Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh trong môn sinh học lớp 7 ở trường THCS thị trấn cành nàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.68 KB, 22 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Trong mấy thập kỷ gần đây, cùng với sự tiến bộ của các ngành khoa học cơ
bản, sự bùng nổ thông tin, khoa học công nghệ phát triển như vũ bão lí luận dạy
học có những bước tiến đáng kể. Sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước
gắn liền với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức, đòi hỏi sự đổi mới căn
bản, toàn diện về giáo dục, đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy học. Trong các
phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện cho người học
có được phương pháp kĩ năng, thói quen ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham
học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập được nhân lên
gấp bội, vì vậy người ta nhấn mạnh năng lực tự học.
Qua nhiều năm giảng dạy bộ môn sinh học và dạy đội tuyển học sinh giỏi ở
các khối lớp của trường THCS Lương Ngoại và hiện nay chuyển về trường chất
lượng cao THCS thị trấn Cành Nàng của huyện Bá Thước, bản thân tôi đã đúc rút
được một số kinh nghiệm. Đó là, nếu người thầy truyền đạt kiến thức theo phương
pháp thụ động, thầy giảng trò ghi sang phương pháp học tập chủ động, tích cực.
Dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ
thống và tư duy phân tích, tổng hợp, phát triển năng lực cho mỗi cá nhân học sinh,
lí thuyết đi đôi với thực hành, đó chính là yếu tố quyết định đến sự thành công
trong quá trình dạy và học, là cơ sở phát huy năng lực tự học cho các em sau này.
Trong bộ môn sinh học được học ở bậc THCS, đặc biệt là môn sinh học 7,
cung cấp cho các em hiểu biết cơ bản về sinh giới, để bảo vệ phát triển tài nguyên
sinh vật, bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khỏe và làm giàu cho tổ quốc. Mặt khác
môn sinh học là bộ môn khoa học thực nghiệm, kiến thức gắn liền với đời sống
thưc tiễn. Chính vì vậy việc rèn luyện cho học sinh các kĩ năng tự học, tự nghiên
cứu là rất cần thiết, xuất phát từ lí do trên, tôi xin nêu một số kinh nghiệm: “ Rèn
luyện kĩ năng tự học cho học sinh trong môn sinh học lớp 7 ở trường THCS thị
trấn Cành Nàng”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nâng cao hiệu quả tự học của học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của học sinh. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và phát hiện


nguồn học sinh giỏi cho các lớp trên.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh trong môn sinh học lớp 7 ở trường
THCS thị trấn Cành Nàng.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp khảo sát thực tế.
+ Phương pháp thống kê, đối chứng
+ Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp.

1


2. NÔI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là một thuật ngữ rút gọn,
được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. PPDH tích cực hướng tới
việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập
trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào
phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích
cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động.
Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh có nghĩa là phải thay
đổi cách dạy và cách học. Chuyển cách dạy thụ động, truyền thụ một chiều “đọcchép”, giáo viên làm trung tâm sang cách dạy lấy học sinh làm trung tâm hay còn
được gọi là dạy và học tích cực. Trong cách dạy này học sinh là chủ thể hoạt động,
giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, tạo nên sự tương tác tích cực giữa
người dạy và người học.
Tự học là yếu tố quyết định chất lượng học tập, chất lượng đào tạo. Nó là
con đường tối ưu để sớm đưa sự nghiệp giáo dục và nền kinh tế nước ta tiến kịp các
nước trong khu vực và trên thế giới. Thực tế giảng dạy cho thấy dù giáo viên có
dạy giỏi, có kiến thức sâu rộng và trình độ nghiệp vụ vững vàng đến mấy, nếu học

sinh không chịu khó học tập, đào sâu suy nghĩ, mở rộng thêm kiến thức bằng cách
học tập độc lập thì chất lượng học tập cũng không thể cao. Trong điều kiện học tập
ở nhà trường như nhau nhưng kết quả học tập của học sinh khác nhau rõ rệt, điều
đó phần lớn là do khả năng tự học của mỗi học sinh.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Môn Sinh học nói chung, môn sinh học 7 nói riêng ở trường THCS thị trấn
Cành nàng được quan tâm, chú trọng như các môn học khác. Tuy nhiên chất lượng
bộ môn chưa cao, việc học tập của học sinh chủ yếu tập trung nhiều ở tiếp thu trong
bài giảng của thầy, chưa phát huy được vai trò của tự học của học sinh. Vì vậy tôi
đã tiến hành khảo sát học sinh khối 7 ở trường THCS thị trấn Cành Nàng để kiểm
tra thực trạng việc học tập của học sinh trong năm học 2014-2015 qua 2 bảng sau:
Bảng 1: Kết quả khảo sát về tính tích cực của học sinh
Nội dung khảo sát
(Năm học 2014-2015)
Chuẩn bị bài và làm bài tập ở nhà.

Số
HS

Mức độ tích cực học tập của học sinh
Chưa tích
Tích cực
Bình thường
cực
SL %
SL
%
SL
%


68

10 14.7

42

61,73

16

8

30

44.1

30

Vận dụng làm bài tập nâng cao,
68
mở rộng.

11.8

23,
5
44.
1

2



Tinh thần học tập ở lớp.

68

16 23,5

42

61.7

14.
7

10

Bảng 2: Khảo sát kết quả học tập môn sinh khối 7
Nội dung khảo sát
(Năm học 2014-2015)

Số
HS

Xếp loại
Khá
TB

Giỏi
SL


%

SL

%

SL

Yếu
%

SL

%

Kết quả học tập
68
4
5,8 20 29,4 30 44,1 10 14,7
Phân tích kết quả khảo sát cho thấy:
- Tỉ lệ học sinh tích cực học tập ở nhà thấp: chuẩn bị bài và làm bài tập ở nhà
còn sơ sài. Khả năng vận dụng để giải quyết các tình huống thực tiễn chậm. Tinh
thần học tập trên lớp chưa phát huy được tính tích cực.
- Chất lượng các bài kiểm tra thấp: tỉ lệ học sinh xếp loại giỏi ít, tỉ lệ trung
bình, yếu cao.
2.2.1. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên.
2.2.1.1. Nguyên nhân khách quan.
- Mặt trái của sự phát triển xã hội hiện đại, sự bùng nổ công nghệ thông tin:
Các mạng xã hội, các trò chơi điện tử... đã lôi cuốn nhiều học sinh tham gia, lâu

dần dẫn đến nghiện, đã ảnh hưởng lớn đến quá trình học tập.
- Tâm lí lứa tuổi học sinh THCS.
- Cấu trúc chương trình SGK nhiều chổ, nhiều bài chưa phù hợp.
- Điều kiện trang thiết bị giảng dạy của nhà trường còn thiếu, đặc biệt là hệ
thống tranh, đồ dùng thực hành, thí nghiệm.
- Môn Sinh học chưa được nhiều học sinh quan tâm, đầu tư học tập.
2.2.1.2 Nguyên nhân chủ quan.
- Bản thân học sinh chưa yêu thích môn học, chưa chăm học, chưa hăng say
trong học tập.
- Học sinh chưa được sự hướng dẫn, rèn luyện các kĩ năng tự học.
- Quá trình giảng dạy, giáo viên chưa phát huy được năng lực tự học, chủ
động, sáng tạo, tích cực của học sinh.
- Sự buông lỏng trong quản lí, giáo dục từ phía gia đình.
2.3. Các giải pháp tổ chức thực hiện.
2.3.1. Giải pháp 1: Hướng dẫn học sinh biết tìm kiếm tài liệu và phương pháp
học tập bộ môn.
2.3.1.1. Biện pháp 1: Hướng dẫn học sinh sưu tầm và tìm kiếm tài liệu: Vì thời
lượng chương trình trên lớp có hạn nên giáo viên cần hướng dẫn học sinh khai thác
thêm các nguồn tài liệu kiến thức qua nhiều kênh thông tin khác nhau như là:
- Tài liệu tham khảo qua sách, báo: Ngoài sách giáo khoa học sinh cần mua
thêm một số tài liệu tham khảo có bán trong các hiệu sách của các nhà xuất bản.
3


- Tài liệu tham khảo qua mạng Internet: Giáo viên hướng dẫn học sinh sưu
tầm các hình ảnh, đoạn phim các bài giảng trực tuyến hay tư liệu liên quan đến bài
học qua mạng internet. Nguồn tài liệu này rất sinh động, trực quan, dễ hiểu và đây
là nguồn tài nguyên kiến thức khổng lồ được nhiều người cùng chia sẽ. Tuy nhiên,
với học sinh nếu không có sự hướng dẫn thì cũng gặp nhiều khó khăn, hoặc không
kiểm soát thì học sinh lợi dụng để vào các trang mạng xã hội có nội dung không

lành mạnh. Vì vậy cần có sự hướng dẫn của giáo viên và kiểm soát chặt chẻ từ gia
đình.
Ví dụ: Khi học về lớp Lưỡng Cư: (bài Ếch đồng), để chuẩn bị bài và mở rộng
kiến thức bài học tốt, học sinh vào phần mềm tìm kiếm Google/ chọn từ khóa cần
tìm máy tính sẽ cho rất nhiều thông tin: về đời sống, vòng đời, sinh sản của ếch
đồng…
- Hằng năm giáo viên cần xây dựng, biên soạn và bổ sung các chuyên đề tài
liệu, ngân hàng câu hỏi, bài tập để làm tư liệu cho học sinh học tập, thuận lợi hơn
giáo viên có thể gửi qua địa chỉ trên mạng để học sinh có thể truy cập tham khảo
cho việc học tập ở nhà.
2.3.1.2. Biện pháp 2: Hướng dẫn học sinh một số phương pháp học tập bộ
môn và nghiên cứu tài liệu.
- Một số phương pháp học tập bộ môn:
+ Phương pháp quan sát, tìm tòi bộ phận: Bộ môn sinh học, SGK được thiết
kế với nhiều thông tin kiến thức dưới dạng kênh hình, vì vậy cần hướng dẫn cho
học sinh biết cách khai thác từ kênh hình để phát hiện tìm ra kiến thức cần đạt.
Ví dụ: Thực hiện lệnh tam giác mục I- Bộ Xương ở bài 39 SGK – Cấu tạo
trong của thằn lằn: Quan sát bộ xương của thằn lằn kết với hình 39.1 hãy nêu sự
khác biệt nổi bật của thằn lằn so với ếch đồng?
Hướng dẫn: Học sinh thường lúng túng khi quan sát và tìm ra sự khác biệt.
Vì vậy cần hướng dẫn học sinh quan sát các nội dung chủ yếu, cơ bản để tìm ra
những điểm khác biệt nổi bật: Cột sống, xương sườn, xương chi, các đốt sống cổ,
các đốt sống đuôi, xương đai chi trước và đai chi sau…
+ Phương pháp thực hành, thí nghiệm. Môn Sinh 7 có rất nhiều bài thực hành
trong mỗi lớp động vật, hoặc ngành động vật. Vì vậy học sinh cần phải biết những
thao tác, những kĩ năng cơ bản cho một bài học thực hành như: sự chuẩn bị mẫu
vật, kĩ năng quan sát, kĩ năng mổ để quan sát cấu tạo trong, biết viết báo cáo thu
hoạch sau bài thực hành. Từ đó mà khi học đến bài thực hành, học sinh không còn
lúng túng trong các hoạt động học tập. Thông qua các bài thực hành để rèn luyện sự
cẩn thận, khéo léo, từ đó để hình thành kiến thức.

Ví dụ: Bài 36 SGK sinh hoc 7: Thực hành quan sát cấu tạo trong của ếch đồng trên
mẫu mổ…( sẽ được hướng dẫn cụ thể ở từng bài thực hành).
+ Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề: Thông thường GV nêu vấn đề và
học sinh giải quyết vấn đề, nhưng GV cũng có thể hướng dẫn HS phát hiện vấn đề
4


hay đặt câu hỏi để GV và học sinh cùng giải quyết. Vì vậy mà trong các hoạt động
trên lớp, học sinh được phát huy năng lực chủ động tích cực và sáng tạo.
+ Phương pháp thảo luận nhóm: GV cần hướng dẫn học sinh biết những kĩ
năng thảo luận nhóm cho học sinh, kĩ năng thuyết trình một vấn sau khi thảo luận.
- Kĩ năng nghiên cứu tài liệu: Khi đọc tài liệu HS cần trả lời các câu hỏi:
thông tin kiến thức đó nói về vấn đề gì? Thông tin đó dùng để trả lời cho câu hỏi
nào đang cần giải đáp. Tại sao lại có được kết luận đó ? So sánh với đối tượng vừa
học có gì giống và khác? Hướng tiến hóa và hoàn thiện về cấu tạo như thế nào? Có
thể tóm lượng thông tin đó một cách ngắn gọn theo ý hay sơ đồ được không? Từ đó
học sinh khi đọc và nghiên cứu tài liệu học sinh dễ dàng chắt lọc kiến thức cần tìm.
- Ví dụ: Khi đọc nghiên cứu tài liệu bài 39 SGK mục 2. Tuần hoàn- hô hấp
thì HS cần đọc, nghiên cứu quan sát theo trình tự sau:
+ Một là: Đọc thật kĩ, chậm toàn bộ thông tin SGK mục 2 và quan sát hình
39.3
+ Hai là: Thông tin đang nghiên cứu nói về vấn đề: cấu tạo, hoạt động của
hệ tuần hoàn và hô hấp của thằn lằn
+ Ba là: So sánh, phân tích: Hệ tuần hoàn của thằn lằn có gì giống và khác
so với ếch đồng?
+Bốn là: Tổng hợp, khái quát hóa và liên hệ: Tim mấy ngăn? máy vòng tuần
hoàn? cơ quan hô hấp là gì? Cấu tạo hệ tuần hoàn và hô hấp có ý nghĩa gì với đời
sống hoạt động của thằn lằn?
2.3.1.3. Biện pháp 3. Hướng dẫn học sinh cách trình bày, diễn đạt các dạng
câu hỏi bài tập.

Hầu hết học sinh khi diễn đạt nội dung kiến thức qua các câu hỏi và bài tập
đều lúng túng và trình bày không theo logic của mạch kiến thức, không biết sắp xếp
các ý cần diễn đạt. Gây khó đọc, khó soát ý cho giáo viên khi chấm bài. Vì vậy mà
kết quả không đạt được điểm tối đa trong các bài kiểm tra. Vì vậy trong giảng dạy
giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách thức diễn đạt, trình bày khi làm câu hỏi hay
bài tập một cách chi tiết. Để làm tốt phần này thì giáo viên ngoài hướng dẫn học
sinh thì cần sửa lỗi chi tiết cho học sinh thông qua chấm bài kiểm tra. Dưới đây là
một số ví dụ và hướng dẫn cách trình bày cho từng loại câu hỏi.
Dạng 1: câu hỏi tái hiện kiến thức: Như nêu đời sống, tập tính, đặc điểm
chung vai trò… thì cần diễn đạt theo các ý gạch đầu dòng để trách thiếu nội dung
và dễ cho người chấm bài.
Ví dụ: Nêu đời sống, tập tính của ếch đồng?
Trả lời:
- Môi trường sống: thường sống nơi ẩm ướt, gần bờ nước(bờ ao, bờ đầm
nước…)
- Thời gian kiếm ăn: thường vào ban đêm
- Thức ăn: Sâu bọ, cua, cá con, giun , ốc…
5


- Tập tính: Ẩn mình trong hang (trú đông)
- Là động vật biến nhiệt
Dạng 2: Dạng câu hỏi so sánh: Cần diễn đạt phần giống nhau theo các ý
gạch đầu dòng, phân khác nhau được chia cột và so sánh theo các ý tương đồng
Ví dụ: So sánh tuần hoàn của thằn lằn và ếch đồng?
Giống nhau:
- Tim đều có 2 tâm nhĩ và tâm thất
- Máu đi nuôi cơ thể là máu pha
- Có 2 vòng tuần hoàn: Vòng tuần hoàn phổi và vòng tuần hoàn đi nuôi cơ
thể

Khác nhau:
Tuần hoàn ếch đống
Tuần hoàn thằn lằn
- Tim 3 ngăn: 2 tâm nhĩ và 1 tâm thất. - Tim 3 ngăn, song tâm thất có 1 vách
hụt ngăn tạm thời tâm thất thành 2 nửa.
- Máu pha đi nuôi cơ thể.
- Máu đi nuôi cơ thể ít bị pha hơn.
Dạng 3: Dạng bài tập lựa chọn câu trả lời thích hợp: loại bài tập này học
sinh chỉ cần lựa chọn câu trả lời có sẵn. Để không mất nhiều thời gian và dễ dàng
đối khớp với kết quả của đáp án trên lớp. Nếu các câu trả lời lựa chọn quá dài học
sinh có thể quy ước bằng kí hiệu thứ tự các câu trả lời rồi lựa chọn các quy ước đó
điền vào chổ trống.
Dạng 4: Dạng câu hỏi trình bày cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống.
Dạng câu hỏi này học sinh cần lựa chọn những đặc điểm cấu tạo để giúp cho sự
thích nghi với đời sống của mỗi loài
Ví dụ:Trình bày đặc điểm cấu tạo của dơi thích nghi với đời sống bay.
Trả lời:
- Chi trước biến đổi thành cánh da.
- Cánh da là một màng da rộng phủ lông mao thưa, mềm mại nối liền cánh.
tay, ống tay, các xương bàn và các xương ngón với mình. Tăng diện tích quạt gió
khi bay.
- Đuôi ngắn, thân ngắn, chi sau nhỏ yếu để giảm bớt trọng lượng khi bay. Từ
những đặc điểm trên giúp dơi thích nghi với đời sống bay, dơi có cách bay thoăn
thoắt, thay hướng đổi chiều một cách linh hoạt.
Dạng 5: Dạng câu hỏi so sánh, rút ra chiều hướng tiến hóa. Dạng câu hỏi
này đòi hỏi học sinh phải chỉ ra được sự khác nhau, đồng thời rút ra chiều hướng
tiến hóa.
Ví dụ: Tim của động vật từ lớp cá đến lớp thú thể hiện sự phức hoàn thiện
dần như thế nào?
Trả lời:


6


Lớp Cá(Tim 2 ngăn )
Lớp lương cư (Tim 3 ngăn)
Lớp bò
sát(Tim 3 ngăn , tâm thất có thêm vách hụt)
Lớp chim và thú (Tim 4
ngăn hoàn chỉnh). Vì vậy theo chiều mũi tên các lớp động vật có sự hoàn thiện và
phức tạp dần về cấu tạo của tim để chuyên hóa về chức năng.
2.3.2. Giải pháp 2: Hướng dẫn học sinh lập kế hoạch học tập.
Hiện nay các chương trình môn học rất nặng, số lượng môn học nhiều, có
nhiều hoạt động ở trường, ở lớp và những việc sinh hoạt cá nhân ở gia đình. Vì vậy
nếu không xây dựng kế hoạch học tập và thời gian biểu học tập hợp lí thì không có
đủ thời gian học tập, hoặc thời gian học không hiệu quả. Học sinh cần tận dụng triệt
để thời gian để học, phải chọn thời gian học hợp lí và hiệu quả nhất, cần có thời
gian giải trí và giúp đỡ gia đình. Giáo viên hướng dẫn cho học sinh tự xây dựng kế
hoạch học tập và thời gian biểu cho riêng mình, đồng thời có sự kiểm soát từ gia
đình và kiểm tra từ giáo viên theo mẫu sau:
- Kế hoạch học tập:
TT
Nội dung
Mục tiêu
Nhiệm vụ
Thời gian
1
Chương 6:
- Hoàn thành nhiệm - Học thuộc bài. …
Ngành ĐVCXS vụ thầy, cô giao.

- Làm bài tập
- Đạt điểm:
đầy đủ.
2

3
4
- Thời gian biểu:
Thứ
Sáng
Chiều
Tối
Ghi chú
Từ …h đến…h Từ …h đến…h Từ …h đến…h
(Giải trí)
2

3
4
5
6
7
CN
2.2.3. Giải pháp 3. Kết hợp với gia đình phụ huynh học sinh, giáo viên chủ
nhiệm, để kiểm soát học tập ở nhà của học sinh.
Công tác phối kết hợp với gia đình học sinh, kết hợp với GVCN là hết sức
quan trọng. Vì ngoài thời lượng học ở trường thì phần nhiều thời gian các em tự
học ở nhà. Sự quản lí về thời gian biểu học tập, tinh thần tự giác học tập, ý chí, nghị
lực và sức khỏe là những yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng học tập.
Trong quá trình giảng dạy người giáo viên cần phải hiểu học sinh, nắm bắt được

7


tâm tư nguyện vọng, năng lực sở trường của từng em. Từ đó có biện pháp giáo dục
phù hợp. Đặc biệt chú ý các em học sinh học lực yếu, học sinh có hoàn cảnh khó
khăn và học sinh có tiềm năng tố chất phát triển. Công việc này thường được tiến
hành ngay từ đầu năm học và tiến hành thường xuyên, tôi thường tiến hành theo
trình tự sau:
Một là: Phân loại học sinh: Ngay từ những tuần đầu tiên giáo viên cần có
những bài kiểm tra khảo sát, phiếu thăm dò, tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình, kết quả
học tập năm học trước để biết về năng lực, sở trường, điểm mạnh, điểm yếu của
từng học sinh từ đó phân loại học sinh.
Hai là: xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch phối kết hợp với gia đình, và
GVCN
Ba là: Trong quá trình giảng dạy luôn theo dõi sát sao, cập nhật những tiến
bộ của học sinh, để động viên, khích lệ hoặc uốn nắn kịp thời.
2.3.4. Giải pháp 4: Dùng nghiệp vụ sư phạm để lôi cuốn, thu hút học sinh yêu
thích môn học.
Đề học sinh yêu thích và chăm chỉ, say mê học tập thì người thầy có vai trò
quan trọng. Người thầy đóng vai trò “truyền lửa” cho học sinh. Tôi thường tiến
hành như sau:
Một là: Gương mẫu trước học sinh, xây dựng hình ảnh đẹp về người thầy
trong suy nghĩ và dưới ánh mắt học trò.
Hai là: Nghiêm khắc, công bằng với tất cả học sinh.
Ba là: Quan tâm đến học sinh, đặc biệt học sinh có hoàn cảnh khó khăn, để
động viên và chia sẻ.
Bốn là: Giao lưu cùng học sinh: GV có thể tranh thủ xen kẻ ở các hoạt động
tổ chức trò chơi, văn nghệ, kể chuyện về những tấm gương vượt khó, hay những
thành tích xuất sắc của các thế hệ học trò cũ để học sinh học tập và noi theo.
Năm là: Đa dạng các kiểu bài lên lớp, sinh động trong các bài học, luôn nhiệt

huyết và yêu nghề, để học sinh luôn thấy thú vị trong từng bài học mà không bị
nhàm chán.
Từ đó mà đa số học sinh yêu thích môn học, tích cực trong học tập ở nhà
củng như ở lớp với bộ môn sinh học. Nhiệm vụ học tập mà thầy giao cho luôn
hoàn thành tốt và kịp thời.
2.3.5. Giải pháp 5: Hướng dẫn học sinh cách học bài cũ hiệu quả và rèn kĩ
năng tư duy, khái quát vấn đề.
Hầu hết học sinh đều chưa có phương pháp học thích hợp với bộ môn, các em
còn lúng túng trong quá trình tự học ở nhà. Vì vậy cần có sự hướng dẫn của giáo
viên. Trước hết học sinh cần học bài cũ những nội dung kiến thức nào? Học ở đâu?
Học như thế nào để nhanh thuộc bài, nhanh hiểu bài và hoàn thành được các nhiệm
vụ yêu cầu của giáo viên. Tôi thường hướng dẫn học sinh học bài theo logic sau:

8


Một là: Tái hiện lại kiến thức tiếp thu được ở lớp mà thầy, cô giảng (ngay
trong ngày để không bị quên), các phần tiếp theo có thể học ở thời điểm khác.
Hai là: Đọc, hiểu lại toàn bộ nội dung bài học. Những chỗ có vấn đề còn
vướng mắc chưa hiểu hết trên lớp.
Ba là: Tự tìm kiếm câu trả lời bằng cách suy luận, tư duy lôgic hoặc tham
khảo các nguồn tài liệu như sách tham khảo hoặc tra cứu qua mạng internet, trao
đổi cùng bạn bè, nếu chưa tìm ra thì trao đổi với thầy, cô giáo để cùng tìm kiếm và
giải đáp.
Bốn là: Hoàn thành các nội dung câu hỏi và bài tập cuối bài trong sách giáo
khoa. Làm thêm bài tập nâng cao trong các sách tham khảo, có cùng nội dung bài
học. Đặc biệt giải thích các hiện tượng sinh học trong thực tiễn, thường được đưa ra
trong mục em có biết
Năm là: Khái quát lại những trọng tâm, những nội dung cơ bản của bài học
để học thuộc theo sơ đồ tư duy.

Ví dụ: Sau khi học xong bài 37 SGK sinh 7 về nhà học sinh cần học bài như
thế nào?
Một là:Tái hiện lại kiến thức bài học: Gồm các nội dung kiến thức SGK và
kiến thức giáo viên mở rộng nâng cao và liên hệ thực tế.
+ Đa dạng về thành phần loài: Phân biệt được 3 bộ lưỡng cư bằng những đặc
điểm đặc trưng nhất.
+Đa dạng về môi trường sống: Xác định được các đặc điểm sinh học của
lưỡng cư tương ứng với các đại diện(nơi sống, hoạt động, tập tính tự vệ)
+ Nêu được đặc điểm chung của lưỡng cư
+ Nêu được vai trò của lưỡng cư.
Hai là: Đọc lại thông tin mục I,II, III, tìm câu trả lời cho những chổ chưa rõ.
Ba là: Trả lời câu hỏi cuối bài và câu hỏi giáo viên yêu cầu ngoài SGK
Câu hỏi SGK
Câu 1: Hãy lấy ví dụ về sự thích nghi của lưỡng cư đối với môi trường nước
là không giống nhau ở những loài khác nhau.
Câu 2: Hãy nêu vai trò của lưỡng cư đối với con người.
Câu 3: Tại sao nói vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của lưỡng cư có giá trị bổ
sung cho hoạt động của chim về ban ngày?
Câu hỏi mở rộng, liện hệ
Câu 4: Những loài động vật nào của lớp lưỡng cư nằm trong sách đỏ có nguy
cơ tuyệt chủng? Nêu biện pháp bảo vệ lương cư?
Câu 5: Kể tên những động vật ở địa phương em thuộc lớp lưỡng cư ? Em
hãy chỉ ra những nguyên nhân hiện nay số lượng động vật thuộc lớp lưỡng cư đang
bị suy giảm về số lượng.
Bốn là: lập bản đồ tư duy và học thuộc kiến thức bài học

9


2.3.6. Giải pháp 6. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới hiệu quả và rèn kĩ

năng phát hiện tình huống có vấn đề.
Vì thời gian học tập trên lớp là rất ít, khối lượng kiến thức mới thì nhiều, nên
việc chuẩn bị bài trước tiết học là rất cần cần thiết. Học sinh nếu được chuẩn bị bài
tốt thì trên lớp dễ dàng tiếp thu, hoạt động tích cực được những nội dung kiến thức
bài học, đồng thời vận dụng để làm được các câu hỏi và bài tập nâng cao. Với bộ
môn Sinh học 7 thường có các câu hỏi, hay những bài tập ở mục tam giác với các
dạng: lựa chọn đáp án có sẳn để điền vào bảng cho trước, phân biệt hoặc so sánh,
nêu đặc điểm, vai trò, giải thích về những tập tính hay sự thích nghi của sinh vật
với môi trường sống… Vì chưa được học, mới chỉ có sự hướng dẫn của giáo viên
nên học sinh có thể làm sai, nhưng thầy cô giáo vẫn khuyến khích các em mạnh dạn
tự trả lời và làm bài tập, trình bày theo quan điểm của mình, sau đó giáo viên mới
bổ sung và điều chỉnh tại lớp. Tôi thường hướng dẫn học sinh cần chuẩn bị theo
trình tự như sau:
Một là: Đọc toàn bộ nội dung bài học.
Hai là: Trả lời hoặc làm các bài tập ở mục tam giác với các câu lệnh yêu cầu
trong sách giáo khoa qua từng mục. Phần này được làm vào vở chuẩn bị bài.
Ba là: Đặt ra các câu hỏi tình huống có vấn đề, cho từng nội dung kiến thức
mà sách giáo khoa chưa đưa ra
Bốn là: Tự tìm kiếm câu trả lời bằng cách suy luận, tư duy lôgic hoặc tham
khảo các nguồn tài liệu như sách tham khảo hoặc tra cứu qua mạng internet, trao
đổi cùng bạn bè, nếu chưa tìm ra thì trao đổi với thầy, cô giáo để cùng tìm kiếm và
giải đáp.
Năm là: Có thể trả lời và làm bài tập câu hỏi cuối bài. Đọc mục em có biết
và tìm kiếm các thông tin kiến thức mở rộng qua các nguồn tài liệu
Ví dụ: Chuẩn bị bài 38- Thằn lằn bóng đuôi dài.
Yêu cầu:
- Học sinh cần đọc thông tin SGK để hiểu, chưa cần thuộc nội dung kiến
thức bài 38 gồm các muc thông tin ô vuông màu xanh ở mục I. đời sống, mục II.
cấu tạo ngoài và di chuyển
- Quan sát kênh hình để phát hiện nội dung kiến thức( Hình 38.

- Tự làm các câu hỏi bài tập trong lệnh tam giác:
+ Mục I: So sánh đặc điểm đời sống của thằn lằn bóng đuôi dài với ếch
đồng
+Mục II. 1. Quan sát hình 38.1 lựa chọn những câu trả lời thích hợp điền vào
chổ trống sau:
tt
Đặc điểm cấu tạo ngoài
Ý nghĩa thích nghi
1 Da khô có vẩy sừng bao bọc
2 Có cổ dài
3 Mắt có mi cử động, có nước mắt
10


4 Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu
5 Thân dài, đuôi rất dài
6 Bàn chân năm ngón có vuốt
Những câu trả lời lựa chọn:
A. Tham gia di chuyển trên cạn; B. Động lực chính của sự di chuyển; C. Bảo vệ
màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ; D. Bảo vệ mắt, có
nước mắt để màng mắt không bị khô ; E. Phát huy vai trò của các giác quan trên
đầu, tạo điều kiện để bắt mồi dễ dàng; G. Ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể.
Đâp án:
1
2
3
4
5
6
G

E
D
C
B
A
Mục II.2. Di chuyển. Đọc thông tin và quan sát hình 38.2 để thấy được các động
tác di chuyển
- HS tự đặt ra các câu hỏi tình huống trong từng nội dung bài học để trao đổi
với giáo viên tại lớp. Mỗi học sinh chỉ yêu cầu đặt được 3- 5 câu hỏi tình huống là
cả lớp sẽ được một ngân hàng tình huống hay, tuy nhiên có thể có những câu hỏi có
trùng nội dung. Vì vậy mà giáo viên phải đọc kĩ bài dạy, tìm hiểu thêm các thông
tin liên quan đến bài học để trả lời giải đáp những câu hỏi từ phía học sinh. Tuy
nhiên kiến thức là vô tận, những câu hỏi, bài tập nào giáo viên chưa trả lời, giải đáp
được tại lớp thì về nhà nghiên cứu giải đáp sau cho học sinh, chứ không trốn tránh
những câu hỏi khó. Những câu hỏi có nội dung trả lời dài, có nhiều nội dung mở
rộng nâng cao thì giáo viên có thể trả lời và gửi qua địa chì trên mạng internet để
học sinh khá giỏi truy cập tham khảo.
- Ví dụ với bài học trên( bài 38-SGK sinh 7) học sinh có đặt thêm các câu
hỏi tình huống có vấn đề như sau:
+ Tại sao thằn lằn lại có tập tính thích phơi nắng?
+ Tại sao thằn lằn có tập tính bò sát thân vào đất?
+ Tại sao thằn lằn đực lại có tới 2 cơ quan giao phối?
+ Thụ tinh trong của thằn lằn có ưu điểm gì so với thụ tinh ngoài của ếch
đồng?
+ Hiện tượng noãn thai sinh là gì? Có khác gì so với đẻ trứng?
+ Tại sao khi di chuyển thằn lằn phải uốn mình liên tục?
+ Tại sao thằn lằn thường phải tích cực bắt mồi?
+ Thằn lằn bóng đuôi dài có nằm trong sách đỏ không?Có nên tiêu diệt hay cần
bảo vệ?Vì sao?
+ Vì sao thằn lằn bóng đuôi dài phải trú đông?

+ Vũ khí tự vệ và tấn công kẻ thù của thằn lằn là gi?
+ Động vật nào thường tấn công lằn lằn?
+ Thằn lằn có phát triển biến thái như ếch đồng không?
+ Trứng thằn lằn tại sao không đẻ nhiều như ếch đồng?
11


+ Khả năng quan sát của thằn lằn có gì khác so với ếch đồng?
2.3.7. Giải pháp 7: tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp hiệu quả để phát
huy vai trò chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
Sau khi học sinh học bài và chuẩn bị bài tốt ở nhà, thì đến lớp trong mỗi giờ
học sẽ pháp huy được tính tích cực của học sinh. Đó là học sinh sẽ tích cực chủ
động khai thác kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Vì học sinh đã tự chuẩn
bị các yêu cầu ở nhà nên các hoạt động học tập ở lớp được giải quyết rất nhanh, vai
trò của giáo viên là người hướng dẫn, tổ chức, trọng tài, Đặt câu hỏi tình huống có
vấn đề để học sinh tranh luận giải quyết. Đồng thời giải đáp cho học sinh những
câu hỏi tình huống mà học sinh đặt ra? Đây chính là điểm thuận lợi cho giáo viên
phát hiện nguồn học sinh giỏi, đồng thời uốn nắn, sửa sai cho những học sinh học
lực yếu.
Ví dụ: để khai thác kiến thức mới với Mục I. Đời sống bài 38 SGK sinh 7Thằn lằn bóng đuôi dài:
Các câu hỏi được giao về nhà và câu hỏi học sinh xây dựng được như sau:
+ So sánh đặc điểm đời sống của thằn lằn so với ếch đồng? (Câu hỏi lệnh tam
giác SGK)
GV tổ chức cho học sinh cả lớp khai thác kiến thức câu hỏi trên(có thể hoạt
động nhóm hoặc hoạt động cá nhân ... tuy nhiên học sinh cần nêu được:
*Giống nhau:
- Có tập tính trú đông
- Là động vật biến nhiệt
- Thức ăn là sâu bọ.
- Đẻ trứng

* Khác nhau:
Ếch đồng
Thằn lằn bóng đuôi dài
- Ưa sống nơi ẩm ướt, gần vực nước.
- Ưa sống nới khô ráo, thích phơi nắng
- Bắt mồi chủ yếu vào ban đêm.
- Bắt mồi chủ yếu vào ban ngày.
- Ếch đồng thụ tinh ngoài.
- Thằn lằn đực có 2 cơ quan giao phối,
thụ tinh trong .
- Êch cái đẻ trứng thành từng đám trong - Thằn lằn cái để 5-10 trứng vào hốc đất
chất nhày nổi trên mặt nước.
khô ráo, trứng có vỏ dai và nhiều noãn
hoàng.
- Trứng nở thành nòng nọc sống dưới - Thằn lằn mới nở đã biết đi kiếm mồi
nước (phát triển có biến thái).
(sự phát triển trực tiếp).
Sau khi khai thác xong phần so sánh ở trên giáo viên tổ chức cho học sinh đưa
ra những câu hỏi do học sinh đã chuẩn bị từ trước để cả lớp cùng giải đáp, như môt
số câu hỏi sau:
+ Tại sao thằn lằn lại có tập tính thích phơi nắng?
12


+ Tại sao thằn lằn có tập tính bò sát thân vào đất?
+ Tại sao thằn lằn đực lại có tới 2 cơ quan giao phối?
+ Thụ tinh trong của thằn lằn có ưu điểm gì so với thụ tinh ngoài?
+ Hiện tượng noãn thai sinh là gì? Có khác gì so với đẻ trứng?Loài thằn lằn
nào có hiện tượng noãn thai sinh?
Trong các hoạt động dạy học trên lớp giáo viên cấn thực hiện linh hoạt các

phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học một cách tích cực, trách sự nhám chán,
khô khan trong giờ học. Cần lồng ghép các câu hỏi nâng cao, mở rộng trong từng
bài học để học sinh được liên hệ để vận dụng thực tế.
2.3.8. Giải pháp 8: Hướng dẫn học sinh làm bài tập chuyên đề.
Sau mỗi chương hoặc lớp một động vật, giáo viên chuẩn bị cho học sinh hệ
thống các câu hỏi và bài tập tổng hợp, nâng cao, gọi là bài tập chuyên đề. Từ đó
học sinh được khắc sâu mở rộng kiến thức một cách hệ thống. Đây là loại câu hỏi
và bài tập có tính chất tổng hợp, khái quát và xuyên suốt toàn chương, nên mức độ
yêu cầu học sinh phải biết tư duy, phân tích, tổng hợp và so sánh. Qua đó giáo viên
có thể phát hiện những học sinh có năng lực để có kế hoạch bồi dường học sinh khá
giỏi. Mặt khác với loại câu hỏi và bài tập chuyên đề sẽ giúp học sinh ôn tập lại toàn
bộ nội dung kiến thức cũ trước khi học sang nội dung kiến thức mới. Từ đó mà
thuận lợi cho việc học tập kiến thức mới.
2.3.8.1. Bài tập chuyên đề
Ví dụ: sau khi học xong chương 6 ngành động vật có xương sống( từ lớp cá đến
lớp thú) GV xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập chuyên đề cho học sinh như sau:
BÀI TẬP CHUYÊN ĐÈ: CHƯƠNG 6 NGÀNH ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG

Câu 1: Phân biệt những điểm khác nhau về cấu tạo trong của các lớp động vật
theo mẫu bảng sau:
Hệ cơ quan Lớp Cá
Lớp Lưỡng Cư Lớp Bò sát Lớp Chim Lớp Thú
Tuần hoàn
Tiêu hóa
Hô hấp
Bài tiết
Sinh sản
Câu 2: Phân tích những ưu điểm của sự thai sinh so với đẻ trứng.
Câu 3: Qua các lớp động vật( từ lớp cá đến lớp thú) hệ thần kinh của lớp động vật
nào phát trỉển và hoàn thiện nhất?

Câu 4: Về mặt sinh học động vật đẻ trứng có những hạn chế so với đẻ con, nhưng
vì sao trong tự nhiên động vật đẻ trứng vẫn tồn tại với số lượng loài và số lượng cá
thể lớn?
Câu 5: Tại sao thú mỏ vịt đẻ trứng nhưng được xếp vào lớp thú?
13


Câu 6:Điền vào bảng những đặc điểm cấu tạo ngoài của các bộ thú đã học để thấy
đươc các đặc điểm thích nghi với đời sống.
Các bộ của
Đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống
lớp thú
Bộ thú huyệt
Bộ thú túi
Bộ dơi
Bộ cá voi
Bộ ăn sâu bọ
Bộ gặm nhấm
Bộ ăn thịt
Bộ móng guốc
Bộ linh trưởng
Câu 7: Cần làm gì để bảo vệ các loài động vật có xương sống? Nếu em phát hiện
thấy có người nào đó ở địa phương đang vận chuyển buôn bân ngà voi, sừng tê giác
hay động vật quý hiếm, em có hành động như thế nào?
Câu 8: Động vật hằng nhiệt và động vật biến nhiệt loài nào có khả năng thích nghi
cao và phân bố rộng hơn? Vì sao?
Câu 9. Giải thích tại sao các loài khủng long bị tuyệt chủng?
Câu 10. Điền và bảng sau để thấy được đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi với đời
sống của nó qua các đại diện của các lớp ĐVCXS
Các bộ của

Cậu tạo ngoài thích nghi với đời sống Đời sống
lớp thú
Cá chép
Dưới nước
Ếch đồng
ở nước và ở cạn
Thằn lằn
Hoàn toàn trên cạn
Chim bồ câu
Bay
Thỏ
Lẫn trốn kẻ thù
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC 7 - HỌC KI 1
Câu 1: Phân biệt động vật với thực vật.
Câu 2: Nêu đặc điểm chung của ngành Động vật nguyên sinh?
Câu 3: Nêu vai trò của ngành Ruột khoang?
Câu 4: Ngành Ruột khoang tiến hóa hơn ngành ĐVNS ở những điểm nào?
Câu 5: Nêu những biện pháp phòng chống giun dẹp kí sinh?
Câu 6: Liên hệ giải thích hiện tượng thực tế:
a. Vì sao trâu, bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều?

14


b. Nhờ đặc điểm nào giun đũa chui được vào ống mật và hậu quả sẽ như thế nào
đối con người?
Câu 7. Vì sao khi trời mưa to, giun đất thường chui lên mặt đất?
Câu 8: Nêu tập tính của Mực và Ốc sên?
Câu 9: Nhiều ao đào thả cá, trai không thả mà tự nhiên lại có, tại sao?
Câu 10: Liên hệ thực tế:

a. Trai tự vệ bằng cách nào? Cấu tạo ngoài của trai đảm bảo cách tự vệ có hiệu
quả:
a. Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào đối với môi trường nước?
Câu 11: Hô hấp ở châu chấu khác với tôm như thế nào?
Câu 12: Nêu đặc điểm chung của ngành Chân khớp?
Câu 13: Địa phương em có biện pháp nào chống sâu bọ có hại nhưng an toàn cho
môi trường?
Câu 14: Nêu vai trò của ngành Chân khớp?
Câu 15: Phân biệt lớp Giáp xác với lớp Sâu bọ.
Câu 16: Liên hệ thực tế: Vì sao châu chấu non phải nhiểu lần lột xác mới lớn lên
được?.
Câu 18: Nêu những điều kiện sống và đặc điểm sinh sản của cá chép?
Câu 19: Đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống ở nước.
Câu 20: Nêu chức năng của từng loại vây cá.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH 7 – KỲ II
Câu 1: Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước
và thích nghi với đời sống ở cạn?
Câu 2: Trình bày đặc điểm chung của Lưỡng cư.
Câu 3: Nêu vai trò của Lưỡng cư đối với con người.
Câu 4: Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn
toàn ở cạn.
Câu 5: So sánh bộ xương thằn lằn với bộ xương ếch đồng.
Câu 6: Trình bày những đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời
sống ở cạn.
Câu 7: Lập bảng so sánh cấu tạo các cơ quan tim, phổi và thận của thằn lằn và ếch.
Câu 8: Nêu đặc điểm chung của lớp Bò sát.
Câu 9: Trình bày đặc điểm sinh sản của chim bồ câu.
Câu 10: Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời
sống bay.
Câu 11: Trình bày đặc điểm hô hấp ở chim bồ câu thể hiện sự thích nghi với đời

sống bay.
Câu 12: Trình bày đặc điểm chung của lớp Chim?

15


Câu 13: Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẫn
trốn kẻ thù.
Câu 14: Nêu ưu điểm của sự thai sinh so với sự đẻ trứng và noãn thai sinh.
Câu 15: Trình bày đặc điểm cấu tạo của dơi thích nghi với đời sống bay.
Câu 16: Trình bày đặc điểm cấu tạo của bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm, bộ Ăn thịt.
Câu 18: Nêu đặc điểm chung và vai trò của lớpThú.
Câu 19: Nêu đặc điểm thích nghi về cấu tạo và tập tính của động vật ở đới lạnh và
hoang mạc đới nóng. Giải thích?
Câu 20: Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học? Kể tên các biện pháp đấu tranh
sinh học. Cho ví dụ. Nêu ưu điểm và hạn chế của các biện pháp đấu tranh sinh học.
2.3.9. Giải pháp 9: Kiểm tra, đánh giá việc học bài, chuẩn bị bài và làm
bài ở nhà của học sinh
Công việc kiểm ra, đánh giá rất quan trọng, phải thường xuyên, công bằng,
khách quan và đa dạng hình thức kiểm tra. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên có
1 cuốn sổ ghi chép tổng hợp: ghi lại tất cả các kết quả bài kiểm tra, bài tập các
chuyên đề, lưu ý những học sinh học lực yếu, học sinh có lực học giỏi. Qua mỗi bài
kiểm tra cần so sánh kết quả giữa các bài kiểm tra, các lần kiểm tra để thấy được
sự tiến bộ của từng học sinh. Nếu làm tốt phần này sẽ khích lệ tinh thần học tập của
học sinh, đồng thời uốn nắn những hạn chế, những sa sút lệch lạc của học sinh. Từ
đó phân loại học sinh để có biện pháp giáo dục thích hợp, đặc biệt thuận lợi trong
việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi. Ngoài các bài kiểm tra theo quy định của
phân phối chương trình, giáo viên cần kiểm tra thêm việc học ở nhà của học sinh:
- Kiểm tra việc làm bài tập chuyên đề, hay hệ thống đề cương ôn tập của học
sinh: Sau mỗi chuyên đề, hay câu hỏi ôn tập học kì là giáo viên giao nhiệm vụ,

đồng thời kiểm tra chấm điểm.
- Kiểm tra việc tự đọc tài liệu tham khảo: giáo viên có thể kiểm soát những
học sinh có những tài liệu nào? tiến độ tự học đến đâu? mức độ tiếp thu như thế
nào?( thường đối với học sinh khá giỏi và học sinh có điều kiện mua thêm tài liệu)
- Thu và chấm điểm các loại vở. Cuối học kì thu toàn bộ vở bài tập và chuẩn bị
bài ở nhà để kiểm tra và chấm điểm. Căn cứ vào mỗi bài học được đánh giá, xếp
loại, khối lượng bài tập được giao và kĩ năng trình bày để từ đó đánh giá toàn bộ
quá trình tự học của học sinh. Con điểm này có thể bổ sung vào con điểm thường
xuyên hệ số 1 trong chế độ cho điểm.
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh
Trước vào bài học mới GV cần kiểm tra, đánh giá nhanh sự chuẩn bị bài của
toàn bộ học sinh trong lớp. Nếu không có thời gian kiểm tra thì có thể kiểm tra vào
lúc học sinh đang trình bày nội dung bài tập trên bảng. Có thể không kiểm tra hết
được nội dung chất lượng đúng hay sai của bài tập nên chủ yếu tập trung đánh giá
sự siêng năng, ý thức trong học tập bằng hình thức đánh giá xếp loại, chia thánh 4
mức:
16


+ Loại tốt: Làm bài tập cuối bài và chuẩn bị bài mới đầy đủ, trình bày sạch sẽ,
khoa học. (T)
+ Loại Khá: Làm bài tập cuối bài và chuẩn bị bài mới đầy đủ, trình bày chưa
sạch sẽ và không khoa học. (K)
+ Loại Trung bình: Có Làm bài tập cuối bài và chuẩn bị bài mới chưa hoàn
chỉnh, trình bày chưa sạch sẽ và không khoa học. (TB)
+ Loại yếu: Không làm bài tập cuối bài và chuẩn bị bài mới đầy đủ, trình bày
chưa sạch sẽ và không khoa học. (Y)
- Kiểm tra cuối bài: để thấy được mức độ tiếp thu trong bài học của học sinh
2.4. Kiểm nghiệm và hiệu quả của sáng kiến
Để kiểm chứng lại hiệu quả của việc áp dụng đề tài này đối với học sinh khối

7 của trường THCS thị trấn Cành Nàng tôi đã tiến hành khảo sát lại trong năm học
2015-2016 như sau:(bảng 3, bảng 4).
Bảng 3: kết quả khảo sát về sự tính tích cực của học sinh trong việc học bài
ở nhà và ở lớp.
Số Mức độ tích cực học tập của học sinh
Nôi dung khảo sát
Tích cực
Bình thường Chưa tích cực
HS
(Năm học 2015-2016)
SL %
SL
%
SL %
Chuẩn bị bài và làm bài tập ở
68 60
88.2 8
11.8 0
0
nhà
Vận dụng làm bài tập nâng cao,
68 32
47,0 26
38,2 10 14,7
mở rộng
Tinh thần học tập ở lớp
68 34
94,1 4
5,89 0
0

Bảng 4: khảo sát kết quả học tập môn sinh học khối 7.
Nôi dung khảo sát
(Năm học 2015-2016)

Số
HS

Giỏi
SL

%

Xếp loại
Khá
TB
SL

%
52,9

SL

%
17,6

Yếu
SL

%


Kết quả học tập
68
20 29,4 36
12
0
0
Từ kết quả việc vận dụng đề tài “ Rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh
trong môn sinh học lớp 7 ở trường THCS thị trấn Cành Nàng” và qua kết quả
khảo sát kiểm chứng tôi nhận thấy rằng:
Một là: Học sinh tích cực, chủ động học bài cũ và chuẩn bị ở nhà đầy đủ.
Các hệ thống câu hỏi và bài tập theo chuyên đề, câu hỏi ôn tập học kì được học
sinh ôn tập, hoàn thành thường xuyên, đúng lịch và có hệ thống. Vì vậy mà học
sinh nhớ được lâu kiến thức cũ, có khả năng mở rộng nâng cao kiến thức, giải
quyết được các tình hướng thực tiễn.

17


Hai là: Trong các tiết học trên lớp, không khí các tiết học trở nên rất sôi nổi,
các em bị cuốn hút ngay khi mới vào giờ học, hăng say học tập, tham gia tích cực
các ý kiến phát biểu, xây dựng bài học, tranh luận, đưa ra các câu hỏi hay và hấp
dẫn.
Ba là: Ngoài thời gian học ở trường, phần lớn thời gian ở nhà là các em
chuyên tâm vào học tập, đã có kế hoạch, và thời gian biểu học tập hợp lí, nên tất cả
phụ huynh học sinh đều đồng tình ủng hộ, hạn chế nhiều được tình trạng ham chơi.
Bốn là: Các bài dạy trên lớp không còn đơn điệu, theo lối cũ thầy cung cấp
thông tin, trò về nhà học thuộc, mà kiến thức học được là từ học trò chủ động tích
cực dưới sự hướng dẫn của thầy.
Năm là: Kết quả học tập: chất lượng giáo dục tăng lên rõ rệt.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

3.1. Kết luận:
Vấn đề tự học ở học sinh là một vấn đề không hề đơn giản, tuy nhiên dưới sự
hướng dẫn của thầy, cùng với sự yêu thích, say mê, tích cực chủ động học tập của
học sinh thì tự học đem lại hiệu quả cao trong quá trình học tập, thúc đẩy sự thành
công trong việc chiếm lĩnh trí thức người học. Từ trong quá trình giảng dạy mà bản
thân tôi đã rút ra: Muốn học sinh có ý thức tự học thì trước hết học sinh phải yêu
thích môn học. Vì vậy, giáo viên cần tạo cho học sinh niềm say mê học tập bộ
môn. Ngay từ tiết học đầu tiên của môn học, giáo viên không dạy ngay kiến thức
mới mà giới thiệu sơ liệu về chương trình, nội dung và phương pháp học một cách
khái quát nhất định để học sinh hiểu. Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách tìm
và đọc tài liệu có liên quan đến bài học. Dạy cho học sinh biết cách ghi chép bài,
biết khai thác kiến thức, hướng dẫn cho học sinh cách học bài cũ và chẩn bị bài
mới cho tiết học tiếp theo, đồng thời dùng nhiều nghiệp vụ sư phạm để lôi cuốn
học sinh đến với bộ môn. Nói một cách tổng quát hơn đó là dạy cho học sinh “con
đường đi” đến với tri thức và truyền “ngọn lửa” nhiệt huyết, say mê, yêu thích môn
học đến với học trò.
3.2. Kiến nghị:
+ Đối với phòng Giáo dục: Tăng cường các chuyên đề bồi dưỡng nghiệp vụ
cho giáo viên.
+ Đối với nhà trường: Bổ sung các thiết bị dạy học còn thiếu để tăng hiệu quả
trong các bài dạy, đặc biệt các bài thực hành.
Xác nhận của nhà trường
Bá Thước, ngày 28 tháng 03 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
NGƯỜI VIẾT

18



Hoàng Văn Hảo
PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Câu hỏi khảo sát: Thời gian 45 phút.
Câu 1: Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẫn
trốn kẻ thù.
Câu 2: So sánh cấu tạo hệ tuần hoàn của cá so với ếch đồng.
Câu 3: Nêu ưu điểm của hiện tượng thai sinh so với đẻ trứng.
Câu 4: Động vật đẻ trứng có nhiều hạn chế so với đẻ con, nhưng vì sao trong tự
nhiên động vật đẻ trứng vẫn tồn tại với số lượng loài và số lượng cá thể lớn?
Phụ lục 2:
Nôi dung khảo sát
Mức độ hiểu bài trên lớp của học sinh
Hiểu bài
Hiểu ít
Không hiểu bài
Nội dung kiến thức học
trên lớp
Khả năng ghi nhớ, thuộc bài của học sinh
Nhớ lâu
Nhớ bình thường
Nhớ ít
Nội dung kiến thức bài cũ
Mức độ yêu thích môn học: sinh hoc 7
Yêu thích
Bình thường
Không yêu thích
Môn sinh học là môn học
em có yêu thích hay
không?

Mức độ khai thác tài liệu trên mạng internet
Khai thác
Khai thác ít
Không khai thác
nhiều
Khai thác tài liệu trên
mạng internet

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết kế bài dạy của Nhà xuất bản giáo
dục.
2. Chuẩn kiến thức kĩ năng
3. Những vấn đề chung về chung về đổi mới giáo dục THCS của nhà xuất bản
giáo dục.
4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong trường THCS của nhà xuất bản Giáo
dục.
5. Tài liệu: nghị quyết số 29 –NQ /TW ngày 4/11/3013 về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo.
6. Tài liệu tham khảo khác.

20


KÍ HIỆU VÀ VIẾT TẮT
TT
1
2

3
4
5
6
7
8
9
10

Nội chữ viết tắt
Trung học cơ sở
Ủy ban nhân dân
Phương pháp dạy học
Sách giáo khoa
Học sinh giỏi
Học sinh
Giáo viên
Giáo viên chủ nhiệm
Sáng kiến kinh nghiệm
Trung bình

Kí hiệu
THCS
UBND
PPDH
SGK
HSG
HS
GV
GVCN

SKKN
TB

21


22



×