Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Một số phương pháp gây hứng thú để bạn đọc tìm đến với sách tham khảo môn ngữ văn ở trường THCS đồng lộc năm học 2016 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.03 KB, 20 trang )

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GÂY HỨNG THÚ ĐỂ BẠN ĐỌC TÌM
ĐẾN VỚI SÁCH THAM KHẢO MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐỒNG LỘC NĂM HỌC 2016-2017.
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của Khoa học - Công nghệ, sự
bùng nổ thông tin trong kỷ nguyên Internet đã mang lại cuộc cách mạng
công nghệ trên diện rộng và tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội,
trong đó ảnh hưởng một phần không nhỏ tới thư viện. Thư viện là nơi thông
tin được lưu trữ, tổ chức nguồn lực thông tin, vì vậy, bạn đọc dễ dàng tìm
thấy thông tin qúy hiếm mà họ cần đến. Bên cạnh đó, thư viện có giá trị khi
nó truyền tải thông tin đến người dùng tin một cách hữu ích. Để đáp ứng
nhu cầu thông tin cho bạn đọc một cách hiệu quả nhất thì yếu tố đóng vai
trò then chốt là cán bộ thư viện phải làm gì? Làm như thế nào? Chúng ta
đều nhận thấy rằng vai trò của thư viện trường học là yếu tố cấu thành chất
lượng giáo dục, là bộ phận không thể thiếu trong việc hình thành môi
trường văn hóa học đường. Cán bộ thư viện là nơi khơi nguồn và đáp ứng
nhu cầu dùng tin cho hai đối tượng độc giả chính là: Học sinh và giáo viên.
Đồng thời, cán bộ thư viện là “chiế cầu nối” giữa bạn đọc với thư viện và
tài liệu, hướng dẫn cho các đối tượng bạn đọc: Giáo viên, học sinh để họ có
thể khai thác được nguồn thông tin, tài liệu tốt nhất có trong thư viện.
Nhiệm vụ của cán bộ thư viện trong thế giới hiện nay là làm thế nào để
cung cấp cho bạn đọc những tài liệu và nguồn lực thông tin tốt nhất. Vì
vậy, cán bộ thư viện phải là người nắm vững nghiệp vụ, chuyên môn thư
viện, hiểu các kỹ thuật CD – ROM, Internet, các chương trình phần mềm
cho trường học và thư viện… Trong bối cảnh công nghệ thông tin và
Internet, khâu trung gian truyền tải và kết nối nguồn thông tin đến giáo viên,
học sinh thì vai trò của cán bộ thư viện càng trở nên vô cùng quan trọng.
Nhận thức rõ điều đó, tôi vẫn luôn trăn trở làm thế nào đó để lựa chọn
phương thức phục vụ bạn đọc tốt nhất, hiệu quả cao nhất. Tôi không ngại
tiếp xúc với những công nghệ mới, luôn muốn làm chủ những công cụ mới,


và phải biết cách vận dụng kỹ năng của mình vào việc khai thác thông tin
cũng như giúp cho người dùng tiếp cận và sử dụng nguồn tin đó. Một thực
tế đó là nhu cầu dùng tin của bạn đọc ngày càng phong phú và đa dạng
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình tôi luôn nắm rõ tính chất của tài
liệu và vai trò của chúng trong xây dựng vốn tài liệu, các kỹ năng phân loại,
khả năng phân tích, khả năng phổ biến thông tin.
Trong nhà trường các lọai tài liệu đều có ý nghĩa rất quan trọng cho bạn
đọc, ở phạm vi một sáng kiến kinh nghiệm tôi xin giới thiệu một số phương pháp
gây hứng thú để bạn đọc tìm đến với tài liệu tham khảo Ngữ văn. Bởi văn
chương là tấm gương phản ánh con người và thời đại một cách trung thực nhất.
Qua văn chương, con người cảm nhận được ý nghĩa cao đẹp, sự hài hòa, sự sống,
tiếp cận và tự nâng mình lên với những tư tưởng, tình cảm cao đẹp, sâu sắc, tinh
tế, được bồi dưỡng về ngôn ngữ vô cùng phong phú, sinh động, giàu sức biểu
1


cảm. Đối với nước ta là “một nước thơ”, như Ngô Thời Nhậm từng khẳng định
thì chân lý này là hiển nhiên. Rõ ràng văn chương có giá trị bậc nhất trong di sản
tinh thần của dân tộc ta. Người Việt không chỉ hôm qua mà cả hôm nay nữa đã
gửi vào văn chương cả kinh nghiên sống, tình yêu khát vọng, cả đạo đức, triết
học, tín ngưỡng của mình. Cho nên muốn biết cha ông chúng ta đã sống như thế
nào, đã nhắn gửi những gì cho thế hệ mai sau, cũng như muốn biết con người
Việt Nam trong thời đại này đang vui hay buồn, lo lắng, đau khổ, hi vọng ra sao,
thì cũng rất cần đọc thơ văn. Và để có thể cảm thụ được những tác phẩm này các
em cũng cần có năng lực cảm thụ thơ văn, khả năng phân tích, bình giảng… Học
phân môn này học sinh cần có sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo để
học tập luyện tập và nâng cao kĩ năng đọc, viết, nói. Giáo viên cần có sách giáo
khoa, sách nghiệp vụ, sách tham khảo để giảng dạy và bồi dưỡng chuyên môn,
không ngừng nâng cao kiến thức. Ngoài ra các loại báo, tạp chí...ở thư viện cũng
là nguồn tài liệu tham khảo hết sức quan trọng đối với giáo viên và học sinh

trong nhà trường.
Chính vì vậy, từ lâu thư viện trường học đã trở thành một bộ phận không
thể thiếu được trong nhà trường. Nhận thức được vai trò sách tham khảo cũng
như nhu cầu sử dụng sách ngày càng tăng của giáo viên và học sinh. Thực tế
nhiều cán bộ thư viện trường học đã có những biện pháp cải tiến trong các khâu
nghiệp vụ thư viện. Đã tổ chức tuyên truyền, giới thiệu và hướng dẫn bạn đọc sử
dụng sách báo thư viện. Nhằm truyền tải đến giáo viên và học sinh những tài
liệu, thông tin cần thiết phục vụ cho công việc giảng dạy và học tập trong nhà
trường, lôi cuốn bạn đọc nhiều hơn nữa vào việc sử dụng sách báo thư viện, kích
thích sự ham mê đọc sách, báo xem sách là người bạn đồng hành không thể thiếu
được trong giảng dạy và học tập của mình. Đồng thời đã kết hợp với Đoàn đội tổ
chức các cuộc thi kể chuyện theo sách, điểm sách, trưng bày sách nhân các ngày
lễ lớn... nhằm phát huy hiệu quả tốt nhất cơ sở vật chất trọng yếu và trung tâm
sinh hoạt văn hóa khoa học của nhà trường.
Với tôi, mặc dù làm công tác thư viện trường học chưa lâu nhưng qua hơn
5 năm công tác và học tập tôi nhận thấy đối với thư viện trường học để phát huy
một cách tốt nhất cơ sở vật chất trọng yếu và trung tâm sinh hoạt văn hóa của nhà
trường thì việc tuyên truyền, giới thiệu và hướng dẫn bạn đọc sử dụng sách báo
thư viện là một khâu nghiệp vụ hết sức quan trọng trong toàn bộ công tác thư
viện. Làm tốt khâu nghiệp vụ này là người cán bộ thư viện đã góp phần rất lớn
vào việc hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh.
Tạo ra môi trường giáo dục hết sức thuận lợi, giúp cho các em đến với một sân
chơi bổ ích và lý thú. Và từ sân chơi này, các em có thể tự mình khám phá bao
điều mới mẻ ẩn sau những trang sách, bài báo hoặc rèn luyện cho mình phương
pháp tự học chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động và sáng tạo. Hơn nữa bản thân
đã từng là giáo viên dạy văn nên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Một số phương pháp
gây hứng thú để bạn đọc tìm đến với sách tham khảo môn ngữ văn ở trường
THCS Đồng Lộc”.

2



2. Mục đích nghiên cứu.
Đề tài nhằm mục đích hướng dẫn cho học sinh và giáo viên biết sử dụng
kho sách tham khảo môn ngữ văn trong thư viện, để giúp bạn đọc có hứng
thú với bộ môn ngữ văn hơn. Đồng thời góp phần xây dựng văn hóa đọc các
tác phẩm văn học, phát triển văn hóa đọc cho giáo viên, học sinh trường
trung học cơ sở .
3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu, tổng kết về công tác tuyên truyền, giới thiệu sách tham khảo
môn Ngữ văn thông qua các buổi giới thiệu sách, qua phương tiện nghe,
nhìn như: Phát thanh - Truyền hình, phim ảnh, tham quan, qua các hoạt
động văn hóa nghệ thuật; qua các ấn phẩm như viết sách, báo, bản tin, khẩu
hiệu, biểu ngữ... Tuyên truyền tổng hợp (tuyên truyền lồng ghép): Kết hợp
với cổ động, tuyên truyền miệng, phim ảnh, văn nghệ, thơ ca, hò vè…trong
ba năm học 2014-2015, 2015-2016, 2016-2017.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận:
+ Các văn kiện của Đảng, của nghành về công tác thư viện.
+Nghiên cứu lý luận của tâm lý lứa tuổi học sinh.
+ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đọc sách ngữ văn của học sinh.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế:
+ Quan sát công tác thực tế các phương pháp gây hứng thú như tuyên truyền,
giới thiệu sách ngữ văn của các đồng nghiệp ở các trường trong huyện Hậu
Lộc.
+ Tìm hiểu thực tế chất lượng công tác tuyên truyền, giới thiệu sách ngữ văn đến
với giáo viên, học sinh trường trung học cơ sở Đồng Lộc.
- Phương pháp thống kê sử dụng số liệu:
+ Đề xuất các biện pháp tuyên truyền, giới thiệu sách ngữ văn nhằm nâng cao
chất lượng công việc phục vụ bạn đọc cho cá nhân tôi và cho các đồng

nghiệp khác.
+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm tại trường trung học cơ sở Đồng Lộc nhằm
đánh giá hiệu quả của các phương pháp gây hứng thú để bạn đọc tìm đến
với môn ngữ văn.
II. NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
Đọc sách là một hoạt động hết sức phức tạp của cá nhân, có sự tham gia
của các yếu tố tâm lý: cảm giác, tri giác, biểu tượng, trí nhớ, tư duy... trong đó
vai trò của ngôn ngữ cực kỳ quan trọng. Là một hoạt động bên trong bị chi phối
bởi tính chất các quá trình tâm lý của cá nhân và hệ thống tri thức của họ. Hoạt
động đọc hướng vào làm thay đổi chính người đọc. Kết quả của hoạt động đọc là
tri thức, giá trị thẩm mỹ, kinh nghiệm xã hội trong sách báo được người đọc lĩnh
hội đã tác động cải biến năng lực của chính họ, trong khi đó đối tượng của hoạt
động đọc, tức là nội dung tri thức, kinh nghiệm trong sách báo không mất đi hay
bị bào mòn.
3


Văn học với đặc trưng phản ánh hiện thực khách quan bằng hình tượng
nhân vật và ngôn ngữ biểu cảm, đã trở thành một phương tiện quan trọng, tác
động tới sự phát triển đạo đức cũng như năng lực - hai mặt cơ bản của con người
cho các em. Tuy nhiên sách chỉ phát huy tác dụng giáo dục đầy đủ nếu các em
biết lựa chọn những tác phẩm có nội dung giáo dục tốt, giá trị nghệ thuật cao,
hiểu và lĩnh hội tri thức một cách đúng đắn. Ngược lại, sách báo đồi trụy, kích
động bạo lực và năng lực cảm thụ kém sẽ có tác dụng không nhỏ tới nhân cách
đang trưởng thành của các em. Vì vậy hướng dẫn các em đọc sách là một yêu cầu
cấp thiết tới tất cả những ai quan tâm tới thế hệ trẻ trong đó có cán bộ thư viện.
Thư viện là nơi tập trung đầy đủ sách, có khả năng và phương tiện để phục
vụ tốt nhất, tiết kiệm nhất những yêu cầu, những thắc mắc của giáo viên, học
sinh trong việc dạy và học.

Vì vậy công tác tuyên truyền thu hút bạn đọc phải gắn liền với việc dạy và
học. Phải lấy mục tiêu đào tạo và nhiệm vụ năm học của nhà trường làm mục tiêu
và nhiệm vụ của thư viện nhà trường. Hoạt động của thư viện nhà trường được
đánh giá hiệu quả hay không phụ thuộc phần lớn vào khâu công tác bạn đọc. Bạn
đọc đến với thư viện là đến với sách. Người cán bộ thư viện ngoài việc phải làm
tốt các công tác bạn đọc như bổ sung sách, báo, xử lí kĩ thuật nghiệp vụ, giới
thiệu sách mới thì còn phải chú trọng đến việc thay đổi hình thức tổ chức phục vụ
bạn đọc làm sao để thu hút bạn đọc đến với thư viện hiệu quả nhất.
Cuộc sống hiện đại với nhiều phương tiện nghe nhìn tiện ích là một trong
những nguyên nhân làm cho mọi người ngày càng ít đến với văn hoá đọc. Hay
nói cách khác văn hoá đọc đang dần bị các phương tiện nghe nhìn tấn công, lấn
át. Thay cho việc đọc sách đã có bao nhiêu chương trình trên ti vi, trên mạng
internet hấp dẫn người xem. Vì vậy để lựa chọn những cuốn sách phù hợp với
nhu cầu trong mỗi học sinh hiện nay qủa thật không dễ dàng, làm thế nào để thu
hút được bạn đọc là một điều cần thiết hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, theo đà
phát triển của xã hội hiện đại công nghiệp hóa những ngành nghề phù hợp với
thời điểm hiện nay chắc chắn phải là các ngành liên quan tới công nghiệp, công
nghệ, kinh tế nên cái cần hơn cả là khả năng về các môn tự nhiên, do đó môn văn
bị xem nhẹ, bị cho là không thực tế, không chỉ học sinh mà phụ huynh cũng vậy.
Nên môn văn dần dần mất đi sức hút của nó, bị xem nhẹ. Làm thế nào để lựa
chọn những tài liệu cần thiết nhất phù hợp cho từng đối tượng học sinh, để góp
phần cùng với giáo viên dạy môn ngữ văn cho các em thấy rằng học môn Ngữ
văn không khó mà còn vô cùng lý thú, bồi dưỡng và nâng cao tâm hồn các em.
Đó là điều mà tôi luôn luôn trăn trở.
Bảng thống kê sách tham khảo yêu thích của các em học sinh năm học
2014-2015.
Môn học
Toán, tin
Vật lý
Hóa học, sinh học

Ngữ văn
Sử, địa

Số học sinh
29
14
10
7
4

Tỉ lệ( %)
42,6
20,6
14.7
10,3
5,9
4


Các môn khác

4

5,9

Thể loại sách ngữ văn mà các em đọc năm học 2014-2015.
Thể loại sách
Sách văn học
Truyện dân gian, cổ tích
Truyện tranh

Sách tham khảo

Số học sinh
10
6
7
4

Tỉ lệ( %)
37,1
22,2
25,9
14,8

Từ thực tế trên để thu hút bạn đọc đến với thư viện ngày càng đông và yêu
thích các tác phẩm văn học cần đảm bảo các nội dung công tác phục vụ bạn đọc:
- Nghiên cứu nhu cầu, hứng thú đọc: Để hoàn thành nhiệm vụ tôi phải
nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu, hứng thú đọc sách Ngữ văn của từng đối tượng học
sinh là gì như để nâng cao hiểu biết chung hay nhu cầu đọc hoàn toàn giải trí. Để
từ đó đáp ứng, thỏa mãn đầy đủ nhu cầu, hứng thú đọc của học sinh.
- Hướng dẫn bạn đọc sử dụng thư viện.
- Tổ chức phục vụ bạn đọc trong và ngoài thư viện.
- Tuyên truyền giới thiệu các loại hình tài liệu.
- Hướng dẫn cách tra cứu tài liệu.
- Hướng dẫn phương pháp đọc sách: Đọc là phương pháp có tính đặc thù
của môn Ngữ văn. Việc tiếp nhận tác phẩm bắt đầu từ việc đọc: đọc thành tiếng
và không thành tiếng. Ngôn ngữ văn học là loại ngôn ngữ đặc biệt, có năm đặc
tính riêng: tính chính xác, tính hàm súc, tính đa nghĩa, tính biểu cảm và tính tạo
hình. Đọc tác phẩm sẽ tạo ra bầu không khí thuận lợi cho việc tiếp nhận tác
phẩm, lôi cuốn học sinh tham gia vào diễn biến các sự kiện trong tác phẩm, kích

thích sự hứng thú khám phá tác phẩm. Cùng với giáo viên ngữ văn luyện cho các
em cách phát âm, ngắt giọng, nhấn trọng âm... để các em tiếp nhận tác phẩm một
cách tích cực.
- Phục vụ thông tin theo yêu cầu bạn đọc trong các chủ đề, chủ điểm.
2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
2.1. Một số nét khái quát về trường THCS Đồng Lộc và thư viện nhà
trường.
Năm học 2016-2017 trường có 140 học sinh, gồm 4 lớp với tổng số cán bộ
giáo viên công nhân viên nhà trường là 14 đồng chí. Mặc dù còn gặp nhiều khó
khăn về cơ sở vật chất song cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đã nỗ lực cố
gắng rất nhiều trong công tác dạy và học.
Thư viện trường THCS Đồng Lộc có tổng diện tích 60 m 2, được trang bị
đầy đủ tủ, giá, bàn ghế một cách hợp lí, khoa học. Vốn sách được bổ sung đầy đủ
kịp thời, đáp ứng nhu cầu bạn đọc phục vụ tốt cho công tác đổi mới chương trình
5


giáo dục. Thư viện có một quy chế hoạt động phù hợp với chương trình dạy học
và các hoạt động khác của nhà trường.
Tổng số sách hiện có trong thư viện nhà trường, gồm:
Sách giáo khoa: 1450
cuốn
Sách nghiệp vụ: 778
cuốn
Sách tham khảo: 676
cuốn
a. Thuận lợi:
-Thư viện trường Trung học cơ sở Đồng Lộc được sự quan tâm đầu tư của
ngành cấp trên, của Nhà trường, cung cấp số lượng sách phục vụ cho việc đọc và
học của học sinh tương đối đầy đủ . Ban giám hiệu luôn chú trọng đầu tư vào

việc xây dựng cơ sở vật chất; Tích cực tham mưu với lãnh đạo địa phương trong
công tác xây dựng cơ sở vật chất; Luôn quan tâm đến công tác tổ chức tuyên
truyền giới thiệu sách, báo, công tác phục vụ bạn đọc của thư viện.
- Giáo viên phụ trách thư viện nhiệt tình, năng nổ, hòa nhã, vui vẻ, thường
xuyên quan tâm đến công tác bạn đọc. Luôn đổi mới hình thức phục vụ bạn đọc
b. Khó khăn:
Do điều kiện kinh phí còn eo hẹp nên việc bổ sung vốn tài liệu còn ít , đặc
biệt là chưa có nhiều sách văn học. Vai trò của thư viện trong việc hướng dẫn học
sinh ham mê đọc sách còn quá ít so với yêu cầu. Đa số chưa biết sử dụng thư
viện, chưa biết khai thác sách báo, chưa biết tự học, tự bồi dưỡng bằng sách báo.
Nguyên nhân chủ yếu là do cán bộ thư viện, giáo viên và các bậc cha mẹ
học sinh chưa quan tâm đầy đủ đến việc đọc sách của trò, chưa hướng dẫn đọc
sách đến nơi đến chốn .
Bên cạnh đó đặc điểm tâm sinh lí và nhu cầu đọc sách báo của các lứa
tuổi học sinh cũng khác nhau :
Học sinh lớp 6 và lớp 7
Ở lớp 6 các em thích nghe kể chuyện, thích xem các truyện tranh, thích
đọc sách về Bác Hồ, thích đọc truyện tranh, truyện các thiếu niên anh hùng ,
truyện lịch sử, cổ tích và báo Thiếu niên nhi đồng, báo ảnh của địa phương. Một
số ít lại thích đọc truyện phiêu lưu, mạo hiểm, truyện chiến đấu.... Vì vậy chọn
những cuốn sách có hình ảnh đẹp, ngôn ngữ trong sáng dễ hiểu là một yêu cầu
quan trọng.
Học sinh lớp 8 và 9
Học sinh lớp 8 và 9 các em thích tìm đọc các tác phẩm mà sách giáo khoa
có trích đoạn để đọc, thích các tác phẩm tiểu thuyết khoa học viễn tưởng như hai
vạn dặm dưới đáy biển, Harry Potter...các loại sách tham khảo nâng cao giúp học
sinh ôn thi vào THPT... nhưng lại không tìm thấy trong thư viện trường học, đó
cũng chính là điểm hạn chế trong thư viện nói chung và hạn chế trong công tác
của tôi khi giới thiệu sách tới bạn đọc .
2.2.Thực trạng công tác bạn đọc với phân môn Ngữ văn ở trường

trung học cơ sở Đồng Lộc.
a. Thực trạng
Thực trạng học sinh đến thư viện đọc sách, báo với niềm say mê học hỏi
còn hạn chế. Chủ yếu mới chỉ thu hút số ít học sinh giỏi có nhu cầu thực sự về
sách, nhưng đến đây các em tìm đọc chủ yếu là các cuốn sách tham khảo về các
6


môn khoa học tự nhiên, một số thích đọc các loại sách văn học những loại truyện
mang tính giải trí, một số học sinh chỉ đến thư viện sau những buổi giới thiệu
sách mới. Hầu hết các em chưa có phương pháp đọc sách, thường đọc theo sở
thích qua loa, chưa có niềm đam mê tìm tòi, khám phá, chưa thấy hết giá trị tầm
quan trọng của từng cuốn sách và ảnh hưởng của việc đọc sách báo đối với việc
học tập của mình.
b. Nguyên nhân của thực trạng.
Do một số học sinh chưa nhận thức đúng đắn tác dụng của thư viện trong
việc học tập, chưa biết cách đọc, chưa có thói quen tự học, tự tìm hiểu trong sách,
chưa hiểu mối liên hệ, tầm quan trọng giữa việc học trên lớp với sách tham khảo
nên chưa thấy được giá trị của từng cuốn sách nói chung. Riêng với phân môn
ngữ văn các em còn ngại đọc bởi hàng ngày các em tiếp xúc với nhiều các
phương tiện nghe – nhìn như ti vi, truyện tranh ở đó người đọc không cần huy
động trí tưởng tượng, nên các em thích tính giải trí thay vì phải suy ngẫm. Các
em chưa thấy hết cái hay, cái đẹp, sự hấp dẫn của những áng văn chương, của
nghệ thuật ngôn từ.
Do quỹ thời gian học trên lớp nhiều, các em phải hoàn thành khối lượng
bài tập lớn nên học sinh ít có thời gian đọc sách tham khảo.
Kết quả khảo sát thực trạng công tác bạn đọc của thư viện nhà trường để
tìm đọc tài liệu tham khảo môn ngữ văn:
Tỉ lệ bạn đọc đến thư viện
Tỉ lệ bạn đọc đến thư viện tìm

tìm đọc tài liệu tham khảo
đọc tài liệu tham khảo môn
Bạn đọc
môn ngữ văn
ngữ văn
Năm học 2013 – 2014
Năm học 2014 – 2015
GV
80%
85%
HS
70%
75%
CB, CNV
80%
85%
3 . CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
3.1.Tuyên truyền, giới thiệu sách, báo đến bạn đọc.
Trong trường học, việc giới thiệu và tuyên truyền sách, báo cho giáo viên
và học sinh chiếm vị trí quan trọng trong công tác thư viện được đặt lên hàng
đầu. Đây là việc làm thường xuyên, khoa học, nhằm giới thiệu những cuốn sách,
bài báo có nội dung phục vụ thiết thực cho dạy và học nhất là quá trình thực hiện
cải cách giáo dục hình thành nhân cách sống cho học sinh. Công tác tuyên truyền
giới thiệu sách giúp cho các em hình thành nhu cầu và thói quen đọc sách, là cầu
nối giữa thư viện và bạn đọc giúp bạn đọc tiếp cận với nội dung của kho sách
tăng vòng quay luân chuyển tài liệu thư viện, tăng số lượng bạn đọc đến thư viện
tìm kiếm tài liệu phục vụ công tác giảng dạy và học tâp.
Chính vì vậy theo tôi để phát huy tối đa của việc tuyên truyền , giới thiệu
sách báo để giúy học sinh tiếp cận nhanh những tác phẩm văn học, những bài phê
bình văn học, những bài tập từ ngữ, ngữ pháp… đến bạn đọc người cán bộ thư

viện phải thực hiện những nội dung sau:
3.1.1. Lựa chọn sách, báo phù hợp với lứa tuổi, nhận thức, sở thích
của học sinh.
7


- Đối với học sinh yếu, trung bình (tôi nhận định rằng đây là đối tượng khó
nhất, cần quan tâm ) thì ngoài những sách giáo khoa để học trên lớp thì người cán
bộ thư viện giới thiệu cho các em các sách bài tập, các sách tham khảo để các em
luyện tập, bổ sung, củng cố lại kiến thức của mình. Ngoài ra tôi giới thiệu thêm
cho các em tìm đọc những câu chuyện ngắn có nội dung trong sáng, dễ hiểu để
bước đầu tạo cảm giác yêu thích các tác phẩm văn học: như: Bốn anh tài, Con
voi với người quản tượng già, sự tích ông đầu rau, sự tích cây nêu ngày tết, sự
tích củ mài, thần thoại Hy Lạp, truyện cổ Grim, truyện cổ Amdersxen…
Ảnh buổi giới thiệu sách cho học sinh yếu, trung bình.
- Đối với những em học sinh giỏi cán bộ thư viện giới thiệu cho các em
những sách nâng cao, sách bài tập khó để các em mở rộng thêm kiến thức .
Ảnh buổi giới thiệu sách cho học sinh khá giỏi.
- Đối với giáo viên ngoài những sách nghiệp vụ, sách giáo khoa để giảng
dạy và học tập thì cán bộ thư viện tìm tòi giới thiệu cho giáo viên những sách
tham khảo hay, những chuyên đề bồi dưỡng để giáo viên có tài liệu học tập nâng
cao chất lượng giảng dạy của mình.
Ảnh buổi giới thiệu sách chuyên đề cho giáo viên.
Tóm lại, hiệu quả cuối cùng của việc tuyên truyền, giới thiệu sách báo như
thế nào phụ thuộc rất lớn đến công việc lựa chọn sách, báo tài liệu của thư viện.
Việc lựa chọn sách, báo có tác dụng rất lớn cho công tác tuyên truyền, giới thiệu
sách báo đến bạn đọc. Muốn làm tốt công tác này người cán bộ thư viện phải
nắm bắt nhu cầu, yêu cầu bạn đọc các sự kiện liên quan đến bạn đọc. Như chúng
ta đã biết trong nhà trường nhiệm vụ chính của thầy và trò là giảng dạy và học
tập. Vì vậy sách, báo tuyên truyền, giới thiệu có nội dung phù hợp phục vụ cho

nhiệm vụ trên. Sách được giới thiệu và tuyên truyền là những sách được mọi
người quan tâm, có tính thời sự, có giá trị cao. Làm được như vậy chúng ta mới
thu hút bạn đọc tự đến với sách, kích thích bạn đọc tự tìm tòi tài liệu để thỏa mãn
nhu cầu của mình.
Nhu cầu, hứng thú đọc của học sinh chỉ được thực hiện khi các em có nhu
cầu đọc đồng thời có sự hiện diện những tài liệu tương hợp với nhu cầu đó. Cùng
với nhu cầu đọc sách chính là hứng thú đọc sách - thái độ lựa chọn tích cực của
học sinh đối với những cuốn sách có ý nghĩa và có sức hấp dẫn về mặt tình cảm
đối với học sinh, đáp ứng nhu cầu tinh thần của họ. Khi hứng thú đọc xuất hiện,
hoạt động đọc có sự tham gia tối đa của các quá trình tâm lý: chú ý, tượng tượng,
trí nhớ, tư duy...Giúp cho người đọc có thể cảm thụ tài liệu ở mức cao nhất.
Trong trạng thái đó các em có thể toàn tâm toàn ý cho việc đọc. Nhiều em khi
gặp được những cuốn sách hay không những đáp ứng nhu cầu mà còn đem lại
những cảm xúc tích cực đã đọc một cách say mê: vừa nấu cơm vừa đọc sách, vừa
đi đường vừa đọc sách ... Hứng thú giúp các em tăng cường chú ý, tưởng tượng,
kích thích tính tích cực của tư duy do đó lĩnh hội sâu sắc hơn nội dung tác phẩm.
Nhu cầu đọc được thỏa mãn nếu ta được đọc những cuốn sách có giá trị nghệ
8


thuật cao, lôi cuốn về mặt tình cảm tạo nên khoái cảm cho người đọc làm xuất
hiện hứng thú đọc.

Nhu cầu hứng thú đọc của học sinh cấp trung học cơ sở đang trong quá
trình hình thành và phát triển dưới sự chi phối của tâm lý lứa tuổi và ảnh hưởng
của môi trường sống, các em còn ít kinh nghiệm sống, đôi khi tác động của môi
trường không lành mạnh, ở các em xuất hiện nhu cầu hứng thú lêch lạc, đôi khi
còn phiến diện. Như các em thích đọc truyện kiếm hiệp mang đầy tính bạo lực
hay truyện chỉ mang tính giải trí không có giá trị về nội dung hay nghệ thuật.
Do đó nhiệm vụ tôi thấy rất quan trong của cán bộ thư viện là hướng dẫn

giúp các em thỏa mãn và phát triển hứng thú đọc. Đối với những hứng thú không
lành mạnh, lệch lạc tôi định hướng cho các em lựa chọn những tác phẩm có giá
trị phù hợp với tâm lý lứa tuổi cũng như trình độ học vấn của các em.
Để có thể tuyên truyền, giới thiệu và hướng dẫn bạn đọc sủ dụng sách
tham khảo môn Ngữ văn tôi thấy trước hết mình cần xác định mục tiêu căn bản
và đặc thù của môn Ngữ văn ở trường THCS từ đó giúp các em tìm được tài liệu
có giá trị. Dựa vào chương trình và sách giáo khoa hiện nay tích hợp các nội
dung dạy văn học và tiếng Việt, tập làm văn vào một chỉnh thể, không dạy các
tác phẩm theo trình tự thời gian, mà theo thể loại. Nên tài liêu cho môn ngữ văn
cần giúp các em kỹ năng giao tiếp; Thông qua những tác phẩm văn học đặc sắc,
giúp học sinh phát triển năng lực thẩm mỹ, khám phá bản thân và thế giới xung
quanh, thấu hiểu giá trị nhân bản và thân phận của con người; giúp học sinh phát
triển năng lực tư duy, sự tự tin, tính tự lập và tinh thần cộng đồng, trang bị cho
các em kiến thức phổ thông về ngôn ngữ và văn học.
Ví dụ:
- Đối với học sinh trung bình thì ngoài những sách giáo khoa để học trên
lớp thì người cán bộ thư viện giới thiệu cho các em các sách bài tập Ngữ văn,
những bài văn mẫu như: “Rèn luyện kỹ năng làm văn ở THCS”(Cao Bích Xuân),
“Ngữ pháp văn bản và luyện tập làm văn” (Nguyễn Thị Ly Kha), “Bí quyết học
và thi môn văn đạt điểm cao” (Phạm Hữu Cường)…bổ sung, củng cố lại kiến
thức của mình. Gới thiệu cho các em những câu chuyện dân gian, truyện ngắn
hoặc đoạn trích phù hợp với các em bởi có nhiều chuyện hay, giá trị nội dung và
nghệ thuật cao nhưng không phù hợp với tầm đón nhận của học sinh trung bình
thì các em cũng sẽ không đón nhận.
- Đối với những em học sinh giỏi, cán bộ thư viện giới thiệu cho các em
những sách nâng cao, sách bài tập khó để các em mở rộng thêm kiến thức. Đọc
nhiều tác phẩm văn học liên quan tới các bài trích trong chương trình hay các tác
phẩm của các tác giả mà các em đang được học, tôi có thể cung cấp cho các em
truyện vừa và truyện dài; tuyển tập tạp chí văn học các năm; các bài văn mẫu của
học sinh đạt cấp tỉnh, cấp Quốc gia…

- Một trong những bộ phận rất quan trọng được đưa vào mỗi cấp học đó
chính là văn học dân gian. Ở đó không chỉ cho các em thấy cái hay, cái đẹp của
nghệ thuật ngôn từ, cho các em hiểu biết về văn hóa xã hội, phong tục tập quán,
9


nếp sống sinh hoạt của xã hội xưa mà còn cho các em biết về cội nguồn của
chính mình đó chính là tài sản vô giá mà văn học dân gian đem lại cho các em.
Thấy được vị trí quan trọng của văn học dân gian tôi luôn chú ý giới thiệu cho
các em các cuốn sách như: “ Văn học dân gian Việt Nam” (Nguyễn Xuân Bích),
“ Tục ngữ ca dao, dân ca Việt Nam” (Vũ Ngọc Lan), “Dân ca Việt Nam” Xuân
Khải, “ Văn học dân gian Việt Nam” (Đinh Gia Khánh), “Bình giảng văn 6” (Vũ
Dương Qũy), tuyển tập truyện dân gian các dân tộc Việt Nam, tuyển tập truyện
cổ tích thế giới…
- Ở lớp 7, lớp 8 các em học văn học chữ Nôm. Tác giả văn học Nôm là trí
thức Hán học, họ làm thơ Nôm, viết văn Nôm trên cơ sở kinh nghiệm Hán học và
văn học chữ Hán. Vì viết bằng tiếng Việt các tác giả tiếp thu được truyền thống
ngôn ngữ, truyền thống văn học cổ, trong đó có truyền thống văn học dân gian.
Từ thế kỷ XIII, đã có những tác giả văn học Nôm như Nguyễn Thuyên,
Nguyễn Sĩ Cố. Sau đó là Hồ Quý Ly, Chu An vào cuối thế kỷ XIV. Sang thế kỷ
XV, văn học Nôm phát triển mạnh hơn bởi Nguyễn Trãi với 254 bài thơ Nôm
được coi là cổ nhất, hay nhất, là tác giả sáng tác thơ Nôm nhiều nhất. Cùng thế
kỷ XV, có tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập công bố nhiều bài thơ Nôm của một
tập thể tác giả. Vua Lê Thánh Tông làm thơ Nôm, ông còn đưa ra cả luật thơ
Nôm nữa (năm 1463).
Sau thế kỷ XVI, tiếp đến thế kỷ XVII văn học Nôm càng phát triển mạnh.
Dễ nhớ ra được những tác giả sau đây: Nguyễn Giản Thanh, Nguyễn Bỉnh
Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Hàng, Đào Duy Từ, v.v…
Chỉ từ khi nước nhà giành được độc lập vào thế kỷ thứ X, chữ Nôm mới
hình thành rõ rệt. (Trước đó đã có văn học chữ Hán, tuy nhiên số lượng tác giả,

tác phẩm chưa nhiều, chất lượng văn học cũng chưa cao). Tác giả văn học Nôm
là trí thức Hán học, họ làm thơ Nôm, viết văn Nôm trên cơ sở kinh nghiệm Hán
học và văn học chữ Hán. Vì viết bằng tiếng Việt, các tác giả tiếp thu được truyền
thống ngôn ngữ, truyền thống văn học cổ, trong đó có truyền thống văn học dân
gian.
Từ thế kỷ XIII, đã có những tác giả văn học Nôm như Nguyễn Thuyên,
Nguyễn Sĩ Cố. Sau đó là Hồ Quý Ly, Chu An vào cuối thế kỷ XIV. Sang thế kỷ
XV, văn học Nôm phát triển mạnh hơn bởi Nguyễn Trãi với 254 bài thơ Nôm
được coi là cổ nhất, hay nhất, là tác giả sáng tác thơ Nôm nhiều nhất. Cùng thế
kỷ XV, có tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập công bố nhiều bài thơ Nôm của một
tập thể tác giả. Vua Lê Thánh Tông làm thơ Nôm, ông còn đưa ra cả luật thơ
Nôm nữa (năm 1463).
Sau thế kỷ XVI, tiếp đến thế kỷ XVII văn học Nôm càng phát triển mạnh.
Dễ nhớ ra được những tác giả sau đây: Nguyễn Giản Thanh, Nguyễn Bỉnh
Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Hàng, Đào Duy Từ, v.v…
Đây là dòng văn học phản ánh tư tưởng, tình cảm, những bất công trong xã
hội phong kiến, vạch trần tội ác của vua quan phong kiến, bênh vực quyền sống
của người phụ nữ, phản ánh sâu sắc xã hội đương thời, cùng những thay đổi
trong tâm tư, tình cảm của con người Việt Nam xưa. Vì đây là dòng văn học
tương đối khó so với các em nên khi các đến với thư viện tôi phải luôn rất kiên trì
chỉ cho các em thấy cái hay, sự hấp dẫn trong mỗi tác phẩm để các em tìm đọc.
10


Đầu thập niên 1930, văn hoá Việt Nam diễn ra một cuộc vận động đổi mới
thơ ca mạnh mẽ với sự xuất hiện một làn sóng thơ mới với cá tính sáng tác độc
đáo. Cuộc canh tân này đi vào lịch sử văn học với tên gọi Phong trào Thơ Mới.
Khuynh hướng chung của thời kỳ Thơ mới những năm 1930-1945 là khuynh
hướng lãng mạn, là lý tưởng thẩm mỹ cái "tôi" của tác giả, thẩm mỹ hóa cái cuộc
sống rối ren, tơi bời của xã hội nửa thực dân, nửa phong kiến và là tâm trạng

buồn sầu, ưu uất, lạc lõng giữa vòng đời.
Tính khuynh hướng của nghệ thuật lãng mạn rất đa dạng: có khi lãng mạn,
mộng mơ, ai ca, thần bí, triết học, cũng có khi lãng mạn anh hùng, lãng mạn công
dân hay lãng mạn xã hội,... Nhưng nét bao trùm chủ nghĩa lãng mạn là mộng mơ.
Các nhà thơ muốn thoát khỏi những điều kiện ngột ngạt của xã hội bảo hộ thời
thơ mới bằng cách tưởng tượng, trốn vào trong cái thế giới vô cùng lý tưởng ấy.
Đối với chủ nghĩa lãng mạn, chỉ có cái gì khác thường, khác người, khác đời, và
sự đối lập giữa mộng và thực là đáng kể. Trong hoàn cảnh mất nước, sống giữa
cái xã hội hủ lậu, ngột ngạt ấy thì sự đối lập là dễ hiểu là một bộ phận lớn trong
chương trình văn học THCS để giúp dạy tốt, học tốt các tác phẩm thơ trữ tình,
tạo được sự rung cảm, bồi đắp tâm hồn, trí tuệ cho học sinh lớp 8,9 tôi giới thiệu
đến các em: Tác giả, tác phẩm tiêu biểu
Thơ Thế Lữ: Nhớ rừng, Cây đàn muôn điệu...Xuân Diệu: Vội vàng, Nguyệt
cầm, Lời kỹ nữ...Huy Cận: Ngậm ngùi, Tràng giang... Lưu Trọng Lư: Tiếng
thu,...Hàn Mặc Tử: Đây thôn Vĩ Dạ, Mùa xuân chín... Nam Trân: Đẹp và Thơ
-Cô gái Kim Luông... Chế Lan Viên: Thu... Phạm Huy Thông: Tiếng địch sông
Ô... Vũ Đình Liên: Ông đồ... Nguyễn Nhược Pháp: Chùa Hương... Tế Hanh: Quê
hương... Nguyễn Bính: Mưa xuân... Đoàn Phú Tứ: Màu thời gian... Thâm Tâm:
Tống biệt hành...Vũ Hoàng Chương: Say đi em... T.T.Kh.: Hai sắc hoa Tigôn...
Phê bình Hoài Thanh: Thi nhân Việt Nam
Đối với giáo viên ngoài những sách nghiệp vụ, sách giáo khoa để giảng
dạy và học tập thì cán bộ thư viện tìm tòi giới thiệu cho giáo viên những sách
tham khảo hay những chuyên đề bồi dưỡng giáo viên giỏi để giáo viên có tài liệu
học tập nâng cao chất lượng giảng dạy của mình “giáo trình văn học 1-2”, (Bùi
Thanh Tuyền), “Tìm hiểu thi pháp tục ngữ Việt Nam” (Nguyễn Văn Thông),
“Văn bản và liên kết trong tiếng Việt” (Diệp Quang Ban), “Phương pháp dạy học
tiếng Việt” (Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toản), “Văn học phương Tây”
(Đặng Anh Đào), “ Phong cách học tiếng Việt”( Đinh Trọng Lạc ), “Lý luận văn
học và đổi mới đọc hiểu tác phẩm” ( Nguyễn Văn Thông ), “Ngôn ngữ học đối
chiếu” (Bùi Mạnh Hùng), “Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao” (Trần Đăng Suyên)…

Trong chương trình ngữ văn lớp 8, 9 các em học sinh tiếp cận với thể loại
văn thuyết minh. Để huy động một lực lượng tuyên truyền sách rộng rãi tôi đã
kết hợp với cô Phí Thị Hạ giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn lớp 9, thầy Lê Vinh
Quang giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn lớp tổ chức cho học sinh một bài tập
như sau "Em hãy giới thiệu về một cuốn sách tham khảo có trong thư viện nhà
trường mà em tâm đắc nhất ". Sau khi có sự thống nhất giữa tôi và giáo viên bộ
môn, sau một buổi giới thiệu sách mới - Giới thiệu cuốn thi nhân Việt Nam của
tác giả Hoài Thanh, Hoài Chân - cho học sinh khối 8- 9 tôi ra đề bài luôn cho học
sinh. Để làm được đề bài này học sinh phải tìm đến thư viện tìm đọc sách sau đó
11


tìm chọn sách để giới thiệu. Sau môt tuần giáo viên dạy ngữ văn thu bài tập này
chấm, chữa bài và chọn ra những bài viết tốt nhất cho các em đọc, có khuyến
khích khen thưởng .Tôi nhận thấy giải pháp trên đạt được ba mục đích :
- Một là: Rèn luyện cho các em học sinh kĩ năng làm bài văn thuyết minh
theo sát với chương trình học .
- Hai là: Giúp cho giáo viên thư viện nắm bắt được những điểm cơ bản quan
trọng trong từng cuốn sách mà họ chưa có thời gian để đọc .
- Ba là: Giúp cho việc tuyên truyền giới thiệu sách ngữ văn một cách sâu
rộng trong giáo viên và học sinh, kích thích niềm đam mê tìm tòi, nghiên cứu
sách văn học nhằm thu hút các em đến với bộ môn Ngữ văn.
Nói tóm lại hiệu quả cuối cùng của việc tuyên truyền, giới thiệu sách ngữ
văn như thế nào phụ thuộc rất lớn đến công việc lựa chọn sách tài liệu của thư
viện

Ảnh học sinh đọc sách trong phòng đọc trong giờ ra chơi hàng ngày.
3.1.2. Lựa chọn phương pháp và hình thức tuyên truyền
Phương pháp và hình thức tuyên truyền sách có tác động trực tiếp rất lớn
đến bạn đọc. Theo tôi với đối tượng các em là học sinh phương pháp tối ưu cho

việc tuyên truyền, giới thiệu sách tuyên truyền bằng miệng là phương pháp tôi
thường dùng. Phương pháp này gần gũi với việc lên lớp của giáo viên, nó tác
động trực tiếp đến bạn đọc, gây hứng thú đọc sách, khắc phục đựợc một phần
tình trạng thiếu sách hiện nay. Phương pháp này rất thông dụng có thể thực hiện
bất cứ lúc nào, ở nơi đâu, thời gian nhiều hay ít.
Ảnh buổi giới thiệu sách dưới cờ tháng 10
Ví dụ:
- Đối với học sinh ta áp dụng việc giới thiệu mỗi ngày một cuốn sách cho
các em vào 15 phút đầu giờ thông qua phương tiện truyền thanh của nhà trường.
Đồng thời cán bộ thư viện kết hợp với Đoàn đội, giáo viên chủ nhiệm tổ chức các
buổi ngoại khóa giới thiệu sách cho các em hoặc thi vui đọc sách ... cho các em
nhân các ngày lễ lớn...
- Đối với giáo viên: ngoài những buổi giới thiệu sách trên thì thông qua
các buổi sinh hoạt tập thể, các cuộc họp, hội nghị...cán bộ thư viện kết hợp giới
thiệu sách hay, sách mới.
- Đối với các thông tin trên báo, tạp chí ... cán bộ thư viện có thể cập nhật
hàng ngày thông qua phương tiện truyền thanh của nhà trường tuyên truyền, giới
thiệu kịp thời đến các em hoặc đưa vào bảng kiến thức hay của nhà trường để
bạn đọc tham khảo.

12


Kết hợp việc tuyên truyền, giới thiệu sách báo cán bộ thư viện trưng bày
các sách mới, sách hay ở tủ trưng bày sách trong thư viện để bạn đọc tiện theo
dõi.
Ngoài cán bộ thư viện là người nồng cốt trong các buổi giới thiệu sách thì
các cộng tác viên của thư viện gồm giáo viên và học sinh là mạng lưới tuyên
truyền, giới thiệu sách báo hiệu quả đảm bảo việc truyền tải thông tin đến bạn
đọc một cách nhanh nhất.

Hướng dẫn bạn đọc sử dụng sách không chỉ bạn đọc nắm được kỹ năng
đọc sách báo đơn giản mà nhằm mục tiêu giáo dục nhất định. Thư viện cần xác
định nhiệm vụ cụ thể đối với từng lứa tuổi, từng nhóm, thậm chí đối với từng
giáo viên và học sinh cá biệt. Muốn làm tốt công tác này cán bộ thư viện phải xác
định rõ các nhiệm vụ sau đây:
3.2. Hướng dẫn bạn đọc lựa chọn sách thư viện.
3.2.1. Hướng dẫn bạn đọc sử dụng các loại sách gì?
Đối với thư viện trường học muốn phát huy tốt tác dụng của thư viện,
người cán bộ thư viện cần hướng dẫn chu đáo bạn đọc các loại sách báo phục vụ
trực tiếp yêu cầu giáo dục toàn diện của nhà trường các loại sách tham khảo sát
hợp với chương trình học tập trong nhà trường nhằm mở rộng kiến thức góp phần
đẩy mạnh chất lượng giảng dạy và học tập. Ngoài ra còn có các loại sách phục vụ
việc rèn luyện tư tưởng, đạo đức, tác phong ý chí, và tình cảm lành mạnh của học
sinh. Học các tác phẩm văn học chú ý đặc biệt bổ sung thêm cho các em học sinh
về các tác phẩm văn học dân gian, các tác phẩm văn học hiện đai và đương đại
trong nước và thế giới, góp phần giáo dục đạo đức và tình cảm lành mạnh của
các em.
Ví dụ: “ Ve sầu đi học” (Trọng Bảo), “ Không gia đình”(Hecto Malot), “
Tuyển tập văn học dành cho thiếu nhi” (Wiliamj Benelt), “ Tự truyện”( Nguyễn
Ngọc Ký), “Chùm thơ viết cho thiếu nhi” (Nguyễn Ngọc Hưng), “Chuyện trên
trời”( Nguyễn Văn), “ Bức tranh của em gái tôi”(Tạ Duy Anh)…
3.2.2. Nắm bắt được tâm lý và nhu cầu sử dụng sách báo bạn đọc.
Ở từng lứa tuổi, từng đối tượng cấp học bạn đọc có nhu cầu sử dụng sách,
báo khác nhau. Nắm bắt được nhu cầu của bạn đọc thì người cán bộ thư viện mới
hướng dẫn bạn đọc sử dụng sách phù hợp đáp ứng được yêu cầu của bạn đọc.
Ví dụ: - Đối với học sinh giỏi hướng dẫn các em sử dụng các loại sách tham
khảo: các bài văn mẫu đạt giải cấp tỉnh, những bài văn hay trên tạp chí văn học
tuổi trẻ, bình giảng văn học dân gian Việt Nam, bình giảng ca dao dân ca, các tác
phẩm văn học nổi tiếng như: “ Dế mèn phiêu lưu kí” ( Tô Hoài), “Quê nội” (Võ
Quảng), “Những tấn lòng cao cả” Edmondo De Amicis, “Hoàng tử bé”( Antone

de sant- Exupery), “tập thơ Tố Hữu dùng trong nhà trường”, “tuyển tập Nam
Cao”, “Người mẹ cầm súng” (Nguyễn Thi)…Để các em tích lũy vốn văn học,
qua sách vở tìm được các câu văn hay, những ý thơ đẹp như nhà văn Lỗ Tấn từng
nói: “ muốn viết một chữ, muốn nói một từ, trong đầu phải có một ngàn từ”.

- Đối với học sinh trung bình hướng dẫn các em sử dụng các loại sách bài
13


tập, bài tập trắc nghiệm, tự đánh giá Ngữ văn , các tuyển tập văn học thiếu nhi
hay, các bài làm văn mẫu... Nói chung phải đảm bảo tính vừa sức.
Ngoài ra thư viện kết hợp với giáo viên bộ môn để nắm được yêu cầu và
có kế hoạch phục vụ liên tục, chu đáo các đối tượng,cần giúp các em biết sử dụng
thư viện, sử dụng hệ thống tra cứu thư viện, biết cách đọc sách, coi sách là người
thầy thứ hai của mình.
Ví dụ minh họa:
Bài giới thiệu sách
Tác phẩm: Dế mèn phiêu lưu kí
Chào tất cả các thầy cô giáo cùng tất cả các em.
Trong buổi giới thiệu sách tháng 10 hôm nay tôi rất vui vì sự có mặt đông
đủ của tất cả các thầy cô giáo cùng tất cả các em.
Các em thân mến
Tô Hoài sinh ra tại quê nội ở thôn Cát Động, thị trấn Kim Bài, huyện
Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ, trong một gia đình thợ thủ công. Tuy nhiên, ông lớn
lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông
(nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam).
Bút danh Tô Hoài gắn với hai địa danh: sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức.
Bước vào tuổi thanh niên, ông đã phải làm nhiều công việc để kiếm sống như dạy
trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn,… nhưng có những lúc thất nghiệp. Khi đến với
văn chương, ông nhanh chóng được người đọc chú ý, nhất là qua truyện Dế Mèn

phiêu lưu ký.

Dế mèn phiêu lưu kí là tác phẩm văn xuôi đặc sắc và nổi tiếng nhất của Tô
Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi (truyện đồng thoại). Trong
truyện, Dế Mèn là nhân vật chính đã trải qua những cuộc phiêu lưu lí thú, đầy
mạo hiểm, không chỉ thu hút bạn đọc nước ta mà nhiều bạn nhỏ ở các nước khác
đều yêu thích. Ban đầu truyện có tên là “Con dế mèn” do Nhà xuất bản Tân Dân,
Hà Nội phát hành năm 1941. Sau đó, được sự ủng hộ nhiệt tình của bạn đọc, Tô
Hoài viết tiếp và hoàn thiện truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”.
Sách được chia làm 10 phần kể về những cuộc phiêu lưu của dế Mèn qua
thế giới muôn màu muôn vẻ của những loài vật nhỏ bé:
1. Tôi sống độc lập từ thuở bé – Một sự ngỗ nghịch đáng ân hận suốt đời
2. Cuộc phiêu lưu bất ngờ làm đồ chơi cho trẻ con mà không biết – Lại anh Xiến
Tóc cho tôi một bài học mới
3. Thoát khỏi cái lồng tù – Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha – Mẹ kính mến
của con ơi
4. Ông anh cả và ông anh hai của Mèn – Tri âm không đợi mà gặp
5. Một sự vô ý rất nguy hiểm địa thế và tình thế cái xóm lầy lội – Vì lẽ gì Mèn và
Trũi trốn đi được
14


6. Tranh hùng với võ sĩ Bọ Ngựa – Chánh phó thủ lĩnh tổng châu chấu thề rằng
sinh tử có nhau
7. Tâm sự bác Xiến tóc chán đời – Cái cớ khiến cho Mèn lên đường
8. Mèn bị tù – Những sự xảy ra cho Mèn khi phải giam trong hầm kín của lão
chim trả – Xa nhau lại gặp nhau
9. Lại một chuyện rủi ro với các bạn Kiến – Sự tức giận của mấy cô bé học trò –
Ai có công nhất
10. Mấy dòng tạm biệt của tập ký

Ngay từ đầu ta bắt gặp anh chàng Dế Mèn dương dương tự đắc, cho mình là tay
ghê ghớm. Dế Mèn được mẹ cho ra ở riêng, sống độc lập đế sau này ra đời khỏi bỡ
ngỡ, Dế Mèn đã thấy được cuộc sống phức tạp như thế nào! Những suy nghĩ đầu tiên
của chú là ý thức được rằng khổ quá, những kể yếu đuối vật lộn cật lực mà cũng không
sống nổi. Thế nhưng một sự kiện đau lòng xảy ra và là một bài học lớn cho Dế Mèn.
Đó là cái chết của Dế Choắt. Lần đầu tiên trong đời, Dế Mèn gây ra tội lỗi. Chỉ vì sự
trêu chọc của chú với chị Cốc mà Dế Choắt chết oan. Những lời nói cuối cùng của Dế
Choắt ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi
cũng mang vạ vào mình đấy đã là bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn không thể
nào quên. Nó ám ảnh Dế Mèn suốt đời về thói hung hăng, không biết suy tính của tuổi
trẻ. Trải qua hai bài học đắt giá là cái chết của của dế Choắt và bị bác Xén Tóc cắt đứt
mất hai sợi râu mượt óng mà Mèn mới tỉnh ngộ, hiểu ra thế nào là lòng nhân ái và cái
giá phải trả cho sự ngông nghênh của mình. Từ đó Mèn quyết chí đi chu du thiên hạ,
chí hướng của Mèn càng được củng cố sau khi chú làm được việc có ích đầu tiên trong
đời đó là cứu giúp chị Nhà Trò yếu đuối thoát nạn lũ nhện hung ác, không những thế
chú còn được sự ủng hộ hết lòng của mẹ kính yêu và kết giao được với người bạn tri kỉ
là Dế Trũi. Từ đây Mền đã có một bước ngoặt mới trong cuộc đời. Mèn đã trải qua
những cuộc phiêu lưu vào thế giới các loài vật, vượt qua cơ man nào là rủi ro và biến
cố, nhưng từng bước Mèn vươn lên tự điều chỉnh, tự nhận thức để trở thành con người
giàu lí tưởng và ham hiểu biết với bản lĩnh kiên cường của một trai tráng đầu đội trời
chân đập đất. Chúng ta sẽ được lạc vào thế giới loài vật gần gũi, thân thương với toàn
những con vật gắn chặt với đời sống thôn quê dân dã như: bác Xén Tóc, Võ sĩ bọ ngựa,
chuồn chuồn, ếch cốm…

15


Tô Hoài chắc hẳn đã tốn không ít công sức tìm hiểu về thế giới côn trùng
nhỏ bé, lấy cái thực, cái sự hiểu biết chính xác về đời sống và bản chất của từng
con vật làm nền tảng chứ không phải tưởng tượng vu vơ. Chính lí do này đã

khiến cho tác phẩm của ông luôn mang đến cho thiếu nhi một cảm giác đọc
không bao giờ biết chán .Trước hết, Mèn đến với Vương quốc đầm lầy của đại
vương Ếch Cốm và thầy đồ Cóc. Cư dân ở đây bằng lòng với cuộc sống trong
bùn lầy nước đọng, họ tự thỏa mãn với cuộc sống đói nghèo tăm tối và khép kín.
Ấy thế mà chỉ vì sự nghịch ác và coi thường xung quanh mà Mèn và Trũi suýt bỏ
mạng ở cái sứ ảm đạm ấy khi bị cơ man nào là các loại Cá, Ếch Nhái, Cua Núi
đuổi đánh.Thế mà Mèn và Trũi lại thoát nổi- sao vậy nhỉ? Làng cỏ May - vương
quốc của loài côn trùng có cánh - làng cao ráo, sáng sủa và đầy ánh sáng, cư dân
ở đây cởi mở hiếu khách, giàu tinh thần thượng võ, luôn mơ ước về một cuộc
sống hòa bình, muôn loài thương yêu giao lưu kết bạn với nhau. Tại đây Mèn và
Trũi không chỉ được tiếp đón nồng nhiệt mà còn kết giao gặp được với những
người bạn vô cùng tốt bụng.
Họ hàng kiến tuy bé nhỏ nhưng lại vô cùng cần cù, chăm chỉ, xây đắp
thành luỹ kiên cố nhằm chống lại mọi kẻ thù xâm phạm nhưng lại rất hiếu khách,
sẵn sàng mở rộng cửa đón những người bạn tốt. Nhờ loài Kiến mà lời hịch:
“Muôn loài cùng nhau kết thành anh em” được mang đi rãi khắp thiên hạ đấy các
em ạ!
Đọc truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký” chúng ta sẽ được lạc vào thế giới loài
vật gần gũi, thân thương với những con vật gắn chặt với đời sống thôn quê dân
dã với các nhân vật như: bác Xén Tóc, võ sĩ Bọ Ngựa, Châu Chấu Voi, Ếch Cốm,
Chuồn Chuồn…Tô Hoài chắc hẳn đã tốn không ít công sức để tìm hiểu về thế
giới côn trùng nhỏ bé, lấy cái thực, sự hiểu biết chính xác về đời sống và bản
chất của từng con vật làm nền tảng chứ không phải tưởng tượng vu vơ. Chính
điều này đã làm cho cuốn sách càng trở nên đặc sắc và thu hút người đọc và đã
được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới
Cho đến nay, tác phẩm bất hủ này vẫn vang vọng và để lại dấu ấn đậm nét
trong lòng người đọc dặc biệt là các em thiếu nhi ở các thời đại khác nhau. Cuốn
sách này sẽ sự lựa chọn đúng đắn, một món quà tuyệt vời dành cho bạn cũng
như những người thân yêu.
Các em rất dễ dàng tìm được cuốn sách này ở các hiệu sách hoặc mượn ở

thư viện trường mình trong ngăn sách tham khảo, số thứ tự xếp giá: STK 247.
Hãy để những cuốn sách hay dẫn đường cho các em. Hẹn gặp lại các em vào
buổi giới thiệu sách tháng tới.
4. Kết quả nghiên cứu:
Từ khi vận dụng các giải pháp nêu trên, công tác bạn đọc đến với thư viện
của trường trung học cơ sở Đồng Lộc trong hai năm học gần đây đã thu được kết
quả tương đối tốt. Phong trào đọc sách, báo ở thư viện đã thực sự thu hút các em
học sinh và cán bộ, giáo viên trong trường. Đến nay có đến 90% học sinh và
100% giáo viên dạy ngữ văn sử dụng sách, báo thư viện. Số lượng học sinh thích
đọc sách thư viện ngày một nhiều, học lực của học sinh tăng lên ở bộ môn ngữ
văn, học sinh giỏi ngày một nhiều thêm, học sinh yếu giảm. .
16


Tinh thần tự học tự rèn luyện thể hiện rõ rệt ở từng học sinh trong toàn
trường. Đội ngũ cán bộ giáo viên dạy ngữ văn ở trưòng đều đạt danh hiệu giáo
viên dạy giỏi cấp trường trở lên. Nhiều đồng chí giáo viên nhiều năm liền đạt
giáo viên dạy giỏi cấp huyện, học sinh trong trường đặc biệt là học sinh đều yêu
thích học môn ngữ văn. Mỗi đầu sách trong thư viện được luân chuyển thường
xuyên tới bạn đọc. Thư viện đã gìn giữ và phát huy được “văn hoá đọc” và thực
sự trở thành trung tâm văn hóa của nhà trường.
Qua việc vận dụng trên, tôi đã thu được kết quả như sau:

Bạn đọc
GV
HS
CB, CNV

Tỉ lệ bạn đọc đến thư viện tìm
đọc tài liệu tham khảo môn

ngữ văn
Năm học 2015 – 2016
85%
75%
85%

Tỉ lệ bạn đọc đến thư viện tìm
đọc tài liệu tham khảo môn
ngữ văn
Năm học 2016-2017
100%
90%
100%

Kết quả công tác tuyên truyền giới thiệu sách của thư viện nhà trường đã góp
phần vào nâng cao kết quả học lực, hạnh kiểm của nhà trường:
Kết quả học lực:
Số lượng
140

Giỏi
SL
8

Khá

%
5,71

SL

65

%
46,43

Trung bình
SL
%
62
44,29

Yếu
SL
5

%
3,57

Kết quả hạnh kiểm:
Số lượng
140

Tốt
SL
100

Khá
%
71,43


SL
38

%
27,14

Trung bình
SL
%
2
1,43

III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Qua một thời gian công tác chưa lâu tôi chưa có kinh nghiệm nhiều nên
chưa giám đưa ra các phương pháp tối ưu nhất. Song thiết nghĩ hiệu quả của việc
tuyên truyền, giới thiệu và hướng dẫn bạn đọc sử dụng tài liêu trong nhà trường
nhất là sách tham khảo môn Ngữ văn ở thư viện là việc làm rất có ý nghĩa rất lớn
đối với tôi trong những năm học qua. Bản thân tôi tự thấy để thành công trong
việc tuyên truyền, giới thiệu và hướng dẫn bạn đọc sử dụng sách tham khảo môn
Ngữ văn ở thư viện cán bộ thư viện cần phải:
Nhận thức đầy đủ về vị trí, tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, giới
thiệu và hướng dẫn bạn đọc sử dụng sách tham khảo cho phân môn này. Và thấy
hết trách nhiệm của mình trong việc vận động tổ chức và hướng dẫn nhu cầu đọc
sách, báo trong nhà trường. Để cho văn hóa đọc thật sự gần gũi với các em. Việc
đọc sách báo trong nhà trường có tác dụng trau dồi, nâng cao kiến thức cho học
17


sinh, giáo viên. Qua việc đọc các tác phẩm văn học để các em có tình yêu quê

hương đất nước, biết yêu văn hóa dân tộc…
Người cán bộ thư viện phải luôn ra sức rèn luyện, tu dưỡng về mọi mặt,
phải là một tấm gương tốt về việc tự học tự bồi dưỡng. Nhanh nhạy, kịp thời phát
hiện ra nhiều sách, báo mới, hay phục vụ bạn đọc xứng đáng là “ linh hồn’’ thư
viện. Có như vậy thì thư viện mới có khả năng thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao
của giáo viên và học sinh và thư viện mới phát huy được tác dụng, mới thực sự là
một phương tiện đáp ứng nhu cầu giáo dục không thể thiếu được trong nhà
trường. Tổ chức hoạt động thư viện trường học đảm bảo theo quyết định số:
01/2004/QĐ-BGD và ĐT về việc ban hành quy định tiêu chuẩn thư viện trường
phổ thông, đồng thời đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông thực hiện nghị
quyết Hội nghị TW 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
2. Đề xuất, kiến nghị:
Đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập trong giai đoạn đổi mới hiện nay,
áp dụng các công nghệ thông tin hiện đại trong hoạt động sử dụng thư viện. Việc
tuyên truyền và cung cấp các tài liệu tham khảo thường xuyên, kịp thời đảm bảo
cho học sinh mượn sử dụng sách báo là một điều cấp thiết. Đề nghị nhà trường
tăng nguồn kinh phí mua sách tham khảo nhất là các tài liệu theo chương trình
đổi mới.
Thường xuyên mở lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ thư viện để các cán bộ
thư viện có điều kiện giao lưu, học hỏi thêm kinh nghiệm.
Trong môi trường giáo dục thì việc đọc sách nhiều là điều thật sự cần
thiết đối với mỗi giáo viên trong công tác giảng dạy cũng như với học sinh trong
quá trình học tập, nghiên cứu.Và đó cũng chính là điều mà tôi mong muốn bạn
đọc hãy đến với thư viện nhiều hơn và hãy thật sự quan tâm tới chính bản thân
mình bởi sự học là vô hạn.
Do điều kiện và khả năng hạn chế nên chắc chắn không tránh khỏi
những thiếu sót. Kính mong quý thầy cô tham gia ý kiến đóng góp để đề tài được
hoàn thiện hơn, có hiệu quả hơn trong nhà trường trung học cơ sở.
Trên đây là nhưng kinh nghiệm mà bản thân đã đúc rút được từ quá
trình công tác phục vụ bạn đọc ở trường trung học cơ sở Đồng Lộc; Tôi rất mong

nhận được sự góp ý và đánh giá của Hội đồng khoa học giáo dục các cấp.
Xin trân trọng cảm ơn!

18


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Hậu Lộc, ngày 27 tháng 2 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
NGƯỜI VIẾT

Nguyễn Thị Kim Duyên

TÀI LIỆU THAM KHẢO

19


1 Văn hóa đọc và thư viện:
2. Vai trò của cán bộ thư viên trường học: www.hdu.edu.vn/vi.../Vai-trocua-can-bo-thu-vien-truong-hoc-.html
3. Chương trình Ngữ văn trung học cơ sở.
4 .Tác phẩm “Dế mèn phiêu lưu ký”
5 Phong Lê - Vân Thanh - Tô Hoài, về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà
Nội, 2000.

20




×