Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy chính tả ở lớp 3a trường tiểu học quảng tâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.23 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG

STT
Mục lục

Trang
1

Phần thứ nhất: Mở đầu
1

Lý do chọn đề tài

2

2

Mục đích nghiên cứu đề tài

3

3

Đối tượng nghiên cứu

3

4

Phương pháp nghiên cứu



4

Phần thứ hai: Nội dung
1

Cơ sở lý luận

5

1.1

Những vấn đề về cơ sở lý luận

5

1.1.1

Phương pháp dạy học phân mơn Chính tả

5

1.1.2

Các hình thức dạy học phân mơn Chính tả

6

2


Thực trạng dạy và học ở bậc Tiểu học

6

2.1

Thực trạng dạy và học phân mơn Chính tả của giáo viên

6

2.2

Học sinh

7

3

Những giải pháp

7

3.1

Điều tra nắm bắt tình hình

7

3.2


Các biện pháp thực hiện

8

3.2.1

Rèn nề nếp tác phong cho học sinh khi ngồi viết chính tả

8

3.2.2

Luyện cách cầm bút

8

3.2.3

Luyện viết đúng phụ âm đầu

9

3.2.4

Luyện viết đúng tiếng chứa thanh hỏi, thanh ngã

12

3.2.5


Luyện viết đúng tiếng có vần khó

12

3.2.6

Chấm chữa bài chính tả

13

3.2.7

Luyện viết chữ đúng, đẹp

14

4

Kết quả

17
Phần thứ ba: Kết luận, kiến nghị

1

Kết luận

19

2


Kiến nghị

19
1


PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Đất nước ta đang trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, hội nhập với
các nước trong khu vực và trên thế giới. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của
xã hội đối với giáo dục. Bộ giáo dục - đào tạo đã chủ trương đổi mới chương
trình tiểu học theo các mục tiêu: Tiếp tục tăng cường thực hiện giáo dục tồn
diện (Đức trí thể mỹ và các kỹ năng cơ bản) đảm bảo sự cân đối hài hoà giữa các
lĩnh vực học tập và giáo dục ở nhà trường tiểu học. Đứng trước thực trạng đó,
yêu cầu đối với nhà giáo dục phải đào tạo con người tồn diện trong đó tiếng mẹ
đẻ (tiếng phổ thơng) là một trong những điều kiện tiên quyết giúp học sinh nắm
bắt được tri thức một cách dễ dàng.
Để giúp học sinh nói, viết đúng tiếng phổ thơng trước hết người giáo viên
cần phải hiểu và nắm vững thuật ngữ “Chính tả” được hiểu theo nghĩa gốc là
“Phép tính đúng” hoặc “Lối viết hợp chuẩn”.
Chính tả là những chuẩn mực của ngơn ngữ viết, được thừa nhận trong ngơn
ngữ tồn dân. Mục đích của nó làm phương tiện thuận lợi cho việc giao tiếp
bằng chữ viết bảo đảm cho người viết và người đọc đều hiểu thống nhất những
điều đã viết. Chính tả trước hết là sự quy định có tính chất xã hội, một sự quy
định có tính chất bắt buộc gần như tuyệt đối, nó khơng cho phép vận dụng quy
tắc một cách linh hoạt có tính chất sáng tạo cá nhân.
Một ngơn ngữ văn hố khơng thể khơng có chính tả thống nhất. Chính tả
thống nhất là một trong những biểu hiện của trình độ văn hố phát triển của một
dân tộc.

Trong những năm gần đây, các nhà trường tiểu học luôn quan tâm đến chữ
viết qua các phong trào thi “Viết chữ đẹp”. Đây là một hình thức để tuyên truyền
sâu rộng cho toàn dân trong việc giáo dục con em viết chữ đẹp. Viết đẹp không
phải chỉ đẹp về hình thức mà cịn đúng cả về luật chính tả.
Hiện nay, tình hình viết sai lối chính tả của học sinh khá phổ biến. Vấn đề
này có thể do nhiều nguyên nhân, nguyên nhân chủ yếu là do giáo viên và học
sinh đơi khi cịn phát âm theo tiếng địa phương (chưa nói chuẩn theo tiếng phổ
thơng). Hơn nữa trình độ tiếng việt của một số giáo viên cịn hạn chế, năng lực
nắm luật chính tả chưa sâu nên rất lúng túng trong việc giảng dạy chính tả. mặt
khác do điều kiện gia đình các em làm nơng nghiệp, lại có đơng con đi học, bố
mẹ suốt ngày bận rộn với cơng việc đồng áng, khơng có thời gian dạy dỗ con
cái. Phần nữa là ý thức học tập của các em cịn hạn chế, khơng đồng bộ … Do
đó, một yêu cầu bức xúc là giáo viên phải thực sự quan tâm tới từng đối tượng.
Gv tiếp thu một cách triệt để chuyên đề:
2


Viết chuẩn, nói chuẩn tiếng phổ thơng trong các nhà trường trên địa bàn
thành phố Thanh Hố để có biện pháp ngay vào việc hướng dẫn nói chuẩn viết
chuẩn cho học sinh ở lớp mình.
Phịng Giáo dục Thành phố Thanh Hoá đã xây dựng Kế hoạch số 650/KHPGD&ĐT TP ngày 7/10/2015, Công văn số 778/CV-PGD&ĐT ngày 23/11/2015
về thực hiện chuyên đề viết chuẩn, nói chuẩn tiếng phổ thơng trong các nhà
trường.
Tiếng địa phương (từ ngữ và giọng điệu riêng của vùng, miền) thể hiện
bản sắc riêng của mỗi vùng và góp phần làm nên sự phong phú của ngơn ngữ,
văn hóa dân tộc. Nhưng bên cạnh tinh hoa cần phát huy, tiếng địa phương Thanh
Hóa cịn nhiều hạn chế về ngơn từ, nhất là trong cách phát âm.
Có biện pháp cụ thể, sát thực trong việc luyện cho học sinh viết đúng đẹp để
“Nâng cao chất lượng giờ chính tả”.
Quá trình dạy học là một nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường bao gồm: thực

hiện dạy học trên lớp, thực hiện phân phối chương trình của bộ, cải tiến, đổi mới
phương pháp dạy học và các hình thức dạy học ở tồn bộ các mơn học.
Vì điều kiện khơng cho phép nên tơi chỉ đi sâu tìm tịi, giải quyết một số vấn
đề thuộc phạm vi cải tiến phương pháp dạy học phân mơn chính tả theo hướng
tích cực vào người học. Chính vì vậy, tơi chọn đề tài “ Một số biện pháp nâng
cao chất lượng giờ chính tả ở lớp 3A Trường Tiểu học Quảng Tâm”
2. Mục đích nghiên cứu:
Góp phần đổi mới phương pháp dạy học mơn Chính tả ở Tiểu học theo
phương hướng phát huy tính tích cực, cẩn thận, chăm chỉ và sáng tạo của học
sinh. Hình thành và rèn luyện kỹ năng nghe - viết và phân biệt luật chính tả để
vận dụng vào bài viết.
Góp phần giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả,
nói rộng hơn là năng lực và thói quen viết đúng Tiếng Việt. Vì vậy, phân mơn
chính tả có vị trí đặc biệt quan trọng, nhằm thực hiện mục tiêu của môn Tiếng
Việt là rèn và phát triển tiếng mẹ đẻ cho học sinh, trong đó có năng lực chữ viết.
Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dịnh tiếng Việt “ Nghe,
nói, đọc, viết” giúp học sinh học tập và giao tiếp trong các hoạt động của lứa
tuổi. Chữ viết là một hình thức của ngơn ngữ giao tiếp. Vì vậy phân mơn Chính
tả có vai trị quan trọng ở Tiểu học. Học sinh viết, viết nhanh mới có điều kiện
học môn Tiếng Việt và các môn khác thuận lợi.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Tìm hiểu nội dung, phương pháp Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ
chính tả ở lớp 3A Trường Tiểu học Quảng Tâm”

3


Nghiên cứu các hình thức, các phương pháp dạy phân mơn cính tả để vận
dụng vào từng bài cụ thể.
4. Phương pháp nghiên cứu:

* Nhóm phương pháp nghiên cứu tài liệu.
Nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu của một số tác giả nhằm
thu thập những thông tin làm cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu.
* Nhóm phương pháp điều tra.
- Điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Thống kê, sử lý số liệu.
- Phỏng vấn trao đổi, trò chuyện với giáo viên và học sinh.

PHẦN THỨ HAI : NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
4


1. Cơ sở lý luận:
1.1. Những vấn đề về cơ sở lý luận:
Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học - một yếu tố quan trọng nhằm nâng
cao chất lượng hiệu quả hoạt động dạy học. Để tiết dạy đạt hiệu quả cần phải tìm
ra những đổi mới phương pháp dạy phân mơn Chính tả ở bậc Tiểu học.
Chính tả rèn cho học sinh biết qui tắt và có thói quen viết chữ ghi tiếng Việt
đúng với chuẩn.
Chính ảt cùng với tập viết, tập đọc, tập nói giúp cho người học chiếm lĩnh
được tiếng Việt văn hố, cơng cụ để giao tiếp, tư duy và học tập.
Trên thực tế, viết đúng, viết đẹp giúp người đọc hiểu được nội dung văn bản,
nội dung cần thông báo và gây thêm ấn tượng về bài viết của mình. Qua đó phân
mơn Chính tả rất quan trọng đối với bậc Tiểu học.
Quá trình viết đúng, viết đẹp là cả một khó khăn đối với những học sinh chưa
phân biệt được luật chính tả. Viết dúng, viết đẹp cần cả một quá trình rèn luyện,
cần được sự giúp đỡ của giáo viên.
Quá trình tập viết có quan hệ đến nhiều bộ phận của cơ thể học sinh. Tư thế
cầm bút, khoảng cách của tầm nhìn và tư thế ngồi... Việc viết chính tả khơng
đảm bảo đúng qui định được xây dựng trên cơ sở khoa học sẽ để lại nhiều dị hại

suốt đời cho học sinh như: cận mắt, vẹo cột sống, lưng gù,... Vì vậy khi hướng
dẫn học sinh viết cần hướng dẫn học sinh đúng tư thế.
Trong việc dạy phân mơn Chính tả cần phải nghĩ đến các yếu tố cảm xúc tâm lý chi phối việc viết đúng, viết đẹp. Quá trình nghe viết và thể hiện viết
đúng, viết đẹp nếu trẻ có tâm lý vui vẻ, phấn chấn. Các em rất vui khi bài viết
của mình đúng và đẹp.
1.1.1. Phương pháp dạy học phân mơn chính tả:
Hướng dẫn Học sinh chuẩn bị viết chính tả:
- Cho học sinh đọc bài chính tả sẽ viết, nắm được nội dung bài viết.
- Hướng dẫn học sinh nhận xét những hiện tượng chính tả trong bài.
- Luyện viết những từ ghi tiếng khó hoặc dễ lẫn.
Đọc bài chính tả cho học sinh viết:
- Đọc toàn bài một lượt cho học sinh nghe trước khi viết.
- Đọc cho học sinh nghe - viết từng câu ngắn hay từng cụm từ.
- Đọc toàn bài lần cuối cho học sinh sốt.
Chấm và chữa bài chính tả:
- Giáo viên chọn chấm một số bài của học sinh.

5


- Sau khi học sinh viết xong, giáo viên giúp học sinh tự kiểm tra và chữa lỗi
trong bài.
Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả âm, vần:
- Giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập
- Giúp học sinh chữa một phần của bài tập làm mẫu.
- Cho học sinh làm bài tập vào bảng con hoặc vở.
- Chữa tồn bộ bài tập
1.1.2. Các hình thức dạy phân mơn chính tả:
Chính tả đoạn, bài (có đọ dài trên dưới 60 chữ):
- Tập chép ( nhìn - viết), áp dụng trong nửa đầu học kì I.

- Nghe - viết, áp dụng từ giữa học kì I
Chính tả âm, vần (có đọ dài trên dưới 60 chữ):
Các loại bài tập chính tả âm, vần gồm có:
- Bài tập bắt buộc (bài tập chung cho tất cả các vùng phương ngữ)
Ví dụ: uênh, uêch, uyu,…
- Bài tập lựa chọn cho từng vùng phương ngữ
Ví dụ: it/ich, tr/ch, s/x ; ,iu/; iêu; ưu/ iên;; in / inh; uôi / ui; d/ gi; r/d; thanh
hỏi/ thanh ngã …
2. Thực trạng dạy và học ở bậc Tiểu học:
Trong những năm gần đây, nhà trường Tiểu học Quảng Tâm luôn quan tâm
đến chữ viết qua các kì thi “ Vở sạch - Chữ đẹp”. Đây là một hình thức để tuyên
truyền sâu rộng cho tồn dân giáo dục cho con em mình viết chữ đẹp. Viết đẹp
khơng phải chỉ đẹp về hình thức mà cịn phải đúng cả về luật chính tả.
Ngay từ đầu năm học nhà trường đã đưa chỉ tiêu cụ thể đến từng khối lớp như
sau: chữ viết loại A: 55% chữ viết loại B: 45% ( khơng có loại C)
2.1. Thực trạng về dạy phân mơn Chính tả của giáo viên:
- Hầu hết giáo viên đã tiếp cận, vận dụng phương pháp khi dạy phân mơn
Chính tả. Nhưng việc tiếp cận phương pháp đổi mới của giáo viên còn nhiều hạn
chế.
- Do mỗi địa phương có một cách phát âm riêng nên cũng gây khơng ít khó
khăn trong việc rèn luyện kĩ năng viết cho học sinh.
- Trong giờ Chính tả một số giáo viên đề cao quá mức yêu cầu về viết sạch,
đẹp mà quên rèn cho học sinh viết đúng mẫu chữ và đúng chính tả.
- Mặt khác một số giáo viên rèn viết mà quên uốn nắn các em ngồi đúng tư
thế, khoảng cách tầm mắt, cách cầm bút, vị trí đặt vở,…
6


- Việc tự học, tự rèn luyện của một số giáo viên còn chưa cao (đa phần việc
nghiên cứu chủ yếu là sách giáo khoa chưa tham khảo thêm các tài liệu khác có

liên quan đến bài đọc).
- Việc phát âm của một số giáo viên chưa chuẩn dẫn đến các em nghe - viết
sai chính tả.
- Về việc chấm chữa bài, một số giáo viên chấm bài không sửa lỗi sai và viết
mẫu
lại để học sinh biết được mình sai lỗi như thể nào để biết cách viết đúng ở bài
sau.
* Tóm lại những vấn đề trên đã gây khó khăn đến việc rèn kĩ năng nghe - viết
của học sinh.
2.2. Học sinh:
Học sinh dần dần quen với phương pháp dạy học mới. Nhiều em đã biết cách
trình bài bài viết, viết sạch, đẹp, đúng chính tả. Vì vậy tiết học trở nên hứng thú,
xong vẫn cịn khơng ít tồn tại cần khắc phục:
- Khả năng phối hợp đồng bộ của các cơ quan: Cơ quan phát âm, cơ quan thị
giác, cơ quan thính giác cịn hạn chế, dẫn đến khã năng tổng hợp hạn chế nên kỹ
năng viết của học sinh chưa chính xác, chưa sạch sẽ.
- Một số học sinh phát âm chưa chuẩn theo tiếng phổ thơng nên khi viết cịn lẫn
lộn. Ví dụ: it/ich, tr/ch, s/x ; ,iu/; iêu; ưu/ iên;; in / inh; uôi / ui; d/ gi; r/d;
thanh hỏi/ thanh ngã …
- Mét sè häc sinh ngồi chưa đúng tư thế, cách cầm bút chưa đúng, khoảng
cách tầm nhìn quá gần làm ảnh hưởng đến cư quan thị giác.
* Xuất phát từ những thực trạng trên. Tôi mạnh dạn
đưa ra một số biện phaựp nhaốm naõng cao chaỏt lửụùng
giờ dạy Chính tả lớp 3.
3. Những giải pháp:
3.1. Điều tra nắm bắt tình hình:
Phân loại học sinh là điều cần thiết trong việc nâng cao chất lượng của giờ
Chính tả. Nếu như khơng phân loại sẽ ảnh hưởng đến việc học của học sinh khá
giỏi và học sinh yếu kém. Vì vậy sau khi ổn định tổ chức lớp trong vịng hai
tuần đầu, tơi đã tiến hành kiểm tra học sinh. Bài kiểm tra đầu năm của các em

qua thực tế bài viết trong 4 bài 2 tuần đầu, ngồi ra tơi cịn tham khảo thêm qua
giáo viên dạy các em năm trước. Sau đó tơi tiến hành phân loại học sinh theo đi
tiêu chí chữ viết.

7


BẢNG KHẢO SÁT LẦN 1.
Loại A
Số lượng
Tỉ lệ
12
38,7%

Loại B
Số lượng
Tỉ lệ
17
54,9%

Loại C
Số lượng
Tỉ lệ
2
6,4%

Qua việc điều tra thực tế như vậy, tơi thấy tình trạng các em viết xấu và sai
nhiều lỗi q nhiều. Nếu như khơng có biện pháp khắc phục sớm, giúp các em
viết đẹp và biết cách viết chữ như thế nào cho đúng, thì lên lớp 4 các em sẽ học
như thế nào đây? Chính vì điều này đã thơi thúc tơi tìm ra một số biện pháp cụ

thể, sát thực để giúp và đưa những đối tượng thuộc loại C lên loại B (A lên B).
Có như vậy thì chất lượng giờ chính tả mới được tốt.
3.2. Các biện pháp thực hiện:
3.2.1 Biện pháp1: Rèn nề nếp tác phong cho học sinh khi ngồi viết chính tả.
Trước hết muốn học sinh viết đẹp thì người giáo viên đừng nên nghĩ rằng
“Rèn nề nếp tác phong cho học sinh khi viết” là không quan trọng, mà ngược lại,
tư thế ngồi viết của học sinh là cái quan trọng đầu tiên giúp học sinh có nét chữ
đẹp. Vì vậy, ngay từ buổi đầu bước vào lớp, tơi chú ý ngay đến tư thế ngồi viết
của từng em. Nhiều em lên lớp 3 rồi mà khi viết, mắt vẫn cúi sát xuống bàn hay
cầm bút thấp quá nên mực hay ra tay làm bẩn vở. Để giúp những em này biết
ngồi ngay ngắn khi viết, trước hết giáo viên phải giải thích cho các em hiểu cần
ngồi viết đúng tư thế để giúp chữ viết đẹp hơn và có lợi cho sức khoẻ, mà ngược
lại, nếu ngồi xiêu vẹo người thì sẽ bị tật vẹo cột sống suốt đời. Nếu em nhìn vào
vở sát quá thì mắt sẽ bị cận thị …..Sau đó giáo viên làm mẫu cho học sinh quan
sát và làm theo tư thế ngồi viết, ngồi viết ngay ngắn, lưng thẳng, khơng tì ngực
xuống bàn. Đầu hơi cúi, mắt cách vở khoảng 20 - 25 cm. Tay phải cầm bút, tay
trái đặt phía trước bên trái quyển vở giữ mép vở khi viết không bị xê dịch, quyển
vở được để hơi chếch về phía tay trái. hai chân để thẳng, vng góc sau đó tơi
hướng dẫn cho các em cách cầm bút sao cho dễ viết, khơng cao q khó viết và
khơng thấp q mực vào tay làm bẩn bài viết. Khi hướng dẫn tỉ mỉ tơi khuyến
khích cho các em thực hiện, bạn nào ngồi đúng nhất được cô tuyên dương trước
lớp. Trong các tiết dạy chính tả tiếp theo, tơi ln nhắc nhở để các em nhớ và
ngồi đúng, tạo thói quen cho học sinh.
3.2.2 Biện pháp2: Luyện cách cầm bút.
Hướng dẫn học sinh cầm bút bằng 3 ngón tay: ngón cái, ngón trỏ và ngón
giữa.

8



Khi viết dùng 3 ngón tay di chuyển từ trái sang phải, cán bút nghiêng về bên
phải cổ tay, khuỷu tay và cánh tay cử động mềm mại, thoải mái.
Hướng dẫn, chỉnh sửa kịp thời cho những em cầm bút chưa đúng, đồng thời
tuyên dương những em cầm bút đúng.
3.2.3 Biện pháp 3: Luyện viết đúng phụ âm đầu.
Để giúp học sinh viết đúng 1 số phụ âm đầu dễ lẫn lộn này, trong mỗi giờ
chính tả tơi phải kết hợp nhiều phương pháp dạy học một cách linh hoạt, trong
từng bài cụ thể đối với từng cặp phụ âm mà học sinh hay sai để cho bài dạy sinh
động, để giúp các em dễ phân biệt được cách viết đúng, sai.
Chẳng hạn, với phương pháp trực tiếp, tôi cho học sinh nghe, đọc, nhận xét
các chữ viết đúng bằng mắt, tập viết vài lần chữ khó vào bảng con cho quen tay.
Bước đầu tơi đọc tồn bài, sau đọc từng câu, từng cụm từ, chú ý nhấn mạnh
những tiếng khó để luyện tập cách nghe cho học sinh. Tiếp theo tôi đặt câu hỏi
bằng phương pháp gợi mở vấn đáp để giúp các em nhận ra những tiếng từ các
em hay viết sai. Sau đó tơi cho một số em nhắc lại một số luật chính tả, các em
đã được học.
Như trước e, ê và i âm cờ được viết bằng chữ k (ca).
Ví dụ: kể; kẻ…..
Hoặc trước e, ê và i âm gờ viết bằng chữ gh (gh ghép) hay ngờ viết bằng ngh
(ngờ nghép).
Ví dụ: ghế; ghé….
nghỉ; nghé….
Sau khi các em nhắc lại được 1 số luật chính tả, thì cho các em được luyện
viết nhiều lần trên bảng con để các em nhớ.
Trong những giờ chính tả có phần luyện tập s/d/gi đa số các em khó tìm ra
quy tắc phân biệt khi nào viết, d hay gi. Vì vậy với bài tập so sánh trên tôi cho
các em phân biệt bằng nhiều cách như sau. Đầu tiên cho các em dựa vào nghĩa
để phân biệt.
Bước 1: Cho học sinh đọc kỹ đoạn văn, tìm ra những tiếng từ có phụ âm đầu
r/d/gi có trong bài.

Cụ ngừng lại, rồi nghẹn ngào nói tiếp:
- Ơng đang rất buồn. Bà lão nhà ông nằm bệnh viện mấy tháng nay rồi. Bà ốm
nặng lắm, khó mà qua khỏi. Ơng ngồi đây chờ xe buýt để đến bệnh viện. Ông
cảm ơn lịng tốt của các cháu. Dẫu các cháu khơng giúp gì được, nhưng ơng
cũng thấy lịng nhẹ hơn.
(Đoạn 4 bài: Các em nhỏ và cụ già - Tiếng Việt lớp 3 tập 1)
9


Học sinh tìm được là: rồi, rất, rồi, dẫu, giúp, gì.
Bước 2: Cho học sinh viết bảng con (nhận xét, giảng giải cách viết) phát âm,
giải nghĩa từ, tìm từ có tiếng đó.
Chẳng hạn: với tiếng “dạo”.
Học sinh viết bảng con, giáo viên nhận xét và giảng cách viết.
d + ao + du nng - do.
+ Phỏt õm (giáo viên làm mẫu, gọi 1; 2 học sinh phát âm lại) d – ao – nặng
– dạo.
+ Giải nghĩa (giáo viên có thể gợi ý cho học sinh giải nghĩa).
Em hãy đọc lại câu có chứa tiếng “dạo” cho trong bài và cho cơ biết “dạo” ở
đây ý nói gì? (chỉ khoảng thời gian ngắn chưa lâu).
+ Học sinh tìm từ có tiếng “dạo”; dạo này, một dạo…
Bước 3: Cho học sinh phân biệt r/ d/ gi bằng cách tìm các tiếng lập bảng.
r
- rong:
rong ruổi, rong chơi,
gánh hàng rong

d
- dong:
Thong dong


gi
- giong:
trống giong cờ mở,

Gợi ý cho học sinh điền từ bằng cách dùng câu hỏi gợi ý. Em tìm từ có tiếng
“rạo” “dạo”. Học sinh tìm đến đâu tơi ghi lên bảng đến đấy.
Dù sử dụng phương pháp nào đi nữa, tôi đều phải theo dõi, quan tâm uốn nắn
từng em. Những em viết sai s/ x là do các em phát âm sai. Khi dạy tôi phải phát
âm lại cho các em nghe, phát âm s cong lưỡi, đầu lưỡi chạm ngạc phía trên. Cịn
viết là x khi đọc lưỡi thẳng đầu lưỡi đưa ra phía ngồi, luồng hơi thẳng ra ngồi.
Sau đó tơi cho cả lớp phát âm lại nhiều lần cho đúng, viết bảng con theo sự phát
âm của cô như: Thi viết nhanh và đúng, cô đọc “xanh” cả lớp viết vào bảng con,
bạn nào viết sai bị đứng lên phát âm lại 10 lần hoặc một số từ có tiếng khác như
(mùa xuân, sương,…). Hoặc khi dạy chính tả tiết 3 tuần thứ 2 ở phần luyện tập
tôi chọn bài tập 3a (bài lựa chọn) giúp các em làm quen với cách phân biệt s/x
qua các dạng bài tập.
Bài tập: Hãy chọn từ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống?
- (xấu, sấu): cây……..;
chữ ……..
- (sỴ, xẻ):
chia ……….;
……….gỗ
- (sắn, xắn): …….tay áo;
củ………
Trước khi làm bài tôi cho 2; 3 em đọc to nội dung yêu cầu của bài tập, cả lớp
đọc thầm.
10



Sau khi học sinh hiểu được nội dung yêu cầu bài tập, tơi tiến hành tổ chức các
hình thức luyện tập như sau:
Giáo viên phát 5 băng giấy cho 5 em học sinh thi làm bài tại chỗ. Cả lớp làm
bài trên giấy nháp.
Mỗi em làm bài xong (trên băng giấy) dán bài lên bảng đọc kết quả. Cả lớp và
giáo viên nhận xét về nội dung lời giải, phát âm, kết luận bài làm đúng. Bạn nào
mà làm đúng nhanh nhất là thắng cuộc.
Cả lớp và giáo viên nhận xét và sửa lỗi bài làm trên bảng lớp được dán.
Cây sấu; chữ xấu.
Chia sỴ; xẻ gỗ.
Xắn tay áo; củ sắn.
Những em thắng cuộc được tôi khen ngợi và cả lớp thưởng một tràng vỗ tay
khuyến khích.
Để phân biệt được s/x tôi đưa ra cho các em nhiều dạng bài tập như dạng câu
đố giúp học sinh học tập sôi nổi hơn. Từ đó các em làm quen và biết cách dùng
đúng khi viết chính tả.
Dạng bài tập: Điền vào chỗ trống s hay x
Giàu đôi con mắt, đôi tay.
Tay …..iêng làm lụng, mắt hay kiếm tìm (s)
Hai con mắt mở, xa nhìn
Cho sâu, cho ….áng mà tin cuộc đời (s)
Xuân Diệu
Hoặc dạng bài tập:
Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng s hay x có nghĩa như sau:
- Cùng nghĩa với chăm chỉ
(siêng năng).
- Trái nghĩa với gần
(xa).
- Nước chảy rất mạnh và nhanh (xiết)
Với những dạng bài tập trên tôi đều tổ chức cho các em trao đổi theo nhóm.

Sau đó đại diện nhóm lên thực hiện hay trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ
sung giáo viên chốt lại lời giải đúng, để tuyên dương những nhóm làm đúng. Để
giúp học sinh lớp tơi viết đúng chính tả, cũng như biết phân biệt được các phụ
âm đầu, tơi thường linh hoạt khi dạy chính tả như dạy tiết 3 tuần 5. Các bài tập
trong sách giáo khoa được đưa ra phân biệt l/n hoặc en/eng. Nhưng khi dạy học
sinh khu vực ở lớp tôi các em không nói sai và khơng viết sai l/n hoặc en/eng,
nên tơi chủ động thay bài tập này bằng tập phân biệt ch/tr hoặc s/x cho các em

11


được luyện đọc, viết nhiều và từ việc hiểu nghĩa của từ các em dễ nhớ và viết
đúng chính tả.
Với việc dạy phân biệt ?/∼ hay tr/ch các em hay nói sai và dẫn đến viết sai,
nên tơi ln luyện cho các em như các hình thức luyện tập s/x nói trên. Khi dạy
chính tả, trước khi viết bài tơi ln coi trọng việc tìm luyện viết chữ khó (chữ
các em hay viết sai) trong bài. Đối với bước luyện viết từ khó này, đối với tiết
nào tơi cũng thực hiện và trước hết cho các em tìm trong đoạn bài viết những từ
nào em thấy khó viết, học sinh nêu ra trước lớp sau đó giáo viên cho các em
được luyện viết trên bảng con và gọi vài em lần lượt lên bảng viết học sinh và
giáo viên nhận xét đúng sai.
Song song với việc phân biệt phụ âm đầu, tơi luyện cho các em viết đúng các
vần khó trong các tiếng từ.
3.2.4 Biện pháp 4: Luyện viết đúng tiếng chứa thanh hỏi, thanh ngã.
Với việc phân biệt dấu hỏi hay dấu ngã, các em hay nói sai dẫn đến viết sai
nên tơi luyện cho các em như hình thức luyện tập s/x nói trên. Khi dạy chính tả
cần thực hiện tốt khâu chuẩn bị trước khi nghe - viết hay nhớ - viết, coi trọng
việc tìm và luyện viết chữ khó, chữ chứa âm vần, dấu thanh dễ lẫn mà các em
hay viết sai trong bài. Đối với bước luyện viết này, yêu cầu các em phân tích cấu
tạo tiếng rồi luyện viết vào bảng con và bảng lớp để nhận xét, sữa sai.

Bài tập: Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã?
Tơi lại nhìn, như đôi mắt tre thơ
Tổ quốc tôi. Chưa đẹp bao giờ !
Xanh núi, xanh sông, xanh đồng, xanh biên
Xanh trời, xanh cua nhưng ước mơ…
Tố Hữu
Tôi hướng dẫn thêm cho các con đọc lại bốn câu thơ trên nhiều lần . Cho học
sinh hiểu nghĩa lại từ để các con điền đúng.
Sau đó cho nhiều con đọc lại bốn câu thơ sau khi đã điền dấu hỏi , dấu ngã xong.
3.2.5 Biện pháp 5: Luyện viết đúng tiếng có vần khó.
Trong quá trình viết các em thường gặp phải những tiếng, từ có vần khó
(uyu, n, oang, uyết….) một số tiếng có vần dễ lẫn lộn (oe/ eo/ uê/ oa/ ao….)
một số từ khó “khuỷu tay” trong bài “Ai có lỗi”, “Luống rau” trong bài “Chị
em”…, “khoát tay” trong bài “Người lính dũng cảm” …..
Để rèn viết đúng các lỗi này, trước khi viết bài tôi gọi học sinh phân biệt từng
tiếng, cho học sinh khác nhau nhận xét và thống nhất cách viết.
kh + uyu + thanh hỏi = khuỷu
12


kh + oat + thanh sắc = khốt
Vần khó nên khi phân tích tơi chú ý nhấn giọng vào phần vần, sau đó cho học
sinh viết bảng con, lớp nhận xét, lớp tự sửa sai. Với những bài viết có ít những
vần khó tơi có thể lấy thêm một số tiếng có vần khó đó, đọc cho học sinh viết,
để khắc sâu vần cần chú ý.
Trong các tiết chính tả tôi thường chọn các dạng bài tập khác nhau cho các
em được làm nhiều, luyện viết nhiều để các em nhớ cách viết đúng.
3.2.6 Biện pháp 6: Chấm và nhận xét bài chính tả.
Để nâng cao chất lượng giờ chính tả, việc chấm chữa bài cũng rất quan trọng,
giúp các em biết tự sửa lỗi sai của mình, nhớ viết đúng, lần sau khơng bị mắc lỗi

sai đó.
Có nhiều hình thức chấm chữa bài, những khi dạy thì thường sử dụng biện
pháp như sau:
Sau khi viết bài xong, cô đọc chậm cho các em tự sốt bài sau đó cho các em
tự đổi vở cho nhau (2 em ngồi cạnh nhau) theo sự chỉ đạo của giáo viên. Nếu
phát hiện ra lỗi sai của bạn, kịp thời bảo bạn sửa lại ngay. Sau khi các em thực
hiện xong, tôi cho các em nêu kết quả mình đã được kiểm tra vở bạn. Tôi hỏi
sau khi các bạn kiểm tra bài bạn xong, em thấy có bài nào khơng viết sai lỗi nào
hoặc bài nào sai 2; 3 lỗi không? bài nào còn sai rất nhiều lỗi? Giáo viên kịp thời
tuyên dương những bạn không sai lỗi nào. Từ việc học sinh tự chữa lỗi theo tơi
có những điểm tích cực sau đây.
- Các em được tiếp xúc (có thức) với văn bản viết một lần nữa, qua đó góp
phần cũng cố những kiến thức vừa được hướng dẫn.
- Với sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tự phát hiện ra những lỗi chính tả.
Từ đó, các em có điều kiện để tái hiện lại quy tắc viết đúng chính tả cho mỗi
trường hợp. Nên góp phần cũng cố, khắc sâu hơn cho học sinh những khả năng
chính tả.
- Trường hợp, những em học sinh yếu, chuyên viết sai lỗi chính tả thì khơng
tự phát hiện được lỗi của bạn. Đối với những em này, giáo viên đi đến từng em
để hướng dẫn cách sửa lỗi. Từ đó giúp các em có thể nắm bắt được luật chính tả
một cách thuận tiện.
- Thông qua việc tự chữa lỗi của các em, tơi đã giáo dục các em tính cẩn
thận, chính xác, khơng để sai sót đồng thời cũng kết hợp giáo dục lòng trung
thành cho các em, sai lỗi nào bảo bạn sửa lỗi ấy.

13


- Hình thành ý nghĩa giữ gìn đồ dùng của bạn cũng như của mình (giữ vở
sạch,viết chữ đẹp), khơng được làm rách, bẩn vở của bạn trong quá trình chữa

sốt lỗi.
- Hình thành ở các em ý thức nhiệm vụ được giao (tính tự giác).
- Để thực hiện mục tiêu này, cần phải được tiến hành thường xuyên đối với
các tiết chính tả. Tạo cho các em thói quen và giữ trật tự khi trao đổi bài. Giáo
viên luôn tuyên dương và khuyến khích những em viết đúng, viết đẹp. Với
những biện pháp trên, học sinh rất thích viết đúng và đẹp để cho bạn khơng tìm
ra lỗi sai của mình và được cơ khen trước lớp. Chính vì thế chỉ một thời gian
không lâu tôi đã thu được kết quả đáng khả quan.
3.2.7 Biện pháp 7: Luyện viết chữ đúng đẹp.
Để nâng cao chất lượng giờ chính tả, thì việc luyện chữ viết cho các em là
rất cần thiết. Viết đẹp nó cịn thể hiện được tính cách của con người “Nét chữ nết người”. Trong lớp tôi dạy có rất nhiều em viết chữ chưa đẹp vì nhiều lý do.
Đó là các em viết chưa đúng kích cỡ: độ cao, rộng của các con chữ, khoảng cách
giữa các chữ hay các con chữ chưa đều, các nét chữ chưa liền mạch….
Để giúp các em khắc phục những tình trạng trên tơi đã lập kế hoạch sử dụng
các biện pháp khác nhau áp dụng để từng đối tượng.
Tôi hướng dẫn các em cách nhớ độ cao con chữ bằng cách chia độ cao các
chữ cái thành 3 nhóm (đối với chữ viết thường).
Nhóm 1: Nhóm chữ cao 1 đơn vị như: i, e, ê, n, m….
Nhóm 2: Nhóm chữ cao 1,5 đơn vị như chữ: t.
Nhóm 3: Nhóm chữ cao và dài 2,5 đơn vị như chữ h, l, b, k, y, g….
Khi học sinh học thuộc các độ cao của các chữ cái trên tôi tiến hành hướng
dẫn viết trên dòng kẻ bảng lớp trong khi viết giáo viên nhắc nhở các em viết với
độ rộng của chữ, muốn viết đẹp thì các con chữ cần phải có độ cao bằng nhau
rồi, mà độ rộng của các con chữ cũng phải bằng nhau, khoảng cách của các chữ
với nhau không rộng lắm mà cũng không hẹp lắm, khoảng bằng nửa thân chữ là
vừa. Các nét hắt trong một chữ phải được nối liền nhau, trong khi viết một chữ
hạn chế nhấc bút mà thường viết liền các con chữ với nhau, chữ viết thẳng giáo
viên viết mẫu (ngay ngắn, không ngữa ngả chữ mà không cúi rạp chữ).
Sau khi học sinh nắm được cách hướng dẫn cách viết đẹp tôi cho các em được
luyện vào bảng con theo đúng các dịng kẻ cơ hướng dẫn, giáo viên kịp thời sửa

lại những nét các em viết chưa đúng, tuyên dương những em viết đúng hàng kẻ,
đẹp.

14


Luyện viết vào vở, giáo viên đọc cho học sinh 1 hoặc 2 câu thơ với tốc độ
chậm để các em tập viết đúng li trong khi học sinh viết, giáo viên đi lần lượt
từng bàn quan sát các em viết, em nào viết chưa đúng chưa đẹp cô viết mẫu cho
em đó 1, 2 chữ vào vở để các em bắt trước viết cho đẹp. Khi các em đã biết viết
dùng kích cỡ tơi tập cho các em viết nhanh dần đưa tốc độ viết đối với các học
sinh lớp 3.
Ngoài những việc luyện viết chữ đẹp ở tiết chính tả tơi ln quan tâm nhắc
nhở các em cần phải viết đúng, nắn chữ ở những tiết học khác như tập làm văn,
tập viết….và tóm lại cứ đặt bút viết là các em phải viết cẩn thận đẹp như đang
trong giờ luyện viết vậy, thì dần dần các em mới quen tay viết chữ đẹp được.
Trong các tiết dạy, cứ phát hiện được bài viết của bạn nào đẹp, đúng cỡ chữ là
cô tuyên dương trước lớp nhằm khuyến khích các em viết đẹp hơn.
Từng tuần, từng tháng tơi tổ chức thi vở sạch, chữ đẹp, giám khảo là những tổ
trưởng, giáo viên giám sát học sinh chấm và nhận xét vở sạch, chữ đẹp của tổ
khác và nếu tổ nào có nhiều (A) thì tổ đó thắng và được ghi thành tích vào thi
đua của tổ.
Ngồi việc rèn chữ đẹp ở lớp, tơi cịn gặp gỡ gia đình các em trao đổi với phụ
huynh, nhờ phụ huynh kèm cặp thêm viết ở nhà và cứ như vậy, sau một thời gian
lớp tơi có nhiều em viết chữ đẹp như em (Nhã, Quỳnh Anh, …) và nhiều em từ
loại C lên B như em (Nhất, Duy Trường, Hoàng Loan, …) và từ loại B lên loại A
như em (Khánh Linh, Huyền Anh, Mai Chi, … ).
Đây là một thành công lớn của tôi và sự tiến bộ của các em là nguồn động
viên, khuyến khích tơi càng hăng say thc hin mong mun ca mỡnh.
Trích giáo án chính tả nghe - viÕt líp 3.

Sau khi thực soạn và dạy tôi thấy tiết dạy này rất thành công và thu được kết
quả cao.
Nội dung cụ thể là:
Chính tả: Tiết 8 tuần 4.
Bài nghe viết: Ông ngoại
I- Mục tiêu:
- Nghe viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng hình thức bài văn xi
- Tìm và viết đúng 2- 3 tiếng có vần oay ( BT2)
- Làm đúng bài tập (3)a/ b hoặc bài tập chính tả phương ngữ do Gv chọn.
II - Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết sẵn bài tập 3a.( SGK) trang 35.
- Vở bài tập và những đồ dùng cần thiết như sách giáo khoa, phấn…
15


III - Cỏc hot ng dy hc.
Hoạt động 1: (phỳt)) Kiểm tra kiến thức đã học:
Giáo viên gọi 3 học sinh lên viết bảng lớp theo lời đọc của giáo viên. Cả lớp
viết vào bảng con: thửa ruộng, mưa rào, ngẩng lên.
Giáo viên và học sinh nhận xét.
Giáo viên tuyên dương những em viết đẹp.
Hoạt động 2: (2 phút) Giới thiệu bài.
Để giúp các em viết đúng và đẹp hơn, hơm nay cơ sẽ dạy các em bài chính tả
nghe viết: Ông ngoại và giúp các em viết đúng và viết được những tiếng có vần
khó (oay). Biết phân biệt các tiếng có âm đầu r/ gi/d.
Hoạt động 3: (15 phút)) Hướng dẫn học sinh nghe - viết.
- Giáo viên đọc mẫu đoạn bài viết (từ trong các vắng lặng của ngôi trường….
đến đời đi học của tôi sau này).
- Một học sinh đọc lại. Cả lớp đọc thầm theo.
- Giúp học sinh nắm nội dung đoạn văn.

- Tìm một hình ảnh đẹp mà em thích trong đoạn ơng dẫn cháu đến thăm
trường? (tuỳ từng em thích hình ảnh khác nhau)
- Hướng dẫn học sinh nhận xét chính tả. Giáo viên hỏi:
+ Đoạn văn gồm mấy câu? (3 câu).
+ Những chữ nào trong bài viết hoa? (Các chữ đầu câu, đầu đoạn).
- Một học sinh đọc lại đoạn văn, cả lớp đọc thầm tìm những chữ ghi tiếng
khó khăn hoặc dễ lẫn, nêu ra trước lớp giáo viên cho các em viết bảng con
những chữ ghi tiếng khó đó. Đồng thời gọi một số em lên bảng viết bài.
Lang thang, loang lỗ, trong trẻo, trống trường.
Giáo viên và học sinh nhận xét đúng sai.
Giáo viên nhấn mạnh cho học sinh nhớ.
loang = l + oang + Thanh ngang.
trong trẻo + trong = tr + ong + thanh ngang.
trẻo = tr + eo + thanh hỏi.
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài
Giáo viên ®äc cho học sinh sốt bài
Hoạt động 4: (8 phút) Chấm nhận xét bài viết.
Giáo viên hướng dẫn các em đổi vở cho nhau (2 bạn cạnh nhau) nếu thấy
bạn sai lỗi nào kịp thời bảo bạn sửa ngay sau đó các em xếp vở ra đầu bàn để
giáo viên chấm và nhận xét bài viết.
Hoạt động 5: (8 phút) Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
16


*.Bài tập 2:
- Một học sinh đọc yêu cầu của bài (tìm 3 tiếng có vần oay)
- Học sinh làm bài vào vở nháp.
- Giáo viên chia bảng lớp thành 3 cột mời các nhóm chơi trị chơi tiếp sức:
Mỗi em viết lên bảng một tiếng có vần oay rồi chuyền phấn cho bạn. Sau một
thời gian quy định, các nhóm ngừng viết.

- Cả lớp và giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng: bình chọn nhóm làm bài
đúng, nhanh, tìm được nhiều từ có vần (oay).
- Cả lớp viết bài vào vở bài tập.
*.Bài tập 3: (lựa chọn)
Tôi chọn bài tập 3a.
- Một học sinh đọc thành tiếng yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm theo.
- Học sinh trao đổi theo cặp (2 em ngồi gần nhau).
- Giáo viên treo bảng phụ viết sẵn bài tập 3a, mỗi học sinh lên bảng thi giải
nhanh bài tập. Sau đó từng em đọc kết quả.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét (về nội dung lời giải, chính tả, phát âm) chốt
lại lời giải đúng.
- Cả lớp viết bài vào vở bài tập.
Đáp án: Giúp - dữ - ra.
Hoạt động nối tiếp: (2 phút) Củng cố nội dung tiết học.
Giáo viên tuyên dương, khen ngợi những học sinh viết đẹp.
4. Kết quả:
Để “Nâng cao chất lượng giờ Chính tả lớp 3”, tôi đã áp dụng nhiều biện pháp
dạy học khác nhau, nhằm giúp các em khắc phục tình trạng các em cịn viết sai
lỗi chính tả, viết cẩu thả, xấu, áp dụng những biện pháp đó có hiệu quả cao.
Người giáo viên trước khi lên lớp phải có sự chuẩn bị chu đáo, nghiên cứu kỹ
nội dung bài chính tả để tìm ra bài này phần nào là trọng tâm cần luyện cho học
sinh viết. Đặt trước ra các tình huống. Nếu sai chữ nào, sửa làm sao, nếu sai
điểm kia sửa thế nào?
Sau mỗi tiết dạy giáo viên có khen, chê kịp thời, đúng mức, để khuyến khích
các em học tập và gây được niềm tin cho các em. Từ chỗ kèm cặp và động viên
học sinh đúng lúc, kịp thời như thế, nên lớp tôi em nào cũng có ý thức tự giác
viết đúng, viết đẹp. Nhiều em đầu năm viết rất xấu, các em còn hay viết sai lỗi
chính tả. Nhưng được sự chỉ bảo tận tình của cơ, các em đã biết viết đẹp hơn và
nhớ một số lỗi chính tả để viết đúng. Đến tuần 28 tiết 1, các em mà ở những
tuần đầu xếp loại chữ loại C thì nay các em chữ đã nâng lên loại B. Trong lớp

17


khơng cịn học sinh xếp loại chữ đẹp loại C. Hn na mt s em viết đẹp,
viết đúng mẫu chữ, trình bày bài sạch sẽ nh cỏc em: Minh Hng,
Dinh Huy, Ngân, Minh Phương, Vân Anh,... đầu năm các em viết các con chữ
cịn chưa đều, cha ®óng mÉu, thỉnh thoảng cịn có chữ to, chữ bé. Vậy sau
một thời gian các em đã viết rất đẹp và được xếp loại A chữ đẹp.
Những kết quả các em đạt được chính là sự thành cơng lớn của tơi và là một
động lực giúp tôi viết lên một sáng kiến “ Một số biện pháp nâng cao chất
lượng giờ chính tả lớp 3”
Khi chấm bài của học sinh, giáo viên căn cứ vào các tiêu chí sau:
- Viết đúng mẫu chữ
- Viết rõ ràng khơng sai lỗi chính tả
- Viết đúng tốc độ
- Chữ đều, thẳng, đẹp
Tuần 28 tiết 1, sau khi chấm bài chính tả nghe - viết “ Cuộc chạy đua trong
rừng”
kết quả thu được như sau:
BẢNG KHẢO SÁT LẦN 2
Loại A
Số lượng
Tỉ lệ
22
70,9%

Loại B
Số lượng
Tỉ lệ
9

29,1%

Loại C
Số lượng
Tỉ lệ
0
0

PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
18


1. Kết luận:
Qua việc dạy chính tả và “Nâng cao chất lượng giờ chính tả lớp 3” tơi rút ra
một số kinh nghiệm là:
- Dạy các em, đòi hỏi người giáo viên phải có lịng u nghề, mến trẻ, tận tụy,
kiên trì khơng nóng vội, quan tâm đến học sinh bằng tình cảm của người mẹ,
người chị.
- Nghiên cứu bài dạy trước khi lên lớp. Thực hiện đầy đủ thao tác quy trình
bài soạn.
- Biết sử dụng các phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình.
Biết giúp đỡ học sinh khi cần thiết. Không quên “coi học sinh là nhân vật trung
tâm”.
- Thường xuyên chấm bài chính tả cho các em để có kế hoạch hình thức giúp
đỡ kịp thời, sát thực với từng đối tượng.
- Liên hệ với gia đình thừng xuyên, để kết hợp gia đình, nhà trường chặt chẽ.
- Giáo viên ln học hỏi, nghiên cứu tài liệu để nâng cao kiến thức của mình.
Một vài kinh nghiệm nhỏ tơi đưa ra trên đây chắc cịn nhiều hạn chế. Tơi rất
mong sự nhiệt tình giúp đỡ của bạn đồng nghiệp những ý kiến quý báu, giúp tôi
đạt kết quả cao hơn.

2. Đề xuất, kiến ngh:
* Đối với Phòng và Sở GD-ĐT:
- Tiếp tục duy trì cuộc thi Vit chữ đẹp hàng năm để tạo
phong trào thi đua rèn chữ trong các nhà trờng.
* Đối với các nhà trờng:
- y mnh phong tro gi “ Vở sạch chữ đẹp”. Kết thúc mỗi năm học, nhà
trường nên giữ lại những bộ vở ch÷ viÕt đẹp để lưu lại phòng Truyền thống
của nhà trường làm chuẩn để kích thích phong trào “ Vở sạch chữ đẹp” cho năm
học tiếp theo.
* §èi víi giáo viên
- Thiết kế cụ thể hơn các hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh,
quan tâm đến tất cả các đối tượng học sinh, theo dõi uốn nắn kịp thời những
sai sót của học sinh.
- Gv ln phải tự học để nắm quy tắc , căn cứ cơ sở khoa học của việc “ Nói
chuẩn , viết chuẩn “ Thường xuyên đọc sách báo , bài luận để có thói quen
dùng từ viết chính xác.
Đọc đúng tiếng phổ thơng, nắm vững qui tắc chính tả để hướng dẫn học
sinh làm các dạng bài tập âm, vần.

19


- Tăng cờng tổ chức các hình thc ngoi khóa thi vit đẹp,
viết nhanh ng viên, khuyn khích hc sinh lun viết.
Áp dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học để học sinh hứng thú học
tập.
Liên kết giữa gia đình và nhà trường để phụ huynh quan tâm hơn nữa đến
việc trang bị đồ dùng học tập như: vở, bút, thước…Qua đó cho phụ huynh thấy
được tầm quan trọng của chữ viết đối với học sinh Tiểu học.
Trên đây là tất cả những kinh nghiệm mà tôi đã tích luỹ được trong việc

giảng daỵ học sinh lớp 3 mơn Chính tả. Do năng lực cịn hạn chế, thời gian
nghiên cứu cũng có hạn nên khơng tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong các
cấp lãnh đạo và đồng nghiệp góp ý kiến để đạt được kết quả cao hơn trong
dạy học mơn Tiếng Việt nói chung và phân mơn chính tả nói riêng.
X¸cnhËn cđa hiƯu trëng

Quảng Tâm, ngày 10 tháng 4 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết khơng sao chép nội dung của người khác
NGƯỜI VIẾT

Lê Thị Hường

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 3 Tập 1

- Nhà xuất bản giáo dục.

2. Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 3 Tập 2

- Nhà xuất bản giáo dục.

3. Sổ tay chính tả
4. Từ điển chính tả
2008
5. Tạp chí giáo dục thời đại - Số 23, 24


- Nhà xuất bản VHTT năm 2008
- Nhà xuất bản GD năm
- Bộ GD & ĐT

6. Chuyên đề GD Tiểu học - Tập 42, 43, 44, 45 - Nhà xuất bản giáo dục
7. Phương pháp dạy học Tiếng Việt
- Nhà xuất bản giáo dục.
8. Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở Tiểu học lớp 3.
- Nhà xuất bản giáo dục năm 2009.
9. Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học các môn học lớp 3 - Bộ giáo dục
ngày 01/9/2011.
10. Kế hoạch số 650/KH-PGD&ĐT TP ngày 7/10/2015, Công văn số 778/CVPGD&ĐT ngày 23/11/2015 về thực hiện chun đề viết chuẩn, nói chuẩn tiếng
phổ thơng trong các nhà trường.

21



×