Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Đặc điểm các thành tạo trầm tích hệ tầng hải hưng, thái bình khu vực quận hải an, thành phố hải phòng phục vụ định hướng quy hoạch xây dựng công trình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.01 MB, 88 trang )

LỜI CẢM ƠN
Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật chuyên ngành KT Xây dựng Công trình thủy với đề
tài:“ Đặc điểm các thành tạo trầm tích hệ tầng Hải Hưng, Thái Bình khu vực quận
Hải An, thành phố Hải Phòng phục vụ định hướng quy hoạch xây dựng công
trình” đã đƣợc hoàn thành với sự giúp đỡ nhiệt tình của Viện Đào tạo Sau đại học,
khoa Công trình thủy, các thầy, cô giáo trƣờng Đại học Hàng Hải, cùng các bạn bè,
đồng nghiệp trong và ngoài trƣờng. Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn sự
giúp đỡ quý báu đó để tác giả hoàn thành tốt nhiệm vụ nghiên cứu của mình.
Tác giả luận văn xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy: PGS.TS.
Phạm Văn Thứ đã trực tiếp hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình và cung cấp các thông tin,
tài liệu khoa học kỹ thuật cần thiết trong quá trình thực hiện luận văn này.
Tuy đã có những cố gắng nhất định, nhƣng do thời gian và trình độ còn nhiều
hạn chế, vì vậy luận văn còn nhiều thiếu sót. Tác giả kính mong Thầy giáo, Cô
giáo, Bạn bè & Đồng nghiệp góp ý để tác giả có thể tiếp tục học tập và nghiên cứu
hoàn thiện đề tài.
Cuối cùng, Tác giả xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, ngƣời thân đã
quan tâm, động viên và sự khích lệ Tác giả để Luận văn sớm đƣợc hoàn thành.
Hải phòng, ngày

tháng …… năm 2015

Học viên

Mai Thế Ngọc

i


LỜI CAM ĐOAN

Tên tôi là: Mai Thế Ngọc


Học viên lớp: KT XD CTT 2013-2
Đề tài luận văn cao học:“ Đặc điểm các thành tạo trầm tích hệ tầng Hải
Hưng, Thái Bình khu vực quận Hải An, thành phố Hải Phòng phục vụ định hướng
quy hoạch xây dựng công trình” đƣợc trƣờng Đại học Hàng Hải Việt Nam giao
cho học viên Mai Thế Ngọc, sự hƣớng dẫn của PGS.TS. Phạm Văn Thứ luận văn
đã hoàn thành.
Tôi xin cam đoan với Khoa Công trình thủy và Viện đào tạo Sau đại học
trƣờng Đại học Hàng Hải đề tài nghiên cứu này là công trình của cá nhân tôi./.
Hải Phòng, ngày ....... tháng ....... năm 2015
Tác giả luận văn

Mai Thế Ngọc

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ........................................................ v
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... vii
CHƢƠNG 1. SƠ LƢỢC ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÍ KINH TẾ NHÂN VĂN, LỊCH
SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT VÀ CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT KHU VỰC ............ 5
1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên khu vực nghiên cứu ................................................... 5
1.1.1 Vị trí địa lý ....................................................................................................... 5
1.1.2. Đặc điểm địa hình ........................................................................................... 5
1.1.3. Sông ngòi ......................................................................................................... 5
1.1.4. Điều kiện khí hậu ............................................................................................ 5

1.1.5. Dân cƣ ............................................................................................................. 7
1.1.6. Kinh tế nhân văn ............................................................................................. 7
1.2. Lịch sử nghiên cứu địa chất ............................................................................... 9
1.2.1. Giai đoạn trƣớc năm 1954 ............................................................................ 10
1.2.2. Giai đoạn sau 1954 đến nay .......................................................................... 10
1.3. Đặc điểm cấu trúc địa chất khu vực nghiên cứu .............................................. 12
1.3.1. Địa tầng ......................................................................................................... 12
1.3.2. Kiến tạo ......................................................................................................... 17
1.3.3. Khoáng sản .................................................................................................... 18
2.2. Một số khái niệm, thuật ngữ và quan điểm sử dụng ........................................ 22
2.2.1. Cơ sở phân loại đá trầm tích ......................................................................... 22
2.2.2. Quá trình thành đá và các quá trình biến đổi đá trầm tích ............................ 25
2.2.3. Sự hình thành tính chất địa chất công trình của trầm tích dƣới nƣớc trong
quá trình thành đá. ................................................................................................... 29
2.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 31

iii


2.3.1. Nhóm phƣơng pháp địa chất ......................................................................... 31
2.3.2. Nhóm phƣơng pháp phân tích ....................................................................... 32
CHƢƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM CÁC THÀNH TẠO TRẦM TÍCH HỆ TẦNG THÁI
BÌNH, HẢI HƢNG KHU VỰC QUẬN HẢI AN .................................................. 34
3.1. Một vài nét về khu vực nghiên cứu .................................................................. 34
3.2. Đặc điểm hệ tầng thái bình khu vực quận Hải An, các thành tạo trầm tích hệ
tầng thái bình ........................................................................................................... 43
3.2.1. Đặc điểm hệ tầng Thái Bình ở khu vực Hải An ........................................... 43
3.2.2. Phụ hệ tầng Thái Bình dƣới (Q23tb1 ) ............................................................ 43
3.2.3. Phụ hệ tầngThái Bình trên (Q23 tb2) ............................................................. 51
3.3.3. Lịch sử nghiên cứu Hệ tầng Thái Bình ......................................................... 54

3.4. Đặc điểm các thành tạo trầm tích hệ tầng Hải Hƣng (Q21-2hh) ........................ 57
3.4.1. Lịch sử nghiên cứu Hệ tầng Hải Hƣng ......................................................... 57
3.4.2. Đặc điểm hệ tầng Hải Hƣng ở khu vực Hải An (Q21-2hh)............................. 58
CHƢƠNG 4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TRONG QUY HOẠCH XÂY DỰNG
KHU VỰC NGHIÊN CỨU..................................................................................... 69
4.1. Những tiêu chí để xây dựng sơ đồ phân vùng quy hoạch ................................ 69
4.1.1. Các chỉ tiêu về cấu trúc địa chất .................................................................... 70
4.1.2. Các chỉ tiêu về thạch học khoáng vật ............................................................ 71
4.1.3. Các chỉ tiêu phân vùng về cơ lý .................................................................... 71
4.2. Đề xuất quy hoạch xây dựng ............................................................................ 72
4.2.1. Sơ đồ phân vùng quy hoạch xây dựng .......................................................... 72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 80

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Chữ viết tắt
HVĐT

Giải thích
Hiển vi điện tử

TTPTTN

Trung tâm phát triển thí nghiệm

KHVDT


Kính hiển vi điện tử

LK

Lỗ khoan

KV

Khoáng vật

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số

Tên bảng

Trang

bảng
3.1

Chiều dày phụ hệ tầng Thái Bình dƣới gặp trong các lỗ khoan

43

3.2

Kết quả phân tích rơnghen mẫu đất sét phụ hệ tầng Thái Bình


45

1
3.3

Kết quả phân tích nhiệt các mẫu đất sét phụ hệ tầng Thái Bình

51

1
3.4

Chiều dày phụ hệ tầng Thái Bình 2 trong các lỗ khoan

52

3.5

Độ sâu gặp phụ hệ tầng Hải Hƣng trên trong các lỗ khoan

59

3.6

Kết quả phân tích rơnghen mẫu đất sét phụ hệ tầng Hải Hƣng

65

trên

3.7

Kết quả phân tích nhiệt các mẫu đất sét phụ hệ tầng Hải Hƣng

65

trên
4.1

Bảng phân cấp công trình xây dựng dân dụng

69

4.2

Các chỉ tiêu phân cấp xây dựng theo cấu trúc địa chất

70

4.3

Các chỉ tiêu phân cấp xây dựng theo thành phần thạch học

71

khoáng vật
4.4

Chỉ tiêu phân vùng theo tính chất cơ lý


vi

71


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hình

Tên hình

Trang

1.1

Sơ đồ vị trí khu vực quận Hải An và mối liên hệ vùng

6

1.2

Cột địa tầng

20

2.1

Biểu đồ phân loại cát kết của F.J. Pettijohn, 1973

23


2.2

(a) Biểu đồ phân loại cát kết của Pettijhon F.và nnk. (1972);

23

(b) biểu đồ phân loại các trầm tích lục nguyên của Herron M.
(1988)
3.1

Sơ đồ bố trí các công trình khoan khảo sát địa chất công trình

35

khu vực quận Hải An
3.2

Thiết đồ lỗ khoan LK01, LK02

38

3.3

Thiết đồ lỗ khoan LK 03; LK 04

39

3.4

Thiết đồ lỗ khoan LK05, LK06


40

3.5

Thiết đồ lỗ khoan LK 07; LK 08

41

3.6

Mặt cắt địa chất

42

3.7

Ảnh mẫu sét bột lẫn cát lấy tại thấu kinh cát trong tập 2; Phụ

47

hệ tầng Thái Bình 1, phóng đại 80 lần (x80), Nicon vuông góc
(nicon +)
3.8

Ảnh mẫu sét bột lẫn cát lấy tại thấu kinh cát trong tập 1 phụ

47

hệ tầng Thái Bình 1, phóng đại 80 lần (x80), Nicon vuông góc

(nicon +)
3.9

Ảnh mẫu sét tập 2, chụp dƣới kính HVĐT quet (SEM)

48

3.10

Ảnh mẫu cát tập 3, chụp dƣới kính HVĐT quet (SEM)

48

3.11

Giản đồ Ronghen mẫu QN 1; QN 2 chụp trên máy D8-

49

Advance tại TTPTTN Địa chất, mẫu đất sét chảy dẻo hệ tầng
Thái Bình 1 Mẫu QN 1
3.12

Biểu đồ phân tích nhiệt vi sai định lƣợng mẫu QN 1; QN 2
chụp trên máy STA-PT.1600 tại TTPTTN Địa chất, mẫu đất
sét chảy dẻo hệ tầng Thái Bình 1

vii

50



3.13

Ảnh sét lẫn cát với độ liên kết rất yếu, các mẫu đất phụ hề

53

tầng Thái Bình trên: a) mẫu lấy ở độ sâu 2m; b) mẫu lấy ở độ
sâu 6m, phóng đại 80X, nicon+
3.14

Ảnh các lát mỏng cát trong các thấu kính, phụ hệ tầng Hải

61

Hƣng trên, a) cát trong tập 1, b) cát trong tập 2. Phóng đại
X80, Nicon +
3.15

Ảnh lát mỏng a) sét cứng tập 1, b) sét pha cát chảy dẻo, tập 2

63

thuộc phụ hệ tầng Hải Hƣng trên, phóng đại ( 80x), Nicon (+)
3.16

Ảnh KHVDT quét SEM, chụp a) mẫu đất sét cứng, b) mẫu cát 34
trong tập 1 phụ hệ tầng Hải Hƣng trên


3.17

Giản đồ Ronghen mẫu QN 4; QN 5 chụp trên máy D8-

66

Advance tại TTPTTN Địa chất, a)mẫu đất sét cứng, b) mẫu
sét chảy dẻo, tập 1 phụ hệ tầng Hải Hƣng trên
3.18

Biểu đồ phân tích nhiệt vi sai định lƣợng mẫu QN 4; QN 5

67

chụp trên máy STA-PT.1600 tại TTPTTN Địa chất, mẫu đất
sét cứng QN 4, đất sét chảy dẻo NQ 5, phụ hệ tầng Hải Hƣng
trên
4.1

Tuyến đƣờng Lê Hồng Phong và một số toà nhà đã đƣợc xây

73

dựng
4.2

Hải quan thành phố và biệt thự đẹp

74


4.3

Đất dành cho nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản

75

4.4

Sơ đồ phân khu quy hoạch

76

viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hải Phòng là thành phố cảng công nghiệp hiện đại; là một trong những đô thị
trung tâm trọng điểm quốc gia; đầu mối giao thông quan trọng và là cửa chính ra
biển của các tỉnh phía Bắc; một cực tăng trƣởng quan trọng của vùng kinh tế động
lực phía Bắc; một trọng điểm phát triển kinh tế biển; một trong những trung tâm
công nghiệp, thƣơng mại lớn của cả nƣớc và trung tâm dịch vụ, du lịch, thuỷ sản,
giáo dục và y tế của vùng duyên hải Bắc Bộ, có tổ chức Đảng và hệ thống chính trị
không ngừng lớn mạnh, đời sống nhân dân ngày một cao. Hiện nay trong giai đoạn
công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nƣớc nhiều khu công nghiệp, khu đô thị mới,
các công trình xây dựng có quy mô khác nhau đã và đang đƣợc xây dựng. Chính vì
vậy vấn đề quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn thành phố đang đƣợc lãnh đạo
thành phố quan tâm chỉ đạo chặt chẽ.
Quận Hải An nằm ở phía Đông Nam thành phố Hải Phòng, đƣợc thành lập
theo Nghị định 106/NĐ-CP ngày 20/12/2002 của Chính Phủ có 8 đơn vị hành

chính trực thuộc, gồm các phƣờng: Cát Bi; Đông Hải 1; Đông Hải 2; Đằng Hải;
Đằng Lâm; Nam Hải; Thành Tô; Tràng Cát. Tổng diện tích là là 88,4 km2, dân số
khoảng 77.600 ngƣời, điều kiện kinh tế - xã hội của quận rất phức tạp, đặc biệt là
kém phát triển so với các quận khác. Nhƣng với ƣu thế là quận mới có quỹ đất
nông nghiệp dồi dào, quận Hải An có nhiều thuận lợi trong việc quy hoạch, xây
dựng quận theo hƣớng hiện đại phù hợp với xu hƣớng phát triển chung và mở rộng
của Thành phố.
Phía Bắc giáp quận Ngô Quyền và huyện Thuỷ Nguyên, phía Nam giáp sông
Lạch Tray và huyện Kiến Thuỵ, phía Đông giáp Sông Cấm có cửa Nam Triệu đổ
ra vịnh Bắc Bộ và huyện Cát Hải, phía Tây giáp quận Ngô Quyền và sông Lạch
Tray. Với vị trí đó, thì Hải An là quận có các đầu mối giao thông quan trọng của
thành phố Hải Phòng, bao gồm các tuyến đƣờng bộ, đƣờng thuỷ (cả đƣờng sông và
đƣờng biển), đƣờng sắt và đƣờng hàng không.

1


Mặc dù quận Hải An có vị trí quan trong nhƣ vậy, nhƣng toàn bộ diện tích
của quận là 88,4km2 lại nằm trên vùng đất yếu của hai sông lớn: Sông Lạch Tray
và Sông Cấm. Chính vì vậy nghiên cứu các thành tạo địa chất trên diện tích của
quận Hải An, từ đó đƣa ra các kiến nghị cho việc quy hoạch xây dựng trên địa bàn
quận là việc làm cần thiết đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển bền vững của quận Hai
An nói riêng và Thành phố Hải Phòng nói chung đang là nhiệm vụ vừa có tính
khoa học và ý nghĩa thực tiễn cao hiện nay. Để giải quyết vấn đề này Học viên đã
trực tiếp nghiên cứu và chọn đề tài “Đặc điểm các thành tạo trầm tích hệ tầng Hải
Hưng, Thái Bình khu vực quận Hải An, thành phố Hải Phòng phục vụ định hướng
quy hoạch xây dựng công trình”.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là các thành tạo trầm tích bở rời của hệ tầng Hải Hƣng
và hệ tầng Thái Bình.

Phạm vi nghiên cứu là khu vực quận Hải An thành phố Hải Phòng
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục tiêu
Nghiên cứu đặc điểm địa chất, thành phần vật chất các thành tạo hệ tầng Thái
Bình, hệ tầng Hải Hƣng và mối quan hệ của chúng với một số đặc điểm địa chất
công trình, từ đó đƣa ra những kiến nghị về quy hoạch xây dựng cho khu vực quận
Hải An, thành phố Hải Phòng.
Với những kết quả đạt đƣợc trong quá trình nghiên cứu, có thể bổ xung và mở
rộng áp dụng quy hoạch xây dựng cho thành phố Hải Phòng và các khu vực lân
cận có cấu trúc địa chất, địa tầng tƣơng tự.
3.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện tốt mục tiêu trên, cần giải quyết các nhiệm vụ sau đây:
- Thu thập các tài liệu có liên quan đến nội dung luận văn, nghiên cứu làm rõ
cấu trúc địa chất khu vực nghiên cứu, những tồn tại cần đƣợc làm sáng tỏ.

2


- Tiến hành khảo sát thông qua hệ thống các lỗ khoan, đã và đang thi công
trên khu vực quận Hải An, làm rõ đặc điểm địa chất các thành tạo hệ tầng Thái
Bình và hệ tầng Hải Hƣng trong khu vực nghiên cứu.
- Tiến hành lấy mẫu các loại, gia công phân tích các thông số kỹ thuật làm rõ
thành phần vật chất của hai hệ tầng trên, về thành phần thạch học, khoáng vật, kiến
trúc cấu tạo...
- Tiến hành phân tích các chỉ tiêu cơ lý của các tập đất đá hai hệ tầng Thái
Bình và Hải Hƣng, tìm ra mối quan hệ giữa các chỉ tiêu này và thành phần vật chất.
- Trên cơ sở các kết quả đạt đƣợc, tiến hành phân vùng quy hoạch và đƣa ra
các kiến nghị cần thiết cho công tác quy hoạch xây dựng của quận Hải An.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu địa chất truyền thống kết hợp các

phƣơng pháp nghiên cứu hiện đại để hoàn thành mục tiêu đề ra. Đo vẽ các mặt cắt
địa chất chi tiết tại khu vực nghiên cứu. Khoan khảo sát lấy mẫu.
- Phƣơng pháp phân tích mẫu nhằm nghiên cứu thành thần thạch học, khoáng
vật và các tính chất cơ lý đất đá.
Tổng hợp, hệ thống hoá các kết quả và tài liệu thu đƣợc để phân vùng định
hƣớng cho công tác quy hoạch xây dựng.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Nghiên cứu đặc điểm địa chất, thành phần vật chất, vi kiến trúc và cấu tạo các
thành tạo trẻ tuổi Đệ Tứ, phục vụ cho quy hoạch xây dựng là việc làm hiện nay ít
đƣợc nghiên cứu đầy đủ. Các nhà xây dựng, hoặc địa chất công trình chỉ quan tâm
đến các thông số địa chất công trình (ĐCCT), ít quan tâm đến những vấn đề thành
phần vật chất, đặc điểm phân bố của chúng trong khối đất đá. Những đặc điểm này
có ảnh hƣởng rất nhiều tới các tính chất cơ lý trên. Chính vì vậy luận văn này bƣớc
đầu đã giải quyết một phần vấn đề có tính khoa học lý thú trên.
Về tính thực tiễn, hiện nay quận Hải An Thành phố Hải Phòng đang diễn ra
quá trình đô thị hóa rất nhanh. Các tuyến đƣờng trung tâm thành phố chạy đến quận
nhƣ: đƣờng Lạch Tray, Lê Hồng Phong, đƣờng ra đảo Đình Vũ,Cát Bà. Có Cảng

3


Chùa Vẽ, Cảng Cửa Cấm, Cảng Quân sự và một số cảng chuyên dùng khác; Có
tuyến đƣờng sắt từ Ga Lạc Viên đến Cảng Chùa Vẽ; Có sân bay Cát Bi với năng
lực vận chuyển 210.000 lƣợt hành khách và gần 2.000 tấn hàng mỗi năm. Những
công trình xây dựng quan trọng này và nhiều khu đô thị khác đang mọc lên.
Để đảm bảo cho quá trình phát triển bền vững, nhất thiết phải có quy hoạch.
Tuy vậy các sơ đồ quy hoạch đang có hiện nay, chủ yếu dựa trên vị trí địa lý, tính
thuận tiện và tạo cảnh quan môi trƣờng mà ít chú ý đến vấn đề nền móng công
trình. Chính vì vậy một số công trình thi công rất tốn kém trong xử lý móng, đã
làm cho giá thành xây dựng rất cao. Một số công trình xuống cấp nhanh khi đƣa

vào sử dụng, do lún, biến dạng. Vì vậy kết quả của luận văn sẽ góp phần vào giải
quyết các vấn đề có tính thực tiễn trên.

4


CHƢƠNG 1
SƠ LƢỢC ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÍ KINH TẾ
NHÂN VĂN, LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT VÀ
CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT KHU VỰC
1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên khu vực nghiên cứu
1.1.1 Vị trí địa lý
Khu vực nghiên cứu thuộc phần phía đông nam thành phố Hải Phòng, với diện
tích khoảng 88,4 km2 cách trung tâm thành phố khoảng 6 km về phía Đông Nam
(Có sơ đồ vị trí kèm theo)
Trung tâm khu vực nghiên cứu có tọa độ địa lý :
106o 42' 52'' kinh độ đông
20o 48' 56'' vĩ độ bắc
Về đơn vị hành chính khu vực nghiên cứu thuộc diện tích quận Hải An và một
phần diện tích quận Lê Chân và quận Ngô Quyền.
1.1.2. Đặc điểm địa hình
Quận Hải An có địa hình tƣơng đối thấp và khá bằng phẳng, đặc trƣng cho kiểu
địa hình đồng bằng.
1.1.3. Sông ngòi
Địa bàn quận đƣợc bao quanh bởi hệ thống các sông nhƣ là sông Lạch Tray,
sông Cửa Cấm, cùng với cửa sông Bạch Đằng lịch sử và bãi triều Gồ Đông nơi cách
khu du lịch Đồ Sơn, Cát Bà và vịnh Hạ Long không xa để phát triển nhiều loại hình
du lịch.
1.1.4. Điều kiện khí hậu
Nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa nóng ẩm của khu vực ven biển; nên

khu vực nghiên cứu chịu ảnh hƣởng của gió mùa.
Mùa đông lạnh và khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Mùa hè mát mẻ, nhiều mƣa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Lƣợng mƣa trung
bình hàng năm từ 1.794,7- 1.600mm. Tổng số ngày mƣa trong năm 115 ngày, Bão thƣờng xảy ra từ tháng 6 đến tháng 9.

5


Hỡnh 1.1. S v trớ khu vc qun Hi An v mi liờn h vựng

6

Đi Vĩnh Bảo

Sông Đa Độ

Thị trấn An Lão

0

5000

Sông Lạch Tray

10000m

Sông Văn úc

Thị trấn Kiến Thụy


Quận Kiến An

Khu công nghiệp
Bắc Minh Đức

Khu du lịch
nghỉ d-ỡng Đồ Sơn

K

h
ên

Đi Hạ Long

Khu công nghiệp Đình Vũ

quận hải an

Khu công nghiệp
Nam Minh Đức

Sông Giá

Sông Cấm

Thị trấn Núi Đèo

Khu công nghiệp
Vật Cách


1 cm trên bản đồ bằng 1000 m trên thực địa

Đi
Nam Định

Đi
Hà Nội

Đi Quảng Ninh

i


Đảo Cát Hải

p
Trá

Sơ đồ vị trí khu vực quận hải an và mối liên vùng

ch Đ
ằng
g Bạ
Sôn

Vịnh Bắc Bộ

Xuân Đán


Gia Luận

Đi Hạ Long

Cảng bến

Phà biển

Thị trấn Cát Bà

Việt Hải

Bãi Bèo

Phễu an toàn bay

Sân bay

Bến xe

Mặt n-ớc

V-ờn quốc gia

Đảo Cát Bà

Luồng tàu vào cảng

Đ-ờng sắt và ga


Đất ở cũ

Đất cây xanh TDTT

Đất cảng, bến, ga

Đất công nghiệp kho bãi

Đất làng xóm

Đất ở

Đất CTCC

CHỉ dẫn


Khí hậu của quận có 2 mùa rõ rệt, mùa mƣa và mùa khô, mùa mƣa từ tháng 4
đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3. Xen giữa hai mùa là hai thời kỳ
chuyển tiếp.
Mùa mƣa có lƣợng mƣa nhiều, nắng nhiều. Chỉ trong 6 tháng tập trung tới
85% lƣợng mƣa toàn năm. Mùa hạ gió bão, mƣa nhiều gây úng lụt. Mùa mƣa lớn
tập trung từ tháng 5 đến tháng 9.
Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3, khí hậu khô hanh, xen kẽ những đợt gió
mùa Đông Bắc gây mƣa phùn và trời trở lạnh. Khí hậu tƣơng đối ôn hoà. Do nằm
sát biển, về mùa đông, Hải An ấm hơn 50C và mùa hè mát hơn 50C so với Hà Nội.
Nhiệt độ trung bình hàng tháng từ 20 0C đến 250C, cao nhất có khi lên đến 380C
thấp nhất ít khi dƣới 150C.
1.1.5. Dân cư
Với dân số trung bình 106.803 ngƣời, quận Hải An có một nguồn nhân lực

lao động rất dồi dào. Trong đó số dân trong độ tuổi lao động trẻ chiếm tỷ lệ khá cao
là điều kiện tốt.
1.1.6. Kinh tế nhân văn
1.1.6.1. Giao thông
Quận Hải An có thuận lợi cơ bản cả về giao lƣu đƣờng bộ và đƣờng thuỷ.
Ngoài ra, Hải An có các đầu mối giao thông quan trọng của thành phố Hải Phòng,
bao gồm các tuyến đƣờng bộ, đƣờng thuỷ (cả đƣờng sông và đƣờng biển), đƣờng
sắt và đƣờng hàng không. Địa bàn quận đƣợc bao quanh bởi hệ thống sông Lạch
Tray, sông Cấm có cửa Nam Triệu đổ ra Vịnh Bắc Bộ.
Trục đƣờng giao thông liên tỉnh quan trọng nhất chạy qua địa bàn quận là
Quốc lộ 5 nối liền Hà Nội - Hải Phòng, các tuyến đƣờng trung tâm thành phố chạy
tới quận nhƣ: đƣờng Trần Hƣng Đạo, Lê Hồng Phong, đƣờng ra đảo Đình Vũ, Cát
Bà; có cảng Chùa Vẽ, cảng Cấm, cảng quân sự và một số cảng chuyên dùng khác;
có tuyến đƣờng sắt từ ga Lạc Viên đến cảng Chùa Vẽ; có sân bay Cát Bi với năng
lực vận chuyển 210.000 lƣợt hành khách và gần 2.000 tấn hàng mỗi năm. Sân bay
Cát Bi đang là sân bay nội địa hiện đảm nhận vai trò dự bị cho sân bay Nội Bài và

7


hƣớng tới xây dựng Cát Bi thành sân bay quốc tế. Đây cũng là một trong những
điểm lợi thế cần đƣợc chú ý khai thác phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của quận.
1.1.6.2 Kinh tế
Điều kiện kinh tế - xã hội của quận rất phức tạp, đặc biệt là kém phát triển so
với các quận khác, vẫn có một phần lớn là diện tích đất nông nghiệp và đất hoang
hoá, phần còn lại là đất công nghiệp của các khu công nghiệp Đình Vũ và Vũ Yên.
Nền kinh tế nông công nghiệp xen kẽ, kinh tế dịch vụ chƣa phát triển. Hiện nay,
công nghiệp xây dựng chƣa thật tƣơng xứng với tiềm năng, dịch vụ vẫn còn nhỏ lẻ,
mang tính nội vùng; nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế.
Những lợi thế về du lịch, về nông nghiệp sinh thái, về thuỷ sản có nhiều nhƣng chƣa đƣợc khai thác. Các khu công nghiệp Đông Hải, Đình Vũ phát triển, nhất là khi

cảng nƣớc sâu (nếu điều kiện kỹ thuật cho phép) đƣợc xây dựng, đi vào hoạt động
thì cơ cấu kinh tế Hải An có những thay đổi đáng kể theo đúng xu hƣớng tích cực
với sự đa dạng của các dịch vụ cảng, kho tàng, bến bãi, vận tải và luân chuyển
hàng hoá. Với những biến đổi đó, sự phát triển, cơ cấu kinh tế của Hải An không
chỉ góp phần vào việc hoàn thành đƣợc chức năng chung của Thành phố Hải
Phòng là thành phố Cảng.
1.1.6.3. Văn hoá
Đời sống văn hóa trên địa bàn quận ngày càng đƣợc nâng cao có tổ chức
Đảng và hệ thống chính trị không ngừng lớn mạnh. Trên địa bàn quận có các bệnh
viện, xí nghiệp, đài truyền thanh, bƣu điện... Có các trƣờng học phổ thông các cấp,
trƣờng trung cấp, cao đẳng.... Trong công cuộc phát triển trong thời đại mới, các
khu công nghiệp, các công trình xây dựng ở các quy mô khác nhau đang đƣợc xây
dựng hàng loạt và ngày càng nhiều. Trên địa bàn quận có 56 di tích (đình, chùa,
đền, miếu, nhà thờ, từ đƣờng, ...) trong đó có 20 di tích lịch sử văn hoá đƣợc nhà
nƣớc xếp hạng (13 cấp quốc gia, 7 cấp thành phố), nhiều di tích có giá trị về lịch sử
văn hoá lớn nhƣ: đền Từ Lƣơng Xâm, đền Phú Xá, Phủ Thƣợng Đoạn đƣợc nhân
dân suy tôn là 3 trong 4 Tứ linh Từ của huyện An Hải (cũ), ngoài ra còn nhiều kiến
trúc đẹp thƣờng thu hút đông đảo nhân dân trong và ngoài quận đến sinh hoạt lễ

8


hội văn hoá tâm linh nhƣ: chùa Vẽ, miếu-chùa Trung Hành, Hạ Đoạn... Căn cứ vào
vị trí địa lý, tổ chức hành chính và cơ cấu kinh tế - xã hội, Hải An có cơ cấu kinh tế
khá hợp lý theo đặc trƣng của một quận nội thành: Công nghiệp - Dịch vụ - Nông
nghiệp. Hiện nay, công nghiệp xây dựng chƣa thật tƣơng xứng với tiềm năng, dịch
vụ vẫn còn nhỏ lẻ, mang tính nội vùng; nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn
trong cơ cấu kinh tế. Những lợi thế về du lịch, nông nghiệp sinh thái, về thuỷ sản
có nhiều nhƣng chƣa đƣợc khai thác. Các khu công nghiệp Đông Hải, Đình Vũ
phát triển, nhất là khi cảng nƣớc sâu (nếu điều kiện kỹ thuật cho phép) đƣợc xây

dựng, đi vào hoạt động thì cơ cấu kinh tế Hải An có những thay đổi đáng kể theo
đúng xu hƣớng tích cực với sự đa dạng của các dịch vụ cảng, kho tàng, bến bãi,
vận tải và lƣu chuyển hàng hoá. Với những biến đổi đó, sự phát triển, cơ cấu kinh
tế của Hải An không chỉ góp phần vào việc hoàn thành đƣợc chức năng chung của
Thành phố Hải Phòng là thành phố Cảng, Trung tâm công nghiệp và thƣơng mại
lớn của cả nƣớc có sức lan toả, tạo động lực phát triển cho các tỉnh duyên hải phía
Bắc, mà còn giảm bớt đáng kể mật độ tập trung quá đông các giao dịch vụ vào các
quận nội thành cũ và khu trung tâm thành phố. Ngoài ra, Hải An phải thực hiện cả
việc xây dựng kết cấu hạ tầng cho khu vực nông nghiệp để thực hiện sự chuyển đổi
sang nông nghiệp đô thị, sinh thái bền vững ở trình độ kỹ thuật cao, hiện đại.
Xây dựng quận Hải An cơ bản trở thành đô thị mới, có hạ tầng kỹ thuật văn
minh, hiện đại; là đầu mối giao thông đối ngoại của Hải Phòng và các tỉnh phía
Bắc; là trung tâm công nghiệp, dịch vụ; có kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế phát
triển; là vành đai phòng thủ trọng yếu phía Đông -Nam thành phố, an ninh chính trị
- Trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững, có hệ thống chính trị vững mạnh, đời sống
vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng đƣợc cải thiện.
1.2. Lịch sử nghiên cứu địa chất
Khu vực nghiên cứu nằm trong cấu trúc của vùng Đông Bắc nên có lịch sử
nghiên cứu địa chất và khoáng sản của vùng Đông Bắc. Nhìn chung lịch sử nghiên
cứu địa chất của vùng có thể chia thành các giai đoạn:

9


1.2.1. Giai đoạn trước năm 1954
Trong phạm vi thành phố Hải Phòng đã có một số công trình nghiên cứu của
ngƣời Pháp nhƣ C.Fuchs (1882) thành lập bản đồ địa chất Đông Dƣơng tỉ lệ
1:4.000.000, trên bản đồ này phần lớn diện tích của thành phố Hải Phòng đƣợc vẽ
rất sơ sài, chỉ có các thành tạo Cacbon - Permi và hệ Đệ tứ. E.Patte (1927) thành
lập bản đồ đông bắc Bắc Bộ tỉ lệ 1:200.000 kèm theo chuyên khảo địa tầng. Đây là

tài liệu có tính hệ thống, tuy nhiên trên diện tích thành phố Hải Phòng tác giả cũng
chỉ đề cập đến địa tầng Paleozoi giữa - muộn (D - C) không phân chia, năm 1937,
C.Jacob và E.Patte cho xuất bản tờ bản đồ địa chất Hà Nội tỉ lệ 1:500.000, trên
vùng Hải Phòng, thực chất các tác giả cũng chỉ dẫn lại tài liệu của E.Patte (1927).
Năm 1941 đến 1952, J. Fromaget đã cho xuất bản các công trình nghiên cứu
địa tầng và cấu trúc địa chất Đông Dƣơng trong đó liên quan đến vùng Hải Phòng.
Kế thừa tài liệu của các tác giả trƣớc nhƣ E.Patte và R.Jeil, kết hợp với nguồn tài
liệu của mình tác giả đã thể hiện đƣợc cấu trúc địa chất ở vùng Hải Phòng và mô tả
các địa tầng Paleozoi một cách tỉ mỉ hơn.
1.2.2. Giai đoạn sau 1954 đến nay
Từ năm 1954 đến nay, mở đầu là nghiên cứu về tiềm năng dầu khí của vùng
trũng đồng bằng sông Hồng do S.Ki - tovani (1960) và Đoàn địa chất 36 (1961)
tiến hành. Từ 1961 đến 1963, các tờ bản đồ trọng lực từ hàng không tỉ lệ
1:5000.000 và 1:200.000 lần lƣợt đƣợc thành lập, là cơ sở đầu tiên để nghiên cứu
cấu trúc sau ở khu vực Hải Phòng. B.K. Golovenoc và Lê Văn Chân (1965) đã
phân chia các trầm tích Neogen ở vùng Hải Phòng - Hải Dƣơng thành 2 tầng. Trầm
tích Đệ tứ gồm tầng Hải Dƣơng chủ yếu là cuội, sỏi nguồn gốc sông, tầng Kiến Xƣơng hạt mịn có nguồn gốc hỗn hợp sông biển. Cơ sở phân chia này chủ yếu dựa
vào tài liệu thạch học, hầu nhƣ thiếu tài liệu cổ sinh nên chƣa có tính thuyết phục
cao. Tuy vậy, đây là tài liệu đầu tiên phân chia các trầm tích hệ Đệ tứ ở miền Bắc
Việt Nam một cách có hệ thống.
Bản đồ địa chất và khoáng sản tờ Hải Phòng - Nam Định tỉ lệ 1:200.000 của
Hàng Ngọc Kỷ (1978) có nhiều tài liệu thực tế, các tác giả đã phân chia chi tiết các

10


địa tầng Paleozoi và đặc biệt là với nguồn tài liệu khoan máy, các tác giả đã mô tả
các trầm tích Nêogen và hệ Đệ tứ bao gồm 6 phân vị địa tầng và cổ sinh.
Bản đồ địa chất Việt Nam tỉ lệ 1:500.000 do Nguyễn Xuân Bao và Trần Đức
Lƣơng chủ biên (1982), bản đồ khoáng sản Việt Nam cùng tỉ lệ do Lê Văn Trác và

Trần Phú Thành chủ biên (1983). Trên diện tích thành phố Hải Phòng, các công
trình trên cũng chủ yếu là hiệu đính tài liệu địa chất và khoáng sản của các công
trình có trƣớc mà cơ sở là nguồn tài liệu của Hoàng Ngọc Kỷ và nnk (1978).
Nguyễn Địch Dỹ và nnk (1985) đã thành lập bản đồ hệ Đệ tứ lƣu vực sông
Hồng và sông Thái Bình trong đó các trầm tích hệ Đệ tứ ở vùng Hải Phòng cũng
đƣợc phân chia khá chi tiết theo các nguồn gốc. Năm 1995, Nguyễn Đức Đại trong
công tác đo vẽ bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng sản cho Thành phố Hải Phòng
đã thành lập Bản đồ địa chất 1: 50.000, đây là tài liệu nghiên cứu có hệ thống và
chi tiết nhất về các thành tạo Đệ tứ ở khu vực này. Các tài liệu lƣu trữ nói trên có ý
nghĩa quan trọng trong tìm hiểu cấu trúc vùng nghiên cứu.
Ngoài những tài liệu có tính chất điều tra tổng hợp về địa chất và khoáng sản
của toàn vùng nói trên, còn có hàng loạt các tài liệu nghiên cứu chuyên đề khác
nhƣ: bài báo “Tam giác châu thổ Sông Hồng và đồng bằng hạ lƣu sông Hồng” của
Huỳnh Ngọc Hƣơng và Nguyễn Đức Chính (1960). Một loạt bài báo của Nguyễn
Đức Tâm nhƣ “Bàn về đồng bằng Bắc Bộ” (1968), “Bàn về đồng bằng Việt Nam”
(1970), “Bàn về thành tạo đồng bằng Bắc Bộ” của Tô Văn Nhụ (1970), Lê Huy
Hoàng (1972), “Động lực châu thổ sông Hông liên quan đến công trình thuỷ điện
đầu mối trên sông Đà của R.U.Khaidumov (1976). Nhìn chung, các tài liệu nêu
trên đều có đề cập đến địa chất và địa mạo thành phố Hải Phòng nhƣng còn khái
lƣợc.
Về địa mạo - tân kiến tạo: Khu vực Hải Phòng từ trƣớc chƣa đƣợc nghiên cứu
một cách có hệ thống mà chỉ nghiên cứu rời rạc. Trƣớc đây đã có công trình nổi
tiếng của P.Gourou (1936) với tiêu đề :”Ngƣời nông dân đồng bằng Bắc bộ”. Từ
1960 - 1970, về địa mạo ở khu vực Hải Phòng đã có nhiều ngƣời và cơ quan tâm
nghiên cứu nhƣ Reganop I.A.(1965), Nguyễn Đức Tâm, Hoàng Ngọc Kỷ, Nguyễn

11


Ngọc Minh (1978), gần đây nhất là trong atlat của Đào Đình Bắc và Nguyễn Địch

Dỹ (1983-1985). Các tác giả trên dù còn có quan điểm khác nhau, nhƣng đã vẽ nên
đƣợc bức tranh về địa mạo vùng đồng bằng Bắc Bộ nói chung và cùng Hải Phòng
nói riêng, đã nêu lên mối liên quan giữa địa hình với hoạt động tân Kiến tạo và các
trầm tích Kainozoi.
Công tác nghiên cứu địa vật lý ở vùng Hải Phòng cũng đƣợc chú ý trong
những năm gần đây. Từ năm 1960 trên diện tích thành phố Hải Phòng đã tiến hành
đo từ ở tỉ lệ 1:200.000 (vùng phủ) sau đó Đoàn 36, Đoàn 209 đã tiến hành công tác
đo trọng lực và đo sau diện. Công tác đo carota lỗ khoan đƣợc tiến hành ở một số
lỗ khoan của đoàn 36K, Đoàn 37, Đoàn 58. Đo xạ đƣờng bộ đƣợc Đoàn 204 tiến
hành ở tỉ lệ 1:200.000. Công tác đo xạ cho thấy cƣờng độ phóng xạ ở vùng đá gốc
thuộc khu vực thành phố Hải Phòng biến đổi không lớn và không có dị thƣờng
nào. Riêng vùng ven biển có chứa sa khoáng inmenit thì cƣờng độ thể hiện khá rõ.
Các kết quả nghiên cứu về từ đã đƣợc trình bày trong báo cáo từ hàng không
(J.U.Jvarikov, 1962), do địa vật lý vùng trũng Hà Nội (Hồ Đắc Hoài, Đỗ Văn Lu),
đo tham số địa vật lý vùng thành phố Hải Phòng đƣợc Nguyễn Kim Bôi (1978)
thực hiện.
Nhìn chung, tài liệu các loại đề cập đến việc nghiên cứu điều tra địa chất vùng
Hải Phòng dù ở mức độ nào cũng giúp ích, định hƣớng cho chúng tôi nghiên cứu
đúng đắn về địa chất, địa chất công trình trên khu vực địa bàn thành phố Hải
Phòng nói chung và tại quận Hải An nói riêng.
1.3. Đặc điểm cấu trúc địa chất khu vực nghiên cứu
Để viết phần địa chất khu vực chúng tôi dựa trên tài liệu bản đồ địa chất
Thành phố Hải Phòng tỷ lệ 1: 50.000, do Nguyễn Đức Đại làm chủ biên, thành lập
năm 1995, [8] có bổ xung các tài liệu nghiên cứu địa chất Đệ Tứ mới nhất của
thông qua các kết quả khoan nghiên cứu địa chất công trình vùng nghiên cứu.
1.3.1. Địa tầng
Nhìn chung khu vực nghiên cứu bị phủ bởi các thành tạo Đệ Tứ. Việc mô tả
các phân vị địa tầng vùng nghiên cứu đƣợc thực hiện thông qua các tài liệu lỗ

12



khoan và các tài liệu quan sát trên mặt, có đặc điểm nhƣ sau:
GIỚI KAINOZOI (KZ)
HỆ NEOGEN, THỐNG PLIOXEN
HỆ TẦNG VĨNH BẢO (N22 vb)
Các thành tạo của hệ tầng không lộ trên mặt địa hình, địa tầng đƣợc quan sát
tại lỗ khoan LK 6 HP. Thành phần thạch học của hệ tầng từ dƣới lên trên gồm các
đá sau: Bột kết, cát kết, sạn kết màu xám, xám xi măng, có xen các thấu kính than
nâu dày 0,3 - 0,5 m. Tập hợp bào tử phấn hoa thƣờng gặp là Dodorapus; Myrca;
Taxus, Beltula..., Hóa đá vi cổ sinh động vật thƣờng gặp: Quiqueloculima sp;
Ammoniobeccarii...Chiều dày của hệ tầng gặp nƣớc > 15m.
HỆ ĐỆ TỨ, THỐNG PLEISTOXEN , PHỤ THỐNG DƢỚI
HỆ TẦNG LỆ CHI (am Q1 lc)
Các thành tạo hệ tầng Lệ Chi (am Q1 lc) không lộ trên mặt địa hình, chỉ gặp
ở LK 2, LK 6. Thành phần thạch học từ dƣới lên trên bao gồm cát bột lẫn sạn sỏi,
cuội nhỏ màu xám xi măng, màu xám, ở phần cao khá giàu mụn thực vật, có chứa
các thấu kính than bùn...Các thành tạo của hệ tầng thuộc tƣớng sông, biển. Chiều
dày của hệ tầng trong các lỗ khoan thay đổi từ 13-69m.
HỆ ĐỆ TỨ, THỐNG PLEISTOXEN , PHỤ THỐNG GIỮA-TRÊN
HỆ TẦNG HÀ NỘI (am Q2 hn)
Hệ tầng Hà Nội do Hoàng Ngọc Kỷ và nhiều ngời khác xác lập năm 1973,
khi nghiên cứu địa tầng Hệ Thứ Tƣ tờ Hà Nội, tỷ lệ 1: 200.000. Mặt cắt chuẩn tại
lỗ khoan 4 ở Thanh Xuân Hà Nội [68,69]. Trong khu vực nghiên cứu, các thành tạo
của hệ tầng không lộ trên mặt địa hình, nhƣng gặp hầu hết trong các lỗ khoan. Căn
cứ vào thành phần thạch học và trầm tích có thể chia hệ tầng Hà Nội thành hai phụ
hệ tầng: phụ hệ tầng Hà Nội dƣới (a Q21 hn1) và phụ hệ tầng Hà Nội trên (am Q21
hn2).
Phân hệ tầng Hà Nội dưới (a Q21 hn1)
Thành phần thạch học của phân hệ tầng Hà Nội dƣới bao gồm: Cát, cuội, sạn

hạt nhỏ màu xám xi măng. Thành phần cuội chủ yếu là thạch anh và trầm tích silit.
13


Kích thƣớc cuội sạn từ 2-5mm, độ mài tròn chọn lọc kém. Chiều dày của phụ hệ
tầng dƣới mỏng từ 5 - 64 m. Trong các đá của phân hệ tầng có chứa tập hợp bào tử
phấn hoa Polypodim, Pterit, Lyatheo...Các thành tạo trên đặc trƣng cho tƣớng sông
(a).
Phân hệ tầng Hà Nội trên (am Q21 hn2)
Các thành tạo phân hệ tầng Hà Nội trên có thành phần thạch học chủ yếu
bao gồm bột cát, cát sét màu xám sáng lẫn ít mùn thực vật và các vẩy mica. Trong
các thành tạo này không phát hiện các hóa đá động vật. Tập hợp bào tử phấn hoa
thƣờng gặp là Dicksonia, Taxodium, Sequoia...Các thành tạo trên đặc trng cho
tƣớng sông (a) biểm (m). Chiều dày của phân hệ tầng Hà Nội trên giao động từ 4
đến 27m.
HỆ ĐỆ TỨ, THỐNG PLEISTOXEN , PHỤ THỐNG TRÊN
HỆ TẦNG VĨNH PHÚC (ma Q22 vp)
Hệ tầng Vĩnh Phúc (ma Q22 vp) do Hoàng Ngọc Kỷ và Nguyễn Đức Tâm
xác lập năm 1973, khi nghiên cứu các tích tụ này ở vùng Vĩnh Yên- Phúc Yên.
Theo các tác giả trên tầng Vĩnh Phúc có hai phần khá rõ. Phần dƣới có nguồn gốc
sông biển (am Q22 vp1). Phần trên là trầm tích biển (m Q22 vp2).
Phân hệ tầng Vĩnh Phúc dưới (am Q22 vp1)
Phân hệ tầng Vĩnh Phúc dƣới cũng không lộ trên mặt địa hình, chúng chỉ
gặp trong một số lỗ khoan. Thành phần thạch học bao gồm: Cát, cát hạt nhỏ các
thấu kính bột sét, ít cuội sỏi sạn thạch anh màu xám, xám vàng. Hóa đá vi cổ sinh
rất nghèo, đôi khi gặp Bolivina sp, Quinqueloculina sp, Pseudorotalia sp...Bào tử
phấn hóa gặp Pterix, Larix, Comparitac....Các thành tạo trên đặc trƣng cho tƣớng
sông - biển. Chiều dày của phân hệ tầng dƣới là 4-48m.
Phân hệ tầng trên (ma Q22 vp2)
Các thành tạo hệ tầng Vĩnh Phúc trên thuộc tƣơng trầm tích biển - sông, bao

gồm sét bột, cát hạt nhỏ - hạt vừa, màu xám sáng, xám vàng. Ở vùng bắc Thủy
Nguyên (ngoài vùng nghiên cứu), thung lũng Gia Luân phần trên mặt bị phong hóa
có màu sắc loang lổ. Hóa đá động vật nghèo nàn, chỉ gặp Cibicides sp,

14


Quinqueloculina sp, Ammonia sp...Chiều dày của phân hệ tầng trên là 3-12m. Tổng
chiều dày của hệ tầng Vĩnh Phúc là 61,2m.
HỆ ĐỆ TỨ, THỐNG HOLOXEN, PHỤ THỐNG DƢỚI - GIỮA
HỆ TẦNG HẢI HƢNG ( Q21-2 hh)
Hệ tầng Hải Hƣng do Hoảng Ngọc Kỷ xác lập năm 1978 [69,70], trên cơ sở
sát lập hai tầng Giảng Võ (b Q22 gv), với tầng Đống Đa (m Q22đ) và xác lập lại tuổi
Holoxen sớm giữa (Q21-2hh). Nguồn gốc thành tạo của tầng Hải Hƣng đƣợc xác
định là trầm tích đầm lầy hồ, ở giai đoạn muộn hơn là tích tụ biển, hồ lục địa.
Trong phạm vi thành phố Hải Phòng, khối lƣợng của hệ tầng Hải Hƣng bao
gồm tích tụ biển (m Q21-2 hh1) và tích tụ biển- đầm lầy (mb Q21-2 hh2).
Hệ tầng này lộ ra ở vùng An Hải, Thuỷ Nguyên và ven dãy núi Phù Liễu, Núi
Voi ở vùng Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, phân bố ở độ sâu dới 10-37 m. Ở ven cửa sông
Thái Bình, sông Văn Úc chúng phân bố ở độ sâu 6 -25m.
Bề dày của trầm tích biến đổi từ 10-29,5m. Hệ tầng bao gồm 2 phụ hệ tầng:
- Phụ hệ tầng Hải Hưng dưới (Q21-2 hh1)
Trầm tích biển- đầm lầy (mb Q21-2 hh1): Bao gồm 2 tập:
- Tập 1: Bột cát hạt mịn, màu xám sẫm, xám đen có chứa lẫn tàn tích thực vật,
dày 3,5m.
- Tập 2: Bột sét, sét bột màu xám đen dày 19,5m.
Theo các tài liệu cho thấy đây là trần tích tƣớng vũng vịnh ven biển bị đầm
lầy hoá, có chứa các di tích cổ sinh nhƣ: Pseudorotalia Schroenteriana; Lagena.sp
và di tích tảo ngọt - lợ thƣờng gặp trong trầm tích biển tuổi Holocen sớm - giữa.
Trong các lỗ khoan của phụ tầng Hải Hƣng dƣới thƣờng nằm bất chỉnh hợp

lên bề mặt phong hoá của hệ tầng Vĩnh Phúc (maQvp).
Trầm tích biển (m Q21-2 hh1)
Mặt cắt của hệ tầng đƣợc mô tả tại Đại Hà - Kiến Thuỵ - Hải Phòng, thành
phần là cát hạt nhỏ, cát hạt mịn lẫn vẩy mica, có ít tàn tích thực vật có màu sáng,
xám sẫm chứa Lagena.sp,bào tử phấn Osmunda.
Đƣờng kính hạt trung bình: Md = 0,125- 0,15. Độ chọn lọc trung bình đến

15


kém So = 1,73- 2,82; độ pH = 7,0- 7,71.
Các chỉ tiêu địa hoá và các chỉ tiêu trên phản ánh trầm tích này đã tích đọng
trong môi trƣờng biển ven bờ tƣờng vùng vịnh. Bề dày 8m, nằm trên lớp sét loang
lổ lẫn oxit sắt của hệ tầng Vĩnh Phúc.
- Phụ hệ tầng Hải Hưng trên (Q21-2 hh2)
Trầm tích biển (m Q21-2 hh2)
Trầm tích này lộ ra trên diện tích khá rộng vùng An Hải, bắc Thuỷ Nguyên,
ven rìa dãy núi Phù Liễn, núi Voi Thành phần chủ yếu là sét bột, bột sét lẫn ít tàn
tích thực vật màu xám.
Theo kết quả phân tích độ hạt, thành phần sét chiếm 40- 60%, bột 30- 38%,
còn lại là cát.
Đƣờng kính trung bình: Md = 0,012; Độ chọn lọc kém So = 2,8 -3; Độ pH =
6,91- 7
Bề dày của phụ tầng 6,5m. ở các độ sâu 9m và 11m gặp các di tích cổ sinh
vật: Spiroloculina.sp.
Theo xác định của Đỗ Văn Long, trầm tích tƣơng ứng với môi trƣờng biển
ven bờ, khoảng tuổi Holocen sớm- giữa.
Ở vùng An Hải lộ ra trầm tích sét lẫn cát xen thấu kính sét màu xám, xám
xanh, xám vàng bị phong hoá nhẹ, sét có màu sắc hơi loang lổ.
HỆ ĐỆ TỨ, THỐNG HOLOXEN , PHỤ THỐNG TRÊN

HỆ TẦNG THÁI BÌNH (Q23 tb)
Hệ tầng Thái Bình (Q23tb) đƣợc Hoàng Ngọc Kỷ và nnk xác lập năm 1978,
khi nghiên cứu các trầm tích trẻ ở vùng Thái Bình. Các thành tạo này có liên quan
với bồi tích hiện đại của Sông Hồng.
Trong khu vực nghiên cứu các thành tạo hệ tầng Thái Bình lộ rộng rãi trên
mắt địa hình. Các thành tạo này đƣợc thành tạo ở tƣờng sông, sông hồ và chia
thành hai phân hệ tầng.
Phân hệ tầng dƣới hệ tầng Thái Bình (m.am Q23tb)
Các thành tạo phân hệ tầng dƣới hệ tầng Thái bình phân bố rộng rãi bao gồm

16


các các tƣớng: tƣớng trầm tích biển, cát, cát lẫn vẩy mica màu nâu, nâu xám. Trầm
tích sông biển bột sét, bột cát màu nâu, nâu xám. Chiều dày phân hệ tầng dƣới là 116m.
Phân hệ tầng Thái Bình trên (ma,ab,m Q23tb2)
Các thành tạo phân hệ tầng Thái Bình trên phân bố hẹp mang tính cục bộ tại
những khu vực có địa hình thấp. Thành phần thạch học phức tạp, phụ thuộc vào
môi trƣờng lắng đọng. Tƣớng trầm tích biển gồm cát, bột màu xám có lẫn vẩy
mica. Tƣớng biển sông gồm cát bột màu nâu xám. Tƣớng trầm tích sông đầm lầy
có bột cát hạt mịn, sét chứa mùn tực vật. Tƣớng trầm tích sông có bột sét cát màu
nâu xám. Trầm tích tƣớng biển gió có cát hạt mịn màu xám độ chọn lọc tốt... Nhìn
chung các thành tạo này có tinh phân di rất rõ trong không gian. Chiều dày của phụ
hệ tầng từ 0-12,8m.
Trong luận văn này đối tƣợng nghiên cứu chính là các thành tạo của hai hệ
tầng: Hệ tầng Hải Hƣng và hệ tầng Thái Bình, các thành tạo này sẽ đƣợc trình bày
chi tiết tại khu vực Quận Hải An, thành phố Hải Phòng ở chƣơng III.
1.3.2. Kiến tạo
Trong diện tích nghiên cứu không lớn bao quanh khu vực Quận Hải An và
một số quận huyện lân cận của Thành phố Hải Phòng, với diện tích khoảng

380km2. Vì vậy các vấn đề nghiên cứu về kiến tạo gặp nhiều khó khăn. Với mục
tiêu nghiên cứu các thành tạo trầm tích Đệ Tứ phục vụ cho quy hoạch xây dựng,
trong luận văn này về kiến tạo học viên chỉ phân chia các tầng kiến trúc, căn cứ
vào đặc điểm cấu trúc của vùng. Vùng nghiên cứu chỉ có một tầng kiến trúc
Kainozoi, đƣợc chia thành 2 phụ tầng kiến trúc: Phụ tầng kiến trúc dƣới và phụ
tầng kiến trúc trên.
1.3.2.1. Phụ tầng kiến trúc dưới
Tầng kiến trúc này trong vùng chỉ gặp các thành tạo của hệ tầng Vĩnh Bảo.
Những khu vực khác ở đồng bằng Bắc Bộ có cả hệ tầng Phan Lƣơng. Các lỗ khoan
sâu cho thấy tầng cấu trúc này có bề dày từ 250-1000m (theo tài kiệu vật lý). Tầng
cấu trúc này bị phủ kín. Trong khu vực nghiên cứu chỉ gặp ở một vài lỗ khoan ở độ

17


×