Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Một số giải pháp giúp học sinh lớp 1 viết chữ đẹp, giữ vở sạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.13 KB, 16 trang )

PHÒNG GD&ĐT NHƯ THANH

TRƯỜNG TIỂU HỌC YÊN THỌ 2

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 1
VIẾT CHỮ ĐẸP, GIỮ VỞ SẠCH

Người thực hiện: Lê Thị Mạnh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường TH Yên Thọ 2
SKKN thuộc môn: Tiếng Việt

THANH HÓA NĂM 2016


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Tiểu học là bậc học nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành, phát
triển toàn diện nhân cách của con người, đặt nền móng vững chắc cho giáo dục
phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Từ đó hình thành cho học
sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí
tuệ, thể chất và các kỹ năng cơ bản . Để thực hiện tốt việc giáo dục cho học sinh,
cần hình thành kỹ năng cơ bản: nghe – nói - đọc - viết. Đặc biệt đối với lớp 1 thì
việc rèn cho học sinh thói quen giữ vở sạch, viết chữ đẹp là vô cùng quan trọng,
nó làm cơ sở cho chữ viết của học sinh ở những lớp trên. Đồng thời, rèn cho các
em tính cẩn thận, sự kiên trì và năng lực thẩm mỹ. Cố Thủ tướng Phạm Văn
Đồng đã nói : “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh
viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho học sinh tính cẩn
thận, tính kỷ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn


mình”.
Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh lớp 1 thì một vấn
đề rất quan trọng đó là xây dựng cho các em nề nếp giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, song song cùng việc hình thành cho học
sinh kỹ năng nghe, nói, đọc, bản thân tôi trong những năm qua đã đầu tư cho
học sinh kỹ năng viết chữ đẹp, giữ vở sạch qua phong trào “Giữ vở sạch, viết
chữ đẹp”. Việc giữ vở sạch, rèn chữ đẹp là việc cần thiết đối với học sinh bởi vì
chữ viết của học sinh có quan hệ mật thiết với chất lượng học tập ở các môn học
khác. Nếu các em viết chữ đúng mẫu, rõ ràng, tốc độ nhanh thì các em có điều
kiện ghi chép bài chính xác, làm bài nhanh, nhờ vậy mà kết quả học tập sẽ cao
hơn.
Tuy nhiên, trong 13 năm đứng trên bục giảng và giảng dạy ở tất cả các
khối lớp, bản thân tôi luôn trăn trở về việc trong mỗi lớp có khoảng 5 học sinh
viết chưa đẹp, trình bày cẩu thả, viết chậm, sách vở còn nhàu nát… Còn đa số
học sinh viết được song chưa đẹp, chữ viết rõ ràng song chưa đều nét, các con
chữ có độ cao 2,5 li viết còn non chưa đủ độ cao, các chữ hoa mới dừng ở đúng
chứ chưa thật sự chính xác. Bên cạnh đó số lượng học sinh viết đúng, đẹp, giữ
gìn vở sạch đẹp cho đến cuối năm học là không nhiều. Thiết nghĩ, muốn xây
dựng cho học sinh viết chữ đẹp, giữ vở sạch thì phải rèn giũa và xây dựng thói
quen cho các em ngay từ lớp 1.
Với những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh
ớp 1 viết chữ đẹp, giữ vở sạch” để trao đổi một vài kinh nghiệm luyện viết chữ
đẹp, giữ vở sạch cho học sinh. Mong được lắng nghe ý kiến đóng góp của đồng
nghiệp để bản thân có phương pháp dạy tốt hơn.
II. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là nghiên cứu và giới thiệu những biện pháp tích cực
trong việc giúp học sinh lớp 1 viết đúng, viết đẹp. Thông qua các biện pháp này,
tôi có thể nâng cao kiến thức của bản thân và ý thức được việc nghiên cứu, tìm

2



tòi phương pháp giảng dạy là một nhu cầu cũng như nhiệm vụ của mình. Từ đó
mình sẽ dạy tốt hơn ở những năm sau.
III. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những biện pháp góp phần rèn
chữ viết, giữ vở sạch cho học sinh lớp 1 ở trường tiểu học hiện nay nói
chung và học sinh lớp 1B, trường tiểu học Yên Thọ 2 nói riêng.
Tổng số học sinh 30 em, trong đó nữ 15 em, dân tộc 3 em
IV. Phương pháp nghiên cứu
Để việc nghiên cứu đạt kết quả rốt, tôi sử dụng nhiều phương pháp nghiên
cứu , trong đó chủ yếu là các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận .
- Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập số liệu.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp thực hành
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
PHẦN 2: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I- Cơ sở lý luận
Trong những năm gần đây, việc rèn chữ viết được nhà trường và các bậc
phụ huynh hết sức quan tâm, đặc biệt là ở lớp 1 và ở cả cấp Tiểu học. Vì vậy,
chất lượng dạy và học viết chữ ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là
từ khi có quyết định số 31/2002/QĐ- BGD&ĐT ngày 14/6/2002 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành mẫu chữ viết trong trường Tiểu học và
Công văn số 5150/TH, ngày 17/6/2002 của Bộ GD&ĐT về việc dạy và học chữ
viết ở Tiểu học.
Trong chương trình Tiếng Việt ở lớp Một, mỗi tuần gồm 4 loại bài học:
Tập đọc, Tập viết, Chính tả, Kể chuyện. Mỗi loại bài đều dạy cả 4 kĩ năng
(nghe, nói, đọc, viết). Riêng thời lượng dành cho phân môn tập viết và chính tả

tới 4 tiết.
Đối với phân môn Tập viết, mỗi tuần có 2 bài, mỗi bài dạy trong 1 tiết.
Nhiệm vụ chính là dạy học sinh luyện viết đúng theo mẫu chữ do Bộ Giáo dục
và Đào tạo quy định.
Đối với phân môn Chính tả (bắt đầu học từ tuần 25), mỗi tuần có 2 bài,
mỗi bài dạy trong một tiết với nhiệm vụ rèn cho học sinh kĩ năng viết chữ, viết
đúng chính tả, nhớ các quy tắc chính tả, phân biệt các lỗi chính tả dễ mắc, nhận
biết các dấu câu.
Căn cứ vào nội dung chương trình, bản thân tôi đã nghiên cứu đúc rút ra
những kinh nghiệm dạy tốt kỹ năng viết cho học sinh lớp 1. Rèn chữ viết đúng
và đẹp, bồi dưỡng ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp. Giáo dục ý thức học tập tốt,
yêu thích môn học, giáo dục tính tỉ mỉ, cẩn thận trong viết chữ cũng như trong
làm việc .

3


II- Thực trạng
Năm học 2015 – 2016, tôi được nhà trường phân công dạy lớp 1B. Mỗi
buổi đến lớp tôi rất lo lắng vì nhiều học sinh viết chưa đẹp, giữ gìn sách vở chưa
cẩn thận, viết không đúng dòng kẻ, cầm bút còn ngượng, tư thế ngồi viết chưa
đúng, cá biệt còn một vài em chưa biết cầm bút viết…
Để nắm chính xác về khả năng của học sinh, ngay từ khi bước vào đầu
năm học, nhà trường đã tổ chức tuyển sinh và khảo sát học sinh nhưng chỉ khảo
sát về các mặt: đọc các chữ trong bảng chữ cái, đọc các số từ 1 đến 10. Nghĩa là
nhà trường khảo sát về một số kiến thức mà các em đã lĩnh hội được ở trường
Mầm non. Trên cơ sở đó tôi nhận thấy được khả năng của các em ở một số lĩnh
vực, nhưng các lĩnh vực này không giúp tôi nhận biết về khả năng viết của học
sinh.
Sau khi nhận lớp, tôi đã tìm hiểu thực trạng của học sinh như sau:

- Về cơ sở vật chất: Rất nhiều học sinh có bàn học ở nhà không đúng quy
định, bàn quá cao so với tầm vóc của các em. Góc học tập không đủ ánh sáng,
có em còn học trong phòng ăn hoặc phòng khách do không có phòng riêng.
- Về phía học sinh: Những học sinh đọc tốt thì thường viết tốt, những em
có thể lực tốt thường cầm bút vững vàng hơn. Các em có thể lực yếu thường nữ
dưới 18kg, nam dưới 20 kg thì cơ xương yếu, tay cầm bút chưa vững, đưa bút
không đủ độ cao của con chữ nên phải dừng bút để đưa các nét khuyết trên, nét
khuyết dưới. Đặc biệt một số em có thể lực quá yếu, cân nặng quá nhẹ như các
em: Lương Thị Bảo Phương nặng 13 kg, em Phạm Văn Sơn nặng 14 kg…Một
số em mồ hôi tay ra nhiều khi viết dẫn đến cầm bút trơn khó viết, viết vào vở bị
nhòe, hoặc cầm bút quá chặt vì sợ rơi bút như em Chu Ngọc Diệp…Ngược lại
một số em mập mạp quá tay to đầy nên cầm bút vụng về khó linh hoạt khi đưa
bút như em Vũ Văn Hùng nặng 33 kg. Đặc biệt, trong lớp có em Nguyễn Trọng
Hậu ở thời điểm tuyển sinh em không nhớ được chữ cái nào và không biết cầm
bút viết.
- Về phía phụ huynh: Hiện nay một số phụ huynh nôn nóng cho con học
trước, luyện chữ trước ở nhà nên dẫn đến tình trạng con cầm bút không đúng
quy định, viết chữ không đúng độ cao, không đúng mẫu, sai quy trình viết. Từ
đó dẫn dẫn đến tình trạng không đồng đều giữa các học sinh trong một lớp. Em
được học trước thì không tập trung nghe giảng, còn em chưa được luyện thì rụt
rè, thiếu tự tin trong giờ học.
Sau một thời gian ngắn giảng dạy, tôi thấy học sinh thường mắc các lỗi
phổ biến như sau:
+ Lỗi cầm bút sai quy định: có một số em cầm bút bốn ngón, thế tay
khum về phía trước làm cho bút không có điểm tì, lòng bàn tay tì vào chữ đã
viết ở dòng trên.
+ Lỗi điểm đặt bút: một số học sinh đặt bút các con chữ không đúng quy
đinh, nhất là các con chữ có nét cong kín làm cho con chữ bị méo.
+ Lỗi nối nét: các con chữ có nhiều nét nối các em đưa bút chưa đúng làm
cho con chữ bị rời rạc như con chữ n, m, h, ….


4


+ Lỗi viết ngược: một số học sinh thuận tay trái hoặc theo thói quen viết
ngược một số chữ hoặc số như em Lê Thị Nhi, em Bùi Hải Anh.
+ Lỗi sai tư thế ngồi : nhiều học sinh ngồi sai tư thế, các em cúi quá thấp
so với quy định, cong lưng, ….
Đứng trước thực trạng như vậy, tôi đã nghiên cứu, tham khảo tài liệu, thảo
luận trong tổ, trong nhà trường và áp dụng kinh nghiệm giảng dạy của những
năm về trước. Tìm hiểu hứng thú của học sinh qua tiết tập viết để ghi chép
những kinh nghiệm theo từng tiết dạy, trao đổi thảo luận với đồng nghiệp dạy
tập viết cho học sinh lớp 1B thật tốt.
Sau một tháng sau khi vào học chính thức, tôi đã đánh giá được chất
lượng chữ viết của học sinh như sau:
Sĩ số học sinh
Loại A
Loại B
Loại C
Thời điểm đánh giá
SL %
SL
%
SL
%
Một tháng vào học
30 em
5 16,7
8
26,7

17
56,6
III- Các giải pháp đã sử dụng để giúp học sinh viết chữ đẹp, giữ vở
sạch.
1. Chuẩn bị cơ sở vật chất đầy đủ phục vụ cho dạy - học tập viết.
Ở lớp: ngoài sự trang bị sẵn có như bàn, ghế đúng quy cách, các bóng
điện phục vụ ánh sáng đầy đủ, tủ đựng đồ dạy - học; tôi còn treo thêm mẫu chữ
viết và số quy định trong trường Tiểu học, kẻ bảng lớp theo ô li trong vở tập viết
để thuận tiện cho việc dạy tập viết.
Tôi thường xuyên phối hợp phụ huynh học sinh của lớp để giúp đỡ các
em. Ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi đã bàn bạc, thống nhất về đồ
dùng học tập như: vở 48 trang có bìa học, bảng kẻ ô vuông 1 mặt, ô li 1 mặt,
phấn không bụi, hộp đựng giẻ lau, bút chì mềm, bút máy mực đen, thước kẻ,
giấy thấm mực. Sau 8 tuần viết bút chì, học sinh bắt đầu viết bút mực. Để tránh
bẩn tôi phải hướng dẫn tỉ mỉ cách lấy mực, cầm bút, viết xong lắp bút, thấm
mực, mỗi cuốn vở viết cho các em kèm một miếng giấy hoặc khăn để thấm mực.
Ở nhà: Tôi tư vấn cho phụ huynh chuẩn bị và sắp xếp góc học tập của học
sinh riêng, phải có bàn học đúng độ cao với thể lực của học sinh, đủ áng sáng,
không gần những nơi ồn ào. Góc học tập phải thoáng, tránh gây sự chú ý của
học sinh khi học.
2. Nghiên cứu nắm vững mẫu chữ, cỡ chữ, nội dung chương trình,
cách đánh giá xếp loại vở sạch, chữ đẹp.
- Giáo viên phải nhớ kỹ mẫu chữ viết trong trường Tiểu học ban hành kèm
theo QĐ số 31/2002/QĐ- BGD&ĐT ngày 14/6/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo.
Mẫu chữ cái viết thường :
- Các chữ cái : l, h, g, y, b được viết với chiều cao 2,5 đơn vị tức bằng hai
lần rưỡi các chữ cái ghi nguyên âm.
- Chữ t được viết với chiều cao 1,5 đơn vị
- Các chữ s, r được viết với chiều cao 1,25 đơn vị

- Các chữ d, đ, p, q được viết với chiều cao 2 đơn vị

5


- Các chữ còn lại a, c, e, i, m, n, o, u, v, x được viết với chiều cao 1 đơn vị
Dấu thanh được viết trong phạm vi 1 ô vuông có độ cao 0,25 đơn vị.
- Nắm vững tiêu chuẩn xếp loại vở sạch chữ đẹp học sinh. Có như thế, khi
xếp loại mới khỏi bị sai lệch và hướng dẫn học sinh viết đúng.
- Xếp loại vở sạch chữ đẹp ở vở học sinh cần đảm bảo một năm 4 lần và
ghi đầy đủ cập nhật vào sổ liên lạc hoặc trao đổi trực tiếp với phụ huynh.
- Giáo viên thường xuyên kiểm tra vở của học sinh nên kịp thời phát hiện
những lỗi mà các em viết sai như: độ cao các con chữ, khoảng cách giữa các chữ
ghi tiếng, chưa đúng mẫu ở các nét, đặt dấu thanh… Tôi đã hướng dẫn cho các
em nắm lại hình dáng, cấu tạo và qui trình viết chữ cái để các em luyện viết
đúng.
- Trong giờ Tập viết, giáo viên thường hướng dẫn một số kĩ thuật như:
điểm đặt bút, điểm dừng bút của các nét, cách nối nét giữa các con chữ trong
cùng một chữ, viết liền mạch, kỹ thuật lia bút, rê bút, …
- Ngoài việc học sinh được nhìn giáo viên viết trên bảng thì giáo viên còn
cho học sinh quan sát chậm và kỹ các kỹ thuật viết trên màn hình khi dạy bằng
máy chiếu.
Vì vậy đa số học sinh trong lớp viết tương đối đúng mẫu, đẹp và đảm bảo tốc
độ.
- Để học sinh viết chữ đẹp hơn, tôi còn hướng dẫn các em cách viết nét
thanh nét đậm .
3. Giáo viên thường xuyên luyện viết, học tập kinh nghiệm của đồng
nghiệp.
Để rèn cho học sinh viết đúng, viết đẹp thì đòi hỏi người giáo viên phải
viết đẹp, viết đúng mẫu chữ quy định. Để làm được điều này đòi hỏi người giáo

viên phải thường xuyên luyện viết và phải được thường xuyên kiểm tra việc
luyện viết. Ngay từ đầu năm học, trong bộ hồ sơ của giáo viên, nhà trường quy
định mỗi giáo viên phải có 2 loại vở để luyện viết đó là vở Tập viết của lớp
mình trực tiếp dạy và 1 quyển vở luyện viết ô li. Mỗi tuần mỗi giáo viên viết đủ
mỗi loại 1 bài và được nhà trường kiểm tra định kì hoặc kiểm tra đột xuất. Hiểu
rõ tầm quan trọng của việc rèn chữ viết của bản thân, tôi thường xuyên luyện
chữ viết sao cho đúng và đẹp. Chữ của giáo viên phải chính xác, đẹp cho học
sinh noi theo.Vì vậy trong hồ sơ, sổ sách và nhất là ở lời phê trong vở, chữ viết
trên bảng, tôi luôn luôn viết đúng mẫu, cẩn thận.
Bên cạnh việc bản thân thường xuyên luyện viết chữ thì tôi thường xuyên
học tập kinh nghiệm dạy chữ viết và luyện chữ viết của đồng nghiệp. Trong
trường có thầy Lê Khánh Hiến là một hiệu trưởng tuy không đứng lớp nhưng
chữ viết rất đẹp. Mỗi lần thầy viết tên học sinh được tuyên dương lên bảng tin
của nhà trường hoặc lên kế hoạch hoạt động trên bảng ở văn phòng thì ai cũng
phải khen ngợi. Vì vậy tôi thường xuyên học tập kinh nghiệm luyện viết chữ đẹp
từ thầy.
Ngoài ra tôi còn học tập kinh nghiệm luyện viết chữ đẹp từ cô Nguyễn
Thị Hương- đã từng đạt giải 3 viết chữ đẹp cấp tỉnh; học tập kinh nghiệm rèn

6


chữ viết cho học sinh từ cô Nguyễn Thị Liên- một người đã từng đạt giải nhất
viết chữ đẹp cấp huyện rất cẩn thận, tỉ mỉ và có kinh nghiệm gần 20 năm dạy lớp
1.
4. Dạy học sinh có cách cầm bút và tư thế ngồi viết đúng.
- Tư thế ngồi viết : Ngay mỗi giờ đầu tập viết tôi đều cho học sinh ngồi viết
với tư thế ngay ngắn, cùi tay tiếp xúc với mặt bàn, tay trái đè giữ vở, tay phải
cầm bút, đặt vở ngay ngắn, lưng thẳng, ngực không áp vào bàn, hai chân đặt
song song, vuông góc với mặt đất, vai ngang bằng, đầu hơi cúi để cách mắt với

vở khoảng 20-30cm (tôi cho học sinh chống cùi chỏ tay trên mặt bàn, ngửa bàn
tay ra, áp trán vào sát lòng bàn tay để ước lượng khoảng cách mặt với vở ). Tư
thế ngồi tự nhiên thoải mái sẽ làm cho các em không cảm thấy mệt mỏi khi phải
viết nhiều.
- Xếp chỗ ngồi cho phù hợp với từng đối tượng học sinh: Học sinh thấp
ngồi trên, cao ngồi dưới để không bị che khuất tầm nhìn. Xếp xen kẽ em viết
chữ đẹp với em viết chưa đẹp để các em học tập. Thay đổi chỗ ngồi cho các em
ít nhất 5 lần trong một năm học để các em điều chỉnh góc quan sát của mắt,
tránh tình trạng học sinh bị lác.
- Cách cầm bút : Để học sinh có chữ viết đẹp và đúng tốc độ, cách cầm
bút và khoảng cách cầm bút là một trong những yếu tố có tính chất quyết định.
Thứ nhất, phải luôn quan tâm hướng dẫn học sinh cầm bút bằng 3 ngón tay
( ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa ): ngón giữa nằm ở vị trí thấp nhất để đỡ bút,
ngón cái và ngón trỏ điều khiển bút. Không cầm bút chặt quá hay lỏng quá; khi
viết dùng 3 ngón tay di chuyển bút nhẹ nhàng, từ trái sang phải, cán bút nghiêng
về bên phải; cổ tay, khuỷu tay và cánh tay cư động theo, mềm mại, thoải mái.
Các chữ viết liền mạch, không nhấc bút từng nét, từng chữ cái. Khi viết đưa bút
khoảng 1 đốt ngón tay, nhẹ nhàng không ấn mạnh. Khi học sinh nắm các cách
cầm bút, cách ngồi thì trước lúc viết tôi thường cho học sinh nhắc lại và thực
hiện theo đúng quy định.
Thứ hai, Tôi luôn chú ý đến khoảng cách cầm bút của học sinh (từ ngón
tay cầm bút đến đầu bút) sao cho hợp lí. Tôi hướng dẫn học sinh khoảng cách tối
thiểu không nhỏ hơn 2,0 cm (lớn hơn độ dài ngòi bút mực thông thường). Ở giai
đoạn đầu, khi học sinh viết bằng bút chì, do các ngón tay còn yếu nên các em
thường cầm bút rất thấp để điều khiển bút viết. Tôi đã cố định khoảng cách cầm
bút của trẻ bằng cách trực tiếp hoặc hướng dẫn phụ huynh gọt bút chì và yêu cầu
học sinh không cầm bút trùm lên lát gọt (độ dài lát gọt không nhỏ hơn 2,2cm).
- Các để vở, xê dịch vở khi viết : Khi viết chữ đứng học sinh cần để vở
ngay ngắn trước mặt. Nếu tập viết chữ nghiêng cần để vở hơi nghiêng sao cho
mép vở phía dưới cùng với mép bàn tạo thành một góc khoảng 15 độ. Khi viết

độ nghiêng của nét chữ cùng với mép bàn tạo thành một góc vuông 90 độ. Để
viết dễ, chữ đẹp tôi còn hướng dẫn các em cách để vở hơi chếch bên trái, khi
viết xuống những dòng dưới, các em tự đẩy vở lên trên để cánh tay luôn tì lên
mặt bàn làm điểm tựa khi viết. Như vậy nét chữ luôn phải đúng mẫu và đẹp .

7


- Đối với học sinh lớp 1 thì những việc làm trên đòi hỏi phải tỉ mỉ, kiên trì
và nhắc nhở thường xuyên.
5. Rèn cho học sinh có kỹ thuật viết đúng, viết đẹp.
- Phần dạy học sinh viết các nét cơ bản là phần rất quan trọng để học sinh
viết thành các chữ cái. Do đó, tôi hướng dẫn kỹ để học sinh xác định được vị trí
của các dòng kẻ; mỗi đơn vị dòng kẻ trong vở gồm có 4 dòng kẻ
( dòng kẻ thứ nhất đậm hơn, 3 dòng kẻ sau được in nhạt hơn ). Ta ký hiệu các
đường kẻ đậm là đường kẻ số 1, các đường kẻ khác là 2,3,4 kể từ dưới lên trên.
Xác định rõ dòng kẻ dọc và các ô vuông trong khung vở. Cần phải hướng dẫn kỹ
hơn ở các kỹ năng:
- Điểm đặt bút : Là điểm bắt đầu khi viết một nét chữ trong chữ cái. Điểm
đặt bút có thể nằm trên dòng kẻ ngang, hoặc không nằm trên dòng kẻ ngang.
- Điểm dừng bút: Là vị trí kết thúc của nét chữ trong một chữ cái. Điểm
dừng bút có thể không nằm trên dòng kẻ ngang.
- Viết liền mạch: Là thao tác đưa ngòi bút liên tục từ điểm kết thúc của nét
đứng trước tới điểm bắt đầu của nét đứng sau.
- Kỹ năng lia bút: Để đảm bảo tốc độ trong quá trình viết nối giữa các
chữ cái với nhau, nét bút được thể hiện liên tục nhưng dụng cụ viết ( đầu ngòi
bút, phấn ) không chạm vào mặt phẳng viết ( giấy, bảng ).
- Kỹ thuật rê bút: Đó là trường hợp đè lên theo hướng ngược lại với nét
chữ vừa viết. Ở đây xảy ra trường hợp dụng cụ viết ( đầu ngòi bút, phấn ) chạy
nhẹ từ điểm kết thúc của nét dứng trước đến điểm bắt đầu của nét liền sau. Ví dụ

khi viết chữ p phải viết nét thẳng của chữ, sau đó không nhấc bút để viết mà rê
ngược bút lên đường kẻ ngang thứ 2 để viết nét móc hai đầu .
- Sau khi đã hướng dẫn kỹ các thao tác trên, tôi phải hình thành cho học
sinh nắm chắc tên gọi và cách viết 13 nét cơ bản :
- Nét ngang
- Nét sổ
- Nét xiên trái
/
- Nét xiên phải
\
- Nét móc xuôi
- Nét móc ngược
- Nét móc hai đầu
- Nét cong hở - phải
Ϲ
- Nét cong hở - trái
Ͻ
- Nét cong kín
О
- Nét khuyết trên
- Nét khuyết dưới
- Nét thắt.
- Cách trình bày bài: Học sinh nhìn và viết đúng theo mẫu trong vở tập
viết; viết theo yêu cầu được giáo viên hướng dẫn tránh viết dở dang chữ ghi
tiếng hoặc viết tròi ra mép vở không có dòng kẻ li; khi viết sai chữ không được
tẩy xoá mà gạch dưới và cần để cách một khoảng ngắn rồi viết lại .

8



- Những tuần đầu các em được học viết bằng bút chì, trước khi học sinh
viết, tôi phải kiểm tra ngòi bút của các em, ngòi nhọn quá chữ sẽ cứng và ấn vở,
ngòi tù thì viết chữ to xấu. Vì vậy trước giờ học giáo viên dành thời gian gọt bút
chì cho các em. Khi viết luôn nhắc và tập cho các em viết nhẹ tay, hạn chế đến
mức tối đa việc dùng tẩy, vì tẩy nhiều tạo ra thói quen viết xấu, bẩn vở và khi
viết bút mực thì các em sẽ hay viết sai vì không tẩy được.
Học sinh nắm chắc cách viết các nét sẽ nắm được cấu tạo của từng chữ cái
và việc nối chữ cái thành chữ sẽ dễ dàng hơn.
Để học sinh viết không bị rời rạc, đứt nét phải nhấn mạnh hơn chỗ nối nét,
nối chữ nhất là chỗ rê bút, nhắc các em viết liền mạch đến đâu mới được nhấc
bút, ở phần đầu học chữ ghi âm, học âm
nào học sinh nắm chắc độ cao, độ rộng, từng nét từng chữ. Khi dạy sang phần
vần tuy không cần hướng dẫn quy trình viết từng chữ song tôi vẫn thường xuyên
cho học sinh nhắc lại độ cao các chữ cái, những chữ cái nào có độ cao bằng
nhau, khoảng cách giữa các chữ cái trong một chữ, giữa chữ với chữ.
Không chỉ rèn luyện cho học sinh tập viết đúng đẹp trong vở tập viết, vở ô
ly, mà phải rèn cả khi các em viết bảng con, bảng lớp, làm bài tập toán và các
môn học khác. Trong phần luyện viết bảng con, tôi phải hướng dẫn kĩ cách
chuẩn bị bảng ( bảng con có dòng kẻ giống với dòng kẻ li trong vở tập viết, phấn
viết có độ dài vừa phải, khăn lau sạch và hơi ẩm để khi lau không bị bụi), cách
lau bảng, cách giơ bảng, cách sử dụng và bảo quản phấn hoặc bút viết bảng. Khi
viết bảng cần ngồi đúng tư thế, cầm và điều khiển viên phấn đúng cách, viết
xong cần kiểm tra lại, tự nhận xét, đọc lại chữ đã viết trước khi xoá bảng.
6. Hướng dẫn, khắc sâu cho học sinh viết những nét khó, viết đúng
khoảng cách của tiếng và từ.
Đó là, giáo viên cần nhấn mạnh chỗ ghi dấu thanh với vần, từng loại vần,
cái khó với học sinh là không biết ghi dấu thanh ở vị trí nào nhất là những chữ
có từ 2,3 chữ cái trở lên và những chữ có nguyên âm đôi. Khi dạy mỗi vần mới,
cuối cùng tôi đều cho học sinh nhận xét chốt lại những chữ ghi vần đó thì viết
dấu thanh ở chữ cái ghi âm gì. Đặc biệt ở bài ôn tập mỗi loại vần tôi đều khắc

sâu vị trí ghi dấu thanh. Với chữ có dấu phụ là dấu mũ như ô, ơ , ê, thì thanh sắc,
huyền, hỏi phải ghi ở bên phải dấu mũ còn thanh ngã thì ghi ở giữa, phía trên
của dấu mũ, các dấu thanh phải ngay ngắn, cân đối nằm đúng dòng li quy định
và không được chạm vào chữ cái hay dấu phụ.
Khi học sinh đã viết thành thạo các chữ cái đúng và đẹp, tôi đã hướng dẫn
kĩ ở phần viết tiếng đặc biệt là cách viết liền nét giữa các con chữ trong cùng
một chữ. Tôi hướng dẫn học sinh viết hết các con chữ mới viết dấu thanh của
chữ và dấu của con chữ như dấu của chữ, ă, â, ư, ơ, t, ô …Đến phần viết từ cần
lưu ý các em viết đúng khoảng cách giữa các tiếng trong một từ (cách nhau với
độ rộng bằng một con chữ o) ví dụ: củ nghệ thì khoảng cách giữa chữ củ với
chữ nghệ là một con chữ o.
7. Có kế hoạch và phương pháp dạy học cụ thể cho mỗi phần, mỗi
tiết, mỗi bài luyện tập phù hợp với đối tượng học sinh.

9


Với mỗi giờ Tập viết, tôi đều thực hiện đầy đủ các bước hướng dẫn học
sinh quan sát, nhận xét ; giáo viên viết mẫu, học sinh tập viết bảng con, bảng
lớp, hướng dẫn học sinh viết vào vở đến bước chấm bài và chữa bài và nhận xét.
Khi hướng dẫn học sinh thực hành luyện viết tôi luôn quan tâm theo dõi
hoạt động viết chữ của học sinh để kịp thời nhắc nhở và uốn nắn, giúp đỡ để học
sinh viết đúng hoặc biểu dương những học sinh viết đẹp, giúp học sinh thấy rõ
thành công hay hạn chế trong bài tập viết của các em. Trong quá trình dạy viết,
tôi còn để học sinh tự nhận xét chữ viết, tự sửa chữa cho nhau khi cần thiết.
Những em viết chưa đẹp, viết chậm, ngoài sự kèm cặp của cô giáo còn được sự
giúp đỡ của các bạn trong nhóm, trong lớp.
Tốc độ viết cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng chữ viết. Thời gian
đầu tôi cho các em thói quen khi viết xong mỗi chữ, mỗi từ, phải nhẩm lại kiểm
tra độ chính xác.

Một phương pháp không thể thiếu khi rèn chữ viết là phương pháp luyện
tập, mỗi học sinh ngoài vở tập viết bắt buộc ra tôi còn cho các em chuẩn bị 2
loại vở nữa là vở ô li ( loại giấy đẹp ) và vở thực hành luyện viết để hướng dẫn
tập viết ở nhà và luyện tập vào giờ học tăng ( buổi chiều ). Mỗi loại vở tôi đều
thường xuyên sửa sai, nhận xét ưu khuyết điểm cho từng em. Việc luyện viết
theo nhóm nét tôi thấy rất hiệu quả để các em viết đẹp, nắm chắc mẫu chữ. Tôi
chia chữ viết thành các nhóm để rèn luyện như sau :
- Nhóm nét cong gồm các chữ : o, ô, ơ, c, x
- Nhóm nét móc gồm : m, n, u, ư, i , t, v
- Nhóm nét khuyết gồm : b, l, h, k, g, y
- Nhóm nét thắt gồm :r, s, e, ê
- Nhóm nét cong và nét móc gồm : a, ă,â, d, đ
- Nhóm nét cong và nét sổ gồm : p, q
Phần học sinh viết chữ cái là phần rất quan trọng, vì vậy, tôi dã tỉ mỉ, kiên
trì hướng cho học sinh viết những nét chữ cơ bản, thật đúng về chiều cao, độ
rộng của con chữ, đặc biệt là nét khuyết trên, nét khuyết dưới và nốt thắt chữ s,r,
cách đặt bút đưa nét chữ của từng con chữ. Tôi khắc sâu biểu tượng về chữ cho
các em bằng nhiều con đường, kết hợp mắt nhìn, tai nghe, tay luyện tập. Điều
này giúp các em chủ động phân tích hình dáng, kích thước và cấu tạo theo chữ
mẫu, tìm sự giống và khác nhau của chữ cái đã học trước đó cùng một nhóm
bằng thao tác so sánh tương đồng. Ngoài ra, để việc dạy chữ không đơn điệu, tôi
còn coi trọng mối quan hệ giữa âm và chữ tức là giữa đọc và viết. Do đó trong
tiến trình dạy tập viết nhất là những âm mà địa phương hay lẫn, giáo viên cần
đọc mẫu. Việc viết đúng cũng cố việc đọc đúng và giúp vai trò quan trọng để
viết đúng.
Từ giữa kỳ 2 trở đi các em được làm quen với việc viết chữ cỡ nhỏ và tập
chép một đoạn văn ngắn hoặc khổ thơ. Trong thời gian này việc rèn chữ cho các
em đặc biệt quan trọng cũng phải tỉ mỉ như lúc ban đầu các em mới tập viết, tôi
đã viết mẫu cho học sinh từng chữ cái một để học sinh luyện viết và nắm chắc
về độ cao của chữ viết cỡ nhỏ như những chữ có nét khuyết trên, nét khuyết


10


dưới, nét thắt ( r, s )… sau đó hướng dẫn kỹ tiếp cách viết câu, đánh dấu phẩy,
dấu chấm…
Hằng ngày tranh thủ thời gian rảnh rỗi như: Đến lớp sớm hơn, giờ ra chơi
để kèm cặp các em viết chưa tốt, tôi bắt tay hướng dẫn các em viết mẫu để các
em quan sát chữ viết mẫu trực tiếp cho dễ viết.
8. Tổ chức, phát động các phong trào thi đua “ Giữ vở sạch, viết chữ
đẹp”; thường xuyên nhận xét, xếp loại vở sạch chữ đẹp.
Để dạy - học tập vết thành công phải có sự hướng dẫn tỉ mỉ, từng li, từng
tí của giáo viên. Mặt khác, giáo viên còn phải hiểu tâm lý lứa tuổi học sinh.
Không nên cho các em ngồi viết liền trong một thời gian dài dễ gây mỏi tay và
chán hoặc sợ phải viết. Cần thường xuyên tổ chức các trò chơi thi viết chữ dẹp
trong mỗi tiết học, tổ chức thi “ Giữ vở sạch, viết chữ đẹp” trong từng tháng.
Động viên khen ngợi kịp thời những tổ hay cá nhân thực hiện tốt, đặc biệt những
tổ hay cá nhân có tiến bộ tạo cho học sinh sự hứng khởi hăng hái thi đua rèn
luyện.
Khi các em viết tiến bộ, tôi kịp thời biểu dương, khen ngợi và hoan
nghênh sự tiến bộ của các em trước tập thể lớp để kích lệ tinh thần viết đúng,
viết đẹp của các em.
Trong đánh giá giờ sinh hoạt lớp, tổng kết các mặt : Đạo đức, học tập, lao
động, các mặt hoạt động khác và việc thêm 1 mặt giữ vở, rèn chữ. Tiết sinh hoạt
lớp cuối tháng, tôi lập cho từng tổ tự đánh giá xếp loại vở của tổ mình. Khen
thưởng những em có thành tích đạo đức, lao động, học tập các mặt hoạt động và
có thêm phần thưởng tháng được xếp loại A vở sạch chữ đẹp (dù tất cả phần
thưởng rất nhỏ, chỉ là quyển vở, cục tẩy, bút chì).
Trong lớp dành riêng một góc có tên “Góc chữ đẹp” để trưng bày bài viết
đẹp của các em xếp loại chữ đẹp loại A hàng tháng để các em học tập và noi

theo.
Khi chấm bài cho học sinh, tôi phải chữa lỗi cẩn thận, nhận xét kết quả
bài chấm cụ thể, khen ngợi những bài đạt kết quả tốt, những bài viết tiến bộ,
động viên những em viết chưa đẹp phải cố gắng nhiều hơn, tuyệt đối không chê
bai làm các em chán viết.
9. Rèn cho học sinh ý thức học tập, biết cách viết chữ đẹp, giữ vở
sạch.
Trong 2 tuần lễ trước khi vào học chính thức, học sinh được tập trung ổn
định mọi nề nếp để chuẩn bị cho năm học mới. Ngoài những việc làm như : học
nội quy, lao động, ổn định nề nếp ra vào lớp…tôi thực hiện ngay việc hướng dẫn
học sinh, quy định cách trình bày vở như :
- Tuyệt đối không viết vẽ bậy ở bìa vở.
- Không xé giấy, không bỏ trống giấy.
Cũng trong tuần lễ chuẩn bị này, tôi phát cho mỗi em một bản. Giới thiệu
cho các em vài tập vở được giải vở sạch chữ đẹp hoặc xếp loại A vở sạch chữ
đẹp mà tôi xin về lưu lại các năm trước.

11


- Thường xuyên, nhắc nhở giữ vở rèn chữ trong mọi môn học, xếp loại ở
một vở nhưng kiểm tra tất cả các vở.
- Ngay từ đầu năm học, tôi dặn dò các em về nhà nói với bố mẹ bọc bìa
sách cẩn thận và dán nhãn vở. Hiện nay, phụ huynh chủ yếu bọc sách cho con
em bằng giấy bóng nên việc tuột giấy bọc ra khỏi vở là việc không thể tránh
khỏi. Vì vậy, tôi đã thu vở của các em lại rồi dùng gim nhỏ gim 4 góc lại. Như
vậy các em có dùng vở cả năm thì bìa vở vẫn sạch đẹp và không bị bong.
- Nhắc nhở và khen ngợi những em viết chữ đẹp và biết giữ vở sạch đẹp,
không làm quăn mép vở.
- Có bìa kê tay để học sinh không nhòe chì, bôi mực vào vở.

- Hướng dẫn học sinh cách giở vở, trải vở khi viết, không gấp đôi quyển
vở khi viết.
- Bọc bìa, dán nhãn cẩn thận, giáo viên thu và phát vở hằng ngày.
- Không nên để phụ huynh viết mẫu cho con em mình viết theo, vì nhiều
phụ huynh viết không đúng mẫu chữ quy định.
- Tổ chức phong trào thi giữ vở sạch, viết chữ đẹp trong lớp hàng tháng,
trong tổ hàng tuần.
- Luôn lưu ý học sinh khi viết phải giở cả cuốn vở, kê lên vở một tờ giấy
để tránh dây bẩn ra vở, rửa tay sạch trước giờ vào lớp. Đối với những em mồ hôi
tay ra nhiều phải có một chiếc khăn tay khô và sạch để lau tay thường xuyên
khi viêt.
Từ giữa học kỳ I trở đi, học sinh lớp Một được làm quen với việc tập viết
bằng bút mực, tôi đã hướng dẫn kĩ cách sử dụng loại bút này như không viết ấn
bút làm toè ngòi bút dẫn đến chữ viết to và xấu, không nghịch bút làm mực dây
bẩn ra tay và sách vở… Các em phải viết bằng bút mực đen, tuyệt đối không viết
bút bi, không được dùng bút xóa để xoá trong vở.
- Trong lớp dành riêng một góc học tập để trưng bày bài viết đẹp của các
em đạt giải hàng tháng để các em học tập và noi theo.
10. Phối hợp với với phụ huynh học sinh
Trong buổi họp phụ huynh đầu năm học, một trong những nội dung tôi
quan tâm truyền tải tới phụ huynh là:
a- Có đủ cặp sách để đựng đồ dùng đi học, tránh ướt, nhàu, quăn góc hoặc
mất.
b- Nhà trường đã cung ứng vở ô li có lô- gô của nhà trường, chất lượng
giấy tôt ( vở 4 li ).
c- Sắm bút cùng màu mực ( đen ) không dùng loại bút có bi.
d- Thêm 1 quyển vở rèn chữ viết ở nhà (viết theo yêu cầu của cô giáo ).
e- Góc học tập đủ ánh sáng, thoáng, yên tĩnh, bàn ghế ngồi học đúng quy
cách .
g- Thường xuyên nhắc nhở chuẩn bị đồ dùng trước khi đi học, tốt nhất là

sau lúc học, làm bài nhà xong, đem đủ đồ dùng : bút,thước kẻ… )
h – Chăm sóc tốt về thể lực để học sinh có đủ sức khỏe học tập.

12


k – Thường xuyên phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để nắm bắt tình hình
học tập của các em.
IV. Kết quả đạt được :
Với các biện pháp nêu trên, tôi đã thực hiện và suốt quá trình giảng dạy,
tôi thấy chất lượng tập viết lớp tôi được nâng lên rõ rệt. Học sinh viết đúng mẫu
chữ, đúng độ cao, khoảng cách, học sinh nắm được quy tắc viết, cách đưa bút,
để vở, chất lượng chữ viết trong lớp tương đối đồng đều. Các lỗi viết của học
sinh đầu năm đã được khắc phục.
Kết quả xếp loại vở sạch chữ đẹp của lớp 1B đến giữa tháng 3 năm học
2015 – 2016 như sau:
Loại A
Loại B
Loại C
SL %
SL
%
SL
%
Cuối học kỳ I
30 em
13 43,3
9
30
8

26,7
Giữa học kỳ II
30em
18 60
10 33,3
2
6,7
Như vậy, kết quả trên cao hơn rất nhiều so với yêu cầu chung của nhà
trường. Qua đó đã khẳng định biện pháp mà tôi thực hiện là có hiệu quả. Không
những các em viết đẹp, viết đúng mà các em còn có tư thế ngồi đúng.
Thời điểm đánh giá

Sĩ số học sinh

PHẦN III - KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
1. Ý nghĩa của việc giữ vở sạch, viết chữ đẹp :
- Rèn tập viết đúng đẹp cho học sinh lớp 1 là một công việc rất công phu,
tỉ mỉ nhưng cũng là một niềm vui niềm say mê của giáo viên nhằm giúp cho học
sinh có khả năng viết đúng, viết đẹp.
Trên đây là một số kinh nghiệm và việc làm của tôi trong quá trình rèn
cho học sinh lớp 1B viết đúng, viết đẹp và giữ vở sạch nhằm tạo tiền đề cho các
em viết đẹp hơn ở các lớp sau.
2- Bài học kinh nghiệm :
Qua quá trình nghiên cứu và thực tế giảng dạy với biện pháp và kết quả
nêu trên, tôi rút ra những bài học kinh nghiệm sau :
Để học sinh viết đúng, viết đẹp rất cần ở giáo viên sự tỉ mỉ uốn nắn từng
nét cho cả lớp và cho từng bàn tay nhỏ, sự kiên nhẫn làm đi làm lại nhiều lần với
tất cả tấm lòng yêu thương học trò của thầy cô giáo.
Mỗi giáo viên phải nắm chắc kiến thức, quy trình kỹ thuật viết chữ để dạy

tốt từng tiết tập viết cho học sinh. Phải đưa ra phương pháp dạy học cụ thể để
phù hợp với từng đối tượng học sinh của lớp mình tuân theo nguyên tắc từ dễ
đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
Sử dụng phương pháp làm mẫu, bắt chước, mỗi giáo viên phải tự rèn
luyện mình từ chữ viết ở vở, ở bảng đến tư thế ngồi viết, cách cầm bút để làm
gương nhất là trước mắt học trò.
Trong dạy học tập viết cần phải thường xuyên tổ chức các trò chơi thi viết
nhanh, viết đẹp tạo sự hứng thú rèn luyện cho học sinh.

13


Sự phối hợp giữa cha mẹ học sinh với các thầy cô giáo sẽ tạo điều kiện
thuận lợi về cơ sở vật chất về mọi mặt, giúp ích rất nhiều cho việc nâng cao chất
lượng chữ viết cho học sinh.
Phải dành nhiều thời gian và công sức cùng lòng nhiệt tình khi dạy các em
luyện viết.
Khi dạy tập viết, chữ của giáo viên phải đạt đến trình độ chuẩn cho học
sinh noi theo.
II. Kiến nghị
1. Đối với Phòng giáo dục:
- Thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề về nâng cao chất lượng vở
sạch chữ đẹp để giáo viên được giao lưu học tập kinh nghiệm của các trường
bạn.
2. Đối với nhà trường:
- Thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề đánh giá và rút kinh nghiệm
để nâng cao chất lượng vở sạch chữ đẹp của trường, của từng khối lớp.
- Trưng bày các bài viết đẹp, tập vở sạch cho học sinh toàn trường tham
khảo.
3. Đối với giáo viên :

Cần thấy được vị trí, tầm quan trọng của phân môn Tập viết ở các lớp.
Mỗi giáo viên phải là tầm gương sáng cho các em noi theo, từ tư thế ngồi viết,
cách cầm bút đến chữ viết bảng, cách trình bày bảng, cách cấm bài, nhận xét cho
học sinh.
Rất mong được các đồng nghiệp góp ý, bổ sung thêm để quá trình dạy tập
viết cho học sinh lớp 1 đạt hiệu quả ngày càng cao hơn.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Yên Thọ, ngày 23 tháng 3 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép của khác
Người viết

Lê Thị Mạnh

TÀI LIỆU THAM KHẢO.
- Phương pháp dạy học các môn học ở Tiểu học (Nhà xuất bản giáo dục)

14


- Mẫu chữ viết theo chương trình giảng dạy (Quyết định số 31/2002/QĐBGD&ĐT ngày 14/6/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
- Vở tập viết T1+T2 lớp 1 ( Nhà xuất bản giáo dục).
- Sách giáo viên, sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 T1+T2

MỤC LỤC
NỘI DUNG
PHẦN 1 : MỞ ĐẦU
I.Lí do chọn đề tài


TRANG
1
1

15


II. Mục đích nghiên cứu
III. Đối tượng nghiên cứu
IV. Phương pháp nghiên cứu
PHẦN 2 – NỘI DUNG SKKN
I- Cơ sở lý luận
II- Thực trạng
III- Các giải pháp thực hiện
1- Chuẩn bị cơ sở vật chất đầy đủ phục vụ cho dạy- học tập viết.
2- Nghiên cứu nắm vững mẫu chữ, cỡ chữ, nội dung chương trình…
3- Giáo viên thường xuyên luyện viết, học tập kinh nghiệm của đồng
nghiệp.
4- Dạy cho HS cách cầm bút và tư thế ngồi viết đúng.
5- Rèn cho học sinh có kỹ thuật viết đúng, viết đẹp.
6- Hướng dẫn, khắc sâu cho học sinh những nét khó, viết đúng khoảng
cách của tiếng và từ.
7- Có kế hoạch và phương pháp dạy học cụ thể cho mỗi phần, mỗi tiết,
mỗi phần luyện tập phù hợp với đối tượng học sinh.
8- Tổ chức, phát động các phong trào thi đua “ Giữ vở sạch, viết chữ
đẹp”; thường xuyên nhận xét, xếp loại chữ đẹp.
9. Rèn cho học sinh ý thức học tập biết cách viết chữ đẹp, giữ vở sạch.
10- Phối hợp với với phụ huynh học sinh
IV- Kết quả đạt được
Phần III - Kết luận, kiến nghị

I. Kết luận
1- Ý nghĩa của việc giữ vở sạch, viết chữ đẹp
2- Bài học kinh nghiệm
II. Kiến nghị
1- Đối với Phòng giáo dục:
2- Đối với nhà trường
3- Đối với giáo viên

1
2
2
2
2
2
4
4
4
5
5
7
8
9
10
10
11
12
12
12
12
12

13
13
13
13

16



×