Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Một số kinh nghiệm tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả qua môn vật lý 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.5 KB, 21 trang )

I. MỞ ĐẦU.
1. Lí do chọn đề tài.
Như chúng ta đã biết, năng lượng là yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt, đảm
bảo cho hoạt động bình thường và phát triển sản xuất; là nhu cầu thiết yếu để
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; là nguồn động lực cho
phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, hiện nay việc khai thác, chế biến, sử dụng
các nguồn năng lượng trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng còn nhiều
hạn chế, gây nên sự lãng phí và ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Thể hiện ở
việc khai thác nguồn năng lượng truyền thống bừa bãi, chưa chú trọng khai thác
nguồn năng lượng vô tận; Việc sử dụng nhiều phương tiện giao thông cá nhân,
nhiều thiết bị điện công cộng, nơi công sở, các gia đình sử dụng điện chưa hiệu
quả và tiết kiệm.
Nếu tình trạng này cứ tiếp tục kéo dài thêm sẽ hết sức nguy hiểm . Do vậy
việc giáo dục sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng thiết nghĩ là một việc
làm cấp bách và thiết thực. Bởi vì, hành động và ứng xử của con người đối với
các nguồn năng lượng quý giá bị điều chỉnh bởi chính thái độ và nhận thức của
họ mà giáo dục có vai trò to lớn.
Giáo dục sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong phạm vi trường phổ
thông là một quá trình tạo dựng cho học sinh những nhận thức và mối quan tâm
đối với các nguồn năng lượng sao cho các em có đủ kiến thức, thái độ, động cơ,
ý thức và kỹ năng để có thể hoạt động một cách độc lập hoặc phối hợp nhằm tìm
ra giải pháp nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong hiện tại và
tương lai.
Hiện nay, nội dung về giáo dục sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng đã
được trình bày tích hợp vào chương trình cấp THCS. Môn học vật lí là môn học
có các nội dung liên quan đến năng lượng. Đặc biệt là môn vật lí lớp 9. Do đó,
tôi đã mạnh dạn tìm hiểu, nghiên cứu, áp dụng các biện pháp để giáo dục các em
tốt nhất. Các biện pháp đó được đúc rút thông qua đề tài: Một số kinh nghiệm
tích hợp “giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” qua môn Vật
lí 9.
2. Mục đích nghiên cứu:


Nhằm đổi mới phương pháp, gây hứng thú học tập, phát triển tư duy và biết
vận dụng vào thực tiễn cuộc sống, hình thành cho học sinh ý thức biết sử dụng
tiết kiệm nguồn năng lượng, bảo vệ nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường.

1


Góp phần vào chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả theo công văn số 50/2010 QH12 ngày 28/6/2010 của Quốc hội
nước CHXHCN Việt Nam. Chương trình được thực hiện từ năm 2006 đến năm
2015, chia làm 2 giai đoạn: Mục tiêu của chương trình là tiết kiệm từ 3% đến
5% tổng mức tiêu thụ năng lượng toàn quốc trong giai đoạn 2006-2010 và từ 5%
đến 8% tổng mức tiêu thụ năng lượng trong giai đoạn 2010-2015 so với dự báo
hiện nay về phát triển năng lượng và phát triển kinh tế xã hội theo phương án
phát triển bình thường.
Học sinh có ý thức sử dụng tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.
Ủng hộ các hoạt đọng, các chính sách của nhà nước về sử dụng NLTK và
HQ; phê phán các hoạt động, hành vi sử dụng lãng phí điện, xăng, dầu; khai thác
tài nguyên không hợp lí làm ảnh hưởng xấu đến môi trường và lãng phí tài
nguyên, cạn kiệt tự nhiên.
Tuyên truyền cho những người xung quanh mình cũng cần phải có ý thức
trong việc sử dụng nguồn năng lượng.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện đối với học sinh trường THCS thị trấn Bến Sung huyện
Như Thanh tỉnh Thanh Hóa.
Học sinh thể hiện ý thức sử dụng NLTK và HQ qua các hoạt động của nhà
trường.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu SGK, nghiên cứu các tài liệu có liên quan.
- Trao đổi kinh nghiệm, học hỏi các đồng nghiệp.

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.

II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Theo Nghị định số 102/2003/NĐ-CP của chính phủ về sử dụng năng lượng
tiết kiệm, hiệu quả thì năng lượnh được hiểu là “dạng vật chất có khả năng sinh
công, bao gồm nguồn năng lượng sơ cấp: than, dầu, khí đốt và nguồn năng
lượng thứ cấp là nhiệt năng, điện năng được sinh ra thông qua quá trìnhchuyển
hóa năng lượng sơ cấp”.
Theo từ điển tiếng việt: “Tiết kiệm là sử dụng đúng mức , không phí phạm”.
Còn “hiệu quả là kết quả thực của việc làm mang lại”

2


Nghị định số 102/2003/NĐ-CP của chính phủ về “sử dụng năng lượng tiết
kiệm, hiệu quả”
Pháp lệnh số 02/1998/PL – UBTVQH10 về thực hành tiết kiệm, chống lãng
phí: quy định các tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên phải
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Luật điện lực (2005), quy định về tiết kiệm trong phát điện, truyền tải và
phân phối điện,..... nhằm tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn năngg
lượng, bảo vệ môi trường sinh thái.
Đề án thứ ba của chương trình mục tiêu quốc gia về “sử dụng năng lượng tiết
kiệm, hiệu quả” là: đưa các nội dung về giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả vào hệ thống giáo dục quốc dân.
Giáo dục nhà trường thông qua các hoạt động phong phú đa dạng và hỗ trợ
lẫn nhau như: vui chơi, lao động, hoạt động xã hội thông qua sinh hoạt tập thể,
tự tu dưỡng. Vì vậy, giáo dục phổ thông hoàn toàn có khả năng, điều kiện thực

hiện các yêu cầu về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Nhà trường đóng
vai trò quan trong đối với giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vì
ngoài đối tượng học sinh và thông qua học sinh có thể tác động một cách rộng
rãi lên các thành viên khác trong xã hội, trước hết là các thành viên trong gia
đình học sinh. Thực hiện giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
trong nhà trường là một trong các biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có
tính bền vững nhất.
Môn Vật lí nói chung và Vật lí 9 nói riêng là môn có sự liên quan chặt chẽ
đến vấn đề năng lượng nhất trong tất cả các môn học trong chương trình THCS.
Trong chương trình Vật lí 9, học sinh được tìm hiểu các nguồn năng lượng trực
tiếp phục vụ cuộc sống của con người là năng lượng điện và năng lượng ánh
sáng. Thông qua môn học giúp học sinh biết được khái niệm năng lượng, biết
được các dạng năng lượng: Năng lượng điện, năng lượng nhiệt, năng lượng gió,
năng lượng mặt trời, năng lượng hóa học, năng lượng hạt nhân... Biết các dạng
năng lượng không tồn tại cố định ở một dạng nhất định mà có thể chuyển hóa từ
dạng này sang dạng khác. Đồng thời là giáo dục cho học sinh biết cách sử dụng
các dạng năng lượng trong cuộc sống hàng ngày một cách an toàn, tiết kiện và
hiệu quả.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.1. Thực trạng chung.

3


Việc sử dụng các nguồn năng lượng của con người hiện nay ở nhiều nước
trên thế giới cũng như ở nước ta còn rất nhiều tồn tại, đó là: Con người chúng ta
đã và đang phụ thuộc rất nhiều vào năng lượng hóa thạch (than đá, dầu mỏ...).
Nhưng các nguồn năng lượng này không phải là vô tận, việc khai thác quá nhiều
liên tục, không có kế hoạch đã dẫn đến sự cạn kiệt của các nguồn năng lượng
này.

Việc sử dụng lãng phí các nguồn năng lượng cũng gây ra nhiều hậu quả
xấu: Khí thải của quá trình đốt cháy than đá, dầu mỏ là nguyên nhân chính
làm ô nhiễm bầu khí quyển, gây hiệu ứng nhà kính, gây lũ lụt hạn hán khắp
mọi nơi trên thế giới và không theo quy luật của tự nhiên. Việc khai thác và
vận chuyển dầu mỏ trên biển gây sự rò rỉ hoặc các vụ tràn dầu làm phá hủy hệ
sinh thái và ảnh hưởng lớn đến môi trường biển và vùng bờ biển..
2. Thực trạng riêng về việc sử dụng năng lượng tại địa phương và nhà trường.
Khái niệm “sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” hầu như vẫn còn xa
vời với người dân. Việc sử dụng năng lượng của người dân địa phương theo
khảo sát của bản thân tôi vẫn thấy còn lãng phí, chưa có ý thức tiết kiệm. Nhiều
gia đình đều đang sử dụng bóng đèn sợi đốt, loại bóng đèn tiêu tốn nhiều điện
năng. Đường dây dẫn điện trong nhà cũng còn rất thô sơ. Việc sử dụng các
nguồn năng lượng khác như phế thải động vật, rơm rạ, năng lượng mặt trời thì
tại địa phương chưa được sử dụng rộng rãi. Việc khai thác và sử dụng nguồn
nước còn chưa phù hợp, lãng phí.
Đối với nhà trường, ý thức sử dụng tiết kiệm năng lượng của các em học sinh
cũng còn hạn chế rất nhiều, điều đó thể hiện ở một số việc cụ thể như: Việc sử
dụng điện của các em còn chưa đúng cách và lãng phí nhiều. Trong các giờ học,
khi ngoài trời đủ ánh sáng, các em không tận dụng năng lượng từ ánh sáng mặt
trời mà vẫn để điện sáng. Trong các giờ ra chơi, giờ thể dục hoặc các hoạt động
tập thể ngoài trời thì các em vẫn còn để các thiết bị điện hoạt động. Khi ra về
các em còn quên không tắt các thiết bị điện. Việc sử dụng nước của các em còn
chưa phù hợp. Các em còn để thất thoát nhiều nước: khi rửa tay chân, các em để
vòi nước chảy mạnh hết mức và trong thời gian lâu. Khi sử dụng nước uống,
các em còn lấy nhiều nước hơn so với mức cần thiết, dẫn đến khi uống không
hết các em lại đổ bỏ đi rất lãng phí. Kết quả của vấn đề trên là hàng tháng nhà
trường phải tốn hàng triệu đồng để sửa chữa và thay thế hệ thống điện và trả tiền
điện, tiền nước.

4



Từ tất cả các thực trạng trên tôi thấy việc giáo dục ý thức sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả cho học sinh là rất cần thiết đối với nước ta hiện nay cũng
như sau này. Để tìm hiểu về hiểu biết và ý thức của học sinh về sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả, tôi đã tiến hành khảo sát 60 học sinh khối lớp 9 vào
đầu năm học 2014 – 2015 như sau:
Câu 1: Em hiểu thế nào là năng lượng?
Câu 2: Em hãy cho biết, xung quanh ta có các dạng năng lượng?
Câu 3: Em thường xuyên sử dụng loại năng lượng nào? Cho biết cách sử dụng
loại năng lượng đó.
Câu 4: Em hãy cho biết làm thế nào để sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả?
Câu 5: Bản thân em và gia đình đã làm thế nào để sử dụng tiết kiệm và hiệu quả
các nguồn năng lượng?
Kết quả khảo sát thu được như sau:
Lớp
Sĩ số Biết về năng Biết cách Hiểu biết về tiết
Có ý thức tiết
lượng
sử dụng kiệm năng lượng kiệm năng lượng
9A
30
16
12
7
3
9B
30
10

10
5
5
Tổng
60
26
22
12
8
Từ kết quả khảo sát thực trạng trên tôi nhận thấy ý thức sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả trong học sinh còn rất thấp, do vậy việc tích hợp giáo dục ý
thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong học sinh trong là rất cần
thiết, đặc biệt là môn Vật lí.
3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết
vấn đề.
3.1. Các giải pháp.
- Giáo viên xác định rõ vai trò của giáo viên trong việc thực hiện mục tiêu tích hợp
“giáo dục sử dụng tiết kiệm năng lượng và hiệu quả” trong dạy học.
- Giáo viên xác định rõ nội dung tích hợp “Giáo dục sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả” trong môn Vật lí.
- Làm cho học sinh nhận thức được giá trị của năng lượng trong sản xuất, sinh
hoạt và đời sống, việc cần thiết phải sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
thông qua các các giờ lên lớp.

5


- Hình thành cho học sinh thái độ đúng đắn trong việc sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả, giáo dục cho học sinh là những tuyên truyền viên tác động
đến những người trong gia đình, khu phố, thôn qua các hoạt động ngoại khóa.

- Hình thành các thói quen, hành vi sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
qua hành động cụ thể của giáo viên trên lớp.
2. Cách tổ chức thực hiện.
a. Giáo viên xác định rõ vai trò của giáo viên trong việc thực hiện mục tiêu
tích hợp “giáo dục sử dụng tiết kiệm năng lượng và hiệu quả” trong dạy
học.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Vật lí tôi luôn nhận thức được tầm quan
trọng to lớn của của năng lượng trong cuộc sống. Năng lượng trong tự nhiên không
phải là vô tận, đặc biệt là các nguồn năng lượng không tái sinh như than đá, than
bùn, dầu mỏ.. thì có giới hạn. Do đó cần khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng
một cách hợp lí còn để dành lại cho thế hệ sau. Mặt khác việc sử dụng và khai thác
một số nguồn năng lượng còn gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái, do đó
việc sử dụng tiết kiệm năng lượng còn góp phần bảo vệ môi trường.
Để nâng cao hiệu quả giáo dục, trước hết bản thân luôn xác định mình phải
đầu tầu gương mẫu. Do đó, trong cuộc sống hàng ngày, tôi luôn có ý thức sử
dụng tiết kiệm năng lượng, như tắt các thiết bị điện (quạt điện, bóng đèn, ti vi..)
khi không có người sử dụng và khi không cần thiết, tận dụng chất đốt cho gia
đình, đồng thời tuyên truyền, động viên xóm giềng cùng thực hiện sử dụng tiết
kiệm năng lượng, bảo vệ hành lang đường điện...Ở trường, tôi ý thức được vai
trò của mình trong việc sử dụng tiết kiệm năng lượng (như việc sử dụng điện).
Ngoài ra, thông qua các cuộc họp hoặc trò chuyện với đồng nghiệp trao đổi với
đồng nghiệp, từ đó đã tác động tích cực đến đồng nghiệp và mọi người cùng
thực hiện, cùng làm tấm gương để học sinh noi theo và đồng thời cùng đồng
nghiệp giáo dục học sinh sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm và có hiệu quả.
b. Giáo viên xác định rõ nội dung tích hợp “Giáo dục sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả” trong môn học Vật lí .
Chương trình vật lí THCS, học sinh được tìm hiểu về tất cả các dạng năng
lượng cơ bản, đó là các phần Cơ học, Nhiệt học, Điện học và Quang học.
Về kiến thức: Giúp cho học sinh hiểu biết về khái niệm về năng lượng, các
loại năng lượng, sự chuyển hoá các dạng năng lượng, vai trò của năng lượng đối

với con người, tình hình khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên hiện nay, đặc
biệt là các nguồn tài nguyên không tái sinh, những ảnh hưởng của khai thác và
6


sử dụng nguồn tài nguyên năng lượng đối với môi trường, xu hướng sử dụng
nguồn tài nguyên năng lượng hiện nay, ý nghĩa của việc sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả và các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Về kĩ năng: Có thể liên kết các kiến thức các môn học với nhau và các khái
niệm về năng lượng, các dạng năng lượng và các nguồn năng lượng, các quá
trình sử dụng năng lượng. Có thể giải thích cơ sở khoa học của các quá trình,
các biện pháp thực hành sử dụng tiết kiệm năng lượng và hiệu quả trong hoạt
động của các thiết bị và trong đời sống hằng ngày. Có khả năng tuyên truyền,
giải thích, thuyết phục và phổ biến cho các thành viên khác trong gia đình và
cộng đồng về ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, các kĩ năng thực
hành tiết kiện và sử dụng năng lượng hiệu quả trong đời sống.
Về hành vi, thái độ: Giúp các em ý thức được nguồn năng lượng là đa dạng,
nhưng không phải là vô tận. Ý thức được tầm quan trọng của việc sử dụng tiết
kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng. Có ý thức tuyên truyền cho mọi
người về tác hại của việc khai thác, sử dụng năng lượng không hợp lí. Thực hiện
sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong gia đình, nhà trường và cộng
đồng.
c. Làm cho học sinh nhận thức được giá trị của năng lượng trong sản xuất,
sinh hoạt và đời sống, việc cần thiết phải sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả thông qua các các giờ lên lớp.
Chương trình vật lí 9 nghiên cứu về 2 loại năng lượng chủ yếu là năng lượng
điện và năng lượng ánh sáng, do vậy nội dung tích hợp chủ yếu trong chương
trình vật lí 9 là giáo dục học sinh ý thức sử dụng tiết kiệm năng lượng điện, đồng
thời qua học sinh tác động đến gia đình và xã hội. Qua nghiên cứu, tôi nhận thấy
trong chương trình Vật lí 9 có khoảng trên 20 bài học có thể tích hợp nội dung

giáo dục sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng. Nội dung tích hợp vào từng
bài tôi đã tiến hành cụ thể như sau:
Bài 3: Thực hành: Xác định điện trở của dây dẫn bằng Ampe kế và Vôn kế
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
a. Địa chỉ tích hợp: Phần
quy tắc thực hành.
b. Nội dung:
? Khi tiến hành thí nghiệm - HS: Khi tiến hành thí nghiệm, sau mỗi lần tiến
với nguồn điện Pin hoặc hành ta phải ngắt công tắc điện để đảm bảo độ
nguồn điện 220V ta cần lưu chính xác của kết quả đo các lần thí nghiệm,
7


ý gì ?
đồng thời giảm tiêu hao điện năng và tránh xảy
- GV: Với nguồn pin khi ra các sự cố về điện.
không làm thí nghiệm phải -> Thông qua bài học này, giúp hình thành ở học
tháo rời các pin ra khỏi nhau sinh ý thức, thói quen sử dụng năng lượng điện
để giúp duy trì nguồn điện hợp lí: Tắt các thiết bị điện khi không cần thiết,
trong pin lâu dài hơn, bảo vệ không duy trì hoạt động của thiết bị điện quá thời
được hộp đựng pin.
gian quy định.
Bài 7: Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
a. Địa chỉ tích hợp: Phần Vận dụng.
b. Nội dung:
? Mắc một bóng đèn vào hiệu điện thế - HS: Mắc một bóng đèn vào hiệu điện
không đổi bằng dây ngắn thì đèn sáng thế không đổi bằng dây ngắn thì đèn

bình thường, nhưng nếu thay bằng dây sáng bình thường, nhưng nếu thay
dẫn khá dài có cùng tiết diện và được bằng dây dẫn khá dài có cùng tiết diện
làm từ cùng một loại vật liệu thì đèn và được làm từ cùng một loại vật liệu
sáng như thế nào? Vì sao?
thì đèn sáng yếu hơn. Vì dây dẫn dài sẽ
có điện trở lớn hơn, cản trở dòng điện
lớn hơn nên đèn sáng yếu.
- HS: Các đường dây tải điện được dẫn
? Các đường dây tải điện phải mắc như
theo đường ngắn nhất=> Tiết kiệm
thế nào? Vì sao?
được vật liệu và điện năng.
- GV: Khi mắc mạch điện cần lựa chọn
-> Thông qua bài học, giáo dục học
phương án mắc dây điện như thế nào
sinh ý thức tiết kiệm kinh phí cho gia
để đảm bảo an toàn nhất và đường đi
đình (Tiết kiệm dây dẫn), tiết kiệm
ngắn nhất có thể để tiết kiệm kinh phí
điện năng tiêu thụ.
và điện năng.
Bài 8: Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
a. Địa chỉ tích hợp: Phần “có
thể em chưa biết”
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS đọc thông
tin phần có thể em chưa biết.
? Tại sao trên đường dây tải - HS: Đường dây tải điện trong hệ thống đường

điện trong hệ thống đường dây tải điện 500kV của nước ta gồm bốn dây
8


điện 500kV, trên mỗi đường
dây người ta lại mắc gồm 4
dây mắc song song liên kết
lại với nhau?

mắc song song với nhau. Mỗi dây này có tiết
diện 373mm2, do đó có thể coi rằng mỗi đường
dây có tiết diện tổng cộng 373x4= 1492mm 2.
Điều này làm giảm điện trở của đường dây tải
điện.=> Sự hao phí điện năng trên đường dây
giảm xuống.
? Với đường dây điện trong - HS: Ở gia đình chúng ta cần lựa chọn dây dẫn
gia đình ta phải lựa chọn dây điện có tiết diện đủ lớn để dẫn điện tốt và giảm
dẫn điện có tiết diện như thế sự tiêu hao điện năng.
nào? Vì sao?
- GV: Cần phải lựa chọn dây -> Giúp giáo dục học sinh biết cách sử dụng dây
dẫn có tiết diện phù hợp với dẫn điện phù hợp với mục đính sử dụng để giảm
mục đích sử dụng để tăng kinh phí và hao phí điện năng, đảm bảo an toàn.
hiệu quả sử dụng, giảm kinh
phí và hao phí điện năng,
tránh gây ra chập cháy
đường dây.
Bài 9: Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn.
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
a. Địa chỉ tích hợp: Phần II. Điện trở suất

b. Nội dung:
? Dựa vào điện trở suất một số chất, cho biết chất - HS:Chất dẫn điện tốt là
nào dẫn điện tốt.
bạc, đồng, nhôm..vì có
điện trở suất nhỏ.
? Trong thực tế người ta thường dùng kim loại nào để - HS: Lựa chọn vật liệu
làm vật liệu dẫn điện.
dẫn điện tốt (có điện trở
GV: Trong thực tế, ta thấy người ta dùng đồng để suất nhỏ) như đồng,
làm dây dẫn điện trong gia đình hoặc các thiết bị nhôm...để làm dây dẫn
điện vì nó dẫn điện tốt, độ bền cao. Còn với các điện hoặc các thiết bị điện.
đường điện lớn thì người ta thường dùng dây nhôm -> GV: Giúp học sinh biết
vì nhôm có khối lượng chỉ bằng ½ khối lượng của lựa chọn vật liệu dẫn điện
đồng, do đó giảm được kinh phí xây dựng đường phù hợp để giảm hao phí
dây và tiết kiệm được điện năng hao tổn trên đường điện năng. Học sinh có ý
dây.
thức mong muốn tìm kiếm
- Có những chất có điện trở suất bằng không gọi là những chất mới có khả
9


vật liệu siêu dẫn, các vật liệu siêu dẫn được dùng năng dẫn điện cao.
trong công nghệ điện tử và kĩ thuật cao.
Bài 12: Công suất điện.
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
a. Địa chỉ tích hợp: Ý nghĩa của số oát ghi trên
dụng cụ điện.
b. Nội dung:
? Cho biết ý nghĩa của số Vôn và số oát ghi - Số vôn: Cho biết hiệu điện thế

trên dụng cụ điện?
cần đặt vào hai đầu dụng cụ điện
đó để nó hoạt động bình thường,
gọi là hiệu điện thế định mức.
- Số oát: Cho biết công suất mà
dụng cụ đó đạt khi hoạt động
bình thường, gọi là công suất
định mức.
? Vì sao cần sử dụng các dụng cụ điện ở hiệu - HS: Sử dụng các dụng cụ điện ở
điện thế định mức?
hiệu điện thế định mức để cho
- GV: Vào những giờ cao điểm, do có nhiều các dụng cụ điện đó hoạt động
dụng cụ điện đồng thời hoạt động là cho điện bình thường, đạt được công suất
áp của hệ thống điện giảm xuống, khi đó các định mức.
thiết bị điện phải hoạt động yếu hoặc không ->Giáo dục học sinh ý thức hạn
hoạt động được, dẫn đến dụng cụ điện dễ bị chế sử dụng điện năng trong giờ
chập cháy (do không hoạt động được nên điện cao điểm, sử dụng các thiết bị
năng không được chuyển thành cơ năng mà tiêu hao ít điện năng như có hiệu
chuyển sang nhiệt năng làm động cơ điện quả cao . Hình thành thói quen sử
nhanh chóng bị nóng lên và gây cháy nổ), hệ dụng tiết kiệm và hiệu quả năng
thống điện quá tải do phải làm cho máy biến lượng điện.
thế ở các trạm biến thế có thể cháy, nổ. Do vậy
để đảm bảo an toàn, tiết kiệm điện năng cho
gia đình và quốc gia, các gia đình, công sở cần
hạn chế sử dụng các thiết bị điện vào giờ cao
điểm.
Bài 13: Điện năng- Công của dòng điện
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
a. Địa chỉ tích hợp: Phần vận dụng và củng

10


cố.
b. Nội dung:
? Cho biết ở gia đình em sử dụng những loại
dụng cụ điện nào? Hãy tính điện năng tiêu
thụ trung bình của gia đình trong 1 tháng.
? Hãy cho biết điện năng tiêu thụ và số tiền
phải trả của gia đình em trong tháng gần
nhất?
? Hãy tính số tiền điện mà gia đình em phải
trả trung bình trong 1 tháng?
? Vậy để giảm số tiền phải trả cho gia đình
mình thì các em phải làm như thế nào?

? Nếu một mình em thực hiện các biện pháp
đó thì có hiệu quả không?

- HS tính điện năng tiêu thụ của
gia đình mình.
- HS kiểm tra hóa đơn thanh toán
tiền điện tháng 9 của gia đình
mình?
- HS tính số tiền phải trả của gia
đình mình.
- Giảm sử dụng điện, thay thế
các thiết bị tiêu tốn nhiều điện
năng, sử dụng nước vừa
đủ...Tăng cường sử dụng các

nguồn năng lượng khác ( củi,
rơm rạ, khí bioga..)
- Để thực hiện các biện pháp đó
hiệu quả thì em cần thuyết phục
tất cả các thành viên trong gia
đình cùng thực hiện.
-> Thông qua bài học, giúp học
sinh nhận thức rõ vai trò của việc
tiết kiệm điện năng, biết cách sử
dụng tiết kiệm năng lượng điện,
có ý thức sử dụng tiết kiệm điện
và biết vận động các thành viên
trong gia đình, hàng xóm cùng
sử dụng tiết kiệm năng lượng.

- GV: Hàng tháng mỗi gia đình sử dụng điện
đều phải trả tiền theo số đếm của công tơ
điện. Vậy để phải trả ít tiền thì số công tơ
nhỏ, có nghĩa ta cần tiết kiệm (sử dụng các
thiết bị điện hợp lý như đèn thắp sáng là đèn
ống hoặc đèn compac ...) và chọn các thiết
bị có hiệu suất lớn (không nên sử dụng các
thiết bị có hiệu suất quá dư thừa). Các dụng
cụ điện phải được sử dụng ở hiệu điện thế
định mức để đạt công suất định mức, khi đó
giảm sự tiêu hao điện năng. Vào giờ cao
điểm nên hạn chế sử dụng các thiết bị điện....
Bài 16: Định luật Jun –Lenxo
Hoạt động của Gv
a. Địa chỉ tích hợp: Phần củng cố, có thể em chưa


Hoạt động của HS

11


biết.
b. Nội dung:
? Khi dòng điện chạy qua dây dẫn thì có sự tỏa - HS: Để bảo vệ các dụng
nhiệt trên đường dây. Nếu cường độ dòng điện cụ và thiết bị điện ta phải
vượt quá giá trị định mức thì các dụng cụ, thiết bị mắc cầu chì hoặc Aptomat
điện sẽ bị cháy nổ. Vậy để bảo vệ các dụng cụ điện cho mỗi dụng cụ điện.
ta phải làm gì?
- GV: Khi có dòng điện chạy qua dây dẫn thì có -> Giáo dục học sinh: Tắt
một phần điện năng hao phí do toả nhiệt trên hệ thống điện khi không
đường dây. Các bóng báo điện ở các thiết bị điện cần thiết để giảm hao phí,
có tác dụng đóng mạch và duy trì dòng điện trong tránh gây sự cố về điện.
hệ thống của gia đình Do vậy để tiết kiệm và an
toàn điện cần tắt hệ thống điện trong gia đình khi đi
ngủ hoặc khi ra khỏi nhà bằng cách ngắt cầu dao
điện tổng. Các thiết bị điện như tivi, đài, đầu
đĩa,..không nên để chế độ chờ, khi tắt nên tắt công
tắc nguồn.
Bài 19: Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
a. Địa chỉ tích hợp: Toàn phần. - HS nêu các lợi ích của việc sử dụng tiết kiệm
b. Nội dung:
điện:
? Vì sao cần phải sử dụng tiết + Giảm chi tiêu cho gia đình.

kiện điện?
+ Các dụng cụ và thiết bị điện được sử dụng
lâu bền hơn.
+ Giảm bớt sự cố gây tổn hại đến hệ thống
cung cấp điện do bị quá tải, đặc biệt vào những
giờ cao điểm.
+ Dành phần điện năng cho sản xuất, cho
những vùng sâu, vùng xa chưa có điện.
+ Góp phần bảo vệ môi trường sinh thái....
+ Cần lựa chọn các dụng cụ và thiết bị điện có
công suất phù hợp với nhu cầu sử dụng( như sử
dụng tivi có màn hình vừa đủ với không gian
gia đình, sử dụng máy nóng lạnh có dung tích
? Cần phải làm gì để tiết kiệm phù hợp với số người).
12


điện năng?

+ Thay thế các dụng cụ tiêu tốn nhiều điện
năng bằng những dụng cụ tiêu tốn ít điện năng
hơn nhưng vẫn đảm bảo nhu cầu sử dụng( như
thay thế bóng đèn sợi đốt bằng bằng đèn
Compac hoặc đèn ống..
+ Tắt các thiết bị điện khi không cần thiết.
+ Điều chỉnh các thiết bị điện hoạt động ở công
suất phù hợp ( tủ lạnh, quạt điện, bàn là...).
+ Hạn chế sử dụng điện vào giờ cao điểm (chỉ
nên bơm nước, bật máy nóng lạnh, là quần áo
vào giờ thấp điểm)

+ Lắp đặt các thiết bị tự động đóng ngắt mạch
điện khi cần thiết (hệ thống cảm ứng đóng ngắt
? Em và gia đình mình đã thực hoạt động của bóng đèn).
hiện những biện pháp nào để - HS nêu các biện pháp tiết kiệm điện mà gia
tiết kiệm điện năng?
đình mình đã và đang áp dụng.
? Hiệu quả của các biện pháp
đó thể hiện như thế nào?
- HS nêu hiệu quả khi áp dụng.
? Sau khi áp dụng các biện
pháp tiết kiện điện năng thì số - HS đối chứng hóa đơn thanh toán tiền điện
tiền điện gia đình phải trả mỗi của tháng 9 và tháng 10 ( tháng sau khi áp
dụng tiết kiệm điện).
tháng như thế nào?
- GV: Để sử dụng điện năng an
-> Giáo dục học sinh ý thức sử dụng điện năng
toàn, tiết kiệm, mỗi người, mỗi
tiết kiệm, an toàn và hiệu quả. Hình thành hành
gia đình phải có ý thức chung.
vi và thói quen sử dụng tiến kiệm, hiệu quả
Dó đó, để tiết kiệm điện năng
điện năng.
có hiệu quả, em cần thuyết
phục các thành viên trong gia
đình cùng thực hiện.
quả điện năng.
Bài 28: Động cơ điện một chiều
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
a. Địa chỉ tích hợp: III. Sự biến đổi năng lượng

trong động cơ điện.
b. Nội dung:
13


- Khi động cơ điện hoạt động thì có một phần điện
năng chuyển hoá thành nhiệt năng do sự toả nhiệt
trên dây dẫn và sự ma sát giữa các bộ phận của
động cơ. Do vậy để giảm sự hao phí đó thì cần phải
tra dầu mỡ định kì cho các động cơ điện.
- Khi có dòng điện chạy qua động cơ mà động cơ
không quay (do điện yếu hoặc ma sát lớn) thì điện -> Thông qua bài học,
năng không chuyển hóa thành động năng mà giáo dục học sinh ý thức
chuyển hóa thành nhiệt năng, làm cho động cơ và thói quen hạn chế sử
nóng lên nhanh chóng, gây cháy nổ động cơ, chập dụng điện năng vào giờ
cháy hệ thống điện... Do đó, vào giờ cao điểm cao điểm. Lau chùi và bảo
không nên sử dụng các động cơ điện (máy bơm, quản thường xuyên các
máy khoan,...)
dụng cụ điện.
Bài 34: Máy phát điện xoay chiều.
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
a. Địa chỉ tích hợp: Cách làm quay máy phát
điện.
b. Nội dung:
- Để làm quay máy phát điện có nhiều cách: dùng
máy nổ, dùng sức nước, dùng sức gió...
- Ở nước ta, các nhà máy phát điện hoạt động chủ
yếu dựa vào sức nước (các nhà máy thủy điện) và
dựa vào nhiệt ( các nhà máy nhiệt điện).

- Hiện nay, thời tiết biến đổi thất thường, hạn hán
xảy ra thường xuyên nên các nhà máy thủy điện
không đủ nước để sản xuất điện, do đó luôn xảy
ra tình trạng thiếu hụt điện năng.
- Ở các nhà máy nhiệt điện, để sản xuất điện -> Thông qua bài học, giáo
người ta phải đốt hàng ngàn tấn than hoặc khí đốt, dục học sinh ý thức sử dụng
gây ô nhiễm môi trường và cạn kiệt các nguồn tài tiết kiệm điện năng, yêu
nguyên.
thích khoa học.
- Cần tìm ra các giải pháp sản xuất điện khác có
hiệu quả hơn và không gây ô nhiễm môi trường:
Điện gió, thủy triều...
Bài 36: Truyền tải điện năng đi xa
14


Hoạt động của Gv
a. Địa chỉ tích hợp: Phần 2: Cách làm giảm
hao phí trên đường dây tải điện. và Phần củng
cố.
b. Nội dung:
? Để giảm hao phí điện năng trên đường dây
tải điện, chúng ta có những cách nào?

? Để giảm hao phí điện năng ta dùng cách nào
hiệu quả hơn? Vì sao?

Hoạt động của HS
- Cách làm giảm hao phí điện
năng trên đường dây tải điện:

Cách 1: Giảm điện trở của dây
( tăng tiết diện và dùng dây có
điện trở suất nhỏ..); Cách 2:
Tăng hiệu điện thế hai đầu dây.
- Để giảm hao phí điện năng
trên đường dây chúng ta sử
dụng biện pháp tăng hiệu điện
thế hai đầu dây. Vì nó vừa giảm
hao phí điện năng đi tối đa, vừa
giảm kinh phí xây dựng đường
dây.
-> Thông qua bài học, giáo dục
học sinh ý thức tiết kiệm điện
năng, bảo vệ an toàn đường dây
tải điện.

-GV: Để giảm hao phí trên đường dây tải điện
khi truyền tải đi xa, người ta dùng biện pháp là
tăng hiệu điện thế hai đầu dây lên hàng nghìn
vôn ( ví dụ như đường dây 500kV Bắc Nam..).
Do đó lưu ý cần bảo vệ đường dây tải điện,
tránh tiếp xúc trực tiếp hoặc đứng dưới đường
điện cao thế vì nó thể thể xảy ra sự nhiễm điện
hoặc phóng điện gây nguy hiểm đến tính
mạng.
Bài 37: Máy biến thế.
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
a. Địa chỉ tích hợp: Phần III: Lắp đặt máy biến thế
ở hai đầu đường dây tải điện.

b. Nội dung:
- Để giảm hao phí trên đường dây tải điện, cần
có hiệu điện thế lên đến hàng trăm nghìn vôn. -> Giáo dục ý thức: hạn chế
Bởi vậy ở hai đầu đường dây tải điện phải đặt sử dụng điện vào giờ cao
hai loại máy biến thế có nhiệm vụ khác nhau.
điểm, tiết kiệm năng lượng.
- Các máy biến thế hoạt động có công suất nhất
định và người ta dùng dầu để làm mát. Do đó để
bảo vệ hệ thống điện được an toàn, chúng ta cần
phải hạn chế sử dụng điện vào giờ cao điểm.
15


Bài 56: Các tác dụng của ánh sáng.
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
a. Địa chỉ tích hợp: Phần: “ Có thể em
chưa biết”.
b. Nội dung:
- Sử dụng năng lượng Mặt trời thay thế -> Giáo dục học sinh biết cách sử dụng
cho các dạng năng lương như xăng, năng lượng mặt trời thay thế cho các
dầu, điện để chiếu sáng, chạy động cơ, dạng năng lượng truyền thống.
sưởi ấm....
Bài 59: Năng lượng và sự chuyển hoá năng lượng
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
a. Địa chỉ tích hợp: Phần “Có thể em
chưa biết”
b. Nội dung:
- 1kg Urani 235 bị phá vỡ sẽ cho một -> Giáo dục học sinh ý thức sử dụng

năng lượng tương đương đương với 2 tiết kiệm điện năng, biết sử dụng các
700 tấn than bị đốt cháy. Do vậy có dạng năng lượng hợp lí, hiệu quả.
thể sử dụng năng lượng hạt nhân để
thay thế cho các nguồn năng lượng hoá
thạch.
Bài 60: Định luật bảo toàn năng lượng.
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
a. Địa chỉ tích hợp: Phần Vận dụng.
-> Học sinh biết cách chế tạo bếp củi
b. Nội dung:
cải tiến tiết kiện chất đốt, có hiệu quả
- Sử dụng bếp đun cải tiến tiết kiệm cao. Biết tận dụng các năng lượng dư
được lượng củi đun nấu và thời gian thừa trong sản xuất và đời sống
hơn so với sử dụng kiềng 3 chân.
d. Hình thành cho học sinh thái độ đúng đắn trong việc sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả, giáo dục cho học sinh là những tuyên truyền
viên tác động đến những người trong gia đình, xóm làng thông qua các hoạt
động ngoại khóa.
Để giúp học sinh nhận thức được vai trò của việc sử dụng tiết kiệm và hiệu
quả năng lượng ngoài việc tích hợp vào các bài dạy trên lớp, tôi đã tiến hành tổ
chức cho các em tham gia một số hoạt động ngoại khóa.
Được sự đồng ý của ban giám hiệu nhà trường, tôi đã tổ chức cho các em
tham gia các chương trình ngoại khóa sau:
16


Chương trình 1: Tìm hiểu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
tại địa phương.
- Mục đích: Tìm hiểu về các nguồn năng lượng có tại địa phương, ý thức sử

dụng các nguồn năng lượng đó.
- Thời gian: Từ 15/9-22/9.
- Hình thức: Điều tra, khảo sát.
- Nội dung: Các nhóm về địa phương điều tra, ghi chép, chụp ảnh...về các vấn
đề:
+ Các dạng năng lượng có thể khai thác, sử dụng tại địa phương.
+ Việc sử dụng lãng phí các nguồn năng lượng.
Chương trình 2: Thực hành sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả tại gia đình.
- Mục đích: Vận dụng kiến thức đã học để thực hành sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả tại gia đình.
- Thời gian: Từ 1/10 – 1/3.
- Hình thức: Thực hành vào thực tế.
- Nội dung:
+ Học sinh thực hành sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng tại gia đình
+ Vận động các thành viên trong gia đình, hàng xóm sử dụng tiết kiệm và hiệu
quả năng lượng.
- Giáo viên kiểm tra kết quả thực hành thông qua:
+ Báo cáo kết quả hàng tháng của học sinh.
+ So sánh hóa đơn thanh toán tiền điện của gia đình các em.
+ Kiểm tra thực tế.
e. Hình thành các thói quen, hành vi sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả.
Việc giáo dục ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho học sinh
không thể chỉ trên lí thuyết suông mà tôi đã giáo dục cho các em thông qua các
việc làm cụ thể nhỏ nhất cho học sinh.
+ Không bật điện sáng khi không học trong lớp ( trong giờ chào cờ, giờ thể
dục...).
+ Không bật đèn khi có đủ ánh sáng trời (nhất là các phòng học ở tầng cao
không bị che khuất ánh sáng tự nhiên).

+ Tắt các thiết bị dùng điện khi ra về nhằm tiết kiệm điện và tránh hoả hoạn.

17


+ Sử dụng quạt điện phù hợp với nhiệt độ của môi trường. Khi không qúa nóng
thì không nên dùng quạt.
+ Không sử dụng quạt khi ra chơi.
+ Khi uống nước cần lấy lượng nước vừa đủ với nhu cầu của bản thân.
4.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Sau khi tiếp thu chuyên đề về và áp dụng trong thực tế giảng dạy tại cơ sở
trong hơn ba năm qua tôi nhận thấy học sinh nhà trường nói chung và học sinh
khối lớp 9 nói riêng đã có sự chuyển biến tốt trong nhận thức cũng như thái độ
và hành vi trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Đó là: Ở
trường các em không còn sử dụng điện một cách lãng phí, các bóng điện, quạt
điện được bật và tắt vào thời điểm thích hợp. Việc sử dụng nước uống cũng như
nước rửa tiết kiệm và hiệu quả hơn. Môi trường xung quanh trường cũng trở nên
xanh, sạch đẹp hơn.
Ở gia đình, các em cũng đã biết tuyên truyền vận động đến các thành viên
trong gia đình cùng thực hiện sử dụng tiết kiệm điện. Điều này thể hiện thông
qua việc kiểm tra hóa đơn thanh toán tiền điện của gia đình các em liên tục trong
các tháng tôi áp dụng đề tài này. Để đánh giá kết quả sau khi áp dụng chương
tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và dạy học môn Vật
lí 9, tôi tiến hành kiểm tra khảo sát 60 học sinh khối lớp 9 với nội dung sau:
Câu 1: Em hiểu thế nào là năng lượng?
Câu 2: Em hãy cho biết, xung quanh ta có các dạng năng lượng?
Câu 3: Em thường xuyên sử dụng loại năng lượng nào? Cho biết cách sử dụng
loại năng lượng đó.
Câu 4: Em hãy cho biết làm thế nào để sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu

quả?
Câu 5: Bản thân em và gia đình đã làm thế nào để sử dụng tiết kiệm và hiệu quả
các nguồn năng lượng?
Kết quả thu được như sau:
Lớp

Sĩ số

Biết về năng
lượng

Biết cách
sử dụng

9A
9B
Tổng

30
30
60

30
30
60

30
25
55


Hiểu biết về tiết Có ý thức tiết kiệm
kiệm năng lượng
năng lượng

25
20
45

22
18
40

18


Như vậy, qua kết quả khảo sát ta thấy, số học sinh khối lớp 9 có sự chuyển
biến về ý thức sử dụng tiết kiệm và hiệu quả. Thông qua phiếu trao đổi với học
sinh, chúng ta có thể thấy thực trạng của việc tích hợp giữa giảng dạy kiến thức
vật lý với việc giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho học sinh
THCS là một công việc thiết thực.

III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
1. Kết luận.
- Môn Vật lý là một môn học có nhiều lợi thế trong việc tích hợp giảng dạy kiến
thức vật lý với giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
- Tích hợp giảng dạy kiến thức vật lý với giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả là một yêu cầu cấp thiết, có ý nghĩa to lớn trong đào tạo con người
Việt Nam phát triển toàn diện.
- Tích hợp giảng dạy kiến thức vật lý với giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả là hướng đi đúng trong việc thực hiện nguyên lý giáo dục: Học đi

đôi với thực hành
Tuy nhiên kinh nghiệm của tôi còn ít nên nội dung có phần còn hạn chế. Tôi
rất mong được quý Thầy, Cô góp ý để ngày một tốt hơn!
2. Kiến nghị, đề xuất.
a. Đối với nhà trường:
- Mỗi cán bộ, giáo viên, học sinh cần thực hiện đúng quy định của nhà trường về
tiết kiệm điện khi đến trường học tập, làm việc đồng thời gương mẫu vận động
gia đình, bạn bè nêu cao ý thức tự giác tiết kiệm điện, nước, sử dụng hợp lý, tự
điều chỉnh cắt giảm các nhu cầu chưa thật cần thiết .
- Nhà trường cần tiến hành kiểm tra và cho thay thế các trang thiết bị cũ, lạc hậu
tiêu hao nhiều năng lượng....
- Tổ chức giáo dục thường xuyên các em HS về ý thức sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả trong các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp.
b. Đối với các cấp quản lí:
- Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về những biện pháp thực hiện tiết kiệm năng lượng
và sử dụng hiệu quả năng lượng;
- Phát động phong trào tìm hiểu mối quan hệ giữa việc khai thác nguồn năng lượng hóa thạch với việc bảo vệ môi trường thiên nhiên.

19


- Tng cp qun lý giỏo dc cú quy nh c th v thng, pht i vi cỏc nh
trng trong vic thc hin lut "s dng nng lng tit kim v hiu qu" m
Quc hi ó thụng qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã giúp tôi
hoàn thành đề tài này.
XC NHN CA HIU TRNG

Bn Sung, ngày 20 tháng 3 năm 2016
Tụi xin cam oan õy l SKKN ca mỡnh vit,

khụng sao chộp ni dung ca ngi khỏc.
NGI VIT

Lờ Th o

MC LC
STT

NI DUNG

I. M u
1

1.Lớ do chn ti.
2.Mc ớch nghiờn cu.
3.i tng nghiờn cu.
4.Phng phỏp nghiờn cu.

TRANG
1
1
1
2
2

20


II.Nội dung sáng kiến kinh nghiệm


2

3

1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm.
2.1. Thực trạng chung.
2.2. Thực trạng riêng về việc sử dụng năng lượng tại địa
phương và nhà trường.
3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng
để giải quyết vấn đề.
3.1. Các giải pháp.
3.2. Cách tổ chức thực hiện.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.

III. Kết luận, kiến nghị
1. Kết luận.
2.Kiến nghị.

2
2
3
3
4
5
5
6
18


19
19
19

21



×