Tải bản đầy đủ (.docx) (86 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng đông lạnh tạm nhập – tái xuất qua cục hải quan hải phòng vào thị trường trung quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (540.52 KB, 86 trang )

MỤC LỤC

1

1


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và các thông tin được trích dẫn trong luận văn
đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

NGƯỜI CAM ĐOAN

PHẠM THẾ TOÀN

2

2


LỜI CẢM ƠN
Luận văn là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu, kết hợp với kinh nghiệm
thực tiễn trong quá trình công tác,cùng với sự cố gắng nỗ lực của bản thân.
Đạt được kết quả này, Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các Thầy
giáo, Cô giáo trường Đại học Hàng hải Việt Nam, các đồng nghiệp và bạn bè đã
nhiệt tình giúp đỡ. Đặc biệt, Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS.
Dương Văn Bạo, là người trực tiếp hướng dẫn khoa học, Thầy đã dày công giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn tất luận vănnày.
Xin chân thành cảm ơn đến tập thể Lãnh đạo, cán bộ, công chức Cục hải quan
thành phố Hải Phòng, các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục hải quan thành phố Hải


Phòng, các doanh nghiệp đãgiúp đỡ, tạo điều kiện để luận văn được hoàn thành.
Mặc dù đã có sự nỗ lực, cố gắng hết mình nhưng chắc chắn luận văn không
tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của quý
Thầy, Cô, đồng nghiệp và bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

3

3


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT
1

Ký hiệu
CBCC

Nguyên nghĩa
Cán bộ, công chức
Công ước quốc tế của tổ chức hải quan thế giới về sổ

2

3

Công ước ATA

tạm quản ATA


Cụng ước

Công ước quốc tế về tạm quản hàng hóa được thông

ISTANBUL

qua năm 1990 tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ)
Công ước quốc tế về đơn giản hóa và hài hòa thủ tục

4

Cụng ước Kyoto

hải quan

5

CNTT

Công nghệ thông tin

6

HĐLĐ

Hợp đồng lao động

7


KTSTQ

Kiểm tra sau thông quan
Hệ thống thông quan hàng hóa tự động/Hệ thống thông
tin tình báo hải quan (Viet Nam Automated Cargo

8

VNACCS/VCIS

Clearance Systems/Viet Nam Customs Intelligent
System)
Tổ chức thương mại thế giới (World Trade

9

WTO

10 XNK

4

Organization)
Xuất nhập khẩu


DANH MỤC BẢNG

5



DANH MỤC SƠ ĐỒ

6


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là một tập quán thương mại được sử dụng rộng
rãi trong thương mại quốc tế đồng thời là một phương thức kinh doanh xuất nhập
khẩu (XNK). Ở Việt Nam, hoạt động này được quy định trong Luật Thương mại,
Luật Hải quan và các quy định khác của Pháp luật có liên quan.
Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi cho việc trung chuyển hàng hóa nên trong
những năm gần đây hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất phát triển mạnh mẽ cả
về quy mô và tốc độ. Quản lý hải quan đối với loại hình kinh doanh tạm nhập, tái
xuất hàng hóa tương đối thông thoáng, thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia
hoạt động góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta ngày
càng sâu rộng hơn, đem lại những lợi ích kinh tế- xã hội nhất định. Tuy nhiên,
những kẽ hở trong quản lý, cơ chế chính sách và sự thông thoáng về thủ tục hải
quan bị lợi dụng để thực hiện một số hành vi gian lận thương mại làm phương hại
nền kinh tế.
Cục hải quan thành phố Hải Phòng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về
hải quan trên địa bàn gần biên giới phía Bắc là cửa ngõ giao thương và trung chuyển
hàng hóa với nước láng giềng Trung Quốc. Cảng Hải Phòng với vị trí địa lý là cửa
khẩu cảng biển quốc tế lớn tại khu vực Đông Bắc nên lượng hàng làm thủ tục tạm
nhập tái xuất (TNTX), chuyển khẩu, gửi kho ngoại quan qua địa bàn khá lớn. Hàng
hóa được làm thủ tục tạm nhập qua Cảng Hải Phòng thường được chuyển các tỉnh
phía Bắc sau đó sang thị trường các tỉnh phía Nam Trung Quốc. Từ khi có chính
sách mở cửa thông thương giữa hai nước vùng biên giới Việt - Trung, hoạt động
xuất nhập khẩu không ngừng tăng lên. Quản lý hoạt động tạm nhập, tái xuất hàng

hóa là một trong những chức năng, nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị. Vì vậy, nâng cao
hiệu quả công tác quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất để nhằm phòng,
chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới,
chống thất thu thuế, thẩm lậu hàng hóa tạm nhập, tái xuất vào thị trường trong nước,
góp phần bảo vệ nền sản xuất trong nước, quyền lợi người tiêu dùng, tạo thuận lợi
7


cho hoạt động thương mại và phát triển kinh tế địa phương.
Chính vì lý do đó và qua quá trình nghiên cứu, thực hiện chương trình định
hướng thực hành cao học quản lý kinh tế, học viên đã lựa chọn đề tài
“Hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về Hải quan đối với hàng đông lạnh
tạm nhập – tái xuất qua Cục Hải quan Hải Phòng vào thị trường Trung Quốc.” có
ý nghĩa cả về lý luận cũng như thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn. Hệ thống
hoá và góp phần bổ sung làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, khái quát về quản lý
hải quan đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa. Trên cơ sở
phân tích, đánh giá thực trạng việc tổ chức thực hiện quản lý Nhà nước về Hải
quan đối với hàng đông lạnh tạm nhập – tái xuất qua Cục Hải quan Hải Phòng vào
thị trường Trung Quốc từ năm 2013 đến năm 2015. Từ đó đề xuất các giải pháp
hoàn thiện quản lý hải quan đối với loại hình kinh doanh hàng đông lạnh tạm nhập,
tái xuất.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của luận văn nhằm trả lời câu hỏi:
Làm thế nào để Hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về Hải quan đối với
hàng đông lạnh tạm nhập – tái xuất qua Cục Hải quan Hải Phòng vào thị trường
Trung Quốc?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quản lý Nhà nước về hải quan đối với

hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng đông lạnh.
Phạm vi nghiên cứu: Chỉ nghiên cứu chủ yếu quản lý hải quan đối với loại
hình kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng đông lạnh trên địa bàn thành phố Hải
Phòng
Thời gian : Trong 03 năm (từ năm 2013 đến 2015).
5. Những đóng góp của luậnvăn
Về lý luận: Luận văn đó hệ thống hóa cơ sở lý luận về tạm nhập, tái xuất hàng
8


đông lạnh và quản lý hải quan đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất
hàng đông lạnh.
Về mặt thực tiễn: Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hàng
Đông lạnh kinh doanh tạm nhập, tái xuất tại Cục hải quan thành phố Hải
Phòng giai đoạn 2013-2015, chỉ ra những kết quả đạt đuợc, những hạn chế, tồn tại,
bất cập và nguyên nhân, đồng thời căn cứ vào diễn biến tinh hình mới đưa ra một
số giải pháp góp phần vào việc từng bước hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý
hải quan đối với hoạt động kinh doanh hàng đông lạnh tạm nhập, tái xuất tại Cục
hải quan thành phố Hải Phòngtrong thời gian tới. Các giải pháp đảm bảo được tính
thực tiễn hoạt động của hải quan thành phố Hải Phòngvà phù hợp với điều kiện
kinh tế xã hội tren địa bàn thành phố Hải Phòng.
6. Cấu trúc của luậnvăn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và danh mục tài liệu tham
khảo, luận văn được bố cục thành 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về quản
lý hải quan đối với hàng đông lạnh kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng quản lý hàng đông lạnh kinh doanh tạm nhập, tái xuất
tại Cục hải quan thành phố Hải Phòng.
Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về Hải

quan đối với hàng đông lạnh tạm nhập – tái xuất qua Cục Hải quan Hải Phòng vào
thị trường Trung Quốc.

9


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÍ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÍ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG ĐÔNG
LẠNH KINH DOANH TẠM NHẬP, TÁI XUẤT
1.1. Tổng quan tài liệu nghiêncứu
Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa là hình thức kinh doanh thương mại
theo thông lệ quốc tế đó được thực hiện nhiều năm tại Việt Nam nhưng quản lý hải
quan đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa là chủ đề chưa
được nhiều nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách quan tâm nên đến nay chưa
có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý Nhà nước về hải quan đối
với loại hình kinh doanh xuất nhập khẩu này. Đây chính là một trong những trở
ngại về nguồn tài liệu tham khảo đối với học viên khi viết luận văn này.
Dưới đây là một số công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý hoạt động
kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa tại Việt Nam:
- Nghiên cứu cụng ước ATA để triển khai áp dụng cho nghiệp vụ tạm nhập tái xuất
tại Việt Nam, tác giả Đỗ Mai Trang, luận văn Thạc sỹ Luật, năm 2012.
Đây là công trình nghiên cứu dưới dạng luận văn thạc sỹ luật. Trên cơ sở
nghiên cứu nội dung của công ước quốc tế về tạm quản hàng hóa (Công ước
ATA), tác giả đó nhận định, phân tích, đánh giá thực trạng thủ tục hải quan đối với
hàng hóa tạm nhập-tái xuất tại Việt Nam hiện nay và đề xuất giải pháp để ngành
hải quan thực thi có hiệu quả góp phần hoàn thiện những nội dung cơ bản của pháp
luật về quản lý hải quan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Nghiên cứu công tác quản lý hoạt động tạm nhập tái xuất hàng hóa tại chi cục hải
quan cửa khẩu Móng Cái - Quảng Ninh, tác giả Nguyễn Mạnh Cường, Luận văn
Thạc sỹ, năm 2013.

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hải quan đối với hoạt động
tạm nhập, tái xuất hàng hóa tại cấp chi cục hải quan cửa khẩu, cụ thể là cửa khẩu
Móng Cái thuộc Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh, tác giả đó chỉ ra ra các yếu tố ảnh
hưởng đến công tác quản lý trên địa bàn cửa khẩu và đề xuất giải pháp để thực hiện
tốt hơn công tác quản lý trong thời gian tới tại chi cục hải quan cửa khẩu Móng Cái.
10


- Hệ thống tạm quản hàng hóa-công cụ tạo thuận lợi thương mại, tác giả Minh
Minh, tạp chí nghiên cứu Hải quan số 10, năm2006.
Trong bài viết này, tác giả đó giới thiệu và nêu những nội dung chính của hệ
thống tạm quản hàng hóa theo công ước quốc tế về tạm quản hàng hóa- Cụng ước
ATA, phân tích những lợi ích khi áp dụng hệ thống tạm quản trong quản lý hàng
hóa tạm nhập, tái xuất của cơ quan hảiquan.
- Đề án giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hải quan đối với hàng kinh
doanh tạm nhập- tái xuất, Tổng cục Hải quan, năm2013.
Đề án đó hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công
tác quản lý hải quan đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất của Việt
Nam. Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất tại
một số tỉnh, thành phố lớn, đề án đưa ra các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu
quả quản lý hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập- tái xuất, tạo thuận lợi
cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời đảm bảo quản lý chặt chẽ
đúng quy định của Nhà nước, chống thất thu thuế, chống thẩm lậu hàng hóa tạm
nhập vào thị trường trong nước, góp phần bảo vệ an ninh kinh tế và quyền lợi
người tiêu dùng ở cấp Tổng cục hải quan.
Những công trình nghiên cứu kể trên đó hệ thống hóa, làm sáng tỏ những vấn
đề về mặt lý luận và thực tiễn có liên quan về quản lý hải quan đối với hoạt động
kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa và đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau
cũng như thực tế công tác quản lý của nhiều địa phương khác nhau
Các nghiên cứu kể trên đó có những đóng góp nhất định trong hoạch định

chính sách và giải pháp quản lý về kinh tế nói chung và ngành Hải quan nói riêng.
Tuy nhiên, từng giai đoạn phát triển kinh tế, mỗi địa phương cũng có vị trí địa lý,
điều kiện kinh tế xã hội, trình độ phát triển riêng biệt và vì thế không có giải pháp
hiệu quả cho tất cả các giai đoạn phát triển và các địa phương khác nhau. Do đó, đề
tài này sẽ đáp ứng yêu cầu đòi hỏi thực tiễn của công tác quản lý hải quan đối với
hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng đông lạnh trong bối cảnh hiện nay
tại Cục hải quan thành phố Hải Phòng.
11


1.2. Cơ sở lý luận về quản lý hải quan đối với hàng đông lạnh kinh doanh tạm
nhập, tái xuất
1.2.1. Khái quát về quản lý hải quan đối với hàng đông lạnh tạm nhập, tái xuất
1.2.1.1. Kháiniệm
- Khái niệm tạm nhập, táixuất:
Tạm nhập- tái xuất là phương thức kinh doanh lâu đời, phổ biến trên thị
trường quốc tế và đã được thực hiện nhiều năm qua ở nước ta. Thuật ngữ “tạm
quản” đã được định nghĩa trong Công ước quốc tế về tạm quản hàng hóa (Istanbul1990) là chế độ hải quan mà theo đó một số hàng hoá (bao gồm cả các phương tiện
vận tải) được nhập vào lãnh thổ hải quan mà không phải đóng thuế nhập khẩu và
các loại thuế khác và không bị áp dụng các hạn chế hay cấm nhập khẩu đối với các
loại hàng mang tính chất kinh tế kể cả các phương tiện vận tải được nhập với mục
đích rõ ràng và sẽ tái xuất trong thời hạn xác định mà không bị làm thay đổi, cải
biến trừ trường hợp giảm giá trị thông thường do quá trình sử dụng;
Tại Phụ lục G Công ước quốc tế về đơn giản hóa và hài hòa hóa thủ tục hải
quan (Công ước Kyoto) sửa đổi giải thích: “tạm nhập” là thủ tục hải quan mà theo
đó một số loại hàng hóa nhất định có thể đưa vào biên giới hải quan một cách có
điều kiện và có thể được miễn toàn bộ thuế hoặc một phần thuế nhập khẩu và các
loại thuế khác; ví dụ hàng hóa nhập khẩu phục vụ mục đích đặc biệt và phải được
tái xuất trong một khoảng thời gian nhất định mà không được thay đổi hàng hóa
trừ khi những khấu hao thông thường do nguyên liệu làm nên sản phẩm;

Ở Việt Nam,năm2005 khi Luật thương mại được Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005 thay thế
cho Luật Thương mại (1997) thì hoạt động này mới chính thức được coi là một hoạt
động kinh tế trong tổng thể nền kinh tế quốc dân. Tại Điều 29 Luật Thương mại quy
định: “Tạm nhập tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ
các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng
theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam
và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam”.
12


Từ đó ta có thể hiểu tạm nhập tái xuất là hình thức doanh nghiệp nhập khẩu
hàng hóa nhưng không phải để tiêu thụ tại thị trường trong nước mà là để xuất
khẩu sang một nước khác nhằm thu lợi nhuận. Những mặt hàng này không được
gia công hay chế biến tại nơi tái xuất. Hàng hóa vừa phải làm thủ tục nhập khẩu
vừa phải làm thủ tục xuất khẩu sau đó.
Khác với các phương thức kinh doanh XNK khác, trong phương thức kinh doanh
tạm nhập, tái xuất được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt là hợp đồng nhập
khẩu và hợp đồng xuất khẩu do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước
ngoài. Hợp đồng xuất khẩu có thể ký trước hoặc ký sau hợp đồng nhập khẩu.
* Phân biệt phương thức kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa với chuyển
khẩu và quá cảnh hàng hóa:
Chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán
sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập
khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
Chuyển khẩu hàng hóa được thực hiện theo các hình thức như: Hàng hóa
được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa
khẩu Việt Nam; hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu
có qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và
không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam; hàng hóa được vận chuyển từ nước

xuất khẩu đến nước nhập khẩu cóqua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại
quan, khu vực trung chuyển hàng hóatại các cảng Việt Nam, không làm thủ tục
nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
Quá cảnh hàng hóa là việc vận chuyển hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức,
cánhân nước ngoài qua lãnh thổ Việt Nam, kể cả việc trung chuyển, chuyển tải, lưu
kho, chia tách lô hàng, thay đổi phương thức vận tải hoặc các công việc khác được
thực hiện trong thời gian quá cảnh.[20]
- Khái niệm quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập, táixuất:
Quản lý nói chung là sự tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý
13


lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn
nhân lực để đạt được các mục tiêu đặt ra trong sự vận động của sự vật. [21, Tr 26 ]
Quản lý là sự tác động có ý thức để chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá
trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để đạt tới mục đích đúng ý chí của
người quản lý và phù hợp với quy luật khách quan [21, Tr 27 ]
Từ khái niệm về quản lý và khái niệm tạm nhập, tái xuất ta có thể hiểu quản
lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất là sự tác động có tổ chức của cơ quan hải
quan để chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn, kiểm soát quá trình hoạt động kinh doanh
tạm nhập, tái xuất hàng hóa của thương nhân trong một thời gian nhất định.
1.2.1.2. Các hình thức tạm nhập, tái xuất
Căn cứ vào mục đích thương mại, tạm nhập tái xuất hàng hóa được chia thành
hai loại là kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa và các hình thức tạm nhập tái
xuất khác:
Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa là hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái
xuất được thực hiện đối với tất cả các loại hàng hóa, kể cả hàng hóa thuộc danh
mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc danh mục cấm nhập
khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, hàng hóa thuộc danh mục phải xin giấy phép của Bộ
công thương, hàng hóa thuộc diện quản lý của các Bộ ngành.

Các hình thức tạm nhập, tái xuất khác: Theo mục đích của việc tạm nhập, tái
xuất tương ứng hình thức này bao gồm hàng hóa là máy móc, thiết bị, phương tiện
thi công, khuôn, mẫu được phép tạm nhập, tái xuất theo các hợp đồng thuê, mượn
của thương nhân Việt Nam ký với bên nước ngoài để sản xuất, thi công, thực hiện
dự án đầu tư; hàng hóa là linh kiện, phụ tùng tạm nhập, tái xuất để phục vụ thay
thế, sửa chữa tầu biển, tầu bay nước ngoài nhưng không có hợp đồng; hàng hóa
tạm nhập, tái xuất tham dự hội chợ, triển lãm; hàng hóa là phương tiện chứa hàng
hóa tạm nhập tái xuất theo hình thức quay vòng; hàng hóa tạm nhập tái xuất bán tại
cửa hàng miễn thuế; máy múc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất có
thời hạn. [13]

14


1.2.2. Vai trò của hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa đối với sự phát
triển kinh tế của nước ta hiệnnay
Phương thức kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa tại Việt Nam hiện nay
đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, giá trị kim ngạch hàng năm đạt hàng chục tỷ
USD, mặt hàng tạm nhập, tái xuất rất phong phú như xăng, dầu, các loại nguyên
vật liệu, khoáng sản, phân bón, thực phẩm, nông sản, rượu bia, thuốc lá... Tỷ trọng
các mặt hàng thay đổi từng năm theo tín hiệu thị trường đó đem lại lợi ích nhiều
mặt về kinh tế, xã hội. Trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay, vai trò của của
hoạt động kinh doanh tạm nhập tái, xuất hàng hóa thể hiện ở các khía cạnh sauđây:
- Khai thác được lợi thế về vị trí địa lý của Việt Nam: Nước ta có vị trí địa lý hết sức
thuận lợi cho giao thương hàng hóa quốc tế do nằm ở rìa phía Đông của bán đảo
Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á; Việt Nam vừa gắn với lục địa
Á-Âu vừa tiếp giáp với biển Đông thông ra Thái Bình Dương, có đường biên giới
đất liền tiếp giáp với Trung Quốc, Lào, Campuchia, có đường biển tiếp giáp với
Trung Quốc, Philippin, Brunây, Malaixia, Xingapo, Inđônêxia, Campuchia, Thái
Lan.

- Phát huy năng lực nghiệp vụ chuyên môn, quan hệ bạn hàng ngoài nước, nhanh
nhạy về thông tin kinh tế, thị trường, giá cả...: Các thương nhân tạm nhập khẩu từ
thị trường ngoài nước này những mặt hàng trong nước không có hoặc chưa cần để
tái xuất khẩu sang thị trường ngoài nước khác có nhu cầu, hưởng lợi nhuận từ
chênh lệch giá, sau khi tính đủ chi phí.
- Thúc đẩy phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ giao nhận, vận tải, bốc xếp hàng
hóa và các dịch vụ phục vụ nhu cầu sinh hoạt như quán ăn, nhà hàng, nhà trọ,
khách sạn…: Ngoài hiệu quả kinh tế doanh nghiệp thu được, hoạt động tạm nhập,
tái xuất hàng hóa cũng góp phần thúc đẩy phát triển nhiều dịch vụ trong nước liên
quan như hậu cần, kho bãi, cảng, vận tải đường bộ, đường thủy, hàng không, bốc
xếp, bảo hiểm... thu được phí và tạo thêm việc làm cho ngườilao động.
- Góp phần giữ vững trật tự, an ninh, quốc phòng vùng biên giới: Khi đời sống được
cải thiện cư dân vùng biên giới sẽ yên tâm làm ăn sinh sống, bám trụ tại biên giới,
15


góp phần bảo vệ đường biên mốc gới, giữ gìn an ninh chính trị, quốc phòng và chủ
quyền lãnhthổ.
- Góp phần tăng thu ngân sách Nhà nước: Ngoài khoản thuế thu nhập doanh nghiệp
đóng góp cho ngân sách Nhà nước cũng có khoản đóng góp cho ngân sách địa
phương thông qua việc nộp các khoản phí bến bãi, phí sử dụng lòng đường vỉa hè
do địa phương quy định và các khoản lệ phí do các cơ quan chuyên môn kiểm
dịch, y tế thu theo quyđịnh.
- Nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế: Thông qua hoạt động kinh doanh tạm
nhập tái xuất hàng hóa, doanh nghiệp tham gia vào việc luân chuyển dòng hàng
hóa quốc tế theo từng cấp độ khác nhau, nâng cao năng lực giao nhận, vận tải của
doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế. Khi năng lực của doanh nghiệp
Việt Nam đủ mạnh đồng nghĩa với việc khẳng định vị trí, uy tín của Việt Nam và
do đó nâng cao hiệu quả của hội nhập kinh tế quốc tế.
1.2.3. Nội dung quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập, táixuất

Quản lý Nhà nước về hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất
bao gồm các nội dung: Thực hiện quản lý bằng chính sách XNK, sử dụng công cụ
thuế, quy trình thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan và kiểm tra sau thông
quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
1.1.3.1. Thực hiện quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất bằng
chính sách XNK
Quản lý Nhà nước về hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất
bằng chính sách XNK được thực hiện theo những nội dung chínhnhư sau:[11,13]
Thực hiện quản lý bằng giấy phép: Đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái
xuất thuộc danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc danh
mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, hàng hóa thuộc danh mục phải xin
giấy phép và hàng hóa thuộc diện quản lý của các Bộ, Ngành thì khi tạm nhập, tái
xuất doanh nghiệp phải xin giấy phép của Bộ Côngthương.
Những loại hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất không thuộc trường hợp
cấm, tạm dừng, không phải xin giấy phép XNK thì thương nhân trực tiếp làm thủ
16


tục tạm nhập, thủ tục tái xuất tại Chi cục hải quan cửa khẩu, không phải xin giấy
phép tạm nhập, tái xuất của Bộ Công thương.
Thời hạn hàng hóa tạm nhập được lưu giữ tại Việt Nam: Hàng hóa kinh doanh
tạm nhập, tái xuất được phép lưu tại Việt Nam trong một thời hạn nhất định (theo
quy định tại Nghị định 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 là không quá120 ngày,
theo quy định tại Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 là không quá 60
ngày) kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập. Trường hợp cần kéo dài
thời hạn lưu tại Việt Nam, doanh nghiệp cóvăn bản gửi cơ quan hải quan nơi làm
thủ tục tạm nhập hàng hóa đề nghị gia hạn; thời hạn gia hạn mỗi lần tối đa khụng
quá 30 ngày và không quá hai lần gia hạn cho mỗi lô hàng. Quá thời hạn nêu trên,
doanh nghiệp phải tái xuất hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tiêu hủy.
Trường hợp nhập khẩu vào Việt Nam thì doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định

về nhập khẩu và phải nộp thuế.
Địa điểm lưu giữ hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất: Hàng hóa kinh
doanh tạm nhập, tái xuất nếu thuộc danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất
khẩu, hàng hóa thuộc danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu thì trong
thời hạn lưu lại tại Việt Nam phải được lưu giữ trong khu vực cửa khẩu. Đối với
hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất khác (không thuộc danh mục hàng hóa cấm
nhập khẩu, cấm xuất khẩu) doanh nghiệp được phép mang về bảo quản trong nội
địa để chờ tái xuất.
Địa điểm làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái
xuất: Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất phải làm thủ tục hải quan tại các chi
cục hải quan cửa khẩu nơi có hàng tạm nhập hoặc chi cục hải quan cửa khẩu nơi có
hàng hóa tái xuất. Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất thuộc danh mục cấm
xuất khẩu,tạm ngừng xuất khẩu,cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu chỉ được
làm thủ tục hải quan tại một chi cục hải quan cửa khẩu nơi có hàng tạm nhập, hàng
tái xuất ra nước ngoài chỉ được phép vận chuyển qua cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu
chính, trừ trường hợp được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi có khu kinh tế cửa
khẩu cho phép (sau khi thống nhất với Bộ Công thương) hàng hóa được đi qua các
cửa khẩu phụ trong khu kinh tế cửa khẩu.
17


Điều kiện doanh nghiệp cần phải đáp ứng để được hoạt động kinh doanh tạm
nhập, tái xuất hàng hóa: Đối với nhóm hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất có điều
kiện như hàng hóa là sản phẩm đông lạnh tạm nhập, tái xuất thì doanh nghiệp kinh
doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh đáp ứng đủ các điều kiện như
doanh nghiệp được thành lập tối thiểu là hai năm, đã có hoạt động xuất khẩu, nhập
khẩu hoặc tạm nhập tái xuất hàng hóa; phải ký quỹ dự phòng để bảo đảm xử lý vệ
sinh, môi trường và hàng tồn đọng quá hạn không tái xuất được; thương nhân phải
duy trì một khoản tiền ký quỹ, đặt cọc tại Kho bạc Nhà nước hoặc Chi nhánh ngân
hàng thương mại tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt kho, bãi (doanh nghiệp

được hưởng lãi suất trên khoản tiền ký quỹ theo quy định của Kho bạc Nhà nước),
doanh nghiệp có trách nhiệm thanh toán toàn bộ các chi phí để xử lý, làm sạch môi
trường và tiêu hủy hàng hóa tạm nhập tái xuất tồn đọng quá thời hạn quy định.
Trong trường hợp thương nhân không thực hiện thanh toán các chi phí theo yêu
cầu của cơ quan có thẩm quyền, tiền ký quỹ dự phòng của thương nhân được sử
dụng để thanh toán toàn bộ các chi phí để xử lý, làm sạch môi trường nếu hàng hóa
của thương nhân gây ô nhiễm môi trường trong quá trình lưu giữ, tạm nhập, tái
xuất tại Việt Nam, thanh toán toàn bộ các chi phi để tiêu hủy hàng hóa tạm nhập,
tái xuất của thương nhân tồn đọng quá thời hạn quy định, sau khi đó trả các chi phí
nêu trên, thương nhân sẽ được hoàn trả lại toàn bộ số tiền ký quỹ hoặc một phần số
tiền ký quỹ nếu thương nhân không được cấp mã số tạm nhập, tái xuất hoặc không
tiếp tục hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hoặc bị thu hồi mãsố tạm nhập, tái
xuất đã được cấp; doanh nghiệp phải có kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập tái
xuất hàng hóa theo tiêu chuẩn của Bộ Công thương và được Bộ Công thương cấp
mãsố chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng đông lạnh. Đối
với hàng hóa là xăng, dầu kinh doanh tạm nhập tái xuất thì chỉ thương nhân có
Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu do Bộ Công thương cấp mới
được tạm nhập, tái xuất xăng dầu. Đối với nhóm hàng kinh doanh tạm nhập, tái
xuất phải có giấy phép của Bộ Công thương như hàng hóa thuộc danh mục hàng
18


cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc danh mục hàng cấm nhập
khẩu, tạm ngưng nhập khẩu hoặc hàng hóa thuộc diện phải xin giấy phép xuất
khẩu, nhập khẩu của Bộ chuyên ngành khi nhập khẩu (hàng tiêu dùng đó qua sử
dụng, quần áo đó qua sử dụng, phụ tùng ô tô đã qua sử dụng, sản phẩm công nghệ
thông tin đã qua sử dụng, hàng điện tử đã qua sử dụng, gỗ tròn và gỗ xẻ nguyên
liệu có nguồn gốc từ Campuchia… thì doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất
hàng hóa đã qua sử dụng phải đáp ứng các điều kiện: doanh nghiệp được thành lập
tối thiểu là hai năm, đã có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tạm nhập tái, xuất

hàng hóa; doanh nghiệp phải có khoản tiền ký quỹ, đặt cọc tại Kho bạc Nhà nước
tỉnh hoặc Chi nhánh ngân hàng thương mại tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp được
cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp. Đối với nhóm hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất thông thường khác khi
XNK không phải có giấy phép của các Bộ, ngành như hàng nông sản, hàng tiêu
dung chưa qua sử dụng…thì thương nhân chỉ phải làm thủ tục hải quan đối với lô
hàng tạm nhập tại chi cục hải quan cửa khẩu nơi có hàng đến Việt Nam còn thủ tục
hải quan để tái xuất hàng hóa được thực hiện tại chi cục hải quan cửa khẩu nơi có
hàng tạm nhập hoặc chi cục hải quan cửa khẩu nơi tái xuất hàng hóa qua biên giới
ViệtNam.
1.2.3.2. Thực hiện quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất bằng công cục thuế.
Các sắc thuế được sử dụng để quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất
bao gồm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị
gia tăng.
Về thuế nhập khẩu: Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất thuộc đối tượng
chịu thuế nhập khẩu và sẽ được hoàn thuế khi tái xuất. Hàng hóa tạm nhập để tái
xuất theo phương thức kinh doanh tạm nhập, tái xuất đó nộp thuế nhập khẩu, bao
gồm cả trường hợp hàng hóa nhập khẩu để tái xuất vào khu phi thuế quan (để sử
dụng trong khu phi thuế quan hoặc xuất khẩu ra nước ngoài) được xét hoàn thuế
nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu khi tái xuất. Trường hợp hàng hóa
kinh doanh tạm nhập tái xuất nếu đó thực tái xuất trong thời hạn nộp thuế thì
19


không phải nộp thuế nhập khẩu tương ứng với số hàng hóa thực tế đã tái xuất.[25]
Về thuế tiêu thụ đặc biệt: Hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất không thuộc
đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt trong thời hạn theo quy định của Pháp luật về
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.[27]
Về thuế bảo vệ môi trường: Hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất không thuộc
đối tượng chị thuế bảo vệ môi trường trong thời hạn lưu tại Việt Nam theo quy

định của pháp luật. [29]
Thuế giá trị gia tăng: Hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất không thuộc đối
tượng chịu thuế giá trị gia tăng.[31]
Thời hạn nộp thuế đối với hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất: Thời hạn nộp
thuế đối với hàng hóa kinh doanh theo phương thức tạm nhập, tái xuất là trước khi
hoàn thành thủ tục hải quan cho lô hàng tạm nhập. Trường hợp chưa nộp thuế, nếu
được tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh số tiền thuế phải nộp và đáp ứng các điều
kiện quy định về người nộp thuế được áp dụng bảo lãnh, thì được áp dụng thời hạn
nộp thuế theo thời hạn bảo lãnh nhưng tối đa không quá 15 ngày, kể từ ngày hết
thời hạn tạm nhập-tái xuất (không áp dụng cho thời gian gia hạn thời hạn tạm
nhập-tái xuất) và không phải nộp tiền chậm nộp trong thời hạn bảo lãnh. Trường
hợp tái xuất ngoài thời hạn bảo lãnh thì phải nộp tiền chậm nộp kể từ ngày hết thời
hạn bảo lãnh đến ngày tái xuất hoặc đến ngày thực nộp thuế (nếu ngày thực nộp
thuế trước ngày thực tái xuất). Trường hợp đó được áp dụng thời hạn nộp thuế theo
thời hạn bảo lãnh nhưng chuyển tiêu thụ nội địa thì phải nộp đủ các loại thuế, tính
lại thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa chuyển tiêu thụ nội địa và phải tính tiền
chậm nộp từ thời điểm hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập hàng hóa đến ngày
thực nộp thuế. [9]
1.2.3.3. Tổ chức thực hiện quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm
nhập, tái xuất
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất là các công
việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định
của pháp luật đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất. Chi cục hải quan cửa
20


khẩu có trách nhiệm tổ chức thực hiện quy trình thủ tục hải quan để quản lý hàng
hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất. Trường hợp doanh nghiệp đăng ký làm thủ tục
hải quan tạm nhập hàng hóa tại một chi cục hải quan và tái xuất hàng hóa qua một
cửa khẩu khác với cửa khẩu tạm nhập thì hải quan cửa khẩu tạm nhập có trách

nhiệm tổ chức thực hiện việc theo dõi, quản lý từ khi hàng húa được chuyển cửa
khẩu cho tới khi nhận được thông tin hồi báo của chi cục hải quan cửa khẩu xuất.
Nếu quá thời hạn quy định mà hải quan cửa khẩu tạm nhập chưa nhận được thông
tin hồi báo của hải quan cửa khẩu xuất thì hải quan cửa khẩu tạm nhập phải có các
biện pháp để truy tìm lô hàng. Hải quan cửa khẩu nơi tái xuất hàng hóa phải có
trách nhận tiếp nhận hàng hóa được chuyển đến, làm thủ tục tái xuất cho hàng hóa
và thực hiện hồi báo thông tin cho hải quan nơi hàng hóa tạm nhập. Trường hợp
doanh nghiệp không thực hiện thanh khoản hồ sơ tạm nhập thìcơ quan hải quan
thực hiện việc ấn định thuế và cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan đối với lô
hàng tiếp theo của doanh nghiệp đó.
1.2.3.4. Thực hiện nghiệp vụ giám sát hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái
xuất
Giám sát hải quan đối với đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất là
biện pháp nghiệp vụ do cơ quan hải quan áp dụng để đảm bảo sự nguyên trạng của
hàng hóa, phương tiện vận tải đang chịu sự quản lý của hải quan từ khi hàng hóa
tạm nhập, bảo quản, lưu giữ, xếp dỡ tại Việt Nam, vận chuyển đến cửa khẩu xuất
cho đến khi thực xuất qua cửa khẩu. Các phương thức giám sát chủ yếu thường
được sử dụng là niêm phong hải quan, giám sát trực tiếp của công chức hải quan
và giám sát bằng phương tiện kỹ thuật. Container hoặc phương tiện vận tải hàng
hóa phải đảm bảo điều kiện niêm phong giám sát hải quan, trường hợp không thể
niêm phong hải quan như hàng rời, hàng siêu trường, siêu trọng thì phải áp dụng
phương thức giám sát phù hợp đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật. Đối
với những hàng hóa trong thời gian chuyển sang container hoặc phương tiện vận
chuyển khác thì phải chịu sự giám sát trực tiếp của công chức hải quan và thiết bị,
phương tiện kỹ thuật giám sát hải quan.
21


1.2.3.5. Thực hiện kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất
Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất

nhằm mục đích thẩm định tính chính xác, trung thực nội dung các chứng từ mà
doanh nghiệp đó khai, nộp, xuất trình với cơ quan hải quan đối với hàng hoá kinh
doanh tạm nhập, tái xuất đã được thông quan đối chiếu với chứng từ xuất kho,
nhập kho, sổ sách chứng từ kế toán của doanh nghiệp, chứng từ thanh toán qua
ngân hàng…và thẩm định việc tuân thủ pháp luật trong quá trình làm thủ tục hải
quan của doanh nghiệp thông qua việc xác minh thông tin tại cửa khẩu tái xuất,
hãng tầu, tài liệu cảng vụ, đơn vị xếp dỡ hàng hóa, lực lượng Biên Phòng. Trên cơ
sở phân tích thông tin quản lý rủi ro, dấu hiệu vi phạm trong đó tập trung kiểm tra
sau thông quan đối với doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất những mặt
hàng nhậy cảm, thuế suất cao, kim ngạch lớn, các trường hợp tạm nhập quá hạn
nhưng chưa tái xuất hoặc tái xuất nhưng chưa thực hiện thanh khoản.
1.2.4. Quy trình nghiệp vụ quản lý của hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm
nhập, tạm xuất
Để quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất hiện nay ngành hải quan
đang áp dụng hệ thống thông quan tự động và hệ thống thông tin tình báo Hải
quan(VNACCS/VCIS).
Tổổngquanq uảảnlýhàngtạạmnhậập-táixuấất

Tạm nhập

Cơ quan HQ

Tái xuất

Khai
Sửa đổi

Chuyển nội địa
Quản lý,G/Sát
(2)

(2)

Tham chiếu

(1)
Khai bỏo

Sơ đồ 1. 1: Sơ đồ tổng quan quản lý hàng húa kinh doanh
tạm nhập, tái xuất
(Nguồn: Tài liệu tập huấn Hệ thống VNACCS/VCIS, Tổng cục hải quan, 2013).
22


(1) Người khai hải quan: khai báo thông tin về hàng hóa hoặc sửa đổi thông tin trên
chương trình phần mềm của doanh nghiệp gửi đến cơ quan hải quan và nhận phản
hồi từ cơ quan hải quan thông qua hệ thống xử lý dữ liệu thông quan tự động
(VNACCS)
(2) Cơ quan hải quan: thực hiện thủ tục tạm nhập, tái xuất, chuyển tiêu thụ nội địa,
quản lý, giám sát và phản hồi kết quả cho người khai hải quan thông qua hệ thống
thống quan tự động (VNACCS)
Quyền truy cập vào hệ thống quản lý gồm cả 3 cấp: Tổng cục hải quan, Cục
hải quan tỉnh, thành phố và cấp Chi cục hải quan.
Quá trình quản lý đối với một lô hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất cụ thể
được chia làm 03 khâu: Tạm nhập hàng hóa –Tái xuất hàng hóa –Thanh khoản tờ
khai, được khái quát qua sơ đồ 1.2 như sau:
Doanh nghiệp
Tạm nhập

Tái xuất


Thanh khoản

- Khai báo làm thủ tục HQ nhập
-Khaikhẩu
báo làm thủ -tục
Gửi
HQ
hồxuất
sơ thanh
khẩu khoản đến HQ nơi làm thủ tục tạm nhập

Hải quan
-Kiểm
thời hạn hàng hóa lưu giữ tại Việt
Nam
Thanh
khoản tờ khai tạm nhập
-Kiểm tra đối chiếu Hợp
đồngtraXK
-Kiểm
đốihàng
chiếu với tờ khai tạm nhậptương
Kiểm traứng
nghĩa vụthuế
-Niêm phong HQ phương
tiệntra,
chứa
Xử phạt vi phạm (nếucó)

Sơ đồ 1. 2: Sơ đồ quá trình quản lý đối với một lô hàng kinh doanh tạm

nhập, tái xuất
23


(Nguồn: Tổng cục hải quan)
- Khâu tạm nhập hàng hóa: Doanh nghiệp tiến hành khai báo làm thủ tục hải quan để
nhập khẩu hàng hóa; hải quan thực hiện việc kiểm tra đối chiếu hợp đồng xuất
khẩu và niêm phong phương tiện chứa hàng.
- Khâu tái xuất hàng hóa: Doanh nghiệp tiến hành khai báo làm thủ tục hải quan để
xuất khẩu hàng hóa; hải quan thực hiện việc kiểm tra thời hạn hàng hóa lưu trữ tại
Việt Nam, kiểm tra đối chiếu thông tin trên tờ khai tạm nhập tương ứng
- Khâu thanh khoản hồ sơ: Doanh nghiệp gửi hồ sơ thanh khoản đến cơ quan hải
quan nơi làm thủ tục tạm nhập; hải quan tiến hành thanh khoản tờ khai tạm nhập,
kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp, xử phạt vi phạm hành
chính (nếu có).
Do tính chất đặc thù của các loại hàng hóa có áp dụng các chính sách quản lý
rieng nên thủ tục hải quan đối với hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất bao gồm: thủ
tục hải quan áp dụng chung cho các mặt hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất và thủ
tục hải quan áp dụng đối với một số mặt hàng đặc biệt.
1.2.4.1. Thủ tục hải quan áp dụng chung cho tất cả các mặt hàng kinh doanh tạm nhập,
táixuất:
Về nguyên tắc thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất
được thực hiện như đối với một lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu thương mại. Theo đó,
khi làm thủ tục tạm nhập cho lô hàng người khai hải quan phải nộp và xuất trình hồ
sơ hải quan như quy định về hồ sơ một lô hàng nhập khẩu thương mại cho chi cục
hải quan cửa khẩu nơi lô hàng tạm nhập được vận chuyển đến Việt Nam.
Hồ sơ hải quan tạm nhập gồm: Tờ khai hải quan (dạng điện tử); hợp đồng
mua bán hàng hóa; hóa đơn thương mại; bảng kê chi tiết hàng hóa; vận tải đơn;
giấy đăng ký kiểm tra chất lượng hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch, kiểm tra an
toàn thực phẩm (nếu có); giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa; đăng ký cửa khẩu tái

xuất trên tờ khai hải quan.
Hồ sơ hải quan tái xuất: Khi làm thủ tục tái xuất lô hàng tạm nhập, ngoài các
chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan như đối với một lô hàng xuất khẩu thương mại
24


(Tờ khai hải quan- dạng điện tử, hợp đồng xuất khẩu, hóa đơn xuất khẩu, bảng kê
chi tiết hàng hóa, các chứng từ khác theo quy định của các Bộ, Ngành) người khai
hải quan phải nộp thêm một bản sao tờ khai hàng hóa tạm nhập và một bản sao hợp
đồng bán hàng (hợp đồng xuất khẩu) do thương nhân Việt Nam ký với thương
nhân nước ngoài. Thương nhân có thể chia nhỏ lô hàng tạm nhập để tái xuất nhiều
lần nhưng mỗi lần tái xuất, thương nhân phải tái xuất hết lượng hàng khai trên một
tờ khai tái xuất.
Địa điểm làm thủ tục hải quan: Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất chỉ
được làm thủ tục hải quan tại chi cục hải quan cửa khẩu nơi có hàng hóa tạm nhập
hoặc tại chi cục hải quan cửa khẩu nơi có hàng tái xuất đi qua. Khi hàng hóa được
tái xuất tại cửa khẩu khác cửa khẩu tạm nhập thì chi cục hải quan cửa khẩu tạm
nhập lập biên bản bàn giao hàng hóa cho chi cục hải quan cửa khẩu giám sát việc
tái xuất; việc giám sát hàng hóa trên đường vận chuyển từ cửa khẩu tạm nhập ra
cửa khẩu tái xuất được thực hiện bằng niêm phong hảiquan.
Thanh khoản tờ khai: Chi cục hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập lô hàng có
trách nhiệm thanh khoản tờ khai tạm nhập và xử lý các vấn đề liên quan đến thuế,
vi phạm (nếu có). Thời hạn nộp hồ sơ thanh khoản hàng kinh doanh tạm nhập tái
xuất được chia thành hai trường hợp: Trường hợp thứ nhất, nếu lô hàng tạm nhập
được tái xuất trong thời hạn nộp thuế của tờ khai tạm nhập thì thời hạn nộp hồ sơ
thanh khoản tờ khai tạm nhập là 45 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế của tờ
khai tạm nhập. Trường hợp thứ hai, nếu lô hàng không được tái xuất trong thời hạn
nộp thuế của tờ khi tạm nhập thì người khai hải quan phải tờ khai nộp thuế nhập
khẩu và thuế giá trị gia tăng (nếu có) kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế. Cơ quan hải
quan kiểm tra, thu thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng theo quy định. Người khai

hải quan được hoàn lại số tiền thuế đó nộp khi thực tế đó tái xuất lô hàng tạm nhập,
trong trường hợp này thời hạn nộp hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế, thanh khoản tờ
khai tạm nhập chậm nhất là 45 (bốn mươi lăm ngày) ngày kể từ ngày đăng ký tờ
khai tái xuất hàng hóa.

25


×