Tải bản đầy đủ (.doc) (203 trang)

Một số biện pháp giáo dục môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm với các vấn đề kinh tế xã hội trong dạy học môn hóa học trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.85 MB, 203 trang )

1
2
3
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
- Thầy giáo PGS.TS. Lê Văn Năm – Bộ môn Lí luận và phương pháp dạy
học hoá học, khoa Hóa trường Đại học Vinh, đã giao đề tài, tận tình hướng dẫn và
tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
- Thầy giáo PGS.TS Nguyễn Khắc Nghĩa và thầy giáo TS Lê Danh Bình
đã dành nhiều thời gian đọc và viết nhận xét cho luận văn.
- Phòng Đào tạo Sau đại học, Ban chủ nhiệm khoa Hoá học cùng các thầy
giáo, cô giáo thuộc Bộ môn Lí luận và phương pháp dạy học hoá học khoa Hoá học
trường ĐH Vinh đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn thành
luận văn này.
Tôi cũng xin cảm ơn tất cả những người thân trong gia đình, Ban giám hiệu
Trường THPT Hà Văn Mao, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Tp Vinh, tháng 10 năm 2014
Vũ Quang Đạt
4
MỤC LỤC
NỘI DUNG Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 7
2. Mục đích nghiên cứu 7
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 7
4. Giả thuyết khoa học 8
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 8
6. Phương pháp nghiên cứu 8
6.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận 8
6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 8


6.3. Các phương pháp toán học xử lý số liệu thông kê 8
7. Phạm vi nghiên cứu 8
8. Điểm mới của đề tài 9
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan về môi trường và an toàn thực phẩm với vấn đề kinh tế -
xã hội
10
1.1.1. Vấn đề kinh tế, xã hội 10
1.1.1.1. Mối quan hệ của hóa học và vấn đề kinh tế, xã hội 10
1.1.1.2. Xu hướng phát triển hóa học trong nền kinh tế, xã hội 11
1.1.1.3. Tầm quan trọng của hóa học trong nền kinh tế, xã hội 13
1.1.2. Vấn đề môi trường 15
1.1.2.1. Khái niệm môi trường 15
1.1.2.2. Tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường 16
1.1.2.3. Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường ở Việt Nam 17
1.1.2.4. Các loại ô nhiễm môi trường 18
1.1.2.5. Các biện pháp khắc phục vấn đề ô nhiễm môi trường ở Việt Nam 18
1.1.2.6. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế - xã hội 19
1.1.3. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm 20
1.1.3.1. Một số khái niệm chung 20
1.1.3.2. Đánh giá mức độ vệ sinh và an toàn thực phẩm 23
1.1.3.3. Các nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm 25
1.2. Mối quan hệ giữa môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm với
các vấn đề kinh tế - xã hội trong chương trình hóa học phổ thông
27
1.2.1. Không khí, khí hậu 27
1.2.2. Nước 27
1.2.3. Đất đai và sản xuất nông nghiệp 27
1.2.4. Khoáng sản, năng lượng 27

1.2.5. Công nghiệp hóa học. 27
1.2.6. Hóa chất và cuộc sống 28
1.2.7. Chất thải 28
5
1.2.8. Môi trường xã hội, môi trường đạo đức 28
1.2.9. Giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường 28
1.3. Bài tập hoá học 28
1.3.1. Khái niệm về bài tập hoá học 28
1.3.2. Ý nghĩa, tác dụng của bài tập Hoá học 29
1.3.2.1. Ý nghĩa trí dục 29
1.3.2.2. Ý nghĩa phát triển 30
1.3.2.3. Ý nghĩa giáo dục 31
1.3.3. Phân loại bài tập hoá học. 31
1.3.4. Xây dựng bài tập hóa học 31
1.3.5. Cách sử dụng bài tập Hoá học ở trường THPT 31
1.4. Trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá 31
1.4.1. Phương pháp trắc nghiệm khách quan 31
1.4.2. So sánh trắc nghiệm khách quan với trắc nghiệm tự luận 33
1.5. Dạy học tích hợp và việc giáo dục môi trường và vệ sinh an toàn
thực phẩm với các vấn đề kinh tế - xã hội trong chương trình hóa học
trung học phổ thông
33
1.5.1. Khái niệm tích hợp 33
1.5.2 Quan niệm về dạy học tích hợp 34
1.5.3. Các đặc trưng của dạy học tích hợp 34
1.5.4. Các kiểu tích hợp 34
1.5.5. Thực tiễn dạy học tích hợp 34
1.5.6. Tác dụng của dạy học tích hợp 36
1.5.7. Các khả năng giáo dục môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm
với các vấn đề kinh tế - xã hội thông qua môn hoá học

36
1.5.8. Các nguyên tắc cơ bản khi tích hợp giáo dục môi trường và vệ sinh
an toàn thực phẩm với các vấn đề kinh tế - xã hội thông qua môn hoá
học ở trường phổ thông
37
1.6. Thực trạng dạy học hoá học có nội dung liên quan đến giáo dục
môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm với các vấn đề kinh tế - xã
hội trong chương trình hóa học phổ thông
37
1.6.1. Mục đích điều tra 37
1.6.2. Nội dung điều tra 37
1.6.3. Đối tượng điều tra 38
1.6.4. Phương pháp điều tra 38
1.6.5. Kết quả điều tra 38
1.6.5.1.Trước khi thực nghiệm 38
1.6.5.2. Sau khi thực nghiệm 38
1.6.6. Đánh giá kết quả điều tra 40
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG VÀ
VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM VỚI CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ -
XÃ HỘI TRONG DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC TRUNG HỌC PHỔ
6
THÔNG
2.1. Các nội dung chương trình hóa học THPT liên quan đến giáo dục
môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm
42
2.1.1. Chương trình hóa học lớp 10 42
2.1.2. Chương trình hóa học lớp 11 45
2.1.3. Chương trình hóa học lớp 12 49
2.2. Biện pháp 1: Sưu tầm, xây dựng nguồn tư liệu cung cấp thông tin
phục vụ giáo dục môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm với các vấn

đề kinh tế - xã hội trong chương trình hóa học phổ thông
54
2.2.1. Hoá học và vấn đề kinh tế 54
2.2.2. Hoá học và những vấn đề trong đời sống 58
2.2.3. Hoá học và vấn đề môi trường. 62
2.3. Biện pháp 2 : Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hoá học tích
hợp giáo dục môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm với việc phát
triển kinh tế - xã hội ở trường THPT
74
2.3.1. Nguyên tắc xây dựng 74
2.3.1.1. Đảm bảo tính chính xác, khoa học 74
2.3.1.2. Hệ thống bài tập cần phong phú, đa dạng và xuyên suốt cả chương
trình
74
2.3.1.3. Hệ thống bài tập cần khai thác mối liên hệ (tích hợp) giữa hóa học
với kinh tế, xã hội và môi trường
74
2.3.1.4. Hệ thống bài tập cần phù hợp với kiến thức của học sinh THPT 74
2.3.1.5. Hệ thống bài tập phải hấp dẫn, gây hứng thú cho hoc sinh 74
2.3.2. Quy trình xây dựng bài tập giáo dục môi trường và vệ sinh an toàn
thực phẩm với các vấn đề kinh tế - xã hội
75
2.3.2.1. Bước 1. Tìm hiểu chương trình hoá học ở trường THPT 75
2.3.2.2. Bước 2. Tìm tài liệu tham khảo 75
2.3.2.3. Bước 3. Chọn tài liệu có nội dung về kinh tế, xã hội, môi trường và vệ
sinh an toàn thực phẩm
75
2.3.2.4. Bước 4. Tìm mối liên hệ giữa kiến thức hoá học THPT với vấn đề
kinh tế, xã hội, môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm
75

2.3.2.5. Bước 5. Xây dựng hệ thống bài tập 75
2.3.2.6. Bước 6. Xin ý kiến chuyên gia, đồng nghiệp về hệ thống bài tập 75
2.3.2.7. Bước 7. Hoàn thiện hệ thống bài tập 75
2.3.3. Một số ví dụ 76
2.3.4. Hệ thống bài tập hoá học giáo dục môi trường và vệ sinh an toàn
thực phẩm với việc phát triển kinh tế - xã hội ở trường THPT
85
2.3.4.1. Bài tập hóa học giáo dục môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm
với các vấn đề kinh tế - xã hội trong chương trình lớp 10
85
2.3.4.2. Bài tập hóa học giáo dục môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm
với các vấn đề kinh tế - xã hội trong chương trình lớp 11
89
7
2.3.4.3. Bài tập hóa học giáo dục môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm
với các vấn đề kinh tế - xã hội trong chương trình lớp 12
99
2.3.4. Một số bài tập trắc nghiệm (Phần phụ lục) 118
2.3.5. Sử dụng hệ thống các bài tập hóa học giáo dục môi trường và vệ
sinh an toàn thực phẩm với các vấn đề kinh tế - xã hội trong dạy học hóa
học
118
2.3.5.1. Sử dụng bài tập khi nghiên cứu tài liệu mới 118
2.3.5.2. Sử dụng bài tập khi luyện tập và ôn tập 120
2.3.5.3. Sử dụng bài tập trong tiết kiểm tra, đánh giá 121
2.3.5.4. Sử dụng bài tập trong tiết thực hành 123
2.4. Biện pháp 3: Thiết kế một số giáo án có tích hợp nội dung giáo dục
môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm với các vấn đề kinh tế - xã
hội trong dạy học hóa học chương trình khối 12 THPT
125

2.4.1. Tích hợp một phần vào bài giảng mới trong chương trình lớp 12 126
2.4.2. Một số giáo án có tích hợp nội dung giáo dục môi trường và vệ sinh
an toàn thực phẩm với các vấn đề kinh tế - xã hội trong dạy học hóa học
chương trình khối 12 THPT
127
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm. 135
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm. 135
3.2.1. Thực nghiệm về bài tập trắc nghiệm 135
3.2.2. Thực nghiệm giáo án tích hợp 135
3.4. Phương pháp thực nghiệm. 135
3.4.1. Chọn mẫu thực nghiệm 135
3.4.2. Kiểm tra mẫu trước thực nghiệm 136
3.4.3. Chọn giáo viên dạy thực nghiệm 136
3.4.4. Phương pháp kiểm tra và xử lý kết quả thực nghiệm 137
3.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm 138
3.5.1. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm 138
3.5.2. Xử lí kết quả các bài kiểm tra 139
3.5.3. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm 147
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 149
TÀI LIỆU THAM KHẢO 153
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: PHIỀU ĐIỂU TRA 157
Phụ lục 2: ĐỀ KIỂM TRA 161
Phụ lục 3: GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM 173
Phụ lục 4: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 179
8
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngành hóa học cùng các ngành khoa học khác đã đóng góp rất lớn vào sự phát

triển kinh tế, xã hội, góp phần làm cho cuộc sống vật chất, tinh thần của con người
ngày càng phong phú, chất lượng cuộc sống được cải thiện và nâng cao. Mặt khác ,
chính sự phát triển ấy cũng tạo ra những ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng đối với
môi trường và an toàn thực phẩm.
Hiện nay ở Việt Nam, các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện
chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó,
trong chương trình hóa học phổ thông đã lồng ghép các nội dung nói trên nhằm giúp
học sinh hình thành ý thức bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm từ khi còn
ngồi trong ghế nhà trường. Mục đích là nhằm vận dụng những kiến thức và kỹ năng
vào gìn giữ, bảo tồn, sử dụng môi trường, thực phẩm và lao động theo cách thức bền
vững cho cả thế hệ hiện tại và tương lai. Bên cạnh đó hóa học còn là môn khoa học
có mối quan hệ mật thiết đến sự phát triển kinh tế và xã hội. Sự phát triển của hóa học
đi cùng với sự phát triển của nền kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia. Do đó, nội dung
việc giáo dục cho học sinh hiểu được tầm quan trong của hóa học trong sự phát triển
kinh tế và xã hội là một vấn đề không kém phần quan trọng.
Tuy nhiên, việc giáo dục môi trường và an toàn thực phẩm trong trường phổ
thông hiện nay còn gặp nhiều khó khăn như: học sinh chưa hứng thú với những nội
dung mang tính lý thuyết về môi trường, kinh tế và xã hội, nhà trường chưa có đủ
điều kiện cơ sở vật chất để ứng dụng nội dung giáo dục môi trường, kinh tế và xã
hội trong các bài giảng trên lớp.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP
GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG VÀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM VỚI CÁC
VẤN ĐỀ KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG” Nhằm mục đích xây dựng ý thức bảo vệ môi trường, vệ sinh
an toàn thực phẩm của các em học sinh, đồng thời giúp cho học sinh thấy được mối
quan hệ của hóa học trong sự phát triển kinh tế và xã hội khi còn ngồi trên ghế nhà
trường thông qua các bài tập trong từng chương, từng bài của chương trình hóa học
THPT.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng một số biện pháp giáo dục môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm

với các vấn đề kinh tế-xã hội trong trường trung học phổ thông.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: quá trình dạy học Hoá học ở trường THPT.
9
- Đối tượng nghiên cứu: Giáo dục môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm với các
vấn đề kinh tế - xã hội trong chương trình hóa học trung học phổ thông.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được các biện pháp tích hợp giáo dục môi trường và vệ sinh an
toàn thực phẩm với các vấn đề kinh tế - xã hội thì có thể giúp giáo viên dễ dàng hơn
khi lồng ghép các kiến thức về giáo dục môi trường và an toàn thực phẩm trong
trường trung học phổ thông, góp phần nâng cao hiệu quả của việc dạy và học theo
hướng hình thành và phát triển những hiểu biết, thái độ, kỹ năng giáo dục môi
trường và vệ sinh an toàn thực phẩm cho học sinh.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những kiến thức về môi trường, an toàn thực phẩm liên quan đến kinh
tế - xã hội có thể áp dụng trong chương trình Hóa học trung học phổ thông.
- Xây dựng hệ thống bài tập và thiết kế các giáo án thuộc chương trình Hoá học
THPT có nội dung giáo dục môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm với các vấn đề
kinh tế - xã hội.
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của hệ thống bài tập đã xây dựng.
- Vận dụng kiến thức đo lường, đánh giá kết quả học tập để phân tích kết quả thực
nghiệm.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận
- Đọc và nghiên cứu tài liệu có liên quan đến đề tài.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp.
- Phương pháp phân loại, hệ thống hoá.
- Phương pháp lịch sử.
6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát, điều tra.

- Phương pháp chuyên gia: học hỏi kinh nghiệm của giáo viên có nhiều năm đứng
lớp.
- Thực nghiệm sư phạm.
6.3. Các phương pháp toán học xử lý số liệu thông kê
7. Phạm vi nghiên cứu
- Về địa bàn nghiên cứu: Các trường THPT ở địa bàn thành Huyện Bá Thước, Tỉnh
Thanh Hóa và các huyện lân cận.
- Về thời gian nghiên cứu: năm học 2013 - 2014.
- Về nội dung nghiên cứu: Nội dung và biện pháp giáo dục giáo dục môi trường và
vệ sinh an toàn thực phẩm với các vấn đề kinh tế và xã hội trong chương trình hóa
10
học trung học phổ thông.
8. Điểm mới của đề tài:
- Xây dựng nguồn tư liệu cung cấp thông tin phục vụ giáo dục môi trường và vệ
sinh an toàn thực phẩm với các vấn đề kinh tế - xã hội trong chương trình hóa học
phổ thông.
- Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm và tự luận có nội dung giáo dục môi trường
và vệ sinh an toàn thực phẩm với các vấn đề kinh tế - xã hội trong trường trung học
phổ thông.
- Thiết kế một số giáo án khối 12 có tích hợp nội dung giáo dục về mối liên hệ giữa
hoá học với sự phát kiển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.
11
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan về môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm với vấn đề kinh tế -
xã hội
[4],[5],[13],[22],[29],[32],[39].
1.1.1. Vấn đề kinh tế, xã hội
1.1.1.1. Mối quan hệ của hóa học và vấn đề kinh tế, xã hội

Hóa học và công nghiệp hóa học với những thành tựu to lớn, những phát
minh đa dạng mới mẻ đã và đang góp phần phát triển sản xuất, tăng năng suất, chất
lượng sản phẩm, làm cho cuộc sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng
phong phú, chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện và nâng cao. Đặc biệt, hóa
học có vai trò quan trọng đối với việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia trên thế giới.
Kinh tế có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá sự phát triển của một quốc
gia so với các nước trên thế giới. Để phát triển được nền kinh tế thì điều mà chúng ta cần
giải quyết đầu tiên là nguồn năng lượng, nhiên liệu và vật liệu. Những vấn đề ấy đòi
hỏi cần có những bước đột phá mới trong lĩnh vực khoa học tự nhiên nhất là lĩnh
vực Hóa học. Hóa học sẽ giúp chúng ta tìm được những nguồn nguyên nhiên liệu mới
giải quyết được vấn đề năng lượng đang ngày càng cạn kiệt, giá thành thấp hơn so
với những năng lượng truyền thống mà còn bảo vệ được môi trường, tìm ra vật liệu
mới phục vụ cho nhu cần sản xuất của con người. Chúng ta càng hiểu rõ hơn về vai
trò của hóa học trong việc phát triển kinh tế.
Chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu vai trò của Hóa học trong năng lượng, nhiên liệu
và vật liệu là quan trọng thế nào?
* Vấn đề vật liệu: Vai trò của vật liệu đối với sự phát triển kinh tế. Đồng hành
cùng với sự phát triển của nhân loại, vật liệu là không thể thiếu. Vật liệu được dùng
trong xây dựng nhà cửa, cầu cống, các công trình kiến trúc Nhu cầu của kinh tế
đối với vật liệu là vô cùng to lớn. Trong lịch sử phát triển của nhân loại đã sử dụng
nhiều loại vật liệu khác nhau. Với đà phát triển của khoa học - kĩ thuật của kinh tế, xã
hội, yêu cầu của con người về vật liệu ngày càng phong phú, đa dạng hơn để đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao trong các nghành kinh tế, quốc dân.
* Trong ngành y học: làm các bộ phận nhân tạo.
* Ngành xây dựng: cần những vật liệu làm cho công trình chắc, bền, đẹp, phù
hợp hơn…
* Ngành năng lượng: cần những loại vật liệu chuyên dụng để chế tạo thiết bị
khai thác nguồn thiên nhiên vô tận từ mặt trời, nước, gió, năng lượng các lò phản ứng
12
hạt nhân…

Hóa học đã góp phần giải quyết vấn đề vật liệu cho tương lai vật liệu compozit:
có tính năng bền, nhẹ, chắc không bị axit hoặc kiềm và một số hoá chất phá huỷ trong
môi trường Hoá học với các nghành khoa học trong lĩnh vực kĩ thuật vật liệu đang
nghiên cứu và khai thác những vật liệu mới có trọng lượng nhẹ, siêu bền với môi
trường, siêu nhỏ Có công năng đặc biệt như: Máy bay được làm bằng vật liệu siêu
nhẹ. Vật liệu nano: là vật liệu được chế tạo nên từ những hạt có kích thước cỡ
nanomet. Vật liệu có độ cứng cao, siêu dẻo…Chế tạo máy bay tàng hình đối với các loại
rada. Vật liệu quang điện tử: có độ siêu dẫn ở nhiệt độ cao được dùng trong sinh học,
y học, điện tử, Dòng điện đi qua chất siêu dẫn.
Hóa học có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế của đất nước trong hiện tại
và tương lai. Nó đã góp phần tìm ra nguồn năng lượng thay thế cho nguồn năng
lượng truyền thống. Đem lại nhiều lợi ích to lớn cho thế giới từ việc tận dụng nguồn
năng lượng do các phản ứng hóa học sinh ra.
1.1.1.2. Xu hướng phát triển hóa học trong nền kinh tế, xã hội
Thập niên 90 của thế kỷ trước là thời điểm các nghiên cứu về việc phát triển
các quy trình thân thiện với môi trường thay cho việc sử dụng các hóa chất độc hại từ
đó đã làm xuất hiện một khái niệm mới là Hóa học xanh. Điều này càng được thúc
đẩy do nhận thức của con người về tác hại của rác thải công nghiệp ngày càng tăng
lên và việc cần thiết phải xử lý các chất thải hóa học của chính phủ. Thông qua việc
kết hợp giữa việc siết chặt luật pháp, mục tiêu nghiên cứu và nhận thức về cách vận
hành quy trình tốt nhất thì lĩnh vực Hóa học xanh đã có những bước tiến nhanh chóng
và giúp có được một nhận thức rõ ràng hơn về công nghệ sạch. Chẳng hạn sự phân
tách các chất thải hiện đã được thực hiện dễ dàng bằng cách dùng cacbon dioxit siêu
tới hạn, các dung môi hữu cơ độc hại dễ bay hơi nay đã được thay thế bằng các dung
môi là chất lỏng ion khó bay hơi cùng với việc đưa vào sử dụng các tác nhân và xúc
tác dị thể để tránh việc sử dụng các quá trình hòa tan vốn độc hại, gây khó khăn cho
việc tách và tinh chế.
Sự quan trọng của việc giới thiệu các chuẩn mới để xác định độ "xanh" của một
quy trình (nhất là trong ngành công nghiệp dược) cũng đã bắt đầu được tiến hành.
Một trong số những chỉ số xưa nhất và được dùng nhiều nhất nhân tố E (E factor) -

thể hiện tỉ lệ giữa chất thải trên tổng lượng sản phẩm đã cho thấy rõ sự lãng phí hóa
chất trong các quá trình hóa học. Những sự đánh giá gần đây hơn cho thấy sự cần
thiết của việc khảo sát một tập hợp rộng lớn hơn các số liệu qua một chu trình sống
của sản phẩm.
Các quy định về lập pháp, kinh tế và xu hướng phát triển xã hội đã ảnh hưởng
13
đến toàn bộ các giai đoạn trong chu trình sống của một sản phẩm của ngành công
nghiệp hóa học. Với dầu, hóa chất thô quan trọng của ngành công nghiệp hóa học
hiện đã bắt đầu tiến hành giảm dần trữ lượng và đánh dấu các biến động giá cả, tuy
nhiên trong thế giới thực thì phải đối diện với các vấn đề phức tạp hơn. Việc khai
thác đến cạn kiệt các nguồn tài nguyên quan trọng cùng với việc giá cả tăng lên đã
ảnh hưởng đến sự tồn vong của ngành công nghiệp hóa học. Ở một phía khác của chu
trình sống thì áp lực từ công chúng cũng như từ các tổ chức phi chính phủ đã dẫn đến
sự tăng theo hàm mũ sự tập trung của hiến pháp đến các sản phẩm (đáng kể nhất là ở
châu Âu, nơi có các ủy ban đăng ký, đánh giá, ủy quyền và giới hạn các hóa chất hay
gọi tắt là REACH (Registration, Evaluation, Authorisation and restriction of
Chemicals) và mức độ tiêu dùng đang bị đe dọa nếu cứ sử dụng hóa chất một cách vô
tội vạ. Các thách thức này chỉ có thể được chấp nhận với một sự kết hợp tốt giữa các
nghiên cứu thuần về việc phát hiện ra định hướng nghiên cứu, khảo sát ứng dụng.
Sự hợp tác giữa các nhà hóa học, sinh học và các kỹ sư sẽ hiểu ra được cách
làm thế nào để sử dụng nguồn cacbon bền vững nhất: sinh khối không bắt nguồn từ
thực phẩm với một hiệu quả cao nhất. Các sinh khối này bao gồm các chất thải nông
nghiệp, lâm nghiệp và công nghiệp thực phẩm cũng như các sản phẩm phụ trong các
quá trình quy mô lớn như sản xuất nhiên liệu sinh học. Lượng lớn các chất tiêu thụ và
các chất thải công nghiệp như dòng điện thải và các dụng cụ điện có thể được khai
thác bằng cách sử dụng các công nghệ ít gây tác động mạnh đến môi trường vốn chỉ
được xuất hiện vào những năm 90. Đây không chỉ là một bước tiến lớn hướng đến
việc tạo thành một kỷ nguyên mới của hóa học xanh và hóa học bền vững mà còn
giúp giải quyết được những vấn đề leo thang chất thải trong xã hội hiện đại.
Đặc biệt, có thể tạo ra được nhiều sản phẩm từ các sản phẩm sinh khối như

xenlulô, chitin hay tinh bột có thể đóng vai trò như các phân tử nhỏ nhưng khi cần
thiết chúng có thể đóng vai trò nền tảng để chế tạo các vật liệu mới cao phân tử. Các
hợp chất như etanol, axit lactic, axit sucxinic hay glyxerol có thể thay thế, hay ít nhất
là giảm thiểu sự phụ thuộc của chúng ta vào các nhiên liệu hóa thạch như eten,
propen, butadien hay benzen. Do đó các công cụ của Hóa học xanh tương lai cần phải
đa năng, linh hoạt cũng như phải sạch, an toàn và hiệu quả.
Ở đây sự kết hợp giữa hóa học - sinh học và giữa hóa học - công nghệ sinh
học là một vấn đề quan trọng: Chúng ta cần phải phát triển các con đường tổng hợp
bắt nguồn từ các dẫn xuất chứa oxy và các phân tử ưa nước vốn được tạo thành từ các
chuyển hóa sinh khối. Điều này cũng có nghĩa là chúng ta không thể ước tính được sự
lãng phí và giá thành trước khi tiến hành tổng hợp. Ở đây các kết quả nghiên cứu về
các quá trình hóa học trong nước sẽ đắc dụng (và thường làm cho quá trình trở nên an
14
toàn hơn) cũng như sự phát triển tiếp tục trong tương lai của các phương pháp tổng
hợp quan trọng chẳng hạn giảm thiểu các bước tiến hành bằng các hệ thống phản ứng
lồng vào nhau để có thể đưa nhiều phản ứng trở thành một bước duy nhất. Về sự kết
hợp giữa hóa học - công nghệ thì các hệ thống màng xúc tác, các kỹ thuật tiến hành
phản ứng chuyên sâu và các hệ thống phản ứng tiết kiệm năng lượng ngày càng trở
nên quan trọng. Kỹ thuật lên men sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phân giải các
sinh khối có cấu trúc phức tạp về các phân tử nhỏ với sự kiểm soát chặt chẽ hơn về
năng lượng sử dụng để nhiệt phân bằng cách sử dụng xúc tác hay các phương pháp
mới (chẳng hạn vi sóng) thì chúng ta có khả năng xây dựng các quy trình song song
để tạo thành các phân tử khác nhau, điều này dẫn đến việc tạo thành nhiều chất cơ
bản hơn. Việc tìm ra con đường mới phát triển bền vững với giá thành hợp lý để tạo
thành các chất thơm là đặc biệt khó khăn: chúng ta cần phải có những cách thức tốt
hơn để khai thác nguồn chất thơm vô tận trong tự nhiên như ở trong lignin hay
suberin.
Thách thức trong Hóa học xanh không chỉ đơn thuần là thay thế các hóa chất
độc hại như các cromat hay các dẫn xuất polyhalogen thơm nhưng có thể đảm bảo
rằng các chất có thể thay thế được chúng cũng như cách thức để tạo thành sẽ xanh và

bền vững. Hiện tại cần có thêm nhiều nghiên cứu nhắm đến việc thỏa mãn các tiêu
chuẩn lập pháp mà REACH cũng như các đạo luật về chất lượng sản phẩm đã đề ra.
Các sản phẩm an toàn, thân thiện môi trường được yêu cầu ở các mặt hàng thương
mại như chất chậm cháy, hóa dẻo, chất kết dính và ngòi nổ.
Thế kỷ mới này sẽ chứng kiến một bước chuyển mình mạnh mẽ từ hóa học
(phụ thuộc) dầu mỏ sang Hóa học dựa trên một sự đa dạng nguồn nguyên liệu. Mặc
dù chúng ta vẫn còn phụ thuộc nhiều vào các nguồn nguyên liệu hóa thạch và các
khoáng trong một tương lai gần nhưng các hóa chất và vật liệu được chế tạo từ các
sinh khối không có nguồn gốc thực phẩm và từ một núi sản phẩm mà chúng ta ưu ái đặt
cho danh từ "mỹ miều" chất thải sẽ chiếm ưu thế. Chất thải của hôm nay là nguyên
liệu của ngày mai. Hóa học xanh có thể giúp chuyển hóa các nguồn cung này thành
nguyên liệu bằng cách tiếp cận ít gây tổn hại đến môi trường nhất. Bằng cách này
chúng ta sẽ đạt được mục tiêu lớn là xây dựng được một kỷ nguyên mới cho các sản
phẩm xanh và bền vững.
1.1.1.3. Tầm quan trọng của hóa học trong nền kinh tế, xã hội
* Hoá học với đời sống
Phản ứng hóa học xảy ra trong cuộc sống hằng ngày thí dụ như trong lúc nấu
ăn, làm bánh hay rán mà trong đó các biến đổi chất xảy ra một cách rất phức tạp đã
góp phần tạo nên hương vị đặc trưng cho món ăn. Thêm vào đó thức ăn được phân
15
tách ra thành các thành phần riêng biệt và cũng được biến đổi thành năng lượng.
* Hoá học với các khoa học khác
Hóa học nghiên cứu về tính chất của các nguyên tố và hợp chất, về các biến
đổi có thể có từ một chất này sang một chất khác, tiên đoán trước tính chất của
những hợp chất chưa biết đến cho tới nay, cung cấp các phương pháp để tổng hợp
những hợp chất mới và các phương pháp đo lường hay phân tích để tìm các thành
phần hóa học trong những mẫu thử nghiệm.
Mặc dù tất cả các chất đều được cấu tạo từ một số loại "đá xây dựng" tương
đối ít, tức là từ khoảng 80 đến 100 nguyên tố trong số 118 nguyên tố được biết đến
nhưng sự kết hợp và sắp xếp khác nhau của các nguyên tố đã mang lại đến vài triệu

hợp chất khác nhau, những hợp chất mà đã tạo nên các loại vật chất khác nhau như
nước, cát, mô sinh vật và mô thực vật. Thành phần của các nguyên tố quyết định các
tính chất vật lý và hóa học của các chất và làm cho hóa học trở thành một bộ môn
khoa học rộng lớn.
Cũng như trong các bộ môn khoa học tự nhiên khác, thí nghiệm trong hóa
học là cột trụ chính. Thông qua thí nghiệm, các lý thuyết về cách biến đổi từ một chất
này sang một chất khác được phác thảo, kiểm nghiệm, mở rộng và khi cần thiết thì
cũng được phủ nhận.
Tiến bộ trong các chuyên ngành khác nhau của hóa học thường là các điều kiện
tiên quyết không thể thiếu cho những nhận thức mới trong các bộ môn khoa học
khác, đặc biệt là trong các lãnh vực của sinh học và y học, cũng như trong lĩnh vực
của vật lý (thí dụ như việc chế tạo các chất siêu dẫn mới). Hóa sinh, một chuyên
ngành rộng lớn, đã được thành lập tại nơi giao tiếp giữa hóa học và sinh vật học và
là một chuyên ngành không thể thiếu được khi muốn hiểu về các quá trình trong sự
sống, các quá trình mà có liên hệ trực tiếp và không thể tách rời được với sự biến đổi
chất.
Đối với y học thì hóa học không thể thiếu được trong cuộc tìm kiếm những
thuốc trị bệnh mới và trong việc sản xuất các dược phẩm. Các kỹ sư thường tìm kiếm vật
liệu chuyên dùng tùy theo ứng dụng (vật liệu nhẹ trong chế tạo máy bay, vật liệu
xây dựng chịu lực và bền vững, các chất bán dẫn đặc biệt tinh khiết, ). Ở đây bộ
môn khoa học vật liệu đã phát triển như là nơi giao tiếp giữa hóa học và kỹ thuật.

* Hoá học trong công nghiệp
Công nghiệp hóa học là một ngành kinh tế rất quan trọng. Công nghiệp hóa
học sản xuất các hóa chất cơ bản như axít sunfuric hay amoniac, thường là nhiều triệu
tấn hằng năm, cho sản xuất phân bón và chất dẻo và các mặt khác của đời sống và sản
xuất công nghiệp. Mặt khác, ngành công nghiệp hóa học cũng sản xuất rất nhiều hợp
16
chất phức tạp, đặc biệt là dược phẩm. Nếu không có các hóa chất được sản xuất trong
công nghiệp thì cũng không thể nào sản xuất máy tính hay nhiên liệu và chất bôi trơn

cho công nghiệp ô tô.

1.1.2. Vấn đề môi trường[19],[21],[32]
1.1.2.1. Khái niệm môi trường
Môi trường là một trong những vấn đề đang được cả xã hội quan tâm, trong
lịch sử phát triển của nhân loại đã có nhiều định nghĩa về môi trường cụ thể như:
- Môi trường bao gồm các vật chất hữu cơ và vô cơ quanh sinh vật. Theo
định nghĩa này thì không thể nào xác định được môi trường một cách cụ thể, vì mỗi cá
thể, mỗi loài, mỗi chi vẫn có một môi trường và một quần thể, một quần xã lại có một
môi trường rộng lớn hơn.
- Môi trường là những gì cần thiết cho điều kiện sinh tồn của sinh vật. Theo
định nghĩa này thì rất hẹp, bởi vì trong thực tế có yếu tố này là cần thiết cho loài này
nhưng không cần thiết cho loài kia dù cùng sống chung một nơi, hơn nữa cũng có
những yếu tố có hại hoặc không có lợi vẫn tồn tại và tác động lên cơ thể và ta không
thể loại trừ nó ra khỏi môi trường tự nhiên.
- Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan
hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự
tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên (Điều 1, Luật Bảo Vệ Môi Trường của
Việt Nam, 1993)
- Môi trường là một phần của ngoại cảnh, bao gồm các hiện tượng và các thực
thể của tự nhiên mà ở đó, cá thể, quần thể, loài có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp
bằng các phản ứng thích nghi của mình (Vũ Trung Tạng, 2000). Từ định nghĩa này ta
có thể phân biệt được đâu là môi trường của loài này mà không phải là môi trường
của loài khác. Chẳng hạn như mặt biển là môi trường của sinh vật màng nước
(Pleiston và Neiston), song không phải là môi trường của những loài sống ở đáy sâu
hàng ngàn mét và ngược lại.
- Đối với con người, môi trường chứa đựng nội dung rộng hơn. Theo định
nghĩa của UNESCO (1981) thì môi trường của con người bao gồm toàn bộ các hệ
thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình (đô thị, hồ
chứa ) và những cái vô hình (tập quán, niềm tin, nghệ thuật ), trong đó con người

sống bằng lao động của mình, họ khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo
nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình.
Như vậy, môi trường sống đối với con người không chỉ là nơi tồn tại, sinh
trưởng và phát triển cho một thực thể sinh vật là con người mà còn là "khung cảnh
của cuộc sống, của lao động và sự nghỉ ngơi của con người".
17
Thuật ngữ Trung Quốc gọi môi trường là "hoàn cảnh" đó là từ chính xác chỉ
điều kiện sống của cá thể hoặc quần thể sinh vật. Sinh vật và con người không thể
tách rời khỏi môi trường của mình. Môi trường nhân văn (Human environment - môi
trường sống của con người) bao gồm các yếu tố vật lý, hóa học của đất, nước, không
khí, các yếu tố sinh học và điều kiện kinh tế - xã hội tác động hàng ngày đến sự sống
của con người.
1.1.2.2. Tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường
Môi trường là không gian chứa đựng các cơ thể sống bao hàm xã hội loài
người, giới sinh vật (động vật và thực vật). Mỗi cơ thể sống không thể tồn tại ở ngoài
môi trường được. Vì vậy nói tới vai trò của môi trường đối với đời sống xã hội điều
đầu tiên cần phải nhấn mạnh: Môi trường là không gian sống của mọi loài sinh vật
(kể cả con người), các loài sinh vật sinh ra, lớn lên, trưởng thành và tiêu vong đều ở
trong môi trường. Nếu không gian môi trường trong sạch sẽ làm cho chất lượng cuộc
sống được nâng cao, mọi loài sinh vật sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển tốt,
ngược lại nếu không gian môi trường bị ô nhiễm, môi trường bị suy thoái sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng của cuộc sống và như vậy sẽ cản trở sự phát triển bình
thường của mọi loài sinh vật, trong đó có xã hội loài người. Do đó bảo vệ môi trường,
giữ cho môi trường trong sạch có tác dụng trực tiếp đến việc bảo tồn và duy trì sự
sống của mọi sinh vật ở trong môi trường.
Môi trường là nơi cung cấp các yếu tố cần thiết, các điều kiện cần thiết cho sự
sống của tất cả các loài sinh vật. Ăngghen nói "con người là sản phẩm của tự nhiên",
con người tồn tại trong môi trường tự nhiên, cùng phát triển với môi trường tự nhiên,
vật chất trong cơ thể con người do môi trường tự nhiên cung cấp, không khí mà con
người hít thở, nước mà con người uống… cũng đều từ môi trường tự nhiên và thức ăn của

con người xét cho cùng cũng từ môi trường tự nhiên: lúa gạo, hoa màu, rau xanh, trái
cây đều mọc từ đất, tôm cá lớn lên từ ao nước sông, hồ, biển… Con người và môi trường
luôn thống nhất với nhau, sống trong môi trường con người một mặt chịu sự ảnh hưởng
của môi trường, mặt khác con người lại tác động vào môi trường làm cho môi trường
biến đổi, sự biến đổi của môi trường lại ảnh hưởng trở lại đối với con người. Những
thứ mà môi trường tự nhiên cung cấp cho con người bao gồm những thứ có khả
năng tái tạo được và những thứ không có khả năng tái tạo. Vì vậy, để đảm bảo cho xã
hội phát triển con người cần phải biết giữ gìn những nguồn lực của tự nhiên để sử
dụng lâu dài trong tương lai.
Môi trường là nơi diễn ra mọi quá trình lao động sản xuất, dù đó là sản xuất
công nghiệp hay nông nghiệp cũng đều phải dựa trên nền tảng của môi trường. Các
hoạt động văn hóa, xã hội, nghiên cứu khoa học, sáng tạo nghệ thuật… cũng phải dựa
18
vào môi trường, sử dụng các "chất liệu" do môi trường cung cấp.
Nói tóm lại mọi sự sống trên trái đất và mọi quá trình hoạt động của con
người đều được tiến hành trong môi trường, đều dựa vào môi trường và sử dụng các
yếu tố có sẵn của môi trường. Xuất phát từ nhận thức đó chúng ta thấy môi trường có
vai trò to lớn, quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của mọi loài sinh vật sống trong
môi trường.
1.1.2.3. Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường ở Việt Nam
Môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm trầm trọng do nhiều nguyên nhân chủ
quan và khách quan, mà chủ yếu là do hoạt động sản xuất công nghiệp của con người.
Sau đây là một số nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường:
* Tự nhiên
Do các hiện tượng tự nhiên gây ra: núi lửa, cháy rừng. Tổng hợp các yếu tố
gây ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên rất lớn nhưng phân bố tương đối đồng đều trên
toàn thế giới, không tập trung trong một vùng. Trong quá trình phát triển, con người
đã thích nghi với các nguồn này.
* Công nghiệp
Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất của con người. Các quá trình gây ô nhiễm

là quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch: than, dầu, khí đốt tạo ra: CO
2
, CO, SO
2
,
NO
x
, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi, quá trình thất thoát, rò rỉ trên
dây truyền công nghệ, các quá trình vận chuyển các hóa chất bay hơi, bụi.
Đặc điểm: nguồn công nghiệp có nồng độ chất độc hại cao, thường tập trung
trong một không gian nhỏ. Tùy thuộc vào quy trình công nghệ, quy mô sản xuất và
nhiên liệu sử dụng thì lượng chất độc hại và loại chất độc hại sẽ khác nhau.
* Giao thông vận tải
Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí đặc biệt ở khu đô thị và khu
đông dân cư. Các quá trình tạo ra các khí gây ô nhiễm là quá trình đốt nhiên liệu động
cơ: CO, CO
2
, SO
2
, NO
x
, Pb, Các bụi đất đá cuốn theo trong quá trình di chuyển. Nếu
xét trên từng phương tiện thì nồng độ ô nhiễm tương đối nhỏ nhưng nếu mật độ giao
thông lớn và quy hoạch địa hình, đường xá không tốt thì sẽ gây ô nhiễm nặng cho hai
bên đường.
* Sinh hoạt
Là nguồn gây ô nhiễm tương đối nhỏ, chủ yếu là các hoạt động đun nấu sử
dụng nhiên liệu nhưng đặc biệt gây ô nhiễm cục bộ trong một hộ gia đình hoặc vài hộ
xung quanh. Tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu: CO, bụi.
Đây là các nguyên nhân chính dẫn tới các ô nhiễm trầm trọng về môi trường vì

19
thế để khắc phục, chúng ta cần nhiều biện pháp mạnh trong xử phạt những tập thể, cá
nhân có những hoạt động gây tác hại cho môi trường.
1.1.2.4. Các loại ô nhiễm môi trường
* Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm môi trường không khí đang là một vấn đề bức xúc đối với môi trường
đô thị, công nghiệp và các làng nghề. Ô nhiễm môi trường không khí có tác động xấu đối
với sức khoẻ con người (đặc biệt là gây ra các bệnh đường hô hấp), ảnh hưởng đến
các hệ sinh thái và biến đổi khí hậu (hiệu ứng "nhà kính", mưa axít và suy giảm
tầng ôzôn), Công nghiệp hoá càng mạnh, đô thị hoá càng phát triển thì nguồn thải
gây ô nhiễm môi trường không khí càng nhiều, áp lực làm biến đổi chất lượng không
khí theo chiều hướng xấu càng lớn, yêu cầu bảo vệ môi trường không khí càng quan
trọng.
* Ô nhiễm chất thải
Cùng với sự tăng thêm các cơ sở sản xuất, các khu tập trung dân cư ngày càng
nhiều, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm vật chất cũng ngày càng lớn, những điều đó
tạo điều kiện kích thích các ngành sản xuất, kinh doanh và dịch vụ mở rộng và phát
triển nhanh chóng, nâng cao mức sống chung của xã hội; mặt khác cũng tạo ra một số
lượng lớn chất thải bao gồm: Chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải y tế,
chất thải nông nghiệp, chất thải xây dựng tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe con
người và môi trường sống.
* Ô nhiễm nguồn nước
Ô nhiễm nguồn nước lên đến mức báo động, hạn chế nguồn nước sạch cung cấp
cho sinh hoạt đời sống.
* Ô nhiễm hóa chất độc
Khi xã hội phát triển với nhu cầu xây dựng nhiều nhà máy sản xuất phục vụ đời
sống thì các hóa chất độc cũng được thải ra càng nhiều từ trưc tiếp các nhà máy, hay
qua các sản phẩm hóa chất ấy chúng ngày càng ảnh hưởng xấu đến môi trường
(đất, nước, không khí ) và cuộc sống con người
1.1.2.5. Các biện pháp khắc phục vấn đề ô nhiễm môi trường ở Việt Nam

* Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường không khí
- Hạn chế sự gia tăng phương tiện vận chuyển một cách tự phát, tiến tới xây
dựng các phương tiện vận tải công cộng hiện đại như xe bus,tàu điện ngầm, tàu điện
trên cao
- Sử dụng nhiên liệu sạch như điện, ga, Hydro, năng lượng mặt trời
- Cải thiện kỹ thuật xe máy nhằm giảm bớt sự phát thải khí ô nhiễm từ xe cộ
và sử dụng các biện pháp đơn giản để giảm sự bay hơi nhiên liệu.
20
- Tăng cường kiểm soát sự phát thải kiểm định kỹ thuật máy móc.
- Biện pháp giáo dục cộng đồng.
- Trồng nhiều cây xanh.
* Biện pháp khắc phục ô nhiễm chất thải rắn
- Chôn lấp và đốt cháy rác một cách khoa học.
- Xây dựng thêm nhà máy tái chế chất thải.
- Tuyên truyền mọi người cùng nhau giữ gìn vệ sinh chung.
- Thực hiện đúng các luật giữ gìn môi trường.
* Biện pháp khắc phục ô nhiễm nguồn nước
- Xây dựng nhà máy xử lí nước thải.
- Nâng cao nhận thức con người.
- Tuyên truyền vận động quần chúng hưởng ứng các chương trình chống ô
nhiễm môi trường nước.
- Thiết kế hệ thống cấp nước, tiêu nước cho các khu nuôi thuỷ sản.
- Tổ chức quản lý và kiểm soát chất lượng nguồn nước.
* Biện pháp khắc phục ô nhiễm chất độc
- Giữ vệ sinh thân thể.
- Vệ sinh nhà cửa, phát quang xung quanh.
- Vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Dùng thuốc sổ giun theo thời gian hướng dẫn của bác sĩ
1.1.2.6. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế - xã hội
Các nhà kinh tế học đã chỉ ra rất nhiều nguyên nhân tạo nên sự phát triển của

kinh tế - xã hội: đó là sự ra đời của máy móc, công cụ khoa học kỹ thuật, đó là sự
thông minh cùng với óc sáng tạo và khả năng lao động của con người… nhưng hơn
tất cả đó là môi trường. Tự bản thân máy móc, công cụ sẽ không phát huy tác dụng
nếu không có nguyên vật liệu, nhiên liệu; con người dù thông minh sáng tạo đến bao
nhiêu cũng sẽ không thể có không gian để tồn tại và sản xuất nếu không có môi
trường. Không thể tách sự phát triển kinh tế xã hội khỏi môi trường, môi trường và
phát triển có mối quan hệ khăng khít với nhau. "Nếu không bảo vệ môi trường một
cách chính đáng, kinh tế sẽ bị yếu dần. Ngược lại, không có kinh tế, bảo vệ môi
trường sẽ thất bại".
Phát triển kinh tế xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và
tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội,
nâng cao chất lượng văn hóa. Phát triển kinh tế xã hội là xu hướng chung của từng cá
nhân và cả loài người trong quá trình sống, giữa môi trường và kinh tế có mối quan
hệ hết sức chặt chẽ: Môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển kinh tế, còn
21
kinh tế là nguyên nhân tạo nên các biến đổi tích cực và tiêu cực đối với môi trường.
phát triển kinh tế, xã hội là nhu cầu tất yếu của loài người và tất nhiên trong quá trình
phát triển kinh tế con người sẽ phải khai thác môi trường, do vậy ở đây nảy sinh mâu
thuẫn giữa việc phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
Trong phạm vi một quốc gia, cũng như trên toàn thế giới, luôn luôn tồn tại hai
hệ thống: Hệ thống kinh tế - xã hội và hệ thống môi trường. Hệ thống kinh tế xã hội cấu
thành bởi các khâu: Sản xuất, lưu thông phân phối, tiêu thụ, tạo nên một dòng luân
chuyển nguyên liệu, năng lượng, hàng hóa, phế thải giữa các phần tử của hệ thống.
Hệ thống môi trường với các thành phần thiên nhiên và xã hội cùng tồn tại trên một
địa bàn với hệ thống kinh tế - xã hội. Mối quan hệ hay mâu thuẫn đều được biểu hiện rất
rõ ràng.
Hệ thống kinh tế lấy nguyên liệu, năng lượng từ hệ thống môi trường. Đây là
một chức năng của môi trường: cung cấp nguyên, nhiên liệu cho cuộc sống con
người. Nếu vì phát triển kinh tế mà khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên không
tái tạo được hoặc khai thác quá khả năng phục hồi đối với tài nguyên tái tạo được thì

sẽ dẫn tới không còn nguyên liệu, năng lượng, từ đó phải đình chỉ sản xuất, giảm sút
hoặc triệt tiêu hệ thống kinh tế. Chất thải là thứ mà cuộc sống sinh hoạt của con
người và các hoạt động kinh tế thải ra môi trường nhều nhất. Hầu hết các phế thải đều
độc hại đối với sức khỏe và sinh mệnh con người, tác động xấu đến không khí, nước,
đất, các nhân tố môi trường và tài nguyên thiên nhiên khác. Những chất độc hại đó
làm tổn hại chất lượng môi trường khiến cho hệ thống kinh tế không thể hoạt động
một cách bình thường được.
Để cho sự phát triển được bền vững, việc xây dựng và phát triển kinh tế của
đất nước đòi hỏi mỗi quốc gia phải có tính toán, phải căn cứ vào tình hình tài nguyên
và trình độ phát triển của đất nước mà định ra chiến lược chung của quốc gia. Môi
trường và phát triển kinh tế - xã hội có mối quan hệ khắn khít bền chặt và bao hàm cả
mâu thuẫn gay gắt. Vấn đề quan trọng là phải giải quyết được mâu thuẫn đó một cách
hợp lý và có lợi nhất.
1.1.3. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm [22],[29],[32],[39]
1.1.3.1. Một số khái niệm chung
Hiện tượng ngộ độc thực phẩm xảy ra ngày càng nhiều ở nhiều địa phương
trong cả nước. Ngộ độc thực phẩm xảy ra không chỉ ở các nhà ăn tập thể (nhà máy,
xí nghiệp, trường học ) mà còn xảy ra ở rất nhiều gia đình, kể cả ở thành thị và
nông thôn. Hiện tượng này phổ biến đến mức Nhà nước phải tổ chức nhiều cơ quan
chức năng thường xuyên đi kiểm tra, tuyên truyền về nguy cơ ngộ độc và các biện
pháp phòng chống.
22
Thực phẩm không những là nguồn cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng
cho con người phát triển, duy trì sự sống và lao động, thực phẩm còn là nguồn tạo ra
ngộ độc cho con người nếu như ta không tuân thủ những biện pháp vệ sinh thực
phẩm hữu hiệu.
a. Vệ sinh thực phẩm
Vệ sinh thực phẩm là một khái niệm khoa học để nói thực phẩm không chứa
vi sinh vật gây bệnh và không chứa độc tố.
Ngoài ra khái niệm vệ sinh thực phẩm còn bao gồm cả những nội dung khác

như tổ chức vệ sinh trong vận chuyển, chế biến và bảo quản thực phẩm.
b. An toàn thực phẩm
An toàn thực phẩm là một khái niệm khoa học có nội dung rộng hơn khái
niệm vệ sinh thực phẩm. An toàn thực phẩm được hiểu như khả năng không gây
ngộ độc của thực phẩm đối với con người.
Nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm không chỉ ở vi sinh vật mà còn
được mở rộng ra do các chất hóa học, các yếu tố vật lý. Khả năng gây ngộ độc
không chỉ ở thực phẩm mà còn xem xét cả một quá trình sản xuất trước thu
hoạch.
Theo nghĩa rộng, an toàn thực phẩm còn được hiểu là khả năng cung cấp đầy
đủ và kịp thời về số lượng và chất lượng thực phẩm một khi quốc gia gặp thiên tai
hoặc một lý do nào đó. Vì thế, mục đích chính của sản xuất, vận chuyển, chế biến
và bảo quản thực phẩm là phải làm sao để thực phẩm không bị nhiễm vi sinh vật
gây bệnh, không chứa độc tố sinh học, độc tố hóa học và các yếu tố khác có hại cho
sức khỏe người tiêu dùng.
c. Ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm dùng để chỉ tất cả các bệnh gây ra bởi các mầm bệnh có
trong thực phẩm.
Bệnh do thực phẩm gây ra có thể chia làm hai nhóm:
Bệnh gây ra do chất độc (poisonings)
Bệnh do nhiễm trùng (infections)
- Bệnh gây ra do chất độc, chất độc này có thể do vi sinh vật tạo ra, do
nguyên liệu (chất độc có nguồn gốc sinh học), do hóa chất từ quá trình chăn nuôi,
trồng trọt, bảo quản, chế biến.Các chất độc này có trong thực phẩm trước khi người
tiêu dùng ăn phải.
- Bệnh nhiễm trùng do thực phẩm là trong thực phẩm có vi khuẩn gây bệnh,
vi khuẩn này vào cơ thể bằng đường tiêu hóa và tác động tới cơ thể do sự hiện diện
của nó cùng các chất độc của chúng tạo ra.
23
d. Chất độc (toxin, poisonings)

Chất độc trong thực phẩm là các chất hóa học hay hợp chất hóa học có trong
nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm ở một nồng độ nhất định gây ngộ độc cho người
hay động vật khi sử dung chúng.
Chất độc có thể tồn tại ở nhiều trạng thái khác nhau. Các chất độc được đưa
vào cơ thể bằng một trong những con đường sau:
- Chất độc được tạo thành trong thực phẩm do vi sinh vật nhiễm vào thực
phẩm. Trong quá trình nhiễm và phát triển trong thực phẩm, các loài vi sinh vật có
khả năng sinh ra chất độc sẽ chuyển hóa chất dinh dưỡng có trong thực phẩm và tạo
ra chất độc. Như vậy, khi thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật, các chất dinh dưỡng bị
mất và bị biến chất, đồng thời thực phẩm sẽ có chứa trong đó các chất độc.
- Chất độc được hình thành do sự chuyển hóa các chất nhờ các enzym ngoại
bào của vi sinh vật, khi vi sinh vật pháp triển trong thực phẩm. Chất độc này được
tạo ra ở ngoài tế bào vi sinh vật. Khác với chất độc cũng tồn tại ở thực phẩm nhưng
chúng lại được tổng hợp ở trong tế bào vi sinh vật mà sau đó thoát khỏi tế bào ra
thực phẩm.
- Chất độc do nguyên liệu thực phẩm. Chúng không bị biến đổi hoặc biến đổi
rất ít trong quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm.
- Chất độc hình thành trong thực phẩm do việc sử dụng bừa bãi, không tuân
thủ những quy định về sử dụng các chất phụ gia thực phẩm. Các chất phụ gia được
sử dụng rất nhiều trong chế biến thực phẩm. Rất nhiều chất hóa học được sử dụng
như chất phụ gia trong thực phẩm không được kiểm soát về chất lượng và số lượng
khi sử dụng.
- Chất độc hình thành trong thực phẩm do việc sử dụng bao bì có chất lượng
kém, hoặc không đúng nguyên liệu cần thiết, phù hợp với loại thực phẩm.
- Chất độc hình thành trong thực phẩm do nhiễm kim loại và các chất độc
khác trong quá trình chế biến và bảo quản.
- Chất độc được hình thành trong thực phẩm do dư lượng thuốc trừ sâu, phân
bón, chất diệt cỏ, diệt côn trùng, các chất thức ăn gia súc.
e. Độc tính (toxicity) là khả năng gây ngộ độc của chất độc
Độc tính của chất độc phụ thuộc vào mức độ gây độc và liều lượng của chất

độc. Một chất có độc tính cao là chất độc ở liều lượng rất nhỏ, có khả năng gây ngộ
độc hoặc gây chết người và động vật khi sử dụng chất độc này trong một thời gian
ngắn.
24
Trong một số trường hợp, chất độc không có độc tính cao nhưng việc sử
dụng chúng nhiều lần trong một khoảng thời gian dài cũng có thể có những tác hại
nghiêm trọng.
1.1.3.2. Đánh giá mức độ vệ sinh và an toàn thực phẩm
a. Phương pháp xác định độc cấp tính
Để đánh giá độc cấp tính của thực phẩm hay một chất nào đó người ta thực
hiện bằng cách cho động vật ăn thực phẩm hoặc đưa chất nghi có độc tính vào động
vật. Thí nghiệm được tiến hành với nhiều mức độ và liều lượng khác nhau.
Liều lượng được xác định là liều lượng giới hạn được đưa vào thí nghiệm
làm chết 50% số động vật đem vào thí nghiệm trong khoảng thời gian dài nhất là 15
ngày. Liều lượng này được gọi là liều lượng gây chết (Dose Lethale - D.L50).
Trong thí nghiệm, với mục đích xác định độc tính cấp tính, người ta bắt buộc
phải sử dụng ít nhất hai loài động vật (tốt nhất là 3 loài động vật). Một loài trong số
này không phải là loại gặm nhấm.
Ngoài liều lượng gây chết ra, người ta còn phải xác định liều lượng cao nhất
không gây độc hại, sự chịu đựng độc tính ở những loài động khác nhau.
b. Phương pháp xác định độc tính trong thời gian ngắn
Để xác định khả năng gây độc tính trong thời gian ngắn của thực phẩm,
người ta cho động vật ăn lặp lại các liều lượng chất nghi có độc tính trong thời gian
bằng 10% tuổi thọ trung bình của động vật đem thí nghiệm. Các loài động vật đem
thí nghiệm cố gắng sao cho đạt được tính đồng nhất về nguồn gốc, tuổi, trọng
lượng. Số lượng động vật đem thí nghiệm phải đủ để có thể sử dụng phương pháp
thống kê toán học, cho phép đánh giá được mức độ chính xác của thí nghiệm.
Các thí nghiệm cần đo đạc các thông số sau:
- Sự tăng trọng.
- Trạng thái sinh lý.

- Sự thay đổi các thành phần trong máu.
- Sự thay đổi cấu trúc dưới tế bào.
- Khả năng sinh quái thai.
- Các dị biệt khác.
c. Phương pháp xác định độc trong thời gian dài
Để đánh giá độc tính của thực phẩm hay một chất nào đó nghi có độc tính
người ta đưa cho động vật ăn thực phẩm hay đưa các chất nghi là có độc vào thực
phẩm trong khoảng thời gian dài, ít nhất là một chu kỳ sống của động vật. Trong
một số trường hợp phải kéo dài nghiên cứu trong nhiều thế hệ liên tiếp.
25

×