Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Kinh nghiệm quản lý nâng cao chất lượng giáo dục ở trường trung học cơ sở đông hải thành phố thanh hóakinh nghiệm quản lý nâng cao chất lượng giáo dục ở trường trung học cơ sở đông hải thành phố thanh hóakinh nghiệm quản l

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.8 KB, 16 trang )

I.

PHẦN MỞ ĐẦU

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nâng cao chất lượng giáo dục là một trong những hoạt động cần thiết với
nghề dạy học. Nâng cao chất lượng dạy học chính là để đào tạo nguồn nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài, góp phần vào việc thực hiện nghị quyết Trung ương II - khóaVIII
của Đảng. Giáo dục và Đào tạo trở thành nhân tố quyết định vị thế của mỗi quốc gia
và sự thành đạt của mỗi con người trong cuộc sống. Việc nâng cao chất lượng giáo
dục phải được thực hiện ở tất cả các yếu tố như chương trình giảng dạy, cơ sở vật
chất, trang thiết bị dạy học, đội ngũ giáo viên, phương pháp giảng dạy, các hoạt động
bổ trợ nâng cao chất lượng giáo dục.
Việc đào tạo bồi dưỡng thế hệ con người mới xã hội của chủ nghĩa Việt Nam
là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân. Trách nhiệm lớn lao đó ngành giáo dục và
đào tạo gánh vác trọng trách chính. Đó là nhiệm vụ trọng tâm của ngành để đưa chất
lượng giáo dục ngày càng được nâng cao phát triển lên tầm cao mới, đáp ứng yêu
cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ CNH-HĐH. Để hoàn
thành nhiệm vụ lớn lao đó nhà trường giữ vai trò hết sức quan trọng, nhà trường
không chỉ là nơi truyền thụ kiến thức mà còn là nơi bồi dưỡng tư duy sáng tạo khả
năng tự học tự nghiên cứu khả năng thích ứng, bồi dưỡng thái độ tình cảm đạo đức
lối sống cho học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước sau này.
Chất lượng và hiệu quả vừa là mục tiêu phấn đấu vừa là cơ sở để đánh giá kết
quả hoạt động. Một vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục và
hiệu quả công tác quản lý, để đơn vị hoàn thành nhiệm vụ là vấn đề bức xúc được
đặt ra cho những người làm công tác quản lý giáo dục để đảm bảo cho đổi mới giáo
dục thành công. Chính vì thế mà tìm ra biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục
hiện nay là công việc hết sức quan trọng đặt ra đối với các nhà trường.
Năm học 2015- 2016, là năm học tiếp tục thực hiện nghị quyết 29 của Đảng về
“Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo”. Là năm học đổi mới quản lí và
nâng cao chất lượng giáo dục, đồng thời tiếp tục thực hiện cuộc vận động “ Học tập


và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và “ Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương
đạo đức, tự học và sáng tạo”; tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực” nên công tác quản lí chuyên môn trong nhà
trường cần phải đổi mới tích cực hơn.

1


Trường THCS Đông Hải trong những năm gần đây, chất lượng dạy và học có
nhiều chuyển biến tích cực, song để đáp ứng được yêu cầu của xã hội đặt ra, thì việc
quản lý các hoạt động để nâng cao chất lượng dạy và học càng trở nên cần thiết. Với
trách nhiệm của người Hiệu trưởng nhà trường tôi luôn suy nghĩ, trăn trở làm thế nào
để nâng cao chất lượng giáo dục. Trong quá trình làm công tác quản lý tại trường
trung học cơ sở Đông Hải, tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm trong quản lý để
nâng cao chất lượng giáo dục ở trường trung học cơ sở. Chính vì vậy tôi chọn đề
tài “Kinh nghiệm quản lý nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS Đông
Hải – Thành phố Thanh hóa ”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn công tác quản lý nhà trường THCS,
từ đó đề ra các giải pháp, biện pháp nhằm đổi mới công tác quản lý để nâng cao chất
lượng giáo dục ở trường THCS. Qua đó rút ra một số kinh nghiệm trong công tác
quản lý với mong muốn nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS,
đối tượng chính là giáo viên, nhân viên, học sinh của trường THCS Đông Hải trong
những năm gần đây.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:
- Phương pháp tìm hiểu, quan sát.

- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp nghiên cứu các văn bản, nghị quyết, chỉ thị về công tác quản lý
giáo dục của các cấp.
- Ph¬ng ph¸p ph©n tÝch tæng hîp.
- Phương pháp so sánh.
- Ph¬ng ph¸p tæng kÕt kinh nghiÖm.

II.

NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2


1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
Quốc hội khoá X khi nói về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã
khẳng định mục tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông lần này
là “Đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước” để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Như vậy, yêu cầu
phát triển của đất nước trong thời kì mới đang đặt ra cho ngành GD-ĐT nói chung,
cho mỗi ngành học, mỗi nhà trường nói riêng và cho mỗi cán bộ quản lý giáo dục
vấn đề : Phải làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII khóa XI ngày 04/11/2013 đã thông
qua Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã
xác định mục tiêu tổng quát của đổi mới giáo dục là: “Tạo chuyển biến căn bản,
mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công
cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con
người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng
tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc
hiệu quả. Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản
lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập;

bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hoá, dân chủ hóa, xã
hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã
hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam
đạt trình độ tiên tiến trong khu vực”.
Việc chỉ đạo các hoạt nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà
trường là một vấn đề rất quan trọng. Qua hoạt động giáo dục từng cá nhân tự học
tập, trao đổi, bổ sung cho nhau những kinh nghiệm và bài học để thực hiện tốt
nhiệm vụ chuyên môn, từng bước nâng cao chất lượng giờ dạy, cải tiến phương
pháp giảng dạy theo hướng đổi mới. Chính vì vậy, việc quản lý một cách khoa học,
kịp thời sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà
trường.
2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
2.1. Thuận lợi
- Đông Hải là phường mới được qui hoạch là trung tâm hành chính của Thành
phố Thanh hoá, phần lớn nhân dân địa phương có truyền thống hiếu học, chính
3


quyền địa phương có sự quan tâm đến công tác dạy và học, đa số phụ huynh học
sinh quan tâm đầu tư cho con em học hành nên đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để con
em được đến trường.
- Nhà trường luôn được sự quan tâm của các cấp quản lý, đặc biệt là Phòng
Giáo dục và Đào tạo Thành phố.
- Trường có đội ngũ cán bộ quản lí có năng lực, nhiệt tình, giáo viên trẻ, yêu
nghề, năng động và sáng tạo và đặc biệt rất có tình cảm và đạo đức nghề nghiệp; tận
tình với công tác giáo dục và sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
- Học sinh phần lớn ngoan ngoãn, lễ phép, chăm chỉ học tập, có hoài bão và lí
tưởng sống, kính thầy, yêu bạn, chấp hành tốt nội quy của nhà trường đề ra.
2.2. Khó khăn:
- Nhân dân Đông Hải đang trong thời kỳ chuyển đổi nghề nghiệp, chủ yếu

trước đây sống bằng nghề nông, bây giờ phần lớn diện tích ruộng đã được qui hoạch
cho trung tâm hành chính và khu dân cư do vậy đa số nhân dân có nghề mới chưa ổn
định, đời sống một số gia đình còn gặp nhiều khó khăn, do đó việc quan tâm đến
việc học tập của con em trong một bộ phận nhân dân còn hạn chế nên đã nên ảnh
hưởng phần nào đến kết quả học tập và rèn luyện của một số học sinh và kết quả
phấn đấu của nhà trường.
- Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội có lúc còn chưa đồng bộ.

- Một số học sinh học yếu chưa có cố gắng vươn lên trong học tập.
Hoạt động giáo dục của trường là thực hiện hầu hết các nhiệm vụ trọng tâm
của năm học, hoạt động chuyên môn có tốt, có mạnh thì chất lượng giáo dục của nhà
trường mới cao, Song thực tế trong những năm qua chất lượng dạy và học của
trường có cao nhưng chưa ổn định, còn nhiều bất cập. Những mặt xấu của xã hội đã
ảnh hưởng không nhỏ đến những học sinh thiếu động cơ thái độ học tập dẫn đến kết
quả học tập yếu, kém, bỏ học. ..
2.3. Kết quả chất lượng dạy học của nhà trường năm học 2012-2013 và
2013-2014.
* Kết quả khảo sát trước khi vận dụng đổi mới quản lý giáo dục.
2.3.1. Kết quả giáo dục hạnh kiểm và học lực.
* Kết quả giáo dục hạnh kiểm
Năm

Tổng số

Tốt

Khá

Trung bình


Yếu
4


học

học sinh

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

2012-2013

415

290


70

86

20.7

31

7.3

8

2.0

2013-2014

410

278

68

86

21

32

7.5


14

3.5

• Kết quả giáo dục học lực
Năm
học

Tổng số
học sinh

2012-2013
2013-2014

Giỏi

Trung
bình

Khá

Yếu

Kém

SL

%

SL


%

SL

%

SL

%

SL

%

415

16

4

103

25

207

50

85


20

4

1

410

24

6

98

24

209

51

70

17

9

2

2.3.2. Kết quả duy trì, phát triển sĩ số.

Năm

Đầu năm

Cuối năm

Bỏ học

học

SL

%

SL

%

SL

%

2012-2013

415

100%

412


99.3%

3

0.7

2013-2014

410

100%

406

99.1%

4

0.9

2.3.3. Kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi.
Năm
học

Giỏi cấp trường

Giỏi cấp

Giỏi cấp


Thành phố

Tỉnh

2012-2013

21 em

05 em

1 em

2013-2014

20 em

04 em

0

* Qua kết quả khảo sát, tổng hợp trên có thể thấy chất lượng giáo dục của nhà
trường còn thấp, chưa ổn định.
3. GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN

5


Trc thc trng v cht lng giỏo dc ca nh trng trờn õy tụi ó nghiờn
cu v vn dng cỏc gii phỏp, bin phỏp nõng cao cht lng ca nh trng.
3.1.


Bin phỏp qun lý chng trỡnh, k hoch ging dy.

qun lý vic thc hin chng trỡnh ging dy cỏc b mụn, tụi thc hin
cỏc cụng vic sau:
- Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc kế hoạch chơng trình dạy
học theo quy định của Bộ Giáo dục và ào tạo, hớng dẫn thc hin
phõn phi chng trỡnh ca Sở Giáo dục và o to mt cỏch khoa hc, chớnh
xỏc.
- Chỉ đạo có hiệu quả việc dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ
năng, hớng dẫn học sinh tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề, tự
chiếm lĩnh kiến thức mới. Có kỹ năng thực hành và kỹ năng vận
dụng sáng tạo kiến thức nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu đổi
mới chơng trình giáo dục phổ thông, nâng cao giáo dục toàn
diện.
- Ch o cụng tac lp thi khoỏ biu hp lý, khoa hc, m bo quyn li ca
giỏo viờn v quyn li hc tp ca hc sinh. Dựng thi khoỏ biu qun lý ging
dy hng ngy, qua ú nm bt c vic thc hin chng trỡnh ging dy ca giỏo
viờn.
- Qui nh cho giỏo viờn phi lờn s bỏo ging thng xuyờn, kp thi. S bỏo
ging c treo ti vn phũng theo dừi vic ging dy. Ban giỏm hiu thng
xuyờn kim tra s bỏo ging ca giỏo viờn.
- Bn thõn Hiu trng phi d gi ca giỏo viờn kim tra vic thc hin
chng trỡnh, k hoch ging dy v trỡnh chuyờn mụn, nghip v ca giỏo viờn.
- Hng thỏng, quy nh cỏc t chuyờn mụn bỏo cỏo vic thc hin chng
trỡnh ca cỏc thnh viờn trong t.
3.2. Bin phỏp tng cng vic i mi phng phỏp dy hc.
- Tích cực đổi mới phơng pháp dạy học nâng cao chất lợng
dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh. Việc đổi mới phơng pháp dạy học theo hớng phát huy

tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của ngời học đợc giáo
viên duy trì thờng xuyên trong các giờ lên lớp. Chú trọng quan tâm
động viên khuyến khích học sinh học tập. Đặc biệt quan tâm
đến đối tợng học sinh yếu kém.
6


- Cung cấp kịp thời tài liệu cho giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học,
đặt yêu cầu cao về việc đổi mới theo sự chỉ đạo của Bộ, Sở và Phòng GD&ĐT.
- Yêu cầu các tổ chuyên môn có kế hoạch tổ chức sinh hoạt chuyên đề về đổi
mới phương pháp dạy học; Tổ chức chuyên đề theo tinh thần đổi mới phương pháp
dạy học, rút kinh nghiệm sư phạm để hoàn thiện dần phương pháp.
- Tạo điều kiện tối đa trong khả năng hiện có của nhà trường về các phương
tiện dạy học để giúp giáo viên có điều kiện thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy
học, coi việc sử dụng đồ dùng dạy học là một tiêu chí bắt buộc khi đánh giá, xếp loại
chuyên môn.
3.3. Biện pháp tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh.
Giáo dục đạo đức cho học sinh là vô cùng quan trọng đối với học sinh ở
bậc THCS. Các em đang ở tuổi trưởng thành nên chưa ý thức được hành vi, việc làm
của mình, thích gì làm nấy, ham chơi, đua đòi, ... Nếu giáo dục đạo đức không tốt thì
các mục tiêu giáo dục khác bị hạn chế. Xác định được tầm quan trọng của việc giáo
dục đạo đức cho các em nên nhà trường đặc biệt quan tâm tới mặt giáo dục này.
Với mục đích giáo dục đạo đức là làm cho các em chăm ngoan, chấp hành
tốt nội quy, quy định của nhà trường, biết vâng lời cha mẹ, thầy cô giáo, đi học đúng
giờ, chuyên cần đầy đủ; sống có kỷ cương, nề nếp nên tôi đã triển khai tới giáo viên
để giáo viên sử dụng các phương pháp giáo dục đạo đức như:
- Tác động vào nhận thức tình cảm của các em: đàm thoại, tranh luận, kể
chuyện, giảng giải, khuyên răn.
- Tổ chức các hoạt động thực tiễn: giao việc, rèn luyện, tập thói quen, ....
- Kích thích tình cảm và hành vi: thi đua, nêu gương, khen thưởng, trách

phạt...
- Gắn kết các hoạt động trên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp.
3.4. Biện pháp nâng cao chất lượng đại trà.
Đây là nhiệm vụ cơ bản và trọng tâm của năm học. Nếu chất lượng đại trà
thấp coi như nhà trường chưa hoàn thành nhiệm vụ giáo dục. Chính vì vậy mà Ban
giám hiệu nhà trường đã đầu tư nhiều công sức lên kế hoạch và chỉ đạo thực hiện
nhiệm vụ này bằng nhiều biện pháp:
- Tăng cường quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn: Biện pháp này
mang tính pháp lý, yêu cầu tất cả cán bộ, giáo viên, công nhân viên phải thực hiện:
+ Thực hiện tốt quy chế chuyên môn, trước khi lên lớp phải chuẩn bị kĩ bài
giảng làm sao đảm bảo phù hợp với từng đối tượng học sinh, phải bao quát lớp, phải
7


biết được những em nào học giỏi, học khá và những em nào học yếu, học kém (Đầu
năm nhà trường tổ chức thi khảo sát, phân loại học sinh) để kịp thời có phương pháp
giảng dạy phù hợp, khuyến khích các em học khá giỏi vươn lên, em yếu kém không
nản cố gắng vươn lên học tốt. Thực hiện giảng dạy theo chuẩn kiến thức bộ môn.
+ Tích cực đổi mới phương pháp dạy và học, không truyền thụ kiến thức
một chiều, bắt học sinh ghi nhớ kiến thức, mà phải hướng dẫn học sinh tích cực chủ
động, sáng tạo, rèn luyện thói quen tự học, tinh thần hợp tác, niềm say mê học tập.
+ Thực hiện chấm trả bài đúng quy định, đảm bảo các tiết dạy phải đạt từ
khá trở lên, hạn chế đến mức thấp nhất số tiết dạy trung bình. Triển khai xây dựng
thư viện câu hỏi và bài tập kiểm tra của từng bộ môn để giáo viên, học sinh tham
khảo và sử dụng trong dạy học.
+ Soạn bài bằng công nghệ thông tin phần mềm mới, khuyến khích soạn
giáo án điện tử, tăng cường trao đổi kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin
trong giảng dạy. Rèn luyện kĩ năng sống và những quy tắc ứng xử cho học sinh.
Soạn bài theo hướng đổi mới trong đó học sinh giữ vai trò chủ động, giáo viên là
người đóng vai trò hướng dẫn cho học sinh khai thác, tiếp nhận kiến thức.

+ Giáo viên tích cực tham gia dự giờ thăm lớp, học hỏi kinh nghiệm đồng
nghiệp thường xuyên, liên tục.
+ Tăng cường sử dụng có hiệu quả các đồ dùng, thiết bị dạy học.
+ Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá học sinh, đổi mới trong cách ra đề
kiểm tra, đề thi theo hướng người học hiểu bài, vận dụng sáng tạo kiến thức đã học
vào bài kiểm tra, tránh học vẹt, học đối phó. Đề phải đảm bảo tính vừa sức không
đánh đố, không quá khó. Phân công ra đề kiểm tra chéo khối lớp và kiểm tra tập
trung.
+ BGH thường xuyên thanh tra, kiểm tra đột xuất đặc biệt tăng cường dự
giờ thăm lớp. Kết quả các đợt dự giờ, kiểm tra được đưa vào chỉ tiêu thi đua của
tháng, của kỳ và cả năm.
+ Quản lý bài kiểm tra chung, phân công chấm chéo bài thi giữa các giáo
viên cùng bộ môn, cùng khối. Quản lý điểm bằng phần mềm. Giáo viên trả bài phải
công bố đáp án và thang điểm để học sinh tự đối chiếu bài của mình, thông báo kết
quả kiểm tra kịp thời cho phụ huynh học sinh biết.
+ Tăng cường giáo dục thể chất, giáo dục An toàn giao thông, nâng dần
chất lượng học Ngoại Ngữ. Bồi dưỡng học sinh giải toán bằng máy tính casio, giải
toán, tham gia dự thi Tiếng Anh trên mạng Internet, nâng cao chất lượng các hoạt
động ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp.
8


+ Để giáo viên tự chủ, tự chịu trách nhiệm về chất lượng của mình. Căn cứ
vào chất lượng khảo sát đầu năm, các tổ trưởng xây dựng kế hoạch cho giáo viên
đăng ký chất lượng đại trà, cam kết trách nhiệm giữa giáo viên bộ môn - tổ trưởng
với BGH nhà trường về chất lượng giảng dạy của tổ mình. Khoán chất lượng đại trà
đến từng giáo viên bộ môn nhằm giảm tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp.
+ Phân công giáo viên có năng lực và kinh nghiệm trong giảng dạy.
+ Thực hiện nghiêm túc phân phối chương trình.
+ Thực hiện nghiêm túc kỷ luật lao động, đảm bảo ngày công, soạn giảng

đầy đủ, chấm trả bài chính xác kịp thời, giáo viên phải phê ý kiến nhận xét về kết
quả bài kiểm tra để học sinh đối chiếu khi trả bài, đảm bảo giờ giấc lên lớp, không
vào muộn ra sớm.
+ Đánh giá chất lượng học sinh phải đảm bảo khách quan, trung thực chính
xác với từng đối tượng theo đúng thông tư hướng dẫn.
+ Khen thưởng kịp thời những giáo viên có thành tích cao trong giảng dạy,
nghiêm khắc phê bình những giáo viên, công nhân viên vi phạm quy chế chuyên
môn.
+ Các tổ tăng cường sinh hoạt tổ, nhóm: Trao đổi, thảo luận, đúc rút kinh
nghiệm thống nhất phương pháp sau mỗi tiết dự, hay sau mỗi chuyên đề. Duy trì các
tiết dạy mẫu, phát triển các tiết dạy tốt.
+Phát động phong trào học tốt (tháng học tốt, tuần học tốt, giờ học tốt),
phát triển phong trào hoa điểm mười trong suốt cả năm học.
+ Tổ chức thao giảng chào mừng các ngày lễ lớn (Ngày nhà giáo Việt Nam
20/11, ngày thành lập đoàn 26/3, ...) Thao giảng ở tổ tiến tới hội giảng toàn trường,
phát hiện bồi dưỡng các giáo viên có đủ năng lực tham dự hội thi giáo viên dạy giỏi
cấp huyện, cấp tỉnh.
+ Đoàn – Đội thường xuyên tổ chức các hoạt động Đố vui để học bằng hệ
thống câu hỏi tổng hợp kiến thức đã học trong cuối các giờ chào cờ hàng tuần để
khắc sâu kiến thức, tăng cường các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm khuyến khích
các em tìm tòi, sáng tạo, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.
3.5. Biện pháp nâng cao chất lượng mũi nhọn.
Để có nhiều học sinh giỏi các cấp tôi đã tiến hành thực hiện các bước:
- Trước hết nhà trường phải xây dựng kế hoạch cụ thể, lâu dài:

9


+ Thi chọn để tạo nguồn ngay từ lớp 6,7 đối với ba môn Toán, Ngữ văn và
Tiếng anh. Chín môn văn hóa ở lớp 8 và lớp 9 (Ngữ văn, Toán, Lí, Hoá học, Sinh

học, Lịch sử, Địa lí, GDCD, Tiếng anh).
+ Lên kế hoạch bồi dưỡng các đội tuyển; tiến hành bồi dưỡng ngay từ đầu
năm học.
+ Phân công giáo viên có năng lực có kinh nghiệm dạy bồi dưỡng.
- Các biện pháp thực hiện:
+ Tác động tư tưởng: Để giáo viên và học sinh phát huy hết khả năng, năng
lực của mình BGH nhà trường cần làm tốt công tác tư tưởng:
* Đối với giáo viên ai cũng có lòng tự trọng, đặc biệt là uy tín và danh dự
nên người quản lý phải biết cách khích lệ, tác động để giáo viên phát huy hết khả
năng của mình. Bằng các biện pháp: Động viên, giao nhiệm vụ, các hình thức khen
thưởng. Đôi khi bằng sự phê bình tế nhị. BGH cũng luôn tạo điều kiện về thời gian
cho giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi, đặc biệt là bồi dưỡng học sinh giỏi đi thi cấp
Thành phố, cấp tỉnh. Xây dựng giải thưởng xứng đáng cho giáo viên có học sinh giỏi
cấp huyện, tỉnh, quốc gia.
* Đối với học sinh: Động viên khích lệ lòng tự hào của bản thân gia đình,
phát huy truyền thống của trường, thể hiện lòng biết ơn các thầy cô và cho các em
thấy tương lai quyền lợi của các em khi đạt học sinh giỏi để các em nhiệt tình tham
gia thi tuyển và cố gắng hơn trong học tập.
+ Công tác bồi dưỡng: Được BGH nhà trường đặc biệt quan tâm từ khâu
chọn lựa giáo viên dạy và bồi dưỡng đến sắp xếp thời khoá biểu ôn tập; tạo điều kiện
về thời gian và cơ sở vật chất.
3.6. Biện pháp làm tốt công tác chỉ đạo sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn.
Nhà trường đã cơ cấu 2 tổ chuyên môn là tổ khoa học tự nhiên và tổ khoa
học xã hội. Mỗi tổ chuyên môn có một tổ trưởng và một tổ phó để giúp Ban giám
hiệu điều hành việc thực hiện nhiệm vụ dạy học và các hoạt động giáo dục khác.
Hướng dẫn cho tổ trưởng xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng
dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch giáo dục, phân
phối chương trình môn học của Bộ GD&ĐT và kế hoạch năm học của nhà trường.
Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các
thành viên của tổ theo các quy định của Bộ GD&ĐT và tiêu chí thi đua mà nhà trường

đã xây dựng. Tổ nhóm chuyên môn sinh hoạt 2 tuần một lần. Các nội dung sinh hoạt
chuyên môn tập trung vào:
10


- Thống nhất nội dung chương trình của tuần, tháng.
- Các nội dung về đổi mới phương pháp dạy học
- Các nội dung về chi tiết khó, bài khó, chương khó
- Thảo luận các tình huống sư phạm trong dạy và chủ nhiệm
- Các nội dung về kiểm tra, đánh giá xếp loại học sinh.
3.7. Biện pháp tăng cường công tác thanh kiểm tra chuyên môn.
Các kế hoạch của chuyên môn được triển khai ra nhưng nếu không có khâu
thanh kiểm tra của ban Giám hiệu, cốt cán chuyên môn thì khó mà nắm bắt được
diễn biến các hoạt động cũng như kết quả, do đó trong nhà trường việc thường xuyên
thực hiện công tác thanh kiểm tra chính là nhắc nhở mọi người làm việc đúng, đồng
thời chấn chỉnh các hoạt động đi vào nề nếp đúng theo yêu cầu quy định.
Việc kiểm tra chuyên môn tập trung vào: kiểm tra sổ điểm lớp, sổ dự giờ, sổ
mượn đồ dùng dạy học, sổ mượn sách thư viện, kiểm tra sổ đầu bài các lớp hàng
tuần. Kiểm tra toàn diện tổ chuyên môn . Kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ giáo viên
theo kế hoạch kiểm tra nội bộ hàng tháng. Ngoài kiểm tra theo lịch, chúng tôi thực
hiện việc kiểm tra theo chuyên đề, kiểm tra đột xuất, dự giờ không báo trước, khảo
sát chất lượng…Sau mỗi lần kiểm tra chúng tôi đều tổ chức rút kinh nghiệm, phát
huy những điểm mạnh, hạn chế những tồn tại, nhân rộng những điển hình tốt. Tăng
cường khảo sát học sinh để có thông tin về kết quả học tập.
3.8. Biện pháp nâng cao hiệu quả việc sử dụng phương tiện, thiết bị đồ
dùng vào các tiết dạy học.
- Trong mua sắm trang thiết bị, ưu tiên cho mua sắm trang thiết bị dạy học
giúp cho việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học. Mua sắm tài liệu tham khảo
các môn.
- Thường xuyên kiểm tra việc bảo quản các trang thiết bị dạy học, sổ theo dõi

việc sử dụng các trang thiết bị dạy học của cán bộ thiết bị.
- Với trách nhiệm là người Hiệu trưởng tôi đã tích cực tham mưu cho địa
phương, Phòng GD & ĐT và phụ huynh học sinh đầu tư kinh phí cho việc tăng
cường cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học.
- Phát huy nhiều nguồn lực tập trung phục vụ cho công tác dạy và học. Sử
dụng triệt để nguồn kinh phí trong ngân sách và ngoài ngân sách. Ngoài ra phải kết
11


hợp nguồn lực từ phía phụ huynh học sinh và địa phương để xây dựng cơ sở vật
chất.
3.9. Biện pháp làm tốt công tác thi đua khen thưởng, động viên sự phấn
đấu của giáo viên và học sinh.
- Đầu mỗi năm học, Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Hội đồng thi đua
khen thưởng và tổ chức cho CBGV đăng ký phấn đấu danh hiệu thi đua.
- Trong hội nghị cán bộ viên chức đầu năm học, các tổ chuyên môn đã đăng
ký danh hiệu của tổ, cá nhân trong tổ và các chuyên đề làm trong năm học. Trong
quá trình triển khai nhiệm vụ năm học, chúng tôi tổ chức các đợt thi đua “Hai tốt”
chào mừng các ngày lễ lớn.
- Tổ chức hội giảng, thi giáo viên dạy giỏi cấp trường. Qua các hoạt động thi
đua đến nay hầu hết giáo viên an tâm, tận tuỵ với nghề, có ý thức phấn đấu, rèn
luyện, bồi dưỡng để nâng cao trình độ năng lực chuyên môn. Số giáo viên hoàn
thành tốt nhiệm vụ đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi các cấp ngày càng cao. Kết thúc
mỗi học kỳ, năm học, căn cứ kết quả thi đua các phong trào, các hội thi của giáo
viên, Hội đồng thi đua khen thưởng nhà trường tiến hành bình xét các danh hiệu thi
đua theo quy định để gửi lên cấp trên khen thưởng .
- Đối với học sinh nhà trường làm tốt công tác thi đua khen thưởng. Sau mỗi
học kỳ và kết thúc năm học căn cứ vào qui chế để khen thưởng cho các học sinh đạt
thành tích cao trong học tập cũng như các phong trào thi đua.
3.10. Phối hợp Ban đại diện Cha mẹ học sinh để làm tốt công tác giáo dục.

- Việc Ban ĐDCMHS hoạt động tích cực cũng góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục trong nhà trường. Nhà trường luôn xây dựng mối quan hệ gần gũi với gia
đình học sinh do đó công tác tuyên truyền thông tin và thu thập thông tin khá hiệu
quả, giúp nhà trường liên kết với mỗi gia đình học sinh tốt hơn.
- Mỗi đồng chí giáo chủ nhiệm sử dụng có hiệu quả sổ liên lạc. Qua đó cùng với
gia đình học sinh làm tốt công tác phối kết hợp trong giáo dục học sinh.
4. KẾT QUẢ
Nhờ áp dụng các biện pháp hợp lý, phù hợp với đặc điểm tình hình của
trường của địa phương nên chất lượng giáo dục của trường trong những năm qua
không ngừng được nâng cao, cả về chất lượng mũi nhọn và chất lượng đại trà.
12


Cụ thể:
Kết quả chất lượng dạy học của nhà trường năm học 2014-2015
4.1.

Kết quả giáo dục hạnh kiểm và học lực.

4.1.1. Kết quả giáo dục hạnh kiểm
Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

Tổng số
học sinh


SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

420

349

83%

64

15.2%

6

1.5%


1

0.3%

4.1.2. Kết quả giáo dục học lực
Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

Tổng số
học sinh

SL

%

SL

%

SL

%


SL

%

SL

%

420

84

20%

147

35%

176

42%

13

3%

0

0%


4.2. Kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi.
Giỏi cấp trường
84 em

Giỏi cấp

Giỏi cấp

Thành phố

Tỉnh

18 em

8 em

So sánh kết quả các mặt giáo dục trước và sau khi áp dụng biện pháp đổi mới.
• Tỉ lệ hạnh kiểm:
Tốt
Trước khi Sau khi
áp dụng
áp dụng
(%)
(%)
70.0%
83%

Khá
Trước khi Sau khi

áp dụng
áp dụng
(%)
(%)
20.7%
15.2%

TB
Trước khi Sau khi
áp dụng
áp dụng
(%)
(%)
7.3%
1.5%

Yếu
Trước khi Sau khi
áp dụng
áp dụng
(%)
(%)
2.0%
0.3%

• Tỉ lệ học lực:
Giỏi
Trước
khi áp
dụng


Sau khi
áp dụng
(%)

Khá
Trước
khi áp
dụng

Sau khi
áp dụng
(%)

TB
Trước
khi áp
dụng

Sau khi
áp dụng
(%)

Yếu
Trước
khi áp
dụng

Sau khi
áp dụng

(%)

Kém
Trước
khi áp
dụng

Sau khi
áp dụng
(%)

13


(%)

(%)

4.0%

20%

25%

(%)

35%

50%


(%)

42%

20%

(%)

3%

1.0%

0%

• Tỉ lệ học sinh giỏi các cấp:
Giỏi cấp trường

Giỏi cấp TP

Trước khi áp
dụng
(%)

Sau khi áp
dụng
(%)

Trước khi áp
dụng
(%)


5.0%

20%

1.2%

Giỏi cấp tỉnh

Sau khi áp
dụng
(%)
3.8%

Trước khi áp
dụng
(%)
0%

Sau khi áp
dụng
(%)
1.4%

4.3. Kết quả duy trì, phát triển sĩ số.
Đầu năm

Cuối năm

Bỏ học


SL

%

SL

%

SL

%

420

100%

420

100%

0

0%

4.4. Kết quả các cuộc thi khác:
- Giáo viên giỏi cấp trường: 18 đồng chí.
- Giáo viên giỏi cấp Thành phố: 03 đồng chí.
- Giáo viên đạt giải trong cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp: 03đồng chí.
- Thi học sinh giỏi giải toán Casio: 02 em ( tăng 3 bậc so với trước)

- Học sinh đạt giải HGS viết chữ đẹp cấp TP: có 8 học sinh.
- Học sinh đạt HSG TDTT cấp thành phố: 15 em.
- Thi HSG tiếng anh trên mạng Intenet: 06 em ( tăng 2 bậc so với trước)
Qua tổng hợp so sánh trên, ta có thể thấy chất lượng giáo dục của nhà trường
các năm sau đã tăng dần và ổn định.
Bên cạnh đó, sau một thời gian áp dụng sáng kiến đến nay trường chúng tôi
đã có đội ngũ giáo viên có trình độ và năng lực chuyên môn đảm bảo, số giáo viên
hạn chế về chuyên môn đã giảm, số giáo viên giỏi tăng lên đáng kể.
14


III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Qua đề tài trên tôi thiết nghĩ để chất lượng giáo dục ngày càng nâng cao thì
người quản lý giáo dục trước hết phải có cái tâm, cái tầm, hết lòng vì học sinh thân
yêu, luôn luôn trăn trở, tìm ra các biện pháp tối ưu và biết kết hợp tổng hợp các
biện pháp, phát huy mặt mạnh của trường, tranh thủ sự ủng hộ của xã hội. Để các
mục tiêu giáo dục đạt chất lượng cao thì việc đầu tiên ở trường THCS là giáo dục
đạo đức cho các em, giúp các em hiểu được cái đúng, cái sai, việc gì nên làm, việc gì
không nên làm. Tiếp theo là phải làm tốt công tác duy trì sĩ số, đảm bảo tỉ lệ chuyên
cần cao, giảm thiểu tỉ lệ học sinh bỏ học ta phải kết hợp: Tuyên truyền và vận động,
gắn kết gia đình và nhà trường với xã hội. Thường xuyên tổ chức các hoạt động tập
thể, vui chơi, văn nghệ, thể thao và phải thật kiên trì vận động. Đặc biệt thầy giáo, cô
giáo phải có trình độ, có năng lực, có khả năng truyền thụ, được học sinh tin yêu và
kính phục.
Như vậy việc nâng cao chất lượng giáo dục là quá trình tìm tòi, thực hiện
nhiều các giải pháp, biện pháp sự ủng hộ tạo điều kiện của tất cả các ban ngành, từ
đội ngũ thầy cô giáo, phụ huynh học sinh. Trong đó yếu tố chỉ đạo quản lý rất quan
trọng, đòi hỏi sự kiên trì, phấn đấu không mệt mỏi của đội ngũ giáo viên và các em
học sinh.

2. KIẾN NGHỊ
Để công tác giáo dục ở trường THCS nói chung và trường THCS Đông
Hải nói riêng đạt kết quả cao, với trách nhiệm của người cán bộ quản lý tôi xin đề
xuất một số vấn đề sau:
2.1. Đối với phụ huynh học sinh: Cần quan tâm, theo dõi việc học tập của
con em mình hơn nữa, thường xuyên liên lạc với giáo viên chủ nhiệm và giáo viên
bộ môn để phối hợp giáo dục các em.
2.2. Đối với nhà trường: Tăng cường hơn nữa công tác xã hội hóa giáo dục
để phát huy mọi nguồn lực vào hoạt động giáo dục. Làm tốt công tác quản lý giáo
dục.
2.3. Đối với chính quyền địa phương: Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, xây
thêm phòng chức năng, phòng học bộ môn, nhà đa chức năng, sân chơi bãi tập đầy
đủ phục vụ cho việc dạy và học.
2.4. Cấp trên cần mở các lớp tập huấn về sử dụng đồ dùng dạy học, ứng
dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phần mền hỗ trợ trong giảng dạy…
15


Trên đây là những kinh nghiệm mà bản thân tôi đã vận dụng thành công
trong quá trình quản lý nhà trường.
Xin chân thành cảm ơn.
Thành phố Thanh Hóa, ngày 28 tháng 3 năm 2016

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
NGƯỜI VIẾT


NGUYỄN TRUNG TÌNH

16



×