Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần kinh doanh và dịch vụ vật tư kỹ thuật số 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (844.72 KB, 64 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, thành phần kinh tế tƣ nhân đã có những chuyển biến
quan trọng, nhiều doanh nghiệp đã đi dần vào thế ổn định, thích nghi với cơ chế thị
trƣờng, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Tuy nhiên vẫn còn một số
doanh nghiệp gặp khó khăn lớn, làm ăn cầm chừng, thua lỗ. Hạn chế của nhiều
doanh nghiệp là cơ sở vật chất nghèo nàn, kỹ thuật lạc hậu, vốn ít, thị trƣờng hạn
hẹp, tổ chức kinh doanh thiếu kinh nghiệm, trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên
chƣa theo kịp yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Việc tìm ra các giải pháp nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung và các
doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực vật tƣ kỹ thuật nhƣ công ty có ý nghĩa
quan trọng.
Hải Phòng là thành phố đang trên đà phát triển, các khu công nghiệp tập
trung phía Tây, phía Bắc, phía Đông và phía Đông Nam thành phố, sự phát triển
mạnh của các doanh nghiệp đóng tàu đã tạo nên thị trƣờng lớn cho các doanh
nghiệp nhƣ công ty cổ phần vật tƣ kỹ thuật. Với tiềm năng sẵn có công ty đang
hƣớng tới việc mở rộng thị trƣờng ra các thị trƣờng mới là những tỉnh lân cận Hải
Phòng với mục tiêu tăng trƣởng hàng năm khoảng 20-25%.
Trƣớc tình hình đó, việc nghiên cứu và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần vật tƣ số 1 đang là một vấn đề có ý nghĩa
lớn lao đối với công ty cả về lý luận cũng nhƣ thực tiễn. Xuất phát từ suy nghĩ đó
tôi đã lựa chọn đề tài: “Biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công
ty cổ phần kinh doanh và dịch vụ vật tư kỹ thuật số 1”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề có tính chất lý luận kết hợp với việc
phân tích thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty kinh doanh và dịch
vụ vật tƣ kỹ thuật số 1, luận văn đánh giá thành công và tồn tại hạn chế của công ty,

1



từ đó đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty trong những năm tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là hiệu quả sản xuất kinh doanh của công
ty kinh doanh và dịch vụ vật tƣ kỹ thuật số 1.
Phạm vi nghiên cứu:
- Những vấn đề lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thời gian nghiên cứu từ năm 2011 đến 2015.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu phổ biến nhƣ:
- Duy vật biện chứng, duy vật lịch sử
- Kết hợp các phƣơng pháp khác nhƣ: phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp
phân tích và tổng hợp một cách lô gic.
- Kết hợp với việc điều tra khảo sát thực tế với việc thừa kế những kết quả
nghiên cứu đã đƣợc tổng kết để đề xuất các biện pháp phù hợp.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Lý luận chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
Chương 2: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần kinh
doanh và dịch vụ vật tư kỹ thuật số 1
Chương 3: Biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ
phần kinh doanh và dịch vụ vật tư kỹ thuật số 1

2


CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH
NGHIỆP

1.1. Các khái niệm cơ bản về doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm kinh doanh
Có nhiều cách hiểu và diễn đạt khác nhau về kinh doanh. Theo Luật Doanh
nghiệp, kinh doanh đƣợc hiểu: là việc thực hiện một, một số hoặc toàn bộ công
đoạn của quá trình đầu tƣ, từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng
dịch vụ trên thị trƣờng nhằm mục đích sinh lợi. [4, tr7]
Kinh doanh có những đặc điểm khác biệt sau:
+ Kinh doanh phải do một chủ thể thực hiện gọi là chủ thể kinh doanh.
+ Kinh doanh phải gắn với thị trƣờng, thị trƣờng và kinh doanh đi liền với
nhau nhƣ hình với bóng - không có thị trƣờng không có khái niệm kinh doanh.
+ Kinh doanh phải gắn với sự vận động của đồng vốn.
+ Mục đích chủ yếu của kinh doanh là sinh lời
1.1.2. Doanh nghiệp
Doanh nghiệp là một trong những chủ thể kinh doanh chủ yếu của nền kinh
tế, có quy mô và vai trò to lớn so với việc kinh doanh cá nhân. Doanh nghiệp là
đơn vị đƣợc thành lập chủ yếu với mục đích hoạt động kinh doanh. Vì vậy có thể
coi doanh nghiệp là bộ máy làm ra tiền, nó có nhiệm vụ chế biến đầu vào thành các
đầu ra và sự chênh lệch giữa đầu vào với đầu ra sẽ tạo ra lợi nhuận cho doanh
nghiệp.
Theo luật doanh nghiệp: Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng,
có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, đƣợc đăng ký kinh doanh theo quy định của
pháp luật nhằm mục đích hoạt động kinh doanh. [4, tr.10]
Những nội dung chính của khái niệm doanh nghiệp bao gồm:

3


- Doanh nghiệp là các tổ chức, các đơn vị đƣợc thành lập theo quy định của
pháp luật để chủ yếu tiến hành các hoạt động kinh doanh.
- Doanh nghiệp là một tổ chức sống, theo nghĩa nó cũng có vòng đời của nó

và các bƣớc thăng trầm, suy giảm, tăng trƣởng, phát triển hoặc bị diệt vong.
Đặc điểm chung của khái niệm đƣợc mô tả qua sơ đồ sau:
Doanh nghiệp

Là 1 tổ
chức
được
nhà
nước
cho
phép
hoạt
động

Có đầy
đủ các
yếu tố
sản xuất

Sản xuất
hàng
hoá hay
dịch vụ
để bán

Tìm
kiếm lợi
nhuận

Phân chia lợi nhuận

Ngườ
i cung
ứng

Ngườ
i lao
động

Nhà
nướ
c

Ngườ
i cho
vay

Ch

sở
hữu

Hình 1.1. Đặc điểm của doanh nghiệp

1.1.3. Các loại hình doanh nghiệp
Các loại hình doanh nghiệp đƣợc chia thành: doanh nghiệp nhỏ, doanh
nghiệp vừa và doanh nghiệp lớn.
Ở Việt Nam hiện nay, loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm phần lớn ở
các thành phần kinh tế. Về doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ không có luật doanh
nghiệp cho từng loại. Chúng đƣợc thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp
nhà nƣớc, luật công ty luật doanh nghiệp tƣ nhân, luật hợp tác xã... tuỳ thuộc loại

hình sở hữu của doanh nghiệp.
1.2. Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp
Chúng ta có thể khái quát quá trình kinh doanh của một vài doanh nghiệp
sau:
1.2.1- Doanh nghiệp sản xuất
Quá trình kinh doanh gồm: nghiên cứu, xác định nhu cầu thị trƣờng về hàng
hoá, tổ chức tiêu thụ hàng hoá và thu tiền về cho doanh nghiệp.
4


Quá trình này gồm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn phải thực hiện một số
công việc cụ thể theo một cộng nghệ hợp lý với một thời gian nhất định, tiêu hao
một lƣợng chi phí nhất định về các nguồn lực đang sử dụng. Qua nghiên cứu có
những giai đoạn sau:
+ Nghiên cứu nhu cầu thị trƣờng hàng hoá và dịch vụ để quyết định sản xuất
cái gì?
+ Chuẩn bị đẩy đủ các yếu tố đầu vào để thực hiện quyết định sản xuất nhƣ:
lao động, đất đai, thiết bị, vật tƣ, kỹ thuật, công nghệ....
+ Kết hợp chặt chẽ, khéo léo giữa các yếu tố cơ bản của đầu vào để tạo ra
hàng hoá và dịch vụ trong đó lao động là yếu tố quyết định.
+ Tổ chức tốt quá trình tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ, bán hàng hoá, thu tiền.
1.2.2. Doanh nghiệp thƣơng mại dịch vụ
Quá trình kinh doanh diễn ra chủ yếu là mua và hàng hoá dịch vụ cho nên
quá trình kinh doanh bao gồm các giai đoạn:
1.2.2.1. Nghiên cứu nhu cầu thị trường về hàng hoá và dịch vụ
Để lựa chọn và quyết định lƣợng hàng hoá cần mua để bán cho khách hàng
theo nhu cầu của thị trƣờng. Ngƣời ta quan tâm đến hai loại nhu cầu:
Nhu cầu cho tiêu dùng sản xuất về hàng hoá dịch vụ
Loại nhu cầu này hình thành trực tiếp từ sản xuất và do sản xuất quyết định
cơ cấu nhu cầu. Nó là cơ sở để xác định cầu hàng hoá trên thị trƣờng. Để xác định

đƣợc nhu cầu này ngƣời ta sử dụng công thức sau: [4, 25]
Nsx = Q x m
Từ đó xác định đƣợc số tiền cần mua vật tƣ bằng:
Nsx x G = Q x m x G
Xác định nhu cầu đặt hàng
Nhu cầu này thƣờng xác định theo phƣơng pháp cân đối
 Nij =  Pij

5


 Nij : Là nhu cầu về loại hàng hoá i
 Pij : Tổng nguồn về loại hàng hoá i đƣợc thỏa
Thông qua cân đối ta xác định đƣợc nhu cầu đặt hàng (Nđh)
Nđh =  Nij - (Ođk + M + E)
Trong đó:
Ođh: Hàng tồn kho đầu kỳ của doanh nghiệp
M: lƣợng hàng tự sản xuất, tự gia công
E: Lƣợng hàng có thể tiết kiệm trong hoạt động tiêu dùng sản xuất
 N: Tổng nhu cầu về hàng hoá của doanh nghiệp

  N - (Ođk + M + E)  x G:
Để xác định đƣợc nhu cầu, các doanh nghiệp thƣơng mại thƣờng dùng 3
phƣơng pháp sau:
+ Phƣơng pháp đơn hàng: Tức là thông qua toàn bộ đơn đặt hàng của khách
để nắm đƣợc nhu cầu.
+ Phƣơng pháp trƣng cầu ý kiến khách hàng: Thông qua phiếu điều tra hoặc
thông qua hội nghị khách hàng để nắm đƣợc nhu cầu.
+ Phƣơng pháp thống kê để dự báo nhu cầu: Ngƣời ta thông qua lƣợng hàng
hoá bán đƣợc hàng năm để có dự báo cho năm kế hoạch.

1.2.2.2.Tổ chức mua sản phẩm theo nhu cầu thị trường
Các doanh nghiệp thƣơng mại có quyết định mua khác với các doanh nghiệp
mua sắm tƣ liệu sản xuất để sản xuất: Họ sẽ quyết định lựa chọn danh mục mặt
hàng để kinh doanh đóng vai trò quan trọng nhất. Nó xác định chỗ đứng của doanh
nghiệp thƣơng mại trên thị trƣờng và các nhà cung ứng cho danh mục hàng hoá của
họ.
Doanh nghiệp thƣơng mại có thể chọn 1 trong 4 chiến lƣợc “lựa chọn danh
mục mặt hàng kinh doanh” sau:

6


+ Kinh doanh chủng loại mặt hàng riêng biệt, tức là họ chỉ mua và bán một
loại hàng hoá, chỉ có một ngƣời sản xuất.
+ Kinh doanh theo chiều sâu, kinh doanh nhiều mặt hàng tƣơng tự do nhiều
ngƣời sản xuất.
+ Kinh doanh rộng, tức là kinh doanh một chủng loại có nhiều mặt hàng có
liên quan với nhau
+ Kinh doanh hỗn hợp, mặt hàng kinh doanh bao gồm nhiều chủng loại khác
nhau
- Các doanh nghiệp tổ chức tạo ra nguồn hàng để đáp ứng thị trƣờng. Nguồn
hàng là nơi đã và có khả năng cung ứng hàng hoá, dịch vụ cho thị trƣờng. Trong
hoạt động kinh doanh, mỗi nguồn hàng có vai trò và đặc điểm riêng của mình.
Theo phân cấp quản lý có nguồn hàng tập trung (từ cấp trên); nguồn hàng liên
doanh liên kết, nguồn làm đại lý, ủy thác, nguồn tự khai thác bằng các biện pháp
khác nhau.
Theo tính chất của nguồn hàng bao gồm: nguồn trong nƣớc; nguồn hàng
nhập khẩu; nguồn tồn kho ứ đọng chậm luân chuyển ở các đơn vị sản xuất lƣu
thông; nguồn hàng kém phẩm chất phải qua tái chế, phục hồi; nguồn hàng trôi nổi
trên thị trƣờng.

Mua hàng, tạo nguồn là toàn bộ các hoạt động nghiệp vụ nhằm tạo ra nguồn
hàng bảo đảm cho hoạt động kinh doanh ổn định, liên tục và có hiệu quả. Bao gồm:
+ Nghiên cứu nhu cầu cụ thể của khách hàng về khối lƣợng, cơ cấu mặt
hàng, quy cách chủng loại, thời gian, địa điểm và giá cả mà ngƣời tiêu dùng yêu
cầu.
+ Tìm hiểu khả năng sản xuất trong nƣớc và thị trƣờng nƣớc ngoài để xác
định khả năng có thể mua đƣợc.
+ Lựa chọn thị trƣờng, đối tác để lập đơn hàng và ký hợp đồng mua hàng.
+ Tổ chức tiếp nhận, vận chuyển và thanh toán.

7


Hoạt động mua hàng, tạo nguồn là một trong những nghiệp vụ kinh doanh cơ
bản. Thông qua công tác mua hàng, tạo nguồn mà góp phần tập trung hàng hoá
thoả mãn cung cầu trên thị trƣờng; huy động mọi tiềm năng của đất nƣớc, giảm
nhập khẩu, góp phần đắc lực vào phân công lao động quốc tế. Làm tốt công tác
mua hàng, tạo nguồn là đảm bảo cho sản xuất và kinh doanh liên tục, ổn định góp
phần nâng cao uy tín của doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sản xuất và sự tiến bộ
khoa học kỹ thuật, góp phần tổ chức sản xuất một cách có quy hoạch theo chiến
lƣợc nguồn hàng. Trong hoạt động kinh doanh, các hình thức mua hàng và tạo
nguồn phản ánh mối quan hệ mua bán và thanh toán giữa doanh nghiệp thƣơng mại
với đơn vị bán hàng. Các hình thức mua hàng bao gồm: mua bán bình thƣờng; mua theo
đơn đặt hàng, hợp đồng; đại lý bán hàng cho ngƣời sản xuất hoặc các hãng nƣớc ngoài,
nhập khẩu hàng hoá.
Các hình thức tạo nguồn gồm: Đem lại nguyên liệu gia công thành phẩm;
bán nguyên liệu mua thành phẩm; liên doanh liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm; tự
sản xuất chế biến hàng hóa.
Một số biện pháp thực hiện mua hàng tạo nguồn:
+ Xây dựng chiến lƣợc nguồn hàng của doanh nghiệp gồm cả sản xuất trong

nƣớc, nhập khẩu và tự sản xuất chế biến.
+ Tạo nguồn vốn ngoại tệ để nhập khẩu hàng hoá.
+ Xây dựng phƣơng án khoán kinh doanh, phƣơng án tạo nguồn làm cơ sở
cho thực hiện hoạt động nghiệp vụ.
+ Xây dựng mạng lƣới mua hàng hợp lý phù hợp với đặc điểm hàng hoá với
vốn và cơ sở vật chất, với cạnh tranh của thị trƣờng.
+ Thu thập thông tin về nguồn hàng.
1.2.2.3- Tổ chức các mối quan hệ giao dịch thương mại
Thực chất đây là hoạt động chắp mối trong kinh doanh nhằm giải quyết 3
vấn đề cơ bản sau:

8


+ Vấn đề kinh tế trong quan hệ mua bán, nó liên quan đến việc thoả thuận về
số lƣợng, chất lƣợng, chủng loại, giá cả hàng hoá mua bán.
+ Vấn đề tổ chức trong quan hệ mua bán nhƣ hình thức vận chuyển hàng
hoá, phƣơng thức giao nhận hàng hoá và thanh toán.
+ Vấn đề luật pháp: Liên quan đến việc ký kết hợp đồng mua bán.
1.2.2.4. Tổ chức hợp lý các kênh phân phối hàng hoá
Tổ chức chuyển giao hàng hoá về doanh nghiệp. Quá trình này liên quan
đến 2 vấn đề lớn cần giải quyết là:
- Lựa chọn kênh phân phối hàng hoá, tức là lựa chọn cách vận động của hàng
hoá, dựa vào 4 nhân tố sau: khả năng của doanh nghiệp, thị trƣờng, đặc điểm kỹ
thuật, hệ thống phân phối.
- Lựa chọn chuyển giao hàng hoá về doanh nghiệp.
Hiện nay có 2 phƣơng pháp chủ yếu là chuyển giao tập trung và chuyển giao
phi tập trung.
1.2.2.5. Tổ chức quản lý hàng hoá
Xúc tiến mua bán hàng hoá và thực hiện các dịch vụ trong quá trình kinh

doanh hàng hoá đặc biệt là dịch vụ sau bán hàng.
Xúc tiến bán hàng:
+ Đối với ngƣời tiêu dùng nhiều hơn, mua với số lƣợng lớn hơn và mở ra
những khách hàng mới.
+ Đối với các thành viên trung gian: Khuyến khích lực lƣợng phân phối này
tăng cƣờng hoạt động phân phối hơn, đẩy mạnh các hoạt động mua bán, củng cố và
mở rộng thêm các kênh phân phối, thực hiện dự trữ thị trƣờng, phân phối thƣờng
xuyên, liên tục nhằm mở rộng mùa vụ tiêu dùng cho sản phẩm hàng hoá.
Dịch vụ sau bán:
+ Dịch vụ vận chuyển tới tay ngƣời tiêu dùng
+ Giá cƣớc vận chuyển.

9


+ Thời gian đáp ứng nhanh và giao nhận đầy đủ.
+ Khuyến mại.
+ Sửa chữa, bảo hành các thiết bị dùng gas.
1.3- Các mục tiêu của doanh nghiệp
Tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh nào đều có nghĩa là tập hợp các
phƣơng tiện, con ngƣời và đƣa họ vào hoạt động để tạo ra lợi nhuận cho doanh
nghiệp. Với doanh nghiệp thƣơng mại có 5 mục tiêu cơ bản sau:
1.3.1- Mục tiêu khách hàng
Mọi hoạt động của doanh nghiệp chỉ nhằm thoả mãn nhu cầu khách hàng,
doanh nghiệp càng đáp ứng tốt mọi yêu cầu của khách hàng, thì càng duy trì tốt
đƣợc quan hệ trao đổi kinh tế đó, doanh nghiệp ngày càng thu hút đƣợc nhiều
khách hàng thì doanh nghiệp thu đƣợc càng nhiều lợi nhuận. “Khách hàng là
thƣợng đế”, khách hàng là ngƣời mua quyết định thị trƣờng, quyết định ngƣời bán,
là ngƣời trả lƣơng cho công nhân trong doanh nghiệp, là ngƣời đặt ra yêu cầu và
tạo ra hàng hoá, dịch vụ trên thị trƣờng, khách hàng chỉ ƣa thích hàng hoá, dịch vụ

có chất lƣợng cao, giá cả rẻ, phù hợp với khách hàng thì doanh nghiệp càng chiếm
lĩnh đƣợc thị trƣờng.
1.3.2-Mục tiêu chất lƣợng
Sản phẩm kinh doanh, dịch vụ của doanh nghiệp càng có chất lƣợng cao, giá
cả rẻ phù hợp với khách hàng thì doanh nghiệp càng chiếm lĩnh thị trƣờng.
Xét chất lƣợng sản phẩm không chỉ xét một đặc tính nào đó một cách riêng
lẻ, phải xem xét trong mối quan hệ với các đặc tính khác, trọng một hệ thống các
đặc tính nội tại của sản phẩm.
1.3.3- Mục tiêu đổi mới
Đổi mới sản phẩm kinh doanh, mặt hàng kinh doanh và chất lƣợng phục vụ
khách hàng. Doanh nghiệp thực hiện kỹ thuật marketing tốt có sản phẩm mới hay

10


dịch vụ mới đƣa ra thị trƣờng đầu tiên thì doanh nghiệp có quyền thu đƣợc lợi
nhuận lớn nhất.
1.3.4- Mục tiêu cạnh tranh
Trong cơ chế thị trƣờng, không có thế lực nào áp đặt sự độc quyền kinh
doanh cho bất kỳ ai. Vì vậy, cạnh tranh là tất yếu: cạnh tranh là quy luật của kinh tế
thị trƣờng. Cạnh tranh làm giá cả thị trƣờng giảm xuống thông qua cạnh tranh mà
buộc các doanh nghiệp phải ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao chất
lƣợng sản phẩm và giữ chữ tín với khách hàng.
1.3.5- Mục tiêu lợi nhuận
Là mục tiêu cơ bản và quan trọng nhất, là mục tiêu thông suốt chi phối mọi
hoạt động của doanh nghiệp. Nó là chỉ tiêu chất lƣợng đánh giá kết quả mọi hoạt
động của doanh nghiệp và cũng là liều thuốc trƣờng sinh cho doanh nghiệp, thiếu
liều thuốc tự tạo này, doanh nghiệp không có cánh nào khác chống lại sự đào thải.
Nhƣ vậy, nói cách khác, kinh doanh là đầu tƣ công sức, tiền của để tổ chức
mọi hoạt động nhằm mục đích thu lợi nhuận. Đầu tƣ lao động, tiền vốn, của cải mà

không nhằm mục đích thu lợi nhuận thì không phải là kinh doanh.
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải đảm bảo đạt 3 mục đích cơ
bản:
- Trƣớc hết, phải đạt lợi nhuận tối đa và hợp lý. Hợp lý để đảm bảo sự lâu dài
và kéo đƣợc khách hàng, giữ vững và phát triển đƣợc thị trƣờng. Mỗi nhà kinh
doanh đều mong muốn đạt đƣợc tỷ lệ sinh lời hợp lý trên số vốn mà họ đã đầu tƣ.
Câu hỏi đặt ra là “Thế nào là hợp lý?”, mỗi nhà kinh doanh đều có những mong
muốn khác nhau về công việc kinh doanh của họ. Đồng thời không thể có hai công
việc kinh doanh hoàn toàn giống nhau. Thông thƣờng, số lợi nhuận mà nhà kinh
doanh mong đợi thƣờng lệ thuộc vào rủi ro có liên quan. Chẳng hạn, nếu gửi tiền
vào một tài khoản tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng, ông ta có thể nhận đƣợc 12%
tiền lãi/năm. Nhƣng ông ta lại muốn thu đƣợc số lợi nhuận cao hơn trong một cuộc

11


kinh doanh có rủi ro, mà rủi ro cao thƣờng đi đôi với mức lợi nhuận cao. Điều đó
có nghĩa là khi nhà kinh doanh sẵn sàng chấp nhận mọi sự thua lỗ thì ông ta cũng
hy vọng đạt đƣợc một tỷ lệ sinh lời cao. Chính động cơ lợi nhuận này đã khiến các
nhà phê bình chỉ trích các nhà kinh doanh rằng họ chỉ quan tâm đến việc kiếm tiền
mà quên đi những nghĩa vụ của họ đối với xã hội. Trong nền kinh tế thị trƣờng, các
áp lực thị trƣờng về cung và cầu đƣợc tự do tác động qua lại và có rất nhiều cơ hội
làm ra lợi nhuận hợp lý. đồng thời cũng có nhiều nhà kinh doanh với sự ham thích
lợi nhuận, sẵn lòng đầu tƣ để cung ứng những hàng hoá và dịch vụ cần thiết cho xã
hội.
- Thứ hai, phải đảm bảo độ an toàn cao, vì trong cơ chế thị trƣờng, kinh
doanh chịu sự tác động của vô vàn nhân tố chủ quan, khách quan có những thuận
lợi nhƣng cũng đầy những cạm bẫy và rủi ro. Do vậy, phải duy trì hoạt động của
doanh nghiệp trong hành lang an toàn.
- Thứ ba, phải củng cố, nâng cao đƣợc vị trí và thế lực của doanh nghiệp, thể

hiện bằng doanh số bán và phần thị trƣờng mà doanh nghiệp chiếm lĩnh đƣợc, bằng
uy tín đối với khách hàng, thế lực gián tiếp tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Cơ sở quyết định các mục đích này là các quy luật giá trị (Hàng hoá - tiền);
quan hệ thị trƣờng và các quy luật của kinh tế thị trƣờng (cạnh tranh, phá sản...);
quy luật lợi ích trong nền kinh tế thị trƣờng. Để có thể thắng lợi mục tiêu kinh
doanh, các doanh nghiệp thƣơng mại hoạt động trên thƣơng trƣờng phải tuân thủ
các nguyên tắc cơ bản sau:
+ Tìm kiếm đƣợc thị trƣờng đang lên và chiếm lĩnh thị trƣờng nhanh chóng.
+ Phải xác định đƣợc nhu cầu của khách hàng, của thị trƣờng và tìm mọi
cách đáp ứng đầy đủ nhu cầu đó.
+ Đầu tƣ vào tài năng và nguồn lực để tạo ra đƣợc nhiều giá trị về sản phẩm
và dịch vụ.

12


Muốn đạt đƣợc các mục tiêu trên, các doanh nghiệp thƣơng mại phải thực
hiện nhiều biện pháp khác nhau nhƣ: Xây dựng mục tiêu và chiến lƣợc kinh doanh
phù hợp với tình hình thị trƣờng, nghiên cứu thị trƣờng làm cơ sở xây dựng kế
hoạch hoạt động kinh doanh. Không ngừng hoàn thiện nghiệp vụ kinh doanh, tăng
tốc độ lƣu chuyển hàng hoá. Cải tiến bộ máy kinh doanh, giảm chi phí kinh doanh
và đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ kinh doanh giỏi.
1.4. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.4.1. Quan niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh
Quan niệm thứ nhất: Theo Adam Smith và Ogiephri cho rằng: “Hiệu quả
kinh doanh là kết quả đạt đƣợc trong hoạt động kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng
hoá”.
Hiệu quả ở đây đƣợc đồng nhất với chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh
doanh. Quan điểm này khó giải thích kết quả sản xuất kinh doanh có thể tăng do
tăng chi phí mở rộng sử dụng các nguồn sản xuất. Nếu cùng một kết quả có 2 mức

chi phí khác nhau thì theo quan điểm này chúng có cùng hiệu quả.
Quan niệm thứ hai cho rằng: “Hiệu quả kinh doanh là quan hệ tỷ lệ giữa
phần tăng thêm của hiệu quả và phần tăng thêm của chi phí”.
Quan niệm thứ ba cho rằng: “Hiệu quả kinh doanh đƣợc đo bằng hiệu số
giữa kết quả và chi phí bỏ ra để đạt đƣợc kết quả đó”.
Hiệu quả kinh tế xã hội, chủ yếu đƣợc thẩm định bởi thị trƣờng là tiêu chuẩn
cơ bản để xác định phƣơng hƣớng hoạt động thƣơng mại: Tuy vậy hiệu quả ấy là
gì? Nhƣ thế nào là có hiệu quả?... Vấn đề này chƣa đƣợc giải quyết triệt để. Thật
khó mà đánh giá mức độ đạt đƣợc hiệu quả kinh doanh của một hoạt động thƣơng
mại hay một doanh nghiệp kinh doanh thƣơng mại khi mà bản thân phạm trù này
chƣa đƣợc định rõ bản chất và biểu hiện của nó
1.4.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh

13


Hiệu quả là mối quan tâm hàng đầu của kinh tế học vì các nguồn lực của
kinh tế là có hạn. Hiệu quả là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá kết qủa hoạt
động kinh doanh thƣơng mại.
Trong quá trình đánh giá hiệu quả kinh doanh chúng ta cần quán triệt một số
quan điểm trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh. Bởi vì hiệu quả kinh doanh là
một chỉ tiêu chất lƣợng tổng hợp. Nó không những liên quan đến nhiều yếu tố khác
nhau, mà còn phản ánh trình độ lợi dụng các yếu tố đó. Vì vậy để xem xét hiệu quả
kinh doanh trong doanh nghiệp cần phải nắm vững tiêu chuẩn hiệu quả và quán
triệt các quan điểm sau:
-Đảm bảo tính toàn diện và tính bộ phận trong quá trình nâng cao hiệu quả
kinh doanh.
-Kết hợp hài hoà giữa lợi ích cá nhân, tập thể và lợi ích xã hội.
-Đảm bảo thống nhất giữa nhiệm vụ chính trị, xã hội với nhiệm cvụ kinh tế
trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh.

-Đánh giá hiệu quả kinh doanh phải căn cứ vào mặt hiện vật lẫn mặt giá trị
của hàng hoá.
1.4.2.1. Chỉ tiêu tổng quát [1, tr38]
Hiệu quả kinh doanh là vấn đề phức tạp có quan hệ toàn bộ với các yếu tố
của quá trình kinh doanh. Vì vậy doanh nghiệp chỉ có thể đạt đƣợc hiệu quả cao khi
sử dụng có hiệu quả các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh.
Để đánh giá hiệu quả kinh doanh một cách khoa học đòi hỏi phải xác định
đƣợc hệ thống chỉ tiêu phù hợp..
Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp
M
HQ

=
Gv +F

Trong đó:

14


HQ: Hiệu quả kinh tế
M: Doanh thu
Gv: Trị giá vốn hàng hoá đã tiêu thụ
F: Chi phí đã bỏ ra để đạt doanh thu.
Chỉ tiêu này phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp
trong hoạt động kinh doanh, có nghĩa là trong thời kỳ nhất định doanh nghiệp thu
đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu bán hàng trên 1 đồng chi phí bỏ ra. Chỉ tiêu này
càng cao chứng tỏ trình độ sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp càng cao
1.4.2.2. Hệ thống các chỉ tiêu cụ thể [1, tr42]
Nhà quản trị phải chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh khả

sinh lợi hiện tại và dài hạn, sử dụng hiệu quả nguồn vốn, sức lao động và các nguồn
lực khác. Để đáng giá đƣợc hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thông
thƣờng các nhà quản trị dựa vào hệ thống các chỉ tiêu sau:
* Tỷ suất lợi nhuận
LN

HQLN (Tỷ suất lợi nhuận)

=

* 100

M

Trong đó:
LN: tổng lợi nhuận đạt đƣợc trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh trong một thời kỳ nhất định doanh nghiệp thu đƣợc
bao nhiêu đồng lợi nhuận trên một đồng doanh thu bán hàng thuần. Chỉ tiêu này
càng cao thì hiệu quả kinh tế càng cao.
Ngoài hai chỉ tiêu trên ta có thể sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng chi phí
LN
HQLN (Tỷ suất lợi nhuận)

=

Gv +F

15

* 100



Chỉ tiêu này phản ánh mức lợi nhuận doanh nghiệp thu đƣợc trên 1 đồng chi phí bỏ
ra.
* Hiệu quả sử dụng chi phí
M
HQ(f) =
F

Trong đó: HQ(f) là hiệu quả sử dụng chi phí
Chỉ tiêu này phản ánh mức doanh thu đạt đƣợc trên 1 đồng chi phí. Đây là
chỉ tiêu thuận nghĩa là HQ (f) càng cao thì hiệu quả sử dụng lao động sử dụng lao
động càng cao.
Hiệu quả sử dụng chi phí có thể đo lƣờng bằng chỉ tiêu tỷ suất chi phí.
Ta có :

F
F’

=

*100
M

Chỉ tiêu này phản ánh để có một đồng doanh thu cần bao nhiêu đồng chi phí.
Dây là chỉ tiêu nghịch đảo, có nghĩa là tỷ suất chi phí càng cao thì hiệu quả sử dụng
chi phí càng thấp và ngƣợc lại.
* Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng


=

Vốn cố định bình quân

vốn cố định

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định có thể tạo ra bao nhiêu đồng
doanh thu thuần trong kỳ.
Tỷ suất lợi nhuận VCĐ

Lợi nhuận thuần
=

Vốn cố định bình quân

16


Chỉ tiêu phản ánh một đồng vốn cố định có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận trƣớc thuế.
* Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Sức sinh lợi của vốn lƣu động phản ánh một đồng vốn lƣu động làm ra mấy
đồng lãi ròng trong kỳ. Ta có thể so sánh giữa kỳ phân tích với kỳ gốc, nếu sức sinh
lợi vốn cố định tăng lên thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng chung tăng lên hoặc ngƣợc
lại.
Lợi nhuận thuần
Sức sinh lời của VLĐ

=


Vốn lưu động bình
quân

Phân tích tốc độ luân chuyển của vốn lƣu động:
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lƣu động vận động không ngừng,
thƣờng xuyên qua các giai đoạn của quá trình tái sản xuất (Dự trữ - sản xuất – tiêu
thụ). Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lƣu động sẽ góp phần giải quyết nhu
cầu về vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để xác
định tốc độ luân chuyển của vốn lƣu động, ngƣời ta thƣờng sử dụng các chỉ tiêu
sau:

Doanh thu thuần
Số vòng quay của VLĐ

=

Vốn lưu động bình
quân

Chỉ tiêu này cho biết vốn lƣu đông quay đƣợc mấy vòng trong kỳ. Nếu số
vòng quay tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngƣợc lại.
Chỉ tiêu này còn đƣợc chỉ số luân chuyển
Thời gian 1 kỳ phân tích
Thời gian 1 vòng luân
chuyển

=

Số vòng quay của VLĐ


Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết để vốn lƣu động quay đƣợc một vòng.
Thời gian của một vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng
lớn.

17


Ngoài hai chỉ tiêu trên, khi phân tích còn có thể tính ra chỉ tiêu “ Hệ số đảm
nhiệm của vốn lƣu động”. Hệ số này càng nhỏ thể hiện hiệu quả sử dụng vốn càng
cao, số vốn tiết kiệm đƣợc càng nhiều. Qua chỉ tiêu này ta biết đƣợc: để có một
đồng luân chuyển thì cần bao nhiêu đồng vốn lƣu động
VLĐ bình quân
Hệ số đảm nhiệm VLĐ

=

Doanh thu thuần

1.4.3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Các doanh nghiệp hiện nay đều quan tâm tới việc nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh, vì gắn liền với mục tiêu kinh doanh là tìm kiếm lợi nhuận. Nó quyết định
sự tồn tại và phát triển của cả một doanh nghiệp. Nếu chỉ xác định mục tiêu tồn tại,
doanh nghiệp chỉ cần quan tâm đến việc bán hàng đủ để trang trải các khoản chi phí
bỏ ra. Còn nếu muốn phát triển thì doanh nghiệp luôn phải tính đến việc thu đƣợc kết
quả cao hơn nhiều so với chi phí bỏ ra. Phần thƣởng của doanh nghiệp có thể đƣợc
tích lũy để tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh hơn nữa. Do vậy doanh nghiệp luôn
tìm mọi cách để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh của mình.
Mặc dù vậy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lại chịu sự tác động của
các yếu tố môi trƣờng bên trong và bên ngoài. Cho nên bài toán đặt ra là doanh nghiệp

phải giải quyết đƣợc tổng thể các vấn đề ảnh hƣởng bằng các biện pháp hữu hiệu.
Doanh nghiệp phải dựa trên các yếu tố cơ bản trong kinh doanh trƣớc khi xem xét đến
việc đƣa ra quyết định điều chỉnh lại hoạt động. Những vấn đề này có thể là :
+ Nghiên cứu và hiểu nhu cầu thị trƣờng, đánh giá khả năng đáp ứng của doanh
nghiệp. Từ đó đề xuất chiến lƣợc sản xuất kinh doanh phù hợp.
+ Tổng hợp đƣợc các yếu tố ảnh hƣởng từ đầu vào đến các yếu tố đầu ra. Đây là
căn cứ quan trọng để nâng cao chất lƣợng, hạ giá thành, giảm chi phí cho doanh
nghiệp.

18


+ Tổ chức điều hành hoạt động bán sản phẩm nhằm đạt khối lƣợng lớn nhất,
doanh thu cao nhất.
Qua những nội dung trên có thể thấy nhiệm vụ mà doanh nghiệp cần thực hiện
để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh gồm:
+ Áp dụng các biện pháp nhằm tăng kết quả sản xuất kinh doanh cả về số lƣợng
và giá trị của sản phẩm.
+ Rà soát, cắt giảm các chi phí một cách khoa học, hợp lý nhằm giảm gánh
nặng chung lên tổng chi phí.
+ Tìm cách tăng năng suất sản xuất bằng việc tiết kiệm thời gian sản xuất tính
trên đơn vị sản phẩm.
Cụ thể hóa những nhiệm vụ trên sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các biện pháp
cắt giảm chi phí. Sau đây là những chỉ tiêu chúng ta cần quan tâm khi áp dụng các
biện pháp:
- Giá tăng sản lƣợng sản phẩm sản xuất, điều này sẽ giúp doanh nghiệp giảm
đƣợc chi phí cố định tính trên 1 đơn vị sản phẩm.
Về mặt lý thuyết hàm tổng chi phí trong ngắn hạn chính là hàm tuyến tính đƣợc
tính theo công thức sau.
TC = FC + Q. AVC

Đây là hàm có dạng hypecbol (nghĩa là chi phí sẽ giảm dần theo sản lƣợng):
Vậy chỉ khi công suất sản xuất của doanh nghiệp đạt mức tối đa thì mức sản
lƣợng mới đạt mức cao nhất. Nhƣng vấn đề là khi sản xuất ở mức này thì liệu có bán
đƣợc hết số lƣợng sản xuất ra hay không vì điều này phụ thuộc vào nhu cầu tiêu thụ
trên thị trƣờng. Vì vậy việc định ra mức giá hợp lý để thị trƣờng chấp nhận lại là một
bài toán khác, hoặc doanh nghiệp lại phải sử dụng đến các công cụ khác của hoạt động
Marketing nhƣ quảng cáo, khuyến mại…
Nhƣ vậy doanh nghiệp có thể áp dụng các cách sau:
+ Sử dụng nhiều loại hình quảng cáo.
19


+ Phát triển mạng lƣới đại lý và các cửa hàng giới thiệu sản phẩm.
+ Thực hiện kinh doanh tổng hợp.
+ Nâng cao về mặt chất lƣợng của sản phẩm.
+ Giảm giá thành từ đó giảm giá bán.
+ Nâng cao chất lƣợng, tạo thêm các dịch vụ cho khâu bán hàng.
+ Quan tâm tới các dịch vụ sau bán.
Bên cạnh việc gia tăng doanh số bán thì doanh nghiệp cũng cần quan tâm tới
việc tiết kiệm chi phí thông qua các biện pháp:
+ Đầu tƣ đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất.
+ Đƣa ra các sáng kiến cải tiến tổ chức sản xuất và tổ chức lao động.
+ Áp dụng các mô hình quản lý hiện đại trong doanh nghiệp.

20


CHƢƠNG 2.
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ VẬT TƢ KỸ THUẬT SỐ 1

2.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần và kinh doanh vật tƣ kỹ thuật
số 1
2.1.1. Quá trình và phát triển của công ty
Công ty cổ phần kinh doanh và vật tƣ kỹ thuật số 1 đƣợc thành lập vào ngày
1/4/2004 theo giấy phép đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch đầu tƣ TP Hải
Phòng, mã số 0200581513. Đến ngày 17/12/2010 công ty bổ sung lĩnh vực ngành
nghề kinh doanh và có tên chính thức là Công ty cổ phần và kinh doanh vật tƣ kỹ
thuật số 1. Tên giao dịch là TECTRAJSCO – N01. Địa điểm kinh doanh tại số 10B
Chợ Con, phƣờng Trại Cau, quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng. Tổng số vốn ban
đầu khi thành lập là 9.890.000.000 đồng. Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh chủ yếu
của công ty là:
- Kinh doanh dịch vụ hàng kim khí, thƣ liệu, phế liệu, vật tƣ máy móc,
phƣơng tiện vận tải, hàng dân dụng, vật liệu xây dựng, ô tô, xe máy.
- Kinh doanh dịch vụ sản xuất gia công các sản phẩm, bán thành phẩm hàng
kim khí, hóa chất, thiết bị, phụ tùng, điện tử, điện lạnh, điện máy;
- Dịch vụ xuất nhập khẩu;
- Dịch vụ giao nhận hàng hóa;
- Xây lắp công trình công nghiệp và dân dụng;
- Vận tải và dịch vụ vận tải hàng hóa thủy bộ.
Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của công ty là ông Lê Đức Hậu, chịu trách
nhiệm quản lý và điều hành chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Khởi đầu là một doanh nghiệp nhỏ, có số vốn điều lệ niêm yết khoảng gần 10 tỷ
đồng, có số lao động là 50 ngƣời, đến nay công ty đã từng bƣớc khẳng định mình

21


trên thị trƣờng Hải Phòng về lĩnh vực kinh doanh vật tƣ kỹ thuật cho các doanh
nghiệp trong và ngoài nƣớc.
Trong giai đoạn đầu khi thành lập, công ty gặp nhiều rất nhiều khó khăn

trong hoạt động kinh doanh. Vì là một doanh nghiệp mới, với số vốn nhỏ, uy tín
trên thị trƣờng chƣa cao. Tuy nhiên, bằng nỗ lực của toàn bộ đội ngũ nhân viên và
sự quản lý của giám đốc Lê Đức Hậu, doanh nghiệp đã dần đi vào ổn định, có
nhiều khách hàng hơn và thị trƣờng ngày càng đƣợc mở rộng hơn.
Những năm gần đây khi kinh tế đã phục hồi thì hoạt động kinh doanh đã có
nhiều biến chuyển. Công ty đã từng bƣớc khẳng định về uy tín, thƣơng hiệu, sản
phẩm ngày càng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Theo nhƣ ông Hậu, định
hƣớng của doanh nghiệp là phát triển dựa trên nền tảng “uy tín là vàng”, do đó tạo
đƣợc sự tin cậy của khách hàng.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của TECTRAJSCO
2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức
BAN
GIÁM ĐỐC

PHÒNG

PHÒNG

PHÒNG

KỸ THUẬT

KINH DOANH

KẾ TOÁN-TÀI VỤ

PHÂN XƢỞNG
CƠ KHÍ

PHÂN XƢỞNG

SƠN

PHÒNG KCS

22

KHO HÀNG


Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty
2.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban
* Phòng kỹ thuật:
Là bộ phận chịu trách nhiệm thiết kế, cải tiến, nâng cao chất lƣợng sản phẩm,
quy trình công nghệ của công ty. Dựa vào các hợp đồng kinh tế, các bản vẽ thiết kế
điều hành tổ chức thiết kế, lập quy trình sản xuất, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của
sản phẩm, phù hợp với trang thiết bị của doanh nghiệp, xây dựng định mức vật tƣ
cho từng loại sản phẩm sản xuất trong kỳ. Tham mƣu cho lãnh đạo về phƣơng
hƣớng duy trì, đẩy mạnh, phát triển công tác khoa học quản lý công nghệ, phục vụ
cho mục tiêu sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng tốt hơn.
* Phòng kinh doanh:
Là bộ phận hoạch định các kế hoạch, phƣơng án kinh doanh của công ty,
nghiên cứu tham mƣu cho ban giám đốc trong việc mở rộng các hoạt động kinh
doanh trong công ty một cách hiệu quả đồng thời nghiên cứu tƣ vấn thị trƣờng,
đánh giá các hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
* Phòng kế toán tài vụ:
Là bộ phận chịu trách nhiệm trong công tác quản lý tài chính, hạch toán kế
toán, quản lý nhân sự, tiền lƣơng, tiền thƣởng đồng thời phối hợp với phòng kinh
doanh, phòng kỹ thuật và các tổ chức có liên quan trong việc phân tích, tìm ra các
biện pháp kịp thời và hợp lý trong việc kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty.

* Phân xƣởng cơ khí:

23


Chịu trách nhiệm trong việc gia công cắt gọt, chấn, gấp, hàn…kim loại tạo
nên các bộ phận của sản phẩm sao cho đúng quy trình công nghệ, thiết kế, hoàn
thành đúng tiến độ đƣợc giao.
* Phân xƣởng sơn:
Chịu trách nhiệm sơn tĩnh điện và lắp ráp hoàn thiện các sản phẩm của công
ty và nhận làm hàng sơn thuê từ bên ngoài để tạo thêm doanh thu cho công ty.
* Phòng KCS:
Đặt ra các tiêu chuẩn về quy trình sản xuất và theo dõi, kiểm tra chất lƣợng
sản phẩm từ khâu gia công chế tạo đến bao gói sản phẩm để đảm bảo hàng xuất
xƣởng đạt yêu cầu về chất lƣợng, mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm.
* Kho hàng:
Bảo quản và cung ứng nguyên vật liệu, dụng cụ; đáp ứng giao hàng cho các
xƣởng; xuất nhập hàng hóa ra vào công ty theo đúng quy định của công ty.
Nhìn chung, mỗi phòng ban trong công ty đều có những chức năng và nhiệm
vụ cụ thể. Mỗi phòng ban đều tập trung thực hiện những nhiệm vụ chính của mình
và kết hợp với các phòng ban chức năng khác thực hiện các kế hoạch chung của
toàn công ty.
Với cơ cấu tổ chức này, giám đốc điều hành doanh nghiệp đƣợc sự trợ giúp
của các bộ phận chức năng để chuẩn bị các quyết định, theo dõi kiểm tra việc thực
hiện các quyết định, đồng thời có toàn quyền quyết định và chịu trách nhiệm về
mọi mặt lãnh đạo các công việc trong Công ty
2.1.3 Tình hình các nguồn lực cơ bản của công ty
2.1.3.1. Về đội ngũ lao động

24



Đây đƣợc coi là nhân tố quyết định trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hiện
tại doanh nghiệp phân loại theo 2 nhóm là:
-Lao động quản lý: bao gồm những ngƣời làm công tác quản lý sản xuất kinh
doanh. Họ là cầu nối để nối liền các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp
thành một khối thống nhất.
-Lao động trực tiếp sản xuất: Là doanh nghiệp vật tƣ kỹ thuật nên lao động
trực tiếp sản xuất đa số là nam, chỉ có một số ít nữ ở các bộ phận hỗ trợ. Công ty có
lực lƣợng công nhân có trình độ tay nghề cao, phần lớn đƣợc học qua các trƣờng
công nhân kỹ thuật. Để tiết kiệm chi phí đối với những công việc đơn giản công ty
vẫn sử dụng những lao động chƣa qua đào tạo nhƣng có sức khoẻ và gắn bó với
công ty, phần lớn số này đều học hết phổ thông trung học, trong quá trình làm việc
công ty rất chú ý kèm cặp để họ rèn dũa tay nghề, nâng cao trình độ dần trở thành
những công nhân thạo việc
Bảng 2.1. Tình hình lao động của công ty từ 2011-2015
STT

Chỉ tiêu

ĐVT

2011

2012

2013

1


Tổng số lao động

Ngƣời

80

82

95

105

106

2

Lao động trực tiếp
Số ngƣời

Ngƣời

62

64

76

84

85


Tỷ trọng

%

77,5

78

80

80

80,2

Số ngƣời

Ngƣời

18

18

19

21

21

Tỷ trọng


%

22,5

22

20

20

19,8

3

2014 2015

Lao động gián tiếp

Nguồn: Tài liệu nội bộ công ty

25


×