Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Tăng cường quản lý chuỗi cung ứng xuất khẩu hàng may mặc của tổng công ty cổ phần may việt tiến sang thị trường nhật bản giai đoạn 2016 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 103 trang )

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI

NGUYỄN QUANG MINH

“TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG
XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA TỔNG CÔNG
TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN SANG THỊ TRƢỜNG
NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020”
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

HẢI PHÒNG, NĂM 2016


BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI

NGUYỄN QUANG MINH
LỚP: QUẢN LÝ KINH TẾ

KHÓA: 2014

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

“TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG


XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA TỔNG CÔNG
TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN SANG THỊ TRƢỜNG
NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020”

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

MÃ SỐ:

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS Lê Phúc Hòa

HẢI PHÒNG, NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Tăng cƣờng quản lý chuỗi cung ứng xuất khẩu
hàng may mặc của Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến sang thị trƣờng
Nhật Bản giai đoạn 2016 - 2020” là công trình do tôi tự nghiên cứu, xây dựng và
không sao chép của bất kỳ ai. Các số liệu trong luận văn được sử dụng trung thực.
Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn chưa từng được công bố tại bất
cứ công trình nào khác. Mọi tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo.
Hải Phòng, ngày 11, tháng 3, năm 2016
Học viên thực hiện

Nguyễn Quang Minh


LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy Cô Viện đào tạo sau đại
học, đặc biệt là Thầy Lê Phúc Hòa đã trực tiếp hướng dẫn và tạo điều kiện để em
có thể hoàn thành luận văn này.
Và em cũng xin gửi lời cám ơn đến toàn thể các anh chị trong Phòng kinh
doanh xuất khẩu 2 của Tổng Công ty Cổ Phần May Việt Tiến đã chỉ bảo và giúp
đỡ em tận tình trong thời gian thu thập số liệu tại công ty.
Trong quá trình làm báo cáo luận văn, trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm
thực tiễn còn nhiều hạn chế nên báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, em
rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ Thầy Cô.
Cuối cùng em xin chúc Thầy Cô có được nhiều sức khỏe và luôn thành công
trong sự nghiệp. Chúc các anh chị ở phòng kinh doanh luôn có thật nhiều sức khỏe
để hoàn thành tốt công tác của mình, cũng như chúc cho công ty ngày càng phát
triển hơn nữa.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ............................................... VI
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. IX
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỔ............................................................... X
LỜI NÓI ĐẦU ......................................................................................................... 1
1. Sự cần thiết và ý nghĩa của đề tài .................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 3
a. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 3
b. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 3
4. Kết cấu của đề tài ............................................................................................ 3
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG ........... 4
1.1. Cơ sở lý luận về quản trị chuỗi cung ứng .................................................. 4

1.1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng và các thành viên tham gia .......................... 4
1.1.2. Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng....................................................... 10
1.1.3. Các hình thức quản tri ̣trong chuỗi cung ứng........................................ 11
1.2. Cách thức hoạt động của chuỗi cung ứng ................................................ 11
1.2.1. Sản xuất ................................................................................................. 12
1.2.2. Hàng hóa lưu kho .................................................................................. 13
1.2.3. Địa điểm ................................................................................................ 13
1.2.4. Vận tải ................................................................................................... 14
1.2.5. Thông tin ............................................................................................... 14
1.3. Vai trò của quản trị chuỗi cung ứng ......................................................... 15
1.3.1. Cung ứng là một hoạt động quan trọng, không thể thiếu trong mọi tổ
chức ......................................................................................................................... 15
1.3.2. Cung ứng là một nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp ......................................................................... 16
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG XUẤT
KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT
TIẾN SANG THỊ TRƢỜNG NHẬT BẢN .......................................................... 17


2.1. Tổng quan về thị trƣờng Nhật Bản .......................................................... 17
2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế và chính trị - xã hội .............................. 17
2.1.2. Phân tích tình hình thị trường Nhật Bản ............................................... 18
2.1.3. Hệ thống phân phối trên thị trường ....................................................... 25
2.1.4. Dự báo tình hình thị trường may mặc Nhật Bản đến năm 2020 ........... 27
2.2. Tổng quan về Tổng Công ty CP May Việt Tiến ...................................... 27
2.2.1. Thông tin chung .................................................................................... 27
2.2.2. Quá trình hình thành và phát triển ........................................................ 29
2.2.3. Cơ cấu tổ chức của công ty ................................................................... 30
2.2.4. Năng lực sản xuất .................................................................................. 33
2.3. Kết quả kinh doanh xuất khẩu của công ty sang thị trƣờng Nhật Bản 35

2.3.1. Theo cơ cấu mặt hàng ........................................................................... 38
2.3.2. Đánh giá khả năng cạnh tranh của Tổng công ty CP May Việt Tiến so
với những đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường Nhật Bản ................................. 40
2.4. Tổng quan chuỗi cung ứng của Tổng Công ty CP May Việt Tiến ........ 41
2.4.1. Hình thức CMT (Cut – Make – Trim): ................................................. 43
2.4.2. Hình thức FOB (Free On Board): ......................................................... 44
2.5. Thực trạng thu mua ................................................................................... 46
2.5.1. Lựa chọn nhà cung cấp ......................................................................... 46
2.5.2. Phân loại nguyên phụ liệu ở công ty ..................................................... 48
2.5.3. Tổ chức thu mua................................................................................... 49
2.5.4. Nhập kho nguyên phụ liệu ................................................................... 49
2.6. Thực trạng sản xuất ................................................................................... 51
2.6.1. Chuẩn bị sản xuất .................................................................................. 51
2.6.2. Trong quá trình sản xuất ....................................................................... 52
2.6.3. Đóng gói, dán nhãn ............................................................................... 54
2.6.4. Kiểm tra hàng hóa ................................................................................. 54
2.7. Thực trạng lƣu kho .................................................................................... 55
2.7.1. Các loại hàng tồn kho của Tổng công ty CP May Việt Tiến ................ 55
2.7.2. Hệ thống kiểm soát hàng tồn kho tại Tổng công ty CP May Việt Tiến 56


2.7.3. Kiểm soát hàng tồn kho ........................................................................ 57
2.8. Thực trạng vận tải ...................................................................................... 57
2.9. Thực trạng dòng thông tin ........................................................................ 59
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ...................................................................................... 62
CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG HIỆU QUẢ QUẢN
TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC SANG THỊ
TRƢỜNG NHẬT BẢN ......................................................................................... 65
3.1. Mục tiêu và chiến lƣợc của Tổng công ty................................................. 65
3.2. Cơ sở đề xuất giải pháp ............................................................................. 66

3.2.1. Tình hình chung ngành dệt may ............................................................ 66
3.2.2. Tình hình chung của công ty ................................................................. 66
3.3. Đề xuất giải pháp cho Tổng Công ty CP May Việt ................................. 66
3.3.1. Trong thu mua ....................................................................................... 67
3.3.2. Trong sản xuất ....................................................................................... 70
3.3.3. Trong phân phối .................................................................................... 71
3.3.4. Trong lưu kho ........................................................................................ 73
3.3.5. Tăng cường hiệu quả trao đổi thông tin ................................................ 74
3.3.6. Cơ cấu lại bộ máy tổ chức..................................................................... 75
3.3.7. Chủ động cập nhật thông tin về thị trường Nhật Bản ........................... 76
3.3.8. Lập kế hoạch quản lý rủi ro .................................................................. 77
3.4. Kiến nghị ..................................................................................................... 79
3.4.1. Kiến nghị đối với Chính phủ và các cơ quan hữu quan ........................ 79
3.4.2. Kiến nghị đối với Hiệp hội Dệt May Việt Nam:................................... 81
KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................ 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 88


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Số thứ tự Chữ viết tắt
1

AJCEP

Tên đầy đủ tiếng Anh
ASEAN-Japan Closer
Economic Partnership

2


APEC

Asia-Pacific Economic
Cooperation

3

AQL

Acceptable Quality Level

4
5

B/L
CP

Bill of Lading

6

CMT

Cut, Make, Trim

7

CTC

8


EDI

9

EPA

10

ERP

Change in Tariff
Classification
Electronic Data
Interchange
Economic Partnership
Agreement
Enterprise Resource
Planning

Tên đầy đủ tiếng Việt
Hiệp định về Quan hệ
đối tác kinh tế toàn
diện
Hợp tác Kinh tế Châu
Á–Thái Bình Dương
Mức tiêu chuẩn được
chấp nhận
Vận đơn đường biển
Cổ phần

Phương thức gia công
xuất khẩu
Chuyển đổi dòng thuế
Trao đổi dữ liệu điện
tử
Hiệp định đối tác kinh
tế
Hệ thống quản trị
nguồn lực doanh
nghiệp
Phương thức xuất khẩu
có tham gia vào hệ
thống phân phối

11

FOB

Free On Board

12

FTA

Free Trade Agreement

13




Hiệp định thương mại
tự do
Hợp đồng

Harmonized Commodity
Description and Coding
System

Hệ thống hài hòa mô tả
và mã hóa hàng hóa

14

HS

15

JIS

16

KDXK

17

KDXNK

18

LPI


19

NPL

Japan Industrial Standards

Logistics Performance
Index

Tiêu chuẩn chất lượng
áp dụng cho hàng hóa
công nghiệp tại Nhật
Bản
Kinh doanh xuất khẩu
Kinh doanh xuất nhập
khẩu
Bảng đánh giá năng
lực logistics của các
quốc gia
Nguyên phụ liệu


20

NVL

21

ODM


22

OBM

23

QA

24

R&D

25

RCEP

26

RFID

27

RVC

28

SCM

29


SGS

30
31

TK
TNHH

32

TPHCM

33

TPP

34

TP/ BTP

35

TRIPS

36

VAT

37


VITAS

38

VINATEX

39

VJEPA

40
41

VN
VTEC

Original Design
Manufacturing
Original Brand
Manufacturing
Quality Assurance
Research and
Development
Regional Comprehensive
Economic Partnership
Radio Frequency
Identification

Nguyên vật liệu

Sản xuất dưới dạng
thiết kế gốc
Sản xuất nhãn hiệu gốc

Đảm bảo chất lượng
Nghiên cứu và phát
triển
Hiệp định Đối tác Kinh
tế toàn diện khu vực
Nhận dạng bằng song
vô tuyến
Hàm lượng giá trị khu
Regional Value Content
vực
Supply Chain
Quản trị chuỗi cung
Managerment
ứng
Tổ chức hàng đầu thế
giới trong lĩnh vực
giám định, thử nghiệm
và thẩm tra.
Thiết kế
Trách nhiệm hữu hạn
Thành phố Hồ Chí
Minh
Trans Pacific Strategic
Hiệp định Đối tác kinh
Economic Partnership
tế chiến lược xuyên

Agreement
Thái Bình Dương
Thành phẩm/ Bán
thành phẩm
Hiệp định liên quan
Trade Related Intellectual
đến Quyền sở hữu trí
Property Rights
tuệ
Value Added Tax
Thuế giá trị gia tăng
Hiệp Hội Dệt May Việt
Vietnam Textile and
Nam
Apparel Association
The Vietnam National
Textile and Garment
Group
The Vietnam-Japan
Economic Partnership
Agreement
Viettien Garment Joint

Tập Đoàn Dệt May
Việt Nam
Hiệp định Đối tác kinh
tế Việt Nam
Việt Nam
Tổng Công ty Cổ phần



42

WIPO

43

WMS

44

WRAP

Corporation
World Intellectual
Property Organization
Warehouse Management
Systems
Worldwide Responsible
Accredited Production

May Việt Tiến
Tổ chức sở hữu trí tuệ
thế giới
Hệ thống quản trị kho
hàng
Sản xuất được công
nhận có trách nhiệm
toàn cầu



DANH MỤC BẢNG
Số bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Chủng loại và kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam
sang Nhật Bản 11 tháng đầu năm 2014

21

2.2

Nhập khẩu hàng dệt may (HS50 – 63) của Nhật Bản 11 tháng
2014

25

2.3
2.4

Các công ty liên doanh liên kết trong nước của Tổng Công ty CP
May Việt Tiến
Các công ty liên doanh với nước ngoài của Tổng Công ty CP May
Việt Tiến


33
34

2.5

Các đơn vị sản xuất của Tổng Công ty CP May Việt Tiến

34

2.6

Các mặt hàng sản xuất chính của Tổng Công ty CP May Việt Tiến

36

2.7

Hoạt động kinh doanh năm 2012, 2013, 2014, 2015

38

2.8

Tình hình kim ngạch xuất khẩu của Tổng Công ty CP May Việt
Tiến qua các năm

39

2.9


Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của Tổng
công ty cổ phần may Việt Tiến 2010-2014

41

2.10

Danh sách các nhà cung cấp nước ngoài do khách hàng Nhật Bản
chỉ định

50

2.11

Các loại tồn kho của Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến

60

3.1

Các loại rủi ro và cách ứng phó

83


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỔ

Số hình

Tên hình, biểu đồ


Trang

1.1
1.2
1.3
1.4
2.1
2.2

Chuỗi cung ứng điển hình
Chuỗi giá trị của doanh nghiệp
Các thành viên tham gia chuỗi cung ứng
Những động cơ chính của chuỗi cung ứng
Tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản
Dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản

4
5
10
12
18
19

2.3

Kim ngạch xuất nhập khẩu dệt may Việt Nam 2014

20


2.4
2.5

Số lượng và đơn giá xuất khẩu hàng dệt may từ các nước chủ
yếu sang các thị trường lớn năm 2013
Giá trị nhập khẩu hàng may mặc vào Nhật Bản theo khu vực và
quốc gia từ 2009 đến 2013

22
24

2.6

Kênh phân phối sản phẩm may mặc tại Nhật Bản

27

2.7

Quá trình hình thành phát triển Tổng Công ty CP May Việt
Tiến

30

Sơ đồ tổ chức Tổng Công ty CP May Việt Tiến
Kim ngạch xuất khẩu của Tổng Công ty CP May Việt Tiến sang
thị trường Nhật Bản 2010-2014
Chuỗi cung ứng xuất khẩu hàng may mặc của Tổng công ty CP
May Việt Tiến


31

2.11

Phương thức sản xuất CMT của Tổng công ty may Việt Tiến

46

2.12

Các phương thức xuất khẩu chủ yếu ngành may mặc

47

2.13

Quy trình nhập kho của Tổng công ty may Việt Tiến

53

2.14

Quy trình sản xuất hàng may mặc xuất khẩu của Tổng công ty
CP May Việt Tiến

56

2.15

Mô hình trao đổi thông tin khi thực hiện đơn hàng xuất khẩu


64

2.8
2.9
2.10

37
44


LỜI NÓI ĐẦU
1. Sự cần thiết và ý nghĩa của đề tài
Theo báo cáo Hiệp hội Dệt may Viê ̣t Nam (VITAS), dệt may hiện là một
trong những ngành kinh tế lớn nhất cả quốc gia với 4.000 doanh nghiệp với doanh
thu được 20 tỷ USD/năm, chiếm 15% GDP và Viê ̣t Nam n ằm trong top 5 nước
xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới. Năm 2014, ngành dệt may xuất khẩu
24,5 tỷ USD, tăng tương đương 19% so với năm 2013, mức tăng nhiều nhất trong
vòng ba năm qua. Riêng ngành may mặc đã đạt trên 21 tỷ USD, dự đoán tăng 17%
so với cùng kỳ, còn lại là giá trị xuất khẩu xơ sợi dệt đạt ngoài 3 tỷ USD. Hiện tại,
trong bối cảnh thị trường nhập khẩu dệt may trên thế giới không tăng trưởng cao,
cụ thể thị nền kinh tế Mỹ tuy hồi phục nhưng nhập khẩu may mặc chỉ phát triển
trên 4%, Châu Âu tăng 9%, thậm chí Nhật Bản sụt giảm 1%. Tuy nhiên, xuất khẩu
dệt may Viê ̣t Nam q ua Mỹ vẫn tăng 12,5%, qua Châu Âu tăng 17% và qua Nhật
vẫn duy trì ở mức tăng 9%. Điều này chứng tỏ dệt may Viê ̣t Nam không ch ỉ cạnh
tranh tốt mà còn có sức hấp dẫn rất cao đối với khách hàng tiềm năng nước ngoài.
Theo ông Lê Tiến Trường - Phó chủ tịch VITAS, Tổng Giám đốc Tập đoàn
Dệt may Viê ̣t Nam (VINATEX), kết quả xuất khẩu ngành dệt may đạt được phản
ánh sự nỗ lực của cộng đồng trong ngành doanh nghiệp, nhưng cũng phải nói đến
hiệu ứng thuận lợi từ hiệu quả trong đàm phán các Hiệp định thương mại tự do

(FTA. Tuy các FTA này chưa có hiệu lực nhưng sức hút lại không nhỏ với đối tác
khi người ta quyết định chuyển đơn hàng từ những nước không tham gia Hiệp định
sang Viê ̣t Nam . Do đó, dệt may là ngành ưu tiên nhất trong đàm phán gia nhập
Hiệp định TPP. Với hiệp định này, các doanh nghiệp dệt may Viê ̣t Nam có cơ h ội
phát triển thị phần xuất khẩu, nhất là ở Nhật Bản. Hiện nay, xuất khẩu của Việt
Nam sang Nhật Bản đạt 14,7 tỷ USD (tính đến hết năm 2014), tăng 8,0% so với
năm 2013, trong đó hàng dệt, may đạt 9,3%. Nguyên nhân có được là nhờ việc ký
kết Hiệp định về Quan hệ Đối tác Kinh tế Toàn diện (AJCEP) vào năm 2008, và
Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) có tác dụng từ ngày 01
tháng 10 năm 2009. Khi Hiệp định TPP được hoàn tất, thuế suất xuất khẩu hàng
dệt may Việt Nam vào thị trường Nhật Bản sẽ giảm xuống 0%, tạo sự cạnh tranh
Trang 1


thị phần xuất khẩu vào Nhật với nước đứng đầu là Trung Quốc. Theo dự tính của
các chuyên gia, nếu Viê ̣t Nam gia nh ập TPP, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt
may Viê ̣t Na m vào thị trường Nhật Bản có thể đạt 2,9 tỷ USD, tăng 9% so với
năm 2014.
Tuy nhiên, việc tăng lợi thế cạnh tranh từ việc ký kết các Hiệp định thương
mại cũng tương đương với áp lực cạnh tranh ngày càng cao. Ngoài cơ hội mở rộng
thị trường hàng hóa và phát triển lượng hàng hóa xuất khẩu, ngành dệt may Viê ̣t
Nam phải đối mặt với thử thách như nâng cao sự cạnh tranh của hàng hóa, phải
linh hoạt và sắc bén hơn nữa để phát triển ra thị trường thế giới. Do đó, việc phát
triển chuỗi cung ứng hoàn chỉnh là nền tảng cho doanh nghiệp dệt may nâng cao
giá trị gia tăng cho sản phẩm , tiết kiệm chi phí, , tăng khả năng cạnh tranh cho sản
phẩm với đối thủ. Là một trong những doanh nghiệp hàng đầu ngành hàng thời
trang công sở tại Viê ̣t Nam hơn 30 năm qua, thành công của Tổng Công ty Cổ
phần May Việt Tiến phải kể đến sự kết hợp nhịp nhàng của các thành viên trong
chuỗi cung ứng. Nếu thế thì chuỗi cung ứng đó được vận hành như thế nào?
Những thuận lợi khó khăn gì? Có ưu, nhược điểm gì? Làm sao để Tổng Công ty

Cổ Phần May Việt Tiến hoàn thiện chuỗi cung ứng của mình, từ đó nâng cao năng
lực cạnh tranh xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản khi TPP đã đến gần? Xuất phát
từ ý nghĩ đó, tôi đã chọn đề tài “Tăng cƣờng quản lý chuỗi cung ứng xuất khẩu
hàng may mặc của Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến sang thị trƣờng
Nhật Bản giai đoạn 2016 - 2020” để nghiên cứu thực hiện chuyên đề tốt nghiệp
của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài có những mục đích sau:
- Cơ sở tổng hợp lý luận về quản lý chuỗi cung ứng, từ đó hình thành ra
khung nội dung nghiên cứu cho đề án.
- Phân tích những vấn đề trong Hiệp định TPP nhằm chỉ ra những cơ hội cũng
như thách thức đối với hoạt động quản trị chuỗi cung ứng xuất khẩu hàng may mặc
của Tổng Công ty CP May Việt Tiến sang thị trường Nhật Bản.

Trang 2


- Trong thời gian qua, phân tích và đánh giá tình hình quản lý chuỗi cung ứng
xuất khẩu hàng may mặc của Tổng Công ty CP May Việt Tiến sang thị trường
Nhật Bản. Từ đó nêu ra những hạn chế và nguyên nhân
- Đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả để quản lý chuỗi cung ứng xuất
khẩu hàng may mặc của Tổng Công ty CP May Việt Tiến sang thị trường Nhật
Bản định hướng gia nhập Hiệp định TPP.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là hoạt động quản trị chuỗi cung ứng
xuất khẩu hàng may mặc của Tổng Công ty CP May Việt Tiến sang thị trường
Nhật Bản.
b. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài này tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý các thành phần của chuỗi

cung ứng xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Nhật Bản của Tổng Công ty CP
May Việt Tiến giai đoạn 2016 – 2020.
4. Kết cấu của đề tài
Cấu trúc của đề án gồm 3 chương. Ngoài ra còn có lời mở đàu, danh mục chữ
viết tắt, danh mục bảng, danh mục hình và biểu đồ, tài liệu tham khảo về. Cụ thể
như sau:
Chương 1: Trình bày cơ sở lý luận về quản trị chuỗi cung ứng
Chương 2: Phân tích thực trạng chuỗi cung ứng xuất khẩu hàng may mặc của
Tổng Công ty CP May Việt Tiến sang thị trường Nhật Bản.
Chương 3: Đề xuất giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động quản trị chuỗi
cung ứng xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Nhật Bản cho giai đoạn 2016 –
2020.

Trang 3


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
1.1. Cơ sở lý luận về quản trị chuỗi cung ứng
1.1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng và các thành viên tham gia
1.1.1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng
“Chuỗi cung ứng là mạng lưới các nhà xưởng và những lựa chọn phân phối
nhằm thực hiện chức năng thu mua nguyên vật liệu, chuyển những vật liệu này
thành bán thành phẩm và thành phẩm, phân phối những thành phẩm này đến khách
hàng” [4; trang 72]. Ganeshan và Harrison (Ganeshan, Ram và Terry P. Harrison,
1995, Giới thiệu về Quản trị Chuỗi Cung ứng, Bộ môn Hệ thống Quản trị Khoa
học và Thông tin, 303 Beam Business Building, Đại học Penn State, Đại học Park,
PA)

Hình 1.1: Chuỗi cung ứng điển hình
(Nguồn: Nguyễn Kim Anh (2006). Tài liệu Quản lý chuỗi cung ứng.

Hồ Chí Minh)
“Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các giai đoạn liên quan trực tiếp hoặc gián
tiếp đến việc thỏa mãn yêu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao
gồm nhà sản xuất và người phân phối mà còn có cả người vận chuyển, nhà xưởng,
người bán lẻ và bản thân khách hàng…” [3; trang 62].– Chopra và Meindl
(Chopra, Sunil và Peter Meindl, 2003, Chuỗi Cung ứng, Tái bản lần hai, Upper
Saddle River, NJ: Prentice-Hall, Inc., Chương 1)
Trang 4


Như vậy, chuỗi cung ứng là hệ thống các doanh nghiệp tham gia trực tiếp
hoặc gián tiếp trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Ngoài nhà cung cấp,
nhà sản xuất còn có nhà vận tải, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng của nó. Đó là
một quá trình bắt đầu từ nguyên liệu thô cho tới tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh và
được phân phối tới tay người tiêu dùng cuối cùng.
1.1.1.2. Chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng
Theo Micheal Porter – người đầu tiên phát biểu khái niệm chuỗi giá trị vào
thập niên 1980, cho rằng: “chuỗi giá trị của một doanh nghiệp có liên quan đến
việc làm tăng giá trị cho khách hàng, bao gồm các hoạt động chính và các hoạt
động bổ trợ tạo nên lợi thế cạnh tranh khi được tổ chức một cách thích hợp” [6;
trang 22]. Chuỗi giá trị của doanh nghiệp được minh họa như sau:

Hình 1.2: Chuỗi giá trị của doanh nghiệp
(Nguồn: Michael E. Porter (1985), “Competitive Advantage”, New York,
Free Press)
Theo hình 1.2, các hoạt động của doanh nghiệp được phân thành hai nhóm:
a. Các hoạt động chính:
Là các hoạt động liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh sản
phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp, bao gồm: các hoạt động vận chuyển đầu vào,
vận hành – chế tạo, các hoạt động vận chuyển đầu ra, tiếp thị và bán hàng, hậu

Trang 5


mãi. Khi các hoạt động chính được thực hiện tốt, nó sẽ giúp doanh nghiệp giảm giá
sản xuất, tăng năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm cải thiện, tạo ra ưu thế
cạnh tranh và thỏa mãn nhu cầu các khách hàng tốt hơn.
- Các hoạt động kể trên vào gắn liền với hoạt động logistics, như: đặt hàng,
vận chuyển, giao nhận vật tư – máy móc trang thiết bị, nguyên vật liệu, quản lý vật
tư kiểm soát tồn kho, thu gom và trả lại nhà cung cấp những vật tư không đạt yêu
cầu.
- Việc vận hành bao gồm tất cả các hoạt động nhằm biến các yếu tố đầu vào
thành những sản phẩm cuối cùng, gồm các hoạt động của quá trình sản xuất, vận
hành các máy móc thiết bị, kiểm tra chất lượng, đóng gói thành phẩm… Đây là bộ
phận cơ bản trong chuỗi giá trị. Do đó việc cải tiến, hoàn thiện những hoạt động
này góp phân quan trọng làm đẩy nhanh suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu,
điện nước, nâng cao chất lượng sản phẩm …
- Các hoạt động đầu ra gồm: những hoạt động liên quan đến quá trình phân
phối sản phẩm đến tay khách hàng của doanh nghiệp, như: bảo quản, dự trữ, quản
lý sản phẩm, xử lý những đơn đặt hàng, vận chuyển, giao nhận sản phẩm đến
khách hàng. Những hoạt động này ảnh hưởng lớn đến mức độ hài lòng và gắn bó
của khách hàng với doanh nghiệp, đặc biệt là trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt
hiện nay.
- Ở khâu tiếp thị và bán hàng của doanh nghiệp, bốn vấn đề luôn luôn xoay
quanh là: sản phẩm, giá cả, hỗ trợ và những kênh phân phối; trong đó bao gồm
những hoạt động sau: phân tích khách hàng, định giá, phân phối, hoạch định sản
phẩm/dịch vụ, nghiên cứu thị trường, hoạt động hỗ trợ đại lý, thực hiện hoạt động
quảng cáo khuyến mãi, nhà bán lẻ và hoạt động lực lượng bán hàng.
- Tóm lại, các yếu tố dịch vụ đang càng ngày được các nhà quản trị đánh giá
cao và coi nó như một trong những hoạt động có phần quan trọng bậc nhất của
doanh nghiệp. Dịch vụ khách hàng bao gồm: lắp đặt, sửa chữa, hướng dẫn kỹ thuật

cho khách hàng, hiệu chỉnh sản phẩm, cung cấp các phụ kiện, linh kiện, giải quyết
nhanh các khiếu nại của khách hàng.
b. Các hoạt động hỗ trợ:
Trang 6


Ngoài các hoạt động chính trực tiếp liên quan đến quá trình sản xuất kinh
doanh sản phẩm và dịch vụ, trong chuỗi giá trị doanh nghiệp còn có những hoạt
động tác động một cách gián triếp đến những sản phẩm và dịch vụ, còn gọi là hoạt
động hỗ trợ. Nhờ đó mà các hoạt động chính được thực hiện một cách trôi chảy và
hiệu quả. Tùy theo đặc điểm hoạt động của từng doanh nghiệp cụ thể và thành
phần các hoạt động chính trong chuỗi giá trị mà cấu trúc của các hoạt động hỗ trợ
có thể được xác định khác nhau. Tuy nhiên chung nhất của hoạt động hỗ trợ này
bao gồm: cơ sở hạ tầng, phát triển công nghệ, quản trị nguồn nhân lực, thu mua và
quản trị tổng thể.
1.1.1.3. Các thành viên tham gia chuỗi cung ứng
Theo Michael Hugos (2010) thì “bất kỳ chuỗi cung ứng nào thì cũng yêu cầu
phải có sự kết hợp giữa nhiều doanh nghiệp cùng thực hiện nhiều chức năng khác
nhau” [5; trang 30]. Các doanh nghiệp này là nhà sản xuất, nhà phân phối hoặc
những người bán sỉ hay lẻ hàng hóa và các công ty hoặc cá nhân đóng vai trò là
khách hàng – những người tiêu dùng thực sự. Hỗ trợ cho các doanh nghiệp này là
các nhà cung cấp những dịch vụ thiết yếu.
a. Nhà sản xuất
Nhà sản xuất hoặc nhà chế tạo là những đơn vị trực tiếp làm ra sản phẩm. Nhà
sản xuất gồm các công ty chuyên sản xuất nguyên vật liệu thô cũng như các doanh
nghiệp xuất xưởng những sản phẩm hoàn chỉnh. Nhà sản xuất thành phẩm sử dụng
nguyên vật liệu thô và những bộ phận lắp ráp do các doanh nghiệp khác chế tạo ra
để làm nên sản phẩm của chính mình.
Ngoài ra, nhà sản xuất có thể sáng tạo ra những sản phẩm vô hình như âm
nhạc, phần mềm, trò chơi giải trí hay những thiết kế. Sản phẩm đó cũng có thể tồn

tại dưới hình thức dịch vụ như cắt dọn cỏ, lau dọn văn phòng, thực hiện cuộc phẫu
thuật hay một lớp giảng dạy kỹ năng. Trào lưu phổ biến hiện nay là các nhà sản
xuất loại sản phẩm công nghiệp hữu hình đang di chuyển sang các khu vực có chi
phí nhân công rẻ hơn trên thế giới. Ngày càng có nhiều các nhà sản xuất ở các

Trang 7


quốc gia phát triển tại Bắc Mỹ, châu Âu và một vài khu vực tại châu Á tập trung
vào việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ vô hình.
b. Nhà phân phối
Nhà phân phối là những công ty tiếp nhận khối lượng lớn hàng hóa rồi lưu
kho từ nhà sản xuất. Sau đó giao cho một nhóm những dòng sản phẩm liên quan
đến tay khách hàng. Nhà phân phối còn được gọi là nhà bán sỉ. Đặc điểm nổi bật là
bán sản phẩm cho các doanh nghiệp khác với số lượng lớn hơn một người tiêu
dùng cá nhân hay mua. Nhà phân phối giúp nhà sản xuất tránh được các tác động
của biến động trên thị trường bằng cách lưu trữ hàng hóa đồng thời với việc tiến
hành nhiều công tác bán hàng nhằm mục tiêu tìm kiếm và phục vụ khách hàng.
Nhà phân phối được thực hiê ̣n chức năng giao hàng m ọi lúc và mọi nơi mà khách
hàng yêu cầu.
Cách thức hoạt động đặc trưng của nhà phân phối là mua một khối lượng
hàng hóa lưu kho đáng kể từ các nhà sản xuất rồi đem bán lại cho người tiêu dùng.
Ngoài ra, để thúc đẩy công tác bán hàng thành công và tăng doanh thu, các nhà
phân phối còn đảm nhận chức năng khác bao gồm:quản lý hệ thống hàng hóa lưu
kho, điều hành kho hàng, vận chuyển hàng hóa và đồng thời kiêm luôn công tác hỗ
trợ khách hàng cũng như cung cấp dịch vụ hậu mãi. Nhà phân phối có thể chỉ thực
hiện một việc duy nhất là môi giới sản phẩm cho nhà sản xuất đến khách hàng mà
không thực sự sở hữu nó. Chức năng chủ yếu của nhà cung cấp loại này là xúc tiến
và bán hàng. Trong cả hai trường hợp trên, từ sự thay đổi không ngừng trong nhu
cầu khách hàng và chủng loại hàng hóa, nhà phân phối phải đóng vai trò là một đại

lý liên tục nắm bắt thị hiếu khách hàng rồi đáp ứng cho họ những sản phẩm sẵn có.
c. Nhà bán lẻ
Nhà bán lẻ lưu trữ hàng hóa trong kho và bán với số lượng nhỏ cho cộng đồng
nói chung. Nhà bán lẻ cũng nắm bắt đầy đủ những sở thích và nhu cầu của khách
hàng mà mình phục vụ. Nhà bán lẻ quảng cáo sản phẩm cho khách hàng và thường
kết hợp giá cả hợp lý, sản phẩm đa dạng phong phú, dịch vụ tận tình chu đáo với
sự thuận tiện để thu hút sự chú ý của khách hàng đến sản phẩm của mình. Ví dụ:
những cửa hàng bách hóa giảm giá thu hút khách hàng bằng giá cả và sự đa dạng
Trang 8


của sản phẩm, cửa hàng cao cấp chuyên kinh doanh một dòng sản phẩm riêng biệt
với chất lượng dịch vụ vượt trội, các nhà hàng thức ăn nhanh tận dụng yếu tố giá
cả thấp để lôi kéo khách hàng.
d. Khách hàng
Khách hàng (hoặc người tiêu dùng) là bất kì cá nhân có chương trình tổ chức
để thực hiện các hành vi mua và sử dụng hàng hóa. Một khách hàng có thể mua
một sản phẩm và kết hợp với một sản phẩm nào đó khác, sau đó bán tất cả cho
những khách hàng tiềm năng nào khác. Hoặc người tiêu dùng có thể là người cuối
cùng sử dụng sản phẩm – mua hàng với mục đích sử dụng.
e. Các nhà cung cấp dịch vụ
Đây là những cá nhân hoặc tổ chức thực hiện cung cấp dịch vụ cho những nhà
sản xuất, công ty phân phối, đại lý bán lẻ và khách hàng. Các công ty cung cấp
dịch vụ ấy tập trung hết vào một công việc đặc thù mà chuỗi cung ứng đòi hỏi.
Ngoài ra, các nhà cung cấp này còn chuyên sâu vào những kỹ năng phục vụ đặc
biệt của công việc đó. Do đó, họ sẽ thực hiện hiệu quả những dịch vụ này hơn
nhiều với giá cả phải chăng hơn nhà cung cấp, công ty phân phối, dịch vụ bán lẻ
hay cá nhân nào đó tự đảm nhận.
Đại diện tiêu biểu trong một chuỗi cung ứng bất kỳ là công ty cung cấp dịch
vụ vận chuyển và các dịch vụ lưu kho hàng hóa. Đây là những công ty cung cấp

dịch vụ xe tải và kho hàng phục vụ cộng đồng với địa vị là nhà cung cấp dịch vụ
giao nhận. Những công ty dịch vụ hoạt động tài chính đưa ra các dịch vụ cho vay,
hoạt động phân tích tín dụng hay thu hồi những hóa đơn quá hạn. Những gương
mặt quen thuộc trong lĩnh vực này là các ngân hàng, công ty đánh giá chỉ số tín
dụng và các đại lý nhờ thu. Một vài nhà cung cấp dịch vụ chuyên về nghiên cứu thị
trường và bán quảng cáo trong khi số khác lại cung cấp mẫu thiết kế sản phẩm,
dịch vụ kỹ thuật, tư vấn pháp luật hay tư vấn quản trị. Ngoài ra, còn có nhiều nhà
cung cấp dịch vụ hoạt động ở mảng công nghệ thông tin và thu thập dữ liệu. Tất cả
họ đều ít nhiều đang bị lôi kéo tham gia vào vòng quay của các nhà sản xuất, nhà
bán lẻ, nhà phân phối, và đến người tiêu dùng trong chuỗi cung ứng.

Trang 9


Hình 1.3: Các thành viên tham gia trong chuỗi cung ứng
“Nguồn: Michael Hugos (2010), Tinh hoa quản trị chuỗi cung ứng, Dịch từ
tiếng Anh. Người dịch: Cao Hồng Đức. Hiệu đính: Phương Thúy, 2014, Hồ Chí
Minh, NXB Tổng Hợp TPHCM” [7; trang 82]
Theo hình 1.3 thì chuỗi cung ứng tập hợp các thành viên có mối liên hệ mật
thiết với nhau và được chia thành một hoặc nhiều phân nhóm. Nhìn chung, những
nhu cầu của chuỗi cung ứng vẫn tương đối ổn định theo thời gian. Duy chỉ có mối
quan hệ giữa các thành viên khác trong chuỗi cung ứng là thay đổi. Một số chuỗi
cung ứng có rất ít nhà cung cấp dịch vụ vì những thành viên khác tự mình đảm
nhận luôn trách nhiệm đó. Trong khi số khác lại có nhiều nhà cung cấp dịch vụ
chuyên biệt vô cùng xuất sắc và được các thành viên khác trong chuỗi cung ứng
thuê lại.
1.1.2. Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng
“Quản trị chuỗi cung ứng (Supply Chain Management – SCM) là việc phối
hợp hoạt động sản xuất, lưu kho, địa điểm và vận tải giữa các thành viên trong
chuỗi cung ứng nhằm mang đến cho thị trường mà bạn đang phục vụ sự kết hợp

tiện ích và hiệu quả tốt nhất” [7; trang 44]. Tức là SCM hi ệu quả và đòi hỏi phải
cải tiến đồng thời cả chất lượng dịch vụ khách hàng lẫn hiệu quả điều hành nội bộ
của các doanh nghiệp tham gia trong chuỗi cung ứng. Mức độ cơ bản nhất của dịch
Trang 10


vụ khách hàng là những tỷ lệ đáp ứng đầy đủ các đơn đặt hàng và tỷ lệ giao hàng
đúng giờ luôn luôn ở mức cao. Ngoài ra còn tỷ lệ hàng hóa bị trả lại ở mức rất thấp
trong mọi trường hợp. Hiệu quả các hoạt động nội bộ của doanh nghiệp trong một
chuỗi cung ứng đồng nghĩa với khả năng thu được một tỷ lệ lợi nhuận hấp dẫn trên
vốn đầu tư vào hàng hóa và các tài sản khác, đồng thời cũng có nghĩa rằng các
doanh nghiệp phải tìm cách để giảm bớt chi phí sản xuất và bán hàng.
1.1.3. Các hình thức quản tri ̣trong chuỗi cung ứng
Có hai kiểu chuỗi cung ứng cơ bản hỗ trợ chiến lược cạnh tranh trong việc
thực hiện hai chiến lược trên:
Chuỗi cung ứng tinh gọn – chi phí thấp (lean, cost, efficiency-driven supply
chain): phù hợp với chiến lược dẫn dắt chi phí, sẽ mang đến sự thành công cho
doanh nghiệp khi chi phí logistic chiếm tỷ trọng cao mà nhà quản trị có khả năng
tiết giảm chi phí này
Chuỗi cung ứng hướng vào dịch vụ - đáp ứng nhanh (fast, service driven
supply chain): phù hợp với chiến lược khác biệt hóa, và chuỗi cung ứng được phân
khúc, đa dạng hóa.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp không nên tập trung vào chỉ một kiểu chuỗi
cung ứng mà là chuỗi cung ứng hỗn hợp, cần khác biệt hóa các chuỗi cung ứng tùy
vào nhóm khách hàng, quốc gia và sản phẩm khác nhau. Bước chuyển biến từ
chiến lược cấp công ty và chiến lược cạnh tranh đến các kiểu chuỗi cung ứng là
chiến lược các chuỗi cung ứng.
1.2. Cách thức hoạt động của chuỗi cung ứng
Mỗi chuỗi cung ứng gồm một tập hợp đơn nhất các yêu cầu của thị trường
cũng như những thách thức gặp phải trong công tác điều hành, tuy nhiên, trong

mọi trường hợp, vấn đề phát sinh lại hoàn toàn giống nhau. Các doanh nghiệp tham
gia trong một hoặc bất kì chuỗi cung ứng bất kỳ đều phải đưa ra các quyết định
quan trọng liên quan đến những hoạt động kinh doanh của mình.

Trang 11


Hình 1.4: Những động cơ chính của chuỗi cung ứng
“(Nguồn: Michael Hugos (2010), Tinh hoa quản trị chuỗi cung ứng, Dịch từ
tiếng Anh. Người dịch: Cao Hồng Đức. Hiệu đính: Phương Thúy, 2014, Hồ Chí
Minh, NXB Tổng Hợp TPHCM)” [7, trang 25].
Qua hình 1.4, ta thấy được mối quan hệ giữa các thành phần trong chuỗi cung
ứng. Từ đó, đánh giá được tầm quan trọng của từng thành phần trong chuỗi.
1.2.1. Sản xuất
Vấn đề rất cơ bản mà nhà quản lý phải đối mặt khi đưa ra quyết định để sản
xuất là: làm cách nào để cân bằng tối đa giữa khả năng phản ứng linh hoạt với hiệu
quả sản xuất. Do đó, quyết định của doanh nghiệp sẽ dựa trên các câu hỏi sau: Thị
trường muốn tiêu thụ sản phẩm gì? Sẽ sản xuất với như thế nào? Thời gian? Địa
điểm ở đâu?
Các nhà máy được xây dựng để nhằm phục vụ một trong số các mục đích sản
xuất sau:
- Tập trung vào sản phẩm: nếu chú trọng đến bản thân sản phẩm sẽ thực hiện
một loạt các công tác điều hành khác nhau nhằm tạo ra một dây chuyền sản xuất từ
công đoạn sản xuất các chi tiết rời rạc của sản phẩm cho đến khâu lắp ráp chúng
lại.
Trang 12


- Tập trung vào chức năng: Cách tiếp cận nhằm vào chức năng của sản phẩm
chủ yếu nhằm tập trung vào số ít trong công tác sản xuất như việc tạo ra một nhóm

hoặc những phần nhất định chỉ thực hiện công đoạn lắp ráp. Do đó các chức năng
này có thể được áp dụng để sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau.
1.2.2. Hàng hóa lưu kho
Theo Michael Hugos (2010), hàng hóa lưu kho xuất hiện trong toàn bộ chu
trình vận động của chuỗi cung ứng, bao gồm mọi thứ được các nhà sản xuất.
Người phân phối và người bán lẻ tham gia vào đây nắm giữ từ nguyên liệu thô đầu
vào cho đến thành phẩm. Việc nắm giữ một khối lượng lớn hàng hóa lưu kho giúp
cho doanh nghiệp hay toàn bộ cả chuỗi cung ứng có thể phản ứng linh hoạt với
những biến động của thị trường. Do đó, việc sản xuất và dự trữ hàng hóa lưu kho
lại tốn khá nhiều chi phí, do đó để đạt được mức độ hiệu quả cao, chi phí lưu kho
phải ở mức thấp nhất có thể. Vì vậy, doanh nghiệp cần xác định rõ những vấn đề
sau: Nên dự trữ loại hàng hóa nào trong từng giai đoạn của chuỗi cung ứng? Nên
lưu trữ bao nhiêu nguyên liệu thô, bán thành phẩm và thành phẩm?
Có thể nói, mục đích cơ bản của việc lưu trữ hàng tồn kho trong kho là nhằm
đề phòng những biến động bất thường có thể xảy ra trong chuỗi cung ứng. Tuy
nhiên, chi phí cho việc lưu kho hàng hóa lại khá tốn kém, vì thế phải xác định được
mức độ trữ hàng tối ưu và thời điểm đặt hàng mới.
1.2.3. Địa điểm
Địa điểm là khu vực địa lý được chọn để đặt các nhà máy của chuỗi cung ứng.
Nó cũng bao gồm cả những quyết định liên quan đến các hoạt động cần phải được
tiến hành trong từng nhà máy. Sự kết hợp tối ưu giữa tốc độ linh hoạt và tính hiệu
quả là một quyết định trả lời cho các câu hỏi: Nên đặt nhà máy sản xuất và kho
hàng ở đâu? Đâu là địa điểm lý tưởng có thể mang lại hiệu quả tối ưu nhất? Nên
tận dụng các nhà máy có sẵn hay là xây mới toàn bộ?
Khi đưa ra các quyết định về địa điểm, các nhà quản lý cần phải cân nhắc một
loạt yếu tố liên quan đến địa điểm đã được nêu ở trên, bao gồm chi phí nhà xưởng,
Trang 13



×