Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Một số biện pháp giáo dục môi trường tạo hứng thú học tập cho học sinh THCS qua môn địa lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.74 MB, 18 trang )

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Trong những năm gần dây, chúng ta nghe nói rất nhiều về môi trường . Vì
sao con người lại quan tâm đến môi trường nhiều như vậy và nguyên nhân do
đâu? Như chúng ta biết, sự phát triển của nền công nghiệp hiện đại và sự gia
tăng dân số quá nhanh kéo theo sự gia tăng tiêu thụ nhiên liệu hoá thạch và phá
rừng của con người ngày càng lớn. Làm cho nhiệt độ bề mặt Trái Đất tăng lên,
gây ra nhiều hậu quả xấu như: Làm tan băng và dâng cao mực nước biển, gây
ngập úng các vùng sản xuất lương thực trù phú, thành phố ven biển, các đảo
thấp. Khí hậu Trái Đất biến đổi, làm xáo động điều kiện sống và các hoạt động
sản xuất nông , lâm, thuỷ sản bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó sự hiểu biết về môi
trường không đầy đủ khiến cho mối quan hệ trở nên “mâu thuẫn”. Từ những
nhận thức đó đã dấn đến một loạt các sự cố về môi trường ( Hiệu ứng nhà kính,
lỗ thủng tầng ô zôn, trái đất nóng lên, ô nhiễm môi trường ...). Trước tình hình
đó đã đặt ra cho toàn nhân loại một thảm họa: Từ chức năng của môi trường
,vai trò của môi trường tác động đến sự phát triển của loài người .
Ở Việt Nam chương trình giáo dục môi trường cũng được quan tâm trên
diện rộng. Đặc biệt là trong chương trình giáo dục phổ thông ở các cấp, bậc
học. Với trách nhiệm là một giáo viên bản thân tôi luôn băn khoăn và nhận thức
sâu sắc về việc giáo dục môi trường cho học sinh.
Với kinh nghiệm trên 15 năm công tác , tôi đã nhận thấy ý thức bảo vệ môi
trường của đa số học sinh chưa cao. Các em học sinh cho rằng : Bảo vệ môi
trường là trách nhiệm của chính quyền hoặc của người lớn.Từ đó đã làm hạn chế
đến quá trình phát triển kinh tế nước nhà, gây ra tác hại cho sức khỏe cộng đồng.
Vì vậy vấn đề tìm ra những biện pháp để bảo vệ môi trường ở địa phương, đất
nước và toàn cầu đang cần được quan tâm. Chính vì thế tôi đã chọn : “ Một số
biện pháp giáo dục môi trường tạo hứng thú học tập cho học sinh THCS thông
qua môn Địa lí ." Với thông điệp ''Hãy bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi
trường sống của chúng ta .
2. Mục đích nghiên cứu.
Thông qua tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng bảo vệ môi trường của học sinh


THCS. Đồng thời tìm hiểu những nguyên nhân cũng như đưa ra những biện
pháp cụ thể để khắc phục thực trạng xung quanh vấn đề ô nhiễm môi trường.
Mục đích của: “ Một số biện pháp giáo dục môi trường tạo hứng thú học tập
cho học sinh THCS thông qua môn Địa lí ." Nhằm giải quyết vấn đề này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
a. Đối tượng nghiên cứu:
Giáo dục học sinh trường THCS Thị Trấn nói chung và học sinh lớp 7 nói
riêng về ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống của chúng ta
hiện nay.
b. Phạm vi nghiên cứu:
Học sinh trường THCS Công Liêm ( Trong những năm học trước)
Học sinh trường THCS Thị Trấn Nông Cống. ( Năm học 2016 – 2017)
1


- Lớp 7A: 27 em;
- Lớp 7B: 27 em
- Lớp 7C: 30 em
4. Phương pháp nghiên cứu.
a. PP nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết;
- PP vấn đáp, gợi mở.
- PP đàm thoại.
- PP giảng giải…
b. PP điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin;
- PP thực địa.
- PP khảo sát thực tế
- PP thí nghiệm…
c. PP thống kê, xử lý số liệu.
- PP thảo luận.
- PP thống kê

- PP xử lý, tổng hợp…

2


II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Giáo dục môi trường (GDMT) đã được tích hợp vào chương trình, sách giáo
khoa (SGK) phổ thông của các môn học, trong đó có môn Địa lí từ cải cách giáo
dục năm 1981. Bảo vệ môi trường (BVMT) là việc làm cần thiết của toàn nhân
loại. Để bảo vệ môi trường có nhiều biện pháp như luật pháp, kinh tế, công nghệ
và giáo dục, ở đó GDMT đóng vai trò quan trọng để hình thành cho người học
không chỉ kiến thức, kỹ năng mà còn hình thành cho họ thái độ, hành vi và lối
sống BVMT.
Môn Địa lí THCS có nhiều thuận lợi để GDMT cho học sinh vì các kiến
thức về các thành phần của môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế - XH, mối
quan hệ qua lại giữa môi trường và con người là một phần của kiến thức địa lí.
Vì vậy, cũng như các môn học khác như môn Sinh vật, môn Hoá học, môn Vật
lí; các kiến thức về môi trường (MT) và GDMT đã được tích hợp vào chương
trình, sách giáo khoa (SGK) phổ thông từ đầu thập kỷ 80.
Tuy nhiên, để khai thác các kiến thức môi trường trong SGK làm chỗ dựa cho
GDMT một cách có hiệu quả, phải nắm được qui trình khai thác và biết cách
thiết kế các bài học khai thác nội dung đó. Nếu biết cách khai thác và thiết kế bài
học khai thác khả năng GDMT thì cùng một lúc thực hiện được hai mục tiêu:
vừa giáo dục địa lí, lại vừa GDMT được cho học sinh. Nói một cách khác, nếu
lột tả được các kiến thức môi trường trong SGK để GDMT cho học sinh theo
phương pháp tổ chức hoạt động thì sẽ nâng cao chất lượng dạy học địa lí nói
chung và chất lượng GDMT trong nhà trường nói riêng.
Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt động của con người làm thay
đổi các nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần xã sống

trong đất. Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật
cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa
của con người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài
nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp
lương thực thực phẩm cho con người. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc
độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất
canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích
đất bình quân đầu người giảm. Riêng chỉ với ở Việt Nam, thực tế suy thoái tài
nguyên đất là rất đáng lo ngại và nghiêm trọng.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
a, Thực trạng GDMT ở trường THCS Thị Trấn:
Trong trường THCS Thị Trấn vấn đề BVMT đã được lên kế hoạch bài dạy
hết sức nghiêm túc và đã được nghiên cứu để tích hợp vào chương trình dạy
học nhưng với mức độ còn hạn chế. GDMT đã được tích hợp vào chương
trình giảng dạy các môn có nhiều khả năng tích hợp, trong đó môn Địa lí
được coi là phù hợp nhất.
3


Tuy nhiên chương trình GDMT ở trường THCS nói riêng và các cấp bập
học khác nói chung chưa thống nhất. Các phương pháp GDMT còn nặng về
cung cấp kiến thức hơn là hình thành thái độ xúc cảm, hành vi quan tâm đến
môi trường , vì môi trường cho học sinh.
Với đặc thù là một ngôi trường đóng trên địa bàn có mặt bằng dân trí cao
nhưng ý thức về môi trường của các em còn hạn chế. Chẳng hạn như
“ Không vào rừng chặt phá bừa bãi những cây gỗ lớn” là đã BVMT, nhưng
bên cạnh đó còn có rất nhiều vấn đề gần gũi như bảo vệ khuôn viên trường
học,vệ sinh lớp học ,đường làng ngõ xóm, trồng nhiều cây xanh,bảo vệ môi
trường ,không vứt rác bừa bãi. .. Thực trạng đốt rừng tự nhiên lấy đất trồng
hoa màu mà không đi đôi với công tác bảo vệ rừng và trồng rừng .

Để nắm rõ về mức độ cụ thể bài tổng kết kinh nghiệm bản thân tôi đã tiến
hành điều tra với một loạt các câu hỏi trắc nghiệm được tiến hành trên gần 400
học sinh trường THCS Thị Trấn kết quả thu được như sau:
Số học sinh trả lời đạt
48,5%
Số họ sinh trả lời chưa đạt 51,5%
Đây chỉ là những câu trắc nghiệm đơn giản mang tính chất thực tế nhưng tỉ
lệ học sinh trả lời đúng còn thấp. Qua đó chứng tỏ ý thức về môi trường của học
sinh chưa cao, gây khó khăn cho việc BVMT.
b, Nguyên nhân:
*Với học sinh: Khi đưa ra câu hỏi “ Em chưa thực sự tham gia vào công tác
bảo vệ môi trường là do đâu ? ”. Hầu hết đều có chung một câu trả lời “ Em
chẳng biết tham gia như thế nào? ai hướng dẫn ? .Như vậy nhìn từ phía học sinh
nguyên nhân là do các em chưa hiểu được là phải làm gì để BVMT đồng thời ở
gia đình địa phương các em cũng chưa dược hướng dẫn ,tuyên truyền của mọi
người còn mơ hồ trong nhận thức, còn thờ ơ trước những thay đổi theo chiều
hướng tiêu cực của môi trường và quá quen với những phong tục tập quán lạc
hậu đã có từ lâu, dẫn đến ý thức về BVMT còn hạn chế.
*Với nhà trường và các cấp có trách nhiêm:
Chưa thật sự quan tâm, giáo dục các em ý thức được rằng: môi trường ngày
càng xấu đi và sự suy giảm của các nguồn tài nguyên là một thực tế đang được
báo động khẩn.Nó cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tất cả chúng ta và chúng ta
cũng sẽ là người phải gánh chịu nhiều nhất . Nhà trường và các cấp chính quyền
địa phương cũng đã có những hướng dẫn cho các em những việc cần làm cụ thể
để BVMT.
3. Các giải pháp giải quyết vấn đề.
a, Giải pháp 1: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường.
- Ô nhiễm môi trường nước: Với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm
cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng
sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm

nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất.
Nước bị ô nhiễm là xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt và các vùng
ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất
4


hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng
hoá được. Kết quả làm cho hàm lượng ôxy trong nước giảm đột ngột, các khí
độc tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy vực. Ở các đại dương là
nguyên nhân chính gây ô nhiễm đó là các sự cố tràn dầu.

Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại nước, hóa chất, chất thải từ các
nhà máy công nghiệp được thải ra lưu vực các con sông mà chưa qua xử lí đúng
mức; các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng ngấm
vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh hoạt được thải ra từ các
khu dân cư ven sông gây ô nhiễm trầm trọng,ảnh hưởng đến sức khỏe của người
dân, sinh vật trong khu vực. Các loại chất độc hại đó lại bị đưa ra biển xa hơn
nữa là nguyên nhân xảy ra hiện tượng "thủy triều đỏ", gây ô nhiễm nặng nề và
làm chết ngạt các sinh vật sống ở môi trường nước
- Ô nhiễm môi trường không khí: Sự biến đổi quan trọng trong thành phần
không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây mùi khó chịu, giảm thị lực
khí nhìn xa do bụi.
Hiện nay, ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới chứ
không phải riêng của một quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang có nhiều
biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật. Ô nhiễm khí
đến từ con người lẫn tự nhiên. Hàng năm con người khai thác và sử dụng hàng
tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời cũng thải vào môi trường một khối
lượng lớn các chất thải khác nhau như: chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà
máy và xí nghiệp làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng.
5



Ô nhiễm từ xe gắn máy cũng là một loại ô nhiễm khí đáng lo ngại.
Ô nhiễm môi trường khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và "sương mù", gây
nhiều bệnh cho con người.
- Ô nhiễm môi trường đất: Các thực vật, động vật và vi sinh vật sống trong lòng
trái đất. Các thành phần này có liên quan mật thiết và chặt chẽ với nhau. Môi
trường đất được xem như là môi trường thành phần của hệ môi trường bao
quanh nó gồm nước, không khí, khí hậu.Ô nhiễm môi trường là sự đưa vào môi
trường các chất thải nguy hại hoặc năng lượng đến mức ảnh hưởng tiêu cực đến
đời sống sinh vật, sức khỏe con người hoặc làm suy thoái chất lượng môi
trường. Đất được xem là ô nhiễm khi nồng độ các chất độc tăng lên quá mức an
toàn, vượt lên khả năng tự làm sạch của môi trường đất.

- Các loại ô nhiễm khác: Tiếng ồn do xe cộ, máy bay, tiếng ồn công nghiệp. Ô
nhiễm sóng , do các loại sóng như sóng điện thoại, truyền hình... tồn tại với mật
độ lớn. Làm cho con người bị ảnh hưởng nhiều đến não bộ hơn, khiến cơ thể
con người chịu nhiều tác động khác do ảnh hưởng bởi các loại sóng này.
Ô nhiễm sinh học hiện nay con người đã sử dụng các thiết bị chiếu sáng ảnh
hưởng tới quá trình phát triển của động ,thực vật .
Ô nhiễm không phải do con người tạo nên mà chủ yếu do tự nhiên như hiện
tượng :động đất , núi lửa sóng thần hoặc cháy rừng làm ảnh hưởng không nhỏ
đến môi trừng chúng ta gây những thảm họ rất lớn đối với chúng ta .
6


b, Giải pháp 2: Lựa chọn nội dung GDMT thông qua dạy học ở trên lớp
Việc lồng ghép kiến thức MT và GDMT thông qua các bài dạy địa lí ở trên
lớp nhằm phân tích được những vấn đề MT chứa đựng trong nội dung môn học,
liên hệ được với tình hình MT của nước ta, của từng địa phương nơi các em học

tập. Từ đó giáo dục cho các em ý thức , trách nhiệm và hành vi BVMT.
Trong các giờ học trên lớp, để làm được nhiệm vụ GDMT thông qua tiết học
bài học, GV có thể thực hiện nhiều phương pháp, tuỳ thuộc vào đặc trưng của
mỗi tiết, mỗi bài, mỗi phần mà GV có thể lựa chọn phương pháp phù hợp, đem
lại hiệu quả giáo dục cao nhất. Trong phạm vi chuyên đề này chỉ giới thiệu một
số phương pháp cơ bản với tính chất gợi ý, còn trong quá trình giảng dạy tuỳ
theo trình độ và nghệ thuật của mỗi người GV, tuỳ theo đối tượng học sinh có
thể sử dụng nhiều hình thức và phương pháp khác miễn sao đạt được mục đích
mình đề ra.
VD1: Bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta ( Địa lí lớp 8)
Khi dạy, GV có thể đặt ra các câu hỏi để HS có thể liên hệ với thực tế MT như:
1- Khí hậu nước ta đã mang lại cho ĐP em những thuận lợi và khó khăn gì?
2- Làm thế nào để phát huy những thuận lợi, khắc phục những khó khăn đó?
VD2: Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam
Khi dạy phân tích đặc điểm chung sông ngòi nước ta, GV cũng có thể đặt một
số câu hỏi để GDMT như:
1- Đặc điểm của sông ngòi nước ta đã tạo cho nước ta những thuận lợi và khó
khăn gì trong hoạt động và phát triển kinh tế?
2- Để khắc phục những khó khăn do sông ngòi đem lại thì biện pháp tích cực
7


và tối ưu nhất là gì?
Hoặc : Khi dạy phần khai thác kinh tế và bảo vệ sự trong sạch của các dòng
sông, GV đặt một số câu hỏi như sau:
1- Có những nguyên nhân nào làm cho nước sông bị ô nhiễm? Liên hệ ở địa
phương em.
2- Để nước sông không bị ô nhiễm chúng ta phải làm gì?
VD3: Bài 2: Dân số và gia tăng dân số ( Địa lí lớp 9)
Khi dạy phần này GV cũng dễ dàng đặt một số câu hỏi liên hệ đến vấn đề

GDMT có liên quan đến dân số như:
1- Tình hình gia tăng dân số của nước ta có ảnh hưởng gì đến môi trường?
2- Để bảo vệ tài nguyên và môi trường, ta phải làm gì trong vấn đề dân số?
3- Hãy liên hệ đến tình hình gia tăng dân số ở địa phương em và cho biết địa
phương em đã có những biện pháp gì để thực hiện chính sách về dân số?
VD4: Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư ( Địa lí lớp 9)
Khi dạy GV có thể đặt các câu hỏi để liên hệ đến môi trường như sau:
1- Sự phân bố dân cư ở nước ta như thế nào? Sự phân bố đó ảnh hưởng gì đến
việc khai thác tài nguyên và môi trường của nước ta?
2- Liên hệ ở địa phương em, những khu vực đông dân thường xảy ra những hậu
quả gì đối với môi trường ?
VD 5: Bài 24: Vùng Bắc Trung Bộ (t.t.) Mục 2: Công nghiệp
Khi dạy GV có thể đặt các câu hỏi để liên hệ đến môi trường như sau:
1- Việc khai thác và chế biến khoáng sản có ảnh hưởng gì đến môi trường?
2- Vậy để BVMT, các nhà máy xí nghiệp cần phải quan tâm đến vấn đề gì?
Thông qua đó cũng nhằm phát triển tư duy cho HS, bởi vì trong quá trình
đàm thoại thường tập trung vào hai yêu cầu: bắt HS so sánh hai sự vật, hiện
tượng địa lí đã biết; dựa vào cái đã biết để tìm ra cái đang cần biết, để thực hiện
được hai yêu cầu này HS phải vận dụng các kiến thức đã học, để tìm ra kiến
thức mới và để liên hệ với thực tế ở địa phương mình.
VD 6: Bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp ( Địa lí lớp 9)
Muốn cho HS nắm được một số nguyên nhân gây ô nhiễm MT của hoạt động
công nghiệp, GV chỉ cần sử dụng một sơ đồ vẽ về quy trình sản xuất của một
ngành công nghiệp nào đó . Trong sơ đồ thể hiện đầu vào ( nguyên liệu, năng
lượng….), khâu sản xuất, sản phẩm và các chất thải ra môi trường. Từ đó đặt
vấn đề để HS suy nghĩ nếu những chất thải đó mà không được xử lí thì hậu quả
đối với MT sẽ như thế nào? Vì vậy để bảo vệ môi trường, vấn đề lớn đặt ra cho
các ngành công nghiệp là gì?
VD 7: Bài 38 : Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam ( Địa lí lớp 8)
Sau khi HS nhận thức được vai trò của rừng hiện nay, rừng nước ta đang bị

giảm sút nhanh chóng, để cho HS thấy rõ nguyên nhân và những hậu quả, GV
có thể sử dụng một sơ đồ vẽ: “chuỗi các mối quan hệ nhân quả” của việc mất
rừng, kèm theo một số câu hỏi gợi mở để khai thác kiến thức như sau:
1- Những nguyên nhân làm cho diện tích rừng nước ta giảm sút nhanh chóng?
2- Khi mất rừng sẽ dẫn đến những hậu quả gì?
3- Chúng ta phải làm gì để bảo vệ rừng? Hãy liên hệ với địa phương em.
8


HS sẽ dựa vào sơ đồ, dựa vào 3 câu hỏi gợi mở để phân tích, tổng hợp và rút ra
được những kiến thức chính ở trong sơ đồ.
Chiến tranh huỷ
diệt

Khai thác quá
mức phục hồi

Hàm lượng CO2 tăng
Khí hậu xấu đi

Con người mất nơi
nghỉ ngơi giải trí
sức khoẻ kém

Quản lí bảo vệ kém

MẤT RỪNG

Quá trình xói mòn rửa
trôi tăng

đất xấu
đi

Đốt rừng làm
nương rẫy

Dòng chảy không
điều hoà
lũ lụt,
hạn hán

Mất tài nguyên sinh
vật
mất mẫu
chuẩn tài nguyên

- Định canh định cư
BẢO VỆ RỪNG: - Ban hành luật khai thác sử dụng
- Trồng, bảo vệ rừng, thành lập
những khu rừng cấm.

9


c,Giải pháp 3:Lựa chọn phương pháp dạy học GDMT thông qua môn địa lí
- Phương pháp giảng giải: Dùng lời nói, để giải thích các vấn đề vạch ra bản
chất của mối quan hệ và nguyên nhân của chúng.
VD: “Khi dạy bài dân số và sức ép dân số tới tài nguyên môi trường ở đới
nóng”_ Địa lí 7. Nói đến hiện tượng cạn kiệt tài nguyên cần phải hình thành các
khái niệm:Tài nguyên phục hồi là tài nguyên có khả năng trở lại bình thường

nếu biết cách khai thác, bảo vệ( Tài nguyên rừng, tài nguyên đất ...). Còn tài
không có khả năng phục hồi ( Tài nguyên khoáng sản năng lượng, khoáng sản
kim loại là những loại tài nguyên không thể phục hồi được .Vậy chúng ta cần
phải làm gì để bảo vệ tài nguyên khoáng sản của chúng ta .
Với nội dung bài học này nguyên nhân chính nào làm cho tài nguyên của
chúng ta bị cạn kiệt .Nguyên nhân chính là do dân số quá đông .Khi dân số đông
đòi hỏi nhu cầu con người ngày càng nhiều
Vậy chúng ta sẽ phải làm gì để nguồn tài nguyên của chúng ta không bị kạn
kiệt . Chúng ta cần phải thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình
- Phương pháp thảo luận:
Đây là quá trình trao đổi ý kiến về một chủ đề giữa giáo viên và học sinh với
nhau. Để thực hiện phương pháp này thành công giáo viên hơn ai hết cần chủ
động tiến hành theo 4 bước sau:
Bước 1: Chọn nội dung, chọn bài để thảo luận, thông thường nội dung
không quá khó nhưng lại là vấn đề đang được nhiều người quan tâm.
Bước 2: Giao việc về nhà cho mỗi nhóm hoc sinh.
Bước 3: Tiến hành thảo luận.
Các nhóm làm việc theo sự phân công về nhà, bầu nhóm trưởng thư kí và đi
đến thảo luận báo cáo kết quả.
Bước 4: Tổng kết thảo luận.
Phần này giáo viên giám sát hướng dẫn trên ý kiến các nhóm đã trình bày.
VD: Trong bài 10 “ Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên môi trường ở đới
nóng”- Địa lí 7. Đây là một nội dung không thực sự khó lắm nhưng liên quan
trực tiếp tình hình trên địa bàn. Do đó chọn phương pháp thảo luận là phù hợp,
khi giao việc nên phân nhóm theo tổ dân cư hoặc xóm với công việc: Tìm hiểu
trong tổ( hoặc xóm) có bao nhiêu hộ gia đình ? Bao nhiêu hộ sinh 1 đến 2 con,
bao nhiêu hộ sinh từ 3 con trở lên? Để làm việc này với giáo viên tới văn phòng
thống kê lưu trữ của xã lấy số liệu liên quan “ Số dân của xã trong thời gian gần
đây, tỉ lệ kết hôn dưới độ tuổi (Tảo hôn), tỉ lệ sinh con vượt kế hoạch ...”
Từ những thảo luận trên các em có thể rút ra những hậu quả việc không thực

hiện tốt kế hoạch hóa gia đình gây hậu quả không chỉ bản thân ,gia đình mà toàn
xã hội chúng ta ngoài ảnh hưởng đến ăn,ở ,đi lại mà còn là nguy cơ cạn kiệt tài
nguyên.
- Phương pháp đàm thoại: Sử dụng nhiều trong giảng dạy, với những câu hỏi giả
định “ Sẽ ra sao, nếu như, chẳng hạn như...”.

10


VD: Khi dạy bài“ Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa”-Địa lí 7
Nếu môi trường bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến con người như thế nào?
Ảnh hưởng không khí , nguồn nước , tài nguyên .Mỗi ngày chúng Phải tiếp
xúc với những yếu tố khác nhau .công nghiệp càng phát triển nguy cơ ô nhiễm
càng cao nhưng trong điều kiện hiện nay thì việc phát triển công nghiệp rất cần
thiết quá trình công nghiệp hóa ,hiện đại hóa .Nhưng phát triển công nghiệp
đồng thời phải bảo vệ môi trường là hết sức cần thiết.
Cho học sinh quan sát hình: 17.3 “ Thủy triều đen ”, nguyên nhân sinh ra
thủy triều đen do khai thác dầu hoặc chở dầu làm đổ ra biển sinh ra thủy triều
đen. Thủy triều đỏ do chất thải chất hóa học ,thuốc trừ sâu là nguyên nhân gây ra
thủy triều đỏ
Giáo viên sử dụng phương pháp vây quanh những “ Nguyên nhân - hậu
quả ”. nào làm ảnh hưởng đến môi trường .Đồng thời cũng từ đó cho các em tự
rút ra nhữn hậu quả mà những nguyên trên đã gây ra đồng thời cũng từ đó cho
các em đưa ra ý kiến của mình .

11


Từ đó ta có thể hình thành sơ đồ như sau:
ít ô nhiễm


ít ô
nhiễm

Công việc
mới

Cần nguồn năng
lượng mới

Hình thành công
nghiệp khác

Cần nguồn năng
lượng mới

Không có hoạt
động công nghiệp

Không khai thác dầu

Công ti dầu phá sản

Đói
nghèo

Thất nghiệp

Các vấn đề xã hội
xảy ra


12


Phương pháp này thường được sử dụng nhiều trong giảng dạy, với những câu
hỏi giả định “ Sẽ ra sao, nếu như, chẳng hạn như...”.
VD: Khi dạy bài“ bảo vệ tài nguyên sinh vật việt Nam”-Địa lí 8.
Giaó viên có thể đưa ra một số câu hỏi dựa vào sự hiểu biết của mình em hãy
cho biết tài nguyên sinh vật nước ta hiện nay như thế nào ?
Nước ta có tới 14.600 loài thực vật .11.200 loài động vật .Trong đó có
365loài động vật và 350 loài thực vật thuộc loại quý hiếm dược đưa vào "sách
đỏ việt Nam " .Nguồn tài nguyên sinh vật nước ta rất phong phú nhưng không
phải là vô tận .
Vậy chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ tài nguyên sinh vật việt Nam ?
Học sinh có thể trả lời chúng ta cần bảo vệ tài nguyên sinh vật bằng cách
không bắn giết chim thú , không phá rừng là chúng ta đã góp phần bảo vệ tài
nguyên sinh vật việt Nam .
Đối với tài nguyên rừng hiện nay còn rất ít .độ che phủ thấp chỉ còn khoảng
40%.có tới gần 10 triệu ha đất trống đồi trọc .Nhà nước ta hiện nay đã ban hành
nhiều chính sách và luật để bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng .
Cho học sinh quan sát tranh ảnh về một số động vật hoang dã giáo viên sử
dụng phương pháp vây quanh “ Nguyên nhân - hậu quả" Nguyên nhân do con
người bắn giết một số động vật thì sẽ gây ra những hậu quả gì ? con người cần
phải làm gì để bảo vệ tài nguyên sinh vật việt nam
-

Phương pháp thí nghiệm: Dựa trên những kiến thức đã học để minh họa cho
một vấn đề đặt ra.
13



VD: Bài 9 “ Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới nóng ” – Địa lí 7.
Quan sát hình: 9.4, giáo viên giới thiệu nội dung của mỗi bức hình A, B, C, D.
Đặt câu hỏi “ Em hãy nêu quá trình thoái hóa đất do đốt rừng làm nương rẫy ở
đới nóng ?”.
Hình
A
B
C
D
Nội dung.
Rừng nguyên Cây bụi .
Trảng cỏ.
Đất
bạc
sinh.
màu.
- Phương pháp thực địa: Đây là phương pháp đặc thù của môn Địa Lí, được
thực hiện qua các hoạt động hoạt động ngoài lớp theo nhóm của học sinh. Giúp
học sinh thấy được mối quan hệ hòa hợp hơn với môi trường đang sống.
Yêu cầu của phương pháp này là học sinh phải quan sát, ghi chép, tập hợp
thông tin, kết luận. Đồng thời khơi dậy ở mỗi học sinh ý thức về môi trường và
khuyến khích tham gia hoạt động BVMT ở nhà trường.
VD: Với bài 9 “ Hoạt động sản xuất nông nghiệp ơ đới nóng”- Địa lí 7 Giáo
viên tổ chức thực địa để hiểu môi trường theo quá trình sau.
- Giáo viên chọn nơi thực địa ( Gần trường ).
- Phân công:
Nhóm 1 thu thập các mẫu vật ( Đất, đá, nước )
Nhóm 2 thu thập các loài mẫu vật (Cây,côn trùng).
Nhóm 3 ghi chép.

Thảo luận giữa các nhóm đi đến kết luận: Môi trường sống có nhiều đối
tượng: Vô cơ, hữu cơ.Các đối tượng đang bị đe dọa dưới tác động của con
người.
Trên đây là tập hợp 7 phương pháp Giaó dục môi trường mà bản thân tôi
nhận thấy có khả năng thực hiện được trong chương trình địa lí lớp 7 và đem lại
kết quả cao ở địa bàn đang công tác. Ngoài ra còn có một số phương pháp khác
mà các quí bạn đọc có thể tham khảo thêm: Phương pháp gạn lọc giá trị, phương
pháp động não, phương pháp giao việc về nhà, phương pháp nghiên cứu tình
huống, phương pháp đóng vai.
d, Giải pháp 4: Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học GDMT:
- Hoạt động ngoại khóa: Đây là một hình thức mang tính chất tự nguyện của học
sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên, để mở rộng bổ sung kiến thức Giáo dục
môi trường đã được dạy trong nội khóa. bao gồm các hoạt động sau:
+ Báo cáo ngoại khóa về môi trường.
+ Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu môi trường địa phương đất nước
+ Tổ chức nghiên cứu môi trường địa phương.
+ Tổ chức tham quan môi trường.
+Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường ở nhà trường
và địa phương.
+ Tổ chức các câu lạc bộ môi trường.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
14


Giáo dục môi trường qua môn địa lí là một điều kiện hết sức thuận lợi so
với phân môn khác bởi nó mang yếu tố tự nhiên và gần gũi với con người thực
tế hơn . Với môn Địa Lí tôi đã vận dụng vào học sinh và cũng đã áp dụng từ
năm 2015 – 2016. Trong năm học 2016 – 2017 tôi cũng tiếp tục triển khai ở
phạm vi rộng hơn.
- Bài kiểm tra thứ nhất: Bằng câu hỏi trắc nghiệm sau tiết học

- Bài kiểm tra thứ hai: Kiểm tra viết 15 phút kết quả thu được như sau:
* Trong năm học 2015– 2015và năm học 2016-2017:
* Chênh lệch tỉ lệ giữa 2 năm học là:
Năm học
Chưa
Có nhận
Có ý
Biết vận
nhận biết
biết
thức
dụng
2015 – 2016
50,0
49,2
36,9
12,3
2016 – 2017
27,3
71,7
43,4
28,3
Tỉ lệ chênh lệch.
22,7
22,4
6,5
16,0
Như vậy: Kết quả của bài kiểm tra đã cho thấy được sự tiến bộ của học
sinh trong vấn đề nhận thức về môi trường. cụ thể là khóa học 2015– 2016 so
với năm học 2016 – 2017 tỉ lệ học sinh chưa nhận biết giảm 22,7 % còn tỉ lệ có

ý thức tăng 22,4% đặc biệt là số học sinh đã biết vận dụng, tăng lên 16,0 %.
Những kết quả trên tuy chỉ mới bước đầu trong quá trình thực hiện việc gắn kết
Giáo dục môi trường trong việc dạy và học tập địa lí cũng như trong quá trình
theo dõi thực nghiệm của bản thân tại địa phương nhưng. Với tôi nhận thấy đây
là một kết quả đáng mừng trong quá trình giáo dục môi trường vào trong dạy
học môn Địa Lý ở THCS nói chung và Trường THCS Thị Trấn nói riêng .

III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
15


1.Kết luận.
Sau một thời gian tìm hiểu và vận dụng : “ Một số biện pháp giáo dục môi
trường tạo hứng thú học tập cho học sinh THCS thông qua môn Địa lý ."
Giáo viên đã giúp học sinh mở rộng hiểu biết về môi trường địa phương, đất
nước, toàn cầu; Phát triển khả năng tiềm ẩn trong học sinh ( Vẽ, viết, sáng
tác...); Rèn luyện kỹ năng nghiên cứu ( Tìm tòi, thu thập, phân tích ....) ; Mở
rộng tầm nhìn về môi trường tự nhiên, xã hội.Giáo dục lòng yêu thiên nhiên.
Bên cạnh đấy tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường ở
nhà trường và địa phương. Từ đó giúp học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đã
học vào thực tế và tổ chức các câu lạc bộ môi trường thông qua đó gây hứng thú
học tập cho học sinh.
Từ đó giúp học sinh thân thiện với môi trường, có ý thức về môi trường và
bảo vệ môi trường. Từ ý thức đến hành vi, từ ý thức đến trách nhiệm. Các em
phải thể hiện được bằng việc làm cụ thể đơn giản như dọn vệ sinh sạch sẽ trong
lớp học, ngoài hành lang, trên sân trường. Các em có thói quen không vứt rác
bừa bãi, không bẻ cây, hái hoa trong sân trường. Khi ra xã hội các em có ý thức
giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, lớn lên các em trở thành những người lao động
có ích cho xã hội, có kỉ luật lao động, biết quan tâm đến môi trường, giữ gìn và
bảo vệ môi trường tốt đẹp. Và trong tương lai không xa đất nước Việt Nam sẽ

trở thành một đất nước có một môi trường : xanh, sạch, đẹp như đất nước
Xingapo anh em. “Sống trong môi trường trong sạch là quyền cơ bản của con
người”
2. Kiến nghị.
*Đối với nhà trường:
- Tạo điều kiện cho công tác giáo dục bảo vệ môi trường về: Thời gian, không
gian ( Địa điểm tổ chức ), cơ sở vật chất, chỉ đạo hợp lý ,khoa học ... Để tổ
chức dạy học có hiệu quả cao.
- Lập kế hoạch thường xuyên giám sát kiểm tra quá trình vận dụng và giáo dục
môi trường của các giáo viên với các phân môn có tham gia, để đảm bảo tính
đồng bộ trong quá trình giáo dục môi trường .
* Đối với giáo viên:
- Lập bảng liệt kê nội dung giáo dục môi trường có thể khai thác từ sách giáo
khoa thuộc các khối khác nhau 6.7.8.9.
- Chọn nội dung: Tích hợp toàn phần ( Kiến thức GD MT trùng lặp hoàn toàn
với kiến thức địa lí), tích hợp bộ phận (Kiến thức GDBVMT là một bộ phận
của kiến thức Địa lí)
- Thiết kế bài học phải có tính mềm dẻo, thích ứng với nhiều tình huống khác
nhau, nhưng đều đạt được mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường.
- Thường xuyên tìm tòi học hỏi những tài liệu, phương pháp giáo dục bảo vệ
môi trường có hiệu quả, đa dạng hơn trong các hoạt động
* Đối với chính quyền địa phương:
- Giới thiệu và cung cấp kịp thời số liệu ( Kinh tế, xã hội ) có liên quan khi cần
thiết. Tạo điều kiện về CSVC, địa điểm tổ chức hoạt động ngoại khóa cho HS.
16


- Truyền đạt những kinh nghiệm trong sản xuất của nhân dân.
Trong điều kiện thời gian có hạn, năng lực cá nhân còn hạn chế nên trong
quá trình thực hiện đề tài này không tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất

mong sự đóng góp chân thành của đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện và áp
dụng vào giảng dạy thực tế nhằm giáo dục môi trường tạo hứng thú học tập
cho học sinh trong học tập môn địa lý THCS.
Tôi xin chân thành cám ơn!
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.

Nông Cống, ngày 25 tháng 4 năm 2017
Người viết sáng kiến

Nguyễn Thị Hồng

TÀI LIỆU THAM KHẢO
17


TT
1
2
3

4
5
6
7

Tên tài liệu
Dân số môi
trường tài nguyên
Tư liệu dạy học

Địa Lí 7
Giáo dục môi
trường qua môn
Địa Lí ở trường
phổ thông.
Sách giáo khoa
Địa lí 7, 8,9
Sách giáo viên
Địa lí 7, 8,9
Bản đồ,tranh ảnh
có liên quan.

Tác giả
Nguyễn Hữu Dũng
Nguyễn Đình Giang

Nhà xuất bản
Nhà xuất bản giáo dục –
2014
Nhà xuất bản giáo dục –
2015.

Nguyễn Thị Thu Hằng
( Chủ biên )

Nhà xuất bản Hà Nội –
2010

Nguyễn Dực – Phan Huy
Xu – Nguyễn Hữu Danh

Nguyễn Dực – Phan Huy
Xu – Nguyễn Hữu Danh

Nhà xuất bản giáo dục –
2015
Nhà xuất bản giáo dục –
2015
Nhà xuất bản giáo dục –
2015

Một số tài liệu
khác có liên quan

18



×