Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động đối ngoại nhân dân nhằm thu hút nguồn lực đầu tư từ nước ngoài tại thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (918.63 KB, 81 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, nguồn tin cậy và
chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi tin hoàn toàn chịu trách nhiệm về luận văn này.

TÁC GIẢ

Nguyễn Thị Hiền

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Viện đào tạo Sau đại học
Trƣờng Đại học Hàng hải Việt Nam, các Quý thày giáo, cô giáo đã giúp tôi có
những kiến thức, cách nghiên cứu khoa học, tạo môi trƣờng điều kiện thuận lợi
nhất trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện Luận văn này.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin đƣợc bày tỏ lời cảm ơn tới
PGS.TS Đan Đức Hiệp với kiến thức uyên thâm và kinh nghiệm thực tế công tác
đã tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn cho tôi trong suốt thời gian từ khi đăng ký đề tài
đến khi hoàn thành Luận văn khoa học này.
Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Văn phòng Thành ủy, Văn phòng Ủy ban
nhân dân thành phố, Sở Ngoại vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ và một số phòng, ban,
bộ phận có liên quan đã tạo điều kiện, hợp tác, chia sẻ thông tin giúp tôi trong
quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Xin trân trọng cảm ơn !

ii



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU .......................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................. vii
LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐỐI NGOẠI NHÂN
DÂN VÀ THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI ......................... 5
1.1- KHÁI NIỆM, VAI TRÒ, NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN
DÂN. ..................................................................................................................... 5
1.1.1. Khái niệm. ................................................................................................... 5
1.1.2 Vai trò của hoạt động đối ngoại nhân dân ................................................... 6
1.1.3 Nội dung của hoạt động đối ngoại nhân dân................................................ 7
1.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG
ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN VÀ VIỆC THU HÚT NGUỒN LỰC ĐẦU TƢ ....... 8
1.2.1. Các tổ chức phi chính phủ nƣớc ngoài (gọi tắt là TCCPPNN). .................. 8
1.2.2. Các hình thức viện trợ phi chính phủ nƣớc ngoài ..................................... 12
1.3 QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƢƠNG, ĐƢỜNG LỐI CỦA ĐẢNG, NHÀ NƢỚC
VỀ HOẠT ĐỘNG THU HÚT ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI THÔNG QUA ĐỐI
NGOẠI NHÂN DÂN .......................................................................................... 13
1.3.1. Quan điểm và văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc về hoạt động thu
hút nguồn lực đầu tƣ............................................................................................ 13
1.3.2. Chủ trƣơng tăng cƣờng thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài thông qua hình thức
viện trợ của thành phố Hải Phòng ....................................................................... 15
1.4. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐỐI
NGOẠI NHÂN DÂN VÀ THU HÚT NGUỒN LỰC ĐẦU TƢ. ...................... 16
1.4.1 Hoạt động đối ngoại nhân dân và thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài của Tỉnh Vĩnh
Phúc ..................................................................................................................... 16
iii



1.4.2. Hoạt động đối ngoại nhân dân và thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài của Tỉnh
Quảng Ninh ......................................................................................................... 18
1.4.3. Hoạt động đối ngoại nhân dân và thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài của thành phố
Đà Nẵng............................................................................................................... 20
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN VÀ
HOẠT ĐỘNG THU HÚT ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI CỦA THÀNH PHỐ HẢI
PHÒNG GIAI ĐOẠN 2011-2015 ....................................................................... 21
2.1 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
............................................................................................................................. 21
2.1.1 Đặc điểm tình hình .................................................................................... 21
2.1.2 Hoạt động phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng giai đoạn
2010-2015 ........................................................................................................... 23
2.2. CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI, ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN CỦA THÀNH
PHỐ HẢI PHÒNG ............................................................................................. 28
2.2.1 Hoạt động của Sở Ngoại vụ thành phố Hải Phòng .................................... 28
2.2.2 Hoạt động của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hải Phòng....... 29
2.2.3 Hoạt động đối ngoại của các đoàn thể quần chúng, tổ chức chính trị - xã
hội. ....................................................................................................................... 30
2.2.4. Công tác thu hút nguồn vốn đầu tƣ phi chính phủ nƣớc ngoài ................. 31
2.3. HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN NHẰM THU HÚT ĐẦU TƢ
TẠI HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2010-2015 ....................................................... 32
2.3.1. Quan hệ giữa Hải Phòng với các TCPCPNN: .......................................... 32
2.3.2. Giá trị thu hút đầu tƣ tại thành phố Hải Phòng ......................................... 36
2.3.3. Các dự án thu hút đầu tƣ PCPNN tại Hải Phòng ...................................... 38
2.3.4. Một số hình thức thu hút đầu tƣ ................................................................ 44
2.4 Đánh giá chung.............................................................................................. 46
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƢỜNG ĐỐI NGOẠI NHÂN
DÂN NHẰM THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI TẠI HẢI PHÒNG

3.1.1 Mục tiêu phát triển về kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng ............. 50
3.1.2. Mục tiêu phát triển về đối ngoại ............................................................... 53
iv


3.1.3. Định hƣớng chƣơng trình thu hút vốn đầu tƣ PCPNN và các lĩnh vực ƣu
tiên của thành phố. .............................................................................................. 55
3.2- MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI
NHÂN DÂN NHẰM THU HÚT ĐẦU TƢ TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƢỚNG ĐẾN NĂM 2025. ........................................ 59
3.2.1 Bổ sung, sửa đổi một số quy định của thành phố nhằm tạo điều kiện thuận
lợi cho công tác thu hút đầu tƣ PCPNN. ............................................................. 59
3.2.2. Tăng cƣờng quan hệ đối tác với các tổ chức quốc tế, tổ chức nhân dân và
tổ chức phi chính phủ nƣớc ngoài ....................................................................... 60
3.2.3. Tăng cƣờng hợp tác và chia sẻ thông tin đa chiều nhằm giới thiệu các nhu
cầu của Hải Phòng với các TCPCPNN, hƣớng thu hút đầu tƣ vào các lĩnh vực và
địa bàn ƣu tiên ..................................................................................................... 61
3.2.4. Tăng cƣờng công tác giám sát và đánh giá nâng cao hiệu quả vốn đầu tƣ
PCPNN và tạo cơ sở để thúc đẩy vận động thu hút đầu tƣ PCPNN ................... 62
3.2.5. Tăng cƣờng và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực phục vụ công tác vận
động thu hút vốn đầu tƣ phi chính phủ nƣớc ngoài ............................................ 63
3.2.6. Củng cố, kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Điều phối
viện trợ nhân dân (PACCOM) thành phố ........................................................... 64
3.2.7. Nhóm biện pháp về vận động cộng đồng ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài
tham gia hoạt động đầu tƣ PCPNN ..................................................................... 66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................. 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 72

v



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

Chữ viết tắt

Giải thích

TCPCPNN

Các tổ chức phi chính phủ nƣớc ngoài

PCPNN

Phi chính phủ nƣớc ngoài

NGO

Tổ chức phi chính phủ

PACCOM

Ban Điều phối viện trợ nhân dân

LHQ

Liên hợp quốc

UNDP

Chƣơng trình phát triển của Liên hợp quốc


WHO

Tổ chức sức khỏe thế giới

UNICEF

Quỹ Trẻ em Liên hợp quốc

UNFPA

Quỹ Dân số Liên hợp quốc

UNFEM

Quỹ Phát triển vì phụ nữ của Liên hợp quốc

UNAIDS

Chƣơng trình phòng chống HIV/AIDS của Liên hợp quốc

WB

Tổ chức ngân hàng, tài chính thế giới World Bank

IMF

Quỹ tiền tệ Quốc tế

ECOSOC


Hội đồng Kinh tế - xã hội

FDI

Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

ODA

Đầu tƣ gián tiếp: Hỗ trợ phát triển chính thức

JICA

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản

KOICA

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc

USAID

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ

AUSAID

Cơ quan Viện trợ Oxtraylia

SIDA

Cơ quan Viện trợ Ailen, Cơ quan Phát triển Quốc tế Thụy Điển


DFID

Bộ Phát triển quốc tế Anh

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số bảng

Tên bảng

2.1

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế của thành
phố Hải Phòng 5 năm 2011 - 2015

2.2

Số lƣợng các TCPCPNN có quan hệ với Hải Phòng.

2.3

Số dự án đƣợc cấp mới với số vốn đầu tƣ của nƣớc ngoài
của thành phố Hải Phòng

2.4

Giá trị đầu tƣ của các TCPCPNN giai đoạn 2011- 2015


2.5

Đầu tƣ PCPNN theo lĩnh vực tại thành phố Hải Phòng

2.6

Các chƣơng trình, dự án đầu tƣ PCPNN phân theo địa bàn
tại thành phố Hải Phòng

3.1

Lƣợng kiều hối qua các năm về thành phố Hải Phòng

vii

Trang


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài.
Hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực mang đến cho chúng ta nhiều cơ
hội, nhất là khả năng tranh thủ hiệu quả hơn các nguồn lực bên ngoài. Cùng với
hội nhập kinh tế, hội nhập trong các lĩnh vực khác sẽ tạo cơ hội lớn hơn trong
tiếp cận tới tri thức tiên tiến của nhân loại, gia tăng mức độ đan xen lợi ích, từng
bƣớc làm cho đất nƣớc trở thành bộ phận hữu cơ của khu vực và thế giới, chiếm
vị trí ngày càng cao trong nền kinh tế, chính trị và văn hóa toàn cầu.
Tại Việt Nam, với chủ trƣơng của Đảng là “tăng cường vận động viện trợ
và nâng cao hiệu quả hợp tác với các TCPCPNN để phát triển kinh tế - xã hội”
[1tr.72]. cùng với chính sách đổi mới, các TCPCPNN đã vào Việt Nam với số

lƣợng ngày càng lớn, triển khai viện trợ với giá trị ngày càng tăng và đã có đóng
góp nhất định cho xóa đói - giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp
với các ƣu tiên, định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Tính đến
năm 2012, có khoảng 900 TCPCPNN có quan hệ với Việt Nam, trong số đó,
trên 600 tổ chức có hoạt động thƣờng xuyên. Viện trợ của các TCPCPNN nói
chung đƣợc xem là hình thức đầu tƣ đƣợc triển khai nhanh, gắn với nhu cầu và
các nhóm đối tƣợng. Quan hệ đối tác giữa phía Việt Nam với các các
TCPCPNN đã đƣợc triển khai và ngày càng mở rộng, từ cấp cơ sở và mang tính
vi mô, đến cấp trung ƣơng và mang tính chính sách vĩ mô.
Nằm trong xu thế chung đó, thành phố Hải Phòng trong thời gian vừa qua
cũng đã xây dựng cho mình một số cơ chế, chính sách nhằm thu hút nguồn đầu
tƣ từ nƣớc ngoài để đẩy mạnh phát triển kinh tế thành phố. Tuy nhiên, những cơ
chế chính sách đó chƣa thực sự đủ mạnh, chƣa khai thác tốt đƣợc những tiềm
năng, lợi thế vốn có của Hải Phòng. Trƣớc những thời cơ, thách thức của việc
hội nhập chung với nền kinh tế của khu vực và trên thế giới, kinh tế Hải Phòng
cần phải phát triển nhanh và mạnh hơn nữa; vì vậy thành phố Hải Phòng phải đề
ra cho mình những cơ chế, chính sách hợp lý, đủ mạnh để phát triển mà đặc biệt
là đẩy mạnh hơn nữa việc thu hút đầu tƣ của nƣớc ngoài vào thành phố Hải
Phòng nhằm tạo dựng một môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh thông thoáng, hấp dẫn,
lành mạnh, bình đẳng, tin cậy, hiệu quả, cạnh tranh nhƣng không đi ngƣợc với
những quy định, đƣờng lối của Nhà nƣớc, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế
1


xã hội của thành phố đạt mục tiêu đề ra. Trong những năm qua, công tác thu hút
nguồn vốn đầu tƣ của nƣớc ngoài thông qua các tổ chức PCPNN đạt đƣợc những
thành quả đáng kể. Hải Phòng đã có quan hệ với gần 100 TCPCPNN, triển khai
nhiều dự án và phi dự án với số vốn cam kết đạt trên 19 triệu USD, giá trị giải
ngân đạt trên 14 triệu USD tƣơng đƣơng 280 tỷ đồng. Trong đó, tập trung chủ yếu
trên các lĩnh vực: y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân; giáo dục; giải quyết các vấn

đề xã hội; bảo vệ môi trƣờng, phòng, giảm nhẹ thiên tai; nông, lâm, ngƣ nghiệp
và phát triển nông thôn; văn hoá, thể thao…
Tuy nhiên, so với nguồn lực và điều kiện thực tế, việc thu hút nguồn lực đầu
tƣ từ các tổ chức PCPNN của Hải Phòng vẫn còn nhiều hạn chế. Từ thực tế này,
đòi hỏi phải nghiên cứu tìm ra những giải pháp, cơ chế để thúc đẩy công tác xúc
tiến, vận động thu hút nguồn lực đầu tƣ từ PCPNN trên địa bàn thành phố nhằm
huy động các nguồn lực trợ giúp thành phố giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc,
giảm nghèo, thích ứng biển đổi khí hậu, bảo vệ môi trƣờng và đa dạng sinh học,
phát triển giáo dục, làng nghề… góp phần đảm bảo an sinh xã hội và thực hiện
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Đó là lý do học viên chọn đề tài:
“Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động đối ngoại nhân dân nhằm thu
hút nguồn lực đầu tƣ từ nƣớc ngoài tại thành phố Hải Phòng”. Việc đánh
giá thực trạng công tác thu hút nguồn vốn đầu tƣ phi chính phủ nƣớc ngoài, nghiên
cứu đề xuất một số nhiệm vụ, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu hút
nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài bằng nguồn vốn phi chính phủ nƣớc ngoài của thành
phố Hải Phòng là việc làm rất cần thiết.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Trong thời gian vừa qua có nhiều nghiên cứu về việc thu hút nguồn lực
đầu tƣ từ nƣớc ngoài tại thành phố Hải Phòng. Trong đó việc thu hút nguồn vốn
đầu tƣ trực tiếp FDI, đầu tƣ gián tiếp thông qua nguồn vốn ODA đã có nhiều
nghiên cứu nhƣng thu hút nguồn vốn đầu tƣ thông qua hình thức viện trợ
PCPNN chƣa có ai nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất một số nhiệm vụ,
biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thu hút nguồn vốn đầu tƣ phi chính phủ
nƣớc ngoài của thành phố Hải Phòng đến năm 2015, định hƣớng 2020.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
- Công tác thu hút nguồn vốn đầu tƣ PCPNN tại Hải Phòng.
2



- Công tác thẩm định, phê duyệt và cơ chế quản lý, phối hợp triển khai
thực hiện dự án PCPNN.
- Một số tổ chức tiếp nhận viện trợ PCPNN, các TCPCPNN đang triển khai
hoạt động trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Trên địa bàn thành phố
- Về thời gian: Đánh giá thực trạng công tác xúc tiến vận động viện trợ phi
chính phủ nƣớc ngoài tại thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011-2015, đề xuất một
số nhiệm vụ, giải pháp thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến vận
động viện trợ PCPNN của thành phố Hải Phòng đến năm 2015, định hƣớng 2020.
4. Nội dung nghiên cứu
- Thu thập, xử lý thông tin các văn bản pháp lý; các cơ chế chính sách của
nhà nƣớc về công tác PCPNN.
- Đánh giá thực trạng công tác xúc tiến vận động viện trợ PCPNN tại thành
phố Hải Phòng giai đoạn 2011 - 2015 trên các mặt: xúc tiến vận động, thẩm định,
phê duyệt, cơ chế quản lý, phối hợp triển khai thực hiện và kinh nghiệm thực tiễn
về công tác xúc tiến vận động viện trợ PCPNN tại một số tỉnh, thành phố.
- Nghiên cứu đề xuất một số nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
công tác xúc tiến vận động viện trợ PCPNN của thành phố Hải Phòng đến năm
2020, định hƣớng 2025.
5. Phương pháp tổ chức triển khai nghiên cứu
Phương pháp tiếp cận hệ thống:
Nhìn nhận vấn đề một cách tổng thể, các yếu tố tác động qua lại lẫn nhau,
có tính logíc.
Phương pháp thực hiện:
- Phƣơng pháp thu thập xử lý thông tin;
- Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp.
- Phƣơng pháp điều tra, khảo sát: xác định rõ mục đích, đối tƣợng, quy
mô, số lƣợng, cách thức tiến hành.


3


Mục đích: Nắm bắt, đánh giá tình hình viện trợ của các TCPCPNN và
công tác xúc tiến vận động viện trợ PCPNN của thành phố giai đoạn 2011-2015
cùng với việc nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn về công tác xúc tiến vận động
viện trợ của một số tỉnh, thành phố, từ đó đánh giá đúng thực trạng vấn đề mà
Đề án đã đặt ra, góp phần đề xuất những giải pháp có hiệu quả thiết thực
Các quan điểm, mục tiêu nâng cao hiệu quả công tác thu hút nguồn vốn
đầu tƣ phi chính phủ nƣớc ngoài thành phố Hải Phòng đến năm 2015, định
hƣớng 2020 đƣợc xây dựng trên cơ sở các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và
Nhà nƣớc và của thành phố, đảm bảo tính khoa học, tính định hƣớng.
Một số nhiệm vụ và giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến vận
động viện trợ phi chính phủ nƣớc ngoài thành phố Hải Phòng đến năm 2015,
định hƣớng 2020 đƣợc xây dựng trên cơ sở khoa học, có tính mới, tính sáng tạo,
tính khả thi và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố.
6. Kết cấu của luận văn
Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về đối ngoại nhân dân và thu hút
nguồn vốn đầu tƣ từ nƣớc ngoài.
Chƣơng 2: Thực trạng công tác đối ngoại nhân dân và hoạt động thu hút
đầu tƣ nƣớc ngoài của thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011-2015.
Chƣơng 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân
dân, thu hút nguồn vốn phi chính phủ nƣớc ngoài của thành phố Hải Phòng./.

4


CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN
VÀ THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI

1.1- KHÁI NIỆM, VAI TRÒ, NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI
NHÂN DÂN.

1.1.1. Khái niệm.
Việc phân loại các loại hình hoạt động đối ngoại có thể dựa trên các tiêu
chí khác nhau, do đó, sẽ có các hệ quy chiếu và cách phân loại khác nhau.
Nếu lấy tiêu chí là chủ thể, là lực lƣợng thực hiện công tác đối ngoại thì
chúng ta có đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nƣớc và đối ngoại nhân dân. Căn cứ
chính ở đây là ai thực hiện công việc đối ngoại? Đối ngoại Đảng do các cơ quan,
tổ chức Đảng tiến hành, với danh nghĩa của Đảng. Ngoại giao Nhà nƣớc là quan
hệ và hoạt động đối ngoại của các cơ quan nhà nƣớc bao gồm từ Chủ tịch nƣớc,
Quốc hội, Chính phủ, Tòa án, Viện Kiểm sát, các bộ, các cơ quan trực thuộc
chính phủ và chính quyền các cấp.
Đối ngoại nhân dân hay ngoại giao nhân dân là quan hệ và hoạt động đối
ngoại của nhân dân mà lực lƣợng chủ công là các tổ chức nhân dân, gồm Mặt
trận tổ quốc Việt Nam, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị, các đoàn thể quần chúng
và các tổ chức nhân dân khác.
Nếu phân loại theo nội dung của hoạt động đối ngoại thì chúng ta có
chính trị đối ngoại, kinh tế đối ngoại, văn hoá đối ngoại, v.v… Mỗi chủ thể đối
ngoại nhƣ Đảng, Nhà nƣớc hay nhân dân đều có thể tiến hành các hoạt động đối
ngoại trên tất cả các lĩnh vực trên.
Đối ngoại nhân dân là bộ phận cấu thành quan trọng của mặt trận ngoại
giao nƣớc nhà, góp phần thực hiện nhiệm vụ, đƣờng lối đối ngoại của Đảng và
Nhà nƣớc ta, phục vụ sự nghiệp cách mạng Việt Nam [3,tr.72]. . Trong thời kỳ
đấu tranh giải phóng dân tộc, công tác đối ngoại nhân dân dƣới sự lãnh đạo của
5


Đảng đã tạo nên mặt trận đoàn kết rộng rãi chƣa từng có của nhân dân thế giới
ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta, đóng góp to lớn vào thắng

lợi cuối cùng của sự nghiệp thống nhất đất nƣớc.
1.1.2 Vai trò của hoạt động đối ngoại nhân dân
- Trong sự nghiệp giải phóng dân tộc những ngày đầu cách mạng, nhân
dân thế giới gần nhƣ không biết Việt Nam, không biết Việt Minh là ai? Hồ Chí
Minh là ai? Thậm chí trong suốt hơn 4 năm từ khi nƣớc Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa đƣợc tuyên bố thành lập năm 1945 và cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên
tháng 1 năm 1946 đƣợc tiến hành, các quốc gia trên thế giới vẫn chƣa công nhận
chúng ta. Chỉ một tháng sau ngày Tuyên bố độc lập, Bác Hồ đã chỉ đạo thành
lập ra Hội Việt - Mỹ thân hữu, sau đó thành lập ra Hội Việt – Trung hữu hảo, rồi
Ủy ban Bảo vệ Hòa bình thế giới của Việt Nam. Đó là những tổ chức đối ngoại
nhân dân đầu tiên do Đảng và Bác Hồ thành lập, trực tiếp lãnh đạo để vận động
nhân dân các nƣớc ủng hộ sự nghiệp cách mạng của Việt Nam .
- Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nƣớc, chúng ta đã có đƣợc một mặt trận
nhân dân thế giới hết sức rộng lớn đoàn kết và ủng hộ nhân dân Việt Nam. Các
hoạt động ủng hộ Việt Nam, phản đối chiến tranh đƣợc dấy lên tại Pháp và
nhiều nƣớc trên thế giới, trong đó điển hình là hình ảnh Hăng-ri Mac-tanh, Ray
Mông-điêng, Ma-đơ-lanh Ru-phô, v.v…góp phần quan trọng vào chiến thắng
cuối cùng của nhân dân ta.
- Trong thời kỳ toàn cầu hóa, quốc tế hóa thì tiếng nói, dƣ luận nhân dân
ngày càng có vai trò quan trọng, ảnh hƣởng ngày càng lớn đến lợi ích của các
quốc gia và các vấn đề quốc tế. Do đó công tác đối ngoại nhân dân có vị trí ngày
càng quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nƣớc và bảo vệ Tổ quốc. Ở nƣớc
ta, cùng với quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, các vấn đề đối ngoại
và các yếu tố nƣớc ngoài nhƣ nói trên ngày càng tác động sâu rộng đến các mặt
đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, văn hoá, tƣ tƣởng... của đất nƣớc. Sự
gắn kết giữa các vấn đề đối nội và đối ngoại ngày càng gia tăng, quan hệ đối
ngoại, hợp tác và tiếp xúc quốc tế đƣợc mở rộng đến tất cả các ngành, các cấp,
6



từ trung ƣơng đến tận cơ sở, càng đòi hỏi sự tham gia ngày càng đông đảo của
ngƣời dân.
Ngày nay, trong điều kiện mới, nhiệm vụ mới, đối ngoại nhân dân tiếp tục
khẳng định vai trò quan trọng, phục vụ đắc lực công cuộc đổi mới đất nƣớc.
Trong tình hình đó, công tác đối ngoại nhân dân càng có vị trí và vai trò quan
trọng trong sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta.
Cụ thể đƣợc thể hiện trên một số điểm cơ bản sau:
+ Mở rộng quan hệ quốc gia với các nƣớc, các Chính phủ trên thế giới.
Mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác, nâng cao vị thế và uy tín của nƣớc ta trên
trƣờng quốc tế, góp phần xây dựng lòng tin và hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân
Việt Nam và bạn bè quốc tế.
+ Tăng cƣờng quan hệ kinh tế, mở rộng thị trƣờng. Tạo điều kiện quốc tế
thuận lợi cho công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nƣớc, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Thúc đẩy thu hút các nguồn lực đầu tƣ cho sự phát triển của đất nƣớc.
+ Góp phần quan trọng ổn định đất nƣớc, giữ vững môi trƣờng hòa hình,
độc lập, chủ quyền của đất nƣớc.
+ Nâng cao vị thế, tầm quan trọng của Việt Nam trên trƣờng quốc tế.
1.1.3 Nội dung của hoạt động đối ngoại nhân dân
Nội dung, phƣơng thức, lĩnh vực, địa bàn hoạt động và đối tác quan hệ
trên kênh đối ngoại nhân dân ngày càng phong phú, đa dạng, góp phần hình
thành và từng bƣớc mở rộng mạng lƣới bạn bè thế giới, đối tác quốc tế; tranh
thủ đƣợc nguồn lực quốc tế, đóng góp vào việc phát triển kinh tế - xã hội, tuyên
truyền, quảng bá về đất nƣớc và con ngƣời Việt Nam.
Tích cực tham gia cuộc đấu tranh trên lĩnh vực dân chủ, nhân quyền, dân
tộc, tôn giáo, chống âm mƣu "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch; bày
tỏ tình đoàn kết quốc tế với bạn bè truyền thống và nhân dân thế giới, góp phần
vào cuộc đấu tranh chung vì hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội.
7



Tuyên truyền về những thành tựu đổi mới của đất nƣớc; thiết lập quan hệ
ngoại giao với các nƣớc; tổ chức và tham gia nhiều hoạt động lớn, có tiếng vang
nhƣ Liên hoan hữu nghị thanh niên Việt - Trung, Festival thanh niên và sinh
viên thế giới lần thứ XVII v.v...; tổ chức nhiều hoạt động nhân những ngày lễ
lớn của đất nƣớc.
Tranh thủ viện trợ phi chính phủ nƣớc ngoài. Những hoạt động đó đã góp
phần quan trọng tăng cƣờng hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nƣớc,
thiết thực đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của nƣớc nhà.
1.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT
ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN VÀ VIỆC THU HÚT NGUỒN LỰC
ĐẦU TƢ
1.2.1. Các tổ chức phi chính phủ nƣớc ngoài (gọi tắt là TCCPPNN).
Tổ chức phi chính phủ nƣớc ngoài đã tồn tại hàng trăm năm trên thế giới
dƣới nhiều dạng khác nhau. Nguồn gốc xa xƣa của TCPCPNN vốn là những
nhóm nhỏ làm từ thiện. Tiêu chí hoạt động của các tổ chức này là cứu trợ nhân
đạo đối với nạn nhân chiến tranh, thiên tai và nghèo đói, không phân biệt chính
kiến và địa dƣ.
Cho tới nay trên thế giới, các nƣớc có quan điểm khác nhau về phân loại
và định nghĩa về TCPCPNN nhƣ sau:
- Tổ chức phi chính phủ (tiếng Anh: non-governmental organization –
NGO) là các tổ chức ngoài hệ thống nhà nƣớc, đƣợc thành lập và có trụ sở ở
nƣớc ngoài, hoạt động độc lập, phi lợi nhuận.
Hiện nay khối lƣợng viện trợ của NGO cho các nƣớc đang phát triển ngày
càng tăng và lĩnh vực hoạt động của NGO cũng đã chuyển hƣớng theo cách
giảm dần các viện trợ nhân đạo mà tăng cƣờng viện trợ cho sự phát triển. Các
NGO ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống, kinh tế - xã hội, nhân
đạo, giáo dục, một trƣờng… trên thế giới, đặc biệt là các nƣớc nghèo và các
nƣớc đang phát triển.
8



Các TCPCPNN hiện đang hoạt động trên thế giới.
+ TCPCP mang tính chất quốc gia (National Non-Governmental
Organizations) là tổ chức mà các thành viên đều mang một quốc tịch. Các tổ
chức này xuất hiện trên thế giới rất sớm. Phạm vi hoạt động chủ yếu phục vụ
cho từng cộng đồng, hoạt động trong phạm vi một nƣớc. Về số lƣợng,
TCPCPNN mang tính chất quốc gia chiếm đa số tuyệt đối;
+ Tổ chức phi chính phủ mang tính chất quốc tế (International NonGovernmental Organizations) là tổ chức mà các thành viên của nó mang nhiều
quốc tịch khác nhau sáng lập ra. Về số lƣợng, TCPCPNN mang tính chất quốc tế
ít hơn nhiều so với TCPCPNN mang tính chất quốc gia. Phạm vi hoạt động của
TCPCPNN mang tính chất quốc tế rộng khắp trên thế giới, nhƣng TCPCPNN
mang tính chất quốc tế phải tuân theo luật pháp của nƣớc nhận sự hợp tác;
+ Tổ chức phi chính phủ mang tính chất chính phủ (Governmental NonGovernmental Organizations) là các tổ chức do chính phủ lập ra hoặc một
TCPCP nào đó hoàn toàn phụ thuộc vào ngân sách của chính phủ.
Các nguồn đầu tƣ chính của các TCPCPNN
Đầu tƣ của các TCPCPNN thƣờng rất đa dạng và không ổn định. Phƣơng
thức hoạt động cơ bản của các TCPCPNN là trực tiếp làm dự án và trực tiếp
quan hệ với địa phƣơng cơ sở. Đa số các TCPCPNN tiến hành các dự án mang
tính phát triển bền vững, cho đến nay có khoảng trên 80% giá trị viện trợ tập
trung cho các dự án này. Đáng chú ý, các TCPCPNN ngày càng quan tâm nhiều
hơn về mặt nâng cao năng lực cho các đối tác địa phƣơng và vận động thay đổi
thể chế, chính sách của Nhà nƣớc.
Các nguồn tài trợ chính của các TCPCPNN từ các nguồn sau:
- Chính phủ (các chƣơng trình phát triển, ODA…)
- Liên chính phủ
- Liên hợp quốc
- Các tổ chức tôn giáo
9



- Các quỹ quốc tế và tƣ nhân
- Các công ty (công ty đa quốc gia, công ty nƣớc ngoài..)
- Các viện nghiên cứu, các trƣờng đại học
- Cá nhân (hội viên, các cá nhân hảo tâm, tự nguyện…)
- Ngân sách tự có thông qua các hoạt động dịch vụ, kinh doanh (đầu tƣ bất
động sản, thƣơng mại, cho vay vốn…)
Các cơ quan – tổ chức:
a) Các tổ chức Liên hợp quốc và tổ chức quốc tế
Do ngân sách hoạt động của các cơ quan Liên hợp quốc là từ sự đóng góp
của nhiều chính phủ, do vậy những cơ quan này là tổ chức đa phƣơng. Thƣờng thì
viện trợ đa phƣơng đƣợc chuyển thẳng cho các chƣơng trình chính phủ, tuy nhiên
nhiều tổ chức Liên hợp quốc cũng có những khoản tài trợ trực tiếp cho các TCPCP
và các tổ chức cộng đồng. Một số tổ chức Liên hợp quốc: Cơ quan Phát triển Liên
hợp quốc (UNDP), Tổ chức sức khỏe thế giới (WHO), Quỹ Trẻ em Liên hợp quốc
(UNICEF), Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), Quỹ Phát triển vì phụ nữ của
Liên hợp quốc (UNFEM), Chƣơng trình phòng chống HIV/AIDS của Liên hợp
quốc (UNAIDS)… hàng năm đều có các chƣơng trình, dự án viện trợ thông qua
kênh PCPNN trên các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, y tế, môi trƣờng, biến
đổi khí hậu, y tế…
b) Đại sứ quán các nước
Hầu hết Đại sứ quán các nƣớc phát triển nhƣ Anh, Pháp, Mỹ, Đức,
Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Thụy Điển, Hà Lan … đều có một nguồn tài
trợ nhất định cho nƣớc sở tại. Một số Đại sứ quán tài trợ thông qua cơ quan phát
triển quốc tế của họ, TCPCP hoặc trực tiếp triển khai một số dự án nhỏ tập trung
các lĩnh vực giao lƣu văn hóa, đào tạo nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, cứu
trợ khẩn cấp, nhân đạo… Các chƣơng trình, dự án này diễn ra trong một thời
gian ngắn.
10



c) Các tổ chức cơ quan hợp tác – phát triển của các quốc gia
Hầu hết các chính phủ các nƣớc phát triển đều có một cơ quan, có thể ở cấp
bộ phụ trách hợp tác phát triển. Tại nƣớc ngoài, các cơ quan này thƣờng là một bộ
phận nằm trong sứ quán. Ngoài việc giám sát và quản lý các khoản viện trợ phát
triển chính thức (ODA), một số sứ quán có ngân sách cho những tài trợ nhỏ nhƣ:
Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc
(KOICA), Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Cơ quan Viện trợ
Oxtraylia (AUSAID), Cơ quan Viện trợ Ailen, Cơ quan Phát triển Quốc tế Thụy
Điển (SIDA), Bộ Phát triển quốc tế Anh (DFID) …
d) Các thiết chế tài chính quốc tế
Đây là những ngân hàng phát triển đa phƣơng, đa quốc gia do nhiều nƣớc
đóng góp vốn cho những ngân hàng này. Về mặt địa lý, những ngân hàng này có
thể mang tính toàn cầu hoặc khu vực. Mặc dù nhiệm vụ chính của họ là cung cấp
các khoản vay và tƣ vấn chính sách cho các nƣớc là khách hàng, nhƣng văn phòng
đại diện của họ tại các nƣớc cũng cung cấp các khoản tài trợ cho các TCPCP và các
tổ chức cộng đồng địa phƣơng. Một số ngân hàng đa phƣơng: Ngân hàng Thế giới
(WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Tái thiết và Phát triển
Châu Âu (EBRD), Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC)…
e) Các Quỹ quốc tế
Quỹ là các tổ chức độc lập trong việc cung cấp tài trợ cho các tổ chức, cá
nhân, đặc biệt là các tổ chức cộng đồng. Ngân sách hoạt động của Quỹ từ nguồn
tài sản để lại của những ngƣời giảu có, những ngƣời có lòng hảo tâm, đóng góp
của các tập đoàn lớn, hoạt động gây quỹ hoặc từ hoạt động kinh doanh bất động
sản và đầu tƣ thị trƣờng chứng khoán. Một số Quỹ: Quỹ Phát triển Châu Á
(Nhật Bản), Quỹ Ford (Mỹ), Quỹ Bill Gates (Mỹ), Quỹ Rockefeller (Mỹ), Quỹ
Gordon Barclay dành cho Việt Nam (GBVF – Anh), Quỹ Toàn cầu (Mỹ)…
f) Các tập đoàn, công ty kinh doanh
Rất nhiều công ty kinh doanh, kể cả các ngân hàng, thể hiện trách nhiệm
xã hội của họ bằng cách hỗ trợ các dự án ở địa phƣơng nơi họ đang hoạt động.

11


Đặc biệt là các công ty đa quốc gia có những bộ phận chuyên trách về hoạt động
xã hội, từ thiện. Một số công ty : Cocacola (Mỹ). Caltex (Mỹ), Honda (Nhật
Bản), Doosan Vina (Hàn Quốc)…
g) Các tổ chức phi chính phủ
Các TCPCPNN là các tổ chức hoạt động từ thiện, phi lợi nhuận và gây
quỹ từ nhiều nguồn khác nhau. Một số tổ chức hoạt động đa dạng trên nhiều lĩnh
vực, trong khi một số khác tập trung theo lĩnh vực nhƣ: y tế, giáo dục, nông
nghiệp, cứu trợ khẩn cấp, phát triển cộng đồng, hỗ trợ tài chính nhỏ. Hiện nay,
có trên 800 TCPCPNN thuộc các khu vực Châu Âu, Bắc Mỹ, Châu Á – Thái
Bình Dƣơng có quan hệ với Việt Nam, trong đó nhiều tổ chức đã triển khai
nhiều chƣơng trình, dự án tài trợ cho Việt Nam. Một số TCPCPNN : Tầm nhìn
Thế giới Quốc tế (WVI), Tổ chức Hành động viện trợ (ActionAid), Tổ chức Sức
khỏe Gia đình quốc tế (FHI), Trung tâm kiểm soát bệnh dịch Hoa Kỳ (CDC),
Hội Hoa Trắng (Cộng hòa Pháp)…
1.2.2. Các hình thức viện trợ phi chính phủ nƣớc ngoài
Theo Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ PCPNN đƣợc Ban hành kèm
theo Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ: “Viện trợ
PCPNN đƣợc hiểu là viện trợ không hoàn lại, không vì mục đích lợi nhuận của
các TCPCPNN, các tổ chức và cá nhân ngƣời nƣớc ngoài khác, kể cả các tập
đoàn, công ty có vốn nƣớc ngoài, cộng đồng ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc
ngoài tôn trọng và chấp hành luật pháp Việt Nam, có thiện chí, cung cấp trực
tiếp viện trợ không hoàn lại nhằm hỗ trợ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
và nhân đạo của Việt Nam” (……) , đƣợc thể hiện dƣới hai hình thức chủ yếu:
+ Viện trợ thông qua các chƣơng trình, dự án;
+ Viện trợ phi dự án (bao gồm cả cứu trợ khẩn cấp);
Khác với nguồn viện trợ chính thức (ODA), viện trợ PCPNN là loại viện
trợ không hoàn lại, mang tính nhân đạo và phát triển, có thủ tục nhanh gọn và

đơn giản, không chỉ là hỗ trợ vật chất mà cả chuyển giao kinh nghiệm, công
nghệ, bí quyết… rất cần cho xây dựng kinh tế, nâng cao dân trí.

12


Quy mô các dự án từ viện trợ NGO không lớn (từ vài nghìn đến vài trăm
nghìn USD), thời gian thực hiện ngắn, không dài (từ vài tháng đến 1-2 năm)
nhƣng thƣờng đáp ứng kịp thời, sát với nhu cầu và phù hợp với khả năng quản
lý, sử dụng của nơi nhận viện trợ và các dự án này thƣờng mang lại hiệu quả rất
thiết thực.
Hiện nay, nhiều nƣớc phát triển đã dành một phần viện trợ ODA cho các
nƣớc đang phát triển thông qua các TCPCPNN. Số tiền viện trợ thông qua các
TCPCPNN khá lớn, ngày một tăng và trên thực tế đã hỗ trợ đáng kể cho các
chƣơng trình kinh tế - xã hội của các nƣớc đang phát triển. Các TCPCPNN còn
nhận sự hỗ trợ tài chính từ các tổ chức tôn giáo, từ các quỹ từ thiện tƣ nhân, từ
quyên góp với nhiều hình thức khác nhau.
- Hoạt động viện trợ triển khai tại 63 tỉnh, thành với nhiều lĩnh vực nhƣ:
an sinh xã hội, y tế, giáo dục - đào tạo, phát triển kinh tế xã hội, tài nguyên - môi
trƣờng, đặc biệt các chƣơng trình, dự án từng bƣớc giúp nông dân và những
ngƣời nghèo biết cách làm ăn trong nền kinh tế thị trƣờng, nâng cao mức thu
nhập của bản thân và cải thiện điều kiện sống của gia đình, góp phần vào sự phát
triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.
- Thông qua các hoạt động, các TCPCP góp phần tăng cƣờng sự hiểu biết
và mở rộng quan hệ hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nƣớc và
đối tác các nƣớc với Việt Nam. Quan hệ và cơ chế hợp tác giữa các TCPCP và
Việt Nam ngày càng hoàn thiện, đảm bảo việc sử dụng và quản lý hiệu quả các
nguồn viện trợ phi chính phủ.
1.3 QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƢƠNG, ĐƢỜNG LỐI CỦA ĐẢNG, NHÀ
NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG THU HÚT ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI THÔNG

QUA ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN
1.3.1. Quan điểm và văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc về hoạt
động thu hút nguồn lực đầu tƣ.
Kể từ năm 1988, khi Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài bắt đầu có hiệu lực, luật
pháp, chính sách về FDI liên tục đƣợc bổ sung, sửa đổi, điều chỉnh theo hƣớng
13


xoá bỏ dần các rào cản, tạo môi trƣờng kinh doanh thuận lợi và động lực cho các
nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam.
Để tạo điều kiện cho các hoạt động của các TCPCPNN tại Việt Nam đƣợc
tiến hành có hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực và phù hợp với luật pháp và tập
quán Việt Nam, kể từ năm 1996, Nhà nƣớc ta đã ban hành một số văn bản quy
phạm pháp luật quan trọng, trong đó điều chỉnh công tác quản lý hoạt động và
sử dụng viện trợ PCPNN tại Việt Nam nhƣ sau:
a) Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 24/01/2003 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng
Đảng về công tác PCPNN.
b) Chỉ thị số 28-CT/TW ngày 02/12/2008 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng
Đảng về việc tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của Liên hiệp các
tổ chức hữu nghị Việt Nam trong đó có việc chủ động vận động viện trợ và nâng
cao hiệu quả hợp tác với các TCPCPNN góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
c) Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 6/7/2011 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng
về tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong tình
hình mới.
d) Chỉ thị số 11/2002/CT-TTg ngày 17/04/2002 của Thủ tƣớng Chính phủ
về chấn chỉnh công tác quản lý, sử dụng viện trợ PCPNN.
e) Nghị định số 12/2012/NĐ-CP ngày 01/3/2012 của Chính phủ về đăng ký
và quản lý hoạt động của các TCPCPNN tại Việt Nam (thay thế cho Quyết định
số 340/TTg ngày 24/05/1996 của Thủ tƣớng Chính phủ).
Nghị định này tiếp tục tạo hành lang pháp lý cho các TCPCPNN vào Việt

Nam hoạt động thuận lợi và có hiệu quả hơn. Theo đó, các TCPCPNN để đƣợc
tiến hành các hoạt động hỗ trợ phát triển, viện trợ nhân đạo tại Việt Nam không vì
mục đích lợi nhuận hoặc các mục đích khác, phải đƣợc phép của Chính phủ Việt
Nam dƣới các hình thức là Giấy phép hoạt động (có thời hạn là 3 năm), Giấy
phép lập Văn phòng đại diện (có thời hạn là 5 năm), Giấy phép lập Văn phòng dự
án (có thời hạn là 5 năm). Thời gian quy định cho từng loại giấy phép theo quy
14


định này đã khuyến khích các tổ chức cam kết hoạt động dài hạn tại Việt Nam
hơn so với trƣớc đây.
f) Nghị định số 93/2009/NĐ-CP, ngày 22/10/2009 của Chính phủ về việc
ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ PCPNN
Quy chế này tiếp tục tạo hành lang pháp lý cho việc tiếp nhận, sử dụng và
quản lý nguồn viện trợ này, đồng thời thực hiện phân cấp mạnh mẽ thẩm quyền
phê duyệt viện trợ. Theo quy chế này, mọi dự án và khoản viện trợ PCPNN phải
đƣợc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phê duyệt.
g) Quyết định số 286/2006/QĐ-TTg, ngày 27/12/2006 của Thủ tƣớng
Chính phủ về việc ban hành “Chƣơng trình quốc gia xúc tiến vận động viện trợ
PCPNN giai đoạn 2006-2010” nhằm tăng cƣờng huy động, khai thác và nâng
cao hiệu quả sử dụng nguồn viện trợ của các TCPCPNN, góp phần phát triển
kinh tế - xã hội và giảm nghèo ở Việt Nam.
Các văn bản pháp qui trên, trong đó có việc cấp Giấy phép lập Văn phòng
Đại diện, Giấy phép lập Văn phòng Dự án và Giấy phép hoạt động cho các
TCPCPNN và việc thành lập một cơ quan liên ngành chuyên trách-Uỷ ban Công
tác về các TCPCPNN với 9 thành viên cấp Thứ trƣởng từ các Bộ, ngành của
Việt Nam, thể hiện sự công nhận chính thức đối với sự có mặt của các
TCPCPNN tại Việt Nam và tạo dựng một cơ chế trong việc phối hợp, hợp tác
giữa Việt Nam với các tổ chức này.
1.3.2. Chủ trƣơng tăng cƣờng thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài thông qua

hình thức viện trợ của thành phố Hải Phòng
Nhằm tăng cƣờng công tác viện trợ PCPNN tại Hải Phòng phục vụ nhu cầu
phát triển kinh tế - xã hội, thành phố đã ban hành các văn bản pháp quy để tạo môi
trƣờng pháp lý thuận lợi cho hoạt động của các TCPCPNN tại thành phố Hải Phòng:
a) Chỉ thị số 09-CT/TU, ngày 28/3/2007 của Ban Thƣờng vụ Thành uỷ về
việc đẩy mạnh công tác đối ngoại nhân nhân trong tình hình mới.

15


b) Chƣơng trình số 09-CTr/TU ngày 25/11/2011 của Thành ủy Hải Phòng
về thực hiện Chỉ thị 04-CT/TW của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng về tiếp tục đổi
mới và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới.
c) Quyết định số 1112/QĐ-UBND ngày 16/6/2009 của UBND thành phố
Hải Phòng về việc uỷ quyền cho Sở Ngoại vụ chuẩn y Giấy đăng ký hoạt động
của các TCPCPNN.
d) Công văn số 6723/UBND-ĐN ngày 12/11/2009 của UBND thành phố
thông báo cơ quan đầu mối quản lý và sử dụng viện trợ PCPNN theo quy định
tại Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ.
e) Quyết định số 1160/QĐ-UBND ngày 02/8/2011 về việc ban hành
Chƣơng trình xúc tiến vận động viện trợ PCPNN của thành phố Hải Phòng giai
đoạn 2011-2015.
Tóm lại: Có thể thấy công tác thu hút nguồn lực đầu tƣ từ nƣớc ngoài
thông qua hình thức đầu tƣ PCPNN có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong việc
phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng. Mặc dù
chƣa có những nghiên cứu sâu sắc mang tính định tính và định lƣợng về hiệu quả
thực tế, việc tiếp tục tranh thủ nguồn viện trợ này có ý nghĩa cụ thể kể cả về kinh
tế - xã hội và chính trị đối ngoại.
1.4. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG VỀ HOẠT
ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN VÀ THU HÚT NGUỒN LỰC ĐẦU TƢ.

1.4.1 Hoạt động đối ngoại nhân dân và thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài
của Tỉnh Vĩnh Phúc
Thực hiện chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về công tác đối ngoại, trong
đó có công tác vận động viện trợ PCPNN, tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều
chính sách nhằm huy động, khai thác tối đa mọi nguồn lực, đặc biệt là nguồn
viện trợ phi chính phủ nƣớc ngoài nhằm bảo vệ môi trƣờng, xóa đói giảm nghèo
góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, tỉnh Vĩnh Phúc đã chủ
động quan tâm nhiều hơn tới công tác xúc tiến vận động viện trợ PCPNN, quản
16


lí, tạo điều kiện cho các TCPCPNN hoạt động có hiệu quả trên địa bàn tỉnh.
Hàng năm, UBND tỉnh đều tổ chức buổi gặp mặt các TCPCPNN và thông qua
đó vận động viện trợ, định hƣớng hỗ trợ vào các lĩnh vực, các vùng còn khó
khăn và thảo luận cùng các tổ chức tháo gỡ những khó khăn vƣớng mắc nảy sinh
trong quá trình triển khai dự án.
Trên địa bàn tỉnh có 25 tổ chức phi Chính phủ nƣớc ngoài (PCPNN) hoạt
động, 48 dự án và chƣơng trình viện trợ đƣợc triển khai, với tổng giá trị giải
ngân đạt 2,6 triệu USD. Các dự án chủ yếu tập trung ở các lĩnh vực nhƣ: Bảo vệ
môi trƣờng, bảo vệ động vật quý hiếm, giáo dục nghề nghiệp, viện trợ nhân đạo,
xóa đói giảm nghèo và phát triển cộng đồng. Một số dự án tiêu biểu đƣợc triển
khai nhƣ: Dự án xây dựng Trung tâm cứu hộ gấu, giai đoạn II tại Vƣờn Quốc gia
Tam Đảo do tổ chức AAF (Hong Kong) tài trợ với tổng kinh phí hơn 1,5 triệu
USD; Dự án đánh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong phòng, chống HIV và
ma túy tại Vĩnh Phúc của Đại học Tổng hợp California (Mỹ) với gần 136 nghìn
USD; Dự án “Hội nhập kinh tế, xã hội của phụ nữ trong các khu công nghiệp và
các vùng ven đô ở Việt Nam” của tổ chức GRET (Pháp) với tổng kinh phí 123
nghìn USD. Ngoài ra, còn có hoạt động tình nguyện, trợ giúp học sinh nghèo,
học sinh khuyết tật và các đối tƣợng khó khăn trên địa bàn tỉnh của tổ chức
PAMWF (Hàn Quốc) với tổng giá trị giải ngân đạt hơn 66 nghìn USD; cùng

nhiều chƣơng trình, dự án của các tổ chức: GIBTK, Maryknoll, Global Fund,
Clinton Fund (Mỹ); GRET; KFHI, World together (Hàn Quốc); ACI, CJ (Tây
Ban Nha)…Hầu hết các dự án đều đƣợc triển khai đúng kế hoạch, góp phần
nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho ngƣời nghèo, ngƣời có hoàn cảnh khó khăn,
trẻ em.
Trong đó, có nhiều dự án mang lại hiệu quả thiết thực nhƣ dự án “Bảo trợ
trẻ em có hoàn cảnh khó khăn – CDP” của Trung tâm dạy nghề Việt - Hàn thuộc
tổ chức KFHI; dự án “Synergies - Hỗ trợ mạng lƣới các tổ chức địa phƣơng
nâng cao năng lực cho chính quyền và cộng đồng về việc lồng ghép môi trƣờng
vào chƣơng trình phát triển xã hội” của tổ chức GRET; dự án “Phục hồi chức
năng, dạy chữ nổi Braille và hỗ trợ học hòa nhập cho trẻ khiếm thị tỉnh Vĩnh
17


Phúc” của tổ chức Maryknoll; dự án Xây dựng Trung tâm cứu hộ gấu Tam Đảo
của tổ chức AAF; dự án “Cải thiện đời sống cho lao động nữ nhập cƣ tại phƣờng
Khai Quang” của tổ chức BATIK; dự án “Trung tâm hy vọng Lập Thạch” của tổ
chức World Together… Ngoài ra, còn có các dự án vừa và nhỏ, thời gian thực
hiện ngắn hoặc viện trợ bằng hiện vật nhƣ các dự án xây dựng trƣờng học, trạm
y tế, nhà tình thƣơng, viện trợ quần áo, kính mắt, xe lăn, ngân hàng bò, khám
chữa bệnh.
Các TCPCPNN đã góp phần đáng kể trong công tác an sinh xã hội, xóa
đói giảm nghèo, nâng cao năng lực cộng đồng và phát triển nguồn nhân lực trên
địa bàn tỉnh, đặc biệt ở những vùng trực tiếp thụ hƣởng dự án. Đây cũng là cầu
nối thắt chặt hơn nữa mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân tỉnh Vĩnh
Phúc với các địa phƣơng, quốc gia trên thế giới.
1.4.2. Hoạt động đối ngoại nhân dân và thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài
của Tỉnh Quảng Ninh
Thời gian qua, Tỉnh Quảng Ninh không chỉ làm tốt nhiệm vụ chuyên trách
về hoạt động đối ngoại nhân dân, mà còn làm tốt công tác thu hút nguồn lực đầu

tƣ thông qua viện trợ phi chính phủ nƣớc ngoài (PCPNN). Qua đó đã góp phần
quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện, nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần cho ngƣời dân nghèo, vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh.
Công tác vận động viện trợ PCPNN trên địa bàn tỉnh đã thực hiện đúng
định hƣớng những lĩnh vực ƣu tiên của tỉnh, phù hợp với hoạt động của các tổ
chức PCPNN. Trong đó, các dự án viện trợ chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nâng
cao năng lực, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trƣờng, cải thiện điều
kiện sống cho phụ nữ và trẻ em; nhóm đối tƣợng yếu thế trong xã hội và ngƣời
dân ở những vùng khó khăn của tỉnh. Giai đoạn từ 2012 đến nay, toàn tỉnh có 12
dự án PCPNN đã và đang đƣợc các đơn vị triển khai hiệu quả, với số tiền hỗ trợ
trên 45 tỷ đồng. Điển hình là Tổ chức Sức khoẻ gia đình Quốc tế (FHI 360) đã
triển khai dự án về phòng chống HIV/AIDS cho Sở Y tế về “Cung cấp duy trì sự
bền vững của các dịch vụ chăm sóc và điều trị cho ngƣời sử dụng ma tuý tại
18


×