Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Sáng Kiến Kinh Nghiệm Tích Hợp Giáo Dục TKNL Và BVMT Trong Môn Vật Lí THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (442.48 KB, 49 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm: “ Tích hợp giáo dục TKNL và BVMT trong môn vật lí THCS”

Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài:
Việt Nam là một đất nước chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiều loại thiên tai
nguy hiểm, được xếp vào năm quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của
vấn đề biến đổi khí hậu. Theo ước tính của những nhà khí tượng thủy văn hàng
năm trên biển đông có 9 đến 10 cơn bão hoạt động và 3 đến 4 cơn bão ảnh
hưởng trực tiếp tới Việt Nam, hiện tượng sa mạc hóa ở ven biển miền Trung
đang diễn ra ngày càng nhanh chóng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản
xuất của người dân. Nghiêm trọng nhất chính là khu vưc Đồng bằng sông Cửu
Long của nước ta sẽ có thể chìm ngập dưới mực nước biển trong thời gian sắp
tới. Tất cả những tác động xấu trên điều là do sự ảnh hưởng trực tiếp của ô
nhiễm môi trường.
Năng lượng có vai trò sống còn đối với cuộc sống con người, nó quyết
định sự tồn tại, phát triển và chất lượng cuộc sống con người. Ngày nay, có thể
thấy rõ các vấn đề khủng hoảng NL thường có tác động rất lớn tới kinh tế và xã
hội của các nước trên thế giới. Do vậy, nhiều nước đã đưa vấn đề năng lượng
thành quốc sách, đặt thành vấn đề “an ninh Năng lượng” đối với sự phát triển
quốc gia.
Việc gia tăng khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên năng lượng như
hiện nay trên thế giới cũng như Việt Nam đã dẫn đến nguồn tài nguyên năng
lượng không tái sinh như than, dầu lửa, khí đốt đang bị cạn kiệt. Dân số toàn cầu
hiện nay đã hơn 6 tỉ người. Muốn duy trì sự phát triển của xã hội cần khai thác
được các nguồn tài nguyên lớn trong đó có tài nguyên năng lượng.
Việc khai thác và sử dụng các nguồn nguyên liệu hóa thạch có quy mô
càng lớn thì càng ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và làm gia tăng hiệu ứng
nhà kính là một trong những nguyên nhân chủ yếu tác động đến môi trường của
chúng ta.
Người thực hiện: Hồ Thị Vân


1

Đơn vị: Trường PTDTBT-THCS Trà Nham


Sáng kiến kinh nghiệm: “ Tích hợp giáo dục TKNL và BVMT trong môn vật lí THCS”

Chính vì vậy, Sử dụng tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường là vấn
đề sống còn của nhân loại, của mỗi quốc gia và mỗi con người. Một trong những
nguyên nhân cơ bản gây suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý
thức của con người.
Giáo dục tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường là một trong những
biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để
thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. Thông
qua giáo dục, từng người và cộng đồng được trang bị kiến thức về năng lượng
và môi trường, ý thức sử dụng tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường, năng
lực phát triển và xử lí các vấn đề về môi trường.
Trong số các môn học ở trường THCS thì môn Vật lí là một trong những
môn học thực nghiệm, nó cung cấp cho học sinh rất nhiều các kiến thức cơ bản
về thế giới tự nhiên nói chung về nguồn năng lượng và môi trường xung quanh.
Vì vậy, để đáp ứng những yêu cầu đặt ra, cùng với các môn học khác, trong quá
trình giảng dạy Vật lí việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục tiết kiệm năng
lượng và bảo vệ môi trường là vấn đề rất quan trọng và cần thiết.
Thực hiện chủ đề năm học:
- “Tiếp tục những nội dung đổi mới dạy học, đánh giá, thi cử theo tinh
thần nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương”
- “Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục”
Thực hiện cuộc vận động “Hai không”; cuộc vận động “Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là
một tấm gương đạo đức về tự học và sáng tạo”; phong trào thi đua xây dựng

“Trường học thân thiện, học sinh tích cực” xác định nhiệm vụ trọng tâm của
ngành và theo tinh thần nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp
hành Trung ương.
Với lương tâm nghề nghiệp, với lòng quyết tâm góp một phần nhỏ vào
cải thiện môi trường sống, nâng cao chất lượng giáo dục miền núi. Mặt khác, là
Người thực hiện: Hồ Thị Vân

2

Đơn vị: Trường PTDTBT-THCS Trà Nham


Sáng kiến kinh nghiệm: “ Tích hợp giáo dục TKNL và BVMT trong môn vật lí THCS”

giáo viên được đào tạo chuyên ngành Vật lí được phân công giảng dạy bộ môn
vật lí 8 năm học 2015-2016 đã thôi thúc tôi đến với việc nghiên cứu và viết sáng
kiến kinh nghiệm: “Tích hợp tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường trong
môn Vật lí trung học cơ sở”.
2. Giới hạn nghiên cứu của đề tài:
- Do điều kiện công tác nên đề tài này chỉ áp dụng giới hạn trong phạm vi
trường PTDTBT-THCS Trà Nham; với đối tượng là học sinh THCS của trường
mà trực tiếp tác động là học sinh khối 8 trường PTDTBT THCS Trà Nham.
- Đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu thực tiễn giảng dạy môn Vật lí THCS
và đề xuất một số giải pháp tích hợp giáo dục tiết kiệm năng lượng bảo vệ môi
trường trong giảng dạy môn Vật lí THCS đạt hiệu quả cao.
3. Cơ sở lí luận
Theo Nghị định số 102/2003/NĐ-CP của chính phủ về sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả: “sử dụng NLTK&HQ là sử dụng năng lượng một
cách hợp lý, nhằm giảm mức tiêu thụ năng lượng, giảm chi phí năng lượng cho
hoạt động của các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng mà vẫn đảm bảo nhu

cầu năng lượng cần thiết cho các quá trình sản xuất, dịch vụ và sinh hoạt”
Căn cứ vào chủ trương của Đảng và nhà nước, của ngành giáo dục và đào
tạo về công tác bảo vệ môi trường. Căn cứ Luật bảo vệ môi trường 2005. Căn cứ
Quyết định 1363/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án
“ Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”. Căn cứ
quyết định 256/2003/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm
2010, xác định bảo vệ môi trường là bộ phận cấu thành không thể tách rời của
chiến lược kinh tế - xã hội, là cơ sở quan trọng để phát triển bền vững đất nước.
Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế xã hội trong những năm qua đã làm
đổi mới xã hội Việt Nam, chỉ số kinh tế không ngừng nâng cao. Tuy nhiên, sự
Người thực hiện: Hồ Thị Vân

3

Đơn vị: Trường PTDTBT-THCS Trà Nham


Sáng kiến kinh nghiệm: “ Tích hợp giáo dục TKNL và BVMT trong môn vật lí THCS”

phát triển chưa đảm bảo cân bằng, việc khai thác và sử dụng nguồn năng lượng
còn chưa hiệu quả triệt để và đúng cách, ý thức bảo vệ môi trường chưa cao ,
Điều đó dẫn đến những hiễm họa suy thoái môi trường ngày càng đe dọa cuộc
sống của loài người. Chính vì vậy bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của
nhân loại và của mỗi Quốc gia. Việc tích hợp nội dung tiết kiệm năng lượng và
bảo vệ môi trường vào bộ môn vật lí là một việc làm cần thiết giúp học sinh hiểu
được mối quan hệ giữa nguồn năng lượng với môi trường tự nhiên, môi trường
xã hội và vai trò của con người trong đó. Từ đó sẽ có thái độ thân thiện với môi
trường, yêu quí tôn trọng thiên nhiên, tôn trọng di sản văn hóa và ý thức được
hành động trước vấn đề năng lượng và môi trường nảy sinh.

Trước yêu cầu đổi mới giáo dục hiệu quả của ngành, sự chỉ đạo ngay từ
đầu năm học 2015-2016 của PGD&ĐT Tây Trà về dạy học theo hướng tích hợp
nhằm giáo dục học sinh một cách toàn diện. Việc xây dựng chủ đề tích hợp giáo
dục tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường ở môn Vật lí THCS là vấn đề
hợp lí và cần thiết.
a. Các định nghĩa:
Năng lượng: Theo Từ điển bách khoa Việt Nam: Năng lượng là độ đo
định lượng chung cho mọi dạng vận động khác nhau của vật chất. Theo Từ điển
tiếng Việt và Từ điển vật lý phổ thông: Năng lượng là đại lượng vật lý đặc trưng
cho khả năng sinh công của một vật. Theo Nghị định số 102/2003/NĐ-CP của
chính phủ về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thì năng lượng được hiểu
là dạng vật chất có khả năng sinh công
Môi trường: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo
bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển
của con người và sinh vật. (Điều 3, luật bảo vệ môi trường 2005)
Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Ta có thể hiểu sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả nghĩa là giảm bớt số năng lượng sử dụng bằng cách
loại bỏ việc tiêu thụ năng lượng lãng phí không cần thiết và không đúng cách.
Người thực hiện: Hồ Thị Vân

4

Đơn vị: Trường PTDTBT-THCS Trà Nham


Sáng kiến kinh nghiệm: “ Tích hợp giáo dục TKNL và BVMT trong môn vật lí THCS”

Điều đó còn có nghĩa là sử dụng năng lượng phù hợp với mục đích sử dụng,
không lãng phí, sử dụng những thiết bị ít tiêu hao năng lượng; sử dụng năng
lượng hiệu quả có nghĩa là giảm mức tiêu thụ năng lượng cho cùng một nhu cầu,

một công việc hoặc cùng một đơn vị sản phẩm.
Bằng việc tiết kiệm năng lượng, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng,
các cá nhân, hộ gia đình, tập thể, cơ quan, đơn vị doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được
chi phí đồng thời góp phần tiết kiệm được tài nguyên của đất nước, bảo vệ môi
trường.
b. Khái niệm về dạy học tích hợp:
Là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của
cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy
học.
Quá trình dạy học tích hợp được hiểu là một quá trình dạy học trong đó
toàn thể các hoạt động học tập góp phần hình thành ở học sinh những năng lực
rõ ràng, có dự tính trước những điều cần thiết cho học sinh, nhằm phục vụ cho
các quá trình học tập tương lai, hoặc nhằm hòa nhập học sinh vào cuộc sống lao
động. Mục tiêu cơ bản của tư tưởng sư phạm tích hợp là nâng cao chất lượng
giáo dục học sinh phù hợp các mục tiêu giáo dục của nhà trường.
c. Mục tiêu giáo dục tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường trong
các trường Trung học cơ sở:
- Hiểu biết bản chất của các vấn đề năng lượng và môi trường: Tính phức
tạp, quan hệ nhiều mặt, nhiều chiều, tính hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên và
khả năng chịu tải của môi trường ….
- Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi trường như
một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển của mỗi cá nhân, cộng đồng,
quốc gia và quốc tế. Từ đó có thái độ cách ứng xử đúng đắn trước các vấn đề

Người thực hiện: Hồ Thị Vân

5

Đơn vị: Trường PTDTBT-THCS Trà Nham



Sáng kiến kinh nghiệm: “ Tích hợp giáo dục TKNL và BVMT trong môn vật lí THCS”

môi trường, xây dựng quan niệm đúng về ý thức trách nhiệm, về giá trị nhân
cách.
- Có tri thức, kĩ năng, phương pháp hành động để nâng cao năng lực lựa
chọn phong cách sống, thích hợp với việc sử dụng hợp lí và khôn ngoan các
nguồn tài nguyên thiên nhiên; có thể tham gia có hiệu quả vào việc phòng ngừa
và giải quyết các vấn đề môi trường cụ thể nơi sinh sống và làm việc.
4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu.
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Tích hợp giáo dục tiết kiệm năng lượng và
bảo vệ môi trường trong môn Vật lí THCS.
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
4.2.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận:
Trong nghiên cứu lí luận ta dựa vào những lí thuyết đã được khẳng định,
những thành tựu của nhân loại trên nhiều lĩnh vực khác nhau, những văn kiện chỉ
đạo của Đảng và nhà nước liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu để xem xét vấn
đề và tìm ra những giải pháp hợp lí, có sức thuyết phục, xây dựng một lí thuyết
mới, bổ sung hoàn chỉnh cụ thể hoá lí thuyết cũ.
4.2.2. Phương pháp quan sát và đàm thoại: Việc dự giờ, quan sát quá
trình và thái độ học tập rèn luyyện của học sinh củng như các biện pháp sư phạm
của giáo viên trong các tiết học. Trực tiếp phỏng vấn, trò chuyện, tham gia hoạt
động cùng các em để có thể tìm thấy những biểu hiện có liên quan đến hứng thú
tham gia các hoạt động giáo dục của học sinh.
4.2.3. Phương pháp kiểm chứng, đánh giá tổng kết thực hiện: Trên cơ
sở kiểm chứng, đánh giá các thông tin thu lượm được sẽ hình dung được thực
trạng, đặc điểm hoạt động của học sinh một cách tương đối chính xác. Từ đó có
phương hướng điều chỉnh kế hoạch sao cho phù hợp với tình hình của tập thể
học sinh.


Người thực hiện: Hồ Thị Vân

6

Đơn vị: Trường PTDTBT-THCS Trà Nham


Sáng kiến kinh nghiệm: “ Tích hợp giáo dục TKNL và BVMT trong môn vật lí THCS”

4.2.4. Phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp: Dựa trên kết quả điều
tra thống kê lại, so sánh và tổng hợp để tìm nguyên nhân, từ đó đưa ra những
biện pháp thích hợp để giáo dục học sinh.
Thông thường những phương pháp nghiên cứu trên được kết hợp với
nhau làm cho các kết quả thu được vừa có sức thuyết phục về mặt lí luận vừa có
ý nghĩa thực tiễn.

Người thực hiện: Hồ Thị Vân

7

Đơn vị: Trường PTDTBT-THCS Trà Nham


Sáng kiến kinh nghiệm: “ Tích hợp giáo dục TKNL và BVMT trong môn vật lí THCS”

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng của vấn đề đặt ra, sự cần thiết để tiến hành nghiên cứu
đề tài.
Tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường hiện nay đang là nhiệm vụ
của toàn xã hội, trong đó có học sinh. Tuy nhiên, rất nhiều học sinh không mấy

quan tâm, thậm chí thờ ơ đối với việc bảo vệ môi trường. Vì vậy, trong quá trình
dạy học giáo viên cần giáo dục học sinh hiểu rõ sự cần thiết phải tiết kiệm nguồn
năng lượng sẵn có trong tự nhiên và biết cách bảo vệ môi trường, trước hết là
môi trường sống xung quanh các em.
Các nguồn tài nguyên năng lượng đang bị khai thác với một tốc độ lớn để
đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế, đang dần bị cạn kiệt. Những vấn đề môi
trường gây ra do hoạt động của con người, trong đó việc khai thác, sử dụng các
nguồn năng lượng, đặc biệt là năng lượng hóa thạch đóng góp phần chủ yếu.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả cùng với việc bảo vệ môi trường
đóng góp vào thực hiện các nguyên tắc phát triển bền vững của trái đất cũng như
của mỗi quốc gia.
Trong quá trình dạy học Vật lí, tôi chắc rằng các giáo viên đã đề cập đến
các biện pháp giáo dục về tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên
việc làm này còn chưa thường xuyên, đôi khi còn mang tính sách vở, thiếu sự
gần gũi với đời sống thực tế học sinh. Trong khi đó, Vật lí là môn khoa học
mang tính thực tiễn cao, chúng ta hoàn toàn có thể vừa đưa ra các biện pháp sử
dụng năng lượng tiết kiệm và biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường liên quan
đến từng nội dung trong các bài học cụ thể lại vừa gần gũi với sự hiểu biết của
học sinh. Chính điều này sẽ có tác dụng kích thích óc tò mò, sáng tạo, hứng thú
học tập, mở rộng sự hiểu biết của học sinh, đặc biệt là hướng sự quan tâm của
các em tới năng lượng và môi trường để từ đó biết cách sử dụng năng lượng và
bảo vệ môi trường.

Người thực hiện: Hồ Thị Vân

8

Đơn vị: Trường PTDTBT-THCS Trà Nham



Sáng kiến kinh nghiệm: “ Tích hợp giáo dục TKNL và BVMT trong môn vật lí THCS”

Thực tế tại trường PTDTBT THCS Trà Nham và qua tìm hiểu các đồng
nghiệp giảng dạy Vật lí trên địa bàn huyện Tây Trà nói chung hiện tại chưa có
một tài liệu cụ thể nào hướng dẫn giáo viên về nội dung, chương trình cũng như
phương pháp dạy học tích hợp giáo dục môi trường trong môn vật lí một cách cụ
thể, rõ ràng và phù hợp. Hầu hết giáo viên tự tìm tòi, nghiên cứu và tự đưa ra nội
dung giáo dục môi trường cần tích hợp vì vậy không có sự thống nhất về nội
dung, chương trình và phương pháp. Cũng vì vậy trong quá trình dạy học, hầu
hết giáo viên chưa quan tâm nhiều đến việc dạy học tích hợp giáo dục môi
trường, nếu có chỉ mang tính đối phó, nói suông. Đa số giáo viên chỉ dạy học có
tích hợp khi có sinh hoạt chuyên đề, thao giảng.
Để nắm rõ thực trạng hiểu biết về kiến thức năng lượng và môi trường
trong môn Vật lí của học sinh THCS trường PTDTBT-THCS Trà Nham, khi bắt
đầu nghiên cứu lí luận để viết sáng kiến này tôi đã tiến hành 1 bài kiểm tra 15
phút lấy điểm hệ số 1cho HS khối 8 mà tôi đang trực tiếp giảng dạy (sau khi học
sinh học xong Tiết 6 –Lực ma sát) với câu hỏi về kiến thức về năng lượng và
môi trường như sau:
Câu hỏi 1: ( Về vấn đề môi trường) Trong quá trình lưu thông của các
phương tiện giao thông đường bộ, ma sát giữa bánh xe và mặt đường, giữa các
bộ phận cơ khí với nhau, ma sát giữa phanh xe và vành bánh xe làm phát sinh
các bụi cao su, bụi khí và bụi kim loại. Các bụi khí này gây ra tác hại gì đối với
môi trường và sinh vật? Em hãy đề xuất một giải pháp để hạn chế những tác
hại đó?
Câu hỏi 2: ( Về vấn đề năng lượng) Việc thay những chuyển động trượt
thành chuyển động lăn thì hiệu quả của chuyển hóa năng lượng thay đổi như thế
nào?
Kết quả học sinh trả lời câu hỏi trên như sau:

Người thực hiện: Hồ Thị Vân


9

Đơn vị: Trường PTDTBT-THCS Trà Nham


Sáng kiến kinh nghiệm: “ Tích hợp giáo dục TKNL và BVMT trong môn vật lí THCS”

Tổng
Lớp

8A
8B
Tổn
g

số

Trả lời đúng

học
sinh
27
28
55

Kết quả
Có trả lời nhưng

Không có câu trả


chưa đầy đủ

lời hoặc trả lời sai

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

4
5

14,8
17,9

6
7

22,2
25

17

16

63
57

9

16,4

13

23,6

33

60

Qua kết quả kiểm tra có thể thấy tỉ lệ học sinh hiểu biết về môi trường và
nguồn năng lượng (sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và biết cách sử dụng tiết
kiệm nguồn năng lượng) còn rất hạn chế, có hơn 60% số học sinh không quan
tâm hoặc không hiểu biết về kiến thức năng lượng và môi trường liên quan trong
môn Vật lí.
Trước thực trạng trên, trong năm học 2015 – 2016 tôi đã viết sáng kiến kinh
nghiệm Tích hợp giáo dục tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường trong
môn Vật lí THCS nhằm:
- Xây dựng nội dung, chương trình tích hợp giáo dục tiết kiệm năng lượng
và bảo vệ môi trường trong dạy học môn Vật lí THCS.
- Đề xuất một số phương pháp dạy học tích hợp giáo dục tiết kiệm năng
lượng và bảo vệ môi trường trong môn Vật lí THCS đạt hiệu quả cao.
2. Một số giải pháp tích hợp giáo dục tiết kiệm năng lượng bảo vệ môi

trường trong dạy học Vật lí THCS đạt hiệu quả cao.
2.1. Xây dựng nội dung, chương trình tích hợp giáo dục tiết kiệm năng
lượng và bảo vệ môi trường trong môn Vật lí lớp THCS

Lớp

Tên bài

Địa chỉ tích hợp

Người thực hiện: Hồ Thị Vân

Nội dung tích hợp TKNL hay GDMT

10 Đơn vị: Trường PTDTBT-THCS Trà Nham


Sáng kiến kinh nghiệm: “ Tích hợp giáo dục TKNL và BVMT trong môn vật lí THCS”

(vào nội dung nào
6

(kiến thức, kĩ năng có thể tích hợp)

Bài

của bài)
21: - Băng kép được TKNL: Tác dụng của băng kép làm cho

Một


số sử dụng nhiều ở đóng ngắt mạch điện khi nhiệt độ thay

ứng dụng các thiết bị tự đổi. Có tác dụng tiết kiệm được một
của sự nở động đóng – ngắt phần năng lượng điện.
vì nhiệt

mạch

điện

khi BVMT:

nhiệt độ thay đổi.

+ Trong xây dựng (đường ray xe lửa,

- Sự dãn nở vì nhà cửa, cầu,...) cần tạo ra khoảng cách
nhiệt khi bị ngăn nhất định giữa các phần để các phần đó
cản có thể gây ra dãn nở.
lực rất lớn.

+ Cần có biện pháp bảo vệ cơ thể, giữ
ấm vào mùa đông và làm mát về mùa hè
để tránh bị sốc nhiệt, tránh ăn uống thức

Bài 22:

Có nhiều loại


ăn qua nóng hoặc quá lạnh.
BVMT:

Nhiệt kế - nhiệt kế khác nhau +Sử dụng nhiệt kế thủy ngân đo được
Nhiệt giai

như: nhiệt kế

nhiệt độ trong khoảng biến thiên lớn,

rượu, nhiệt kế

nhưng thủy ngân là một chất độc hại cho

thủy ngân, nhiệt
kế y tế…

sức khỏe con người và môi trường.
+ Trong dạy học tại các trường phổ
thông nên sử dụng nhiệt kế rượu hoặc

6

nhiệt kế dầu có pha chất màu. Trong
trường hợp sử dụng nhiệt kế thủy ngân
cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc an
toàn.
Bài 23+24 Phần lớn các chất BVMT
Sự nóng


nóng

chảy và

đông đặc ở một hai cực tan ra làm mực nước biển dâng

Người thực hiện: Hồ Thị Vân

chảy

hay + Do sự nóng lên của trái đất mà băng ở

11 Đơn vị: Trường PTDTBT-THCS Trà Nham


Sáng kiến kinh nghiệm: “ Tích hợp giáo dục TKNL và BVMT trong môn vật lí THCS”

đông đặc

nhiệt độ xác định. cao (tốc độ dâng mực nước biển trung
Nhiệt

độ

nóng bình hiện nay là 5cm/10 năm). Mực nước

chảy của các chất biển dâng cao có nguy cơ nhấn chìm
6

khác nhau thì khác nhiều khu vực đồng bằng ven biển trong

nhau.

đó có đồng bằng sông Hồng và đồng
bằng sông Cửu Long của Việt Nam.
+ Để giảm thiểu tác hại của việc mực
nước biển dâng cao, các nước trên thế
giới (đặc biệt là các nước phát triển) cần
có kế hoạch cắt giảm lượng khí thải gây
hiệu ứng nhà kính (là nguyên nhân gây

Bài 26+

ra tình trạng Trái Đất nóng lên).
Tốc độ bay hơi BVMT

27 Sự bay của một chất lỏng + Trong không khí luôn có hơi nước. Độ
hơi và

phụ

ngưng tụ

thuộc

vào ẩm của không khí phụ thuộc vào khối

nhiệt độ, gió và lượng nước có trong 1m3 không khí.diện

tích


mặt Việt Nam là quốc gia có khí hậu nhiệt

thoáng của chất đới ẩm, gió mùa. Độ ẩm không khí
lỏng
6

thường dao động trong khoảng từ 70%
đến 90%. Không khí có độ ẩm cao (xấp
xỉ 100%) ảnh hưởng đến sản xuất, làm
kim loại chóng bị ăn mòn, đồng thời
cũng làm cho dịch bệnh dễ phát sinh.
Nhưng nếu độ ẩm không khí quá thấp
(dưới 60%) cũng ảnh hưởng đến sức
khỏe con người và gia súc, làm nước bay
hơi nhanh gây ra khô hạn, ảnh hưởng

Bài

đến sản xuất nông nghiệp.
1: - Ta nhìn thấy một BVMT

Người thực hiện: Hồ Thị Vân

12 Đơn vị: Trường PTDTBT-THCS Trà Nham


Sáng kiến kinh nghiệm: “ Tích hợp giáo dục TKNL và BVMT trong môn vật lí THCS”

vật khi có ánh Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng
sáng truyền từ vật truyền từ vật đó vào mắt ta. Ở các thành


7

Nhận biết đó vào mắt ta.

phố lớn, do nhà cao tầng che chắn nên

ánh sáng.

học sinh thường phải học tập và làm việc

Nguồn

dưới ánh sang nhân tạo, điều này có hại

sáng – vật

cho mắt.

sáng

Để làm giảm tác hại này, học sinh cần có
kế hoạch học tập và vui chơi dã ngoại.

Bài 7:
7

Gương

- Vùng nhìn thấy

của gương cầu lồi
lớn hơn vùng nhìn
thấy của gương
phẳng có cùng
kích thước.

cầu lồi

BVMT
- Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn
hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có
cùng - Tại vùng núi cao, đường hẹp và
uốn lượn, tại các khúc quanh người ta
thường đặt các gương cầu lồi nhằm làm
cho lái xe dễ dàng quan sát đường và các
phương tiện khác cũng như người và các
súc vật đi qua. Việc làm này đã làm giảm
thiểu số vụ tai nạn giao thông, bảo vệ
tính mạng con người và các sinh vật

Các vật phát ra âm Các vật phát ra âm đều dao động.
đều

dao

động Để bảo vệ giọng nói của người, ta cần

Bài 10:

luyện tập thường xuyên, tránh nói quá to,


Nguồn âm

7

không hút thuốc lá.

Bài 15:

Ô nhiễm tiếng ồn

Chống ô

xảy ra khi tiếng ồn - Tác hại của tiếng ồn:

nhiễm
tiếng ồn

BVMT

to, kéo dài, gây + Về sinh lý, nó gây mệt mỏi toàn thân,
ảnh

hưởng

xấu nhức đầu, choáng váng, ăn không ngon,

đến sức khỏe và gầy yếu. Ngoài ra người ta còn thấy tiếng
Người thực hiện: Hồ Thị Vân


13 Đơn vị: Trường PTDTBT-THCS Trà Nham


Sáng kiến kinh nghiệm: “ Tích hợp giáo dục TKNL và BVMT trong môn vật lí THCS”

hoạt

động

bình ồn quá lớn làm suy giảm thị lực.

thường của con

+ Về tâm lý, nó gây khó chịu, lo lắng

Để chống ô nhiễm bực bội, dễ cáu gắt, sợ hãi, ám ảnh, mất
tiếng ồn cần làm tập trung, dễ nhầm lẫn, thiếu chính xác
giảm độ to của Phòng tránh ô nhiễm tiếng ồn:+ Trồng
tiếng ồn phát ra, cây: Trồng cây xung quanh trường học,
ngăn chặn đường bệnh viện, nơi làm việc, trên đường phố
truyền
cho

âm,
âm

làm và đường cao tốc là cách hiệu quả để

truyền giảm thiểu tiếng ồn.+ Lắp đặt thiết bị


theo hướng khác giảm âm: Lắp đặt một số thiết bị giảm
âm trong phòng làm việc như: thảm, rèm,
thiết bị cách âm để giảm thiểu tiếng ồn
từ bên ngoài vào.+ Đề ra nguyên tắc:
Lập bảng thông báo quy định về việc gây
ồn. Cùng nhau xây dựng ý thức giữ trật
tự cho mọi người.+ Các phương tiện giao
thông cũ, lạc hậu gây ra những tiếng ồn
rất lớn. Vì vậy, cần lắp đặt ống xả và các
thiết bị chống ồn trên xe. Kiểm tra, đình
chỉ hoạt động của các phương tiện giao
thông đã cũ hoặc lạc hậu.+ Tránh xa các
nguồn gây tiếng ồn: Không đứng gần các
máy móc, thiết bị gây ồn lớn như máy
bay phản lực, các động cơ, máy khoan
cắt, rèn kim loại … Khi cần tiếp xúc với
các thiết bị đó cần sử dụng các thiết bị
bảo vệ (mũ chống ồn) và tuân thủ các
quy tắc an toàn. Xây dựng các trường
Người thực hiện: Hồ Thị Vân

14 Đơn vị: Trường PTDTBT-THCS Trà Nham


Sáng kiến kinh nghiệm: “ Tích hợp giáo dục TKNL và BVMT trong môn vật lí THCS”

học, bệnh viện, khu dân cư xa nguồn gây
ra

Bài


ô

nhiễm

tiếng

ồn

22: - So sánh đặc TKNL

Tác dụng điểm của đèn sợi Sau khi học sinh nắm được nguyên lí
nhiệt
tác

7

và đốt và đèn huỳnh hoạt động của bóng đèn sợi đốt, đèn
dụng quang.

LED, đèn huỳnh quang học sinh nhận

phát sáng

thấy: Để bóng đèn sợi đột phát sáng

của dòng

được thì phải mất một phần năng lượng


điện

điện để đốt nóng bộ phận dây tóc đến
nhiệt độ cao. Vậy để tiết kiệm năng
lượng điện người ta đã dùng đèn ống.
Nhờ một cơ chế đặc biệt chất bột phủ
bên trong đèn ống phát sáng . Đèn này
nóng lên rất ít nên tiêu thụ điện ít hơn so

7

Bài
An
khi

với đèn dây tóc nóng sáng
29: - Các biện pháp an TKNL
toàn toàn khi sử điện.
sử

dụng điện

- Hiện tượng đoản mạch là hiện tượng
được xảy ra khi hai cực của nguồn điện
được nối trực tiếp với nhau mà không
qua dụng cụ dùng điện.
Khi xảy ra hiện tượng đoản mạch thì
cường độ dòng điện chạy trong mạch có
giá trị rất lớn
- Cường độ dòng điện tăng lên quá lớn

có thể làm chảy hoặc làm cháy vỏ bọc
cách điện gây tiêu hao năng lượng điện
và các bộ phận khác tiếp xúc với nó. Từ

Người thực hiện: Hồ Thị Vân

15 Đơn vị: Trường PTDTBT-THCS Trà Nham


Sáng kiến kinh nghiệm: “ Tích hợp giáo dục TKNL và BVMT trong môn vật lí THCS”

đó gây hỏa hoạn.
Để bảo vệ mạch điện khi dòng điện có
cường độ tăng quá mức đặc biệt khi đoản
mạch nhằm tránh hỏa hoạn và lãng phí
điện năng trong thực tế người ta dùng
8

Bài
Lực
sát

cầu chì hoặc áp tô mát
6: - Lực ma sát trượt TKNL:
ma sinh ra khi một vật Việc thay những chuyển động trượt bằng
trượt trên bề mặt những chuyển động lăn nhằm làm tăng
của vật khác.

hiệu suất của quá trình chuyển hoá các


- Ma sát lăn

dạng năng lượng khác thành cơ năng

- Lực ma sát có
thể có hại hoặc có BVMT:
ích.

+ Trong quá trình lưu thông của các
phương tiện giao thông đường bộ, ma sát
giữa bánh xe và mặt đường, giữa các bộ
phận cơ khí với nhau, ma sát giữa phanh
xe và vành bánh xe làm phát sinh các bụi
cao su, bụi khí và bụi kim loại. Các bụi
khí này gây ra tác hại to lớn đối với môi
trường: ảnh hưởng đến sự hô hấp của cơ
thể người, sự sống của sinh vật và sự
quang hợp của cây xanh.
Biện pháp: Khi tham gia giao thông cần
mang khẩu trang để bảo vệ sức khỏe.
Vận động người dân không sử dụng các
phương tiện đã cũ nát, không đảm bảo
chất lượng.

Người thực hiện: Hồ Thị Vân

16 Đơn vị: Trường PTDTBT-THCS Trà Nham


Sáng kiến kinh nghiệm: “ Tích hợp giáo dục TKNL và BVMT trong môn vật lí THCS”


Các cơ quan chức năng cần tăng cường
kiểm tra các phương tiện tham gia giao
thông đảm bảo các tiêu chuẩn về khí thải
và an toàn đối với môi trường.
+ Nếu đường nhiều bùn đất, xe đi trên
đường có thể bị trượt dễ gây ra tai nạn,
đặc biệt khi trời mưa và lốp xe bị mòn.
Biện pháp: Cần thường xuyên kiểm tra
chất lượng xe đặc biệt là lốp xe.
Tham gia vệ sinh và giữ vệ sinh mặt
8

đường sạch sẽ.
Bài 7: Áp - Áp lực gây ra áp BVMT
suất

suất trên bề mặt bị - Áp suất do các vụ nổ gây ra có thể làm
ép.

nứt, đổ vỡ các công trình xây dựng và
ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và
sức khỏe con người. Việc sử dụng chất
nổ trong khai thác đá sẽ tạo ra các chất
khí thải độc hại ảnh hưởng đến môi
trường, ngoài ra còn gây ra các vụ sập,
sạt lở đá ảnh hưởng đến tính mạng công
nhân.
- Biện pháp an toàn: Công nhân khai
thác đá chỉ tham gia lao động khi được

đảm bảo những điều kiện về an toàn lao
động (khẩu trang,mũ cách âm)
Chỉ cấp phép cho các doanh nghiệp khai
thác đá ở các địa điểm xa khu dân cư và
đảm bảo được các điều kiện an toàn về

Người thực hiện: Hồ Thị Vân

17 Đơn vị: Trường PTDTBT-THCS Trà Nham


Sáng kiến kinh nghiệm: “ Tích hợp giáo dục TKNL và BVMT trong môn vật lí THCS”

8

lao động.
Bài 8. Áp - Chất lỏng gây áp BVMT
suất
lỏng

chất suất

theo

phương.

mọi - Sử dụng chất nổ để đánh cá sẽ gây ra
một áp suất rất lớn, áp suất này truyền
theo mọi phương gây ra sự tác động của
áp suất rất lớn lên các sinh vật khác sống

trong đó. Dưới tác dụng của áp suất này,
hầu hết các sinh vật bị chết. Việc đánh
bắt cá bằng chất nổ gây ra tác dụng hủy
diệt sinh vật, ô nhiễm môi trường sinh
thái.
- Biện pháp:
+ Bản thân và gia đình không tham gia
đánh bắt cá bằng thuốc nổ.
+ Tuyên truyền người dân không sử
dụng chất nổ để đánh bắt cá.
+ Khi phát hiện có người sử dụng chất
nổ để đánh bắt cá, kịp thời báo với

8

người lớn.
Bài 9: Áp - Trái Đất và mọi BVMT
suất
quyển

khí vật trên Trái Đất - Khi lên cao áp suất khí quyển giảm. Ở
đều chịu tác dụng áp suất thấp, lượng oxi trong máu giảm,
của áp suất khí ảnh hưởng đến sự sống của con người và
quyển theo mọi động vật. Khi xuống các hầm sâu, áp
phương.

suất khí quyển tăng, áp suất tăng gây ra
các áp lực chèn ép lên các phế nang của
phổi và màng nhĩ, ảnh hưởng đến sức
khỏe con người.

- Biện pháp: Để bảo vệ sức khỏe cần

Người thực hiện: Hồ Thị Vân

18 Đơn vị: Trường PTDTBT-THCS Trà Nham


Sáng kiến kinh nghiệm: “ Tích hợp giáo dục TKNL và BVMT trong môn vật lí THCS”

tránh thay đổi áp suất đột ngột, tại
những nơi áp suất quá cao hoặc quá
thấp cần mang theo bình oxi.
Khi đi rừng không nên trèo lên các ngọn
đồi quá cao hoặc đi vào các hang động
8

quá sâu.
Bài 12. Sự - Vật nổi lên khi BVMT
nổi

trọng lượng của - Đối với các chất lỏng không hòa tan
vật nhỏ hơn lực trong nước, chất nào có khối lượng riêng
đẩy Acsimet.

nhỏ hơn nước thì nổi trên mặt nước. Các
hoạt động khai thác và vận chuyển dầu
có thể làm rò rỉ dầu lửa. Vì dầu nhẹ hơn
nước nên nổi lên trên mặt nước. Lớp dầu
này ngăn cản việc hòa tan oxi vào nước
vì vậy sinh vật không lấy được oxi sẽ bị

chết.
Biện pháp:
+ Đối với doanh nghiệp vận chuyển: có
biện pháp an toàn trong vận chuyển dầu
lửa (kiểm tra các tiêu chuẩn kĩ thuật,
đảm bảo các quy tắc an toàn trong suốt
quá trình lưu thông .
+ Đối với các cơ quan chức năng: Chỉ
cấp phép hoạt động cho các doanh
nghiệp vận chuyển đáp ứng được các
yêu cầu về kĩ thuật, đồng thời có biện
pháp ứng cứu kịp thời khi có sự cố tràn
dầu.

Người thực hiện: Hồ Thị Vân

19 Đơn vị: Trường PTDTBT-THCS Trà Nham


Sáng kiến kinh nghiệm: “ Tích hợp giáo dục TKNL và BVMT trong môn vật lí THCS”

- Hàng ngày, sinh hoạt của con người và
các hoạt động sản xuất thải ra môi
trường lượng khí thải rất lớn (các khí thải
NO, NO2, CO2, SO, SO2, H2S…) đều
nặng hơn không khí vì vậy chúng có xu
hướng chuyển xuống lớp không khí sát
mặt đất. Các chất khí này ảnh hưởng
trầm trọng đến môi trường và sức khỏe
con người. Đây cũng là nguyên nhân

chính làm cho trái đất chúng ta đang
ngày càng nóng lên đến mức báo động.
Biện pháp: Xây dựng các ống khói cao ở
góc bếp của gia đình.
Xây dựng nhà ở hay các nhà máy, xí
nghiệp cần đảm bảo thông thoáng và sử
dụng các quạt gió.
Hạn chế sử dụng các phương tiện, thiết
bị, máy móc cũ nát để giảm thiểu lượng
8

Bài

khí thải độc hại thải ra môi trường.
13. - Công cơ học phụ BVMT

Công

cơ thuộc hai yếu tố: - Khi có lực tác dụng vào vật nhưng vật

học

Lực tác dụng và không di chuyển thì không có công cơ
quãng đường di học nhưng con người và máy móc vẫn
chuyển

tiêu tốn năng lượng. Trong giao thông
vận tải, các đường gồ ghề làm các
phương tiện di chuyển khó khăn, máy
móc cần tiêu tốn nhiều năng lượng hơn.

Tại các đô thị lớn, mật độ giao thông

Người thực hiện: Hồ Thị Vân

20 Đơn vị: Trường PTDTBT-THCS Trà Nham


Sáng kiến kinh nghiệm: “ Tích hợp giáo dục TKNL và BVMT trong môn vật lí THCS”

đông nên thường xảy ra tắc đường. Khi
tắc đường các phương tiện tham gia vẫn
nổ máy tiêu tốn năng lượng vô ích đồng
thời xả ra môi trường nhiều chất khí độc
hại.
- Giải pháp: + Khi không tham gia giao
thông thì nên tắt động cơ của các
phương tiện.
+ Người dân hạn chế tham gia giao
thông vào các giờ cao điểm.
+ Cơ quan có thẩm quyền: Cải thiện
chất lượng đường giao thông và thực
hiện các giải pháp đồng bộ nhằm giảm
ách tắc giao thông. Công an giao thông
cần thiết có mặt vào các giờ cao điểm để
hướng dẫn người dân tham gia giao
thông đảm bảo an toàn và giảm thiểu
8

tắc đường.
Bài 16. Cơ - Khi một vật có BVMT

năng

khả

năng

sinh - Khi tham gia giao thông, phương tiện

công, ta nói vật có tham gia có vận tốc lớn (có động năng
cơ năng.

lớn) sẽ khiến cho việc xử lí sự cố gặp

- Khi một vật khó khăn, nếu xảy ra tai nạn sẽ gây ra
chuyển động, vật những hậu quả nghiêm trọng.
có động năng. Vận - Giải pháp: Khi tham gia giao thông cần
tốc của vật càng đi đúng phần đường và đúng tốc độ quy
lớn thì động năng định.
của vật càng lớn.
Người thực hiện: Hồ Thị Vân

Chỉ tham gia giao thông bằng ô tô, xe

21 Đơn vị: Trường PTDTBT-THCS Trà Nham


Sáng kiến kinh nghiệm: “ Tích hợp giáo dục TKNL và BVMT trong môn vật lí THCS”

máy khi đủ tuổi quy định và đã học luật
giao thông.

Vận động người lớn không tham gia
giao thông khi đã uống rượu, bia.
8

Bài

20: Mặc dù không khí BVMT

Nguyên

nhẹ hơn nước biển Nếu thiếu không khí, các loài sinh vật

tử, phân tử nhưng nhờ hiện trong lòng đại dương không thể sống
chuyển

tượng khuếch tán được.

động hay mà ở trong nước Ảnh hưởng của đào đãi vàng ở một số
đứng yên? biển vẫn có không địa phương huyện Tây Trà làm nước
khí.

sông đục và bị nhiễm dầu làm cho không
khí không thể khuếch tán vào nước làm
chết rất nhiều sinh vật (cá, tôm ...) sống
trong lòng suối. Lợi nhuận từ việc khai
thác
khoáng sản trên các sông ở huyện Tây
Trà rất nhỏ, trong khi đó hậu quả để lại
về môi trường, sạt lở lòng sông, tệ nạn
xã hội..., là vấn đề nhức nhối gây bất

bình trong dư luận nhân dân.
Giải pháp:
+ Bản thân và gia đình không tham gia
đào đãi vàng trái phép.
+ Vận động người dân không tham gia
đào đãi vàng trái phép..
+ Báo cáo với người lớn khi phát hiện

8

Bài

có người đào đãi vàng trái phép.
23. - Đối lưu là hình BVMT

Người thực hiện: Hồ Thị Vân

22 Đơn vị: Trường PTDTBT-THCS Trà Nham


Sáng kiến kinh nghiệm: “ Tích hợp giáo dục TKNL và BVMT trong môn vật lí THCS”

Đối lưu và thức truyền nhiệt - Sống và làm việc lâu trong các phòng
bức

xạ bằng

nhiệt

các


dòng kín không có đối lưu không khí sẽ cảm

chất lỏng và chất thấy rất oi bức, khó chịu và có hại cho
khí, đó là hình sức khỏe.
thức truyền nhiệt - Biện pháp:
chủ yếu của chất + Tại nhà ở, nhà máy, nơi làm việc cần
lỏng và chất khí.

có biện pháp để không khí lưu thông dễ
dàng (bằng các ống khói, cửa thông
gió...).
+ Khi xây dựng nhà ở cần chú ý đến mật
độ nhà và hành lang giữa các phòng,
các dãy nhà đảm bảo không khí được

Bài
9

lưu thông.
13: - Công thức tính TKNL

Điện

công

năng.

điện.


của

dòng Thông qua các bài tập phần vận dụng,
củng cố HS hiểu được: Hàng tháng mỗ

Công của

gia đình sử dụng điện đều phải trả tiền

dòng điện

theo số đếm của công tơ điện . Vậy để
phải trả ít tiền thì số công tơ phải nhỏ, có
nghĩa ta cần tiết kiệm 9 sử dụng các thiết
bị điện hợp lý như đèn thắp sáng là đèn
ống hoặc đền compac…) và chọn các
thiết bị có hiệu suất lớn 9 không lên sử
dụng các thiết bị có hiệu suất quá dư

thừa)
Bài 19: Sử - Các biện pháp sử TKNL
9

dụng

an dụng an toàn và

toàn

và tiết


tiết

kiệm năng.

Người thực hiện: Hồ Thị Vân

kiệm

Thông qua một số bài tập tính toán họ

điên sinh rút ra: Để tiết kiệm điện chúng ta
cần phải làm gì?
23 Đơn vị: Trường PTDTBT-THCS Trà Nham


Sáng kiến kinh nghiệm: “ Tích hợp giáo dục TKNL và BVMT trong môn vật lí THCS”

điện năng
Bài
26: - Cách làm giảm TKNL
9

truyền tải hao

phí

điện năng đường
đi xa


9

dây

điện.

trên Từ nội dung phần 2: Cách làm giảm hao
tải phí trên đường dây tải điện . Từ đó HS
rút ra được kết luận : Để giảm hao phí

Bài

cần có những biện pháp gì?
56: - Các tác dụng của TKNL

Các

tác ánh sáng.

Vì ánh sáng có tác dụng nhiệt chứng tỏ

dụng của

ánh sáng có năng lượng rất lớn . Vậy để

ánh sáng.

sử dụng được nguồn năng lượng đó em
phải làm gì? Sử dụng năng lượng mặt
trời( nguồn năng lượng vô tận) thay thế

năng lượng điện

9

Bài

61+ - Sự chuyển hóa TKNL

62

Sản các

dạng

năng Chúng ta đã chuyển hóa các dạng năng

xuất điện lượng

lượng ( thủy năng; gió…) thành năng

năng.

lượng điện . Nhưng tất cả các dạng năng

Điện gió-

lượng đó không phải là vô tận, chúng ta

điện


phải biết tiết kiệm.

mặt

trời - điện
hạt nhân
Bài 16 : - Công thức tính TKNL
9

Định luật nhiệt lượng A = Q Nếu không tính đến nhiệt lượng tỏa ra
Jun-

Len = I2 R t



môi trường bên ngoài thì A = Q từ đây
cho thấy nên sử dụng các đồ dụng điện
có hiệu suất cao để giảm bớt một phần
điện năng hao phí, bên cạnh đó hạn chế
thời gian, vừa đủ sử dụng.

Người thực hiện: Hồ Thị Vân

24 Đơn vị: Trường PTDTBT-THCS Trà Nham


Sáng kiến kinh nghiệm: “ Tích hợp giáo dục TKNL và BVMT trong môn vật lí THCS”

2.2. Một số phương pháp dạy học tích hợp giáo dục tiết kiệm năng

lượng và bảo vệ môi trường trong môn Vật lí lớp THCS đạt hiệu quả cao.
2.2.1. Phương pháp 1: Thông qua từng tiết học của môn Vật Lí THCS.
Khi dạy học tích hợp giáo dục môi trường theo phương pháp này cần đảm
bảo các nguyên tắc sau:
- Không làm mất tính đặc trưng của môn học. Không biến bài học Vật lí
thành bài học giáo dục năng lượng hoặc giáo dục môi trường.
- Khai thác nội dung có chọn lọc, tập trung, không tràn lan, tùy tiện.
- Phát huy cao độ hoạt động tích cực nhận thức của học sinh và các kinh
nghiệm thực tế của học sinh, tận dụng cơ hội cho học sinh tiếp xúc trực tiếp với
môi trường
- Nội dung tích hợp cần gần gủi, thiết thực, gắn liền với hoạt động thực
tiễn của địa phương, đất nước.
Một số các bài soạn minh họa giáo án Vật lí THCS có tích hợp giáo dục
tiết kiệm năng lượng và môi trường: (Nội dung giáo án có phụ lục 1 kèm theo)
2.2.2. Phương pháp 2: Tích hợp giáo dục tiết kiệm năng lượng và bảo vệ
môi trường thông qua một hoạt động ngoại khóa (Có thể chỉ ngoại khóa về môn
Vật lí, cũng có thể ngoại khóa về nhiều môn học trong đó có môn Vật lí). (Nội
dung kế hoạch có Phụ lục 2 kèm theo)
3. Kết quả nghiên cứu
Do đã ấp ủ ý định tìm những giải pháp để việc dạy học tích hợp giáo dục
tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường trong môn Vật lí đạt hiệu quả cao từ
những năm học trước nên tôi đã tiến hành nghiên cứu tìm hiểu những địa chỉ tích
hợp hợp lí khoa học và đã áp dụng cụ thể với học sinh khối 8 do tôi trực tiếp
giảng dạy bộ môn vật lí năm học 2015-2016.
Qua một quá trình vừa nghiên cứu lí luận vừa đề xuất giải pháp vừa áp
dụng vào thực tế giảng dạy bước đầu đã thu được nhiều kết quả khả quan. Để
Người thực hiện: Hồ Thị Vân

25 Đơn vị: Trường PTDTBT-THCS Trà Nham



×