BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠO HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
PHẠM THẾ TOÀN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
ĐỐI VỚI HÀNG ĐÔNG LẠNH TẠM NHẬP, TÁI XUẤT
VÀO THỊ TRƢỜNG TRUNG QUỐC CỦA
CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ KINH TẾ
HẢI PHÒNG - NĂM 2016
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠO HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
--------- ---------
PHẠM THẾ TOÀN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
ĐỐI VỚI HÀNG ĐÔNG LẠNH TẠM NHẬP, TÁI XUẤT
VÀO THỊ TRƢỜNG TRUNG QUỐC CỦA
CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ KINH TẾ
NGÀNH: QUẢNH LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 60340401
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Dƣơng Văn Bạo
HẢI PHÒNG - NĂM 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu kết quả nêu trong luận văn là trung thực và các thông tin đƣợc trích dẫn trong
luận văn đều đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc ./.
NGƢỜI CAM ĐOAN
PHẠM THẾ TOÀN
i
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này là kết quả của quá trình học tập, sƣu tầm, nghiên cứu, kết hợp với
những kinh nghiệm thực tiễn có đƣợc trong quá trình công tác, cùng với sự nỗ lực cố
gắng của bản thân.
Để hoàn thành đƣợc luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các
thầy giáo, cô giáo Trƣờng Đại học Hàng hải Việt Nam, các đồng nghiệp và bạn bè
đã nhiệt tình giúp đỡ. Đặc biệt, tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến
PGS.TS. Dƣơng Văn Bạo, là ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn khoa học. Thầy đã dày công
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Xin đƣợc gửi cảm ơn chân thành tới tập thể Lãnh đạo, cán bộ, công chức và
các đơn vị trực thuộc Cục Hải quan TP Hải Phòng, các thƣơng nhân, doanh nghiệp
đã giúp đỡ, tạo điều kiện để luận văn đƣợc hoàn thành.
Mặc dù đã có sự nỗ lực, cố gắng hết mình nhƣng chắc chắn luận văn này
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận đƣợc sự góp ý của quý
thầy, cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
PHẠM THẾ TOÀN
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... v
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. v
DANH MỤC SƠ ĐỒ ............................................................................................... vi
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH HÀNG TẠM NHẬP, TÁI XUẤT ..................................... 4
1.1. Khái niệm cơ bản về hàng tạm nhập, tái xuất. ................................................... 4
1.1.1. Khái niệm: ....................................................................................................... 4
1.1.2. Các hình thức tạm nhập, tái xuất ..................................................................... 6
1.1.3. Quy trình nghiệp vụ quản lý hải quan đối với hàng kinh doanh tạm nhập, tạm
xuất. ........................................................................................................................... 6
1.1.4. Điều kiện để kinh doanh hàng tạm nhập tái xuất: ......................................... 10
1.1.5. Lợi ích của hoạt động kinh doanh hàng đông lạnh tạm nhập tái xuất đối với
sự phát triển kinh tế của nƣớc ta hiện nay. .............................................................. 11
1.2. Nội dung quản lý hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất vào thị trƣờng Trung
Quốc ........................................................................................................................ 13
1.2.1. Tính tất yếu của công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động kinh doanh
hàng nhập nhập tái xuất. .......................................................................................... 13
1.2.2. Nội dung công tác quản lý nhà nước về hàng đông lạnh tạm nhập, tái xuất. .. 17
1.3 Kinh nghiệm quản lý hải quan đối với hoạt động kinh doanh hàng đông lạnh
tạm nhập, tái xuất vào thị trƣờng Trung Quốc tại một số địa phƣơng và bài học rút
ra cho Cục Hải quan TP Hải Phòng ........................................................................ 26
1.3.1. Kinh nghiệm của Hải quan Lào Cai .............................................................. 26
1.3.2. Kinh nghiệm của Hải quan Quảng Ninh ....................................................... 27
1.3.3. Kinh nghiệm của Hải quan Lạng Sơn ........................................................... 27
iii
1.3.4. Một số bài học kinh nghiệm đƣợc rút ra cho Cục Hải quan TP Hải Phòng . 28
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HÀNG ĐÔNG LẠNH TẠM NHẬP,
TÁI XUẤT VÀO THỊ TRƢỜNG TRUNG QUỐC CỦA CỤC HẢI QUAN TP
HẢI PHÒNG ........................................................................................................... 29
2.1. Giới thiệu khái quát về Cục Hải quan TP Hải Phòng ...................................... 29
2.1.1. Sự ra đời và phát triển của cục Hải quan TP Hải Phòng............................... 29
2.2. Thực trạng quản lý hải quan đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất
hàng đông lạnh vào thị trƣờng Trung Quốc của Cục Hải quan TP Hải Phòng ...... 32
2.3. Kết quả đạt đƣợc và những tồn tài, bất cập và nguyên nhân. .......................... 37
CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN
LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HÀNG ĐÔNG LẠNH TẠM NHẬP, TÁI XUẤT VÀO
THỊ TRƢỜNG TRUNG QUỐC CỦA CỤC HẢI QUAN TP HẢI PHÒNG ......... 45
3.1. Định hƣớng công tác quản lý hải quan đối với hoạt động kinh doanh hàng tạm
nhập tái xuất ............................................................................................................ 45
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt
động tạm nhập tái xuất hàng đông lạnh vào thị trƣờng Trung Quốc của Cục Hải
quan TP Hải Phòng.................................................................................................. 49
3.3. Các điều kiện đảm bảo thực hiện hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc đối với
hàng đông lạnh tạm nhập, tái xuất vào thị trƣờng Trung Quốc của Cục Hải quan
TP Hải Phòng .......................................................................................................... 54
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 58
iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu
STT
1
CBCC
Công ƣớc ATA
2
Nguyên nghĩa
Cán bộ, công chức
Công ƣớc quốc tế của HQ thế giới về sổ tạm quản
ATA
Công ƣớc
Công ƣớc quốc tế về tạm quản hàng hóa đƣợc thông
ISTANBUL
qua năm 1990 tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ)
Công ƣớc Kyoto
Công ƣớc quốc tế về đơn giản hóa, hài hòa TTHQ
4
5
TNTX
Tạm nhập, tái xuất
6
TN
Tạm nhập
7
TX
Tái xuất
8
HQCK
Hải quan cửa khẩu
9
KTSTQ
Kiểm tra sau thông quan
3
Hệ thống thông quan hàng hóa tự động/Hệ thống
VNACCS/VCIS
10
thông tin tình báo hải quan (Viet Nam Automated
Cargo Clearance Systems/Viet Nam Customs
Intelligent System)
11 XNK
Xuất nhập khẩu
12 NK
Nhập khẩu
13 XK
Xuất khẩu
14 TTHQ
Thủ tục hải quan
15 QLNN
Quản lý nhà nƣớc
16 TP
Thành phố
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số bảng
2.1
2.2
2.3
Tên bảng
Tình hình biên chế CBCC Cục Hải quan TP Hải
Phòng
Tình hình hoạt động của cục Hải quan TP Hải
Phòng giai đoạn 2011 – 2015
Kim ngạch hàng đông lạnh kinh doanh TNTX qua
các năm 2011 – 2015
v
Số trang
30
32
38
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số biểu đồ
2.1
Tên biểu đồ
Tình hình hoạt động của cục Hải quan TP Hải Phòng
giai đoạn 2011 – 2015
2.2
Biểu đồ so sánh kim ngạch
2.3
Biểu đồ so sánh số lƣợng tờ khai
vi
Số trang
32
38
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Số sơ đồ
Tên sơ đồ
Số trang
1.1
Sơ đồ tổng quan quy trình quản lý hàng TNTX
7
1.2
Sơ đồ quá trình quản lý đối với một lô hàng TNTX
8
1.3
1.4
1.5
Sơ đồ quản lý Nhà nƣớc về hải quan đối với hàng
TNTX
Sơ đồ quản lý hàng TNTX bằng giấy phép nhập
khẩu
Sơ đồ quản lý hàng TNTX không cần giấy phép
nhập khẩu
18
18
19
1.6
Sơ đồ thời hạn hàng tạm nhập phải tái xuất
19
1.7
Sơ đồ địa điểm lƣu giữ hàng tạm nhập chờ tái xuất
20
1.8
Sơ đồ địa điểm làm TTHQ hàng TNTX
20
1.9
Sơ đồ điều kiện đƣợc TNTX hàng đông lạnh
22
1.10
Sơ đồ các sắc thuế quản lý TNTX
23
1.11
Sơ đồ áp dụng bảo lãnh thuế đối với TXTX
24
2.1
Sơ đồ cơ cấu tổ chức Cục Hải quan TP Hải Phòng
31
vii
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tạm nhập, tái xuất hàng hóa (Temporary Import and Re-export Cargo): Là
một tập quán thƣơng mại đƣợc sử dụng rộng rãi trong thƣơng mại quốc tế, đồng
thời là một hình thức kinh doanh, dịch vụ XNK. Ở Việt Nam, hoạt động này đƣợc
quy định trong Luật Thƣơng mại, Luật Hải quan, các Nghị định của Chính phủ và
quy định pháp luật khác có liên quan.
Việt Nam có bờ biển dài với nhiều cảng biển quốc tế, trong đó cảng biển Hải
Phòng có lợi thế vị trí địa lý gần địa bàn rộng lớn các địa phƣơng phía nam lục địa
Trung Quốc, rất thuận lợi cho việc trung chuyển hàng hóa từ nƣớc ngoài qua cảng
Hải Phòng vào thị trƣờng Trung Quốc. Vì vậy, trong những thập niên gần đây hoạt
động kinh doanh TNTX qua cảng Hải Phòng phát triển vô cùng mạnh mẽ cả về
quy mô và tốc độ. Bên cạnh đó chính sách quản lý của nhà nƣớc và TTHQ đối với
loại hình kinh doanh TNTX hàng hóa tƣơng đối thông thoáng, thuận lợi cho các
doanh nghiệp tham gia hoạt động, góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế của nƣớc ta ngày càng sâu rộng hơn, đem lại những lợi ích kinh tế, xã hội
nhất định.
Tuy nhiên, những kẽ hở trong quản lý, cơ chế chính sách và sự thông thoáng
về thủ tục hải quan đã bị lợi dụng để thực hiện một số hành vi vi phạm pháp luật
nhƣ buôn lậu, gian lận thƣơng mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới
làm phƣơng hại nền kinh tế trong nƣớc.
Cục Hải quan TP Hải Phòng thực hiện chức năng QLNN về hải quan trên địa
bàn rộng lớn, với cảng biển Hải Phòng - cửa ngõ chính ra biển của các tỉnh phía bắc,
nằm trên trục hàng lang kinh tế Côn Minh ( Trung Quốc ) - Hà Nội - Hải Phòng, gần
biên giới phía Bắc là cửa ngõ giao thƣơng và trung chuyển hàng hóa với nƣớc láng
giềng Trung Quốc. Với lợi thế sẵn có của cảng Hải Phòng nên lƣợng hàng đông lạnh
làm thủ tục TNTX, gửi kho ngoại quan, chuyển khẩu, qua địa bàn khá lớn. Có thể
khẳng định rằng hàng hóa tạm nhập tái xuất, trong đó có hàng đông lạnh đƣợc làm thủ
tục tạm nhập qua Cảng Hải Phòng chủ yếu đƣợc tái xuất qua cửa khẩu biên giới thuộc
1
các tỉnh phía bắc Việt Nam sang thị trƣờng các tỉnh phía nam lục địa Trung Quốc.
Từ khi có chính sách mở cửa thông thƣơng giữa hai nƣớc qua các cửa khẩu
vùng biên giới Việt - Trung, hoạt động xuất nhập khẩu không ngừng tăng lên. Quản
lý hoạt động kinh doanh TNTX hóa nói chung, hàng đông lạnh nói riêng là một
trong những nhiệm vụ quan trọng của Cục Hải quan TP Hải Phòng. Vì thế, cần phải
nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động kinh doanh hàng đông lạnh TNTX để
nhằm phòng chống gian lận thƣơng mại, buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa
qua biên giới, chống thất thu thuế, thẩm lậu hàng hóa vào thị trƣờng trong nƣớc, góp
phần bảo vệ nền sản xuất trong nƣớc, quyền lợi ngƣời tiêu dùng, tạo thuận lợi cho
hoạt động thƣơng mại và phát triển kinh tế địa phƣơng.
Chính vì lý do đó và qua quá trình nghiên cứu, thực hiện chƣơng trình định
hƣớng thực hành Cao học quản lý kinh tế, tác giả đã lựa chọn đề tài
“Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hàng đông lạnh tạm nhập, tái
xuất vào thị trường Trung Quốc của Cục Hải quan TP Hải Phòng” có ý nghĩa cả
về lý luận cũng nhƣ thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn. Hệ thống
hoá và góp phần bổ sung, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, khái quát về quản lý
hải quan đối với hoạt động kinh doanh hàng đông lạnh tạm nhập, tái xuất vào thị
trƣờng Trung Quốc của Cục Hải quan TP Hải Phòng. Trên cơ sở phân tích, đánh
giá thực trạng việc tổ chức thực hiện QLNN về Hải quan đối với hàng đông lạnh
TNTX vào thị trƣờng Trung Quốc của Cục Hải quan TP Hải Phòng từ năm 2011 2015. Từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý hải quan đối với loại hình
kinh doanh TNTX hàng đông lạnh.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Công tác QLNN về hải quan đối với hoạt động kinh
doanh hàng TNTX, trong đó có hàng đông lạnh tạm nhập tái xuất vào thị trƣờng
Trung Quốc của Cục Hải quan TP Hải Phòng.
- Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu về quản lý hải quan tại Hải
Phòng đối với hàng đông lạnh tạm nhập qua cửa khẩu cảng Hải Phòng và tái xuất
2
vào thị trƣờng Trung Quốc
- Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2011 đến 2015
4. Những đóng góp của luận văn
Về lý luận: Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý kinh doanh
TNTX và quản lý hải quan đối với hoạt động kinh doanh hàng đông lạnh TNTX.
Về thực tiễn: Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng quản lý kinh doanh
hàng đông lạnh TNTX vào thị trƣờng Trung Quốc của Cục Hải quan Hải Phòng
giai đoạn 2011 đến 2015, chỉ ra những kết quả đạt đuợc, những hạn chế, tồn tại, bất
cập và nguyên nhân, đồng thời căn cứ vào diễn biến tình hình mới đƣa ra một số
giải pháp góp phần vào việc từng bƣớc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý
Hải quan đối với hoạt động kinh doanh hàng đông lạnh TNTX vào thị trƣờng
Trung Quốc của Cục Hải quan TP Hải Phòng trong thời gian tới. Các giải pháp
đảm bảo đƣợc tính thực tiễn hoạt động của Cục Hải quan TP Hải Phòng và phù
hợp với điều kiện, xu thế phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn TP Hải Phòng.
5. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và danh mục tài liệu tham
khảo, luận văn đƣợc bố cục thành 3 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý hải quan đối với kinh doanh hàng tạm
nhập, tái xuất.
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý hàng đông lạnh tạm nhập, tái xuất vào thị
trƣờng Trung Quốc của Cục Hải quan TP Hải Phòng.
Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc đối
với hàng đông lạnh tạm nhập, tái xuất vào thị trƣờng Trung Quốc của Cục Hải
quan TP Hải Phòng.
3
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH HÀNG TẠM NHẬP, TÁI XUẤT
1.1. Khái niệm cơ bản về hàng tạm nhập, tái xuất.
1.1.1. Khái niệm:
Tạm nhập, tái xuất hàng hóa ( Temporary Import and Re-export ): Là phƣơng
thức kinh doanh lâu đời, phổ biến trên thị trƣờng quốc tế và đã đƣợc thực hiện
nhiều năm qua ở nƣớc ta. Thuật ngữ “tạm quản” đã đƣợc định nghĩa trong Công
ƣớc quốc tế về tạm quản hàng hóa (Istanbul-1990) là chế độ hải quan mà theo đó
một số hàng hoá (bao gồm cả các phƣơng tiện vận tải) đƣợc nhập vào lãnh thổ hải
quan mà không phải đóng thuế nhập khẩu và các loại thuế khác và không bị áp
dụng các hạn chế hay cấm nhập khẩu đối với các loại hàng mang tính chất kinh tế
kể cả các phƣơng tiện vận tải đƣợc nhập với mục đích rõ ràng và sẽ tái xuất trong
thời hạn xác định mà không bị làm thay đổi, cải biến trừ trƣờng hợp giảm giá trị
thông thƣờng do quá trình sử dụng.
Tại Phụ lục G, Công ƣớc quốc tế về đơn giản hóa, hài hòa hóa TTHQ (Công
ƣớc Kyoto) sửa đổi giải thích: “tạm nhập” là TTHQ mà theo đó một số loại hàng
hóa nhất định có thể đƣa vào biên giới hải quan một cách có điều kiện và có thể
đƣợc miễn toàn bộ thuế hoặc một phần thuế nhập khẩu và các loại thuế khác (ví dụ
hàng hóa nhập khẩu phục vụ mục đích đặc biệt và phải đƣợc tái xuất trong một
khoảng thời gian nhất định mà không đƣợc thay đổi hàng hóa trừ khi những khấu
hao thông thƣờng do nguyên liệu làm nên sản phẩm.
Ở Việt Nam, năm 2005 khi Luật thƣơng mại đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005 thay thế
cho Luật Thƣơng mại (1997) thì hoạt động này mới chính thức đƣợc coi là một hoạt
động kinh tế trong tổng thể nền kinh tế quốc dân. Tại Điều 29 Luật Thƣơng mại quy
định: “Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc
từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan
riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt
4
Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam”.
Theo quy định tại “Quyết định số 1311/1998/QĐ-BTM ngày 31 tháng 10
năm 1998 của Bộ Thƣơng mại ban hành quy chế kinh doanh theo phƣơng thức
chuyển khẩu và quy chế kinh doanh theo phƣơng thức tạm nhập tái xuất thì tạm
nhập tái xuất đƣợc thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt, hợp đồng mua
hàng do thƣơng nhân Việt Nam ký với thƣơng nhân nƣớc xuất khẩu và hợp đồng
bán hàng do thƣơng nhân Việt Nam ký với thƣơng nhân nƣớc nhập khẩu. Hợp
đồng mua hàng có thể ký trƣớc hoặc sau hợp đồng bán hàng”.[30]
Từ đó ta có thể hiểu hàng tạm nhập, tái xuất là hình thức doanh nghiệp nhập
khẩu hàng hóa nhƣng không phải để tiêu thụ tại thị trƣờng trong nƣớc mà là để
xuất khẩu sang một nƣớc khác nhằm thu lợi nhuận. Những mặt hàng này không
đƣợc gia công hay chế biến tại nơi tạm nhập. Hàng hóa vừa phải làm thủ tục tạm
nhập khẩu vừa phải làm thủ tục tái xuất khẩu sau đó.
* Phân biệt phƣơng thức kinh doanh hàng tạm nhập tái xuất với chuyển khẩu
hàng hóa:
Chuyển khẩu hàng hóa ( Transit ) là việc mua hàng từ một nƣớc, vùng lãnh
thổ để bán sang một nƣớc, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm
thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt
Nam.[4]
Chuyển khẩu hàng hóa đƣợc thực hiện theo các hình thức nhƣ: Hàng hóa
đƣợc vận chuyển thẳng từ nƣớc xuất khẩu đến nƣớc nhập khẩu không qua cửa
khẩu Việt Nam; hàng hóa đƣợc vận chuyển từ nƣớc xuất khẩu đến nƣớc nhập khẩu
có qua cửa khẩu Việt Nam nhƣng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và
không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam; hàng hóa đƣợc vận chuyển từ nƣớc
xuất khẩu đến nƣớc nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam và đƣa vào kho ngoại
quan, khu vực trung chuyển hàng hóatại các cảng Việt Nam, không làm thủ tục
nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.[4]
- Quản lý hàng tạm nhập, tái xuất là sự tác động có tổ chức của cơ quan hải
quan để chỉ huy, điều khiển, hƣớng dẫn, kiểm soát quá trình hoạt động kinh doanh
5
hàng đông lạnh TNTX của thƣơng nhân trong một thời gian nhất định.
1.1.2. Các hình thức tạm nhập, tái xuất
Căn cứ vào mục đích thƣơng mại, tạm nhập tái xuất hàng hóa đƣợc chia thành
hai loại là: Tạm nhập, tái xuất hàng hóa thông thƣờng và các hình thức tạm nhập
tái xuất khác:
- Tạm nhập tái xuất hàng hóa thông thƣờng là hoạt động kinh doanh TNTX
đƣợc thực hiện đối với tất cả các loại hàng hóa, kể cả hàng hóa thuộc danh mục
cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu; hàng hóa thuộc danh mục cấm nhập khẩu,
tạm ngừng nhập khẩu, hàng hóa thuộc danh mục phải xin giấy phép của Bộ Công
thƣơng, hàng hóa thuộc diện quản lý của các Bộ, Ngành.[12]
- Các hình thức tạm nhập, tái xuất khác: Theo mục đích của việc tạm nhập, tái
xuất tƣơng ứng hình thức này bao gồm hàng hóa là máy móc, thiết bị, phƣơng tiện
thi công, khuôn, mẫu đƣợc phép tạm nhập, tái xuất theo các hợp đồng thuê, mƣợn
của thƣơng nhân Việt Nam ký với bên nƣớc ngoài để sản xuất, thi công, thực hiện
dự án đầu tƣ; hàng hóa là linh kiện, phụ tùng tạm nhập, tái xuất để phục vụ thay
thế, sửa chữa tầu biển, tầu bay nƣớc ngoài nhƣng không có hợp đồng; hàng hóa
tạm nhập, tái xuất tham dự hội chợ, triển lãm; hàng hóa là phƣơng tiện chứa hàng
hóa tạm nhập tái xuất theo hình thức quay vòng; hàng hóa tạm nhập tái xuất bán tại
cửa hàng miễn thuế; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất có
thời hạn.[8]
1.1.3. Quy trình nghiệp vụ quản lý hải quan đối với hàng kinh doanh tạm
nhập, tạm xuất.
- Thủ tục hải quan đối với hàng tạm nhập, tái xuất hiện nay đƣợc thực hiện
trên hệ thống VNACCS/VCIS do Chính phủ Nhật Bản tài trợ cho Hải quan Việt
Nam. Quy trình nghiệp vụ thủ tục hải quan do Bộ Tài chính ban hành, Tổng cục
Hải quan hƣớng dẫn thực hiện thống nhất trong toàn ngành đã tạo ra khả năng
thông quan công khai, nhanh chóng đây cũng chính là bƣớc đột phá quan trọng về
cải cách thủ tục hành chính của Hải quan Việt Nam.
Quy trình này đƣợc thể hiện tổng quan nhƣ sơ đồ dƣới đây:
6
Tổ
ổngq uanq uả
ảnlýhàn gtạ
ạmnhậ
ập-táixuấ
ất
Tạm
nh ậHQ
p
Cơ
quan
Tái xuất
Khai
Sửa đổi
Chuyển nội
địa
Tham chiếu
Quản lý,G/Sát
(2)
(2)
(1)
Khai
bỏo
Sơ đồ 1. 1: Sơ đồ tổng quan quy trình quản lý hàng tạm nhập, tái xuất
(Nguồn: Tài liệu tập huấn Hệ thống VNACCS/VCIS, Tổng cục Hải quan).
(1) Ngƣời khai hải quan: khai báo thông tin liên quan đến hàng hóa hoặc có
thể sửa đổi thông tin trên hệ thống khai báo điện tử của doanh nghiệp gửi đến cơ
quan Hải quan và nhận phản hồi từ cơ quan Hải quan thông qua hệ thống xử lý dữ
liệu thông quan tự động (VNACCS).
(2) Cơ quan Hải quan: thực hiện thủ tục tạm nhập, tái xuất, chuyển tiêu thụ
nội địa, quản lý, giám sát và phản hồi kết quả cho ngƣời khai hải quan thông qua
hệ thống thống quan tự động (VNACCS).
Quyền truy cập vào hệ thống quản lý gồm cả 3 cấp: Tổng cục Hải quan, Cục
Hải quan tỉnh, thành phố và cấp Chi cục Hải quan. Quá trình quản lý đối với một lô
hàng TNTX cụ thể đƣợc chia làm 03 khâu: Tạm nhập hàng hóa - Tái xuất hàng hóa
Thanh khoản tờ khai ( thanh khoản thuế ) đƣợc khái quát qua sơ đồ 1.2 nhƣ sau:
7
Doanh nghiệp
Tạm nhập
Tái xuất
Thanh khoản
- Khai báo làm
- Khai báo làm
- Gửi hồ sơ thanh
thủ tục HQ nhập
thủ tục HQ xuất
khoản đến HQ nơi
khẩu
khẩu
làm thủ tục tạm
nhập
Hải quan
- Kiểm tra đối
- Kiểm tra thời
- Thanh khoản tờ
chiếu Hợp đồng
hạn hàng hóa lƣu
khai tạm nhập
XK
giữ tại Việt Nam
- Kiểm tra nghĩa
- Niêm phong HQ
- Kiểm tra, đối
vụthuế
phƣơng tiện chứa
chiếu với tờ khai
- Xử phạt vi phạm
hàng
tạm nhập tƣơng
(nếu có)
ứng
Sơ đồ 1. 2: Sơ đồ quá trình quản lý đối với một lô hàng tạm nhập, tái xuất
+ Khâu tạm nhập: Doanh nghiệp tiến hành khai báo làm TTHQ để nhập
khẩu hàng hóa; hải quan thực hiện việc kiểm tra đối chiếu hợp đồng xuất khẩu và
niêm phong phƣơng tiện chứa hàng.
+ Khâu tái xuất: Doanh nghiệp tiến hành khai báo làm TTHQ để xuất khẩu
hàng hóa; hải quan thực hiện việc kiểm tra thời hạn hàng hóa lƣu trữ tại Việt Nam,
kiểm tra đối chiếu thông tin trên tờ khai tạm nhập tƣơng ứng
+ Khâu thanh khoản hồ sơ: Doanh nghiệp nộp hồ sơ thanh khoản đến cơ
quan Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập; hải quan tiến hành thanh khoản tờ khai
tạm nhập, kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp, xử phạt vi phạm
hành chính (nếu có).
8
- Do tính chất đặc thù của các loại hàng hóa có áp dụng các chính sách quản
lý riêng nên TTHQ đối với hàng đông lạnh TNTX bao gồm: TTHQ áp dụng chung
cho các mặt hàng kinh doanh TNTX và TTHQ áp dụng đối với mặt hàng đông lạnh
tạm nhập, tái xuất.
+ Thủ tục hải quan áp dụng chung cho tất cả các mặt hàng kinh doanh tạm
nhập, tái xuất:
Về nguyên tắc TTHQ đối với hàng kinh doanh TNTX đƣợc thực hiện nhƣ đối
với một lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu thƣơng mại. Theo đó, khi làm thủ tục tạm
nhập cho lô hàng ngƣời khai hải quan phải nộp và xuất trình hồ sơ hải quan nhƣ quy
định về hồ sơ một lô hàng nhập khẩu thƣơng mại cho chi cục hải quan cửa khẩu nơi
lô hàng tạm nhập đƣợc vận chuyển đến Việt Nam.
Hồ sơ hải quan tạm nhập gồm: Tờ khai hải quan (dạng điện tử); hợp đồng
mua bán hàng hóa; hóa đơn thƣơng mại; bảng kê chi tiết hàng hóa; vận tải đơn;
giấy chứng nhận kiểm dịch, kiểm tra an toàn thực phẩm (nếu có); giấy chứng nhận
xuất xứ hàng hóa; đăng ký cửa khẩu tái xuất trên tờ khai tạm nhập.
Hồ sơ hải quan tái xuất gồm: Khi làm thủ tục tái xuất lô hàng tạm nhập, ngoài
các chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan nhƣ đối với một lô hàng xuất khẩu thƣơng
mại (Tờ khai hải quan - dạng điện tử, hợp đồng xuất khẩu, hóa đơn xuất khẩu,
bảng kê chi tiết hàng hóa, các chứng từ khác theo quy định của các Bộ, Ngành)
ngƣời khai hải quan phải nộp thêm một bản sao tờ khai hàng hóa tạm nhập và một
bản sao hợp đồng bán hàng (hợp đồng xuất khẩu) do thƣơng nhân Việt Nam ký với
thƣơng nhân nƣớc ngoài. Thƣơng nhân có thể chia nhỏ lô hàng tạm nhập để tái
xuất nhiều lần nhƣng mỗi lần tái xuất, thƣơng nhân phải tái xuất hết lƣợng hàng
khai trên một tờ khai tái xuất.
Địa điểm làm thủ tục hải quan: Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất chỉ
đƣợc làm thủ tục hải quan tại chi cục hải quan cửa khẩu nơi có hàng hóa tạm nhập
hoặc tại chi cục hải quan cửa khẩu nơi có hàng tái xuất đi qua. Khi hàng hóa đƣợc
tái xuất tại cửa khẩu khác cửa khẩu tạm nhập thì chi cục hải quan cửa khẩu tạm
nhập lập biên bản bàn giao hàng hóa cho chi cục hải quan cửa khẩu giám sát việc
9
tái xuất; việc giám sát hàng hóa trên đƣờng vận chuyển từ cửa khẩu tạm nhập ra
cửa khẩu tái xuất đƣợc thực hiện bằng niêm phong hải quan.
Thanh khoản tờ khai: Chi cục hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập lô hàng có
trách nhiệm thanh khoản tờ khai tạm nhập và xử lý các vấn đề liên quan đến thuế,
vi phạm (nếu có). Thời hạn nộp hồ sơ thanh khoản hàng kinh doanh tạm nhập tái
xuất đƣợc chia thành hai trƣờng hợp: Trƣờng hợp thứ nhất, nếu lô hàng tạm nhập
đƣợc tái xuất trong thời hạn nộp thuế của tờ khai tạm nhập thì thời hạn nộp hồ sơ
thanh khoản tờ khai tạm nhập là 45 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế của tờ
khai tạm nhập. Trƣờng hợp thứ hai, nếu lô hàng không đƣợc tái xuất trong thời hạn
nộp thuế của tờ khi tạm nhập thì ngƣời khai hải quan phải tờ khai nộp thuế nhập
khẩu và thuế giá trị gia tăng (nếu có) kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế. Cơ quan hải
quan kiểm tra, thu thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng theo quy định. Ngƣời khai
hải quan đƣợc hoàn lại số tiền thuế đó nộp khi thực tế đó tái xuất lô hàng tạm nhập,
trong trƣờng hợp này thời hạn nộp hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế, thanh khoản tờ
khai tạm nhập chậm nhất là 45 (bốn mƣơi lăm ngày) ngày kể từ ngày đăng ký tờ
khai tái xuất hàng hóa.
+ Thủ tục hải quan áp dụng đối với mặt hàng đông lạnh:
Thủ tục hải quan tạm nhập và thủ tục hải quan tái xuất phải đƣợc thực hiện tại
Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi có hàng tạm nhập. Hàng tạm nhập phải lƣu giữ tại
khu vực cửa khẩu, chịu sự giám sát quản lý của cơ quan hải quan.
1.1.4. Điều kiện để kinh doanh hàng tạm nhập tái xuất:
Thƣơng nhân phải có kho lạnh chuẩn quy định của Bộ Công thƣơng, có tiền
ký quỹ tại kho bạc Nhà nƣớc hoặc Ngân hàng thƣơng mại và phải đƣợc Bộ Công
thƣơng cấp mã chứng nhận đủ điều kiện mới đƣợc kinh doanh tạm nhập, tái xuất
hàng đông lạnh. Vận đơn phải là vận đơn đích danh, không đƣợc chuyển nhƣợng,
trên vận đơn phải ghi số Mã số tạm nhập, tái xuất của doanh nghiệp. Sau 60 ngày,
kể từ ngày tạm nhập nhƣng chƣa tái xuất đƣợc thì cơ quan hải quan không làm thủ
tục tạm nhập cho lô hàng thực phẩm đông lạnh tiếp theo của thƣơng nhân đó.[22]
10
1.1.5. Lợi ích của hoạt động kinh doanh hàng đông lạnh tạm nhập tái
xuất đối với sự phát triển kinh tế của nước ta hiện nay.
- Hàng đông lạnh tạm nhập tái xuất: Hàng đông lạnh ( Prozen goods/ Prozen
Foodstuff ) thông thƣờng là các loại thực phẩm chế biến và sơ chế nhƣ: các loại cá;
thịt gia súc, gia cầm, thịt động vật hoang dã từ môi trƣờng tự nhiên, phụ phẩm nhƣ
đầu, chân, da, lòng, mề, nội tạng … của chúng đƣợc đóng trong các container
chuyên dùng để duy trì bảo quản trong điều kiện nhiệt độ thấp.
- Phƣơng thức kinh doanh hàng đông lạnh TNTX tại Việt Nam hiện nay đang
trên đà tăng trƣởng mạnh mẽ, giá trị kim ngạch hàng năm đạt hàng chục tỷ USD.
Trong điều kiện kinh tế nƣớc ta hiện nay, lợi ích của của hoạt động kinh doanh
hàng TNTX nói chung và TNTX hàng đông lạnh vào thị trƣờng Trung Quốc tác
động tích cực ở các khía cạnh sau đây:
+ Khai thác đƣợc lợi thế về vị trí địa lý của Việt Nam: Nƣớc ta có vị trí địa
lý hết sức thuận lợi cho giao thƣơng hàng hóa quốc tế do nằm ở rìa phía Đông của
bán đảo Đông Dƣơng, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á; Việt Nam vừa gắn với
lục địa Á-Âu vừa tiếp giáp với biển Đông thông ra Thái Bình Dƣơng, có đƣờng
biên giới đất liền tiếp giáp với Trung Quốc, Lào, Campuchia, có đƣờng biển tiếp
giáp với Trung Quốc, Philippin, Brunây, Malaixia, Xingapo, Inđônêxia,
Campuchia, Thái Lan.
+ Phát huy năng lực chuyên môn của thƣơng nhân, quan hệ bạn hàng ngoài
nƣớc, nhanh nhạy về thông tin kinh tế, thị trƣờng, giá cả...: Các thƣơng nhân tạm
nhập khẩu từ thị trƣờng ngoài nƣớc này những mặt hàng trong nƣớc không có hoặc
chƣa cần để tái xuất khẩu sang thị trƣờng có nhu cầu, hƣởng lợi nhuận từ chênh
lệch giá, sau khi tính đủ chi phí.
+ Thúc đẩy phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ giao nhận, vận tải, bốc
xếp hàng hóa và các dịch vụ phục vụ nhu cầu sinh hoạt nhƣ quán ăn, nhà hàng, nhà
trọ, khách sạn… Bên cạnh những hiệu quả kinh tế doanh nghiệp thu đƣợc, hoạt
động kinh doanh hàng đông lạnh TNTX cũng góp phần tạo điều kiện thúc đẩy phát
triển nhiều dịch vụ trong nƣớc liên quan nhƣ hậu cần, kho bãi, cảng, vận tải đƣờng
11
bộ, đƣờng thủy, hàng không, bốc xếp, bảo hiểm... thu đƣợc phí và tạo thêm việc
làm cho ngƣời lao động.
+ Góp phần giữ vững trật tự, an ninh, quốc phòng vùng biên giới: Khi đời
sống đƣợc cải thiện cƣ dân vùng biên giới sẽ yên tâm làm ăn sinh sống, bám trụ tại
biên giới, góp phần bảo vệ đƣờng biên mốc gới, giữ gìn an ninh chính trị, quốc
phòng và chủ quyền lãnh thổ.
+ Góp phần tăng thu ngân sách Nhà nƣớc: Ngoài khoản thuế thu nhập doanh
nghiệp đóng góp cho ngân sách Nhà nƣớc cũng có khoản đóng góp cho ngân sách
địa phƣơng thông qua việc nộp các khoản phí bến bãi, phí sử dụng lòng đƣờng vỉa
hè do địa phƣơng quy định và các khoản lệ phí do các cơ quan chuyên môn kiểm
dịch, y tế thu theo quy định.
+ Nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế: Thông qua hoạt động kinh
doanh hàng đông lạnh TNTX, doanh nghiệp tham gia vào việc luân chuyển dòng
hàng hóa quốc tế theo từng cấp độ khác nhau, nâng cao năng lực giao nhận, vận tải
của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trƣờng quốc tế. Khi năng lực của doanh
nghiệp Việt Nam đủ mạnh đồng nghĩa với việc khẳng định vị trí, uy tín của Việt
Nam và do đó nâng cao hiệu quả của hội nhập kinh tế quốc tế.
- Bên cạnh những tác động tích cực, hàng TNTX đã gây nên những tác động
tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc.
+ Xét về mặt lợi ích, hàng đông TNTX phần nào tận dụng đƣợc lợi thế đƣờng
cao tốc, tạo thêm việc làm cho ngƣời dân địa phƣơng thông qua phát triển một số
dịch vụ ở cửa khẩu phục vụ cho hoạt động này, ngân sách địa phƣơng thu thêm đƣợc
một số khoản phí và lệ phí (phí vận tải, phí bến bãi...). Tuy nhiên, việc mỗi ngày có
nhiều container hàng đông lạnh TNTX đi qua các cửa khẩu xuất không chỉ chèn ép,
gây ách tắc vận chuyển các mặt hàng nông sản xuất khẩu, làm quá tải bến bãi tập kết
hàng hóa ở cửa khẩu, làm xuống cấp hạ tầng giao thông.... mà còn khiến cho phía
Trung Quốc tăng cƣờng siết chặt nhập khẩu hàng hóa tiểu ngạch.
+ Hàng đông lạnh các doanh nghiệp Việt Nam TNTX thực chất là của chủ
hàng Trung Quốc, hầu hết là nội tạng động vật..., thuộc nhóm hàng cả hai bên đều
12
siết chặt quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm... Trung Quốc khá "dị ứng" với nội
tạng động vật đông lạnh nhập khẩu tiểu ngạch, họ coi đó là buôn lậu nên siết rất
chặt quản lý. Điều này ảnh hƣởng không chỉ tới hoạt động tái xuất hàng đông lạnh
mà còn tác động xấu đến xuất khẩu tiểu ngạch các mặt hàng nông sản khác của
doanh nghiệp Việt Nam sang thị trƣờng Trung Quốc.
Cụ thể nhƣ: “Hoạt động TNTX hàng đông lạnh qua cửa khẩu phụ Bản Vược
- Lào Cai thực chất chỉ mang lại lợi ích cho một nhóm doanh nghiệp, nhưng ảnh
hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa nói chung qua Lào Cai. Từ tháng
10/2015 đến nay, phía Trung Quốc cấm nghiêm ngặt không cho nhập khẩu hàng
đông lạnh dạng tạm nhập, tái xuất, hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nông sản vì
thế cũng ách tắc theo”.
1.2. Nội dung quản lý hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất vào thị
trƣờng Trung Quốc
1.2.1. Tính tất yếu của công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh
doanh hàng nhập nhập tái xuất.
- Sự hội nhập quốc tế:
Việt Nam là thành viên của tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) từ tháng
11/2006. Đây là cơ hội lớn để Việt Nam hội nhập với thị trƣờng quốc tế và đồng
thời cũng đặt ra nhiều thách thức về tái cơ cấu kinh tế và pháp luật. Kinh tế đối
ngoại của một quốc gia thể hiện sự tham gia của quốc gia đó với nền kinh tế quốc
tế. Pháp luật trong lĩnh vực XNK nói chung và loại hình kinh doanh tạm nhập, tái
xuất nói riêng cũng đang chịu sự tác động trực tiếp hết sức to lớn của quá trình
này. Với việc gia nhập WTO, Việt Nam đó chính thức hội nhập sâu rộng và toàn
diện vào nền kinh tế thế giới, mở rộng các quan hệ quốc tế song phƣơng và đa
phƣơng, các hoạt động giao lƣu thƣơng mại, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá tăng
lên nhanh chúng và có sự xuất hiện của các loại hình XNK theo tập quán thƣơng
mại quốc tế, thông lệ quốc tế trong đó có hoạt động kinh doanh hàng đông lạnh
TNTX. Bên cạnh các doanh nghiệp hoạt động tích cực, tuân thủ đúng các quy định
của pháp luật sẽ phát sinh các doanh nghiệp lợi dụng các kẽ hở trong quản lý hoạt
13
động kinh doanh hàng đông lạnh TNTX để buôn lậu và gian lận thƣơng mại. Ngoài
ra các tổ chức tội phạm quốc tế cũng sẽ tận dụng các cơ hội về những hạn chế
trong công tác quản lý ở các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam để thực hiện các
hành vi phạm pháp.[41]
Xu thế toàn cầu hoá và các hiệp định thƣơng mại tự do làm cho kim ngạch
xuất nhập khẩu hàng hoá của các quốc gia tăng lên nhanh chóng bao gồm cả xuất
nhập khẩu thƣơng mại và dịch vụ. Bên cạnh đó là sự xuất hiện của thƣơng mại
điện tử phát triển nhanh chóng và trở nên phổ biến. Trong tiến trình này pháp luật
về quản lý XNK phải tạo cơ sở pháp lý để đƣa hoạt động kinh doanh hàng đông
lạnh TNTX đi đúng quỹ đạo và đóng góp quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi
tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nƣớc ta.[42]
- Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nƣớc:
Một trong những phƣơng hƣớng, nhiệm vụ phát triển đất nƣớc trong báo cáo
chính trị của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá X tại Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI của Đảng đó là: Triển khai đồng bộ, toàn diện hoạt động đối ngoại; chủ
động và tích cực hội nhập quốc tế… Thực hiện nhất quán đƣờng lối đối ngoại độc
lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; đa phƣơng hoá, đa dạng hoá quan hệ,
chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách
nhiệm trong cộng đồng quốc tế; vỡ lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nƣớc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa giàu mạnh”. Đảng ta khẳng định hội nhập kinh tế quốc tế là một xu
thế tất yếu của thế giới cũng đồng thời chỉ ra con đƣờng phát triển không thể nào
khác đối với các nƣớc trong thời đại toàn cầu hóa là tham gia hội nhập kinh tế quốc
tế. Mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế đối với nƣớc ta có các thuận lợi và khó khăn đan
xen với nhau nhƣng về cơ bản thuận lợi vẫn là chủ yếu.[42]
Vị thế của nƣớc ta hiện nay đã đƣợc nâng cao trên trƣờng quốc tế, điều đó đó
củng cố niềm tin của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp vào công cuộc đổi mới
và tiền đồ tƣơi sáng của dân tộc. Trong quan hệ kinh tế quốc tế hiện nay đang đặt
ra nhiều khó khăn thách thức đối với các doanh nghiệp và đối với chính các cơ
quan quản lý. Vì vậy đối với các cơ quan quản lý phải có nhận thức đúng đắn để có
14
các chƣơng trình và bƣớc đi phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý
nhƣng vẫn đảm bảo tạo thuận lợi cho hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển. Chiến
lƣợc phát triển kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nƣớc là yếu tố quan trọng ảnh
hƣởng trực tiếp đến quản lý hoạt động XNK nói chung và quản lý hàng hóa kinh
doanh tạm nhập, tái xuất nói riêng.[42]
- Quy định của Nhà nƣớc:
Hoạt động kinh doanh hàng đông lạnh TNTX hàng hóa trong những năm qua
đó có những phát triển không ngừng, đóng góp quan trọng trong việc thực hiện các
mục tiêu kinh tế, xã hội của nƣớc ta. Tuy nhiên, thực tế hoạt động kinh doanh hàng
đông lạnh TNTX thời gian qua cũng đã bộc lộ nhiều bất cập. Đó là có quá nhiều
doanh nghiệp tham gia kinh doanh theo phƣơng thức này, trong đó không ít doanh
nghiệp không đủ năng lực chuyên môn về mặt hàng, thị trƣờng, tài chính, cơ sở vật
chất, v.v dẫn đến hiện tƣợng tranh mua, tranh bán, cạnh tranh không lành mạnh cả
tại thị trƣờng nhập khẩu và thị trƣờng xuất khẩu, tạo điều kiện cho thƣơng nhân
nƣớc ngoài ép giá và tạm nhập tái xuất hàng đông lạnh tiềm ẩn nguy cơ làm ô
nhiễm môi trƣờng trong nƣớc. Cơ chế chính sách, các quy định của pháp luật và
TTHQ thông thoáng đó tạo kẽ hở cho các hành vi gian lận thƣơng mại trong kinh
doanh đông lạnh tạm nhập, tái xuất nhƣ có tạm nhập nhƣng không tái xuất hoặc tái
xuất không hết lƣợng hàng đó tạm nhập mà thẩm lậu vào tiêu thụ trong nội địa để
trốn thuế; lợi dụng quy định hàng đƣợc miễn kiểm tra thực tế để vận chuyển xuyên
quốc gia những mặt hàng cấm theo quy định của các Công ƣớc quốc tế nhƣ vận
chuyển động vật, sản phẩm động vật quý hiếm, vận chuyển các chất độc hại ảnh
hƣởng đến môi trƣờng; lợi dụng quy định quá rộng về địa điểm và cửa khẩu tái
xuất để khi tái xuất chia nhỏ, xé lẻ tìm cách thẩm lậu trở lại trong nƣớc qua đƣờng
mòn, lối mở, hai bên cánh gà cửa khẩu biên giới; lợi dụng chính sách của Nhà
nƣớc ta tạo thuận lợi cho việc qua lại, trao đổi hàng hóa của cƣ dân biên giới...
Những hành vi lợi dụng kinh doanh hàng đông lạnh tạm nhập, tái xuất để buôn lậu,
gian lận thƣơng mại nhằm thu lợi bất chính không những đã gây thất thu lớn cho
ngân sách nhà nƣớc mà còn tạo nên sự cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các doanh
15