Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty tân cảng sài gòn trong điều kiện hình thành cộng đồng chung ASEAN và hội nhập TPP giai đoạn 2016 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 99 trang )

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

KS: TRỊNH DOÃN TRƢỜNG GIANG

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG
CÔNG TY TÂN CẢNG SÀI GÒN TRONG ĐIỀU KIỆN
HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG CHUNG ASEAN
VÀ HỘI NHẬP TPP GIAI ĐOẠN 2016-2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HẢI PHÒNG - 2016


BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

TRỊNH DOÃN TRƢỜNG GIANG

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG
CÔNG TY TÂN CẢNG SÀI GÒN TRONG ĐIỀU KIỆN
HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG CHUNG ASEAN
VÀ HỘI NHẬP TPP GIAI ĐOẠN 2016-2020


LUẬN VĂN THẠC SĨ QUÁN LÝ KINH TẾ

NGÀNH

: KINH TẾ;

CHUYÊN NGÀNH

: QUẢN LÝ KINH TẾ

MÃ SỐ:60340410

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Đan Đức Hiệp

HẢI PHÒNG – 2016


LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em. Các tài liệu,
trích dẫn, kết quả nêu trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng và trung thực,
xuất phát từ tình hình thực tế của Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn. Các thông tin
trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.

Hải Phòng, ngày 12 tháng 09 năm 2016
Ngƣời cam đoan

i



LỜI CÁM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Đan Đức Hiệp, mặc dù rất
bận với công tác chuyên môn của mình, nhƣng đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ
tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin đƣợc gửi lời cám ơn chân thành tới Trƣờng Đại học Hàng Hải,
Khoa Sau Đại học cùng toàn thể các thầy cô giáo trong Trƣờng Đại học Hàng
Hải đã trang bị những kiến thức, giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi hoàn thành khóa
học này.
Tôi cũng xin gửi lời cám ơn tới Phòng kế hoạch kinh doanh Tổng công ty
Tân Cảng Sài Gòn đã cung cấp cho tôi những tài liệu và thông tin hữu ích liên
quan đến đề tài.
Tôi xin chân thành cám ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp
đỡ và tạo điều kiện về thời gian cũng nhƣ vật chất để tôi tập trung nghiên cứu và
hoàn thành khóa luận của mình.
Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu ngắn, khả năng cá nhân còn nhiều hạn
chế, trong khi đó phạm vi đề tài rộng, lĩnh vực nghiên cứu còn khá mới mẻ, vì
vậy, khóa luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong đƣợc sự đồng
cảm và góp ý của các nhà khoa học, các thầy cô giáo, đồng nghiệp cũng nhƣ
đông đảo bạn đọc, giúp cho khóa luận đƣợc hoàn thiện hơn.

Hải Phòng, ngày 12 tháng 09 năm 2016
Tác giả

Trịnh Doãn Trƣờng Giang
ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................ i
LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................ ii

MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ..................................................... vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................ ix
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH, NĂNG
LỰC CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP LOGISTIC .................................................................................. 4
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH, NĂNG LỰC CẠNH TRANH ....... 4
1.1.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ..................................... 4
1.1.2. Các yếu tố cấu thành và Tiêu chí do lƣờng năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp dịch vụ ................................................................................................ 5
1.1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .................. 8
1.2. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS..................................................... 14
1.2.1. Khái quát về dịch vụ logistics ....................................................................... 14
1.2.2. Phân loại dịch vụ logistics............................................................................. 15
1.2.3. Vai trò của dịch vụ logistics .......................................................................... 16
1.2.4. Nhà cung cấp dịch vụ logistics...................................................................... 17
1.2.5. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
Logistics tại Việt Nam............................................................................................. 22
1.2.6. Các nhân tố ảnh hƣởng tới năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
Logistic trong điều kiện hội nhập TPP và hình thành AEC .................................... 24
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG
CÔNG TY TÂN CẢNG SÀI GÒN GIAI ĐOẠN 2011-2015 ................................. 27
2.1. TỔNG QUAN VỀ THÀNH TỰU VÀ THỊ PHẦN CỦA TỔNG CÔNG
TY TÂN CẢNG SÀI GÒN ..................................................................................... 27
2.2.THỰC TRẠNG DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA TỔNG CÔNG TY TÂN
CẢNG SÀI GÒN .................................................................................................... 28
2.2.1. Dịch vụ xếp dỡ Container tại cảng ................................................................ 30
2.2.2. Dịch vụ kho - bãi - depot............................................................................... 36

2.2.3. Dịch vụ vận tải .............................................................................................. 41
2.2.4. Dịch vụ Logistics bên thứ 3 (3PL) ................................................................ 43
2.3. THỰC TRẠNG CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI TÂN CẢNG SÀI GÒN ................. 44
2.3.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp ............................................................. 44
2.3.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp ............................................................ 51
iii


2.4.ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI TÂN CẢNG
SÀI GÒN ................................................................................................................. 54
2.4.l. Thành tựu ....................................................................................................... 54
2.4.2. Hạn chế .......................................................................................................... 55
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI TỔNG CÔNG TY TÂN
CẢNG SÀI GÒN TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP TPP VÀ HÌNH
THÀNH CỘNG ĐỒNG CHUNG ASEAN GIAI ĐOẠN 2016-2020. .................... 57
3.1. SƠ LƢỢC VỀ TPP .......................................................................................... 57
3.2. SƠ LƢỢC VỀ AEC ......................................................................................... 58
3.3. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƢỚNG CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
LOGISTICS CỦA TỔNG CÔNG TY TÂN CẢNG SÀI GÒN ............................. 59
3.3.1. Mục tiêu......................................................................................................... 59
3.3.2. Định hƣớng chiến lƣợc .................................................................................. 59
3.4. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI
TỔNG CÔNG TY TÂN CẢNG SÀI GÒN TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP
TPP VÀ HÌNH THÀNH AEC ................................................................................ 62
3.4.1. Cơ hội ............................................................................................................ 62
3.4.2. Thách thức ..................................................................................................... 64
3.5. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DỊCH VỤ
LOGISTICS TẠI TỔNG CÔNG TY TÂN CẢNG SÀI GÒN TRONG ĐIỀU

KIỆN HỘI NHẬP TPP VÀ HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG CHUNG AEC ......... 67
3.5.1. Phát triển và nâng cao cốt lõi các sản phẩm dịch vụ logistics ...................... 67
3.5.2. Tiết kiệm chi phí, giảm giá thành dịch vụ: ................................................... 72
3.5.3. Nâng cao chất lƣợng thời gian: ..................................................................... 74
3.5.4. Phát triển thị trƣờng Quốc tế, mở rộng đối tƣợng khách hàng ..................... 74
3.5.5. Cải thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng và hậu mãi: .................................... 76
3.5.6. Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và vận hành doanh nghiệp ....... 77
3.5.7. Nâng cao chất lƣợng thƣơng hiệu ................................................................. 79
3.5.8. Xây dựng nền văn hoá doanh nghiệp ............................................................ 80
3.5.9. Tăng cƣờng công tác marketing: ................................................................... 81
3.5.10. Giải quyết vấn đề nguồn nhân lực............................................................... 82
3.5.11. Mở rộng quy mô, liên kết với các đơn vị Logistics trong nƣớc và quốc
tế .............................................................................................................................. 83
3.5.12. Cần cơ chế điều phối logistics quốc gia ...................................................... 85
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 1

iv


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tiếng Việt
STT Từ viết tắt

Từ gốc

1

ĐVT


Đơn vị tính

2

GPT

Giải phóng tàu

3

TNHH

4

TP

Trách nhiệm hữu hạn
Thành phố
Từ viết tắt Tiếng Anh

STT Từ viết tắt

Từ gốc
th

Nghĩa Tiếng Việt

1

2PL


2 Party Logistics

Logistics bên thứ 2

2

3PL

3rd Party Logistics

Logistics bên thứ 3

3

4PL

4

ASEAN

5
6

CMIT
CRM

th

4 Party Logistics


Logistics bên thứ 4

Association of Southeast

Hiệp hội các quốc gia

Asian Nations
Cai Mep International

Đông Nam Á
Cảng Container Quốc tế

Terminal
Customer Relationship

Cái Mép
Hệ thống phần mềm quản

Management
Deadweight Tonnage

lý khách hàng
Đơn vị Tân trọng tải

7

DWT

8


EDI

Electronic Data Interchange

Trao đổi dữ liệu điện tử

9

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm nội địa

10

ICD

Inland-Clearance Depot

Điểm thông quan nội địa

11

ODA

Official Development

Hỗ trợ phát triển chính


Assistant

thức

Saigon Premier Container

Cảng Container Trung

Terminal
Twenty - foot Equivalent

Tâm Sài Gòn
Đơn vị tƣơng đƣơng một

Units
Transportation Management

Container 20 feet
Hệ thống phần mềm quản

System

lý khai thác vận tải

12
13
14

SPCT

TEU
TMS

v


15
16
17
18

TOPX
VICT
VLA
VPA

Terminal Operation Package

Hệ thống phần mềm quản

System
Vietnam International

lý khai thác cảng
Cảng Container Quốc Tế

Container Terminal

Việt Nam


Vietnam Logistics

Hiệp hội các doanh nghiệp

Association

dịch vụ logistics Việt Nam
Hiệp hội cảng biển Việt

Vietnam Seaports Association

Nam
19

WMS

20

WTO

21
22

AEC
TPP

Warehouse Management

Hệ thống phần mềm quản


System

lý khai thác kho

World Trade Organization

Tổ chức thƣơng mại thế

Asean Economic Community

giới
Cộng đồng kinh tế

Trans-Pacific Strategic

ASEAN
Hiệp định đối tác kinh tế

conomic Partnership

xuyên Thái Bình Dƣơng

Agreement

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU

BẢNG


NỘI DUNG

TRANG

BẢNG 1.1

Lợi ích từ hoạt động thuê ngoài

16

BẢNG 2.1

Sản lƣợng xếp dỡ Tổng công ty Tân Cảng sài Gòn
từ năm 2006 - 2015 (TEU)

27

BẢNG 2.2

Thực trạng hoạt động dịch vụ Logistics của Tân
Cảng Sài gòn

29

BẢNG 2.3

Tình hình sản lƣợng Container xuất nhập thông qua
các cảng của Việt Nam từ năm 2014 - 2015


31

BẢNG 2.4

Tình hình kết quả kinh doanh dịch vụ xếp dỡ
Container tại cảng Cát Lái từ năm 2013 - 2015

32

BẢNG 2.5

Sản Lƣợng 15 hãng tàu lớn nhất thông qua cảng Cát
Lái từ năm 2014 - 2015

33

BẢNG 2.6
BẢNG 2.7
BẢNG 2.8

Năng lực và đặc điểm cảng Cát Lái và các đối thủ
cạnh tranh
Tình hình kết quả kinh doanh dịch vụ xếp dỡ
Container tại cảng Tân cảng Cái Mép từ năm 2013 2015
Sản lƣợng 10 hãng tàu lớn nhất thông qua cảng Tân
cảng Cái Mép từ năm 2014 - 2015

Năng lực và đặc điểm cảng Tân cảng Cái Mép và
các đối thủ cạnh tranh
Tình hình kết quả kinh doanh dịch vụ xếp dỡ

BẢNG 2.10 Container tại cảng Tân cảng Cái Mép từ năm 2013 2015
Một số khách hàng chủ yếu sử dụng dịch vụ kho tại
BẢNG 2.11
Tân cảng - Cát Lái năm 2015
BẢNG 2.9

Năng lực và đặc điểm Tân cảng - Cát Lái và các đối
thủ cạnh tranh
Tình hình kết quả kinh doanh dịch vụ kho - bãi BẢNG 2.13 Depot tại ICD Tân cảng Sóng Thần từ năm 2013 2015
Năng lực và đặc điểm ICD Tân cảng - Sóng Thần và
BẢNG 2.14
các đối thủ cạnh tranh
BẢNG 2.12

vii

34
35
35
36
37
38
39
39
40


Tình hình kết quả kinh doanh dịch vụ kho - bãi BẢNG 2.15 Depot tại ICD Tân cảng Long Bình từ năm 2013 2015
Năng lực và đặc điểm ICD Tân cảng - Long Bình và
BẢNG 2.16

các đối thủ cạnh tranh

40
41

BẢNG 2.17

Tình hình kết quả kinh doanh dịch vụ vận tải thủy từ
năm 2013 - 2015

41

BẢNG 2.18

Năng lực và đặc điểm Vận tải thủy Tân cảng Sài
Gòn và các đối thủ cạnh tranh

42

BẢNG 2.19

Tình hình kết quả kinh doanh dịch vụ vận tải bộ từ
năm 2013 - 2015

42

HÌNH 1.1

Năng lực và đặc điểm Vận tải bộ Tân cảng Sài Gòn
và các đối thủ cạnh tranh


43

HÌNH 1.2

Tình hình kết quả kinh doanh dịch vụ 3PL từ năm
2013 - 2015

44

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
HÌNH

NỘI DUNG

TRANG

HÌNH 1.1

Mô hình kim cƣơng của M.Porter, 1990

9

HÌNH 2.1

Sản lƣợng xếp dỡ Tổng công ty Tân Cảng sài Gòn
từ năm 2006 - 2015 (TEU)

28


HÌNH 2.2

Thị phần Container XNK cả nƣớc năm 2015

28

HÌNH 2.3

Tỷ trọng doanh thu dịch vụ Logistics năm 2015

30

HÌNH 2.4

Sản lƣợng Container xuất nhập thông qua các cảng
của Việt Nam năm 2015

31

HÌNH 3.1

Kim ngạch xuất khẩu của các thành viên TPP Tính
đến 2014

63

viii


LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, dịch vụ logistics ngày càng chứng
tỏ là một thị trƣờng tiềm năng trị giá lên tới 35 tỷ USD mỗi năm và hứa hẹn tăng
trƣởng mạnh trong thời gian tới. Tuy nhiên, thị trƣờng này gần nhƣ đang “bỏ
ngỏ” cho các công ty nƣớc ngoài và tập đoàn đa quốc gia. Các doanh nghiệp
trong nƣớc, do quy mô nhỏ lẻ, thiếu vốn, nhân lực và công nghệ đang phải cạnh
tranh gay gắt với nhau để chia sẻ 20% thị phần ít ỏi. Vì vậy, làm sao để nâng cao
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp giao nhận vận tải tận dụng lợi thế
cạnh tranh để khai thác mảng thị trƣờng hấp dẫn này.
Việt Nam đã chính thức gia nhập TPP, điều này sẽ làm ngành Logistics
đứng trƣớc những cơ hội và thách thức lớn. Lƣu thông hàng hóa giữa các quốc
gia trong TPP và Việt Nam sẽ tang mạnh, mức đánh giá tốc độ tăng trƣởng của
ngành logistics khá cao, ở mức 20%/năm và đƣợc dự báo sẽ duy trì đƣợc trong
5-10 năm tiếp theo, sẽ có làn sóng đầu tƣ nƣớc ngoài đổ vào lĩnh vực logistics
Vì vậy, các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam cần có một sự chuẩn bị
vững chắc, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trƣớc sự tham gia ồ ạt của
các doanh nghiệp nƣớc ngoài và thị trƣờng Logistics trong nƣớc ngay khi chúng
ta ra nhập sân chơi chung.
Là nhà khai thác cảng Container số một tại Việt Nam, Tổng công ty Tân
cảng Sài Gòncó doanh thu các dịch vụ logistics chiếm 94% tổng doanh thu Tổng
công ty. Vì vậy việc đánh giá lại năng lực cạnh tranh cũng nhƣ đƣa ra các
phƣơng án nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn
trƣớc điều kiện hình thành cộng đồng chung ACE và Việt Nam hội nhập TPP
đang trở lên cấp thiết.
Xuất phát từ thực tiễn trên, em chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh
tranh của Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn trong điều kiện hình thành cộng
đồng chung ASEAN và Hội nhập TPP Giai đoạn 2016-2020” làm đề tài
nghiên cứu.

1



2. Tình hình nghiên cứu
Tại Việt Nam cũng đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu, bài viết và hội thảo
liên quan đến logistics. Tuy nhiên các nghiên cứu này còn chung chung, chƣa đi
sâu vào phân tích thực tế cũng nhƣ những yếu tố ảnh hƣởng tới năng lực cạnh
tranh dịch vụ logistics trong các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam và
chƣa có tác giả nào chọn đề tài này để nghiên cứu. Do đó, cần tiếp tục nghiên
cứu nhằm phân tích thực trạng cũng nhƣ đề xuất những giải pháp nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh dịch vụ logistics của các doanh nghiệp giao nhận vận tải
Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam hội nhập TPP và hình thành cộng đồng
chung ASEAN - AEC và đang phải thực hiện cam kết của mình.
3. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa lý thuyết về năng lực cạnh tranh và dịch vụ.
- Phân tích năng lực cạnh tranh dịch vụ logistics của Tổng công ty Tân Cảng Sài
Gòn.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ logistics
của Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Về lý luận: Phân tích rõ vai trò của dịch vụ logistics và nâng cao năng lựccạnh
tranh dịch vụ logistics của Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn.
- Về thực tế: Đƣa ra thực trạng năng lực cạnh tranh dịch vụ logistics của Tổng
công ty Tân cảng Sài Gòn và từ đó đề ra giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh dịch vụ logistics của Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh dịch vụ logistics của Tổng công ty
Tân Cảng Sài Gòn.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu việc triển khai và ứng dụng dịch vụ
logisticscủa Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn trong những năm gần đây.


2


6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng nhiều phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ: Phƣơng pháp duy
vật biện chứng, phƣơng pháp duy vật lịch sử kết hợp với các phƣơng pháp thống
kê, tổng hợp, phân tích, so sánh,…
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần lời mục lục, lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, và phụ lục
luận văn đƣợc kết cấu thành gồm 3 chƣơng:
CHƢƠNG 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH, NĂNG LỰC CẠNH
TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐỐI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
LOGISTIC
CHƢƠNG 2:
THỰC TRẠNG VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY
TÂN CẢNG SÀI GÒN GIAI ĐOẠN 2011-2015
CHƢƠNG 3:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG
HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI TỔNG CÔNG TY TÂN CẢNG SÀI GÒN
TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP TPP VÀ HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG
CHUNG ASEAN GIAI ĐOẠN 2016-2020.
Sau đây là nội dung của Luận văn.

3


CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH, NĂNG LỰC CẠNH
TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

LOGISTIC
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH, NĂNG LỰC CẠNH TRANH
1.1.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Khái niệm năng lực cạnh tranh đƣợc đề cập đầu tiên ở Mỹ vào đầu những
năm 1980. Theo Aldington Report (1985): “Doanh nghiệp có khả năng cạnh
tranh là doanh nghiệp có thể sản xuất sản phẩm và dịch vụ với chất lượng vượt
trội và giá cả thấp hơn các đối thủ cạnh tranh trong nước và quốc tế. Khả năng
cạnh tranh đồng nghĩa với việc đạt được những lợi ích lâu dài của doanh nghiệp
và khả năng bảo đảm thu nhập cho người lao động và chủ doanh nghiệp”.
Định nghĩa này cũng đƣợc nhắc lại trong Sách trắng về năng lực cạnh tranh
của Vƣơng quốc Anh (1994). Năm 1998, Bộ Thƣơng mại và Công nghiệp (Anh)
đƣa ra định nghĩa: “Đối với doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh là khả năng sản
xuất đúng sản phẩm, xác định đúng giá cả và vào đúng thời điểm. Điều đó có
nghĩa là đáp ứng nhu cầu khách hàng với hiệu suất và hiểu quả hơn các doanh
nghiệp khác”.
Cho đến nay, khái niệm năng lực cạnh tranh vẫn chƣa đƣợc hiểu một cách
thống nhất. Đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam hiện nay, với trình
độ phát triển kinh tế còn thấp, nhƣng lại đặt trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế - cạnh tranh gay gắt, thì việc đƣa khái niệm năng lực cạnh tranh cho phù
hợp với bối cảnh hiện nay là không đơn giản. Tuy nhiên, có thể định nghĩa nhƣ
sau:
“Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao
lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu
hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và
bền vững”.

4


1.1.2. Các yếu tố cấu thành và Tiêu chí do lƣờng năng lực cạnh tranh của

doanh nghiệp dịch vụ
Các yếu tố cấu thành và các tiêu chí đo lƣờng năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp dịch vụ phải thể hiện đƣợc bản chất của năng lực cạnh tranh
doanh nghiệp và thể hiện đƣợc mức độ cạnh tranh trong việc chiếm lĩnh thị
trƣờng tiêu thụ sản phẩm đầu ra, thu hút yếu tố đầu vào trong ngắn hạn và trong
dài hạn. Theo đó, các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
dịch vụ bao gồm:
1.1.2.1. Khả năng mở rộng và duy trì thị phần của doanh nghiệp dịch vụ
Đây là chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh theo kết quả đầu ra của doanh
nghiệp, cho dù đó là cạnh tranh trong nƣớc hay cạnh tranh quốc tế.
Tiêu chí này thƣờng đƣợc đo bằng:“Tỷ lệ doanh thu hay số lƣợng sản phẩm
tiêu thụ của doanh nghiệp trong một giai đoạn nhất định so với tổng số doanh
thu hay sản lƣợng tiêu thụ trên thị trƣờng”.theo Công thức (1.1):
Di
tpi=

x100%

(1.1)

D
Trong đó:
tpi: Thị phần của doanh nghiệp i;
Di: Doanh thu hoặc doanh số tiêu thụ của doanh nghiệp i;
D: Tổng doanh thu hoặc doanh số tiêu thụ trên thị trường.
Công thức này phản ánh rõ vị thế cạnh tranh tiêu thụ dịch vụ của doanh
nghiệp tại một thời điểm nào đó. Tuy nhiên, chỉ tiêu này không phải lúc nào
cũng tính đƣợc, đặc biệt là trong trƣờng hợp doanh nghiệp có thị phần quá bé
hoặc các doanh nghiệp xuất khẩu dịch vụ rất khó tính toán thị phần của mình
trên thị trƣờng nƣớc ngoài.

1.1.2.2. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm
Là tiêu chí phản ánh kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Năng lực cạnh
tranh của sản phẩm doanh nghiệp dựa trên các yếu tố cơ bản là: Chất lƣợng dịch
vụ, giá cả dịch vụ, và khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
5


- Chất lƣợng dịch vụ là một chỉ tiêu định tính, có tính khái quát cao, và khó
đánh giá hơn so với chất lƣợng hàng hóa do tính chất vô hình của nó. Mỗi loại
dịch vụ lại sử dụng những chỉ tiêu khác nhau để đánh giá chất lƣợng, do vậy có
một phƣơng pháp để tiếp cận hơn đó là xem xét phản ứng của ngƣời tiêu dùng
dịch vụ. Tuy nhiên một ngành dịch vụ có thể có rất nhiều loại sản phẩm, do vậy
việc đánh giá chỉ có thể dành cho một số những dịch vụ chủ yếu hoặc đặc thù
của ngành.
- Giá cả cũng là một trong các chỉ tiêu định lƣợng để đánh giá năng lực
cạnh tranh. Trong cơ chế cạnh tranh trên thị trƣờng thế giới hiện nay, giá cao
không đồng nghĩa với năng lực cạnh tranh thấp. Giá cao thể hiện sản phẩm đƣợc
ngƣời tiêu dung ƣa thích và họ sẵn sàng trả giá cao cho sản phẩm đó.
- Khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng: Đây là chỉ tiêu biểu hiện việc
cung cấp cho khách hàng đúng loại hàng hóa, tại đúng thời điểm với mức giả cả
hợp lý.Đây là một chỉ tiêu định tính nó phản ánh uy tín, khả năng kinh doanh
của doanh nghiệp.Chỉ tiêu này thƣờng đƣợc xác định qua việc điều tra khách
hàng.
1.1.2.3. Năng lực duy trì và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
dịch vụ
Tiêu chí này đƣợc thể hiện qua tỷ suất lợi nhuận.“Tỷ suất lợi nhuận của
doanh nghiệp dịch vụ là một chỉ tiêu tổng hợp, đƣợc tính bằng trị số tuyệt đối
(bao nhiêu đồng lợi nhuận trên một đơn vị đầu vào) hoặc số tƣơng đối (tỷ suất
lợi nhuận của doanh nghiệp so với tỷ suất lợi nhuận trung bình của ngành hoặc
thị trường)”.

Đây là tiêu chí thể hiện mức độ đạt đƣợc mục tiêu hoạt động, phản ánh
mặt chất lƣợng của năng lực cạnh tranh. Tiêu chí này đƣợc đo bằng công thức
(1.2). Tiêu chí này lớn hơn đơn vị (1) bao nhiêu thì hiệu quả của doanh nghiệp
càng cao bấy nhiêu và do đó năng lực càng cao.
Pi
pi

=

(1.2)
PN

6


Trong đó:
pi: Tỷ số suất lợi nhuận của doanh nghiệp dịch vụ i;
Pi: Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp i - được đo bằng lợi nhuận trước thuế
trên vốn kinh doanh;
PN: Tỷ Suất lợi nhuận trung bình của ngành hoặc thị trường.
1.1.2.4. Khả năng thích ứng và đổi mới của doanh nghiệp dịch vụ
Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất tạo ra lợi thế cạnh tranh và
là chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh “động” của doanh nghiệp trong điều
kiện hiện nay. Doanh nghiệp phải thích ứng với sự thay đổi của thị trƣờng trong
nƣớc cũng nhƣ quốc tế (xu hƣớng, yêu cầu, chất lƣợng, giá cả, …) và sự thay
đổi trong chính môi trƣờng kinh doanh nhƣ: sự thay đổi của các đối tác kinh
doanh, đối thủ cạnh tranh, chính sách của nhà nƣớc…. Điều đó đòi hỏi doanh
nghiệp phải phản ứng kịp thời, điều chỉnh linh hoạt và hiệu quả.
1.1.2.5. Khả năng đảm bảo đáp ứng nguồn nhân lực
Khả năng đảm bảo đáp ứng nguồn nhân lực không chỉ nhằm đảm bảo việc

kinh doanh của doanh nghiệp dịch vụ đƣợc tiến hành một cách bình thƣờng mà
còn thể hiện năng lực cạnh tranh trong việc thu hút nhân lực của doanh nghiệp.
Nhờ việc thu hút các nhân lực có trình độ, kinh nghiệm, công nghệ cao, … mà
doanh nghiệp có thể nâng cao chất lƣợng dịch vụ và hiệu quả kinh doanh.
1.1.2.6 Khả năng liên kết và hợp tác của các doanh nghiệp dịch vụ
Trong điều kiện của nền kinh tế Việt Nam, các doanh nghiệp dịch vụ chủ
yếu có quy mô nhỏ và vừa thì việc liên kết, hợp tác có ý nghĩa lớn để tồn tại và
phát triển kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tiêu
chí này thể hiện qua số lƣợng và chất lƣợng các mối quan hệ của doanh nghiệp
với các đối tác, các liên doanh, hệ thống mạng lƣới kinh doanh, ...
1.1.2.7 Chỉ tiêu tổng hợp về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dịch vụ
Để so sánh năng lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, ngƣời ta thƣờng tính
chỉ tiêu tổng hợp năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Theo đó, chỉ số năng
lực cạnh tranh tổng hợp đƣợc tính theo công thức (1.3):

7


n
CA=∑(ki xM i) (1.3)
i=1
Trong đó:
CA: Chỉ số năng lực cạnh tranh tổng hợp của doanh nghiệp A;
Mi: Điểm đánh giá cho chỉ tiêu thành phần thứ i;
ki: Trọng số của chỉ tiêu.
Ngoài ra, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) và một số tổ chức quốc tế đƣa
chỉ tiêu tổng hợp dƣới dạng “năng lực cạnh tranh” - là một nhóm chỉ tiêu thành
phần trong chỉ số năng lực cạnh tranh của quốc gia.
1.1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chịu tác động của rất nhiều nhân tố

khác nhau, bao gồm cả các yếu tố bên trong doanh nghiệp và các yếu tố bên
ngoài doanh nghiệp. Các yếu tố này có thể tạo ra và làm tăng thêm lợi thế cạnh
tranh của doanh nghiệp nhƣng cũng có thể làm giảm hoặc triệt tiêu lợi thế cạnh
tranh hiện có của doanh nghiệp.
Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh do Michael Porter đƣa vào những năm 1990
đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở lập luận rằng khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp đƣợc thể hiện tập trung ở khả năng sáng tạo và đổi mới của doanh nghiệp
đó. Theo lý thuyết này thì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp đƣợc thể hiện ở
sự liên kết của 4 nhóm yếu tố. Mối liên kết của 4 nhóm yếu tố này hình thành
nên 4 đỉnh của mô hình kim cương (Hình 1.1) là: (1) Các điều kiện yếu tố (con
ngƣời, các yếu tố vật chất và tri thức); (2) Các điều kiện về cầu (quy mô, cơ cấu
và sự tinh tế của thị trƣờng nội địa); (3) Các ngành cung cấp và ngành có liên
quan (sự hiện diện có hay không có sự cạnh tranh quốc tế đối với ngành kinh
doanh hoặc các ngành liên quan); (4) Ngữ cảnh doanh nghiệp (chiến lƣợc phát
triển, cơ cấu doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh trong nƣớc). Bốn yếu tố này
tác động qua lại lẫn nhau và hình thành nên năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp. Ngoài ra, còn có 2 yếu tố khác là Chính phủ và Cơ hội, 2 yếu tố có thể
tác động đến 4 yếu tố cơ bản kể trên.
8


Hình 1.1: Mô hình kim cương của M.Porter, 1990
Nguồn: Nguyễn Hữu Thắng (2008), “Nâng cao năng lực cạnh tranhcủa các
doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay”.
1.1.3.1 Các nhân tố bên trong của doanh nghiệp
Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đang sử dụng các chỉ tiêu thuộc 5 nhóm
yếu tố bên trong doanh nghiệp trong việc xác định năng lực cạnh tranh gồm:
Nănglực quản lý (triết lý kinh doanh, sự tin tƣởng vào quản lý nghiệp vụ, sự
hiện diệnchuỗi giá trị), chất lượng nhân lực (mở rộng đào tạo nhân viên), năng
lực marketing (định hƣớng khách hàng, đổi mới mẫu mã, tăng cƣờng tiếp thị,

mở rộng thị trƣờng quốc tế, kiểm soát hoạt động phân phối ở nƣớc ngoài, mở
rộng mạng lƣới bán lẻ),khả năng đổi mới, và năng lực nghiên cứu và phát triển
(chỉ tiêu cho nghiên cứu vàphát triển). Dƣới đây là một số yếu tố chủ yếu tác
động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp:
• Trình độ và năng lực tổ chức, quản lý doanh nghiệp
Trình độ và năng lực tổ chức, quản lý doanh nghiệp đƣợc thể hiện trên các
mặt:
- Trình độ của đội ngũ của cán bộ, quản lý
- Trình độ tổ chức, quản lý doanh nghiệp

9


- Khả năng hoạch định chiến lƣợc kinh doanh, lên kế hoạch, điều hành
doanh nghiệp.
• Trình độ thiết bị, công nghệ
Thiết bị, công nghệ sản xuất ảnh hƣởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp. Công nghệ phù hợp giúp rút ngắn thời gian sản xuất, tăng năng
suất , giảm mức tiêu hao, nâng cao chất lƣợng hạ giá thành sản phẩm, tạo ra lợi
thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp cần đào tạo nâng cao
trình độ tay nghề để sử dụng có hiệu quả công nghệ hiện đại.
• Trình độ lao động trong doanh nghiệp
Trong doanh nghiệp, lao động là lực lƣợng trực tiếp sử dụng các phƣơng
tiện, thiết bị để sản xuất ra sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Trình độ của lao động
tác động rất lớn đến chất lƣợng dịch vụ và chi phí của doanh nghiệp. Đây là yếu
tố tác động trực tiếp tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
• Năng lực tài chính của doanh nghiệp
“Năng lực tài chính của doanh nghiệp đƣợc thể hiện ở quy mô vốn, khả
năng huy động và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, năng lực quản lý tài chính…
trong doanh nghiệp.Năng lực tài chính phản ánh sức mạnh kinh tế của doanh

nghiệp, là yêu cầu đầu tiên, bắt buộc phải có nếu muốn doanh nghiệp thành công
trong kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh”.
• Năng lực marketing của doanh nghiệp
“Là khả năng nắm bắt nhu cầu của thị trƣờng, khả năng thực hiện chiến
lƣợc 4P (Product, Place, Price, and Promotion) trong hoạt động marketing, và
trình độ nguồn nhân lực marketing”. Khả năng marketing tác động trực tiếp tới
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, góp phần làm
tăng doanh thu, tăng thị phần tiêu thụ sản phẩm, và nâng cao vị thế của doanh
nghiệp. Đây là nhóm nhân tố rất quan trọng tác động tới năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp.
• Năng lực nghiên cứu phát triển của doanh nghiệp
“Là yếu tố tổng hợp gồm nhiều yếu tố cấu thành nhƣ nhân lực nghiên cứu,
thiết bị, tài chính cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), và khả năng
10


đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp.Năng lực nghiên cứu và phát triển có vai trò
quan trọng trong cải tiến công nghệ, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, thay đổi
mẫu mã, nâng cao năng suất, và hợp lý hóa sản xuất”. Do vậy, năng lực nghiên
cứu và phát triển của doanh nghiệp là yếu tố rất quan trọng ảnh hƣởng tới năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Ngoài ra, các yếu tố khác nhƣ vị trí địa lý, quy mô của doanh nghiệp… có
ảnh hƣởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.1.3.2. Các nhân tố bên ngoài của doanh nghiệp
Dựa trên Mô hình kim cương của M.Porter (xem hình 1.1) để đƣa ra các
yếu tố bên ngoài tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gồm có:
- Các điều kiện yếu tố đầu vào, gồm 5 phân nhóm: kết cấu hạ tầng vật chất kỹthuật, hạ tầng hành chính, nguồn nhân lực, hạ tầng công nghệ, thị trƣờng tài
chính.
- Các điều kiện về cầu: sở thích ngƣời mua, tình hình pháp luật về tiêu
dùng, vềCông nghệ thông tin, …

- Các ngành cung ứng và ngành liên quan: chất lƣợng và số lƣợng các
nhàcung cấp địa phƣơng, khả năng tại chỗ về nghiên cứu chuyên biệt và dịch vụ
đào tạo, mức độ hợp tác giữa các khu vực kinh tế, khả năng cung cấp tại chỗ các
chi tiết và phụ kiện máy móc.
- Bối cảnh đối với chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp, gồm hai
phânnhóm là động lực và cạnh tranh (các rào cản vô hình, sự cạnh tranh của các
nhà sản xuất địa phƣơng, hiệu quả của việc chống độc quyền).
Sau đây là một số yếu tố chủ yếu bên ngoài doanh nghiệp tác động đến
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp:
• Thị trường
Thị trƣờng là nơi tiêu thụ hàng hóa, tìm kiếm các đầu vào thông qua hoạt
động mua bán hàng hóa dịch vụ đầu ra và các yếu tố đầu vào.Thị trƣờng còn là
công cụ định hƣớng, hƣớng dẫn hoạt động của doanh nghiệp, thông qua mức
cầu, giá cả, lợi nhuận… để định hƣớng chiến lƣợc, kế hoạch kinh doanh. Nhƣ

11


vậy, sự ổn định của thị trƣờng có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động của
doanh nghiệp nói chung và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng.
• Thể chế, chính sách
Thể chế, chính sách là tiền đề quan trọng cho hoạt động của doanh nghiệp.
Nội dung của thể chế, chính sách bao gồm các quy định pháp luật, các biện pháp
hạn chế hay khuyến khích đầu tƣ hay kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ,
ngành nghề, địa bàn…. Thể chế, chính sách bao gồm pháp luật, chính sách về
đầu tƣ, tài chính, tiền tệ, đất đai, công nghệ, thị trƣờng… nghĩa là các biện pháp
điều tiết cả đầu vào và đầu ra cũng nhƣ toàn bộ quá trình hoạt động của doanh
nghiệp.
• Kết cấu hạ tầng
“Kết cấu hạ tầng bao gồm hạ tầng vật chất - kỹ thuật và hạ tầng xã hội, bao

gồm hệ thống giao thông, hệ thống thông tin, hệ thống giáo dục - đào tạo…. Đây
là tiền đề quan trọng, tác động mạnh đến hoạt động của doanh nghiệp, ảnh
hƣởng đến chất lƣợng và giá cả của sản phẩm”.
Các doanh nghiệp muốn đảm bảo hoạt động bình thƣờng ổn định và nâng
cao năng lực cạnh tranh của mình thì cần phải có kết cấu hạ tầng phù hợp và đạt
yêu cầu.Điều này đòi hỏi sự đầu tƣ của nhà nƣớc để xây dựng kết cấu hạ tầng
đáp ứng nhu cầu phát triển của kinh tế và xã hội.
• Các ngành công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ
Trong nền sản xuất hiện đại, cùng với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì
sự liên kết, hợp tác cũng phát triển mạnh mẽ.Thực tế chỉ ra rằng, khi trình độ sản
xuất càng hiện đại thì sự phụ thuộc lẫn nhau càng lớn.Các ngành công nghiệp hỗ
trợ không những tác động đến thời gian sản xuất, năng suất, chất lƣợng mà còn
ảnh hƣởng đến giá thành sản phẩm của nhiều doanh nghiệp.
• Trình độ nguồn nhân lực
“Trình độ và các điều kiện về nguồn nhân lực thể hiện ở kỹ năng của nguồn
nhân lực, mức lƣơng, hệ thống lƣơng, điều kiện làm việc, sức khỏe và an toàn,
đầu tƣ cho đào tạo, và vai trò của Công đoàn”. Để nâng cao chất lƣợng nguồn
nhân lực thì cần phải chú trọng đến giáo dục và đào tạo, tạo mọi điều kiện để các
12


cơ sở đào tạo, các hoạt động đào tạo phát triển thông qua cơ chế, chính sách và
các biện pháp khác của nhà nƣớc.
• Vai trò của Chính phủ
Chính phủ có thể tác động tới lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trong
một ngành thông qua việc tác động đến cả 4 nhóm nhân tố xác định lợi thế cạnh
tranh là các điều kiện yếu tố, các điều kiện nhu cầu, các ngành cung ứng và các
ngành liên quan, chiến lƣợc, cơ cấu và môi trƣờng cạnh tranh ngành. Vai trò
điều hành của Chính phủ đƣợc xác định trên các mặt sau đây:
Thứ nhất là “định hƣớng phát triển thông qua xây dựng chiến lƣợc, quy

hoạch,kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế”. Định hƣớng phát triển phải đóng
vai trò nhƣ là một kim chỉ nam hƣớng dẫn các quyết định, hành động và quan
niệm của tất cả các đối tƣợng trong nền kinh tế.
Thứ hai là “tạo môi trƣờng pháp lý và kinh tế cho các chủ thể kinh tế hoạt
độngvà cạnh tranh lành mạnh”.
Thứ ba là “điều tiết hoạt động và phân phối lợi ích một cách công bằng
thôngqua việc sử dụng các công cụ ngân sách, thuế, tín dụng, …”. Tăng trƣởng
kinh tế không phải là mục đích tự thân, mà là phƣơng tiện mang lại một cuộc
sống tốt đẹp hơn. Do vậy sự điều hành của Chính phủ còn phải chú trọng vào
các giá trị nhƣ công bằng xã hội, bình đẳng và cơ hội ngang bằng cho mọi
ngƣời.
Thứ tư là “kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh tế theo đúng pháp luật
vàchính sách đề ra”.
• Vai trò của cơ hội
“Cơ hội là những sự kiện xảy ra ít liên quan đến tình trạng hiện tại của quốc
gia và thƣờng nằm ngoài phạm vi ảnh hƣởng của các công ty (và thƣờng cả của
Chính phủ)”. Những cơ hội đặc biệt quan trọng ảnh hƣởng đến lợi thế cạnh tranh
nhƣ sự thay đổi bất ngờ về công nghệ (nhƣ công nghệ sinh học, công nghệ vi
điện tử); thay đổi về chi phí đầu vào nhƣ tăng giá đột ngột dầu mỏ; thay đổi
đáng kể trên thị trƣờng chứng khoán thế giới, tỷ giá hối đoái; tăng mạnh của cầu
của thế giới hay khu vực; quyết định chính trị của các Chính phủ nƣớc ngoài…
13


1.2. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS
1.2.1. Khái quát về dịch vụ logistics
Thuật ngữ logistics trên thế giới đã khá phát triển nhƣng tại Việt Nam thuật
ngữ này còn tƣơng đối mới mẻ.Nhiều ngƣời chỉ hiểu logistics là một hoạt động
tƣơng đối đặc thù có liên quan chặt chẽ với việc vận tải và giao nhận hàng hóa
XNK. Nhƣng trên thực tế, khái niệm này còn rộng hơn rất nhiều, logistics đƣợc

sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ kinh tế, xã hội, quân sự…
Theo Hội đồng Quản lý Logistics của Mỹ (The Council of Logistics
Management - CLM): “Logistics là một phần của quá trình cung ứng dây
chuyền bao gồm: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm soát hiệu quả, lƣu thông
hiệu quả và lƣu giữ các loại hàng hóa và dịch vụ và có liên quan đến thông tin từ
điểm cung cấp cơ bản đến các địa điểm tiêu thụ một cách hiệu năng, hiệu quả để
đáp ứng các nhu cầu của khách hàng”.
Khác với thuật ngữ “logistics”, thuật ngữ “dịch vụ logistics” chƣa đƣợc đề
cập nhiều đến trong các tài liệu trên thế giới. Ngƣợc lại, ở Việt Nam, khái niệm
logistics lại không đƣợc bàn tới, Luật Thƣơng mại 2005 (Điều 233) chỉ đƣa ra
định nghĩa về dịch vụ logistics: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại,
theo đó thương nhântổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận
hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ
khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các
dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để
hưởng thù lao”.
Dịch vụ logistics ở đây phải đƣợc hiểu là một dịch vụ liên hoàn của nhiều
dịch vụ, các dịch vụ này thuộc các giai đoạn từ tiền sản xuất cho tới khi hàng
hóa đến tay ngƣời tiêu dùng cuối cùng. Theo đó, dịch vụ logistics gắn liền với cả
giai đoạn nhập nguyên, nhiên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất, sản xuất ra
hàng hóa và đƣa vào các kênh lƣu thông và phân phối.

14


1.2.2. Phân loại dịch vụ logistics
Theo Hiệp định Thƣơng mại chung về lĩnh vực dịch vụ (GATS-The
General Agreement on Trade in Services) của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới
WTO thì dịch vụ logistics đƣợc chia thành 3 nhóm nhƣ sau:
• Các dịch vụ logistics lõi (Core freight logistics services)

Dịch vụ logistics chủ yếu bao gồm:
- Dịch vụ bốc xếp hàng hóa
- Dịch vụ kho bãi và lƣu giữ hàng hóa
- Dịch vụ đại lý vận tải
- Dịch vụ hỗ trợ khác.
• Các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải (Related freight logistics services)
Dịch vụ logistics có liên quan tới vận tải: Các dịch vụ có liên quan tới cung
cấp có hiệu quả dịch vụ logistics tích hợp cũng nhƣ cung cấp môi trƣờng thuận
lợi cho hoạt động của dịch vụ logistics bên thứ 3 phát triển gồm có:
- Dịch vụ vận tải hàng hải;
- Dịch vụ vận tải thủy nội địa;
- Dịch vụ vận tải hàng không;
- Dịch vụ vận tải đƣờng sắt;
- Dịch vụ vận tải đƣờng bộ;
- Dịch vụ vận tải đƣờng ống.
• Các dịch vụ logistics thứ yếu hoặc mang tính bổ trợ (Non - core
freightlogistics services)
- Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật
- Dịch vụ bƣu chính
- Dịch vụ thƣơng mại bán buôn
- Dịch vụ thƣơng mại bán lẻ
- Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.
Các nhà làm luật Việt Nam cũng tham khảo Hiệp định này để xây dựng
điều khoản về phân loại dịch vụ logistics trong Nghị định 140/2007/NĐ - CP.

15


×