Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Một số kinh nghiệm tích hợp giáo dục tình yêu biển đảo việt nam cho học sinh THCS trong giờ học ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (826.1 KB, 29 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG XƯƠNG

TRƯỜNG THCS QUẢNG LONG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI

KINH NGHIỆM TÍCH HỢP GIÁO DỤC TÌNH YÊU
BIỂN ĐẢO VIỆT NAMCHO HỌC SINH THCS TRONG
GIỜ DẠY HỌC NGỮ VĂN

Người thực hiện: Phạm Thị Hòa
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Quảng Long
SKKN thuộc lĩnh vực ( môn): Ngữ văn
.

THANH HÓA, NĂM 2016


1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông
Nam Á. Toàn bộ diện tích: đất liền và đảo là 331212Km 2 với 3260Km bờ biển;
hơn 4000 đảo lớn nhỏ và hai quần đảo là Hoàng Sa và Trường Sa. Biển đảo Việt
Nam có vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:
Biển Việt Nam án ngữ trên tuyến đường hàng hải huyết mạch thông thương giữa
Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương; biển có nguồn tài nguyên phong phú, đặc
biệt là dầu mỏ, khí đốt; biển Việt Nam có nhiều cảng nước sâu, nhiều bãi tắm
đẹp; biển và đảo có vai trò quan trọng làm tăng chiều sâu phòng thủ cho đất


nước ở phía biển. Chính vì thế trong chiến lược biển đến năm 2020 Đảng, Nhà
nước ta đã xác định mục tiêu: vươn ra biển, làm giàu từ biển.
Vùng biển đảo trong đó bao gồm hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa
thuộc chủ quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chúng ta có
nhiều tài liệu pháp lý và thực tiễn để khẳng định chủ quyền của mình ở khu vực
trên. Thế nhưng, trong thời gian qua, Trung Quốc liên tục gây lấn, xâm phạm
chủ quyền vùng biển đảo của Việt Nam. Trung Quốc đưa ra bản đồ 9 đoạn mà
theo đó toàn bộ 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam thuộc Trung
Quốc. Trung Quốc ngang nhiên mời thầu khai thác dầu khí ở vùng thềm lục địa
thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Trung Quốc chiếm nhiều đảo thuộc quần
đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Những hành động ấy của Trung Quốc vi phạm
nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đe dọa nghiêm trọng đến chủ quyền quốc gia
của Việt Nam. Vì thế, vấn đề về biển đảo đang trở thành tâm điểm trong đời
sống chính trị của đất nước.
Học sinh THCS thuộc lứa tuổi từ 12 đến 15. Đó là thế hệ trẻ quyết định
đến tương lai không xa của đất nước. Các em sẽ là những người chịu trách
nhiệm xây dựng, phát triển đất nước; bảo vệ vùng trời, vùng biển, đất liền của
Tổ quốc. Vì thế, giáo dục về biển đảo quê hương cho các em học sinh nói chung
và học sinh THCS nói riêng là vô cùng cần thiết. Giáo dục về biển đảo quê
hương sẽ nâng cao nhận thức của các em về chủ quyền đất nước, khơi dậy lòng
yêu nước, đánh thức trách nhiệm công dân. Đó là cách để chúng ta tạo nên lực
lượng xung kích bảo vệ chủ quyền đất nước khi cần thiết.
Ngữ văn là môn học vừa mang tính nghệ thuật vừa mang tính công cụ.
Văn học đem đến cho học sinh những tri thức về tự nhiên, xã hội, con người;
làm phong phú đời sống tâm hồn, hướng học sinh đến những giá trị của Chân,
Thiện, Mỹ. Ngữ Văn còn rèn luyện cho các em những kỹ năng để trở thành
những con người có ích cho xã hội. Con đường giáo dục của Văn học là đi từ
tình cảm, nhận thức đến hành động. Vì vậy, nó dễ tác động và thấm sâu, thấm
lâu trong lòng con người. Vì thế tích hợp giáo dục về biển đảo Việt Nam cho học
sinh THCS trong giờ dạy học Ngữ văn là rất phù hợp và mang tính thực tiễn

cao.Từ ý nghĩa và thực tiễn đó tôi chọn đề tài: “ kinh nghiệm tích hợp giáo dục
tình yêu biển, đảo Việt Nam cho học sinh trường THCS Quảng Long trong
giờ dạy học Ngữ Văn” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình.


1.2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Ngữ văn tại các Trường
THCS trong toàn huyện nói chung và trường THCS Quảng Long nói riêng, đồng
thời để bồi dưỡng thêm kiến thức về biển đảo Việt Nam cho đội ngũ giáo viên.
Giúp học sinh hứng thú hơn, tích cực hơn trong quá trình tiếp nhận tri
thức và kiến thức về tình yêu biển, đảo; chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và biên
giới quốc gia.
Giúp học sinh hiểu được khái niệm; sự hình thành; các bộ phận cấu thành
lãnh thổ và chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia Việt Nam và cách xác định
đường biên giới quốc gia trên biển.
Quán triệt các quan điểm của Đảng, Nhà nước; các nội dung biện pháp cơ
bản về xây dựng, quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia.
Xác định thái độ, trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ biển đảo Việt
Nam.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng là học sinh các lớp: 6A; 7B; 8B; 9A học môn Ngữ văn năm
học 2015 - 2016 của trường THCS Quảng Long.
Chỉ chủ yếu đề cập đến những vấn đề về biển đảo Việt Nam có liên quan
đến chương trình Ngữ Văn THCS.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Tích hợp, khái quát, mô tả
- Phân tích, tổng hợp, thống kê
- Đánh giá, khái quát, bình luận
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận

Cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng coi người học là
trung tâm, dạy học theo quan điểm tích hợp đang ngày càng trở thành xu thế dạy
học đem lại hiệu quả cao.Theo xu hướng chung, trong những năm qua việc tích
hợp trong môn Ngữ văn được thực hiện khá phong phú với nhiều nội dung và
hình thức tích hợp: giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục an toàn giao thông, sức
khỏe sinh sản, kỹ năng sống…Việc tích hợp đã đem đến cho giờ học không khí
sôi nổi và mang tính thực tiễn cao. Vì vậy việc tích hợp giáo dục về biển đảo
Việt Nam trong giờ dạy học môn Ngữ Văn THCS cần đạt được mục tiêu sau:
Về kiến thức: Học sinh nâng cao nhận thức về chủ quyền biển đảo, về thế
mạnh, vị trí chiến lược của biển đảo Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc. Học sinh nắm được những cơ sở pháp lý về chủ quyền của Việt
Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Học sinh biết thêm về chủ trương,
đường lối của Đảng và Nhà nước về vấn đề biển đảo, các phong trào, các cuộc
vận động hướng về Trường Sa, Hoàng Sa...
Về tư tưởng, hành động: Nâng cao ý thức trách nhiệm của học sinh đối với
đất nước. Từ đó các em tích cực hưởng ứng, tham gia các hoạt động tìm hiểu về
biển đảo...


Căn cứ vào nội dung cụ thể của chương trình Ngữ Văn THCS. Qua thực tế
dạy học Ngữ Văn của bản thân, tôi thấy tích hợp giáo dục về biển đảo Việt Nam
trong môn Ngữ Văn là phù hợp. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm thế nào để việc
tích hợp phát huy hiệu quả tối đa. Muốn thế việc tích hợp phải tuân theo các
nguyên tắc sau:
- Căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ Văn.
- Căn cứ vào từng đơn vị kiến thức cụ thể trong từng bài học mà đưa vào
liều lượng và hình thức tích hợp phù hợp.
- Khai thác nội dung chọn lọc, tập trung, không tràn lan, tùy tiện;
- Phát huy tích cực nhận thức của học sinh, khai thác kinh nghiệm thực tế
của học sinh, tận dụng cơ hội để học sinh tiếp xúc trực tiếp với thực tiễn.

2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Có thể khẳng định vấn đề biển đảo chưa có vị trí xứng đáng trong chương
trình học ở bậc THCS. Khảo sát ở các môn học có liên quan cho thấy: Ở môn
Địa lý, đây là môn học nghiên cứu kỹ nhất về các vấn đề liên quan đến điều kiện
tự nhiên (trong đó có phần biển đảo), xã hội và tình hình phát triển kinh tế- xã
hội của đất nước. Nhưng phần biển đảo chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ, thời lượng ngắn
nên dù muốn giáo viên cũng không thể chuyển tải hết các nội dung có liên quan
về vấn đề này. Ở môn Ngữ văn, không có nội dung nào, bài nào, văn bản (kể cả
các đoạn văn, văn bản ví dụ) trực tiếp đề cập đến vấn đề biển đảo. Trong những
năm trước đây, do chương trình nhiều kiến thức và khi ấy chủ quyền biển đảo
chưa trở thành vấn đề nóng trong đời sống chính trị của đất nước thì hầu như nội
dung này không được tích hợp vào giờ dạy học Ngữ Văn.Từ năm học 20132014, cùng với quá trình tuyên truyền rộng rãi của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ
Quốc Việt Nam, đoàn TNCS Hồ Chí Minh...về chủ quyền biển đảo Việt Nam,
nhiều giáo viên Ngữ văn đã tích hợp nội dung này vào bài dạy học.
Qua khảo sát tình hình cụ thể ở trường THCS Quảng Long, tôi thấy thực
trạng vấn đề “Tích hợp giáo dục về biển đảo Việt Nam cho học sinh THCS trong
giờ dạy học Ngữ văn” nổi lên mấy điểm sau:
- Vì những kiến thức về vấn đề biển đảo không liên quan đến nội dung thi
học kì, thi khảo sát, thi vào lớp 10 THPT nên nhiều giáo viên xem nhẹ.
- Nội dung, phương pháp tích hợp còn chưa phong phú.
- Việc tích hợp còn mang tính ngẫu hứng, tự phát chưa có mục tiêu, nội
dung mang tính hệ thống, liên tục.
- Cũng có khi cao hứng, giáo viên sa đà vào kiến thức mở rộng về chủ đề
biển đảo làm ảnh hưởng đến nội dung chính của bài học.
Có thể thấy việc tích hợp giáo dục về biển đảo Việt Nam cho học sinh
THCS nói chung và trong giờ dạy học Ngữ văn nói riêng mới đang trong giai
đoạn thử nghiệm. Vì vậy, thực trạng ấy dẫn đến kết quả như sau:
Học sinh còn nhận thức lơ mơ về vấn đề biển đảo và chủ quyền biển đảo
của Tổ quốc. Cụ thể, khi hỏi nhiều em về biển, đảo của nước ta, đặc biệt là quần
đảo Trường Sa và Hoàng Sa, em nào cũng có thể trả lời đó là “một phần máu thịt

thiêng liêng của Tổ quốc”. Nhưng để lý giải nguồn gốc của nó như thế nào, có


tiềm năng, thế mạnh, nguồn lợi kinh tế ra sao, thì không phải học sinh nào cũng
trả lời được. Thậm chí cá biệt có những học sinh coi đó là vấn đề của người lớn,
của Nhà nước, không ảnh hưởng đến mình nên thờ ơ không quan tâm.
Thực trạng ấy đặt ra vấn đề cần đẩy mạnh hơn nữa giáo dục về biển đảo
Việt Nam cho học sinh THCS, lồng ghép vào các môn học trong đó có môn Ngữ
văn. Vậy làm thế nào để tích hợp có hiệu quả nội dung này vào các giờ dạy học
Ngữ văn ở bậc THCS. Tức là vừa nâng cao được nhận thức, ý thức trách nhiệm
của học sinh về biển đảo quê hương vừa không ảnh hưởng đến chuẩn kiến thức,
kỹ năng của môn học. Đó quả là một vấn đề không dễ, đề tài của tôi là một kinh
nghiệm nhỏ để giải quyết câu hỏi trên.
2.3. Giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Thiết lập mục tiêu bài học
Bước đầu tiên là thiết lập mục tiêu bài học. Ở bước này, giáo viên làm
việc theo nhóm hoặc cá nhân để xác định các mục tiêu dạy học dựa trên chuẩn
chương trình của mỗi môn học mà chính mình phụ trách và mục tiêu mở rộng.
Sau đó, thiết lập sơ đồ mục tiêu chung cho nhiều môn học; chia sẻ sơ đồ,
mục tiêu giữa các giáo viên trong nhóm, thống nhất về những kết quả học tập
mà học sinh cần đạt được.
Cuối công đoạn này, nhóm giáo viên thống nhất được mục tiêu dạy học
chung, cốt lõi.
2.3.2. Xác định tâm điểm tổ chức tích hợp tiềm năng
Đây là bước thứ hai trong quy trình thiết kế bài học. Ở bước này, nhóm
giáo viên thảo luận, đề xuất các tâm điểm tổ chức tích hợp có tính chất tiềm
năng giúp đạt được tất cả các kết quả học tập mà học sinh cần đạt được. Tâm
điểm tổ chức tích hợp chính là huyệt đạo của bài học, là sợi dây nối các phần
trong đơn vị bài học.
Có nhiều loại tâm điểm tổ chức tích hợp bài học khác nhau, bao gồm các

chủ đề, chủ điểm, khái niệm, hiện tượng và vấn đề, các vấn đề thời sự. Đối với
các môn khoa học tự nhiên, tâm điểm có thể là các khái niệm xuyên chương
trình như mô hình, năng lượng...
Khi chọn tâm điểm tổ chức tích hợp, giáo viên cần dựa trên một số tiêu
chí, như tính phái sinh, tính có ý nghĩa, sự xác đáng và sự gắn kết.
2.3.3. Xác định câu hỏi cốt lõi và các câu hỏi gợi mở
Câu hỏi cốt lõi là trung tâm của việc thiết kế chủ đề tích hợp, liên môn,
thúc đẩy việc hiểu tất cả các lĩnh vực môn học tham gia vào chủ đề tích hợp.
Câu hỏi cốt lõi mang tính phổ quát chứ không gắn với một môn học cụ
thể nào, hướng đến những ý tưởng lớn và những khái niệm mang tính bền vững,
không nhằm mục đích gợi ý cho học sinh đưa ra câu trả lời “đúng”, “sai”.
Giáo viên cần sử dụng các câu hỏi cốt lõi để thực hiện một đơn vị bài học
lấy việc tìm tòi làm hoạt động chính mà không phải đưa ra cho học sinh một câu
trả lời đúng duy nhất.


Nếu đơn vị bài học không đòi hỏi học sinh phải có sự tìm tòi - tức là khi
giáo viên truyền đạt những thông tin cụ thể mà học sinh không cần phải đặt ra
các câu hỏi hay phải nghiên cứu thì không cần đặt ra câu hỏi cốt lõi.
Câu hỏi gợi mở còn được gọi là các câu hỏi liên quan đến bài học, xuất
phát từ chương trình môn học cụ thể. Đó chính là những mục tiêu trong chương
trình được cụ thể hóa thành các câu hỏi.
Ví dụ, trong một dự án tìm hiểu về côn trùng, học sinh đóng vai một cá
thể côn trùng trong loài. Công việc của học sinh là phải thuyết phục một thành
viên trong gia đình vốn rất sợ rệp, nhận ra tầm quan trọng của chúng đối với hệ
sinh thái và không việc gì phải sợ chúng...
Khi thực hiện điều này, học sinh phải xem xét và trả lời những câu hỏi :
làm thế nào mà con vật nhỏ bé lại rất cần thiết cho những vật khác đến như vậy
(câu hỏi cốt lõi);
Vì sao chúng ta không nên sợ rệp? Nếu côn trùng biết nói, nó sẽ nói với

bạn điều gì (Câu hỏi gợi mở);
Điều gì khiến một côn trùng chỉ là côn trùng? Côn trùng có thể phát triển
và thay đổi như thế nào? Loài côn trùng có lợi và có hại ở những mặt nào (câu
hỏi nội dung).
2.3.4. Thiết kế, sơ đồ hóa các hoạt động và đánh giá bài học tích hợp
Bước thứ 4 là thiết kế các hoạt động tiềm năng thuộc các môn học, sơ đồ
hóa các hoạt động đó và thiết lập phân bổ thời gian.
Đối với việc tạo các dự án tích hợp, sẽ tiến hành làm việc theo nhóm hoặc
cá nhân để xem xét lại mục tiêu học tập, tâm điểm tổ chức tích hợp và các câu
hỏi; thảo luận, thống nhất các dự án tích hợp cho học sinh; xác định các hoạt
động khởi đầu, giai đoạn giữa và giai đoạn đỉnh điểm.
Đối với việc tạo các hoạt động theo từng lĩnh vực môn học riêng, tiến
hành làm việc cá nhân, suy nghĩ về các hoạt động và dự án cho lớp học liên
quan đến tâm điểm tổ chức tích hợp và các dự án tích hợp chia sẻ các hoạt động
đề xuất của giáo viên với nhóm.
Sau đó, cả nhóm lựa chọn các hoạt động cho bài học và phác họa các hoạt
động đó. Khi phác họa, cả nhóm cần lưu ý xác định các bài dạy và cách đánh giá
cho từng ngày trong tuần.
2.3.5. Đánh giá bài học tích hợp.
Để thực hiện bước này, giáo viên cần xem xét các nội dung câu hỏi liên
quan đến sự tham gia của học sinh; câu hỏi cốt lõi và câu hỏi gợi mở; các bài
học và hoạt động xung quanh các quá trình và nội dung...
2.3.6. Một số địa chỉ và nội dung, cách thức tích hợp giáo dục về biển đảo
Việt Nam cho học sinh THCS Quảng Long trong giờ dạy học môn Ngữ văn
- Chương trình Ngữ văn lớp 6
ST
Tên bài
Địa chỉ tích hợp
Nội dung và cách thức tích hợp
T

1
Cô Tô
Trong phần tìm Ngoài các đoạn văn đã có trong SGK,
hiểu các đoạn GV có thể đưa thêm 1 số ví dụ khác


văn ngữ liệu
trong SGK trang
89.
- Chương trình Ngữ văn 7
STT
Tên bài
Địa chỉ tích hợp
1
Sông
núi Bài thơ
nước Nam

là văn bản có liên quan đến chủ đề
biển đảo Việt Nam (lấy từ nguồn tin
cậy).
Nội dung và cách thức tích hợp
GV tích hợp giáo dục cho HS về ý
thức độc lập, chủ quyền, và tinh thần
chống giặc ngoại xâm bảo vệ chủ
quyền dân tộc của cha ông.

- Chương trình Ngữ văn 8
STT
Tên bài

Địa chỉ tích hợp
Nội dung và cách thức tích hợp
1
Quê hương
Khổ thơ cuối GV hỏi học sinh trả lời: Em biết gì
của bài thơ
về địa danh làng chài ven biển tỉnh
Quảng Ngãi? Từ đó GV mở rộng
giới thiệu về các địa danh và đi đến
kết luận: biển có ảnh hưởng sâu sắc
đến đặc điểm tự nhiên của nước ta.
Biển góp phần tạo nên những cảnh
đẹp kì thú. Cái sâu sắc của nhà thơ
Tế Hanh là tình yêu biển rất đổi bình
dị, đời thường mà vô cùng xúc động
2
Thuyết minh Lập dàn ý bài GV yêu cầu HS chuẩn bị trước ở nhà
về một danh văn thuyết minh để lập dàn ý giới thiệu về địa danh
lam
thắng
bãi biển Sầm Sơn. Trên lớp GV định
cảnh
hướng để HS biết cách lập dàn ý của
một bài văn thuyết minh.
3
Viết bài số 5
Gv ra đề cho HS giới thiệu về một
(Văn thuyết
danh lam thắng cảnh ở quê hương
minh)

em (biển Sầm Sơn)
- Chương trình Ngữ văn 9
STT
Tên bài
Địa chỉ tích
Nội dung và cách thức tích hợp
hợp
1
Đoàn thuyền
Bài thơ
GV giúp học sinh biết được về biển
đánh cá
Quảng Ninh, tích hợp giáo dục cho HS
thấy được vai trò, tầm quan trọng, giá
trị của biển. Tình yêu lao động, niềm
hăng say lao động, ý thức vươn khơi
bám biển, chinh phục biển khơi.
Qua phần thống kê tổng hợp trên có thể thấy: Số lượng bài có thể tích hợp
nội dung giáo dục về biển đảo Việt Nam trong chương trình Ngữ Văn THCS
chiếm tỉ lệ khá ít, 5 bài thống kê trên là những bài điển hình.
Ở phần Đọc- hiểu văn bản: Số lượng bài có thể tích hợp nội dung giáo dục về
biển đảo Việt Nam là không nhiều. Địa chỉ để tiến hành tích hợp thường gắn với


một chi tiết, một hình ảnh, hoặc một hình tượng trong tác phẩm.Vì thế, khi tích
hợp đòi hỏi giáo viên phải rất khéo léo để không làm ảnh hưởng đến nội dung
chính của bài. Cách thức tích hợp chủ yếu là giáo viên liên hệ mở rộng hoặc tiến
hành phát vấn-đàm thoại với học sinh. Thời lượng tích hợp ngắn.(Tối đa khoảng
5 phút)
Ở phần Tiếng Việt và Làm văn: Trong quá trình dạy học Ngữ Văn và nghiên

cứu làm đề tài khoa học này, tôi nhận thấy hầu như tất cả các bài phần Tiếng
Việt và Làm văn đều có thể tích hợp ở mức độ, liều lượng khác nhau nội dung
giáo dục về biển đảo Việt Nam. Đặc điểm của phần Tiếng Việt và Làm văn là có
tính chất mở, cuối bài dạy lý thuyết có phần luyện tập thực hành nên giáo viên
có thể đưa thêm các văn bản, các nội dung về biển đảo có liên quan để học sinh
thực hành. Ở phần này, nội dung kiến thức tích hợp phong phú; thời gian tích
hợp nhiều hơn; phương pháp tích hợp đa dạng trong đó đặc biệt phát huy được
tính chủ động tích cực của học sinh.Vì vậy, học sinh sẽ thu nhận được nhiều
kiến thức bổ ích về biển đảo quê hương nếu giáo viên biết cách tích hợp có hệ
thống, liên tục.
2.3.7. Giáo án minh họa
Giáo án thứ nhất : (Chương trìnhNgữ Văn 6)
Tiết 103,104: Văn bản :
CÔ TÔ
( Nguyễn Tuân)
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Vẻ đẹp của đất nước ở một vùng biển đảo.
- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản.
2. Kĩ năng:
- Đọc diễn cảm văn bản:giọng đọc vui tươi, hồ hởi.
- Đọc - hiểu văn bản kí có yếu tố miêu tả.
- Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về vùng đảo Cô Tô sau khi học
xong văn bản.
3. Thái độ: yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước và có ý thức
quảng bá, giữ gìn biển đảo quê hương.
II. Chuẩn bị:
- GV: nghiên cứu SGK, SGV, chuẩn kiến thức, giáo dục kĩ năng sống và tài liệu
có liên quan, tranh ảnh. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài
- Học sinh: đọc SGK, soạn bài theo đinh hướng SGK và sự hướng dẫn của GV.

III: Tiến trình dạy học.
1. Ổn định lớp : kiểm diện học sinh
2. Kiểm tra bài cũ : đọc thuộc lòng bài thơ “Lượm”? Cho biết tình cảm của nhà
thơ đối với Lượm?
3. Bài mới : GV giới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
HS: đọc chú thích
I. Tìm hiểu chung


HSY: nêu một vài nét chính về tác
giả ?
HS: Trả lời theo chú thích
HSTB: văn bản được trích từ tác
phẩm nào? Thể loại gì?
GV giới thiệu: Kí là "một loại hình
văn học trung gian, nằm giữa báo
chí và văn học, gồm nhiều thể - chủ
yếu là văn xuôi tự sự như bút kí,
hồi kí, du kí, phóng sự, kí sự, nhật
kí, tuỳ bút,...".
GV: nêu yêu cầu đọc, Gv và Hs
đọc hết văn bản.
- Khi đọc bài văn, chú ý nhấn giọng
thể hiện sắc thái miêu tả qua các từ
ngữ (đặc biệt là tính từ), hình ảnh
có tính gợi cảm; cách liên tưởng
độc đáo của tác giả khi tái hiện
cảnh sinh hoạt và lao động của

người dân trên đảo.
GV: hướng dẫn HS giải nghĩa từ
khó.
KG: xác định bố cục của bài văn?
HSTB: nhà văn đứng ở vị trí nào
để quan sát quang cảnh Cô Tô? Vẻ
đẹp của đảo hiện lên qua những
hình ảnh nào?
HS: Tìm chi tiết.
KG: khi miêu tả tác giả sử dụng
nghệ thuật và từ loại nào?
HS: Tính từ màu sắc, nghệ thuật so
sánh.
GV: Phân tích làm nổi bật vẻ đẹp
tinh khôi, bao la, tươi đẹp của Cô
Tô sau cơn bão và chuyển ý: Mặt
trời mọc trên biển, hoàng hôn
xuống trên núi luôn là đề tài hấp
dẫn của thơ ca nhạc họa. Bây giờ
chúng ta sẽ khám phá cảnh mặt trời
mọc trên biển đảo Cô Tô qua ngòi
bút tài hoa của Nguyễn Tuân.
HS: Đọc phần 2
HSTB: Tác giả chọn vị trí nào để

1. Tác giả:
- Nguyễn Tuân (1910 – 1987) quê ở Hà
Nội, sở trường của ông là thể tuỳ bút và
kí.
2. Tác phẩm:

- Xuất xứ:“ Cô Tô” là phần cuối của bài
kí “Cô Tô” 1976.
- Thể loại: Kí

II. Đọc- hiểu văn bản
1. Đọc – tìm hiểu từ khó
2. Bố cục:
- Từ đầu … sóng ở đây: vẻ đẹp trong
sáng của đảo Cô Tô sau cơn bão.
- Tiếp…nhịp cánh”: Cảnh mặt trời mọc
trên biển.
- Còn lại: Cuộc sống sinh hoạt của người
dân trên đảo.
3. Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu
tả.
4. Tìm hiểu văn bản
a. Cảnh Cô Tô sau cơn bão:
- Vị trí quan sát: trên nóc đồn
- Cảnh đảo Cô Tô:
+ Bầu trời : trong trẻo, sáng sủa.
+ Cây cối: thêm xanh mượt
+ Nước biển :lam biếc, đặm đà hơn.
+ Cát :vàng giòn.
+ Lưới càng nặng thêm mẻ cá giã đôi.
-> So sánh : Bức tranh tươi sáng, bao
la và mang sức sống mới

Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô



miêu tả cảnh mặt trời mọc và miêu
tả theo trình tự nào?
HSY: Biện pháp nghệ thuật nào
được tác giả sử dụng?
KG: Nhận xét của em về cảnh mặt
trời mọc trên biển?
( Là một bức tranh tuyệt đẹp, rực
rỡ,tráng lệ,được đặt trong một
khung cảnh rộng lớn, bao la và hết
sức trong trẻo, tinh khôi)
GV hướng dẫn HS tích hợp:
- Em đã bao giờ được ngắm cảnh
mặt trời mọc trên biển chưa?
- Tình cảm của em đối với vẻ đẹp
của thiên nhiên Tổ quốc như thế
nào?
( Yêu mến, trân trọng, gắn bó với
vẻ đẹp của thiên nhiên, tổ quốc).

b. Cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô
Tô:
- Điểm nhìn: Ngoài mũi đảo
- Mặt trời chưa mọc: chân trời, ngấn bể
sạch như tấm kính.
- Mặt trời mọc.
+ Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một
quả trứng thiên nhiên đầy đặn.
+ Quả trứng hồng hào thăm thẳm, đường
bệ đặt lên một mâm bạc ...
- Mặt trời lên: Vài chiếc nhạn chao đi

chao lại, hải âu là là nhịp cánh.
=> So sánh, miêu tả: Nguy nga, tráng
lệ, rực rỡ…

Hình ảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô
c. Cuộc sống sinh hoạt của con người
trên đảo Cô Tô:
- Cảnh sinh hoạt:
+ Tắm quanh giếng
HS: Đọc phần còn lại.
Thảo luận nhóm: Để miêu tả cảnh + Gánh nước và múc nước nhộn nhịp
sinh hoạt trên đảo cô Tô, tác giả + Thuyền chuẩn bị ra khơi.
chọn địa điểm nào, thời gian nào để - Hình ảnh so sánh:
+ Cái sinh hoạt của nó vui như một cái
quan sát? Có những hoạt động gì?
bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ
HS: Làm việc theo bàn, trình bày
trong đất liền
GV: Và HS nhận xét.
KG: Tại sao tác giả chọn duy nhất
cái giếng nước ngọt để tả cảnh sinh
hoạt trên đảo Cô Tô ?
HS: Đây là cảnh sinh hoạt đặc
trưng của dân trên đảo.
GV: Liên hệ đời sống cần nước
ngọt, trữ nước ngọt trên đảo.
HSY: Tác giả tập trung miêu tả cụ
thể nhân vật nào?



HS: Anh chị Châu Hòa Mãn
HSTB: Em nhận thấy con người ở
đây như thế nào?
HS: Trẻ trung, yêu lao động, dịu
dàng, dịu hiền.
KG:Qua các hoạt động trên đảo em
thấy cuộc sống ở nơi đây ra sao?
KG: Qua bài học em học được gì
về nghệ thuật miêu tả và tình yêu
quê hương của Nguyễn Tuân.
GV: Liên hệ giáo dục: Cảm nghĩ
của em đối với đảo Cô Tô nói
riêng và với biển đảo việt Nam
nói chung.
- Yêu mến,tự hào vì Việt Nam có
biển đảo đẹp, có ý thức bảo vệ môi
trường và giữ gìn chủ quyền biển
đảo.Cần học tập, tiếp tục khám phá
và quảng bá vẻ đẹp của biển quê
hương. Đó cũng là biểu hiện của
tình yêu quê hương,đất nước.

Hình ảnh sinh hoạt lao động của người dân

-> Cảnh sinh hoạt đầm ấm, đông vui và
thanh bình.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật:
- Khắc họa hình ảnh tinh tế, chính xác,
độc đáo.

- Sử dụng các phép so sánh mới lạ và từ
ngữ giàu tính sáng tạo.
2. Nội dung:
Ý nghĩa: Bài văn cho thấy vẻ đẹp độc
đáo của thiên nhiên trên biển đảo Cô Tô,
vẻ đẹp của người lao động trên vùng đảo
này. Qua đó thấy được tình cảm yêu quý
của tác giả đối với mảnh đất quê hương.

Giáo án thứ hai: (Chương trình Ngữ Văn 8)
Tiết 77: Văn bản
QUÊ HƯƠNG
(Tế Hanh)
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Nguồn cảm hứng lớn trong thơ Tế Hanh nói chung và ở bài thơ này : tình yêu
quê hương đằm thắm.
- Hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của con người và sinh hoạt lao động ; lời
thơ bình dị, gợi cảm xúc trong sáng, thiết tha.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.
- Đọc diễn cảm tác phẩm thơ.
- Phân tích được những chi tiết miêu tả, biểu cảm đặc sắc trong bài thơ.
3. Thái độ
- Giáo dục các em lòng yêu lao động, yêu quê hương, yêu đất nước
II. Chuẩn bị:


- Giáo viên: nghiên cứu SGK, SGV, chuẩn kiến thức, giáo dục kĩ năng sống và
tài liệu có liên quan, bảng phụ, phiếu học tập, tranh ảnh. Hướng dẫn học sinh

chuẩn bị bài
- Học sinh: Đọc SGK, soạn bài theo đinh hướng SGK và sự hướng dẫn của GV.
III. Tiến trình dạy và học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới: Gv giới thiệu bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
I. Tìm hiểu chung
HSY: Dựa vào phần chú thích sgk em 1.Tác giả :
hãy trình bày đôi nét về tác giả ?
- Tế Hanh sinh (1921-2009); quê ở
- GV: Cung cấp thêm thông tin: Tế Bình Dương- Quỳnh Sơn- Quảng
Hanh là nhà thơ của quê hương mà bài Ngãi.
“ Quê hương” là sáng tác mở đầu đầy - Đến với thơ mới khi phong trào này
ý nghĩa .
đã có rất nhiều thành tựu. Tình yêu
quê hương tha thiết là điểm nổi bật
của thơ Tế Hanh.
HSY: Nêu hiểu biết về tác phẩm?
2. Tác phẩm :
GVchốt: Không giống phần lớn các - Quê hương được in trong tập
tác phẩm đương thời, đây là một trong “Nghẹn ngào” (1939),sau in lại ở tập
số ít bài thơ lãng mạn ngân lên những ‘Hoa niên” (1945)
giai điệu thật là tha thiết đối với cuộc - Thể thơ 8 chữ
sống cần lao .
II. Đọc- hiểu văn bản
- GV hướng dẫn HS cách đọc .
1. Đọc- tìm hiểu chú thích
HSTB:Em hãy tìm bố cục của bài thơ? 2. Bố cục: (4 phần)

3. Tìm hiểu văn bản
KG: Mở đầu bài thơ tác giả đã giới a. Giới thiệu làng quê của tác giả :
thiệu về quê hương của mình như thế - Một làng ven biển, dân làng sống
nào?
bằng nghề chài lưới .
(Vị trí địa lí, đặc điểm nghề nghiệp
của làng quê: Nghề chài lưới )
GV nói thêm về làng quê của tác giả
( Nằm giữa con sông Trà Bồng êm
đềm và xanh trong 4 mùa ). Tác giả
từng nói về con sông quê hương
mình : “ Trước khi đổ ra biển dòng
sông lượn vòng ôm trọn làng biển quê
tôi”.
Hình ảnh làng chài
KG: Em có nhận xét gì về 2 câu thơ
giới thiệu này ?
b. Cảnh dân chài bơi thuyền ra
( Giản dị, tự nhiên nhưng rất đầy đủ )
khơi đánh cá :
- HS đọc 6 câu tiếp theo :
- Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai


HSTB: Cảnh thuyền chài ra khơi đánh
cá được miêu tả trong khung cảnh như
thế nào?( Ngày đẹp trời )
KG: Khung cảnh ấy gợi cho người
đọc cảm giác gì ?
( Không gian thoáng mát và rực rỡ

ánh bình minh )
HSY:Những hình ảnh nào nổi bật nhất
- HS đọc chú giải 2, 3 / sgk .
HSTB: Em hiểu gì về “ mảnh hồn
làng” ?
( Nghĩa là một thứ hồn vía quê hương
thân thuộc đến bâng khuâng )
KG: Miêu tả con thuyền đánh cá ra
khơi tác giả đã dụng những biện pháp
nghệ thuật gì?
GV: + So sánh: Thuyền hăng như con
tuấn mã -> Thể hiện trạng thái đầy
phấn chấn mạnh khoẻ, ẩn đằng sau là
hình ảnh con người: Thuyền nhẹ, trai
tráng khỏe mạnh ra biển đầy khí thế
sôi nổi và hào hứng .
+ Nhân hoá: Cánh buồm …rướn
thân trắng -> Cánh buồm như 1 sinh
thể biết cử động và hơn thế nữa nó
mang hồn quê ra biển.
- HS đọc 8 câu thơ tiếp theo :
- HS đọc chú giải 4 / sgk .
KG: Tại sao tác giả lại nói “ Nhờ ơn
trời biển lặng cá đầy ghe” ? Câu thơ
thể hiện tâm trạng gì của tác giả ?
( Tiếng reo vui, thở phào nhẹ nhõm,
cảm tạ thiên nhiên, trời đất đã giúp cho
chuyến đi biển bình yên )
GV: Đặt những câu thơ vào bối cảnh
nhọc nhằn đầy hiểm nguy của việc ra

khơi những năm trước cách mạng, khi
trình độ và phương tiện còn thấp kém,
thô sơ (chưa có thông tin, chưa có tàu
thuyền đánh bắt xa bờ,…)còn phụ
thuộc rất nhiều vào may rủi, mới thấy
lời cầu nguyện trong thơ không phải là
vô nghĩa.

hồng.
- Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
- Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn
mã ,
- Phăng mái chèo …trường giang .
- Cánh buồm…như mảnh hồn làng ,
- Rướn thân trắng …
-> So sánh, ẩn dụ, nhân hoá .
=> Phong cảnh thiên nhiên tươi sáng,
bức tranh lao động đầy hứng khởi
cùng với sự khoẻ khoắn, dạt dào sức
sống của dân miền biển .

c. Cảnh đoàn thuyền về bến :
- Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
- khắp dân làng tấp nập đón ghe về .
- Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe,
- Những con cá tươi ngon thân bạc
trắng.
-> Cuộc sống lao động vui tươi, rộn
ràng đầm ấm .



HSTB: Những hình ảnh ấy cho thấy
con người ở làng biển có gì đặc biệt ?
( Người lao động làng chài, những
đứa con của biển khơi với nước da
ngăm nhuộm nắng, nhuộm gió, thân
hình vạm vỡ và thấm đậm vị mặm
mòi, vị nồng tỏa“ vị xa xăm”của biển
khơi. Hình ảnh người dân chài được
miêu tả vừa chân thực vừa lãng mạn
và trở nên tầm vóc phi thường ).
HSTB:Chiếc thuyền được tác giả nhắc
đến như thế nào sau chuyến đi biển
đầy gian nan ?
KG: Tác giả sử dụng biện pháp nghệ
thuật gì trong 2 câu thơ này ?
( Nghệ thuật ẩn dụ, nhân hoá. Hai câu
thơ là 1 sáng tạo nghệ thuật. Tác giả
không chỉ thấy con thuyền nằm im
trên bến mà còn thấy “ sự mệt mỏi say
sưa”của con thuyền, cũng như người
dân chài .
KG: Qua các biện pháp nghệ thuật
trên đã bộc lộ tình cảm gì của tác giả
đối với làng quê ?
( Gắn bó sâu nặng với làng quê).
- HS đọc khổ thơ còn lại
- HSY:Tình cảm của nhà thơ với quê
hương thể hiện trong hoàn cảnh nào ?
( Xa quê )

HSTB:Trong nỗi nhớ của tác giả có
điều gì đặc biệt ?
( Nhớ những ấn tượng của làng chài )
KG: Để diễn tả tình cảm của mình đối
với quê hương, tác giả đã dụng biện
pháp nghệ thuật gì ?
KG: Em cảm nhận gì về tình cảm của
tác giả đối với cảnh vật, cuộc sống và
con người của quê hương ông?
GV: Xa quê hương tác giả luôn nhớ về
quê hương của mình, nỗi nhớ ấy thật
vô cùng đa dạng: Màu xanh của nước
biển, màu trắng của những con cá bạc,
chiếc buồm vôi, nhớ về hình dáng con

Hình ảnh người dân làng chài
- Dân chài lưới làn da ngăm dám
nắng,
- Cả thân hình nồng thở vị xa xăm .
-> Vẻ đẹp giản dị nhưng cũng thật
khoẻ khoắn, thơ mộng .
- Chiếc thuyền im bến mỏi trở về
nằm,
- Nghe chất muối …thớ vỏ .
-> Ẩn dụ, nhân hoá .

=> Sự mãn nguyện thanh bình sau
những ngày lao động.
d.Tình cảm của tác giả đối với quê
hương :

- Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
- Màu nước xanh cá bạc chiếc buồm
vôi
- …con thuyền rẽ sóng…
- Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn…
-> Điệp ngữ, liệt kê, biểu cảm .
=> Tình yêu, nỗi nhớ quê hương da
diết .


thuyền mơ hồ thấp thoáng. Nỗi nhớ ấy
đọng lại mùi vị đặc trưng “ mùi nồng
mặn” mùi của nắng gió, mùi của muối
mặn, mùi rong rêu, cá biển, và đặc biệt
cả mùi mồ hôi của người lao động. Cái
mùi nồng mặn ấy chính là hương vị
của quê hương gắn bó sâu lặng với nhà
thơ .
- GV cho học sinh liên hệ tình cảm
của mỗi người đối với quê hương
mình.
? Các em được sinh ra ở một vùng
quê miền biển, nếu được bày tỏ tình
cảm đối với quê hương mình em sẽ
nói gì?
? Với em, khi xa quê của mình em sẽ
nhớ đến điều gì trước tiên ?
- Yêu biển, yêu những con sóng dạt
dào, yêu nghề chài lưới, yêu vị mặn
của nước biển…

KG: Hãy nêu những nét đặc sắc về
nghệ thuật làm nên cái hay và sức
truyền cảm của bài thơ ?
(Sự sáng tạo hình ảnh thơ: Miêu tả rất
chân thực nhưng lại có những hình ảnh
bay bổng đầy lãng mạn)
HSTB: Qua những nét nghệ thuật đặc
sác đó tác giả muốn làm nổi bật nội
dung gì ?
GV hướng dẫn học sinh luyện tập:
? Em hãy mô tả lại bức tranh sgk bằng
lời văn của mình?
? Ở lớp 7 các em đã được học VB nào
nói về tình cảm gắn bó sâu nặng đối
với quê hương

Cảnh vật, cuộc sống và con
người quê hương

II. Tổng kết
1. Nghệ thuật:
- Sáng tạo nên những hình ảnh của
cuộc sống lao động thơ mộng.
- Tạo liên tưởng, so sánh độc đáo, lời
thơ bay bổng, đầy cảm xúc.
- Sử dụng thể thơ 8 chữ hiện đại có
những sáng tạo mới mẻ, phóng
khoáng.
2. Nội dung:
- Lời kể về quê hương làng biển.

- Nỗi lòng của tác giả không nguôi
nhớ về quê hương.
IV. Luyện tập
- GV cho học sinh về nhà sưu tầm
hoặc chép lại một số câu thơ , đoạn
thơ nói về tình cảm quê hương mà em
yêu thích .


Giáo án thứ ba: (Chương trình Ngữ Văn 9)
Tiết 51,52:
Văn bản:
ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
(Huy Cận)
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến Thức:
- Những hiểu biết ban đầu về tác giả Huy Cận và hoàn cảnh ra đời bài thơ.
- Những xúc cảm của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống lao động của
ngư dân trên biển.
- Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, cách tạo dựng hình ảnh tráng lệ, lãng mạn.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu một bài thơ hiện đại.
- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ.
- Cảm nhận được cảm hứng về thiên nhiên và cuộc sống lao động của tác giả
được đề cập đến trong tác phẩm.
3. Thái độ
- Xây dựng lòng yêu thiên nhiên ,yêu lao động, yêu biển quê hương.
II : Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Giáo án, SGK;Chuẩn KTKN

- Tranh minh họa
2. Học sinh
- Chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk
III : Tổ chức các hoạt động dạy-học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới: GV giới thiệu bài mới
Hoạt động của Thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
HSY: nêu những hiểu biết về tác I .Tìm hiểu chung
giả.
1.Tác giả: Huy Cận (1919-2005 )
-GV: Giới thiệu chân dung Huy - Quê: Vụ Quang - Hà Tĩnh, là nhà thơ
Cận và nhấn mạnh đặc điểm thơ nổi tiếng trong phong trào Thơ mới với
ca của Huy Cận trước và sau cách tập "Lửa thiêng"
mạng tháng Tám 1945.
- Ông tham gia cách mạng trở thành nhà
thơ tiêu biểu cho nền thơ hiện đại Việt
Nam.
- Huy Cận được Nhà nước trao tặng giải
thưởng HCM về văn học nghệ thuật năm
1996.
HSTB: bài thơ “Đoàn thuyền đánh 2. Tác phẩm
cá” được sáng tác trong hoàn cảnh - Hoàn cảnh sáng tác bài thơ
nào? Trích trong tập thơ nào?
Bài thơ này ông sáng tác giữa năm 1958,
?Em hiểu gì về hoàn cảnh đất nước nhân chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng
ta vào những năm 1958 ?
mỏ Quảng Ninh. Bài in trong tập thơ



- GV hướng dẫn HS đọc văn bản.
(kết hợp đọc khi tìm hiểu văn bản )
- ( Lạc quan, vui tươi, mạnh mẽ)
HSTB: Bố cục bài thơ gồm có
mấy phần? Ý của mỗi phần như thế
nào ?
Gọi HS đọc khổ thơ 1 .
HSY: Thời điểm đoàn thuyền ra
khơi đánh cá là thời điểm nào?
HSTB: Cảnh hoàng hôn trên biển
được tác giả miêu tả qua những
câu thơ nào? ( 2 câu thơ đầu)
KG: Nhận xét gì về NT mà tác giả
sử dụng ở đây?
HSTB: Cảnh đoàn thuyền đánh cá
ra khơi có điểm gì cần chú ý.Từ "
lại "có ý nghĩa gì?
KG:Hình ảnh "câu hát căng buồm"
có ý nghĩa ntn? BPNT nào được sử
dụng ở đây? Tác dụng của BPNT
này?

GV gọi HS đọc 4 khổ thơ
tiếp( Khổ 3.4.5.6)
KG: Với bút pháp lãng mạn, hình
ảnh con thuyền được miêu tả như
thế nào ?
- GV: Thực ra gió trời là người lái,
trăng trời là cánh buồm. Thuyền

và người đã hòa nhập vào thiên
nhiên bao la…
KG:Với công việc đánh bắt cá trên
biển thật là đẹp, tác giả đã cho ta
biết thêm về tiềm năng của biển
như thế nào ?
KG: Qua bức tranh lao động trên
biển cả đã gợi lên cho em về những
điều gì về đất nước và con người ở
đây?

“Trời mỗi ngày lại sáng”(1958)
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc - tìm hiểu chú thích.
2. Phương thức biểu đạt: Miêu tả + BC
trữ tình
3. Bố cục : 3 phần
4. Tìm hiểu văn bản
a. Hoàng hôn trên biển và cảnh đoàn
thuyền đánh cá ra khơi
-> NT: nhân hoá, so sánh, ẩn dụ (hình
ảnh then song; cửa đêm) => cảnh rộng
lớn gần gũi
=>Vũ trụ như là một ngôi nhà lớn, màn
đêm buông xuống như một tấm cửa
khổng lồ với những lượn sóng là then cửa
- Đoàn thuyền đánh cá"...lại ra khơi"
-> công việc hàng ngày, đây là một trong
trăm nghìn chuyến đi trên biển
- Câu hát căng buồm -> hình ảnh ẩn

dụ: gắn kết 3 sự vật, hiện tượng cánh
buồm, gió khơi và câu hát của người
đánh cá.
- NT độc đáo, so sánh, nhân hóa, liên
tưởng phong phú.
-> Con người đang làm chủ thiên nhiên,
làm chủ cuộc sống.
b. Đoàn thuyền đánh cá đêm trên biển
- Bút pháp phóng đại, liên tưởng, tưởng
tượng bay bổng, tả thực, liệt kê, ẩn dụ,
hoán dụ - hình ảnh lãng mạn, trữ tình.
- Hình ảnh con thuyền kì vĩ, hoà nhập
với thiên nhiên, vũ trụ. Công việc lao
động nặng nhọc của người đánh cḠđã
thành bài ca đầy niềm tin, nhịp nhàng với
thiên nhiên.
- Hình ảnh thiên nhiên: tiếng rì rào của
sóng về đêm, biển về đêm đẹp rực rỡ đến
huyền ảo của: cá, trăng ,sao.
- Sự giàu có, phong phú về các loài cá
- Hình ảnh con người: con người ung
dung, đĩnh đạc tự hào được làm chủ biển
cả, làm chủ cuộc đời.
=> Những con người lao động khẩn


GV hướng dẫn HS liên hệ từ 2
câu thơ:
“ Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào”.

- Giúp em thấy được vai trò, tầm
quan trọng, giá trị của biển: Biển
cho ta nhiều cá, đã hào phóng nuôi
ta bằng tài nguyên phong phú. So
sánh như lòng mẹ đã nuôi ta từ
tấm bé bằng tình thương vô hạn...
? Là những người được thừa
hưởng nguồn lợi trực tiếp từ biển
mang lại, chúng ta phải làm gì
đối với nguồn tài nguyên biển.
( Giữ gìn, bảo vệ môi trường biển,
tài nguyên biển...).
- Gọi HS đọc khổ cuối.( Khổ 7 ).
HSTB:Vẫn là câu hát “ căng buồm
với gió khơi ” như ở khổ thơ đầu,
nhưng ở đây có gì khác?
KG: Qua đó em thấy kết quả lao
động qua một đêm đánh bắt cá trên
biển như thế nào ?
- GV: Hiện nay mặc dù còn nhiều
khó khăn thiếu thốn về phương
tiện đánh bắt, về vốn...Năm 2014
Trung Quốc hạ đặt dàn khoan
HD 981 tại biển Đông, chúng
dùng vòi Rồng uy hiếp ngư dân
đánh bắt xa bờ... nhưng các đoàn
thuyền đánh cá của ngư dân Việt
Nam vẫn không ngừng vươn
khơi bám biển vì những lí do gì?
( Tình yêu lao động, niềm hăng say

lao động, ý thức chinh phục biển
không có bắt kì một thế lực nào có
thể ngăn nổi...)
- GV khái quát nội dung, ý nghĩa
của bài thơ.
- GV liên hệ và giáo dục thêm
cho HS:
- Với tư cách là người chủ tương
lai của đất nước, với tình yêu biển,

trương, nặng nhọc nhưng vui vẻ hồ hởi.

Ta khéo xoăn tay chùm cá nặng
c. Bình minh trên biển, đoàn thuyền
đánh cá trở về
- "Câu hát căng buồm",lặp lại gần như
toàn bộ câu thơ ở khổ thơ 1
-> Niềm vui thắng lợi sau một chuyến ra
khơi may mắn, tôm cá đầy khoang

Hình ảnh Trung Quốc hạ đặt dàn khoan
HD 981 tại Biển Đông

Trung Quốc dùng vòi Rồng uy hiếp
ngư dân đánh bắt xa bờ
III. Tổng kết
- Sử dụng bút pháp lãng mạn với các
biện pháp nghệ thuật đối lập, so sánh,



em sẽ làm gì cho biển đảo quê
hương?
(Trân trọng, giữ gìn môi trường,
chủ quyền biển đảo, học tập tốt để
xây dựng các huyện đảo của ta
ngày càng phát triển hơn)

nhân hoá, phóng đại.
- Khắc hoạ những hình ảnh đẹp về mặt
trời lúc hoàng hôn, khi bình minh, hình
ảnh biển cả và bầu trời trong đêm, hình
ảnh ngư dân và đoàn thuyền đánh cá.
- Miêu tả hài hoà giữa thiên nhiên và con
người.
- Sử dụng ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh,
nhạc điệu, gợi liên tưởng.

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân,đồng nghiệp và nhà trường
Để việc tích hợp phát huy hiệu quả tốt cần chú ý các vấn đề sau:
Về phía giáo viên: bám sát nguyên tắc tích hợp. Có sự chuẩn bị chu đáo cho bài
dạy học cả về thiết kế bài học và vận dụng các thiết bị máy chiếu. Phát huy hiệu
quả kỹ năng thực hành của học sinh bằng việc giao nhiệm vụ cho cá nhân,
nhóm. Có thể cho học sinh tham quan thực tế. Cần đa dạng về phương pháp và
hình thức tích hợp. Cần phối kết hợp chặt chẽ với hoạt động tuyên truyền về vấn
đề biển đảo của trường và cả nước.
Về phía học sinh: tích cực chủ động trong giờ học. Tìm hiểu thêm các thông tin
có liên quan đến bài học và đến nội dung về biển đảo Việt Nam theo sự định
hướng của giáo viên. Thu thập thêm các kiến thức thực tế. Vận dụng những điều
học được vào thực tiễn cuộc sống.

Kết quả đạt được
Trong năm học 2015-2016 tôi đã tích hợp có hệ thống, liên tục với nội
dung khá phong phú về vấn đề biển đảo Việt Nam trong các giờ dạy học Ngữ
Văn ở trường THCS Quảng Long, cụ thể là các lớp 6A, 8B, 9A. Qua khảo sát
đối tượng học sinh và trao đổi ý kiến với các giáo viên, kết quả thu được như
sau:
Về phía học sinh:
- Học sinh rất thích thú và tích cực với những nội dung về biển đảo tích
hợp vào giờ dạy học Ngữ Văn. Số học sinh có ý kiến này là 100%.
- Dưới sự hướng dẫn của giáo viên học sinh ngoài việc nắm được các kiến
thức Ngữ Văn còn hiểu thêm nhiều vấn đề về vấn đề biển đảo. Các em chủ động
tìm hiểu về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tiềm năng, vai trò của biển đảo; các
em nhận thức sâu sắc về chủ quyền biển đảo; các em nắm được các cơ sở pháp
lý chứng minh chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông và ở hai quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa...
- Từ đó góp phần tạo nên sự chuyển biến trong suy nghĩ và hành động của
học sinh. Các em đã tích cực hưởng ứng, tham gia các cuộc thi tìm hiểu về biển
đảo Việt Nam, quan tâm đến tình hình thời sự của đất nước...
Để đánh giá sự chuyển biến của học sinh về vấn đề biển đảo Việt Nam, tôi
đã tiến hành kiểm nghiệm như sau:


- Đối với lớp 6A: Trong bài học Cô Tô, tôi cho học sinh viết một đoạn văn
ngắn miêu tả về cảnh mặt trời lên trên đảo Cô Tô
- Đối với lớp 8B: Trong bài viết Tập làm văn số 5:Thuyết minh,tôi tiến hành
cho học sinh kiểm tra với đề bài: Giới thiệu biển Sầm Sơn- Thanh Hóa.
- Đối với lớp 9A: Trong bài học Đoàn thuyền đánh cá, tôi cho học sinh lập
dàn ý bài văn nghị luận xã hội : Trách nhiệm của học sinh với biển đảo quê
hương.
Kết quả thu được như sau:

Lớp
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
6A
32,5%
40,5%
27%
0%
8B
27,5%
34,5%
38%
0%
9A
37%
37%
26%
0%
Đặc biệt trong tháng 11 năm 2015,trường THCS Quảng Long đã tổ chức
cho học sinh toàn trường hái hoa dân chủ với hình thức “ Hội vui học tập”
trong phần nội dung có lồng ghép những câu hỏi hiểu biết xã hội về Biển đảo
Việt Nam. Học sinh trong toàn trường đã tham gia tích cực, trong đó có học sinh
của những lớp như 6A, 8B, 9A do tôi chủ nhiệm và dạy Ngữ Văn đã trả lời
những câu hỏi này rất xuất sắc. Thành tích ấy là kết quả thực tiễn ghi nhận hiệu
quả của việc tôi đã tích hợp giáo dục biển đảo Việt Nam vào bài dạy học Ngữ
Văn.
Về phía giáo viên
Qua tham khảo ý kiến của các giáo viên đặc biệt là các giáo viên có nhiều

năm kinh nghiệm, hầu hết các ý kiến đều đánh giá cao tính thực tiễn của việc
tích hợp giáo dục về biển đảo Việt Nam cho học sinh THCS trong các giờ dạy
học Ngữ văn . Điều đó không chỉ góp phần nâng cao nhận thức về vấn đề biển
đảo, về chủ quyền của Tổ quốc mà còn tạo nên sức hấp dẫn, cuốn hút cho giờ
dạy học Ngữ văn.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận:
- Đóng góp của đề tài là ở chỗ: từ quan điểm tích hợp vào thực tế từng bài
trong chương trình Ngữ Văn THCS, tôi đã vận dụng việc giáo dục về biển đảo
Việt Nam với nội dung, liều lượng phù hợp và linh hoạt vào từng bài học cụ thể.
-Tích hợp giáo dục về biển đảo Việt Nam cho học sinh THCS trong giờ
dạy học Ngữ văn rất phù hợp và có tính thực tiễn cao. Việc tích hợp này không
chỉ góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho học sinh về biển đảo quê
hương. Mà thông qua các nội dung được tích hợp vào bài dạy học, giáo viên sẽ
phát huy được tính chủ động, tích cực của học sinh, làm cho Văn học gắn bó với
cuộc sống, từ đó tạo nên sự hấp dẫn cho giờ dạy học Ngữ Văn.


3.2. Kiến nghị: cần tăng cường tích hợp, tuyên truyền sâu rộng hơn nữa về vấn
đề biển đảo Việt Nam cho học sinh THCS ở tất cả các môn học.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Hiệu trưởng

Hoàng Thị Ngân

Quảng Xương, ngày 18 tháng 04 năm 2016

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi
viết, không sao chép nội dung của người
khác.

Người thực hiện

Phạm Thị Hòa


TÀI THAM KHẢO
1. Nhiều tác giả, Chuẩn kiến thức, kỹ năng Ngữ Văn 6,NXBGDVN,H,2010.
2. Nhiều tác giả, Chuẩn kiến thức, kỹ năng Ngữ Văn 7,NXBGDVN,H,2010.
3. Nhiều tác giả, Chuẩn kiến thức, kỹ năng Ngữ Văn 8 ,NXBGDVN,H,2010.
4. Nhiều tác giả, Chuẩn kiến thức, kỹ năng Ngữ Văn 9 ,NXBGDVN,H,2010.
5. Nguyễn Đình Chú (Chủ biên), Ngữ Văn 6, NXBGD,H,2009.
6. Nguyễn Hoành Khung (Chủ biên), Ngữ Văn 8, NXBGD,H,2009.
7. Nguyễn Văn Long (Chủ biên), Ngữ Văn 9, NXBGD,H,2009.
8.Tài liệu Tuyên truyền về biển đảo của Ban tuyên giáo Trung Ương.
9. Nguồn từ Internet.


PHỤ LỤC
Thuyêt minh về biển Sầm Sơn – Thanh Hóa.
Bãi biển Sầm Sơn thuộc thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố
Thanh Hóa 16km. Bờ biển dài, bằng phẳng, phong cảnh hùng vĩ, đã được người
Pháp khai thác từ năm 1906.
Bãi biển Sầm Sơn là nơi tắm biển rất tốt mà người Pháp đã biết khai thác từ
năm 1906 và Sầm Sơn nhanh chóng trở thành nơi nghỉ mát nổi tiếng của Ðông
Dương. Từ những thập kỷ trước, đã có nhiều biệt thự nghỉ mát mọc lên ở đây.
Vua Bảo Ðại, ông vua cuối cùng của triều Nguyễn cũng xây biệt thự riêng ở
Sầm Sơn.
Bờ biển Sầm Sơn dài 10km bằng phẳng và nhiều hải sản quý như tôm he, cá
thu, mực... Sầm Sơn có cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, vùng biển bao la với
những thắng tích và huyền thoại mang đậm chất nhân văn và lòng mến khách.

Bãi biển Sầm Sơn là một trong những bãi biển rộng và đẹp ở phía bắc.
Bãi biển Sầm Sơn chạy dài gần 6 km từ cửa Lạch Hới đến chân núi Trường
Lệ. Bãi cát thoai thoải, sóng êm, nước trong xanh và nồng độ muối vừa phải rất
phù hợp với sức khoẻ con người.
Ngoài bãi tắm đẹp, thiên nhiên còn phú cho Sầm Sơn nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng và lung linh sắc màu huyền thoại. Đó là dãy núi Trường Lệ
chạy dài theo mép nước bốn mùa thông reo, là hòn Trống Mái lãng mạn tình tứ,
là đền Độc Cước, Cô Tiên uy nghi cổ kính; là Vọng Hải đài- nơi du khách có thề
ngắm cả một vùng trời nước mênh mông.Các truyền thuyết còn kể lại rằng: Núi
Trường lệ là một thiếu nữ hóa thân để che chắn phong ba bão táp cho dân làng,
hòn Trống Mái được sinh ra từ một mối tình thuỷ chung của đôi vợ chồng trẻ
còn Đền Độc Cước là nơi thờ vị thần một chân, một anh hùng thần thoại đã tự
xẻ thân làm hai nửa , một trên bờ bảo vệ dân làng , một xuống nước diệt trừ
Thuỷ quái.
Đền Độc Cước và Đền Cô Tiên đều là những kiến trúc được xây dựng từ
cuối đời Nhà Lê ( thế kỷ 17 ) ( đền Cô Tiên là nơi thờ vọng thần Độc Cước và
Mẫu Liễu Hạnh) theo lối kiến trúc cổ.Đó là những nơi mà du khách thường tới
viếng thăm mỗi khi đến Sầm Sơn.
Phía Nam dãy núi Trường Lệ còn có một bãi tắm rất đẹp, cảnh quan môi
trường còn rất nguyên sơ, nơi đây hứa hẹn một khu du lịch nghỉ dưỡng hiện đại
trong tương lai.


Một số hình ảnh GV giới thiệu về đảo Trường Sa


Nhìn từ xa, Trường Sa của Việt Nam đẹp như một bức tranh


×