Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5 ở trường tiểu học yên thọ 1 như thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.12 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
NỢI DUNG
A . MỞ ĐẦU.
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
III. ĐỚI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG
KIẾN KINH NGHIỆM.
1. Về phía giáo viên.
2. Về phía học sinh.
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN
ĐỀ.
1. Rèn đọc đúng.
a. Rèn kĩ năng đọc thầm.
b. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng.
c. Rèn kĩ năng đọc đúng, rõ ràng, rành mạch, lưu loát.
2. Rèn đọc diễn cảm
2a. Đọc mẫu của giáo viên.
2b. Tìm hiểu kĩ nội dung bài để đọc diễn cảm tốt.
2c. Rèn đọc diễn cảm qua việc hướng dẫn HS xác định vị trí
ngắt giọng.
2d. Hướng dẫn học sinh đọc đúng tốc độ.
2e. Hướng dẫn học sinh phân biệt cách đọc thơ, văn, truyện...
2g. Đọc diễn cảm là việc thể hiện kĩ năng.
2h. Tổ chức thi đọc diễn cảm lơi ćn học sinh ham thích lụn
đọc.
3. Các hình thức ngoài giờ học
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI


HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC, VỚI BẢN THÂN, ĐỒNG
NGHIỆP VÀ NHÀ TRƯỜNG.
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I.MỘT SỐ KẾT LUẬN RÚT RA TỪ VẤN ĐỀ NGHIÊN
CỨU:
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.

TRANG
2
2
3
3
3
3
3
3
3-4
3
4
4
4-5
5
5-6
6
6-7
7-8
8 - 11
11 - 12
12 - 14
14 - 16

17
17 - 19
19 - 20
19
20 - 21
21

A. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

1


Môn Tiếng Việt là môn học vô cùng quan trọng trong chương trình dạy
học ở Tiểu học. Nó có nhiệm vụ hình thành năng lực ngôn ngữ cho học sinh.
Năng lực đó được thể hiện qua 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết, giúp học sinh
hiểu,diễn đạt tư tưởng, tình cảm của mình ngày càng chính xác, phong phú và
sinh đợng. Tiếng Việt cịn góp phần bồi dưỡng những tình cảm chân thành, lành
mạnh như tình yêu gia đình, bạn bè, thầy trò, đồng thời cũng hình thành và phát
triển ở các em những phẩm chất tốt đẹp.
Môn Tiếng Việt có nhiều phân mơn như: tập viết, chính tả, tập đọc, tập
làm văn, ... Mợt trong các phân mơn đó thì Tập đọc có vị trí rất quan trọng. Nó
là môn học công cụ để học tốt các phân môn khác trong Tiếng Việt. Chính nó đã
trở thành mợt địi hỏi cơ bản đầu tiên đối với người đi học. Đọc giúp trẻ chiếm
lĩnh được ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập. Đồng thời nó cũng tạo
điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời. Đọc là khả
năng không thể thiếu được của con người trong thời đại văn minh. Đọc mợt cách
có ý thức sẽ tác đợng tích cực tới trình độ ngôn ngữ cũng như tư duy của người
đọc. Việc dạy học sẽ giúp học sinh hiểu biết hơn, bồi dưỡng các em lòng yêu cái
thiện, cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách lơgic cũng như biết tư duy

có hình ảnh. Như vậy việc dạy Tập đọc có mợt ý nghĩa vơ cùng to lớn vì nó ln
bao gồm các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển.
Qua các bài tập đọc, các em được trau dồi vốn ngôn ngữ và bồi dưỡng
những kiến thức về đời sớng. Tập đọc cịn giúp học sinh phát triển những năng
lực như: phân tích, óc tưởng tượng, so sánh, ... Vì vậy các năng lực trí ṭ và
phẩm chất tớt đẹp của học sinh được phát triển dần.
Đọc diễn cảm chính là thước đo sự cảm nhận của học sinh đối với tác
phẩm. Nếu các em không hiểu tác phẩm, không nắm bắt được tư tưởng của tác
giả thì rất khó “diễn cảm” được cũng khá khó để thể hiện được thái đợ của
mình. Đọc diễn cảm là mợt q trình sáng tạo tích cực của học sinh khi đọc,
khám phá nội dung tư tưởng của tác giả, nắm được biện pháp nghệ thuật , tìm
ngữ liệu thích hợp thể hiện trong quá trình đọc. Vì vậy rèn đọc diễn cảm cho học
sinh là khâu quan trọng trong giờ tập đọc. Thông qua đọc diễn cảm học sinh biết
bộc lộ những tình cảm , thái độ của nhà văn trước hiện thực, làm tăng thêm cảm
xúc, giúp học sinh cảm nhận sâu sắc hơn bài đọc, giờ đọc sẽ sinh động hơn, các
em thêm hiểu, u thích mơn học này. Đọc diễn cảm cịn góp phần làm giàu vốn
kiến thức ngôn ngữ đời sống, ngôn ngữ văn học cho học sinh. Từ đó góp phần
hình thành ở các em những phẩm chất tốt đẹp. Vì vậy rèn cho học sinh đọc diễn
cảm các bài tập đọc chính là cái đích ći cùng cần đạt được trong giờ Tập đọc
của giáo viên. Xuất phát từ những lí do trên đồng thời ḿn có điều kiện tích
luỹ thêm hiểu biết nhằm mở rộng, nâng cao kiến thức cho bản thân, góp phần
bồi dưỡng lịng ham thích mơn Tiếng Việt cho học sinh, tôi đã dày công tìm tịi,
nghiên cứu, rút ra kinh nghiệm "Một sớ biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học
sinh lớp 5 ở Trường Tiểu học Yên Thọ 1 huyện Như Thanh".
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

2


Tìm ra những biện pháp phù hợp với các em học sinh lớp 5 để các em biết

đọc diễn cảm các bài văn, thơ, ... trong các tiết tập đọc.
III. ĐỚI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Trau dồi vớn ngơn ngữ và bồi dưỡng những kiến thức về đời sống, giúp
học sinh phát triển những năng lực như: phân tích, óc tưởng tượng, so sánh, ...
Từ đó các năng lực trí ṭ và phẩm chất tốt đẹp của học sinh được phát triển dần.
Học sinh lớp 5B ở Trường Tiểu học Yên Thọ 1 huyện Như Thanh tỉnh
Thanh Hóa mạnh dạn hơn trong các hoạt đợng học tập, tiếp đó là rèn những kĩ
năng, thói quen biểu cảm khi đọc, trong các giờ tập đọc của các tiết Tiếng Việt
trong chương trình SGK lớp 5 năm học 2015-2016.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Ngoài việc học hỏi đồng nghiệp tơi cịn sử dụng những phương pháp kĩ
thuật sau:
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp phân tích - tởng hợp.
- Phương pháp thực hành lụn tập.
- Kĩ thuật lắng nghe và phản hồi tích cực.
B. NỢI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
Với học sinh lớp 5, phân môn tập đọc có nhiệm vụ giúp học sinh:
Củng cớ phát triển kĩ năng đọc trơn, đọc thầm đã được hình thành ở các
lớp dưới, tăng cường tốc độ đọc, khả năng đọc lướt để chọn thông tin nhanh,
tiếp tục rèn kĩ năng đọc diễn cảm. Phát triển kĩ năng đọc hiểu lên mức cao hơn:
nắm và vận dụng được một số khái niệm như đề tài, cốt truyện, nhân vật, tính
cách…để hiểu ý nghĩa của bài và phát hiện mợt vài giá trị nghệ thuật trong các
bài văn, bài thơ.
Mở rộng vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người để góp phần hình
thành nhân cách của con người mới .
Ngoài ra môn Tiếng Việt lớp 5 được dạy theo từng chủ điểm. Mỗi chủ
điểm là một nội dung mới cung cấp những kiến thức bở ích cho học sinh. Phân
môn tập đọc bao gồm các bài tập đọc xoay quanh các chủ điểm đó. Để rèn đọc

diễn cảm tốt cho học sinh trong giờ tập đọc, tôi luôn nghiên cứu suy nghĩ, nắm
vững nội dung, chương trình từng chủ điểm, từng bài. Từ đó lựa chọn phương
pháp dạy học, các hình thức tổ chức sao cho phù hợp.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM:
1. Về phía giáo viên:
Dạy mợt tiết tập đọc để đạt được thành cơng là mợt điều rất khó đới với
giáo viên. Nó cần có sự chuẩn bị rất công phu: giáo viên phải nghiên cứu kĩ bài
đọc, tìm giọng đọc phù hợp, bản thân phải tự rèn đọc diễn cảm bài đó, tìm đồ
dùng dạy học phục vụ bài giảng, soạn giáo án thật chi tiết …Có như vậy mới
mong đạt hiệu quả cao trong giờ dạy. Nhưng trên thực tế giảng dạy cịn mợt sớ

3


giáo viên chưa thực sự quan tâm đến tiết dạy, hầu hết chỉ dạy đúng quy trình tiết
tập đọc, đủ các bước lên lớp song không chú trọng để dạy sao cho hay. Giáo
viên còn chưa quan tâm đến khâu rèn đọc nhất là rèn đọc diễn cảm cho học sinh.
Ngoài ra, đặc trưng của tiểu học là một giáo viên phải dạy nhiều phân
môn nên thời gian dành để nghiên cứu kĩ bài tập đọc, tìm tòi phương pháp, đồ
dùng dạy học cho bài đọc gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó mợt sớ giáo viên
cịn chưa nắm vững phương pháp giảng dạy phân môn tập đọc theo hướng đởi
mới nên vẫn cịn giảng dạy theo phương pháp cũ là sa đà vào giảng nội dung bài
nên thời gian dành cho luyện đọc diễn cảm quá ít. Ngoài ra mợt sớ giáo viên cịn
chưa biết cách tở chức giờ học để phát huy tính tích cực, đợc lập sáng tạo của
học sinh.
2. Về phía học sinh.
* Đa sớ các em còn gặp nhiều vướng mắc, hạn chế khi đọc đó là:
- Nhiều em cịn đọc ngọng dẫn đến hiểu sai nghĩa của từ.
- Nhiều em đọc còn nhỏ, ngắc ngứ, đọc chưa lưu lốt rõ ràng.

- Thậm chí mợt sớ đọc cịn đánh vần, ê a do chưa có ý thức đọc.
- Có em hiểu bài nhưng diễn đạt tình cảm của mình với nội dung qua đọc
chưa cao.
- Nhiều em còn phát âm theo tiếng địa phương.
Từ những lỗi nêu trên dẫn đến các em rất lúng túng, rụt rè, thiếu tự nhiên
khi thể hiện một văn bản, mợt bài thơ nào đó …Thiết nghĩ những hạn chế nêu
trên xuất phát là do học sinh:
- Ít có thói quen đọc sách báo…
- Trẻ tiểu học còn nhỏ, cái t̉i dễ nhớ, mau qn nên vớn kiến thức cịn
nghèo nàn.
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. Rèn đọc đúng:
Để giúp học sinh đọc diễn cảm bài tập đọc trước hết giáo viên phải rèn
đọc đúng cho các em. Học xong tiểu học, học sinh phải nắm được thành thạo hai
hình thức đọc chính là: đọc thầm và đọc thành tiếng, có các kĩ năng đọc đúng
(phát âm đúng, chính xác); đọc nhanh (bao quát được toàn bộ bài đọc, biết
ngừng nghỉ theo các dấu câu, khơng vấp váp ê, a); đọc có ý thức (xác định rõ nội
dung, ý nghĩa và các mối quan hệ từ trong bài đọc) và đọc diễn cảm (đọc được
cái “thần thái” của bài văn, diễn tả đúng những tình cảm mà nhà văn gửi gắm
vào tác phẩm). Những kĩ năng này cũng chính là cơ sở tạo nên chất lượng đọc.
Xuất phát từ việc nắm vững được nhiệm vụ đó của việc dạy Tập đọc tơi ln
quan tâm tới hai hình thức đọc: đọc thầm và đọc thành tiếng.
a. Rèn kĩ năng đọc thầm:
Đọc thầm là hình thức đọc không thành tiếng của mỗi cá nhân, Đọc hoàn
toàn bằng mắt, khơng mấp máy mơi. Đọc thầm có ưu thế giúp người đọc dễ có
điều kiện tiếp nhận thơng tin.
Đọc thầm một bài văn, bài thơ hoặc một đoạn văn đoạn thơ nào đó trước
và trong khi tìm hiểu nội dung bài là một việc cần thiết. Trong giờ tập đọc, số

4



lượng học sinh đọc thành tiếng từ 12 đến 15 em thì sớ lượng học sinh đọc thầm
có thể gấp 5 đến 6 lần.
Học sinh được đọc thầm khi nghe thầy giáo đọc, nghe bạn đọc và khi tìm
hiểu bài để trả lời các câu hỏi mà thầy giáo đưa ra. Việc rèn kĩ năng đọc thầm
cho học sinh có thể phối hợp với đọc thành tiếng. Học sinh vừa lắng nghe thầy
giáo hoặc bạn đọc vừa theo dõi sách giáo khoa, đọc thầm theo để tránh thời gian
“chết”trong tiết học.
Học sinh có thói quen đọc thầm tớt cịn giúp các em phát hiện nhanh,
đúng ý, kích thích cả lớp chăm chỉ đọc bài, lớp trật tự, tiếp thu bài tốt.
Để đánh giá được kết quả của việc đọc thầm tơi thường đặt ra các câu hỏi
trước khi đọc.
Ví dụ: Nghe bạn đọc (thành tiếng), lớp đọc thầm và chia đoạn bài văn
hoặc tìm câu dài. Nghe thầy đọc, lớp đọc thầm và suy nghĩ xem giọng đọc của
từng đoạn có giớng nhau khơng? Hoặc đọc thầm và trả lời câu hỏi sau:
- Bài thơ, bài văn nói về ai?
- Tìm từ tả mầu sắc, âm thanh trong bài.
- Tìm ý chính của đoạn.
b. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
Đọc thành tiếng là hoạt đợng chủn các kí hiệu chữ viết trong văn bản
thành dòng âm thanh vang lên trong khơng khí. u cầu của rèn đọc thành tiếng
là đọc đúng, đọc rõ ràng rành mạch, lưu loát và đọc diễn cảm.
Để rèn kĩ năng đọc diễn cảm trước hết người giáo viên phải luyện đọc
đúng cho các em . Đọc đúng là sự tái hiện về mặt âm thanh của bài đọc mợt cách
chính xác, khơng có lỗi. Đọc đúng là phát âm đúng, chính xác các âm vị tiếng
việt, đúng tiết tấu, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Việc ngắt nghỉ hơi phải phù hợp với
dấu câu: nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu hơn ở dấu chấm, đọc đúng các ngữ điệu
câu: lên giọng ở cuối câu hỏi, hạ giọng ở cuối câu kể, thay đổi giọng cho phù
hợp với tình cảm diễn đạt trong câu cảm. Với các câu cầu khiến nhấn giọng phù

hợp để thấy rõ các nội dung cầu khiến khác nhau. Như vậy, đọc đúng đã bao
gồm một số tiêu chuẩn của đọc diễn cảm.
c. Rèn kĩ năng đọc đúng, rõ ràng, rành mạch , lưu loát:
c1.Rèn phát âm đúng:
Trong nhà trường tiểu học phát âm đúng tiếng việt là một yêu cầu cấp
thiết hàng đầu.Vấn đề đặt ra là chữ viết trong hệ thống ngữ âm chuẩn nhưng
cách đọc của học sinh lại thể hiện ngữ âm của phương ngữ và bất kì sự lệch lạc
nào ra khỏi các tiêu chuẩn chính âm đều gây trở ngại cho việc tiếp thu nội dung
bài đọc, làm cho người nghe khơng chú ý, mất lịng tin ở người đọc, đôi khi lại
gây buồn cười hoặc coi thường người đọc. Nếu đi lệch khỏi các tiêu chuẩn về
ngữ âm, ngữ pháp thì âm điệu và nhạc tính của văn học sẽ bị phá vỡ, tác dụng
thẩm mĩ đối với người nghe bị giảm sút nhiều.
c2. Rèn đọc đúng rõ ràng, rành mạch, lưu loát các từ, câu, đoạn, bài:

5


Phần này tôi thường rèn cho các em đọc trong phần đọc vỡ, khi các em
nối tiếp nhau đọc từng đoạn cho đến hết bài . Tôi yêu cầu các em phải đọc thật
đúng với hệ thống âm chuẩn.Chẳng hạn:
-Em Nguyễn Văn Đậu, Hoàng Thị Hiền, Lê Thị Khánh Huyền đọc đúng
phụ âm đầu:
Không đọc chẻ chung ; phải đọc trẻ trung.
Không đọc dung dinh ; phải đọc rung rinh.
-Em Bùi Anh Nhân, Nguyễn Thị Loan, Quách Văn Hạnh, Quách Thị
Thanh Thư đọc đúng các âm cuối:
Không đọc buồng buồng; phải đọc buồn buồn.
Không đọc cuống vở; phải đọc cuốn vở.
Không đọc buông Chư Lênh; phải đọc buôn Chư Lênh
- Em Lê Minh Phong, Phạm Ngọc Hoàn, Đỗ Xuân Trường đọc đúng các

vần:
Không đọc xăn xăn; phải đọc xanh xanh .
không đọc chước áo; phải đọc chiếc áo .
Không dọc liu luyến; phải đọc lưu luyến.
- Em Nguyễn Mạnh Cường, Nguyễn Như Quỳnh, Đặng Văn Công đọc
đúng các nguyên âm đơi:
Khơng đọc tin tín; phải đọc tiên tiến.
Khơng đọc quả bửi; phải đọc quả bưởi.
Không đọc cây chúi; phải đọc cây chuối.
2. Rèn đọc diễn cảm :
2a. Đọc mẫu của giáo viên:
Trong dạy học ở Tiểu học, “làm mẫu” của giáo viên là mợt trong những
biện pháp có tác dụng tốt nhất. Trong dạy Tập đọc, việc đọc mẫu của giáo viên
có vai trị khá quan trọng. Bởi vì phương tiện trực quan chủ yếu trong tiết tập
đọc là bài tập đọc và ngôn ngữ của giáo viên. Nếu giáo viên đọc hay sẽ tạo được
cảm xúc, hấp dẫn, lôi cuốn các em vào giờ học. Nhưng để phát huy tính tích
cực, tự giác của học sinh chúng ta khơng nên lạm dụng hình thức này. Giáo viên
chỉ đọc mẫu nếu trong lớp khơng có học sinh đọc hay và chỉ đọc mẫu cho học
sinh nếu các em đọc chưa tốt hoặc đọc mẫu toàn bài trước khi chuyển sang
phần tìm hiểu bài. Xác định tầm quan trọng của việc đọc mẫu nên trước khi dạy
bao giờ tôi cũng đọc rất nhiều lần để không những nắm vững nội dung bài mà
còn xác định được giọng đọc chung của cả bài: Đoạn nào cần nhấn mạnh giọng,
cần bộc lộ cảm xúc gì, ngắt giọng, nghỉ hơi... ra sao để tìm ra giọng đọc diễn
cảm phù hợp với nội dung bài, đọc mẫu cho học sinh học tập.
Như trong bài ‘Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà” (Tiếng Việt 5, tập
1) Đây là một bài thơ rất hay ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ của công trình thuỷ điện sông
Đà và sự gắn bó hoà quyện giữa con người với thiên nhiên. Vì vậy, khi đọc bài
này giáo viên cần đọc với giọng chậm rãi, ngân nga thể hiện niềm xúc động của
tác giả khi lắng nghe tiếng đàn trong đêm trăng. Ngoài việc đọc đúng nhịp các
câu thơ, cần nhấn giọng ở các từ trọng tâm tả:


6


Lúc ấy:
Cả cơng trường đang say ngủ/ cạnh dịng sơng
Những tháp khoan/ nhô lên trời ngẫm nghĩ
Những xe ủi, xe ben/ sóng vai nhau nằm nghỉ
Chỉ cịn tiếng đàn/ ngân nga
Với một dịng trăng / lấp lống/ sơng Đà.
2b. Tìm hiểu kĩ nội dung bài để đọc diễn cảm tốt:
Ngoài việc trau dồi vốn Tiếng Việt, vốn văn học, phát triển tư duy, mở
rộng sự hiểu biết của học sinh về c̣c sớng, việc tìm hiểu bài cịn phải nhằm
mục đích phục vụ cho lụn đọc. Các em hiểu nợi dung, ý nghĩa của văn bản
mới có thể đọc đúng, hay và diễn cảm được. Chính vì vậy trong giờ tập đọc giáo
viên cần hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi để xác định nội dung, hiểu và
cảm thụ cái “ thần thái” của văn bản nhằm kích thích khả năng đọc.
Ví dụ: Khi dạy bài “ Về ngôi nhà đang xây ” (Tiếng Việt 5, tâp 1). Đây là
bài thơ viết theo thể tự do, những câu thơ ngắt khơng đều, lại khơng vần nên rất
khó đọc. Vì vậy để giúp học sinh phát hiện ra giọng đọc và đọc hay tôi hướng
dẫn học sinh tìm hiểu kĩ nội dung bài bằng một số câu hỏi:
Các em hãy đọc thầm bài thơ nhiều lần để tìm hiểu nội dung và cách đọc
(phần này các em thực hiện ở tiết hướng dẫn học hôm trước).
- Các bạn nhỏ quan sát những ngôi nhà đang xây khi nào?
(Học sinh nêu, các em khác bổ sung, giáo viên chốt: Các bạn nhỏ quan sát
những ngôi nhà đang xây khi đi học về.).
- Những chi tiết nào vẽ lên hình ảnh một ngôi nhà đang xây?
(Học sinh nêu: Những ngôi nhà đang xây với giàn giáo như cái lồng che
chở, trụ bê tông nhú lên, bác thợ nề đang cầm bay, ngơi nhà thở ra mùi vơi vữa
cịn ngun mầu vơi gạch, những rãnh tường chưa trát.).

Một học sinh đọc đoạn 1 của bài thơ: "Chiều đi học về ... còn ngun màu
vơi, gạch"
- Tìm những hình ảnh so sánh nói lên vẽ đẹp của ngôi nhà?
(Học sinh nêu những hình ảnh: Giàn giáo tựa cái lồng; trụ bê tông nhú lên
như một mầm cây; ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong; ngơi nhà như bức tranh
cịn ngun màu vơi, gạch.).
Một học sinh đọc toàn bài thơ.
- Tìm những hình ảnh nhân hóa làm cho ngơi nhà được miêu tả sống
động, gần gũi?
Học sinh nêu những hình ảnh: Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc, thở ra
mùi vôi vữa; nắng đứng ngủ quên trên những bức tường; làn gió mang hương, ủ
đầy những rãnh tường chưa trát; ngôi nhà lớn lên với trời xanh.).
- Hình ảnh những ngôi nhà đang xây nói lên điều gì về c̣c sớng trên đất
nước ta?
Học sinh nêu: Đất nước ta đang trên đà phát triển./ Đất nước là một công
trình xây dựng lớn./ Đất nước đang thay đổi từng ngày, từng giờ

7


Khi đọc đoạn 1 bài thơ này em cần có giọng đọc ra sao ? Ngắt nhịp thơ,
nghỉ lấy hơi, nhấn giọng ở từ nào? Vì sao?
Học sinh nêu: Khi đọc khổ thơ này em cần đọc với giọng chậm rãi, nhẹ
nhàng, tình cảm và nhấn giọng vào một số từ như: xây dở, che chở, nhú lên, huơ
huơ … để bộc lộ cảm xúc của các bạn học sinh khi đi qua công trình đang xây
dựng.
Học sinh sẽ dùng kí hiệu đọc để đánh dấu vào sách bằng bút chì như sau:
+ Ngắt nhịp thơ ( / )
+ Nghỉ hơi ( // )
+ Nhấn giọng hoặc kéo dài âm tiết ( _ )

+ Cao giọng 
+ Thấp giọng 
Chiều/ đi học về 
Chúng em qua ngôi nhà đang xây dở//
Giàn giáo tựa cái lồng che chở//
Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây 
Bác thợ nề ra về cịn huơ huơ cái bay:
Tạm biệt!
Ngơi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc//
Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng//
Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong//
Là bức tranh còn nguyên màu vơi, gạch.
Sau đó giáo viên cho học sinh lụn đọc cá nhân, đọc theo cặp, theo
nhóm, thi đọc…
- Vậy theo em bài thơ bộc lộ tâm trạng gì của tác giả?
* Học sinh nêu, giáo viên chốt: Bài thơ bộc lộ niềm vui của tác giả khi
nhìn thấy đất nước đang từng ngày đởi mới.
- Tác giả ḿn nói điều gì qua bài thơ ?
* Học sinh nêu: Những công trình đang xây là sự phát triển sự thay đởi vì
vậy chúng ta ln ln có tình u q hương đất nước. Từ những câu hỏi gợi
mở cùng với những lời giảng của giáo viên, các đồ dùng trực quan minh hoạ kết
hợp giải thích nghĩa của từ bằng nhiều hình thức học sinh dễ dàng tìm ra nội
dung của bài là: Vẻ đẹp của những ngôi nhà đang xây, điều đó thể hiện sự đởi
mới hằng ngày trên đất nước ta. Sau khi hiễu rõ nội dung các em sẽ đưa ra giọng
đọc toàn bài là: giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, tình cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ
gợi tả, gợi cảm.
Như vậy, bằng những lời giảng, câu hỏi dẫn dắt, gợi mở của thầy giáo các
em học sinh đã hiểu và cảm thụ nội dung bài học, từ đó đưa ra giọng đọc phù
hợp .
2c. Rèn đọc diễn cảm qua việc hướng dẫn học sinh xác định vị trí ngắt

giọng:

8


Để đọc diễn cảm, người ta phải làm chủ được tớc đợ, biết ngắt, nghỉ hơi
hợp lí. Nghĩa là khi đọc các bài văn xuôi chỗ ngắt giọng phù hợp ranh giới ngữ
đoạn. Khi đọc một bài thơ chỗ ngắt nhịp phải tương ứng với chỗ kết thúc một
tiết đoạn. Ngữ đoạn và tiết đoạn là những khái niệm gắn với nghĩa, gắn với quan
hệ ngữ pháp nên dạy ngắt giọng đúng cần thống nhất với việc hiểu rõ nội dung
bài đọc. Nhờ hiểu nghĩa và các quan hệ ngữ pháp mà các em mới đọc đúng chỗ
ngắt giọng và ngược lại, chỗ ngắt giọng cũng là căn cứ để người nghe xác định
được ý nghĩa từ vựng, ngữ pháp, nội dung của bài đọc.
Vì vậy, người giáo viên phải là người dẫn dắt, gợi mở để các em tìm được
đúng chỗ ngắt nghỉ và đọc đúng ngữ điệu của câu.
Trong quá trình hướng dẫn học sinh ngắt giọng khi đọc bài tôi đã sử dụng
2 hình thức cơ bản : ngắt giọng logic và ngắt giọng biểu cảm.
2c1. Ngắt giọng lôgic:
Ngắt giọng lô gic: là chỗ dừng để tách các nhóm từ có ý nghĩa liên quan
với nhau. Trong thực tế giảng dạy, tôi thấy nhiều học sinh khi đọc ngắt giọng
một cách tuỳ tiện, ngắt giọng chỉ là để lấy hơi mà khơng tính đến nghĩa.
Đới với những bài văn xuôi, học sinh thường mắc lỗi ngắt giọng ở những
câu dài, có cấu trúc ngữ pháp phức tạp hoặc ngay cả ở những câu ngắn nhưng
các em chưa nắm được quan hệ ngữ pháp giữa các từ:
Ví dụ 1: “Sau 80 năm giời / nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay
chúng ta cần phải xây dựng / lại cơ đồ mà tổ tiên đã để / lại cho chúng ta, làm
sao cho chúng ta / theo kịp các nước khác trên toàn cầu.”
(Thư gửi các học sinh - Tiếng Việt 5, tập 1)
Đối với những bài thơ, học sinh mắc lỗi ngắt nhịp là do khơng tính tốn
đến nghĩa mà chỉ đọc theo cảm hứng của mình một cách tự nhiên dẫn đến các

em đọc sai.
Ví dụ 2: Nối rừng / hoang với / biển xa
Đất nơi/ đâu cũng / tìm ra / ngọt ngào.
(Hành trình của bầy ong - Tiếng Việt 5, tập 1)
Ở những trường hợp trên bị coi là ngắt giọng sai vì đã ngắt nghỉ không
đúng giữa các cụm từ “sau 80 năm giời nô lệ” hoặc “xây dựng
lại cơ đồ” ngắt sai vì đã tách từ ra làm hai “rừng hoang”; “nơi đâu”, tách bổ
ngữ ra khỏi động từ “cũng tìm ra ngọt ngào”. Trong khi đó về ý nghĩa, những
yếu tố trên gắn chặt với nhau, cả tổ hợp mới tạo thành ngữ đoạn. Nếu đọc như
vậy sẽ làm cho người nghe hiểu sai ý nghĩa từ, dẫn đến hiểu sai nội dung mà tác
giả muốn diễn đạt. Vì vậy khi đưa ra câu dài ở ví dụ 1 và câu thơ ở ví dụ 2 tơi
tiến hành cho các em tự đề xuất cách ngắt và thể hiện giọng đọc luôn giọng đọc
của mình theo cách ngắt nghỉ đó. Nếu học sinh ngắt sai, tơi u cầu các em khác
nhận xét và sửa lại cho đúng.
* Câu văn trên đọc đúng phải là :
“Sau 80 năm giời nô lệ / làm cho nước nhà bị yếu hèn, / ngày nay chúng
ta cần phải xây dựng lại cơ đồ / mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, /làm sao cho
chúng ta theo kịp các nước khác / trên toàn cầu.”

9


* Câu thơ trên đọc đúng phải là:
Nối rừng hoang / với biển xa
Đất nơi đâu / cũng tìm ra ngọt ngào.
Vì vậy để hướng dẫn học sinh biết cách ngắt giọng đúng, trước khi dạy
một bài cụ thể tôi thường đọc kĩ bài, xác định những chỗ cần ngắt giọng, đồng
thời dự tính những chỗ học sinh hay ngắt giọng sai để xác định điểm cần luyện
ngắt giọng cho học sinh.
Khi các em đọc ngắt giọng sai, giáo viên phải chỉ ra chỗ sai trong cách

ngắt giọng ở câu đó để học sinh sữa chữa. Đó là phải dựa vào ý nghĩa, vào quan
hệ ngữ pháp giữa các tiếng để ngắt giọng cho đúng. Chẳng hạn có thể ngắt giọng
theo cụm từ; ngắt giọng giữa chủ ngữ và vị ngữ.
Ngắt giọng lơ gic cịn là ngắt giọng ở các dấu câu trong bài: nghỉ hơi
ít ở dấu phẩy, nghỉ hơi lâu ở dấu chấm. Sau mỗi khổ thơ của một bài thơ hoặc
đọc hết đoạn văn của bài văn xuôi, các em nghỉ hơi lâu hơn so với nghỉ hơi ở
dấu chấm.
Ở những câu văn có sử dụng dấu hai chấm, các em đọc hạ giọng một chút
và ngắt hơi ngắn hơn.
Ví dụ: “Ban giám khảo chấm theo ba tiêu chuẩn: cơm trắng, dẻo và
khơng có cháy”
(Hợi thởi cơm thi ở Đồng Vân - Tiếng Việt 5, tập 2)
Đối với những câu có sử dụng dấu chấm lửng (...) hướng dẫn các em
không đọc liền ngay một mạch mà phải ngừng một chút, giọng vẫn giữ ở mức
trung bình để người nghe chú ý rồi mới đọc tiếp.
Ví dụ: “Số tiền này làm người giữ “tay hịm chìa khố” của Đảng không
khỏi xúc động và sửng sốt bởi lúc bấy giờ, ngân quỹ của Đảng chỉ cịn có ... 24
đồng.”
(Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng - Tiếng Việt 5, tập 2)
Ngắt giọng còn tuỳ theo cảm xúc nợi tại của bài thơ, có khi phải đọc liền
ý hai câu thơ liên quan với nhau hay đọc vắt sang dịng sau.
Ví dụ 1: Phải đọc liền mạch ở hai dịng thơ khơng có dấu ngắt câu như:
Nắng đứng ngủ quên
Trên những bức tường.
(Về ngôi nhà đang xây - Tiếng Việt 5, tập 1).
Ví dụ 2: Ở bài “Hạt gạo làng ta” (Tiếng Việt 5 - tập 1) cuối dòng 2, 4, 6
phải đọc vắt sang dòng sau:
...Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sơng Kinh Thầy

Có hương sen thơm
Trong hờ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay...
.
2c2 . Ngắt giọng biểu cảm:

10


Nếu như ngắt giọng lơ gíc là phương tiện truyền đạt ý nghĩa của tác phẩm
thì ngắt giọng biểu cảm là một phương tiện tác động đến tình cảm của người
nghe. Vì vậy, bên cạnh việc dạy học sinh đọc ngắt giọng thể hiện đúng quan hệ
nghĩa, ngữ pháp tôi còn hướng dẫn các em biết đọc ngắt giọng biểu cảm. Ngắt
giọng biểu cảm không phụ thuộc vào dấu ngắt câu mà có thể đặt vào bất kì chỗ
nào trong câu: đầu câu, ći câu, giữa câu. Nó có thể trùng hoặc khơng trùng với
những dấu ngắt câu. Đó là chỗ ngừng lâu hơn bình thường hoặc chỗ ngừng
không lô gíc ngữ nghĩa mà do dụng ý của người đọc nhằm gây ấn tượng về cảm
xúc, gây tập trung chú ý của người nghe vào những từ ngữ sau chỗ dừng góp
phần tạo nên hiệu quả nghệ thuật cao. Đây là mợt sự ngắt giọng có dụng ý nghệ
thuật.
Ví dụ: “Hai Long phóng xe về phía Phú Lâm / tìm hộp thư mật.
Người đặt hộp thư / lần nào cũng tạo cho anh sự bất ngờ.”
(Hộp thư mật - Tiếng Việt 5, tập 2)
Ngắt giọng đúng và hay của dạy đọc cũng là một trong những phương
tiện giúp học sinh tiếp nhận, chiếm lĩnh văn bản được đọc .
2d. Hướng dẫn học sinh đọc đúng tốc độ:
Không chỉ việc ngắt giọng mà tốc độ đọc cũng ảnh hưởng đến đọc diễn
cảm, đặc biệt là chỗ thay đổi tốc độ gây sự chú ý có giá trị biểu cảm tớt. Tớc đợ
đọc phải song song với việc tiếp nhận có ý thức bài đọc. Đọc nhanh quá hoặc

chậm quá không phù hợp với nợi dung bài đều có ảnh hưởng đến cảm nhận của
người nghe. Vì vậy, Tôi hướng dẫn học sinh đọc tùy theo văn cảnh, hay nói cách
khác: đọc nhanh hay chậm cho phù hợp với nợi dung bài.
Ví dụ: Khi hướng dẫn đọc đoạn cuối bài thơ “Đất nước” (Tiếng Việt 5,
tập 2) tôi đưa ra câu hỏi: Để thể hiện lịng tự hào về truyền thớng bất khuất anh
hùng của dân tộc ta đoạn này ta cần đọc với giọng như thế nào?
Học sinh trả lời, giáo viên chốt cách đọc: giọng chậm rãi, trầm lắng, chứa
chan tình cảm, sự thành kính.
“Nước chúng ta,
Nước những người/ chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm/ trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa/ vọng nói về .”
Trong cùng mợt bài thơ, tốc độ đọc cũng khác nhau tuỳ theo nội dung của
khở thơ.
Ví dụ: Ở khở thơ thứ hai của bài thơ “Hạt gạo làng ta” (Tiếng Việt 5, tập
1) đọc nhanh hơn khở thơ thứ nhất.
...Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mờ hơi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ

11


Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy...
Hai dịng ći của khổ thơ 4 đọc thong thả và ngắt:

Em vui / em hát
Hạt vàng / làng ta.
Ở văn xuôi, các câu đơn tốc độ đọc thường nhanh hơn vì lượng thông tin
nhiều hơn, dồn nén.
Ví dụ: “Gió thơm! Cây cỏ thơm! Đất trời thơm ! Người đi rừng thảo quả
về, hương thơm đậm ấp ủ trong từng nếp áo nếp khăn”.
(Mùa thảo quả - Tiếng Việt 5, tập 1).
Còn các câu văn dài, tốc độ đọc giãn ra làm cho người nghe có thời gian
suy nghĩ:
“Ai nấy bàng hồng/ vì trong cái bọc chăn cịn vương khói/ mà người ấy
đang ơm khư khư / là một đứa bé mặt mày đen nhẻm/ thất thần, khóc khơng
thành tiếng...
(Tiếng rao đêm - Tiếng Việt 5, tập 2)
Đặc biệt với những câu cuối bài, tôi hướng dẫn các em đọc giọng kéo dài
hơn so với các tiếng cuối câu tạo dấu hiệu kết thúc mợt bài văn.
Ví dụ: “Thảo quả / như những đốm lửa hồng, ngày qua ngày lại thắp
thêm nhiều ngọn mới, nhấp nháy, vui mắt”.
( Mùa thảo quả - Tiếng Việt 5, tập 1)
2e. Hướng dẫn học sinh phân biệt cách đọc thơ, văn, truyện...
Thơ trong Tiếng Việt 5 có rất nhiều thể loại: thơ lục bát, thơ tự do, thơ 4
chữ, thơ 5 chữ, thơ 7 chữ.... Muốn dạy học sinh đọc thơ đúng và hay giáo viên
phải nắm vững những nét đặc trưng của dòng thơ, nhịp thơ, vần thơ, thể thơ....
Chẳng hạn nhịp chủ yếu trong thơ lục bát thường là câu sáu chữ ngắt nhịp 4/2
hoặc 2/2/2 ; câu 8 chữ thường ngắt nhịp 4/4 hoặc 3/5. Thơ 5 chữ thường ngắt
nhịp 3/2 hoặc 2/3... Tuy nhiên ta cần linh hoạt cách ngắt nhịp để phù hợp với nợi
dung của bài. Từ đó hướng dẫn học sinh cách ngắt nhịp , từ ngữ cần nhấn mạnh
hoặc nhấn mạnh các tiếng gieo vần trong thơ...
Ví dụ:
Chắt trong vị ngọt/ mùi hương
Lặng thầm thay/ những con đường ong bay

Trải qua/ mưa nắng/ vơi đầy.
Men trời đất/ đủ làm say đất trời.
Bầy ong/ giữ hộ cho người
Những mùa hoa/ tàn phai tháng ngày..
(Hành trình của bầy ong - Tiếng Việt 5, tập 1).
Đây là những câu thơ lục bát cần có giọng đọc trải dài, tha thiết nhấn
giọng vào các từ gợi tả, gợi cảm để thể hiện lòng cảm phục của tác giả trước
hành trình bền bỉ và không ngừng sáng tạo của bầy ong đã dâng cho đời những
giọt mật thơm ngon.
Khác với thể thơ tự do, trong bài “Chú đi tuần” (Tiếng Việt 5, tập 2)
có đoạn đọc theo các nhịp linh hoạt:

12


“ Chú đi qua cổng trường/
Các cháu miền Nam / u mến
(4/2)
Nhìn ánh điện / qua khe phịng lưu luyến
( 3/5)
Các cháu ơi!/Giấc ngủ có ngon khơng?
( 3/5)
Cửa đóng che kín gió,/ ấm áp dưới mền bơng ( 5/5)
Các cháu/ cứ yên tâm ngủ nhé” ...
( 2/5)
Kết hợp với giọng đọc nhẹ nhàng, trầm lắng, trìu mến, thiết tha thể hiện
sự tận tuỵ quên mình vì hạnh phúc trẻ thơ của người chiến sĩ.
Nhưng có đoạn học sinh đọc theo nhịp cơ bản:
“Mai các cháu/ học hành tiến bộ
( 3/4)

Đời đẹp tươi/ khăn đỏ tung bay
( 3/4)
Cháu ơi! / ngủ nhé, / cho say ...”
(2/2/2)
Trong phân môn tập đọc, ngoài những bài thơ, chương trình lớp 5 còn
cung cấp cho học sinh một số văn bản khác như: văn bản miêu tả, văn bản
khoa học, truyện kể hoặc trích đoạn kịch....Vì vậy giáo viên cần giúp các em đọc
diễn cảm đối với từng thể loại.
Chẳng hạn, đối với văn miêu tả, cần giúp học sinh cảm nhận được cái hay,
cái đẹp của cảnh miêu tả thông qua việc hướng dẫn đọc. Thể loại này thường
đọc thong thả nhẹ nhàng nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.
Ví dụ: “Thảo quả trên rừng Đản Khao đã vào mùa.
Gió tây lướt thướt bay qua rừng,/ quyến hương thảo quả đi,/ rải theo
triền núi, / đưa hương thảo quả ngọt lựng / thơm nồng / vào những thơn xóm
Chim San .”
(Mùa thảo quả, Tiếng Việt 5, tập 1)
Cịn đới những bài tḥc văn bản khoa học thì cần hướng dẫn học sinh
đọc rõ ràng, rành mạch, dứt khốt giữa các câu.
Ví dụ: Trong bài “Nghìn năm văn hiến” (Tiếng Việt 5, tập 1) giáo viên
lưu ý học sinh cách đọc bảng thống kê rõ ràng, rành mạch, tuần tự từng mục,
ngắt giọng trình tự cột hàng ngang:
Triều đại /Lý / số khoa thi / 6/ số tiến sĩ /11 / số trạng nguyên /0 /.
Triều đại / Trần / số khoa thi / 11 / số tiến sĩ /51 / số trạng nguyên /9/.
Triều đại /Hồ / số khoa thi / 2 / số tiến sĩ /12 / số trạng nguyên /0 /.
Đối với những bài tập đọc có đoạn đới thoại, tơi hướng dẫn các em đọc
phân biệt lời tác giả (thường là giọng kể) với lời nhân vật. Trong bài tập đọc mà
có nhiều nhân vật, phải biết đọc giọng khác nhau tuỳ theo tính cách của nhân
vật.
Hoặc: Khi đọc bài “Luật tục xưa của người Ê-đê” (Tiếng Việt 5, tập 2).
Đây là văn bản luật nên cần thể hiện sự trang trọng, nghiêm minh, rõ ràng của

luật tục. Vì vậy ta đọc to, rõ ràng, dứt khoát giữa các câu:
“Tội ăn cắp
Kẻ thò tay ra để đánh cắp của người khác/ là kẻ có tội. Kẻ đó phải trả lại
đủ giá; ngồi ra / phải bời thường gấp đơi số của cải đã lấy cắp.
Tội giúp kẻ có tội

13


Kẻ đi cùng đi, bước cùng bước, nói cùng nói với kẻ có tội cũng là có tội.”
Ví dụ: Bài “Thái sư Trần Thủ Độ” (Tiếng Việt 5, tập 2) cần đọc như sau:
* Lời tác giả đọc với giọng kể:
“Trần Thủ Độ là người có cơng lập nên nhà Trần, lại là chú của vua
đứng đầu trăm quan, nhưng khơng vì thế mà tự cho mình vượt qua phép nước.”
*Câu nói của Trần Thủ Đợ với người xin làm chức câu đương đọc giọng
lạnh lùng, nghiêm minh:
“Ngươi có phu nhân/ xin cho làm chức câu đương, khơng thể ví như
những câu đương khác. Vì vây, phải chặt một ngón chân để phân biệt”.
*Lời của Linh Từ Quốc Mẫu: ấm ức khi nói với chồng:
“Tơi là vợ thái sư / mà bị kẻ dưới khinh nhờn”
*Lời viên quan tâu với vua: tha thiết.
“Bệ hạ còn trẻ mà thái sư chuyên quyền, không biết rồi xã tắc sẽ ra sao.
Hạ thần lấy làm lo lắm.”
*Lời vua chân thành, tin cậy:
“Kẻ nào dám tâu xằng với trẫm là Thượng phụ chuyên quyền, nguy cho
xã tắc”
Đối với những vở kịch ngắn việc luyện đọc cho học sinh theo lối phân vai
sẽ giúp cho giờ học sinh động hơn, các em sẽ hoà mình vào tác phẩm và thể hiện
tớt hơn.
Ví dụ:Khi dạy bài “Lịng dân” (Tiếng Việt 5, tập 1) tơi cho các em đóng

vai các nhân vật: dì Năm, An, chú cán bộ, lính, cai và người dẫn chuyện. Mỗi
em sẽ thể hiện tính cách phù hợp với nhân vật trong vở kịch:
*Một em đọc giọng kể: lời dẫn chuyện “Má con Dì Năm đang ăn cơm thì
một chú cán bộ bị địch rượt bắt chạy vô.”
*Một em đọc lời Cai khi nói với dì Năm và anh cán bợ: giọng hớng hách,
xấc xược:
“Anh chị kia!
.....
- Có thấy một người mới chạy vô đây không?”
*Một em đọc lời dì Năm ở đoạn đầu vở kịch : giọng tự nhiên “Dạ, chồng
tui.”
* Đoạn sau đọc giọng dì Năm than vãn:
- Trời ơi! Tôi có tội tình chi?
Khi nói lời trới trăng với con giọng chị nghẹn ngào:
“- An ... Mầy qua bà Mười... dắt con heo về..., đội luôn năm giạ lúa.
Rồi ... cha con ráng đùm bọc lấy nhau.”
*Cịn em đóng vai An thì thể hiện giọng : tự nhiên, mếu máo khi tưởng
má bị bắn chết.
“ Má ơi má!”
Với những tiết học như thế này, các em rất hào hứng luyện đọc, lớp học
sôi nổi hẳn lên, bạn nào cũng cố gắng đọc thật đúng với nhân vật mà mình đảm
nhận.
2g. Đọc diễn cảm là việc thể hiện kĩ năng:

14


Làm chủ tốc độ, ngữ điệu, chỗ ngừng giọng, cường độ giọng... để biểu đạt
đúng ý nghĩa và tình cảm mà tác giả gửi gắm trong bài đọc, đồng thời thể hiện
sự thông hiểu, cảm thụ của người đọc đối với tác phẩm.

Ngữ điệu khi đọc là sự ngừng giọng, ngắt giọng, là sự lên cao hay hạ thấp
giọng đọc, nhấn giọng. Rèn đọc diễn cảm cho học sinh là phải dạy cho các em
biết làm chủ những yếu tố này khi đọc.
2g 1 . Hướng dẫn học sinh đọc đúng ngữ điệu:
Theo nghĩa hẹp, ngữ điệu là sự lên cao hay hạ thấp giọng đọc. Đọc diễn
cảm không phải là đọc sao cho “điệu” thiếu tự nhiên, dựa vào ý thích chủ quan
của người đọc, mà đọc diễn cảm là sự sử dụng ngữ điệu để phô diễn cảm xúc
của bài đọc. Mỗi kiểu câu chia theo mục đích nói đều có ngữ điệu riêng như: sự
hạ thấp giọng ở cuối câu kể, sự lên giọng ở cuối câu hỏi... Đọc diễn cảm yêu cầu
có giọng đọc vui, buồn, giận dữ, trang nghiêm... phù hợp với từng ý của bài đọc,
phù hợp với kiểu câu, thể loại, đọc có cảm xúc cao, biết nhấn giọng ở các từ ngữ
gợi tả, gợi cảm, phân biệt lời nhân vật.
Trên thực tế, học sinh khó tự mình có thể đọc diễn cảm được, vì thế giáo
viên phải là “bà mối” dẫn dắt các em tiếp xúc với bài đọc tạo được sự cộng
hưởng cảm xúc giữa học sinh và tác phẩm. Giọng đọc của mỗi câu, mỗi đoạn,
mỗi bài mang một sắc thái riêng. Định ra giọng đọc là kết quả của quá trình tìm
hiểu và cảm thụ bài.
Tuỳ theo nội dung bài hoặc đoạn mà có giọng vui, buồn hay trang
nghiêm, giọng đọc lên, x́ng, to hay nhỏ...
Ví dụ 1: Trong bài “Bn Chư Lênh đón cơ giáo” (Tiếng Việt 5, tập 1).
Đoạn 3 của bài có nhiều câu khiến.
“ Bây giờ/ cho người già xem cái chữ của cô giáo đi!”
.... Phải đấy!/ Cô giáo cho lũ làng xem cái chữ nào!”
Nếu đọc với giọng đều đều, chậm rãi thì không thể hiện được sự náo nức
của mọi người muốn được xem chữ. Vì thế, cần đọc với giọng vui, hồ hởi theo
kiểu câu khiến.
Nhưng với câu cảm trong bài “Ê-mi-li, con ...”
“Ê-mi-li, con ôi !
Trời sắp tối rồi...
Cha không bế con về được nữa!

... Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn!”
Lại cần đọc với giọng yêu thương, nghẹn ngào xúc động để thể hiện lời từ
biệt vợ con của chú Mo-ri-xơn.
Cịn đới với các câu hỏi cần đọc cao giọng và nhấn mạnh vào các từ cần
hỏi:
Ví dụ 2: “- Thế là thế nào?
- Đất nước của mình, mình khơng đến ở thì để cho ai?
- Thế nào con, đi với bố chứ?
(Lập làng giữ biển – Tiếng Việt 5, tập 2)

15


+ Ngoài ra giáo viên còn cần phải lưu ý các em những chỗ , những câu lên
giọng , xuống giọng có dụng ý nghệ thuật.
Ví dụ 3: “ Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm!”
(Người gác rừng tí hon- Tiếng Việt 5, tập 1)
Đọc với giọng vui vẻ, khen ngợi.
Hoặc “ Ơi, Chữ cơ giáo này ! Nhìn kìa!
A, chữ, chữ cơ giáo !”
(Bn Chư Lênh đón cơ giáo - Tiếng Việt 5, tập 1)
Đọc với giọng vui vẻ, hồ hởi, thể hiện được người dân Chư Lênh rất yêu
quý cái chữ của Bác Hồ.
Ví dụ 4 : Trong bài “Tiếng rao đêm” (Tiếng Việt 5, tập 2)
Cần đọc giọng trầm buồn, tốc độ chậm ở đoạn đầu của bài.
“ Gần như đêm nào/ tôi cũng nghe thấy tiếng rao ấy : “ Bánh .....
giò......ò......ò!”. Tiếng rao đều đều, khàn khàn kéo dài trong đêm khuya tĩnh
mịch/ nghe buồn não ruột .”
Nhưng ở đoạn 2 ,3 giọng đọc nhanh hơn, dồn dập căng thẳng để thể hiện
hành động dũng cảm, xả thân của anh thương binh khi xông vào đám cháy.

“Trong ánh lửa, tơi thấy một bóng người cao, gầy, khập khiễng chạy tới
ngôi nhà cháy, xô cánh cửa đổ rầm. Mấy người trong nhà vọt ra, khung cửa ập
xuống, khói bụi mịt mù...”
Trong cùng mợt bài, có đoạn đọc giọng vui vẻ, cũng có đoạn lại đọc
giọng trầm buồn. Học sinh phải thể hiện được đầy đủ đúng ba giọng đọc: to,
nhỏ, vừa phải, kết hợp với lên, x́ng giọng và ngắt nghỉ đúng. Học sinh có đọc
được như vậy mới đạt được yêu cầu về đọc diễn cảm.
2g 2 .Rèn cho học sinh biết nhấn giọng vào các từ ngữ biểu cảm:
Để giúp học sinh đọc hay, giáo viên còn phải hướng dẫn các em biết nhấn
giọng ở những từ trọng tâm, từ ngữ có tác dụng gợi cảm, gợi tả để làm nổi bật ý
nghĩa của câu, của bài.
Ví dụ 1: Ở bài “Kì diệu rừng xanh” (Tiếng Việt 5, tập 1) Đoạn 1 khi đọc
cần nhấn giọng ở các từ miêu tả vẻ đẹp kì diệu của rừng nấm.
“Loanh quanh trong rừng/ chúng tôi đi vào một lối đầy nấm dại, một
thành phố nấm lúp xúp dưới bóng cây thưa. Những chiếc nấm to bằng cái ấm
tích/ màu sặc sỡ rực lên. Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì.”
Ví dụ 2: Đọc nhấn mạnh vào các từ “đây, của chúng ta, những” được lặp
lại nhiều lần và các từ gợi tả trong đoạn 4 của bài “Đất nước” (Tiếng Việt 5, tập
2) để nhấn mạnh lòng tự hào, niềm hạnh phúc về đất nước đã được tự do.
“Trời xanh đây /là của chúng ta
Núi rừng đây / là của chúng ta
Những cánh đờng/ thơm ngát
Những ngả đường/ bát ngát.
Những dịng sông/ đỏ nặng phù sa”.
Hay như trong bài :“Sắc màu em yêu” ( Tiếng việt 5, tập 1) Điệp ngữ
“em yêu” được xuất hiện ở đầu mỗi khổ thơ nhằm nhấn mạnh tình cảm của bạn

16



nhỏ đới với những sắc màu qua đó thể hiện tình yêu của bạn đối với quê hương
đất nước. Vì vậy khi đọc bài ta cần nhấn giọng vào các từ ngữ “em yêu” và các
từ chỉ màu sắc:
“Em yêu màu đỏ: /
....Em yêu màu xanh /
Như máu trong tim, /
Đồng bằng,/ rừng núi /
Lá cờ tổ quốc,
Biển đầy cá tôm
Khăn quàng đội viên.”
Bầu trời cao vợi”
2h. Tổ chức thi đọc diễn cảm lơi ćn học sinh ham thích luyện đọc.
Để giờ học thêm sinh động, lôi cuốn học sinh u thích mơn Tập đọc và
say mê lụn đọc trong giờ học, tôi thường tổ chức cho các em thi đọc diễn cảm
trong phần luyện đọc diễn cảm với những hình thức khác nhau như:
* Thi đọc giữa nam và nữ:
Cách tiến hành: Gọi một học sinh nam, một học sinh nữ cùng đọc một câu
hoặc một đoạn đã định. Sau đó cho học sinh khác nhận xét cách đọc của hai bạn.
Cách làm này vừa giúp so sánh được mức độ đọc của các em, đồng thời
cũng giúp cho những em đọc chưa tớt có hướng phấn đấu đọc bằng bạn.
* Thi đọc tiếp sức:
Đây cũng là một hình thức được tôi vận dụng một cách linh hoạt và đạt
hiệu quả cao trong các giờ học.
Ví dụ: Khi dạy bài Hành trình của bầy ong
Chắt trong vị ngọt/ mùi hương
Lặng thầm thay/ những con đường ong bay
Trải qua/ mưa nắng/ vơi đầy.
Men trời đất/ đủ làm say đất trời.
Bầy ong/ giữ hộ cho người
Những mùa hoa/ tàn phai tháng ngày..

Đây là những câu thơ lục bát cần có giọng đọc trải dài, tha thiết nhấn
giọng vào các từ gợi tả, gợi cảm để thể hiện lòng cảm phục của tác giả trước
hành trình bền bỉ và không ngừng sáng tạo của bầy ong đã dâng cho đời những
giọt mật thơm ngon.
Cách tiến hành: Chọn ra 2 đội chơi, mỗi đội 4 em đứng thành hàng ngang,
xếp theo thứ tự 1, 2, 3, 4. Các em sẽ được đọc nối tiếp nhau hết 4 dòng thơ sao
cho đúng và hay. Trong khoảng thời gian 15 giây nếu nhóm nào đọc đúng, thuộc
đoạn thơ( không đọc thừa, thiếu, sai tiếng nào), đọc diễn cảm (thể hiện đúng
giọng đọc: chậm rãi, trầm lắng để diễn tả tâm trạng và ý nghĩ của người cha khi
gặp lại chính mình trong ước mơ của con trai) thì đợi đó thắng c̣c.
Sau khi hai đợi thi xong, tôi lấy ý kiến nhận xét của học sinh trong lớp để
bầu ra nhóm đọc hay nhất. Như thế vừa phát huy được khả năng nhận biết của
học sinh, vừa thu hút sự chú ý tập trung lắng nghe của các em. Cuối cùng giáo
viên tổng kết và chọn, tuyên dương nhóm đã giành chiến thắng bằng cách trao
thưởng cho đội thắng cuộc bằng những bông hoa điểm tớt để đợng viên khún
khích các em...

17


Chính những hình thức đó đã tạo cho các em niềm say mê, thích thú,
khơng khí nhợn nhịp, sơi nởi hào hứng trong giờ học. Dần dần tôi nhận thấy rõ
sự tiến bộ không ngừng ở các em.
3. Các hình thức ngoài giờ học.
Song song với việc cung cấp các kiến thức trong giờ học thì các hình thức
ngoài giờ học cũng rất bở ích và lí thú. Các hình thức này được tôi tiến hành
thông qua các con đường:
3a1 Tạo niềm say mê hứng thú đọc cho học sinh thơng qua việc khuyến khích và
rèn thói quen đọc sách báo.
Sách báo là món ăn tinh thần sảng khối có hiệu quả tốt nhất trong việc

rèn kĩ năng đọc cho học sinh. Xác định được tầm quan trọng như vậy, tôi đã phát
động phong trào thi đua “Đọc sách báo” trong học sinh. Mỗi t̀n có tiết hoạt
đợng tập thể với nội dung “Đọc truyện” tôi cho các em xuống thư viện của
trường để đọc. Tôi chọn ra 4 em là tổ trưởng các tổ làm ban chủ nhiệm. Các em
này đều là những em có ý thức trách nhiệm, chăm chỉ. Mỗi em có 1 qủn sở
riêng dùng để ghi danh sách tổ viên của mình để theo dõi việc đọc của các bạn
trong tổ. Công việc này được tơi tiến hành bằng cách: Trước hết, tơi khún
khích các em đọc báo thiếu nhi, truyện tranh để gây hứng thú cho các em. Vì đối
với trẻ ở Tiểu học, các em rất thích những tranh ảnh, hình vẽ đẹp. Sau đó tơi
hướng dẫn các em đọc sách có nợi dung văn học, trụn cở tích, trụn ngụ
ngơn để các em có dịp hiểu thêm nợi dung tác phẩm, tính cách nhân vật, mở
rộng vốn kiến thức văn học, tạo đà cho việc thể hiện các văn bản trong giờ học
được đúng và dễ dàng hơn. Thời gian đầu của công việc tôi theo dõi rất sát sao
việc đọc của các em để phát hiện, phân loại đối tượng ra thành các nhóm sau:
* Nhóm các em ham thích và có thói quen đọc sách báo.
* Nhóm các em chưa ham thích đọc sách báo.
* Nhóm các em ít đọc và chưa có ý thức đọc.
Phân loại được các nhóm đối tượng nêu trên, tôi lại phân công thêm các
em đã ham thích và có thói quen đọc sách báo kết hợp với tổ trưởng đôn đốc,
tiếp cận các em ít đọc, chưa có ý thức đọc nên chăm đọc sách báo hơn. Để đánh
giá được đúng mức, thực chất kết quả của việc làm, tôi thường đặt ra những yêu
cầu khi đọc cho các em, đó là: Câu chuyện con đọc có nội dung gì ? Nhân vật
chính trong truyện là ai ? ý nghĩa của câu chuyện là gì ?... Ći t̀n có đánh
giá tởng kết, tun dương khen thưởng kịp thời cho những em tiến bộ, ham đọc
bằng cách ghi tên vào bảng danh dự hoặc thưởng các món quà nhỏ cho các em
như: bút chì, nhãn vở, thước kẻ ... Dần dần phong trào này của lớp tôi diễn ra rất
sôi nổi, hào hứng với hình thức này. Trước kia trong lớp tôi nhiều em đọc chưa
tốt, chưa hay mà đến nay đã đọc hay và diễn cảm.
3a2. Tập làm phát thanh viên Đài truyền hình, Đài tiếng nói Việt Nam:
Ở trẻ Tiểu học, các em rất hiếu đợng, hay bắt chước, thích tị mị tìm hiểu

những điều mới lạ. Vì thế tôi đã cho ghi băng giọng đọc của một số phát thanh
viên của Đài truyền hình Việt Nam như: Trần Quang Minh, Nguyễn Hoài Anh,
Nguyễn Trần Vân Anh ...

18


Tiến hành chơi: Tôi chia lớp thành 4 tổ. Tôi mở băng cho các em nghe
từng giọng đọc một. Trước khi mở băng tôi đặt ra các câu hỏi như:
- Giọng đọc này của ai ?
- Ai bắt chước đúng được cách đọc sau ?
Khi giọng đọc của băng vừa hết, tở nào có tín hiệu trước thì đại diện tở đó
sẽ được trả lời câu hỏi, tở nào làm đúng sẽ được tặng lá cờ màu đỏ, vào cuối
buổi có tởng kết khen thưởng.
Những lần thực tập này, tơi nhận thấy các em rất thích thú tham gia. Hoạt
đợng vui chơi bở ích này cịn làm sáng tỏ phương pháp “Học mà chơi, chơi mà
học”. Cũng từ hình thức này tôi đã củng cố cho các em những kiến thức về cách
đọc. Hơn nữa nó cịn để lại trong tâm trí các em những kỉ niệm sâu sắc khó
qn.
3a3.Tập phát thanh tin tức:
Để có nhiều hình thức phong phú và lí thú với các em. Tơi cịn hướng dẫn
các em tập phát thanh tin tức trong lớp. Đây cũng là hình thức mang lại hiệu quả
không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng đọc cho học sinh. Phương pháp này
được tiến hành bằng cách khún khích phát đợng phong trào viết thơ, văn theo
chủ đề.
Ví dụ:- Viết mợt bài thơ về mái trường.
- Mái trường là “tổ ấm thứ hai của em”. Hãy viết một đoạn văn ngắn (5 7 câu) nói về tở ấm đó.
- Viết thơ nói về Bác Hồ.
- Viết về các gương người tốt, việc tốt.
- Viết một đoạn văn ngắn (5 - 7 câu) nói lên cảm xúc của em khi mùa

xuân đến.
Sau đó tơi chọn 5 em trong lớp thành lập nhóm phát thanh. Các em này
đều là những học sinh Hoàn thành tớt, có giọng đọc to, hay và truyền cảm để dễ
thu hút được sự chú ý nghe của những em khác. Bài viết của các em được nộp
vào cuối tuần cho nhóm phát thanh. Các em trong nhóm cùng tơi lựa chọn và
sắp xếp đưa vào chương trình phát thanh trong giờ sinh hoạt. Với giọng đọc
mượt mà, hấp dẫn, nhóm phát thanh đã ćn hút được sự tập trung chú ý của cả
lớp khiến các em rất thích thú và muốn tham gia vào hoạt động này. Vì thế, sau
mỗi lần tôi lại chọn và thay thế dần từng em làm phát thanh viên để lần lượt các
em trong lớp cùng được tham gia.
Để hình thức này đạt kết quả cao hơn, tơi khơng qn đợng viên, khún
khích, khen thưởng cho những em có giọng đọc tiến bợ bằng các phần thưởng
như quyển vở, bức tranh, bút chì... Việc làm này khơng những góp phần vào
việc lụn viết văn cho các em mà còn làm cho các em phát triển khả năng diễn
đạt lưu loát, rõ ràng. nâng cao được ý thức tự rèn đọc.
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG GIÁO DỤC, VỚI BẢN THÂN, ĐỒNG NGHIỆP VÀ NHÀ
TRƯỜNG.

19


Qua áp dụng một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh tôi nhận
thấy chất lượng đọc diễn cảm của các em có tiến bợ rõ rệt.
Hầu hết các em trong lớp đều biết ngắt giọng, nghỉ hơi hợp lí khi đọc và
thể hiện giọng đọc diễn cảm phù hợp với nội dung bài.
Trong giờ Tập đọc, nhất là phần luyện đọc diễn cảm, các em học tập rất
sôi nổi, hào hứng. Ngoài ra các hình thức tổ chức ngoài giờ học cũng góp phần
quan trọng trong việc rèn đọc diễn cảm cho các em.
Các em đã mạnh dạn hơn khi đọc những đoạn văn, bài văn... vốn kiến

thức về Tiếng Việt càng trở nên phong phú, tư duy phát triển, khả năng diễn đạt
rất sinh động và hồn nhiên.
Nhờ sự quan tâm rèn đọc của thầy giáo và sự giúp đỡ nhau cùng tiến bộ
mà nhiều em trước đây đọc yếu nhưng giờ đây đã mạnh dạn hơn và bước đầu
đọc lưu loát, diễn cảm.
Và sau đây là kết quả được thể hiện qua các đợt kiểm tra ở lớp 5B do tôi
phụ trách:
ĐỌC CHƯA RÕ
RÀNG,THIẾU
CHÍNH XÁC
SL
TL

Đầu năm
Giữa kì I
Cuối kì I
Giữa kì II

10
6
2
0

37%
22,2%
7,4%
0%

ĐỌC RÕ
RÀNG


ĐỌC LƯU
LOÁT

SL

TL

SL

TL

8
8
5
5

29,6%
29,6%
18,6%
18,6%

6
6
10
9

22,2%
22,2%
37%

29,6%

ĐỌC DIỄN CẢM

3
7
10
13

11,2%
26 %
37%
51,8 %

Nhìn vào đây có thể thấy ngay được kết quả học tập của các em. Chất
lượng đại trà đã được nâng lên rõ rệt. Từ kết quả ấy, tơi cịn phát hiện ra nhiều
em có năng khiếu để bồi dưỡng và tạo điều kiện phát triển.
Từ các kết quả trên chứng tỏ việc đọc càng nhuần nhuyễn bao nhiêu thì
càng chứng tỏ được sự tiếp cận, sự “cộng hưởng cảm xúc” đối với văn bản
càng tốt bấy nhiêu. Đó cũng chính là lúc đạt tới đỉnh cao của sự “thanh lọc”
trong tâm hồn người đọc .Vui hơn cả là tơi đã tạo cho các em có nhận thức đúng
đắn về vai trị quan trọng của phân mơn Tập đọc. Đặc biệt hơn các em rất say
mê và ham thích mơn học này. Giờ đây tiết Tập đọc đã thực sự trở thành niềm
mong đợi, chờ đón của các em. Đây cũng chính là kết quả mà tơi thấy rất tự hào
nhất khi đã áp dụng các biện pháp rèn đọc diễn cảm đã nêu trên.

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI
I.MỘT SỐ KẾT LUẬN RÚT RA TỪ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
Trong nhiều năm giảng dạy và sử dụng các biện pháp rèn đọc diễn cảm
cho học sinh lớp 5 như đã nêu trên, tơi thấy rất có hiệu quả. Qua đó tơi đã rút ra

những bài học q báu và những kinh nghiệm bở ích, lí thú trong việc rèn đọc
diễn cảm đó là:

20


* Muốn rèn đọc diễn cảm cho học sinh thì giáo viên phải nắm vững kĩ
năng đọc của từng em trong lớp, từ đó đề ra kế hoạch biện pháp rèn đọc cụ thể.
* Giáo viên phải luôn luôn học hỏi, nghiên cứu tài liệu để nâng cao năng
lực chuyên môn và đặc biệt phải chuẩn bị bài dạy thật chu đáo, trau dồi cho
mình kĩ năng đọc diễn cảm để làm mẫu cho học sinh noi theo.
* Thực hiện đởi mới phương pháp dạy học, phát huy vai trị chủ động
sáng tạo trong học sinh, luôn động viên khen thưởng kịp thời khi các em tiến bộ.
* Coi trọng việc rèn đọc cá nhân, rèn đọc câu, rèn đọc đoạn, bài.
* Rèn đọc cho các em phải thường xuyên, liên tục trong tất cả các giờ học
ở các phân môn.
* Tổ chức nhiều hình thức dạy học phong phú trong và ngoài giờ học
nhằm thu hút học sinh say mê luyện đọc.
II. MỘT SỐ KIẾN NGHI:
Để nâng cao chất lượng giảng dạy môn tập đọc trong nhà trường tôi xin
có mợt sớ khún nghị như sau:
*Đối với chun viên của phịng giáo dục :
- Tở chức các lớp tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học môn tập đọc,
tổ chức nhiều chuyên đề tập đọc để giáo viên được học hỏi, nâng cao chất lượng
giảng dạy.
*Đối với ban giám hiệu nhà trường :
- Chỉ đạo tốt các buổi sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề "Sinh hoạt
chuyên môn lấy học sinh làm trung tâm" từ đó đi sâu vào đởi mới phương pháp
giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực, chủ đợng sáng tạo của học sinh.
- Triển khai kịp thời các chuyên đề, hội thảo về chuyên môn do cấp trên

triển khai.
* Đối với giáo viên:
- Không ngừng công tác tự học tự bồi dưỡng để nâng cao trình đợ nghiệp
vụ.
- Tích cực tham gia vào các buổi dự giờ thao giảng, hội thảo chuyên môn
trong việc đổi mới công tác dạy học.
Trong khuôn khổ hạn hẹp về những suy nghĩ và việc làm của riêng cá
nhân tôi, chắc rằng không tránh khỏi những hạn chế, sai sót, những vấn đề chưa
đề cập tới. Đơi dịng viết lại những suy nghĩ và việc làm của bản thân, rất mong
được sự góp ý chân thành của Ban giám hiệu và các bạn đồng nghiệp để sáng
kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn và giúp tôi nâng cao tay nghề
trong giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy để đáp ứng được nhu
cầu phát triển của xã hội hiện nay.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Yên Thọ, ngày 24 tháng 3 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.

21


QUÁCH THANH HUY

22




×