Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Một số giải pháp hoàn thiện công tác giám sát chất lượng mặt đường đê và đường dân sinh chân đê bê tông xi măng tuyến đê tả sông văn úc đoạn k26+680 đến k39+257,5 tại ban quản lý dự án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.61 MB, 89 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ này là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết qua nghiên cứu của Luận Văn là trung
thực và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Đình Thịnh

i


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại học Hàng Hải, nhất
là các cán bộ, giảng viên khoa Công trình - Trường Đại Hàng Hải, Khoa Đào tạo
Sau Đại học đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành bản luận văn này.
Đặc biệt tác giả xin trân trọng cảm ơn thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Phạm Văn
Thứ. Thầy là người đã gợi mở những ý tưởng đầu tiên, đã hướng dẫn và hết lòng
ủng hộ tác giả trong suốt thời gian thực hiện đề tài này.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các Thầy Cô trong Hội đồng khoa học đã đóng
góp những góp ý, những lời khuyên quý giá cho bản luận văn này.
Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ, chia sẻ khó khăn và
động viên tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận
văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hải Phòng, tháng …… năm 2016
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Đình Thịnh

ii



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ ................................................................ vii
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ......................................................................... 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... 3
5. Tổ chức đề tài nghiên cứu................................................................................... 4
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC GIÁM SÁT CHẤT
LƢỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ............................................ 5
1.1. Tổng quan về chất lượng công trình xây dựng và quản lý chất lượng công
trình............................................................................................................................ 5
1.1.1.Khái niệm chất lượng và chất lượng công trình xây dựng. .............................. 5
1.1.2.Quản lý chất lượng trong đầu tư xây dựng công trình. .................................... 6
1.2. Giám sát thi công xây dựng công trình. ............................................................. 7
1.2.1.Khái niệm về giám sát, giám sát xây dựng và giám sát thi công xây dựng
công trình...................................................................................................................8
1.2.2.Các nội dung chủ yếu giám sát thi công xây dựng công trình. ........................ 9
1.3. Giám sát chất lượng trong thi công xây dựng công trình................................. 12
1.3.1.Mục đích của giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình .................. 12
1.3.2.Sự cần thiết của giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình .............. 12
1.3.3.Nguyên tắc giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình ..................... 13
1.3.4.Yêu cầu đối với giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình .............. 15
1.3.5.Quan hệ của đơn vị giám sát với các bên tham gia vào quá trình thi công xây
dựng công trình. ...................................................................................................... 19


iii


1.3.6.Nội dung cơ bản của công tác giám sát chất lượng trong thi công xây dựng
công trình. 21
1.3.7.Trách nhiệm và quyền hạn của các đơn vị, các nhân giám sát chất lượng
trong thi công xây dựng công trình. ........................................................................ 23
CHƢƠNG II:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁM SÁT CHẤT LƢỢNG
TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TUYẾN ĐÊ TẢ SÔNG
VĂN ÚC ĐOẠN k26+680 ĐẾN K39+257,5 TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
HUYỆN KIẾN THỤY ........................................................................................... 27
2.1. Giới thiệu về Ban quản lý dự án - Huyện Kiến Thụy ...................................... 27
2.1.1.Mô hình, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và năng lực nhân sự của Ban
quản lý dự án - Huyện Kiến Thụy. .......................................................................... 27
2.1.2.Đặc điểm của d ự án xây dựng tuyến đê tả sông Văn Úc đoạn K26+680 đến
K39+257,5. .............................................................................................................. 29
2.2. Công tác lựa chọn đơn vị tư vấn giám sát thi công .......................................... 42
2.3. Tình hình công tác giám sát chất lượng trong thi công xây dựng công trình
tại Ban quản lý dự án. ............................................................................................ 43
2.3.1.Giám sát công tác chuẩn bị để thi công.......................................................... 43
2.3.2.Giám sát mặt đường bê tông xi măng ............................................................ 49
2.4. Đánh giá công tác giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình tại Ban
quản lý dự án .......................................................................................................... 66
2.4.1.Những thành tựu đã đạt được ......................................................................... 67
2.4.2.Một số hạn chế và nguyên nhân ..................................................................... 68
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC GIÁM SÁT
CHẤT LƢỢNG TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TUYẾN
ĐÊ TẢ SÔNG VĂN ÚC ĐOẠN k26+680 ĐẾN K39+257,5 TẠI BAN QUẢN
LÝ DỰ ÁN HUYỆN KIẾN THỤY ...................................................................... 71
3.1. Định hướng phát triển quy hoạch xây dựng đường bê tông xi măng .............. 71

3.2. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác giám sát chất lượng thi công xây
dựng công trình đường bê tông xi măng ................................................................. 72
iv


3.2.1.Đề xuất đối với Huyê ̣n Kiế n Thu ̣y ................................................................. 72
3.2.2.Đề xuất đối với cơ quan quản lý nhà nước .................................................... 76
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 80
KIẾN NGHỊ ........................................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 82

v


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số hiệu

Tên bảng biểu

bảng biểu
2.1

2.2

2.3

Cán bộ quản lýBan QL các dự án đầu tư xây
dựng huyện Kiến Thụy
Danh sách viên chứcBan QL các dự án đầu tư
xây dựng huyện Kiến Thụy

Danh sách hợp đồng dài hạn Ban QL các dự
án đầu tư xây dựng huyện Kiến Thụy

Trang

28

29

29

Danh mục các thí nghiệm và các trang thiết bị
2.4

chủ yếu cần phải cóở trong phòng thí nghiệm

43

hiện trường của nhà thầu.
2.5
2.6
2.7

2.8

Yêu cầu thành phần đá dăm cho mặt đường
BTXM
Thành phần hạt cấp phối đá dăm
Yêu cầu thành phần cát cho mặt đường
BTXM

Yêu cầu nhiệt độ và khoảng thời gian thi
công bê tông xi măng

vi

52
52
53

58


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Số hiệu
hình vẽ, sơ

Tên hình vẽ, sơ đồ, đồ thị

Trang

đồ, đồ thị
2.1

Tuyến đê Tả sông Văn Úc (đoạn K26+680

30

đến K39+257,5)

2.2


Đầu tuyến K26+680.00 của dự án

30

2.3

Cuối tuyến K39+023.30 của dự án

31

2.4

Nâng cấp kéo dài cống Đáy K27+569.90

32

2.5

Xây mới cống Hòa Bình K30+879.35

33

2.6

Xây dựng dốc lên đê

34

2.7


Mặt cắt ngang đê điển hình

41

2.8

Làm sạch và bôi trơn ván khuôn

57

2.9

Đầm bê tông

60

2.10

Thi công khe co giãn

62

2.11

Lắt đặt khe giãn

63

2.12


Bảo dưỡng mặt bê tông

65

vii


PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm vừa qua, các nguồn lực dành cho đầu tư xây dựng kết cấu
hạ tầng giao thông được tăng cao. Mỗi năm trong ngành đưa vào khai thác hàng
ngàn km đường bộ, hàng trăm chiếc cầu đường bộ, đường sắt, cùng các cảng biển,
cảng hàng không và những tuyến đường thủy.Các công trình xây dựng đưa vào sử
dụng đã phần nào đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ
đổi mới. Làm thay đổi bộ mặt của đất nước nói chung và từng địa phương nói
riêng.
Bên cạnh những kết quả cơ bản và to lớn đó, một vấn đề được các bộ ngành,
địa phương và xã hỗi hết sức quan tâm đó là chất lượng xây dựng công trình đặc
biệt khâu giám sát chất lượng thi công xây dựng. Ngành xây dựng vẫn là một
ngành sản xuất bị phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết và địa hình cho nên vẫn còn
hình thức sản xuất thủ công, dùng nhiều nhân công lao động. Khau giám sát chất
lượng thi công tại hiện trường vì thế càng phải được coi trọng nhất trong toàn bộ
quá trình quản lý chất lượng công trình. Việc tăng cường công tác giám sát chất
lượng thi công xây dựng đã được Chính phủ các bộ, ngành và các địa phương rất
lưu tâm trong thời gian gần đây. Nhà nước ban hành Luật Xây dựng, Chính phủ đã
có các Nghị định, các bộ ngành liên quan đã có thông tư hướng dẫn giám sát chất
lượng thi công xây dựng nhằm mục đích nâng cao chất lượng xây dựng công trình.
Kiến Thụy là một huyện nằm ven đô về phía Đông Nam thành phố Hải
Phòng có diện tích tự nhiên 102,56 km². Phía Bắc và phía Đông giáp quậnDương

Kinh và Đồ Sơn, phía Nam giáp huyện Tiên Lãng, phía Tây giáp quận Kiến An và
huyện An Lão. Kiến Thụy là nơi có đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng đi qua.
Kiến Thuỵ có 19,68 km bờ biển, 4.500 bãi triều ngập nước, trong đó có 200 bãi
triều cao.Điều kiện môi trường không thuận lợi cho canh tác lúa, nhưng đặc biệt
thích hợp cho hoạt động nuôi trồng và phát triển thuỷ, hải - đặc sản. Với những
thuận lợi ấy, Kiến Thuỵ đã xác định nuôi trồng thuỷ sản là hướng chuyển dịch cơ
cấu kinh tế mũi nhọn của huyện. Tuy nhiên với nhiều km đường bở biển thì Kiến
1


Thụy cũng đối mặt với nguy cơ cao thiệt hại do biến đổi khí hậu như nước biển
dâng, triều cường, xâm nhập mặn…chịu nhiều ảnh hưởng do mưa bão. Để ứng phó
với thiên tai, trong năm 2014, từ nguồn kinh phí của Trung ương và thành phố,
nhiều công trình, dự án đê điều được huyện thực hiện, hoàn thành. Đến nay, một
phần công trình khu neo đậu tránh trú bão Quan Chánh (xã Đại Hợp) với công suất
neo đậu 200 tàu thuyền cơ bản hoàn thành, kịp thời đưa vào sử dụng. Bên cạnh đó,
tiến độ nâng cấp đê tả Văn Úc (từ K26+680 đến K29+710) và từ K34+059,5 đến
K35+846,2 đạt 80% khối lượng. Các hạng mục dự án xây dựng bảo đảm kỹ thuật,
chất lượng, đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả, phục vụ đắc lực cho công tác
PCLB, giảm nhẹ thiên tai. Đặc biệt, trên địa bàn xã Đại Hợp có 4 km đê biển 2
chạy qua, hầu hết các đoạn đê qua khu vực dân cư đều có hành lang bảo vệ, chân
đê rộng từ 3-5m và được bê tông hóa.
Hiện nay, mặt đường bê tông xi măng cũng được dùng rất nhiều trong các
công trình đường giao thông, thuỷ lợi. Kết cấu này thường được áp dụng tại những
đoạn đường thường xuyên bị ngập nước (do mưa, lũ, lụt hoặc hệ thống thoát nước
mặt đường không có, không phát huy tác dụng hay chưa thể đầu tư xây dựng vì
vướng mặt bằng) và tại những đoạn mặt đường chịu lực ngang lớn do lực hãm xe
(phanh xe), lên xuống đèo, dốc mà nền đường bên dưới thường ẩm. Để kiểm soát
và đánh giá chất lượng của công trình đường có kết cấu mặt bằng bê tông xi măng
là cả một quá trình được thực hiện xuyên suốt qua tất cả các bước: khảo sát, thiết

kế, thi công xây dựng, thí nghiệm - kiểm định. Tuy nhiên, với loại kết cấu này thì
một trong những khâu quan trọng nhất là giai đoạn thi công xây dựng, cụ thể hơn
là công việc thi công đổ bê tông mặt đường. Công việc này ảnh hưởng trực tiếp
đến chất lượng mặt đường bê tông xi măng.
Vì vậy tác giả đã chọn hướng nghiên cứu trong đề tài luận văn “Một số giải
pháp hoàn thiện công tác giám sát chất lượng mặt đường đê và đường dân sinh
chân đê bê tông xi măng tuyế n đê tả sông Văn Ú c đoa ̣n K 26+680 đến K39+257,5
tại Ban Quản lý dự án huyê ̣n Kiế n Thu ̣y” nhằm nghiên cứu đưa ra một số giải pháp
để hoàn thiện nâng cao công tác giám sát chất lượng mặt đường bê tông xi măng
2


(BTXM) trong dự án nói riêng và các công trình sử dụng mặt đường bê tông nói
chung một giải pháp về kết cấu mặt đường đang rất phát triển hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Tác giả đã chọn hướng nghiên cứu trong đề tài luận văn của mình là “nghiên
cứu mô ̣t số giải pháp hoàn thiê ̣n công tác giám sát chấ t lươ ̣ng mă ̣t đường đê và
đường dân sinh chân đê bê tông xi măng tuyế n đê tả sông Văn Ú c đoa ̣n K 26+680
đến K39+257,5 – tại Ban quản lý dự án - Huyê ̣n Kiế n Thu ̣y” nhằm nghiên cứu một
số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác giám sát chất lượng mặt đường bê tông xi
măng. Đồng thời đề tài nghiên cứu sẽ là một tài liệu tham khảo trong công tác
giám sát chất lượng xây dựng công trình mặt đường bê tông xi măng nói riêng và
các công trình giao thông, thuỷ lợi nói chung.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Luận văn tập trung vào việc phân tích thực trạng công tác giám sát chất
lượng thi công xây dựng mặt đường đê và đường dân sinh chân đê bê tông xi măng
tuyế n đê tả sông Văn Ú c đoa ̣n K 26+680 đến K39+257,5 – tại Ban quản lý dự án Huyê ̣n Kiế n Thu ̣y.
Phạm vi:
Về mặt lý luận: Chủ yếu đề cập đến những vấn đề lý luận chung về công tác
giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình.

Về mặt thực tiễn : Phân tích thực trạng công tác giám sát chất lượng thi công
xây dựng mặt đường đê và đường dân sinh chân đê bê tông xi măng tuyế n đê tả
sông Văn Ú c đoa ̣n K26+680 đến K39+257,5 – tại Ban quản lý dự án - Huyê ̣n Kiế n
Thụy. Và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện công tác giám sát chất lượng thi công
xây dựng mặt đường bê tông xi măng.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Thu thập tài liệu, tiêu chuẩn liên quan đến giám sát chất lượng thi công xây
dựng mặt đường bê tông xi măng (BTXM).
Vận dụng các kiến thức tổng hợp của các môn học: Phương pháp luận nghiên cứu
khoa học, kinh tế đầu tư, môi trường pháp lý trong xây dựng, phân tích các mô hình quản
3


lý, kế hoạch tiến độ, chất lượng công trình...., để đề xuất các giải pháp hoàn thiện công
tác giám sát chất lượng mặt đường đê BTXM

5. Tổ chức đề tài nghiên cứu
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận chung về công tác giám sát chất lượng thi công xây
dựng công trình.
Chƣơng 2: Thực trạng công tác Giám sát chất lượng trong thi công xây dựng
công trình mặt đường đê và đường dân sinh bê tông xi măng tuyến đê Tả sông
Văn Úc đoạn K26+680 đến K39+257,5 - tại Ban quản lý dự án Huyện Kiến
Thụy
Chƣơng 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác giám sát chất lượng thi công
xây dựng công trình trình mặt đường đê và đường dân sinh bê tông xi măng
tuyến đê Tả sông Văn Úc đoạn K26+680 đến K39+257,5 - tại Ban quản lý dự
án Huyện Kiến Thụy

4



CHƢƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC GIÁM SÁT CHẤT LƢỢNG
THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1.1. Tổng quan về chất lƣợng công trình xây dựng và quản lý chất lƣợng công
trình.
1.1.1. Khái niệm chất lượng và chất lượng công trình xây dựng.
1.1.1.1. Khái niệm về chất lượng
Chất lượng là một khái niệm quá quen thuộc với loài người ngay từ những
thời cổ đại, tuy nhiên chất lượng cũng là một khái niệm gây nhiều tranh cãi.Tùy
theo đối tượng sử dụng, từ "chất lượng" có ý nghĩa khác nhau. Người sản xuất
coi chất lượng là điều họ phi làm để đáp ứng các qui định và yêu cầu do khách
hàng đặt ra, để được khách hàng chấp nhận. Chất lượng được so sánh với chất
lượng của đối thủ cạnh tranh và đi kèm theo các chi phí, giá cả. Do con người
và nền văn hóa trên thế giới khác nhau, nên cách hiểu của họ về chất lượng và
đảm bảo chất lượng cũng khác nhau.Nói như vậy không phải chất lượng là một
khái niệm quá trừu tượng đến mức người ta không thể đi đến một cách diễn giải
tương đối thống nhất, mặc dù sẽ còn luôn luôn thay đổi. Tổ chức Quốc tế về
Tiêu chuẩn hóa ISO, trong dự thảo DIS 9000:2000, đã đưa ra định nghĩa sau:
“Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống
hay qúa trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan”.
Từ định nghĩa trên ta rút ra một số đặc điểm sau đây của khái niệm chất lượng:
Chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu. Nếu một sản phầm vì lý do nào
đó mà không được nhu cầu chấp nhận thì phải bị coi là có chất lượng kém, cho dù
trình độ công nghệ để chế tạo ra sản phẩm đó có thể rất hiện đại. Đây là một kết
luận then chốt và là cơ sở để các nhà chất lượng định ra chính sách, chiến lược
kinh doanh của mình.
Do chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu, mà nhu cầu luôn luôn biến
động nên chất lượng cũng luôn luôn biến động theo thời gian, không gian, điều
kiện sử dụng.

5


Khi đánh giá chất lượng của một đối tượng, ta phi xét và chỉ xét đến mọi đặc
tính của đối tượng có liên quan đến sự thỏa mãn những nhu cầu cụ thể. Các nhu
cầu này không chỉ từ phía khách hàng mà còn từ các bên có liên quan, ví dụ như
các yêu cầu mang tính pháp chế, nhu cầu của cộng đồng xã hội.
Nhu cầu có thể được công bố rõ ràng dưới dạng các qui định, tiêu chuẩn nhưng
cũng có những nhu cầu không thể miêu tả rõ ràng, người sử dụng chỉ có thể cảm
nhận chúng, hoặc có khi chỉ phát hiện được trong chúng trong quá trình sử dụng.
Chất lượng không phi chỉ là thuộc tính của sản phẩm, hàng hóa mà ta vẫn hiểu
hàng ngày. Chất lượng có thể áp dụng cho một hệ thống, một quá trình.
1.1.1.2. Chất lượng xây dựng công trình
Chất lượng công trình xây dựng là những yêu cầu về an toàn, bền vững,
kỹ thuật và mỹ thuật của công trình nhưng phải phù hợp với qui chuẩn và tiêu
chuẩn xây dựng, các qui định trong văn bản qui phạm pháp luật có liên quan và
hợp đồng kinh tế. Chất lượng công trình xây dựng không chỉ đảm bảo sự an
toàn về mặt kỹ thuật về các trạng thái giới hạn mà còn phải thỏa mãn các yêu
cầu về an toàn sử dụng có chứa đựng yếu tố xã hội và kinh tế. Ví dụ: một công
trình quá an toàn, quá chắc chắn nhưng không phù hợp với quy hoạch, kiến trúc,
gây những ảnh hưởng bất lợi cho cộng đồng (an ninh, an toàn môi trường…),
không kinh tế thì cũng không thoả mãn yêu cầu về chất lượng công trình. Có
được chất lượng công trình xây dựng như mong muốn, có nhiều yếu tố ảnh
hưởng, trong đó có yếu tố cơ bản nhất là năng lực quản lý của các cơ quan nhà
nước, chủ đầu tư, năng lực của các nhà thầu tham gia các quá trình hình thành
sản phẩm xây dựng.
1.1.2. Quản lý chất lượng trong đầu tư xây dựng công trình.
1.1.2.1. Quản lý chất lượng
Chất lượng không tự sinh ra chất lượng không phải là 1 kết quả ngẫu
nhiên, nó là kết quả của sự tác động của hàng loạt yếu tố có liên quan chặt chẽ

với nhau. Muốn đạt được chất lượng mong muốn cần phải quản lý 1 cách đúng
đắn các yếu tố này. Hoạt động quản lý trong lĩnh vực chất lượng được gọi là
6


quản lý chất lượng. Phải có hiểu biết và kinh nghiệm đúng đắn về quản lý chất
lượng mới giải quyết tốt bài toán chất lượng.
Việc định hướng và kiểm soát về chất lượng thường bao gồm lập chính
sách, mục tiêu, hoạch định, kiểm soát đảm bảo và cải tiến chất lượng.Đối với
các dự án thì quản lý chất lượng dự án là quá trình quản lý có hệ thống việc thực
hiện dự án nhằm đảm bảo đáp ứng được yêu cầu về chất lượng mà khách hàng
đặt ra. Nó bao hàm việc quy hoạch chất lượng, khống chế chất lượng và đảm
bảo chất lượng.
1.1.2.2. Quản lý chất lượng trong đầu tư xây dựng công trình [9]
Theo quy định của Luật Xây dựng thì nội dung quản lý đầu tư dự án xây
dựng công trình bao gồm: quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao
động và môi trường xây dựng.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 12/2009/ NĐ-CP thì dự án
đầu tư xây dựng công trình có thể gồm 1 hoặc nhiều loại công trình với 1 hoặc
nhiều cấp công trình khác nhau. Trong khi đó công trình xây dựng là sản phẩm
được tạo thành bởi sức lao đọng của con người, vật liệu lao động, thiết bị lắp đặt
vào công trình được liên kết định vị với đất được xây dựng theo thiết kế.
Vi vậy nội dung quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng sẽ rộng hơn rất
nhiều so với quản lý chất lượng công trình xây dựng. Nhưng mục đích cuối
cùng của quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng là để có những sản phẩm là
công trình xây dựng có chất lượng do vậy phải thực hiện quản lý chất lượng từ
khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình đến thi công xây dựng công
trình với các nội dung cơ bản: quản lý chất lượng khảo sát xây dựng; quản lý
chất lượng thiết kế xây dựng công trình; quản lý chất lượng thi công xây dựng
công trình; bảo trì công trình xây dựng.

1.2. Giám sát thi công xây dựng công trình.

7


1.2.1. Khái niệm về giám sát, giám sát xây dựng và giám sát thi công xây dựng
công trình.
1.2.1.1. Khái niệm về giám sát
Giám sát là một chức năng được thực một cách liên tục nhằm cung cấp
cho cấp quản lý và các bên có liên quan các dấu hiệu về tác động thành công
hoặc không thành công ban đầu của các hoạt động, dự án, chương trình đang
triển khai. Quá trình giám sát giúp các tổ chức theo dõi những thành quả thông
qua việc thường xuyên thu thập thông tin để kịp thời hỗ trợ việc ra quyết định,
đảm bảo việc giải trình trách nhiệm và tạo nền tảng cho việc đánh giá và bài học
kinh nghiệm.
1.2.1.2. Khái niệm về giám sát sát xây dựng
Giám sát xây dựng là chỉ các công tác kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo và đánh
gía công việc những người tham gia công trình. Nó lấy hoạt động của hạng mục
công trình xây dựng làm đối tượng; lấy pháp luật, quy định, chính sách và tiêu
chuẩn kỹ thuật có liên quan, văn bản hợp đồng công trình làm chỗ dựa, lấy quy
phạm thực hiện công việc, lấy nâng cao hiệu quả xây dựng làm mục đích. Trong
mọi hoạt động xây dựng bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây
dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây
dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư
xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt
động khác có liên quan đến xây dựng công trình đều cần có sự giám sát.
1.2.1.3. Khái niệm về giám sát sát thi công xây dựng công trình
Giám sát thi công xây dựng công trình là một trong hoạt động giám sát
xây dựng để theo dõi, kiểm tra về chất lượng, khối lượng, tiến độ xây dựng, an
toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình theo

đúng hợp đồng kinh tế, thiết kế được duyệt và các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện
hành, các điều kiện kỹ thuật của công trình. Giám sát thi công xây dựng giúp
phòng ngừa các sai sót dẫn đến hư hỏng hay sự cố. Giám sát thi công xây dựng
8


công trình có nhiệm vụ theo dõi - kiểm tra - xử lý - nghiệm thu - báo cáo các
công việc liên quan tại công trường.
1.2.2. Các nội dung chủ yếu giám sát thi công xây dựng công trình.[7];[8];[14]
Để công trình xây dựng được thi công một cách có hiệu quả, đảm bảo tiến
độ về mặt thời gian cũng như về chất lượng công trình, việc thi công phải được
giám sát. Công trình xây dựng phải được giám sát về chất lượng, khối lượng,
tiến độ, an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong quá trình thi công. Việc
giám sát thi công xây dựng công trình được quy định cụ thể tại Điều 120, Điều
121, Điều 122 Luật Xây dựng 2014 và Điều 26 Nghị định 46/2015/NĐ-CP về
quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng. Theo đó,vấn đề này cần lưu ý
các nội dung sau:
1.2.2.1. Chủ thể có thẩm quyền giám sát:
Chủ đầu tư tự thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình;
Tổ chức tư vấn đủ điều kiện năng lực được chủ đầu tư thuê giám sát thi công
xây dựng công trình;
Nhà thầu tư vấn đủ điều kiện năng lực được tổng thầu thuê giám sát (với điều
kiện tổng thầu có quyền thực hiện giám sát);
Chủ đầu tư kiểm tra việc thực hiện giám sát thi công xây dựng của tổng thầu
bằng cách cử đại diện tham gia kiểm tra, nghiệm thu công việc xây dựng, giai đoạn
chuyển bước thi công quan trọng của công trình với điều kiện có sự thỏa thuận
trước với tổng thầu trong kế hoạch kiểm tra, nghiệm thu.
Đối với các công trình đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và
vốn nhà nước ngoài ngân sách:
+ Tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình phải độc lập với các

nhà thầu thi công xây dựng và các nhà thầu chế tạo, sản xuất, cung
ứng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình;
+ Tổ chức giám sát thi công xây dựng không được tham gia kiểm định
chất lượng công trình xây dựng do mình giám sát;

9


+ Nhà thầu chế tạo, sản xuất, cung ứng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện,
thiết bị sử dụng cho công trình không được tham gia kiểm định chất
lượng sản phẩm có liên quan đến vật tư, thiết bị do mình cung cấp.
Đối với loại hợp đồng tổng thầu thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ và thi
công xây dựng công trình (tổng thầu EPC) hoặc hợp đồng chìa khóa trao tay, trong
hợp đồng có quy định về quyền giám sát của tổng thầu. Tổng thầu thực hiện giám
sát thi công xây dựng công trình đối với phần việc do mình thực hiện và phần việc
do nhà thầu phụ thực hiện;
1.2.2.2. Yêu cầu đối với việc giám sát:
Thực hiện trong suốt quá trình thi công từ khi khởi công xây dựng, trong thời
gian thực hiện cho đến khi hoàn thành và nghiệm thu công việc, công trình xây
dựng;
Giám sát thi công công trình đúng thiết kế xây dựng được phê duyệt, tiêu
chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định về quản lý, sử dụng vật liệu xây
dựng, chỉ dẫn kỹ thuật và hợp đồng xây dựng;
Trung thực, khách quan, không vụ lợi. Có trách nhiệm cao với công việc. Có
trình độ chuyên môn phù hợp với hạng mục, với công trình mình đang giám sát.
Nội dung giám sát:
+ Thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân trong hệ thống
quản lý chất lượng của chủ đầu tư, nhà thầu giám sát thi công xây
dựng công trình, cho các nhà thầu có liên quan biết để phối hợp thực
hiện;

+ Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định
tại Điều 107 của Luật Xây dựng;
+ Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công
trình so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm: Nhân lực,
thiết bị thi công, phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, hệ thống
quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình;

10


+ Kiểm tra biện pháp thi công xây dựng của nhà thầu so với thiết kế
biện pháp thi công đã được phê duyệt;
+ Xem xét và chấp thuận các nội dung do nhà thầu trình và yêu cầu nhà
thầu thi công chỉnh sửa các nội dung này trong quá trình thi công xây
dựng công trình cho phù hợp với thực tế và quy định của hợp đồng.
Trường hợp cần thiết, chủ đầu tư thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng
với các nhà thầu về việc giao nhà thầu giám sát thi công xây dựng lập
và yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đối với các nội dung
nêu trên;
+ Kiểm tra và chấp thuận vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị
lắp đặt vào công trình;
+ Kiểm tra, đôn đốc nhà thầu thi công xây dựng công trình và các nhà
thầu khác triển khai công việc tại hiện trường theo yêu cầu về tiến độ
thi công của công trình;
+ Giám sát việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường đối với
các công trình xây dựng theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi
trường; giám sát các biện pháp đảm bảo an toàn đối với công trình lân
cận, công tác quan trắc công trình;
+ Giám sát việc đảm bảo an toàn lao động theo quy định của quy chuẩn,
quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật về an toàn lao động;

+ Đề nghị chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh thiết kế khi phát hiện sai sót,
bất hợp lý về thiết kế;
+ Tạm dừng thi công đối với nhà thầu thi công xây dựng khi xét thấy
chất lượng thi công xây dựng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, biện
pháp thi công không đảm bảo an toàn; chủ trì, phối hợp với các bên
liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thi
công xây dựng công trình và phối hợp xử lý,khắc phục sự cố theo quy
định của Nghị định này;

11


+ Kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu; kiểm tra và xác nhận bản vẽ
hoàn công;
+ Tổ chức thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng bộ phận công
trình, hạng mục công trình, công trình xây dựng;
+ Thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng để chuyển bước thi công,
nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây
dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây
dựng theo quy định; kiểm tra và xác nhận khối lượng thi công xây
dựng hoàn thành;
+ Tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng: các loại biên bản
nghiệm thu công việc, vật liệu, hạng mục, bản vẽ hoàn công
+ Thực hiện các nội dung khác theo quy định của hợp đồng xây dựng.
1.3. Giám sát chất lƣợng trong thi công xây dựng công trình
1.3.1. Mục đích của giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình
Mục đích của giám sát chất lượng thi công xây dựng nhằm loại trừ sai phạm
kỹ thuật (đặc biệt là các sai phạm khi thi công các kết cấu chịu lực ví dụ như nền
đường; áo đường...), công trình xây dựng đạt chất lượng thiết kế, phù hợp với hệ
thống tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành, tiết kiệm chi phí xây dựng công trình cho chủ

đầu tư, bảo đảm tiến độ thi công xây dựng công trình và giá thành xây dựng.
1.3.2. Sự cần thiết của giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình
Phải giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình vì:
Chất lượng thi công xây lắp cùng với thiết bị công nghệ, chất lượng trong
quyết định đầu tư và chất lượng đồ thiết kế sẽ hình thành nên chất lượng công trình
xây dựng;
Trong quá trình đầu tư, để có được quyết định đầu tư, có đồ án thiết kế được
phép triển khai thi công đã phải thực hiện hàng loạt những quy định pháp luật;
Trong thi công, việc thực hiện công tác giám sát là yêu cầu không thể thiếu
được.

12


1.3.3. Nguyên tắc giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình
1.3.3.1. Nguyên tắc đối với các cá nhân tham gia giám sát thi công
Trong quá trình thi công, các thành viên của tổ chức giám sát, từ Giám đốc
đến kỹ sư giám sát trưởng và các kỹ sư giám sát khác phải :
Tuân thủ nghiêm ngặt quy chuẩn, qui phạm, tiêu chuẩn áp dụng.
Không có bất cứ quan hệ nào lệ thuộc vào các nhà thầu xây lắp dù là quan hệ
huyết thống hay quan hệ kinh tế.
Làm lại tổ chức của mình ( là nhân viên chính thức), không phải là nhân viên
Nhà nước.
Trực tiếp thực hiện công việc được phân công một cách độc lập, không phụ
thuộc bất kỳ ai.
Chịu sự quản lý và giám sát của chủ đầu tư theo hợp đồng.
Chấp nhận xử phạt, bồi thường.
1.3.3.2. Nguyên tắc phối hợp với Chủ đầu tư/ Ban Quản lý dự án [1]
Là chủ hợp đồng, chủ đầu tư có quyền yêu cầu và giám sát viên có nghĩa vụ
báo cáo và đề xuất mọi việc liên quan đến phạm vi trách nhiệm của mình. Mọi

thông tin của giám sát viên có thể được chuyển đến Ban quản lý dự án thông qua
nhật ký công trình, báo cáo định kỳ, báo cáo khi họp giao ban, báo cáo nghiệm thu
hoặc báo cáo đột xuất. Mọi báo cáo cho Ban quản lý dự án phải đầy đủ nội dung
cần thiết như là tên công tác, tọa độ, cao trình, thời gian, trình tự xảy ra, nhận định
và ý kiến đề xuất củagiám sát. Nhìn chung mọi báo cáo đều được thể hiện bằng
văn bản. Cũng có thể báo cáo bằng miệng song sau đó cần ghi nhận lại bằng văn
bản. Ngược lại, Ban quản lý dự án căn cứ theo tình hình thực tế và hợp đồng tư vấn
giám sát để yêu cầu kỹ sưgiám sát triển khai mọi công việc nào đó. Vậy nguyên tắc
phối hợp với Ban là báo cáo đầy đủ mọi việc và thực hiện quyết định của Ban.
a) Nguyên tắc phối hợp với đơn vị thiết kế :
Đơn vị thiết kế là đơn vị chịu trách nhiệm về hồ sơ thiết kế và có quyền tác
giả đối với công trình, do vậy phải có ý kiến của họ trong những trường hợp sau :

13


Mọi thay đổi , điều chỉnh, bổ sung hay giảm bớt so với thiết kế được duyệt, bao
gồm cả kích thước, chất lượng, số lượng, chủng loại, vật liệu của phần kết cấu,
kiến trúc, hệ thống kỹ thuật và trang thiết bị công trình.
Mọi biện pháp kỹ thuật nhắm điều chỉnh, sửa chữa, thay thế cho một bộ phận
công trình đã thi công nhưng không đạt yêu cầu; mọi sự cố công trình.
Mọi tải trọng thi công, kiểm tra thử tải hay tải trọng khác lớn hơn tải trọng
được thiết kế sử dụng tính toán cho công trình.
Như vậy, nguyên tắc phối hợp với đơn vị thiết kế là hễ có thay đổi thiết kế được
duyệt cho dù do chủ đầu tư hay nhà thầu hay do thực tế yêu cầu, giám sát viên phải
chắc chắn là trong tay mình đã có sự đồng ý của đơn vị thiết kế trừ một vài thay
đổi nhỏ không ảnh hưởng đến thiết kế cơ sở. Ngoài ra, khi nghiệm thu chuyển giai
đoạn thi công và tổng nghiệm thu cần mời đại diện đơn vị thiết kế tham gia.
b) Nguyên tắc phối hợp với nhà thầu :
Giám sát viên có nhiệm vụ thường xuyên theo dõi kiểm tra mọi hoạt

động thi côngcủa nhà thầu, so sánh với thiết kế được duyệt và tiêu chuẩn áp dụng.
Nếu vật liệu hay khối lượng hay biện pháp thi công không đạt yêu cầu về chất
lượng hay mất an toàn thì phải có ý kiến để điều chỉnh kịp thời. Đối với bản vẽ
hoàn công, hồ sơ nghiệm thu hay quyết toán khối lượng cũng tương tự. Như vậy
nguyên tắc phối hợp làm việc với các nhà thầu là thường xuyên phải kiểm tra chặt
chẽ, đánh giá đúng mực và thông báo kịp thời.
Trong phối hợp với nhà thầu, nên quan tâm cả hai chiều là vừa kiểm
tra giám sát chặt chẽ chất lượng thi công của họ lại vừa trợ giúp cho họ hoàn thành
nhiệm vụ. Điều này mới nghe có vẻ mâu thuẫn song rất đúng. Nếu giám sát viên
trợ giúp tốt cho nhà thầu từ việc xem xét kỹ lưỡng hoặc góp ý tư vấn thêm biện
pháp thi công, tiến độ thi công, chuẩn bị vật tư, thiết bị thi công… thì khả năng xây
dựng không đạt chất lượng sẽ khó xảy ra, trừ phi nhà thầu không nghiêm túc thực
hiện. Có thể nói đối với các nhà thầu trên công trường thì các giám sát viên nên
giúp trước kiểm sau, khi giúp thì tận tình, đến nơi đến chốn, khi kiểm thì chặt chẽ
kỹ lưỡng không bỏ sót.
14


c) Nguyên tắc phối hợp với đơn vị thí nghiệm kiểm định :
Thông thường nhà thầu thuê các đơn vị thí nghiệm kiểm định tới công
trường để kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện, bán thành phẩm hay thiết bị …
đưa vào sử dụng cho công trình. Hoặc có khi vì lý do kỹ thuật nào đó, Ban quản lý
dự án thuê để thử nghiệm đánh giá. Giám sát viên có nhiệm vụ xem chức năng
hành nghề, kiểm tra theo dõi quá trình lấy mẫu, thử nghiệm theo các chỉ tiêu quy
định.
Nguyên tắc ở đây là theo dõi quy trình, số liệu trung thực, chính xác với quy trình
thử nghiệm cũng như số liệu thí nghiệm.
d) Nguyên tắc phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng :
Thông thường, những việc của công trình có liên quan đến cơ quan quản lý
Nhà nước về xây dựng, kể cả cơ quan quản lý chuyên ngành, là :

Xem xét, kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ quy định về xây dựng trên địa bàn
quản lý;
Kiểm tra, nghiệm thu công trình theo phân cấp;
Khi có sự cố, tranh chấp, kiện cáo liên quan đến công trình.
Giám sát viên có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời mọi tài liệu pháp lý,
tài liệu kỹ thuật mà cơ quan quản lý Nhà nước yêu cầu. Cần lưu ý khi cung cấp hồ
sơ cần phải có biên bản bàn giao nhận chi tiết, tránh làm mất mát ảnh hưởng đến
công tác nghiệm thu lưu trữ sau này. Một vấn đề nữa có liên quan đến cơ quan
quản lý Nhà nước là khi cần mọi người đều có thể đề nghị nhân viên Nhà nước giải
thích những điều mà mình chưa hiểu về các quy định. Hoặc cũng có thể đề nghị họ
làm trung gian hòa giải những bất đồng giữa các bên.
1.3.4. Yêu cầu đối với giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình [7];[8]
Theo khoản 2 điều 120 Luật xây dựng 50/2014/QH13 thì việc giám sát chất
lượng thi công xây dựng công trình phải đảm bảo những yêu cầu sau:
Thực hiện trong suốt quá trình thi công từ khi khởi công xây dựng, trong thời
gian thực hiện cho đến khi hoàn thành và nghiệm thu công việc, công trình xây
dựng;
15


Giám sát thi công công trình đúng thiết kế xây dựng được phê duyệt, tiêu
chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định về quản lý, sử dụng vật liệu xây
dựng, chỉ dẫn kỹ thuật và hợp đồng xây dựng;
Trung thực, khách quan, không vụ lợi.
1.3.4.1. Một số yêu cầu chung.
1.3.4.2. Yêu cầu đối với tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng [15]
Tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng phải có tư cách pháp nhân, có giấy
phép kinh doanh theo quy định của pháp luật và chỉ được hoạt động trong phạm vi
quy định tại giấy phép kinh doanh, có đủ điều kiện, năng lực phù hợp với phân
cấp, phân loại công trình và công việc theo quy định tại Điều 62 của Nghị định số

16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 2 năm 2005 của Chính phủ;
Các tổ chức tư vấn giám sát có năng lực Hạng 1, được thực hiện công tác tư
vấn giám sát thi công xây dựng công trình cấp đặc biệt, cấp I, II, III và IV trong dự
án xây dựng giao thông hoặc các dự án xây dựng giao thông nhóm A, B, C;
Các tổ chức tư vấn giám sát có năng lực Hạng 2, được thực hiện công tác tư
vấn giám sát thi công xây dựng công trình cấp II, III và IV trong dự án xây dựng
giao thông hoặc các dự án xây dựng giao thông nhóm B, C không có công trình
cấp I, cấp đặc biệt;
Chỉ được nhận thâu giám sát chất lượng thi công xây dựng tại những công trình
tổ chứ tư vấn không có mối quan hệ về kinh tế với nhà thầu xây dựng hoặc cung
cấp vật tư thiết bị cho công trình;
Chỉ được nhận thâu giám sát chất lượng thi công xây dựng tại những công trình
có yêu cầu kỹ thuật và ngành nghề chuyên môn phù hợp với năng lực của mình;
Cán bộ giám sát phải là kỹ sư hoặc trung cấp kỹ thuật, đã làm việc (thi công,
thiết kế) tại lĩnh vực chuyên môn phù hợp với công việc được giao trong thời gian
ít nhất 3 năm đối với cán bộ giám sát và năm năm đối với giám sát trưởng;
Riêng vùng núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa nếu thiếu cán bộ, có thể sử dụng
những người có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học, được cơ sở đào tạo hợp pháp

16


bồi dưỡng nghiệp vụ và cấp chứng chỉ giám sát xây lắp để thực hiện công tác giám
sát.
Cán bộ của tổ chức tư vấn khi thực hiện công tác giám sát thi công xây lắp phải
có chứng chỉ giám sát do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp, được phân công giám sát
những công việc phù hợp với trình độ và lĩnh vực chuyên môn đã được đào tạo.
Cán bộ giám sát phải khách quan, vô tư trung thực và tận tuỵ với công việc
1.3.4.3. Yêu cầu đối với cá nhân làm công tác giám sát chất lượng xây dựng.
Đáp ứng các điều kiện pháp luật quy định về hành nghề tư vấn xây dựng;

Có chứng chỉ giám sát xây lắp do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp;
Có đủ năng lực và trình độ chuyên môn phù hợp với công việc đảm nhận giám
sát;
Không có mối quan hệ kinh tế với nhà thầu xây lắp hoặc cung cấp vật tư thiết
bị cho công trình;
Đáp ứng về thâm niên công tác và phẩm chất đạo đức.
Tư vấn giám sát trưởng: Phải có chứng chỉ hành nghề giám sát xây dựng công
trình giao thông. Tùy theo quy mô cấp hạng và mức độ phức tạp của công trình. Tư
vấn giám sát trưởng phải có một trong những tiêu chuẩn sau đây:
+ Công trình nhóm A: Có thời gian liên tục làm công tác tư vấn giám
sát, thiết kế, thi công công trình xây dựng giao thông tối thiểu 7 năm;
đã làm tư vấn giám sát trưởng (giám đốc dự án) hoặc đồng chủ nhiệm
dự án (dự án ODA) hoặc phó tư vấn giám sát trưởng (phó giám đốc
dự án) của một dự án nhóm A hoặc đã làm giám đốc, phó giám đốc
thiết kế hoặc giám đốc điều hành thi công một dự án nhóm A, hoặc đã
làm tư vấn giám sát trưởng của hai dự án nhóm B.
+ Công trình nhóm B: Có thời gian liên tục làm công tác tư vấn giám
sát, thiết kế, thi công các công trình xây dựng giao thông tối thiểu 5
năm; đã làm tư vấn giám sát trưởng hoặc trợ lý kỹ sư thường trú (các
dự án ODA) hoặc phó tư vấn giám sát trưởng một dự án nhóm B hoặc
đã làm chủ trì thiết kế, phó giám đốc điều hành thi công một dự án
17


nhóm A hoặc hai dự án nhóm B, hoặc đã làm tư vấn giám sát trưởng
của hai công trình nhóm C.
+ Công trình nhóm C: Có thời gian liên tục làm công tác tư vấn giám
sát, thiết kế, thi công tối thiểu 5 năm.
Kỹ sư thường trú: Phải có chứng chỉ hành nghề giám sát xây dựng công trình
giao thông; có thời gian liên tục làm công tác tư vấn giám sát, thiết kế, thi công tối

thiểu 5 năm, hoặc đã là tư vấn giám sát trưởng hoặc chủ trì thiết kế hoặc giám đốc
điều hành thi công một dự án nhóm B.
Kỹ sư chuyên ngành (là kỹ sư có chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu
công việc chuyên môn hoặc nghiệp vụ của dự án): Phải có chứng chỉ hành nghề
giám sát xây dựng công trình giao thông và được chia thành các loại sau đây:
+ Các dự án nhóm A: Kỹ sư có kinh nghiệm chuyên môn làm công tác
thiết kế, tư vấn giám sát, thi công các công trình xây dựng giao thông
liên tục từ 5 năm trở lên, đã từng tham gia tư vấn giám sát các dự án
nhóm B.
+ Các dự án nhóm B: Kỹ sư có kinh nghiệm chuyên môn làm công tác
thiết kế, tư vấn giám sát, thi công các công trình xây dựng giao thông
liên tục từ 5 năm trở lên.
+ Các dự án nhóm C: Kỹ sư có kinh nghiệm chuyên môn làm công tác
thiết kế và tư vấn giám sát các công trình xây dựng giao thông liên tục
từ 5 năm trở lên.
Giám sát viên: Phải có chứng chỉ hành nghề giám sát xây dựng công trình giao
thông; có năng lực về chuyên môn tư vấn giám sát các công trình xây dựng giao
thông; có thâm niên công tác ít nhất 5 năm đối với kỹ sư và 7 năm đối với trình độ
cao đẳng.
Tổ chức tư vấn phải có hợp đồng lao động với các kỹ sư tư vấn, giám sát viên
bố trí cho dự án các hình thức hợp đồng như sau:
+ Tư vấn giám sát trưởng và kỹ sư thường trú: Hợp đồng lao động
không thời hạn.
18


×