Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Nghiên cứu xây dựng quy trình kiểm tra tàu biển hoạt động tuyến nội địa tại các cảng vụ ĐTNĐ việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 97 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Đề tài “Nghiên cứu xây dựng Quy trình kiểm tra tàu
biển hoạt động tuyến nội địa tại các Cảng vụ ĐTNĐ Việt Nam” là công trình
nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép của bất kỳ ai.
Các số liệu và kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực, chính xác,
không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã được công bố trước đây.
Các thông tin được trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Quảng Ninh, ngày.... tháng....năm 2015
Tác giả luận văn

Vũ Đình Nam

i


LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành, sự giúp đỡ tận
tình của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Kim Phương, người đã trực tiếp hướng dẫn,
định hướng khoa học cho tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Đồng thời tôi cũng xin chân thành cám ơn các thầy, cô giảng viên Viện Đào
tạo sau Đại học, các học viên lớp Bảo đảm an toàn hàng hải 2013, Khoa hàng hải
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, các cán bộ công chức, viên chức Cảng vụ
ĐTNĐ Quảng Ninh, Cảng vụ ĐTNĐ khu vực I, Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng,
Cảng vụ Hàng hải Quảng Ninh, các bạn bè đồng nghiệp, người thân và gia đình đã
tạo điều kiện về mặt thời gian, cung cấp, hỗ trợ tài liệu, đóng góp ý kiến giúp đỡ
tôi rất nhiều về kinh nghiệm thực tế trong quá trình thực hiện luận văn.
Tác giả luận văn

ii



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ........................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................... viii
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1
2. Mục đích của đề tài ............................................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ..................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài ................................................................... 3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................... 3
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KIỂM TRA TÀU BIỂN VIỆT NAM HOẠT
ĐỘNG TRÊN TUYẾN NỘI ĐỊA ........................................................................... 5
1.1. Khái quát công tác quản lý Nhà Nƣớc trong lĩnh vực Giao thông Đƣờng
thủy nội địa của Cảng vụ Đƣờng thủy nội địa ...................................................... 5
1.1.1. Chức năng .................................................................................................... 5
1.1.2. Các nhiệm vụ và quyền hạn của Cảng vụ Đường thủy nội địa ................... 5
1.2. Giới thiệu chung về công tác kiểm tra tàu biển............................................. 7
1.2.1. Khái niệm.................................................................................................... 7
1.2.2. Đặc điểm ..................................................................................................... 7
1.2.3. Mục đích và ý nghĩa của công tác kiểm tra tàu ...................................... 8
1.3. Cơ sở pháp lý của công tác kiểm tra tàu biển ............................................... 8
1.3.1. Các quy định chung về kiểm tra tàu biển ................................................ 8
1.3.2. Các văn bản pháp luật có liên quan đến công tác kiểm tra tàu biển
chạy tuyến nội địa ................................................................................................ 9
1.4. Các quy trình kiểm tra tàu biển đã đƣợc áp dụng triển khai thực hiện tại
Việt Nam ................................................................................................................. 11
1.5. Kết luận .......................................................................................................... 13
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA TÀU BIỂN TẠI CÁC

CẢNG VỤ ĐƢỜNG THỦY NỘI ĐỊA VIỆT NAM ........................................... 14
2.1. Hiện trạng hệ thống Cảng thủy nội địa Việt Nam ...................................... 14
2.1.1. Hệ thống cảng khu vực miền Bắc .............................................................. 15
2.1.2. Hệ thống cảng khu vực miền Trung .......................................................... 17
iii


2.1.3. Hệ thống cảng khu vực miền Nam ............................................................ 17
2.2. Hiện trạng tuyến giao thông đƣờng biển nội địa......................................... 19
2.3. Hiện trạng đội tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa ....................... 21
2.4. Thực trạng đội ngũ cán bộ kiểm tra tại các Cảng vụ ĐTNĐ ..................... 22
2.5. Thực trạng triển khai công tác kiểm tra tàu biển tại các Cảng vụ ĐTNĐ 24
2.5.1. Thực trạng ................................................................................................ 24
2.5.2. Những khiếm khuyết chủ yếu tàu biển hoạt động tuyến nội địa hay
mắc phải khi ra vào hoạt động tại các cảng thuỷ nội địa [4] ......................... 26
2.5.3. Nguyên nhân của thực trạng kiểm tra tàu biển tại các cảng vụ ĐTNĐ28
2.6. Kết luận ........................................................................................................... 29
CHƢƠNG 3 XÂY DỰNG QUY TRÌNH KIỂM TRA TÀU BIỂN HOẠT
ĐỘNG TUYẾN NỘI ĐỊA TẠI CÁC CẢNG VỤ ĐƢỜNG THỦY NỘI ĐỊA
VIỆT NAM ............................................................................................................. 30
3.1. Định nghĩa, mục đích và yêu cầu của quy trình .......................................... 30
3.1.1. Định nghĩa .................................................................................................. 30
3.1.2. Mục đích và yêu cầu .................................................................................. 30
3.2. Phạm vi áp dụng ............................................................................................. 30
3.3. Nội dung của quy trình .................................................................................. 30
3.3.1. Các khái niệm ........................................................................................... 30
3.3.2. Các thuật ngữ và chữ viết tắt ..................................................................... 32
3.3.3. Quy trình thực hiện kiểm tra tàu biển tại Cảng vụ Đường thủy nội địa .... 32
3.3.4. Mô tả các bước thực hiện nội dung Quy trình kiểm tra ............................. 35
3.4. Kết luận .......................................................................................................... 83

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 84
1. Kết luận ....................................................................................................... 84
2. Kiến nghị ...................................................................................................... 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 87
PHỤ LỤC I: DANH SÁCH KIỂM TRA TÀI LIỆU, HỒ SƠ TÀU............1/PLI
PHỤ LỤC I : DANH SÁCH KIỂM TRA TRANG THIẾT BỊ AN TOÀN TÀU
HÀNG ............................................................................................................ 1/PLII
PHỤ LỤC III: DANH MỤC CÁC CẢNG THỦY NỘI ĐỊA PHÍA BẮC.............
........................................................................................................................ 1/PLIII
PHỤ LỤC IV: DANH MỤC CẢNG THỦY NỘI ĐỊA PHÍA NAM ................. ....
........................................................................................................................1/PLIV
iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
TT

Chữ viết

Giải thích

tắt

1

BGTVT

Bộ Giao thông Vận tải

2


ĐTNĐ

Đường thủy nội địa

3

PCS

Port State Control – Kiểm tra Nhà nước của cảng biển

4

PSCO

5

FSI

6

Tokyo
MOU

Port State Control Officer – Sỹ quan kiểm tra Nhà nước cảng
biển
Flag Stage Inspection – Kiểm tra Quốc gia tàu mang cờ
The memoradom of Understanding on Port State Control in
Asia Pacific Region – Thỏa thuận kiểm tra Nhà nước tại
cảng biển khu vực Châu Á Thái Bình Dương

International Maritime Organization - Tổ chức H. hải Quốc

7

IMO

8

ILO

9

DWT

Dead Weight – Trọng tải toàn phần

10

GT

Dung tích toàn phần

11

KW

Đơn vị công suất máy

12


KT

Kiểm tra

13

KK

Khiếm khuyết

14

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

15

TNGT

Tai nạn giao thông

16

IMO

Tổ chức Hàng hải Quốc tế

17


SOLAS 74

Công ước an toàn sinh mạng con người trên biển

18

CNKNCM

Chứng nhận khả năng chuyên môn

19

GCNHLNV

Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ

20

COLREG72

Quy tắc phòng ngừa đâm va trên biển

21

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

tế
International Labour Organization - Tổ chức lao động Quốc

tế

v


22

ATTT

An toàn tối thiểu

23

TTVT

Thông tin vô tuyến

24

T1,T2,T3

Hạng bằng Thuyền trưởng theo mức độ từ cao xuống thấp

25

E1, E2, E3

Hạng bằng Máy trưởng theo mức độ từ cao xuống thấp

26


EPIRB

27

MHz

Emergency Position Indicating Radio Beacons – Phao định
vị vô tuyến khẩn cấp
Tần số thu phát sóng

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số

Tên các hình

hình

1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý và lãnh đạo Cảng vụ ĐTĐ khu vực
1.2
2.1

2.2

Ảnh minh họa về tai nạn của tàu biển trên ĐTNĐ
Bản đồ quy hoạch các tuyến vận tải chính miền Bắc đến năm
2020

Bản đồ quy hoạch hệ thống cảng và hệ thống ĐTNĐ phía Nam
đến năm 2020

Trang

7
9
17

19

2.3

Bản đồ thể hiện các tuyến vận tải biển nội địa Việt Nam

21

2.4

Biểu đồ thể hiện tỷ lệ cơ cấu đội tàu biển Việt Nam

23

Biểu đồ thể hiện tỷ lệ các ngành nghề được đào tạo của cán bộ,
2.5

viên chức tại các Cảng vụ ĐTNĐ trực thuộc Cục ĐTNĐ Việt

26


Nam 2014
3.1
3.2

Lưu đồ các bước tiến hành kiểm tra theo nội dung Quy trình
Mô tả mô hình ảnh một số trang thiết bị cứu sinh và các phụ kiện
kèm theo

40
63

3.3

Mô tả cách bố trí Phao tròn trên tàu biển

64

3.4

Mô tả hình dáng và tiêu chuẩn kỹ thuật Bè cứu sinh

66

3.5

Mô tả hình ảnh Phao bè tự thổi và các phụ kiện kèm theo

68

3.6


Mô tả cách bố trí Xuồng cứu sinh trên tàu biển

71

3.7

Mô tả cách bố trí trang thiết bị hàng hải như: VHF, GPS, ICOM,
Rada, Máy đo sâu trên tàu biển

78

3.8

Mô tả hình ảnh Hải đồ giấy được sử dụng trên tàu biển

82

3.9

Mô tả cung chiếu sáng và cách bố trí đèn hành trình trên tàu biển

87

3.10

Mô tả cách bố trí tín hiệu neo trên tàu biển

88


vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số bảng
2.1

Tên bảng
Một sô tuyến vận tải ven biển chủ yếu

Trang
22

Bảng so sánh tỷ lệ các ngành nghề được đào tạo qua hồ sơ
2.2

của các cán bộ, viên chức, tại các Cảng vụ ĐTNĐ trực thuộc

25

Cục Đường thủy nội địa Việt Nam
Thống kê số lượt tàu biển qua các cảng thủy nội địa do các
2.3

Cảng vụ ĐTNĐ trực thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam

27

quản lý
Thống kê số lượt tàu biển đã được kiểm tra, và các khiếm

2.4

khuyết đã được phát hiện và khắc phục do các Cảng vụ

28

ĐTNĐ khu vực trực thuộc Cục ĐTNĐ quản lý
3.1
3.2

Lưu đồ quy trình kiểm tra tàu trước khi hoàn thành thủ tục
nhập cảng.
Lưu đồ quy trình kiểm tra tàu trước khi hoàn thành thủ tục rời
cảng.

3.3

Danh mục các giấy CN của tàu biển

3.4

Định biên AT tối thiểu bộ phận boong theo dung tích (GT)

3.5

Định biên an toàn tối thiểu bộ phận máy theo công suất máy
chính (KW)

36
37

44- 46
55
56

3.6

Định mức Phao tròn theo chiều dài của tàu (m)

62

3.7

Hồ sơ lưu

91

viii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia ven biển, có đường bờ biển trải dài từ Bắc tới
Nam trên 3.260 Km, có hệ thống sông ngòi dầy đặc, tạo thành mạng lưới giao
thông đường thủy rất thuận lợi, liên thông giữa các địa phương và các vùng trong
cả nước. Hệ thống giao thông đường thủy ở Nước ta bao gồm các sông, kênh, đầm,
phá, hồ, vụng, vịnh, ven bờ biển, đường nối từ đất liền ra đảo, thuộc các vùng nội
thủy. Cả nước có khoảng 3.551 sông, kênh…vv (trong đó 3.045 sông, kênh nội
tỉnh, 406 sông, kênh liên tỉnh với tổng chiều dài trên 80.577Km, nối với biển thông
qua 124 cửa sông, trong đó có khoảng 42.000 Km sông, kênh có khả năng khai
thác vận tải. Điều đó cho thấy tiềm năng to lớn về hoạt động giao thông ĐTNĐ

nói chung và giao thông hàng hải nói riêng, rất thuận lợi cho việc phát triển các
Cảng biển, Cảng sông, các khu công nghiệp đóng tàu và các đội tàu trong khu vực.
Trong những năm gần đây, do xu hướng phát triển kinh tế, hội nhập Quốc tế, hệ
thống cảng và đặc biệt là hệ thống cảng thủy nội địa, đội tàu biến Việt Nam chạy
tuyến nội địa cũng phát triển rất mạnh mẽ và ngày càng khẳng định vai trò hết sức
quan trọng trong việc chung chuyển hàng hóa đến các tỉnh trong cả nước, góp phần
giảm tải lượng hàng hóa đáng kề cho vận tải giao thông đường bộ [1].
Trước sự phát triển lớn mạnh của Ngành Giao thông ĐTNĐ, đặc biệt là đội
tàu biển Việt Nam, đã đặt ra nhiều nhiệm vụ mới cho đội ngũ cán bộ cảng vụ viên
trong công tác kiểm tra tàu biển tại các Cảng vụ ĐTNĐ trên cả nước, nhằm đảm
bảo an toàn hàng hải, giao thông ĐTNĐ, và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cho
phương tiện, tàu biển trong vùng nước cảng thủy nội địa. Điều này đòi hỏi các cán
bộ cảng vụ viên Cảng vụ ĐTNĐ cần có biện pháp quản lý hữu hiệu, và thường
xuyên cập nhật các kiến thức về Luật Hàng hải và Luật Giao thông ĐTNĐ, các
Nghị định, Văn bản, Quy phạm Pháp Luật, tiêu chuẩn Ngành; để công tác kiểm tra
tàu biển đạt được hiệu quả cao.
Công tác kiểm tra tàu biển không phải là công tác mới và việc kiểm tra này
có khá đầy đủ cơ sở pháp lý của nó. Tuy nhiên cũng cần phải khẳng định rằng

1


công tác kiểm tra Nhà Nước tại cảng thủy nội địa của chúng ta hiện nay còn mang
tính hình thức, chưa thể hiện được vai trò của Chính quyền cảng trong công tác
quản lý.
Công tác kiểm tra tàu biển nghiêm ngặt tại các cảng thủy nội địa và áp dụng
các biện pháp cứng rắn, quyết liệt, thể hiện được vai trò giám sát của cơ quan quản
lý Nhà Nước trong hoạt động quản lý, kiểm tra, giám sát các tàu, chủ tàu hiện nay,
đang được coi là một lưới lọc, có tác dụng loại bỏ những chủ tàu yếu kém cả về
năng lực tài chính lẫn công tác quản lý khai thác tàu. Tuy nhiên, việc này sẽ phụ

thuộc rất nhiều vào cán cộ kiểm tra tại các Cảng vụ ĐTNĐ.
Trên thực tế, hiện nay hệ thống Cảng vụ ĐTNĐ Việt Nam chưa có quy trình
riêng về công tác kiểm tra tàu biển Việt Nam chạy tuyến nội địa ra, vào hoạt động
tại các Cảng thủy nội địa do đơn vị mình quản lý; Vì vậy việc xây dựng quy trình
kiểm tra tàu biển hoạt động tại các Cảng vụ ĐTNĐ nhằm góp phần nâng cao trình
độ, kỹ năng của cán bộ kiểm tra tàu biển là vấn đề hết sức cấp bách hiện nay.
2. Mục đích của đề tài
Đề tài này đi sâu vào nghiên cứu xây dựng một Quy trình riêng về nghiệp vụ
kiểm tra tàu biển chạy tuyến nội địa tại các Cảng vụ ĐTNĐ Việt Nam, nhằm cung
cấp cơ sở khoa học cho cơ quan quản lý Nhà Nước chuyên ngành về Giao thông
Vận tải ĐTNĐ tại các Cảng, bến thủy nội địa Quảng Ninh nói riêng và cả nước nói
chung.
Mục đích của đề tài là thông qua việc xây dựng quy trình kiểm tra tàu biển,
giúp cán bộ kiểm tra thực hiện công việc một cách chủ động, chính xác, nhanh
gọn, hiệu quả. Đồng thời có thể tìm ra, yêu cầu chủ tàu khắc phục các khiếm
khuyết kịp thời trước khi tiến hành các thủ tục nhập và rời cảng cho tàu biển, góp
phần nâng cao chất lượng đội tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa nhằm
đảm bảo an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cho tàu biển
trong vùng nước cảng thủy nội địa.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung vào các cán bộ Công chức, Viên

2


chức tại các Cảng vụ ĐTNĐ trực tiếp tham gia công tác kiểm tra Nhà Nước tại
Cảng thủy nội địa, các đề án quy hoạch Cảng thủy nội địa, đội tàu biển Việt Nam
hoạt động tuyến nội địa, các quy trình kiểm tra tàu biển của Cảng vụ Hàng hải và
các văn bản, Quy phạm Pháp Luật có liên quan.
Phạm vi nghiên cứu: Do đặc thù của Ngành ĐTNĐ, các tàu biển chỉ được ra,

vào hoạt động tại các Cảng thủy nội địa, hơn nữa 100% các tàu biển ra, vào hoạt
động tại các Cảng thủy nội địa là tàu biển Việt Nam chở hàng, không có tàu khách.
Do đó, đề tài tập trung đi sâu nghiên cứu xây dựng một quy trình kiểm tra chung
cho tất cả các tàu biển chở hàng chạy tuyến nội địa ra, vào hoạt động tại các Cảng
thủy nội địa trên phạm vi cả nước.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu như:
- Phương pháp thống kê;
- Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp, đánh giá;
- Phương pháp nghiên cứu lý luận, thực tiễn trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm
từ bản thân, đồng nghiệp, các chuyên gia qua quá trình công tác và nghiên cứu tài
liệu, các văn bản Quy phạm Pháp Luật, các điều ước quốc tế cũng như các tài liệu
có liên quan đến kiểm tra tàu biển.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài
Kết quả của đề tài sẽ cung cấp cơ sở khoa học cho cơ quan quản lý Nhà
Nước chuyên ngành về Giao thông Vận tải ĐTNĐ trong việc kiểm tra, giám sát
hoạt động của các tàu biển chạy tuyến nội địa tại các Cảng, bến thủy nội địa trên
phạm vi cả nước.
5.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Việc thiết lập được quy trình nghiệp vụ kiểm tra tàu biển hoạt động tuyến
nội địa tại các Cảng vụ ĐTNĐ giúp đội ngũ cán bộ kiểm tra có được kiến thức
cũng như cái nhìn tổng quan về công tác kiểm tra tàu biển. Trên cơ sở đó, giúp
người cán bộ kiểm tra tự tin, kiên quyết hơn trong công tác kiểm tra và xử lý vi

3


phạm góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm xảy ra trên tàu biển tại các Cảng
thủy nội địa, góp phần đảm bảo an toàn giao thông ĐTNĐ và phòng ngừa ô nhiễm

môi trường biển.

4


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ KIỂM TRA TÀU BIỂN VIỆT NAM HOẠT ĐỘNG
TRÊN TUYẾN NỘI ĐỊA
1.1. Khái quát công tác quản lý Nhà Nƣớc trong lĩnh vực Giao thông Đƣờng
thủy nội địa của Cảng vụ Đƣờng thủy nội địa
1.1.1. Chức năng
Theo Khoản 1 điều 71 Luật Giao thông Đường thủy nội địa: Cảng vụ
Đường thủy nội địa là cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà Nước chuyên
ngành về Giao thông vận tải ĐTNĐ tại các Cảng, bến thủy nội địa nhằm đảm bảo
việc chấp hành các quy định của pháp luật về chật tự, an toàn giao thông ĐTNĐ và
phòng ngừa ô nhiễm môi trường .
1.1.2. Các nhiệm vụ và quyền hạn của Cảng vụ Đƣờng thủy nội địa
Theo Điều 72 Luật Giao thông Đường thủy nội địa, Cảng vụ đường thủy nội
địa cho các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Quy định nơi neo đậu cho phương tiện, tàu biển trong vùng nước Cảng,
bến thuỷ nội địa.
2. Kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về an toàn giao thông và
bảo vệ môi trường của phương tiện, tàu biển; kiểm tra bằng, chứng chỉ chuyên
môn của thuyền viên và người lái phương tiện; cấp phép cho phương tiện, tàu biển
ra, vào Cảng, bến thuỷ nội địa.
3. Không cho phương tiện, tàu biển ra, vào cảng, bến thuỷ nội địa khi Cảng,
bến hoặc phương tiện không bảo đảm điều kiện an toàn hoặc Cảng, bến không đủ
điều kiện pháp lý hoạt động.
4. Thông báo tình hình luồng cho phương tiện, tàu biển ra, vào Cảng, bến
thuỷ nội địa.

5. Kiểm tra điều kiện an toàn đối với cầu tàu, bến, luồng, báo hiệu và các
công trình khác có liên quan trong phạm vi Cảng, bến thuỷ nội địa; khi phát hiện
có dấu hiệu mất an toàn phải thông báo cho tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xử lý
5


kịp thời.
6. Giám sát việc khai thác, sử dụng cầu tàu, bến bảo đảm an toàn; yêu cầu tổ
chức, cá nhân khai thác cảng, bến thuỷ nội địa tạm ngừng khai thác cầu tàu, bến
khi xét thấy có ảnh hưởng đến an toàn cho người, phương tiện hoặc công trình.
7. Tổ chức tìm kiếm, cứu người, hàng hoá, phương tiện, tàu biển bị nạn
trong vùng nước Cảng, bến thuỷ nội địa.
8. Huy động phương tiện, thiết bị, nhân lực trong khu vực Cảng, bến thuỷ
nội địa để tham gia cứu người, hàng hoá, phương tiện, tàu biển trong trường hợp
khẩn cấp và xử lý ô nhiễm môi trường trong phạm vi Cảng, bến thuỷ nội địa.
9. Tham gia lập biên bản, kết luận nguyên nhân tai nạm, sự cố xẩy ra trong
khu vực Cảng, bến thủy nội địa; yêu cầu các bên lien quan khắc phục hậu quả tai
nạn.
10. Xử phạt vi phạm hành chính; lưu giữ phương tiện; thu phí, lệ phí theo
quy định của pháp luật.
11. Chủ trì phối hợp hoạt động với các cơ quan quản lý nhà nước khác tại
Cảng, bến thuỷ nội địa có tiếp nhận phương tiện, tàu biển nước ngoài.
12. Xây dựng kế hoạch hoạt động hàng trình cơ quan có thẩm quyền phê
duyệt và tổ chức thực hiện; tham gia xây dựng quy hoạch phát triển Cảng, bến thủy
nội địa trong phạm vi quản lý khi có yêu cầu.
13. Quản lý, sử dụng tài sản, kinh phí, biên chế được giao và thực hiện chế
độ thống kê báo cáo theo định kỳ.
14. Thực hiện những nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục ĐTNĐ Việt Nam và
Giám đốc Sở GTVT.


6


GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC 1

PHÓ GIÁM ĐỐC 2

CÁC TRƯỞNG ĐẠI DIỆN

CÁC TRƯỞNG PHÒNG

PHÒNG
PHÁP
CHẾ

PHÒNG
TỔ
CHỨC
HÀNH
CHÍNH

PHÒNG
TÀI
CHÍNH

PHÒNG
CẢNG
BẾN


PHÒNG
THANH
TRA

2

1

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

CÁN BỘ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, CẢNG VỤ VIÊN


Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý và lãnh đạo Cảng vụ ĐTNĐ khu vực (Ban
hành kèm theo quy chế về chức năng nhiê ̣m vụ các phòng ban năm 2013)
1.2. Giới thiệu chung về công tác kiểm tra tàu biển
1.2.1. Khái niệm
Kiểm tra tàu biển là công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý Nhà
Nước đối với tàu biển, nhằm đảm bảo việc thực hiện các quy định của Pháp luật về
an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường của tàu biển, kiểm tra
GCNKNCM của thuyền viên, các giấy tờ tài liệu có liên quan của tàu theo quy
định của Pháp luật Việt Nam và các điều ước Quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký
kết.
1.2.2. Đặc điểm
Do đặc thù tàu biển hoạt động tuyến nội địa là chỉ hoạt động trong phạm vi
lãnh thổ của Việt Nam do đó cơ sở pháp lý được áp dụng cho việc kiểm tra tàu chủ
yếu là các quy định, Quy phạm của Pháp Luật Việt Nam hiện hành như: Bộ Luật
Hàng hải Việt Nam 2005, Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008; Thông tư số

7


28/2012/TT-BGTVT ngày 30/7/2012 của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc ban hành
“Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về trang bị an toàn tàu biển”; Quyết định số
54/2005/QĐ-BGTVT ngày 27/10/2005 của Bộ trưởng Bộ GTVT về ban hành danh
mục giấy chứng nhận và tài liệu của tàu biển và tàu công vụ Việt Nam…vv
1.2.3. Mục đích và ý nghĩa của công tác kiểm tra tàu
Mục đích của công tác kiểm tra tàu là để kịp thời phát hiện các khiếm
khuyết của tàu trong quá trình hoạt động, ngăn chặn các hoạt động vi phạm pháp
luật, đe dọa đến an toàn của tàu thuyền, nhân viên trên tàu và môi trường biển.
Công tác kiểm tra tàu mang lại những ý nghĩa như sau:
- Phát triển và duy trì một khuôn khổ pháp lý cho việc vận chuyển và giải

quyết các vấn đề gồm: An toàn Hàng hải, Bảo vệ Môi trường, vấn đề Pháp lý, Kỹ
thuật, Hợp tác, An ninh Hàng hải, và hiệu quả của Vận chuyển;
- Đảm bảo sự thực hiện thống nhất giữ các Tiêu chuẩn Việt Nam và Pháp
Luật hiện hành;
- Đảm bảo sự chấp hành rộng rãi các quy định của Pháp Luật, Tiêu chuẩn
Việt Nam;
- Phát triển nhận thức của Người tham gia giao thông về môi trường biển và
an toàn giao thông.
1.3. Cơ sở pháp lý của công tác kiểm tra tàu biển
1.3.1. Các quy định chung về kiểm tra tàu biển
Cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ và sự ra đời mạnh mẽ của
đội tàu biển Việt Nam chạy tuyến nội địa, đã đem lại nhiều lợi ích kinh tế trong
vận tải ven biển, nhưng đồng thời nó cũng phát sinh và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai
nạn, rủi ro cho sinh mạng người đi biển, cũng như gây ô nhiễm môi trường biển.
Do đó, để quản lý hoạt động hàng hải trong nước nói chung và hoạt động giao
thông ĐTNĐ nói riêng, Chính phủ và các Bộ ban Ngành đã có nhiều văn bản chỉ
đạo, tổ chức quản lý. Trong đó, Bộ GTVT đã giao cho Cục Đường thủy nội địa
Việt nam, Sở GTVT các tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà Nước chuyên ngành
về giao thông vận tải ĐTNĐ tại các Cảng, bến theo quyết định số: QĐ 2861/QĐ –

8


BGVT ngày 30/7/2014 của Bộ trưởng BGTVT.
Bên cạnh đó, trước tình hình tai nạn hàng hải ngày càng gia tăng gây thiệt
hại cho sinh mạng người đi biển, kinh tế cho chủ tàu, và gây ô nhiễm cho môi
trường biển.

Hình 1.2 Ảnh minh họa về tai nạn của tàu biển trên Đường thủy nội địa
Chính Phủ đã ban hành Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24/08/2011 về tăng

cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trong
đó có chỉ đạo BGTVT tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của Tàu
thuyền, Cảng, bến; phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy
định về an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường [2].
1.3.2. Các văn bản pháp luật có liên quan đến công tác kiểm tra tàu biển chạy
tuyến nội địa
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008;
- Bộ luật Hàng hải Việt Nam ban hành năm (2005);
- Luật giao thông Đường thủy nội địa năm (2004), Luật sửa đổi một số điều
Luật giao thông ĐTNĐ năm (2014);

9


- Thông tư số 28/2012/TT-BGTVT ngày 30/7/2012 của Bộ trưởng Bộ
GTVT về việc ban hành “ Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về trang bị an toàn tàu
biển”;
- QCVN 26: 2014/BGTVT “ Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về các hệ thống
ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu”;
- Thông tư số 11/2012/TT – BGTVT ngày 12/11/2012 “ Quy định về tiêu
chuẩn Chuyên môn, Chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và định biên an toàn
tối thiểu trên tàu biển Việt Nam”;
- Thông tư 51/2013/ TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư
số 11/2012/TT-BGTVT ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông
vận tải: “ Quy định về tiêu chuẩn Chuyên môn, Chứng chỉ chuyên môn của thuyền
viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam. Trong đó, việc bố trí
thuyền viên đảm nhiệm Chức danh trên tàu biển Việt Nam”.
- Thông tư số 50/2014/TT- BGTVT ngày 17/10/2014 “ quy định về Cảng,
bến thủy nội địa” ;
- Thông tư số 10/2013/TT-BGTVT ngày 8/5/2013 của Bộ GTVT về hướng

dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 21 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ
“Quy định về quản lý Cảng biển và Luồng hàng hải”;
- Nghị định số 21/2012/NĐ-CP ngày 21/3/2012 của Chính phủ “Quy định về
quản lý Cảng biển và Luồng hàng hải”;
- Nghị định số 93/2013/NĐ-CP ngày 20/8/2013 của Chính phủ “ Quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Giao thông Hàng hải, Đường thủy nội
địa”;
- Quyết định số 54/2005/QĐ-BGTVT ngày 27/10/2005 của Bộ trưởng Bộ
GTVT về “ Ban hành danh mục giấy chứng nhận và tài liệu của tàu biển và tàu
công vụ Việt Nam”.
- Thông tư 70/2014/TT-BGTVT ngày 05 tháng 12 năm 2014 “Quy định về
quản lý Đường thủy nội địa, trong đó quy định rõ về việc quản lý Luồng Đường
thủy nội địa”.

10


1.4. Các quy trình kiểm tra tàu biển đã đƣợc áp dụng triển khai thực hiện tại
Việt Nam
Nhằm tạo cơ sở pháp lý bắt buộc về công tác kiểm tra tàu biển tại các cảng
biển trên thế giới, trong các Công ước Quốc tế cơ bản về an toàn hàng hải, an ninh
hàng hải, và phòng ngừa ô nhiễm môi trường. Tổ chức Hàng hải Quốc tế ( IMO)
và Tổ chức Lao động Quốc tế ( ILO) đều có các quy định về kiểm tra tàu biển tại
cảng biển quốc gia. Trong đó Việt Nam là một Quốc gia tham gia ký kết thỏa
thuận khu vực Châu Á Thái Bình Dương ( Tokyo MOU). Để đáp ứng được các
yêu cầu trong nước về công tác kiểm tra tàu biển và phù hợp với các thỏa thuận,
Công ước Quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết. Hiện nay hệ thống Cảng vụ
Hàng hải trên cả nước đã xây dựng 3 quy trình kiểm tra tàu biển bao gồm:
1. Quy trình kiểm tra tàu biển Nước ngoài đến cảng;
2. Quy trình kiểm tra tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến quốc tế;

3. Quy trình kiểm tra tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa.
Tuy nhiên hiện nay hệ thống Cảng vụ ĐTNĐ Việt Nam chưa có quy trình
riêng về công tác kiểm tra tàu biển ra vào hoạt động tại các Cảng thủy nội địa do
đơn vị mình quản lý.
Nhìn ở một góc độ nào đó có thể thấy rằng Quy trình kiểm tra tàu biển
Việt Nam hoạt động tuyến nội địa của Cảng vụ Hàng hải có nhiều điểm tương
đồng với Quy trình kiểm tra tàu biển hoạt động tuyến nội địa tại các Cảng vụ
Đường thuỷ nội Việt Nam mà tôi đang xây dựng, cụ thể như: Cùng một đối tượng
kiểm tra, có nhiều cơ sở pháp lý trùng lặp hay áp dụng cùng một quy chuẩn đánh
giá tiêu chẩn chất lượng các trang thiết bị an toàn trong quá trình kiểm tra. Tuy
nhiên không thể sử dụng Quy trình kiểm tra tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến
nội địa của Cảng vụ Hàng hải thực hiện kiểm tra các tàu biển ra vào hoạt động tại
các Cảng thuỷ nội địa bởi các lý do sau:
+ Đặc thù quản lý
Đối với các Cảng vụ Hàng hải, địa bản quản lý chỉ nằm gọn trong một vài
cụm cảng, do đó việc trực tiếp giám sát và quyết định kiểm tra do Giám đốc quyết

11


định. Còn đối với các Cảng vụ ĐTNĐ, địa bàn quản lý rất rộng, đối với các Cảng
vụ trực thuộc sở GTVT các tỉnh thì địa bàn quản lý trải rộng trên toàn tỉnh, đối với
Cảng vụ ĐTNĐ trung ương trực thuộc Cục ĐTNĐ Việt Nam thì địa bàn quản lý có
thể trải rộng nhiều tỉnh và thành phố trên cả Nước ( Ví dụ như Cảng vụ ĐTNĐ khu
vực II địa bàn quản lý là 13 tình và thành phố ) do vậy mà Giám đốc các Cảng vụ
không thể trực tiếp xuống các Đại diện để thực hiện việc giám sát và quyết định
kiểm tra. Vì vậy mà các Trưởng Đại diện tại các Đại diện Cảng vụ ĐTNĐ trực
thuộc, được Giám đốc các Cảng vụ ủy quyền thay mặt Giám đốc thực hiện các
quyền hạn, nhiệm vụ của Cảng vụ ĐTNĐ, theo sự chỉ đạo của Giám đốc Cảng vụ
và thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên định kỳ.

+ Tính cơ sở pháp lý:
Cảng vụ Hàng hải là cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà Nước chuyên
ngành về Giao thông Hàng hải tại Cảng biển. Trực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam,
các quyền hạn và nhiệm vụ được quy định trong điều 67 Bộ luật Hàng hải năm
2005 và Nghị định số 21/2012/NĐ-CP ngày 21/3/2012 của Chính phủ về quản lý
Cảng biển và Luồng hàng hải; Cảng vụ Đường thủy nội địa là cơ quan thực hiện
chức năng quản lý Nhà Nước chuyên ngành về Giao thông vận tải ĐTNĐ tại các
Cảng, bến thủy nội địa. Trực thuộc Cục ĐTNĐ Việt Nam, Sở giao thông vận tải,
các quyền hạn và nhiệm vụ được quy định cụ thể trong điều 72 Luật giao thông
Đường thủy nội địa năm 2004, Luật sửa đổi một số điều Luật giao thông ĐTNĐ
năm 2014, và Thông tư số 50/2014/TT- BGTVT ngày 17/10/2014 quy định về
Cảng, bến thủy nội địa.
+ Đối tượng kiểm tra
- Các tàu biển ra vào hoạt động tại các khu vực do Cảng vụ Hàng hải quản lý
rất đa dạng, về số lượng, trọng tải, chủng loại phương tiện và mức độ tự động hóa
của phương tiện cũng cao hơn. Do đó Quy trình kiểm tra đòi hỏi tính Chuyên môn
và mức độ phân hóa cao hơn, để có thể áp dụng, kiểm tra đối với tất cả các loại tàu
ra vào hoạt động trong khu vực.
- Các tàu biển ra vào hoạt động tại các khu vực do Cảng vụ ĐTNĐ quản lý

12


hầu hết là tàu hàng, hạn chế 3 và hạn chế 2, trọng tải từ 3000 DWT trở xuống. Mức
độ tự động hóa không cao, do đó yêu cầu của Quy trình kiểm tra cũng cần phải đơn
giản hơn, để dễ thực hiện.
1.5. Kết luận
Thông qua nội dung Chương 1 “Tổng quan về kiểm tra tàu biển Việt Nam
hoạt động tuyến nội địa” đề tài cho thấy các thông tin khá đầy đủ về cơ cấu, tổ
chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cảng vụ ĐTNĐ, Cơ sở pháp lý

của công tác kiểm tra tàu biển theo quy định của Pháp luật Việt Nam hiện hành và
các quy trình kiểm tra tàu biển đã được triển khai áp dụng tại Việt Nam.

13


CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA TÀU BIỂN TẠI CÁC CẢNG
VỤ ĐƢỜNG THỦY NỘI ĐỊA VIỆT NAM
2.1. Hiện trạng hệ thống Cảng thủy nội địa Việt Nam
Theo số liệu thống kê của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tính đến năm
2013 trên cả nước có khoảng 5.755 Cảng, bến thủy nội địa đang hoạt động, trong
đó: Có khoảng 304 cảng thủy nội địa (93 cảng hàng hóa, 174 cảng chuyên dùng,
37 cảng hành khách) và 5451 bến thủy nội địa [6],[7].
Phần lớn các cảng thủy nội địa trên đều được đầu tư bằng nguồn vốn của các
doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức khai thác. Các cảng đầu mối quan trọng được đầu
tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà Nước, một số cảng đầu mối đã thực hiện cổ phần
hóa hoặc giao quyền chủ động khai thác cho các doanh nghiệp Nhà Nước. Hiện tại
nhiều cảng thủy nội địa trong số trên đang hoạt động hiệu quả, đáp ứng nhu cầu
vận tải hàng hóa, hành khách hiện nay, góp phần giảm tải cho các phương thức vận
tải khác (Đường bộ, Đường sắt, vv…), thúc đẩy giao thương phát triển kinh tế
vùng, miền, địa phương và cả nước. Tuy nhiên hệ thống Cảng thủy nội địa Việt
Nam còn những tồn tại sau đây:
- Hầu hết các cảng thủy nội địa hàng hóa và hành khách phát triển không
theo quy hoạch, phát triển phân tán, manh mún. Hàng hóa qua cảng chỉ đạt 60 –
70% thiết kế, gồm nhiều loại hàng, trong đó hàng rời chiếm > 50% là loại hàng đa
năng do nhiều loại phương tiện vận chuyển, khó có điều kiện để hiện đại hóa thiết
bị xếp dỡ.
- Hệ số sử dụng Kho bãi, Cầu bến thấp. Trừ một số cảng chuyên dùng (
Than, Xi Măng, nhiệt điện ) còn lại phần lớn công trình, thiết bị xếp dỡ ở hầu hết

các cảng đã xuống cấp, cũ, lạc hậu.
- Có ít cảng thủy nội địa đủ tiêu chuẩn xếp dỡ container.
- Các bến thủy nội địa phát triển nhanh, mạnh, phân tán, nhiều bến thủy nội
địa được cấp phép hoạt động nằm trong vùng hấp dẫn của các cảng sông chính,
làm phân tán giảm sút lượng hàng ở các cảng. Do vậy, các cảng chính khó có điều
14


kiện đầu tư xây dựng công trình, nâng cấp hiện đại hóa thiết bị xếp dỡ.
-Vốn đầu tư xây dựng cảng thủy nội địa đặc biệt thấp. Trong nhiều năm gần
đây hầu như không còn vốn ngân sách đầu tư cho cảng. Điều đó đã làm cho hệ
thống cảng thủy nội địa trở thành khâu yếu kém nhất và làm giảm tính cạnh tranh
của giao thông đường thủy so với đường bộ.
- Các cảng khu vực đồng bằng Bắc Bộ đều ở ngoài đê, bị hạn chế bởi yêu
cầu về chỉ dẫn thoát lũ, hành lang bảo vệ đê điều nên kết nối với hệ thống giao
thông đường bộ ở bên ngoài hành lang đê là hết sức khó khăn.
- Tình hình kinh tế gặp khó khăn, hầu hết các địa phương đều không có
nguồn lực để đầu tư phát triển cảng thủy nội địa. Nhiều công trình đầu tư cảng bị
đình hoãn, điều chỉnh quy mô, điều chỉnh tiến độ, như các cảng trên sông Sài Gòn,
sông Đồng Nai, và các cảng sông trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ.
- Thực tế cho thấy nhiều cảng được đầu tư quy mô lớn về cơ sở hạ tầng
nhưng lại không có nguồn hàng, nhiều cảng có quy mô vừa phải, có nguồn hàng
phong phú nhưng lại nằm sâu trong các tuyến sông có độ sâu luồng hạn chế, tĩnh
không các công trình vượt sông thấp, nên những tàu lớn, đặc biệt là tàu biển khó
khăn hoặc không thể ra vào làm hàng, điều này gây ra lãng phí rất lớn cho ngành
ĐTNĐ Việt Nam [1].
Đánh giá đúng đắn những mặt ưu điểm và tồn tại bất cập nêu trên trong năm
2014 vừa qua Cục ĐTNĐ Việt Nam đã xây dựng 2 đề án quy hoạch chi tiết hệ
thống Cảng thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 như
sau:

2.1.1. Hệ thống cảng khu vực miền Bắc
Theo Quy hoạch chi tiết hệ thống Cảng thủy nội địa phía Bắc đến năm
2020, định hướng đến năm 2030, hệ thống cảng bao gồm :
a) Cảng hàng hóa
Gồm 66 cảng, công suất quy hoạch đến năm 2020 là 40,01 triệu tấn/năm,
định hướng đến năm 2030 khoảng 65,9 triệu tấn/năm. Trong đó:
- Các cảng chính: Bao gồm 07 cảng là cảng Hà Nội, cảng Khuyến Lương
(sông Hồng), cảng Việt Trì (sông Lô), cụm cảng Ninh Bình - Ninh Phúc (sông
15


Đáy), cảng Hòa Bình (sông Đà), cụm cảng Đa Phúc (sông Công), cảng Phù Đổng
(sông Đuống). cảng chính có chức năng phục vụ hoạt động kinh tế của các địa
phương và khu vực lân cận. Năng lực thông qua cảng đến năm 2020 đạt 10,99 triệu
tấn/năm, năm 2030 đạt khoảng 15,2 triệu tấn.

Hình 2.1 Bản đồ quy hoạch các tuyến vận tải chính Miền Bắc đến 2020
- Các cảng khác: Bao gồm 59 cảng, phục vụ hoạt động kinh tế của các địa
phương với năng lực thông qua cảng đến năm 2020 đạt 31,02 triệu tấn/năm; đến
năm 2030 đạt khoảng 50,7 triệu tấn.
b) Cảng hành khách
Quy hoạch xây dựng các cảng khách theo các tuyến vận chuyển hành khách,
tại các đô thị, trung tâm du lịch lớn, đảm bảo yêu cầu thuận tiện, văn minh, hiện
đại.
Cảng hành khách gồm 20 cảng, năng lực thông qua năm 2020 đạt 5,52 triệu
16


lượt hành khách/năm, phương tiện lớn nhất tới cảng là tầu khách từ 100 ghế đến
250 ghế.

c) Cảng chuyên dùng
Hệ thống cảng chuyên dùng bao gồm: Nhóm cảng xuất than, nhóm cảng
xuất nhập xăng dầu, nhóm cảng của các nhà máy; năng lực thông qua đến năm
2020 khoảng 80,165 triệu tấn/năm. Cụ thể theo phụ lục 2 danh mục các Cảng thủy
nội địa khu vực phía Nam. ( Danh sách chi tiết các cảng thủy nội địa khu vực miền
Bắc trong quy hoạch của đề án ở phần Phụ lục III của đề tài ), [6].
2.1.2. Hệ thống cảng khu vực miền Trung
Do hệ thống sông ngòi Miền Trung không thuận lợi cho giao thông đường
thủy, nên hoạt động giao thông ĐTNĐ khu vực này kém phát triển. Hoạt động vận
tải chủ yếu do tư nhân đảm nhận, nguồn hàng hóa không rõ nét, các phương tiện
vận tải nhỏ 100 – 200 tấn chủ yếu vận chuyển vật liệu xây dựng. Do vận tải không
phát triển nên hệ thống cảng thủy nội địa cũng kém phát triển. Hiện nay chỉ có một
số cảng đang hoạt động là cảng Lèn, Hộ Dô, Quảng Phúc, Quảng Thuận, Đông Hà,
Hội An, Sa Ky.
Hiện tại các cảng khu vực Miền Trung chủ yếu là cảng biển do Cục Hàng
hải Việt Nam Quản lý như: Cảng Lệ Môn ( Thanh Hóa ), cảng Bến Thủy ( Nghệ
An ), cảng Xuân Hải ( Hà Tĩnh ), cảng Gianh ( Quảng Bình ), cảng Cửa Việt (
Quảng Trị ), cảng Thuận An ( Thừa Thiên Huế ).
Cảng chuyên dụng chưa phát triển, chủ yếu chỉ có một số cảng Xi Măng
Tiến Hóa ( Quảng Bình ), một số bến bốc xếp Xi Măng trên sông Gianh, sông
Hương.
2.1.3. Hệ thống cảng khu vực miền Nam
Theo Quy hoạch chi tiết Cảng thủy nội địa phía Nam đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2030, hệ thống cảng bao gồm:
a) Cảng hàng hóa
- Các cảng chính: Bao gồm 11 cảng trong đó, vùng Đồng Nam Bộ có 6 cảng
là cảng Long Bình, cảng Phú Định, cảng Nhơn Đức, khu cảng Trường Thọ (Thủ

17



×