Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Một số biện pháp luyện kĩ năng lập dàn ý và viết bài văn tả cảnh cho học sinh lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.23 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
TT
1

NỘI DUNG CHÍNH

TRANG

Mở đầu

2

1.1

Lí do chọn đề tài

2

1.2

Mục đích nghiên cứu

3

1.3

Đ ối tượng nghiên cứu

3

1.4



Phương pháp nghiên cứu

4

Nội dung

4

2.1

Cơ sở lí luận liên quan đến vấn đề dạy học văn tả cảnh

4

2.2

5

2.3

Tình hình thực tế dạy học trước khi áp dụng sáng kiến
kinh nghiệm
Các biện pháp pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

2.4

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

17


Kết luận và kiến nghị

18 - 19

2

3

6 - 17

1


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Là một giáo viên đang thực hiện nhiệm vụ giảng dạy trên quê hương Định
Hòa – một vùng quê giầu truyền thống văn hóa và hiếu học, tôi luôn trăn trở làm
thế nào để trong quá trình giảng dạy tôi truyền đạt được kiến thức đến các em
một cách hiệu quả nhất, để “mỗi ngày tới trường là một ngày vui”. Và tôi nhận
thấy, để học sinh thích được đến trường, có tinh thần thoải mái và vui vẻ trong
học tập, chiếm lĩnh kiến thức một cách tích cực, giờ dạy đạt hiệu quả thì giáo
viên phải tìm ra được PPDH và cách thức truyền đạt, hình thành kiến một cách
logic hiệu quả, linh hoạt và sáng tạo. Bản thân tôi từng nhiều năm được phân
công bồi dưỡng môn Tiếng Việt lớp 5, vì vậy tôi nhận thấy Tiếng Việt là một
môn học ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần, tâm hồn và cảm xúc của các em,
giúp các em rất nhiều trong việc phát triển và hoàn thiện nhân cách.
Như chúng ta đã biết, môn Tiếng việt gồm nhiều phân môn khác nhau
như tập đọc, luyện từ và câu, kể chuyện, tập viết, chính tả, tập làm văn. Nhưng
khó hơn cả đối với người dạy cũng như đối với người học là phân môn Tập làm

văn. Tập làm văn là một phân môn rất quan trọng trong chương trình dạy học
tiểu học, nó không chỉ giúp học sinh hình thành các kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết
mà còn rèn cho học sinh khả năng giao tiếp, quan sát, phân tích tổng hợp và đặc
biệt còn hình thành cho học sinh những phẩm chất tốt đẹp của con người mới
hiện đại và năng động. Dạy tập làm văn là bồi dưỡng tâm hồn các em lớn lên
từng ngày, dạy các em cách nhìn nhận cuộc sống xung quanh trong thực tế vốn
có của nó với cảm xúc thực của các em.
Tả cảnh là một kiểu bài khó vì học sinh không có khả năng quan sát tinh tế,
mặt khác có những cảnh học sinh không được gắn bó và quan sát kĩ, chỉ có thể
gặp một lần trên truyền hình, qua hình ảnh hay nhân dịp đi chơi nên các em
không cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh hay những thay đổi của cảnh, không biết
dựa vào cảm xúc của mình để làm cảnh đó trở nên đẹp hơn, sinh động hơn, gần
gũi hơn.
Vì vậy, làm thế nào để cho học sinh làm văn hay và có hiệu quả thì lại là một
vấn đề còn gặp nhiều khó khăn với các trường Tiểu học nói chung và Trường
Tiểu học Định Hòa nói riêng. Là một giáo viên tiểu học, tôi luôn trăn trở suy
nghĩ để làm thế nào cho học sinh thích và biết làm văn, viết văn chân thật, có
cảm xúc và sinh động. Trong các năm học qua, tôi đã dạy và tìm hiểu khá kĩ về
mảng Tập làm văn, đặc biệt là văn tả cảnh lớp 5. Tôi đã vận dụng một số
phương pháp và thấy có những kết quả đáng mừng. Kinh nghiệm này được áp
dụng và đã mang lại hiệu quả nhất định trong dạy Tập làm văn. Năm học 20152016 này, tôi mạnh dạn đề xuất một vài biện pháp nhỏ “Một số biện pháp luyện
kĩ năng lập dàn ý và viết bài văn tả cảnh cho học sinh lớp 5”, để nghiên cứu
với hi vọng giúp phần nâng cao trình độ của bản thân và nâng cao chất lượng
dạy - học văn tả cảnh lớp 5 nói riêng và nâng cao chất lượng dạy học nói chung.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
2


Tôi thực hiện đề tài này nhằm mục đích giúp học sinh lớp 5:
- Yêu thích môn học và biết làm văn, hiểu được đặc điểm của thể loại văn tả

cảnh, trọng tâm miêu tả của từng bài.
- Rèn kĩ năng quan sát, tìm ý, lập dàn ý, biết tư duy để lập dàn ý và viết bài.
- Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu, viết đoạn, liên kết đoạn, diễn đạt lưu loát, mạch
lạc.
- Rèn kĩ năng viết các đoạn văn, bài văn giàu hình ảnh, cảm xúc.
2. Giúp giáo viên:

- Với việc nghiên cứu đề tài sáng kiến, tôi mong muốn sẽ có được bài học
kinh nghiệm để có thể áp dụng vào thực tiễn giảng dạy môn Tập làm văn
trong trường Tiểu học.
- Có kinh nghiệm trong dạy văn tả cảnh cho học sinh lớp 5 để vận dụng phương
pháp, biện pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách linh hoạt.
- Tự tìm tòi, học hỏi, đúc rút kinh nghiệm trong giảng dạy TLV nói chung và
trong dạy học sinh viết văn tả cảnh nói riêng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Khách thể nghiên cứu:

Học sinh lớp 5B Trường Tiểu học Định Hòa.

- Đối tượng nghiên cứu: Thể loại văn tả cảnh lớp 5, một số kinh nghiệm rèn
viết văn tả cảnh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
* Phương pháp nghiên cứu lí luận:
* Ứng dụng sơ đồ tư duy:
* Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
Khi kiểm tra đánh giá chất lượng bài văn miêu tả của từng học sinh, tôi mô tả
và thống kê chất lượng ấy bằng những số liệu cụ thể, sau đó tổng hợp các số liệu
đã thu được nhằm rút ra kinh nghiệm giảng dạy cho bản thân.
2. NỘI DUNG:
2.1. Cơ sở lý luận liên liên quan đến vấn đề dạy học văn tả cảnh:

Văn tả cảnh là loại văn dùng lời với những hình ảnh, cảm xúc làm cho người
đọc, người nghe có thể hình dung được rõ nét và cụ thể về một cảnh vật nào đó
xung quanh ta.
Đối tượng của bài văn tả cảnh là những cảnh vật quen thuộc xung quanh ta
như dòng sông, cánh đồng, hàng cây...Khi viết bài văn tả cảnh cần đặc biệt tập
trung vào những nét tiêu biểu của cảnh vật đó. Để bài văn được sinh động và
hấp dẫn hơn với người đọc ta có thể lồng vào đó việc tả người, tả vật với nh ững
cung bậc cảm xúc khác nhau.

3


Ngôn ngữ trong văn miêu tả cần chính xác, cụ thể, giàu hình ảnh và có nét
riêng biệt. Chính vì thế để có bài văn hay đòi hỏi người viết phải có hiểu biết về
phương pháp làm văn, phải biết cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý, dùng từ ngữ,
biết vận dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật tu từ được học để viết bài văn.
2.2. Tình hình thực tế dạy học trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
1. Sách giáo khoa.
Nội dung tả cảnh tập trung vào các cảnh: Một buổi trong ngày, một hiện tượng
thiên nhiên, trường học, cảnh sông nước... Với các nội dung trên, yêu cầu viết lại
chủ yếu là đoạn văn. Do đó, với mỗi cảnh học sinh ít được viết hoàn thiện một
bài văn hoàn chỉnh ngay trên lớp để thầy cô và bạn bè trực tiếp góp ý.
2. Về phía học sinh:

- Đa số học sinh nắm được cấu tạo 3 phần của một bài văn tả cảnh.Tuy
nhiên bên cạnh đó vẫn còn học sinh còn lúng túng chưa biết quan sát và
chọn lọc chi tiết trong bài văn tả cảnh, chưa lập được dàn ý chi tiết cho bài
văn; chưa viết được đoạn văn, bài văn tả cảnh theo đúng yêu cầu của bài.
- Học sinh chưa biết bộc lộ cảm xúc và kĩ năng vận dụng các từ ngữ gợi hình,
gợi tả và các biện pháp nghệ thuật tu từ còn lúng túng khiến bài viết thiếu hình

ảnh, khô khan,…
- Nhiều học sinh chưa có phương pháp làm văn cụ thể, hình ảnh chọn tả chưa
tinh tế, việc tiếp thu kiến thức làm văn đến vận dụng kiến thức đó chưa chủ động
và linh hoạt.
3 . Người dạy :
Thực tế giảng dạy tập làm văn phần tả cảnh, bản thân người giáo viên là người
hướng dẫn đôi khi cũng cảm thấy lúng túng không biết phải hướng dẫn thế nào
để học sinh có thể tìm ý, lập ý viết được bài văn hay, có hình ảnh có cảm xúc. Chính vì một số nguyên nhân trên tôi đã khảo sát đầu năm chất lượng làm văn
của học lớp 5B để làm cơ sở kiểm chứng thực nghiệm sau này.
Đề bài : Em hãy tả c¶nh một đêm trăng đẹp.
- Kết quả thu được như sau :

Lớp

5B

Tổng
số HS
29

Hoàn thành
tốt

Hoàn thành

SL

TL%

SL


TL%

SL

TL%

2

6,9

21

72,4

6

20,7

Chưa hoàn thành

Từ kết quả trên tôi thấy chất lượng học sinh học sinh hoàn thành tốt bài
văn còn rất hạn chế, học sinh chưa hoàn thành bài văn còn nhiều, tôi quyết định

4


lựa chọn một số giải pháp để ứng dụng, thực nghiệm mong muốn có kết quả tốt
để cải tiến cách dạy, cách học cho cá nhân và học sinh và có thể là giải pháp cho
đồng nghiệp.

2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề :
Để đạt được mục tiêu trên thì cần phải tiến hành giải quyết các vấn đề chính sau:
• Cung cấp cho học sinh phương pháp quan sát, tìm ý, lập dàn ý cho bài văn
miêu tả nói chung và tả cảnh nói riêng.
• Hướng dẫn học sinh một số thủ pháp làm văn tả cảnh.
Các vấn đề được nêu ở trên cần được giải quyết đồng thời, xen lẫn vào nhau
một cách nhịp nhàng và linh động thì hiệu quả sẽ cao hơn rất nhiều.
Từ kinh nghiệm dạy học của mình, tôi xin đưa ra một số biện pháp để giải
quyết các vấn đề được nêu ở trên giúp học sinh làm tốt bài văn tả cảnh như sau:
1. Cung cấp cho học sinh phương pháp làm văn miêu tả nói chung và tả
cảnh nói riêng.
Việc cung cấp cho học sinh phương pháp làm văn miêu tả nói chung và tả
cảnh nói riêng cần:
- Học sinh cần nắm được 4 yêu cầu khi làm văn miêu tả:
+ Xác định được tả cái gì ?
Ví dụ : Tả dòng sông thì tập trung tả dòng sông, không miên man tả sâu cảnh
cây cối, xóm làng nằm hai bên dòng sông, hay cảnh trời mây vào thời điểm đó
cho dù các sự vật đó cũng có liên quan.
+ Tả như thế nào? : Tả cảnh nào thì người đọc hình dung cảnh đó chứ
không bị lẫn lộn với cảnh khác.
Ví dụ : Tả cảnh dòng sông thì phải tả chủ yếu những yếu tố liên quan không thể
tách rời như: sóng nước, thuyền bè, bờ bãi, rau màu, mây trời, con người,...
+ Tả với mục đích gì ?
Ví dụ : Tả dòng sông với mục đích đó là tả lại một cảnh đẹp rất đáng tự hào của
quê hương, ích lợi mà dòng sông mang lại cho thiên nhiên và con người….
+ Tả với tư tưởng, tình cảm, thái độ ra sao?
Ví dụ : Tả dòng sông với niềm tự hào, với sự ngưỡng mộ về một vẻ đẹp nên
thơ...
- Cung cấp cho học sinh các bước làm văn miêu tả.
+ Bước 1: Tìm hiểu đề

+ Bước 2: Quan sát tìm ý
+ Bước 3: Sắp xếp ý (lập dàn ý)

5


+ Bước 4: Viết bài hoàn chỉnh
+ Bước 5: Kiểm tra lại bài.
Cụ thể:
Đề bài: Hãy miêu tả vẻ đẹp của một đêm trăng đẹp mà em yêu thích (ấn tượng).
*Bước 1 :Học sinh tìm hiểu và phân tích đề bài qua việc trả lời các câu hỏi :
Hãy xác định thể loại làm văn?
?/ Đối tượng miêu tả là gì?
?/ Mấy cảnh? Cảnh đó được miêu tả vào thời gian nào ?
Thể loại

Miêu tả

Đối tượng
miêu tả

Đêm trăng

Giới hạn miêu tả
Không gian

Thời gian

Đặc điểm


Mở

Bất kì( có thể là ấn tượng,
đêm trăng rằm)
thích)

* Bước 2: Bước quan sát và tìm ý :
* Luyện kĩ năng quan sát:
Để tả cảnh, cần xác định vị trí quan sát. thời điểm quan sát, trình tự và nội
dung quan sát.
Mắt thấy

Tai nghe

Mũi ngửi

Tay sờ

(Thị giác)

(Thính giác)

(Khứu giác)

xúc giác)










• Quan sát theo không gian (Vị trí)
Xa, gần, trên, dưới, trong, ngoài, trái, phải, phía trước, phía sau, …
• Và quan sát theo thời gian (Thời điểm)
chiều tối, tối, về đêm, thời tiết, ….

Ví dụ: Cách quan sát đêm trăng đep.
Mát rượi
da

Lành lạnh

(Xúc
giác)

6


Mặt trăng tròn vành vạnh nhô lên.
Hàng ngàn ngôi sao sáng long lanh
tạo bầu trời vẻ đẹp huyền ảo.
Trăng gối đầu lên rặng cây phía xa.

QUÁ
TRÌNH
QUAN
SÁT


Mắt
Trăng lên cao tỏa ánh sáng len lỏi
đến khắp nơi.
Ánh trăng phết nhẹ lên các mái
nhà, soi xuống mặt đường…
Dòng sông được ánh trăng soi sáng
óng ánh, lung linh như dát vàng.
Trẻ em nô đùa, chạy nhảy cười nói
vui vẻ.
Tiếng mấy chú chó sủa vu vơ.
TAI
NGHE
(Thính
giác)

- Tiếng côn trùng kêu ra rả.
- Tiếng cỏ cây thì thầm trò chuyện.

Ví dụ : Đêm trăng được quan sát gắn theo trình tự thời gian: (thân bài).

Mặt
trời lặn

Trăng
bắt đầu
lên

Ông mặt trời đỏ ối như quả cầu lửa từ từ
khuất hẳn phía xa.

Bầu trời trong vắt, đen sẫm lại như khoác
tấm. áo nhung đen có đính những ngôi sao
lấp lánh.
Mặt trăng tròn vành vạnh nhô lên.
Trăng gối đầu lên rặng cây phía xa.
Trăng lên cao trả ánh sáng dịu êm len lỏi vào
xóm làng.

ĐÊM
TRĂNG

Trăng
lên cao
hẳn

Dòng sông được ánh trăng soi sáng óng ánh
như dát vàng.
7


Mọi người trong xóm tụ tập ở sân nhà để
ngắm trăng nói chuyện.
Trẻ em nô đùa vui vẻ.
Cỏ cây thì thầm trò chuyện.
Tiếng côn trùng kêu ra rả..

Trăng
về
khuya


Ánh trăng dìu dịu cùng hơi sương như ru ngủ
muôn loài.
Tiếng côn trùng kêu ra rả cho khúc nhạc về
đêm.

Giáo viên cần lưu ý cho học sinh khi quan sát một số điểm sau:
+ Khi quan sát học sinh phải nhìn ngắm cảnh trước mặt.
+ Học sinh phải quan sát nhiều lần, quan sát tỉ mỉ ở nhiều góc độ, nhiều khía
cạnh ở thời gian, địa điểm khác nhau.
+ Khi quan sát học sinh phải tìm ra những nét chính, trọng tâm của cảnh.
+ Học sinh cần phải tìm được nét tiêu biểu, đặc sắc của cảnh. Phải bộc lộ cảm
xúc hứng thú say mê của mình trước đối tượng quan sát.
* Bước 3. Sắp xếp ý và lập dàn ý
* Sắp xếp ý:
- Sau khi quan sát và tìm ý, trước khi lập dàn bài chi tiết, học sinh cần xác định
trình tự miêu tả để sắp xếp các ý một cách hợp lí.
Ví dụ: Với bài tả đêm trăng tôi hướng dẫn các em chọn trình tự miêu tả là thời
gian.
+Mặt trời lặn: + Trăng bắt đầu lên:
trăng về khuya.

+ Trăng lên cao hẳn :

+Ánh

• Lập dàn ý.
Tôi cho học sinh quan sát theo bảng, cũng có khi cho học sinh quan sát và ghi
theo sơ đồ tư duy.( nhóm - cá nhân)
DÀN Ý CHUNG CHO BÀI VĂN TẢ CẢNH
- Giới thiệu cảnh sẽ tả bằng 1 câu cảm, nhận xét giới thiệu

Trực tiếp:
- Giới thiệu cảnh tả sẽ gắn với vị trí thời gian quan sát

Mở
bài
Gián tiếp:

Mở bài bằng 1 âm thanh, 1 câu nói, 1 lời đối thoại, 1 cách so

8


sánh hay trích 1 câu thơ, hát, câu văn có liên quan đến đối
tượng miêu tả rồi giới thiệu cảnh sẽ tả.
Độ rộng, hẹp….
Tả bao quát

Xa gần…
To, nhỏ…

Thân
bài

Không gian
Sáng, trưa, chiều
Tả cụ thể

Thời gian

Xưa, nay

Mùa: xuân, hạ, thu, đông

Không gian + thời gian + lồng ghép thái độ, tình cảm
Kết
bài

Không mở rộng

Tả xong không bình luận thêm

Mở rộng. Nhận xét, đánh giá, tình cảm, thái độ, hành động

Từ dàn ý chung đó các em sẽ lựa chọ cách mở bài, trình tự miêu tả hay cách kết
bài phù hợp cho bản thân.
* Sau khi có trong tay dàn ý cho cho bài văn, đoạn văn học sinh sẽ áp dụng để
lập dàn ý chi tiết. Dàn ý này cũng chính là cái sườn sát nhất cho học sinh viết
thành bài văn cụ thể.
• Bước 4: Viết bài văn:
Đây là giai đoạn quan trọng nhất và cũng là khâu khó nhất, đòi hỏi học sinh
phải linh hoạt vận dụng nhiều kiến thức để làm. Học sinh phải biết:
+ Dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, dùng câu văn tả tránh dùng nhiều câu văn kể.
+ Vận dụng phong cách ngôn ngữ văn bản
+ Bám sát dàn bài để viết thành bài văn hoàn chỉnh.

a.
Dùng từ.
- Dùng từ gợi cảm, gợi tả: Thường là các từ đơn, từ ghép, từ láy, động từ
- Dùng từ giàu hình ảnh, âm thanh: Thường là các từ láy, từ tượng hình, từ
tượng thanh...
- Sử dụng từ gần nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng nghĩa, các biện pháp tu từ về từ

Ví dụ :
9


+ Dùng từ chính xác : Mặt trăng tròn toả ánh sáng dịu êm xuống vạn vật.
+ Dựng từ có hình ảnh: Mặt trăng tròn vành vạnh toả ánh sáng vằng vặc
xuống vạn vật.
+ Dùng cụm từ so sánh: Ánh trăng lồng qua kẽ lá như ngàn vạn con đom
đóm đang lập loè sáng.
b. Đặt câu.
+ Trong khi làm văn, học sinh phải viết câu văn đúng ngữ pháp nghĩa là bản
thân em đó phải xác định được đâu là chủ ngữ, đâu là vị ngữ, đâu là các vế trong
câu ghép.
+ Các em phải biết sử dụng các phép liên kết câu như: Phép lặp, phép thế, phép
nối, phép liên tưởng,..., biết sử dụng các biện pháp tu từ về câu(câu hỏi tu từ,
đảo ngữ, điệp ngữ, so sánh, nhân hoá...).
Ví dụ:
- Phép liên kết câu:
Mưa xuân lất phất bay. Cây cối thi nhau đâm chồi nảy lộc, đưa tay đón
những hạt mưa xuân. Với chúng, mưa xuân chính là liều thuốc tiên để sinh
tồn và phát triển.
- Phép lặp:
Dòng sông như dài lụa đào mềm mại. Nó cứ chảy mãi, chảy mãi để mang
phù sa màu mỡ cho đất đai.
- Biện pháp tu từ ( thường dùng)
+ Câu hỏi tu từ: - Bạn có biết cảnh đẹp mà người dân quê em rất đỗi tự hào
là cảnh gì không? Đó chính là dòng sông Mã quanh năm đỏ nặng phù sa đấy!
+ So sánh : Mặt trời đỏ ối như quả cầu lửa khổng lồ từ từ khuất hẳn phía xa.
+ Nhân hoá : Nàng Xuân xinh đẹp mang những sắc màu lộng lẫy khoác lên
cỏ cây, hoa lá.

* Học sinh phải phân biệt được câu văn kể với câu văn tả để khi viết sẽ sử dụng
các câu văn miêu tả tránh dùng câu kể khiến người đọc có cảm giác như người
viết đang kể lể dài dòng về cảnh.
- Câu văn kể chỉ nêu một thông báo cho người đọc, người nghe.
- Câu văn tả là câu văn phối hợp nhiều yếu tố (Các kiểu câu, các loại câu, các
biện pháp tu từ về câu, các từ gợi tả, gợi cảm) để người đọc, người nghe có
thể cảm thấy được hình ảnh, màu sắc, âm thanh, cảm xúc ... của cảnh đó.
c. Dựng đoạn
Cách trình bày một đoạn văn thường là diễn dịch, quy nạp, song hành, móc
xích, tổng phân hợp. Nhiện vụ của giáo viên là giúp các em biết cách viết các
đoạn văn, biết trình bày các đoạn văn theo các cấu trúc trên.
10


• Bước 5: Kiểm tra lại toàn bộ bài văn.
* Cách làm:
Các em có thể tự làm một mình hoặc cùng bạn kiểm tra để đặt ra câu hỏi và tự
trả lời như:
+ Mở bài, thân bài, kết bài đã đủ bố cục chưa?
+ Nên thêm hay bớt chỗ nào? thay thế từ nào cho phù hợp? Có lạc ý không?...
+ Bài văn, đoạn văn có đủ bố cục chưa?
+ Mình đã dùng nhiều từ láy, từ gợi tả chưa?
+ Những câu nào sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa?
+ Có lỗi chính tả không?
+ Câu có đủ thành phần chưa? Câu nào cần bổ sung trạng ngữ?
+ Cách trình bày đoạn đã phù hợp chưa?
* Với giáo viên: Đây là kết quả của việc giảng dạy nhiều ngày, nên chúng ta sẽ
biết được ưu điểm, hạn chế trong cách dạy để điều chỉnh cho phù hợp.
2. Hướng dẫn học sinh một số thủ pháp làm văn tả cảnh.
Bước1. Chọn đối tượng tả.

- Bước 1. Giáo viên cho học sinh xác định chính xác đối tượng chung trong đề
bài.
- Bước 2. Liệt kê ra một số đối tượng cụ thể thuộc yêu cầu của đề bài.
- Bước 3. Kiểm tra những hiểu biết của mình về các đối tượng cụ thể đó.
- Bước 4. Dự đoán những thuận lợi, khó khăn khi quan sát, sắp xếp ý, trình tự
tả, sử dụng ngôn từ khi miêu tả với các đối tượng được liệt kê.
- Bước 5. Dựa vào bước 3, bước 4, đối tượng nào nhiều ưu điểm hơn thì quyết
định chọn đối tượng đó.
Bước 2. Xây dựng mở bài trong bài văn tả cảnh :
a. Mở bài trực tiếp là giới thiệu ngay với người đọc cảnh mà mình sẽ miêu tả.
Ưu điểm: Cách trình bày nhanh gọn, tự nhiên, giản dị, dễ tiếp nhận và thích hợp
với bài viết ngắn.
Ví dụ : Ôi, dòng sông Hồng mới đẹp làm sao !
Mở bài bằng cách nêu cảnh miêu tả và vị trí hoặc thời gian quan sát cảnh.
Ví dụ: Chiều qua, em cùng các bạn ra bờ sông Hồng chơi. Cảnh ở đó rất đẹp.
- Trước cửa nhà em có dòng sông Cầu chày hiền hòa, thơ mộng.
b. Mở bài gián tiếp là nói chuyện khác có liên quan rồi dẫn vào giới thiệu đối
tượng mình định tả. Có một số cách mở bài gián tiếp như:
+ Mở bài bằng một âm thanh
+ Một câu nói
+ Một cách so sánh
+ Một lời đối thoại.
+ Trích dẫn câu văn, câu thơ, câu đố, câu hát… về đối tượng.

11


Ví dụ: Quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp. Cánh đồng lúa chín vàng thẳng
cánh cò bay, triền đê xanh mượt cỏ với những buổi chiều hè đá bóng, thả diều.
Nhưng cảnh đẹp nên thơ và là niềm tự hào nhất của người dân quê em chính là

dòng sông Cầu Chày bao chảy qua xã mang nặng phù sa quanh năm hiền hoà
chảy.
Bước 3. Xây dựng phần thân bài khi miêu tả cảnh:
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh:
+ Bám sát dàn bài chi tiết.
+ Dùng từ gợi tả, gợi cảm và các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa.
+ Dùng từ đặt câu có liên kết và các biện pháp tu từ về câu.
+ Đoạn văn trình bày đúng cách có liên kết đoạn.
+ Sử dụng đúng các dấu câu.
Bước 4. Xây dựng kết bài văn tả cảnh :
Giáo viên hướng dẫn học sinh hai kiểu kết bài mở rộng và không mở rộng.
Với mỗi cách kết bài đều có những cách diễn đạt khác nhau
+ Kết bài không mở rộng thường được đóng ý một cách gọn đủ các ý:
-Nhận xét, đánh giá về cảnh hoặc :
- Tình cảm đối với cảnh.
- Hành động : Chăm sóc, bảo vệ,...
Các ý trên có thể được sắp xếp ở các vị trí khác nhau để cho các kết bài khác
nhau
+ Kiểu kết bài mở rộng : Khi viết kết bài mở rộng học sinh vẫn đưa 3 ý suy
nghĩ, tình cảm, hành động như mở bài không mở rộng nhưng diễn đạt mở rộng
bằng cách:
- Nêu ra câu hỏi
- Nêu một ý mới lạ.
- Đưa ra một lời bình.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Sau một thời gian suy nghĩ và áp dụng những biện pháp trên dạy học trong
thực tế tôi nhận thấy các em có rất nhiều tiến bộ. Tiết học diễn ra thoải mái, nhẹ
nhàng Nhiều bài văn có chất lượng cao. Tình trạng học sinh làm lạc đề, sai lỗi
về chính tả, thiếu ý, hình ảnh chưa sinh động, chính xác,hiện tượn nghèo từ ngữ
miêu tả...đã giảm rõ rệt. Ngoài ra học sinh còn thể hiện được cái tôi của mình

một cách rõ ràng, bộc bạch được cái tôi của mình một cách trọn vẹn, linh hoạt
hơn trong giao tiếp.
Dưới đây là bảng tổng hợp kết quả khảo sát học sinh gần cuối học kỳ II, lớp
5B sau khi áp dụng được đối chiếu so sánh với kết quả kháo sát đầu năm.
Cụ thể:
Lớp

Tổng
số HS

Hoàn thành
tốt

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

12


5B

29

SL

TL%

SL


TL%

SL

TL%

8

27,6

20

69

1

34,4

Nhìn vào bảng thống kê chất lượng theo từng đợt đánh giá tôi thấy đã thực sự
mang lại hiệu quả. Các em biết viết văn miêu tả giàu hình ảnh, giàu cảm xúc,
các lỗi sai trước kia giờ đã giảm đi rõ rệt. Tôi tin tưởng các biện pháp rèn kĩ
năng lập dàn ý và viết văn miêu tả mà tôi sử dụng nếu được áp dụng và làm tốt
các giờ tập làm văn thì chất lượng giờ làm văn sẽ còn tốt hơn.
3. Kết luận và kiến nghị :
3.1 . Bài học kinh nghiệm :

Qua quá trình áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này, tôi nhận thấy để dạy tốt
thể loại văn miêu tả cảnh thì trước tiên giáo viên phải lưu ý một số vấn đề sau:
+ Lựa chọn phương pháp, hình thức phù hợp với lớp và phù hợp tới từng nhóm
đối tượng học sinh.

+ Kiểm tra, đánh giá, chỉnh sửa kịp thời thường xuyên, chuyển kết quả đánh giá
của giáo viên thành kĩ năng tự đánh giá của học sinh.
+ Tạo không khí sôi nổi, tôn trọng học sinh, khích lệ động viên khi các em có sự
cố gắng dù là đôi chút…
+ Thực hiện quan điểm tích hợp trong dạy học đặc biệt là giáo dục môi trường.
3.2. Những kiến nghị và đề xuất:

Để sáng kiến kinh nghiệm có thể được áp dụng rộng rãi và có hiệu quả tôi xin
có một số ý kiến sau đây.
+ Đối với học sinh:
- Học sinh không ngừng học hỏi kiến thức trên lớp, đồng thời mở rộng thêm
hiểu biết thông qua quan sát hàng ngày, sách báo, phim ảnh, ....
- Học sinh phải tìm tòi, có khả năng quan sát, hình dung, so sánh, liên tưởng
điều đó làm cho bài văn của các em thêm sinh động hấp dẫn.
+Đối với người dạy:
- Giáo viên không ngừng học hỏi, tìm tòi để nâng cao hiểu biết cũng như tìm ra
cách truyền đạt kiến thức tốt nhất đến học sinh.
- Giáo viên cho học sinh mở rộng hiểu biết về các cảnh vật ở mọi giờ học.
- Giáo viên phải tạo thói quen cho học sinh ghi chép những điều mình quan sát
được cũng như những tình cảm, cảm xúc tức thời trước một đối tượng miêu tả.
+ Đối với nhà trường :

13


- Tiếp tục thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoài trời mang tính giáo dục
tuyên truyền trong các buổi chào cờ đầu tuần. Điều đó sẽ rất tốt cho các em khi
viết văn.
- Cần được trang bị thêm máy vi tính, máy chiếu, tư liệu thêm cho các trường để
giáo viên có thể trình chiếu hình ảnh về cảnh điều đó sẽ giúp các em cụ thể hóa

và không mơ hồ về đối tượng miêu tả.
Qua một thời gian nghiên cứu, học hỏi và vận dụng tôi mạnh dạn đưa ra một
số đề xuất tuy có nhiều thành công song cũng còn đôi chỗ hạn chế. Đây là ý kiến
chủ quan của cá nhân tôi nên không thể tránh khỏi những tồn tại, sai sót.
Tôi rất mong nhận được sự tham gia, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo,
bạn bè đồng nghiệp, hội đồng khoa học trường, hội đồng khoa học ngành để tôi
làm tốt nhiệm vụ của mình trong sự nghiệp trồng người.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Yên Định, ngày 8 tháng 4 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người thực hiện

Trịnh Thị Hiền

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
stt

Tên tài liệu

Nhà xuất bản

1


Sách giáo khoa Tiếng việt lớp 5 tập 1, tập2. NXB giáo dục

2

Sách GV Tiếng việt 5

NXB giáo dục

3

Sách thiết kế Tiếng Việt 5

NXB Hà Nội

4

Rèn kĩ năng cảm thụ văn cho HS tiểu học

NXB Giáo dục

5

Phương pháp dạy học Tiếng Việt

NXB Giáo dục

6

Tạp chí giáo dục Tiểu học


NXB giáo dục

7

Bài tập bồi dưỡng Tiếng Việt

NXB Giáo dục

8

Một số chuyên san giáo dục

NXB Giáo dục

9

Tập làm văn mẫu lớp 5

NXB Giáo dục

10

155 bài văn hay lớp 5

NXB Giáo dục

11

Một số thông tin mạng


12

Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng việt

NXB Giáo dục

13

207 đề và bài văn 5

NXB Đại học Sư phạm

14

Bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Việt ở tiểu
học

NXB Đại học Sư phạm

15

Luyện tập làm văn 5

NXB Đại học Sư phạm

16

Một số thông tin trên mạng, …


15


16



×