Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Một số kinh nghiệm sử dụng dạng bài tập“ tách chất ra khỏi hỗn hợp” trong giảng dạy bộ môn hóa học cấp THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192 KB, 22 trang )

1. MỞ ĐẦU

1.1. Lý do chọn đề tài:
Trường Trung học cơ sở Thị Trấn Triệu Sơn nằm ở trung tâm của huyện
nhà, có số lượng học sinh tương đối đông, có trên 70% học sinh khá, giỏi. Các
em thông minh, thích tìm hiểu, nảy sinh nhiều ý tưởng, thích tìm tòi nghiên cứu
các hiện tượng thực tế. Định hướng chọn nghề nhiệp, phân luồng, phân khối học
của phụ huynh và học sinh sớm, nên có rất nhiều em đầu tư học các môn khoa
học tự nhiên, yêu thích các kiến thức lý thú của các môn khoa học tự nhiên
trong đó có môn Hóa học. Đặc biệt trong môn Hoá học qua các thí nghiệm với
các phản ứng hoá học xẩy ra, có sự biến đổi về màu sắc, trạng thái, mùi của các
chất, rồi từ chất này điều chế ra được chất kia..., có nhiều kiến thức liên quan
đến thực tế lại càng làm các em say mê hơn.
Nhất là những năm gần đây, cơ sở vật chất, các thiết bị dạy học đã được đầu
tư đáng kể, chương trình đã được cải cách, chúng ta đổi mới phương pháp giảng
dạy làm cho những giờ học bộ môn Hóa học đối với các em thú vị hơn có hiệu
quả hơn. Bằng những thí nghiệm các em được quan sát, được tự tay làm, thấy
được sự biến đổi chất này thành chất khác với sự thay đổi màu sắc, trạng
thái...giúp các em hình thành khả năng phán đoán nhận biết các chất, điều chế ra
các chất, đây là một trong những cơ sở để hình thành dạng bài tập “Tách chất
ra khỏi hỗn hợp”. Việc sử dụng các bài tập “Tách chất ra khỏi hỗn hợp” vào
các tiết luyện tập, ôn tập, giúp các em dễ dàng hệ thống hóa những kiến thức cơ
bản của nội dung chương trình, đồng thời phát huy tính sáng tạo bồi dưỡng
năng lực tư duy của học sinh. Hơn nữa với bộ môn Hóa học cấp THCS giáo viên
cần sử dụng dạng bài tập này như thế nào để phù hợp đưa lại hiệu quả cao của
tiết dạy thì còn nhiều lúng túng. Bởi vậy, tôi mạnh dạn viết lên những kinh
nghiệm của mình khi sử dụng dạng bài tập “Tách chất ra khỏi hỗn hợp” trong
quá trình giảng dạy bộ môn Hoá học cấp THCS, đặc biệt là trong thời gian bồi
dưỡng các đội tuyển học sinh giỏi môn Hóa học, mong rằng để cùng các đồng
nghiệp rút ra những kinh nghiệm trong việc sử dụng dạng bài tập này đưa lại
hiệu quả cao hơn trong quá trình giảng dạy bộ môn.


1.2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu để thấy được vai trò của dạng bài tập
này trong hệ thống kiến thức của bộ môn Hóa học cấp THCS, cách sử dụng bài
tập này trong quá trình giảng dạy bộ môn như thế nào để đưa lại hiệu quả: góp
phần giúp học sinh nắm chắc được kiến thức bộ môn, có thêm kỹ năng giải bài
tập hoá học một cách thành thạo và chính xác hơn, có thêm nhiều kỹ năng thực
hành, rèn luyện tính tư duy, phân tích, phán đoán, hun đúc thêm tình yêu đối với
khoa học và đặc biệt đối với bộ môn Hóa học, nâng cao chất lượng giảng dạy và
học tập bộ môn Hóa học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Chương trình Hóa học cấp THCS và cấp THPT, các dạng bài tập tách các
chất ra khỏi hỗn hợp.
- Học sinh lớp 8, lớp 9 trường THCS Thị Trấn Triệu Sơn và các đội tuyển
học sinh giỏi môn Hóa học cấp THCS huyện Triệu Sơn.

1


Qua nghiên cứu chương trình Hóa học cấp THCS và tâm lý, tình cảm
cũng như năng lực học bộ môn Hóa học của học sinh để làm rõ được việc áp
dụng dạng bài tập: “ Tách chất ra khỏi hỗn hợp” trong quá trình giảng dạy bộ
môn như thế nào cho hợp lý, đạt được hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng
bộ môn Hóa học cho các em.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu về các vấn đề lí luận có liên quan đến đề
tài, các tài liệu về phương pháp giải bài tập hóa học; phương pháp dạy một số
cách giải bài toán hóa học; nội dung, cấu trúc của chương trình hoá học THCS,
THPT.
- Phương pháp quan sát: Quan sát học sinh tiếp thu và vận dụng kiến thức
đã học, quan sát giáo viên dự giờ, thăm lớp.
- Phương pháp điều tra và thực nghiệm; tổng kết, đánh giá, rút kinh

nghiệm: Dùng hệ thông câu hỏi và phiếu điều tra; Trao đổi với giáo viên và học
sinh; Trực tiếp giảng dạy và kiểm tra kết quả của học sinh.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Đảng ta đã khẳng định: Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu, có tác
dụng to lớn trong công cuộc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước ta
chính vì thế việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông theo
tinh thần nghị quyết IX của đảng được chỉ rõ “phương pháp giáo dục phổ thông
phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với
đặc điểm của từng lớp học, từng môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn
luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm, đem lại
niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Để đạt được những điều đó cùng với sự thay đổi về nội dung, hình thức tổ
chức dạy học, cần hình thành cho học sinh kỹ năng phân tích, tổng hợp, tạo cho
học sinh năng lực tự học, tự rèn luyện bồi bổ kiến thức cho mình là việc vô cùng
quan trọng.
Đối với học sinh cấp THCS việc tự rèn cho mình khả năng phân tích tổng
hợp là rất cần thiết đối với tất cả các bộ môn trong đó có bộ môn Hoá học, bởi
Hoá học là bộ môn khoa học có rất nhiều ứng dụng đối với các ngành khoa học
khác, góp phần đẩy mạnh sự phát triển của các ngành khoa học kỹ thuật.
Hóa học là bộ môn khoa học thực nghiệm, gắn liền với thực tiễn lao động,
sản xuất, là môn khoa học ứng dụng và có vai trò quan trọng trong sự nghiệp
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa ở nước ta. Do đó, học sinh cần phải được trang
bị những kiến thức có tính hệ thống cơ bản, cần thiết về Hoá học, những ứng
dụng hoá học để học sinh THCS khi tốt nghiệp ra trường không chỉ có con
đường duy nhất là đi học lên cấp cao hơn mà còn có thể đi thẳng vào lao động
sản xuất, trở thành những công nhân lành nghề, am hiểu về khoa học....
Trong chương trình hoá học phổ thông để nắm bắt đầy đủ các kiến thức của bộ
môn thì bài tập hoá học được đặc biệt quan tâm vì nó là phương tiện hữu hiệu
trong giảng dạy bộ môn hoá học. Bài tập hoá học góp phần nâng cao khả năng

2


tư duy sáng tạo cho học sinh trong quá trình lĩnh hội kiến thức mà các em được
học. Trong quá trình giải bài tập hoá học, học sinh bắt buộc phải thực hiện các
thao tác tư duy để tái hiện kiến thức cũ, tìm ra mối liên hệ bản chất giữa các sự
vật và hiện tượng, học sinh phải phân tích, tổng hợp, phán đoán, suy luận để tìm
ra lời giải. Nhờ vậy, tư duy của học sinh phát triển và năng lực làm việc độc lập,
sáng tạo được nâng cao. Bài tập hoá học cũng là một phương tiện nhằm tích cực
hoá hoạt động của học sinh trong quá trình dạy - học hoá học. Những kiến thức
kĩ năng không phải giáo viên rót vào học sinh, nhồi cho học sinh mà thông qua
hoạt động tích cực của mình học sinh đã tìm kiếm được. Vì vậy nếu các bài tập
hoá học được đưa ra đúng lúc, vừa trình độ để học sinh có thể tự lực giải quyết
có ý nghĩa rất quan trọng trong giảng dạy bộ môn hóa học.
Bài tập hoá học còn là công cụ hữu hiệu để kiểm tra kiến thức kĩ năng của
học sinh, nó giúp giáo viên phát hiện được trình độ của học sinh, làm bộc lộ
những khó khăn, sai lầm của học sinh trong học tập hoá học.Từ đó, giáo viên kịp
thời điều chỉnh phương pháp giảng dạy của mình và có biện pháp giúp học sinh
vượt qua khó khăn, khắc phục những sai lầm đó.
Bài tập hoá học còn giúp học sinh mở mang hiểu biết thực tiễn của mình, giúp
giáo dục tư tưởng đạo đức và rèn phong cách làm việc của người lao động mới:
Làm việc có kế hoạch, có phân tích tìm phương hướng trước khi làm việc cụ thể.
Đặc biệt là phải kể đến các bài tập thực nghiệm, bài tập tính theo phương trình
hoá học, bài tập nhận biết chất, bài tập tách chất… Chúng giúp rèn cho học sinh
tác phong cần cù, cẩn thận, tiết kiệm, độc lập, sáng tạo trong công việc
Ở trường THCS, chỉ khi học lên lớp 8 học sinh mới bắt đầu được học bộ
môn hóa học, thời gian học không nhiều (2 tiết/tuần), số tiết luyện tập trong
chương trình không nhiều. Nếu chỉ theo phân phối chương trình và nội dung
kiến thức trong sách giáo khoa thì học sinh khó có thể có những kỹ năng và thao
tác làm nhanh và chính xác được tất cả các dạng bài tập, đặc biệt với những

dạng bài khó, mang tính tổng hợp, xâu chuỗi kiến thức, như dạng bài tập “Tách
chất ra khỏi hỗn hợp” và như vậy ngược lại, nếu giáo viên có phương pháp
hướng dẫn học sinh giải tốt dạng bài tập này thì sẽ giúp học sinh dễ dàng tái hiện
để xâu chuỗi kiến thức và nắm chắc kiến thức hơn.
2.2. Thực trạng vấn đề khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Môn hoá học được đưa vào chương trình học ở cấp THCS muộn hơn những
bộ môn khác (thấy được mức độ khó của kiến thức hóa học). Lớp 8 học sinh
mới bắt đầu học, thời lượng học là ít. Môn hoá học học theo chương trình đồng
tâm, cho nên lượng kiến thức đưa vào chương trình cấp THCS tưởng là ít, nhưng
nhìn rộng và sâu lại rất nhiều. Bởi vậy, trong quá trình giảng dạy bộ môn Hoá
học chúng ta nên sử dụng các dạng bài tập như thế nào đó, để tải được lượng
kiến thức vừa sâu, vừa rộng, xâu chuỗi được kiến thức, nhưng lại phù hợp với
mức độ phạm vi kiến thức của chương trình THCS. Với dạng bài tập “ Tách chất
ra khỏi hỗn hợp” trong bộ môn Hoá học, đó là dạng bài tập để truyền tải kiến
thức rất tốt, tiềm năng của dạng bài tập này là chứa được dung lượng kiến thức
lớn, có khả năng hệ thống hoá kiến thức, rèn luyện được nhiều kỹ năng, trong đó

3


có kỹ năng phán đoán, kỹ năng thực hành, đồng thời gây hứng thú cho học sinh
trong quá trình giải bài tập. Nhưng thực tế tôi thấy việc sử dụng các bài tập này
trong quá trình giảng dạy môn Hóa của trường Trung học cơ sở còn ít. Phần lớn
giáo viên chưa chú trọng nhiều đến dạng bài tập này, chưa hệ thống hoá, đưa
thành chuyên đề về dạng bài tập này một cách khoa hoc, chỉ đưa ra các bài tập
này trong các tiết luyện tập hoặc trong các đề kiểm tra ở dạng đơn giản. Một số
giáo viên còn lúng túng trong việc khai thác sử dụng các dạng bài tập này.
Qua điều tra, khảo sát: học sinh giải dạng bài “ Tách chất ra khỏi hỗn
hợp” trong bộ môn hoá học chưa thành thạo, nguyên nhân chủ yếu là do: chưa
hiểu cặn kẽ điều kiện của đề bài, chưa biết cần vận dụng kiến thức nào để giải

bài tập, chưa biết cách thực hiện, cách trình bày, thiếu điều kiện của phản ứng,
điều kiện của thực nghiệm, vì yếu về kĩ năng nhận biết, phân loại các chất, chưa
nắm chắc các tính chất hóa học của các chất, đặc biệt là những tính chất đặc
trưng, riêng có của các chất. Tóm lại, về phương pháp, về kỹ năng giải, kỹ năng
trình bày dạng bài tập này đang còn yếu. Chất lượng bộ môn Hoá học ở các
trường chưa cao. Nhiều học sinh chưa thật sự say mê với bộ môn Hoá học.
Qua tìm hiểu phân tích cơ sở lý luận luận và thực trạng trên tôi thấy việc
đổi mới giảng dạy bộ môn Hóa học, để làm thế nào học sinh nắm được kiến thức
một cách vững chắc, khơi dậy lòng đam mê môn học, đam mê nghiên cứu khoa
học là rất cần thiết. Để làm được điều đó, trong bộ môn Hóa học việc áp dụng
dạng bài tập “ Tách chất ra khỏi hỗn hợp” là vô cùng hiệu quả. Qua quá trình
giảng dạy tôi rút ra một số kinh nghiệm trong việc sử dụng dạng bài tập “ Tách
chất ra khỏi hỗn hợp” trong bộ môn Hoá học cấp THCS để cùng các đồng
nghiệp tham khảo.
2.3. Một số kinh nghiệm trong việc sử dụng dạng bài tập “Tách chất ra khỏi
hỗn hợp” trong giảng day bộ môn Hoá học cấp THCS
2.3.1. Xác định vai trò của dạng bài tập: “Tách chất ra khỏi hỗn hợp”
trong môn Hóa học cấp THCS.
- Giúp Ôn tập hệ thống chuỗi kiến thức về các loại chất và những kiến
thức liên quan đã học.
- Giúp học sinh vận dụng những kiến thức của mình về tính chất vật lí
cũng như về tính chất hóa học của các chất để tách loại các chất và nhớ sâu hơn
về tính chất các chât.
- Rèn luyện tư duy, kỹ năng nhớ, tường thuật, trình bày các thí nghiệm, viết
và cân bằng các PTHH, rèn luyện tính nhạy bén và khả năng nắm vững kiến
thức chung về bộ môn hoá học của cấp THCS, làm tiền đề cho việc học bộ môn
hóa học ở cấp THPT và cũng nhằm giúp cho học sinh làm quen với việc nghiên
cứu, tập làm khoa học, phát huy khả năng sáng tạo, gây niềm đam mê nghiên
cứu khoa học cho các em.
- Gắn kết giữa lí thuyết và thực hành, giúp cho các em biết vận dụng kiến

thức vào thực tế, có kỹ năng phân tích, phán đoán, nghiên cứu để nhận biết các
chất liên quan trong công việc, trong cuộc sống: như môi trường, rác thải, nguồn

4


nước, công nghệ thực phẩm… từ đó các em có cơ hội để nảy sinh các ý tưởng
điều chế các chất, các đề tài nghiên cứu…
Với vai trò của dạng bài tập như đã nêu trên, ta nên tạo ra bài tập và đưa
vào từng tiết dạy như thế nào.
2.3.2. Một số yêu cầu khi tạo các bài tập: “Tách chất ra khỏi hỗn hợp”
trong môn Hóa học cấp THCS
Đây là dạng bài tập hàm chứa nhiều kiến thức, mang tính tổng hợp, nên
chúng ta phải tìm hiểu sâu kiến thức, thấy rõ được mối liên quan giữa các đơn vị
kiến thức, thấy được tính chất của các loại chất, các tính chất riêng, đặc trưng
của từng chất... thì chúng ta mới vận dụng để tạo ra được bài tập. Bám sát vào
nội dung chương trình để có những bài tập phù hợp với trình độ học sinh, tạo
điều kiện cho học sinh nắm bắt vấn đề một cách nhanh chóng nhằm giúp cho
học sinh hiểu rõ và nhớ sâu hơn những kiến thức đã học, đồng thời cũng có
những bài tập khó dành cho học sinh khá và giỏi để phát triển, nâng cao kiến
thức của học sinh .
Ví dụ : Với học sinh lớp 8 khi học đến bài thứ 3 đã phải thực hiện tốt việc
tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp muối và cát; hoặc cho học sinh liên hệ thực tế để
thực hiện tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước... hoặc khi học xong
chương Oxi - Sự cháy có thể cho học sinh làm bài tập: Tách khí O 2 ra khỏi
không khí, hay tách khí O2 , N2 ra khỏi hỗn hợp khí O2 ,N2.
Để phát hiện học sinh khá và giỏi có khả năng tư duy quan sát, tổng hợp
tốt, từ bài tập trên ta có thể phát triển thành bài tập sau: Làm thế nào để có được
muối ăn và vôi sống từ hỗn hợp muối ăn và đá vôi.
Dạy đến bài tính chất hóa học của oxit (Hóa học 9) ở mức độ dễ ta có thể

cho học sinh làm ví dụ: hãy tách CuO ra khỏi hỗn hợp CuO, BaO, Na 2O ( học
sinh dựa vào tính chất CuO là oxit bazơ, không tan trong nước, không tan trong
bazơ, BaO, Na2O là oxit bazơ, tan và phản ứng được với H 2O. Mức độ khó hơn
khi học sinh đã học về phần II- Khái quát về sự phân loại oxit: cho học sinh làm
ví dụ sau: tách Fe2O3 ra khỏi hỗn hợp gồm Al2O3 , Fe2O3 nhằm khắc sâu tính
chất của Al2O3 lưỡng tính, khác với Fe2O3 là tan được trong dung dịch kiềm.
Chỉ nên áp dụng trong những tiết luyện tập, ôn tập cuối chương hay đưa
thành chuyên đề trong chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi, sau khi đã học
xong về các loại chất. Bài tập cần có nhiều hình thức, nhiều dạng, nhiều mức độ
để kích thích các em tìm tòi, nghiên cứu nhằm phát triển năng lực tư duy và tạo
hứng thú trong quá trình học tập của các em. Một hỗn hợp ở mức độ dễ ta có thể
ra lệnh tách một chất, khó hơn có thể ra lệnh tách hai chất, hoặc có thể được ra
lệnh tách từng chất.
2.3.3. Phân loại các dạng bài tập “Tách chất ra khỏi hỗn hợp” trong môn
Hóa học cấp THCS.
Phân loại dạng bài tập này ta có thể dựa trên các cơ sở đó là:
* Dựa vào hai loại tính chất: (phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng tính
chất vật lý hay tính chất hóa học.)

5


- Tách các chất ra khỏi hỗn hợp bằng phương pháp vật lý (áp dụng những tính
chất vật lý khác nhau giữa các chất có trong hôn hợp để tách chúng ra khỏi hỗn
hợp) có thể nêu một số phương pháp sau: Giáo viên giới thiệu các phương pháp
vật lý dùng để tách chất ra khỏi hỗn hợp. Với mỗi phương pháp giáo viên có ví
dụ cụ thể và yêu cầu học sinh làm thí nghiệm sau khi đã trình bày lời giải, nếu
trường có đủ hóa thí nghiệm.
a) Phương pháp lắng gạn: Dùng dể tách các chất rắn có khối lượng riêng khác
nhau khỏi nước hoặc dung dịch.

VD: Bột CuO bị lẫn bột than. Hãy trình bày phương pháp vật lý để tách riêng
bột CuO.
* Giải: Cho hỗn hợp bột CuO lẫn bột than vào cốc, thêm nước vào, khuấy đều
rồi lắng gạn. Làm đi làm lại nhiều lần bột than nhẹ sẽ trôi theo nước ra ngoài,
bột CuO chìm xuống đáy. Lúc này ta thu được CuO bằng phương pháp lọc.
b) Phương pháp cô cạn: Dùng để tách chất tan thành dạng rắn (không hóa hơi
khi gặp nhiệt độ cao) ra khỏi dung dịch.
VD: Trình bày phương pháp để thu được muối từ nước muối?
* Giải: Đun sôi hỗn hợp, nước bay hơi, còn lại chất rắn là muối kết tinh
c) Phương pháp lọc: Dùng để tách kết tủa (chất rắn) khỏi dung dịch
VD: Đường bị lẫn một ít cát. Trình bày phương pháp để làm sạch đường.
* Giải: Hòa tan hỗn hợp đường và cát vào nước. Khi đó đường bị tan vào nước
còn lại cát không tan. Cho giấy lọc vào phễu, lọc và thu phần nước lọc, đem cô
cạn phần nước lọc ta thu được đường.
d) Phương pháp chưng cất: dùng để tách các chất lỏng dễ bay hơi ra khỏi hỗn
hợp. Phương pháp này chỉ áp dụng khi các chất có nhệt độ sôi chênh lệch nhau
khá lớn (khoảng 2000C trở lên). Sau đó dùng phương pháp ngưng tụ để thu lại
các chất.
VD: Tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp rượu và nước. Biết nhiệt độ sôi của
rượu là 78,300C.
Đối với phương pháp này, GV có thể liên hệ đến thí nghiệm chưng cất nước đã
học ở lớp 8 hoặc việc nấu rượu trong thực tế.
* Giải: Cho hỗn hợp vào dụng cụ chưng cất, rượu và nước có nhiệt độ sôi khác
nhau do đó ta thu được rượu ở 78,30C, còn lại nước thu được ở 1000C
e. Phương pháp chiết tách: dùng để tách các chất lỏng không tan vào nhau từ
hỗn hợp tách lớp.
VD: Hãy trình bày phương pháp để tách riêng dầu ăn có lẫn nước?
* Giải: Cho dầu ăn có lẫn nước vào phễu chiết. Dầu ăn không tan trong nước và
nhẹ hơn nước nổi lên trên. Mở khóa cho nước chảy xuống vừa hết, đóng khóa
lại ta tách được dầu ăn riêng và nước riêng.

g. Phương pháp từ tính: Dùng để tách chất bị nhiễm từ (bị nam châm hút) ra
khỏi hỗn hợp rắn gồm chất bị nhiễm từ và chất không bị nhiễm từ.
VD: Trình bày phương pháp vật lý để tách riêng vụn sắt, vụn đồng ra khỏi hỗn
hợp vụn Sắt và Đồng.

6


* Giải: Dùng thanh nam châm (đã bọc nilon mỏng), chà nhiều lần lên hỗn hợp.
Do Sắt có tính nhiễm từ nên bị hút vào thanh nam châm, còn Đồng thì không bị
hút do không có tính nhiễm từ. Làm đi làm lại nhiều lần ta thu được Sắt riêng,
Đồng riêng.
- Tách các chất ra khỏi hỗn hợp bằng phương pháp hóa học: Dựa vào các tính
chất hóa học khác nhau giữa các chất trong hỗn hợp để có thể tách chúng ra
khỏi hỗn hợp.
Cách phân loại này nhằm để giúp học sinh so sánh, nhớ kỹ tính chất hóa
học của từng loại chất, nhưng thực tế khi tách loại chỉ sử dụng tính chất hóa học
thì khó có thể thực hiện được. Nên trong các lệnh đề theo tôi không nên dùng
lệnh “ Bằng phương pháp hóa học hãy tách...”.
* Dựa vào đích của việc tách:
- Tách riêng một hoặc vài chất ra khỏi hỗn hợp.
- Tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp.
Cách phân loại này học sinh có thể vận dụng cả tính chất vật lý và tính hóa
học, chỉ khác là dựa vào đích của việc tách là tách lấy một chất, hai chất hay
tách lấy từng chất trong hỗn hợp.
Dựa vào các cơ sở trên phân loại ta đều thấy có sự hợp lý. Nhưng qua thực tế
giảng dạy, tôi thấy khi sử dạng bài tập này hướng dẫn cho học sinh cách phân
loại thứ hai là hay nhất. Khi dạy từng chuyên đề về các loại chất (kim loại, phi
kim, oxit, axit, bazơ) ta có thể luyện tập về cách tách loại, điều chế các loại chất
đó, hoặc chúng ta sưu tầm tạo các bài tập tách các loại chất khác nhau. Cách

phân loại này nó phù hợp về mặt lý thuyết cũng như về thực tế nhất. Bởi khi
tách một chất ra khỏi hỗn hợp hay tách từng chất ra khỏi hỗn hợp phần lớn đều
phải vận dụng cả tính chất hóa học và cả tính chất vật lý để thực hiện tách loại.
Như vậy theo cách phân loại này nó đi sâu vào kiến thức hoá học, giúp học
sinh nhớ, vận dụng các kiến thức hoá học ( tính chất của các chất cả tính chất vật
lý và cả tính chất hóa học) đã học một cách có hệ thống hơn.
2.3.4. Hướng dẫn học sinh phương pháp làm bài tập “Tách chất ra khỏi hỗn
hợp”:
Đây là dạng bài tập mang tính tổng hợp kiến thức, nên ta chỉ thường áp dụng
trong những tiết luyện tập, ôn tập cuối chương hay đưa thành chuyên đề trong
chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi, sau khi đã học xong về các loại chất. Khi
luyện dạng bài tập này:
Giáo viên cần phải có sự đầu tư, tìm tòi vận dụng được linh hoạt kiến thức lí
thuyết vào từng bài, từng loại chất, ôn tập kỹ cho học sinh, lưu ý với học sinh
những tính chất đặc trưng riêng của từng chất, so sánh sự khác nhau của chất
này với chất kia, của loại chất này với loại chất kia (cụ thể: phải nhớ và hiểu
tính chất hoá học của từng loại chất: Kim loại, phi kim, oxit, axit, bazơ, muối...
Đối với những chất cụ thể, ngoài tính chất chung phải nhớ được tính chất riêng,
phương pháp điều chế sau đó vận dụng kiến thức đó một cách linh hoạt.)
- Giới thiệu các phương pháp vật lý đơn giản để tách các chất ra khỏi hỗn hợp

7


(dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lý, áp dụng 8 phương pháp đã nêu trên).
Đặc biệt phải nhắc học sinh nắm chắc tính tan của các bazơ, axit, và muối.
- Giới thiệu các phản ứng thường dùng trong dạng bài tách chất ra khỏi hỗn hợp.
Đó là: phản ứng tan trong Kiềm của các chất lưỡng tính (Oxit lưỡng tính, hiđoxit
lưỡng tính, hay gặp là các hợp chất của Nhơm, của Kẽm), các phản ứng của kim
loại Nhơm, của các kim loại trước và sau H trong dãy hoạt động hóa học, các

phản ứng của các oxit kim loại với các chất khử như: CO, H 2, các phản ứng
nhiệt phân của các hiđoxit khơng tan, một số chất khơng tan trong axit H 2SO4
đặc, nguội ( Al, Fe...), khơng tan trong H2O, trong axit như SiO2
- Hướng dẫn học sinh phân tích đề bài
- Giới thiệu phương pháp tổng qt cho từng dạng bài, vạch được sơ đồ tách áp
dụng đối với hỗn hợp các chất rắn, hỗn hợp các chất lỏng và hỗn hợp các chất
khí ( việc làm này rất cần thiết để học sinh khi trình bày lời giải khơng qn các
bước, khơng qn các phản ứng.)
Có những đề bài chỉ u cầu trình bày sơ đồ tách loại và viết PTHH, nhưng
cũng có những đề bài u cầu trình bày phương pháp tách loại, khi đó học sinh
cũng nên lập sơ đồ tách loại ở ngồi giấy nháp, để trên sở đó các em trình bài
giải chi tiết vào giấy thi, để tránh thiếu sót các bước.
Theo ý kiến riêng tơi với lời giải của dạng bài tập tách này chỉ nên u cầu
học sinh trình bày sơ đồ tách loại chi tiết và viết các PTHH, như vậy là đầy đủ
để thể hiện được phương pháp và các bước tách loại.

Hỗ
n hợp

A
B

+X

  →

Y
AX tan :  +
→ A ( tá
i tạo )


B

↑ ,↓

:( thu trực tiế
p B)

Lưu ý:
- Phản ứng tách riêng chất ra khỏi hỗn hợp cần phải có đủ 3 điều kiện:
+ Chỉ tác dụng lên 1 chất trong hỗn hợp ( thường là chất muốn tách)
+ Sản phẩm tạo thành có thể tách dễ dàng khỏi hỗn hợp như tạo kết tủa, tạo
thành dung dịch khơng tan vào nhau.
+ Từ sản phẩm tạo thành dễ tái tạo lại được chất ban đầu.
- Đối với hỗn hợp ban đầu:
+ Nếu hỗn hợp đó ở dạng rắn: X thường là dung dịch để hồ tan chất A.
+ Nếu hỗn hợp đó ở dạng dung dịch: X thường là dung dịch để tạo kết tủa hoặc
khí.
+ Nếu hỗn hợp đó ở dạng khí: X thường là chất để hấp thụ A ( giữ lại trong
dung dịch).
- Ta chỉ thu được chất tinh khiết nếu chất đó khơng lẫn chất khác cùng trạng
thái.
- Làm khơ khí: Dùng các chất hút ẩm để làm khơ các khí có lẫn hơi nước.
Về Ngun tắc: Chất dùng làm khơ có khả năng hút nước nhưng khơng phản
ứng hoặc sinh ra chất phản ứng với chất cần làm khơ, khơng làm thay đổi thành
phần của chất cần làm khơ.
Ví dụ: Khơng dùng H2SO4 đ để làm khơ khí NH3 vì NH3 bị phản ứng :

8



2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4
Không dùng CaO để làm khô khí CO2 vì CO2 bị CaO hấp thụ :
CO2 + CaO → CaCO3
+ Chất hút ẩm thường dùng: Axit đặc (như H2SO4 đặc ); P2O5 (rắn ); CaO(rắn); kiềm
khan, muối khan (như NaOH, KOH, Na2SO4, CuSO4, CaSO4 … )
- Nói cách khác, phương pháp tách, có thể phân thành 2 phương pháp:
+ Phương pháp loại bỏ: Phương pháp này dùng để tách một chất ra khỏi hỗn
hợp khi chất cần tách khó hoặc không tham gia phản ứng hóa học.
A
A, B

+X
XB

Ví dụ: Để tinh chế N2 tinh khiết từ hỗn hợp các khí H2O, CO2, CO, N2, O2
Ta phải thực hiện việc tách theo sơ đồ tách loại sau:
H2O
CO2
Hỗn hợp khí CO
N2
O2

+ CuO (dư)
o

t

H2O
CO2

khí
O2
N2

+ P (trắng)


H2O
khí CO2
N2

+ dd NaOH
(dư)

khí

H2O + H SO (đặc)
N2
N2
2

4



Ta thu được N2 tinh khiết, ta nhận thấy N2 không tham gia phản ứng với CuO,
Ca(OH)2 , H2SO4 nên ta thu khí này bằng phương pháp loại bỏ.
+ Phương pháp tái tạo: Dùng để tách các chất dễ dàng tham gia các phản ứng
hóa học với một chất khác tạo thành chất mới, chất này dễ tách ra khỏi hỗn hợp
và từ chất này có thể phản ứng để tạo ra chất cần tách.

X
X, Y

+A
YA

n

Y

Ví dụ: Muốn tách lấy khí CO2 hỗn hợp ở ví dụ trên, ta dẫn hỗn hợp khí qua bình
đựng dung dich Ca(OH)2 dư, CO2 bị gữ lại do phản ứng:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O
Lọc kết tủa nung đến khối lượng không đổi được
t
CaCO3 → CaO + CO2↑
Như vậy ta đã chuyển CO2 thành một chất không tan đó là CaCO3, rồi từ đó tái
tạo lại chúng nhờ phản ứng phân hủy.
- Giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh trình bày bài giải, hay trong thực hành
khi nào thì cần cho lượng chất vào phản ứng hay hòa tan... với lượng vừa đủ hay
phải dư, khi cho dư vào thì hỗn hợp thu được sau khi lọc tách thành phần là
những chất gì, như vậy thì phản ứng tiếp theo phải như thế nào... Khi nung chất
rắn để thu được chất rắn sau phản ứng tinh khiết thì phải nung đến khối lương
không đổi.... Điều này học sinh thường hay quên, nếu không có điều kiện vừa đủ
0

9


hay dư vào (tùy thuộc vào từng bài) và như vậy sẽ không thực hiện đúng được

các bước của việc tách loại.
- Giáo viên cần đưa ra nhiều các dạng bài tập về loại này và hướng dẫn học sinh
cách trình bày bài giải thật kỹ. Mỗi dạng cụ thể, giáo viên nên lấy 1 ví dụ, cho
học sinh đọc kỹ đề, rồi đưa ra các câu hỏi giúp học sinh tái hiện kiến thức cần
thiết. Cần hướng dẫn cho HS phân loại chất cần tách, xem thử những chất cần
tách đó thuộc loại chất nào? Bài tâp đã cho thuộc dạng bài tập nào? Từ đó nhớ
lại những phản ứng đặc trưng của từng loại chất, sự biến đổi thành chất khác có
trạng thái như thế nào, từ chất đó có tái tạo lại chất ban đầu được không. Từ
những phản ứng đặc trưng đó nên vân dụng và tách loại chất nào trước. Giáo
viên phải hướng dẫn cho HS con đường tách loại ngắn nhất, đúng đắn nhất để
HS tự lập được sơ đồ trong tư duy để trả lời bằng miệng, hoặc viết ra bằng văn
bản viết, hoặc để tiến hành thí nghiệm.
- Giáo viên nên phát vấn học sinh và bổ sung những ý học sinh trả lời còn thiếu
hay chỉnh những ý chưa đúng, đặc biệt chỉ cho học sinh thấy được những tính
chất đặc biệt của từng chất, đó là “bẩy” của đề bài và từ đó trình bày sơ đồ. Trên
cơ sở đó trình bày lời giải mẫu chi tiết, kèm các PTHH. (Vì thực tế học sinh rất
lúng túng trong cách trình bày bài giải dạng bài tập này).
Ví dụ: Một hỗn hợp gồm bạc, sắt, đồng. Trình bày cách tách riêng từng kim loại
trong hỗn hợp kim loại trên. Viết các phương trình phản ứng để minh họa. (trích
đề thi HSG tỉnh An Giang cấp THCS - năm 2002)
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh:
+ Trước tiên cần xác định trong 3 kim loại trên có 2 kim loại đứng
sau Hiđro trong dãy hoạt động hóa học (Ag và Cu), trong đó có 1 kim loại
không phản ứng với oxi khi đun nóng trong không khí đó là Ag, đây là chốt.
+ Từ đó ta có thể lập sơ đồ tách như sau
Ag
Hỗn hợp Fe
Kim loại
Cu


Hòa tan trong dd HCl (dư)
lọc, tách

FeCl2
Ag
Cu

Mg

to
O2, dư

Fe
Ag dd HCl vừa đủ
CuO lọc, tách

Ag
dd CuCl2

đpdd

Cu

Giáo viên cần hỏi học sinh: tại sao phải cho lượng axit HCl dư vào hỗn hợp các
kim loại? Học sinh trả lời, giáo viên giải thích rõ, để rút kinh nghiệm làm những
bài tập khác, vì đó là những điều kiện cần thiết.
+ Từ sơ đồ trình bày lời giải chi tiết như sau:
- Cho hỗn hợp 3 kim loại trên phản ứng với dung dịch HCl (dư) chỉ có Fe tan ra
do phản ứng:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑

- Lọc lấy Cu, Ag. Phần nước lọc thu được cho tác dụng với kim loại Mg vừa đủ,
sẽ thu được Fe qua phản ứng: FeCl2 + Mg → Fe↓ + MgCl2
- Đốt hỗn hợp Cu và Ag trong không khí đến khối lượng không đổi, chỉ có Cu
phản ứng với O2, thu được CuO và Ag. Cho hỗn hợp CuO và Ag vào dung dịch

10


HCl dư, sau phản ứng lọc tách ta thu được chất không tan là Ag và phần dung
dịch CuCl2, điện phân dung dịch CuCl2 thu được kim loại Cu.
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
ñpdd
CuCl2 
→ Cu + Cl 2
Sau đó giáo viên nên đưa ra một số ví dụ tương tự để học sinh luyện tập.
Nếu có phòng thực hành với đầy đủ các hóa chất và các dụng cụ nên hướng
dẫn học sinh làm một số bài tách bằng thực hành cụ thể.
Đây là hình thức kiểm tra mà người giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ,
hóa chất và đòi hỏi phải có nhiều thời gian . Bù lại với hình thức kiểm tra này sẽ
tạo cho HS niềm say mê hứng thú học tập, rèn luyện kỹ năng thực hành, tạo điều
kiện cho các em có niềm tin và yêu khoa học. Khi trình bày bài tập “Tách chất
ra khỏi hỗn hợp” bằng phương pháp thực hành cần giáo dục cho học sinh ý
thức tiết kiệm, tuân thủ đúng các qui định của các bước làm thí nghiệm hoá học.
2.3.5. Hệ thống một số bài tập “Tách chất ra khỏi hỗn hợp” được phân loại
theo đích của việc tách loại:
(Do khuôn khổ của một SKKN, nên tôi chưa phân loại cụ thể các dạng bài tập
tách theo sự phân loại các chất, chưa đưa ra được nhiều các ví dụ về hợp chất
hữu cơ, những ví dụ đưa ra trong phần này có một số ví dụ tôi trình bày bài giải
chi tiết còn lại tôi trình bày sơ đồ tách loại, mong bạn đọc thông cảm)
2.3.5.1. Tách riêng một hoặc vài chất ra khỏi hỗn hợp.

Bài 1: Tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp muối ăn, tinh bột và cát.
Lời giải:
- Hòa tan hỗn hợp trên vào nước, đổ hỗn hợp qua giấy lọc, tinh bột, cát không
tan thu được trên giấy lọc.
- Cô cạn phần nước lọc thu được làm nước bay hơi ta thu được muối ăn.
Bài 2: Cho hỗn hợp gồm 3 khí: CO2, C2H2 , O2 làm thế nào để thu được oxi tinh
khiết.
Lời giải:
- Dẫn hỗn hợp khi lội qua dung dịch nước vôi trong, khí CO2 được giữ lại:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O
- Dẫn hỗn hợp khí còn lại qua dung dịch nước Brôm thì khí C2H2 bị giữ lại:
C2H2 + 2 Br2 → C2H2Br4
- Khí thoát ra chính là khí Oxi tinh khiết.
Bài 3: Trình bày phương pháp tách riêng từng khí SO 2, O2 ra khỏi hỗn hợp
gồm các khí SO2 , SO3 , O2.
Lời giải:
- Cho hỗn hợp qua dung dịch NaOH dư, ta thu được khí O2:
SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
SO3 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O
- Dung dịch thu được tác dụng với H2SO4 loãng, ta thu đươc SO2:
Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + SO2↑

11


Bài 4: Có một hỗn hợp gồm 3 kim loại dạng bột Fe, Cu, Au trình bày phương
pháp tách Sắt ra khỏi hỗn hợp.
Lời giải:
- Cho hỗn hợp 3 kim loại trên phản ứng với dung dịch HCl dư chỉ có Fe tan ra
do phản ứng:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑
- Lọc lấy Cu, Au. Phần nước lọc thu được cho tác dụng với dung dịch NaOH sẽ
sinh ra kết tủa trắng xanh Fe(OH)2.
FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2↓ + 2NaCl
- Lọc lấy Fe(OH)2 nung nóng ở nhiệt độ cao (không có không khí) đến khối
lượng không đổi thu được FeO.
t
Fe(OH)2 → FeO + H2O
- Nung nóng FeO rồi cho luồng khí H2 dư đi qua thu được Fe.
t
FeO + H2 → Fe + H2O
Bài 5 Có hỗn hợp gồm các chất rắn Na 2CO3, NaCl, CaCl2, NaHCO3. Làm thế
nào để thu được NaCl tinh khiết ? Viết các phương trình phản ứng minh hoạ.
Lời giải:
- Hoà tan hỗn hợp vào nước dư, xảy ra phản ứng giữa:
Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3↓ + 2NaCl
- Lọc bỏ kết tủa, dung dịch thu được có chứa NaCl, NaHCO 3, có thể có dư
Na2CO3 hoặc CaCl2 .
- Cho tiếp Na2CO3 dư vào dung dịch để làm kết tủa hết CaCl2.
- Lọc bỏ kết tủa, dung dịch thu được có chứa NaCl, NaHCO 3, và Na2CO3 dư.
- Cho HCl dư vào, xảy ra phản ứng giữa HCl với Na 2CO3 và với NaHCO3, thu
được dung dịch NaCl
Na2CO3 + 2 HCl → 2NaCl + H2O + CO2
NaHCO3 + HCl → NaCl + H2O + CO2
- Cô cạn dung dịch đến khan thu được NaCl tinh khiết.
Bài 6 Một hỗn hợp gồm Cu có lẫn Fe, Ag, S. Nêu phương pháp để tinh chế được
Cu và Ag tinh khiết.
Lời giải:
- Cho hỗn hợp vào axit HCl dư Fe bi hòa tan
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

- Lọc thu chất rắn còn lại gồm Cu, S, Ag:
- Đốt trong oxi để loại bỏ S dưới dạng khí SO2:
t
2Cu + O2 →
2CuO
t
S + O2 → SO2
- Chất rắn thu được là CuO và Ag đem hòa tan vào axit HCl lượng vừa đủ, CuO
bị hòa tan, Ag không tan, lọc tách ta thu được Ag.
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
- Điện phân dung dịch CuCl2 ta thu được Cu
0

0

0

0

12


ñpdd
CuCl2 
→ Cu + Cl 2
Bài 7 Trình bày phương pháp tinh chế Ag bị lẫn các tạp chất Al, Fe, Cu ?
- Ngâm hỗn hợp trên vào dd HCl dư, Al, Fe bị hòa tan
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2O
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
- Lọc lấy chất rắn không tan đó là Ag và Cu.

- Ngâm hỗn hợp trên ở dạng bột trong dd AgNO3 dư đến khi phản ứng hoàn
toàn: Cu +2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
- Lọc lấy chất rắn, thu được Ag tinh khiết.
Bài 8 Một hỗn hợp gồm Cu có lẫn Fe, Ag, S. Nêu phương pháp để tinh chế
được Cu tinh khiết.
Sơ đồ tách loại
Cu ( OH ) 2
CuCl 2
CuO,Ag HCl
CuO
Cu ,Ag O ,t
O ,t ñeá
n k/l k ñoå
i
+ NaOH



→ FeCl3 
→ Fe( OH ) 3 

loïc, tách
Fe3O 4
Fe 2O3
Fe, S
FeCl2
Fe( OH )
o

o


2

o

2

2

CuO H dö,t Cu + HCl



→ Cu
Fe 2O3
Fe
Hoặc có thể tách tinh chế theo sơ đồ sau:
Fe,Cu + HCl Ag,S + O ,t
Ag + HCl
ñpdd


→

→ CuCl2 
→ Cu
Ag,S
Cu
CuO
o


2

o

2

Bài 9 N2 bị lẫn các tạp chất H2O, CO2, CO, N2, O2 . Làm thế nào để có được N2
tinh khiết
Sơ đồ tách loại
H2O
CO2
Hỗn hợp khí CO
N2
O2

+ CuO (dư)
to

H2O
CO2
khí
O2
N2

+ P (trắng)


H2O
CO

khí
2
N2

+ dd NaOH
(dư)


khí

H2O + H SO (đặc)
N2
N2
2

4

Bài 9
CO2 được điều chế từ phản ứng giữa CaCO3 và HCl thường có lẫn hơi
nước và khí HCl. Làm thế nào để có được CO2 tinh khiết
Giải Phản ứng điều chế CO2 : CaCO3 + 2HCl → CaCl 2 + H 2O + CO 2

Vì CO2 lẫn hơi H2O và HCl cần phải tinh chế.
Sơ đồ tách loại:
CO2
Hỗn hợp khí H2O
HCl

dd NaHCO3


CO2
H2O

+ P2O5

↑ CO2 tinh khiết

Bài 10 Trình bày cách tinh chế khí HCl từ hỗn hợp khí O2, HCl, CO2
Sơ đồ tách loại

13


O2
HCl
Hỗn hợp khí
CO2

+dd Ca(OH)2 (dư)
Thu ↑, lọc ↓

↑O2,
↓CaCO3
dd

CaCl2
Ca(OH)2 dư

H SO đậm đặc
↑HCl

khan CaCl2
t
Ca(OH)2

to

2

4

o

Bài 11 Quặng boxit để luyện nhôm thường có lẫn SiO2 và Fe2O3. Làm thế nào
để có được Al2O3 tinh khiết.
Sơ đồ tách loại
Al O
Quặng 2 3
Boxit SiO2
Fe2O3

dd HCl dư
lọc tách ↓

↓ SiO2
AlCl3
dd FeCl3
HCl dư

NaOH dư
lọc tách ↓


NaAlO
dd NaOH 2

Al(OH)3

Al2O3

to đến khối lượng không đổi

↓Fe(OH)3

Bài 12 Nêu phương pháp để tinh chế được BaCl2 tinh khiết từ hỗn hợp rắn
FeCl3 và BaCl2
Sơ đồ tách loại
Hỗn hợp FeCl3
BaCl2
rắn

H2O

FeCl3
dd
BaCl2

Fe(OH)3
+Ba(OH)2 dư

dd


BaCl2
BaCl 2 + HCl dư
dd
HCl dư
Ba ( OH ) 2 dö

to

BaCl2 khan

Bài 13: Bằng phương pháp nào có thể tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp dung dịch
các chất sau: NaCl, MgCl2,Na2SO4 , NaBr, CaSO4
Sơ đồ tách loại
NaCl
Na
SO4
dd
2
NaBr
MgCl2
CaSO4

↓BaSO4
+ dd BaCl2(vừa đủ)
lọc tách ↓

NaCl
NaBr + ddNa 2CO3 (dö)
dd
→

loïc,taù
ch↓
MgCl2
CaCl 2



CaCO3
MgCO3

NaCl
NaCl + Cl
+
dd
HCl
(dư)
NaCl
dd NaBr
NaBr
t
HCl (dư)
Na2CO3
CO2
n
2.3.5.2. Tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp.
2

0

Bài 1 Trình bày phương pháp tách riêng từng khí ra khỏi hỗn hợp gồm CO 2,)

SO2, H2.
Lời giải: - Cho hỗn hợp khí đi qua bình đựng dung dịch nước vôi trong (dư) thì
khí CO2 và SO2 bị giữ lại và khí H2 thoát ra. Ta thu được khí H2.
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O
SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 ↓ + H2O
- Cho dung dịch H2SO3 vào hỗn hợp trên cho đến khi dư ta thu được khí CO2.
H2SO3 + CaCO3 → CaSO3 ↓ + H2O + CO2 ↑
- Cho tiếp vào hỗn hợp trên dung dịch HCl sẽ thu được SO2.

14


CaSO3 + 2HCl → CaCl2 + SO2 ↑ + H2O
Bài 2 Hỗn hợp khí gồm CO, CO 2, C2H4 và C2H2. Trình bày phương pháp dùng
để tách từng khí ra khỏi hỗn hợp
Lời giải: - Dẫn hỗn hợp khí qua dung dịch Ca(OH)2dư ; CO2 được giữ lại:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
- Lọc tách kết tủa CaCO3 rồi nhiệt phân CaCO3 thu được CO2:
t
CaCO3 
→ CaO + CO2 ↑
- Dẫn hỗn hợp khí còn lại qua dung dịch Ag 2O dư trong NH3; lọc
tách thu được kết tủa và hỗn hợp khí CO , C2H4 và NH3:
NH
C2H2 + Ag2O 
→ C2Ag2↓ + H2O
- Cho kết tủa tác dụng với dd H2SO4 loãng dư thu được C2H2 :
t
C2Ag2 + H2SO4 
→ C2H2 ↑ + Ag2SO4

- Dẫn hỗn hợp CO, C 2H4 và NH3 qua dd H2SO4 loãng dư, đun nóng;
thu được CO:
2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4
dd H SO
C2H4 + H2O 
→ CH3CH2OH
- Chưng cất dung dịch thu được C 2H5OH, tách nước từ rượu thu
170 C , H SO ñaë
c
được C2H4.
CH3CH2OH 
→ C2H4 + H2O
Bài 3 Trình bày phương pháp để tách riêng từng khí ra khỏi hỗn hợp gồm:
CO2, CH4, C2H4, C2H2
Lời giải: - Dẫn hỗn hợp qua dd nước vôi trong dư khí CO2 bị giữ lại, lọc kết tủa
đem tác dụng với dd H2SO4 thu được khí CO2
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O
CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + H2O + CO2 ↑
- Dẫn các khí thoát ra qua dung dịch Ag 2O/NH3 dư, khí C2H2 bị giữ lại,
lọc kết tủa vàng nhạt rồi đem tác dụng với axit HCl, thu hồi được khí C2H2
NH
→ Ag2C2 ↓ + H2O
C2H2 + Ag2O 
Ag2C2 + 2HCl → 2AgCl ↓ + C2H2 ↑
- Dẫn tiếp 2 khí còn lại qua dung dịch Br2 dư, khí C2H4 bị giữ lại bởi phản ứng:
C2H4 + Br2 → C2H4Br2; khí thoát ra ta thu hồi được là CH4
- Cho C2H4Br2 tác dụng với Zn ta thu hồi được khí C2H4
C2H4Br2 + Zn → ZnBr2 + C2H4 ↑
Bài 4 Có hỗn hợp bột 2 Oxít là Fe 2O3 và Al2O3 . Làm thế nào để tách riêng mỗi
Oxít ra khỏi hỗn hợp.

Lời giải: - Cho hỗn hợp 2 Oxít trên phản ứng với dung dịch NaOH dư thì Al 2O3
bị hoà tan thành NaAlO2. Còn Fe2O3 không tan. Lọc lấy Fe2O3.
Al2O3 + 2NaOH dư → 2NaAlO2 + H2O
- Lấy dung dịch đã lọc trên phản ứng với CO2 sẽ được kết tủa Al(OH)3.
2NaAlO2 + 2CO2 + 4H2O → 2Al(OH)3↓ + 2NaHCO3
2NaOH dư + CO2 → Na2CO3 + H2O
0

3

0

2

0

4

2

4

3

15


- Lọc lấy kết tủa nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi ta thu
t
được Al2O3.

Al(OH)3 → Al2O3 + 3H2O
Bài 5 Trình bày phương pháp tách riêng từng oxit ra khỏi hỗn hợp gồm Al 2O3,
Fe2O3, SiO2.
Lời giải: - Cho dung dịch HCl dư vào hỗn hợp, Al2O3, Fe2O3 bị hòa tan bởi các
phản ứng:
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
- Lọc tách ta thu được SiO2 không tan:
- Cho NaOH dư vào dung dịch AlCl3, FeCl3, lọc tách kết tủa thu được
Fe(OH)3 và nước lọc chứa NaAlO2, NaOH dư
FeCl3 + 3NaOH →
Fe(OH)3↓+ 3NaCl
AlCl3 + 4NaOH →
NaAlO2+ 3NaCl+ 2H2O
- Nhiệt phân Fe(OH)3, đến khối lượng không đổi thu được Fe2O3
t
2Fe(OH)3 
→ Fe2O3 + 3H2O
- Thổi khí CO2 vào phần nước lọc sẽ thu được kết tủa Al(OH)3.
2NaAlO2 + 2CO2 +4H2O → 2Al(OH)3↓ + 2NaHCO3
2NaOH dư + CO2 → Na2CO3 + H2O
- Lọc lấy kết tủa đem nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu
t
được Al2O3
2Al(OH)3 
→ Al2O3 + 3H2O
Bài 6: Hỗn hợp rắn gồm các muối AlCl 3, FeCl3, BaCl2. Trình bày phương pháp
tách riêng từng muối ra khỏi hỗn hợp.
Lời giải: - Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào hỗn hợp 3 muối: AlCl3, FeCl3, BaCl2
thì FeCl3tác dụng tạo kết tủa Fe(OH)3.

2FeCl3 + 3Ba(OH)2 → 2 Fe(OH)3↓+ 3BaCl2
2AlCl3 + 4Ba(OH)2 → Ba(AlO2)2 + 3BaCl2 + 4H2O
- Lọc lấy kết tủa Fe(OH)3 cho phản ứng với dung dịch HCl dư, sau đó làm bay
hơi H2O và HCl dư ta được FeCl3 khan.
Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O
- Dung dịch còn lại gồm: BaCl2, Ba(AlO2)2, Ba(OH)2 cho phản ứng với HCl vừa
đủ sẽ thu được Al(OH)3 kết tủa và dung dịch có chứa BaCl2, cô cạn dung dịch ta
được BaCl2 khan.
Ba(AlO2)2 + 2HCl + 2H2O → 2Al(OH)3↓ + BaCl2
Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O
- Lọc lấy kết tủa Al(OH)3 cho phản ứng với dung dịch HCl dư ta được dung
dịch AlCl3, đun nóng đuổi HCl dư, cô cạn dung dịch ta được AlCl3 khan.
Al(OH)3 + 3HCl →AlCl3 + 3H2O
Bài 7: Có hỗn hợp gồm 3 kim loại dạng bột Ag, Al, Fe. Trình bày phương pháp
hóa học để tách riêng từng kim loại ra khỏi hỗn hợp.
Lời giải: - Hòa tan hỗn hợp gồm Ag, Al, Fe trong dung dịch NaOH (dư) thì Fe,
Ag không tan, lọc lấy phần không tan, Al bị hòa tan thành NaAlO2.
2Al +2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑
0

0

0

16


- Thổi khí CO2 vào phần tan NaAlO2 sẽ thu được kết tủa Al(OH)3.
2NaAlO2 + 2CO2 +4H2O → 2Al(OH)3↓ + 2NaHCO3
- Lọc lấy kết tủa Al(OH)3 nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi ta thu

được Al2O3. Lấy chất rắn Al2O3 điện phân nóng chảy thu được Al tinh khiết.
ñpcn
→ 4Al + 3O2↑
2Al2O3 
Criolit
- Hòa tan Fe và Ag trong dung dịch HCl (dư) thì Fe bị hòa tan thành dung dịch
FeCl2, qua phản ứng: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑; Ag không tan. Lọc lấy Ag.
- Cho dung dịch NaOH (dư) vào dung dịch FeCl2 ta thu được Fe(OH)2.
FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 ↓+ 2NaCl
- Lọc lấy kết tủa Fe(OH)2 nung trong môi trường chân không sẽ thu được chất
t
rắn FeO qua phản ứng: Fe(OH)2 → FeO + H2O
- Dùng khí H2 dư khử FeO ở nhiệt độ cao ta được Fe tinh khiết.
t
FeO + H2 → Fe + H2O
Bài 8: Bằng phương pháp nào có thể tách riêng từng kim loại ra khỏi hỗn hợp
gồm Mg, Al, Fe, Au.
Lời giải: - Hoà tan hỗn hợp trong dd NaOH dư, Al tan theo phản ứng:
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2. .
- Lọc tách được Fe, Mg, Cu không tan. Thổi CO2 dư vào nước lọc:
NaAlO2 + CO2 + 2H2O →Al(OH)3 ↓+ NaHCO3
- Lọc tách kết tủa Al(OH)3, nung đến khối lượng không đổi thu được Al 2O3, điện
phân nóng chảy Al2O3, thu được Al:
t
2Al(OH)3 
→ Al2O3 + 3H2O
ñpcn
→ 4Al + 3O2
2Al2O3 
Criolit

- Hoà tan hỗn hợp 3 kim loại trong dd HCl dư, tách được Au không tan và dung
dịch hai muối: Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
- Cho dd NaOH dư vào dung dịch 2 muối :
MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2 ↓+ 2NaCl
FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 ↓+ 2NaCl
- Lọc kết tủa và nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi:
t
Mg(OH)2 
→ MgO + H2O
t
4Fe(OH)2 + O2 
→ 2Fe2O3 + 4H2O
- Thổi CO dư vào hỗn hợp 2 oxit đã nung ở nhiệt độ cao:
t
Fe2O3 + 3CO 
→ 2Fe + 3CO2
MgO + CO không phản ứng
- Hoà tan hỗn hợp (để nguội) sau khi nung vào H 2SO4 đặc nguội dư, chỉ có MgO
tan, lọc tách chất rắn không tan ta thu được Fe.
→ MgSO4 + H2O
MgO + H2SO4 (đặc nguội) 
0

0

0

0


0

0

17


- Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch còn lại, lọc tách kết tủa thu được
Mg(OH)2, cho Mg(OH)2 phản ứng với HCl ta thu được MgCl 2, điện phân nóng
chảy MgCl2 ta thu được Mg.
MgSO4 +2NaOH dư → Mg(OH)2↓ + Na2SO4
Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + 2H2O
ñpcn
→ Mg + Cl2
MgCl2 
Bài 9: Trình bày ngắn gọn phương pháp tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp
sau: C2H4, C2H2 và CO2.
+ HCl
Sơ đồ tách loại
Ag C
CH
C2 H 4

Hỗn hợp C H
2 2
khí
CO 2

2


2

2

2

+ Ag2O/ddNH3
lọc tách ↓ thu khí

Bài 10: Trình bày phương
CH4, C2H4, C2H2, SO2
Sơ đồ tách loại
CH 4
C2H 4 Ba( OH ) dö


loïc,taù
ch
C2H 2
SO 2
2

C 2H4
CO 2

to

CaCO3

+ ddCa(OH)2


CO2

C2H4 ↑

lọc tách ↓ thu khí

pháp tách riêng từng khí ra khỏi hỗn hợp các khí :

BaSO3

CH 4
ddAgNO / NH
C2 H 4 →
C2H 2
3

+ HCl
↓ C2 Ag 2 
→ C2 H 2

3

+ Zn
dd C2 H 4 Br2 
→ C 2H 4

CH 4
C2 H 4 dd Br dö
→

C 2H 4
2

Bài 11: Một hỗn hợp gồm:BaO, MgCO3, Al2O3¸CuO. Trình bày phương pháp
tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp
Sơ đồ tách loại
Cu O , t CuO
0

BaO
MgCO3
Al2O3
CuO


+ Ba(OH)2 (dư)
lọc, tách ↓

dd

3

HCl
dd MgCl
2

+ Na2CO3
lọc, tách ↓

MgCO3 t

CuO

0

k/l không đổi

Ba(AlO2) + CO
Ba(OH)2 dư

2

(dư)

MgO t
CuO

2

0
,

Al(OH)3

H2 dư

MgO
Cu

t0 k/l không đổi


HCl dư

lọc, tách

Al2O3

dd HCl
MgCl2

MgCO3

Bài 12: Có hỗn hợp M gồm CaCO3, Fe2O3, Al2O3 và SiO2. Hãy trình bày phương
pháp để lấy được từng chất riêng
lẻ, khối lượng không đổi. Viết các phương
CaCl2
o
Fe2O3
trình hóa học của các phản ứng.FeCl
Fe(OH)3 t
3
d NaOH dư
2
d A AlCl
Sơ đồ tách loại
CaCl
3
2

Hỗn hợp M


d2 HCl dư

2

HCl (dư)

Na2CO3 dư
NaAlO2
2
d B NaOH (dư)
HCl

SiO2
CaCO3
NaCl
NaAlO2
d2 C NaOH
Na2CO3 (dư)

CO2 dư

Al(OH)3
d2

to
đến khối lượng
không đổi

Al2O3
18



Bài 13: Một hỗn hợp gồm các chất rắn sau: FeCl2, CuCl2 , NaCl, AlCl3. Trình bày
phương pháp tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp.
sơ đồ tách loại:
FeCl2, CuCl2

+ H2O (dư)

Cu, Fe

+ Al (vừa đủ)

2

d A

+ HCl (dư)
lọc tách

FeCl2 Cô cạn FeCl2 (rắn)
+Cl2, to

Cu

CuCl2

lọc tách

Al(OH)3 +HCl AlCl3


+NaOH (vừa đủ)

d2 NaCl, AlCl3

lọc tách

NaCl

Cô cạn

NaClrắn

Bài 14: Bằng phương pháp nào có thể tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp các
NaClrắn
AlCl
chất
sau:
MgCl2, CaCO3 , AlCl3, BaSO4
,
3
Sơ đồ tách loại
BaSO4
CaCO3
AlCl3
MgCl2

↓BaSO4
↓CaCO3


+ H2O (dư)

+ dd HCl (dư)

lọc tách ↓

dd AlCl3 + dd NaOH dư
MgCl2 lọc tách ↓

hợp
rắn 15: Fe có lẫn Fe O ,
Bài
3 4

↓BaSO4
CaCl2
dd HCl (dư)

+ Na2CO3 (dư)

↓Mg(OH)2
NaAlO2
dd NaOH (dư)

↓CaCO3

lọc tách ↓
+ HCl
vừa đủ ↓


dd MgCl2

+ CO2 (dư)

+ HCl

↓Al(OH)3 vừa đủ ↓ dd AlCl3

lọc tách ↓

Mg có lẫn MgO, Cu, Ag trong một hỗn hợp vụn. Trình

bày phương pháp tách lấy Al, Fe, Cu, Ag ra khỏi hỗn hợp dưới dạng đơn chất.

Sơ đồ tách loại:
Fe, Fe3O4
Mg,
MgO
Hỗn hợp
Cu, Ag

+ HCl dư

↓Cu
↓Ag

+ O2 (dư)
to

lọc tách ↓


FeCl2
dd AlCl3 + NaOH dư
FeCl3 L ọc tách ↓
MgCl2

Fe2O3
Hỗn hợp
chất rắn D MgO
↓ Mg(OH)2

dd HCl dư

Ag
CuCl2 Điện phân dd
Cu
HCl

CuO HCl dư
Ag

Al, to

Fe
Al2O3
MgO

MgCl2
dd
HCl dư


H2SO4 (đặc, nguội, dư)

lọc tách ↓

đp dd

Fe(OH)
↓ Fe(OH) 3
2
Mg(OH)2
dd NaOH dư
NaAlO2

to đến khối lượng không đổi

CO2 dư
lọc tách ↓

Hỗn hợp
chất rắn D

Al(OH)3

Fe
dd

Al2(SO4)3
MgSO4


NaOH dư

lọc tách

dd NaAlO2
↓ Mg(OH)2

Mg

Al(OH)3 t đến k/l không đổi Al O đp nóng chảy Al
2 3
o

Criolit

19


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Qua qúa trình trực tiếp giảng dạy bộ môn Hoá học lớp 8 và lớp 9, đặc biệt
qua các đợt ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi các cấp, tôi thấy sử dụng dạng bài
tập “Tách chất ra khỏi hỗn hợp” rất hiệu quả trong việc hệ thống ôn tập các kiến
thức cơ bản, cũng như kiến thức chuyên sâu cho học sinh. Nhất là các đội tuyển
học sinh giỏi. Từ kiến thức thu được ở dạng bài tập này đó chính là một phần cơ
sở để các em phân tích các biến đổi hoá học trong các dạng bài tập khác.
Bởi vậy, cùng với sự nhiệt tình, sự chuyên sâu về kiến thức qua các giờ lên
lớp tôi đã cảm nhận được sự tin tưởng và yêu thích bộ môn Hoá học ở các em,
nên chất lượng môn Hoá học trong thời gian tôi tham gia giảng dạy theo thời
gian đã được nâng lên rõ rệt.
- Chất lượng đại trà các lớp tôi trực tiếp dạy luôn đạt tỷ lệ khá giỏi trên 80%,

không có học sinh yếu kém.
- Chất lượng đội tuyển cũng được nâng lên, qua các năm tôi trực tiếp ôn luyện
đội tuyển số giải đạt cấp huyện, cấp tỉnh được thể hiện qua bảng sau:
Năm học
Giải cấp huyện (lớp 8+9 )
Giải cấp tỉnh (lớp 9)
Nhất

2001 – 2002
2002 – 2003
2003 – 2004
2004 – 2005
2005 – 2006
2006 – 2007

Nhì

Ba

KK

Tổng

Nhất

Nhì

Ba

KK


Tổng

2
2
1
3
2
2

5
5
3
15 1
5
6
4
5
6
17
2
1
3
6
2
11 20 1
7
8
7
4

4
18 1
6
6
13
10
5
5
22
1
1
2
5
6
4
17
2
4
2
8
2011 – 2012( HSG 8)
3
1
3
7
Tổng
12
40
28
36 116 3

20 13 4
40
3.KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
- Giáo viên phải nhiệt tình tâm huyết với nghề nghiệp, phải luôn có ý thức
tự nghiên cứu tìm tòi, có sự bao quát kiến thức không chỉ của cấp THCS mà
phải mở rộng nâng cao lên cả phần kiến thức của cấp THPT.
- Cấp trên cần có chế độ phụ cấp độc hại cho giáo viên giảng dạy bộ môn
Hoá học vì giáo viên phải trực tiếp tiếp xúc với rất nhiều hoá chất độc hại trong
quá trình chuẩn bị thí nghiệm đến thực hiện thí nghiệm trên giờ dạy.
- Cần có thêm biên chế giáo viên thực hành cho các trường bởi thời gian
nghỉ giữa hai tiết là 5 phút, giáo viên không thể chuẩn bị kịp thời đồ dùng thí
nghiệm.
- Cần tăng cường hơn nữa cơ sở vật chất, phòng chức năng, kho chứa hoá
chất, diện tích đất cho nhà trường. Bổ sung thêm cho các trường các bộ thiết bị
thí nghiệm được đầy đủ, đảm bảo yêu cầu về mặt kỹ thuật để các thí nghiệm
được thành công và có độ an toàn cao cho giáo viên và học sinh.
Trong quá trình thực hiện đề tài chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót, rất
mong nhận được ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 21 tháng 3 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.

20


Lê Thị Thơ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngô Ngọc An (1999), Rèn kỹ năng giải toán hoá học 9, NXBGD, Hà Nội.

2. Ngô Ngọc An (2004), Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hoá học 9 – THCS,
NXB ĐHSP.
3. Trần Bá Hoành (2003), Đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS,
NXBĐHSP Hà Nội.
4. Trần Bá Hoành, Cao Thị Thặng, Phạm Thị Lan Hương (2003), Áp dụng dạy
và học tích cực trong môn hoá học, NXBĐHSP Hà Nội.
5. Đinh Thị Hồng (1997), Bài tập hoá học 9, NXBGD Hà Nội .
6. Trần Thành Huế (1998), Một số vấn đề về việc dạy giỏi, học giỏi môn hoá
học phổ thông giai đoạn mới, Kỷ yếu hội nghị hoá học toàn quốc lân thứ 3,
Hà Nội.
7. Nguyễn Sinh Huy - Nguyễn Văn Lê (1997), Giáo dục học đại cương,
NXBGD.
8. Vũ Văn Lục (1993), Phương pháp dạy bài tập hoá học, TLBDTX, NXBGD.
9. Cao Thị Thặng (1999), Hình thành kĩ năng giải bài tập hoá học ở trường
trung học cơ sở, Sách BDTX chu kỳ 1997-2000 cho giáo viên THCS,
NXBGD.
10. Nguyễn Ngọc Quang (1994), Lí luận dạy học hoá học tập 1, NXBGD, Hà Nội.
11. Lê Xuân Trọng (2001), Bài tập nâng cao Hoá 9, NXBGD, Hà Nội.
12. Lê Xuân Trọng (2003), Bài tập trắc nghiệm hoá học 9, NXBGD, Hà Nội.
13.

Nguyễn Xuân Trường (2006), Bài tập nâng cao hoá học 9, NXBGD, Hà
Nội.

14. Nguyễn Xuân Trường (2006), Trắc nghiệm và sử dụng trắc nghiệm trong
dạy học hoá học ở trường phổ thông , NXBĐHSP.
Nguyễn Xuân Trường (2003), Bài tập hoá học ở trường phổ thông, NXB ĐHSP
15.

Hoàng Thành Chung(2010), Những chuyên đề hay và khó Hóa học THCS,

NXB NXBGD, Hà Nội.

21


16.

Lê Thanh Xuân (2010), Chuyên đề cơ bản Hóa học vô cơ, tập 4, NXB
NXBGD, Hà Nội.

22



×