảm xúc,...nhằm thiết lập quan hệ, sự hiểu

9


biết hoặc sự cộng tác,… giữa các thành viên trong nhóm, lớp, cộng đồng. Điều
này chỉ được thực hiện một cách hiệu quả nhất thông qua việc tạo ra môi trường,
tình huống cho trẻ được hoạt động tích cực, hợp tác và hăng say trong khi tham
gia trò chơi học tập, nhất là trò chơi học tập tiếng Việt lí thú, mới lạ.
Khi sử dụng trò chơi học tập tiếng Việt trong dạy học Tiếng Việt ở lớp 2,
giáo viên cần lựa chọn những trò chơi lí thú và mới lạ bắt nguồn từ những câu
chuyện cổ tích dân gian mà các em đã được ông bà, bố mẹ kể cho nghe từ tấm
bé như Tấm Cám, Thạch Sanh,… hay từ những hiểu biết sơ giản về địa lí địa
phương qua những bài học hoặc vốn sống của trẻ. Điều này sẽ có tác dụng tích
hợp rất tự nhiên, hiệu quả giữa hình thành kiến thức, rèn kĩ năng; giữa phân môn
Luyện từ và câu với Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả và Tập làm văn. Nói cách
khác là sự tích hợp giữa kiến thức – kĩ năng tiếng Việt với hiểu biết thực tế của
học sinh. Trò chơi “Học tập tiếng Việt” phải đảm bảo các tiêu chuẩn: dễ chơi (có
luật chơi rõ ràng, dễ hiểu), phục vụ cho mục tiêu của bài học, có tính giáo dục
cao, phù hợp với không gian lớp học, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất hiện

có. Để tăng tính khả thi và hiệu quả, trò chơi học tập Tiếng Việt phải mang ý
nghĩa giáo dục trí tuệ, phù hợp tâm lí lứa tuổi học sinh, phù hợp với điều kiện
thời gian, điều kiện vật chất của trường, lớp và hấp dẫn học sinh. Trò chơi học
tập tiếng Việt có thể sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như: tái hiện kiến
thức của bài; hình thành kiến thức mới; củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng sử
dụng tiếng Việt.
Tuy nhiên, việc tổ chức cho học sinh chơi trò chơi học tập tiếng Việt để
củng cố, rèn kĩ năng thực hành tiếng Việt cho học sinh lớp 2 như thế nào để
mang lại hiệu quả giờ học, để tạo hứng thú, sự sáng tạo cho các em mới là quan
trọng.
Để đạt được những điều nói trên thì tôi đã tiến hành tìm hiểu và nắm rõ
quy trình tổ chức thực hiện một trò chơi học tập tiếng Việt bao gồm các bước
sau:
Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trò chơi
Bước 2: Hướng dẫn chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau:
+ Tổ chức thành lập những người tham gia trò chơi: Số người tham gia trò
chơi, số đội chơi, quản trò, trọng tài.
+ Các dụng cụ dùng để chơi: Giấy khổ to, bút dạ, giấy màu, phấn màu, thẻ
chữ, tên đội, hoa số, cờ, …
+ Cách chơi: Giáo viên nêu tên trò chơi, luật chơi, từng việc làm cụ thể
của người chơi hoặc đội chơi, thời gian chơi, những điều người chơi không được
làm.
+ Cách xác nhận kết quả hay cách tính đội chiến thắng hoặc giải của cuộc
chơi(nếu có)
Bước 3: Thực hiện trò chơi
Bước 4: Nhận xét sau cuộc chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau:

10



+ Giáo viên (có thể kết hợp với các Trưởng ban) làm trọng tài nhận xét về
thái độ tham gia chơi của từng đội, những việc làm của các đội chưa tốt để rút
kinh nghiệm.
+ Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao phần
thưởng cho đội chiến thắng.
+ Một số học sinh nêu kiến thức, kĩ năng trong bài học mà trò chơi đã
thực hiện.
-Một số lưu ý khi xây dựng và tổ chức trò chơi học tập tiếng Việt trong
dạy học tiếng Việt nhằm rèn kĩ năng thực hành tiếng Việt cho học sinh lớp 2 là:
+ Mục đích của trò chơi phải thể hiện mục tiêu của bài học hoặc một phần
của chương trình.
+ Hình thức chơi đa dạng giúp học sinh được thay đổi các hoạt động học
tập trên lớp, giúp học sinh phối hợp được các hoạt động trí tuệ và hoạt động vận
động.
+ Luật chơi đơn giản để học sinh dễ nhớ, dễ thực hiện. Cần đưa ra cách
chơi có nhiều học sinh tham gia để tăng cường kĩ năng học tập hợp tác.
+ Các dụng cụ chơi cần dễ làm hoặc dễ tìm kiếm tại chỗ.
+ Tổ chức chơi vào thời gian thích hợp của bài học để vừa làm cho học
sinh thích thú vừa hướng cho học sinh tiếp tục tập trung vào các nội dung khác
của bài học một cách có hiệu quả.
+ Trò chơi cần tạo sự mới mẻ về cách tổ chức, khen thưởng để học sinh
hứng thú, tích cực và sáng tạo khi chơi nhằm rèn kĩ năng sử dụng vốn từ,câu
hiệu quả nhất cho học sinh.
Có thể nói, dạng bài tập tiếng Việt nào cũng có thể trở thành trò chơi học
tập tiếng Việt lí thú nếu giáo viên chủ động và triệt để đổi mới phương pháp và
hình thức tổ chức dạy học; biết nắm bắt đúng các thao tác giải bài tập, xác định
đúng “cái đích” của bài tập và khéo léo chuyển thao tác đó, “đích” đó vào cách
chơi, cách tính kết quả cuộc chơi. Trong khi sử dụng các trò chơi học tập tiếng
Việt bắt nguồn và khơi dậy từ vốn sống, vốn hiểu biết của học sinh hay các câu
chuyện cổ tích Việt Nam gần gũi, thân thuộc với các em ngay từ nhỏ thì cái khéo

léo một phần lớn có được nhờ tìm ra yếu tố giả định của trò chơi. Việc giả định
mới mẻ và thú vị này sẽ kích thích tính hiếu kì, giúp các em chủ động ghi nhớ và
mở rộng vốn từ ngữ, các kiểu câu đã học trong từng nội dung bài học, từng hoạt
động cụ thể. Đồng thời giúp các em củng cố và rèn kĩ năng thực hành tiếng Việt
đã học một cách hiệu quả.
2.3.2. Giúp học sinh mở rộng vốn từ thông qua việc chuẩn bị bài và kiểm tra
hoạt động ứng dụng bằng khéo léo tổ chức trò chơi “Giỏ cua ốc” từ câu
chuyện cổ tích Việt Nam
Đối với dạng trò chơi được xây dựng dựa trên những câu chuyện cổ tích
Việt Nam thì giáo viên phải khéo léo đưa vào trò chơi những yếu tố “giả định”
là những con vật, đồ vật hay nhân vật quen thuộc gần gũi với cuộc sống và hiểu

11


biết của học sinh như con cua, con ốc,… Trong trò chơi, khi mọi thứ đều thật (từ
vẫn là từ, câu vẫn là câu, trò vẫn là trò, thầy vẫn là thầy,…), trò chơi sẽ bớt phần
hấp dẫn. Với lứa tuổi Tiểu học, nhất là học sinh lớp 2A tôi phụ trách, nếu tên gọi
của trò chơi, nhân vật, tình huống, kết quả,…của trò chơi tiếng Việt được giả
định từ nhân vật, tình huống, kết thúc,… của các văn bản truyện cổ dân gian
Việt Nam (thần thoại, truyền thuyết, cổ tích,…) thì trò chơi lại trở nên hấp dẫn
các em vô cùng. Còn gì thú vị hơn khi mỗi học sinh được giả định là một nhân
vật tốt bụng, tài giỏi trong truyện dân gian (như cô Tấm, anh Khoai,… hay thậm
chí là những con cua, con ốc đáng bé nhỏ, đáng yêu,...) và luôn gặp một cái kết
“có hậu” như đã diễn ra trong truyện cổ.
Bên cạnh đó từ tiếng Việt lại khá đồ sộ về số lượng từ ngữ và đa dạng,
phong phú ở nhiều lớp nghĩa của từ vựng. Vì vậy mà đối với học sinh lớp 2, khi
vốn từ của các em còn nghèo nàn, hạn chế thì việc giúp các em tích cực, chủ
động mở rộng vốn từ vựng tiếng Việt là điều mà tôi luôn chú trọng. Bởi vậy, sau
mỗi tiết học Luyện từ và câu mà các em được học trong chương trình, tôi đã yêu

cầu học sinh trong “Hoạt động ứng dụng” tìm các từ ngữ về chủ đề đang học: là
những từ ngữ mà các em thường gặp trong cuộc sống và có thể tham khảo thêm
ý kiến của cha mẹ, người thân. Đặc biệt là các em sẽ cùng nhau trao đổi với bạn
trong nhóm, trong lớp vào những giờ học ngoại khoá, các tiết sinh hoạt đầu giờ
hay những giờ giải lao thông qua các tranh ảnh ở góc học tập để bổ sung vốn từ
tiếng Việt của mình theo chủ đề học tập như từ ngữ về học tập, từ ngữ chỉ sự
vật, từ ngữ về ngày tháng năm, từ ngữ chỉ đồ vật,… Để kiểm tra lại, ngay khi
kiểm tra “Hoạt động ứng dụng” ở tiết học tiếp theo, tôi sẽ tổ chức trò chơi “Giỏ
cua ốc” một cách phù hợp và hiệu quả để các em chủ động lĩnh hội và mở rộng
thêm vốn từ của mình thật phong phú.
Ví dụ: Khi dạy Bài 2A “Em là học sinh đáng yêu” (Tiết 3) trang 18, 19
(TLHD học Tiếng Việt Lớp 2 tập 1A), tôi đã tiến hành như sau:
Ở tiết học trước, tôi đã giới thiệu một trò chơi là “Giỏ cua, ốc”: Giả định
mỗi đồ dùng học tập tìm thấy được là một “con cua đáng yêu” và mỗi từ chỉ
hoạt động học là một “con ốc xinh xinh” Yêu cầu các em về nhà quan sát các đồ
dùng học tập hay cùng với các bạn tìm hiểu các hoạt động thường diễn ra trong
một tiết học. Rồi cùng nhau ghi vào các bảng nhóm (cũng chính là mỗi “giỏ cua,
ốc”) những từ ngữ về học tập theo nhóm mà các em đã tìm được treo ở góc học
tập của lớp. Nhóm nào bắt được nhiều cua, ốc nhất hay chính là tìm được nhiều
từ ngữ về học tập thì nhóm đó sẽ được quà của “Ông Bụt” là được cắm cờ thi
đua. Sau đó, tôi kiểm tra sự chuẩn bị này ngay ở đầu tiết 3 của bài học. Đại diện
các nhóm sẽ lần lượt nêu lên những từ ngữ đó trước lớp như: bút mực, bút chì,
bảng con, hộp bút, màu vẽ, sách vở, làm bài, viết bài, học toán vẽ tranh, thảo
luận, giảng bài,…. Giáo viên khích lệ, khen, trao thưởng cắm cờ thi đua cho học
sinh các nhóm và chuyển tiếp vào giới thiệu bài học về mở rộng vốn từ về học
tập. Với việc đưa ra và tổ chức trò chơi “Giỏ cua ốc” lí thú như đã tiến hành, tôi

12



thấy tất cả học sinh đều tích cực tìm và ghi chép lại những từ ngữ về học tập.
Các em vui mừng vì đã trở thành người tốt giúp được cô Tấm nhân hậu trong
câu chuyện Tấm Cám. Trong tiết học mọi học sinh hứng thú, chủ động nắm
vững các từ ngữ về học tập, sắp xếp và đặt được câu rất nhanh như: Bạn Hoa
thích học vẽ./ Hùng giúp em giải bài toán khó./… Đặc biệt hơn nữa là sau tiết
học này các em đã biết tìm ra những từ không phù hợp với chủ đề mà các em đã
tìm và viết vào bảng nhóm trước đó như: Bố, mẹ, anh chị,…và cùng nhau nhau
sửa lại cho đúng vào giờ giải lao. Cứ như vậy, ngày này qua ngày khác, những
dòng chữ hiển hiện trước mắt “thấm” dần vào các em và các em có thêm được
rất nhiều từ mới, biết đặt câu một cách phong phú và chủ động. Cũng chính điều
này các em được bồi đắp thêm tình yêu tiếng Việt, dần “ngấm” được những tình
cảm tốt đẹp của con người Việt Nam ngay từ nhỏ.
2.3.3. Rèn kĩ năng mở rộng vốn từ và sử dụng từ ngữ cho học sinh thông qua
hợp tác nhóm bằng trò chơi “Khắc nhập”, “Túi ba gang” dựa vào các câu
chuyện cổ tích
Khi rèn kĩ năng thực hành tiếng Việt cho học sinh lớp 2, ta không chỉ dạy
cho các em biết tìm từ ngữ theo chủ đề học mà còn phải chú trọng rèn kĩ năng
tìm và dùng các từ ngữ đó để đặt được câu đúng, câu hay một cách nhanh nhạy,
sáng tạo. Vì vậy, tôi đã xây dựng và tổ chức trò chơi thông qua hợp tác nhóm
dựa theo tích truyện “Cây tre trăm đốt” có tên “Khắc nhập” khi dạy hoạt động
2, bài 3A “Có bạn thật là vui” (Tiết 2) (trang 32 – TLHDH Tiếng Việt lớp 2, tập
1A) như sau:
Mục đích chơi: Giúp học sinh hiểu và tìm được một số từ ngữ chỉ người,
đồ vật, con vật và cây cối theo tranh vẽ một cách tích cực tự tin và tích cực hoạt
động.
Chuẩn bị: + phiếu học tập có nội dung bài tập 2, hoa nhóm
+ Thành lập đội chơi: chơi theo nhóm, mỗi thành viên là một
anh Khoai (người nông dân hiền lành, tốt bụng)
Cách tiến hành và tổ chức trò chơi:
+ Khi quản trò hô “Khắc nhập” thì nhóm trưởng mời cá nhân nhanh chóng quan

sát tranh và thảo luận thật nhanh tìm ra các từ ngữ chỉ người, đồ vật, con vật và
cây cối theo nội dung từng tranh vẽ trong phiếu học tập theo nhóm (Từ chỉ
người: tranh 1- bộ đội, tranh 2 - công nhân; Từ chỉ đồ vật: tranh 3 - ô tô, tranh
4 - máy bay; Từ chỉ con vật: trang 5 - con voi, tranh 6 - con trâu; Từ chỉ cây
cối: tranh 7 - cây dừa, tranh 8 - cây mía)
+ Giáo viên cho đại diện đọc kết quả; học sinh nhận xét; giáo viên đưa đáp án và
tuyên dương các anh Khoai trong các nhóm Hoa Sen, Hoa Ban: em Cường,
Khánh Linh, Thuỳ Dương, ,… đã tìm được cây tre trăm đốt giúp anh chàng mô
côi nghèo khó được sống cuộc sống hạnh phúc. Phần thưởng cho những anh
Khoai tích cực là bông hoa đủ màu sắc.
+ Cuối cùng đại diện học sinh nêu lại các từ ngữ vừa tìm được và rút ra ý nghĩa

13


trò chơi: tinh thần đoàn kết, hợp tác nhóm tích cực, chủ động của các bạn.

Ảnh học sinh lớp 2A trường tiểu học Nga Vịnh chơi trò chơi “Khắc nhập”
Có thể nói, nội dung học tập tiếng Việt và việc rèn kĩ năng tìm và sử dụng
vốn từ tiếng Việt sẽ thú vị và hiệu quả hơn nếu giáo viên dựa trên tích truyện
Cây tre trăm đốt để xây dựng trò chơi học tập “Khắc nhập” cho học sinh trong
các giờ học chính khóa và các tiết học buổi 2. Ngoài ra, giáo viên còn có thể xây
dựng trò chơi “Khắc nhập” khi dạy về ghép từ thành câu, tìm từ ngữ chỉ đặc
điểm, tính chất hay hoạt động hoặc tìm loại câu theo mẫu câu đã học hay dạng
bài tập phân biệt dấu chấm, dấu phẩy,… với nội dung và hình thức tổ chức phù
hợp, phong phú và hiệu quả.
Bên cạnh việc giúp học sinh có kĩ năng tìm và mở rộng vốn từ, trong dạy
học tiếng Việt, tôi luôn chú trọng đến việc rèn kĩ năng sử dụng vốn từ để đặt câu,
viết đoạn văn ngắn cho các em. Minh hoạ khi dạy bài 8A “Thầy cô luôn yêu
thương em” (Tiết 3) (TLHDH Tiếng Việt 2 tập 1, trang 104) như sau:

Sau hoạt động 5, để giúp học sinh củng cố kĩ năng sử dụng những từ chỉ
hoạt động, trạng thái của sự vật, tôi đã tổ chức trò chơi “Túi ba gang” dựa vào
câu chuyện cổ tích “Cây Khế” trong hoạt động củng cố dưới đây:
Mục đích: trò chơi giúp học sinh củng cố kiến thức, rèn kĩ năng về hoạt

14


động, trạng thái để đặt câu. Qua trò chơi, học sinh chủ động, tích cực hợp tác
nhóm hiệu quả; rèn sự nhanh nhạy, cẩn thận trong hoạt động học tập.
Chuẩn bị:
+ Thẻ hoa, cờ thi đua, “cục vàng”- bìa xốp vàng hình chữ nhật , “túi ba gang”rổ, tên nhóm, bảng, phấn.
+ Thành lập đội chơi: Hai đội Đại Bàng và Biển Xanh mỗi đội gồm 8 học sinh.
Mỗi thành viên trong hai đội sẽ được xem là Em Út- người em thật thà, hiền
lành trong câu chuyện.
Cách tiến hành:
+ Giáo viên nêu tên trò chơi: “Túi ba gang”
+ Giáo viên nêu hình thức chơi, luật chơi, cách chơi: Mỗi đơn vị từ chỉ hoạt
động, trạng thái và câu có từ chỉ hoạt động, trạng thái hai đội đưa ra được giả
định là “cục vàng”. Mỗi đội chơi sẽ cầm thẻ hoa, truyền tay cho nhau, người
cầm thẻ hoa sẽ nêu một từ chỉ hoạt động, trạng thái bất kì, Đội còn lại sẽ nhanh
chóng đặt câu với mỗi từ đó, người “Em Út” đặt câu đúng với từ đó sẽ tự lấy
một “cục vàng” bỏ vào “Túi ba gang” của đội mình. Cứ như vậy, hai đội chơi sẽ
đổi vai và chơi trong thời gian 5 phút, đội nào lấy được nhiều vàng nhất đội đó
sẽ dành chiến thắng, kết quả là trở thành người giàu có, hạnh phúc nhất.
+ Giáo viên tổ chức cho hai đội chơi: Đại Bàng và Biển Xanh chơi trò chơi“Túi
ba gang”: chơi thử, chơi thật.
+ Giáo viên kiểm tra, công nhận câu trả lời của hai đội, hai đội lấy vàng bỏ vào
túi ba gang.
+ Giáo viên kiểm tra kết quả trò chơi: Đội Đại Bàng lấy được 6 cục vàng, đội

Biển Xanh 5 cục vàng. Giáo viên tuyên dương đội Đại Bàng đã là đội chiến
thắng và trở thành người giàu có và hạnh phúc nhất, xứng đáng nhận được một
phần quà của Chim Đại Bàng (quản trò) trao tặng bông hoa niềm vui.
+ Giáo viên nhận xét, đánh giá trò chơi: Cả hai đội chơi rất xuất sắc, xứng đáng
nhận được lời khen ngợi của cả lớp bằng một tràng pháo tay nữa.
Có thể thấy, khi được tham gia làm “Em Út” cùng chim Đại Bàng đi lấy
vàng đã giúp học sinh không thấy nặng nề, khó khăn khi tìm từ và đặt câu với từ
chỉ hoạt động, trạng thái nữa. Các em rất thích thú tham gia chơi và đặt câu rất
hay với từ mà đội bạn đưa ra, ví dụ một số câu văn tiêu biểu mà các em đã đặt
được: Trên cánh đồng, chú cò trắng đang bì bõm bắt tép./ Phía xa, đàn trâu
đang thung thăng gặm cỏ./ Mặt trời đỏ ối toả ánh nắng vàng rực./ Chú ong nhỏ
đậu trên cánh hoa hút mật./…

15


Ảnh chụp học sinh lớp 2A trường TH Nga Vịnh chơi trò chơi “Túi ba gang”
Bằng việc tổ chức cho học sinh thường xuyên chơi những trò chơi học tập
tiếng Việt lí thú như “Giỏ cua ốc”, “Khắc nhập”, “Túi ba gang” mà tôi đã
thực hiện trong các tiết học chính khóa và những tiết học buổi 2. Tôi thấy học
sinh lớp tôi thực sự có vốn từ phong phú, kĩ năng làm các bài tập về sử dụng vốn
từ để đặt câu được nâng lên rõ rệt, giờ học sôi nổi, học sinh tích cực, chủ động
hoạt động, nhất là năng lực hợp tác, hoạt động nhóm của các em được nâng lên
đáng kể. Không những thế với trò chơi mới lạ, bổ ích mà tôi đã sử dụng trong
mỗi tiết dạy vào từng hoạt động cụ thể, phù hợp, tôi thấy học sinh thực sự yêu
ngôn ngữ tiếng Việt, yêu những trò chơi, những câu chuyện cổ Việt Nam, yêu
thêm con người, quê hương, đất nước. Điều đó được phản ánh trong thực tiễn
học tập và rèn luyện của các em như phong trào Nói lời hay, làm việc tốt của lớp
2A luôn là lớp nằm trong tốp đầu của trường. Năng lực hoạt động của Hội đồng
tự quản học sinh, của các trưởng nhóm, các câu lạc bộ, nhất là Câu lạc bộ Tiếng

Việt rất hiệu quả. Các em tích cực tham gia sinh hoạt vào thời gian sinh hoạt 10
phút đầu giờ thứ 3, thứ 5 hàng tuần bằng những hoạt động cụ thể như: đọc
truyện cổ dân gian Việt Nam và nước ngoài, chia sẻ những từ ngữ hay chỉ đặc
điểm, tính chất, hoạt động, những câu văn hay,…

16


Ảnh minh họa CLB Tiếng Việt lớp 2A trường TH Nga Vịnh sinh hoạt đầu giờ
2.3.4. Nâng cao kĩ năng sử dụng từ ngữ có sẵn để đặt các kiểu câu đã học cho
học sinh thông qua việc xây dựng trò chơi “Cầu hôn Công chúa”, “Món quà
kì diệu” dựa vào bài tập đọc trong chương trình
Khi dạy học về câu ở lớp 2, các em được làm quen với các kiểu câu trần
thuật đơn cơ bản Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào?, các bộ phận của mỗi loại câu
đó. Song việc ghi nhớ, kĩ năng phân biệt kiểu câu hay khả năng tìm ra các bộ
phận của mỗi kiểu câu đó đối với các em còn nhiều khó khăn.
Để giúp các em có kĩ năng thực hành về các kiểu câu này, tôi đã xây dựng
và tổ chức trò chơi “Món quà kì diệu” dựa trên nội dung bài tập đọc “Quà của
bố” (Bài 13C: Em yêu cha mẹ của em, TLHDH Tiếng Việt 2, tập 1B trang 52)
trong mỗi tiết dạy cung cấp và củng cố kiến thức về câu cho học sinh một cách
linh hoạt, phù hợp. Ví dụ khi dạy hoạt động 2 (Chọn một từ ngữ chỉ đặc điểm và
đặt câu với từ ngữ đó để tả:) bài 15B: Anh em yêu thương nhau là hạnh phúc
(Tiết 2) (TLHDH Tiếng Việt 2, tập 1B trang 76) như sau:
Mục đích chơi: giúp học sinh có kĩ năng đặt câu Ai thế nào? Theo chủ đề
cho trước một cách nhanh nhạy, có tinh thần hợp tác và tích cực trong học tập.
Thành lập đội chơi: Hai đội Cà Cuống và Niễng Niễng, mỗi đội gồm 8 học sinh.
Mỗi thành viên trong hai đội sẽ được xem là người bố tài giỏi, tâm lí và thương
yêu, quan tâm con cái trong bài đọc.
Chuẩn bị:
+ Các con vật trong bài đọc bằng nhựa cứng, hộp đựng quà, cờ tay.

Cách tiến hành:
+ Giáo viên nêu tên trò chơi: “Món quà kì diệu”
+ Giáo viên nêu hình thức, luật chơi và cách chơi: Trò chơi được tổ chức theo 2
đội thi (Cà Cuống, Niềng Niễng) ứng với 8 học sinh, mỗi đội 4 người. Mỗi
thành viên trong mỗi đội được xem là người bố trong câu chuyện; mỗi câu trả

17


lời đúng mà học sinh đưa ra sẽ là một một con vật đáng yêu trong bài (là quà của
bố khi đi câu hay khi đi cắt tóc về: cà cuống, niềng niễng, cá sộp, cá chuối, xệp
xềnh, muỗm,…). Trong thời gian 5 phút, đội nào có được nhiều con vật nhất là
đội chiến thắng, trở thành người bố tài giỏi, tâm lí và yêu thương con của mình
nhất.
+ Giáo viên tổ chức cho ba đội chơi Hoa Hồng, Hoa Cúc và Hoa Sen: Sau khi
nghe hiệu lệnh “Bắt đầu” của quản trò, cờ tay sẽ được đưa lần lượt đến mỗi
thành viên (người bố tài giỏi) của hai đỗi theo hình thức luân phiên. Mỗi “người
bố” khi nhận được cờ tay đó sẽ phải đặt một câu có từ chỉ đặc điểm về mái tóc
của ông (hoặc bà), tính tình của bố (hoặc mẹ), bàn tay của bé, nụ cười của anh
(hoặc chị) như trong nội dung của bài tập.
+ Giáo viên cùng học sinh kiểm tra kết quả câu đúng và trao quà là các con vật
đáng yêu trong bài cho mỗi đội chơi. Kết thúc 5 phút chơi thật sôi nổi, cả lớp
khen ngợi đội Hoa Hồng đã mang về được nhiều con vật hơn (đội Hoa Hồng 7
con vật, đội Hoa Sen 6 con vật, đội Hoa Cúc 5 con vật ) và trở thành người bố
vô cùng tài giỏi, tâm lí và thương yêu các con hết lòng.

Học sinh lớp 2A trường TH Nga Vịnh chơi trò chơi “Món quà kì diệu”
Học sinh lớp 2 thường gặp khó khăn khi đặt câu hỏi với từ và cụm từ in
đậm hoặc gạch chân trong câu. Vì vậy, để giúp các em có thể phân biệt và đặt
được các kiểu câu hỏi đã học: Khi nào? Ở đâu? Thế nào? Vì sao? một cách

thành thạo, trong tuần 27 ôn tập, tôi đã xây dựng và tổ chức trò chơi “Cầu hôn
Công chúa” được lấy từ bài đọc trong chương trình “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” như
sau:
Mục đích của trò chơi: Giúp học sinh củng cố và rèn kĩ năng ghi nhớ, có
kĩ năng phân biệt và đặt câu hỏi với từ, cụm từ ngữ in đậm hay gạch chân (câu
hỏi Khi nào?, Ở đâu?, Vì sao?, Thế nào); biết hợp tác nhóm và tự tin trình bày ý
kiến trước tập thể.

18


Thành lập đội chơi: Hai đội Voi Vàng và Ngựa Trắng, mỗi đội gồm 3 học
sinh. Mỗi thành viên trong hai đội sẽ được xem là chàng Sơn Tinh - là chúa
vùng non cao trong câu chuyện.
Chuẩn bị:
+ Thẻ số, câu văn, chìa khoá vàng, hộp kho báu, thước kẻ, bút chì
Cách tiến hành:
+ Giáo viên nêu tên trò chơi: “Cầu hôn Công chúa”
+ Giáo viên nêu hình thức, luật chơi và cách chơi: Trò chơi được tổ chức theo 2
đội thi (Voi Vàng, Ngựa Trắng) ứng với 6 học sinh, mỗi đội 3 người. Mỗi thành
viên trong mỗi đội được xem là chàng Sơn Tinh tài giỏi; mỗi câu hỏi đúng mà
học sinh đưa ra sẽ là một lễ vật mà vua Hùng Vương đã đưa ra. Trong thời gian
4 phút, đội nào mang đến đủ lễ vật, tiến đến Hoàng cung sẽ được mở cửa Hoàng
cung bằng chìa khoá vàng và cũng là đội chiến thắng, trở thành chàng Sơn Tinh
tài giỏi, tốt bụng cưới được Mị Nương.
+ Giáo viên tổ chức cho hai đội chơi Voi Vàng, Ngựa Trắng: Sau mỗi câu từ in
đậm, giáo viên đọc, các đội chơi phất cờ để được đặt câu hỏi Khi nào? Thế nào?
Vì sao? Ở đâu?
+ Giáo viên đưa đáp án đúng và cùng học sinh kiểm tra kết quả. Giáo viên khen
ngợi đội Voi Vàng đã mang đủ lễ vật trong thòi gian nhanh nhất. Như vậy đội

Voi Vàng xứng đáng được nhận những phần quà là những chiếc thước kẻ xinh
xắn.

Học sinh lớp 2A trường TH Nga Vịnh chơi trò chơi “Cầu hôn Công chúa”
Như vậy, bằng việc thực hiện tổ chức các trò chơi rất quen thuộc được lấy
từ nội dung các bài tập đọc trong chương trình như “Cầu hôn Công chúa”,
“Món quà kì diệu” mà tôi đã tiến hành, bản thân thấy học sinh trong lớp được
rèn và nâng cao kĩ năng sử dụng các kiểu câu hỏi đã học; các em thực sự mạnh

19


dạn, chủ động và sáng tạo trong tìm kiếm kiến thức và nhất là kĩ năng giao tiếp,
hoạt động nhóm, hoạt động hợp tác của học sinh được nâng cao. Đồng thời các
em rất yêu những câu chuyện đọc trong chương trình học, yêu thêm ngôn ngữ
tiếng Việt. Dạng trò chơi này còn được sử dụng với các kiểu câu Ai là gì?, Ai
làm gì?, Ai thế nào? mà các em được học.
2.3.5. Sáng tạo trong sử dụng trò chơi học tập “Trạm dừng xe buýt”, “Lá thư
tay” nhằm nâng cao khả năng sử dụng vốn từ cho học sinh dựa vào những
công cụ hỗ trợ học tập trong lớp học
Để phát triển khả năng tư duy của mọi đối tượng học sinh và kích thích sự
khám phá, tìm tòi kiến thức của các em, tôi thường xuyên đưa các em vào các
tình huống có vấn đề để cùng nhau hợp tác, giải quyết một cách chủ động, ăn ý.
Ví dụ: nhà em nuôi một con chó, con mèo,…em hãy tự chỉ ra một vài đặc điểm,
hoạt động đáng yêu của con vật ấy. Sau khi tổ chức cho học sinh tìm được các
từ ngữ như: sủa gâu gâu, màu vàng, thích bắt chuột, thích tắm nắng, gác nhà
giỏi, trung thành, đáng yêu,…, tôi lại yêu cầu các em thi đặt câu với những từ
đó. Hầu hết các em đều bộc lộ tính cách riêng trong việc dùng từ đặt câu, điều
này sẽ giúp các em dễ dàng viết được đoạn văn ngắn theo chủ đề được học.
Cách làm này rất hữu ích vì trong thời gian ngắn của một tiết học, thay vì

một em có thể chỉ tìm được một, hai từ và đặt được một, hai câu thì nay đã có
được hành chục từ ngữ, câu văn phong phú do chọ được từ bạn bè. Các em còn
có điều kiện để sửa câu sai, chọn câu hay và phù hợp với ngữ cảnh, các em được
rèn luyện thêm về chính tả, sử dụng dấu câu,…cách lựa chọn và sắp xếp ý trong
một câu văn. Đồng thời, học sinh cũng phát huy được năng lực hợp tác trong
học tập, biết cách trao đổi trong nhóm để đưa ra ý đúng, ý hay trong một thời
gian nhất định, rèn tính cẩn thận, sáng tạo trong học tập.
Khi dạy học theo mô hình trường học mới Việt Nam ở lớp 2C trường Tiểu
học Nga Vịnh, bản thân tôi luôn chú trọng khai thác và sử dụng triệt để công cụ
hỗ trợ (đó là sơ đồ lớp học, con đường đến trường, sơ đồ từ trường xuống huyện
Nga Sơn, hộp thư vui, góc học tập, góc cộng đồng,…) trong lớp vào mỗi bài
dạy, tiết dạy cụ thể, phù hợp. Cụ thể, tôi đã xây dựng và áp dụng trò chơi “Trạm
dừng xe buýt” khi dạy tiết 3 bài 21B: Em biết những loài chim nào? (TLHDH
Tiếng Việt 2, tập 2A trang 40) thật hấp dẫn như sau:
Mục đích của trò chơi: Giúp học sinh củng cố và rèn kĩ năng tìm từ, đặt
câu với những loài chim gọi theo hình dáng, theo tiếng kêu và theo cách kiếm
ăn; mở rộng kiến thức địa lí các địa điểm chính từ trường xuống huyện; biết hợp
tác nhóm và tự tin trình bày ý kiến trước tập thể.
Thành lập đội chơi: Ba đội chơi ứng với ba trạm dừng của xe buýt là:
trường Tiểu học Nga Vịnh, Bệnh viện Huyện, Phòng giáo dục Nga Sơn, mỗi đội
gồm 3 học sinh. Mỗi thành viên trong mỗi đội sẽ được xem là người lái xe trong
mỗi chuyến xe buýt.
Chuẩn bị: + Biển báo trạm dừng xe buýt, máy chiếu, bảng con, phần

20


thưởng (bút chì, gọt chì, tẩy)
Cách tiến hành:
+ Giáo viên nêu tên trò chơi: “Trạm dừng xe buýt”

+ Giáo viên nêu hình thức, luật chơi và cách chơi: Trò chơi được tổ chức theo 3
đội thi ứng với 9 học sinh, mỗi đội 3 bạn. Mỗi thành viên trong mỗi đội được
xem là tài xế trên xe buýt; mỗi từ và câu văn đúng mà học sinh đưa ra sẽ là một
người hành khách chở trên xe buýt. Trong thời gian 5 phút, đội nào chở đượng
nhiều hành khách nhất và đi đúng đường theo các trạm dừng đã quy định thì đội
đó xẽ dành chiến thắng và trở thành người lái xe giỏi nhất đã đưa hành khách
đến nơi an toàn.
+ Giáo viên tổ chức cho ba đội chơi: Khi nghe hiệu lệnh “Xuất phát” của quản
trò, một bạn học sinh cầm một giỏ hoa bên trong có đựng những bông hoa ghi
nội dung câu hỏi (của bài tập 3 trang 40) sẽ là một chuyến xe buýt đi cùng với
các chuyến xe buýt của ba đội chơi. Đến 3 điểm dừng xe buýt cho mỗi thành
viên (người lái xe) của từng đội chơi bắt thăm câu hỏi (a.Gọi tên theo hình dáng;
b.Gọi tên theo tiếng kêu; c.Gọi tên theo cách kiếm ăn). Tài xế các đội ghi vào
bảng của đội mình tên một con vật theo yêu cầu và đặt câu với con vật đó. Sau
thời gian chơi 7 phút, tài xế của trạm xe trường Tiểu học Nga Vịnh đã chở được
8 hành khách về nơi an toàn và là đội dành chiến thắng trong trò chơi. (Đội xe
trạm bện viện huyện chở được 6 hành khách, còn đội trạm phòng giáo dục Nga
Sơn được 7 hành khách)
+ Giáo viên và cả lớp khen ngợi các tài xế trạm xe buýt trường tiểu học Nga
Vịnh, trao thưởng là 3 cây bút chì. Đối với hai trạm xe còn lại cũng nhận được
một phận quà động viên là tẩy và gọt chì.
+ Kết thúc trò chơi, giáo viên giúp học sinh hiểu thêm về địa lí, sơ đồ từ trường
xuống huyện, sự an toàn khi đi xe buýt và tham gia giao thông. Qua đó giáo dục
cho học sinh về địa lí địa phương và an toàn giao thông.

Ảnh học sinh lớp 2A trường TH Nga Vịnh chơi trò chơi “Trạm dừng xe buýt”

21



Để giúp các em hiểu thêm về đặc điểm, hình dáng và hoạt động của một
số loại chim, tôi đã sử dụng trình chiếu ảnh thật sinh động và hấp dẫn học sinh.

Ảnh minh hoạ giáo viên thực hiện dạy học đổi mới áp dụng công nghệ thông tin
Có thể nói, bằng việc khéo léo, sáng tạo trong xây dựng và tổ chức trò
chơi học tập mới mẻ, lí thú dựa vào những câu chuyện cổ tích Việt Nam quá gần
gũi, những câu chuyện trong mỗi bài tập đọc trong chương trình học của học
sinh cũng như việc khai thác triệt để các công cụ hỗ trợ dạy học trong lớp như
đã tiến hành. Tôi thấy mỗi tiết học thực hành kĩ năng tiếng Việt nặng nề, nhàm
chán trước đây đã được đa dạng hoá, đổi mới hoá một cách thật hiệu quả. Tất cả
học sinh trong lớp tôi đã thực sự tích cực, tự giác và chủ động tham gia hoạt
động, nhất là hoạt động nhóm. Các em luôn nắm vững kiến thức bài học và có kĩ
năng thực hành tiếng việt rất tốt.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Sau khi áp dụng kinh nghiệm rèn kĩ năng thực hành tiếng Việt cho học
sinh bằng trò chơi học tập lí thú, tôi thấy trong mỗi giờ học tiếng Việt lớp 2 đã
thực sự cuốn hút học sinh, các em chủ động nắm vững kiến thức về đơn vị từ
theo chủ đề, kĩ năng đặt câu hỏi và khả năng sử dụng vốn từ để đặt câu trong
viết câu, đoạn văn được cải thiện rõ rệt. Đặc biệt hơn, trong mỗi giờ học, các em
đều hưng phấn học tập, thực sự tự tin trong giao tiếp và hoạt động hợp tác, nhất
là hợp tác nhóm. Ngoài ra, các em còn tự mình hoàn thiện nhân cách tốt, biết
yêu thương con người, yêu quý cái đẹp, cái thiện trong những câu chuyện đã
được đọc, được học trong văn phong tiếng Việt, trong cuộc sống các em. Nhờ đó
mà mỗi tiết học tiếng Việt đều mang lại nhiều điều lí thú và bổ ích cho chính học
sinh.
Bên cạnh đó, việc áp dụng các giải pháp như đã thực hiện cũng giúp bản

22



thân không ngừng tìm tòi, đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học,
nhất là về trò chơi học tập để tìm ra nhiều trò chơi lí thú, mới lạ xuất phát từ
những điều quen thuộc, gần gũi, giúp các em luôn cảm thấy thích thú trong mỗi
giờ học Tiếng Việt. Từ đó sẽ ngày một nâng cao hơn hiệu quả dạy học tiếng
Việt.
Qua việc thực hiện các giải pháp trong dạy học tiếng Việt lớp 2 mà bản
thân đã áp dụng, qua việc chia sẻ với đồng nghiệp trong sinh hoạt chuyên môn,
nhất là trong nội dung viết sáng kiến kinh nghiệm chú trọng đổi mới phương
pháp dạy học, tôi đã nhận được nhiều sự ủng hộ của đồng nghiệp cũng như Ban
giám hiệu nhà trường, các bậc phụ huynh và lãnh đạo địa phương. Giải pháp mà
tôi đã thực hiện còn có thể áp dụng linh hoạt đối với các môn học khác trong nhà
trường như HĐGD Đạo Đức, Tự nhiên và xã hội, HĐGD Âm nhạc,…
Qua thời gian thử nghiệm trên lớp 2A ( với 30 học sinh) do tôi phụ trách,
kết quả thu được sau các lần kiểm tra phần kiến thức về kĩ năng sử dụng vốn từ
và câu tiếng Việt trong môn Tiếng Việt như sau:
Kết quả
Các lần
kiểm tra
Cuối kì 1
Giữa kì 2

Hoàn thành
Tốt

Hoàn thành

Chưa
hoàn thành


SL

TL

SL

TL

SL

TL

15
17

50
56,7

15
13

50
43,3

0
0

0
0


Từ kết quả trên cho thấy, việc áp dụng kinh nghiệm rèn kĩ năng thực hành
tiếng Việt cho học sinh bằng trò chơi học tập lí thú trong dạy học Tiếng Việt lớp
2 mà tôi đã tiến hành thực sự đem lại hiệu quả nhất định góp phần nâng cao chất
lượng dạy học Tiếng Việt nói riêng và chất lượng giáo dục toàn diện nói chung.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
- Kết luận
Qua thời gian nghiên cứu và áp dụng rèn kĩ năng thực hành tiếng Việt
bằng trò chơi học tập lí thú trong dạy học Tiếng Việt lớp 2 một cách sáng tạo đã
đem lại thành công đáng kể. Được sự giúp đỡ, chỉ đạo của Ban Giám hiệu
trường Tiểu học Nga Vịnh cùng các đồng nghiệp trong nhà trường, tôi rất phấn
khởi vì đã rèn cho học sinh kĩ năng thực hành tiếng Việt, giúp học sinh hiểu
được sự đa dạng, phong phú của từ vựng tiếng Việt. Giúp các em thấy được cái
hay cái đẹp của ngôn ngữ tiếng Việt. Qua đó, trẻ được phát triển nhiều kĩ năng,
năng lực và rèn luyện phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam trong thời đại
mới.
Như vậy, thông qua các tiết dạy được tổ chức bằng trò chơi học tập lí thú

23


trong dạy học Tiếng Việt lớp 2 dựa trên những câu chuyện cổ tích gần gũi, thân
thuộc từ những lời kể êm êm, ngọt ngào của bà, của mẹ. Hay những câu chuyện
lí thú từ những bài tập đọc trong chương trình. Hoặc cả những công cụ hỗ trợ
dạy học phong phú trong lớp học mà tôi đã thực hiện. Tôi thấy học sinh được
rèn kĩ năng về tìm từ ngữ, mở rộng được vốn từ phong phú cho mình; sử dụng
được vốn từ để đặt câu theo yêu cầu rất tốt. Đồng thời, các em có thêm hiểu biết
về thiên nhiên, con người Việt Nam, biết tự bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm người
Việt; Các em đã thực sự mạnh dạn, chủ động và tích cực hơn trong giao tiếp,
hoạt động nhóm. Từ đó cho thấy, muốn giờ học thú vị, bổ ích và đạt hiệu quả thì
mỗi giáo viên phải sáng tạo trong đổi mới phương pháp và tổ chức trò chơi học

tập một cách mới mẻ, thú vị trong dạy học; Chú trọng phát triển, rèn luyện kĩ
năng, năng lực cũng như bồi dưỡng phẩm chất đạo đức tốt đẹp cho học sinh,
giúp các em biết yêu thương con người và đất nước Việt Nam. Đó cũng chính là
chúng ta đang cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ đổi mới giáo dục, đáp ứng
được yêu cầu của xã hội ngày nay.
2. Kiến nghị
Để thực hiện kinh nghiệm rèn kĩ năng thực hành tiếng Việt cho học sinh
bằng trò chơi học tập lí thú trong dạy học Tiếng Việt lớp 2 được hiệu quả và
đồng bộ hóa ở các nhà trường, tôi xin được kiến nghị một số vấn đề sau:
- Mỗi giáo viên cần sáng tạo trong đổi mới phương pháp và tư duy dạy học để
giúp trẻ chủ động nắm bắt kiến thức, phát triển kĩ năng và năng lực hoạt động.
- Khi thực hiện tổ chức trò chơi học tập cần tìm ra cái mới, cái lạ để kích thích
sự tò mò, trí tưởng tượng và sáng tạo cho trẻ bắt nguồn từ những điều giản đơn,
gần gũi nhất với trẻ”. Giáo viên phải khéo léo trong lựa chọn nội dung, cách
thức tổ chức cũng như cần chú trọng thêm các yếu tố nhằm hấp dẫn các em tham
gia chơi như: các yếu tố giả định trong những câu chuyện các em được đọc và
được học trong và ngoài chương trình, các dụng cụ chuẩn bị cho một trò chơi
hay phần thưởng trò chơi cần phù hợp, phong phú.
Trên đây là một số giải pháp mà tôi đã áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả
dạy học tiếng Việt cho học sinh lớp 2. Trong khi tiến hành thực hiện, do điều
kiện thời gian có hạn, tôi không thể minh họa được qua nhiều tiết học. Các giải
pháp đưa ra chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong được sự đóng góp ý
kiến của Ban Giám hiệu nhà trường, của các đồng chí lãnh đạo cấp trên để giải
pháp mà tôi thực hiện sẽ đạt được hiệu quả cao nhất.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
XÁC NHẬN
Thanh Hóa, ngày 30 tháng 3 năm 2017
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
CAM KẾT KHÔNG COPPY!
Người viết

Mai Thị Thu

24



×