Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Một số biện rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 1a trường tiểu học vạn xuân, huyện thường xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 22 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Ở Tiểu học, môn Tiếng Việt có vị trí đặc biệt quan trọng. Học tốt môn
Tiếng Việt, các em có cơ sở để diễn đạt tốt và tiếp thu tốt các môn học khác.
Trong bốn kĩ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết thì Kĩ năng Nói có vị trí thứ hai trong
yêu cầu cơ bản cần đạt của học sinh. Trong học tập, với phương pháp dạy học
phát huy tính tích cực của học sinh, các em cần phải được trình bày ý kiến bằng
lời nói trong việc mô tả, giải thích ... các nội dung kiến thức của bài học. Hơn
nữa, trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, Kĩ năng Nói là một kĩ năng quan
trọng không thể thiếu trong giao tiếp và là một kĩ năng sống cơ bản và cần thiết
ở mỗi học sinh. Vì vậy các em rất cần và xứng đáng được quan tâm trong việc
rèn luyện kĩ năng nói để hướng tới mục tiêu có kĩ năng giao tiếp, ứng xử tốt.
Nếu học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp 1 nói riêng có kĩ năng nói tốt, các
em sẽ luôn mạnh dạn, tự tin trong việc trình bày suy nghĩ, hiểu biết và chia sẻ ý
kiến cá nhân trước lớp. Có kĩ năng nói tốt, các em sẽ biết diễn đạt rõ ràng, mạch
lạc, mạnh dạn trình bày suy nghĩ của mình cũng như việc trình bày ý kiến nhận
xét, đánh giá, góp ý xây dựng bài ... Có kĩ năng nói tốt sẽ giúp các em luôn tự tin
trong giao tiếp, trình bày các nội dung một cách rõ ràng, trôi chảy, dễ hiểu nên
sẽ luôn gây được tình cảm và sự chú ý lắng nghe của mọi người.
Ở bậc tiểu học, học sinh ở mỗi khối lớp với mỗi độ tuổi khác nhau, do đó
yêu cầu cần đạt về Kĩ năng Nói đối với học sinh ở mỗi khối lớp cũng khác nhau.
Song, từ thực tế công tác dạy học ở trường Tiểu học Vạn Xuân, huyện Thường
Xuân cho thấy, đa số học sinh đều còn rất hạn chế về Kĩ năng Nói (Kĩ năng Giao
tiếp).
Là một giáo viên đã công tác ở trường nhiều năm, tôi nhận thấy Kĩ năng
Nói của các em còn nhiều hạn chế đã ảnh hưởng không tốt đến việc học tập và
giao tiếp trong các hoạt động và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của các em.
Qua nhiều nguồn thông tin trên các sách, báo, đài, ti vi, mạng Internet, ...
tôi đã được chứng kiến có rất nhiều học sinh ở lứa tuổi tiểu học có Kĩ năng Nói
rất tốt, thậm chí có những em mới chỉ học lớp 1 nhưng nói năng rất lưu loát, rõ
ràng, nói đúng nội dung và thể hiện rõ khả năng trình bày ý kiến bằng lời trước


nhiều người rất thuyết phục và luôn chiếm được tình cảm của mọi người.

1


Tôi suy nghĩ, trăn trở và muốn tìm cách khắc phục những hạn chế trong
giao tiếp của các em học sinh trường Tiểu học Vạn Xuân ngay từ khi các em còn
đang học lớp 1. Tôi lựa chọn nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm Một số biện
pháp rèn Kĩ năng Nói cho học sinh lớp 1A, trường Tiểu học Vạn Xuân, huyện
Thường Xuân. Mong muốn sẽ giúp các em có được kĩ năng nói tốt, hướng tới có
khả năng giao tiếp, ứng xử tốt trong học tập, hoạt động và cuộc sống hàng ngày.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu để tìm ra phương pháp rèn luyện Kĩ năng Nói cho học sinh
lớp 1A, trường Tiểu học Vạn Xuân, huyện Thường Xuân giúp các em có kĩ năng
nói tốt (biết nói đúng nội dung, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, trôi chảy, lời lẽ trong
sáng, tự nhiên), hướng tới có kĩ năng giao tiếp, ứng xử tốt trong học tập, sinh
hoạt và cuộc sống hàng ngày.
- Từ những kinh nghiệm đã được đúc rút trong việc thực hiện các biện
pháp rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 1A đạt hiệu quả cao, bản thân sẽ tiếp tục
vận dụng linh hoạt và sáng tạo trong việc rèn luyện kĩ năng nói, kĩ năng giao
tiếp, ứng xử (Kĩ năng sống) cho các lớp học sinh trong những năm công tác tiếp
theo.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Kĩ năng nói của học sinh lớp 1A trường Tiểu học Vạn Xuân, huyện
Thường Xuân.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
1. Phương pháp Quan sát
2. Phương pháp Điều tra, khảo sát
3. Phương pháp Thống kê số liệu
4. Phương pháp Thực nghiệm

5. Tổng kết nghiên cứu
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
Từ xưa, nhân dân ta đã có câu: “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà
nói cho vừa lòng nhau". Qua câu nói trên, chúng ta thấy ông cha chúng ta đã xác
định rõ tầm quan trọng của lời nói. Trong giao tiếp, lời lẽ phải có sự lựa chọn,
cân nhắc, vì mỗi khi lời nói đã nói ra thì không sao rút lại được. Chính vì thế
việc giúp học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp 1 nói riêng có được Kĩ năng

2


Nói tốt (nói rõ ràng, gãy gọn, đủ ý và phù hợp trong mọi tình huống giao tiếp) là
một nhiệm vụ quan trọng trong công tác giảng dạy và giáo dục của mỗi giáo
viên.
Bằng hoạt động luyện nói, giáo viên sẽ giúp các em sử dụng và phát huy
vốn ngôn ngữ mẹ đẻ, nói đúng cấu trúc ngữ pháp, mở rộng thêm vốn từ ngữ, ...
Từ đó, Kĩ năng nói của các em được hình thành và rèn luyện thường xuyên, làm
cơ sở nền tảng cho việc tiếp thu tri thức sau này. Đồng thời, việc rèn luyện kĩ
năng nói thường xuyên sẽ góp phần hình thành ở các em thói quen, ý thức giữ
gìn sự giàu đẹp và trong sáng của tiếng Việt, góp phần phát triển toàn diện nhân
cách con người.
Kĩ năng nói của các em được rèn luyện không chỉ thông qua các hoạt
động học tập ở trường mà còn được rèn luyện thông qua các hoạt động ở gia
đình và xã hội. Những nội dung và yêu cầu hướng tới ở các em đó là những kĩ
năng đầu đời và cơ bản cho các em trong học tập, sinh hoạt ... Đó là những
chuẩn mực, quy tắc giao tiếp, cách chào hỏi, cách nói lời cảm ơn, xin lỗi, cách
nói lời chia sẻ, nhận xét, xử lí tình huống, cách nói lời yêu cầu đề nghị ... Thông
qua đó giúp các em có sự chia sẻ, hội nhập và tiếp cận cộng đồng.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

- Trường Tiểu học Vạn Xuân là một trường thuộc xã miền núi của huyện
thường Xuân. Học sinh trong trường chủ yếu gồm các dân tộc Kinh và Thái,
trong đó đa số học sinh là con em các gia đình thuộc dân tộc Thái. Kinh tế chủ
yếu ở địa phương là sản xuất nông nghiệp nên đời sống của nhân dân còn nhiều
khó khăn. Trình độ dân trí không đồng đều, trong đó có một bộ phận trình độ
dân trí còn thấp. Sự quan tâm của một số gia đình đến việc học tập của con cái
còn hạn chế, dẫn đến kết quả học tập và giáo dục của con cái chưa cao.
- Kĩ năng Nói (Kĩ năng Giao tiếp) của đa số học sinh trong trường đều rất
hạn chế, bởi vậy khả năng giao tiếp của đa số các em chưa tốt.
Qua hoạt động thăm lớp, dự giờ, qua việc giao tiếp, trò chuyện với học
sinh trong trường, tôi nhận thấy một số hạn chế trong kĩ năng nói (kĩ năng giao
tiếp) của các em như sau:
- Với học sinh các khối lớp 4 và 5, nhiều em còn hạn chế ở kĩ năng dùng
từ, diễn đạt ý; khi trả lời câu hỏi thường nói nhỏ, rụt rè, nhút nhát; khi trình bày

3


ý kiến còn thiếu sự trôi chảy, thiếu tự tin, còn nghèo nàn về vốn từ ngữ, hạn chế
trong việc sử dụng từ ngữ trong giao tiếp hàng ngày ...
- Với học sinh khối lớp 2 và 3, ngôn ngữ diễn đạt còn nghèo nàn, thiếu lô
gic, nói không đủ ý, chưa thành câu; thiếu tự tin trong việc trình bày ý kiến cá
nhân trước lớp; không tự tin khi phát biểu ý kiến chia sẻ, nhận xét về các nội
dung học tập với bạn, nhóm bạn; ... Đặc biệt hầu hết các em khối lớp 2, 3, 4 và
5đều rất hạn chế trong việc thực hành kĩ năng nói lời cảm ơn, xin lỗi trong
những tình huống cần thiết, các em cảm thấy rất ngại ngùng trong việc nói lời
cảm ơn khi được nhận lời khen của cô giáo, sự giúp đỡ của bạn, hay ngại nói lời
xin lỗi khi lỡ mắc khuyết điểm hay lỡ làm phiền người khác, ...
- Với học sinh khối lớp 1, nhiều em nhút nhát, khi cô giáo hỏi, có nhiều
em không biết nói câu trả lời thế nào, không dám trình bày, chia sẻ với các bạn

những điều mình nghĩ, mình biết hoặc có nói thì cũng nói trống không, không rõ
nghĩa. Thậm chí có một số em còn phát âm chưa rõ ở một số tiếng (nói ngọng).
Nhiều em (dân tộc Thái) còn rất hạn chế trong việc nói tiếng phổ thông, các em
còn nghèo nàn về vốn từ, hạn chế trong việc diễn đạt bằng lời nói, ... Đặc biệt có
nhiều em có thói quen nói đảo ngữ ở nhiều trường hợp không cần thiết (đây là
thói quen trong cách nói của đa số người dân tộc Thái ở Vạn Xuân, Thường
Xuân).
Ví dụ: Học sinh hỏi cô giáo:
- Cô giáo có đi xem xiếc không, tối hôm qua ấy?
hoặc, học sinh hỏi bạn:
- Bạn có đi đá bóng không, chiều nay ấy?
Hay, khi cô giáo hỏi một số học sinh trong lớp:
- Nhà em có mấy con trâu?
- Học sinh 1: Có một con thôi, nhà em ấy.
- Học sinh 2: Có năm con luôn, nhà em ấy.
(Đúng ra các em cần hỏi:
- Tối hôm qua, cô giáo có đi xem xiếc không?
Hoặc:
- Chiều nay, bạn có đi đá bóng không?
Hay các em cần trả lời:
- Nhà em có một con thôi.

4


- Nhà em có năm con luôn.
- ...
Nhưng thực tế có rất ít em biết nói câu hỏi, câu trả lời đúng như vậy)
- Năm học 2016 - 2017, Tôi được giao nhiệm vụ dạy các môn văn hóa và
chủ nhiệm lớp 1A. Sĩ số lớp gồm 24 học sinh, trong đó học sinh nam: 14 em,

học sinh nữ: 10 em. Học sinh dân tộc Kinh: 4 em; Học sinh dân tộc Thái: 20 em.
Khảo sát đầu năm về kĩ năng nói của 24 học sinh trong lớp, kết quả như sau:

Năm
học

20162017

Sĩ số

24

Thời
điểm

Tháng
9/2016

Số học sinh
nhút nhát, ít
phát biểu,
hoặc nói còn
ngọng

Số học sinh
nói mạch
lạc, diễn đạt
tốt

Số học sinh

nói đủ ý

Số học sinh
nói chưa đủ
ý

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

0

0

2

8,6


12

50,0

10

41,4

(Bảng khảo sát về Kĩ năng Nói của học sinh lớp 1A, thời điểm 10/ 9 /2016)

2.2.1. Nguyên nhân chủ quan
* Về phía giáo viên
- Việc rèn luyện Kĩ năng Nói cho học sinh trong nhà trường chưa thực sự
được chú trọng và quan tâm đúng mức. Trong giờ học Tiếng Việt, thời lượng
dành cho hoạt động nói của học sinh còn quá ít. Giáo viên chưa thực sự chủ
động tạo nhiều cơ hội để học sinh được luyện nói mà thường quan tâm nhiều
hơn đến rèn các kĩ năng đọc, viết và đôi khi có phần lơ là, còn xem nhẹ trong
việc rèn kĩ năng nói cho các em.
- Giáo viên chưa tập trung tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lý, môi trường
sống của học sinh, chưa thật sự hiểu những khó khăn học sinh còn vướng phải
trong thực hành luyện nói, chưa thực sự quan tâm đến những học sinh ít nói,
những học sinh nghèo nàn về ngôn ngữ, vì sợ gọi những em này trả lời sẽ làm
mất nhiều thời gian. Thực tế này vô tình giáo viên đã làm cho những học sinh
rụt rè, nhút nhát ngày càng trở nên nhút nhát hơn.
- Nhiều khi giáo viên nêu câu hỏi hoặc đưa ra các tình huống chưa phù hợp
với từng đối tượng học sinh trong lớp đẫn đến việc luyện nói kém hiệu quả.
- Giáo viên có quan tâm sửa lỗi cho học sinh khi luyện nói nhưng chưa thực
sự thường xuyên và kiên trì.

5



- Chưa thực sự chủ động phối kết hợp với gia đình học sinh và các lực
lượng giáo dục khác để cùng làm tốt công tác rèn luyện kĩ năng nói cho các em.
* Về phía học sinh
- Do học sinh lớp 1 còn nhỏ, các em rất hiếu động, dễ nhớ nhưng lại chóng
quên nên việc ghi nhớ lời thầy cô dạy là chưa vững chắc.
- Chưa chú ý lắng nghe một cách tích cực khi giáo viên nêu yêu cầu nên
đến lúc trình bày thường nói không đúng nội dung hoặc nói chưa đủ ý. Một số
trường hợp chỉ trả lời một tiếng là “có” hoặc “không” mà chưa giải thích được
vì sao có, vì sao không ?
- Còn ỷ lại, nói theo bạn, chưa thực sự tích cực suy nghĩ để tìm ra câu trả
lời của chính mình.
- Do vốn từ của các em còn nghèo nàn, kĩ năng sử dụng từ ngữ trong việc
diễn đạt còn vụng về, hạn chế.
- Một phần do ảnh hưởng bởi thói quen theo cách nói của địa phương (lôgic
trong diễn đạt)
* Về phía gia đình
Nhiều gia đình chưa thực sự quan tâm trong việc rèn luyện cho con cách
nói năng, cách giao tiếp, ứng xử hàng ngày. Một số gia đình, người lớn chưa
thực sự mẫu mực trong lời nói, trong giao tiếp, ứng xử hàng ngày nên đã phần
nào ảnh hưởng không tốt đến việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp của các em.
2.2.2 Nguyên nhân khách quan
- Do đặc thù vùng miền và dân trí không đồng đều, trường nằm ở vùng
sâu, vùng xa, học sinh còn nhiều thiếu thốn, khó khăn, môi trường giao tiếp hẹp,
ít có điều kiện tiếp cận với môi trường mới lạ nên ngôn ngữ diễn đạt trong giao
tiếp phần nào còn hạn chế.
- Phụ huynh chưa có điều kiện dành nhiều thời gian ngồi học, trò chuyện
hoặc đưa con đi chơi, giải trí trong những dịp cuối tuần để các em có điều kiện
giao tiếp với mọi người, với môi trường mới lạ.

2.3. Các biện pháp thực hiện
2.3.1. Tăng cường rèn Kĩ năng Nói trong môn Tiếng Việt (Tiếng Việt
lớp 1 - Công nghệ giáo dục)
- Trước hết, giáo viên cần xác định rõ Kĩ năng Nói là một trong bốn kĩ
năng quan trọng của môn Tiếng Việt ở tiểu học, vì vậy việc rèn luyện kĩ năng

6


nói cho học sinh qua môn Tiếng Việt là nhiệm vụ hết sức quan trọng và không
thể thiếu được trong mỗi bài dạy Tiếng Việt trên lớp của mỗi giáo viên.
- Để học sinh được quan tâm rèn luyện kĩ năng nói một cách đúng mức.
Trong mỗi bài dạy Tiếng Việt lớp 1- Công nghệ giáo dục, giáo viên cần linh hoạt
trong việc phân chia thời lượng ở từng Việc sao cho hợp lí, nhằm đảm bảo lượng
thời gian cho học sinh tiếp thu đầy đủ kiến thức bài học cũng như việc đảm bảo
lượng thời gian cho học sinh được rèn luyện các kĩ năng học tập, trong đó việc
quan tâm dành một lượng thời gian hợp lí để các em được rèn luyện kĩ năng nói
là hết sức cần thiết.
- Khi tổ chức và hướng dẫn cho học sinh luyện nói, giáo viên cần lựa chọn
nội dung luyện nói từ dễ đến khó, phù hợp với năng lực học tập của từng đối
tượng học sinh trong lớp. Thường xuyên quan tâm, khích lệ để học sinh tự giác
tham gia luyện nói một cách tự nhiên và tích cực, nhằm giúp các em rèn luyện kĩ
năng nói đạt hiệu quả nhất.
Để việc rèn luyện kĩ năng nói cho các em trong môn Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục được tốt, tôi đã thực hiện như sau:
+ Trong thời gian khoảng 3 tuần đầu năm học, tôi hướng dẫn để các em
nắm bắt và dần làm quen với "Quy trình 4 việc" của một bài học Tiếng Việt lớp
1 - Công nghệ giáo dục, giải thích rõ để các em hiểu được các nhiệm vụ học tập
ở từng việc là gì. Qua đó, bước đầu giúp các em chủ động và tự tin trong "cách
học".
+ Ở giai đoạn đầu năm học, các em mới vào lớp 1 nên còn rất nhiều bỡ

ngỡ, nhiều em còn rụt rè, nhút nhát, vốn từ ngữ phổ thông của các em còn nghèo
nàn, các kĩ năng Tiếng Việt (Nghe - Nói - Đọc - Viết) của các em đều còn rất hạn
chế. Vì vậy, trong mỗi bài dạy của môn Tiếng Việt, khi hướng dẫn các em thực
hiện các nhiệm vụ học tập đến đâu tôi luôn quan tâm nhắc nhở, uốn nắn đến đấy,
dần dần các em đã quen với "cách học" và chất lượng học tập ngày càng được
cải thiện.
Riêng ở hoạt động luyện nói tôi hướng dẫn thật cụ thể, như: Nhắc học
sinh lắng nghe cô nêu yêu cầu, sau đó yêu cầu học sinh nhắc lại xem các em đã
nắm được nội dung cô yêu cầu thực hiện chưa, nếu các em vẫn chưa hiểu rõ yêu
cầu thì tôi giải thích cho các em hiểu. Khi các em đã hiểu ra vấn đề, giáo viên
tiến hành cho các em tập nói theo nhóm nhỏ (nhóm đôi). Trong lúc các em luyện

7


nói, cô đến các nhóm để quan sát, lắng nghe và giúp đỡ, uốn nắn cách nói cho
các em. Đến phần trình bày trước lớp, tôi khuyến khích để các em tích cực và tự
tin hơn khi nói, khuyến khích các em mạnh dạn đưa ra ý kiến nhận xét, chia sẻ
với bạn, nhóm bạn hoặc góp ý với bạn, nhóm bạn để cùng học tập và rút kinh
nghiệm lẫn nhau.
+ Với những học sinh nói đủ ý, mạch lạc, diễn đạt tốt hơn, tôi luôn khuyến
khích các em phát huy những điểm mạnh này và khuyên các em cần khéo léo
lựa chọn, sử dụng từ ngữ sao cho phù hợp, giúp cho việc diễn đạt được hay hơn
trong trong mọi tình huống.
+ Khi yêu cầu các em cùng nói về một vấn đề nào đó, có những em chỉ đưa
ra câu trả lời giống y như bạn chứ chưa biết tìm ra câu nói theo suy nghĩ của
riêng mình để cùng trao đổi, chia sẻ hay tranh luận với bạn. Trong trường hợp
này, tôi đã gợi ý, dẫn dắt để các em hiểu và nói lên được những câu nói của
riêng mình để nội dung luyện nói được mở rộng, sâu sắc và sinh động hơn.
+ Đối với những học sinh thiếu tự tin, rụt rè, ít nói, tôi thường chia nhỏ câu

hỏi và hỏi nhiều lần, đặc biệt luôn quan tâm động viên để các em nói một cách
tích cực, tôi luôn ghi nhận những đóng góp dù nhỏ của các em; với những
trường hợp các em nói quá nhỏ cả lớp đều không nghe thấy thì giáo viên sắp xếp
cho các em ngồi bàn ở khoảng giữa lớp và giải thích cho các em hiểu là nói nhỏ
như thế thì các bạn không nghe và không tham gia xây dựng bài tốt được, lớp
học sẽ rất buồn ... . Từ đó, yêu cầu các em nói lại, ở mỗi lần nói lại, tôi yêu cầu
các em nói to hơn, to hơn nữa, dần dần các em sẽ quen với âm lượng nói thế nào
là đủ nghe.
+ Với những học sinh diễn đạt ngôn ngữ còn vụng về, thiếu tính lô gic, sau
mỗi lần các em nói, tôi quan tâm hướng dẫn giúp các em biết cách sắp xếp lại
thứ tự những nội dung cần nói, ý nào cần nói trước, ý nào cần nói sau và lưu ý
về cách diễn đạt sao cho phù hợp với yêu cầu đặt ra.
+ Trong khi các em luyện nói, tôi quan tâm lắng nghe để phát hiện ra
những lỗi về phát âm của các em (lỗi phát âm do phương ngữ hoặc do nói còn
ngọng, ...) hay lỗi về việc dùng từ chưa hợp lí, ... Tùy vào từng trường hợp cụ
thể, tôi luôn ân cần giúp các em sửa lỗi ngay và khuyến khích các em nói lại để
ghi nhớ.

8


+ Khi tổ chức đàm thoại ở lớp, trước hết, tôi thường nêu yêu cầu một cách
rõ ràng để tất cả mọi học sinh trong lớp đều được nghe rõ và hiểu được yêu cầu
cô giáo vừa nêu ra. Trong khi đàm thoại, tôi luôn chú ý đến mọi đối tượng học
sinh trong lớp, luôn đưa ra các tình huống hợp lí để tất cả các em đều được tham
gia và tạo điều kiện tốt nhất để phát huy tối đa khả năng học tập của các em,
Ví dụ: Khi dạy từng bài học của môn TiếngViệt lớp 1– Công nghệ giáo dục, học
sinh đều được rèn luyện kĩ năng nói theo 4 mức độ: nói To - nói Nhỏ - nói Nhẩm
- nói Thầm (việc 1 và việc 3 – sách Tiếng Việt lớp 1- Công nghệ giáo dục tập 1
và tập 2); hay các em được luyện nói dưới hình thức hỏi – đáp (việc 2 – sách

Tiếng Việt lớp 1- Công nghệ giáo dục tập 3)
Ban đầu, các em thường trả lời có ý đúng nhưng chưa thành câu, giáo viên
cần chú ý uốn nắn, sửa chữa ngay và hướng dẫn kĩ để các em hiểu, nhớ và thực
hiện tốt việc luyện nói trước lớp.
Ví dụ 1:
Khi dạy bài Tách lời ra từng tiếng (Tiếng Việt lớp 1- Công nghệ giáo dục,
tập 1, trang 7), tôi hướng dẫn các em học lời ca về Bác Hồ và tập nói theo 4 mức
độ ( nói To - nói Nhỏ - nói Nhẩm - nói Thầm).
Giáo viên đọc mẫu và dạy cho các em đọc thuộc lời ca về Bác Hồ:
Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.
+ Hướng dẫn học sinh nói to: Giáo viên giải thích và làm mẫu: Nói to là
nói cho cả lớp nghe. Giáo viên nói to từng tiếng và vỗ tay to một lần khi nói mỗi
tiếng, sau đó hướng dẫn học sinh thực hiện:
Tháp Mười đẹp nhất bông sen
(vỗ tay to)
x
x
x
x
x
x
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.
(vỗ tay to)
x x x
x x x x x
+ Hướng dẫn học sinh nói nhỏ: Giáo viên giải thích và làm mẫu: Nói nhỏ
là nói cho mình và bạn bên cạnh nghe thôi. Giáo viên nói nhỏ từng tiếng, năm
đầu ngón tay phải vỗ vào lòng bàn tay trái khi nói từng tiếng, sau đó hướng dẫn
học sinh thực hiện:

Tháp Mười đẹp nhất bông sen
(vỗ nhỏ)
x
x
x
x
x
x

9


Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.
(vỗ nhỏ)
x x x
x x x x x
+ Hướng dẫn học sinh nói nhẩm: Giáo viên giải thích và làm mẫu: Khi nói
nhẩm, ta không nói thành tiếng, chỉ mấp máy môi. Giáo viên nói nhẩm từng
tiếng, khi nói một tiếng, gõ khẽ ngón tay trỏ phải vào lòng bàn tay trái một cái,
sau đó hướng dẫn học sinh thực hiện:
Tháp Mười đẹp nhất bông sen
(gõ khẽ)
x
x
x
x
x
x
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.
(gõ khẽ)

x x x
x x x x x
+ Hướng dẫn học sinh nói thầm: Giáo viên giải thích và làm mẫu: Khi nói
thầm, ta không nói thành tiếng, chỉ nghĩ thầm trong đầu. Giáo viên nói thầm
(nghĩ thầm) từng tiếng, khi nói thầm một tiếng, gõ khẽ ngón tay trỏ phải vào
ngón tay trỏ trái một cái, khi nói đến tiếng cuối cùng thì nói to lên. Hướng dẫn
học sinh thực hiện nói thầm (nghĩ thầm):
Tháp Mười đẹp nhất bông sen
(gõ khẽ)
x
x
x
x
x
x
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.
(gõ khẽ)
x
x
x
x x x x x
(Học sinh đồng thanh tiếng Hồ)
Khi học sinh đã hiểu và biết nói theo 4 mức độ to - nhỏ - nhẩm - thầm,
giáo viên sẽ thống nhất với học sinh dùng kí hiệu hình vuông (vẽ ở lề trái của
bảng lớp) để quy định về 4 mức độ nói (đọc) to - nhỏ - nhẩm - thầm:...................
Trong suốt quá trình học những bài tiếp theo, giáo viên chỉ cần chỉ thước
vào những kí hiệu này mỗi khi yêu cầu học sinh thực hiện việc luyện nói (hay
luyện đọc). Với hoạt động luyện nói như vậy sẽ giúp các em hiểu được khi nào
cần nói to, khi nào cần nói nhỏ, ... và sẽ biết tự điều chỉnh âm lượng khi nói sao
cho phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, góp phần nâng cao hiệu quả giao tiếp.

Ví dụ 2:
Khi dạy bài Nước Việt Nam ta (Tiếng Việt lớp 1- Công nghệ giáo dục, tập
3, trang 4), giáo viên hỏi:
- Khi mới dựng nước,Vua Hùng đặt tên nước ta là gì? (Học sinh thường trả
lời không thành câu: Là Văn Lang). Lúc này giáo viên hướng dẫn và yêu cầu

10


học sinh nói lại cho thành câu như sau: Khi mới dựng nước,Vua Hùng đặt tên
nước ta là Văn Lang.
Hoặc với câu hỏi:
- Hiện nay, nước ta có tên là gì? (Học sinh thường trả lời: Là Việt Nam).
Lúc này giáo viên yêu cầu và giúp học sinh biết nói lại cho thành câu như sau:
Hiện nay, nước ta có tên là Việt Nam.
Ví dụ 3: Khi dạy bài Các Vua Hùng (Tiếng Việt lớp 1- Công nghệ giáo
dục, tập 3, trang 6), giáo viên hỏi:
- Con trai cả của Lạc Long Quân và Âu Cơ lên làm vua xưng là gì? (Học
sinh thường trả lời: Là Hùng Vương). Lúc này giáo viên cần hướng dẫn để học
sinh biết nói lại cho thành câu như sau: Con trai cả của Lạc Long Quân và Âu
Cơ lên làm vua xưng là Hùng Vương.
...

Học sinh lớp 1A trong giờ học Tiếng Việt

+ Giáo viên cần lưu ý, để tạo nên ấn tượng tốt cho các em, khi giảng dạy
nói chung và khi đàm thoại nói riêng, giáo viên phải thực sự gương mẫu trong

11



lời nói. Giáo viên cần nói đủ ý, diễn đạt gãy gọn và trong quá trình rèn luyện kĩ
năng nói cho học sinh qua từng câu, từng bài, giáo viên cần kiên trì, không vì
nóng vội mà quát nạt, giận dỗi hay trách phạt học sinh. Phải hết sức cởi mở, nhã
nhặn với tất cả các đối tượng học sinh trong lớp để tạo không khí vui vẻ, phấn
chấn giúp các em có cảm giác thoải mái thì hoạt động nói mới diễn ra một cách
thuận lợi.
+ Nên chú trọng tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý, những khó khăn, bất hạnh
của học sinh trong lớp để có sự chia sẻ, thông cảm, tạo cơ hội để các em được
luyện nói tốt; động viên các em nói tích cực, giúp các em mạnh dạn hơn bắt đầu
từ những điều đơn giản nhất, dần dần tăng mức độ khó lên theo thời gian.
2.3.2. Quan tâm rèn Kĩ năng Nói qua các môn học khác, qua hoạt
động giao tiếp hàng ngày ở trường.
- Đối với học sinh lớp 1, việc ghi nhớ của các em chưa được vững chắc,
các em dễ nhớ nhưng cũng rất mau quên nên ngoài việc luyện nói trong giờ
Tiếng Việt, giáo viên cần duy trì việc uốn nắn cho các em có được kĩ năng nói
thành câu, trôi chảy ở các môn khác.
- Đối với môn Toán, cần yêu cầu học sinh nói thành câu, đủ ý vì khi nói
đầy đủ, người nghe sẽ hiểu được nội dung một cách trọn vẹn, giữ được ý nghĩa
cần truyền tải đến người nghe.
Ví dụ: Trong môn Toán lớp 1, khi dạy bài Phép cộng trong phạm vi 7
(Sách giáo khoa Toán 1, trang 68), giáo viên hỏi: Có bốn con chim, có ba con
chim khác bay tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu con chim?
Nếu học sinh chỉ trả lời là "bảy" thì chưa đầy đủ, giáo viên cần yêu cầu
học sinh sửa lại cho thành câu như sau: Có bốn con chim, có ba con chim khác
bay tới. Có tất cả là bảy con chim.
Giáo viên có thể vận dụng tích hợp nội dung dạy học để kết hợp rèn kỹ
năng nói cho học sinh khi dạy các môn học khác, giúp các em được mở rộng
phạm vi luyện nói để việc rèn luyện kĩ năng nói của các em đạt hiệu quả hơn. Ví
dụ:

- Đối với các môn: Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, ... giáo viên cho học
sinh luyện nói trong khi trao đổi bài trong nhóm với bạn hoặc khi đàm thoại giữa
giáo viên với học sinh (GV hỏi - học sinh trả lời) trong một hoạt động của bài
như:

12


+ Luyện nói trong môn Đạo đức (Bài 14: Bảo vệ hoa và cây nơi công
cộng, Vở bài tập Đạo đức lớp 1, trang 45). Học sinh quan sát tranh và cho biết:
. Các bạn nhỏ đang làm gì?
. Những việc làm đó có lợi gì?
. Em có thể làm được như các bạn không? Vì sao?
Giáo viên chỉ dừng lại mức độ “Thầy hỏi - trò đáp hoặc bạn này hỏi và
bạn kia trả lời”, ...

Học sinh lớp 1A luyện nói trong giờ Đạo đức

Trong quá trình giao tiếp bằng ngôn ngữ, một số em còn vụng về, nói
chưa thành câu, thường thiếu chủ ngữ, thể hiện chưa đúng với hoàn cảnh... là do
giáo viên ít có thời gian sửa chữa, uốn nắn kịp thời cho các em.
- Trong các buổi sinh hoạt cuối tuần hoặc các buổi giao lưu văn nghệ,
chơi trò chơi,… khi yêu cầu các em trả lời câu hỏi, hát hoặc tham gia trò chơi,
không nên đặt nặng vấn đề thắng thua hay phân loại cao thấp mà cố gắng động
viên các em nên hòa đồng thể hiện hết khả năng của mình trước lớp. Bên cạnh
đó giáo viên và các bạn nên kịp thời ghi nhận và tuyên dương sự tiến bộ để các
em cảm thấy tự tin và mạnh dạn hơn.
- Ngoài ra, trong giao tiếp hằng ngày giữa giáo viên và học sinh, giữa học
sinh và học sinh, giáo viên cũng cần hết sức chú ý phát hiện và sửa chữa kịp thời
khi các em nói trống không, nói không đủ ý, xưng hô không phù hợp, ngôn ngữ

diễn đạt còn vụng về, chưa chính xác. Trường hợp các em nhút nhát không dám

13


nói thì giáo viên gần gũi, động viên, đặt câu hỏi và gợi ý để các em trả lời từ
những điều đơn giản nhất trong cuộc sống.
Ví dụ:
+ Hôm nay ai đưa em đến trường ? (Hôm nay mẹ đưa em đến trường)
+ Môn học em thích nhất là môn nào ? (Môn học em thích nhất là môn
Tiếng Việt)
+ Trong gia đình em, em yêu quý ai nhất? Vì sao? (Trong gia đình em,
em yêu quý mẹ nhất, vì mẹ là người thương yêu và chăm sóc cho em nhiều nhất)
.......

Học sinh lớp 1A luyện nói trong môn Tự nhiên và xã hội

2.3.3. Quan tâm làm tốt công tác phối kết hợp với giáo viên bộ môn
để rèn Kĩ năng Nói cho học sinh
Đối với giáo viên dạy các bộ môn như Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục … tôi
gặp gỡ và trao đổi để các thầy, cô giáo cùng quan tâm nhắc nhở, uốn nắn cách
nói câu trả lời, cách nêu lời nhận xét hay lời đề nghị, ... của các em trong từng
tiết học, đồng thời để các thầy, cô giáo chủ động trong việc tạo nhiều cơ hội cho
các em được luyện nói ở lớp để giúp cho việc rèn luyện kĩ năng nói đạt hiệu quả
cao.
2.3.4. Kết hợp với các cán bộ phụ trách Đội, Sao để rèn Kĩ năng Nói
cho học sinh :

14



- Với các cán bộ phụ trách Đội, Sao, tôi thường xuyên tích cực phối kết
hợp để cùng tổ chức và hướng dẫn các em tham gia các hoạt động tập thể ở lớp,
ở trường, đặc biệt là các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Qua đó nhằm tạo
môi trường giao tiếp thuận lợi hơn, giúp các em có nhiều cơ hội được luyện nói
hơn.

Học sinh lớp 1A luyện nói trong Hoạt động ngoài giờ lên lớp

- Các nội dung giáo dục ngoài giờ lên lớp như:
+ Giáo dục An toàn giao thông
+ Giáo dục Kĩ năng sống
+ Tổ chức các hoạt động Trò chơi (Trò chơi dân gian, Trò chơi học tập)
+ Nghe đọc (kể) chuyện
+ ...

15


Học sinh lớp 1A tham gia Trò chơi dân gian trong Hoạt động ngoài giờ lên lớp

2.3.5. Làm tốt công tác phối kết hợp với phụ huynh để rèn luyện Kĩ
năng Nói cho học sinh ở gia đình
Thông qua buổi họp phụ huynh đầu năm học, tôi chủ động trao đổi và
thống nhất với phụ huynh về việc quan tâm kèm cặp con học bài ở nhà, đồng
thời luôn coi trọng việc rèn luyện các Kĩ năng Giao tiếp cho các em, nhất là Kĩ
năng Nói.
Bên cạnh việc giáo dục, động viên các em thì phụ huynh phải thực sự
gương mẫu trong lời nói. Việc nói năng, giao tiếp, ứng xử ở gia đình phải lịch
sự, chuẩn mực để các em học tập, noi theo.

2.4. Hiệu quả của sáng kiến
Bằng việc tiến hành các biện pháp thực hiện như đã nêu trên, sau một quá
trình dạy học trên lớp cùng với việc phối kết hợp giữa Nhà trường - Gia đình và các lực lượng giáo dục khác, các em đã có những tiến bộ ban đầu rất rõ rệt.

16


Giờ đây trong hoạt động luyện nói, phần lớn các em đã mạnh dạn, tự giác
giơ tay để phát biểu, biết nói đủ nghe, diễn đạt vấn đề khá gãy gọn, những em
đầu năm còn nhút nhát, nay đã nói được thành những câu đơn giản và giải thích
sự việc theo ý hiểu của mình chứ không còn rụt rè, nhút nhát như trước.
Vốn ngôn ngữ của các em đã phong phú hơn. Trong lớp đã có nhiều em
diễn đạt tốt, biết nói đúng nội dung, lời nói khá mạch lạc, trôi chảy, tự nhiên.
Các em đã biết nói lời cảm ơn, lời xin lỗi đúng lúc một cách tự nhiên mà không
còn ngại ngùng như trước. Việc giao tiếp giữa các em với bạn, với các thầy giáo
cô giáo, ... đã tiến bộ rõ rệt. Điều tiến bộ hơn cả ở các em đó chính là hứng thú
học tập, các em luôn tự giác, tích cực trong việc trình bày ý kiến của cá nhân.
Đây cũng là điều tôi cảm thấy hài lòng vì đã bước đầu có dấu hiệu của sự thành
công trong công việc tôi đã lựa chọn.
Việc các em được rèn luyện Kĩ năng Nói tốt đã góp phần tích cực trong
việc rèn luyện các kĩ năng cần thiết khác (Nghe - Đọc - Viết, Ứng xử, ...). Nhờ
đó, kết quả học tập của các em ở các môn học khác cũng đã tốt hơn, đồng thời
chất lượng học tập và giáo dục của lớp đã được nâng lên rõ rệt. Tính đến thời
điểm Giữa học kì II, năm học 2016 - 2017, 100% học sinh trong lớp đã biết đọc,
biết viết (nghe - viết), trong đó có nhiều em đọc tốt, chữ viết đẹp.
Dưới đây là bảng so sánh chất lượng về kĩ năng nói của học sinh trước và
trong khi áp dụng sáng kiến:
Năm học

2016-2017

(Trước Khi
áp dụng)

2016-2017
(Trong khi
áp dụng)


Số

Thời
điểm

SL

%

Số học sinh
nói đủ ý

SL

Tháng

0

0

2


Cuối
HKI

10

41.6

10

Giữa
HKII

14

58,3

9

24 9/2016

24

Số học sinh
nói mạch lạc,
diễn đạt tốt

%
8,6

Số học sinh

nói chưa đủ ý

SL

%

Số học sinh
nhút nhát, ít
phát biểu

SL

%

12

50,0

10

41,4

3

12.5

1

4.3


1

4.3

41.
6
38.
4

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Diễn đạt bằng ngôn ngữ nói là một kĩ năng khó đối với học sinh Tiểu học
nói chung, học sinh lớp 1 nói riêng. Để học sinh có kĩ năng nói tốt, đòi hỏi người

17


giáo viên phải có phương pháp rèn luyện phù hợp với trình độ, khả năng và tâm
lý lứa tuổi của học sinh trong từng điều kiện thực tiễn. Vì vậy, mỗi người giáo
viên phải hết sức linh hoạt trong việc lựa chọn và sử dụng kết hợp các phương
pháp dạy học tích cực để giúp học sinh vừa có kiến thức vừa có kỹ năng giao
tiếp tốt, có kỹ năng sống tốt đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.
Bằng việc áp dụng những biện pháp thực hiện trong việc rèn luyện Kĩ
năng Nói cho học sinh như đã nêu trên, tôi đã vận dụng vào quá trình hình thành
và rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh lớp 1A, trường Tiểu học Vạn Xuân, huyện
Thường Xuân năm học 2016 - 2017. Các em luôn đến lớp với tâm lí rất vui vẻ,
hào hứng. Đặc biệt các em rất hứng thú trong các tiết học, nhất là trong môn học
Tiếng Việt. Các em đã biết nói thành câu một cách tự nhiên, nội dung nói phù
hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Những em nhút nhát, rụt rè, thụ động đã trở nên
mạnh dạn, tự tin hơn trước tập thể, biết ứng xử trong các tình huống giao tiếp

một cách khá tự nhiên, sử dụng ngôn ngữ có biểu cảm hơn. Giáo viên có hứng
thú hơn trong dạy học, luôn tích cực tìm tòi tranh ảnh, vật thật, tạo tình huống
giao tiếp, ... để áp dụng cho phần luyện nói có hiệu quả hơn.
Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và các tổ chức đoàn thể trong và
ngoài nhà trường cũng đóng góp một phần quan trọng trong việc giúp các em
rèn luyện Kĩ năng Nói. Chính vì vậy, hiệu quả dạy học luyện nói đã được nâng
lên rõ rệt.
Tóm lại: Rèn luyện Kĩ năng Nói cho học sinh là một quá trình lâu dài,
người giáo viên tuyệt đối không được nóng vội mà cần thật sự kiên nhẫn. Trong
việc rèn luyện Kĩ năng Nói cho các em, người giáo viên cần đặc biệt lưu ý, để
các em có kĩ năng nói tốt cần phải có một quá trình, cần có thời gian và cần phải
tạo được môi trường giao tiếp thuận lợi để các em được rèn luyện nhiều hơn ở
mọi lúc, mọi nơi.
Như vậy, hơn ai hết, người giáo viên chủ nhiệm ở tiểu học chính là người
đóng vai trò chủ đạo trong việc rèn luyện kĩ năng nói cho các em, đồng thời
cũng là người chủ động phối kết hợp với gia đình học sinh, với các giáo viên bộ
môn và các lực lượng giáo dục khác (Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên, ...) để
cùng giúp các em rèn luyện Kĩ năng Nói được tốt nhất, hướng tới giúp các em
có kĩ năng giao tiếp, ứng xử tốt, từ đó giúp các em tự tin hội nhập và tiếp cận
cộng đồng. .

18


3.2. Kiến nghị
- Cần nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng của giao tiếp, kĩ năng giao
tiếp trong đội ngũ cán bộ giáo viên, học sinh, gia đình và các lực lượng giáo dục
khác. Từ đó có các biện pháp quản lí, chỉ đạo và phối hợp thực hiện các hoạt
động giáo dục kĩ năng sống nói chung, giáo dục Kĩ năng Nói, kĩ năng Giao tiếp,
Kĩ năng Ứng xử nói riêng cho học sinh trường Tiểu học Vạn Xuân, huyện

Thường Xuân một cách hiệu quả.
- Ngoài việc tổ chức tốt các hoạt động học tập trong giờ lên lớp, giáo viên
chủ nhiệm lớp cần thực sự chủ động và tích cực phối kết hợp với gia đình và các
tổ chức đoàn thể trong nhà trường tổ chức có hiệu quả các hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp, các buổi sinh hoạt ngoại khóa, các chương trình văn hóa, văn
nghệ ... phù hợp với lứa tuổi của các em. Qua đó tạo cho các em được tham gia
các hoạt động giao tiếp trong môi trường phù hợp và tốt nhất.
- Cần xây dựng môi trường giáo dục thống nhất, đồng bộ giữa nhà trường,
gia đình và xã hội nhằm nâng cao hiệu quả của việc giáo dục kĩ năng sống nói
chung và kĩ năng giao tiếp, ứng xử nói riêng cho các em.
- Mỗi thầy giáo, cô giáo, cha mẹ học sinh và người lớn hãy luôn luôn là
những tấm gương mẫu mực trong giao tiếp, ứng xử để học sinh học tập và noi
theo.
Trên đây là một sáng kiến nhỏ của bản thân được áp dụng trong việc rèn
Kĩ năng Nói cho học sinh lớp 1A, trường Tiểu học Vạn Xuân, huyện Thường
Xuân, năm học 2016 - 2017. Với khả năng và kinh nghiệm của bản thân có hạn,
chắc chắn sẽ không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Kính mong nhận được
ý kiến đóng góp, bổ sung của Hội đồng Khoa học các cấp để Sáng kiến kinh
nghiệm được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
Vạn Xuân, ngày 28 tháng 03 năm 2017.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết

19



Lê Thị Thúy

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Số
TT
01
02
03
04

Tên tài liệu tham khảo

Tác giả

Nhà xuất bản

Sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục,
tập 1
Sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục,
tập 3
Sách thiết kế Tiếng Việt
lớp 1 - Công nghệ giáo
dục, tập 1.
Sách thiết kế Tiếng Việt
lớp 1 - Công nghệ giáo
dục, tập 3.

Hồ Ngọc Đại


Nhà xuất bản
Giáo dục Việt
Nam
Nhà xuất bản
Giáo dục Việt
Nam
Nhà xuất bản
Giáo dục Việt
Nam
Nhà xuất bản
Giáo dục Việt
Nam
Nhà xuất bản
Giáo dục

05

Sách Toán 1

06

Vở bài tập Tự nhiên
và Xã hội lớp 1

07

Vở bài tập Đạo đức
lớp 1

Hồ Ngọc Đại

Hồ Ngọc Đại Ngô Hiền Tuyên
Hồ Ngọc Đại Thạch Thị Lan Anh
Đỗ Đình Hoan Nguyễn Áng Đỗ Trung Hiệu Phạm Thanh Tâm
Lưu Thu ThủyNguyễn Thị Việt Hà Lê Thị Tuyết Mai
Đoàn Thị My Bùi Phương Nga

Nhà xuất bản
Giáo dục
Nhà xuất bản
Giáo dục

20


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG KHOA HỌC ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI
Họ và tên tác giả: Lê Thị Thúy
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên, trường Tiểu học Vạn Xuân, huyện
Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
TT
1.

2.

3.

4.

Tên đề tài SKKN

Kinh nghiệm dạy Dấu hiệu
chia hết cho học sinh lớp 5
trường Tiểu học Vạn Xuân 1
Những khó khăn khi dạy dấu
thanh cho học sinh lớp 5
trường Tiểu học Vạn Xuân 1
và biện pháp khắc phục
Dạy học sinh lớp 5 trường
Tiểu học Vạn Xuân 1 làm tốt
một bài văn tả cảnh
Một số biện pháp rèn Kĩ năng
Nói cho học sinh lớp 1A,
trường Tiểu học Vạn Xuân,
huyện Thường Xuân

Cấp đánh
giá xếp loại

Kết quả
đánh giá
xếp loại

Phòng
GD&ĐT

C

Phòng
GD&ĐT


C

2010 - 2011

Phòng
GD&ĐT

B

2013 - 2014

Phòng
GD&ĐT

A

2016 - 2017

Năm học đánh
giá xếp loại
2006 - 2007

21


22




×