Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Cách giải một số dạng câu hỏi lí thuyết trong ôn thi học sinh giỏi môn địa lí 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.92 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
STT

Nội dung

Trang

1

Mở đầu

2

2

Lí do chọn đề tài

2

3
4
5
6

Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

3
3


3
4

7

Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.

4

8

Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm.

4

9

Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề

5

10

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

15

11


Kết luận, kiến nghị.

16

1


1. MỞ ĐẦU.
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đảng ta đã khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo
dục là đầu tư cho phát triển”. Để xã hội phát triển tốt đẹp, giáo dục luôn là lĩnh
vực phải đi trước một bước, vì vậy chất lượng giáo dục hiện nay đã trở thành
mối quan tâm của toàn xã hội. Giáo dục là nhân tố quyết định thắng lợi sự
nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của nước ta. Để thực
hiện tốt sứ mệnh cao cả đó những người làm công tác giáo dục nói chung và
người giáo viên nói riêng ngoài việc trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng cơ
bản, thì việc bồi dưỡng học sinh mũi nhọn là một nhiệm vụ rất quan trọng nhằm
phát hiện bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Tuy nhiên, việc bồi dưỡng học sinh
giỏi là một trong những hoạt động vất vả, khó khăn và đầy thử thách đối với
những người làm nghề dạy học, nó không chỉ đòi hỏi người giáo viên tâm huyết,
sự say mê, khám phá tìm tòi đổi mới phương pháp ôn luyện sao cho thật đơn
giản, nhẹ nhàng mà phải hiệu quả, thu hút được sự chú ý của học sinh.
Trong cấu trúc đề thi học sinh giỏi môn địa lí 9, phần lí thuyết chiếm
khoảng 50% tổng số điểm toàn bài thi. Vì vậy, trong quá trình ôn thi học sinh
giỏi, đòi hỏi học sinh không chỉ có kiến thức mà còn phải tìm ra được cách giải
khoa học, hiệu quả các dạng câu hỏi này. Thông thường trong quá trình ôn
luyện, tôi nhận thấy học sinh rất khó tìm ra cách giải cho các dạng câu hỏi lí
thuyết, chủ yếu các em làm theo thói quen, cảm tính, hiểu như thế nào thì làm
như thế ấy, chưa nắm rõ bản chất và chưa tìm ra được cách giải phù hợp cho
từng dạng. Thực tế cho thấy nhiều em thuộc nhiều kiến thức cơ bản nhưng khả

năng nhận dạng câu hỏi, phân tích đề không tốt dẫn đến hiệu quả làm bài không
cao. Chính vì vậy, nhiệm vụ của người giáo viên ôn thi học sinh giỏi nói chung
và môn địa lí nói riêng phải ngoài giúp các em có kiến thức cơ bản còn phải
trang bị cho các em kĩ năng nhận dạng, phân tích đề, cách giải các dạng câu hỏi
một cách khoa học, chính xác.
Hiện nay bộ môn địa lí tài liệu tham khảo rất ít, chưa có tài liệu, chuyên
đề nào bàn sâu về vấn đề ôn luyện học sinh giỏi. Qua quá trình ôn luyện, tham
khảo ý kiến các đồng nghiệp đã từng nhiều năm ôn thi học sinh giỏi, đa số các
giáo viên cho rằng chủ yếu là dạy theo cảm tính, chưa có phương pháp, dàn bài
chung nào cho để giải các dạng câu hỏi, bài tập đặc biệt là các dạng câu hỏi lí
thuyết một cách triệt để, có hệ thống, để học sinh có sườn chung nhất, dễ dàng
hơn trong quá trình làm bài, vì vậy mà các em dễ bị sót ý, quên ý, thậm chí là lạc
đề. Trong quá trình ôn luyện học sinh giỏi, tôi đã trăn trở trong cách dạy, cách ôn
luyện, cách biên soạn tài liệu làm thế nào để tìm ra cách giải, cách làm bài tốt
nhất khoa học nhất, phù hợp với đối tượng học sinh của mình .
Từ những năm trước khi còn đang công tác tại trường trung học cơ sở Yên
Lễ, nhận được sự tin tưởng của ban giám hiệu nhà trường tôi được phân công
làm nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn địa lý của trường, mặc dù giải
chưa cao nhưng năm nào tôi cũng đạt giải, nhà trường đã xem đây là bộ môn
truyền thống, là bộ môn thế mạnh của mình . Năm học 2015- 2016 bản thân
được lãnh đạo huyện và phòng Giáo Dục tin tưởng và lựa chọn về giảng dạy các
lớp mũi nhọn của huyện tại trường trung học cơ sở thị trấn Yên Cát. Bằng những
2


kinh nghiệm của bản thân mình trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa
lý tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến “Cách giải một số dạng câu hỏi lí thuyết trong
ôn thi học sinh giỏi môn địa lí 9” để các bạn đồng nghiệp, quý thầy cô tham
khảo, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến để sáng kiến này hoàn thiện hơn.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.

Mục đích nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm này là nhằm đưa ra một
số cách phân loại, quy trình, cách nhận dạng, cách giải các dạng câu hỏi lí
thuyết trong ôn luyện học sinh giỏi môn Địa Lí, nhằm khắc phục nhược điểm
phổ biến trong học sinh là học thuộc vẹt, không có kĩ năng trình bày bài thi viết,
đồng thời giúp các em có phương pháp học tập, nhận dạng, xử lí câu hỏi và làm
bài tốt hơn.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Các kiến thức về cách giải các dạng câu hỏi lí thuyết cho ôn thi học sinh
giỏi môn địa lí trường trung học cơ sở Yên Cát, huyện Như Xuân.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Đề tài này tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp 1: Điều tra học sinh có năng khiếu học bộ môn. Việc điều
tra phát hiện học sinh có năng khiếu học giỏi bộ môn là rất quan trọng. Đây là
một bước rất quan trọng vì có lựa chọn đúng học sinh thì hiệu quả ôn luyện mới
có kết quả tốt. Để làm được điều này, trong quá trình giảng dạy trên lớp giáo
viên phải chuẩn bị chu đáo bài dạy, sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học,
có hệ thống câu hỏi đưa ra phù hợp với mọi đối tượng nhằm phát huy tính tích
cực chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học, đồng thời có những hệ thống
câu hỏi nâng cao nhằm phát hiện những học sinh có năng khiếu học giỏi bộ
môn.
Phương pháp 2: Chọn đối tượng học sinh giỏi. Sau khi đã điều tra được
đối tượng, tiến hành lựa chọn học sinh, đây là một công việc rất khó khăn vì như
tôi đã trình bày ở trên các em học sinh giỏi toàn diện hầu như các em không lựa
chọn bộ môn địa lí, vì vậy người giáo viên còn phải làm công tác tư tưởng học
sinh và phụ huynh để các em hiểu và lựa chọn đúng với năng lực của mình.
Phương pháp 3: Nghiên cứu tài liệu: Việc bồi dưỡng học sinh giỏi là một
công việc hết sức khó khăn, vì vậy người giáo viên phải tham khảo nhiều tài
liệu một cách thường xuyên để cập nhật bổ sung và phát triển chuyên đề mà
mình phụ trách từ đó đưa ra cách giải phù hợp nhất, bao quát nhất, học sinh dễ
dàng tiếp thu nhất.

Phương pháp 4: Biên soạn tài liệu ôn thi. Nguồn tài liệu tối quan trọng và
xuyên suốt quá trình ôn thi là: Sách giáo khoa và sách giáo viên Địa lý lớp 6, 8,
9, chuẩn kiến thức kĩ năng môn Địa Lí trung học cơ sở. Đây là những tài liệu cơ
bản nhất mà giáo viên và học sinh cần bám sát trong quá trình ôn thi mà không
có một tài liệu nào có thể thay thế được. Ngoài ra trong quá trình ôn luyện giáo
viên cần có thêm các tài liệu tham khảo như: Sách giáo khoa Địa lý của chương
trình phổ thông trung học đặc biệt là sách Địa lý lớp 12, các loại tài liệu về các
phương pháp ôn luyện học sinh giỏi khác. Từ những nguồn tài liệu này giáo viên
phải biên soạn thành bài giảng riêng phù hợp với đối tượng học sinh của mình.
3


2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN.
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN.
Ở nước ta cũng như hầu hết các nước trên thế giới, vấn đề
giáo dục và chất lượng giáo dục ngày càng trở thành mối quan
tâm hàng đầu của toàn xã hội. Hội nghị lần thứ 6 ban chấp
hành trung ương Đảng khóa IX đã kết luận “Phát triển quy mô
giáo dục cả đại trà và mũi nhọn”. Như vậy, có thể khẳng định
giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu là một trong những
động lực quan trọng thúc đẩy thắng lợi sự nghiệp công nghiệp
hóa - hiện đại hóa đất nước. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng,
toàn dân trong đó nhà giáo và cán bộ giáo dục là lực lượng nòng
cốt. Hiện nay cùng với các nhà trường trong huyện bên cạnh
việc chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục đại trà còn quan
tâm đúng mức đến chất lượng giáo dục mũi nhọn. Vì giáo dục
mũi nhọn, giúp tạo ra những nhân tài, những con người có ý
thức và đạo đức xã hội, có trình độ, có văn hoá, có hiểu biết kỹ
thuật, có năng lực lao động cần thiết, có óc thẩm mĩ và có kiến
thức tốt để kế tục sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ tổ

quốc.
Tuy nhiên, trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi, đòi hỏi sự nỗ lực của
cả thầy và trò. Trước hết đòi hỏi người thầy phải có năng lực sư phạm vững
vàng, vì công việc dạy học vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật.
Người thầy phải có phương pháp dạy học phù hợp phát huy được tính tích cực,
chủ động của học sinh. Việc nâng cao chất lượng dạy học nói chung, và dạy học
môn địa lí nói riêng cần có những phương pháp đặc trưng riêng. Ngoài việc lên
lớp người giáo viên phải không ngừng học hỏi, tìm tòi tài liệu liên quan, làm sao
có thể truyền đạt kiến thức cho học sinh một cách nhẹ nhàng, dễ hiểu nhất.
Đào tạo học sinh mũi nhọn luôn là mục tiêu phấn đấu của phòng giáo dục,
của các trường, của mỗi giáo viên. Đối với bản thân mỗi giáo viên được giao
trọng trách nặng nề này phải đem hết tâm huyết, sức sáng tạo, niềm đam mê, sự
tìm tòi, tìm ra các bản chất, cái cốt lõi nhất để làm sao học sinh ít phải ghi nhớ
máy móc nhất mà vấn hiểu và làm bài tốt. Qua rất nhiều trăn trở tìm tòi, nghiên
cứu các tài liệu của một số bậc thầy trong ngành địa lí như thầy Lê Thông, thầy
Nguyễn Viết Thịnh,... đặc biệt là qua đợt tập huấn chuyên đề nâng cao năng lực
bồi dưỡng học sinh giỏi cho giáo viên bậc trung học cơ sở tháng 12 năm 2015
của sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa, bản thân đã học hỏi và rút ra được một
số kinh nghiệm trong công tác ôn thi học sinh giỏi bộ môn của mình.
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG
KIẾN.
Một thực tế hiện hiện nay cho thấy, môn Địa lí là một môn học ít được
học sinh yêu thích, nên việc tuyển chọn học sinh vào đội tuyển học sinh giỏi
môn địa lí là hết sức khó khăn. Thông thường những em học sinh giỏi môn Địa
lí là học sinh giỏi toàn diện, hoặc giỏi về khoa học tự nhiên, do đó các em không
chọn môn địa lí. Nhiều học sinh và phụ huynh còn cho rằng đây là một môn học
phụ nên ít quan tâm chỉ học làm sao đủ điểm là được. Chính vì vậy, đối với môn
4



Địa Lí số học sinh tham gia thi hầu hết là các học sinh có năng lực học tập chưa
cao như các môn khác hoặc các em bị loại từ các đội tuyển khác, độ thông minh
không cao, thậm chí có những em ý thức học tập chưa cao, kỹ năng tính toán
yếu, ....
Ngay từ khi mới nhận lớp, thông qua việc kiểm tra khảo sát đầu năm khi
nhận lớp đối với bộ môn địa lí thì số học sinh có kết quả học tập từ khá trở lên
đạt khoảng 40%, trong đó có những em triển vọng song không được đầu tư
nhiều, nên chưa phát huy hết khả năng số học sinh giỏi các cấp đặc biệt là cấp
tỉnh còn thấp.
BẢNG THỐNG KÊ VỀ KẾT QUẢ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
MÔN ĐỊA LÍ LỚP 9 NĂM HỌC 2014 – 2015.
Năm học

2014-2015

Tổng số học Số học
Số học
sinh tham
sinh đạt sinh đạt
gia dự thi.
giải nhất. giải nhì.
6

0

0

Số học
sinh đạt
giải ba

0

Số học sinh
đạt giải
khuyến
khích
1

Với kết quả thu được ở trên chúng ta nhận chất lượng mũi nhọn môn địa lí
cấp tỉnh của huyện nhà quá thấp, cả về số lượng giải và chất lượng giải.
2.3. CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
Trong phạm vi của đề tài này tôi chỉ nêu ra cách giải một số dạng câu hỏi
lí thuyết trong ôn thi học sinh giỏi môn địa lí 9.
Các dạng câu hỏi lí thuyết thường gặp trong ôn thi học sinh giỏi địa lí 9
như: Dạng trình bày, dạng giải thích, dạng so sánh và dạng chứng minh.
1. Dạng trình bày.
Dạng trình bày hay nói đơn giản là dạng học thuộc bài, dạng dễ nhất trong
các trong các dạng câu hỏi lí thuyết. Đối với câu hỏi lí thuyết cần chú ý một số
yêu cầu sau:
- Hiểu và nắm vững kiến thức cơ bản kiến thức sách giáo khoa, một cách
hệ thống, lôgic, đây là một yêu cầu tối thiểu vì như người ta thường nói “có bột
mới gột nên hồ”
- Tái hiện, sắp xếp kiến thức cơ bản và trình bày theo yêu cầu của câu hỏi.
* Cách nhận dạng: Câu hỏi trình bày thường có các cụm từ sau: Trình bày,
phân tích, nêu, như thế nào, ... gì,...
Đây là một dạng câu hỏi kiểm tra kiến thức. Nội dung câu hỏi cái gì thì trả
lời cái đó tránh lan man.
Vẫn có thể xảy ra nhầm lẫn đáng tiếc do chủ quan hoặc không hiểu nội
dung câu hỏi.
Ví dụ: Trình bày các thế mạnh về kinh tế của vùng Trung du và miền núi

Bắc Bộ
Rõ ràng đây là câu hỏi trình bày hiện trạng kinh tế nhưng có em lại trình
bày về nguồn lực phát triển. Thay vì nêu các thế mạnh về kinh tế của vùng lại di

5


trình bày các nguồn lực tự nhiên, kinh tế - xã hội. Nội dung đúng là: Trung du và
miền núi Bắc Bộ có các thế mạnh kinh tế sau:
+ Thế mạnh về khai thác khoáng sản, thủy điện.
+ Thế mạnh về trồng cây công nghiệp, cây dược liệu.
+ Thế mạnh chăn nuôi gia súc.
+ Thế mạnh kinh tế biển.
+ Thế mạnh về du lịch.
Nó chỉ đúng khi thay chữ về bằng cụm từ “để phát triển”
* Cách giải:
Nhận dạng câu hỏi là bước đầu tiên cần phải làm, việc nhận dạng ở đây
khá dễ dàng và cơ sở của nó chủ yếu dựa vào hình thức câu hỏi như đã nêu ở
trên.
Cách trả lời: Đây là dạng câu hỏi để kiểm tra kiến thức vì vậy hỏi cái gì trả
lời cái đó, tuy nhiên cần đọc kĩ câu hỏi trước khi làm bài. Cần vạch các ý chính
tránh bỏ sót ý.
2. Dạng câu hỏi giải thích.
a. Yêu cầu.
Dạng giải thích thường xuyên xuất hiện trong các đề thi học sinh giỏi.
Đây là một dạng câu hỏi khó đòi hỏi thí sinh không chỉ nắm kiến thức cơ bản mà
còn biết vận dụng chúng để giải thích một hiện tượng địa lí (Tự nhiên hoặc kinh
tế - xã hội).
Muốn trả lời được các câu hỏi này các em cần phải:
+ Nắm vững kiến thức cơ bản trong chương trình sách giáo khoa.

+ Biết vận dụng các kiến thức cơ bản để tìm ra mối quan hệ, khẳng định
vai trò, tác động của các đối tượng địa lí với nhau
+ Biết cách khái quát các kiến thức liên quan đến câu hỏi và mối liên hệ
của chúng để tìm ra nguyên nhân.
b. Cách nhận dạng:
Nhận dạng loại câu hỏi này căn cứ vào các từ như: Tại sao, vì sao, giải
thích vì sao,...
c. Phân loại:
Các câu hỏi thuộc dạng giải thích rất dễ nhận biết, việc phân loại câu hỏi
giải thích giúp các em hiểu câu hỏi tìm cách trả lời phù hợp, tránh lan man, lạc
đề.
Căn cứ vào sách giáo khoa và các đề thi học sinh giỏi có thể phân ra làm
hai loại câu hỏi giải thích:
* Loại câu hỏi giải thích theo mẫu cố định: gồm 2 loại
- Loại theo mẫu giải thích nguyên nhân (Tự nhiên, kinh tế - xã hội), hay
còn gọi là mẫu nguồn lực.
Loại câu hỏi này chủ yếu liên quan đến phần kinh tế - xã hội Việt Nam.
Ví dụ:
Tại sao Trung du và miền núi bắc Bộ là vùng trồng chè lớn nhất nước ta?
6


Tại sao Đồng bằng sông Hồng là nơi tập trung dân đông nhất nước ta?
- Loại theo mẫu khái niệm: Ví dụ: tại sao ngành công nghiệp chế biến
lương thực thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta?
* Loại không theo mẫu cố định:
Đây là dạng câu hỏi liên quan đến cả phần địa lí tự nhiên và phần địa lí
kinh tế - xã hội Việt Nam. Đây là dạng câu hỏi cần tư duy cao, phải biết liên hệ
giữa các đối tượng địa lí.
Ví dụ: Tại sao khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm?

Tai sao dân số là một trong những vấn đề đang được quan tâm hàng đầu
hiện nay ở nước ta?
c. Hướng dẫn cách giải:
Mỗi loại câu hỏi thuộc dạng giải thích có một cách giải riêng.
-Loại câu hỏi theo mẫu giải thích nguyên nhân (tự nhiên, kinh tế - xã hội),
hay còn gọi là mẫu nguồn lực.
Nguồn lực để phát triển kinh tế -xã hội bao gồm:
+ Vị trí địa lí.
+ Các nguồn lực tự nhiên: địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, sinh vật, biển,
du lịch, khoáng sản...
+ Nguồn lực kinh tế - xã hội gồm: Dân cư và lao động; cơ sở vật chất- kĩ
thuật, cơ sở hạ tầng; đường lối chính sách; thị trường.
Ví dụ: Tại sao Đông Nam Bộ trở thành vùng chuyên canh cây công
nghiệp lớn nhất nước ta?
Trả lời
Khái quát về vùng Đông Nam Bộ: Diện tích vào loại nhỏ so với cả nước,
dân số vào loại trung bình nhưng là vùng dẫn đầu cả nước về sự phát triển kinh
tế - xã hội. Đây là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta.
Giải thích:
+ Vị trí địa lí thuận lợi, gần đường hàng hải quốc tế thuận lợi giao lưu
buôn bán, có cảng Sài Gòn thuận lợi cho việc xuất khẩu sản phẩm cây cây công
nghiệp.
+ Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên:
Địa hình, đất trồng: vùng có địa hình đồi lượn sóng, tương đối bằng
phẳng. Có diện tích đất ba dan màu mỡ (40%), và đất xám phù sa cổ thoát nước
tốt. Địa hình và đất trồng thuận lợi để hình thành vùng chuyên canh cây công
nghiệp quy mô lớn.
Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm với 2 mùa: mùa mưa và mùa
khô, ít thiên tai. Mùa khô kéo dài 4-5 tháng thuận lợi để phơi sấy và bảo quản
sản phẩm.

Nguồn nước: Phong phú do sông Đồng Nai và công trình thủy lợi dầu
tiếng trên sông Sài Gòn cung cấp nước tưới cho diện tích cây công nghiệp của
tỉnh Tây Ninh và huyện Củ Chi của thành phố Hồ Chí Minh.
+ Điều kiện kinh tế- xã hội
Nguồn lao động dồi dào, người dân có kinh nghiệm trồng chế biến và bảo
quản sản phẩm cây công nghiệp.

7


Cơ sở vật chất- kĩ thuật, cơ sở hạ tầng khá hoàn thiện: Hệ thống đường
giao thông, thủy lợi, công nghiệp chế biến phát triển giúp nâng cao giá trị và khả
năng cạnh tranh của sản phẩm cây công nghiệp.
Chính sách của nhà nước đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp trong
đó có cây công nghiệp để xuất khẩu.
Thị trường: thị tiêu trường tiêu thụ sản phẩm cây công nghiệp ngày càng
mở rộng: Trung Quốc, EU,...
Trên đây là một ví dụ về câu hỏi giải thích theo mẫu nguồn lực, đối với
các vùng kinh tế khác có câu hỏi tương tự ta cũng định hướng học sinh trả lời
theo mẫu như vậy.
Tuy nhiên đây chỉ là một mẫu chung về các điều kiện phát triển kinh tế xã hội. Trong từng trường hợp cụ thể ta phải có cách vận dụng linh hoạt phù hợp
với yêu cầu của đề ra.
* Loại câu hỏi theo mẫu khái niệm:
Trong các đề thi học sinh giỏi môn địa lí loại câu hỏi này thường gắn với
việc giải thích ngành công nghiệp trọng điểm. Lí do đưa ra để giải thích phải
nằm trong khái niệm ngành công nghiệp trọng điểm.
Khái niệm: Ngành công nghiệp trọng điểm là ngành chiếm tỉ trọng cao
trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp; phát triển dựa trên những thế mạnh lâu
dài về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, sự phát triển của ngành này nhằm
đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và tạo ra mặt hàng xuất khẩu chủ

lực; có vai trò thúc đẩy sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Ví dụ: Vì sao chế biến lương thực thực phẩm là ngành công nghiệp trọng
điểm của nước ta?
Trả lời:
- Khái niệm: Ngành công nghiệp trọng điểm là ngành chiếm tỉ trọng cao
trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp, được phát triển dựa trên thế mạnh lâu
dài về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động. Sự phát triển ngành này nhằm
đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và tạo ra nguồn hàng xuất khẩu chủ
lực; Có vai trò thúc đẩy sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Cụ thể:
+ Ngành chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trong cao: 24% trong
cơ cấu giá trị sản xuất công nghiêp.
+ Phát triển dựa trên những thế manh lâu dài:
Về tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, khí hậu, nguồn lợi sinh vật biển
phong phú thuận lợi để phát triển ngành Nông - lâm - nghiệp cung cấp nguyên
liệu cho công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
Về nguồn lao động: dồi dào, chất lượng ngày càng được nâng cao.
+ Đem lại hiệu quả kinh tế cao: Vốn đầu tư ít, thời gian thu hồi vốn
nhanh, hiệu quả sản xuất cao. Nâng cao chất lượng sản phẩm.
Đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, tạo ra các mặt hàng xuất khẩu
chủ lực: gạo, cà phê nhân, thủy sản đông lạnh,...
Giúp giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.
+ Có tác động thúc đẩy tăng trương kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Giúp hình thành các vùng chuyên canh, vùng chăn nuôi quy mô lớn.

8


Thúc đẩy phát triển công nghiệp, thương mại, giao thông vận tải,...góp
phần công nghiệp hóa nông thôn.

Các nghành công nghiệp trọng điểm khác như công nghiệp điện, khai thác
nhiên liệu, công nghiệp dệt may,... các trả lời tương tự như trên.
* Loại câu hỏi không theo mẫu cố định.
Loại câu hỏi này vẫn gặp trong thi học sinh giỏi môn địa lí, cái khó là nó
không theo một mẫu nào cả. Tùy theo yêu cầu câu hỏi học sinh phải tìm ra cách
trả lời hợp lí. Muốn vậy trước hết học sinh phải đọc kĩ câu hỏi xem đề yêu cầu
giải thích cái gì, sau đó tái hiện kiến thức về vấn đề liên quan đến câu hỏi, xắp
xếp và tìm mối liên hệ giữa chúng với nhau. Cuối cùng đưa ra các lí do để giải
thích theo yêu cầu câu hỏi.
Ví dụ: Tại sao nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm?
Để trả lời phải tái hiện kiến thức đã học đó là: Tính chất nhiệt đới: Vị trí
nội chí tuyến bắc bán cầu, có góc chiếu sáng lớn; Tính chất gió mùa: Vị trí nằm
ở trung tâm của châu Á gió mùa chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa; Tính
chất ẩm: do vị trí nằm ở trung tâm gió mùa châu á, các khối khí di chuyển qua
biển mang lại lượng mưa, ẩm lớn.
Trên nền kiến thức đã tái hiện lần lượt đưa ra các lí do để giải thích tính
chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu nước ta.
3. Dạng so sánh.
a. Yêu cầu:
Dạng câu hỏi so sánh là một dạng tương đối khó nhưng nếu nắm vững
cách giải thì học sinh vẫn đạt được điểm cao. Đối với dạng này cần đảm bảo một
số yêu cầu sau:
- Trước hết phải nắm vững kiến thức cơ bản, bởi vì nếu không có “nguyên
liệu” thì “mọi cách chế biến” đều vô nghĩa.
- Sau đó phải biết cách hệ thống hóa, sắp xếp, phân loại kiến thức để dễ
cho việc so sánh
- Biết cách khái quát hóa kiến thức để tìm ra các tiêu chí so sánh.
b. Cách nhận dạng:
Dạng câu hỏi so sánh thường xuất hiện các cụm từ: so sánh, phân biệt, so
sánh sự giống và khác nhau,...

Như vậy trong câu hỏi nếu có từ so sánh hoặc phân biệt thì phải làm cho
các em hiểu phải so sánh cả giống và khác nhau.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất trong câu hỏi so sánh là các em phải tìm
ra được các tiêu chí so sánh, nếu không cứ thuộc bài các em dễ lạc đề sang dạng
câu hỏi trình bày.
c. Phân loại:
Có thế phân các câu hỏi so sánh thành 2 loại:
* Loại thứ nhất: so sánh hai hay nhiều chỉnh thể với nhau gọi là so sánh
hoàn chỉnh
Ví dụ:

9


So sánh điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vùng bắc trung bộ
và duyên hải Nam Trung Bộ.
So sánh vùng chuyên canh cây công nghiệp Trung du miền núi Bắc Bộ
với vùng chuyên canh cây công nghiệp Tây Nguyên?
* Loại so sánh một khía cạnh hay một bộ phận của vấn đề gọi là so sánh
bộ phận
Đây cũng là dạng câu hỏi thường gặp trong các đề thi học sinh giỏi.
Ví dụ: So sánh đặc điểm địa hình vùng núi đông Bắc và vùng núi Tây
Bắc?.
So sánh việc phát triển ngành kinh tế biển của Bắc Trung Bộ và Duyên
Hải Nam Trung Bộ?.
d. Hướng dẫn cách giải:
* Hướng dẫn chung.
Mặc dù câu hỏi so sánh chia thành 2 loại nhưng cách giải đều có chung
một quy trình 3 bước như sau:
- Bước 1: Tìm sự giống nhau và khác nhau giữa các đối tượng cần so

sánh.
- Bước 2: Tìm các tiêu chí để so sánh.
- Bước 3: Lấp đầy các tiêu chí bằng các kiến thức đã học.
* Hướng dẫn cách giải cụ thể.
- Loại câu hỏi so sánh hoàn chỉnh:
Yêu cầu của loại câu hỏi này là phải so sánh toàn bộ hay nhiều chỉnh thể
với nhau. Có thể là vùng, miền địa lí tự nhiên hoặc vùng kinh tế,...
Quy trình: Thực hiên theo 3 bước mà quan trọng nhất là việc xác định các
tiêu chí so sánh
Các tiêu chí dạng so sánh các đối tượng địa lí kinh tế - xã hội hoàn chỉnh
gồm cả giống và khác nhau:
So sánh ngành kinh tế:
+ Vai trò của ngành trong nền kinh tế.
+ Các nguồn lực để phát triển.
+ Cơ cấu ngành.
+ Phân bố.
+ Hướng phát triển.
So sánh vùng lãnh thổ:
+ Vị trí địa lí, Vai trò, quy mô của vùng.
+ Các nguồn lực để phát triển.
+ Hướng chuyên môn hóa kinh tế của vùng.
+ Tình hình phát triển các ngành trong vùng.
+ Phân bố các ngành.
+ Hướng phát triển.
Đây là nội dung so sánh ở mức tối đa, trong thực tế không phải lúc nào
cũng sử dụng hết các tiêu chí này để so sánh mà phụ thuộc vào câu hỏi có thể
lựa chọn các tiêu chí thích hợp. Trong số các tiêu chí trên nên chú ý đến tiêu chí
nguồn lực để phát triển, bởi vì tiêu chí này cần lượng kiến thức rất lớn.

10



Ví dụ: So sánh sự phát triển cây công nghiệp lâu năm của hai vùng chuyên
canh lớn của nước ta: Đông Nam Bộ và Trung du và miền núi Bắc Bộ?
Trả lời:
Giống nhau:
- Vai trò, quy mô:
+ Đều là 2 vùng trồng cây công nghiệp lớn của nước ta.
+ Mức độ tập trung sản xuất cao, quy mô sản xuất lớn: Hình thành các
vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm. Thuận lợi cho việc đầu tư khoa học
kĩ thuật, trở thành các vung nông nghiệp hàng hóa có giá trị kinh tế cao.
+ Nguồn lực phát triển: Có nhiều tiềm năng về tự nhiên (địa hình, khí hậu,
đất,...) và kinh tế xá hội (dân cư- lao động, chính sách, thị trường,...) để phát
triển.
+ Hướng chuyên môn hóa: trồng cây công nghiệp lâu năm.
Khác nhau:
- Vị trí vai trò:
Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta với
mức độ tập trung cao, hiệu quả kinh tế lớn.
Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn
thứ 3 cả nước mức độ tập trung thấp. Hiệu quả kinh tế thấp hơn.
- Hướng chuyên môn hóa:
Đông Nam Bộ: Trồng cây công nghiệp nguồn gốc nhiệt đới: Cao su, cà
phê,...
Trung du và miền núi Bắc Bộ: Cây công nghiệp nguồn gốc cận nhiệt: Chè
, hồi,...
- Điều kiện sản xuất:
Điều kiện tự nhiên:
+ Địa hình: Đông Nam Bộ có địa hình đồi gợn sóng tương đối bằng
phẳng, còn Trung du và Miền Núi Bắc Bộ có địa hình đồi bát úp, cao nguyên,

núi bị cắt xẻ mạnh. Vì vậy ảnh hưởng đến mức độ tập trung và hướng chuyên
môn hóa cây công nghiệp.
+ Đất: Đông Nam Bộ có bất ba dan (40% diện tích vùng) và đất xám phù
sa cổ, Trung du và miền núi Bắc Bộ chủ yếu là đất feralit.
+ Khí hâu: Đông Nam Bộ có khí hậu cận xích đạo nền nhiệt cao, có hai
mùa: mùa khô và mùa mưa ít thiên tai còn Trung du và miền núi Bắc Bộ có khí
hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh.
- Điều kiện kinh tế - xã hội:
+ Dân cư và lao động:
Đông Nam Bộ dân đông mật độ dân số cao, trình độ dân trí, kĩ thuật cao.
Trung du và miền núi Bắc Bộ: dân thưa, trình độ dân trí thấp hơn.
+ Cơ sở vật chất – kĩ thuật: Đông Nam Bộ có ưu thế hơn trung du và miền
núi Bắc Bộ còn nhiều khó khăn.
Chú ý:
Nhiều em băn khoăn cách làm bài so sánh như thế nào cho đúng, cho hợp
lí? Có nên chia đôi tờ giấy để so sánh hay không?
Cách là tốt nhất là nên so sánh lần lượt các điểm giống nhau đến các điểm
khác nhau. Đây là cách làm hợp lí, tránh được tình trạng bài làm bị ngắt quãng.
11


Vì nếu chia đôi tờ giấy so sánh thì sẽ bị bó hẹp diện tích tờ giấy, trường hợp so
sánh 3 vùng còn khó khăn hơn.
- Loại câu hỏi so sánh bộ phận:
Loại câu hỏi so sánh bộ phận xuất hiện rất nhiều trong các đề thi học sinh
giỏi địa lí 9 bao gồm cả phần địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam.
+ Với phần địa lí tự nhiên Việt Nam các bộ phận thường được so sánh là:
Thành phần tự nhiên (So sánh vùng núi Đông Bắc với vùng núi Tay Bắc; so
sánh địa hình, đất của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long,...);
Thế mạnh và hạn chế cuả thiên nhiên các vùng để phát triển kinh tế,...

+ Đối với phần địa lí kinh tế xã hội Việt Nam, các bộ phận so sánh có thể
gặp là:
So sánh về thế mạnh/ nguồn lực kinh tế.
So sánh về tình hình phát triển.
So sánh về cơ cấu.
So sánh về sự phân bố.
Việc xác định tiêu chí trong từng bộ phận là không giống nhau. Trong 4
dạng so sánh ở trên thì dạng so sánh về thế mạnh/ nguồn lực là hay gặp hơn cả.
Đối với câu hỏi so sánh thế mạnh/ nguồn lực. Trước hết học sinh phải
nắm chắc thế mạnh/ nguồn lực bao gồm vị trí địa lí, diều kiện tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội.
Ví dụ: So sánh chuyên môn hóa giữa sản xuất nông nghiệp của Đồng
bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long?
Trả lời:
- Giống nhau:
Là 2 vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm lớn của cả nước, lúa là cây
trồng chủ đạo.
Cả 2 đều có thế mạnh về nuôi gia súc (lợn), gia cầm và thủy sản.
- Khác nhau:
+ Đồng bằng sông Hồng có ưu thế về tập đoàn cây trồng đặc biệt là rau,
cây thực phẩm có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới( cà chua, khoai tây,..) chăn nuôi
lợn, gia cầm.
+ Đồng bằng sông Cửu Long: Ưu thế về cây trồng chủ yếu có nguồn gốc
nhiệt đới ( hoa quả, rau) chăn nuôi gia súc, gia cầm (vịt), nuôi trồng thủy sản
nươc ngọt, mặn, lợ.
+ Về quy mô sản xuất: Cùng trồng lúa và nuôi trồng thủy sản nhưng quy
mô sản xuất của đồng bằng sông Cửu Long lớn hơn đồng bằng sông Hồng.
Lưu ý:
Thứ nhất đối với các yêu cầu so sánh thế manh/ nguồn lực để phát triển
một ngành nào đó giữa các vùng bên cạnh tiêu chí vị trí địa lí cần nêu thêm tiêu

chí vai trò và quy mô của vùng. Tùy theo từng tình huống cụ thể mà lựa chọn
tiêu chí cho phù hợp.
Ví dụ: So sánh thế mạnh để phát triển sản xuất lương thực- thực phẩm
giữa đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, nếu cứng nhắc theo
mẫu tiêu chí thì tiêu chí vị trí địa lí không ảnh hưởng gì đến sản xuất lương thực,
thực phẩm của 2 vùng mà thay vào đó nên sử dụng tiêu chí vai trò, quy mô của 2
vùng.
12


Thứ hai: Cần lưu ý đến yêu cầu câu hỏi (thế mạnh hay nguồn lực) để trả
lời cho đúng. Nếu câu hỏi yêu cầu so sánh thế mạnh thì chỉ tập trung phân tích
lợi thế không cần đề cập đến khó khăn. Ngược lại câu hỏi so sánh các điều kiện
để phát triển thì phải nêu cả thuận lợi và khó khăn.
4. Dạng chứng minh. (Trình bày có dẫn chứng)
a. Yêu cầu:
Dạng câu hỏi chứng minh là một dạng câu hỏi thường gặp trong các
dạng đề thi học sinh giỏi. Để đạt kết quả tốt cần chú ý các yêu cầu sau:
- Phải nắm vững kiến thức cơ bản. Đối với dạng chứng minh, ngoài
lượng kiến thức còn phải sử dụng các số liệu chủ yếu liên quan đến yêu cầu câu
hỏi, để làm minh chứng cho vấn đề cần chứng minh. Khi cần phải chứng minh
một điều gì đó, nhất là phương diện kinh tế - xã hội thì số liệu thống kê trở thành
công cụ đắc lực nhất. Không có số liệu thì không làm nổi bật nội dung trả lời, có
thể hiểu số liệu là yếu tố thuyết phục nhất khi làm bài chứng minh.
- Phải biết cách sàng lọc, lựa chọn kiến thức cũng như số liệu cần thiết để
chứng minh, tránh sa đà, dàn trải.
- Đưa ra các bằng chứng trên cơ sở trên cơ sở kiến thức cơ bản và số liệu
đã chọn lọc.
b. Cách nhận dạng.
Câu hỏi chứng minh dễ nhận dạng nhất vì chỉ có một cách hỏi duy nhất.

Cụm từ xuất hiện trong câu hỏi là “ Chứng minh”. Có thể cụm từ này xuất hiện
ở đầu hoặ cuối câu hỏi.
Ví dụ:
- Chứng minh Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn
nhất nước ta.
- Dân cư nước ta phân bố không đều. Hãy chứng minh nhận định trên?
c. Phân loại.
Căn cứ vào nội dung sách giáo khoa địa lí 9 và các đề thi học sinh giỏi có
thể chia câu hỏi chứng minh thành hai dạng:
- Dạng câu hỏi chứng minh hiện trạng.
- Dạng câu hỏi chứng minh tiềm năng.
+ Dạng chứng minh hiện trạng bao gồm tất cả các điều kiện tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội
Ví dụ: Chứng minh khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm?
Chứng minh đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất nước ta?
+ Dạng chứng minh tiềm năng:
Câu hỏi chứng minh tiềm năng nhìn chung tương đối đơn giản, chỉ liên
quan đến phần địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam. Nó chỉ có một cách hỏi gắn với
tiềm năng ( thế mạnh) của một ngành, một vùng.
Ví dụ: Chứng minh Đông Nam Bộ có tiềm năng phát triển tổng hợp kinh
tế biển.
d. Cách giải.
13


* Loại câu hỏi chứng minh hiện trạng.
Loại câu hỏi này rất phong phú, đa dạng với yêu cầu chứng minh hiện
trạng, có thể chia thành một số nhóm sau:
- Chứng minh hiện trạng về địa lí tự nhiên.
- Chứng minh hiện trạng về địa lí dân cư.

- Chứng minh hiện trạng về địa lí kinh tế.
Cách giải các loại câu hỏi chứng minh nhìn chung không có mẫu nhất
định nào cả. Câu hỏi như thế nào thì phải đưa ra các bằng chứng tương ứng để
chứng minh. Vì không có mẫu nên để làm dạng câu hỏi này phải thao một số
quy trình sau:
+ Bước 1: Đọc kĩ và nhận dạng câu hỏi để xem câu hỏi cần chứng minh
cái gì: tự nhiên, dân cư hay kinh tế - xã hội; về ngành hay về vùng.
+ Bước 2: Hệ thống hóa kiến thức và số liệu liên quan đến câu hỏi. Có 2
điểm cần chú ý gắn với kiến thức và số liệu: Về kiến thức phải dựa vào yêu cầu
của câu hỏi để lựa chọn kiến thức thích hợp. Ví dụ, khi liên qua dến chứng minh
khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm thì cần quan tâm đến các
bằng chứng về kiến thức cơ bản như: Hằng năm nước ta nhận được lượng bức
xạ mặt trời lớn, nhiệt độ trung bình cao, lượng mưa, ẩm lớn,...Về số liệu nhất là
phần địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam nên quan tâm đến số liệu gốc và số liệu bản
lề. Khi cần chứng minh dân số nước ta đông có thể đưa số liệu các năm tổng
điều tra dân số (1979, 1989, 1999, 2009) coi như là số liệu gốc. Còn muốn
chứng minh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế có thể sử dụng số liệu tương ứng tại
các thời điểm: 1975/1976 (đất nước thống nhất), 1986 (bắt đầu đổi mới), Từ sau
1990 (công cuộc đổi mới bắt đầu phát huy tác dụng),...Về mặt số liệu không cần
nhớ quá nhiều nhưng lại không được phép quên các mốc quan trọng. Số liêu đưa
ra chứng minh chỉ cần độ chính xác tương đối.
+ Bước 3: Sử dụng kiến thức cơ bản và số liệu đã chọn để chứng minh
theo yêu cầu của câu hỏi.
Ví dụ: Dân cư không đều giữa miền núi, cao nguyên và đồng bằng ven
biển giữa thành thị và nông thôn. Em hãy chứng minh nhận định trên?
Trả lời:
- Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và các đô thị, thưa
thớt ở miền núi, cao nguyên: ĐB chỉ chiếm khoảng ¼ diện tích nhưng lại tập
trung tới ¾ dân số cả nước. Trong khi đó miền núi chiếm tơi ¾ diện tích nhưng
chỉ tập trung có ¼ dân số cả nước. Ở đồng bằng mật dân số rất cao, ví dụ đồng

bằng sông Hồng là 1192 người/km 2, trong khi đó mật độ dân số của vùng núi rất
thấp, ví dụ Tây Nguyên chỉ 84 người/km2 ( năm 2003)
- Có sự chênh lệch lớn giữa nông thôn và thành thị: Phần lớn dân cư
nước ta sống ở nông thôn (khỏang 74%), tỷ lệ dân thành thị của nước ta còn thấp
(khoảng 26%) (năm 2003).
- Loại câu hỏi chứng minh tiềm năng.
Loại câu hỏi chứng minh tiềm năng nhìn chung là tương đối đơn giản và
chỉ liên quan đến phần địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam. Nó hầu như chỉ có một
cách hỏi gắn với tiềm năng (thế mạnh) của một ngành hoặc một vùng lãnh thổ.
Cách giải loại câu hỏi này có thể theo một mẫu cố định. Các bước tiến
hành với quy trình như dạng chứng minh hiện trạng.
14


Các bằng chứng để chứng tỏ tiềm năng của một ngành, hay một vùng
được thể hiện thông qua:
+ Vị trí địa lí.
+Điều kiên tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên.
+ Điều kiện kinh tế - xã hội (dân cư, lao động, cơ sở vật chất, chính sách,
thị trường,...)
Đối với loại câu hỏi này tiềm năng thường nghiêng về thế mạnh.
Ví dụ: Chứng minh Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều điều kiện thuận
lợi để sản xuất lương thực- thực phẩm?
Trả lời:
Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều điều kiện thuận lợi để sản xuất
lương thực- thực phẩm:
Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên.
- Địa hình: tương đối bằng phằng và thấp thuận lợi để hình thành vùng
chuyên canh cây lưong thực lớn nhất nước ta.
- Khí hậu: Cận xích đạo, nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào, thời

tiết tương đối ổn định thuận lợi để cây trồng vật nuôi sinh trưởng quanh năm.
- Tài nguyên:
+ Đất: Diện tích gần 4 triệu ha, đất khá đa dạng, quan trọng nhất là đất
phù sa ngọt chiếm 1,2 triệu ha ngoài ra còn có đất mặn và đất phèn .(Phù sa
ngọt phân bố dọc theo sông Tiền, sông Hậu thuận lợi để phát triển cây lúa nước).
+ Tài nguyên nước: Sông Mê công cung cấp nước tưới dòi dào, hệ thống
kênh rạch chằng chịt cung cấp nước để thau chua rửa mặn, phát triển giao thông
đường thủy, nuôi trồng thủy sản.
Đặc điểm địa hình, đất, nước, khí hậu thuận lợi để hình thành vùng
chuyên canh cây lương thực lớn nhất nước ta.
+ Tài nguyên sinh vật: Đường bờ biển dài, biển ấm, ngư trường lớn nguồn
lợi hải sản phong phú, nhiều đảo và quần đảo rất thuận lợi cho việc khai thác và
nuôi trồng thủy sản.
Điều kiện kinh tế - xã hội.
+ Dân cư, lao động: Người dân ở đây có nhiều kinh nghiệm sản xuất
nông nghiệp hàng hoá nhạy bén, thích ứng với nền kinh tế thị trường, có nhiều
hình thức chủ động sống chung với lũ hàng năm.
+ Cơ sở vật chất: Công nghiệp chế biến khá phát triển giúp nâng cao giá
trị và khả năng cạnh tranh của hàng nông sản,...
+ Chính sách: Là vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm số 1 cả nước
nên được nhà nước có chính sách khuyến khích, đầu tư phát triển để đảm bảo an
ninh lương thực quốc gia và tạo ra măt hàng xuất khẩu chủ lực.
+ Thị trường: trong và ngoài nước ngày càng mở rộng, nước ta có nhiều
bạn hàng nước ngoài như Trung Quốc, Nhật Bản, EU,...
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN.
Sau một năm áp dụng sáng kiến này bản thân thấy rõ hiệu quả:
- Đối với bản thân: Khái quát được các dạng câu hỏi, định hướng cách
giải cho học sinh từ đó việc ôn thi đơn giản, thuận lợi hơn.

15



- Đối với học sinh: Các em có hứng thú hơn trong học tập, việc xác định
câu hỏi cũng như cách giải các dạng câu hỏi đơn giản hơn vì các em đã có dàn
bài chung cho các dạng câu hỏi. Từ đó hiệu quả làm bài cao hơn.
Kết quả cụ thể kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2015- 2016 cao hơn
hẳn năm hoc 2014- 2015.
BẢNG THỐNG KÊ VỀ KẾT QUẢ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
MÔN ĐỊA LÍ LỚP 9 NĂM HỌC 2015 – 2016.
Năm học

Tổng số
Số học
Số học
Số học
Số học sinh
học sinh
sinh đạt
sinh đạt
sinh đạt đạt giải
tham gia
giải nhất
giải nhì
giải ba
khuyến khích
dự thi.
2014-2015
6
0
0

0
1
2015- 2016
5
0
0
1
2
Với bảng so sánh trên ta thấy mặc dù kết quả chưa cao nhưng so với năm
học 2014- 2015 thì năm học 2015- 2016 đã có sự thay đổi theo hướng tích cực,
điều này cũng chứng tỏ tính khả thi của sáng kiến.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ .
Thực tế qua một thời gian áp dụng sáng kiến đã chứng minh, khi học sinh
chiếm lĩnh, làm chủ được tri thực bộ môn mình học, có nhận thức đúng về giá
trị của việc học của môn Địa lí, thì các em mới có lòng ham mê học tập, có ý
thức tìm tòi học hỏi thì năng lực tư duy của học sinh sẽ phát triển và nâng cao.
Do vậy người giáo viên phải không ngừng học hỏi, tự bồi dưỡng để hoàn thiện
mình, để không ngừng đổi mới phương pháp và hình thức dạy học, kết hợp với
bồi dưỡng phương pháp học cho học sinh giúp học sinh tham gia tích cực vào
việc học, như vậy hiệu quả dạy và học sẽ không ngừng nâng cao. Sau một thời
gian thực hiện một số cách giải các dạng câu hỏi lí thuyết trong ôn thi học sinh
giỏi môn Địa lí, tuy chưa được nhiều giải và giải chưa cao nhưng bước đầu đã
có tính tích cực nhất định trong dạy học Địa lí. Tôi tin rằng nếu tiếp tục mở
rộng, nghiên cứu, áp dụng sáng kiến này trong công tác ôn luyện học sinh giỏi,
thì trong tương lai sẽ có kết quả đáng khả quan. Tuy nhiên do năng lực và kinh
nghiệm của bản thân còn hạn chế nên bài viết của tôi có thể chưa trở thành một
sáng kiến kinh nghiệm hoàn thiện.Vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp
chân tình của các bạn đồng nghiệp quý thầy cô để sáng kiến này hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG

ĐƠN VỊ

Yên Cát, ngày 2 tháng 4 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không sao chép
nội dung của người khác.
Người viết sáng kiến:

16


Cầm Thị Liên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
STT
1
2.

Tên tài liệu

Luyện giải đề trước Giáo sư Lê
kì thi Đại học
Thông
SGK địa lí lớp 6,8,9.

3

Chuẩn kiến thức, kĩ
năng môn địa lí bậc
THCS


4

Hướng dẫn ôn tập và
làm các dạng đề thi
môn địa lí
Tài liệu tập huấn bồi
dưỡng học sinh giỏi
môn địa lí cho giáo
viên THCS

5

Tác giả

Bùi Minh
Tuấn

Nhà xuất bản
Đại học quốc
gia Hà Nội
Giáo dục Việt
Nam
Giáo dục Việt
Nam
Đại học sư
phạm Hà Nội.

Tài liệu lưu hành nội bộ của Sở
giáo dục và đào tạo Thanh Hóa


Năm xuất
bản
2014

2009

2010
2015

17


18



×