Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Biện pháp hoàn thiện công tác kế toán tại chi nhánh tổng công ty đầu tư nước và môi trường việt nam tại hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (758.41 KB, 72 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan
Số liệu và các phân tích trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và
chƣa đƣợc sử dụng hoặc công khai trong bất cứ luận văn nào khác.
Những sơ đồ, đồ thị phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá đƣợc
tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham
khảo.
Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá của các
tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm về nội dung luận văn của mình.
Hải Phòng, ngày 20 tháng 03 năm 2016
Tác giả luận văn

Bùi Thị Thanh Tâm

i


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô trong Viện Đào tạo sau
đại học - Trƣờng đại học Hàng Hải Việt Nam đã giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian học tập và nghiên cứu để luận văn tốt nghiệp đƣợc hoàn thành.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ, công nhân viên tại Chi nhánh
Tổng công ty Đầu tƣ nƣớc và Môi trƣờng Việt Nam - CTCP tại Hải Phòng,
Phòng tài chính kế toán Tổng công ty đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cần thiết
giúp tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS. TS Đặng Công
Xƣởng đã dành thời gian hƣớng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá
trình thực hiện nghiên cứu và hoàn chỉnh bản luận văn thạc sĩ chuyên ngành
Quản lý kinh tế.


Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã, khích lệ,
giúp đỡ và đồng hành cùng tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

ii


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................ 1
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ
TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP ................................................................. 4
1.1. Khái niệm, ý nghĩa tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp............ 4
1.1.1. Khái niệm ............................................................................................... 4
1.1.2. Ý nghĩa .................................................................................................. 4
1.2. Nguyên tắc và nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp ... 5
1.2.1. Nguyên tắc tổ chức kế toán trong doanh nghiệp.................................... 5
1.2.2. Nhiệm vụ tổ chức kế toán trong doanh nghiệp ..................................... 6
1.3. Nội dung của tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp .................... 6
1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán .......................................................................... 6
1.3.2. Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán ...................................................... 8
1.3.3. Tổ chức vận dụng chế độ tài khoản ở doanh nghiệp ............................ 9
1.3.4. Tổ chức lựa chọn, vận dụng hình thức kế toán phù hợp ..................... 10
1.3.5. Tổ chức áp dụng chế độ sổ kế toán ..................................................... 11
1.3.6. Tổ chức công tác lập và phân tích báo cáo tài chính ........................... 14
1.3.7. Tổ chức kiểm kê tài sản ........................................................................ 15
1.3.8. Tổ chức kiểm tra kế toán ....................................................................... 15
1.3.9. Tổ chức công tác kế toán trong trƣờng hợp đơn vị kế toán chia tách, sáp
nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản ..................................................................... 16
1.4. Tổ chức kế toán tại các đơn vị hạch toán phụ thuộc ............................... 18
iii



1.5. Cơ sở pháp lý tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp ....................... 20
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CHI
NHÁNH TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƢ NƢỚC VÀ MÔI TRƢỜNG VIỆT
NAM TẠI HẢI PHÒNG ................................................................................ 21
2.1. Giới thiệu chung về công ty ..................................................................... 21
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................... 21
2.1.2. Chức năng ............................................................................................. 22
2.1.3. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh ............................................................. 22
2.1.4. Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động, tình hình vốn ................. 23
2.1.5. Tổ chức bộ máy quản lý công ty ........................................................... 23
2.1.6. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2013 - 2015......... 25
2.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán .......................................................... 26
2.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán ........................................................................ 26
2.2.2. Tổ chức vận dụng chế độ chứng từ kế toán .......................................... 27
2.2.3. Tổ chức vận dụng tài khoản kế toán .................................................... 30
2.2.4. Tổ chức hệ thống sổ kế toán ................................................................. 31
2.2.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán......................................................... 32
2.3. Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại chi nhánh .................................. 34
2.3.1. Kế toán vốn bằng tiền ........................................................................... 34
2.3.2. Kế toán hàng tồn kho ............................................................................ 37
2.3.3. Kế toán các khoản phải thu, phải trả ..................................................... 38
2.3.4. Kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng ................................ 39
iv


2.3.5. Kế toán tài sản cố định .......................................................................... 45
2.3.6. Kế toán tập hợp chi phí, giá thành ........................................................ 45
2.3.7. Kế toán tiêu thụ, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, xác định kết

quả kinh doanh ................................................................................................ 45
2.4. Đánh giá thực trạng công tác kế toán tại đơn vị ...................................... 46
2.3.1. Kết quả đạt đƣợc ................................................................................... 46
2.3.2. Hạn chế.................................................................................................. 48
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TẠI CHI NHÁNH TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƢ NƢỚC VÀ MÔI TRƢỜNG
VIỆT NAM TẠI HẢI PHÒNG ....................................................................... 50
3.1. Định hƣớng phát triển của công ty ........................................................... 50
3.2. Một số biện pháp hoàn thiện hệ thống kế toán tại chi nhánh .................. 51
3.2.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán....................................................... 51
3.2.2. Hoàn thiện hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán .................................... 52
3.2.3. Hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán ................................................. 57
3.2.4. Hoàn thiện chế độ báo cáo kế toán ....................................................... 57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 63

v


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TK

: Tài khoản

VAT

: Thuế giá trị gia tăng

CTCP


: Công ty cổ phần

KCN

: Khu công nghiệp

TGNH

: Tiền gửi ngân hàng

VIWASEEN: Tổng công ty Đầu tƣ nƣớc và Môi trƣờng Việt Nam
HĐQT

: Hội đồng quản trị

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
2.1

Tên bảng
Sản lƣợng nƣớc thô khách hàng tiêu thụ giai đoạn 2013-2015

vii

Trang
25



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Số hiệu

Tên hình vẽ

Trang

1.1

Kế toán các đơn vị phụ thuộc với Tổng công ty

19

2.1

Bộ máy tổ chức quản lý Chi nhánh

24

2.2

Báo cáo kế toán giữ Chi nhánh và Tổng công ty

27

2.3

Sơ đồ luân chuyển chứng từ tổng quát


30

2.4

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký - Chứng từ

31

2.5

Quy trình luân chuyển chứng từ thu, chi tiền mặt

36

2.6

Quy trình luân chuyển chứng từ thu TGNH

36

2.7

Quy trình luân chuyển chứng từ chi TGNH

37

3.1

Đề xuất bộ máy kế toán hoàn thiện


51

viii


ix


LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kế toán có vị trí quan trọng trong công tác quản lý của mọi tổ chức, hoạt
động xã hội nói chung và các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế nói riêng.
Thông qua hệ thống thông tin kế toán, đối tƣợng sử dụng có thể đƣa ra những
quyết định kinh tế phù hợp, nhằm đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra.
Tổ chức công tác kế toán là một trong những mối quan tâm hàng đầu
của một công ty, đối với những công ty có quy mô lớn, có nhiều công ty con
và các chi nhánh trực thuộc thì hệ thống kế toán càng phải phải đƣợc xây
dựng chặt chẽ, đáp ứng yêu cầu quản lý, góp phần đẩy mạnh hoạt động kinh
doanh của công ty.
Chi nhánh Tổng công ty đầu tƣ nƣớc và môi trƣờng Việt Nam tại Hải
Phòng là đơn vị trực thuộc Tổng công ty đầu tƣ nƣớc vào môi trƣờng Việt
Nam. Đây là chi nhánh hạch toán phụ thuộc, có tƣ cách pháp nhân không đầy
đủ, chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ do Tổng công ty giao phù hợp
với chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty và theo quy định, pháp luật của
Nhà nƣớc. Theo đó, tổ chức công tác kế toán tại Chi nhánh đóng vai trò quan
trọng trong việc quản lý tài chính và kinh doanh của Chi nhánh nói riêng và
Tổng công ty nói chung.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác kế toán tại Chi nhánh hạch
toán phụ thuộc, tôi chọn đề tài: “Biện pháp hoàn thiện công tác kế toán tại

Chi nhánh Tổng công ty đầu tư nước và môi trường Việt Nam tại Hải
Phòng” để thực hiện luận văn thạc sĩ.

1


2. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa lý luận chung về tổ chức kế toán tại các đơn vị hạch toán
phụ thuộc.
- Phân tích thực trạng tổ chức công tác kế toán tại đơn vị hạch toán phụ
thuộc của Chi nhánh VIWASEEN tại Hải Phòng.
- Đề xuất một số biện pháp hoàn thiện hệ thống kế toán tại các đơn vị
phụ thuộc của Chi nhánh VIWASEEN tại Hải Phòng.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tƣợng: Công tác kế toán tại các đơn vị hạch toán phụ thuộc.
- Phạm vi nghiên cứu: Công tác kế toán hạch toán phụ thuộc tại Chi
nhánh VIWASEEN tại Hải Phòng.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Các phƣơng pháp kế toán;
- Phƣơng pháp chuyên gia;
- Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu để kế thừa thành tựu;
- Phƣơng pháp thống kê và so sánh.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài nghiên cứu thực trạng hệ thống kế toán tại các đơn vị hạch toán
phụ thuộc cụ thể là Chi nhánh VIWASEEN tại Hải Phòng với những đóng
góp chủ yếu sau:
- Hệ thống hóa các lý luận về tổ chức công tác kế toán đối với các chi
nhánh hạch toán phụ thuộc;

2



- Phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán hạch toán phụ
thuộc tại Chi nhánh VIWASEEN tại Hải Phòng, đƣa ra đƣợc những kết quả
đạt đƣợc và những hạn chế còn tồn đọng.
- Đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống kế
toán tại các đơn vị hạch toán phục thuộc của Chi nhánh VIWASEEN tại Hải
Phòng.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận chung về tổ chức công tác kế toán trong
doanh nghiệp.
Chƣơng 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Chi nhánh Tổng
công ty đầu tƣ nƣớc và môi trƣờng Việt Nam tại Hải Phòng.
Chƣơng 3: Một số biện pháp hoàn thiện công tác kế toán của Chi
nhánh Tổng công ty đầu tƣ nƣớc và môi trƣờng Việt Nam tại Hải Phòng.

3


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC
TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm, ý nghĩa của tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm
Đơn vị kế toán là đơn vị (bao gồm tổng công ty, công ty, doanh nghiệp,
xí nghiệp, chi nhánh...) có thực hiện công việc kế toán nhƣ lập và xử lý chứng
từ kế toán, mở tài khoản, ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính, phải bảo quản,
lƣu trữ tài liệu kế toán và thực hiện các quy định khác về kế toán theo quy
định của pháp luật.

Tổ chức công tác kế toán là việc thực hiện các chuẩn mực và chế độ kế
toán để phản ánh toàn bộ tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh, việc tổ chức thực hiện chế độ kiểm tra kế toán; các chế độ bảo
quản, nhiệm vụ lƣu trữ tài liệu kế toán, việc cung cấp thông tin tài liệu kế toán
và các nhiệm vụ khác của kế toán.[1]
1.1.2. Ý nghĩa
Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin
kinh tế, tài chính dƣới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động. Kế
toán là một trong các công cụ quản lý kinh tế giúp phản ánh và giám đốc toàn
diện các mặt hoạt động kinh tế tài chính của một doanh nghiệp[2]. Trong kế
toán, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sẽ đƣợc ghi chép, liên tục, đầy đủ và có
hệ thống trên cơ sở các hóa đơn chứng từ hợp lệ.
Từ thực tế đó, việc tổ chức công tác kế toán hợp lý và khoa học tại các
doanh nghiệp giúp cho việc thu nhận, cung cấp thông tin đầy đủ kịp thời về
tình hình tài chính phục vụ công tác quản lý kinh tế, giúp các nhà quản lý nắm
4


đƣợc tình hình tài sản của doanh nghiệp, ngăn chặn những hành vi, ý đồ làm
tổn hại đến tài sản của doanh nghiệp, đồng thời dựa vào đó để đƣa ra các
quyết định kinh tế đúng đắn, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp ngày càng phát triển.
1.2. Nguyên tắc và nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp
1.2.1. Nguyên tắc tổ chức kế toán trong doanh nghiệp
Các nguyên tắc doanh nghiệp cần phải đảm bảo trong việc tổ chức công
tác kế toán bao gồm:
- Đảm bảo đúng các quy định trong Luật kế toán hiện hành và Chuẩn
mực kế toán về nội dung, tổ chức chỉ đạo công tác kế toán.
- Tổ chức công tác kế toán cần phải phù hợp với các chế độ, văn bản,
chính sách pháp quy về kế toán do Nhà nƣớc và cơ quan có thẩm quyền ban

hành; phù hợp với đặc điểm hoạt động quản lý, hoạt động sản xuất kinh
doanh và địa bàn hoạt động của doanh nghiệp cũng nhƣ trình độ và yêu cầu
đối với nghiệp vụ chuyên môn của các cán bộ quản lý, cán bộ kế toán của
doanh nghiệp.
Mỗi doanh nghiệp có đặc điểm và điều kiện hoạt động kinh doanh khác
nhau. Vì vậy, không thể có một mô hình công tác kế toán tối ƣu cho tất cả các
doanh nghiệp nên để tôt chức tốt công tác kế toán doanh nghiệp thì việc tổ
chức công tác kế toán phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, tính chất hoạt
động sản xuất kinh doanh, hoạt động quản lý, qui mô và địa bàn hoạt động
của doanh nghiệp.
- Đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, gọn nhẹ và hiệu quả trong tôt chức bộ
máy kế toán tài chính.

5


Tiết kiệm, hiệu quả là nguyên tắc của công tác tổ chức nói chung và tổ
chức công tác kế toán nói riêng do đó thực hiện nguyên tắc này phải đảm bảo
tổ chức công tác kế toán khoa học, hợp lý, thực hiện tốt nhất chức năng,
nhiệm vụ của kế toán, nâng cao chất lƣợng công tác kế toán, quản lý chặt chẽ,
hiệu quả, tính toán và đo lƣờng chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. [1]
Những nguyên tắc trên phải đƣợc phối hợp thực hiện một cách đồng bộ
mới có thể tổ chức thực hiện tốt và đầy đủ các nội dung tổ chức công tác kế
toán tài chính trong doanh nghiệp.
1.2.2. Nhiệm vụ tổ chức kế toán trong doanh nghiệp
- Việc tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp phải khoa học, hợp
lý, đáp ứng yêu cầu của quản lý, vận dụng đúng hệ thống tài khoản, hình thức
sổ kế toán.
- Áp dụng phƣơng tiện thông tin hiện đại, trang bị máy móc kỹ thuật tính
toán vào công tác kế toán của doanh nghiệp.

- Quan hệ giữa các phòng kế toán và các phòng ban, bộ phận khác trong
doanh nghiệp đƣợc quy định chặt chẽ, phù hợp với đặc điểm hoạt động của
từng đơn vị.
- Tổ chức việc kiểm tra kế toán trong nội bộ doanh nghiệp.
1.3. Nội dung của tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp
1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán
Trong một doanh nghiệp, bộ máy kế toán là tập hợp những ngƣời là kế
toán cùng với các phƣơng tiện, trang thiết bị dùng để ghi chép, tính toán và xử
lý các thông tin có liên quan đến công tác kế toán lại doanh nghiệp từ khâu
thu nhận, kiểm tra, xử lý đến khâu tổng hợp, cung cấp những thông tin về tài
chính của doanh nghiệp. Việc tổ chức sao cho đạt đƣợc hiệu quả công việc và
6


phát huy đƣợc cao nhất sở trƣờng của từng ngƣời là mục tiêu của tổ chức bộ
máy kế toán. [1]
Hiện nay, tại các doanh nghiệp đang tồn tại 3 hình thức tổ chức bộ máy
kế toán là: Hình thức tập trung, phân tán và vừa tập trung vừa phân tán.
Hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung
Hình thức này thƣờng đƣợc áp dụng tại các doanh nghiệp có quy mô vừa
và nhỏ, phạm vi sản xuất kinh doanh tƣơng đối tập trung trên một địa bàn
nhất định, đảm bảo việc luân chuyển chứng từ các bộ phân sản xuất kinh
doanh nhanh chóng, kịp thời.
Theo đó, tất cả các công việc kế toán đƣợc tiến hành tập trung tại phòng
kế toán bao gồm phân loại, kiểm tra chứng từ; định khoản, ghi sổ kế toán; lập
và phân tích báo cáo.
Ƣu điểm của hình thức này là đảm bảo sự tập trung, thống nhất và chặt
chẽ trong công tác kế toán, tạo điều kiện cho việc ứng dụng các phƣơng tiện
tính toán hiện đại có hiệu quả.
Hình thức tổ chức kế toán phân tán

Hình thức này thƣờng áp dụng đối với những doanh nghiệp lớn có nhiều
cơ sở sản xuất kinh doanh, địa hoạt động rộng, có đơn vị phụ thuộc ở xa cơ
quan chỉ huy.
Theo đó, công tác kế toán đƣợc tiến hành tại các bộ phận nhƣ phân
xƣởng hay đơn vị sản xuất trực thuộc doanh nghiệp. Phòng kế toán tại doanh
nghiệp sẽ thực hiện tổng hợp số liệu từ báo cáo ở các bộ phận gửi về. Quan hệ
giữa phòng kế toán cấp trên với bộ phân kế toán ở đơn vị sản xuất kinh doanh
phụ thuộc là quan hệ chỉ đạo nghiệp vụ và tiếp nhận thông tin qua chế độ báo
cáo kế toán do đơn vị quy định.
7


Ƣu điểm của hình thức này là tạo điều kiện cho các đơn vị phụ thuộc
nắm đƣợc tình hình sản xuất kinh doanh một cách chính xác, kịp thời nhƣng
có nhƣợc điểm là số lƣợng nhân viên lớn, bộ máy cồng kềnh.
Hình thức tổ chức kế toán vừa tập trung vừa phân tán
Đây là hình thức kết hợp của hai hình thức tổ chức trên. Theo đó, đơn vị
tổ chức một phòng kế toán trung tâm. Phòng kế toán trung tâm thực hiện các
nghiệp vụ kinh tế liên quan toàn doanh nghiệp và các bộ phận khác không tổ
chức kế toán, đồng thời thực hiện tổng hợp các tài liệ kế toán từ các bộ phận
khác có tổ chức kế toán gửi đến. Mức độ phân tán này tùy thuộc vào mức độ
phân cấp quản lý, trình độ hạch toán kinh tế của đơn vị.
1.3.2. Tổ chức vận dụng chế độ chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán là những giấy tờ chứng minh nghiệp vụ kinh tế đã phát
sinh và thực sự hoàn thành. Chứng từ phải đƣợc lập đầy đủ, rõ ràng kịp thời
và chính xác theo nội dung quy định.
Doanh nghiệp cần tuân thủ các nguyên tắc lập chứng từ và phản ánh các
nghiệp vụ kinh tế tài chính trên các chứng từ kế toán; kiểm tra chứng từ kế
toán; ghi sổ và lƣu trữ, bảo quản chứng từ kế toán; xử lý vi phạm đã đƣợc quy
định trong Luật kế toán và Chế độ về chứng từ kế toán doanh nghiệp Việt

Nam. Bao gồm các quy định về việc lập, ký chứng từ kế toán; chế độ hóa đơn
bán hàng; chế độ chứng từ điện tử. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần tổ chức
thu thập thông tin kế toán phản ánh trong các chứng từ kế toán, tổ chức kiểm
tra, xử lý và luân chuyển chứng từ kế toán theo đúng quy định và phù hợp với
đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.

8


1.3.3. Tổ chức vận dụng chế độ tài khoản ở doanh nghiệp
Theo chế độ hiện hành, có 2 hệ thống tài khoản để doanh nghiệp lựa
chọn là hệ thống tài khoản ban hành kèm theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC ngày
20/3/2006 và hệ thống tài khoản ban hành kèm theo QĐ 48/2006/QĐ-BTC
ngày 14/9/2006 về chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra còn có
thể lựa chọn hệ thống tài khoản của các doanh nghiệp đặc thù theo QĐ 214,
QĐ19...
Các doanh nghiệp và đơn vị liên quan phải tuân thủ các quy định về hệ
thống tài khoản kế toán, bao gồm cả mã số, tên gọi, kết cấu nội dung và
phƣơng pháp kế toán của từng tài khoản kế toán.
Một số nội dung cơ bản quy định trong hệ thống tài khoản kế toán bao
gồm: tên và loại tài khoản, số lƣợng tài khoản, nội dung và công dụng phản
ánh của từng tài khoản, một số quan hệ đối xứng giữa các tài khoản có liên
quan. Để đảm bảo nhu cầu quản lý của đơn vị, doanh nghiệp có thể cụ thể
hoá, bổ sung thêm tài khoản cấp 3, 4 ... nhƣng cần phải phù hợp với nội dung
kinh tế, phƣơng pháp và kết cấu hạch toán của tài khoản cấp trên tƣơng ứng.
Hệ thống tài khoản hiện nay áp dụng cho các doanh nghiệp bao gồm 10
loại tài khoản, trong đó các tài khoản từ các tài khoản loại 1 đến tài khoản loại
9 đƣợc thực hiện theo phƣơng pháp ghi kép, tài khoản loại 0 đƣợc thực hiện
ghi chép theo phƣơng pháp ghi đơn. [8]
Loại 1, 2: Nhóm tài khoản Tài sản

Loại 3, 4: Nhóm tài khoản Nguồn vốn
Loại 5, 6, 7, 8, 9: Nhóm tài khoản trung gian
Loại 0: Có số sƣ cuối kỳ ghi ngoài bảng Cân đối kế toán

9


1.3.4. Tổ chức lựa chọn, vận dụng hình thức kế toán phù hợp
Theo chế độ kế toán hiện hành, Doanh nghiệp đƣợc áp dụng một trong 5 hình
thức kế toán sau:
Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái;
Hình thức kế toán Nhật ký chung;
Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ;
Hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ;
Hình thức kế toán trên máy vi tính;
Mỗi hình thức sổ kế toán sẽ có những quy định cụ thể về số lƣợng, kết
cấu, mẫu sổ, trình tự, phƣơng pháp ghi chép và mối quan hệ giữa các sổ kế
toán.
Doanh nghiệp căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, căn cứ vào quy
mô và yêu cầu quản lý của đơn vị, căn cứ vào trình độ cán bộ kế toán và
phƣơng thức tính toán để lựa chọn hình kế toán thích hợp áp dụng cho đơn vị.
Mỗi hình thức kế toán có nội dung, ƣu nhƣợc điểm và phạm vi áp dụng
thích hợp. Trong mỗi hình thức kế toán có những quy định cụ thể về số lƣợng,
kết cấu, trình tự, phƣơng pháp ghi chép và mối quan hệ giữa cá sổ kế toán.
Trình tự ghi sổ theo từng hình thức có thể khái quát lại nhƣ sau :
- Kiểm tra đảm bảo tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ
- Ghi sổ kế toán chi tiết
- Ghi sổ kế toán tổng hợp
- Kiểm tra đối chiếu số liệu
- Tổng hợp số liệu lập báo cáo tài chính.


10


Hiện nay, theo đánh giá của những kế toán thực tế, các Nhà quản lý thì
hình thức ghi sổ Nhật ký chung đƣợc lựa chọn và sử dụng hầu hết trong các
doanh nghiệp hiện nay nhờ vào ƣu điểm đơn giản, dễ thực hiện, thuận tiện
cho việc phân công lao động kế toán, dễ dàng đƣa vào các ứng dụng tin học
và có thể kiểm tra đối chiếu ở mọi thời điểm, cung cấp thông tin kịp thời.
1.3.5. Tổ chức áp dụng chế độ sổ kế toán
Sổ kế toán là các loại sổ sách dùng để ghi chép, hệ thống và lƣu trữ tất cả
các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế của nó và
theo trình tự thời gian có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định chung về sổ sách kế toán đã
đƣợc quy định tại Luật kế toán về mở sổ kế toán, ghi chép và sửa chữa sai sót
sổ kế toán; khoá sổ, lƣu trữ và bảo quản sổ kế toán; xử lý các vi phạm đối với
việc không làm đúng quy định.
Sổ kế toán là công cụ để ghi chép, hệ thống và lƣu trữ toàn bộ nghiệp
vụ kinh tế tài chính đã phát sinh và liên quan đến doanh nghiệp. Các thông tin
trên sổ kế toán cần phải ghi rõ :
- Tên doanh nghiệp;
- Tên sổ;
- Ngày thàng năm lập sổ, ngày tháng năm khoá sổ;
- Chữ ký của ngƣời lập sổ, kế toán trƣởng và ngƣời đại diện theo pháp
luật của doanh nghiệp;
- Số trang, đóng dấu giáp lai.
Sổ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau:
- Ngày tháng ghi sổ;
11



- Số hiệu và ngày tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ;
- Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
- Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
- Số dƣ đầu kỳ, cuối kỳ của các tài khoản kế toán.
a) Tổ chức việc mở sổ, ghi sổ, khoá sổ kế toán
Sổ kế toán phải mở vào đầu kỳ kế toán năm; đối với doanh nghiệp mới thành
lập, sổ kế toán phải mở từ ngày thành lập. [10]
Doanh nghiệp phải căn cứ vào chứng từ kế toán để ghi sổ kế toán. Sổ
kế toán phải ghi kịp thời, rõ ràng, đầy đủ theo các nội dung của sổ. Thông tin,
số liệu ghi vào sổ kế toán phải chính xác, trung thực, đúng với nội dung của
chứng từ kế toán. Việc ghi sổ kế toán phải theo trình tự thời gian phát sinh
của nghiệp vụ kinh tế, tài chính. Thông tin số liệu trên sổ kế toán phải đƣợc
ghi bằng bút mực; không ghi xen vào phía trên hoặc phía dƣới, không ghi
chồng lên nhau, không ghi cách dòng. Trƣờng hợp ghi không hết trang sổ
phải gạch chéo phần không ghi, khi ghi hết trang phải cộng số liệu tổng cộng
của trang và chuyển số liệu tổng cộng sang trang kế tiếp.
Doanh nghiệp phải khoá sổ kế toán cuối kỳ kế toán trƣớc khi lập báo
cáo tài chình và các trƣờng hợp khoá sổ kế toán khác theo quy định của pháp
luật.
Trƣờng hợp doanh nghiệp ghi sổ kế toán bằng máy vi tính thì phải thực
hiện về sổ kế toán tại luật kế toán và chế độ sổ sách kế toán hiện hành. Sau
khi khoá sổ kế toán trên máy vi tính phải in sổ kế toán ra giấy và đóng thành
quyến riêng cho từng thời kỳ kế toán năm

12


b)Tổ chức sửa chữa sổ kế toán
Khi phát hiện sổ kế toán ghi bằng tay có sai sót thì không đƣợc tẩy xoá làm

mất dấu vết thông tin, số liệu ghi sai mà phải sửa chữa theo một trong ba
phƣơng pháp sau:
- Ghi cải chính bằng cách gạch một gạch vào chỗ sai và ghi số hoặc chữ
đúng ở phía trên và phải có chữ ký của kế toán trƣởng bên cạnh.
- Ghi số âm; bằng cách ghi lại số sai bằng mực đỏ hoặc ghi lại số sai
trong dấu ngoặc đơn, sau đó ghi lại số đúng và phải có chữ ký của kế toán
trƣởng bên canh;
- Ghi bổ sung; bằng cách chứng từ ghi bổ sung và ghi thêm số chênh lệch
thiếu cho đủ
Trƣờng hợp phát hiện sổ kế toán có sai sót trƣớc khi báo cáo tài chính
năm đƣợc nộp cho cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền thì phải sửa chữa trên sổ
kế toán của năm đó.
Trƣờng hợp phát hiện sổ kế toán có sai sót sau khi báo cáo tài chính
năm đã nộp cho cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền thì phải sửa chữa số trên sổ
kế toán của năm đã phát hiện sai sót và ghi chú vào dòng cuối của sổ kế toán
có sai sót.
Trƣờng hợp sửa chữa sổ khi ghi sổ kế toán bằng máy vi tính; Nếu phát
hiện sai sót trƣớc khi bào cáo tài chính năm đƣợc nộp cho cơ quan nhà nƣớc
có thẩm quyền thì phải sủa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đó trên máy
vi tính; trƣờng hợp phát hiện sai sót sau khi báo cáo tài chính năm đã nộp cho
cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán
của năm đã phát hiện sai sót trên máy vi tính và ghi chú vào dòng cuối của sổ
kế toán năm có sai sót.
13


Sửa chữa sổ kế toán trong trƣờng hợp ghi sổ bằng máy vi tính cũng
đƣợc thực hiện theo phƣơng pháp ghi số âm hoặc ghi bổ sung nhƣ kế toán
bằng tay. [10]
1.3.6. Tổ chức công tác lập và phân tích báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính của doanh nghiệp đƣợc lập dựa trên các chuẩn mực
kế toán và chế độ kế toán dùng để tổng hợp, thuyết minh về tình hình kinh tế,
tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp
phải lập các báo cáo tài chính sau:
- Bảng cân đối kế toán;
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
- Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ;
- Thuyết minh báo cáo tài chính.
Căn cứ và các số liệu sau khi khóa sổ kế toán, doanh nghiệp phải lập báo
cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán năm. Tùy theo loại hình doanh nghiệp mà
các đơn vị có các báo cáo tài chính cho phù hợp. Báo cáo tài chính của doanh
nghiệp phải đƣợc lập đúng về nội dung và phƣơng pháp, phải đƣợc trình bày
nhất quán giữa các kỳ kế toán và bắt buộc phải có chữ ký của ngƣời lập, kế
toán trƣởng và ngƣời đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Báo cáo tài chính của doanh nghiệp sau khi lập sẽ đƣợc kiểm toán và
thực hiện công khai các nội dung nhƣ: tình hình tài sản, nợ phải trả, vốn chủ
sở hữu; kết quả hoạt động kinh doanh; các khoản trích lập và xử lý các quỹ;
thu nhập của ngƣời lao động thông qua một số hình thức nhƣ: thông báo bằng
văn bản, niêm yết; thông qua trang web của doanh nghiệp, phát hành ấn phẩm
hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

14


1.3.7. Tổ chức kiểm kê tài sản
Kiểm kê tài sản là việc cân, đong, đo, đếm số lƣợng, xác nhận và đánh
giá chất lƣợng, giá trị tài sản, nguồn vốn hiện có tại thời điểm kiểm tra, đối
chiếu số liệu trong sổ kế toán.[1]
Doanh nghiệp phải tổ chức thực hiện kiểm kê toái sản trong các trƣờng
hợp sau:

- Cuối kỳ kế toán năm, trƣớc khi lập báo cáo tài chính;
- Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản
hoặc bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp;
- Chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp;
- Xảy ra hoả hoạn, lũ lụt hoặc các thiệt hại bất thƣờng khác;
- Đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm
quyền;
- Và các trƣờng hợp khác theo quy định của pháp luật
Việc kiểm kê tài sản phải đƣợc thực hiện theo đúng quy định của pháp
luật, sau khi kiểm kê phải có báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê phản ánh đúng
thực tế tài sản cũng nhƣ nguồn hình thành tài sản, số chênh lệch và kết quả xử
lý.
1.3.8. Tổ chức kiểm tra kế toán
Theo điều 1 của “Chế độ kiểm tra kế toán” ban hành theo Quyết định số
33/QĐ/TC/KT ghi rõ: “Kiểm tra kế toán là xem xét, đối soát dựa trên chứng
từ kế toán số liệu ở sổ sách, báo biểu kế toán và các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh, tính đúng đắn của việc tính toán, ghi chép, phản ánh, tính hợp lý của
các phương pháp kế toán được áp dụng” [2].
15


Tại doanh nghiệp, khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc
kiểm tra kế toán, doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp cho đoàn kiểm tra kế
toán các tài liệu có liên quan đến nội dung kiểm tra, giải trình các nội dung
theo yêu cầu và thực hiện kết luận của đoàn kiểm tra kế toán. Bên cạnh đó,
doanh nghiệp có quyền từ chối kiểm tra nếu thấy việc kiểm tra không đúng
thẩm quyền hoặc nội dung kiểm tra trái với quy định của pháp luật, khiếu nại
về kết luận của đoàn kiểm tra kế toán với cơ quan có thẩm quyền quyết định
kiểm tra kế toán. Trƣờng hợp không đồng ý với kết luận của cơ quan có thẩm
quyền quyết định kiểm tra kế toán thì thực hiện theo quy định của pháp luật.

Đơn vị kế toán cấp trên, công ty mẹ trong đó có Tổng công ty nhà nƣớc
có quyền và chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra kế toán các đơn vị kế toán cấp
cơ sở, các công ty con.
1.3.9. Tổ chức công tác kế toán trong trường hợp đơn vị kế toán chia
tách, sáp nhập
* Đối với trường hợp chia đơn vị kế toán
Đơn vị kế toán bị chia thành các đơn vị kế toán mới phải thực hiên khoá sổ kế
toán, kiểm kê tài sản, đối chiếu công nợ, xác định nợ chƣa thanh toán, lập báo
cáo tài chính; phân chia tài sản, nợ chƣa thanh toán, lập biên bản bàn giao và
ghi sổ kế toán theo biên bản bàn giao; bàn giao tài liệu kế toán liên quan đến
tài sản, nợ chƣa thanh toán cho các đơn vị kế toán mới.
Đơn vị kế toán mới đƣợc thành lập căn cứ vào biên bản bàn giao mở sổ
kế toán và ghi sổ kế toán theo quy định của Luật kế toán.
* Đối với trường hợp tách đơn vị kế toán
Đơn vị bị tách một bộ phận để thành lập đơn vị kế toán mới phải thực
hiện kiểm kê tài sản, xác định nợ chƣa thành toán của bộ phận bị tách, bàn
16


×