Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Một số kinh nghiệm rèn đọc hiệu quả cho học sinh lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.67 KB, 17 trang )

1. Mở đầu
1.1 Lí do chọn đề tài:
Tập đọc là một phân môn có vị trí quan trọng trong môn Tiếng Việt ở
trường Tiểu học, là công cụ để hình thành khả năng giao tiếp, là cơ sở để phát
triển tư duy, để trẻ tiếp thu các môn học khác.
Bậc Tiểu học là bâc học quan trọng, là nền móng cho các bậc học tiếp
theo. Đây là nơi hình thành nhân cách của học sinh. Nó cung cấp những tri thức
ban đầu về Tự nhiên và Xã hội. Là nơi phát triển nhận thức cũng như hoạt động
thực tiễn và phát huy những đức tính tốt đẹp cho học sinh.
Như chúng ta đã biết trong văn kiện Đại hội Đảng XII, đã đề ra cho Giáo
dục và Đào tạo là “Đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục- Đào tạo, phát triển
nguồn nhân lực”[1].
Tiếng Việt là môn học khởi nguồn cho các môn học khác, là môn học có vị
trí đặc biệt quan trọng nó vừa là đối tượng nhận thức, vừa là công cụ nhận thức.
Nhiệm vụ của môn Tiếng Việt ở Tiểu học là hình thành cho học sinh những kĩ
năng, kĩ xảo sử dụng Tiếng Việt trong các hoạt động giao tiếp. Kĩ năng đọc
thông, viết thạo. Thông qua hoạt động đọc mà con người tiếp xúc với kho tàng
tri thức của loài người. Tập đọc với tư cách là một phân môn của Tiếng Việt, nó
khẳng định sự cần thiết của sự hình thành và phát triển một cách có hệ thống và
có kế hoạch năng lực đọc cho học sinh.
Phân môn Tập đọc ở Tiểu học nói chung và ở lớp 3 nói riêng đặt ra một
nhiệm vụ quan trọng. Trong các giờ Tập đọc, học thuộc lòng học sinh biết đọc
diễn cảm bài văn, bài thơ đã tạo cho các em sự say mê hứng thú và để lại một
vốn văn học đáng kể cho trẻ em. Cũng thông qua các bài văn học, học sinh được
hiểu thêm về các vùng miền của đất nước, hiểu được các truyền thống quý báu
của dân tộc.
Đọc thật sự cần thiết cho mọi người, không phải chỉ đối với học sinh Tiểu
học. Vì vậy đọc trở thành một đòi hỏi đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đầu
tiên trẻ phải học đọc, đọc để lĩnh hội tri thức, đọc để học các môn học khác.
Hiện nay văn hóa đọc là một khái niệm mơ hồ đối với học sinh nói
chung, đặc biệt là học sinh vùng nông thôn. Các em chưa có thói quen đọc sách,


chưa thích đọc sách, có đọc là đọc các mẫu chuyện vui, quảng cáo nhiều. Các
em chưa biết đọc để có hiểu biết về những gì đang diễn ra trong ngày hay trên
thế giới. Đọc để phục vụ cho học tập, do đó vốn hiểu biết của các em rất nghèo
nàn. Vì vậy giúp các em có thói quen đọc, đọc suốt đời là cả một vấn đề nan giải
hiện nay.
Từ những lí do trên, bản thân là một giáo viên Tiểu học tôi rất băn khoăn,
trăn trở và tìm cách thực hiện làm thế nào để các em đọc tốt, đọc hay và có thói
quen đọc. Bằng kinh nghiệm đã dạy lớp 3 nhiều năm tôi xin được trao đổi với
đồng nghiệp “Một số kinh nghiệm rèn đọc hiệu quả cho học sinh lớp 3”
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nâng cao nghiệp vụ sư phạm của bản thân.
Góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập đọc nói riêng và
môn Tiếng Việt nói chung .
Rèn kĩ năng viết đề tài nghiên cứu khoa học.
1


1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Trong đề tài này đối tượng nghiên cứu là: Rèn kĩ năng đọc hiệu quả cho
học sinh lớp 3c, trường tiểu học Dân Lực.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp điều tra.
Phương pháp khảo sát thực tế.
Phương pháp thu thập thông tin.
Phương pháp thống kê,xử lý số liệu.
Phương pháp vấn đáp.
Phương pháp quan sát.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
Ngoài việc thực hiện sáng tạo quy trình dạy học của Bộ giáo dục và Đào
tạo, bản thân đã đưa ra ba điểm mới như sau:

- Công tác chuẩn bị bài ở nhà của giáo viên và học sinh, giúp các em
luyện đọc đúng, đọc hiểu, tự tin trả lời câu hỏi từ đó hiểu bài một cách sâu hơn.
- Khi dạy đọc hiểu, đối vớí các câu khó giáo viên đưa hệ thống câu trắc
nghiệm để các em dễ lựa trọn, hiểu bài hơn.
- Đưa Văn hóa đọc vào đời sống của học sinh, để các em luôn tìm tòi,
khám phá, lĩnh hội tri thức. Giúp các em luyện đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu
văn bản. Nắm bắt thông tin, tin tức mới trong và ngoài nước. Có hiểu biết sâu
rộng, nhiều lĩnh vực trong cuộc sống.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến:
Tập đọc có vị trí quan trọng trong chương trình Tiếng Việt ở bậc Tiểu
học, vì môn này có khả năng thực hiện tốt các nhiệm vụ của bộ môn như: Trau
dồi kiến thức văn học, kiến thức ngôn ngữ, kiến thức đời sống … giáo dục tình
cảm thẩm mỹ, phát triển các năng lực trí tuệ, hỗ trợ tốt cho phân môn tiếp cận
( Tập làm văn, Chính tả, Luyện từ và câu…).
Chính vì vậy, dạy tập đọc không phải là một việc làm tùy tiện mà là công
việc có mục đích, có kế hoạch dựa trên những cơ sở khoa học. Cơ sở dạy tập
đọc phải tính đến tâm lí tiếp nhận của học sinh, dựa trên quy luật giáo dục học,
đến mục tiêu cấp học, lớp học và bài học cụ thể. Các nhân tố đó đều là cơ sở
khoa học chi phối hiệu quả quá trình dạy học tập đọc ở trường Tiểu học.
Dạy tập đọc không phải chỉ là dạy đọc mà còn phải gắn liền với đời sống
thực tế, gắn liền với tâm tư tình cảm của trẻ, gắn liền với các môn học khác, từ
đó giúp các em học tốt hơn, hiểu biết hơn về đời sống tinh thần của con người,
nhận thức cái hay cái đẹp, cái thiện các ác… giúp cho các em có lòng yêu quê
hương đất nước, biết gìn giữ sự trong sáng của Tiếng Việt.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Trong quá trình dạy Tập đọc lớp 3, cụ thể là lớp 3C của tôi chủ nhiệm, tôi
nhận thấy chất lượng đọc của học sinh còn hạn chế. Đa số học sinh chưa đọc to,
rõ ràng văn bản, biết ngắt nghỉ nhưng chưa hợp lí, đọc sai chính tả do phương
ngữ, do ngọng, do kĩ năng đọc chưa chính xác. Chưa biết thể hiện giọng đọc,

chưa biết trả lời câu hỏi, chưa nắm được nội dung bài, không nêu được ý chính
của bài. Không có kĩ năng đọc và chưa thích đọc.Về phía gia đình: Đa phần phụ
2


huynh trong lớp làm nông nghiệp, họ không có nhiều thời gian để chăm lo việc
học tập cho con em mình. Nhận thức còn nhiều hạn chế, định hướng học tập cho
con chưa rõ ràng. Gia đình luôn phó mặc cho giáo viên trên lớp với quan điểm
học ở trường là đủ không cần rèn luyện thêm ở nhà. Một phần do nhận thức của
một số phụ huynh, họ cho rằng với phân môn Tiếng Việt con em mình chỉ cần
biết đọc biết viết là được, học Toán quan trọng hơn.
Về phía học sinh: Các em sống ở vùng nông thôn nên ít nhiều cũng ảnh
hướng đến việc phát âm tiếng địa phương, ảnh hưởng quan điểm của gia đình
“chỉ cần đọc thông viết thạo là được”. Nhận thức của học sinh chưa đồng đều,
hoạt động tư duy của từng em khác nhau. Học sinh cũng thường thích học Toán
hơn, vì vậy khi học Tập đọc các em chưa chú trọng lắm.
Về phía giáo viên: Bản thân giáo viên cũng có lúc chưa cảm nhận hết
được dụng ý của tác giả, chưa hướng dẫn học sinh học một cách sát sao, chỉ coi
trọng một vấn đề đọc thành tiếng to, rõ, phát âm đúng hoặc có hướng dẫn đọc
diễn cảm nhưng chỉ lướt qua, việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh còn ít. Đặc
biệt phần đọc hiểu chưa được chú trọng. Chưa khuyến khích học sinh đọc sách,
báo, xem tin tức...
Từ những thực trạng trên, tôi đã kiểm tra tình hình thực tế ban đầu khi
chưa áp dụng kinh nghiệm (tại tháng 9/2016) bằng cách kiểm tra và khảo sát
chất lượng, kết quả thu được như sau:
Đọc hay
Đọc to, rõ ràng, chưa lưu loát Đọc nhỏ, sai lỗi
Kĩ năng đọc
TL
SL

TL
TL
SL
TL
2
5,7
18
51,4
15
42,9
So sánh kết quả khảo sát của học sinh (về phần đọc) với chỉ tiêu kế hoạch
của nhà trường đề ra, tôi rất lo lắng, trăn trở và quyết tâm phấn đấu tìm mọi biện
pháp để khắc phục những tồn tại về phần đọc cho học sinh.
Về văn hóa đọc các em chỉ đọc theo sở thích chứ chưa hiểu gì về văn hóa
đọc, chưa ham mê đọc và tìm kiếm thông tin.
Ham đọc sách
Có đọc
Không thích đọc
TL
SL
TL
TL
SL
TL
Về văn hóa đọc
0
0
10
28,6
25

71,4
Từ thực trạng trên tôi đưa ra một số giải pháp như sau:
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Phân loại đối tượng học sinh
- Trước tiên, tôi phân loại đối tượng học sinh để nắm được trình độ, sở
thích của từng em, để có kế hoạch rèn đọc.
Nhìn chung các em mắc phải một số lỗi cơ bản sau
+ Các em đọc ê, a kéo dài giọng.
+ Ngắt nghỉ hơi chưa đúng chỗ.
+ Học sinh đọc giọng đều đều, chưa biết cách nhấn giọng.
+ Học sinh phát âm sai giữa các phụ âm (ch/tr, s/x, r/d/gi), thanh hỏi/
thanh ngã, và các nguyên âm như (uôi, ươi, o)
+ Học sinh còn đọc tiếng địa phương.
3


+ Một số học sinh đọc lặp lại từ do ngọng.
+ Đặc biệt các em chưa hiểu gì về “ Văn hóa đọc"
2.3.2. Chú trọng công tác chuẩn bị bài.
- Đối với giáo viên:
Để chuẩn bị kỹ việc rèn đọc cho học sinh đạt hiệu quả tốt, bản thân tôi
nhận thức rõ nhiệm vụ, vị trí, đặc điểm của phân môn Tập đọc. Nghiên cứu kĩ
chương trình sách giáo khoa và các tài liệu có liên quan để xác định rõ phương
pháp, hình thức tổ chức dạy học cho từng bài. Tôi luyện đọc từ chính xác, ngắt
nghỉ, đọc diễn cảm, biết "nghe" và "phát hiện " để nhận xét, uốn nắn và hướng
dẫn các em đọc đúng.
Để đọc mẫu tốt, tôi đã rèn luyện khá công phu về cả giọng đọc, kỹ thuật
đọc và năng lực cảm thụ văn học. Tìm hiểu kỹ nội dung bài văn, bài thơ để cảm
thụ sâu sắc nhất, tinh tế nhất. Từ đó sẽ tìm được cách đọc hay, hấp dẫn đối với
học sinh.

Gợi mở, dẫn dắt khéo léo, phù hợp giúp học sinh tìm hiểu bài văn, cảm
thụ tốt bài văn. Để từ đó các em có khả năng đọc đúng, trôi chảy và lưu loát (thể
hiện nội dung cảm thụ bằng giọng đọc), có cơ sở để trau dồi cách diễn đạt bằng
ngôn ngữ (thể hiện những cảm xúc của bản thân bằng lời nói và chữ viết).
- Đối với học sinh:
Các em luyện đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi trong bài. Câu nào khó
không trả lời được các em khoanh lại, lên lớp cô giảng nếu vẫn chưa hiểu thì giơ
tay hỏi để hiểu bài một cách sâu sắc.
2.3.3. Tổ chức, hướng dẫn học sinh học hiệu quả trong giờ Tập đọc.
- Rèn luyện giọng đọc mẫu của giáo viên.
Việc đọc mẫu của giáo viên có tác dụng rất lớn đối với học sinh. Mỗi lần
đọc mẫu có mục đích, tác dụng khác nhau.
Đọc mẫu toàn bài nhằm giới thiệu, gây cảm xúc, tạo hứng thú cho học
sinh chú ý vào bài.
Đọc mẫu từ, cụm từ để học sinh phát âm đúng.
Đọc câu, đoạn giúp học sinh ngắt nghỉ chính xác.
Chính vì vậy mà bản thân luôn luyện đọc mẫu chính xác, hay, để gây cảm
hứng cho học sinh.
- Rèn đọc đúng cho học sinh.
Đây là khu vực nông thôn vì thế các em đọc sai các phụ âm tr/ch, s/x,
r/d/gi, các nguyên âm đôi rất nhiều do đó tôi yêu cầu học sinh theo dõi bạn đọc
đề nhận xét đúng sai và đọc nối tiếp. Phần đọc nối tiếp câu, tôi cho các em đọc
nối tiếp nhưng theo chỉ định của giáo viên chứ không đọc theo bàn hay dãy vì
như vậy các em biết câu mình đọc, biết đoạn mình phải đọc dẫn đến học sinh
đọc tiếp theo không chú ý theo dõi bạn đọc, do đó không nhận xét được bạn.
Khi phát hiện bạn đọc sai, giáo viên viết bảng yêu cầu học sinh đó đọc lại
nếu vẫn sai có thể nhờ bạn hoặc cô phát âm để đọc lại, có những âm khó như âm
“o” các em đọc ua thì giáo viên cần hướng dẫn từ khẩu hình miệng như học sinh
Lớp Một, thậm chí vừa viết vừa phát âm để thấy nếu phát âm như thế là sai o/ua
như em Hoàng Anh, Hoàng, Sơn...

Đối với phụ âm r/d/gi cần phân biệt cách phát âm kết hợp cả nghĩa của từ.
4


Ví dụ: Tiếng "dũng cảm", "quả chuối", "trắng xóa", “ra/da/gia” tôi hướng
dẫn các em đọc từng tiếng như thế nào, lưỡi và môi, tiếng nào đọc phải cong
lưỡi, tiếng nào đọc phải tròn môi ( tiếng cô). Với những tiếng có thanh hỏi,
thanh ngã thì phát âm như thế nào ?
Công việc này quả thật công phu, đòi hỏi mất nhiều thời gian nên yêu cầu
cả cô và trò phải kiên trì, cố gắng.
Đọc đúng không chỉ là đọc đúng âm, chữ, từ mà gồm cả tiết tấu, ngắt,
nghỉ, ngữ điệu… vì thế cần dựa vào nghĩa và quan hệ ngữ pháp để xác định cách
ngắt nhịp đúng trong câu. Đặc biệt với các bài thơ đã có ngắt nghỉ theo luật,
song có nhiều bài phá luật thì việc hướng dẫn ngắt nghỉ phụ thuộc vào nghĩa và
quan hệ ngữ pháp là chính.
Ví dụ:
Bài : Quạt cho bà ngủ.
Ơi /chích chòe ơi! //
Chim đừng hót nữa, /
Bà em ốm rồi, /
Lặng / cho bà ngủ. //
Hoa cam, / hoa khế /
Chín lặng trong vườn, /
Bà mơ tay cháu /
Quạt / đầy hương thơm. //
(Tiếng Việt lớp 3, tập 1)[2]
Thơ phản ánh hiện thực bằng phương pháp trữ tình, còn văn xuôi phải ánh
hiện thực bằng phương thức tự sự, miêu tả (ngôn ngữ của nhân vật, ngôn ngữ
của tác giả). Mà ngôn ngữ của tác giả chính là lời dẫn chuyện, kể, tả,… Khi đọc
cần nhấn giọng vào các từ ngữ gợi tả, ngắt giọng ở các dấu câu, hạ giọng ở cuối

câu kể ... Còn ngôn ngữ nhân vật thường là ngôn ngữ đối thoại, nên phải đọc với
giọng đối thoại (ngôn ngữ nói) .
- Rèn đọc nhanh.
Với một số em có thói quen đọc ê a ( em Lan, Mạnh, Hưng).
Hoặc đọc hấp tấp, liến thoắng (em Phát). Tôi kiên quyết sửa trên lớp bằng
hình thức cho các em luyện đọc cá nhân nhiều lần, có thể được đọc nhiều lần ở
yêu cầu bài tập, nội dung bài tập trong các phân môn khác ( Toán, Tập làm văn,
Luyện từ và câu…)
Một số em có năng lực đọc còn hạn chế ( em Hưng, Mạnh), do cấu tạo bộ
máy phát âm nên đọc không rõ tiếng như: líu giọng...( em Hoàng Anh).
Tôi đã kiên trì luyện đọc từng bước, kể cả cho các em thực hành nhiều ở
tiết luyện nói (phân môn Tập làm văn) .
Lúc đầu tôi luyện đọc cho các em từng tiếng mà các em hay đọc sai, sau
đó là cả câu, cả đoạn, rồi cả bài. Với em đọc ngọng tôi phải trực tiếp sửa cho các
em như các em viết lại câu vừa nói hay vừa đọc để em thấy cách phát âm đó sai
rồi yêu cầu đọc lại nếu em vẫn đọc sai cô đọc mẫu để em đọc theo. Đối với các
em này thì không phải chỉ sửa trong tiết Tập đọc mà ở tất cả các môn cũng như
khi giao tiếp trò chuyện với bạn bè, thầy cô.
Đối với học sinh đọc ê, a thì yêu cầu các em đọc đúng theo yêu cầu tối
5


thiểu khoảng 70 tiếng/ phút( cuối học kì 2) [3]. Nếu các em đọc chưa đúng yêu
cầu thì giáo viên đọc mẫu, học sinh đọc theo đúng tốc độ có như vậy mới giúp
các em đọc nhanh được.
Trong khi các em đọc, tôi đã kiên trì uốn nắn, sửa chữa cách đọc cho học
sinh một cách chân thành, cụ thể. Để động viên học sinh đọc tốt, tôi khuyến
khích các em đọc biểu lộ tình cảm riêng mang tính sáng tạo, không dập khuôn,
bắt trước giáo viên.
Giờ tập đọc có thêm yêu cầu đọc thuộc lòng, tôi dành thời gian và khuyến

khích học sinh học thuộc, đọc diễn cảm tốt vài câu hoặc một hay hai đoạn tại lớp
để gây hứng thú cho việc học sinh học tiếp ở nhà, chính vì vậy mà các bài học
thuộc lòng trong chương trình cả lớp đều thuộc.
Việc kiểm tra, ôn luyện học sinh đọc thuộc, nhớ lâu, đọc tốt nhiều bài văn,
bài thơ đã học cũng là một biện pháp mà tôi thường xuyên quan tâm bằng nhiều
hình thức (trên lớp, ở nhà, ngoại khoá). Nếu giao bài mà không kiểm tra thì rất
nhiều học sinh không chịu học vì thế việc kiểm tra là nguyên tắc của tôi, lần đầu
chưa thuộc thì lần hai, lần ba đến khi nào thuộc thì mới thôi, tuy nhiên với
những học sinh nhiều lần không thuộc thì cũng có những hình thức phạt như
thông báo về gia đình…
Về hoạt động ngoại khoá: Để thúc đẩy cho việc rèn đọc tốt, tôi đã tổ chức
cho từng nhóm, từng cá nhân thi đọc đúng, đọc hay, tổ chức đọc đóng vai trong
các bài có nhiều nhân vật. Đọc trong 15 phút đầu giờ, thi nhau học thuộc lòng
trong giờ ra chơi,...Bạn đọc tốt giúp bạn đọc chưa tốt.
- Rèn đọc hiểu.
Đọc hiểu là một phần rất quan trong trong Tập đọc, thế nhưng hiện nay
các em đọc thầm không ghi nhớ vì thế mà trả lời câu hỏi rất hạn chế.
Để khắc phục tình trạng đọc hiểu hiện nay tôi đã làm như sau:
Thứ bảy, chủ nhật tôi yêu cầu các em đọc và tìm hiểu nội dung bài.
Cho các em đọc đồng thanh nhiều hơn, đọc đoạn nhiều hơn để giúp các
em nhớ được nội dung đoạn văn hay bài văn, bài thơ.
Sau khi các bạn trả lời tôi yêu cầu nhận xét, bổ sung và nhắc lại nhiều lần.
Kiểm tra bài cũ, ngoài đọc thì trả lời câu hỏi ôn bài.
Đối với những bài khó tôi đưa ra hệ thống câu hỏi trắc nghiệm để các em
dễ trả lời hơn.
Ví dụ: Khi dạy bài “ Chiếc áo len” ( Tiếng Việt 3, tập 1). Để trả lời câu
hỏi 4: Vì sao Lan ân hận? học sinh cần sự suy luận liên kết, đối với học sinh lớp
3 các em chỉ trả lời một cách trực tiếp có câu, ý rõ trong bài còn đối với các câu
dạng này các em chỉ trả lời được một ý, do đó tôi đưa ra hệ thống câu hỏi trắc
nghiệm để các em nắm bài đầy đủ và sâu hơn.

4.Vì sao Lan ân hận?
A. Vì Lan biết anh Tuấn đang thiếu áo ấm mà vẫn nhường để mẹ mua áo
đẹp em thích.
B. Vì Lan thấy Lan chỉ nghĩ đến mình mà chưa quan tâm đến anh.
C. Vì Lan chưa biết chia sẻ với khó khăn của gia đình.
D. Cả ba lí do trên
( Ôn tập – kiểm tra đánh giá Tiếng Việt 3, tập 1) .[5]
6


Hay khi dạy bài “ Ông ngoại” ( Tiếng Việt 3, tập 1). Khi trả lời câu hỏi 2
2. Ông ngoại giúp bạn nhỏ chuẩn bị đi học như thế nào?
A. Dẫn bạn nhỏ đi mua vở và hướng dẫn bạn bọc vở, dán nhãn, pha mực.
B. Dạy bạn những chữ cái đầu tiên.
C. Đưa bạn nhỏ đến xem trường.
D. Cả ba ý trên.
( Ôn tập – kiểm tra đánh giá Tiếng Việt 3, tập 1) [5]
Trong các tiết tự học tôi đưa ra các bài đọc hiểu dạng trắc nghiệm để các
em làm, đây là những bài ngoài chương trình.
Khuyến khích học sinh mua vở trắc nghiệm làm để đọc hiểu tốt hơn và
hiểu sâu hơn về nội dung bài đọc.
Các em tìm hiểu các bài đọc đồng tác giả, tìm hiểu thêm về hoàn cảnh
sáng tác của tác phẩm.
Đặc biệt, luôn đưa phần giáo dục kĩ năng sống vào bài đọc nếu có để nâng
cao kĩ năng sống cho các em.
Chính những biện pháp trên mà đọc hiểu của các em đã nâng lên rõ rệt,
các em không còn sợ sệt khi cô hỏi mà đã mạnh dạn trả lời. Các em nhận xét, bổ
sung cho nhau, hỏi nhau, hỏi cô nhiều vấn đề trong hệ thống câu hỏi cũng như
không có trong hệ thống câu hỏi.
- Rèn đọc diễn cảm:

Là cách ngắt giọng thiên về tình cảm, về sự rung động nội tâm mà không
phụ thuộc vào dấu câu, cách ngắt giọng này phụ thuộc vào tâm hồn người đọc.
Ví dụ: Khi dạy bài “Cậu bé thông minh”, (Tiếng việt 3 - tập 1)[2]
Bài văn được viết theo thể kể chuyện - kể về một cậu bé thông minh, tài
giỏi, nhanh trí. Tình tiết câu chuyện hấp dẫn, sinh động. Khi đọc học sinh cần
làm rõ những chi tiết đó bằng cách đọc nhấn giọng vừa phải ở các từ ngữ.
“ầm ĩ”, “tìm được”, “trọng thưởng”.
Đặc biệt những câu đối thoại giữa Đức vua và cậu bé ngữ điệu đọc phải
toát lên vẻ ngộ nghĩnh, ngây thơ nhưng thể hiện sự thông minh của cậu bé.
“Cậu bé kia, sao dám đến đây làm ầm ĩ?”
Và câu trả lời hồn nhiên vô tư của cậu bé: “Muôn tâu Đức vua” - cậu bé
đáp:
“Bố con mới đẻ em bé, bắt con đi xin sữa cho em”.
Vua quát:
- Thằng bé này láo, dám đùa với trẫm! Bố ngươi là đàn ông/ thì đẻ sao
được!
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc câu hỏi và câu cảm trong bài tập
đọc thật tốt.
Với các câu hỏi, cần đọc cao giọng ở cuối câu đồng thời nhấn giọng ở từ
cuối câu “ầm ĩ”.
Với câu cảm, giáo viên phải hướng dẫn học sinh lưu ý sự khác nhau khi
đọc câu cảm thứ nhất.
“ Thằng bé này láo, dám đùa với trẫm!”
(Thể hiện sự hách dịch của nhà vua).
Với câu thứ hai.
“Bố ngươi là đàn ông / thì đẻ sao được!”
7


(Khi đọc gần như là một câu hỏi - tiếng “được” hỏi cao giọng).

Đối với những bài văn xuôi, khi đọc ngoài việc tìm những dấu câu đặc
biệt (câu hỏi, câu cảm) để hướng dẫn học sinh đọc. Giáo viên còn phải chú trọng
cách nghỉ hơi ở dấu chấm, ngắt hơi ở chấm phẩy, dấu hai chấm. Đặc biệt phải
biết ngắt hơi ở chỗ không có dấu câu nhưng đó là chỗ tách ý.
Ví dụ: Khi dạy bài : “ Giọng quê hương” có đoạn:
"… Rồi người ấy nghẹn ngào:
- Mẹ tôi là người miền Trung… Bà đã qua đời hơn tám năm rồi.
Nói đến đây người trẻ tuổi lẳng lặng cúi đầu, đôi môi mím chặt lộ vẻ đau
thương. Còn Thuyên, Đồng thì bùi ngùi nhớ đến quê hương, yên lặng nhìn nhau
mắt rớm lệ …"
( Giọng quê hương - Sách tiếng Việt lớp 3 tập 2)[2]
Ở đoạn văn này, tôi cho học sinh đọc thể hiện ngắt giọng bằng nội tâm và
cảm xúc của riêng mình. Cách ngắt giọng của các em có khác nhau nhưng đều
thể hiện nỗi thương nhớ mẹ, yêu quý quê hương của các nhân vật trong bài tập
đọc.
Đối với các bài thơ, tuỳ theo từng thể loại thơ mà tôi hướng dẫn học sinh
cách đọc sao cho đúng nhịp câu thơ.
Trong chương trình cải cách có rất nhiều bài thơ thuộc thể thơ 4 chữ. Nên
việc luyện đọc thể thơ này cũng rất cần thiết.
Với những bài thơ tự do, không theo luật thì trước hết phải hướng dẫn học
sinh ngắt nghỉ đúng .Ngoài ra cần chú ý giọng đọc của từng bài .
VD: Bài “Bàn tay cô giáo” cần đọc với giọng ngạc nhiên, khâm phục.
Nhấn giọng những từ thể hiện nhanh nhẹn, khéo léo, mầu nhiệm của bàn tay cô
giáo:
Một tờ giấy trắng
Cô gấp cong cong
Thoắt cái đã xong
Chiếc thuyền xinh quá!
Thêm tờ xanh nữa
Cô cắt rất nhanh

Mặt nước dập dềnh
Quanh thuyền sóng lượn.
Giọng đọc chậm lại, đầy thán phục ở hai câu cuối:
Biết bao điều lạ
Từ bàn tay cô.
( Bàn tay cô giáo, Tiếng Việt 3, tập 2)[2]
Cũng như bài: “Ngày khai trường” là niềm vui sướng của học sinh nói
chung cũng chính là niềm vui sướng của chính các em vì thế tâm trạng được thể
hiện rất rõ ở các em, do đó các em đọc – thả hồn mình vào thơ như bài thơ là
viết cho mình.
Gặp bạn,/ cười hớn hở /
Đứa / tay bắt mặt mừng/
Đứa / ôm vai bá cổ /
Cặp sách đùa trên lưng.//
8


Các em đọc và đóng vai để thấy rõ được niềm sung sướng của tất cả học
sinh khi được đến trường.
Tiếng Việt có kho ngữ điệu phong phú và đa dạng. Tôi đã vận dụng điều
đó vào đọc đúng, đọc hay bài văn, bài thơ. Đó là sắc thái giọng đọc (Vui buồn,
trang trọng, dịu dàng, hồn nhiên,vv). Đó là tốc độ đọc, cách ngắt giọng, độ
mạnh, độ dài của giọng khi đọc.
Ngoài ra còn dùng nét mặt, ánh mắt, nụ cười và các yếu tố phi ngôn ngữ
tác động đến người nghe ( phân môn Kể chuyện).
Trong khi rèn đọc diễn cảm tôi thường xuyên chú ý đến:
- Những học sinh rụt rè nhút nhát, tôi động viên khuyến khích không gắt
gỏng để các em luống cuống.
- Đối với học sinh nghịch ngợm phân tán tư tưởng, không chú ý đến tiết
học, tôi thường để ý thỉnh thoảng chỉ định các em đọc tiếp.

- Đối với học sinh đọc chưa hoàn thành, ngoài việc hướng dẫn đọc dứt
khoát từng từ, cụm từ, với câu dài cho học sinh ngắt hơi đúng chủ đề ra yêu cầu
rèn đọc ở nhà, kiểm tra lại những yêu cầu đã đề ra đối với học sinh, việc này
phải được tiến hành thường xuyên không được ngắt quãng.
Tóm lại: Sau mỗi giờ tập đọc tôi thường kiểm tra chất lượng đọc của học
sinh thông qua đọc thành tiếng xem các em đã đọc rõ ràng, lưu loát, tốc độ, diễn
cảm chưa.
Đặc biệt trong tiết dạy Tập đọc, tôi luôn tạo không khí lớp vui tươi, thoải
mái để học sinh có thiện cảm với bài văn, có tâm trạng đợi chờ và chú ý khi
nghe giáo viên đọc. Ngoài ra, tôi còn chú ý kỹ năng đọc thầm có chất lượng ở
học sinh, giao nhiệm vụ đọc và nêu câu hỏi định hướng, hoặc có biện pháp kiểm
tra đánh giá cụ thể, không qua loa, chiếu lệ. Nhờ vậy mà đọc của các em nâng
lên rõ rệt, các em thích học Tập đọc hơn vì được bày tỏ cảm xúc của mình qua
phần đọc diển cảm, được tuyên dương khi đọc to, đọc hay, được sửa sai, đọc
mẫu khi bạn phát âm sai, có thêm hiểu biết khi tìm hiểu qua sách, báo... về một
chủ điểm hay một hoạt động giáo dục khác.
Từ khi tôi áp dụng sáng kiến của mình vào thực tế giảng dạy thì tiết Tập
đọc không còn nặng nề như trước, mà tiết học trở nên vui vẻ, học sinh phấn khởi
khi được đọc, trả lời những hiểu biết mà mình đã chuẩn bị một cách sôi nổi, bài
đọc đi vào lòng các em một cách tự nhiên. Chính nhờ đó mà các em nhớ lâu.
Qua các lần thi cuối kì hầu hết các em làm tốt phần đọc hiểu, từ bài trong
sách giáo khoa đến các bài ngoài vì các em đã có kĩ năng đọc, đọc hiểu tốt.
2.3.4: Hướng dẫn, động viên học sinh tham gia vào nền Văn hóa đọc .
Hiện nay Văn hóa đọc đang còn rất hạn chế ở khu vực nông thôn, hầu như
các em không đọc báo, thậm chí các bài đọc trong sách các em cũng rất ít đọc
khi ở nhà nếu thầy cô không yêu cầu, chính vì vậy mà các em đọc không nhanh,
nếu đọc là đọc to không biết đọc thầm, nếu giáo viên yêu cầu đọc thầm thì chỉ
lướt qua mà không ghi nhớ. Mặt khác các em không hề biết gì về tình hình xã
hội đang thay đổi hàng ngày, mà chỉ biết những gì trong sách, phim ảnh…Kiến
thức thực tế bị hạn chế, kiến thức xã hội thì không có chính vì vậy tôi đã đưa

văn hóa đọc đến với các em.
- Hướng dẫn cho học sinh hiểu về văn hóa đọc.
9


Văn hoá đọc là một khái niệm có hai nghĩa, một nghĩa rộng và một nghĩa
hẹp. Ở nghĩa rộng, đó là ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của mỗi cá
nhân, của cộng đồng xã hội và của các nhà quản lý và cơ quan quản lý nhà nước.
Như vậy, văn hoá đọc ở nghĩa rộng là sự hợp thành của ba yếu tố, hay
chính xác hơn là ba lớp như ba vòng tròn không đồng tâm, ba vòng tròn giao
nhau. Còn ở nghĩa hẹp, đó là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân.
Ứng xử, giá trị và chuẩn mực này cũng gồm ba thành phần: thói quen đọc, sở
thích đọc và kĩ năng đọc. Ba thành phần này cũng là ba lớp, ba vòng tròn không
đồng tâm, ba vòng tròn giao nhau [4].
Muốn phát triển nền văn hoá đọc phải giúp các em hiểu về nền Văn hóa
đọc, văn hoá đọc chính là phát triển ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc lành mạnh
của mỗi thành viên trong xã hội. Ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc lành mạnh
của mỗi cá nhân trong xã hội là thói quen đọc, sở thích đọc và kĩ năng đọc lành
mạnh của họ. Đó chính là nền tảng của một xã hội học tập, của việc học suốt
đời, một yêu cầu cũng là một thách thức của xã hội hiện đại [4].
- Đưa “ Văn hóa đọc” đến với các em
Đưa văn hóa đọc tới các em lúc đầu tôi luôn khuyến khích các em tìm
hiểu theo chủ điểm.
Ví dụ: Khi học chủ điểm Măng non: Tìm hiểu các tác phẩm viết về Thiếu
nhi? Học sinh tìm, nêu như: Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Dế Mèn phiêu
lưu kí của Tô Hoài, Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi, Góc sân và khoảng
trời của Trần Đăng Khoa, Chuyện hoa, chuyện quả của Phạm Hổ, Búp sen xanh
của Sơn Tùng...
Ví dụ: Chủ điểm Bảo vệ tổ quốc: (Tìm hiểu các nhân vật có công với đất
nước ở xã mình, huyện, tỉnh ... ). Ở xã là những liệt sĩ có tên trên bia ở tượng đài

liệt sĩ xã. Huyện có những anh hùng như Tô Vĩnh Diện ở Nông Trường anh
hùng LLVT trong kháng chiến chống Pháp. Trong kháng chiến chống Mĩ có các
anh hùng LLVT như: Lê Văn Sinh, Đỗ văn Chuyền, Hà Quang Định, Bùi Văn
Bịn, Đoàn Khắc Luận, Trần Thanh Hải. Hiện này anh hùng Đoàn Khắc Luận
còn sống tại Thọ Tiến và Trần Thanh Hải còn sống tại Hà Nội.
Những tấm gương anh hùng liệt sĩ trẻ tuổi của Việt Nam như: Lí Tự
Trọng, Võ Thị Sáu, Trần Văn Ơn, Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Văn Cừ, Cù Chính
Lan, Vừa A Dính,...( Tìm hiểu qua intenet)
Những gương mặt thần đồng tài năng Việt Nam khiến người lớn khâm
phục hiện nay như: Đỗ Nhật Nam, Nguyễn Dương Kim Hảo, Nguyễn Bình,
Phan Thiên Bạch Anh...
Tìm hiểu thêm về các nhân vật đã học hay các bài thơ, bài văn của cùng
tác giả đã học trong chương trình.
Ví dụ: Các bài thơ của Trần Đăng Khoa ở chương trình tiểu học “Hạt gạo
làng ta”, “ Nghe thầy đọc thơ”, “Kể cho bé nghe”, “ Ò ó o”, “Cây dừa” ... và
những bài thơ của anh viết về thiếu nhi.
Ví dụ: Khi học bài Luyện từ và câu, tuần 15 chủ điểm “Anh em một nhà”
tôi cho học sinh tìm hiểu Các dân tộc trên đất nước ta bằng cách tìm hiểu trên
intenet hoặc Át lát địa lí Việt Nam trang 12...Để các em nắm được tên 54 dân tộc
trên đất nước ta, số người của mỗi dân tộc, so sánh số dân của các dân tộc...
10


Không chỉ đề cập đến những vấn đề cho môn Tiếng Việt mà trong các
môn học khác các em cũng phải tìm hiểu như môn Tự nhiên và Xã hội, Đạo đức,
HĐNGLL…
Ví dụ: Học phần Tự nhiên (trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3) tôi cho
học sinh tìm hiểu cuốn “ Từ điển động vật, thực vật”, “ Át lát địa lí Việt
Nam” để các em hiểu hơn về hình dáng, đặc tính, nơi sống cũng như giá trị của
từng loài. Đặc biệt là động thực vật quý hiếm trong nước cũng như trên thế giới

để từ đó các em có ý thức bảo vệ động, thực vật hơn.
Hay khi học bài “Cuốn sổ tay” ( Tiếng Việt 3, tập 2) các em tìm hiểu cuốn
“ Tập bản thế giới và các châu lục” để tìm hiểu các nước như: nước nhỏ nhất,
nước lớn nhất, cờ của các nước hay diện tích, dân số...
Khi học bài “ Bề mặt trái đất” học sinh cũng tìm hiểu các châu lục và các
đại dương để biết được mỗi châu lục có bao nhiêu nước.
Được tìm hiểu thế giới xung quanh các em rất thích, chính vì thích tìm
hiểu nên văn hóa đọc đã từ từ đi vào con người các em như một món ăn tinh
thần không thể thiếu được.
Để văn hóa đọc luôn ở trong nhận thức của các em thì trước hết cần tạo ra
và phát triển thói quen đọc suốt cuộc đời cho các em. Xây dựng thói quen đọc
phải được bắt đầu từ tuổi ấu thơ, ở nhiều nước người ta bắt đầu thực hiện từ tuổi
trước khi đến trường, do các bậc cha mẹ thực hiện. Còn trong suốt cuộc đời đi
học và sau khi ra đời là quá trình học tập và rèn luyện các kỹ năng đọc. Trong
suốt quá trình học tập, mỗi cá nhân phát hiện ra sở thích đọc của chính họ để
phát huy sở trường và hạn chế những sở đoản.
Thói quen và kĩ năng đọc mang tính chất đồng loạt, còn sở thích đọc lại
phụ thuộc hoàn toàn vào từng cá nhân cụ thể (trình độ giáo dục và riêng tư cá
nhân), ví dụ: có người thích đọc thơ, có người thích đọc tiểu thuyết, có người
thích đọc sách nghiên cứu, có người thích đọc sách phổ biên khoa học kỹ thuật,
văn hoá nghệ thuật ... Yếu tố này tạo ra sự đa dạng, phong phú, giàu mầu sắc
cho nền văn hoá đọc trong xã hội.
Dựa vào sở thích của học sinh tôi luôn động viên các em xem thời sự, đọc
tin, đọc các loại báo dành cho tuổi thơ giúp các em luyện đọc đặc biệt giúp em
nắm bắt thông tin, sự phát triển của đất nước để các em trao đổi vào tiết sinh
hoạt cuối tuần. Được trao đổi những tin tức nóng hổi cùng cả lớp giúp các em rất
phấn khởi, tự tin trao đổi về những vấn đề mình đã tìm hiểu.
Ví dụ: Sự kiện nóng nhất trong tuần là gì?
- Những học sinh đạt giải quốc tế năm 2017?
- Những tai nạn giao thông trong tuần, nguyên nhân? Cách phòng tránh?

Từ những bài tập đơn giản đã giúp các em nâng cao kĩ năng đọc, biết cách
tìm hiểu thông tin, nắm bắt được tin tức và nêu cao ý thức phòng tránh những tai
nạn rủi ro.
Nếu một người có thói quen đọc, nhưng thiếu kĩ năng đọc, hiệu quả đọc
không cao, thậm chí không có hiệu quả, chỉ mất thời gian vô ích. Nếu nắm vững
kĩ năng đọc, nhưng không tạo được thói quen đọc, cũng chẳng thu được kiến
thức là bao, thiếu những kiến thức cần thiết cho cuộc sống của mình.
Mục đích cuối cùng của kĩ năng đọc là đọc có hiệu quả cao nhất, nắm
11


chắc nội dung cốt lõi và biết vận dung những điều đã đọc được vào cuộc sống
của chính người đọc.
Tuy nhiên tôi luôn định hướng cho các em đọc cái gì, không nên đọc cái
gì. Định hướng cho phụ huynh nên mua gì cho con đọc để văn hóa đọc luôn
đúng nghĩa của nó.
- Kiểm tra kiến thức.
Để kiểm tra kiến thức của các em, trong các tiết học tôi đưa ra các câu hỏi
mở rộng.
Ví dụ: Học chủ điểm “Bảo vệ tổ quốc” học sinh nêu các anh hùng dân tộc
mà em biết? ( ở xã, huyện, tỉnh, ...)
Hay các tình huống trong cuộc sống các em đưa ra các giải pháp để phòng
tránh như: Đuối nước, xâm hại trẻ em, tham gia giao thông,..
Trong các tiết sinh hoạt hay 15 phút đầu giờ đưa ra các tình huống trong
cuộc sống để học sinh tranh luận, đưa ra cách giải quyết của bản thân.
Hay các em tìm hiểu về An toàn giao thông trong xã, huyện, tỉnh...
Nguyên nhân và cách phòng tránh, giải quyết tình huống có tai nạn xảy ra...
Tóm lại: Nâng cao chất lượng đọc cho học sinh không phải chỉ là rèn đọc
một bài cụ thể trong chương trình mà cần rèn cho các em thói quen đọc, sở thích
đọc và kĩ năng đọc. Chúng ta chỉ có thể phát triển nền Văn hoá đọc Việt Nam

hiện đại, xây dựng một xã hội ham đọc, để đáp ứng với xã hội thông tin, nền
kinh tế tri thức và một xã hội phát triển bền vững, có thể xứng ngang tầm với
các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường:
Qua quá trình giảng dạy đến cuối học kì hai, năm học 2016- 2017, tôi áp
dụng những biện pháp rèn đọc như đã nêu trên. Sau đó tiến hành khảo sát và có
kết quả như sau:
Lớp 3c, Sĩ số: 35 học sinh
Thời điểm

năng
đọc

Đầu năm
Cuối học kì I
Cuối học kì II

Đọc hay
TL
2
6
12

SL
5,7
17,2
34,3

Đọc to, rõ ràng

TL
18
17
19

TL
51,5
48,5
54,2

Đọc nhỏ, sai lỗi
SL
15
12
4

TL
42,8
34,3
11,5

Về Văn hóa đọc các em đã thích đọc sách, tìm hiểu thông tin qua đài, ti vi,
báo... Đặc biệt các em mong đến ngày đọc sách của lớp để được vào thư viện
đọc, các em còn đề nghị thư viện mở thường xuyên để các em được đọc nhiều
hơn. Các em còn đem sách của mình để đổi cho nhau đọc. Các em đã biết đọc có
chủ định, có mục đích vì thế mà kiến thức cũng tiến bộ rõ rệt. Ngoài giờ học các
em không còn nghịch như trước nữa mà các em đố nhau những câu hỏi, những
vấn đề các em mới tìm hiểu, khám phá được. Vì thế khi vào lớp không còn tình
trạng học sinh nhễ nhại mồ hôi, quần áo lấm bẩn, rách... mà là nét mặt rạng
ngời, với những câu hỏi cần giải đáp hay địa chỉ để các em tìm hiểu.

12


Về văn hóa đọc

Ham đọc Đọc chưa thường xuyên
TL
SL
TL
TL
12 34,3
19
54,2

Không thích đọc
SL
TL
4
11,5

Qua kết quả khảo sát tôi rất phấn khởi thấy trong các giờ Tập đọc học sinh
say mê học và lớp học sôi nổi, kĩ năng đọc được nâng cao rõ rệt. Có nhiều em
đầu năm học đọc nhỏ, chưa trôi chảy, đến cuối năm các em đã đọc to, rõ ràng,
lưu loát. Những em học hoàn thành trở lên đã đọc diễn cảm bài văn theo đúng
yêu cầu đề ra. Các em ham đọc sách, báo, tìm hiểu thông tin để lĩnh hội tri thức
sâu và rộng hơn. Đặc biệt, khả năng đọc hiểu rất tốt. Tuy kết quả chưa được như
ý muốn vì đầu năm chất lượng đọc của lớp thấp nhưng đó cũng là thành công
trong phương pháp rèn đọc hiệu quả cho học sinh của mình. Đặc biệt đã khơi
dậy cho các em “Văn hóa đọc” mà lâu nay các em chưa biết đến.
3.Kết luận, kiến nghị:

3.1. Kết luận:
Chất lượng đọc của học sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó vai trò
người giáo viên rất quan trọng. Người giáo viên dạy tốt trước tiên phải là người
có lòng yêu nghề mến trẻ, tự nguyện là người mẹ hiền thứ hai ở trường vừa dạy
văn hoá , vừa gần gũi, chăm sóc theo dõi diễn biến tâm lý của học sinh để giúp
các em tiến bộ về mọi mặt .
Người giáo viên phải thực sự chịu khó, công bằng và mẫu mực, không
ngừng tìm tòi, nghiên cứu tìm ra những phương pháp tối ưu để áp dụng trong
giảng dạy đạt hiệu quả cao.
Giáo viên cần nắm vững đối tượng, tâm sinh lí của trẻ để có biện pháp
phù hợp, tích cực trong hướng dẫn, dìu dắt các em.
Luôn là người tổ chức, hướng dẫn tạo điều kiện phát huy vai trò chủ động
sáng tạo của học sinh.
Luôn khuyến khích lòng ham mê đọc sách, báo giúp các em nắm bắt
thông tin theo kịp sự phát triển của thời đại thông tin hiện nay.
Dạy học sinh đọc tốt, người giáo viên như giúp thêm một phương tiện để
các em khám phá cái hay, đẹp của văn chương, của cuộc sống, giúp các em gìn
giữ sự trong sáng của tiếng Việt.
Như vậy là giáo viên đã tự khám phá những năng lực sáng tạo còn tiềm ẩn
trong những tâm hồn bé bỏng, ngây thơ và đáng yêu.
Nhà trường là một môi trường rất hữu ích khuyến khích học sinh đến với
sách, là nơi phát triển văn hóa đọc tốt nhất cho các em.
3.2. Kiến nghị:
Qua quá trình thực hiện kinh nghiệm của bản thân và kết quả đạt được
khả quan như trên, tôi xin đưa ra một số đề xuất như sau:
Mỗi giáo viên cần nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của mình trên
mặt trận giáo giục.
Cần nhân rộng những kinh nghiệm hay, những tiết dạy giỏi, đạt hiểu quả
cao để đồng nghiệp học hỏi, góp ý cho nhau cùng nhau hoàn thiện mình hơn.
Mỗi trường học cần có một phòng đọc để giáo viên và học sinh có điều

kiện nâng cao văn hóa đọc.
Cần thực hiện đổi mới thực sự phương pháp dạy học, quán triệt phương
13


châm lấy người học làm trung tâm ở mọi cấp học, trong đó đề cao tính tự học, tự
nghiên cứu, từng bước đưa nhiệm vụ phải đọc tài liệu tham khảo để củng cố, bổ
sung, mở rộng kiến thức của sách giáo khoa, giáo trình là yêu cầu bắt buộc đối
với học sinh từ đó hình thành thói quen đọc cho các em.
Trong đổi mới chương trình giáo dục – đào tạo, nên bổ sung chương trình
giáo dục kiến thức – kĩ năng đọc, kĩ năng tìm kiếm thông tin và sử dụng thư viện
thành nội dung chính thức, bắt buộc trong chương trình học của các cấp học, từ
tiểu học đến đại học. Phải tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động
để nâng cao nhận thức cũng như xây dựng định hướng đọc lành mạnh cho cộng
đồng, đặc biệt là học sinh.
Trên đây là kinh nghiệm thực tế của bản thân, rất mong sự góp ý của Hội
đồng khoa học các cấp, để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn, góp phần
nâng cao chất lượng dạy học của bản thân.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 22 tháng 4 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Người viết

Nguyễn Thị Thu Hoài


14


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRIỆU SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÈN ĐỌC HIỆU QUẢ
CHO HỌC SINH LỚP 3

Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hoài
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Dân Lực
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Tiếng Việt

THANH HOÁ, NĂM 2017
15


STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

10
11
12
13
14
15
16
17
18

Tên mục

trang
1. Mở đầu
1
1.1. Lí do chọn đề tài.
1
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến.
2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến.

2
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
3
2.3.1. Phân loại đối tượng học sinh.
3
2.3.2. Chú trọng công tác chuẩn bị bài.
4
2.3.3 Tổ chức, hướng dẫn học sinh học hiệu quả trong phân
4
môn Tập đọc.
2.3.4 Hướng dẫn, động viên học sinh tham gia vào nền Văn
9
hóa đọc.
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
12
3. Kết luận, kiến nghị.
13
3.1. Kết luận.
13
3.2. Kiến nghị.
13

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT
1
2
3

4
5

Tên tài liệu

Tên tác giả

Nghị quyết ban chấp
hành Trung ương Đảng
khóa XII.
Sách giáo viên Tiếng Việt Nguyễn Minh Thuyết
3 tập 1,2.
Sách giáo khoa Tiếng
Nguyễn Minh Thuyết
Việt lớp 3 tập 1,2
Nguồn tài liệu trên
intenet
Ôn tập – kiểm tra đánh Lưu Đức Hạnh
giá Tiếng Việt 3, tập 1

Nhà xuất
bản

Năm
xuất
bản

Giáo dục

2014


Giáo dục

2015

Giáo dục

2009

17



×