Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong giảng dạy bài 41 – diễn thế sinh thái, sinh học 12 cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.08 KB, 28 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÍCH HỢP GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU TRONG GIẢNG DẠY BÀI 41 –
DIỄN THẾ SINH THÁI, SINH HỌC 12
CƠ BẢN

HÓA BÌNH, THÁNG 3 NĂM 2016

1


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do viết sáng kiến.
Sự biến đổi khí hậu và những thiên tai gần đây như động đất, sóng thần, núi lửa,...
đang gây nên những hiểm họa khôn lường cho nhân loại.
Năm 2005, sóng thần đã cuốn trôi hàng chục ngàn người ở Thái Lan và Indonesia.
Năm 2008, động đất làm tan hoang Tứ Xuyên (Trung Quốc). Đến tháng 3/2011,
động đất và sóng thần lại làm cho Nhật Bản trở thành vùng đất chết, hơn hai mươi
ngàn người thiệt mạng, cơ sở vật chất kinh tế bị tàn phá nặng nề. Ngoài những biến
cố về động đất, sóng thần, ta còn gặp những hiện tượng thời tiết lạ như: El Nino đã
gây hạn hán ở Australia và lụt lội ở Nam Mỹ (2006-2007). Hiện tượng băng tan ở
Bắc cực, lụt lội ở Thái Lan, ngày càng nhiều làng "Ung thư" xuất hiện ở Việt Nam
và thế giới,... đây là những con số đáng báo động, cho thấy sự nổi giận của thiên
nhiên trước những sai lầm của con người.
Việt Nam là một nước dễ bị thiên tai và đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi các rủi ro
liên quan đến khí hậu nên cần có những biện pháp cực kỳ thiết thực, hiệu quả. Dự
án phủ xanh đồi trọc được đưa ra và triển khai trên nhiều vùng miền đất nước.
Ngoài ra, Việt Nam cũng có rất nhiều chính sách nhằm bảo vệ các loại động vật
quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng,...Tuy nhiên, vấn đề quan trọng chính là ý thức
của người dân. Chúng ta cần nâng cao nhận thức của mọi người về biến đổi khí hậu


đồng thời tuyên truyền các biện pháp để cải thiện và bảo vệ môi trường.
Nhưng thực tế là một tỷ lệ lớn người dân Việt Nam còn chưa có đầy đủ hiểu biết
cũng như sự quan tâm tới vấn đề này, đặc biệt là các em HS. Cùng với đó là sự
thiếu hụt về những kỹ năng cần thiết để thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu.
Sinh học - môn học trong nhà trường có rất nhiều điều kiện rất thuận lợi để tích hợp
những kiến thức này vào giảng dạy cho HS, đặc biệt là trong chương trình Sinh học
lớp 12.
2


Với những lí do đó, việc giáo dục về biến đổi khí hậu cho HS nói chung và HS
trường THPT nói riêng là việc làm tối cần thiết. Vì HS THPT là nhân tố cơ bản để
lan tỏa trong xã hội, có tác động góp phần làm thay đổi hành vi, ứng xử của mọi
người trong xã hội trước vấn đề BĐKH.
Một quan điểm dạy học đang được quan tâm, nghiên cứu và áp dụng do tính hiệu
quả của nó mang lại, đó là dạy học tích hợp. Trong các môn học của chương trình
THPT, Sinh học là môn có nhiều cơ hội để tích hợp nội dung biến đổi khí hậu. Cụ
thể, nội dung kiến thức phần Sinh thái học ở Sinh học 12 nghiên cứu một cách tổng
quát về mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường. Từ những mối quan hệ này ta có
thể tích hợp giáo dục về biến đổi khí hậu để HS có ý thức sử dụng hợp lý nguồn tài
nguyên và bảo vệ hệ sinh thái.
Từ những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài SKKN: “Tích hợp giáo dục về biến
đổi khí hậu trong dạy học phần Sinh thái học của Sinh học 12."
2. Mục tiêu của sáng kiến.
Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học phần Sinh thái học
(Sinh học 12) nhằm giúp HS nâng cao được kiến thức, rèn luyện một số kĩ năng và
thay đổi một cách tích cực ý thức ứng phó với biến đổi khí hậu. Từ đó, mỗi HS là
một tuyên truyền viên tích cực trong gia đình, nhà trường và địa phương về BĐKH.
Đồng thời, HS có ý thức tham gia vào các hoạt động thực tiễn tại địa phương nhằm
giảm thiểu và ứng phó với tác động của BĐKH.

3. Giới hạn của sáng kiến.
3.1. Về đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu về tích hợp giáo dục BĐKH trong phần Sinh thái học:
- Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
- Bài 37 và 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật
- Bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật
- Bài 41: Diễn thế sinh thái
- Bài 42: Hệ sinh thái
3


3.2. Về không gian.
Học sinh lớp 12 trường THPT Sốp Cộp, năm học 2016 - 2017
3.3. Về thời gian.
B. NỘI DUNG
1. Cơ sở của sáng kiến
1.1. Cơ sở khoa học.
1.1.1. Biến đổi khí hậu là gì?
BIẾN ĐỐI KHÍ HẬU là hiện tượng thay đổi “xu thế chung của thời tiết”
do các hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp của con người ngoài sự thay đổi khí hậu
của tự nhiên. BĐKH được chứng minh qua sự khác biệt giữa các giá trị trung bình
nhiều năm của các tham số thống kê khí hậu. Các biểu hiện BĐKH bao gồm:
- Nhiệt độ trung bình, tính biến động và dị thường của thời tiết cũng như khí
hậu tăng lên.
- Lượng mưa thay đổi.
- Thiên tai và hiện tượng thời tiết cực đoan (nắng nóng, giá rét, bão, lũ lụt,
hạn hán,…) xảy ra với tần suất, độ bất thường và có thể cường độ tăng lên.
- Mực nước biển dâng lên do tan băng ở hai cực và các đỉnh núi cao.
1.1.2. Các khái niệm, thuật ngữ về biến đổi khí hậu
EL Nino/ La Nina/ENSO

Vào những khoảng thời gian không đều đặn, nhưng trung bình vào
khoảng 4 năm một lần, nhiệt độ bề mặt nước biển phía Đông và trung tâm xích đạo
và Thái Bình Dương lại nóng lên trên diện rộng. Sự nóng lên đó thường kéo dài
khoảng một năm, được gọi là hiện tượng EL Nino, tên này có nghĩa là đứa con của
chúa (The Christ Child) do hiện tượng này thường xảy ra vào mùa Giáng sinh. EL
Nino có thể được coi như pha nóng lên của dao động khí hậu.
Trong pha lạnh đi, gọi là La Nina, nhiệt độ bề mặt biển Thái Bình
Dương xích đạo lạnh đi so với bình thường. Nhiệt độ bề mặt biển đi đôi với sự dịch
chuyển lan rộng trong khí quyển về gió, mưa…Dao động Nam để chỉ những biến
4


đổi áp suất bề mặt vùng nhiệt đới đi kèm chu trình EL Nino/ La Nina. Các hiện
tượng này bao gồm sự tương tác mạnh giữa đại dương và khí quyển, và thuật ngữ
ENSO (EL Nino/ Southern Oscillation) thường được dùng để chỉ một hiện tượng
tổng thể. Ở khu vực Thái Bình Dương, chu trình ENSO sinh ra những biến đổi lớn,
rõ ràng trong các vùng hải lưu vùng nhiệt đới, nhiệt độ, gió tín phong, các khu vực
mưa,…Thông qua các mối quan hệ xa trong khí quyển, ENSO cũng ảnh hưởng đến
khí hậu theo mùa ở nhiều khu vực khác trên toàn cầu.
Hiệu ứng nhà kính – Greenhouse Effect:
Hiệu ứng nhà kính là hiệu ứng làm cho không khí của Trái đất nóng lên do bức xạ
sóng ngắn của Mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất; mặt
đất hấp thu nóng lên lại bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO 2 hấp thu làm cho
không khí nóng lên.

Sơ đồ mô tả hiệu ứng nhà kính tự nhiên trên trái đất
Hạn Hán – Drought
Một hiện tượng tự nhiên xảy ra khi giảng thủy dưới mức trung bình
nhiều, khiến mức nước hạ thấp và cây cối chết. Thời kì có thời tiết khô kéo dài như
vậy thường lâu hơn dự tính, dẫn tới những mất mát rõ rệt cho cộng đồng (tổn thất

mùa màng, thiếu cung cấp nước).
5


Hệ sinh thái – Ecosystem:
Hệ tương tác của một cộng đồng sinh học và các môi trường không có
vật thể sống xung quanh. Các khái niệm cơ bản bao gồm nguồn cung cấp năng
lượng thông qua các chuỗi thức ăn và lưới thức ăn, và sự tuần hoàn của các chất
dinh dưỡng về mặt sinh địa hóa. Các nguyên tác của hệ sinh thái có thể được áp
dụng ở mọi quy mô. Như vậy, các nguyên tắc áp dụng cho một ao nước chẳng hạn,
có thể áp dụng như nhau cho một hồ, đại dương hay toàn thể hành tinh.
Khí quyển – Atmotsphere:
Là lớp khí bao quanh trái đất và bị giữ ở đây do lực hấp dẫn của trái đất.
Khí quyển được chia thành 4 tầng:
- Tầng đối lưu (từ mặt đất đếnn khoảng 8 – 17km
- Tầng bình lưu (lên đến 50km)
- Tầng trung lưu (50 – 90km)
- Tần nhiệt: tạo thành vùng chuyển tiếp ra vũ trụ.
Sự pha trộn giữa các tầng là cực chậm. Khí quyển của tái đất gồm có Nito
(97,1% thể tích), oxy (20,9%), dioxxit cacbon (khoảng 0,03%), các khí vết argon,
krypton, xenon, neon và heli cùng hơi nước, các vi lượng amoniac, chất hữu cơ,
ozon, các loại muối và các hạt rắn lơ lửng.
Khả năng bị tổn thương – Vulnerability:
Là mức độ mà một hệ thống (tự nhiên, xã hội, kinh tế) có thể bị tổn
thương do biến đổi khí hậu hoặc không óc khả năng thích ứng với những tác động
bất lợi của BDKH.
Nóng lên toàn cầu – Global warming:
Nói một cách chặt chẽ, sự nóng lên và lạnh di toàn cầu là các xu thế nóng
lên và lạnh đi tự nhiên mà trái đất trải qua trong suốt lịch sử của nó. Tuy nhiên,
huật ngữ này dùng để chỉ sự tăng dần nhiệt độ trái đất do các chất khí nahf kính

tích tụ trong khí quyển. Quan điểm cho rằng nhiệt độ trái đất đang tăng lên, một
6


phần do phát thải khí nhà kính đi đôi với các hoạt đọng của con người như đốt các
nhiên liệu hóa thạch, đốt sinh khối, phá rừng, nuôi bò và cừu, những thay đổ sử
dụng đất.
Nước biển dâng – See level rise:
Là sự dâng lên của mực nước của đại dương trên toàn cầu, trong đó
không bao gồm triều cường, nước dâng do bão…Nước biển dâng tại một vị trí nào
đó có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình toàn cầu vì có sự khác nhau về
nhiệt độ của đại dương và các yếu tố khác
Phát thải – Emissions:
Phát thải là sự thải các khí nhà kính và/hoặc các tiền tố của chúng vào khí
quyển trên một khu vực và thời gian cụ thể
1.1.3. Các biểu hiện của biến đổi khí hậu bao gồm:
- Nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng lên do sự nóng lên của bầu khí quyển
toàn cầu,
- Sự dâng cao mực nước biển do giãn nở vì nhiệt và băng tan,
- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển,
- Sự di chuyển của các đới khí hậu trên các vùng khác nhau của trái đất,
- Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu
trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác, và
- Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành
phần của thuỷ quyển, sinh quyển, địa quyển.
1.1.4. Nguyên nhân gây hiện tượng biến đổi khí hậu
Khí hậu bị biến đổi do 2 nhóm nguyên nhân:
- Nhóm nguyên nhân khách quan (do sự biến đổi của tự nhiên) bao gồm: sự
biến đổi các hoạt động của mặt trời, sự thay đổi quỹ đạo trái đất, sự thay đổi vị trí
và quy mô của các châu lục, sự biến đổi của các dạng hải lưu, và sự lưu chuyển

trong nội bộ hệ thống khí quyển.
- Nhóm nguyên nhân chủ quan (do sự tác động của con người) xuất phát từ sự
7


thay đổi mục đích sử dụng đất và nguồn nước và sự gia tăng lượng phát thải khí
CO2 và các khí nhà kính khác từ các hoạt động của con người.
Như vậy, biến đổi khí hậu không chỉ là hậu quả của hiện tượng hiệu ứng nhà kính
(sự nóng lên của trái đất) mà còn bởi nhiều nguyên nhân khác. Tuy nhiên, có rất
nhiều bằng chứng khoa học cho thấy tồn tại mối quan hệ giữa quá trình tăng nhiệt
độ trái đất với quá trình tăng nồng độ khí CO2 và các khí nhà kính khác trong khí
quyển, đặc biệt trong kỷ nguyên công nghiệp. Trong suốt gần 1 triệu năm trước
cách mạng công nghiệp, hàm lượng khí CO2 trong khí quyển nằm trong khoảng từ
170 đến 280 phần triệu (ppm). Hiện tại, con số này đã tăng cao hơn nhiều và ở mức
387 ppm và sẽ còn tiếp tục tăng với tốc độ nhanh hơn nữa. Chính vì vậy, sự gia
tăng nồng độ khí CO2 trong khí quyển sẽ làm cho nhiệt độ trái đất tăng và nguyên
nhân của vấn đề biến đổi khí hậu là do trái đất không thể hấp thụ được hết lượng
khí CO2 và các khí gây hiệu ứng nhà kính khác đang dư thừa trong bầu khí quyển.
1.2. Cơ sở chính trị pháp lý
Danh sách Văn bản pháp luật về Biến đổi khí hậu
1. Công ước khung về thay đổi khí hậu của Liên hợp quốc
2. Quyết định 158/2008/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng
phó với biến đổi khí hậu do Thủ tướng Chính phủ ban hành
3. Quyết định 2730/QĐ-BNN-KHCN năm 2008 về việc ban hành khung chương
trình hành động thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành nông nghiệp và phát triển
nông thôn giai đoạn 2008-2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn ban hành
4. Thông tư liên tịch 07/2010/TTLT-BTNMT-BTC-BKHĐT hướng dẫn quản lý,
sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2009 - 2015 do Bộ Tài nguyên và Môi

trường - Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành

8


5. Thông báo số 167/TB-VPCP về việc ý kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung
Hải tại buổi làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường về chương trình mục tiêu
quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu do Văn phòng Chính phủ ban hành
6. Thông báo 303/TB-BXD kết luận của Thứ trưởng Nguyễn Đình Toàn về thực
hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu do Bộ Xây dựng
ban hành
7. Thông báo 353/TB-VPCP về ý kiến kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia về chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với
biến đổi khí hậu do Văn phòng Chính phủ ban hành
8. Quyết định 47/2007/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị định
thư Kyoto thuộc Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu giai đoạn
2007 - 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
9. Chỉ thị 35/2005/CT-TTg thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước khung
của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu do Thủ tướng Chính phủ ban hành
10. Thông tư 10/2006/TT-BTNMT hướng dẫn xây dựng dự án Cơ chế phát triển
sạch trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban
hành
11. Quyết định 130/2007/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án
đầu tư theo cơ chế phát triển sạch do Thủ tướng Chính phủ ban hành
12. Thông tư 10/2006/TT-BTNMT hướng dẫn xây dựng dự án Cơ chế phát triển
sạch trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban
hành
13. Quyết định 04/2005/QĐ-BNN về Quy chế làm việc của Ban Điều phối quốc
gia thực hiện Công ước chống sa mạc hóa của Liên hợp quốc do Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

14. Công ước chung về việc an toàn trong quản lý nhiên liệu đã qua sử dụng và
an toàn trong quản lý chất thải phóng xạ
15. Công ước viên về bảo vệ tầng ôzôn
9


16. Nghị định thư về các chất làm suy giảm tầng ôzôn được điều chỉnh và sửa
đổi
17. Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 5/12/2011 của Thủ tướng chính phủ phê
duyệt chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu;
18. Quyết định Số:81/2006/QĐ-TTg, ngày 14 tháng 04 năm 2006

của thủ

Tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020
19. Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg, ngày 16/11/2007 của thủ Tướng Chính
phủ Phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng , chống và giảm nhẹ thiên tai đến
năm 2020
20. Quyết định số 410/QĐ-TTg ngày 18/3/2011về việc thành lập phân ban Việt
Nam trong Uỷ ban liên chính phủ VN- Hà Lan về thích nghi biến đổi khí hậu và
quản lý nước;
21. Thông tư số 15/2011/TT-BTNMT sửa đổi bổ sung một số điều quy định tại
thông tư 12/2010/TT-BTNMT ngày 26/7/2010 của Bộ trưởng Bộ TN&MT quy
định việc xây dựng, cấp Thư xác nhận , cấp Thư phê duyệt dự án theo cơ chế phát
triển sạch trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto;
22. Quyết định số 878/QĐ-TCMT về việc ban hành sổ tay hướng dẫn tính toán
chỉ số chất lượng không khí (AQI)
23. Quyết định số 543/QĐ-BNN-KHCN ngày 23/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí
hậu của ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2011-2015 và tầm

nhìn đến 2050.
24. Chỉ thị số 809/CT-BNN-KHCN ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về việc lồng ghép biến đổi khí hậu vào xây dựng,
thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình,dự án, đề án phát triển
ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, giai đoạn 2011-2015
25. Quyết định số 412/QĐ-BNN-TCCB ngày 08/03/2011 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Điều chỉnh, bổ sung tổ chức, nhân sự
10


của Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo chương trình hành động thích ứng với biến
đổi khí hậu của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn;
26. Quyết định số 214/QĐ-BNN-TCCB ngày 14/02/2011 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Điều chỉnh, bổ sung nhân sự của Ban
chỉ đạo chương trình hành động thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành nông
nghiệp và phát triển nông thôn;
27. Quyết định số 796/QĐ-BNN-TCCB ngày 19/04/2011 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo
chương trình hành động thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành nông nghiệp và
phát triển nông thôn;
2. Thực trạng vấn đề cần giải quyết.
2.1. Thực trạng biến đổi khí hậu trên thế giới
Nếu như cách đây khoảng 5 năm, thế giới vẫn còn hoài nghi và tranh luận về
vấn đề liệu biến đổi khí hậu trên thực tế có xảy ra hay không và có phải do con
người gây ra hay không thì ngày nay, cuộc tranh luận này không còn nữa và sự
hoài nghi ngày càng thu hẹp.
Vào năm 2014, nhóm công tác ICPP đã báo cáo 7 áp lực ảnh hướng của biến
đối khí hậu, trong đó áp lực tự 1 đến 5 được đánh giá ở mức chắc chắn cao và tác
động 6 và 7 ở mức chắc chắn trung bình. Cụ thể bao gồm như sau:
Sự nóng dần và gia tăng nhiệt độ đã được quan sát xãy ra trong khắp các vùng

Châu Á ở thế kỷ vừa qua.
Gia tăng áp lực đối với các hệ sinh thái cạn ở nhiều vùng của Châu Á bởi các
thay đổi trong hiện tượng, tốc độ phát triển và phân bố các loài cây trồng và băng tan;
- Hệ sinh thái biển và ven bờ ngày càng chịu nhiều áp lực từ cả 2 động lực khí
hậu và không phải yếu tố khí hậu
- Các đa áp lực từ quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và phát triển kinh tế
quá nhanh chóng, ghép với biến đổi khí hậu;
11


- Các hiện tượng khí hậu cực đoan đang gia tăng tác động đến sức khỏe nhân
loại, an ninh, sinh kế và nghèo đói, với nhiều loại và cấp độ ảnh hưởng biến động
xuyên suốt cả vùng Châu Á;
- Khan hiếm được đánh giá là 1 trong những thử thách chính trong vùng dẫn
đến nhu cầu nước tăng và thiếu sự quản lý tốt;
- Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất lương thực và an ninh lương
thực ở Châu Á sẽ thay đổi theo khu vực và nhiều khu vực sẽ giảm năng suất trong
vùng.
2.2. Thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
Việt Nam là quốc gia đứng hạng 4 trên cả thế giới về số lượng người bị phơi
nhiễm với ngập lụt và đứng thứ 3 trên thế giới về phần trăm dân số và GDP phơi
nhiễm với ngập lụt. Khoảng 20% dân số phải đối mặt với nguy cơ lũ lụt hàng năm.
Hầu hết các gia đình phải đương đầu với nguy cơ bị hạn hán. Khi xảy ra hạn hán sẽ
làm thất thoát 16% mức tiêu dùng, so với 59% từ lũ lụt.
Năm 2100, nhiệt độ trung bình tăng 2-3 độ C, mực nước biển dự báo sẽ tăng
1 m so với những đo đạc năm 1980-1999. Khi mực nước biển dâng 1m, 30% điện
tích Đồng Bằng sông Cửu Long bị ngập, 20% TpHCM và 10% ở sông Hồng. Theo
dự báo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, so với 84 quốc gia đến từ 5 vùng, 10%
dân số Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng khi nước biển dâng 1 m so với mực nước biển và
30% khi nước biển dâng 5 m.

Hiện tượng khí hậu cực đoan năm 2015 như hạn hán ở Ninh Thuận, bão ở
Quảng Ninh, thiếu nước và xâm nhập mặn ở Kiên Giang, Ngập lụt và trượt đất ở
Bắc Cạn. Trong 2 thập niên qua, Việt Nam thiệt hại 1 đến 1,5 %GPD hàng năm
cho các thảm họa thiên tai, chẳng hạn, bão Xangsane năm 2006 gây thiệt hại
khoảng 1,2 tỉ USD ở miền trung Việt Nam. Mặc dầu Việt Nam không là quốc gia
phát thải khí nhà kính nhiều, tuy nhiên, khí thải nhà kính của Việt Nam tăng 180%
từ năm 2000 đến 2010.
12


Năm 2015, tình trạng xâm nhập mặn đã xảy ra ở nhiều địa phương như: Bến
Tre, Cà Mau, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, An Giang... Ở một số nơi, nước
mặn đã xâm nhập sâu từ 50 đến 60 km vào nội đồng, độ mặn cũng cao hơn những
năm trước, khiến hàng chục nghìn héc-ta lúa, hoa màu, cây ăn quả bị thiệt hại.
Theo các tài liệu khoa học, khi độ mặn vượt quá 1%o là đã không thể sử dụng được
cho sinh hoạt, nếu vượt quá 4%o, cây không sinh trưởng được và chết. Thực tế, có
thời điểm ở một số địa phương ĐBSCL, độ mặn đã lên 8 đến 9%o, thậm chí có nơi
11%o.
Năm 2016 do tác động của El Nino, lượng mưa trong khu vực giảm mạnh
khoảng 20-30% so với trung bình nhiều năm, trong khi đó lượng nước sông
Mekong về Việt Nam giảm 50%, dẫn đến tình trạng mặn lấn sâu vào đất liền đồng
bằng sông Cửu Long. Nhiều nơi nước mặn vào sâu đất liền tới 70-90 km, sâu hơn
trung bình nhiều năm từ 15 đến 20 km3.
Kinh tế và đời sống dân sinh của 10/13 tỉnh thành phố như Long An, Tiền
Giang, Bến Tre, Trà Vinh Sóc Trăng... chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của xâm nhập
mặn. Theo báo cáo Bộ Nông nghiệp, diện tích lúa thiệt hại từ cuối năm 2015 đến
nay gần 160.000 ha, trong đó phần lớn là không có thu hoạch. Các tỉnh bị thiệt hại
nhiều là Kiên Giang hơn 54.000 ha, Cà Mau gần 50.000 ha, Bến Tre gần 14.000 ha.
Hạn hán xãy ra ở Daklak năm 2016 làm 37000 ha bị hạn (mất trắng 4864 ha)
thiệt hại 1.110 tỉ đồng và 21.260 hộ bị thiếu nước. Tỉnh có 599 hồ chưa nhưng 118

hồ cạn hoàn toàn , các hồ còn lại 20-30% nước [4].
Tác động của biến đổi khí hậu tới vấn đề sức khỏe là rất rõ rệt thông qua các
dạng thiên tai như hạn hán, sạt lở, lũ quét… Nhiều bệnh sẽ gia tăng dưới tác động
của sự thay đổi nhiệt độ và hoàn cảnh, nhất là các bệnh lây truyền qua các vật trung
gian như sốt rét (do muỗi truyền), sốt xuất huyết (muỗi), các bệnh lây truyền qua
thực phẩm (ngộ độc thực phẩm), bệnh lây truyền qua môi trường nước (các bệnh
13


đường ruột), bệnh lây truyền từ động vật và các bệnh khác (suy dinh dưỡng, bệnh
về phổi…).
Ảnh hưởng của BĐKH đến năng lượng: Nhiệt độ tăng kèm theo lượng bốc
hơi tăng kết hợp với sự thất thường trong chế độ mưa dẫn đến thay đổi lượng nước
dự trữ và lưu lượng vào của các hồ thủy điện.BĐKH làm tăng chi phí thông gió,
làm mát hầm lò khai thác và làm giảm hiệu suất, sản lượng của các nhà máy điện.
BĐKH theo hướng gia tăng cường độ và lượng mưa, bão, dông sét cũng ảnh
hưởng, trước hết đến hệ thống dàn khoan ngoài khơi, hệ thống vận chuyển dầu và
khí vào bờ, hệ thống truyền tải và phân phối điện,…
Tóm lại, các lĩnh vực chịu tác động của BĐKH bao gồm: (1) hệ sinh thái (đới
bờ, rừng và đa dạng sinh học); (2) sức khỏe cộng đồng; (3) tài nguyên nước; (4)
nông nghiệp; (5) năng lượng; (6) cơ sở hạ tầng, giao thông, di tích lịch sử và văn
hóa; và (7) công nghiệp và xây dựng. Hậu quả của BĐKH rõ rệt nhất là nóng lên
toàn cầu và mực nước biển dâng.
IPCC đã nêu ra cách xác định nguy cơ bị ảnh hưởng của BĐKH theo. Theo
đó, những người sống ở vùng duyên hải ven biển, vùng ngập lụt và những người
nghèo, phụ nữ và trẻ em…. là đối tượng có nguy cơ bị ảnh hưởng đáng kể của
BĐKH cần được hỗ trợ và bảo vệ.
3. Các giải pháp thực hiện
3.1. Phương pháp tiếp cận tạo ra sáng kiến
3.1.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu lý thuyết

- Nghiên cứu tổng quan về quan điểm dạy học tích cực.
- Phân tích nội dung kiến thức phần Sinh thái học – Sinh học 12 cơ bản, làm
cơ sở xây dựng nội dung tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu.

14


3.1.2. Phương pháp thực nghiệm
Thiết kế và tổ chức dạy học một số bài trong phần Sinh thái học theo hướng
tích hợp nội dung giáo dục BĐKH (lớp thực nghiệm) để đánh giá tính khả thi của
sáng kiến.
3.1.3. Phương pháp điều tra, khảo sát
Sử dụng phiếu điều tra để xác định mức độ hiểu biết về thái độ và hành vi
của học sinh trong học tập phần Sinh thái học trước và sau khi thực hiện phương
pháp tích hợp.
3.2. Một số vấn đề của sáng kiến.
3.1.1. Kiến thức tích hợp BĐKH trong Sinh thái học
Một số vấn đề về dạy học tích hợp:
Trong Giáo dục, tích hợp (Integration) được hiểu là hành động liên kết các đối
tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác
nhau trong cùng một kế hoạch dạy học.
Hiện tại có 4 quan điểm tích hợp khác nhau đối với các môn học:
- Quan điểm “đơn môn”
- Quan điểm “đa môn”
- Quan điểm “liên môn”
- Quan điểm “xuyên môn”
Giáo dục biến đổi khí hậu ở trường phổ thông
Việc giáo dục biến đổi khí hậu trong nhà trường phổ thông nhằm làm cho học sinh
có những hiểu biết và nhận thức về biến đổi khí hậu trên toàn cầu và những giải
pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. Từ đó, các em có những hành động thích hợp

tham gia vào các hoạt động về ứng phó với biến đổi khí hậu nói riêng và với thiên
tai nói chung.
15


Định hướng dạy học theo hướng đề cao chủ thể hoạt động nhận thức của học sinh
tạo cơ hội để GV tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động liên quan đến nội
dung biến đổi khí hậu ngay cả ở bài dạy học trên lớp lẫn hoạt động ngoài giờ học.
Giáo dục biến đổi khí hậu có thể:
- Thông qua các môn học trong nhà trường, tiến hành giáo dục biến đổi khí
hậu cho HS.
- Thông qua hoạt động ngoại khóa để tiến hành giáo dục biến đổi khí hậu
cho HS.
3.1.2. Phân tích nội dung kiến thức phần Sinh thái học
Nội dung chính của phần Sinh thái học lớp 12 tập trung vào các vấn đề:
- Sinh thái học cá thể ( cá thể và môi trường)
- Sinh thái học quần thể
- Sinh thái học quần xã
- Sinh thái học hệ sinh thái – sinh quyển
3.1.3. Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu vào dạy một số bài, nội dung
cụ thể của phần Sinh thái học (Sinh học 12)
Một số tiết dạy có thể tích hợp giáo dục BĐKH trong phần Sinh thái học:
- Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
- Bài 37 và 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật
- Bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật
- Bài 41: Diễn thế sinh thái
- Bài 42: Hệ sinh thái
3.1.4. Giáo án giảng dạy minh họa
Bài 41. DIỄN THẾ SINH THÁI
I.


Mục tiêu
Sau khi học xong bài này, học sinh phải:
16


1. Kin thc
- Trỡnh by c khỏi nim din th sinh thỏi.
- Phõn bit c din th nguyờn sinh v din th th sinh.
- Phõn tớch c nguyờn nhõn bờn trong v nguyờn nhõn bờn ngoi ca din
th sinh thỏi.
- Trỡnh by c ý ngha lý lun v thc tin v din th sinh thỏi.
2. K nng
- Rốn luyn k nng quan sỏt, phỏt trin cỏc thao tỏc t duy so sỏnh, phõn
tớch, tng hp, phng phỏp quy np v din dch.
3. Thỏi
- Nõng cao ý thc bo v mụi trng, tớch cc ch ng tuyờn truyn, khc
phc cỏc tp quỏn canh tỏc lc hu.
II. Chun b
1. Giỏo viờn: Giáo án + Tranh phúng to cỏc hỡnh 41.1 , 41.2 , 41.3 sỏch
giỏo khoa . mỏy chiu, phiu hc tp, phiu chm kim tra ỏnh giỏ.
2. Hc sinh: Học bài c và làm bài tập ở nhà + Nghiờn cu bi mi trc
nh, tỡm thờm 1 vi bin phỏp bo v qun xó gúp phn bo v mụi trng.
III. Quỏ trỡnh t chc hot ng hc cho hc snh
1. Cỏc hot ng u gi
* Kim tra bi c: (5 phỳt)
- Câu hỏi: Qun xó sinh vt l gỡ? Qun xó khỏc vi qun th nhng
im no ? Cho vớ d ?
- ỏp ỏn v biu im:
+ Qun xó sinh vt l tp hp cỏc qun th sinh vt thuc nhiu

loi khỏc nhau cựng sng trong mt khụng gian nht nh (gi l sinh cnh). Cỏc
sinh vt trong qun xó cú mi quan h gn bú vi nhau nh mt th thng nht v

17


do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định. (5đ)
+ Ví dụ:

(5 đ)

2. Nội dung bài học .
Hoạt động 1: Tìm hiểu về diễn thế sinh thái
* Mục tiêu: - Hiểu được khái niệm về diễn thế.
- Lấy ví dụ phân tích quá trình diễn thế
* Nhiệm vụ:
- Giáo viên: Trình chiếu hình ảnh về ví dụ diễn thê trên máy chiếu.
Mời HS phân tích ví dụ , phát biểu khái niệm.
Kiểm tra đánh giá bằng yêu cầu HS phân tích ví dụ
thực tiễn về diễn thế
- Học sinh: Quan sát hình ảnh; Phân tích ví dụ; Nêu khái niệm;
Thực hiện kiểm tra Lấy ví dụ và phân tích ví dụ thực tiễn.
* Phương thức thực hiện: Cá nhân từng học sinh trong lớp thực hiện
nhiệm vụ.
* Sản phẩm: HS lấy được ví dụ diễn thế sinh thái, đưa ra được khái
niệm.
Tiến trình hoạt động của

Tiến trình hoạt động của


Nội dung

thày
- Trình chiếu hình ảnh quá

trò
- Quan sát hình. Suy

- Phân tích VD1, 2 (SGK)

trình diễn thế (VD1, 2).

nghĩ .

- Khái niệm: Là quá trình

- Đưa câu lệnh SGK.

Phân tích quá trình biến

biến đổi tuần tự của quần

- Phân tích quá trình biến

đổi SV, MT trong ví dụ.

xã qua các giai đoạn

đổi SV, MT.


- Nêu khái niệm về diễn

tương ứng với sự biến đổi

- Hiểu thế nào là diễn thế?

thế.

của môi trường.

* Kiểm tra đánh giá:
- Giáo viên yêu cầu HS lấy ví dụ, phân tích sự biến đổi trong ví dụ ?
18


- HS lấy ví dụ, phân tích sự biến đổi trong ví dụ đó?
Lưu ý HS lấy ví dụ thực tiễn ở địa phương và phân tích được ví dụ cho điểm tối đa
Hoạt động 2. Tìm hiểu các loại diễn thế sinh thái
* Mục tiêu: - Phân biệt 2 loại diễn thế thứ sinh, nguyên sinh qua khái
niệm và ví dụ.
* Nhiệm vụ:
- Giáo viên: Chia 4 nhóm HS. Phát phiếu học tập cho từng nhóm.
Định hướng nhóm HS hoạt động.
+ Mời đại diện nhóm trình bày. Nhóm nhận xét.
+ Kiểm tra đánh giá bằng phiếu chấm
- Học sinh: + Thảo luận nhóm; Hoàn thành kiến thức
+ Cử đại diện trình bày; Nhận xét trả lời phiếu học tập
của các nhóm khác.
+ Thực hiện kiểm tra chấm điểm các nhóm bằng phiếu chấm..
* Phương thức thực hiện: Thực hiện nhiệm vụ theo 4 nhóm.

* Sản phẩm: Hoàn thành được phiếu học tập
Tiến trình hoạt động

Tiến trình hoạt động

Nội dung

của thày
- Phân chia HS lớp

của trò
- Thực hiện theo

thành 4 nhóm..

nhóm.

Diễn thế Diễn

- Yêu cầu các nhóm

- Phân nhóm trưởng,

nguyên

hoàn thành phiếu học

thư kí.

tập thời gian tối đa 5’.


- Nghiên cứu SGK+

sinh
Khởi đầu

- Quan sát, nhắc nhở

Thảo luận hoàn thành

từ

các nhóm thảo luận.

phiếu học tập.

Khái

trường

- Mời đại diện nhóm

Đại diện nhóm trình

niệm

trước đó trước đó đã

trình bày nội dung


bày nội dung phiếu

chưa có tồn tại một

phiếu học tập. Mời

học tập.

sinh vật quần
19

thế

thứ sinh
Khởi đầu

môi từ

môi

trường




các nhóm nhận xét.

- Lắng nghe, phản

sống


nhưng đã bị

- Chỉnh sửa nhận xét

biện nhận xét của các

nào.

hủy

phân tích đúng sai,

nhóm. Của GV.

đánh giá từng nhóm.

- Hoàn thành kiến

hoàn toàn.
lửa Nương rãy

Núi
Ví dụ

thức

diệt

hoạt


bỏ

động ....

--> Cây cỏ

hoang

mọc...
*Kiểm tra đánh giá:
- GV Sử dụng phiếu chấm
Thời gian

Khái niệm

Ví dụ

Tổng điểm

- HS Đổi phiếu học tập theo vòng và chấm.
Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên nhân của diễn thế.
* Mục tiêu: Nguyên nhân bên trong và bên ngoài gây lên các dạng diễn
thế sinh thái.
* Nhiệm vụ:
- Giáo viên: Chia 4 nhóm HS. Yêu cầu nội dung câu hỏi thảo luận.
Định hướng hoạt động nhóm HS .
+ Mời đại diện nhóm trình bày. Nhóm nhận xét.
+ Kiểm tra đánh giá bằng hoàn thành bảng SGK
- Học sinh: + Thảo luận nhóm; Hoàn thành kiến thức

+ Cử đại diện trả lời các câu hỏi; Nhận xét bổ xung kiến thức
của các nhóm khác.
+ Thực hiện kiểm tra chấm điểm các nhóm bằng phiếu chấm..
* Phương thức thực hiện: Thực hiện nhiệm vụ theo 4 nhóm.
* Sản phẩm: Các nhóm thảo luận trả lời được câu hỏi.
Tiến trình hoạt động của

Tiến trình hoạt động của

thày
- Nguyên nhân nào gây

trò
- Thực hiện theo nhóm.
20

Nội dung
- Nguyên nhân bên ngoài:


lên sự biến đổi của diễn

- Nghiên cứu SGK+Phân Sự thay đổi môi trường,

thế?

tích qua ví dụ + Trao đổi

Các yếu tố ngẫu nhiên


- Phân tích nguyên nhân

trong nhóm trả lời câu

gây lên những biến đổi về

gây dễn thế trong các ví

hỏi.

cấu trúc của quần xã.

dụ đã nêu?

- Lắng nghe, phản biện

- Nguyên nhân bên trong:

- Con người đã tác động

nhận xét của các nhóm.

Sự cạnh tranh gay gắt

đến sự thay đổi của quần

Của GV.

giữa các loài trong quần


xã như thế nào?

- Hoàn thành kiến thức

xã.

- Những hoạt động của

- Hoạt động của con

con người giúp cho diễn

người:

thế sinh thái theo chiều

+ Ảnh hưởng tiêu cực:

hướng tích cực? Chiều

chặt cây, đốt nương, gây

hướng xấu gây ô nhiễm

cháy rừng, đắp đập ngăn

môi trường?

sông là nguyên nhân gây
nên diễn thế thứ sinh suy

thoái.
+ Ảnh hưởng tích cực:
cải tạo tự nhiên, bảo vệ,
khoanh nuôi rừng hình
thành diễn thế thứ sinh
tương đối ổn định.

*Kiểm tra đánh giá:
- GV dùng bảng SGK. Khái quát và đánh giá từng nhóm.
- HS hoàn thành bảng và trình bày.
Hoạt động 4: Tìm hiểu tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế.
* Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa của các quy luật diễn thế trong việc phát triển
kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp và khai thác sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên
nhiên vào bảo vệ môi trường.
21


* Nhiệm vụ:
- Giáo viên: Đặt câu hỏi về tầm quan trọng của nghiên cứu diễn thế.
+ Kiểm tra đánh giá bằng nêu ý nghĩa của diễn thế trong các ví
dụ thực tiễn cảu học sinh.
- Học sinh: + Phân tích từ ví dụ và kiến thức đã học
+ Qua nghiên cứu quan sát từ thực tiễn trả lời câu hỏi;
Hoàn thành kiến thức
+ Cá nhân liên hệ trả lời các câu hỏi; Nhận xét bổ sung
kiến thức
* Phương thức thực hiện: Cá nhân từng học sinh thực hiện nhiệm vụ.
* Sản phẩm:
Tiến trình hoạt động của thày Tiến trình hoạt động của trò
Nội dung

- Việc nghiên cứu diễn thế có - Chú ý lắng nghe, trả lời
- Dự đoán quần xã đã
ý nghĩa gì?

câu hỏi.

tồn

- Phân tích ý nghĩa của từng

- Phân tích ý nghĩa của

tại trước và quần xã

ví dụ?

từng ví dụ.

thay thế.

- ý nghĩa của các quy luật

Ý nghĩa các quy luật diễn

- Con người chủ động

diễn thế trong việc phát triển

thế trong việc phát triển


xây

kinh tế nông – lâm – ngư

kinh tế nông – lâm – ngư

dựng các kế hoạch đẻ

nghiệp và khai thác sử dụng

nghiệp và khai thác sử

bảo vệ và khai thác các

hợp lí nguồn tài nguyên thiên

dụng hợp lí nguồn tài

sinh vật. Đề xuất các

nhiên vào bảo vệ môi trường

nguyên thiên nhiên vào bảo biện pháp khắc phục

như thế nào?

vệ môi trường.

những biến đổi bất lợi


Làm thế nào để ngăn chặn,

của môi trường.

khắc phục hiện tượng đồi trọc

- Tuyên truyền giáo

hóa, hoang mạc hóa, khôi

dục nâng cao nhận

phục diện tích rừng tự nhiên?

thức của con người là
22


Hãy chỉ rõ nguyên nhân và

biện pháp hiệu quả

nêu biện pháp khắc phục

nhất để ngăn chặn

những ảnh hưởng tiêu cực của

tình trạng suy thoái


các hoạt động của con người?

rừng tự nhiên, phục

Hãy nêu khái quát ý nghĩa

hồi diện tích rừng đã

của việc nghiên cứu diễn thế

bị tàn phá.

sinh thái.

- Vận dụng hiểu biết
về nguyên nhân gây
nên diễn thế suy
thoái để nêu biện
pháp, phân tích biện
pháp quan trọng là
nâng cao hiểu biết
về diễn thế sinh
thái.
* Kiểm tra đánh giá: Bằng các câu hỏi:
Là HS cần làm gì để bảo vê môi trường góp phần giảm thiểu BĐKH?

3. Hướng dẫn học sinh tự học.
Tiếp tục tìm hiểu quá trình diễn thế đang diễn ra. Phân tích những nguyên nhân,
kết quả, ý nghĩa của việc nghiên cứu này.
3.3. Giải pháp thực hiện sáng kiến

Các giáo viên tham gia thực hiện sáng kiến lựa chọn những nội dung kiến thức
trong phần Sinh thái học mà có thể tích hợp nội dung về BĐKH như: nguyên nhân,
biểu hiện, hậu quả của BĐKH và các giải pháp nhằm giảm nhẹ hoặc ứng phó với
BĐKH. Sau khi lựa chọn kiến thức liên quan nhóm giáo viên cùng nhau thảo luận

23


để lược bớt những nội dung trùng lặp và xây dựng thành nội dung kiến thức của
chủ đề.
Trên cơ sở nội dung chủ đề đã được xây dựng nhóm sẽ phân công giáo viên soạn
giảng nội dung có liên quan nhiều nhất đến kiến thức lớp mình đang giảng dạy.
Tổ chức thực hành giảng dạy theo dạng chuyên đề của tổ chuyên môn, có mời thêm
các giáo viên cùng bộ môn tham gia dự giờ.
Sau quá trình thực hành giảng dạy nhóm giáo viên tham gia sáng kiến cùng nhau
rút kinh nghiệm, đồng thời tiếp thu ý kiến của các giáo viên dự giờ để điều chỉnh
bổ sung hoàn thiện sáng kiến. Việc thực hành giảng dạy cũng có thể chuyển giao
sang các giáo viên khác không trực tiếp tham gia thực hiện sáng kiến hoặc thực
hiện liên tục ở các năm học tiếp theo.
* Phương pháp kiểm nghiệm kết quả của SKKN
Sáng kiến dự kiến được thực nghiệm và đánh giá hiệu quả tại trường THPT Sốp
Cộp, cụ thể như sau:
- Tiến hành thử nghiệm bằng 25 câu hỏi TNKQ (0,4 điểm/1câu) trong thời gian 45
phút sau khi kết thúc chuyên đề SKKN này ở mỗi lớp trong giờ học tự chọn Sinh
học 12. Nội dung câu hỏi TNKQ bao gồm kiến thức tổng hợp về kiến thức STH
theo bài cụ thể và câu hỏi về thực tiễn áp dụng giảm thiểu BĐKH.
- Phương án thử nghiệm 1: ở lớp 12B6(lớp chọn khối tự nhiên): Tiến hành thử
nghiệm test trước khi học và sau khi học phương pháp với mức độ đề khó hơn. Kết
quả được tổng hợp ở bảng sau:
Lớp 12 B6




Trước khi

38

áp dụng
Sau khi áp

38

Điểm dưới 5
Điểm từ 5 - 7
Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %

dụng
24

Điểm từ 8 - 10
Số lượng Tỉ lệ %


- Phương án thử nghiệm 2: chọn lớp 12B6 làm lớp thử nghiệm (được học theo
phương pháp của SKKN này), và lớp 12B5 làm lớp đối chứng (được học theo
phương pháp cũ: không tích hợp GDBĐKH).
Kết quả được tổng hợp ở bảng sau:
Lớp




Điểm dưới 5
Điểm từ 5 - 7
số Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %

12B6
12B5

38
33

Điểm từ 8 - 10
Số lượng Tỉ lệ %

4. Hiệu quả cuả sáng kiến
4.1. Ý nghĩa thực tiễn của sáng kiến
Sáng kiến đã, đang và sẽ được áp dụng vào việc giảng dạy bộ môn Sinh học tại
trường THPT Sốp Cộp trong các hoạt động sau:
- Dạy học chính khóa trong chương trình Sinh học 12 THPT hiện hành
- Bồi dưỡng học sinh ôn thi THPT Quốc gia;
- Hiện nay việc giảng dạy ở trường phổ thông vẫn thực hiện theo các tiết, các
môn học riêng rẽ nên chưa thể áp dụng trực tiếp sáng kiến vào giảng dạy mà chỉ có
thể tổ chức dạng các chuyên đề chuyên môn. Tuy nhiên dạy học liên môn, tích hợp
là xu hướng tất yếu mà giáo dục phổ thông hướng tới. Do đó việc áp dụng sáng
kiến là cần thiết để giáo viên làm quen với dạy học tích hợp, liên môn và sẽ không
bị bỡ ngỡ khi chuyển từ chương trình học hiện nay sang chương trình học liên môn
tích hợp.
Khi dạy học tích hợp, liên môn trở thành hình thức dạy học trong các trường
phổ thông thì sáng kiến hoàn toàn có thể trở thành tài liệu giảng dạy, tài liệu tham
khảo cho việc xây dựng nội dung chủ đề, soạn giảng và thực hành giảng dạy tích

hợp liên môn. Lúc đó sáng kiến có thể được áp dụng rộng rãi vào chương trình dạy
học ở các trường phổ thông.
4.2. Đối tượng hưởng lợi của sáng kiến
25


×